Khảo sát lâm sàng và kết quả sớm điều trị u mô đệm đường tiêu hóa

KẾT LUẬN - U mô đệm đường ống tiêu hóa là một loại u hiếm xuất hiện và có thể chẩn đoán, xử trí bằng phẫu thuật và hóa trị bổ túc sau phẫu thuật. Tuy nhiên chúng ta cần phải theo dõi bệnh nhân một thời gian lâu dài để phòng ngừa và điều trị tái phát. - Lâm sàng của u mô đệm đường ống tiêu hóa thường mơ hồ và chỉ là đau hay rối loạn tiêu hóa do khối u phát triển từ dưới niêm mạc ống tiêu hóa. Khám thấy khối u thường là muộn do khối u phát triển chậm. - Chẩn đoán nghi ngờ chúng ta có thể sử dụng siêu âm để tầm soát khối u tuy nhiên khi chẩn đoán nghi ngờ qua siêu âm có GIST thì chúng ta có thể sử dụng CT Scan có cản quang bụng cho chẩn đoán chuyên biệt và đặc hiệu rất cao. Đôi khi chúng ta phải sử dụng nội soi tiêu hóa trên hay tiêu hóa dưới khi cần chẩn đoán chắc chắn u từ ngoài đè vào lòng ống tiêu hóa chứ không phải từ niêm mạc đường tiêu hóa hay khi có tình trạng xuất huyết trong khi cấp cứu cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa có nghi ngờ do GIST. - Phẫu thuật nội soi ít xâm lấn cho phép phẫu thuật viên xử trí tốt thương tổn mà vẫn đảm bảo tính an toàn cũng như yêu cầu của phẫu thuật cắt u khi đường kính u nhỏ hơn 5cm hay không xâm lấn mô xung quanh. - Hóa trị bổ trợ sau phẫu thuật chỉ đặt ra khi kết quả giải phẫu bệnh cho kết luận u có độ ác cao hay có đường kính khối lớn hơn 5 cm. Đối với bệnh nhân sau hóa trị cần theo dõi suốt đời và có thể sử dụng công thức hóa trị mới với bệnh nhân tái phát và có kháng trị với Imatinib bằng các thuốc khác như Sunitinib.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 93 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát lâm sàng và kết quả sớm điều trị u mô đệm đường tiêu hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 546 KHẢO SÁT LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ U MÔ ĐỆM ĐƯỜNG TIÊU HÓA Trương Nguyễn Duy Linh*, Nguyễn Võ Vĩnh Lộc*, Võ Thị Thuỷ*, Lê Ngọc Nhung* TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả sớm điều trị của bệnh nhân u mô đệm đường tiêu hóa (Gastro Intestinal Stromal Tumor GIST). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu và mô tả cắt ngang tất cả các bệnh nhân được phẫu thuật và chẩn đoán giải phẫu bệnh là u mô đệm đường ống tiêu hóa (Gastro Intestinal Stromal Tumor: GIST) trong 2 năm 2009-2011. Các số liệu của bệnh nhân được thu thập và xử lý thống kê bằng phần mềm xử lý thống kê SPSS. Kết quả được phân tích và đánh giá đưa ra các kết luận ban đầu chẩn đoán và điều trị u mô đệm đường ống tiêu hóa (GIST). Kết quả: Qua 2 năm nghiên cứu 2009-2011, chúng tôi có 32 trường hợp u mô đệm đường ống tiêu hóa được chẩn đoán và phẫu thuât tại bệnh viện Chợ Rẫy. Chúng tôi có 13 (40,6%) bệnh nhân nam và 19 (59,4%) bệnh nhân nữ.Tuổi trung bình 58 (36 - 85 tuổi). Có 11 trường hợp (34,4%) được phẫu thuật cấp cứu với tình trạng xuất huyết tiêu hóa trên do chảy máu từ khối u: từ dạ dày 5/16; ruột non 4/7 và tá tràng 2/5 các trường hợp. Xuất huyết tiêu hóa dưới qua đi cầu phân đen 12 trường hợp (37,5%), có 1 trường hợp không có nôn ra máu là do u ở trực tràng. Lâm sàng biểu hiện rõ nhất là Đau và Rối loạn tiêu hóa (đầy bụng và chán ăn hay nôn ói bí trung đại tiện) xuất hiện 100% trường hợp, khối U sờ thấy hay nhìn thấy 31 trường hợp (96,9%) và 1 trường hợp không sờ thấy u chỉ phát hiện qua CT scan và siêu âm do u nhỏ. Siêu âm chẩn đoán chính xác vị trí thương tổn 23 (71,9%) trường hợp, sai 8 (25%) và không phát hiện 1 trường hợp (3,1%). Chẩn đoán CT Scan chính xác 100%. Nội soi cho thấy thương tổn từ ngoài đè vào 22/24 trường hợp (91,66%). Chỉ có 1 trường hợp nội soi đại tràng có sang thương chảy máu ở trực tràng. Có 6/7 (85,77%) ghi nhận u có đường kính khối u < 3cm và 16/17 (94,11%) khi u > 3cm. U dạ dày có16/32 (50%), U tá tràng 5/32 (15,62%), U ruột non 7/32 (15,62%), u có ở cả dạ dày và ruột non chiếm 3/32 (9,37%). U có đường kính lớn hơn 3cm 22/329 (68,75%), nhỏ hơn 3cm là 9/32 (28,12%) và có 1 u ở trực tràng có đường kính rất to 8cm. Có 27/32 (84,4%) phẫu thuật mở bụng, phẫu thuật nội soi thực hiện 5/32 (15,6%). Không có tử vong và biến chứng trong lô nghiên cứu.U có độ ác thấp chiếm 25/32 (78,1%), độ ác tính cao 7/32 (21,9%). Tất cả các u có độ ác cao đều được hóa trị với Imatinib cho kết quả tốt và không tử vong hay tái phát. Kết luận: U mô đệm đường tiêu hóa là loại u xuất hiện không nhiều, tiến triển chậm và có độ ác tính thấp, u có biểu hiện lâm sàng là khối u, nghẽn tắc đường tiêu hóa hay có biến chứng chảy máu hoặc thủng vì thế u thường phát hiện muộn. Chẩn đoán dựa vào CT Scan với độ chính xác cao và sự hỗ trợ của nội soi đường tiêu hóa trên và dưới cho phép loại trừ u xuất phát từ niêm mạc ống tiêu hóa. Phẫu thuật có thể thực hiện an toàn qua kỹ thuật nội soi ổ bụng khi u có dường kính dưới 3cm. Nếu u có kết quả giải phẫu bệnh nghi ngờ ác tính nên cho xác định thêm qua hóa mô miễn dịch. Nếu u có độ ác tính cao và đường kính u lớn hơn 5cm chúng ta nên có kế hoạch hóa trị bổ túc sau mổ. Từ khóa: U; U mô đệm ống tiêu hóa. * Khoa Ngoại tiêu hóa BV Chợ Rẫy, Tác giả liên lạc: BS. Trương Nguyễn Duy Linh, ĐT: 0913920747, email: duylinhmd@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 547 ABSTRACT CLINICAL FEATURES AND EARLY RESULT TREATMENTS FOR GASTROINTESTINAL STROMAL TUMOR Truong Nguyen Duy Linh, Nguyen Vo Vinh Loc, Vo Thi Thuy, Le Ngoc Nhung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 546-552 Background: Gastrointestinal Stromal Tumor (GIST) is uncommon mesenchymal tumors of the gastrointestinal tract. It only has 1 - 3 % of all gastrointestinal malignancies. GISTs develop very slowly so that clinical symptoms of the tumor rarely happen. CT scanner and immunohistochemistry define this tumor. Adjuvant chemotherapy could help for treatment of the tumor after operation. Objective: We want to define clinical features of Gastrointestinal Stromal Tumor and early results treatments this tumor Methods: Prospective study all of the patients Gastrointestinal Stromal Tumor performed operation in Cho Ray Hospital in 2009 - 2011 Results: We had 32 cases Gastro intestinal stromal tumor in two years (2009 - 2011) in research at Cho Ray hospital. We had 13 (40.6%) Male and 19 (59.4%) Female: Mean ages 58 (36 - 85). We had 11 cases (34.4%) that were performed emergency operations due to hematemese from stomach 5/16; small bower 4/7 cases and duodenal 2/5 cases. Bleeding from lower GI with blood in the stool had 12 cases (37.5%) and 1 case none bleeding upper GI due to tumor was in rectal colon. Abdominal pain is common clinicals dyspepsia as vomiting or constipation 100% cases, Tumor mass were found 31 cases (96,9%) and 1 cases could not touch tumor and only found in CT Scaner and Ultrasound. DiangosticUltrasound found correctly 23 (71.9%) cases, false diagnosis 8 (25%) and not sure situation tumor 1 case (3.1%). CT Scaner found correctly 100%. Endoscopic GI tract found tumor outsite press into the GI not on the mucus of the GI tract 22/24 cases (91.66%). Only 1 case no blood in the colon when endoscpic into the colo - rectal. We had 6/7 (85.77%) cases small tumor diameter under 3cm and 16/17 (94.11%) cases over 3cm diameter (1 case in the rectal 8cm). We had 9/32 cases small tumor with diameter under 3 cm and 23/32 big tumor over 3cm. Stomach tumor16/32 (50%) cases, Duodenal tumor 5/32 (15.62%) cases , tumor in small bower 7/32 (15.62%), tumor in stomach and small bower 3/32 (9.37%). We performed 27/32 (84.4%) by Laparotomie and 5/32 (15.6%) by Laparoscopie. We had not mortality and morbidity in this research. We had 25/32 (78.1%) cases lower malignancy and higher malignancy 7/32 (21.9%). All of them were treated by Imatinib with best result with no mortality and no recurrence. Conclusion: Gastrointestinal Stromal Tumor is rarely tumor of the gastrointestinal tract and borderline malignance tumor. This tumor grown up slowly so that clinical features of the tumor is not clearly. When the tumor is very big that make complicated as obstruction, haemorrhage or rupture. CT Scan and immunohistologie diagnosed and that were gold standard for diagnosis Gastrointestinal Stromal Tumor. Endoscopic of GI tract help for CT Scan and immunohistologie define Gastrointestinal Stromal Tumor. We can perform operation Gastrointestinal Stromal Tumor by Laparoscope with tumors under 3cm because of no invasive lympho-node.in this tumor. Adjuvant chemotherapy help survivor of the patients longer. Key words: Tumor, Gastrointestinal stromal tumor ĐẶT VẤN ĐỀ Trong khoảng hơn mười năm gần đây chúng tôi và các tác giả khác ghi nhận có nhiều bệnh nhân đến với chúng tôi và được phẫu thuật với chẩn đoán giải phẫu bệnh lý sau mổ bằng hóa mô miễn dịch là u trung mô đường ống tiêu hóa (GIST)(10,2,11). Các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng có những đặc điểm riêng biệt và chung của Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 548 u đường ống tiêu hóa(10,11,7,1). Trong điều trị chúng tôi nhận thấy GIST thường có những biến chứng có thể phải phẫu thuật cấp cứu như là: Xuất huyết tiêu hóa trên hay dưới hoặc tắc ruột(5,11,6,7). Chúng ta có thể thực hiện phẫu thuật mở bụng khi cấp cứu hay phẫu thuật chương trình như một loại u đường tiêu hóa bình thường khác. Phẫu thuật mở bụng hay phẫu thuật nội soi ổ bụng có thể thực hiện dễ dàng vì nội dung phẫu thuật chỉ cắt u và mép an toàn cách xa u hơn 2cm mà không cần nạo hạch do u không di căn theo đường bạch mạch(6,12,9). Phẫu thuật là điều trị chính nhưng hóa trị bổ trợ sau phẫu thuật cũng nên đặt ra khi thương tổn ghi nhận có độ ác tính cao hoặc đường kính u lớn hơn 5cm để tránh tình trạng tái phát và kéo dài thời gian sống còn của bệnh nhân(2,4,1). Chính vì những lý do trên chúng tôi muốn tiến hành khảo sát lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị sớm của u mô đệm đường tiêu hóa (GIST) tại Bệnh Viện Chợ Rẫy trong 2 năm (2009-2011). PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu hồi cứu và mô tả cắt ngang tất cả các bệnh nhân được phẫu thuật và chẩn đoán giải phẫu bệnh là u mô đệm đường ống tiêu hóa (Gastro Intestinal Stromal Tumor: GIST) trong 2 năm 2009-2011. Các số liệu của bệnh nhân được thu thập và xử lý thống kê bằng phần mềm xử lý thống kê SPSS. Kết quả được phân tích và đánh giá đưa ra các kết luận ban đầu chẩn đoán và điều trị u mô đệm đường ống tiêu hóa (GIST). KẾT QUẢ Tỉ lệ giới tính Số lượng Tỷ lệ Nữ 19 59.4 Nam 13 40.6 Tổng 32 100.0 Khác biệt nam nữ không có ý nghĩa thống kê Phân bố tuổi Tuổi thường thấy từ 32- 87 tuổi với tuổi trung bình là 59,44 tuổi cho thấy GIST thường thấy ở tuổi trưởng thành. Tỷ lệ xuất huyết tiêu hóa trên Vị trí u Tổng Dạ dày Ruột non tá tràng Trực tràng Dạ dày + ruột non Xuất huyết tiêu hóa trên Không 11 3 3 1 3 21 Có 5 4 2 0 0 11 Tổng 16 7 5 1 3 32 Chúng ta có thể thấy GIST ở ruột non có nguy cơ xuất huyết cao hơn dạ dày Tỷ lệ xuất huyết tiêu hóa dưới Vị trí u Tổng Dạ dày Ruột non tá tràng Trực tràng Dạ dày + ruột non Xuất huyết tiêu hóa dưới Không 11 3 3 0 3 20 Có 5 4 2 1 0 12 Tổng 16 7 5 1 3 32 Triệu chứng lâm sàng Triệu chứng đau bụng mơ hồ hay khối u và rối loạn tiêu hóa là triệu chứng điển hình gặp ở tất cả các bệnh nhân GIST và đó cũng là nguyên nhân đưa bệnh nhân nhập viên khám và điều trị. Siêu âm Vị trí u Tổng Dạ dày Ruột non tá tràng Trực tràng Dạ dày + ruộtt non Siêu âm chẩn đoán Không 1 0 0 0 0 1 Có 12 4 4 1 2 23 Chẩn đoán sai 3 3 1 0 1 8 Tổng 16 7 5 1 3 32 Siêu âm cho phép tầm soát GIST tốt vì không xâm lấn và có độ chính xác cao. CT scan 100% (32/32) phát hiện u. CT Scaner cho phép chẩn đoán chính xác vị trí GIST tuyệt đối và cho độ đặc hiệu rất cao. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 549 Nội soi ống tiêu hóa Có sự phối hợp với CT Scan để xác định u không phát triển từ niêm mạc ống tiêu hóa mà từ ngoài chèn vào.GIST ở ruột non thường không soi thấy trừ khi nôi soi ruột non (Kỹ thuật nội soi double balloon). 1 trường hợp u trực tràng phát hiện qua nội soi đại tràng. Vị trí u Tổng Dạ dày Ruột non tá tràng Dạ dày + ruột non Nội soi dạ dày tá tràng không sang thương 1 7 1 0 9 có sang thương 15 0 4 3 22 Tổng 16 7 5 3 31 Độ lớn khối u Đường kính u Tổng Nhỏ hon 3cm Lớn hơn hay bằng 3cm Đường kính u sau mổ Dạ dày 3 6 9 Tá tràng và ruột non 6 16 22 Tổng 9 22 31 U dạ dày có đường kính thương lớn, u tá tràng và ruột non có đường kính nhỏ nhưng đã có biểu hiện lâm sàng. Có 1 trường hợp đặc biệt u ở trực tràng có dường kính rất to 8-10 cm mà triệu chứng lâm sàng cũng rất mơ hồ là táo bón và đi phân dẹt. Vị trí u Số ca Tỷ lệ Dạ dày 16 50.0 Ruột non 7 21.9 Tá tràng 5 15.6 Trực tràng 1 3.1 Dạ dày + ruột non 3 9.4 Tổng 32 100.0 GIST thường thấy ở dạ dày và ruột non hiếm khi ở trực tràng và rất hiếm khi xuất hiện ở mạc treo, mạc nối lớn hay ở đường mật. Phương pháp phẫu thuật Phương pháp mổ Số ca Tỷ lệ Mổ mở 27 84.4 Mổ nội soi 5 15.6 Tổng 32 100.0 Chúng ta hoàn toàn có thể phẫu thuật nội soi cắt u với mép cắt cách u trên 2cm mà vẫn bảo đảm yêu cầu phẫu thuật ung thư và độ an toàn phẫu thuật vì u ít xâm lấn xung quanh cũng như di căn theo đường bạch mạch khi u có kích thước gọn và chưa xâm lấn xung quanh. Tuy nhiên với những khối u có đường kính lớn hơn 3 cm 1 số tác giả khuyên hạn chế phẫu thuật nội soi để tránh reo rắc tế bào ung thư trong mổ. Độ ác tính của khối u Vị trí u Tổng Dạ dày Ruột non tá tràng Trực tràng Dạ dày + ruộtt non Đô ác Thấp 11 6 4 1 3 25 cao 5 1 1 0 0 7 Tổng 16 7 5 1 3 32 Độ ác tính cao của GIST ở dạ dày thường cao hơn những nơi khác như ruột non hay trực tràng. Biến chứng và tử vong Chúng tôi không có biến chứng và tử vong trong mẫu nghiên cứu. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN Qua 2 năm nghiên cứu 2009-2011, chúng tôi có 32 trường hợp u mô đệm đường ống tiêu hóa được chẩn đoán và phẫu thuật tại bệnh viện Chợ Rẫy. Không có biến chứng và tử vong trong mẫu nghiên cứu. Trong đó có 13 (40,6%) bệnh nhân nam và 19 (59,4%) bệnh nhân nữ. Tỷ lệ nam nữ chênh lệch không có ý nghĩa thống kê, điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả khác(10,5,6,7). Tuổi trung bình 58 (36 - 85 tuổi). Chúng tôi nhận thấy bệnh nhân có ở tất cả các lứa tuổi, tuy vậy thường tập trung khoảng tuổi 30-40 tuổi, lứa tuổi trung niên thường hay gặp nhất cho thấy sự kiểm soát gen đột biến của lứa tuổi nầy bắt đầu có sự sai lệch đó củng là lý do phát triển của các loại u khác trong cơ thể(5,2,3,6,4). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 550 Có 11 trường hợp (34,4%) được phẫu thuật cấp cứu với tình trạng xuất huyết tiêu hóa trên do chảy máu từ khối u: từ dạ dày 5/16; ruột non 4/7 và tá tràng 2/5 các trường hợp. Xuất huyết tiêu hóa dưới qua đi cầu phân đen 12 trường hợp (37,5%), có 11 trường hợp xuất huyết tiêu hóa trên và có 1 trường hợp không có nôn ra máu là do u ở trực tràng. Tình trạng xuất huyết tiêu hóa thường xảy ở bệnh nhân có u mô đệm đường tiêu hóa(11,4,7,1). GIST thường có khuynh hướng dễ thoái hóa và hoại tử nên khối u thường có tình trạng loét và chãy máu(10,3,4). Khi bệnh nhân có xuất huyết thường khó cầm nhất là khi có tổn thương vào mạch máu lớn của u, vì thế chúng tôi thường phải can thiệp cấp cứu(3,7,1). Chúng tôi cũng nhận thấy chảy máu u thường xuất hiện khi vị trí của u nằm ở ruột non, điều này có lẽ do u ở ruột non chịu nhu động cao và ruột non có thành mỏng và nhiều mạch máu(10,11,7). Lâm sàng biểu hiện rõ nhất là Đau và Rối loạn tiêu hóa (đầy bụng và chán ăn hay nôn ói bí trung đại tiện) xuất hiện 100% trường hợp. Triệu chứng đau của bệnh nhân thường cảm thấy mơ hồ và không rõ vị trí đau, thường đau thấy theo rễ thần kinh mạc treo ruột do sự căng dãn ruột và sự chèn ép của khối u gây ra cho nên đau thường thấy ở thượng vị và ít xuyên lan có cơn theo nhu động đường tiêu hóa(10,3,11,4,7). Rối loạn tiêu hóa cũng không rõ ràng, bệnh nhân thường cảm thấy ăn đầy bụng chậm tiêu, chướng bụng đôi khi có triệu chứng của tình trạng bán tắc ruột do u chèn ép lòng ống tiêu hóa như đau quặn sau đó cảm giác thoát hơi thì hết đau(11,7,1). Khối U sờ thấy hay nhìn thấy chiếm 31 trường hợp (96,9%) và 1 trường hợp không sờ thấy u chỉ phát hiện qua CT scan và siêu âm(5,3,11,7). Có lẽ do những triệu chứng cơ năng mơ hồ nên bệnh nhân khi đến khám thường muộn, chúng ta thường có thể sờ thấy hay đôi khi có thể nhìn thấy trên bụng của bệnh nhân(10,11,7,1). Siêu âm chẩn đoán chính xác vị trí thương tổn 23 (71,9%) trường hợp, sai lầm vị trí u có 8 (25%) và không phát hiện khối u có 1 trường hợp (3,1%). Điều nầy cho thấy siêu âm có thể chẩn đoán chính xác thương tổn u do ghi nhận thành của đường tiêu hóa dầy bất thường. Vì thế siêu âm chẩn đoán vị trí khối u chính xác không cao (71,9%) điều nầy có lẽ do cản trở của không khí trong đường ống tiêu hóa hay ruột có khuynh hướng chuyển động làm cho siêu âm dễ lầm khi xác định vị trí của u trong ổ bụng ngoài ra độ nhạy và đặc hiệu của siêu âm còn phụ thuộc vào trình độ người đọc và của máy siêu âm. Tuy vậy, siêu âm vẫn là phương tiện không xâm lấn và it tốn kém được sử dụng để tầm soát GIST(3,11,6,4). CT Scan cho độ nhạy cũng như độ chuyên biệt chẩn đoán tuyệt đối, vì thế khi có nghi ngờ trong khi khám lâm sàng chúng ta có thể dùng siêu âm tầm soát và sau đó sử dụng CT Scan để chẩn đóan chính xác thương tổn cũng như vị trí thương tổn(10,11,7). Nội soi giúp cho thấy thương tổn từ ngoài đè vào 22/24 trường hợp (91,66%), điều này cho phép chúng ta nghĩ nhiều thương tổn là GIST so với các loại u dưới niêm hay phát xuất từ niêm mạc ống tiêu hóa khác(5,3,11,7). Chúng tôi chỉ có 1 trường hợp nội soi đại tràng có sang thương chảy máu ở trực tràng do thương tổn u ở trực tràng có loét(10,3,11,4). Có 9/32 trường hợp ghi nhận u khi đường kính khối u < 3cm và 13/32 trường hợp u có đường kính lớn hơn 3 cm. Có nhiều tác giả cho rằng thương tổn u có đường kính lớn hơn 3cm có khuỵnh hướng ác tính cao (kết hợp tiêu chuẩn có hơn 5 phân bào trên vi thể). Tuy vậy chúng tôi Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 551 cũng nhận thấy độ ác tính khối u không phụ thuộc hoàn toàn vào đường kính khối u nếu tính đến 3cm, điều này chỉ xét khả năng phẫu thuật nội soi hay mổ mở(10,5,11,6,7). Chúng tôi nghĩ rằng có lẽ tiêu chuẩn 5cm như các tác giả Mỹ là phù hợp hơn(10,2,6,1). Khi u > 3cm. U dạ dày có 16/32 (50%), U tá tràng 5/32 (15,62%).U lớn hơn 3cm 22/32 (68,75%) và nhỏ hơn 3cm là 9/32 (28,12%) và 1 u ở trực tràng rất to >5cm. Chúng tôi nhận thấy những u của dạ dày thường có đường kính rất lớn có lẽ do u phát triển ở vị trí không gây chèn ép và xuất huyết do lòng dạ dày lớn hơn lòng ruột nên bệnh nhân không phát hiện ra sớm, điều này cũng đúng với trực tràng(5,4,7). U có ở dạ dày và ruột non chiếm 3/32 (9,37%). Có 27/32 (84,4%) phẫu thuật mở bụng. Phẫu thuật nội soi thực hiện 5/32 (15,6%). Phẫu thuật mở bụng thường được chọn lựa trong thời gian đầu. Tuy vậy, sau một thời gian nghiên cứu nhận thấy GIST không di căn theo dường bạch huyết và ăn lan tại chỗ cũng hạn chế, vì thế, chúng tôi và nhiều tác giả bắt đầu thực hiện phẫu thuật nội soi với GIST và nhận thấy phẫu thuật nội soi thực hiện dễ dàng và có độ an toàn cao người bệnh. (Trong một số báo cáo mới đây có đề cập những u có đường kính trên 3cm nên được phẫu thuật mở bụng vì nghi ngờ u có thể di căn do reo rắc tế bào trong khi phẫu thuật)(2,12,9). Độ ác của u thấp 25/32 (78,1%), ác tính cao 7/32 (21,9%) tất cả đều được hóa trị với Imatinib cho kết quả tốt và không tử vong hay tái phát sau 2 năm nghiên cứu(2,11,7). Chúng tôi không thấy tỉ lệ tái phát hay biến chứng hoặc tử vong đối với những trường hợp GIST được phẫu thuật bóc trọn khối u. KẾT LUẬN - U mô đệm đường ống tiêu hóa là một loại u hiếm xuất hiện và có thể chẩn đoán, xử trí bằng phẫu thuật và hóa trị bổ túc sau phẫu thuật. Tuy nhiên chúng ta cần phải theo dõi bệnh nhân một thời gian lâu dài để phòng ngừa và điều trị tái phát. - Lâm sàng của u mô đệm đường ống tiêu hóa thường mơ hồ và chỉ là đau hay rối loạn tiêu hóa do khối u phát triển từ dưới niêm mạc ống tiêu hóa. Khám thấy khối u thường là muộn do khối u phát triển chậm. - Chẩn đoán nghi ngờ chúng ta có thể sử dụng siêu âm để tầm soát khối u tuy nhiên khi chẩn đoán nghi ngờ qua siêu âm có GIST thì chúng ta có thể sử dụng CT Scan có cản quang bụng cho chẩn đoán chuyên biệt và đặc hiệu rất cao. Đôi khi chúng ta phải sử dụng nội soi tiêu hóa trên hay tiêu hóa dưới khi cần chẩn đoán chắc chắn u từ ngoài đè vào lòng ống tiêu hóa chứ không phải từ niêm mạc đường tiêu hóa hay khi có tình trạng xuất huyết trong khi cấp cứu cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa có nghi ngờ do GIST. - Phẫu thuật nội soi ít xâm lấn cho phép phẫu thuật viên xử trí tốt thương tổn mà vẫn đảm bảo tính an toàn cũng như yêu cầu của phẫu thuật cắt u khi đường kính u nhỏ hơn 5cm hay không xâm lấn mô xung quanh. - Hóa trị bổ trợ sau phẫu thuật chỉ đặt ra khi kết quả giải phẫu bệnh cho kết luận u có độ ác cao hay có đường kính khối lớn hơn 5 cm. Đối với bệnh nhân sau hóa trị cần theo dõi suốt đời và có thể sử dụng công thức hóa trị mới với bệnh nhân tái phát và có kháng trị với Imatinib bằng các thuốc khác như Sunitinib. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 552 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Blanchard DK, Budde JM, Hatch GF, Wertheimer-Hatch L, Hatch KF, Davis GB và cs. (2000). World J Surg. Tumors of the small intestine, 24(4), 421-429. 2. DeMatteo RP (2009). Ann Surg Oncol. Nanoneoadjuvant therapy of gastrointestinal stromal tumor (GIST), 16(4), 799-800. 3. Egloff E, Lee EY & Dillon JE. (2005). Pediatr Radiol. Gastrointestinal stromal tumor (GIST) of stomach in a pediatric patient, 35(7), 728-729. 4. El H, Chehal A & El Saghir NS (2005). Dig Dis Sci. Recurrent GI bleeding and surgery following the initial response to imatinib therapy in GIST of the stomach, 50(1), 65-69. 5. Gouveia M., Pimenta AP, Capelinha AF, de la Cruz D, Silva PJ, Lopes M. (2008). World J Surg. Surgical margin status and prognosis of gastrointestinal stromal tumor, 32(11), 2375-2382. 6. Hannon JK, Snow LL, Weinstein LS & Lane DR (2000). Surg Endosc. Balloon-tipped cannulas for use in laparoscopic diagnosis and treatment of acute upper GI bleeding, 14(2), 123- 126. 7. Khoury MG, Aulicino MR. (2007). Abdom Imaging. Gastrointestinal stromal tumor (GIST) presenting in a Meckel's diverticulum, 32(1), 78-80. 8. Nguyễn Văn Mão, Nguyễn Phúc Cương, Trần Văn Hợp, Phạm Kim Bình, Tạ Văn Tờ & Nguyễn Phi Hùng. (2010).. Phân loại, phân độ ác tính u mô đệm (gist) và một số u trung mô khác của dạ dày-ruột sau nhuộm hóa mô miễn dịch, Y học thực hành 730, 56-60. 9. Otani Y, Kitajima M (2005). Gastric Cancer. Laparoscopic surgery for GIST: too soon to decide, 8(3), 135-136. 10. Privette A, McCahill L, Borrazzo E, Single RM & Zubarik R. (2008). Laparoscopic approaches to resection of suspected gastric gastrointestinal stromal tumors based on tumor location, Surg Endosc. 22(2), 487-494. 11. Tryggvason G, Kristmundsson T, Orvar K., Jonasson JG, Magnusson MK & Gislason HG (2007). Dig Dis Sci. Clinical study on gastrointestinal stromal tumors (GIST) in Iceland, 1990- 2003, 52(9), 2249-2253. 12. Warsi AA & Peyser PM. (2010). Surg Endosc. Laparoscopic resection of gastric GIST and benign gastric tumours: evolution of a new technique, 24(1), 72-78. Ngày nhận bài: 06/02/2013 Ngày phản biện đánh giá bài báo: 27/08/2013 Ngày bài báo được đăng: 30/05/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_lam_sang_va_ket_qua_som_dieu_tri_u_mo_dem_duong_tie.pdf
Tài liệu liên quan