Khảo sát mô hình giáo dục sức khỏe răng miệng cho phụ huynh có con bệnh tim bẩm sinh từ 2 đến 16 tuổi

Thay đổi thái độ Điểm trung bình thái độ của phụ huynh tăng có ý nghĩa thống kê trên cả ba khía cạnh là dự phòng bệnh răng miệng, sự liên quan giữa SKRM với bệnh tim bẩm sinh và tầm quan trọng của SKRM (cả 3 khía cạnh đều có giá trị p<0,001). Thay đổi thói quen Thói quen sử dụng trái cây hàng ngày của trẻ đã tăng lên và thói quen sử dụng thức ăn và nước uống ngọt đã giảm. Tỉ lệ trẻ bệnh tim bẩm sinh chải răng ít nhất 2 lần/ngày là đạt 100% sau 3 tháng giáo dục SKRM tích cực. Sự thay đổi tình trạng vệ sinh răng miệng của trẻ bệnh tim bẩm sinh sau 3 tháng Điểm trung bình chỉ số QHI của 3 loại mảng bám non, trưởng thành và axit giảm sau 3 tháng giáo dục sức khỏe răng miệng. Mảng bám trưởng thành và mảng bám acid đều giảm có ý nghĩa thống kê sau huấn luyện giáo dục (p<0,05).

pdf8 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 689 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát mô hình giáo dục sức khỏe răng miệng cho phụ huynh có con bệnh tim bẩm sinh từ 2 đến 16 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 1 KHẢO SÁT MÔ HÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG CHO PHỤ HUYNH CÓ CON BỆNH TIM BẨM SINH TỪ 2 ĐẾN 16 TUỔI Nguyễn Thị Thanh Lan*, Lê Đức Lánh** TÓM TẮT Mục tiêu: Đây là nghiên cứu khảo sát hiệu quả mô hình giáo dục sức khỏe răng miệng cho phụ huynh có con bệnh tim bẩm sinh từ 2 đến 16 tuổi tại Viện Tim Tp.Hồ Chí Minh từ tháng 5/2012 đến tháng 9/2012: đánh giá sự thay đổi kiến thức, thái độ, hành vi của phụ huynh về mối liên quan sức khỏe răng miệng và bệnh tim bẩm sinh; sự thay đổi tình trạng vệ sinh răng miệng của trẻ bệnh tim bẩm sinh sau giáo dục sức khỏe răng miệng tích cực. Phương pháp: 42 phụ huynh trả lời bảng câu hỏi về kiến thức, thái độ, hành vi về sức khỏe răng miệng. Nghiên cứu sử dụng chỉ số Quigley Hein đánh giá tình trạng vệ sinh răng miệng của trẻ bệnh tim bẩm sinh. Kết quả: Kiến thức, thái độ, hành vi về mối liên quan sức khỏe răng miệng với bệnh tim của phụ huynh thấp và sau khi tham gia huấn luyện giáo dục tăng có ý nghĩa thống kê. Chỉ số mảng bám của trẻ bệnh tim bẩm sinh giảm có ý nghĩa thống kê (p<0,001), tỉ lệ trẻ đánh răng ít nhất 2 lần/ngày đạt 100%. Kết luận: Phụ huynh đã có ý thức chăm sóc răng miệng tốt hơn cho trẻ bệnh tim, góp phần nâng cao sức khoẻ răng miệng cho trẻ nhằm ngăn ngừa nguy cơ viêm nội tâm mạc nhiễm trùng do nguyên nhân từ bệnh răng miệng. Từ khóa: giáo dục sức khỏe răng miệng, bệnh tim bẩm sinh, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng ABSTRACT EFFECTIVE DENTAL HEALTH EDUCATION MODEL TO PARENTS OF CHILDREN WITH CONGENITAL HEART DISEASE BETWEEN 2-16 YEARS Nguyen Thi Thanh Lan, Le Duc Lanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 1 - 8 Object: This is a study to survey effective dental health education model to parents of children with congenital heart disease at Heart Institute of Ho Chi Minh City from May to September, 2012: assess parental knowledge, attitudes, and practices promotion about relating between dental health and the heart disease; oral hygiene status improvement of children with congenital heart disease after attending dental health education. Methods: Forty-two parents completed a questionaire in which described parental knowledge, attitudes, and practices about their child’s dental health and heart disease. The study was recorded using Quigley Hein index to evaluate oral health status of children with congenital heart disease. Results: Parents’ dental health knowledge, attitudes, and practices relating to the heart disease were low and significantly increased after attending dental health education. Quigley Hein index were significantly decreased (p<0.001) and 100% children with congenital heart disease have regularly brushed their teeth least 2 times a day. Conclusion: Parents’ dental care awareness were better to ensure their children get the much needed comprehensive care that is important for their child’s wellbeing to forestall risk factors of infective endocarditis is produced as a result of dental disease. * Nha khoa Âu Cơ ** Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM Tác giả liên lạc: ThS.BS. Nguyễn Thị Thanh Lan ĐT: 0939818255 Email: lovevn3010@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 2 Key words: Dental health education, congenital heart disease, infective endocarditis ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh tim bẩm sinh (TBS) chiếm tỉ lệ 8 ‰ trẻ sơ sinh trong một năm(1). Măc dù, nhiều phương pháp chẩn đoán, điều trị bệnh tim bẩm sinh đã được cải tiến và áp dụng nhưng biến chứng dẫn đến viêm nội tâm mạc nhiễm trùng vẫn đang đe doạ mạng sống của những trẻ mang bệnh này(5). Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng là bệnh liên quan nhiều yếu tố, trong đó bệnh lý răng miệng và thủ thuật điều trị nha khoa đang được quan tâm như một yếu tố nguyên nhân(11). Những tác động của bệnh tim lên sức khoẻ toàn thân làm trẻ kém phát triển về thể chất và tinh thần. Quá trình điều trị bệnh tim kéo dài làm trẻ căng thẳng mệt mỏi, lười hoạt động và không quan tâm chăm sóc răng miệng, tăng nguy cơ sâu răng và viêm nhiễm vùng răng miệng. Môi trường miệng có nhiều vi khuẩn sống thường trú, khi có viêm nhiễm vùng miệng, vi khuẩn sẽ phát tán vào dòng máu, đối với trẻ khoẻ mạnh thì không có vấn đề gì, nhưng với trẻ bệnh tim có thể gây viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, tăng nguy cơ tử vong ở trẻ(6). Do đó vấn đề giáo dục về chăm sóc sức khỏe răng miệng cấp thiết phổ biến trong cộng đồng vì đây là phương pháp đơn giản dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả thiết thực trong cộng đồng. Mô hình giáo dục sức khỏe răng miệng dựa trên cộng đồng, qua những nghiên cứu của Nguyễn Đức Minh (2007)(8), Bùi Tiến Hùng (2007)(2), Nguyễn Lang Thanh (2011)(9) đều đưa ra kết luận đạt được hiệu quả khả quan, thay đổi kiến thức và hành vi chăm sóc răng miệng của cộng đồng. Nghiên cứu trên những trẻ bệnh tim bẩm sinh, đối tượng được quan tâm đầu tiên là phụ huynh của trẻ vì phụ huynh là người gần gũi và trực tiếp chăm sóc cho trẻ, là tấm gương tác động tích cực đến suy nghĩ và hành vi của chính đứa con của họ(9). Đặc biệt những đứa trẻ bị bệnh nói chung, trẻ bệnh tim bẩm sinh nói riêng mà mọi sinh hoạt hàng ngày phụ thuộc vào phụ huynh thì vai trò của phụ huynh còn cao hơn nữa. Ở Việt Nam, nghiên cứu về vai trò của vệ sinh răng miệng trong điều trị và phòng ngừa biến chứng về bệnh tim của trẻ bệnh tim bẩm sinh, nhất là vai trò tích cực của phụ huynh, thì mới có nghiên cứu bước đầu của Trần Thị Vân(12). Tuy nhiên, đề tài chưa đánh giá được thay đổi hành vi và tình trạng răng miệng của trẻ sau giáo dục sức khỏe răng miệng tích cực. Để trả lời câu hỏi được đặt ra là giáo dục sức khoẻ răng miệng tích cực cho phụ huynh có con bị bệnh tim bẩm sinh có làm thay đổi tình trạng sức khoẻ răng miệng của con họ không?, chúng tôi tiếp tục tiến hành nghiên cứu với: Mục tiêu tổng quát Khảo sát mô hình giáo dục sức khỏe răng miệng cho phụ huynh có con bệnh tim bẩm sinh từ 2 đến 16 tuổi và sự thay đổi tình trạng răng miệng của trẻ tại Viện Tim Tp.Hồ Chí Minh. Mục tiêu cụ thể (1) Khảo sát thay đổi kiến thức, thái độ, hành vi của phụ huynh có con bệnh tim bẩm sinh trước và sau khi giáo dục sức khoẻ răng miệng 1 tuần và 3 tháng, (2) đánh giá sự thay đổi tình trạng vệ sinh răng miệng của trẻ bệnh tim bẩm sinh trước và sau giáo dục sức khỏe răng miệng 1 tuần và 3 tháng. ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Giáo dục sức khỏe răng miệng dựa trên cộng đồng (cộng đồng phụ huynh và trẻ bệnh tim bẩm sinh). Địa điểm và thời gian nghiên cứu Tại Viện Tim Tp.HCM và Bệnh Viện Nhân Dân 115 từ tháng 5/2012 đến tháng 9/2012. Phương pháp chọn mẫu Kỹ thuật chọn mẫu Chọn mẫu thuận tiện. Cỡ mẫu 42 trẻ bệnh tim bẩm sinh (từ 2 đến 16 tuổi) khám và điều trị tại Viện Tim Tp.HCM và 42 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 3 phụ huynh của những trẻ này. Phương tiện nghiên cứu Đối với phụ huynh Bảng câu hỏi được biên soạn theo các nội dung sau: Kiến thức chăm sóc răng miệng (nguyên nhân, cách dự phòng sâu răng và viêm nướu), thái độ chăm sóc răng miệng, dự phòng bệnh răng miệng, chăm sóc SKRM khi trẻ có bệnh tim bẩm sinh, tầm quan trọng của SKRM tốt ở trẻ có bệnh tim bẩm sinh, thói quen chăm sóc răng miệng cho trẻ bệnh tim bẩm sinh (tần suất chải răng trong ngày), thói quen cho trẻ sử dụng thức ăn/uống ngọt trong ngày. Đối với trẻ bệnh tim bẩm sinh Sử dụng chỉ số Quigley Hein theo Turesky và cs (1970) cho hệ răng sữa và răng vĩnh viễn để đánh giá tình trạng vệ sinh răng như sau: Khám tất cả mặt ngoài và mặt trong tất cả các răng trừ răng khôn và các răng đã phục hồi. Cho thang điểm đánh giá từ 0-5 điểm theo tiêu chuẩn: sạch hoàn toàn (0), một vài đốm nhỏ (1), một lằn mảng dọc theo nướu viền (2), mảng bám ở 1/3 thân răng (3), mảng bám ở 2/3 thân răng (4), mảng bám ≥ 2/3 thân răng (5). Tình trạng vệ sinh răng miệng được đánh giá như sau: VSRM tốt (0-1), VSRM trung bình (1,1-2), VSRM kém (2-5). Hình 1: Cách cho điểm chỉ số Quigley Hein. Kiểm soát sai lệch thông tin Đối với phụ huynh Phụ huynh chưa được giáo dục kiến thức về SKRM bởi các nhân viên điều dưỡng y khoa, bảng phỏng vấn phụ huynh tự điền. Đối với khám tình trạng răng miệng của trẻ bệnh TBS Khám tình trạng răng miệng của trẻ được thực hiện bởi duy nhất một bác sĩ Răng Hàm Mặt đã được huấn luyện chuẩn về đánh giá VSRM theo chỉ số Quigley Hein. Xử lý và phân tích số liệu Dữ liệu được phân tích trên phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS 16.0. Các thống kê mô tả và phân tích được dùng trong nghiên cứu này: tỉ lệ %, tần suất chải răng, số trung bình QHI, kiểm định McNemar, phân tích ANOVA có lập (kết hợp phương pháp Bonfferoni). Tính đạo đức trong nghiên cứu Nghiên cứu này mang nhiều lợi ích cho đối tượng tham gia nghiên cứu như phụ huynh có con bệnh tim bẩm sinh được giáo dục kiến thức về sức khỏe răng miệng và mối liên quan với bệnh TBS, trẻ bệnh TBS được khám và điều trị răng miệng miễn phí, đồng thời trẻ được tặng kem và bàn chải đánh răng sau mỗi lần tái khám răng miệng. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Đặc điểm mẫu nghiên cứu Đặc điểm của phụ huynh Mẫu nghiên cứu gồm 42 phụ huynh (28 nữ, 14 nam), với tuổi trung bình 35,7 trong đó 73,8% phụ huynh nhỏ hơn 40 tuổi. Tỉ lệ phụ huynh có trình độ học vấn từ cấp II trở lên chiếm 83,8%. Về phân bố nghề nghiệp, phụ huynh trong nhóm nông dân, lao động tay chân chiếm tỉ lệ cao. Chỉ số Quigley Hein = Tổng các điểm số Tổng số MR khám Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 4 Đặc điểm của trẻ bệnh TBS Mẫu nghiên cứu gồm 42 trẻ bệnh tim bẩm sinh (tuổi trung bình 7,2) gồm 22 trẻ dưới 6 tuổi và 20 trẻ trên 6 tuổi. Tỉ lệ phân bố nam và nữ tương đương nhau. Thay đổi kiến thức về sự liên quan giữa sức khỏe răng miệng và bệnh TBS Kiến thức cơ bản của phụ huynh về tầm quan trọng của sức khỏe răng miệng đối với bệnh tim bẩm sinh chiếm tỉ lệ cao. 90,5% phụ huynh biết trẻ bị bệnh tim bẩm sinh cần phải đi khám răng định kỳ, 78,6% phụ huynh biết rằng giữ gìn VSRM tốt là biện pháp quan trọng nhất để phòng ngừa sâu răng và viêm nướu cho trẻ bệnh TBS. Vấn đề răng sữa hay răng vĩnh viễn đều cần được chăm sóc tốt như nhau có 90,5% phụ huynh trả lời đúng. Đây là một kết quả khả quan vì phần lớn trẻ bệnh tim bẩm sinh là trẻ nhỏ (trong nghiên cứu này tỉ lệ trẻ dưới 6 tuổi chiếm 52,4%). Trẻ cần được chăm sóc răng ngay từ khi răng sữa đầu tiên mọc. Tuy nhiên chỉ 31% phụ huynh biết trẻ bị bệnh tim bẩm sinh sau khi phẫu thuật, nếu bị sâu răng và viêm nướu trầm trọng (nặng) có thể dẫn đến biến chứng viêm nội tâm mạc nhiễm trùng (VNTMNT), 47,6% phụ huynh biết trẻ bệnh TBS cần giữ gìn VSRM tốt để phòng ngừa biến chứng VNTMNT. Và tỉ lệ phụ huynh có kiến thức đúng đều tăng có ý nghĩa thống kê sau huấn luyện giáo dục (p1, p2<0,05) (Bảng 1). Bảng 1: Tỉ lệ % phụ huynh có kiến thức đúng về sự liên quan giữa bệnh TBS và SKRM trước và sau khi tham gia huấn luyện. Kiến thức về sự liên quan giữa bệnh TBS và SKRM Tỉ lệ % PH có kiến thức ñúng, N(%) Trước Sau 1 tuần Sau 3 tháng Giá trị P(1) Trẻ bị bệnh TBS cần phải ñi khám răng ñịnh kỳ 38 (90,5) 42 (100) 42 (100) p1 = 0,125 p2= 0,125 Trẻ bị bệnh TBS sau khi phẫu thuật, nếu bị SR-VN trầm trọng có thể dẫn ñến biến chứng VNTMNT 13 (31,0) 32 (76,2) 34 (81,0) p1<0,001 p2<0,001 Giữ gìn vệ sinh RM tốt là biện pháp quan trọng nhất ñể phòng ngừa SR-VN cho trẻ có bệnh TBS 33 (78,6) 42 (100) 41 (97,6) p1= 0,004 p2= 0,008 Trẻ bị bệnh TBS, ở bất kỳ lúc nào cũng cần giữ gìn VSRM tốt ñể phòng ngừa biến chứng VNTMNT 20 (47,6) 41 (97,6) 41 (97,6) p1< 0,001 p2<0,001 Ở trẻ có bệnh TBS, R sữa hay R vĩnh viễn ñều cần ñược chăm sóc tốt như nhau 38 (90,5) 42 (100) 42 (100) p1 = 0,125 p2= 0,125 (1) Kiểm định McNemar với p1: 1 tuần với trước huấn luyện và p2: 3 tháng với trước huấn luyện. Điểm trung bình kiến thức của phụ huynh về nguyên nhân và dự phòng sâu răng-viêm nướu (viêm lợi) trước huấn luyện giáo dục thấp và đã tăng có ý nghĩa sau huấn luyện (p<0,001) (Bảng 2). Nhiễm khuẩn thoáng qua không chỉ xảy ra trong các thủ thuật điều trị nha khoa(10), mà còn xuất hiện thường xuyên trong các hoạt động hàng ngày như chải răng, sử dụng chỉ nha khoa hoặc ăn nhai(3). Những kiến thức về chảy máu nướu có thể dẫn đến nguy cơ làm trầm trọng bệnh tim của trẻ, nguyên nhân gây chảy máu nướu do mảng bám vi khuẩn tồn tại trên răng, lợi ích việc chải răng đúng cách sẽ làm sạch mảng bám và giúp nướu lành mạnh góp phần hạn chế chảy máu nướu đã được phổ biến đến phụ huynh của trẻ bệnh TBS. Bảng 2: Điểm trung bình kiến thức của phụ huynh về nguyên nhân và dự phòng sâu răng và viêm nướu trước và sau khi tham gia huấn luyện. Kiến thức ðiểm trung bình (TB±ðLC) Giá trị p(1) Trước Sau 1 tuần Sau 3 tháng Nguyên nhân SR 6,69±2,71 9,52±1,31 9,14±1,66 p<0,001 Dự phòng SR 6,61±2,05 9,11±1,33 8,87±1,48 p<0,001 Nguyên nhân VN 5,00±2,02 7,52±1,97 7,92±2,58 p<0,001 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 5 Kiến thức ðiểm trung bình (TB±ðLC) Giá trị p(1) Trước Sau 1 tuần Sau 3 tháng Dự phòng VN 6,14±2,38 7,88±2,37 8,19±2,47 p<0,001 Nguyên nhân và dự phòng SR-VN 24,44±5,38 34,04±4,03 34,13±4,79 p<0,001 (1)Phân tích ANOVA có lặp (kết hợp phương pháp Bonfferoni). Thay đổi thái độ của phụ huynh về chăm sóc răng miệng cho trẻ bệnh TBS Tỉ lệ phụ huynh có thái độ đồng ý về dự phòng bệnh răng miệng như chải răng giúp ngừa sâu răng (100%), đi khám răng thường xuyên sẽ giúp giải quyết vấn đề về răng và nướu (95,2%), thức ăn ngọt hay nước ngọt có hại cho răng (85,7%). Tỉ lệ này đều tăng rất cao sau huấn luyện từ 90,5 tới 100%. Trước huấn luyện giáo dục chỉ 61,9% phụ huynh đồng ý chải răng sẽ giúp nướu lành mạnh, 26,2% phụ huynh đồng ý uống nướu có Fluor hóa giúp ngừa sâu răng, 45,2% phụ huynh đồng ý sử dụng Fluor là cách ngăn ngừa sâu răng hiệu quả nhất. Và các tỉ lệ này đã tăng có ý nghĩa sau huấn luyện giáo dục (Bảng 3). Bảng 3: So sánh tỉ lệ phụ huynh nhất trí hoàn toàn đối với các lập luận liên quan đến dự phòng bệnh răng miệng trước và sau khi tham gia huấn luyện. Thái ñộ về dự phòng bệnh răng miệng Tỉ lệ % PH có thái ñộ ñúng, N(%) Trước Sau 1 tuần Sau 3 tháng p(1) Chải răng có thể giúp ngừa SR 42 (100%) 42 (100%) 42 (100%) Chải răng sẽ giúp cho nướu lành mạnh 26 (61,9%) 39 (92,9%) 39 (92,9%) p1=0,004 p2=0,002 Sử dụng chỉ nha khoa sẽ làm sạch kẽ răng 24 (57,1%) 38 (90,5%) 35 (83,3%) p1=0,001 p2=0,013 Thức ăn ngọt hay nước ngọt có hại cho răng 36 (85,7%) 39 (92,9%) 38 (90,5%) p1=0,453 p2=0,727 Uống nước có Fluor hóa giúp ngừa SR 11 (26,2%) 29 (69,0%) 20 (47,6%) p1<0,001 p2=0,022 Sử dụng Fluor là một cách ngăn ngừa SR hiệu quả nhất 19 (45,2%) 33 (78,6%) 31 (73,8%) p1=0,004 p2=0,017 Khám răng thường xuyên giúp giải quyết vấn ñề về răng- nướu 40 (95,2%) 42 (100%) 41 (97,6%) p1=0,5 p2=1 (1) Kiểm định McNemar với p1: 1 tuần với trước huấn luyện và p2: 3 tháng với trước huấn luyện. Thái độ đồng ý của phụ huynh về tác động của bệnh TBS lên SKRM trước huấn luyện giáo dục chưa cao, có 64,3% phụ huynh đồng ý bệnh tim bẩm sinh là giảm chất lượng cuộc sống của trẻ, 57,1% phụ huynh đồng ý niêm mạc miệng của trẻ bị bệnh tim là nơi trú ẩn của vi khuẩn gây bệnh răng miệng. Chỉ 66,7% phụ huynh đồng ý bệnh lý răng miệng làm trầm trọng bệnh tim của trẻ trước huấn luyện và tỉ lệ này đã tăng có ý nghĩa thống kê sau huấn luyện giáo dục (Bảng 4). Bảng 4: So sánh tỉ lệ phụ huynh nhất trí hoàn toàn đối với các lập luận về sự liên quan giữa bệnh TBS và SKRM trước và sau khi tham gia huấn luyện. Thái ñộ về sự liên quan giữa bệnh TBS và SKRM Tỉ lệ % PH có thái ñộ ñúng, N(%) Trước Sau 1 tuần Sau 3 tháng Giá trị P(1) Bệnh TBS là giảm chất lượng cuộc sống của trẻ 27 (64,3%) 33 (78,6%) 31 (73,8%) p1=0,180 p2=0,424 Trẻ bị tim bẩm sinh cần phải có SKRM tốt 40 (95,2%) 40 (95,2%) 38 (90,5%) p1=1 p2=0,625 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 6 Thái ñộ về sự liên quan giữa bệnh TBS và SKRM Tỉ lệ % PH có thái ñộ ñúng, N(%) Trước Sau 1 tuần Sau 3 tháng Giá trị P(1) Sự mệt mỏi về thể chất do vấn ñề tim mạch có thể làm trẻ lười VSRM hàng ngày 22 (52,4%) 37 (88,1%) 29 (69,0%) p1<0,001 p2=0,167 Niêm mạc miệng của trẻ bị bệnh tim là nơi trú ẩn của vi khuẩn gây bệnh RM 24 (57,1%) 36 (85,7%) 38 (90,5%) p1=0,004 p2=0,001 Trẻ có bệnh TBS cần phải VSRM tích cực ñể dự phòng các bệnh RM 32 (76,2%) 42 (100%) 38 (90,5%) p1=0,002 p2=0,109 Trẻ bị TBS cần phải VSRM tích cực ñể dự phòng các biến chứng của bệnh RM lên hệ tim mạch 34 (81,0%) 41 (97,6%) 39 (92,9%) p1=0,016 p2=0,18 (1) Kiểm định McNemar với p1: 1 tuần với trước huấn luyện và p2: 3 tháng với trước huấn luyện. Hầu hết các phụ huynh đều có thái độ tốt về tầm quan trọng của SKRM đối với bệnh tim bẩm sinh trước huấn luyện giáo dục và tỉ lệ này đã tăng rất cao 97,6-100% sau huấn luyện (Bảng 5). Bảng 5: Thái độ của phụ huynh về tầm quan trọng của SKRM đối với bệnh TBS ở thời điểm trước và sau huấn luyện (1 tuần và 3 tháng). Thái ñộ về tầm quan trọng của SKRM ñối với bệnh TBS Tỉ lệ % PH có thái ñộ ñúng Giá trị p(1) Trước Sau 1 tuần Sau 3 tháng “Răng sâu rất nguy hiểm cho trẻ em bị TBS 40 (95,2%) 40 (95,2%) 41 (97,6%) p1=1 p2=1 “Tình trạng RM tốt ñối với con tôi là rất quan trọng 39 (92,9%) 42 (100%) 42 (100%) p1=0,25 p2=0,25 “Gìn giữ RM tốt là rất quan trọng ñối với bệnh nhi có bệnh TBS 40 (95,2%) 42 (100%) 41 (97,6%) p1=0,5 p2=1 “Bệnh lý RM có thể làm trầm trọng bệnh tim hiện tại của trẻ bệnh TBS 28 (66,7%) 40 (95,2%) 39 (92,9%) p1=0,002 p2=0,003 (1) Kiểm định McNemar với p1: 1 tuần với trước huấn luyện và p2: 3 tháng với trước huấn luyện. Thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng của trẻ bệnh tim bẩm sinh Những thay đổi về kiến thức, thái độ của phụ huynh về sức khỏe răng miệng đã tác động tích cực lên hành vi chăm sóc răng miệng cho trẻ bệnh TBS. Kiến thức của phụ huynh về nguyên nhân và dự phòng sâu răng đã tác động đến chế độ ăn của trẻ. Bánh ngọt, thức ăn và nước uống có hại cho răng đều được duy trì ở mức thấp nhất (Bảng 6). Tỉ lệ trẻ đánh răng ít nhất 2 lần/ngày trước huấn luyện 83,3% tăng 92,9% sau huấn luyện và đạt 100% sau 3 tháng giáo dục (Bảng 7). Bảng 6: So sánh tỉ lệ trẻ bệnh TBS sử dụng trái cây và thức ăn/uống ngọt hàng ngày trước và sau khi tham gia huấn luyện. Thức ăn/uống ngọt Tỉ lệ trẻ sử dụng hàng ngày, N(%) Giá trị p(1) Trước Sau 1 tuần Sau 3 tháng Trái cây tươi 29 (69) 33 (78,6) 31 (73,8) p1=0,344 p2=0,754 Bánh ngọt 5 (11,9) 6 (14,3) 2 (4,8) p1=1 p2=0,25 Nước xá xị, co ca, nước ngọt 2 (4,8) 0 1 (2,4) p1=0,5 p2=1 (1) Kiểm định McNemar với p1: 1 tuần với trước huấn luyện và p2: 3 tháng với trước huấn luyện. Bảng 7: So sánh tỉ lệ trẻ chải răng ít nhất 2lần/ ngày ở thời điểm trước và sau huấn luyện (1 tuần và 3 tháng). Nhóm tuổi Tỉ lệ % trẻ chải răng ít nhất 2 lần/ngày N(%) Trước Sau 1 tuần Sau 3 tháng Giá trị p(1) <6 tuổi 18 (81,8) 19 (86,4) 22 (100) p1=1 p2=0,125 ≥6 tuổi 17 (85) 20 (100) 20 (100) p1=0,25 p2=0,25 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 7 Nhóm tuổi Tỉ lệ % trẻ chải răng ít nhất 2 lần/ngày N(%) Trước Sau 1 tuần Sau 3 tháng Giá trị p(1) Tổng 35 (83,3) 39 (92,9) 42 (100) p1=0,125 p2=0,16 (1) Kiểm định McNemar với p1: 1 tuần với trước huấn luyện và p2: 3 tháng với trước huấn luyện. Thay đổi tình trạng răng miệng của trẻ sau giáo dục sức khỏe tích cực cho phụ huynh 1 tuần và 3 tháng Đánh giá sự cải thiện tình trạng vệ sinh răng miệng của trẻ bệnh TBS dựa vào sự thay đổi điểm trung bình của chỉ số mảng bám QHI của 3 loại mảng bám non, trưởng thành, acid sau 1 tuần và 3 tháng giáo dục SKRM. Mảng bám non có thời gian tồn tại trên răng ít hơn 48 giờ. Mảng bám trưởng thành có thời gian tồn tại trên răng lớn hơn 48 giờ. Mảng bám acid là mảng bám vi khuẩn có khả năng sinh acid gây hại cho răng. Chất nhuộm mảng bám GC Tri Plaque ID Gel nhằm xác định vị trí và thời gian tồn tại của mảng bám thông qua sự hiện diện màu trên răng của trẻ sau khi nhuộm mảng bám. Nghiên cứu này quan tâm nhiều về sự thay đổi của mảng bám trưởng thành và mảng bám acid vì đây là mảng bám chứa nhiều vi khuẩn rất có hại cho răng- nướu và có thể làm tăng nguy cơ VNTMNT ở trẻ bệnh tim bẩm sinh. Tình trạng mảng bám trưởng thành và acid đã giảm có ý nghĩa thống kê sau 3 tháng giáo dục sức khỏe răng miệng tích cực (Bảng 8 và 9). Bảng 8: Sự thay đổi tình trạng mảng bám trưởng thành của trẻ bệnh TBS sau 1 tuần và 3 tháng. Nhóm tuổi Trung bình ñiểm số QHI trưởng thành (TB±ðLC) Giá trị p(1) Baseline Sau 1 tuần Sau 3 tháng ≤ 6 tuổi 2,39±0,53 2,21±0,37 1,86±0,51 p<0,001 > 6 tuổi 2,58±0,61 2,17±0,43 1,91±0,39 p<0,001 Chung 2,48±0,57 2,19±0,39 1,88±0,45 p<0,001 (1) Phân tích ANOVA có lặp (kết hợp phương pháp Bonfferoni). Bảng 9: Sự thay đổi tình trạng mảng bám acid của trẻ bệnh TBS sau 1 tuần và 3 tháng. Nhóm tuổi Trung bình ñiểm số QHI acid (TB±ðLC) Giá trị p(1) Baseline Sau 1 tuần Sau 3 tháng < 6 tuổi 1,72±0,51 1,43±0,42 1,06±0,44 p<0,001 ≥ 6 tuổi 1,92±0,52 1,44±0,49 1,17±0,36 p<0,001 Nhóm tuổi Trung bình ñiểm số QHI acid (TB±ðLC) Giá trị p(1) Baseline Sau 1 tuần Sau 3 tháng Chung 1,81±0,52 1,44±0,45 1,11±0,40 p<0,001 (1) Phân tích ANOVA có lặp (kết hợp phương pháp Bonfferoni). Tình trạng mảng bám của trẻ giảm có ý nghĩa thống kê sau mỗi đợt tái khám, cho thấy hiệu quả mô hình giáo dục sức khỏe răng miệng tích cực đã làm thay đổi kiến thức, thái độ của phụ huynh và tác động tích cực đến hành vi chăm sóc răng miệng cho trẻ. Tỉ lệ trẻ chải răng thường xuyên 2 lần/ngày đã tăng và đạt 100%. Nghiên cứu của Mohebbi (2008)(7) trên 504 trẻ từ 12-36 tháng tuổi cho thấy thói quen chăm sóc răng miệng thường xuyên của mẹ sẽ tác động tích cực đến thói quen chăm sóc răng của trẻ. Nghiên cứu này càng nhấn mạnh vai trò quan trọng của phụ huynh trong việc giữ gìn vệ sinh của trẻ. Do đó tác động kiến thức lên phụ huynh nhằm thay đổi tình trạng răng miệng của trẻ là việc làm khoa học đã cho thấy hiệu quả tích cực của mô hình giáo dục này. KẾT LUẬN Sau 5 tháng triển khai chương trình giáo dục SKRM tích cực cho phụ huynh có con bệnh tim bẩm sinh tại Viện Tim Tp.HCM, nghiên cứu có thể đưa ra một số kết quả và kết luận như sau: Sự thay đổi kiến thức, thái độ, thói quen của phụ huynh sau khi được nhân viên điều dưỡng y khoa giáo dục SKRM. Thay đổi kiến thức Về mối liên quan giữa bệnh tim bẩm sinh và SKRM: Phụ huynh đã có kiến thức cơ bản về sức khỏe răng miệng như: trẻ bị tim bẩm sinh cần phải đi khám răng định kỳ, vấn đề chăm sóc răng vĩnh viễn và răng sữa như nhau. Kiến thức về VNTMNT liên quan bệnh răng miệng có tăng lên rõ rệt có ý nghĩa thống kê sau khi tham gia huấn luyện gióa dục (p<0,001). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 8 Về nguyên nhân và dự phòng sâu răng- viêm nướu: kiến thức của phụ huynh về nguyên nhân và dự phòng viêm nướu trước huấn luyện thấp. Điểm trung bình kiến thức của phụ huynh tăng có ý nghĩa thống kê sau huấn luyện giáo dục sức khỏe răng miệng về nguyên nhân sâu răng (p<0,001), dự phòng sâu răng (p<0,001), nguyên nhân viêm nướu (p<0,001), dự phòng viêm nướu (p<0,001). Thay đổi thái độ Điểm trung bình thái độ của phụ huynh tăng có ý nghĩa thống kê trên cả ba khía cạnh là dự phòng bệnh răng miệng, sự liên quan giữa SKRM với bệnh tim bẩm sinh và tầm quan trọng của SKRM (cả 3 khía cạnh đều có giá trị p<0,001). Thay đổi thói quen Thói quen sử dụng trái cây hàng ngày của trẻ đã tăng lên và thói quen sử dụng thức ăn và nước uống ngọt đã giảm. Tỉ lệ trẻ bệnh tim bẩm sinh chải răng ít nhất 2 lần/ngày là đạt 100% sau 3 tháng giáo dục SKRM tích cực. Sự thay đổi tình trạng vệ sinh răng miệng của trẻ bệnh tim bẩm sinh sau 3 tháng Điểm trung bình chỉ số QHI của 3 loại mảng bám non, trưởng thành và axit giảm sau 3 tháng giáo dục sức khỏe răng miệng. Mảng bám trưởng thành và mảng bám acid đều giảm có ý nghĩa thống kê sau huấn luyện giáo dục (p<0,05). ĐỀ XUẤT Qua kết quả nêu trên, chúng tôi có một số kiến nghị như sau: Cần có sự quan tâm sâu sát của Ban giám đốc bệnh viện để chỉ đạo các ban phối hợp với ngành Răng Hàm Mặt thực hiện tốt hơn chương trình tại địa bàn, vì công việc này không chỉ của riêng ngành Răng Hàm Mặt. Củng cố duy trì đội ngũ nhân lực tại chỗ là nhân viên Viện Tim nhằm tiếp tục thực hiện và triển khai mô hình giáo dục trong thời gian tới. Tiếp tục tái khám và đánh giá chương trình sau 6 tháng và 1 năm để thấy hiệu quả thực sự của mô hình giáo dục tác động đến hành vi. Và mô hình giáo dục này cần được áp dụng trên các Bệnh Viện Tim khác trong Tp.HCM và ở các tỉnh thành trong nước nhằm phòng ngừa biến chứng VNTMNT do nguyên nhân từ bệnh răng miệng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Baspinar O, KARAASLAN L (2006). Prevalence and distribution of children with congenital heart diseases in the central Anatolian region, Turkey. Turk J Pediatr, 48(3): 237- 243. 2. Bùi Tiến Hùng (2007). Tình trạng răng miệng của trẻ khiếm thính và phương pháp giáo dục sức khoẻ răng miệng thích hợp. Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y Dược Tp.HCM. 3. Dinsbach NA (2012). Antibiotics in dentistry: Bacteremia, antibiotic prophylaxis, and antibiotic misuse. General dentistry, 60(3): 200-207. 4. Jarallah ASA, Lardhi AA (2004). Endocarditis prophylaxis in children with congenital heart disease, a parent’s awareness. Saudi Med J, 25(2): 182-185. 5. Kyritsi MA, Dimou G (2009). Parental attitudes and perceptions affecting children's dental behaviour in Greek population. A clinical study. European archives of paediatric dentistry. 6. Lockhart PB, Brennan MT (2009). Poor oral hygiene as a risk factor for infective endocarditis–related bacteremia. J Am Dent Assoc, 140: 1238-1244. 7. Mohebbi SZ, Virtanen JI (2008). Mothers as facilitators of oral hygiene in early childhood. International journal of paediatric dentistry, 18: 48-55. 8. Nguyễn Đức Minh (2007). Hiệu quả của giáo dục sức khoẻ răng miệng dựa vào cộng đồng cho người cai nghiện ma tuý. Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y Dược Tp.HCM. 9. Nguyễn Lang Thanh, Phan Ái Hùng (2011). Cải thiện thói quen vệ sinh răng miệng của một số học sinh Tiểu Học Và phụ huynh thông qua tăng cường giáo dục sức khỏe răng miệng tại nhà. Tạp chí Y học Tp.HCM, 15(2): 184-192. 10. Poveda-roda R, Jiménez Y (2008). Bacteremia originating in the oral cavity: A review. Med Oral Patol Oral Cir Bucal, 13(6): 355-362. 11. Strom BL, Elias A (2000). Risk factors for infective endocarditis, oral hygiene and nondental exposures. American Heart Association, 102: 2842-2848. 12. Trần Thị Vân (2010). Hiệu quả của giáo dục sức khoẻ răng miệng tích cực cho phụ huynh có con từ 2-6 tuổi bệnh tim bẩm sinh tại Bệnh Viện Nhân Dân 115. Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y Dược Tp.HCM.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_mo_hinh_giao_duc_suc_khoe_rang_mieng_cho_phu_huynh.pdf
Tài liệu liên quan