KẾT LUẬN
Khảo sát các yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng
lên sự tăng trưởng của các chủng vi khuẩn
Rhodopseudomonas palustris PN16, PN21 và
PN31từ đó có thể đề nghị công thức bổ sung vào
môi trường SA như sau:
Hỗn hợp natri acetate và mannitol là nguồn
carbon (2 g)
Nguồn nitơ thích hợp là ammonium có bổ
sung thêm pepton 0,5g/lit.
Nồng độ cao nấm men 0,75 g/lit.
Vitamin E (5 µg/ml) và dịch chiết cà rốt 50%
là yếu tố kích thích sự tăng trưởng của tế bào
cũng như sinh tổng hợp Q-10 của các chủng
PN16, PN21 và PN31.
Chiết xuất thành công Q-10 từ ba chủng vi
khuẩn quang dưỡng tía không lưu huỳnh
Rhodopseudomonas palustris PN16, PN21 và PN31.
Hợp chất Q-10 đã được kiểm nghiệm bằng
phương pháp sắc ký lớp mỏng và phổ hấp thu
tử ngoại.
Hàm lượng Q-10 ở các chủng vi khuẩn
khảo sát đã được xác định bằng phương pháp
đo quang phổ tử ngoại. Chủng PN16 có 348,8
µg/g sinh khối tươi, chủng PN21 có 385,3 µg /g
sinh khối tươi và chủng PN31 có 399,8 µg/g
sinh khối tươi.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 73 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát môi trường nuôi cấy thích hợp cho việc sản xuất Ubiquinon Q10 từ vi khuẩn quang dưỡng tía không lưu huỳnh Rhodopseudomonas Palustris, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Dược Học 216
KHẢO SÁT MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY THÍCH HỢP CHO VIỆC SẢN XUẤT
UBIQUINON Q10 TỪ VI KHUẨN QUANG DƯỠNG TÍA
KHÔNG LƯU HUỲNH RHODOPSEUDOMONAS PALUSTRIS
Lê Thị Thanh Thảo*, Nguyễn Văn Thanh*, Trần Thị Hồng Kim**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Ubiquinon Q-10 (CoQ10) thuộc nhóm chất isoprenoid quinon hiện diện ở mọi tế bào sinh vật.
CoQ10 tham gia vào chuỗi hô hấp tế bào và có vai trò như một chất chống oxy hóa. Hiện nay, CoQ10 được sử
dụng bổ sung trong thực phẩm chức năng và mỹ phẩm. Ở những người lớn tuổi có tiền sử bệnh tim mạch,
CoQ10 được bổ sung như một liệu pháp trị liệu hổ trợ. Và điều này làm cho nhu cầu sử dụng CoQ10 tăng lên
đáng kể. CoQ10 có trong rất nhiều các tổ chức sinh hoc, từ vi sinh vật như vi khuẩn và nấm men, cho đến những
các loài động vật và thực vật. Việc sản xuất CoQ10 từ vi khuẩn đang có khuynh hướng phát triển mạnh và trở
thành nguồn cung cấp chủ yếu cho ngành công nghệ dược phẩm.
Phương pháp:Trong nghiên cứu này, tiến hành khảo sát các yếu tố ảnh hưởng như nguồn carbon, nguồn
nito, vitamin, dịch chiết cà rốt và dịch chiết cà chua đến sự tăng trưởng tế bào cũng như sản xuất CoQ10 của các
chủng vi khuẩn R. Palustris PN16, PN21 và PN31 được phân lập tại Việt Nam.
Kết quả: Bổ sung vào môi trường nuôi cấy mannitol, pepton, cao nấm men và vitamin E sẽ làm tăng việc
sản xuất CoQ10 từ các chủng vi khuẩn khảo sát. Chọn được phương pháp chiết Q10 từ tế bào vi khuẩn và chủng
PN31 có hàm lượng Q10 là 399,8 µg/g sinh khối sau thời gian nuôi cấy là 72 giờ.
Từ khóa: Ubiquinon Q-10, môi trường nuôi cấy, Rhodopseudomonas palustris
ABSTRACT
STUDY ON CULTURE CONDITIONS FOR CoQ10 PRODUCTION FROM PSEUDOMONAS
PALUSTRIS -A PRUPLE NON-SULFUR PHOTOTROPHIC BACTERIA
Le Thi Thanh Thảo, Nguyen Van Thanh, Tran Thi Hong Kim
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 216 - 221
Objective: Coenzym Q10 (CoQ10) function in the mitochondrial respiratory chain and serves as a lipophic
antioxidant. There is an increasing interest in the use of CoQ10 as a nutritional supplement and cosmetic
ingredient. The use of coenzyme Q10 (CoQ10) as a complementary therapy in heart failure will increase in
proportion to the growth of the ageing population and the expansion of statins consumption. It is known that
CoQ10 is produced in a wide variety of organisms, from microorganisms such as bacteria and yeast, to higher
animals and plant. Economical production of CoQ10 by microbes will become more important due to the growing
demands of the pharmaceutical industry. The bacteria strains Rhodopeudomonas palustris PN16, PN21 and
PN31 - purple non-sulfur phototrophic bacteria isolated in VietNam produced CoQ10.
Method: Optimimization of cultural conditions such as carbon source, vitamins, carrot juice and tomato
juice in order to improved the production of CoQ10 from the bacteria strains Rhodopeudomonas palustris PN16,
PN21 and PN31 - purple non-sulfur phototrophic bacteria isolated in VietNam produced CoQ10.
Results: Optimal the supplements in our experiment including mannitol, peptone, 0,75 g/l yeast extract and
5 µg/l vitamin E were added to the original culture to enhance production of Q10. The method selected for CoQ10
* Khoa Dược, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ** Đại học Khoa học Tự nhiên TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. Lê Thị Thanh Thảo ĐT: 0918634393 Email: thanhthaovn2002@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Học 217
extraction had been demonstrated that it is a highly effective protocol for extracting CoQ10 from bacteria Bacteria
can produce CoQ10 reached 399,8 µg/g dry cell weight after 72 hours.
Keywords: Ubiquinon Q-10, culture conditions, Rhodopseudomonas palustris
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ubiquinon CoQ10 thuộc nhóm chất
isoprenoid quinon hiện diện ở mọi tế bào sinh
vật. Hợp chất Q-10 có bốn chức năng sinh lý chủ
yếu: là thành phần của chuỗi truyền điện tử
đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh
tổng hợp ATP; giữ hoạt lực oxy hoá khử của
màng tế bào; chất chống oxy hoá nội sinh, ức chế
quá trình peroxid hoá lipid – khử các gốc tự do;
và tham gia duy trì tính bền vững và linh động
của màng tế bào. Do vậy, hợp chất Q-10 đang
được nghiên cứu như là một nguồn nguyên liệu
mới trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm và
mỹ phẩm.
Vi khuẩn quang dưỡng tía là nguồn vi sinh
vật lý tưởng để thu nhận Q-10 vì chúng có khả
năng tổng hợp, tích luỹ hàm lượng ubiquinon
cao hơn các vi sinh vật khác, đặc biệt cho sản
phẩm chủ yếu là Q-10. Bên cạnh đó, vi khuẩn
tía quang dưỡng tía có thể nuôi cấy dễ dàng
bằng môi trường đơn giản dưới ánh sáng mặt
trời. Vì vậy đây có thể là nguồn tiềm năng thu
nhận một lượng lớn các chấtcó tác dụng sinh
học, đặc biệt là ubiquinon Q-10. Chính vì thế,
chúng tôi tiến hành khảo sát các điều kiện nuôi
cấy phù hợp cho việc sản xuất Q-10 từ các
chủng Rhodopseudomonas palustris phân lập tại
Việt Nam.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Vi khuẩn quang dưỡng tía không lưu huỳnh
Rhodopseudomonas palustris PN16, PN21 và PN31
được phân lập tại Việt Nam do Trung tâm Sinh
học – Đại học Khoa học Tự Nhiên cung cấp.
Phương pháp nghiên cứu
Nuôi cấy vi khuẩn
Môi trường nuôi cấy và tăng sinh các chủng
Rhodopseudomonas palustris là môi trường SA
(sodium acetate) do Imhoff và Truper thiết kế
(1971) và được Kawasaki cải tiến(1).
Môi trường SA: Natri acetate, Natri
succinate, KH2PO4, K2HPO4, (NH4)2SO4,
MgSO4.7H2O, NaCl, CaCl2.2H2O, Na2S2O3.5H2O,
Dung dịch vi lượng, thêm nước cất vửa đủ
Khảo sát các thành phần bổ sung vào môi
trường nuôi cấy vi khuẩn
Khảo sát một số thành phần của môi trường
ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của vi khuẩn của
nguồn carbon lên sự tăng trưởng bao gồm:
carbon, nitơ, chất kích thích tăng trưởng, nguồn
vitamin
Khảo sát ảnh hưởng của nguồn vitamin và các
tiền tố tự nhiên lên sự sinh tổng hợp Q-10
Sau khi chọn được vitamin cho hàm lượng
Q10 cao nhất rồi thì tiến hành chọn nồng độ
thích hợp như sau: 1 mg/100ml, 2 mg/100ml, 5
mg/100ml và 7,5 mg/100ml.
Sử dụng môi trường SA lỏng tối ưu có bổ
sung các tiền tố tự nhiên (dịch ép của cà chua và
cà rốt) có nồng độ thay đổi 25%, 50%, 75%(2,4).
Dịch chiết cà rốt và cà chua tự pha chế.
Phương pháp xác định mật độ tế bào
Dịch nuôi cấy được pha loãng trong dung
dịch nước muối sinh lý vô trùng. Ở mỗi độ
pha loãng, lấy 200 µl cho vào đĩa petri có chứa
môi trường thạch SA, dùng que trải bằng thủy
tinh vô trùng trải đều vi khuẩn, đem ủ ở 37oC,
72 giờ, chiếu sáng bằng đèn neon trong điều
kiện kỵ khí.
Đếm số khuẩn lạc trên các hộp có 30-300
khuẩn lạc.
Số vi khuẩn /ml = Số khóm × 10số thứ tự hộp +1
Chiết xuất Q10 từ vi khuẩn
Rhodopseudomonas palustris
Phương pháp Collins và cộng sự(3)
Cho 200mg cắn tế bào vi khuẩn vào 100ml
hỗn hợp cloroform-methanol (2:1), thêm 20g bi
thủy tinh. Khuấy hỗn hợp trên máy khuấy từ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Dược Học 218
trong 60 phút. Lọc hoặc ly tâm, thu nhận dịch
chiết có chứa Q-10. Cô quay với tốc độ 100
vòng/phút ở nhiệt độ 40 oC. Hỗn hợp này
dùng một lượng nhỏ hoà tan trong n-hexan để
định tính.
Phân tích sản phẩm thu được
Định tính bằng sắc ký lớp mỏng
Hòa mẫu vào trong một thể tích nhỏ n-
hexan. Chấm 10µl mẫu Q-10 chuẩn và mẫu dịch
chiết có chứa Q-10 lên bản TLC Merck 60 F254
Bản mỏng Merck 60 F254, Dung môi triển khai
n-hexan:etyl acetat (4: 1) hoặc n-hexan:etyl ether
(4: 1). Phát hiện dưới đèn UV 254 nm (3,5).
Q10 chuẩn của hãng Sigma
Định tính bằng phương pháp quang phổ
Quét phổ hấp thụ trên vùng quang phổ tử
ngoại 200-380 nm bằng máy quang phổ tử ngoại.
Định lượng Q-10 bằng phương pháp quang phổ hấp
thu tử ngoại
Pha dung dịch Q-10 chuẩn theo các giai nồng
độ xác định, đo mật độ quang của các dung dịch
này tại độ dài sóng hấp thu cực đại vừa xác định
được). Sau đó thiết lập đường cong chuẩn nồng
độ Q-10. Tiếp theo xác định mật độ quang của
dung dịch cần định lượng, từ đồ thị suy ra nồng
độ của dung dịch cần định lượng
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Nuôi cấy vi khuẩn trên môi trường SA
A B C
Hình 1: Vi khuẩn R. palustris quan sát dưới kính hiển vi
Chủng PN16, (b) Chủng PN21, (c) Chủng PN31
Trên môi trường lỏng SA, các chủng vi
khuẩn khảo sát cho màu sắc khác nhau chủng
PN16 màu vàng nâu, chủng PN21 nâu đậm và
chủng PN31 màu đỏ tía phù hợp với đặc điểm
chung của chủng vi khuẩn R. palustris.
Nhuộm Gram và quan sát dưới kính hiển vi:
các chủng vi khuẩn khảo sát là trực khuẩn Gram
(-), có kiểu sắp xếp tế bào đặc trưng riêng lẻ hoặc
xếp như hình hoa.
Khảo sát các điều kiện nuôi cấy
Ảnh hưởng của nguồn cung cấp carbon lên
sự tăng trưởng của các chủng vi khuẩn PN16,
PN21 và PN31 được trình bày ở Bảng 1.
Bảng 1. Ảnh hưởng của nguồn cung cấp carbon lên
sự tăng trưởng của các chủng vi khuẩn PN16, PN21
và PN31
Lô Nguồn carbon
Tổng số tế bào trong 1ml
Chủng
PN16
Chủng
PN21
Chủng
PN31
1 Chứng (SA) 1,01.108 7,3.108 6,6.107
2 Glucose 3,2.107 5,6.107 3.107
3 Xylose 3,5.107 3,6.107 3,5.107
4 Mannitol 1,51.108 1,04.109 1,01.108
5 Natri citrat 3. 106 2,7.106 3,5.105
6 Na benzoate 3,8.106 4,5.106 3.106
Cả 03 chủng có khả năng sử dụng rất nhiều
loại carbon hữu cơ khác nhau và phát triển tốt
nhất trên nguồn carbon là mannitol.
Ảnh hưởng của các nguồn nitơ lên sự tăng
trưởng được trình bày ở Bảng 2
c
c
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Học 219
Bảng 2: Ảnh hưởng của các nguồn nitơ lên sự tăng
trưởng của các chủng PN16, PN21 và PN31
Lô
TN
Nguồn nitơ Tổng số tế bào trong 1ml
Chủng
PN16
Chủng
PN21
Chủng
PN31
1 Chứng 1,55.108 4,2. 108 7,8. 107
2 KNO3 3,1.10
6 1,02. 107 2,06. 106
3 (NH4)2HPO4 3,5.10
7 5,6. 107 2,13. 107
4 Bổ sung
Pepton
2,25.108 6,6. 108 1,01. 108
5 Ca(NO3)2 2,4. 10
7 3,2. 107 2,12. 107
6 CO(NH2)2 3,6. 10
5 5,2. 105 3,0. 105
Kết quả đánh giá ở Bảng 2 cho thấy môi
trường có nguồn nito là ammonium và bổ sung
peptone ở cả ba chủng vi khuẩn R. palustris
PN16, PN21 và PN31 đều thu nhận cao nhất.
Ảnh hưởng của nồng độ chất tăng trưởng
lên sự tăng trưởng của các chủng vi khuẩn được
trình bày ở Bảng 3
Bảng 3: Ảnh hưởng của nồng độ chất tăng trưởng
lên sự tăng trưởng của các chủng PN16, PN21 và
PN31
Lô chất Tổng số tế bào trong 1ml sau 72 giờ
PN16 PN21 PN31
1 Chứng 7,6.107 1,05.108 6,2.107
2 0,25 g YE 8,7.107 1,17.108 6,8.107
3 0, 5 g YE 1,04.108 1,35.108 7, 2.107
4 0,75 g YE 1,15.108 1,41.108 1,01.108
5 1 g YE 1,56.107 1,78.107 4,8.107
Ở nồng độ cao nấm men 0,75 g/lit: chủng
PN16 có sinh khối cao gấp 1,5 lần môi trường
chứng; chủng PN21 có tốc độ tăng trưởng cao
hơn môi trường SA là 1,4 lần và chủng PN31 cao
hơn mẫu chứng 1,6 lần
Ảnh hưởng của vitamin lên sự tăng trưởng
của các chủng vi khuẩn
Bảng 4: Ảnh hưởng của vitamin lên sự tăng trưởng
của các chủng vi khuẩn R. palustris PN16, PN21 và
PN31
Lô TN Vitamin Tổng số tế bào trong 1ml sau 72 giờ
Chủng PN16 Chủng PN21 Chủng PN31
1 Chứng 1,01.108 1,2.108 4,7.107
2 Vitamin A 3,06.107 4,8.107 2,15.107
3 Vitamin C 1,14.108 1,35.108 6,3.107
4 Vitamin E 1,35.108 1,55.108 1,04.108
Kết quả đếm mật độ tế bào cho thấy, môi
trường bổ sung vitamin E thu được sinh khối
cao nhất, tiếp đến là môi trường bổ sung vitamin
C, môi trường SA và môi trường bổ sung
vitamin A cho sinh khối thấp nhất.
Chiết xuất và phân tích hợp chất Q10
Chiết xuất và định tính Q10 bằng phương
pháp sắc ký lớp mỏng
Chiết tách Q-10 từ dịch chiết vi khuẩn bằng
phương pháp sắc ký lớp mỏng pha thường
1 2 3 C
Hình 2. Sắc ký đồ dịch chiết vi khuẩn theo phương pháp
Collins dưới UV 254 của (1) chủng PN16; (2) PN21, (3)
PN31 và (C) dung dịch Q-10 chuẩn.
Sắc ký lớp mỏng với pha động là n-henan:
ethyl ether (4v: 1v) dung dịch Q-10 chuẩn sẽ cho
một vạch màu nâu đậm ở UV254 trên sắc ký đồ
với Rf = 0,40.
Chấm 1, 2 và 3 xuất hiện 1 vạch màu hồng
tím và có Rf bằng với Rf của vạch Q-10 chuẩn
(Rf = 0,4). Thu nhận vạch của dịch chiết ở vị trí
có Rf tương đương với vạch của dung dịch Q-
10 chuẩn hòa tan lại trong n-hexan để phân
tích tiếp.
Vết Q-10
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Dược Học 220
Định tính Q10 bằng phương pháp quang phổ
Q-10 chuẩn có hai đỉnh hấp thu cực đại nằm
trong vùng quang phổ tử ngoại gần tại các bước
sóng: λ1 = 215,4 nm và λ2 = 275,2 nm.
Bảng 5: Quang phổ hấp thu cực đại của các mẫu Q-
10
Mẫu
Q-10
Bước sóng hấp thu cực đại
Đỉnh hấp thu 1 (215,4
nm)
Đỉnh hấp thu 2 (275,2
nm)
Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB
PN16 215,6 214,2 214 214,6 275,6 275,2 275,8 275,5
PN21 214,2 213,7 214 214 274,8 274,4 274,2 274,8
PN31 215 215,2 214,8 215 276,4 276 275,8 276,1
Kết quả định lượng Q10 bằng phương pháp
quang phổ
Phương trình hồi quy biểu diễn sự phụ
thuộc mật độ quang và hàm lượng Q10 có dạng:
yâ = 0,0171x + 0,0611
Với các hệ số hồi quy bo (0,017) và b (0,0611)
Hệ số tương quan: R2 = 0,996
Hàm lượng Q-10 trong của các chủng vi
khuẩn được chiết xuất từ các phương pháp
Collins được trình bày ở Bảng 6.
Bảng 6: Hàm lượng Q-10 trong của các chủng vi khuẩn được chiết xuất từ các phương pháp Collins
PN16 PN21 PN31
Lần TN 1 2 3 1 2 3 1 2 3
Sinh khối (g) 2 2 2 2 2 2 2 2 2
Cắn sau chiết (mg) 30,2 30,5 31 29 28,5 29,1 28 28,5 27,6
Hàm lượng Q10 (µg/ml) 46 46,5 47 50 51,7 52,5 53,5 52,4 54
Hàm lượng Q10 (µg/g sinh khối) 345 348,8 352,5 375 387,8 393 401,3 393 405
348,8 385,3 399,8
Ảnh hưởng của nồng độ vitamin và tiền tố lên
sự tổng hợp Q10
Ảnh hưởng của nồng độ vitamin E lên tổng
hợp Q10 trình bày ở Bảng 7
Nồng độ Vitamin E là 5 µg/ml cho sự tổng
hợp CoQ10 là cao nhất
Ở đây chỉ chọn khảo sát vitamin E do ở thí
nghiệm khảo sát sự tăng trưởng của tế bào cho
kết quả vitamin E cho sinh khối cao nhất
Bảng 7: Ảnh hưởng của nồng độ vitamin E lên sự
tổng hợp Q10
Lô TN
Nồng độ
vitamin E
(µg/ml)
Hàm lượng Q-10 (µg/g SKT)
Chủng
PN16
Chủng
PN21
Chủng
PN31
1 Chứng 348 383 337
2 1 350 385,6 340,2
3 2,5 368 397,5 358
4 5 397,8 432,4 354,2
5 7,5 390,6 427 340,7
Ảnh hưởng của tiền tố tự nhiên lên sự tổng
hợp Q10 trình bày ở Bảng 8
Bảng 8: Ảnh hưởng của tiền tố tự nhiên lên sự tổng hợp Q10
Lô TN Tiền tố bổ sung Hàm lượng Q-10 (µg/g SKT)
Chủng PN16 Chủng PN21 Chủng PN31
1 SA 355 380 335
2 SA + Cà chua 25% 350 379 336
3 SA + Cà chua 50% 373 400 351
4 SA + Cà chua 75% 365 385 342
5 SA + Cà rốt 25% 355 382 340
6 SA + Cà rốt 50% 392 435 350,5
7 SA + Cà rốt 75% 395 435,7 352,1
Kết quả thí nghiệm phù hợp với công bố của
Bule và Singhal (2009) về các tiền tố tự nhiên có
trong cà rốt và cà chua làm tăng 56-87% hàm
lượng CoQ10 ở Pseudomonas diminuta so với môi
trường tối ưu không bổ sung tiền tố(2).
So sánh việc bổ sung tiền tố vào môi trường
và bổ sung vitamin E, nhận thấy việc bổ sung
vitamin E vào môi trường nuôi cấy cho kết quả
gần như kết quả nuôi cấy trên dịch ép cà rốt, vì
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Học 221
vậy chọn Vitamin E là chất bổ sung vào môi
trường nuôi cấy để thu nhận CoQ10.
Hình 3: Ảnh hưởng của tiền tố tự nhiên lên quá
trình tổng hợp Q-10 của các chủng R. Palustris
KẾT LUẬN
Khảo sát các yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng
lên sự tăng trưởng của các chủng vi khuẩn
Rhodopseudomonas palustris PN16, PN21 và
PN31từ đó có thể đề nghị công thức bổ sung vào
môi trường SA như sau:
Hỗn hợp natri acetate và mannitol là nguồn
carbon (2 g)
Nguồn nitơ thích hợp là ammonium có bổ
sung thêm pepton 0,5g/lit.
Nồng độ cao nấm men 0,75 g/lit.
Vitamin E (5 µg/ml) và dịch chiết cà rốt 50%
là yếu tố kích thích sự tăng trưởng của tế bào
cũng như sinh tổng hợp Q-10 của các chủng
PN16, PN21 và PN31.
Chiết xuất thành công Q-10 từ ba chủng vi
khuẩn quang dưỡng tía không lưu huỳnh
Rhodopseudomonas palustris PN16, PN21 và PN31.
Hợp chất Q-10 đã được kiểm nghiệm bằng
phương pháp sắc ký lớp mỏng và phổ hấp thu
tử ngoại.
Hàm lượng Q-10 ở các chủng vi khuẩn
khảo sát đã được xác định bằng phương pháp
đo quang phổ tử ngoại. Chủng PN16 có 348,8
µg/g sinh khối tươi, chủng PN21 có 385,3 µg /g
sinh khối tươi và chủng PN31 có 399,8 µg/g
sinh khối tươi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Thúy Ái (2002), “Phân lập, định danh và khảo sát khả
năng biến dưỡng hợp chất dị vòng chứa nitơ của vi khuẩn
quang dưỡng tía không lưu huỳnh”. Luận văn thạc sĩ Trường
Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, Đại Học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh.
2. Blue MV, Singhal RS (2009), “Use of carrot juice and tomato
juiceas natural preccursors for enhanced production of
ubiquinon-10 by P.diminuta NICM 2865, Food chem 116: 302-
305.
3. Collins MD, Jones D (1981) “Distribution of isoprenoid
quinonestructural types in bacteria and their taxonomic
implication”, Microbiol rev 45: 316-354.
4. Yoshida H, Kotani Y, Ochaiai K, and Araki K, (1998)
“Production of ubiquinone 10 using bacteria”, J. Gen. Appl.
Microbiol, Vol. 44: 19-26.
5. Lê Quang Huấn, Đỗ Thị Tố Uyên, Trần Văn Nhị, (1999)
“Phương pháp thu nhận carotenoid và ubiquinon từ một số
vi khuẩn quang hợp thuộc chi Rhodobacter phân lập ở Việt
Nam”, Hội nghị khoa học toàn quốc “Hội nghị Công nghệ
Sinh học toàn quốc” – Hà Nội, 526-530.
6. Kalen A, Norling B, Appelkvist EL, Dallner G (1987),
“Uboquinone biosynthesis by the microsomal fraction of the
rat liver”, Biochim Biophys Acta 926:70-79.
7. Wu Z, Du G, Chen J, (2003) “Effects of dissolved oxygen
concentration and DO-stat feeding strategy on COQ10
production with Rhizobium radiobacter.World J Microbiol
Biotechnol 19: 925-928.
Ngày nhận bài báo: 14.12.2012
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 24.12.2012
Ngày bài báo được đăng: 10.03.2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_moi_truong_nuoi_cay_thich_hop_cho_viec_san_xuat_ubi.pdf