Nhận xét:
- Đa số các trường hợp có xảy ra phản ứng
lâm sàng không mong muốn ở những người
hiến máu không ăn sáng: có 42,86%. Đây là lý
do thường xuyên nhất, mặc dù đã tư vấn kỹ
người hiến máu là nên ăn nhẹ nhưng vẫn còn
một số trường hợp không ăn sáng, đa số trường
hợp này xảy ra ở đối tượng là sinh viên.
-Yếu tố hồi hộp, lo lắng, sợ đi đôi với biểu
hiện nhợt nhạt, vã mồ hôi thường xảy ra ở các
bạn nữ và hiến máu lần đầu. Trong quá trình
hiến máu, nhân viên lấy máu trò chuyện làm
cho người hiến máu giảm bớt căng thẳng
cũng làm mất đi phản ứng lâm sàng không
mong muốn này.
- Yếu tố không uống nước trước khi hiến
máu đi kèm với phản ứng bủn rủn tay chân.
Phản ứng này thường gặp trong những đợt lấy
máu lưu động có số lượng đông, thời gian từ lúc
người hiến máu đăng ký đến khi lấy máu dài
hơn.
- Ngoài những yếu tố trên, vị trí đăng ký
hiến máu và nơi đặt ghế lấy máu cũng rất quan
trọng như: phải thoáng đãng, mát mẻ tạo cảm
giác thoải mái cho người hiến máu cũng làm
giảm đi tỷ lệ người có xảy ra phản ứng lâm sàng
không mong muốn.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện những phản ứng lâm sàng không mong muốn ở người hiến máu tình nguyện tại bệnh viện truyền máu huyết học thành phố Hồ Chí Minh năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 385
KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ XUẤT HIỆN
NHỮNG PHẢN ỨNG LÂM SÀNG KHÔNG MONG MUỐN
Ở NGƯỜI HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN TẠI BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU
HUYẾT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2010
Châu Trần Minh Nghĩa*, Nguyễn Phước Bích Hạnh*, Trương Thị Kim Dung*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ xảy ra các phản ứng lâm sàng không mong muốn và một số yếu tố ảnh hưởng đến
sự xuất hiện các phản ứng này nhằm phòng ngừa, phát hiện sớm, xử lý đúng và kịp thời khi có các phản ứng
xảy ra.
Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
Đối tượng và phương pháp: Đánh giá mức độ xuất hiện phản ứng lâm sàng không mong muốn ở người
hiến máu trong quá trình tham gia hiến máu.
Kết quả: Qua nghiên cứu trên 7139 người hiến máu tình nguyện tại các điểm hiến máu cố định và lưu
động của BV. Truyền Máu Huyết Học từ tháng 07 đến tháng 11 năm 2010, có xảy ra 196 trường hợp có xuất
hiện phản ứng lâm sàng không mong muốn. Tần suất xuất hiện phản ứng lâm sàng không mong muốn ở người
hiến máu tình nguyện là 3,7%, trong đó có 88,3% là mức độ nhẹ. Tỷ lệ xảy ra phản ứng lâm sàng không mong
muốn chiếm tỷ lệ cao ở nữ (3,93%, so với nam: 2,39%), đa số là những trường hợp hiến máu lần đầu (chiếm
68,87%) và xảy ra trong quá trình hiến máu. Chiếm tỷ lệ cao những người hiến máu xảy ra phản ứng lâm sàng
không mong muốn có liên quan đến những yếu tố như: không ăn sáng (42,86%); thiếu ngủ trước khi hiến máu
(35,71%); hồi hộp, lo lắng, sợ (41,33%) khi hiến máu lần đầu.
Từ khóa: Hiến máu tình nguyện.
SUMMARY
INFLUENCES FACTOR TO REACTION OF THE VOLUNTEER DONOR IN BLOOD TRANSFUSION
HEMATOLOGY HOSPITAL 2010
Chau Tran Minh Nghia, Nguyen Phuoc Bich Hanh, Truong Thi Kim Dung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 385 - 390
Objective: Determine the percentage of the reaction in the volunter donor and the influences factor on
reaction.
Design: Prospective, decriptive case series.
Methods: From July to November, 2010 we had study 196 cases reaction on 7139 volunteer donor in fix and
mobile of Blood Transfusion Hematology Hospital.
Result:. The rate of reaction is 3.7%; inside, light reaction is 88.3%. The reaction of female is higher male
(female: 3.93%; male: 2.39%) and many donor is the first donation (66.87%). High percentage of reaction donor
is not sleep enough before (35.71%), no breakfast (42.86%), scare and worry (41.33%).
* Bệnh viện Truyền máu Huyết học TPHCM
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Phước Bích Hạnh, ĐT: 0918 570556,Email: minhhanh6162@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 386
ĐẶT VẤN ĐỀ
Máu và chế phẩm máu là loại thuốc đặc biệt
sử dụng trong cấp cứu và điều trị bệnh. Ngày
nay, mặc dù khoa học kỹ thuật đã rất phát triển
nhưng việc điều chế chất thay thế máu vẫn còn
trong quá trình nghiên cứu nên nguồn cung cấp
máu và chế phẩm máu vẫn phải lấy từ người
hiến máu. Do đó, việc xây dựng nguồn người
hiến máu có chất lượng, thường xuyên và an
toàn đáp ứng được nhu cầu máu điều trị là
nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của tất cả các
Ngân hàng máu trên thế giới.
Phản ứng lâm sàng không mong muốn ở
người hiến máu là những biểu hiện lâm sàng
xuất hiện do sự tác động của việc hiến máu
trong và sau khi hiến máu. Thực chất đây là
những phản ứng của cơ thể trước việc mất máu
hoặc những tác động từ việc hiến máu.
Sự xuất hiện những phản ứng này là ngoài
sự mong đợi của người thầy thuốc cũng như
của chính người hiến máu. Mặc dù chúng ta đã
thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật trong việc
tuyển chọn, khám sức khoẻ và chăm sóc người
hiến máu, việc xảy ra các phản ứng lâm sàng
không mong muốn ở người hiến máu vẫn có thể
xảy ra tại ở các điểm hiến máu. Vì thế nhằm góp
phần đảm bảo an toàn cho người hiến máu, loại
trừ các nguyên nhân gây ra các phản ứng lâm
sàng không mong muốn ở người hiến máu tình
nguyện, chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát
một số yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện
những phản ứng lâm sàng không mong muốn
ở người hiến máu tình nguyện tại bệnh viện
Truyền máu Huyết học tp. Hồ Chí Minh năm
2010”
Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định tỷ lệ xảy ra các phản ứng lâm
sàng không mong muốn ở người hiến máu tình
nguyện tại bệnh viện Truyền máu Huyết học
Tp. Hồ Chí Minh trong quá trình tham gia hiến
máu tình nguyện.
- Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến sự
xuất hiện các phản ứng lâm sàng không mong
muốn ở người hiến máu tình nguyện.
- Đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm
phòng ngừa, phát hiện sớm, xử lý đúng và kịp
thời khi có các phản ứng lâm sàng không mong
muốn xảy ra.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả người hiến máu tình nguyện được bác
sỹ khám kết luận là đủ điều kiện hiến máu(3) tại
các điểm cố định và lưu động của Bệnh viện
trong năm 2010.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu : theo phương pháp cắt
ngang mô tả.
Đánh giá mức độ xuất hiện phản ứng lâm
sàng không mong muốn ở người hiến máu
trong quá trình tham gia hiến máu theo 3 tiêu
chuẩn(1):
+ Mức độ nhẹ: hồi hộp, lo lắng, nhợt nhạt,
cảm giác nóng bừng, vã mồ hôi, choáng váng,
buồn nôn, nôn, cảm giác khó thở, cảm giác ớn
lạnh, mạch nhanh (tăng thêm trên 10 lần/phút).
+ Mức độ trung bình: Mất nhận biết (ngất xỉu),
thở nhanh nông (trên 28 lần/phút), co giật kiểu
tetanie, mạch chậm và khó bắt, hạ huyết áp
>15mmHg, co cứng cơ.
+ Mức độ nặng: Các biểu hiện nhẹ hoặc trung
bình kèm theo một trong các biểu hiện sau: co
giật, đại tiểu tiện không tự chủ, trụy tim mạch.
- Phỏng vấn trực tiếp và sử dụng bảng hỏi
để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới sự xuất
hiện các phản ứng lâm sàng không mong muốn.
- Thống kê và xử lý số liệu bằng phần mềm
SPSS 11.5 và Microsof EXCEL.
Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 01/07/2010 đến ngày 30/11/2011.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 387
Địa điểm nghiên cứu
Tại Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học TP.
Hồ Chí Minh.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Qua quá trình khảo sát, phỏng vấn trực tiếp
những người hiến máu có xuất hiện những
phản ứng lâm sàng không mong muốn trong và
sau khi hiến máu. Chúng tôi đã thu được những
kết quả như sau:
Trong 7139 người hiến máu tình nguyện có
196 trường hợp xảy ra các phản ứng lâm sàng
không mong muốn.
Tỷ lệ người cho máu xảy ra những phản
ứng lâm sàng không mong muốn theo hai
giới
Bảng 1 Tỷ lệ xuất hiện phản ứng lâm sàng không
mong muốn ở hai giới
Nam Nữ Tổng số Giới
Phản ứng
n % n % n %
Có phản
ứng
120 2,39 76 3,93 196 3,7%
Không phản
ứng
5008 97,61 1935 96,07 6943 96,3%
Tổng số 5128 100 2011 100 7139 100
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
Nam Nữ
Có phản ứng
Không phản ứng
Biểu đồ 1 Tỷ lệ người hiến máu có xuất hiện phản
ứng ở hai giới
Nhận xét:
- Trong năm 2010, ngoài việc phối hợp với
công đoàn ngành y tế và Đoàn Thanh niên Sở Y
tế để xây dựng phong trào hiến máu tình
nguyện trong khối các bệnh viện; BV. TMHH đã
đẩy mạnh vận động khối các doanh nghiệp có
số lượng lao động lớn và đặc biệt là khối lực
lượng vũ trang như Trường Trung cấp An Ninh
Nhân Dân, Trường Đại Học Cảnh Sát. Vì vậy số
lượng người hiến máu có tỷ lệ nam nhiều
hơn nữ.
- Tỷ lệ người hiến máu có xảy ra phản ứng
lâm sàng không mong muốn ở nữ (3,93%) nhiều
hơn nam (2,39%). (Với α = 0.01, C=2,56, Theo
phương pháp kiểm định χ2, ta có Q = 11,204 =>
Vì Q>C nên sự khác biệt này là có ý nghĩa thống
kê.) So với nghiên cứu của Ngô Mạnh Quân(2)
năm 2006 tại Viện Huyết học Truyền Máu TW:
“Tỷ lệ theo giới gặp ở nữ (3,40%) cao hơn so với
tỷ lệ xuất hiện phản ứng ở nam (1,87%), sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê”
Bảng .2 Tỷ lệ người cho máu xảy ra những phản
ứng lâm sàng không mong muốn theo số lần hiến
máu
Nam Nữ Tổng số Giới
Phản ứng
n % n % n %
Hiến máu
lần đầu
67 55,8 68 89,47 135 68,87
Hiến máu ≥
2 lần
53 44,2 8 10,53 61 31,13
Tổng cộng 120 100 76 100 196 100
0
20
40
60
80
100
120
Nam Nữ
HM lặp lại
HM lần đầu
Biểu đồ 2 Tỷ lệ người hiến máu có xuất hiện phản
ứng theo số lần hiến máu
Nhận xét:
- Số lượng người hiến máu lần đầu có xuất
hiện phản ứng lâm sàng không mong muốn ở
nữ chiếm tỷ lệ cao: 89,47%. Ngược lại, tỷ lệ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 388
hiến máu lặp lại có tỷ lệ xuất hiện phản ứng
lâm sàng không mong muốn thấp: 10,53%.
- Số lượng người hiến máu lần đầu và hiến
máu lặp lại có xuất hiện phản ứng lâm sàng
không mong muốn ở nam không nhiều.
Bảng.3: Tỷ lệ người hiến máu có xuất hiện phản ứng
theo hình thức tổ chức hiến máu: điểm lấy máu lưu
động và lấy máu tại BV. TMHH:
Tại BV Lưu động Tổng số Điểm lấy máu
Phản ứng
n % n % n %
Có xảy ra phản ứng 12 0,5 184 4,04 196 3,7
Không xảy ra phản
ứng
2393 99,5 4550 9,96 6943 96,3
Tổng cộng 2405 100 4734 100 7139 100
0
1000
2000
3000
4000
5000
Tại BV.TMHH Lưu động
Có xảy ra PƯ
Không xảy ra PƯ
Biểu đồ 3 Tỷ lệ người hiến máu có xuất hiện phản
ứng theo hình thức tổ chức hiến máu.
Nhận xét:
Tỷ lệ người hiến máu tại BV,TMHH có xảy ra
phản ứng lâm sàng không mong muốn ít hơn
hiến máu ở các điểm lưu động. (Với α = 0,01,
C=2,56, Theo phương pháp kiểm định χ2, ta có Q
>C nên sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê).
Việc xảy ra các phản ứng lâm sàng không
mong muốn ở các đợt lấy máu lưu động với số
lượng lớn sẽ gây nên tình trạng kéo dài thời gian
lấy máu làm cho cả người hiến máu và nhân viên
lấy máu có cảm giác mệt hơn, điều này là một
trong những trở ngại cho buổi lấy máu.
Tần suất xuất hiện các phản ứng lâm sàng
không mong muốn
Bảng 4: Tần suất xuất hiện những biểu hiện lâm
sàng ghi nhận được ở 196 người hiến máu tình
nguyện có phản ứng lâm sàng không mong muốn
STT Biểu hiện lâm sàng Số
trường
hợp (n)
Tần xuất
xuất hiện
(%)
Choáng váng, hồi hộp, lo lắng 139 70,92
Cảm giác nóng bừng 39 19,90
Nhợt nhạt, vã mồ hôi 97 49,49
Mạch nhanh (tăng thêm 10
lần/phút) 18 9,18
Thở nhanh 23 11,73
Buồn nôn 42 21,43
Cảm giác ớn lạnh 27 13,78
Bủn rủn chân tay 60 30,61
Cảm thấy khó thở 17 8,67
Xỉu 12 6,12
Huyết áp tối đa giảm >10mmHg 26 13,27
Tê đầu chi 16 8,16
Mạch chậm (giảm 10 lần/phút) 30 15,31
Nôn 7 3,57
Đau bụng 11 5,61
Co giật 0 0
Tiểu tiện không tự chủ 0 0
Nhận xét:
- Có trên 70% có phản ứng hồi hộp, lo lắng,
sợ và phản ứng này thường đi kèm với biểu
hiện là da nhợt nhạt, vã mồ hôi: 49,49%.
- Cảm giác bủn rủn tay chân là 30,61% và
thường đi kèm theo là phản ứng buồn nôn:
21,43%.
Bảng 5: Tỷ lệ các mức độ phản ứng
Mức độ Nhẹ Trung bình Nặng
n % n % n % Xuất hiện phản
ứng
(n=196)
174 88,3 22 10,2 0 0
Nhận xét:
- Các phản ứng lâm sàng không mong
muốn xảy ra thường ở mức độ nhẹ và trong
quá trình nghiên cứu của chúng tôi không có
trường hợp nặng.
- Các phản ứng trung bình xảy ra ít, những
phản ứng này đều xuất hiện ở hình thức hiến
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 389
máu lưu động có số lượng người hiến máu
nhiều (như Trường ĐH An Ninh Nhân dân: 500
người, Trường Trung cấp cảnh sát: 450 người
Cảnh sát,).
Tìm hiểu một số yếu tố có liên quan tới
việc xảy ra phản ứng lâm sàng không
mong muốn
Thời điểm xuất hiện phản ứng lâm sàng không
mong muốn
Bảng 6 : Thời điểm xuất hiện phản ứng
Đang hiến
máu
Sau khi lấy
máu
Tổng số Thời điểm xuất
hiện PƯ
Lượng
máu hiến
n % n % n %
250ml/đơn vị 108 61,71 13 61,9 121 61,73
350ml/đơn vị 67 38,29 8 38,1 75 38,27
Tổng số trường
hợp
175 100 21 100 196 100
Nhận xét:
- Đa số các trường hợp xảy ra các phản ứng
lâm sàng không mong muốn tại thời điểm đang
hiến máu: các trường hợp này đều là những
phản ứng ở mức độ nhẹ như choáng váng, bủn
rủn tay chân, nhợt nhạt, vã mồ hôi và có một số
trường hợp kéo dài đến sau khi hiến máu.
- Những trường hợp xảy ra sau khi hiến
máu thường có phản ứng đau bụng, buồn nôn,
cảm thấy khó thở và xỉu.
- Một số yếu tố thuộc về người hiến máu
có liên quan tới việc xuất hiện phản ứng lâm
sàng không mong muốn ở người hiến máu
tình nguyện.
Bảng 7: Những yếu tố có liên quan đến việc xuất
hiện phản ứng lâm sàng không mong muốn.
NHỮNG YẾU TỐ LIÊN QUAN n %
Không ăn sáng 84 42,86
Thiếu ngủ trước khi hiến máu(<6 giờ) 70 35,71
Hồi hộp, lo lắng, sợ (sợ kim, sợ đau) 81 41,33
Nhìn thấy máu 36 18,37
Nhìn thấy người khác xỉu 11 5,61
Đã từng bị xỉu, ngất vì lý do khác 6 3,06
Không uống nước trước khi hiến máu 13 6,63
Đã xỉu ở lần hiến máu trước 8 4,08
Nhận xét:
- Đa số các trường hợp có xảy ra phản ứng
lâm sàng không mong muốn ở những người
hiến máu không ăn sáng: có 42,86%. Đây là lý
do thường xuyên nhất, mặc dù đã tư vấn kỹ
người hiến máu là nên ăn nhẹ nhưng vẫn còn
một số trường hợp không ăn sáng, đa số trường
hợp này xảy ra ở đối tượng là sinh viên.
-Yếu tố hồi hộp, lo lắng, sợ đi đôi với biểu
hiện nhợt nhạt, vã mồ hôi thường xảy ra ở các
bạn nữ và hiến máu lần đầu. Trong quá trình
hiến máu, nhân viên lấy máu trò chuyện làm
cho người hiến máu giảm bớt căng thẳng
cũng làm mất đi phản ứng lâm sàng không
mong muốn này.
- Yếu tố không uống nước trước khi hiến
máu đi kèm với phản ứng bủn rủn tay chân.
Phản ứng này thường gặp trong những đợt lấy
máu lưu động có số lượng đông, thời gian từ lúc
người hiến máu đăng ký đến khi lấy máu dài
hơn.
- Ngoài những yếu tố trên, vị trí đăng ký
hiến máu và nơi đặt ghế lấy máu cũng rất quan
trọng như: phải thoáng đãng, mát mẻ tạo cảm
giác thoải mái cho người hiến máu cũng làm
giảm đi tỷ lệ người có xảy ra phản ứng lâm sàng
không mong muốn.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên 7139 người hiến máu
tình nguyện tại các điểm hiến máu cố định và
lưu động của BV. Truyền Máu Huyết Học từ
tháng 07 đến tháng 11 năm 2010, có xảy ra 196
trường hợp có xuất hiện phản ứng lâm sàng
không mong muốn.
Tần suất xuất hiện phản ứng lâm sàng
không mong muốn ở người hiến máu tình
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 390
nguyện là 3,7%, trong đó có 88,3% là mức
độ nhẹ.
Tỷ lệ xảy ra phản ứng lâm sàng không mong
muốn chiếm tỷ lệ cao ở nữ (3,93%, so với nam:
2,39%), đa số là những trường hợp hiến máu lần
đầu (chiếm 68,87%) và xảy ra trong quá trình
hiến máu.
Chiếm tỷ lệ cao những người hiến máu
xảy ra phản ứng lâm sàng không mong muốn
có liên quan đến những yếu tố như: không ăn
sáng (42,86%); thiếu ngủ trước khi hiến máu
(35,71%); hồi hộp, lo lắng, sợ (41,33%) khi
hiến máu lần đầu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tổ chức y tế Thế giới : Máu và các sản phẩm máu an toàn.
(Quyển 1: Cho máu an toàn).
2. Viện Huyết Học Truyền Máu Trung Ương:
3. Trần Văn Bé: Tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng, nhà xuất bản Y
học năm 1999, 7-13.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_mot_so_yeu_to_anh_huong_den_su_xuat_hien_nhung_phan.pdf