BÀN LUẬN
Kết quả khảo sát cho thấy mức độ ô nhiễm vi
khuẩn trên các loại đồ vải y tế đang được tái sử
dụng là rất lớn, bất kể đồ vải thuộc loại nào và
xuất phát từ khoa phòng nào. Các loại vi khuẩn
phân lập được cũng rất đa dạng, đặc biệt là các
loại vi khuẩn có khả năng chịu đựng điều kiện
sống khắc nghiệt, tồn tại lâu trong môi trường,
và khả năng gây bệnh cao chiếm tỷ lệ lớn. Đặc
biệt là các loại vi khuẩn Staphylococcus spp,
Micrococcus spp, E. coli là những tác nhân hàng
đầu gây nhiễm khuẩn bệnh viện.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chỉ cần sử
dụng các quy trình giặt đơn giản là có thể loại bỏ
hầu hết các vi khuẩn ô nhiễm trên đồ vải y tế.
Tuy nhiên, Staphylococcus spp, tác nhân hàng đầu
gây nhiễm khuẩn bệnh viện hiện nay, vẫn có thể
tồn tại dù với số lượng ít. Nghiên cứu cũng cho
thấy trong quá trình xử lý đồ vải đã qua sử dụng
ở cơ sở y tế, quá trình trước khi giặt xử lý là quá
trình nguy hiểm cho nhân viên y tế vì mức độ ô
nhiễm vi khuẩn cao ở giai đoạn này.
Kết quả cũng cho thấy hiệu quả của các quy
trình giặt khác nhau với hóa chất và nhiệt độ
nước sử dụng khác nhau cho kết quả tương
đương, như vậy có thể xem xét sử dụng một quy
trình giặt xử lý đồ vải y tế đơn giản nhất, ít tốn
kém nhất mà vẫn có thể cho hiệu quả cao.
KẾT LUẬN
Đồ vải y tế đã qua sử dụng chưa được giặt
xử lý có mức độ ô nhiễm vi khuẩn rất cao, với
các tác nhân vi khuẩn hàng đầu như là
Staphylococcus spp, Micrococcus spp, E. coli Để có
thể giảm thiểu khả năng lây nhiễm chéo cho
nhân viên hoạt động trong lĩnh vực xử lý đồ vải
y tế cần có những quy định cụ thể. Áp dụng các
quy trình giặt xử lý đồ vải chuẩn là đã có tác
dụng tốt giảm mức độ ô nhiễm vi khuẩn trên đồ
vải. Tuy nhiên trong các đơn vị đòi hỏi sự vô
khuẩn tuyệt đối, quy trình giặt xử lý đồ vải y tế
thông thường có thể không đáp ứng được vì một
số tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện hàng
đầu vẫn có thể tồn tại.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát mức độ ô nhiễm vi sinh và đánh giá hiệu quả các quy trình giặt trên các loại đồ vải y tế tại bệnh viện đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên Đề Ngoại Khoa 1
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ Ô NHIỄM VI SINH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
CÁC QUY TRÌNH GIẶT TRÊN CÁC LOẠI ĐỒ VẢI Y TẾ
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
Huỳnh Minh Tuấn*, Trịnh Thị Thoa**, Vương Minh Nguyệt**,
Nguyễn Thị Thu Phương**, Lê Thị Anh Đào**, Phan Thị Kim Hương**, Nguyễn Thị Lệ**,
Nguyễn Phi Châu**, Dương Ngọc Điệp**, Nguyễn Thị Ngọc Sương**, Nguyễn Thanh Bảo*
TÓM TẮT
Mở đầu: Trong hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, công tác xử lý đồ vải y tế được xem là một
khâu quan trọng vì đồ vải y tế được xem là một mắc xích trong chu kỳ lây truyền các tác nhân vi khuẩn gây
nhiễm khuẩn bệnh viện.
Mục tiêu:(1) Khảo sát mức độ ô nhiễm và phổ vi khuẩn ô nhiễm trên các loại đồ vải y tế, bao gồm đồ vải
bình thường, và đồ vải phẫu thuật đang được sử dụng tại Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.(2)
Đánh giá hiệu quả của các quy trình giặt xử lý đồ vải y tế trong việc làm giảm mức độ ô nhiễm vi khuẩn.
Phương pháp: Để có thể khảo sát mức độ ô nhiễm, các loại vi khuẩn gây ô nhiễm và hiệu quả của các quy
trình giặt xử lý đồ vải y tế tại Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi khảo sát ngẫu nhiên 180
mẫu gồm đồ vải bình thường và đồ vải phẫu thuật, sử dụng các kỹ thuật vi sinh thường quy để phân lập, định
danh và đếm số lượng các vi khuẩn phân lập được
Kết quả: Kết quả cho thấy mức độ ô nhiễm vi khuẩn trên hai loại đồ vải nói trên là tương đương nhau và
rất cao(732-792CFU/cm2). Có tổng cộng tám loại vi khuẩn phân lập được, trong đó Staphylococcus spp,
Micrococcus spp, và E. coli chiếm tỷ lệ hàng đầu(21,7; 19,6; và 15,8%).
Kết luận: Các quy trình giặt xử lý thông thường có hiệu quả cao trong việc giảm mức độ ô nhiễm vi khuẩn
trên các loại đồ vải y tế.
ABSTRACT
SURVEY THE BACTERIAL POLUTION LEVEL AND EVALUATE THE EFFICACY OF DIFFERENT
WASHING PROCEDURES ON MEDICAL LINEN AT HO CHI MINH UNIVERSITY MEDICAL
CENTER
Huynh Minh Tuan, Trinh Thi Thoa, Vuong Minh Nguyet,
Nguyen Thi Thu Phuong, Le Thi Anh Dao, Phan Thi Kim Hương, Nguyen Thi Le,
Nguyen Phi Chau, Duong Ngoc Diep, Nguyen Thi Ngoc Suong, Nguyen Thanh Bao
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 328 – 334
Background: In hospital infection control activities, medical linen process is considered one of the most
important stages because medical linen acts as a chain in spreading cycle of nosocomial infection pathogens.
Objectives:(1) Survey the polution level and bacterial spectrum on medical linen, including normal linen
and surgical linen used at Ho Chi Minh City Medical University Center.(2) Evaluate the efficacy of different
washing procedures on medical linen in reducing bacteria polution level.
Method: We randomly investigated 180 samples including normal linen and surgical linen, using routine
∗ Bộ môn Vi sinh – Đại học Y Dược TPHCM ** Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
Chuyên Đề Ngoại Khoa 2
microbiological techniques to isolate, analyze, and quantify isolated bacteria.
Results: The result indicated that bacterial pollution level on two above kinds of linen is similar and very
high (732-792CFU/cm2). There were total 8 species of isolated bacteria, among them the prevalences of
Staphylococcus spp, Micrococcus spp, and E. coli (respectively 21,7; 19,6; and 15,8%) were the highest.
Conclusion: The normal washing procedures yield reasonable efficacy in reducing the bacterial pollution
level on medical linen.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, hoạt động kiểm
soát nhiễm khuẩn bệnh viện được đẩy mạnh và
trở thành một trong những tiêu chuẩn đánh giá
bệnh viện.
Công tác xử lý đồ vải y tế trong bệnh viện là
một khâu quan trọng trong hoạt động chống
nhiễm khuẩn bởi vì đồ vải y tế được tái sử dụng
có thể được xem là một mắc xích quan trọng
trong chu kỳ lây truyền các tác nhân vi khuẩn
gây nhiễm khuẩn bệnh viện
Trên thực tế công tác xử lý và tái sử dụng đồ
vải y tế vẫn còn nhiều bất cập và chưa được
quan tâm đúng mức, mỗi bệnh viện có một qui
trình xử lý khác nhau không thống nhất, có bệnh
viện có bộ phận xử lý đồ vải riêng, có bệnh viện
sử dụng dịch vụ xử lý đồ vải ở ngoài(các công ty
chuyên giặt ủi đồ vải y tế) Chất lượng của các
qui trình xử lý, đặc biệt là mức độ ô nhiễm vi
sinh vật trên đồ vải y tế chưa được kiểm định và
giám sát chặt chẽ, thường xuyên.
Tổng quan về đồ vải y tế
Đinh nghĩa
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau
về đồ vải, việc phân loại dựa vào tình hình thực
tế của từng đơn vị y tế. Sau đây là một số định
nghĩa về đồ vải y tế mà chúng tôi đưa ra dựa
vào tình hình hoạt động thực tế tại Bệnh viện
Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Đồ vải bình thường: (ĐVBT) là đồ vải của
nhân viên y tế, bệnh nhân thỏa các điều kiện:
- Không dính máu hay dịch tiết.
Không phát sinh từ những bệnh phòng
truyền nhiễm: HIV, viêm gan C, viêm gan B,
bệnh thương hàn, các bệnh da liễu
Không xuất phát từ phòng cách ly.
Đồ vải nhiễm: là đồ vải phát sinh từ những
bệnh phòng truyền nhiễm: HIV, viêm gan C,
viêm gan B, bệnh thương hàn, các bệnh da liễu
Xuất phát từ phòng cách ly.
Đồ vải phẫu thuật: (ĐVPT) là đồ vải xuất
phát từ khoa phẫu thuật, phòng tiểu phẫu, các
nơi làm thủ thuật xâm lấn.
Tình hình ô nhiễm vi sinh trên các loại đồ vải
y tế
Đồ vải được tái sử dụng trong các cơ sở y tế
được xem là nguồn chứa và là nguồn lây nhiễm
chéo của nhiều loại vi sinh vật khác nhau bao
gồm vi khuẩn, siêu vi, và các loại ký sinh trùng.
Một qui trình hợp lý trong việc xử lý, lưu trữ và
tái sử dụng đồ vải trong các cơ sở y tế được xem
là biện pháp thích hợp để ngăn chặn tình trạng
nhiễm khuẩn chéo trong bệnh viện.(5)
Một số nghiên cứu cho thấy đồ vải là nguồn
lây của các vi khuẩn như tụ cầu, Bacillus cereus,
các nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở những bệnh
nhân đặt sonde tiểu (sonde Foley), các nhiễm
khuẩn ở trẻ sơ sinh.(6,2)
Đồng thời ở một số những nghiên cứu khác
về tình trạng nhiễm khuẩn ở nhân viên y tế làm
việc trong bộ phận xử lý đồ vải tại các bệnh viện
đã báo cáo các trường hợp sốt Q, nhiễm
salmonella, nấm, ghẻ, viêm gan A(8,4)
Hầu hết các nghiên cứu này đều cho thấy
những bất hợp lý trong các qui trình xử lý đồ vải
tại các bệnh viện nghiên cứu bao gồm: phân loại,
thu gom, xử lý, lưu trữ và tái sử dụng.
Các quy trình giặt xử lý đồ vải y tế
Trong thực tế các quy trình giặt xử lý ở các
đơn vị y tế khác nhau có rất nhiều khác biệt trong
việc sử dụng máy móc thiết bị, nguồn nước, nhiệt
độ nước, và các loại hóa chất sử dụng.
Chuyên Đề Ngoại Khoa 3
Trên thế giới: Trong thập niên 80 của thế kỷ
XX cũng đã có một số nghiên cứu về đồ vải cho
thấy lượng vi khuẩn có thể giảm đi đáng kể khi
giặt đồ vải ở nhiệt độ thấp 220C – 500C nếu sử
dụng đúng các hoá chất giặt trong đó có các hoá
chất tẩy trắng. Quy trình giặt ở nhiệt độ thấp có
hiệu quả tương đương với nhiệt độ cao.(1,7)
Ở Việt Nam trong các khảo sát tại bệnh viện
Bạch Mai báo cáo tại Hội Nghị Kiểm Soát Nhiễm
Khuẩn năm 2006 cho thấy không có sự khác biệt
giữa các quy trình giặt xử lý đồ vải y tế bằng xà
phòng với nước javel (thuốc tẩy) với quy trình
giặt chỉ sử dụng xà phòng. Kết quả cũng cho
thấy không có sự khác biệt giữa các quy trình
giặt xử lý đồ vải y tế bằng nước nóng so với
nước lạnh(9).
Các loại vi khuẩn thường phân lập được từ đồ
vải y tế
Staphylococcus spp:
Staphylococcus phân bố rộng rãi trong đất,
nước, thực phẩm, da người, niêm mạc.
Tụ cầu khuẩn được phân làm 2 nhóm lớn:
Coagulase dương (Staphylococcus aureus,
Staphylococus intermedius) và coagulase âm
(Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus
saprophyticus, Staphylococcus haemolyticuss).
Nhóm coagulase âm trước nay vẫn được xem là
hoại sinh không gây bệnh, nhưng hiện nay, theo
kết quả của các nghiên cứu mới đây nó cũng có
khả năng gây bệnh trong một số trường hợp đặc
biệt là nhiễm trùng cơ hội. Staphylococcus aureus
(tụ cầu khuẩn vàng) hiện nay là một trong
những tác nhân hàng đầu gây nhiễm khuẩn
bệnh viện, đặc biệt là các chủng kháng
Methicilline (Methicilline Resistant
Staphylococcus aureus = MRSA).
Staphylococcus spp có thể gây các bệnh từ
nhiễm khuẩn thông thường như mụn nhọt,
apxe, viêm tai, viêm khớp, viêm phổi, xoang mũi
đến nhiễm khuẩn trầm trọng như sưng phổi,
nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm màng
trong tim và nhiễm khuẩn đường tiểu, có thể
gây tử vong.
Staphylococcus aureus gây ngộ độc thực phẩm
khi bị nhiễm vào thức ăn, tiết ra độc tố đường
ruột làm người ăn bị nôn mửa, tiêu chảy dữ dội,
nhưng không sốt. Bệnh thường lành nhanh
chóng và không cần điều trị kháng sinh. Nhưng
nếu nhiễm 1 lượng lớn Staphylococcus thì vẫn
phải điều trị bằng kháng sinh.
Micrococcus spp
Micrococcus được tìm thấy trong đất, nước,
bụi, các sản phẩm từ sữa, trên da người và động
vật.
Micrococcus thường không gây bệnh nhưng
có 1 số ít loài tác động lên bệnh nhân bị suy giảm
miễn dịch, gây nhiễm khuẩn da hay viêm nội
tâm mạc ở bệnh nhân HIV
Escherichia coli
E. coli có nhiều trong tự nhiên, trong đường
ruột của người và gia súc.
Trong đường ruột, chúng có nhiều ở đại
tràng nên còn gọi là vi khuẩn đại tràng.
Chúng nhiễm vào đất, nước, thực vật từ
phân của người và động vật, chúng trở nên gây
bệnh khi có điều kiện thuận lợi.
E. coli là vi khuẩn chính gây nhiễm khuẩn
đường ruột và đường tiểu. Có nhiều loại E. coli
nhiễm khuẩn theo cơ chế khác nhau:
Nhiễm khuẩn đường tiểu: E. coli là tác nhân
thường thấy nhất, 90% các trường hợp nhiễm
trùng tiểu ở phụ nữ do E. coli, với các triệu
chứng như: tiểu gắt, buốt, tiểu ra máu, tiểu có
mủ. Có thể đưa đến nhiễm khuẩn bàng quang,
thận, cơ quan sinh dục và nhiễm khuẩn máu
Nhiễm khuẩn máu: khi sức đề kháng của vi
khuẩn giảm, vi khuẩn vào máu gây nhiễm
khuẩn huyết ở trẻ sơ sinh và sau khi nhiễm
khuẩn đường tiểu.
Viêm màng não: E. coli chiếm khoảng 40%
trường hợp viêm màng não ở trẻ sơ sinh.
Tiêu chảy: Chủng E. coli liên quan đến tiêu
chảy, đặc biệt là ở trẻ em thuộc các nhóm sau:
EPEC (Enteropathogenic Escherichia coli):
Nguyên nhân gây tiêu chảy cho trẻ em dưới 2
Chuyên Đề Ngoại Khoa 4
tuổi, chủ yếu do có kháng nguyên mạnh và độc
tố ruột.
ETEC (Enteroxigenic E. coli): Do độc tố ruột
enterotoxin gây tiêu chảy cho trẻ em và người
lớn. Độc tố ruột gồm 2 loại LT (Thermolabiles,
không bền với nhiệt) và ST (Thermostable, bền
mới nhiệt). Những dòng E.Coli có cả 2 loại độc tố
LT và ST sẽ gây tiêu chảy trầm trọng và kéo dài.
Độc tố ruột enterotoxin gồm cả nội độc tố và
ngoại độc tố, trong đó ngoại độc tố gây độc
mạnh hơn nội độc tố.
EIEC (Entero Invasive E. coli): E. coli xâm lấn,
vi khuẩn xâm nhập vào tế bào biểu mô đại tràng
làm tiêu hủy các hạt vùi trong không bào và
nhân lên trong tế bào. Chúng di chuyển qua cầu
nối gian bào sang tế bào lân cận, kết quả tế bào
niêm mạc đại tràng bị viêm gây nên tổn thương
như loét niêm mạc, gây tiêu chảy lẫn máu, đàm
(giống Shigella). Các chủng này có thể lên men
hay không lên men đường lactose và có phản
ứng LDC âm tính.
EHEC (Enterohemorhagic E. coli): E. coli gây
xuất huyết ruột và hội chứng tan máu – urê
huyết HUS, do ngoại độc tố hướng mạch máu.
Nhóm này còn được gọi là VETEC (Verocytoxin
producing colilic), gây tiêu chảy, vừa là nguyên
nhân gây viêm đại tràng xuất huyết vừa làm tổn
thương mao mạch gây hiện tượng sưng phù, có
thể gây tử vong, vài loại có độc tố ruột.
EAEC (Enteroaggretive E. coli): E. coli bám
dính vào tế bào niêm mạc ruột góp phần tạo
nên sự xâm lấn dai dẳng và do đó gây tiêu
chảy kéo dài dẫn đến sự kém hấp thu các chất
dinh dưỡng.
Klebshiella
Thường hoại sinh trong các nguồn nước
cung cấp, một vài gốc cộng sinh ở đường ruột
của người.
Klebsiella pneumoniae (Friedlander’s bacilli):
Gây bệnh viêm thùy phổi nặng và các bệnh
nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
Klebsilla ozaenae, Klebsillar hinoscleromatis: Gây
viêm mũi, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và
nhiễm khuẩn huyết.
Ngoài ra Klebsilla còn gây ra nhiễm khuẩn
đường tiểu, viêm niệu đạo, viêm màng tim,
nhiễm khuẩn vết thương. Vỏ bọc của nó có khả
năng bảo vệ vi khuẩn khỏi sự thực bào cũng như
thấm qua của các loại kháng sinh.
Bacillus spp
Phân bố nhiều trong tự nhiên: đất, nước,
không khí, xác thực vật. Bào tử có khả năng chịu
được nhiệt.
Loài gây bệnh quan trọng ở người:
Bacillus anthracis (trực khuẩn bệnh than) có
độc tố gây ra các triệu chứng lâm sàng của
bệnh than, gây thiếu oxy não, suy hô hấp dẫn
đến tử vong.
Bacillus cereus sản sinh 2 loại độc tố ruột. Độc
tố gây tiêu chảy (diarhoed toxin), vi khuẩn sản
sinh độc tố trên thịt, rau quả, gia vị, bản chất là
một loại protein gây hủy hoại biểu bì và niêm
mạc ruột gây tiêu chảy, có thể nguy hiểm đến
tính mạng. Độc tố gây nôn mửa (emetic toxin), vi
khuẩn nhiễm trong gạo, cơm nguội, đậu các loại,
bản chất độc tố là phospholipid, có tính ổn định
cao, không bị phân hủy ở nhiệt độ cao và dịch dạ
dày. Ngoài ra, vi khuẩn còn có enzymm
hemolysine là 1 protein gây độ mạnh, có thể gây
chết người. Độc tố này có thể trung hòa bởi
cholesterol trong huyết thanh nhưng nó đã góp
phần cho sự phát triển của vi khuẩn.
Bacillus licheniformis gây ngộ độc thức ăn,
tiêu chảy, viêm ruột, dẫn đến nhiễm trùng máu.
Bacillus licheniformis cũng có thể gây viêm mắt,
và làm thai phụ sẩy thai.
Enterobacter
Phân bố trong tự nhiên như đất, nước, da
người, thực vật và các sản phẩm từ sữa.
Là loại hoại sinh đường ruột nhưng có thể
gây nhiễm khuẩn được tiểu, máu, vết thương,
đường hô hấp trên, ngoài ra, chúng còn là tác
nhân gây nhiễm khuẩn cơ hội và nhiễm khuẩn
bệnh viện.
Chuyên Đề Ngoại Khoa 5
Citrobacter
Có trong đất, nước, rác thải, thức ăn, ruột
người và động vật.
Không gây bệnh đường ruột nhưng có thể
kết hợp với các trường hợp viêm ruột ở người.
Ngoài ra, Citrobacter có thể gây ra nhiễm khuẩn
đường tiểu, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn
vết thương và nhiều nơi trong cơ thể.
Trực khuẩn Gram âm không lên men Glucose
Đa số vi khuẩn thuộc loại này không gây
bệnh.
Mục tiêu nghiên cứu
1. Khảo sát mức độ ô nhiễm và phổ vi khuẩn
ô nhiễm trên các loại đồ vải y tế, bao gồm đồ vải
bình thường, và đồ vải phẫu thuật đang được sử
dụng tại Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí
Minh.
2. Đánh giá hiệu quả của các quy trình giặt
xử lý đồ vải y tế trong việc làm giảm mức độ ô
nhiễm vi khuẩn.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨ U
Đối tượng nghiên cứu
Đồ vải bình thường và đồ vải phẫu thuật.
Vật liệu nghiên cứu
Hóa chất giặt: xà phòng giặt và nước
javel(thuốc tẩy)
Nhiệt độ nước: 300C và 60 – 800C
Phương pháp lấy mẫu
Cho các miếng vải vô khuẩn vào máy giặt
(lúc này không có hóa chất) rồi giặt cùng với đồ
vải nghiên cứu trong 15 phút. Sau khi máy giặt
đã trộn đều và xả nước, mở cửa máy và lấy 01
miếng vải cho vào ống nghiệm đựng môi trường
chuyên chở. Sau khi đã lấy mẫu lần 1, cho hóa
chất giặt vào, khởi động lại chương trình giặt từ
đầu. Sau khi kết thúc chương trình giặt mở cửa
máy giặt và lấy 01 miếng vải cho vào ống
nghiệm đựng môi trường chuyên chở. Khi kết
thúc chương trình sấy mở cửa máy lấy miếng
vải còn lại cho vào ống nghiệm đựng môi trường
chuyên chở. Mẫu được chuyển ngay về phòng
xét nghiệm theo đúng qui trình vận chuyển mẫu
hoặc sẽ được lưu trữ trong tủ lạnh theo đúng qui
trình trước khi được vận chuyển.
Số lượng mẫu lấy
180 mẫu ngẫu nhiên gồm đồ vải bình
thường và đồ vải phẫu thuật.
Khảo sát vi sinh học
Nuôi cấy, phân lập, định danh và đếm số
lượng vi khuẩn theo quy trình kỹ thuật thường
quy tại Bộ môn Vi Sinh, Đại Học Y Dược TP. Hồ
Chí Minh.
Các chỉ số nghiên cứu
Số lượng vi khuẩn trung bình phân lập được
trên các loại đồ vải trước khi thực hiện quy trình
giặt xử lý.(Đơn vị tính CFU/cm2)
Số lượng vi khuẩn trung bình phân lập được
trên các loại đồ vải trong và sau khi hoàn tất quy
trình giặt xử lý.(Đơn vị tính CFU/cm2)
Tên và tần suất xuất hiện của các vi khuẩn
phân lập được.
KẾT QUẢ
Mức độ ô nhiễm vi sinh trên các loại đồ vải
Bảng 1: Mức độ ô nhiễm vi khuẩn trên các loại đồ vải
Loại đồ vải Số mẫu CFU/cm2
Đồ vải bình thường 120 289.81
Đồ vải phẫu thuật 60 296.75
Kết quả thu được cho thấy không có sự
chênh lệch về mức độ ô nhiễm vi khuẩn giữa hai
đồ vải bình thường và đồ vải phẫu thuật đang
được sử dụng tại Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP.
Hồ Chí Minh.
Tần suất xuất hiện của các loại vi khuẩn
phân lập được trên các loại đồ vải:
Bảng 2: Tần suất xuất hiện các loại vi khuẩn phân
lập được
STT Vi khuẩn ĐVBT ĐVPT Tần Tỷ lệ
Chuyên Đề Ngoại Khoa 6
(120mẫu) (60
mẫu)
suất
chung
%
1 Staphylococcus spp 34 6 40/180 21.7
2 Mirococcus spp 30 6 36/180 19.6
3 E.coli 19 10 29/180 15.8
4 Bacillus spp 17 6 23/180 12.8
5 Trực khuẩn Gram
âm, glucose(-)
16 13 29/180 15.8
6 Klebsiella spp 9 7 16/180 8.7
7 Enterorcoccus spp 6 1 7/180 3.8
8 Citrobacter spp 3 1 4/180 2.17
Kết quả ở bảng 2 cho thấy trong 180 mẫu đồ
vải được nghiên cứu phân lập được 8 loại vi
khuẩn. Trong đó Staphylococcus spp và Micrococus
spp xuất hiện với tần số cao(21,7% và 19,6%) kế
đó là E.coli(15,8%) và các loại khác. Hầu hết các
loại vi khuẩn trên đều có khả năng gây nhiễm
khuẩn bệnh viện trong đó đáng lo ngại nhất là
Staphylococcus spp.
Hiệu quả của các quy trình giặt xử lý đồ vải
y tế
Bảng 3: Mức độ ô nhiễm vi khuẩn trên các loại đồ vải
trước, trong, và sau hoàn thành giặt xử lý
Loại đồ vải Thời điểm mẫu CFU/cm2 Tỷ lệ %
Trước giặt 732.2 100
Sau giặt 134.4 18.3 ĐVBT
Sau sấy 2.8 0.38
Trước giặt 792.7 100
Sau giặt 0.7 0.088 ĐVPT
Sau sấy 0.55 0.069
Bảng 3 cho thấy sau khi hoàn thành quy
trình giặt xử lý (gồm cả giai đoạn sấy), mức độ
ô nhiễm vi khuẩn trên cả 2 loại đồ vải đều
giảm gần như hoàn toàn với tỷ lệ: đồ vải bình
thường 2.8 CFU/cm2, đồ vải phẫu thuật 0.7
CFU/cm2. Nếu so sánh giai đoạn sau khi giặt
và giai đoạn sau khi sấy thì sau khi sấy vi
khuẩn hầu như bị tiêu diệt hoàn toàn. Như
vậy có thể nói tác dụng của quá trình sấy khô
với nhiệt độ từ (72 – 800C) là rất quan trọng
trong quy trình giặt xử lý đồ vải y tế.
Bảng 4: Tần suất xuất hiện các loại vi khuẩn trước và
sau giặt xử lý
STT Tên vi sinh vật Trước (180
mẫu)
Sau (180
mẫu)
1 Trực khuẩn Gram âm,
Glucose(-)
26 0
2 Staphylococcus spp 32 1
3 Micrococcus spp 27 1
4 Klebsiella spp 15 0
5 E.coli 26 0
6 Cirobacter spp 3 0
7 Bacillus 13 3
8 Enterrococcus spp 7 0
Bảng 4 cho thấy tần suất xuất hiện của các
loại vi khuẩn ô nhiễm trên đồ vải y tế giảm đi
sau khi giặt xử lý. Trước khi giặt có sự xuất hiện
của 8 loại vi khuẩn, sau khi hoàn thành quy trình
giặt xử lý chỉ còn 3 loại vi khuẩn với số lượng rất
thấp. Tuy nhiên các loại vi khuẩn này
(Staphylococcus spp, Micrococcus spp và Bacillus
spp) là những vi khuẩn có độc tính gây bệnh cao,
có khả năng tồn tại lâu trong môi trường, và là
những nguyên nhân gây nhiễm trùng bệnh viện.
So sánh hiệu quả của các quy trình giặt xử lý
đồ vải y tế khác nhau với hóa chất (chỉ dùng xà
phòng với dùng xà phòng kết hợp nước javel) và
nhiệt độ nước (300C với 60 – 800C) sử dụng cho
thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
BÀN LUẬN
Kết quả khảo sát cho thấy mức độ ô nhiễm vi
khuẩn trên các loại đồ vải y tế đang được tái sử
dụng là rất lớn, bất kể đồ vải thuộc loại nào và
xuất phát từ khoa phòng nào. Các loại vi khuẩn
phân lập được cũng rất đa dạng, đặc biệt là các
loại vi khuẩn có khả năng chịu đựng điều kiện
sống khắc nghiệt, tồn tại lâu trong môi trường,
và khả năng gây bệnh cao chiếm tỷ lệ lớn. Đặc
biệt là các loại vi khuẩn Staphylococcus spp,
Micrococcus spp, E. coli là những tác nhân hàng
đầu gây nhiễm khuẩn bệnh viện.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chỉ cần sử
dụng các quy trình giặt đơn giản là có thể loại bỏ
hầu hết các vi khuẩn ô nhiễm trên đồ vải y tế.
Tuy nhiên, Staphylococcus spp, tác nhân hàng đầu
gây nhiễm khuẩn bệnh viện hiện nay, vẫn có thể
Chuyên Đề Ngoại Khoa 7
tồn tại dù với số lượng ít. Nghiên cứu cũng cho
thấy trong quá trình xử lý đồ vải đã qua sử dụng
ở cơ sở y tế, quá trình trước khi giặt xử lý là quá
trình nguy hiểm cho nhân viên y tế vì mức độ ô
nhiễm vi khuẩn cao ở giai đoạn này.
Kết quả cũng cho thấy hiệu quả của các quy
trình giặt khác nhau với hóa chất và nhiệt độ
nước sử dụng khác nhau cho kết quả tương
đương, như vậy có thể xem xét sử dụng một quy
trình giặt xử lý đồ vải y tế đơn giản nhất, ít tốn
kém nhất mà vẫn có thể cho hiệu quả cao.
KẾT LUẬN
Đồ vải y tế đã qua sử dụng chưa được giặt
xử lý có mức độ ô nhiễm vi khuẩn rất cao, với
các tác nhân vi khuẩn hàng đầu như là
Staphylococcus spp, Micrococcus spp, E. coli Để có
thể giảm thiểu khả năng lây nhiễm chéo cho
nhân viên hoạt động trong lĩnh vực xử lý đồ vải
y tế cần có những quy định cụ thể. Áp dụng các
quy trình giặt xử lý đồ vải chuẩn là đã có tác
dụng tốt giảm mức độ ô nhiễm vi khuẩn trên đồ
vải. Tuy nhiên trong các đơn vị đòi hỏi sự vô
khuẩn tuyệt đối, quy trình giặt xử lý đồ vải y tế
thông thường có thể không đáp ứng được vì một
số tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện hàng
đầu vẫn có thể tồn tại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Garner JS, Favero MS. CDC guidelines for the prevention and
control of nosocomial ipfections. Guideline for handwashing
and enviromental control, 1985. AmJ Infect Control
1986;14:110-129.
2. Gonzaga AJ, Motirmer EA, Wolins E, et al.Transmision of
staphylococci by fomite. JAMA 1964; 189:711-715.
3. http:/www.Izumrud.com.ru/eng/stel/rector.php.(USA
Application, Serial No 08/613/968).
4. Jpint Committee on Healthcare. Laundry Guidelines. 1993
Guidelines for healthcare linen service. Hallandale. FL: Textile
Rental Services Association of America.1993.
5. Mc Donald LL. and Pugliese G. Textile Processing Service.
Hospital Epidemiology and Infection Contorl. 1031.
6. Ndawlua EM, Brown L. Matresses as reservoirs of epidemic
methicilline-resistant Staphylococcus aureus. Lancet
1991:337:488.
7. Smith JA, Neil KR, Davidson CG, Davidson RW. Effect of
water temperature on bacterial killing in laundry. Infect
Control 1987; 8:204-209.
8. Thomas MC, Giedinghagen DH, Hoff GL. Brief report: an
outbreak of scabies among employees in a hospital-associated
commercial laundry. Infect Control 1987; 8: 427-429.
9. Nguyễn Việt Hùng và cộng sự: Khảo sát mức độ nhiễm vi
sinh trên đồ vải y tế tại BV Bạch Mai.
Chuyên Đề Ngoại Khoa 8
Chuyên Đề Ngoại Khoa 9
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_muc_do_o_nhiem_vi_sinh_va_danh_gia_hieu_qua_cac_quy.pdf