Khảo sát nhu cầu và xây dựng phần mềm quản lý kháng sinh bệnh viện

BÀN LUẬN Giai đoạn 1 (khảo sát ý kiến từ ban lãnh đạo của 3 BV ở 3 mức phân hạng chuyên môn kỹ thuật - từ hạng 1 đến hạng 3) - cho thấy hiện nay đang có nhu cầu về một phần mềm chuyên dụng cho các hoạt động QLKS tại BV. 100% cá nh}n được khảo sát cũng đồng ý với chức năng cần có của phần mềm là: hành chính, thống kê và cảnh báo. Giai đoạn 2 – thiết kế và xây dựng sản phẩm: phần mềm “Giải pháp sử dụng kháng sinh” cung cấp những chức năng mới: thực hiện được quản lý KSDP theo chiến lược “xin phép trước”- một trong hai chiến lược chính của QLKS3; tra cứu được 5 hướng dẫn sử dụng KS; hỗ trợ tính toán độ thanh thải Creatinin, tính ph}n độ suy gan; đánh giá tính hợp lý về thời điểm dùng và thời gian dùng KSDP; thống kê các chỉ số sử dụng KS như là: DOT, DDD, ADR. Giai đoạn 3 – đánh giá sản phẩm phần mềm theo chỉ tiêu ISO 14598: kết quả bảng đánnh giá cho thấy, phần mềm có giao diện thân thiện, phông chữ tiếng Việt giúp sử dụng d dàng, thao tác đơn giản và các chỉ tiêu về giải pháp phần mềm đều ở mức “Đạt”. Bên cạnh những điểm mới nổi bật của sản phẩm, phần mềm “Giải pháp sử dụng kháng sinh” vẫn còn một số hạn chế như: chưa liên kết được với dữ liệu vi sinh và chưa thực hiện quản lý sử dụng KS điều trị theo chiến lược QLKS. Cuối cùng, sản phẩm phần mềm có kích thước gọn (7.4MB), cài đặt d dàng, chức năng phù hợp nên có khả năng ứng dụng cao trong thực hành tại các BV. Nếu được nhân rộng, sản phẩm này có thể hỗ trợ nhà quản lý BV trong việc hình thành mạng lưới QLKS.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 131 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát nhu cầu và xây dựng phần mềm quản lý kháng sinh bệnh viện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dƣợc 137 KHẢO SÁT NHU CẦU VÀ XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ KHÁNG SINH BỆNH VIỆN Trần Ngọc Thanh Ngân*, Nguyễn Tuấn Dũng**, Đỗ Quang Dương**, Chung Khang Kiệt** TÓM TẮT Mở đầu: Đề kh{ng kh{ng sinh (ĐKKS) hiện tại là một thách thức trong điều trị và quản lý kháng sinh (QLKS) tại bệnh viện (BV) được xem là một lời giải phù hợp. Có nhiều c{ch để thực hiện QLKS tùy thuộc vào điều kiện nhân lực, tài lực của bệnh viện v| trước áp lực quá tải BV hiện nay thì phần mềm QLKS là một xu hướng tất yếu. Từ năm 2013, đã có một số phần mềm QLKS ra đời, tuy nhiên, các phần mềm n|y đa số vẫn mang tính thu nhập dữ liệu hành chính và thống kê kháng sinh sử dụng. Do đó, việc một phần mềm QLKS có thể vi tính hóa chiến lược QLKS là rất cần thiết trên thực hành lâm sàng. Mục tiêu: Khảo sát nhu cầu của ban quản lý BV về phần mềm QLKS tại một số BV Thành phố Hồ Chí Minh. Xây dựng một phần mềm QLKS mới dùng tại BV. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Khảo sát thực địa về nhu cầu của phần mềm QLKS của ban quản lý BV được thực hiện tại ba bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh (bệnh viện quận Thủ Đức, bệnh viện quận 2, bệnh viện quận 11) từ th{ng 07/2016 đến tháng 08/2016. Xây dựng một phần mềm QLKS mới v| đ{nh gi{ sản phẩm này theo tiêu chuẩn ISO 14598. Kết quả: 100% các cán bộ quản lý BV được khảo s{t đều đồng tình với việc cần có một phần mềm chuyên biệt dùng cho QLKS. Về các công cụ cần có của phần mềm, 100% c{c c{ nh}n được khảo s{t đều cho rằng cần có một số chức năng như quản lý hành chính, thống kê, cảnh b{o. Sau giai đoạn thiết kế và xây dựng, sản phẩm phần mềm “Giải pháp sử dụng kh{ng sinh” l| một phần mềm mới với các chức năng chuyên biệt cho QLKS như là: vi tính hóa hoạt động quản lý sử dụng kháng sinh dự phòng (KSDP) theo chiến lược “xin phép trước”; tra cứu được nhiều hướng dẫn sử dụng KS; cung cấp các công cụ hỗ trợ kê đơn KS v| thống kê được các thông số sử dụng KS quan trọng. Kết quả đ{nh gi{ sản phẩm theo bộ tiêu chuẩn ISO 14598 cho thấy, phần mềm có dung lượng là 7.4 MB; giao diện thân thiện và các chỉ tiêu về giải pháp phần mềm đều có mức “Đạt”. Kết luận: Việc cần phải có một phần mềm chuyên dụng cho QLKS là nhu cầu tất yếu của các BV. Sản phẩm “Giải pháp sử dụng kháng sinh” l| một phần mềm mới hoàn toàn, thực hiện được chiến lược QLKS và cung cấp được các chức năng phù hợp trên lâm sàng. Từ khóa: quản lý kháng sinh, phần mềm quản lý kháng sinh, Giải pháp sử dụng kháng sinh. ABSTRACT STUDY ON THE CURRENT DEMANDS AND CONSTRUCT ANTIMICROBIAL MANAGEMENT SOFTWARE Tran Ngoc Thanh Van, Nguyen Tuan Dung, Do Quang Duong, Chung Khang Kiet * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 137 - 142 Introduction: Antimicrobial resistance is the current challenge in treatment and antibiotic stewardship (AS) is considered as a suitable solution. There are many methods to implement AS in hospital that depend on not only the human resources but also the financial condition. At present, the working pressure in hospital is overloaded, thus, antimicrobial management software (AMS) will become indispensable solution. Since 2013, there has been *Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hạnh Phúc ** Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc Ths Trần Ngọc Thanh Ngân ĐT: 0902819294 Email: ngantran06@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Dƣợc 138 some software which can provide user with limited tools as: collect administrative information and statistic antibiotic used. Therefore, an AMS which can computerize antimicrobial management strategy is very necessary in clinical practice. Objectives: To investigate the demands of AMS from hospital managers at some hospitals in Ho Chi Minh city. Construct new AMS. Materials and methods: Field survey of the demands of AMS from hospital managers was conducted on three hospitals in Ho Chi Minh city (Thu Duc District hospital, Hospital District 2, Hospital District 11) from July 2016 to August 2016. Construct new AMS product and evaluate it in accordance with ISO 14598 standard. Results: 100% respondents agreed the necessary of specialized software for antimicrobial management. About its tools, hospital managers totally agreed with some functions such as: administrative management, statistics and alert. After the design and construction period, a new AMS named “Giai phap su dung khang sinh” is completed. Its functions include computerize management of using antibiotic prophylaxis according to “Prior Authorization” strategy; provide new antimicrobial treatment guidelines; provide supportive tools for prescription and analysis important antibiotic using parameters. Product evaluation results have shown that the software has a capacity of 7.4 MB; its interface is appropriate and the software solution indicators are at “Archived” level in accordance with ISO 14598 standard. Conclusions: The demand of software with specialized functions for antimicrobial management is maintained. The “Giai phap su dung khang sinh” is a new software which can computerize “Prior Authorization” strategy and provide many functions corresponding to clinical demands. Key words: Antimicrobial management, antimicrobial stewardship, antibiotic management software, Giai phap su dung khang sinh. ĐẶT VẤN ĐỀ V|o năm 2010, tổ chức y tế thế giới kết luận, đề kh{ng kh{ng sinh (ĐKKS) l| một trong ba mối đe dọa lớn nhất đến sức khỏe con người(4). Theo đó, tỉ lệ ĐKKS tăng lên nhanh chóng trên tất cả các khu vực trên thế giới trong khi việc phát minh kháng sinh (KS) mới vẫn chưa thu được nhiều kết quả khả quan. Việt Nam là một quốc gia thuộc “vùng trũng” trong đề kháng ĐKKS vì nhiều nguyên nh}n đa dạng, phức tạp. Bên ngoài bệnh viện (BV) là tình trạng lạm dụng KS trong cộng đồng, trong chăn nuôi dẫn đến ĐKKS trước khi vào BV. Còn tại BV lại là việc điều trị KS không hợp lý. Trước những thách thức nguy cấp trên, chương trình quản lý kháng sinh (QLKS) là một giải pháp hợp lý, hiệu quả vì đã có nhiều minh chứng cho thấy giúp tối ưu hóa điều trị, tối thiểu hóa đề kháng, cải thiện chất lượng chăm sóc v| tiết kiệm ngân sách BV(1). Bằng cách ứng dụng sức mạnh của công nghệ thông tin v|o QLKS, đề t|i được tiến hành với mục tiêu là xây dựng một phần mềm QLKS cho BV. ĐỐI TƢỢNG – PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài gồm 2 phần chia l|m 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn có đối tượng nghiên cứu khác nhau: - Giai đoạn 1: khảo sát nhu cầu phần mềm QLKS tại 3 BV ở thành phố Hồ Chí Minh: đối tượng nghiên cứu là nhu cầu phần mềm QLKS tại 3 BV thành phố Hồ Chí Minh. - Giai đoạn 2 v| giai đoạn 3: xây dựng phần mềm QLKS v| đ{nh gi{ sản phẩm phần mềm: đối tượng nghiên cứu là phần mềm QLKS. Phƣơng pháp nghiên cứu Khảo sát nhu cầu phần mềm QLKS tại 3 BV thành phố Hồ Chí Minh - Khảo sát thực địa tại 3 BV đa khoa ở 3 phân hạng chuyên môn kỹ thuật khác nhau: BV Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dƣợc 139 Quận Thủ Đức - hạng 1, BV Quận 2 - hạng 2 và BV Quận 1 - hạng 3. - Đối tượng khảo sát: ban quản lý BV (giám đốc, phó gi{m đốc), thành viên hội đồng thuốc v| điều trị, bác sĩ trưởng phó khoa và trưởng khoa Dược. - Hình thức khảo sát: phiếu khảo sát. - Nội dung khảo sát: nhu cầu (giao diện, chức năng) về một phần mềm QLKS. Xây dựng phần mềm Xây dựng yêu cầu phần mềm dựa vào kết quả khảo s{t v| hướng dẫn của Bộ y tế Việt Nam theo quyết định 772/QĐ - BYT. Nội dung yêu cầu gồm: kỹ thuật, giao diện và chức năng. Nh| lập trình (công ty TNHH MTV Giải pháp mềm) viết phần mềm dựa trên các yêu cầu. Nguồn dữ liệu cung cấp cho phần mềm gồm: hướng dẫn sử dụng KS Sanford 2017(3), hướng dẫn sử dụng KS của hội Dược sĩ của Hệ thống Sức khoẻ Hoa Kỳ (American Society of Health-Systems Pharmacists – ASHP) 2016(5). Đánh giá phần mềm Sử dụng bảng đ{nh gi{ sản phẩm phần mềm theo tiêu chuẩn ISO - 14598. Nội dung đ{nh gi{ gồm 3 phần: c|i đặt, thiết kế và giải pháp. KẾT QUẢ Kết quả khảo sát nhu cầu phần mềm QLKS Kết quả khảo sát nhu cầu phần mềm QLKS tại 3 bệnh viện được trình bày tại bảng 1. Bảng 1: Kết quả khảo sát nhu cầu phần mềm QLKS tại 3 bệnh viện B BV qu n Thủ ức BV qu n 2 BV qu n 11 QLKS có cần thiết dùng phần mềm Có Có Có Nhu cầu phần giao diện chính Hành chính Có Có Có Vi sinh (kết quả háng sinh đồ) Có Có Có KS sử dụng Có Có Có Nhu cầu phần chức năng thống kê Phần mềm có cần phần thống kê gồm: Thống kê tình hình ĐKKS, thống kê sử dụng KS Có Có Có Nhu cầu phần chức năng cảnh báo Phần mềm có cần cảnh báo Có Có Có Cảnh áo hi KS ê đơn h ng nằm trong phác đồ điều trị Có Có Có Cảnh báo khi liều d ng KS vƣợt quá hƣớng dẫn Có Có Có Cảnh báo khi KS thuộc danh mục cần phê duyệt ê đơn Có Có Có Cảnh báo khi cho y lệnh 2 KS cùng nhóm Có Có Có Kết quả khảo sát nhu cầu phần mềm QLKS cho thấy rằng: 100% c{ nh}n được khảo s{t đều cho rằng việc QLKS cần phải có một phần mềm chuyên dụng. Tương tự, về chức năng của phần mềm: 100% c{ nh}n được khảo s{t đều cho rằng phần mềm cần có các chức năng cơ bản như: hành chính, KS sử dụng, thống kê và chức năng cảnh báo. Kết quả xây dựng phần mềm QLKS Khái quát sản phẩm phần mềm Sản phẩm với tên gọi “Giải pháp sử dụng kh{ng sinh”, ý tưởng cốt lõi “lấy người bệnh l|m trung t}m” (Hình 1, Hình 2). Hình 1: Biểu tượng của phần mềm “Giải pháp sử dụng kh{ng sinh” Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Dƣợc 140 Do đó, biểu tượng và giao diện của phần mềm là 4 hình tam giác, tam giác trung tâm là chức năng “Bệnh nh}n”, 3 tam gi{c còn lại tương ứng với 3 chức năng bổ trợ, bao gồm: hướng dẫn điều trị, hỗ trợ kê đơn v| thống kê sử dụng. Hình 2: Giao diện chính của phần mềm “Giải pháp sử dụng kh{ng sinh” Chức năng phần mềm Phần mềm gồm 4 đề mục chính, các chức năng được trình bày tại bảng 2 Bảng 2: Chức năng của phần mềm ề mục chính Chức năng Hoạt động Bệnh nhân Hành chính Ghi nhận và lƣu trữ th ng tin ngƣời bệnh, thông tin phản ứng không mong muốn của thuốc (ADR) KS. Y lệnh KSDP Ghi nhận và lƣu trữ thông tin y lệnh KSDP Quản lý sử dụng KSDP theo chiến lƣợc “hạn chế thuốc” Theo đó, KSDP ch đƣợc ghi vào y lệnh khi giống trong khuyến cáo hoặc đƣợc ban QLKS chấp thuận phê duyệt. (Hình 3, Hình 4) Y lệnh KS điều trị Ghi nhận và lƣu trữ thông tin y lệnh KS điều trị Tổng kết sử dụng KS Tổng hợp tất cả th ng tin KS mà ngƣời bệnh đã d ng ƣớng dẫn điều trị ƣớng dẫn Sanford 2017 Lƣu trữ và tra cứu các hƣớng dẫn sử dụng KS gồm 2 hƣớng dẫn điều trị KS có tính học thuật chính thống và cập nhật, (Sanford 2017 (3) và hƣớng dẫn của ASHP 2016 (5) ). Mỗi hƣớng dẫn bao gồm 9 loại nhiễm tr ng đi m với KS đƣợc khuyến cáo sử dụng và liều dùng cụ thể. Ngoài ra, phần mềm cũng cung cấp thêm 3 hƣớng dẫn cho các đối tƣợng ngƣời bệnh suy thận, ngƣời bệnh suy gan và phụ nữ mang thai và cho con bú. (Hình 5) ƣớng dẫn ASHP 2016 Ngƣời suy thận Ngƣời suy gan Phụ nữ mang thai và cho con bú Hỗ trợ ê đơn T nh độ thanh thải Creatinin Nhập thông số và nhận kết quả độ thanh thải Creatinin theo công thức tính Cockcroft – Gault T nh phân độ suy gan Nhập thông số và nhận kết quả độ suy gan theo công thức tính phân độ suy gan của Child - Turcotte – Pugh. (Hình 6) Tra cứu danh mục thuốc Lƣu trữ và tra cứu danh mục thuốc KS hiện tại BV có Thống kê sử dụng KSDP Số trƣờng hợp dùng KSDP Số trƣờng hợp không dùng KSDP Số trƣờng hợp dùng KSDP không hợp lý DOT (ngày điều trị) Thống kê DOT (Hình 7) DDD (liều ác định hàng ngày) và DDD/100 ngày-giƣờng Thống kê DDD và DDD/100 ngày-giƣờng ADR Thống kê ADR Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dƣợc 141 Các hình minh họa giao diện phần mềm. Hình 3: Giao diện y lệnh KSDP Hình 4: Giao diện phê duyệt yêu cầu KSDP Hình 5: Minh họa một giao diện hướng dẫn điều trị Hình 6: Minh họa một giao diện thống kê Hình 7: Giao diện hỗ trợ tính độ suy gan Đánh giá sản phẩm phần mềm Bảng 3: Kết quả đ{nh gi{ chỉ tiêu giải pháp phần mềm theo tiêu chuẩn ISO 14598 Nội dung khảo sát Kết quả Tính năng Đạt Tính tin cậy Đạt Tính khả dụng Đạt Tính hiệu quả Đạt Khả năng bảo trì Đạt Tính khả chuyển Đạt Phần mềm có kích thước gọn (7.4 MB), thời gian c|i đặt nhanh (tối đa l| 15 phút), phông chữ hoàn toàn tiếng Việt, giao diện thân thiện. Sử dụng các chỉ tiêu giải pháp phần mềm theo tiêu chuẩn ISO 14598 thì cho kết quả như tại bảng 3. BÀN LUẬN Giai đoạn 1 (khảo sát ý kiến từ ban lãnh đạo của 3 BV ở 3 mức phân hạng chuyên môn kỹ thuật - từ hạng 1 đến hạng 3) - cho thấy hiện nay đang có nhu cầu về một phần mềm chuyên dụng cho các hoạt động QLKS tại BV. 100% c{ nh}n được khảo s{t cũng đồng ý với chức năng cần có của phần mềm là: hành chính, thống kê và cảnh báo. Giai đoạn 2 – thiết kế và xây dựng sản phẩm: phần mềm “Giải pháp sử dụng kh{ng sinh” cung cấp những chức năng mới: thực hiện được quản lý KSDP theo chiến lược “xin phép trước”- một trong hai chiến lược chính của QLKS3; tra cứu được 5 hướng dẫn sử dụng KS; hỗ trợ tính to{n độ thanh thải Creatinin, tính ph}n độ suy gan; đ{nh gi{ tính hợp lý về thời điểm dùng và thời gian dùng KSDP; thống kê các chỉ số sử dụng KS như l|: DOT, DDD, ADR. Giai đoạn 3 – đ{nh gi{ sản phẩm phần mềm theo chỉ tiêu ISO 14598: kết quả bảng đ{nnh gi{ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Dƣợc 142 cho thấy, phần mềm có giao diện thân thiện, phông chữ tiếng Việt giúp sử dụng d dàng, thao t{c đơn giản và các chỉ tiêu về giải pháp phần mềm đều ở mức “Đạt”. Bên cạnh những điểm mới nổi bật của sản phẩm, phần mềm “Giải pháp sử dụng kháng sinh” vẫn còn một số hạn chế như: chưa liên kết được với dữ liệu vi sinh v| chưa thực hiện quản lý sử dụng KS điều trị theo chiến lược QLKS. Cuối cùng, sản phẩm phần mềm có kích thước gọn (7.4MB), c|i đặt d dàng, chức năng phù hợp nên có khả năng ứng dụng cao trong thực hành tại các BV. Nếu được nhân rộng, sản phẩm này có thể hỗ trợ nhà quản lý BV trong việc hình thành mạng lưới QLKS. KẾT LUẬN Đề t|i đã ho|n th|nh được các mục tiêu ban đầu đề ra gồm: khảo s{t được nhu cầu của các ban lãnh đạo tại 3 BV về phần mềm QLKS; xây dựng được một phần mềm mới - “Giải pháp sử dụng kh{ng sinh” - là với nhiều tính năng mới như: vi tính hóa chiến lược “xin phép trước” trong quản lý sử dụng KSDP, cung cấp đa dạng c{c hướng dẫn điều trị và thống kê được nhiều chỉ số sử dụng KS quan trọng. Các chức năng này phù hợp với yêu cầu đã được khảo sát từ ban lãnh đạo BV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. CDC (2014), Core Elements of Hospital Antibiotic Stewardship Programs, pp.4. 2. Dellit TH, Owens RC et al. (2007), "Infectious Diseases Society of America and the Society for Healthcare Epidemiology of America guidelines for developing an institutional program to enhance antimicrobial stewardship", Clinical infectious diseases, 44(2), pp.159-177. 3. Gilbert DN, Henry FC et al (2017), The Sanford guide to antimicrobial therapy, 47th 4. IDSA (2010), "The 10 x '20 Initiative: pursuing a global commitment to develop 10 new antibacterial drugs by 2020", Clinical infectious diseases, 50(8), pp.1081. 5. Wieczorkiewicz MS, Carrie S (2016), The Pharmacist's Guide to Antimicrobial Therapy and Stewardship, ASHP. Ngày nhận bài báo: 18/10/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2017 Ng|y b|i b{o được đăng 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_nhu_cau_va_xay_dung_phan_mem_quan_ly_khang_sinh_ben.pdf
Tài liệu liên quan