Nhóm quản lý dược
100% các xã có phân công cán bộ phụ trách
dược. Tuy nhiên như phần trên đã phân tích, chỉ
có 52% số xã có dược sỹ trung học, trung bình 02
xã mới có một dược sỹ trung học phụ trách dược
của trạm. Như chúng ta biết, việc phân cán bộ
khác phụ trách dược sẽ không đảm bảo việc
thực hiện công tác quản lý dược được tốt. Bởi lẽ
nếu không có chuyên môn về dược thì công tác
xuất, nhập và bảo quản thuốc sẽ không đảm bảo
theo đúng qui định. Chính từ điều này mà phần
lớn các công tác quản lý thuốc tâm thần thời gian
qua tại nhiều xã phường không đạt yêu cầu.
Có thể chính việc không nắm vững qui định
hoặc cố tình không thực hiện đúng về quản lý
dược mà có đến 15% ý kiến xác nhận công tác
quản lý dược tại tuyến xã phường không được
kiểm tra, đối chiếu thường xuyên.
100% ý kiến đều cho rằng thuốc điều trị tâm
thần cung cấp cho tuyến xã luôn đầy đủ và kịp
thời. Điều này cho thấy việc cung cấp thuốc của
tuyến huyện và tuyến tỉnh luôn được đảm bảo
Nhóm yếu tố tác động đến bệnh nhân
Giao thông đi lại: Mặc dù trong những năm
qua, phong trào xây dựng giao thông nông thôn
ở Cà Mau đạt nhiều thành tựu đáng kể, hầu hết
các xã và các huyện đã có đường xe 02 bánh nối
với nhau, tạo thuận lợi cho người lưu thông. Tuy
nhiên do đặc điểm dân cư Cà Mau sống phân
tán, nên còn nhiều gia đình gặp khó khăn trong
việc đi lại. Qua nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy, có đến 20% ý kiến cho rằng bệnh nhân và
thân nhân bệnh nhân còn gặp trở ngại về giao
thông trong việc đi lãnh thuốc.
Điều chúng tôi không khỏi băn khoăn là có
gần 42% bệnh nhân tự nhận thuốc. Bởi vì ở bệnh
nhân tâm thần có đảm bảo họ giữ thuốc và uống
thuốc đúng hay không? Chương trình đã qui
định thuốc tâm thần phải do người nhà bệnh
nhân nhận và kiểm soát bệnh nhân uống hàng
ngày. Tuy nhiên, nhiều xã phường đã không
thực hiện đúng qui định này, cũng như thực
hiện chưa tốt công tác hướng dẫn thân nhân
bệnh nhân quản lý điều trị.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát những yếu tố tác động đến việc cấp phát thuốc tâm thần tại tuyến xã, phường giai đoạn 2001 – 2005, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 1
KHẢO SÁT NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC
CẤP PHÁT THUỐC TÂM THẦN TẠI TUYẾN XÃ, PHƯỜNG
GIAI ĐOẠN 2001 – 2005
Trần Hiến Khóa*, Đặng Văn Bê**
TÓM TẮT:
Đặt vấn đề: Trước đây bệnh nhân tâm thần nhận thuốc điều trị tại tuyến huyện hoặc tỉnh. Việc nhận thuốc
như thế gặp không ít khó khăn do việc đi lại không thuận lợi và tốn kém. Năm 2001, thuốc tâm thần được đưa về
cấp tại tuyến xã, phường. Sau 5 năm thực hiện, thu được nhiều thuận lợi, nhưng gặp không ít khó khăn.
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát những thuận lợi và khó khăn trong việc đưa thuốc tâm thần về cấp tại
tuyến xã, phường, thị trấn (tuyến y tế cơ sở). Những yếu tố nào tác động tạo nên những thuận lợi, khó khăn đó.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích. Thu thập dữ liệu đặc tính của nhân viên tuyến y
tế cơ sở và một số nhận xét về công tác quản lý, cấp phát thuốc tâm thần.
Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại 69 xã, phường đã triển khai cấp thuốc tâm thần,cùng
369 nhân viên y tế cho thấy: 75% trạm y tế Bác sĩ, trung bình 02 trạm có 01 dược sĩ trung học và có đến 98,7%
nhân viên được hỏi đã đồng ý việc đưa thuốc tâm thần về cấp phát tại tuyến y tế cơ sở. 69,4% cho rằng nhân viên
phụ trách Chương trình BVSK TT CĐ thực hiện tốt nhiệm vụ, 35,5% cho rằng nhân viên phụ trách thường thay
đổi, 84,6% xác nhận có tiến hành kiểm tra, đối chiếu định kỳ, 20% cho rằng việc đi lại nhận thuốc của bệnh nhân
và thân nhân bệnh nhân còn gặp khó khăn.
Kết luận: Tuyệt đại đa số nhân viên tuyến y tế cơ sở đồng ý và cơ sở trạm y tế cho phép việc cấp thuốc tâm
thần tại tuyến cơ sở.
ABSTRACT
SURVEY EFFECTS OF ISSUE MENTAL DRUG AT COMMUNES,
IN CA MAU PROVINCE PERIOD FROM 2001 TO 2005
Tran Hien Khoa, Dang Van Be * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 72 - 77
Background: Before mental patien reiceived drug at district and province line. That receive there was
difficul very much because they traved to have not advantage and costly money. At 2001, mental drug was issued
at ward line. After 5 years, there was advantage and very much difficutly
Objective: Survey the advantages and difficutlies in process issue mental drug at wards line (at grassroots
level line). The factors what effected those advantages and difficutlies
Method: A descriptive cross-sectional and analyse study design was applied. Collect infomations of
employees at grassroots leve line and the comment about manage distrisbution mental drug
Result: The sample size was 69 wards deployed manage distrisbution mental drug, with 369 employees at
grassroots level line. The result 75% there were doctors, 01 secondary pharmacist for each 02 wards, 98.7%
employees agreed deployed manage distrisbution mental drug at at grassroots level line. 69.4% to think that
agents manage to complete one’s mission; 35.5% to think that agents manage to be change, 84.6% empoyees was
confirmed the mental drug to be to control and to compare periodical, 20% to think that the difficutly for the
travel of patient and relative patient
* Trung Tâm Phòng, Chống Các Bệnh Xã Hội tỉnh Cà Mau
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 2
Conclusion: Almost health employees at grassroots leve line agree and material facilities of medical station
permit to issue mental drug at at grassroots level line.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo các nhà tâm thần học, tỷ lệ bệnh tâm
thần nói chung ngày một tăng ở xã hội công
nghiệp. Hay nói cách khác, xã hội càng phát
triển thì tỷ lệ bệnh tâm thần càng cao. Phần lớn
các rối loạn tâm thần không thể điều trị triệt để(2),
do đó bệnh tâm thần luôn tăng lũy tiến qua các
năm.
Tại Việt Nam nói chung và Cà Mau nói
riêng, phần lớn bệnh tâm thần đến với Chương
trình bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng (CT.
BVSKTTCĐ) là người nghèo, cuộc sống kinh tế
gia đình rất khó khăn. Bệnh nhân tâm thần được
Nhà nước cấp thuốc điều trị miễn phí. Trước
đây bệnh nhân tâm thần nhận thuốc điều trị tại
tuyến huyện hoặc tỉnh. Việc nhận thuốc tại
tuyến huyện hoặc tuyến tỉnh đã gặp nhiều khó
khăn cho những gia đình bệnh nhân do khó
khăn về tài chính đi lại, giao thông không thuận
tiện, công việc làm ăn của người đi lãnh
thuốc(1). Năm 2001, CT. BVSKTTCĐ tiến hành
đưa thuốc tâm thần về cấp phát cho bệnh nhân
tại tuyến xã phường. Đây là một chủ trương rất
tốt trong việc đưa dịch vụ chăm sóc sức khỏe
tâm thần đến gần cộng đồng hơn. Tuy nhiên,
sau 5 năm thực hiện việc đưa thuốc tâm thần về
cấp phát tại tuyến xã phường ngoài những ưu
điểm về thuận lợi cho bệnh nhân và thân nhân
bệnh nhân cũng đã bộc lộ một số khó khăn cho
tuyến y tế cơ sở trong việc quản lý, điều trị và
cấp phát thuốc cho bệnh nhân.
Nếu không quản lý tốt việc cấp phát thuốc
điều trị bệnh tâm thần sẽ dễ đưa đến một bệnh
nhân có thể nhận thuốc điều trị ở nhiều nơi.
Điều này có thể đưa đến những tác hại khó
lường.
Không ít người làm công tác tâm thần, kể cả
chuyên gia tuyến trung ương còn băn khoăn bởi
câu hỏi: Có nên đưa thuốc tâm thần về cấp phát
tại tuyến xã, phường không, những yếu tố nào
bất lợi tác động đến công việc này
Từ trước đến nay, theo chúng tôi biết được
chưa có một nghiên cứu nào về vấn đề này, để
tìm ra một giải pháp thích hợp, cho việc cấp
thuốc phát thuốc tâm thần tại xã phường.
Để khảo sát vấn đề trên và tạo điều kiện tốt
hơn cho gia đình người bệnh, nhận thuốc và
điều trị bệnh tâm thần được thuận lợi; Đồng
thời, nhằm đánh giá hiệu quả việc đưa thuốc về
xã - phường. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài này.
Câu hỏi nghiên cứu: Việc đưa thuốc điều
trị bệnh tâm thần về cấp phát tại tuyến xã
phường có những thuận lợi và khó khăn gì?
Những yếu tố nào tác động đến những thuận
lợi, khó khăn đó?
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát sự thuận lợi và khó khăn trong việc
đưa thuốc điều trị bệnh tâm thần cấp, phát tại
xã, phường. Những yếu tố nào tác động tạo nên
những thuận lợi, khó khăn đó.
Mục tiêu cụ thể
Xác định tỷ lệ đồng ý của nhân viên y tế xã,
phường có đưa thuốc tâm thần về cấp phát
Xác định và phân tích tỷ lệ đồng ý của nhân
viên y tế xã, phường có đưa thuốc tâm thần về
cấp phát theo các yếu tố như tuổi, giới, trình độ
chuyên môn, nơi ở.
Xác định tỷ lệ yếu tố thuận lợi và khó khăn
trong việc đưa thuốc tâm thần về cấp phát, theo
nhóm nhân lực, cơ sở vật chất, cung ứng và
quản lý cấp phát, giao thông đi lại
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.
Đối tượng nghiên cứu
Nhân viên và cơ sở trạm y tế xã, phường, thị
trấn.
Dân số mục tiêu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 3
Nhân viên và cơ sở trạm y tế xã phường, thị
trấn.
Dân số chọn mẫu
Nhân viên và cơ sở trạm y tế có triển khai
quản lý Chương trình theo chuẩn quốc gia giai
đoạn 2001 - 2005. Tất cả nhân viên y tế làm việc
tại trạm y tế có thời gian công tác trên 01 năm
tính đến ngày phỏng vấn.
Cỡ mẫu
100% cán bộ và nhân viên y tế 69 xã phường
đã triển khai việc cấp phát thuốc tâm thần tại
trạm và có thời gian làm việc tại nơi được nghiên
cứu từ một năm trở lên. Kết quả, chúng tôi chọn
được 369 mẫu đạt yêu cần. Đây cũng là cở mẫu
cho nghiên cứu này.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế bảng câu hỏi.
Điều tra thử.
Dùng bảng câu hỏi đã được chỉnh sửa, trực
tiếp phỏng vấn đối tượng nghiên cứu.
Số liệu thu thập qua bảng câu hỏi, được
nhập vào máy và phân tích bằng phần mềm Epi
Info 6.04c. Một số chỉ số so sánh được kiểm định
bằng các test thống kê.
Vấn đề y đức trong nghiên cứu này
Đây là một nghiên cứu thăm dò về thực
trạng hoạt động Chương trình bảo vệ sức khỏe
tâm thần ở tuyến cơ sở và các vấn đề có liên
quan đến công tác này. Nghiên cứu này không
gây ảnh hưởng bất lợi về mặt vật chất lẫn tinh
thần, cũng như sức khỏe của người tham gia,
nên không vi phạm vấn đề y đức
KẾT QUẢ:
Bảng 1. Đặc tính của mẫu nghiên cứu:
Nhóm đặc tính Đặc tính chi tiết Tần số quan sát Tỉ lệ %
Nam 211 57,2
Giới
Nữ 158 42,8
Dưới 30 142 38,5
Từ 30 45 218 59,1 Nhóm tuổi
Trên 45 9 2,4
Bác sĩ 51 13,8 Trình độ chuyên
môn Y sỹ 234 63,4
Nhóm đặc tính Đặc tính chi tiết Tần số quan sát Tỉ lệ %
Dược sỹ trung
học 36 9,8
Khác 48 13,0
Thành thị 314 85,1
Nơi ở
Nông thôn 55 14,9
Đồng ý 361 97,8 Ý kiến về cấp
phát thuốc TT
tại trạm y tế Không đồng ý 8 2,2
Nam có tần số quan sát là 211, chiếm 57,2%.
Nhóm tuổi từ 30 – 45 có tần số quan sát là 218
chiếm 59,1%.
Về trình độ chuyên môn, Y sỹ là 234 chiếm
63,4%.
Có 361 ý kiến (chiếm 97,8%) đồng ý đưa
thuốc tâm thần về cấp phát tại trạm y tế tuyến xã
phường.
Bảng 2. Ý kiến của CBYT xã, phường phân theo giới
tính
Đồng ý
Đặc điểm Có Không OR CI P
Nam 208 3 Giới
tính Nữ 153 5
2,27 0,43 -14,78 0,43
Thành thị 306 8 Nơi ở
Nông thôn 55 0
0,1 –
3,36 0,23
Dưới 30 141 01
Từ 30 - 45 211 07 Độ tuổi
> 45 09 00
0,25
Bác sỹ 49 02
Y sỹ 229 05
D.sỹ TH 35 01
Chuyên
môn
Khác 48 00
0,6
Bảng 3. Nhóm cơ sở vật chất
Thuận lợi Không thuận lợi Yếu tố tác động
n % n %
Cơ sở trạm 369 100 00 0,0
Cán bộ đảm nhiệm
tốt chương trình 256 69,4 113 30,6
Sự thay đổi CB phụ
trách 238 64,5 131 35,5
Vững về chuyên môn 246 66,7 123 33,3
CB quản lý dược
riêng 369 100 00 0,0
Bảo quản thuốc đạt 364 98,6 05 1,2
Cung ứng kịp thời 369 100 00 0,0
Thường kiểm tra, đối
chiếu 312 84,5 57 15,5
Giao thông đi lại 298 80,7 71 19,3
Thân nhân nhận 216 58,5 153 41,5
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 4
Thuận lợi Không thuận lợi Yếu tố tác động
n % n %
thuốc
BÀN LUẬN
Đặc tính mẫu nghiên cứu
Giới tính
Tỷ lệ CBYT nam/nữ là 1,33/1. Dù chúng ta đã
thực hiện chế độ nam nữ bình quyền khá lâu.
Tuy nhiên, nam giới vẫn tham gia các hoạt động
xã hội nhiều hơn nữ giới. Do vậy, trong nghiên
cứu này tỷ lệ CBYT nam cao hơn nữ cũng là điều
bình thường
Nhóm tuổi
Hơn 50% ở vào nhóm tuổi từ 30 – 45. Điều
này khá phù hợp vì đây là lực lượng lao động
chính trong xã hội. Hơn nữa trong những năm
qua, trường THYT Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ,
Vĩnh Long... , đã đào tạo cho tỉnh nhà một lực
lượng trung cấp y tế khá đông, lực lượng này đã
về các trạm y tế xã phường một mặt bổ sung cho
lực lượng cán bộ y tế cơ sở, mặt khác đã thay
dần lực lượng lớn tuổi đã nghỉ hưu hoặc chuyển
công tác. Nhóm tuổi từ 45 trở lên rất ít, do lực
lượng trẻ thay thế dần, nên lực lượng trên 45
dần dần giảm đi là điều dễ hiểu
Trình độ chuyên môn
Phần lớn CBYT là trung cấp, trong đó y sỹ
chiếm trên 60%. Trung bình mỗi trạm y tế cơ
sở có khoảng 6 nhân lực, thường không quá 01
bác sỹ cho mỗi trạm, thậm chí có nhiều trạm
chưa có bác sỹ vì vậy lực lượng trung cấp ở các
trạm trong nghiên cứu này chiếm tỷ lệ cao là
điều dễ hiểu.
Chỉ có 13,8% có trình độ bác sỹ. Đến thời
điểm lý tưởng, mỗi trạm y tế có từ 8 đến 10 nhân
lực, trong đó có 01 bác sỹ, thì tỷ lệ bác sỹ cũng
dao động quanh chỉ số này. Điều quan trọng là
làm sao tất cả trạm y tế phải có bác sỹ
75,3% xã, phường có bác sỹ. Mặc dù đây là
một tỷ lệ thấp, tuy nhiên nếu so với trước, thì tỷ
lệ này đã phản ánh sự cố gắng rất lớn của ngành
y tế Cà Mau trong việc bố trí để mỗi trạm y tế cơ
sở có ít nhất 01 bác sỹ.
Dược sỹ trung học rất thấp (36), trung bình
02 xã mới có 01 dược sỹ trung học. Đây là điều
phòng y tế và các huyện, thành phố cần quan
tâm. Bởi lẽ phụ trách công tác dược tuyến xã
phải là dược trung học. Tình trạng những nơi
thiếu dùng lực lượng dược sơ học hoặc cán bộ
khác bố trí phụ trách dược sẽ không đảm bảo
thực hiện tốt công việc được giao, đặc biệt là
việc thực hiện qui chế trong xuất, nhập, bảo
quản thuốc.
Nơi ở
Do xếp thị trấn vào khu vực thành thị nên tỷ
lệ CBYT được điều tra có nơi ở là thành thị
chiếm tỷ lệ khá cao (trên 85%)
Ý kiến đồng thuận của CBYT tuyến xã
phường.
Có đến 97,8% CBYT tuyến xã phường nhất
trí về việc đưa thuốc điều trị bệnh tâm thần về
cấp phát tại tuyến xã phường. Điều đó cho thấy,
mặc dù việc đưa thuốc điều trị bệnh tâm thần về
cấp phát tại xã, phường sẽ làm cho công việc tại
trạm y tế vốn bận rộn, nay sẽ bận rộn hơn. Tuy
nhiên, tuyệt đại đa số CBYT được hỏi đã ý thức
nhiệm vụ được giao là chăm sóc sức khỏe nhân
dân một cách tốt nhất. Đặc biệt là bệnh nhân tâm
thần, nhằm thực hiện tốt phương châm là cả
cộng đồng cùng chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ bệnh
nhân tâm thần để mau hồi phục sớm hòa nhập
xã hội.
Nhóm các yếu tố tác động
Cở sở trạm
Do ý thức được rằng thuốc điều trị bệnh tâm
thần là thuốc hương thần, thuốc gây nghiện cần
phải được quản lý chặt chẽ. Nên 100 lãnh đạo
các trạm y tế đã bố trí tủ hoặc ngăn tủ riêng để
bảo quản thuốc tâm thần.
Nhóm nhân lực
52/69 xã có bác sỹ (75%), đây là một phấn
đấu lớn của ngành y tế tỉnh nhà trong việc nâng
dần chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân tại
địa phương, hạn chế tối đa việc điều trị vượt
tuyến không cần thiết. Chúng ta chắc chắn thống
nhất với nhau một điều có bác sỹ sẽ hỗ trợ rất có
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 5
hiệu quả trong việc điều trị bệnh nhân tâm thần
nói riêng và các chương trình y tế khác nói
chung tại tuyến xã. Tuy nhiên vẫn còn ¼ (25%)
số xã, phường vẫn chưa có bác sỹ. Để thực hiện
tốt chiến lược chăm sóc sức khỏe nhân dân giai
đoạn đến 2010 và tầm nhìn 2020, ngành y tế cần
có kế hoạch tăng cường đạo tạo bác sỹ cho tuyến
xã, tăng cường việc đưa bác sỹ về phục vụ tại các
xã, phường đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa.
Có 35,5% ý kiến cho rằng cán bộ phụ trách
chương trình thường xuyên thay đổi. Tỷ lệ này
hoàn toàn phụ hợp với quá trình theo dõi của
chúng tôi. Cán bộ phụ trách chương trình muốn
làm tốt phải được tập huấn kỹ và có thời gian
đúc kết kinh nghiệm từ thực tế hoạt động. Việc
có một lượng lớn cán bộ phụ trách chương trình
thường xuyên thay đổi có do 03 lý do: đi học,
thuyên chuyển công tác hoặc nghỉ việc và do sự
chia tách tạo thành các xã mới.
Cũng chính do thường xuyên thay đổi cán
bộ phụ trách nên chỉ có 66,7% ý kiến cho rằng
các cán bộ phụ trách chương trình tại các xã,
phường hiện nay đảm bảo được về mặt trình
độ chuyên môn. 1/3 số còn lại cần tập huấn,
đào tạo lại.
Nhóm quản lý dược
100% các xã có phân công cán bộ phụ trách
dược. Tuy nhiên như phần trên đã phân tích, chỉ
có 52% số xã có dược sỹ trung học, trung bình 02
xã mới có một dược sỹ trung học phụ trách dược
của trạm. Như chúng ta biết, việc phân cán bộ
khác phụ trách dược sẽ không đảm bảo việc
thực hiện công tác quản lý dược được tốt. Bởi lẽ
nếu không có chuyên môn về dược thì công tác
xuất, nhập và bảo quản thuốc sẽ không đảm bảo
theo đúng qui định. Chính từ điều này mà phần
lớn các công tác quản lý thuốc tâm thần thời gian
qua tại nhiều xã phường không đạt yêu cầu.
Có thể chính việc không nắm vững qui định
hoặc cố tình không thực hiện đúng về quản lý
dược mà có đến 15% ý kiến xác nhận công tác
quản lý dược tại tuyến xã phường không được
kiểm tra, đối chiếu thường xuyên.
100% ý kiến đều cho rằng thuốc điều trị tâm
thần cung cấp cho tuyến xã luôn đầy đủ và kịp
thời. Điều này cho thấy việc cung cấp thuốc của
tuyến huyện và tuyến tỉnh luôn được đảm bảo
Nhóm yếu tố tác động đến bệnh nhân
Giao thông đi lại: Mặc dù trong những năm
qua, phong trào xây dựng giao thông nông thôn
ở Cà Mau đạt nhiều thành tựu đáng kể, hầu hết
các xã và các huyện đã có đường xe 02 bánh nối
với nhau, tạo thuận lợi cho người lưu thông. Tuy
nhiên do đặc điểm dân cư Cà Mau sống phân
tán, nên còn nhiều gia đình gặp khó khăn trong
việc đi lại. Qua nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy, có đến 20% ý kiến cho rằng bệnh nhân và
thân nhân bệnh nhân còn gặp trở ngại về giao
thông trong việc đi lãnh thuốc.
Điều chúng tôi không khỏi băn khoăn là có
gần 42% bệnh nhân tự nhận thuốc. Bởi vì ở bệnh
nhân tâm thần có đảm bảo họ giữ thuốc và uống
thuốc đúng hay không? Chương trình đã qui
định thuốc tâm thần phải do người nhà bệnh
nhân nhận và kiểm soát bệnh nhân uống hàng
ngày. Tuy nhiên, nhiều xã phường đã không
thực hiện đúng qui định này, cũng như thực
hiện chưa tốt công tác hướng dẫn thân nhân
bệnh nhân quản lý điều trị.
Giá trị ứng dụng của nghiên cứu
Qua nghiên cứu, chúng ta đã rút ra được 6
vấn đề có giá trị trong việc thực hiện đưa thuốc
điều trị bệnh tâm thần về cấp phát tại trạm y tế
xã. Đồng thời đã trả lời thõa đáng có nên đưa
thuốc tâm thần về cấp phát tại trạm y tế cơ sở
hay không. Từ nghiên cứu này đã làm tiền đề
cho việc củng cố công tác quản lý, cấp phát
thuốc các chương trình tại trạm y tế cơ sở ngày
một hoàn thiện hơn.
Cũng từ nghiên cứu này, chúng tôi sẽ đề
xuất với Sở Y tế Phòng Y tế và Trung tâm YTDP
các huyện thành phố một số giải pháp cho việc
củng cố và phát triển các chương trình thuộc
khối PCCBXH nói riêng và các trình y tế khác
nói chung ngày càng vững mạnh, góp phần
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 6
hòan thành nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe nhân dân ngày một tốt hơn.
KẾT LUẬN
Tuyệt đại đa số (98,7%) ý kiến đồng tình
trong việc đưa thuốc điều trị tâm thần về cấp
phát tại trạm y tế xã.
Chỉ có 75% trạm y tế xã phường trong mẫu
điều tra có bác sỹ.
Tỷ lệ xã có dược sỹ trung học rất thấp (52%),
trung bình 02 xã mới có 01 dược sỹ trung học.
Điều này có liên quan đến vấn đề quản lý thuốc
tâm thần tại xã chưa đạt yêu cầu trong thời gian
qua.
Do luôn thay đổi, dẫn đến kiến thức chuyên
môn của cán bộ quản lý chương trình tại tuyến
xã phường hiện tại không vững.
Một tỷ lệ không nhỏ bệnh nhân và thân nhân
bệnh nhân còn gặp khó khăn về việc đi lại khi
nhận thuốc
Còn nhiều bệnh nhân tự nhân thuốc mà
đáng lẻ ra phải do người nhà nhận và quản lý.
KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Các cấp, các ngành tiếp tục tăng cường hỗ
trợ cấp phát thuốc tâm thần tại tuyến xã,
phường.
Sở Y tế, Phòng Y tế có kế hoạch tăng cường
đào tạo và bố trí bác sỹ, đảm bảo mỗi trạm y tế ít
nhất phải có 01 bác sỹ
Sở Y tế, Phòng Y tế và Trường trung học y tế
có kế hoạch tăng cường đào tạo và bố trí dược sỹ
trung học, đảm bảo mỗi trạm y tế có 01 dược sỹ
trung học phụ trách công tác dược.
Hạn chế tối đa việc thay đổi cán bộ phụ trách
chương trình tuyến xã, phường.
Phòng Y tế, Trung tâm YTDP huyện, thành
phố cần có kế hoạch đào tạo hoặc phối hợp
Chương trình tuyến tỉnh đào tạo lại cán bộ phụ
trách chương trình tuyến xã, phường. Đặc biệt là
các xã phường quản lý chương trình chưa đạt
yêu cầu.
Có kế hoạch và thường xuyên kiểm tra công
tác dược tại trạm y tế xã, phường trên các lĩnh
vực xuất, nhập, bảo quản.
Các trạm y tế cần giải thích rõ và kiên quyết
không để bệnh nhân tự nhận thuốc, để hạn chế
việc bệnh nhân có thể dùng thuốc quá liều.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Viết Nghị (2000). Hướng dẫn chẩn đoán và quản lý các
rối loạn tâm thần trong chăm sóc sức khỏe ban đầu. Nhà xuất
bản Hygrefe và Huber.
2. Trần Quốc Việt (2003). Một số quan điểm về bệnh sinh tâm
thần phân liệt. Tập san chuyên ngành tâm thần của Bệnh viện
Tâm thần Trung ương 2 số 37, quý II, năm 2003.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 7
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 8
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_nhung_yeu_to_tac_dong_den_viec_cap_phat_thuoc_tam_t.pdf