FM (8) và cộng sự, nồng độ PCT trung bình trong
HCĐƯVTT là 0,4 ± 3 ng/ml, nồng độ PCT trung
bình trong HCNKTT là 0.5± 2.9 ng/ml, nồng độ
PCT trung bình trong HCNKTT nặng là 6,9 ± 3,9
ng/ml. So sánh với nghiên cứu của Brunkhorst FM
thì trị số chúng tôi cao hơn, có thể do cách chọn
mẫu khác nhau.
Theo nghiên cứu của J.L. Vincent(18), CRP
nhạy hơn bạch cầu trong chẩn đoán nhiễm khuẩn,
và nếu kết hợp với PCT sẽ rất có giá trị trong
chẩn đoán nhiễm khuẩn. Điều này đương nhiên sẽ
làm giá thành xét nghiệm tăng cao, do đó các tác
giả chỉ đề nghị sử dụng phối hợp CRP và PCT
trong chẩn đoán phân biệt nhiễm khuẩn ở bệnh
nhân có viêm tụy cấp, hoặc dùng trong chẩn đoán
phân biệt nhiễm khuẩn với tình trạng thải bỏ
mảnh ghép trong ghép tạng.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ
trung bình của PCT trong HCĐỨVTT là 5,58 ±
10,07 ng/ml. Nồng độ trung bình của PCT trong
nhóm HCNKTT cấy (+) là 16,2 ng/ml và nhóm
cấy (-) là 6,8 ± 11,1 ng/ml và nhóm Không
HCNKTT là 1,4 ± 2,9 ng/ml. Áp dụng phương
pháp phân tích thống kê cho thấy sự khác biệt về
trị số trung bình giữa các nhóm là có ý nghĩa, trị
số PCT tăng theo khuynh hướng nhiễm khuẩn
toàn thân.
Tỉ lệ PCT dương tính trong nhóm HCNKTT là
86,6% (52/60), nhóm Không BCNKTT tỉ lệ này là
33,3%. Sự khác biệt về tỉ lệ thay đổi của PCT
giữa 2 nhóm HCNKTT và nhóm Không HCNKTT
là có ý nghĩa thống kê với p=0,000.
Trong các nhóm nghiên cứu ghi nhận được giá
trị trung bình của PCT và CRP cao nhất trong
nhóm nhiễm khuẩn cấy dương, kế đến là nhóm
nhiễm khuẩn cấy âm, thấp nhất là nhóm không
nhiễm khuẩn. Với phép kiểm Kruskal –Wallis P <
0,001 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữa các nhóm. Chúng tôi nhận thấy không có
sự khác biệt giữa các nhóm về giá trị trung bình
của bạch cầu máu
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát Procalcitonin, CRP và bạch cầu máu trong hội chứng đáp ứng viêm toàn thân tại bệnh viện Nhi đồng 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007
Nhi Khoa 67
KHẢO SÁT PROCALCITONIN, CRP VÀ BẠCH CẦU MÁU
TRONG HỘI CHỨNG ĐÁP ỨNG VIÊM TOÀN THÂN
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Nguyễn Thị Thanh*, Lê Thị Ngọc Dung**, Phạm Lê An**, Bùi Quốc Thắng**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và xác định giá trị trung bình của Procalcitonin
(PCT), C-Reactive Protein (CRP) cùng bạch cầu máu (BC) trong Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân
(HCĐƯVTT).
Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Tiền cứu mô tả loạt ca trên trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên có
HCĐƯVTT nhập vào bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 8/2005-3/2006.
Kết quả: trong 78 trẻ có HCĐƯVTT nhập viện có 77% trẻ có biểu hiện của HCNKTT. Các dấu hiệu
lâm sàng và cận lâm sàng nổi bật là sốt, mạch nhanh, nhịp thở nhanh, phổi có ran, co giật, tiêu chảy, BC
máu tăng (88,5%), CRP tăng (87,7%), PCT tăng (74,3%), X quang phổi có hình ảnh tổn
thương(48,7%).Giá trị trung bình của BC, CRP, PCT lần lượt là 20.917 ± 8.590 / mm3, 61,7 ± 59,9 mg/l,
5,8 ± 10,1 ng/ml. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giá trị trung bình của CRP và PCT giữa nhóm có
HCNKTT và nhóm Không có bằng chứng nhiễm khuẩn toàn thân. Sự khác biệt về BC không có ý nghĩa
thống kê.
Kết luận: Trên bệnh nhân có HCĐƯVTT, ta có thể dùng CRP hoặc PCT để phân biệt tình trạng nhiễm
khuẩn và tình trạng không nhiễm khuẩn.
CỤM TỪ KHOÁ: Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (HCĐƯVTT), Hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân
(HCNKTT), Bạch cầu máu (BC), Creactive protein (CRP), Procalcitonin (PCT).
ABSTRACT:
PROCALCITONIN, C-REACTIVE PROTEIN AND WHITE BLOOD CELL COUNT IN THE SYSTEMATIC
INFLAMMATORY RESPONSE SYNDROME AND SEPSIS
Nguyen Thi Thanh, Le Thi Ngoc Dung, Pham Le An, Bui Quoc Thang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 – Supplement of No 1 – 2007: 67 – 74
Procalcitonin, C-reactive protein and white blood cell count in the systematic inflammatory response
syndrome in the children’hospital N2.
Objectives: describe the epidemiological, clinical characteristics, and explore the mean values of
procalcitonin (PCT), C-reactive protein (CRP) and white blood cell (WBC) count in SIRS.
Method: a prospective and descriptive study for children in age over 2 months with SIRS admitted to
Hospital Nhi Dong 2 from August 2005 to March 2006.
Results: Most of them (77%) had manifestations of sepsis.. Significant clinical, laboratory and imaging
findings were fever, accelerated pulse, tachypnea, riles on, auscultation, convulsion, diarrhea. There were
augmentation of WBC (88.5%), CRP (87.7%) and PCT (74.3%), and abnormal finding on CXR (48.7%.)
Mean values (± SD) of WBC, CRP and PCT were 20,917 ± 8,590/mm
3
, 61.7 ± 59.9 mg/L and 5.8 ± 10.1
ng/mL, respectively. There were statistically significant differences in mean values of CRP (p= 0.008) and
PCT (p= 0.000) between groups with sepsis and without evidence of sepsis. The difference in mean WBC
counts are not statistically significant (p= 0.948.)
Conclusion: In the patients with SIRS, CRP and PCT can be used to differentiate sepsis and non-sepsis.
* Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP. Hồ Chí Minh
** Bộ môn Nhi Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Bà Mẹ – Trẻ Em 68
Key words: systematic inflammatory response syndrome; sepsis; C-reactive protein; procalcitonin,
white blood cell.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm trùng huyết gây tỉ lệ tử vong cao, triệu
chứng lâm sàng đa dạng, đôi khi không điển hình,
đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chẩn đoán xác
định dựa vào cấy máu, nhưng kết quả cấy máu thì
chậm và không phải lúc nào cũng dương tính, trong
các nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ 17%- 27%
bệnh nhân có HCNKTT có cấy máu dương tính
trong khi đó bệnh diễn tiến nhanh có thể gây sốc
nhiễm trùng, suy đa cơ quan và tử vong. Tuy vậy,
có một số trường hợp không phải nhiễm trùng
nhưng có biểu hiện của HCĐƯVTT như chấn
thương, phỏng, xuất huyết, hạ thân nhiệt, viêm tụy,
bệnh nhân phẫu thuật hoặc ở bệnh nhân hôn mê.
Do đó chúng ta cần phải dựa trên những triệu
chứng lâm sàng để nhận diện và chẩn đoán sớm
nhiễm trùng huyết. Vấn đề đặt ra là cần có cách
tiếp cận và phương tiện chẩn đoán sớm nhiễm
trùng huyết, giúp bác sĩ lâm sàng phân biệt giữa
nhiễm trùng và không nhiễm trùng, từ đó có thái độ
điều trị kịp thời. Cách tiếp cận phân loại của
HCĐƯVTT, HCNKTT giúp gợi ý tình trạng nhiễm
khuẩn nặng. Bên cạnh đó hiện nay có nhiều chỉ tố
để chẩn đoán phân biệt giữa hội chứng nhiễm
khuẩn toàn thân và hội chứng đáp ứng viêm do
nguyên nhân khác, một trong các chỉ tố đó là
Procalcitonin (PCT). Ở những nhiễm trùng nặng có
đáp ứng viêm toàn thân, PCT tăng cao, sớm hơn so
với các xét nghiệm khác và có ý nghĩa trong tiên
lượng sốc nhiễm trùng.
Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới cho
thấy lợi ích của PCT trong chẩn đoán sớm nhiễm
trùng huyết
(6,8,9,11,13)
, so sánh với các chỉ tố viêm khác
như CRP, PCT có giá trị chẩn đoán sớm và đặc hiệu
hơn
(12)
. Procalcitonin, bình thường được sản xuất bởi
tế bào C của tuyến giáp, là một tiền chất của
calcitonin. Khi cơ thể bị nhiễm trùng, PCT có thể
được sản xuất ra từ bạch cầu đơn nhân và gan.
PCT là một chất hiện diện trong giai đoạn đáp
ứng cấp, bình thường nồng độ PCT rất thấp
(<0.1ng/ml), không thể phát hiện được trong máu.
Khi nhiễm trùng nặng nồng độ PCT có thể tăng
đến 100ng/ml. Beat và Hector U nghiên cứu
nhiễm trùng huyết tại khoa Săn sóc tăng cường
thấy có mối tương quan giữa tăng PCT cao và tỉ lệ
tử vong
(7)
. Nghiên cứu nhằm mô tả về
HCĐƯVTT, cũng như HCNKTT và giá trị trung
bình của BC máu, CRP và PCT trong các hội
chứng này.
Mục tiêu
1.Xác định tỉ lệ các đặc điểm về dịch tễ học,
lâm sàng của hội chứng đáp ứng viêm toàn thân.
2. Xác định giá trị trung bình của bạch cầu
máu, CRP và Procalcitonin trong lô nghiên cứu.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Tiền cứu mô tả hàng loạt ca.
Đối tượng nghiên cứu
Các trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên có Hội chứng đáp
ứng viêm toàn thân nhập vào khoa Cấp cứu, Hồi sức,
Cấp cứu nhiễm và các khoa Nội tổng hợp tại bệnh
viện Nhi Đồng 2 từ tháng 8/2005 đến 3/2006.
Tiêu chí chọn mẫu
- Bệnh nhi từ 2 tháng tuổi trở lên có hội chứng
đáp ứng viêm toàn thân được chẩn đoán khi có ít
nhất 2 trong 4 tiêu chuẩn sau, trong đó 1 tiêu chuẩn
bắt buộc phải có là tiêu chuẩn về thân nhiệt hoặc
tiêu chuẩn về bạch cầu: Thân nhiệt: > 38
0
C hoặc <
36
0
C, nhịp tim nhanh so với tuổi, nhịp thở nhanh so
với tuổi, bạch cầu: > 12.000/mm
3
hoặc < 4.000/mm
3
hoặc > 10% bạch cầu non.
- Cha mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chí loại trừ
Trẻ có suy cơ quan mãn, trẻ mắc bệnh suy giảm
miễn dịch, test HIV dương tính, trẻ đang sử dụng
corticoit kéo dài, Cha mẹ không đồng ý thử PCT.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007
Nhi Khoa 69
Các tiêu chuẩn áp dung trong lô nghiên
cứu
Hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân
Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân + có bằng
chứng có ổ nhiễm khuẩn rõ phát hiện trong quá
trình theo dõi và điều trị:
- Cấy máu dương tính.
- Nhiễm trùng tiểu, cấy nước tiểu với > 10
5
khuẩn lạc/ml hoặc có thay đổi trên hình ảnh học
cũng như có triệu chứng về lâm sàng và bạch
cầu / nước tiểu > 10
4
/ml
(17)
.
- Viêm phổi: là hình ảnh viêm phổi thùy và
những trường hợp viêm phổi lan tỏa được chẩn
đoán bởi bác sĩ X quang.
- Viêm màng não vi trùng với kết quả cấy
dương tính hoặc dịch não tuỷ đục với thành phần
tế bào đa nhân trung tính cao trong dịch não tủy.
- Ap xe phần mềm, nông được chẩn đoán bằng
lâm sàng. áp xe trong sâu được chẩn đoán bằng siêu
âm, CT Scan hay xác định bằng phẫu thuật.
- Tiêu chảy nhiễm trùng: tiêu đàm máu và có
nhiều bạch cầu trong phân hoặc cấy phân dương tính.
Không có bằng chứng nhiễm khuẩn toàn thân
Là những trường hợp không đủ tiêu chuẩn để
chẩn đoán là HCNKTT như trên.
KẾT QUẢ
Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm
sàng của HCĐƯVTT
Trong HCĐƯVTT có 77% có HCNKTT, 23%
không có bằng chứng nhiễm khuẩn toàn thân; tỉ lệ
trẻ từ 12 – 36 tháng chiếm đa số (45%); giới nam
nhiều hơn nữ (nam: 59% ), đa số trẻ ở TP. HCM
(73,1%), lý do vào viện thường gặp nhất là sốt
97%; co giật 24,4%; ho khó thở 16,6%; đỏ da,
nhọt 14,1%; tiêu chảy 7,7%. Đa số các trẻ đều
được điều trị trước ở phòng khám ngoài giờ hoặc
tuyến trước (73%), 68% trẻ có tình trạng dinh
dưỡng bình thường, 24% dư cân, 8% suy dinh
dưỡng. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữa nhóm có bằng chứng nhiễm khuẩn toàn
thân và nhóm không có bằng chứng nhiễm
khuẩn toàn thân về đặc điểm dịch tễ học. Các
dấu hiệu lâm sàng nổi bật của HCĐƯVTT: sốt
97,4%, mạch nhanh 48,7%, nhịp thở nhanh
46,2%, phổi có ran 38,4%, co giật 24,35%, tiêu
chảy 15,4%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa nhóm có bằng chứng nhiễm khuẩn toàn
thân và nhóm không có bằng chứng nhiễm
khuẩn toàn thân về triệu chứng lâm sàng ở phổi.
Các thay đổi về cận lâm sàng nổi bật trong
HCĐƯVTT: bạch cầu tăng 88,5%, CRP > 10
mg/l 87,7%, PCT > 0,5 ng/ml 74,3%, X quang
lồng ngực có hình ảnh tổn thương phổi 48,7%.
Sự thay đổi về CRP, PCT, X quang phổi là
những dấu chứng cận lâm sàng có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê giữa nhóm có bằng chứng
nhiễm khuẩn toàn thân và nhóm không có bằng
chứng nhiễm khuẩn toàn thân.
Bảng 1. Tỉ lệ các thay đổi về cận lâm sàng trong
lô nghiên cứu
Cận lâm sàng
thay đổi
HCNKTT Không
BCNKTT
Tổng
n
Giá trị
P
n % n %
BC > 12.000/mm
3
TC<100.000/mm
3
Hct < 30 %
CRP > 10 mg/l
PCT > 0.5 ng/ml
X quang phổi tổn
thương
53
4
8
56
52
33
88,3%
6,7
13,3
93,3
86,6
55
16
0
1
12
6
5
88,9
%
5,5
66,6
33,3
27,7
69
4
9
68
58
38
0,948
0,676
0,008*
0,000*
0,000*
Dấu * chứng tỏ sự khác biệt giữa 2 nhóm là có
ý nghĩa. (÷
2
, Fisher exact test P < 0.05).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Bà Mẹ – Trẻ Em 70
Sơ đồ các bước tiến hành chọn bệnh
Trẻ từ 2 tháng tuổi nhập vào Khoa CC, HS, CC nhiễm và các
khoa tổng hợp
HCĐƯVTT
(SIRS )
Loại
(- )
Có ổ
nhiễm trùng
(+ )
HCNKTT
(Sepsis )
Không có
HCNKTT (Non Sepsis )
(+ )
(- )
Cấy máu và
bệnh phẩm
(- )
HCNKTT cấy (- )
HCNKTT
cấy (+ )
PCT, CRP, Công thức máu.
(+ )
Khám lâm sàng và cận lâm sàng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007
Nhi Khoa 71
Giá trị trung bình của CRP, Procalcitonin và
bạch cầu máu
Qua nghiên cứu chúng tôi có 60 trẻ HCNKTT,
18 trẻ Không BCNKTT. Trong 60 trẻ HCNKTT
có 7 trẻ có kết quả cấy vi trùng dương tính và 53
trẻ có kết quả cấy vi trùng âm tính.
Bảng2. Giá trị trung bình của BC, CRP, PCT
trong lô nghiên cứu.
Giá trị trung
bình
HCĐƯVTT HCNKTT Không
BCNKTT
Kruskal-
Wallis
test
BC /mm
3
20.917 ±
8.590
21.871±9.1
00
17.738±5735 P<0,05
CRP mg /l 61,71 ± 59,9 71,3± 63,7 29,8±24,4 P<0,05
PCT ng/ ml 5,8 ± 10,07 6,8±11,1 1,4±3 P<0,05
Giá trị trung bình của PCT, CRP và bạch cầu
máu được ghi nhận giữa 3 nhóm như sau:
Nhóm1 (53 ca ): Nhóm có HCNKTT có kết
quả cấy vi trùng (-)
Nhóm 2 (7 ca ): Nhóm có HCNKTT có kết
quả cấy vi trùng (+)
Nhóm3 (18 ca ): Nhóm Không có bằng chứng
nhiễm khuẩn toàn thân
Bảng 3. Giá trị trung bình của BC, CRP, PCT
trong 3 nhóm
Bạch cầu CRP mg /l PCTng/ml
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
22.260
18.928
17.738
65,9
112,0
29,8
5,6
16,2
1,4
Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về giá trị trung bình của BC trong 3
nhóm nghiên cứu (P > 0,05 ).
Nhận xét: Trong 3 nhóm nghiên cứu, chúng
tôi ghi nhận được giá trị trung bình của CRP cao
nhất trong nhóm nhiễm khuẩn cấy dương, kế đến
là nhiễm khuẩn cấy âm và thấp nhất ở nhóm
không bằng chứng nhiễm khuẩn toàn thân. Với
phép kiểm Kruskal –Wallis, P < 0,001 cho thấy
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các
nhóm.
Trong 3 nhóm nghiên cứu ghi nhận được giá
trị trung bình của PCT cao nhất trong nhóm
nhiễm khuẩn cấy dương kế đến là nhiễm khuẩn
cấy âm và cuối cùng là nhóm không bằng chứng
nhiễm khuẩn toàn thân. Với phép kiểm Kruskal –
Wallis P < 0,001 cho thấy có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa các nhóm
BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm
sàng của HCĐƯVTT
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 60/78 trẻ
có HCNKTT chiếm tỉ lệ 77% và 18/78 trẻ Không
BCNKTT chiếm tỉ lệ 23%. Theo Reny Jean Luc
(16) thì nếu áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của
HCĐƯVTT thì rất nhiều bệnh nhân không nhiễm
khuẩn có HCĐƯVTT.
Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ có HCNKTT
trong nhóm tuổi từ 12 tháng đến 36 tháng tuổi
chiếm tỉ lệ cao nhất (60,6%), trẻ dưới 12 tháng
chiếm tỉ lệ 29,5%
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nam nhiều
hơn nữ. Trong nghiên cứu của Greg S.Martin (10)
về dịch tễ học của hội chứng nhiễm khuẩn toàn
thân tại Mỹ từ 1979 đến 2000 cũng ghi nhận nam
mắc bệnh nhiều hơn nữ.
Lý do vào viện của HCĐƯVTT là vì sốt
(97,4%). Ngoài sốt ra, trẻ có những triệu chứng
kèm theo như: co giật (24%), ho và khó thở
(16,6%), đỏ da và nhọt da (11%) và tiêu chảy
(6%) và đây cũng là những lý do thường gặp ở trẻ
khi trẻ được đưa đến khám tại các phòng khám.
Trẻ suy dinh dưỡng thường liên quan tới tần
suất mắc các bệnh nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn
hô hấp cấp, tiêu chảy, nhiễm khuẩn da, v.v... Tuy
nhiên trong lô nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ suy
dinh dưỡng chỉ 6,6%, trái lại có một số trẻ dư cân
(24%) vì đa số trẻ ở thành phố và xu thế có 1 – 2
con thúc đẩy việc dinh dưỡng không phù hợp.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Bà Mẹ – Trẻ Em 72
Có 76/78 trẻ có sốt chiếm tỉ lệ 97,4%. Ở trẻ
nhỏ mạch nhanh là dấu hiệu rất quan trọng. Có
38/78 trường hợp có mạch nhanh chiếm tỉ lệ
48,7%. Trong đó nhóm Không HCNKTT là10/18
(55,5%), nhóm có HCNKTT là 28/60 (46,6%). Sự
khác biệt không nhiều và không có ý nghĩa. Tuy
nhiên tính chất mạch đập rất quan trọng, khi
mạch nhanh nhẹ khó bắt là báo hiệu bệnh nhân
đang vào sốc, phải nhanh chóng theo dõi và xử trí
kịp thời. So sánh với Trương Thị Hòa, Phùng
Nguyễn Thế Nguyên và Hà Mạnh Tuấn (2,4,5),
mạch nhanh chiếm tỉ lệ lần lượt là 65%,78.7%,
72.8%, số liệu chúng tôi thấp hơn. Nhịp thở nhanh
chiếm tỉ lệ 46,2% trong cả lô nghiên cứu, riêng
nhóm HCNKTT chiếm tỉ lệ 48,3%. Theo Shapiro
(17) thì trong giai đoạn sớm của bệnh, sự thay đổi
các dấu hiệu sinh tồn như nhịp tim nhanh, nhịp
thở nhanh là những chỉ điểm sớm trong HCNKTT,
nên lưu ý khi có triệu chứng này.
Bảng 4. Tỉ lệ các triệu chứng lâm sàng ở trẻ có
HCNKTT
P,N, T,
Nguyên
T,T, Hòa N, T,
Thanh
Thay đổi
- Nhiệt độ
- Mạch nhanh
- Nhịp thở nhanh
- T/C về hô hấp
- Co giật
- Xuất huyết
88,5 %
78,7 %
62,3 %
62,4 %
8,0 %
13,1 %
48,33 %
65 %
63,33 %
75 %
21,05 %
28,33 %
95,0 %
46,6 %
48,3 %
46,7 %
25,0 %
1,6 %
Phổi có ran bệnh lý chiếm 38,4% trường hợp
trong HCĐỨVTT, trong đó hơn phân nữa có
HCNKTT. Bệnh lý hô hấp là 1 bệnh lý hay gặp ở trẻ
em, đa số do siêu vi, tuy nhiên cũng rất dễ bị bội
nhiễm, và đường hô hấp là ngõ vào có tỉ lệ cao nhất
gây HCNKTT. Do đó bên cạnh lâm sàng, phải dựa
vào hình ảnh X quang kết hợp với các xét nghiệm
chứng tỏ có tình trạng nhiễm khuẩn như bạch cầu
máu, CRP, PCT để điều trị kháng sinh kịp thời.
Các tổn thương ở phổi trong HCNKTT như
ran ẩm, ran nổ chiếm tỉ lệ 46.6% trong nghiên
cứu của chúng tôi, thấp hơn so với nghiên cứu của
T.T.Hoà
(2)
(75%). Điều này cũng phù hợp với tỉ lệ
tử vong của T.T. Hoà là 35% (21/60) và của
chúng tôi là 5% (3/60) vì tổn thương phổi cấp tính
là nguyên nhân phổ biến thứ hai đưa đến tử vong
trong HCNKTT.
So sánh trong tất cả các dấu hiệu lâm sàng,
thì triệu chứng có ran ở phổi là triệu chứng duy
nhất có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm có
HCNKTT và nhóm Không BCNKTT. Có 49
trường hợp chụp X quang phổi khi trẻ có triệu
chứng đường hô hấp, kết quả cho thấy có 38/78
(48,7%) trẻ có HCĐUVTT và có 33/60 (55%) trẻ
có HCNKTT có thương tổn trên X quang tim phổi.
Sự khác biệt giữa nhóm có HCNKTT và nhóm
Không BCNKKT là có ý nghĩa. Điều này cũng
phù hợp với nghiên cứu của Mirjam
(14)
và
Muller
(15)
, đa số HCNKTT có nguồn gốc từ nhiễm
khuẩn từ đường hô hấp dưới.
Khi phân tích sự thay đổi bạch cầu máu trong
hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân, chúng tôi nhận
thấy không có sự khác biệt giữa 2 nhóm có
HCNKTT và nhóm Không BCNKTT. Điều này
phù hợp với nhận định bạch cầu không phải là
một chỉ tố nhạy hay chuyên biệt cho HCNKTT
nhưng là 1 chỉ tốt cho HCĐƯVTT.
Có 68/78 trẻ chiếm tỉ lệ 87,7% có kết quả CRP
tăng hơn bình thường (>10 mg/l). Reny
(16)
và cộng sự
khi nghiên cứu trên 74 bệnh nhân ở săn sóc tăng
cường, đã kết luận CRP và tình trạng có hội chứng
đáp ứng viêm toàn thân có liên quan mật thiết và
giúp ích trong chẩn đoán nhiễm khuẩn.
Trong nhóm HCNKTT tỉ lệ CRP dương tính là
82%, trong nhóm Không BCNKTT tỉ lệ này là
66,6%. Sự khác biệt về tỉ lệ thay đổi của CRP
giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê với p=0.008.
So sánh với kết quả của Lâm Thị Mỹ
(3)
(1994)
là 77.27%, Võ Công Đồng và cộng sự tại bệnh
viện Nhi Đồng 2
(1)
là79.7% thì tỉ lệ CRP dương
tính của chúng tôi cao hơn. So sánh với Trương
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007
Nhi Khoa 73
Thị Hòa
(2)
thì tỉ lệ của chúng tôi là tương đương
nhau.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 58/78 chiếm
tỉ lệ 74,35% trẻ có HCĐUVTT có kết quả PCT
tăng hơn bình thường (PCT > 0,5ng/ml).
Tỉ lệ PCT dương tính trong nhóm HCNKTT là
86,6% (52/60), nhóm Không BCNKTT tỉ lệ này là
33,3%. Sự khác biệt về tỉ lệ thay đổi của PCT
giữa 2 nhóm HCNKTT và nhóm Không HCNKTT
là có ý nghĩa thống kê với p=0,000.
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy độ nhạy
của PCT thay đổi từ 83% đến 100%, của CRP từ
73% đến 88% và độ đặc hiệu của PCT từ 70%
đến 100%, và của CRP từ 50% đến 89%
(7)
.
Trường hợp sau chấn thương, sau phẫu thuật
lớn, phẫu tim, PCT cũng tăng, điều này không có
nghĩa là nếu mức PCT tăng ở những trường hợp
này thì không nghĩ đến nhiễm khuẩn. Trong
nghiên cứu của chúng tôi có 1 trường hợp nhập
viện sau đa chấn thương 10
ng/ml. Tuy nhiên chúng tôi không đưa vào lô
nghiên cứu để tránh yếu tố gây nhiễu.
Giá trị trung bình của bạch cầu máu, CRP
và Procalcitonin
Bảng 5. Giá trị trung bình của bạch cầu trong
nhiễm khuẩn
Bạch cầu ± SD /mm
3
Reny Jean Luc N.T. Thanh
Nhiễm khuẩn 15.300 ± 7.500 21.871 ± 9.100
Không bằng chứng nhiễm
khuẩn
11.400 ± 5.300 17.738 ± 5.735
Bảng 6. Giá trị trung bình của CRP trong nhiễm
khuẩn
Giá trị trung bình CRP ± SD
(ng/ml)
Reny Jean Luc N,T, Thanh
Nhiễm khuẩn 191 ± 123 71,3 ± 63,7
Không bằng chứng nhiễm
khuẩn
83 ± 91 29,8 ± 24,4
So sánh với nghiên cứu của Reny Jean Luc thì
trị số chúng tôi cao hơn, có thể do cách chọn mẫu
khác nhau.
Bảng 7. Giá trị trung bình của PCT giữa các
nghiên cứu
PCT (ng/ml) Brunkhorst FM N,T, Thanh
Không BCNKTT 0,4 ± 3,0 1,4 ± 2,99
HCNKTT 0,5 ± 2,9 6,8 ± 11,1
HCNKTT cấy + 16,2 ± 23,9
HCNKTT nặng 6,9 ± 3,9
Theo nhóm nghiên cứu ở Đức cuả Brunkhorst
FM (8) và cộng sự, nồng độ PCT trung bình trong
HCĐƯVTT là 0,4 ± 3 ng/ml, nồng độ PCT trung
bình trong HCNKTT là 0.5± 2.9 ng/ml, nồng độ
PCT trung bình trong HCNKTT nặng là 6,9 ± 3,9
ng/ml. So sánh với nghiên cứu của Brunkhorst FM
thì trị số chúng tôi cao hơn, có thể do cách chọn
mẫu khác nhau.
Theo nghiên cứu của J.L. Vincent
(18)
, CRP
nhạy hơn bạch cầu trong chẩn đoán nhiễm khuẩn,
và nếu kết hợp với PCT sẽ rất có giá trị trong
chẩn đoán nhiễm khuẩn. Điều này đương nhiên sẽ
làm giá thành xét nghiệm tăng cao, do đó các tác
giả chỉ đề nghị sử dụng phối hợp CRP và PCT
trong chẩn đoán phân biệt nhiễm khuẩn ở bệnh
nhân có viêm tụy cấp, hoặc dùng trong chẩn đoán
phân biệt nhiễm khuẩn với tình trạng thải bỏ
mảnh ghép trong ghép tạng.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ
trung bình của PCT trong HCĐỨVTT là 5,58 ±
10,07 ng/ml. Nồng độ trung bình của PCT trong
nhóm HCNKTT cấy (+) là 16,2 ng/ml và nhóm
cấy (-) là 6,8 ± 11,1 ng/ml và nhóm Không
HCNKTT là 1,4 ± 2,9 ng/ml. Áp dụng phương
pháp phân tích thống kê cho thấy sự khác biệt về
trị số trung bình giữa các nhóm là có ý nghĩa, trị
số PCT tăng theo khuynh hướng nhiễm khuẩn
toàn thân.
Tỉ lệ PCT dương tính trong nhóm HCNKTT là
86,6% (52/60), nhóm Không BCNKTT tỉ lệ này là
33,3%. Sự khác biệt về tỉ lệ thay đổi của PCT
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Bà Mẹ – Trẻ Em 74
giữa 2 nhóm HCNKTT và nhóm Không HCNKTT
là có ý nghĩa thống kê với p=0,000.
Trong các nhóm nghiên cứu ghi nhận được giá
trị trung bình của PCT và CRP cao nhất trong
nhóm nhiễm khuẩn cấy dương, kế đến là nhóm
nhiễm khuẩn cấy âm, thấp nhất là nhóm không
nhiễm khuẩn. Với phép kiểm Kruskal –Wallis P <
0,001 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữa các nhóm. Chúng tôi nhận thấy không có
sự khác biệt giữa các nhóm về giá trị trung bình
của bạch cầu máu.
KẾT LUẬN
Qua khảo sát 78 trẻ có HCĐƯVTT nhập viện,
có 77% trẻ có biểu hiện của HCNKTT. Có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê về giá trị trung bình
của CRP và PCT giữa nhóm có HCNKTT và
nhóm Không có bằng chứng nhiễm khuẩn toàn
thân. Sự khác biệt về BC không có ý nghĩa thống
kê. Trên bệnh nhân có HCĐƯVTT, ta có thể dùng
CRP hoặc PCT để phân biệt tình trạng nhiễm
khuẩn và tình trạng không nhiễm khuẩn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Al NawasB, Frammer I, Shah PM (1996).” Procalcitonin in
diagnosis of severe infection”, Eur J Med Res: 1:331-333
2. Amevan Rossum, R.W.Wulsan (2004) “Procalcitonin as an
early marker of infection in neonates and children” The
Lancet infectious diseases Vol. 4. october 2004: 520-629
3. Brunkhorst FM, Wegscheider K (2001)”Procalcitonin for
early diagnosis and didderentiation of SIRS, sepsis, severe
sepsis, and septic shock” Intensive care Med, 26:148-152
4. Enguix A, Rey C, Concho A(2001)” Comparison of PCT with
CRP and serum amyloid for the early diagnosis of bacterial
sepsis in critically ill neonates”. Intensive Care Med; 27:211-
15
5. Greg S. M. and col. (2003), “The epidemiology of sepsis in th
United States from 1979 through 2000”, The New England
Journal of Medicine, vol 348, p 1546-1554.
6. Han Y Y, Doughty LA(2003) “ Procalcitonin is persistently
increased among children with poor outcome from bacteria
sepsis”.Pediatr Crit Care Med:4:21-25
7. Hatherill M, Tibby SM, TurnerC(1999) “ Diagnostic markers
of infection: comparison of PCT with CRP and leucocyte
count” Arch Dis Child; 81: 417-21
8. Hà Mạnh Tuấn (1992), Góp phần nghiên cứu nhiễm trùng
huyết, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Bộ môn Nhi, trường
Đại học Y Dược TP.HCM.
9. Jean Carlet MD (1999) “Bacterial sepsis and septic shock-
Rapid diagnostic methods in the detection of sepsis”
Infectious diseases clinics of North America Vol.13, N2, June
10. Lâm Thị Mỹ (1994), Đặc điểm nhiễm khuẩn huyết sơ sinh,
Luận án phó tiến sĩ khoa học Y Dược, trường Đại học Y Dược
TP. HCM.
11. Mirjam C.C., Beat Muller (2005), “ Procalcitonin in bacterial
infections: hype, hope, more or less ?” Swiss Med Wkly: 135:
451 – 460.
12. MullerB, Becker KL, Schachinger H, Rickenbacher PR,
Huber PR, Zimmerli W, Ritz R (2000) “ Calcitonin precursors
are reliable markers of sepsis in a medical intensive care
unit”. Crit Care Med, 28: 977 – 983.
13. Phùng Nguyễn Thế Nguyên (2003), Đặc điểm nhiễm trùng huyết
tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú.
14. Reny J.L., MD, Albert Vuagnat, MD, Catherine Ract, MD,
Marie-Odile Benoit, PharmD, Michel Safar, MD, Jean-Yves
Fagon, MD, (2002) “ Diagnosis and follow-up of infections in
intensive care patients: Value of C-reactive protein compared
with other clinical and biological variables”. Critical Care
Medicine, Volume 30, Number 3 March.
15. Shapiro N.I, Zimmer G.D, Barkin A.Z (2005), “Sepsis
syndromes”, Rosen’s Emergency Medicine: Concepts and
Clinical Practice, pp. 1958-1969.
16. Trương Thị Hòa (2004), Những yếu tố tiên lượng nặng trong
nhiễm trùng huyết tại khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi
Đồng 1 năm 2002 – 2004, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ CK 2.
17. Vincent J.L. (2000), “Procalcitonin: THE marker of sepsis ?”,
Critical Care Medicine, Vol 28 No4 April, pp.5
18. Võ Công Đồng, Phùng Nguyễn Thế Nguyên, Nguyễn Thị
Hạnh Lê (2003) “Đặc điểm nhiễm trùng huyết tại Bệnh viện
Nhi Đồng 2”,Kỷ yếu hội nghị chuyên đề hồi sức cấp cứu và
chống độc toàn quốc lần thứ t ư.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_procalcitonin_crp_va_bach_cau_mau_trong_hoi_chung_d.pdf