- Tỷ lệ dấu hiệu “dày thành túi mật” trong lô
nghiên cứu là 57%. Trong đó dấu hiệu này ở
nhóm SXH không chuyển độ là 22,7%, so với
nhóm SXH chuyển độ là 77,3%.
- Tỷ lệ dấu hiệu “dịch dưới bao gan” trong lô
nghiên cứu là 36,8%. Trong đó dấu hiệu này ở
nhóm SXH không chuyển độ là 21,4%, so với
nhóm SXH chuyển độ là 78,6%.
- Tỷ lệ dấu hiệu “dịch ổ bụng” trong lô
nghiên cứu là 39,5%. Trong đó dấu hiệu này ở
nhóm SXH không chuyển độ là 20%, so với
nhóm SXH chuyển độ chuyển độ là 80%.
- Tỷ lệ dấu hiệu “dịch màng phổi” trong lô
nghiên cứu là 15,8%. Trong đó dấu hiệu này ở
nhóm SXH không chuyển độ là 0%, so với nhóm
SXH chuyển độ là 100%
Bốn dấu hiệu trên có giá trị tiên lượng vào
sốc ở bệnh nhi sốt xuất huyết Dengue nhằm theo
dõi bệnh sát hơn để có biện pháp chẩn đoán sớm
sốc sốt xuất huyết Dengue và điều trị kịp thời.
6 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát siêu âm ca bệnh sốt xuất huyết–dengue độ 1, 2 ở trẻ tại bệnh viện nhi đồng Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
KHẢO SÁT SIÊU ÂM CA BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT–DENGUE ĐỘ I, II
Ở TRẺ TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ
Trần Thị Hữu Trí*, Phạm Hùng Lực**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Sốt xuất huyết-Dengue (SXH-D) đang là vấn đề y tế trầm trọng ở các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long, hiện nay chưa có thuốc điều trị SXH-D và chưa có phương pháp nào hữu hiệu để ngăn ngừa vào sốc,
do đó ngoài trị số dung tích hồng cầu (DTHC) và tiểu cầu (TC), cần bổ sung các trị số cận lâm sàng khác trong
đó có giá trị của SA để tiên đoán sốc trong SXH-D.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các dấu hiệu “dày thành túi mật”, “dịch dưới bao gan”, “dịch ổ bụng” và
“dịch màng phổi” trên siêu âm và tìm sự quan hệ giữa siêu âm và tiên lượng sốc trong sốt xuất huyết độ I, II.
Phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cúu cắt ngang được thực hiện trên 38 bệnh nhi sốt xuất huyết tại
khoa sốt xuất huyết bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ.
Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ các dấu hiệu “dầy thành túi mật”, “dịch dưới bao gan”, “dịch trong ổ bụng” và
“dịch màng phổi” là 77,3%; 78,6%; 80%; 100% trong nhóm SXH chuyển độ. Và 4 dấu hiệu này giúp tiên đoán
vào sốc trong bệnh nhi SXH cần được khảo sát sớm.
Kết luận: Dấu hiệu “dày thành túi mật”, “dịch dưới bao gan”, “dịch trong ổ bụng” và “dịch màng phổi”
giúp tiên đoán vào sốc trong bệnh nhi SXH cần được khảo sát sớm.
ABSTRACT
ULTRASONIC DIAGNOSIS OF DENGUE HEMORRHAGIC FEVER IN CHILDREN
AT CANTHO CHILDREN HOSPITAL
Tran Thi Huu Tri, Pham Hung Luc
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 35 - 38
Background: Dengue hemorrhagic fever (DHF) has increased in the Mekong delta. Anti DHF virus drugs
and effective methods preventing DHF shock are not available at the present time. Beside hematocrite and platelet,
ultrasonic features could also be used to predict DHF shock.
Objectives: To identify the relationship between ultrasonic signs of thickened gall bladder wall,
pericholecystic fluid, pleural effusion and ascites and DHF shock.
Method: This is a cross sectional study of 38 children with DHF in Can Tho Children Hospital.
Results: The proportion of “thickened gall bladder wall”, “pericholecystic fluid”, “ascites” and “pleural
effusion” were 77.3%, 78.6%, 80%, 100%, respectively in the patients getting worse.
Conclusion: Ultrasound features of thickened gall bladder wall, pleural effusion and ascites can help to
predict DHF shock.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt xuất huyết Dengue (SXH-D) là một bệnh
nhiễm siêu vi cấp tính gây bởi virus Dengue do
muỗi Aedes Aegypti là trung gian truyền bệnh
chủ yếu với đặc điểm là sốt, xuất huyết và thoát
huyết tương, có thể dẫn tới sốc giảm thể tích
tuần hoàn và rối loạn đông máu. Hiện nay SXH-
D đang là vấn đề y tế trầm trọng ở các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long(1).
Tại Cần Thơ, tần số mắc bệnh SXH-D có
*Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ **Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
khuynh hướng tăng trong những năm gần đây
năm 2003 có 1079 ca đến năm 2005 là 1912 ca(3).
Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh
SXH-D và chưa có phương pháp nào hữu hiệu
để ngăn ngừa vào sốc. Do đó, vấn đề đặt ra là
làm thế nào dự đoán được những trường hợp có
thể rơi vào sốc trong khi đó dấu hiệu tiền sốc
trên lâm sàng thường không phát hiện, đôi khi
không phản ảnh trung thực tăng tính thấm mao
mạch đang xảy ra trong cơ thể, do đó ngoài trị số
dung tích hồng cầu (DTHC) và tiểu cầu (TC), cần
bổ sung các trị số cận lâm sàng khác trong đó có
giá trị của siêu âm (SA) để tiên đoán sốc trong
SXH-D.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này
nhằm mục tiêu sau:
- Xác định tỷ lệ độ dày thành túi mật và dịch
dưới bao gan.
- Xác định tỷ lệ dịch ổ bụng và dịch màng
phổi.
- Xác định mối liên hệ kết quả siêu âm và
bệnh SXH-D không sốc (độ I, II) trong giá trị tiên
lượng tiền sốc SXH.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Với tỷ lệ tiên đoán vào sốc SXH của dấu
hiệu trên siêu âm là 95%(2) thì cỡ mẫu được tính
là 38 bệnh nhi nằm tại Khoa Sốt Xuất Huyết
Bệnh Viện Nhi Đồng Cần Thơ.
Tiêu chuẩn chọn vào mẫu
- Bệnh nhi được chẩn đoán sốt xuất huyết
(độ I, II) theo tiêu chuẩn của Tổ Chức Y Tế Thế
Giới (WHO) và
- Test nhanh SXH (Rapid test) (+) và gia đình
bệnh nhi đồng ý tham gia.
Tiêu chuẩn loại trừ
Các bệnh nhi có các bệnh lý kèm theo như
dịch ổ bụng và/hoặc màng phổi như suy tim, xơ
gan, viêm gan mãn, hội chứng thận hư, nhiễm
khuẩn huyết và thương hàn hay gia đình bệnh
nhi không đồng ý tham gia.
- Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích.
Phương pháp thu thập số liệu: dựa trên mẫu
bệnh án.
- Xét nghiệm công thức máu và Rapid test và
siêu âm bụng được thực hiện tại bệnh viện Nhi
đồng Cần Thơ.
- Nhập và phân tích số liệu theo phần mềm
thống kê SPSS.13.0
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Trong 38 trường hợp khảo sát có 19 trường
hợp vào sốc (chuyển độ). Thường bệnh nhi vào
sốc vào ngày 4 ngày 5 của bệnh (chiếm 52,7%).
Điều này cũng tương tự như những nghiên cứu
khác trong và ngoài nước.
Tỷ lệ vào sốc vào ngày thứ 6 cao 42%.
Bảng 1: Kết quả khảo sát siêu âm trên 38 ca sốt xuất
huyết độ I, II (không sốc)
Dấu hiệu siêu âm Tần số %
• Có 22 57,9 Dày thành túi
mật
• Không 16 42,1
• Có 14 36,8 Tụ dịch dưới
bao gan:
• Không 24 63,2
• Có 15 39,5 Dịch ổ bụng:
• Không 23 60,5
• Có 06 15,8 Dịch màng
phổi:
• Không 32 84,2
Dấu hiệu dày thành túi mật
Tỷ lệ dấu hiệu dày thành túi mật ở những
trường hợp chuyển độ (sốc) là 77,3%, và 22,7%
ca không vào sốc.
Bảng 2: Mối liên hệ giữa dày thành túi mật và SXH
SXH Dày thành
túi mật Có sốc (%) Không sốc (%) P và Test
Có 17 (77,3) 5 (22,7)
không 2 (12,5) 14 (87,5)
Tổng 19 19
χ2 = 15,545
P < 0,001
Tỷ lệ SXH có sốc, có dày thành túi mật chiếm
tỷ lệ rất cao 77,3%; và ngược lại tỷ lệ SXH không
sốc có dày thành túi mật chiếm tỷ lệ thấp 22,7%.
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
Nên dấu hiệu dầy thành túi mật là một dấu hiệu
giúp tiên đoán vào sốc ở trẻ sốt xuất huyết.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Điều này cũng được nhận xét bởi Nguyễn
Ngọc Rạng(6); Võ Thịnh và CS(9); Sơn Thị Sophi,
Trần Thị Hữu Trí(7).
Dấu hiệu dịch dưới bao gan
Tỷ lệ dấu hiệu tụ dịch bao gan ở nhóm trẻ
sốt xuất huyết chuyển độ (sốc) là 78,6%
Bảng 3: Mối liên hệ giữa dịch dưới bao gan và SXH
SXH Dịch dưới bao
gan Có sốc (%) Không sốc % P và Test
• Có 11 (78,6) 3 (21,4)
• Không 8 (33,3) 16 (66,7)
Tổng 19 19
χ2 =7,28
P <0,001
Những trường hợp SXH có vào sốc đa số có
dịch dưới bao gan 78,6% và ngược lại SXH
không sốc có dịch dưới bao gan chiếm tỷ lệ rất
thấp 21,4%. Sự khác biệt giữa 2 nhóm là có ý
nghĩa thống kê (p < 0,001). Có nghĩa là những
bệnh nhi khi SA bụng có dấu hiệu “dịch dưới
bao gan” thì nguy cơ vào sốc cao hơn những trẻ
không có dấu hiệu này trên siêu âm bụng.
Dấu hiệu dịch ổ bụng
Tỷ lệ dấu hiệu dịch ổ bụng ở nhóm trẻ sốt
xuất huyết chuyển độ là 80%
Bảng 4: Mối liên hệ giữa dịch ổ bụng và SXH
SXH
Dịch ổ bụng Có sốc % Không sốc % P và Test
• Có 12 (80,0) 3 (20,0)
• Không 07 (30,4) 16 (69,6)
Tổng 19 19
χ2 =9,438
P < 0,001
Có 80% ca SXH vào sốc có dịch ổ bụng. và
ngược lại chỉ có 20% những trường hợp SXH
không sốc có dịch ổ bụng. Sự khác nhau giữa 2
nhóm có sốc và không sốc là có ý nghĩa thống kê
(p <0,001). Có nghĩa là ca SXH khi SA nếu có dấu
hiệu dịch ổ bụng thì nguy cơ vào sốc cao hơn
nhóm không có dịch ổ bụng. Do đó dấu hiệu
“dịch ổ bụng” có giá trị trong tiên đoán sốc(9,9,12).
Dấu hiệu dịch màng phổi
Tỷ lệ dấu hiệu dịch màng phổi ở nhóm trẻ
SXH chuyển độ là 100%
Bảng 5: Mối liên hệ giữa dịch màng phổi và SXH.
SXH Dịch màng
phổi Có sốc % Không sốc% P và Test
Có 6 (100) 0 (0,0)
Không 13 (40,6) 19 (59,4)
Tổng 19 19
P = 0,032
Fisher’s Exact
Test
Có 6 ca SXH có dịch màng phổi chiếm tỷ lệ
15,8%, nhưng cả 6 ca này đều vào sốc chiếm tỷ lệ
100%. Sự khác biệt giữa 2 nhóm có sốc và không
sốc là có ý nghĩa thống kê (p = 0,032). Có nghĩa là
nhóm có dịch màng phổi thì nguy cơ vào sốc
cao. Nhận xét của các tác giả khác cũng cho rằng
dịch màng phổi có giá trị tiên đoán sốc cao(9,9,12,8).
KẾT LUẬN
- Tỷ lệ dấu hiệu “dày thành túi mật” trong lô
nghiên cứu là 57%. Trong đó dấu hiệu này ở
nhóm SXH không chuyển độ là 22,7%, so với
nhóm SXH chuyển độ là 77,3%.
- Tỷ lệ dấu hiệu “dịch dưới bao gan” trong lô
nghiên cứu là 36,8%. Trong đó dấu hiệu này ở
nhóm SXH không chuyển độ là 21,4%, so với
nhóm SXH chuyển độ là 78,6%.
- Tỷ lệ dấu hiệu “dịch ổ bụng” trong lô
nghiên cứu là 39,5%. Trong đó dấu hiệu này ở
nhóm SXH không chuyển độ là 20%, so với
nhóm SXH chuyển độ chuyển độ là 80%.
- Tỷ lệ dấu hiệu “dịch màng phổi” trong lô
nghiên cứu là 15,8%. Trong đó dấu hiệu này ở
nhóm SXH không chuyển độ là 0%, so với nhóm
SXH chuyển độ là 100%
Bốn dấu hiệu trên có giá trị tiên lượng vào
sốc ở bệnh nhi sốt xuất huyết Dengue nhằm theo
dõi bệnh sát hơn để có biện pháp chẩn đoán sớm
sốc sốt xuất huyết Dengue và điều trị kịp thời.
KIẾN NGHỊ
Hiện nay, siêu âm là một phương tiện chẩn
đoán hình ảnh khá phổ biến ở tuyến huyện, tỉnh,
thành phố và trung ương. Vì vậy, khi đã chẩn
đoán là sốt xuất huyết Dengue theo Tổ Chức Y
Tế Thế Giới nên cho làm xét nghiệm siêu âm
bụng. Kết quả, nếu phát hiện dày thành túi mật,
dịch dưới bao gan, dịch ổ bụng và dịch màng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
phổi thì đó là những dấu hiệu tiên lượng vào sốc
sốt xuất huyết Dengue.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Đại (2002), ״Đặc điểm dịch tễ Denge xuất huyết ở Việt
Nam״, Nhà Xuất Bản Y Học, Hà Nội, tr 47,51.
2. Bùi Đại (1997), ״Bệnh học truyền nhiễm״, Nhà Xuất Bản Y
Học, Trường Đại Học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, tr. 299-303.
3. Dương Kim Thu (1995), ״Nhận xét dấu hiệu siêm âm bụng
trong SXH-D có sốc״, luận văn Bs tốt nghiệp chuyên khoa II,
Trường Đại Học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, tr 18
4. Ngô Minh Đức (1994), ״Phòng siêu âm bệnh viện Nhi Đồng
I״, Hội nghị Nhi Khoa Khu Vực Phía Nam.
5. Nguyễn Ngọc Rạng (1996), ״Siêu âm và giá trị tiên đoán vào
sốc trong sốt xuất huyết״, Thời sự Y Dược Tp. Hồ Chí Minh.
Hội Y Dược Học Tp. Hồ Chí Minh, tr. 6-9
6. Nguyễn Ngọc Rạng và cs (1997), ״Mối quan hệ giữa độ nặng
lâm sàng và siêu âm bụng trong bệnh SXH-D״, Thời sự Y
Dược Tp. Hồ Chí Minh, Hội Y Dược Học Tp. Hồ Chí Minh, tr
2-5
7. Nguyễn Ngọc Rạng (2003), ״Nhận xét tăng tính thắm mao
mạch bằng siêu âm trong tiên đoán sốt xuất huyết Dengue״,
Luận văn tiến sĩ Y Học, Trường Đại Học Y Hà Nội, tr 85-98
8. Pramuljo HS, Harun SR (1991), ״Ultrasound Findings in
dengue Haemorrhagic Fever״, Pediatr Radiol, 21, p. 101-102
9. Sơn Thị Sophi, Trần thị Hữu Trí và cs (2001), ״Khảo sát các
yếu tố có tiên lượng vào sốc ở trẻ sốt xuất huyết Dengue״, Hội
đồng khoa học công nghệ Sở Y tế, Bệnh Viện Nhi Đồng Cần
Thơ, tr 26
10. Thống kê bệnh viện nhi Đồng Cần Thơ (2003-2005).
11. Thulkar S, Sharma S, Srivastava DN, Sharma SK, Berry M,
Pandey RM (2000), ״Sonographic findings in grade III dengue
hemorrhagic fever in adults״, J Clin Ultrasound, 28, p 34-37.
12. Võ Thịnh và cs (2001), ״Mối tương quan giữa dấu hiệu siêu
âm và độ nặng lâm sàng trong sốt xuất huyết״, Kỹ Yếu hội
Nghị Nhi Khoa Khu Vực phía Nam lần IV, Bệnh viện Nhi
đồng I – Tp Hồ Chí Minh, tr. 146-153.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_sieu_am_ca_benh_sot_xuat_huyetdengue_do_1_2_o_tre_t.pdf