Trong số 1063 người tham gia nghiên cứu,
có 3 người đã từng sử dụng ma túy (2 nữ và 1
nam) chiếm tỷ lệ 0,3%. Kết quả này cho ta thấy
ma túy không chỉ liên quan đến nam giới mà
xâm nhập cả nữ giới cũng như trong cộng đồng.
Trong số những người này, không ai trong số
họ đã từng nghi ngờ mình bị nhiễm HIV. Có 89
người từng bị tai nạn với vật sắc nhọn dính
máu, trong số đó có 11 người (11,6%) nghi ngờ
mình bị nhiễm HIV; có 4 người xăm trổ nhưng
không ai nghi ngờ bị nhiễm HIV; 45 người từng
dùng chung dao cạo râu (nam) và dụng cụ cắt
tỉa (nữ), trong số đó chỉ có 7 người nghi ngờ
mình nhiễm HIV chiếm 4,2%.
KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu và bàn luận ở trên
chúng tôi rút ra kết luận sau:
Phần lớn người hiến máu có nhận thức
đúng về HIV/AIDS và đường lây nhiễm
HIV/AIDS chiếm trên 90%, tuy nhiên tỷ lệ nhận
thức đúng cả 3 cách phòng chống HIV/AIDS chỉ
chiếm 41,2%. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu trả lời
đúng là HIV có thể lây qua đường truyền máu
91,8%, đặc biệt 63,6% biết rằng HIV có giai đoạn
cửa sổ.
Tỷ lệ không ủng hộ người có hành vi nguy
cơ nhiễm HIV đi hiến máu là 76,2%. Tỷ lệ người
sẵn sàng liên hệ với ngân hàng máu khi nhớ
mình có hành vi nguy cơ nhiễm HIV là 89%.
Các hành vi nguy cơ: đã từng sử dụng ma
túy 0,3%; bị tai nạn với vật sắc nhọn dính máu
8,9%; truyền máu: 0,5%; xăm trổ: 0,3%; dùng
chung dao cạo râu (nam) và dụng cụ cắt tỉa (nữ)
chiếm 15,7%. Trong đó, những người đã từng sử
dụng ma túy, và người xăm trổ trên da chưa
từng nghi ngờ bản thân có thể nhiễm HIV. Các
yếu tố nguy cơ khác như quan hệ đồng giới 0%.
Quan hệ ngoài hôn nhân hoặc trước hôn nhân
không dùng bao cao su chiếm trên 50%. Số
người muốn biết kết quả xét nghiệm HIV sau
khi hiến máu là 80,2%. Cần phải thay đổi tỷ lệ
nhận thức của người hiến máu đạt tỷ lệ là 100%
tự sàng lọc mình trước khi hiến máu
Do vậy: Tăng cường hơn nữa về truyền
thông giáo dục HIV cho mọi đối tượng, tập
trung truyền thông nhóm để cung cấp thông tin
sâu hơn về HIV/AIDS đồng thời định lượng
kiến thức, thái độ của người hiến máu về
HIV/AIDS.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 190 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát sự hiểu biết về HIV/AIDS của người hiến máu tình nguyện tại bệnh viện truyền máu huyết học thành phố Hồ Chí Minh năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 372
KHẢO SÁT SỰ HIỂU BIẾT VỀ HIV/AIDS CỦA NGƯỜI HIẾN MÁU
TÌNH NGUYỆN TẠI BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2010
Trương Thị Kim Dung*, Trần Thị Hân*, Nguyễn Phước Bích Hạnh*, Võ Thị Thu Ba**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống HIV/AIDS ở người hiến máu tình nguyện.
Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu ngẫu nhiên các đối tượng hiến máu tình nguyện tại
các điểm hiến máu của bệnh viện Truyền máu Huyết học, sử dụng bảng hỏi.
Kết quả: Phần lớn họ có nhận thức đúng về HIV/AIDS và đường lây nhiễm HIV/AIDS chiếm trên 90%,
tuy nhiên tỷ lệ biết cả 3 cách phòng chống HIV/AIDS chỉ chiếm 41,2%. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu trả lời đúng
là HIV có thể lây qua đường truyền máu 91,8%, đặc biệt 63,6% biết rằng HIV có giai đoạn cửa sổ. Tỷ lệ không
ủng hộ người có hành vi nguy cơ nhiễm HIV đi hiến máu là 76,2%. Các hành vi nguy cơ: đã từng sử dụng ma
túy 0,3%; bị tai nạn với vật sắc nhọn dính máu 8,9%; truyền máu: 0,5%; xăm trổ: 0,3%; dùng chung dao cạo
râu (nam) và dụng cụ cắt tỉa (nữ) chiếm 15,7%. Trong đó, những người đã từng sử dụng ma túy, và người xăm
trổ trên da chưa từng nghi ngờ bản thân có thể nhiễm HIV. Các yếu tố nguy cơ khác như quan hệ đồng giới 0%.
Quan hệ ngoài hôn nhân hoặc trước hôn nhân không dùng bao cao su chiếm trên 50%. Số người muốn biết kết
quả xét nghiệm HIV sau khi hiến máu là 80,2%.
Kết luận: Tăng cường hơn nữa về truyền thông giáo dục HIV/AIDS cho mọi đối tượng, tập trung truyền
thông nhóm để cung cấp kiến thức đầy đủ về HIV. Vận động các đối tượng tham gia hiến máu tình nguyện theo
hướng không vì muốn biết kết quả xét nghiệm. Cần có chương trình vận động tư vấn tọa đàm với người hiến
máu về HIV/AIDS.
Từ khóa: Hiểu biết của người hiến máu về HIV
ABSTRACT
RESULT OF THE SURVEY ABOUT BLOOD DONOR'S HIV/AIDS KNOWLEDGE AT BLOOD
TRANSFUSION HEMATOLOGY HOSPITAL, HOCHIMINH CITY IN 2010
Truong Thi Kim Dung, Tran Thi Han, Nguyen Phuoc Bich Hanh, Vo Thi Thu Ba
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 372 - 379
Objective: describe knowledge, atitude and practice HIV/AIDS preventive measures of volunteer blood
donors.
Object and method of study: research contingently on blood donors at BTHH’s blood donation locations
by questionnaire survey.
Result: Most of them were fully aware of HIV/AIDS transmission (the rate was above 90%), but the rate of
people who knew three HIV/AIDS preventive was only 41.2%. The rate of people who knew that HIV can be
transmitted through blood transfusions was 91.8%, especially there was 63.6% of the subjects knew HIV window
period. The rate of people who did not support HIV infected person gave blood was 76.2%. The risk behaviors:
* Bệnh viện Truyền máu Huyết học, ** Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: CN. Trần Thị Hân, ĐT: 0982.111.93, Email: hantt_83@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 373
using drugs was 0.3%, being injured by sharp things was 8.9%, blood transfusion was 0.5%; tattoo was 0.3%;
sharing razor (to men) and nail scissors (to women) was 15.7%. Among them, the people used drugs and tattoo
on skin have never doubt they could get HIV. Other risks such as: homosexuality was 0%; Sex outside of marriage
or before marriage did not use condoms was above 50%. The rate of people who wanted to know HIV test results
after donating blood was 80.2%.
Conclusion: More intensify activity about communication and education HIV/AIDS to everyone, focus
media group to provide fully HIV/AIDS knowledge. Campaigning people for voluntary blood donation without
knowing the test result. Building the campaign and consultancy programme about HIV/AIDS among the blood
donors.
Keywords: Blood donnor’s knowledge about HIV/AIDS.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Máu là một loại thuốc đặc biệt mà khoa học
ngày nay chưa tìm được loại thuốc thay thế
hoàn toàn chức năng của máu, khi khoa học
càng phát triển, nhu cầu về máu ngày càng tăng.
Truyền máu, bên cạnh những hiệu quả tuyệt vời
mang lại còn có những bất lợi khác, truyền máu
gây ra những phản ứng phụ đồng thời có nguy
cơ lây nhiễm các tác nhân lây qua đường truyền
máu.
Theo tổ chức y tế thế giới, an toàn truyền
máu bắt đầu từ người cho máu. Để đảm bảo có
nguồn máu an toàn, trước hết phải tăng cường
tuyên truyền giáo dục người dân về hiến máu
tình nguyện và các bệnh lây qua đường truyền
máu, để họ hiểu và tự sàng lọc bản thân trước
khi cho máu, không cho máu khi thấy bản thân
có nguy cơ. Tuy nhiên, ở Thành phố Hồ Chí
Minh chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu sự hiểu
biết của người hiến máu tình nguyện về
HIV/AIDS, để từ đó đưa ra các biện pháp tuyên
truyền, nâng cao nhận thức của người hiến máu,
có những phương hướng, biện pháp kịp thời đề
giảm nguy cơ lây nhiễm virus. Tạo được nhận
thức đầy đủ, thái độ đúng đắn về hiến máu cho
mọi người dân. Can thiệp chuyển đổi hành vi
phù hợp về hiến máu tình nguyện cho mọi
người dân.
Bệnh viện Truyền máu Huyết học năm 2010
đã thực hiện khảo sát: “Khảo sát sự hiểu biết về
HIV/AIDS của người hiến máu tình nguyện tại
Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP. Hồ Chí
Minh năm 2010”.
Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành phòng
chống HIV/AIDS ở người hiến máu tình
nguyện.
Qua đó, đề xuất một số giải pháp phù hợp
cho công tác truyền thông giáo dục, tư vấn về
HMTN và phòng chống HIV/AIDS nhằm đảm
bảo an toàn truyền máu.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Người đến hiến máu tình nguyện. Hiến máu
lần đầu hoặc hiến máu nhắc lại.
Phương pháp chọn mẫu
Chọn ngẫu nhiên hệ thống.
Cỡ mẫu: 844 người.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt
ngang.
Phương pháp thu thập số liệu. Ngẫu nhiên
trong dân số mục tiêu, sử dụng phương pháp
chọn mẫu nhiều giai đoạn. Người hiến máu và
thành phần máu đến địa điểm hiến máu của BV.
TMHH được phỏng vấn tham gia nghiên cứu
trước khi được khám và tuyển chọn hiến máu.
Người độ tuổi hiến máu đã hiến máu nhiều
lần hoặc lần đầu tiên tham gia hiến máu. Tự
nguyện tham gia nghiên cứu trả lời bảng câu
hỏi, trả lời đầy đủ, hoặc từng phần các câu hỏi
trong bảng nghiên cứu.
Phỏng vấn trực tiếp theo bảng câu hỏi.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 374
Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 5/2010 đến 11/2010.
Địa điểm
Hiến máu tại bệnh viện TMHH hoặc tại các
điểm lấy máu lưu động của BV.TMHH.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Biểu đồ 1: Biểu đồ phân bố về giới của đối tượng
nghiên cứu
Nhận xét: Tổng số 1063 người hiến máu tình
nguyện tham gia nghiên cứu có 603 nam, chiếm
56,8%; 460 nữ, chiếm 43,2%.
Bảng 1: Phân bố tuổi và giới
Giới tính Tổng
Nam Nữ
Giới
Tuổi
Số
lượng Tỷ lệ
Số
lượng Tỷ lệ
Số
lượng Tỷ lệ
Tuổi từ
18 -24 371 61,5% 254 55,2% 625 58,8%
Tuổi từ
25-34 148 24,5% 127 27,6% 275 25,9%
Tuổi từ
35-44 60 10,0% 50 10,9% 110 10,3%
Tuổi ≥
45 24 4,0% 29 6,3% 53 5,0%
Tổng 603 100% 460 100% 1063 100%
Nhận xét: Trong nhóm đối tượng nghiên
cứu, tỷ lệ người trong nhóm từ 18-24 tuổi chiếm
58,8%; nhóm tuổi từ 25 – 34 chiếm 25,9%; nhóm
tuổi từ 25 – 44 chiếm 10,3% và nhóm trên 45 tuổi
chiếm 5%.
Bảng 2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ
học vấn
Trả lời
Đối tượng
Số lượng Tỷ lệ
Dưới PTTH 18 1,7%
PTTH 146 13,7%
CĐ – TC 252 23,7%
Đại học và trên đại học 647 60,9%
Tổng cộng 1063 100%
Nhận xét : Số đối tượng nghiên cứu ở trình
độ dưới PTTH chiếm tỷ lệ thấp 1,7%; đối tượng
nghiên cứu đã tốt nghiệp PTTH là 13,7%; trình
độ cao đẳng, trung học chuyên nghiệp là 23,7%
và phần lớn đối tượng nghiên cứu có trình độ
đại học và trên đại học chiếm 60,9%.
Biểu đồ 2: Biểu đồ phân bố đối tượng nghiên cứu
theo lần hiến máu
Trong tổng số đối tượng nghiên cứu có
608 người hiến máu lần đầu chiếm tỷ lệ 57,2%
và người hiến máu lặp lại là 455 người chiếm
42,8%.
Kiến thức về phòng chống HIV/AIDS
Bảng 3: Hiểu biết đúng cách phòng chống HIV
Trả lời đúng
Cách phòng tránh
Tỷ lệ nhận
thức đúng
Tổng số
trả lời
Luôn sử dụng bao cao su khi
quan hệ tình dục ngoài hôn nhân. 45% 478
Sống chung thủy hoặc chỉ có 1
bạn tình mà người đó không có
bạn tình khác hoặc chưa bị nhiễm
HIV
56,6% 602
Không dùng chung bơm kim tiêm
47,2% 502
Tỷ lệ nhận thức đúng cả ba cách
phòng chống HIV cơ bản 41,2 % 439
Khi được hỏi về các cách phòng chống lây
nhiễm HIV, có 478 người trả lời đúng về cách sử
dụng BCS khi QHTD chiếm 45%; có 602 người
(56,6%) trả lời đúng là chung thủy sẽ ko bị lây
nhiễm HIV, và 502 người (47,2%) người trả lời
đúng là không dùng chung bơm kim tiêm thì sẽ
không bị lây nhiễm HIV. Tuy nhiên chỉ có 439
người (41,2%) trả lời đúng cả 3 cách trên.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 375
Bảng 4: Một số nhận thức về HIV
Trả lời đúng
Câu hỏi
Tỷ lệ Số trả lời đúng
Một người trông khỏe mạnh có thể
đã bị nhiễm HIV 91,8% 976
HIV không lây truyền qua muỗi đốt 78,3% 832
HIV không lây truyền do dùng chung
thức ăn với người đã bị nhiễm HIV 88,9% 944
Nhân xét: Có 976 (91,8%) người hiến máu
nhận thức đúng rằng một người trông khỏe
mạnh vẫn có thể bị nhiễm HIV; có 832 (78,3)
người nhận thức đúng HIV không lây truyền
qua muỗi đốt; có 944 (88,9%) người nhận thức
đúng HIV không lây truyền do dùng chung
thức ăn với người đã bị nhiễm HIV.
Bảng 5: Tỷ lệ nhận thức đúng về HIV liên quan đến
truyền máu
Trả lời đúng
Hiểu biết Tỷ lệ
Số trả
lời đúng
Tổng
số trả
lời
HIV có thể lây qua đường
truyền máu 91,8% 976 1063
HIV “có giai đoạn cửa sổ” 63,6% 676 1063
Người hiến máu có thể có yếu
tố nguy cơ lây nhiễm HIV 69,3% 737 1063
Khi được hỏi về HIV có lây qua đường
truyền máu không thì có 976 (91,8%) đối tượng
nghiên cứu trả lời đúng là HIV có thể lây qua
đường truyền máu, đặc biệt là 676 người (63,6%)
biết rằng HIV có giai đoạn cửa sổ, và 69,3 %
những người nghiên cứu cho rằng người hiến
máu có thể có yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV.
Thái độ về phòng chống HIV/AIDS
Bảng 6: Thái độ của người hiến máu đối với người có
nguy cơ nhiễm HIV hiến máu
Thái độ
Câu hỏi
Ủng hộ Không ủng hộ
Không ý
kiến
Ủng hộ người có nguy cơ
bị nhiễm HIV đi hiến máu
125
(11,8%)
810
(76,2%)
128
(11,9%)
Có sẵn sàng liên hệ với
Ngân hàng máu khi nhớ ra
mình có hành vi nguy cơ
nhiễm HIV
946
(89,0%)
23
(2,2%)
94
(8,8%)
Trong số những người được hỏi thì 76,2 %
không ủng hộ người nhiễm HIV đi hiến máu,
chỉ có 11,8% ủng hộ người nghi ngờ nhiễm
HIV đi hiến máu và 11,9% không đưa ra ý
kiến. Có 946 người sẵn sàng liên hệ với Ngân
hàng máu khi nhớ ra mình có hành vi nguy cơ
nhiễm HIV chiếm tỷ lệ 89%; chỉ có 2,2% số
người không sẵn sàng và 8,8% còn do dự
chưa đưa ra được ý kiến.
Thực hành phòng chống HIV
Bảng 7: Tỷ lệ quan hệ tình dục trong nhóm chưa lập
gia đình
Trả lời
Thực hành
Nam Nữ Tỷ lệ
Đã từng 79 34 14,5
Chưa từng 324 280 77,7
Không trả lời 47 13 7,8
Trong số 777 người hiến máu chưa lập gia
đình, có 14,5% đã từng QHTD; 77,7% chưa từng
QHTD; và 7,8% không trả lời.
Bảng 8: Đối tượng QHTD trong nhóm chưa lập gia
đình
Trả lời
Đối tượng
Nam
(n = 79)
Nữ
(n = 34)
Tỷ lệ
Người yêu (%) 83,5 88,2 84,9
Bạn tình (%) 11,6 0 7,9
Người đồng giới
(%) 0 0 0
Mua bán dâm (%) 1,2 0 0,8
Không trả lời (%) 3,7 11,8 6,4
Trong số những người chưa lập gia đình có
quan hệ tình dục thì hầu hết là QHTD với người
yêu, trong đó nam chiếm 83,5% và nữ chiếm
88,2%; đáng chú ý là có 1 trường hợp có quan hệ
tình dục với gái mại dâm.
Bảng 9: Tần xuất QHTD ngoài hôn nhân
Trả lời
QHTD ngoài
hôn nhân
Số lượng Tỷ lệ %
Có 27 9,4
Không 237 82,9
Không trả lời 22 7,7
Trong số 286 người đã có gia đình thì chỉ
có 27 người (9,4%) có QHTD ngoài hôn nhân;
22 người (7,7%) không trả lời và 237 người
(82,9%) trả lời không có quan hệ tình dục
ngoài hôn nhân.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 376
Bảng 10: Tần xuất sử dụng BCS khi QHTD ngoài
hôn nhân
Trả lời
Sử dụng BCS Số lượng Tỷ lệ %
Thường xuyên sử dụng 70 50
Thỉnh thoảng 48 34,2
Không bao giờ 22 15,8
Trong số những người có QHTD ngoài hôn
nhân bao gồm cả những người chưa lập gia
đình, có 50% thường xuyên sử dụng BCS, 34,2%
có khi sử dụng, khi không sử dụng, và 15,8%
không bao giờ sử dụng.
Bảng 11: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu đã từng nghi
ngờ bị nhiễm HIV
Giới tính Tổng
Nam Nữ
Trả lời
Nghi
nhiễm
HIV
Số
lượng Tỷ lệ
Số
lượng Tỷ lệ
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Đã từng
nghi ngờ
nhiễm HIV
23 3,8 24 5,2 47 4,4
Chưa từng 546 90,5 409 88,9 955 89,8
Không trả
lời 34 5,7 27 5,9 61 5,6
Tổng 603 100 460 100 1063 100
Trong số 1063 người hiến máu tham gia
nghiên cứu, có 4,4% số người đã từng nghi ngờ
mình bị nhiễm HIV; 5,6% người không trả lời và
89,8% số người chưa từng nghi ngờ mình bị
nhiễm HIV.
Bảng 12: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu mong muốn
biết kết quả xét nghiệm HIV sau hiến máu
Giới tính Tổng
Nam Nữ
Trả lời
Kquả
XN HIV
Số
lượng Tỷ lệ
Số
lượng Tỷ lệ
Số
lượng Tỷ lệ
Có quan
tâm 747 78,9 375 81,9 849 80,2
Không
quan tâm 37 6,2 20 4,4 57 5,4
Có cũng
được
không
cũng
được
92 15,9 65 13,7 157 14,4
Tổng 603 100 460 100 1063 100
Nhận xét: Trong số những người hiến máu
tham gia nghiên cứu, thì hầu hết đều mong
muốn biết kết quả xét nghiệm HIV sau khi hiến
máu chiếm 80,2%; tỷ lệ này ở nam là 78,9% và ở
nữ là 81,9%.
Bảng 13: Đối tượng nghiên cứu đã từng có các hành
vi nguy cơ
Trả lời
Hành vi nguy cơ
Nam (%)
N = 603
Nữ (%)
N = 406
Tỷ lệ
chung
Sử dụng ma túy 0,16 0,49 0.28
Bị tai nạn với vật sắc nhọn
dính máu 8,1 10,0 8,9
Truyền máu 0,3 0,9 0,6
Xăm trổ 0,3 0,2 0,3
Dùng chung dao cạo râu
(nam) và dụng cụ cắt tỉa
(nữ)
17,4 13,5 15,7
Nhận xét: Có 3 người đã từng sử dụng ma
túy (0,3%) trong đó có 2 nữ và 1 nam; những
người từng bị tai nạn với vật sắc nhọn có 8,9%;
những người đã xăm trổ chiếm 0,3%; những
người đã từng truyền máu 0,6% và cao nhất là
hành vi dùng chung dao cạo và dụng cụ cắt tỉa
chiếm 15,7%.
Bảng 14: Mối liên hệ hành vi nguy cơ và nghi ngờ
mình bị HIV
Nghi ngờ mình bị HIV
Hành vi nguy cơ
Số người
có hành vi
nguy cơ
Có mối liên hệ
giữa hành vi
nguy cơ và lây
nhiễm HIV
Sử dụng ma túy 3 0 (0%)
Bị tai nạn với vật sắc nhọn
dính máu 123 11 (11,6%)
Truyền máu 6 0 (0%)
Xăm trổ 4 0 (0%)
Dùng chung dao cạo râu
(nam) và dụng cụ cắt tỉa
(nữ)
45 7 (4,2%)
Nhận xét: Trong 3 người từng sử dụng ma
túy thì không ai nghi ngời mình bị nhiễm HIV;
123 người bị tai nạn với vật sắc nhọn chỉ 11
người (11,6%) từng nghi ngờ mình bị nhiễm
HIV; 4 người xăm trổ, không ai từng nghi ngờ
mình bị nhiễm HIV; 45 người dùng chung dao
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 377
cạo râu và dụng cụ cắt tỉa chỉ có 7 người (4,2%)
từng nghi ngờ mình bị nhiễm HIV.
BÀN LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi đưa ra
một số bàn luận sau:
Kiến thức của người hiến máu về
HIV/AIDS
Kiến thức chung về phòng chống HIV/AIDS
ở người hiến máu tình nguyện chưa cao, mặc dù
hiểu biết về HIV là khá tốt, 99,3% người đã nghe
nói đến HIV và 94,7% người hiến máu tình
nguyện biết được 3 đường lây nhiễm HIV cơ
bản.
Kiến thức về cách phòng chống HIV/AIDS
Ba biện pháp phòng HIV chủ yếu là: luôn sử
dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, sống
chung thủy hoặc chỉ có một bạn tình mà người
đó không có bạn tình khác và chưa nhiễm HIV,
không dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích
ma túy đã được đưa vào nghiên cứu. Chỉ có
41,2% những người hiến máu biết rằng 3 cách
trên sẽ phòng chống được HIV/AIDS. Tỷ lệ này
thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Ngô
Mạnh Quân năm 2008 ở người hiến máu tình
nguyện Hà Nội, 89,2% người hiến máu biết
được 3 cách phòng chống lây nhiễm HIV(1). Tỷ lệ
ở nghiên cứu này thấp là do người hiến máu
cho rằng không có cách nào là đảm bảo an toàn
100% và luôn đưa ra những giả thiết, đưa ra
những rủi ro khi sử dụng biện pháp phòng
chống lây nhiễm HIV.
Nhận thức đúng về HIV bao gồm cả nhận
thức đúng một người trông khỏe mạnh cũng có
thể bị nhiễm HIV, thậm chí ngay cả người bị
nhiễm HIV cũng không biết mình đã nhiễm
HIV. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ này
là 91,8%, tương tự với kết quả nghiên cứu của
Ngô Mạnh Quân là 92,6%.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có những
quan niệm sai về HIV là: HIV có thể lây truyền
qua muỗi đốt, và HIV có thể lây truyền do dùng
chung thức ăn, nước uống với người đã bị
nhiễm HIV. Nghiên cứu của Ngô Mạnh Quân
cho thấy 72,5 % người hiến máu cho rằng HIV
không lây qua muỗi đốt và nghiên cứu của
chúng tôi cho kết quả tương tự là 78,3%.
Nhận thức liên quan đến an toàn truyền
máu
Khi người hiến máu hiểu biết đúng rằng
HIV có thể lây qua đường truyền máu, là cơ sở
để người hiến máu có thái độ và hành vi phù
hợp đảm bảo an toàn truyền máu.
Khi được hỏi về HIV có lây qua đường
truyền máu không thì có 976 (91,8%) đối tượng
nghiên cứu trả lời đúng là HIV có thể lây qua
đường truyền máu, đặc biệt là 676 người (63,6%)
biết rằng HIV có giai đoạn cửa sổ, và 69,3%
những người nghiên cứu cho rằng người hiến
máu có thể có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV
cho người nhận. Điều này cho thấy nhận thức
về HIV liên quan đến an toàn truyền máu là
tương đối tốt, và người làm công tác vận động
hiến máu phải cung cấp những thông tin liên
quan đến HIV để người hiến máu tự sàng lọc
bản thân trước khi quyết định cho máu.
Thái độ của đối tượng nghiên cứu về HIV
liên quan đến hiến máu
Có 76,2% những người được hỏi không
ủng hộ người có nguy cơ nhiễm HIV đi hiến
máu, đây là thái độ rất tốt đối với việc đảm
bảo an toàn truyền máu. Tuy nhiên có tới
11,8% ủng hộ người có hành vi nguy cơ
nhiễm HIV đi hiến máu, vì họ cho rằng nếu bị
HIV thì khi xét nghiệm sẽ phát hiện ra. Điều
đó cho thấy những người này không hiểu
rằng HIV có giai đoạn cửa sổ và trong 12 tuần
đầu khi có nguy cơ làm xét nghiệm sàng lọc
sẽ không phát hiện ra. Do đó, phải cung cấp
thêm thông tin cho người hiến máu. Số người
sẵn sàng thông báo cho ngân hàng máu biết
có nguy cơ lây nhiễm HIV chiếm tỷ lệ 89%
sau khi hiến máu, cho thấy ý thức trách nhiệm
cao của người dân khi tham gia hiến máu. Chỉ
còn 11% chưa sẵn sàng liên hệ với ngân hàng
máu khi nhớ ra mình có yếu tố nguy cơ.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 378
Thực hành phòng chống HIV/AIDS
Đôi khi người hiến máu không hiểu được
rằng mình đã có hành vi nguy cơ lây nhiễm
HIV, khai thác hành vi nguy cơ thông qua khám
tuyển chọn là cách tuyển chọn những người
hiến máu an toàn.
Hành vi QHTD và QHTD không an toàn.
Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên
nhân phổ biến lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, theo
nghiên cứu của Cục Phòng Chống HIV/AIDS
thì mặc dù biết quan hệ tình dục không an toàn
có thể lây nhiễm HIV nhưng nhiều người vẫn
không sử dụng BCS khi quan hệ tình dục.
Trong số 777 người hiến máu chưa lập gia
đình, có 14,5% đã từng quan hệ tình dục. Trong
số 286 người có gia đình thì có 9,4% có quan hệ
tình dục ngoài hôn nhân. Tuy nhiên chỉ có 50%
thường xuyên sử dụng bao cao su; 34,2% thỉnh
thoảng sử dụng và 15,8% không bao giờ sử
dụng.
Nhưng trên thực tế việc khai thác hành vi
liên quan đến quan hệ tình dục ở mỗi người
hiến máu gặp khó khăn do truyền thống văn
hóa Việt Nam thuần túy Á Đông, mọi người khá
e dè khi nói chuyện về vấn đề tình dục. Mặt
khác, điều kiện vật chất tại các điểm lấy máu lưu
động rất khó để các bác sĩ có thể khai thác hành
vi liên quan đến quan hệ tình dục không an
toàn. Do đó, cung cấp thông tin để người hiến
máu tự bảo vệ mình đồng thời tự sàng lọc trước
hiến máu là rất cần thiết.
Hành vi sử dụng ma túy và những hành vi
nguy cơ khác
Trong số 1063 người tham gia nghiên cứu,
có 3 người đã từng sử dụng ma túy (2 nữ và 1
nam) chiếm tỷ lệ 0,3%. Kết quả này cho ta thấy
ma túy không chỉ liên quan đến nam giới mà
xâm nhập cả nữ giới cũng như trong cộng đồng.
Trong số những người này, không ai trong số
họ đã từng nghi ngờ mình bị nhiễm HIV. Có 89
người từng bị tai nạn với vật sắc nhọn dính
máu, trong số đó có 11 người (11,6%) nghi ngờ
mình bị nhiễm HIV; có 4 người xăm trổ nhưng
không ai nghi ngờ bị nhiễm HIV; 45 người từng
dùng chung dao cạo râu (nam) và dụng cụ cắt
tỉa (nữ), trong số đó chỉ có 7 người nghi ngờ
mình nhiễm HIV chiếm 4,2%.
KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu và bàn luận ở trên
chúng tôi rút ra kết luận sau:
Phần lớn người hiến máu có nhận thức
đúng về HIV/AIDS và đường lây nhiễm
HIV/AIDS chiếm trên 90%, tuy nhiên tỷ lệ nhận
thức đúng cả 3 cách phòng chống HIV/AIDS chỉ
chiếm 41,2%. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu trả lời
đúng là HIV có thể lây qua đường truyền máu
91,8%, đặc biệt 63,6% biết rằng HIV có giai đoạn
cửa sổ.
Tỷ lệ không ủng hộ người có hành vi nguy
cơ nhiễm HIV đi hiến máu là 76,2%. Tỷ lệ người
sẵn sàng liên hệ với ngân hàng máu khi nhớ
mình có hành vi nguy cơ nhiễm HIV là 89%.
Các hành vi nguy cơ: đã từng sử dụng ma
túy 0,3%; bị tai nạn với vật sắc nhọn dính máu
8,9%; truyền máu: 0,5%; xăm trổ: 0,3%; dùng
chung dao cạo râu (nam) và dụng cụ cắt tỉa (nữ)
chiếm 15,7%. Trong đó, những người đã từng sử
dụng ma túy, và người xăm trổ trên da chưa
từng nghi ngờ bản thân có thể nhiễm HIV. Các
yếu tố nguy cơ khác như quan hệ đồng giới 0%.
Quan hệ ngoài hôn nhân hoặc trước hôn nhân
không dùng bao cao su chiếm trên 50%. Số
người muốn biết kết quả xét nghiệm HIV sau
khi hiến máu là 80,2%. Cần phải thay đổi tỷ lệ
nhận thức của người hiến máu đạt tỷ lệ là 100%
tự sàng lọc mình trước khi hiến máu
Do vậy: Tăng cường hơn nữa về truyền
thông giáo dục HIV cho mọi đối tượng, tập
trung truyền thông nhóm để cung cấp thông tin
sâu hơn về HIV/AIDS đồng thời định lượng
kiến thức, thái độ của người hiến máu về
HIV/AIDS.
Vận động các đối tượng tham gia hiến máu
tình nguyện theo hướng không vì muốn biết kết
quả xét nghiệm.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 379
Cần có chương trình vận động tư vấn tọa
đàm với người hiến máu về HIV/AIDS.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Ngô Mạnh Quân (2009). Thực trạng nhận thức, thái độ và thực
hành phòng chống HIV/AIDS của người hiến máu tình nguyện
tại viện Huyết học –Truyền máu TW năm 2008. Luận văn Thạc
sĩ y học, Đại học Y Hà Nội, 2008.
2. Nguyễn Anh Trí (2004). An toàn truyền máu và những biện
pháp để đảm bảo truyền máu an toàn, Một số chuyên đề Huyết
học –Truyền máu tập I, NXB Y học, 87-93.
3. Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Trần Hiển, Trịnh Quân Huấn
(2006). Nhận thức và thái độ của lãnh đạo cộng đồng trong can
thiệp phòng chống HIV/AIDS, các công trình nghiên cứu khoa
học về HIV/AIDS giai đoạn 2000-2005, tạp chí Y học thực hành
số 528 + 529, 319-323.
4. Nguyễn Đức Thuận, Ngô Mạnh Quân, Bạch Quốc Khánh,
Nguyễn Anh Trí (2008). Khảo sát nhận thức, thái độ và hành vi
về hiến máu tình nguyện của thanh niên tại Hà Nội, bắc Giang
và Vĩnh Phúc. Tập 344 tháng 3 số 2/2008, 629-637.
5. Tổ chức y tế thế giới WHO (2001). cho máu an toàn, NXB Y học
Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_su_hieu_biet_ve_hivaids_cua_nguoi_hien_mau_tinh_ngu.pdf