Tuổi trung bình khi phát hiện bệnh là
20+18,33 tháng, chủ yếu dưới mười hai tháng
tuổi (46,5%). Tỉ lệ mắc giữa nam và nữ tương
đương.
Biểu hiện lâm sàng chủ yếu vẫn là đồng tử
trắng và lé.
Phân bố các marker tính trạng di truyền: u
hai mắt là 32,3%; nhiều u là 24,2%, ung thư
nguyên bào võng mạc có tính chất gia đình là
3%, tuổi phát hiện bệnh dưới 12 tháng là 46,5%.
Về các mức độ biệt hóa tế bào trong kết quả
giải phẫu bệnh: Mức độ biệt hóa trung bình
chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp theo là nhóm biệt hóa
cao, chiếm tỉ lệ ít nhất là nhóm biệt hóa kém.
Có sự liên quan mạnh giữa mức độ biệt hóa
kém và các marker tính trạng di truyền như: hai
mắt, nhiều u, thời gian phát hiện bệnh trước 12
tháng. Do đó, có thể xem hình ảnh giải phẫu
bệnh fleurettes như là một marker tính trạng di
truyền của ung thư nguyên bào võng mạc di
truyền để chúng ta có thêm thông tin tư vấn
bệnh di truyền cho bệnh nhân.
4 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát sự liên quan giữa đặc điểm giải phẩu bệnh và các marker tính trạng di truyền của ung thư nguyên bào võng mạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Mắt 65
KHẢO SÁT SỰ LIÊN QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẨU BỆNH
VÀ CÁC MARKER TÍNH TRẠNG DI TRUYỀN
CỦA UNG THƯ NGUYÊN BÀO VÕNG MẠC
Nguyễn Hoàng Yến*, Nguyễn Công Kiệt**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Khảo sát sự liên quan giữa đặc điểm giải phẫu bệnh và các marker tính trạng di truyền của
ung thư nguyên bào võng mạc.
Phương pháp nghiên cứu: 99 bệnh nhi ung thư nguyên bào võng mạc có làm giải phẫu bệnh lý. Phân loại
kết quả giải phẫu bệnh dựa vào mức độ biệt hóa tế bào. Phân loại các marker của ung thư nguyên bào võng mạc
di truyền. Thực hiện phép kiểm chi bình phương để tìm sự liên quan.
Kết quả: Biệt hóa cao chiếm 28/99 ca (28,3%), biệt hóa trung bình chiếm 55/99 ca (55,6%), và biệt hóa kém
chiếm 16/99 ca (16,2 %). Ung thư nguyên bào võng mạc có tiền sử gia đình chiếm 3%; u hai mắt chiếm 32,3%;
nhiều u chiếm 24,2%, tuổi phát hiện dưới 12 tháng chiếm 46,5%.
Kết luận: Có sự liên quan mạnh giữa mức độ biệt hóa kém và các marker tính trạng di truyền như: hai mắt,
nhiều u, thời gian phát hiện bệnh trước 12 tháng.
Từ khoá: ung thư nguyên bào võng mạc, marker tính trạng di truyền, giải phẫu bệnh.
ABSTRACT
THE RELATION BETWEEN HISTOPATHOLOGIC CHARACTERISTICS AND MARKERS OF
HEREDITY RETINOBLASTOMA
Nguyen Hoang Yen, Nguyen Cong Kiet
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 55 - 68
Pupose: To survey the relation between histopathology and markers of heredity retino-blastoma.
Methods: 99 patients have results of histopathology. The degree of differentiation are analyzed. Markers of
heredity retinoblastoma are recorded. Chi square test is perfomed for this analysis.
Results: Well differentiated in 28/99 cases (28.3%), intermediate differentiated in 55 cases (55.6%), and
poorly differentiated in 16 cases (16.2%). Familial retinoblastoma in 3%, bilateral in 32.3%, focuses in 24.2%,
the age occured retinoblastoma under 12 months in 46.5%.
Conclusion: Have a strong relation between poorly differentiated and markers of heredity retinoblastoma:
familial, bilateral, focuses, and the age occured retinoblastoma under 12 months.
Keywords: retinoblastoma, marker of heredity, histiopatology.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư nguyên bào võng mạc là dạng u ác
tính thường gặp ở trẻ em với tần suất 1/15.000 –
20.000 trẻ sinh sống. Nếu không được phát hiện
sớm và điều trị kịp thời, tỉ lệ tử vong rất cao do
di căn. Ở các nước phát triển, tỉ lệ thành công
trong điều trị ung thư nguyên bào võng mạc là
trên 95%, các trẻ này có thể lớn lên, sinh sống và
học tập nhưng trẻ bình thường. Được như vậy là
do các quốc gia này đã áp dụng những thành
tiến bộ của những ngành khoa học liên quan để
chẩn đoán và điều trị bệnh.
* Trung tâm Y tế Bác Ái, Ninh Thuận, ** Bộ Môn Mắt, ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Hoàng Yến ĐT: 0908284115 Email:
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 66
Ở các nước đang phát triển nói chung, ở Việt
nam nói riêng, bệnh cảnh lâm sàng của ung thư
nguyên bào võng mạc còn quá nặng nề, tỉ lệ cắt
bỏ mắt và tử vong còn rất cao. Hệ thống phân
loại ung thư nguyên bào võng mạc về mặc di
truyền, tư vấn di truyền để ngăn chặn những
đứa trẻ sinh ra có khả năng cao bị ung thư
nguyên bào võng mạc chưa được ứng dụng một
cách thường qui. Do đó, nhiều nghiên cứu về
ung thư nguyên bào võng mạc được tiến hành ở
các nước đang phát triển nhằm cải thiện tình
hình. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu về sụ liên
quan giữa đặc điểm giải phẫu bệnh và các
marker tính trạng di truyền của ung thư nguyên
bào võng mạc nhằm góp phần đưa ra những
thông tin giúp phân loại bệnh và chẩn đoán sớm
ung thư nguyên bào võng mạc di truyền.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tổng cộng có 99 bệnh nhi trong nghiên cứu
này. Các bệnh nhi đến từ khoa Mắt Nhi, bệnh
viện Mắt Tp. Hồ Chí Minh từ tháng 1 năm 2009
đến tháng 6 năm 2010.
Các bệnh nhi được ghi nhận những thông
tin theo mẫu phiếu nghiên cứu. Đối tượng chọn
vào lô nghiên cứu là những bệnh nhi không
thiếu sót bất kỳ những thông tin nào được coi là
biến số nghiên cứu.
Nghiên cứu này là nghiên cứu cắt ngang, mô
tả, có phân tích.
Các biến số được ghi nhận và nhập vào phần
mềm xử lý số liệu SPSS 13.0
Để mô tả đặc điểm nhóm nghiên cứu chúng
tôi dùng bảng phân phối tần suất cho các biến
định tính cũng như các giá tri6 trung bình và độ
lệch chuẩn cho các biến định lượng.
Để khảo sát sự liên quan giữa các biến số
giải phẫu bệnh và các marker tính trạng di
truyền chúng tôi dúng phép kiểm Chi bình
phương. Mức ý nghĩa để kết luận có sự liên hệ là
p<0,05.
KẾT QUẢ
Đặc điểm của nhóm nghiên cứu
Tuổi phát hiện bệnh
Tuổi Số ca Tỉ lệ(%)
<12 tháng 46 46,5
13 – 24 tháng 22 22,2
25 – 36 tháng 17 17,2
37 – 48 tháng 9 9,1
49 – 60 tháng 2 2,0
>60 tháng 3 3,0
TỔNG 99 100
Tuổi nhỏ nhất trong nhóm nghiên cứu là
1tháng, lớn nhất 99 tháng, trung bình: 20
±18,23 tháng.
Lứa tuổi phát hiện bệnh nhiều nhất tập
trung ở nhóm <12 tháng. Từ 12 tháng trở lên, tần
số xuất hiện bệnh giảm dần.
Giới tính
Số ca Tỉ lệ(%)
Nam 59 59,6
Nữ 40 40,4
Tổng 99 100,0
Tỉ lệ nam/nữ là 1,475. Tuy nhiên, khác biệt
này không có ý nghĩa thống kê với p=0,056.
Triệu chứng lâm sàng
Dấu hiệu đồng tử trắng được ghi nhận cao
nhất (82,8%), tiếp theo là lé chiếm 22,2%. Những
biến chứng của bệnh như phù giác mạc, máu
mủ tiền phòng, gieo rắc pha lê thể,... cũng xuất
hiện từ 2 đến 16%.
Phân độ bệnh nhóm nghiên cứu
Độ A B C D E F Tổng
Số ca - - - 4 82 13 99
Tỉ lệ % - - - 4,1 82,8 13,1 100
Tất cả bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu
đều ở độ D, E, F; trong đó đa số là độ E (82,8%).
Phân bố các marker tính trạng di truyền
Tỉ lệ
Bệnh sử gia đình 3%
U hai mắt 32,3%
Nhiều u 24,2%
Tuổi phát hiện dưới 12 tháng 46,5%
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Mắt 67
Từ bảng phân bố trên, chúng tôi phân loại
bệnh ung thư nguyên bào võng mạc di truyền
của nhóm nghiên cứu dựa vào marker tính trạng
di truyền như sau:
- Tỉ lệ di truyền qua giao tử (nhóm có bệnh
sử gia đình) chiếm 3%.
- Tỉ lệ di truyền do giao tử (gồm nhóm ung
thư nguyên bào võng mạc hai mắt và nhiều u
không có bệnh sử gia đình) chiếm 35,3%.
- Tỉ lệ không di truyền chiếm 61,7%.
Đặc điểm giải phẫu bệnh
Mức độ biệt hóa Số ca Tỉ lệ %
Biệt hóa cao 28 28,3
Biệt hóa trung bình 55 55,6
Biệt hóa kém 16 16,1
Tổng 99 100,0
Thể biệt hóa vừa nhiều nhất chiếm 55,6%.
Thể biệt hóa kém ít nhất chiếm 16,1%.
Sự liên quan giữa đặc điểm fleurettes và
các marker tính trạng
Liên quan biệt hóa kém và thời gian phát hiện
bệnh
Biệt hóa kém
Không biệt
hóa kém Tổng
Số ca 12 34 46 <12
tháng Tỉ lệ 26,1% 73,9% 100%
Số ca 4 49 53 >12
tháng Tỉ lệ 7,5% 92,5% 100%
16 83 99
Tổng
16,2% 83,8% 100%
Ở trẻ ung thư nguyên bào võng mạc được
phát hiện <12 tháng có giải phẫu bệnh là biệt
hóa kém 12 ca, chiếm 26,1%; trong khi đó, trẻ
được phát hiện >12 tháng là 4 ca, chiếm 7,5%.
Khác biệt có ý nghĩa thống kê, với X2(1)=6,24,
p=0,012.
Liên quan biệt hóa kém và u hai mắt
Biệt hóa kém Không biệt hóa kém Tổng
Số ca 9 23 32
Hai mắt
Tỉ lệ 28,1% 71,9% 100%
Số ca 7 60 67
Một mắt
Tỉ lệ 10,4% 89,6% 100%
16 83 99
Tổng
16,2% 83,8% 100%
Có 9/32 ca (28,1%) biệt hóa kém (fleurettes)
là u hai mắt, trong khi đó có 7/67 ca (10,4%) là u
một mắt, khác biệt có ý nghĩa thống kê, với
X2(1)=4,99; p=0,025.
Liên quan biệt hóa kém và nhiều u
Biệt hóa kém Không biệt hóa kém Tổng
Số ca 7 17 24
Nhiều u
Tỉ lệ 29,2% 70,8% 100%
Số ca 9 66 75
Một u
Tỉ lệ 12% 88% 100%
16 83 99
Tổng
16,2% 83,8% 100%
Có 7/24 ca (29,2%) biệt hóa kém là nhiều u,
trong khi đó có 9/75 ca (12%) biệt hóa kém là
một u, khác biệt có ý nghĩa thống kê, với
X2(1)=3,9; p=0,047.
Liên quan biệt hóa kém và bệnh sử gia đình:
Trong 3 trường hợp có tiền sử gia đình thì 2
trường hợp là biệt hóa kém, 1 biệt hóa cao.
BÀN LUẬN
Trong bảng phân bố tần suất tuổi phát hiện
bệnh, tuổi càng nhỏ thì tần suất mắc bệnh càng
cao, sau 12 tháng tỉ lệ mắc bệnh giảm dần.
Về giới tính, trong nghiên cứu của chúng
tôi cũng như nhiều nghiên cứu của các tác giả
khác, con số mắc bệnh ở trẻ nam hơi nhỉnh
hơn nữ một chút; tuy nhiên, đều không có ý
nghĩa thống kê.
Trong nghiên cứu này, khảo sát sự liên quan
giữa đặc điểm giải phẫu bệnh và các marker tính
trạng di truyền chính là chúng tôi tìm sự liên
quan giữa mức độ biệt hóa kém và các dấu tính
trạng đã được thống kê ở trên.
Liên quan giữa biệt hóa kém và các marker
tính trạng đã được thực hiện với phép kiểm chi
bình phương cho thấy có sự liên quan mạnh
giữa hai yếu tố khảo sát, do đó có thể xem hình
ảnh giải phẫu bệnh fleurettes như là một marker
của ung thư nguyên bào võng mạc di truyền
giống như những marker được khảo sát ở trên.
Ở nghiên cứu của chúng tôi chỉ ghi nhận có
3 bệnh nhi là có người thân trong gia đình cũng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 68
bị ung thư nguyên bào võng mạc, trong đó 2 ca
là biệt hóa kém, 1 ca biệt hóa cao. Tuy nhiên do
tỉ lệ này quá ít nên chúng tôi không thể kiểm
định được sự khác biệt ở những tỉ lệ này có ý
nghĩa hay không. Và cũng do điều kiện và thời
gian hoàn thành đề tài này có giới hạn nên để có
những kết quả có ý nghĩa hơn, vấn đề này cần
được nghiên cứu trong một thời gian dài hơn
với cỡ mẫu lớn hơn.
KẾT LUẬN
Tuổi trung bình khi phát hiện bệnh là
20+18,33 tháng, chủ yếu dưới mười hai tháng
tuổi (46,5%). Tỉ lệ mắc giữa nam và nữ tương
đương.
Biểu hiện lâm sàng chủ yếu vẫn là đồng tử
trắng và lé.
Phân bố các marker tính trạng di truyền: u
hai mắt là 32,3%; nhiều u là 24,2%, ung thư
nguyên bào võng mạc có tính chất gia đình là
3%, tuổi phát hiện bệnh dưới 12 tháng là 46,5%.
Về các mức độ biệt hóa tế bào trong kết quả
giải phẫu bệnh: Mức độ biệt hóa trung bình
chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp theo là nhóm biệt hóa
cao, chiếm tỉ lệ ít nhất là nhóm biệt hóa kém.
Có sự liên quan mạnh giữa mức độ biệt hóa
kém và các marker tính trạng di truyền như: hai
mắt, nhiều u, thời gian phát hiện bệnh trước 12
tháng. Do đó, có thể xem hình ảnh giải phẫu
bệnh fleurettes như là một marker tính trạng di
truyền của ung thư nguyên bào võng mạc di
truyền để chúng ta có thêm thông tin tư vấn
bệnh di truyền cho bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Albert A., Miller B. (2008). “Priciples and Practice of
Ophthalmology, third edition”. Elservier, volume 3: 5025 –
5064.
2. Khelfaoui F, et al, (1996). “Histopathologic risk factors in
retino-blastoma”. Cancer; 77: 1206 – 1213.
3. Menon BS., et al, (2009). “Late presentation of retinoblastoma
in Malaysia”. Pediatric Blood Cancer; 52: 215 – 217.
4. Orellana ME., Fernandes BF., et al (2009). “Clinical pathologic
study of a cohort of patients with retinoblastoma from a
developing country”. Journal of Pediatric Ophthalmology and
Strabismus; 46(2): 59 – 65.
5. Ozdemir H., Tacyildiz N., et al (2007). “Clinical and
epidemiological characteristics of retinoblastoma”. Pediatric
Hematology – Oncology; 24(3): 221 – 231.
6. Yanoff M., Duker J.S. (2009). “Retinoblastoma”.
Ophthalmology, Mosby – Elservier, third edition: 887 – 904.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_su_lien_quan_giua_dac_diem_giai_phau_benh_va_cac_ma.pdf