Chỉ số khối cơ thể (BMI)
Chỉ số BMI ở trẻ STM trong nghiên cứu rất
thấp: 15,10±2,06. Kết quả nghiên cứu này cũng
tương tự với nghiên cứu ở Malaysia trên bệnh
nhi thẩm phân phúc mạc với chỉ số BMI trung
bình là 16,70±2,10(13). Điều này chứng tỏ tình
trạng dinh dưỡng của trẻ rất thiếu. Do vậy,
cần có chế độ ăn phù hợp cho trẻ suy thận
mạn, giúp cho trẻ tăng trưởng và phát triển
tối ưu. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác
sĩ lâm sàng và chuyên gia dinh dưỡng trong
việc điều trị và chăm sóc bệnh nhi suy thận
mạn
5 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát sự phát triển thể chất ở trẻ em suy thận mạn (2005 - 2008), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 1 * 2012
18
scaffold materials. Biomaterials 27: 5658-5668 .
KHẢO SÁT SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Ở TRẺ EM SUY THẬN MẠN
(2005 - 2008)
Trần Thị Mộng Hiệp
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát sự phát triển thể chất ở trẻ bị suy thận mạn (STM) nhập
viện tại bệnh viện Nhi Đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM),Việt Nam.
Đối tượng: Nghiên cứu được thực hiện trên 146 bệnh nhi STM nhập viện tại bệnh viện Nhi Đồng 2
từ tháng 1/2005 đến tháng 12/2008.
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu mô tả.
Kết quả: Tuổi trung vị là 12 tuổi, 55% (80/146) là trẻ nam. Bệnh thận gốc bao gồm bệnh lý cầu thận
(32%), bệnh lý bẩm sinh và di truyền (29%), 39% còn lại không không được khảo sát nguyên nhân.
Giá trị trung bình của độ lệch chuẩn của chiều cao, cân nặng và chỉ số khối cơ thể (BMI) lần lượt là -
2,92±1,71, -1,96±1,03, -1,73±1,69. Tỉ lệ chậm phát triển chiều cao là 72% và thiếu cân là 57%. Trẻ mắc
bệnh thận bẩm sinh và di truyền bị chậm phát triển thể chất nhiều hơn trẻ bị bệnh thận mắc phải.
Kết luận: Phát triển thể chất ở trẻ STM nhập viện tại TP HCM bị ảnh hưởng nặng nề. Cần theo dõi
và can thiệp cho sự phát triển thể chất của trẻ STM, đặc biệt cho nhóm trẻ bệnh thận bẩm sinh.
Từ khóa: Độ lệch chuẩn;Cân nặng; Chiều cao; Chỉ số khối cơ thể;Bệnh thận bẩm sinh
ABSTRACT
GROWTH SURVEY OF CHRONIC RENAL FAILURE IN CHILDREN (2005-2008)
Tran Thi Mong Hiep * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 – No.1 – 2012: 17 - 21
Objective: The aim of this study was to investigate the growth survey in children with chronic renal
failure (CRF) hospitalized in Hospital Nhi Dong 2, Vietnam.
Patients and methods: We reviewed from January 2005 to December 2008 the records of 146
children with CRF hospitalized in in Hospital Nhi Dong 2.
Results: The median age was 12 years, 55% (80/146) were boys. Causes of CRF included
glomerulonephritis (32%), congenital/hereditary anomalies (29%) but in 39% of children, the etiology was
unavailable. The mean and standard deviation of height, weight and BMI were -2,92 ± 1,71, -1,96 ± 1,03
and -1,73±1,69, respectively. Growth retardation was found in 72% and weight deficiency in 57%. Growth
retardation was more frequent in patients with congenital and hereditary diseases than those with
glomerular diseases.
Conclusion: Our data shows a severe growth failure in CRF children hospitalized in HoChiMinh
City. Intervention on growth development is needed, especially for CRF children with congenital/hereditary
diseases.
* Bộ Môn Nhi Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch - Khoa Thận – Nội Tiết BV Nhi Đồng 2
Tác giả liên lạc: TS.BS Trần Thị Mộng Hiệp ĐT: 0908.198.104 Email: tranmonghiep@yahoo.fr
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
19
Keywords: Standard deviation; Height; Weight; Body mass index;Congenital nephropathy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiên lượng cho trẻ em mắc bệnh suy thận
mạn (STM) thường không khả quan do có
nhiều bệnh đi kèm và tỉ lệ tử vong còn cao,
đặc biệt đối với trẻ em ở các nước đang phát
triển. Bệnh đi kèm thường gặp nhất là nhóm
bệnh tim mạch, loạn dưỡng xương và chậm
phát triển thể chất(1,4,11). Chậm phát triển thể
chất (CPTTC) là vấn đề phổ biến và quan
trọng ở bệnh nhi STM. CPTTC còn gây ra
những vấn đề sức khỏe, các rối loạn tâm lý
cũng như làm gia tăng nguy cơ tử vong ở trẻ
STM(12).
Nguyên nhân của CPTTC ở trẻ em gồm
nhiều yếu tố: bất thường về sự bài tiết
hormone, suy dinh dưỡng, thiếu máu, toan
chuyển hóa và loạn dưỡng xương(3). Do đó
việc phát hiện sớm và áp dụng các phương
pháp điều trị thích hợp đối với các biến chứng
liên quan đến bệnh thận mạn sẽ giúp cải thiện
sự tăng trưởng và phát triển của trẻ đồng thời
đảm bảo cho các bệnh nhi có một cuộc sống
tương đối bình thường.
Mặc dù các phương pháp điều trị và theo
dõi bệnh nhi STM đã có nhiều tiến bộ nhưng
sự tăng trưởng về thể chất ở trẻ em vẫn chưa
có cách giải quyết tối ưu. Theo y văn, khoảng
50% bệnh nhi STM có biểu hiện chậm phát
triển thể chất so với trẻ em ở cùng độ tuổi(7).
Bản báo cáo năm 2007 ở Bắc Mỹ North
American Pediatric Renal Transplant and
Collaborative Studies (NAPRTCS) ghi nhận
36% trong tổng số 6794 bệnh nhi STM có biểu
hiện chậm phát triển chiều cao vào thời điểm
nhập viện(5). Ở Tunisia, tỉ lệ chậm phát triển
về chiều cao ở trẻ bị STM là 64%(14).
Tại Việt Nam hiện nay có rất ít công trình
nghiên cứu đánh giá đặc điểm nhân trắc học
trên trẻ em STM. Vì vậy, việc đánh giá tình trạng
phát triển thể chất ở các trẻ STM là cần thiết.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện theo phương
pháp hồi cứu, mô tả.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Từ tháng 1 năm 2005 đến tháng 12 năm
2008, có 146 bệnh nhân từ 1 – 15 tuổi được
chẩn đoán STM nhập viện tại BV Nhi Đồng 2.
STM được phân loại theo độ lọc cầu thận
và theo định nghĩa của K/DOQI (the Kidney
Disease Outcomes Quality Initiative)(9):
Giai đoạn 1: Độ lọc cầu thận ≥ 90
ml/phút/1,73m2.
Giai đoạn 2: Độ lọc cầu thận từ 60 - 89
ml/phút/1,73m2.
Giai đoạn 3: Độ lọc cầu thận từ 30 - 59
ml/phút/1,73m2.
Giai đoạn 4: Độ lọc cầu thận từ 15 - 29
ml/phút/1,73m2.
Giai đoạn 5: Độ lọc cầu thận < 15
ml/phút/1,73m2.
STM giai đoạn cuối được định nghiã khi
GFR < 15 ml/min/1,73m2(2).
Độ lọc cầu thận (Glomerular Filtration
Rate, GFR) có thể được tính theo công thức
Schwartz và được định nghĩa như sau(9):
GFR (ml/min/1,73m2) = k x Height (cm)/
serum creatinine (mg/dl)
k = 0,45 cho trẻ từ 0 to 18 tháng tuổi
0,55 cho trẻ > 2 tuổi, và trẻ gái tuổi dậy thì
0,70 trẻ trai tuổi dậy thì
Ngoài tiêu chuẩn độ lọc cầu thận, chẩn
đoán STM dựa vào các đặc điểm lâm sàng,
siêu âm cho kết quả 2 thận teo hoặc tăng
urê/máu trên 3 tháng.
Nghiên cứu này chỉ khảo sát những
trường hợp nhập viện lần đầu tiên.
Tất cả các bệnh nhân đều được đo cân
nặng và chiều cao.
Chậm phát triển chiều cao và cân nặng
được định nghĩa khi trị số chiều cao và cân
nặng theo chuẩn dưới –2 độ lệch chuẩn. Do
chưa có chuẩn phát triển thể chất của trẻ em
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 1 * 2012
20
Việt Nam, chúng tôi tạm sử dụng chuẩn của
trẻ em Nhật Bản(10).
Chỉ số khối cơ thể (BMI) được tính theo
công thức:
Các tham số về nhân khẩu học (nơi sinh,
tuổi, giới), tiền sử (cân nặng lúc sinh, tiền căn
bệnh lý), đặc điểm nhân trắc học (cân nặng,
chiều cao), đặc điểm lâm sàng (bệnh thận
nguyên phát, các dị dạng bẩm sinh đi kèm),
các xét nghiệm sinh học (máu và nước tiểu) và
các chỉ định điều trị được thu thập vào hồ sơ
bệnh án.
Xử lý thống kê
Số liệu liên tục được thể hiện bằng trị số
trung bình và độ lệch chuẩn hoặc bằng
trung vị.
Các tham số nhân trắc học (cân nặng,
chiều cao, BMI) và nguyên nhân bệnh thận
gốc được khảo sát bằng test Chi-square;
ngưỡng ý nghĩa thống kê được xác định khi P
< 0,05. Khảo sát thống kê bằng phần mềm
SPSS 15.0 for Windows (SPSS, Chicago,
Illinois, USA) và NCSS 97 (NCSS, Kaysville,
Utah, USA).
KẾT QUẢ
Đặc điểm nhân khẩu học
Trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm
2005 đến tháng 12 năm 2008, có 146 bệnh nhi
STM nhập viện tại BV Nhi Đồng 2. Trong số
đó, 19% (n=28) sinh sống tại TP HCM, 48% (n=
70) đến từ miền Trung, 33% (n=48) từ miền
Nam.
Lúc nhập viện, 80% (117/146) bệnh nhi đã
mắc STM giai đoạn cuối. Tuổi trung bình và
trung vị lúc nhập viện lần lượt là 11,2±3,8 tuổi
và 12 tuổi và 55% (80/146) là trẻ trai.
Nguyên nhân bệnh thận nguyên phát
Số bệnh nhân không được khảo sát
nguyên nhân là 39% (57/146). Phần còn lại,
bệnh cầu thận chiếm 32% (47/146), nguyên
nhân bẩm sinh được tìm thấy trong 23%
(34/146) và nguyên nhân di truyền trong 6%
(8/146).
Dị dạng đường niệu là nguyên nhân chính
trong nhóm nguyên nhân bệnh thận bẩm sinh
(18/34; 53%). Trào ngược bàng quang niệu
quản được tìm thấy trong 2 trường hợp. Thiểu
sản thận được chẩn đoán trong 47% (16/34)
các trường hợp bệnh thận bẩm sinh.
Trong nhóm nguyên nhân do di truyền, có
3 ca bệnh thận đa nang di truyền theo tính
liệt. Hội chứng thận hư kháng Corticoid là
nguyên nhân thường gặp nhất và được chẩn
đoán trong 57% (27/47) các trường hợp có tổn
thương cầu thận.
Đặc điểm nhân trắc học
Độ lệch chuẩn chiều cao và cân nặng trung
bình
Giá trị trung bình của ĐLC chiều cao và
ĐLC cân nặng của trẻ STM rất thấp. Chiều cao
của trẻ bị ảnh hưởng nặng nề hơn so với cân
nặng (bảng 1).
Bảng 1: Trung bình của độ lệch chuẩn chiều cao
và cân nặng
Độ lệch chuẩn (ĐLC)
Chiều cao Cân nặng
Tổng -2,92 ± 1,71 -1,96 ± 1,03
Nam -2,98 ± 1,77 -1,83 ± 1,07
Nữ -2,82 ± 1,61 -2,18 ±0,95
Chỉ số khối cơ thể (BMI)
Chỉ số BMI lúc nhập viện ở trẻ STM cũng
rất thấp (bảng 2) và tỉ lệ trẻ có bách phân vị
của BMI < 5 là 35,6%.
Bảng 2: Trung bình BMI và độ lệch chuẩn (ĐLC)
BMI
BMI (kg/m2) ĐLC BMI
Tổng 15,10 ± 2,06 -1,73 ± 1,69
Nam 15,47 ± 2,28 -1,44 ± 1,85
Nữ 14,66 ± 1,69 -2,08 ± 1,43
Đặc điểm chiều cao
Tỉ lệ trẻ có biểu hiện chậm phát triển chiều
BMI (kg/m2) =
Cân nặng (kg)
[Chiều cao (m)]2
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
21
cao ≤-2 ĐLC là 72% (105/146).
Không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về tỉ lệ chậm phát triển chiều cao ở 2
giới.
Trong nhóm có nguyên nhân, nhóm bệnh
thận bẩm sinh có tổn thương chiều cao
(83,3%) nặng hơn nhóm mắc phải (57,4%)
(bảng 3).
Bảng 3: Khảo sát chiều cao và bệnh thận gốc
(Test Chi-square, p-value = 0,01)
Bệnh thận gốc >-2 ĐLC n (%)
≤-2 ĐLC
n (%) Tổng
Bẩm sinh và di truyền 7(16,7) 35(83,3) 42
Mắc phải 20(42,6) 27(57,4) 47
Đặc điểm cân nặng
Tỉ lệ trẻ STM có biểu hiện thiếu cân là
57%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê của tỉ lệ trẻ thiếu cân ở 2 giới.
Tỉ lệ thiếu cân ở nhóm bệnh thận bẩm sinh
(64%) cao hơn nhóm mắc phải (36%) (Bảng 4).
Bảng 4: Khảo sát cân nặng và bệnh thận gốc
Bệnh thận gốc >-2 ĐLC n (%)
≤-2 ĐLC
n (%) Tổng
Bẩm sinh và di truyền 15(36) 27(64) 42
Mắc phải 30(64) 17(36) 47
(Test Chi-square, p-value= 0,01)
BÀN LUẬN
Chậm phát triển chiều cao
Trung bình độ lệch chuẩn (ĐLC) chiều cao
ở trẻ STM trong nhóm nghiên cứu là -
2,92±1,71. Kết quả này cũng tương tự nghiên
cứu ở Ấn Độ với trung bình ĐLC chiều cao
trẻ STM là -2,9(6). Năm 2002, nghiên cứu ở
Malaysia cho thấy ĐLC chiều cao rất thấp
trên những bệnh nhi được thẩm phân phúc
mạc: -2,71±1,37(13). Trong khi đó ở Hoa Kỳ,
nhờ vào chiến lược chăm sóc và quản lý, trẻ
STM có trung bình ĐLC chiều cao là -
1,45±0,02(5).
Tỉ lệ trẻ chậm phát triển chiều cao của lô
nghiên cứu là 72%. Kết quả này cũng tương tự
trên nghiên cứu ở các nước đang phát triển
như ở Tunisia tỉ lệ trẻ chậm phát triển thể chất
là 62%(14). Ở Malaysia tỉ lệ chậm phát triển về
chiều cao là 62% đối với trẻ thẩm phân phúc
mạc(13). Theo nghiên cứu của NAPRTCS ở Bắc
Mỹ năm 2007, tỉ lệ trẻ chậm phát triển về
chiều cao của trẻ STM là 35,6%(5). Tỉ lệ chậm
phát triển thể chất ở bệnh nhi STM trong
nghiên cứu của chúng tôi khá cao do phần lớn
trẻ nhập viện ở giai đoạn trễ khi đã xảy ra các
biến chứng như toan chuyển hóa, loạn dưỡng
xương làm ảnh hưởng nặng nề đến chiều cao.
Ở các nước phát triển, nhờ chiến lược phát
hiện sớm những bệnh thận mạn, chương trình
quản lý bệnh nhi STM cũng như việc sử dụng
sớm hormone tăng trưởng, đã giúp cải thiện
chiều cao của trẻ STM(8).
Tổn thương chiều cao trong nghiên cứu
của chúng tôi đặc biệt trầm trọng ở những trẻ
bị bệnh thận bẩm sinh. Trẻ bị bệnh thận bẩm
sinh có tổn thương chiều cao là 83,3 % nhiều
hơn so với nhóm bệnh thận mắc phải (57,4%).
Nghiên cứu của NAPRTCS năm 2007 cũng
cho thấy ĐLC chiều cao thấp nhất ở những trẻ
em bị bệnh thận bẩm sinh đặc biệt là loạn sản
thận và tắc nghẽn đường niệu(5). Theo y văn
trẻ bị giảm sản thận và loạn sản thận có tình
trạng mất điện giải qua đường niệu quá mức
có thể là nguyên nhân dẫn đến chậm phát
triển chiều cao. Việc điều chỉnh tình trạng
nước điện giải có thể làm cải thiện sự phát
triển chiều cao(8).
Chậm phát triển cân nặng
Tỉ lệ trẻ thiếu cân trong nghiên cứu là
58%. Trung bình ĐLC cân nặng trong lô
nghiên cứu của chúng tôi là -1,96±1,03. Kết
quả này tương tự nghiên cứu ở Ấn Độ và
Malaysia trong đó trung bình ĐLC cân nặng
lần lượt là -1,90 và -1,99(6,13).
Mặc dù không thể so sánh với dân số
nghiên cứu ở Bắc Mỹ với trung bình ĐLC cân
nặng ở trẻ STM là -0,89(5), chúng tôi nhận thấy
tình trạng dinh dưỡng của trẻ STM tại Việt
Nam cũng như tại các nước đang phát triển
khác rất thấp.
Việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 1 * 2012
22
STM nếu chỉ dựa trên cân nặng theo tuổi sẽ
rất dễ bị sai lệch do một số bệnh nhân có thể
có triệu chứng phù đi kèm. Do đó, cần đánh
giá thêm dựa vào chỉ số khối cơ thể.
Chỉ số khối cơ thể (BMI)
Chỉ số BMI ở trẻ STM trong nghiên cứu rất
thấp: 15,10±2,06. Kết quả nghiên cứu này cũng
tương tự với nghiên cứu ở Malaysia trên bệnh
nhi thẩm phân phúc mạc với chỉ số BMI trung
bình là 16,70±2,10(13). Điều này chứng tỏ tình
trạng dinh dưỡng của trẻ rất thiếu. Do vậy,
cần có chế độ ăn phù hợp cho trẻ suy thận
mạn, giúp cho trẻ tăng trưởng và phát triển
tối ưu. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác
sĩ lâm sàng và chuyên gia dinh dưỡng trong
việc điều trị và chăm sóc bệnh nhi suy thận
mạn.
KẾT LUẬN
Sự phát triển thể chất của trẻ STM bị tổn
thương nặng nề. Ngoài việc điều trị bệnh, việc
hỗ trợ dinh dưỡng và điều chỉnh điện giải-
toan hóa máu cho bệnh nhân STM nhằm cải
thiện chiều cao, cân nặng là cần thiết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Langman CB, Brooks ER: Renal osteodystrophy in children:
a systemic disease associated with cardiovascular
manifestations. Growth Horm IGF Res 2006, 16(Suppl A):79-
83.
2. Levey AS, Coresh J, Balk E: National Kidney Foundation
practice guidelines for chronic kidney disease: evaluation,
classification, and statification. Ann Intern Med 2003,
139:137-147.
3. Mahan JD, Warady BA: Assessment and treatment of short
stature in pediatric patients with chronic kidney disease: a
consensus statement. Pediatric nephrology 2006, 21(7):917-
930.
4. Mitsnefes MM: Cardiovascular complications of pediatric
chronic kidney disease. Pediatr Nephrol 2008, 23(1):27-39.
5. North American Pediatric Renal Transplant and
Collaborative Studies (2007). Annual Report; Available at:
https://web.emmes.com/study/ped/annlrept/annlrept2007.p
df. In.
6. Pankaj Hari, Ish Kumar Singla, Mukta Mantan, Madhuri
Kanitkar, Bobby Batra, Arvind Bagga: Chronic Renal Failure
in Children. Indian Pediatrics 2003, 40:1035-1042.
7. Rees L, Rigden SPA, Ward GM: Chronic renal failure and
growth. Arch Dis Child 1989, 64:573-577.
8. Roelfsema V, Clark RG: The growth hormone and insulin-
like growth factor axis: its manipulation for the benefit of
growth disorders in renal failure. J Am Soc Nephrol 2001,
12:1297-1306.
9. Schwartz G. J, Brion L. P, Spitzer A: The use of plasma
creatinine concentration for estimating glomerular filtration
rate in infants, children, and adolescents. Pediatr Clin North
Am 1987, 34(3):571-590.
10. Suwa S, Tachibana K: Standard growth charts for height and
weight of Japanese children from birth to 17 years based on
a cross-sectional survey of national data.
11. Warady BA: Growth retardation in children with chronic
renal insufficiency. J Am Soc Nephrol 1998, 9(12):85-89.
12. Wong CS, Gipson DS, Gillen DL, Emerson S, Koepsell T,
Sherrard DJ, Watkins SL, Stehman-Breen C:
Anthropometric measures and risk of death in children with
end-stage renal disease. Am J Kidney Dis 2000, 36(4):811-819.
13. Wood EG, Hand M, Briscoe DM, Donaldson LA: Risk
factors for mortality in infants and young children on
dialysis. Am J Kidney Dis 2001, 37(3):573-579.
14. Zouari N, Gazzah A, Chouchen K, Hassayoun S, Skhiri H, S
A, Zakhama A, Nabli N, Ben Dhia N, Harbi A: Insuffisance
rénale chronique chez l'enfant dans le centre et le sud
Tunisie. Revue maghrébine de pédiatrie 2005, 15(5):233-238.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_su_phat_trien_the_chat_o_tre_em_suy_than_man_2005_2.pdf