Khảo sát sự thay đổi lưu lượng nước bọt ở bệnh nhân ung thư vòm hầu sau xạ trị

KẾT LUẬN Lưu lượng nước bọt ở bệnh nhân ung thư vòm hầu trước xạ trị và sau khi kết thúc xạ trị 1 tháng Lưu lượng nước bọt không kích thích, lưu lượng nước bọt kích thích ở thời điểm sau khi kết thúc xạ 1 tháng đều thấp hơn có ý nghĩa so với thời điểm trước xạ trị. So sánh và phân tích mối liên quan lưu lượng nước bọt ở bệnh nhân ung thư vòm hầu trước xạ trị và sau khi kết thúc xạ trị 1 tháng Có tương quan thuận giữa lượng nước bọt trước xạ trị và sau khi kết thúc xạ trị 1 tháng. Về nước bọt không kích thích, không có mối tương quan giữa lượng nước bọt trước xạ trị và mức độ giảm nước bọt sau khi kết thúc xạ trị 1 tháng. Về nước bọt kích thích, có mối tương quan nghịch yếu giữa lượng nước bọt trước xạ trị và mức độ giảm nước bọt sau khi kết thúc xạ trị 1 tháng. Mối liên quan giữa sự thay đổi lưu lượng nước bọt ở bệnh nhân ung thư vòm hầu sau kết thúc xạ 1 tháng với tuổi, giai đoạn ung thư và phương pháp điều trị Tuổi: mức độ giảm lượng nước bọt không kích thích và có kích thích sau khi kết thúc xạ trị 1 tháng ở bệnh nhân dưới 50 tuổi thấp hơn so với bệnh nhân trên 50 tuổi. Giai đoạn ung thư: không có sự khác biệt về mức độ giảm lượng nước bọt sau khi kết thúc xạ 1 tháng giữa bệnh nhân ung thư ở giai đoạn IV và chưa đến giai đoạn IV. Phương pháp điều trị: không có sự khác biệt về mức độ giảm lượng nước bọt sau khi kết thúc xạ 1 tháng giữa bệnh nhân xạ trị không có kết hợp hóa trị và bệnh nhân xạ trị có kết hợp hóa trị.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 101 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát sự thay đổi lưu lượng nước bọt ở bệnh nhân ung thư vòm hầu sau xạ trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 208 KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI LƯU LƯỢNG NƯỚC BỌT Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ VÒM HẦU SAU XẠ TRỊ Ngô Thị Quỳnh Lan*, Phan Nguyễn Nhật Phương** TÓM TẮT Giảm lưu lượng nước bọt và thay đổi đặc tính sinh hóa của nước bọt do xạ trị là biến chứng phổ biến ở bệnh nhân xạ trị ung thư đầu cổ nói chung và ung thư vòm hầu nói riêng. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả các đặc điểm lưu lượng nước bọt không kích thích và có kích thích ở bệnh nhân ung thư vòm hầu tại 2 thời điểm: trước xạ trị và sau khi kết thúc xạ trị 1 tháng; So sánh và phân tích mối liên quan lưu lượng nước bọt ở bệnh nhân ung thư vòm hầu tại hai thời điểm trên, và So sánh sự thay đổi lưu lượng nước bọt ở bệnh nhân ung thư vòm hầu sau khi kết thúc xạ trị 1 tháng theo tuổi, giai đoạn ung thư và phương pháp điều trị. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu theo dõi dọc trên 37 bệnh nhân ung thư vòm hầu được chỉ định điều trị xạ trị ngoài với tổng liều là 70 Gy trong thời gian từ 1/2014 đến tháng 7/2014 tại Khoa Xạ III - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM. Kết quả: Ở thời điểm trước xạ, nhóm nghiên cứu có lượng nước bọt không kích thích trung bình là 1,71gram/5phút, tương đương 0,34ml/phút và lượng nước bọt kích thích trung bình là 9,52gram/5phút, tương đương 1,9ml/phút, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về lượng nước bọt (nghỉ và kích thích) giữa thời điểm trước xạ với thời điểm sau xạ 1 tháng, lượng nước bọt nghỉ và kích thích ở thời điểm sau xạ 1 tháng thấp hơn có ý nghĩa so với trước xạ trị (p=0,001<0,05). Sự thay đổi các đặc điểm nước bọt sau xạ có tương quan với đặc điểm nước bọt ban đầu: bệnh nhân có lượng nước bọt không kích thích trước xạ cao thì mức độ giảm lượng nước bọt này sẽ thấp hơn bệnh nhân có lượng nước bọt kích thích trước xạ thấp và ngược lại. Ngoài yếu tố về tuổi, các yếu tố như giai đoạn ung thư và hóa trị không ảnh hưởng đến sự thay đổi lưu lượng nước bọt của bệnh nhân ung thư vòm hầu sau xạ trị. Kết luận: Lưu lượng nước bọt không kích thích, lưu lượng nước bọt kích thích ở thời điểm sau khi kết thúc xạ 1 tháng đều thấp hơn có ý nghĩa so với thời điểm trước xạ trị; Có tương quan thuận giữa lượng nước bọt trước xạ trị và sau khi kết thúc xạ trị 1 tháng; Mức độ giảm lượng nước bọt không kích thích và có kích thích sau khi kết thúc xạ trị 1 tháng ở bệnh nhân dưới 50 tuổi thấp hơn so với bệnh nhân trên 50 tuổi; không có sự khác biệt về mức độ giảm lượng nước bọt sau khi kết thúc xạ 1 tháng giữa bệnh nhân ung thư ở giai đoạn IV và chưa đến giai đoạn IV, giữa bệnh nhân xạ trị không có kết hợp hóa trị và bệnh nhân xạ trị có kết hợp hóa trị. Từ khóa: lưu lượng nước bọt, ung thư vòm hầu, xạ trị ABSTRACT SALIVARY FLOW IN PATIENTS AFTER IRRADIATION THERAPY OF NASOPHARYNX CANCER Ngo Thi Quynh Lan, Phan Nguyen Nhat Phuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 208 - 214 Reduction of salivary flow and modification of bio-chemical characteristics of the saliva are common complications in patients after irradiation therapy for head-and-neck cancer in general or nasopharynx cancer in particular. * Bộ môn Nha khoa cơ sở- Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM ** BS RHM khóa 2008-2014- Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM Tác giả liên lạc: PGS-TS Ngô Thị Quỳnh Lan ĐT: 0903125864 Email: ngothiquynhlan@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 209 Objectives: describe stimulated and non-stimulated salivary flow in patients with nasopharynx cancer before irradiation therapy and 1 month after treatment, analyze the relation between the changes in salivary flow and age, stage of cancer and treatment modality. Materials and method: following 37 patients with nasopharynx cancer undergoing radiation therapy (total dosage 70 Gy) from January 2014 to July 2014 at Radiation Department III, Hospital of Oncology at Ho Chi Minh City. Results: before irradiation, non-stimulated salivary flow was 1.71gram/5 minutes, equal 0.34ml/minute and stimulated flow was 9.52gram/5phút, equal 1.9ml/minute, the salivary flow 1 month after irradiation being significantly lower and that before irradiation (p<0.05). Patients with higher non-stimulated flow at the beginning had less reduction. Apart from age, stage of cancer or chemotherapy did not affect the changes in salivary flow in patients after irradiation for nasopharynx cancer. Conclusion: salivary flow 1 month after irradiation was significantly lower than before treatment with a positive relation between these two; the reduction being more significant in patients over 50 years-old with no difference among patients at stage IV or below with or without chemotherapy. Key words: salivary flox, nasopharynx, irradiation therapy. ĐẶT VẤN ĐỀ Nước bọt có vai trò quan trọng cho môi trường miệng, là yếu tố chủ yếu bảo vệ cho mô cứng, mô mềm và đảm bảo các hoạt động chức năng trong khoang miệng(3). Những thay đổi về lưu lượng và thành phần nước bọt có thể dẫn đến sự gia tăng đáng kể các triệu chứng bất thường trong miệng. Bệnh nhân có sự tiết nước bọt thấp thường gặp nhiều vấn đề như: khô miệng, sâu răng tiến triển nhanh, viêm niêm mạc miệng, bệnh lý mô nha chu, khó nhai, khó nuốt, rối loạn vị giác làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, sức khỏe toàn thân và chất lượng cuộc sống bệnh nhân(9). Xạ trị là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chức năng của tuyến nước bọt ở bệnh nhân xạ trị ung thư vùng đầu cổ(1) . Xạ trị là phương thức điều trị hiệu quả cho các khối u vùng đầu cổ, tuy nhiên, xạ trị cũng có thể gây ra nhiều biến chứng và làm trầm trọng thêm tình trạng sức khỏe bệnh nhân(2). Biến chứng do chiếu xạ vùng hàm mặt xảy ra chủ yếu ở da, niêm mạc, xương và tuyến nước bọt(10). Ở tuyến nước bọt, ảnh hưởng của tia xạ làm mô tuyến hủy hoại dần, dẫn đến suy giảm hoặc mất hoạt động chức năng của tuyến, làm thay đổi đặc điểm và chức năng của nước bọt(6). Năm 2003, Paulo thực hiện nghiên cứu khảo sát lưu lượng nước bọt của bệnh nhân ung thư đầu cổ trong thời gian xạ trị, nhận thấy lưu lượng nước bọt giảm đáng kể trong quá trình xạ trị và sau xạ trị(10). Ở nước ta, ung thư đầu cổ là một trong mười ung thư thường gặp nhất. Trong đó, ung thư vòm hầu là ung thư phổ biến hàng đầu trong các ung thư đầu cổ, đứng hàng thứ 3 trong các loại ung thư toàn thân đối với nam và thứ 7 đối với nữ. Hiện nay, phương thức điều trị triệt để đối với ung thư vòm hầu là xạ trị ngoài và có thể kết hợp với hóa trị(8). Đã có một nghiên cứu tại Khoa Răng Hàm Mặt - Đại Học Y Dược TP.HCM khảo sát về vấn đề nước bọt và xạ trị, là nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng và Nguyễn Xuân Nhi (2003) khảo sát về tình trạng khô miệng ở bệnh nhân ung thư vòm hầu trong thời gian xạ trị, kết quả nghiên cứu cho thấy 90% bị giảm tiết nước bọt và 10% bị khô cạn nước bọt(9). Giảm lưu lượng nước bọt và thay đổi đặc tính sinh hóa của nước bọt do xạ trị là biến chứng phổ biến ở bệnh nhân xạ trị ung thư đầu cổ nói chung và ung thư vòm hầu nói riêng. Biến chứng này cùng với nhiều biến chứng khác là hệ quả của nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tâm lý-xã hội của bệnh nhân sau xạ trị. Vì vậy, việc dự phòng và điều trị biến chứng do xạ trị là một vấn đề quan trọng và có ý nghĩa đối Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 210 với sức khỏe răng miệng, sức khỏe toàn thân cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Với mong muốn xác định những thay đổi về đặc điểm nước bọt do xạ trị nhằm giúp cho việc phòng ngừa và điều trị các biến chứng do thay đổi đặc điểm nước bọt, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Khảo sát sự thay đổi một số đặc điểm nước bọt ở bệnh nhân ung thư vòm hầu sau xạ trị” với những mục tiêu sau: Mục tiêu nghiên cứu 1. Mô tả các đặc điểm lưu lượng nước bọt không kích thích và có kích thích ở bệnh nhân ung thư vòm hầu tại 2 thời điểm: trước xạ trị và sau khi kết thúc xạ trị 1 tháng. 2. So sánh và phân tích mối liên quan lưu lượng nước bọt ở bệnh nhân ung thư vòm hầu trước và sau khi kết thúc xạ trị 1 tháng. 3. So sánh sự thay đổi lưu lượng nước bọt ở bệnh nhân ung thư vòm hầu sau khi kết thúc xạ trị 1 tháng theo tuổi, giai đoạn ung thư và phương pháp điều trị. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu theo dõi dọc trên 37 bệnh nhân ung thư vòm hầu được chỉ định điều trị xạ trị ngoài với tổng liều là 70 Gy trong thời gian từ 1/2014 đến tháng 7/2014 tại Khoa Xạ III - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, có thể kết hợp hóa trị hay không. Mẫu chọn thuận tiện bằng cách sàng lọc dựa trên bệnh án tại Khoa Xạ III - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM và chọn ra những bệnh nhân ung thư vòm hầu chuẩn bị xạ trị tại đây, đồng ý tham gia nghiên cứu và tuân thủ đúng quy trình khám đánh giá. Để thu thập và đánh giá các tính chất của nước bọt, sử dụng: - Kẹo cao su không đường của hãng Lotte. - Cân điện tử (chính xác đến 0,01gram). Các biến số độc lập gồm: Tuổi: là biến thứ tự, tính bằng cách lấy năm của thời điểm lấy nước bọt (2014) trừ đi năm sinh, có đơn vị là năm; Giới: là biến nhị giá, có hai giá trị là nam và nữ; Giai đoạn ung thư: là biến nhị giá, có hai giá trị là giai đoạn IV và chưa đến giai đoạn IV; Phương pháp điều trị: là biến nhị giá, có hai giá trị là không kết hợp hóa trị và có kết hợp hóa trị. Hình 1: Kẹo cao su không đường Xylitol Hình 2: Cân điện tử Biến phụ thuộc: - Lưu lượng nước bọt: là biến định lượng, gồm lưu lượng nước bọt không kích thích và lưu lượng nước bọt có kích thích (đơn vị là gram/5phút). Thông thường, lưu lượng nước bọt được tính bằng cách đo thể tích nước bọt tiết ra trong 5 phút và có đơn vị ml/5phút. Nhưng trong nghiên cứu này, ly nhựa lấy nước bọt có vạch chia nhỏ nhất là 1ml nên chỉ có thể tính chính xác đến 1ml, trong khi nếu đo lưu lượng nước bọt bằng cân điện tử thì tính chính xác đến 0,01 gram (tương đương 0,01ml nước bọt) và nhờ vậy tăng tính chính xác cho nghiên cứu. - Mức độ giảm: là biến định lượng, đơn vị là phần trăm (%). Ví dụ mức độ giảm của pH nước bọt là phần trăm giảm pH nước bọt sau xạ 1 tháng so với pH nước bọt trước xạ: Mức độ giảm pH = [(pHtrước xạ - pHsau xạ)/pHtrước xạ]x100% Đo và đánh giá lưu lượng nước bọt của bệnh nhân tại các thời điểm: thời điểm 1: trước khi xạ trị; Thời điểm 2: sau khi kết thúc xạ trị 1 tháng. Nhập số liệu và xử lý số liệu thống kê bằng chương trình SPSS 16.0 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Thay đổi lưu lượng nước bọt trước và sau xạ trị 1 tháng Trong nghiên cứu này, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về lượng nước bọt (nghỉ và kích Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 211 thích) giữa thời điểm trước xạ với thời điểm sau xạ 1 tháng, lượng nước bọt nghỉ và kích thích ở thời điểm sau xạ 1 tháng thấp hơn có ý nghĩa so với trước xạ trị (p=0,001<0,05). Bảng 1: Sự khác biệt về lượng nước bọt (nghỉ và kích thích) trước xạ và sau xạ 1 tháng ở bệnh nhân ung thư vòm hầu LNB.N (gram/5phút) LNB.KT (gram/5phút) Trước xạ Sau xạ 1 tháng Trước xạ Sau xạ 1 tháng TB ± ĐLC 1,71 ± 0,88 0,24 ± 0,18 9,52 ± 2,92 0,81 ± 0,45 min - max 0,63 – 4,5 0,05-0,92 3,19-14,35 0,1-1,73 p 0,001 0,001 Kiểm định Paired-Samples t-test Theo Screebny (1995), bình thường lưu lượng nước bọt không kích thích xấp xỉ 0,3ml/phút và lưu lượng nước bọt kích thích nằm trong khoảng 1-2ml/phút [17]. Ở thời điểm trước xạ, nhóm nghiên cứu có lượng nước bọt không kích thích trung bình là 1,71gram/5phút, tương đương 0,34ml/phút và lượng nước bọt kích thích trung bình là 9,52gram/5phút, tương đương 1,9ml/phút. Như vậy giá trị này nằm trong khoảng bình thường, tuy nhiên có sự khác biệt rất lớn giữa các cá thể trong mẫu nghiên cứu. Bảng 2: Mức độ thay đổi lượng nước bọt nghỉ và kích thích 1 tháng sau xạ ở bệnh nhân ung thư vòm hầu LNB. N (%) LNB. KT (%) TB ± ĐLC 86,7 ± 5,47 91,8 ± 3,4 min - max 75,2-94,9 83,4-98,7 p 0,001 Kiểm định Paired-Samples t-test Khi xét về mức độ giảm lưu lượng nước bọt (tính bằng tỷ lệ %), kết quả cho thấy: lượng nước bọt nghỉ trung bình giảm 86,7 ± 5,47% so với trước khi xạ (thấp nhất là 75,2% và cao nhất là 94,9%), lượng nước bọt kích thích trung bình giảm 91,8 ± 3,4% so với trước khi xạ (thấp nhất là 83,4% và cao nhất là 98,7%). Năm 2003, Bonan và Paulo nghiên cứu về sự giảm lưu lượng nước bọt của bệnh nhân xạ trị ung thư đầu cổ, kết quả cho thấy có sự giảm sút nghiêm trọng lưu lượng nước bọt trên bệnh nhân ung thư đầu cổ sau khi kết thúc xạ trị(10). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của các tác giả khác. Kết quả nghiên cứu ở thời điểm kết thúc xạ trị 1 tháng cho thấy, mẫu nghiên cứu có lượng nước bọt không kích thích trung bình là 0,24gram/5phút, tương đương 0,048ml/phút và lượng nước bọt kích thích trung bình là 0,81gram/5phút, tương đương 0,162ml/phút. Với kiểm định Paired- Samples T-Test, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt rất lớn giữa lượng nước bọt sau xạ 1 tháng so với lượng nước bọt trước xạ: lượng nước bọt sau xạ 1 tháng thấp hơn có ý nghĩa so với lượng nước bọt trước xạ, cả về nước bọt không thích thích và nước bọt kích thích (p<0,05). Theo Dawes (1996), giá trị của lưu lượng nước bọt không kích thích nhỏ hơn 0,1ml/phút hoặc lưu lượng nước bọt kích thích dưới 0,7ml/phút cho thấy chức năng tuyến nước bọt bị suy giảm. Nếu xét theo từng cá thể trong nghiên cứu, có 91,89% bệnh nhân có lượng nước bọt không kích thích dưới mức 0,1ml/phút và 100% bệnh nhân có lưu lượng nước bọt kích thích dưới 0,7ml/phút, do đó có thể kết luận 100% bệnh nhân bị suy giảm chức năng tuyến nước bọt sau xạ trị. Lưu lượng nước bọt đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ niêm mạc miệng, làm sạch và rửa trôi mảng bám từ thức ăn, góp phần trung hòa acid từ thức ăn và màng sinh học. Do đó, với lưu lượng nước bọt rất thấp này thể hiện chức năng kém và có sự gia tăng nguy cơ sâu răng ở bệnh nhân ung thư vòm hầu sau xạ trị. Theo Stookey (2008) và Dawes (1996), giới hạn bình thường của lưu lượng nước bọt là rất lớn, vì thế khó có thể nói một người có lưu lượng nước bọt thấp là bất thường hay không, trừ trường hợp hầu như hoàn toàn không có nước bọt(12). Do đó, không thể dùng lưu lượng nước bọt trung bình trong cộng đồng để đánh giá lưu lượng nước bọt của cá thể là đủ hay không tại một thời điểm nhất định. Lưu lượng nước bọt ở Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 212 những người khác nhau có thể rất khác nhau nên cách chẩn đoán tốt nhất là đánh giá sự thay đổi lưu lượng nước bọt ở mỗi cá thể theo thời gian(7). Theo kết quả nghiên cứu, ở thời điểm sau xạ 1 tháng, lượng nước bọt không kích thích trung bình giảm 86,7% và lượng nước bọt kích thích trung bình giảm 91,8% so với trước khi xạ. Trong nghiên cứu của Epstein (1998) lưu lượng nước bọt không kích thích giảm 80% và nước bọt kích thích giảm 86,46% sau khi kết thúc xạ trị. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng và Nguyễn Xuân Nhi (2003) mức độ giảm này là 83,22% ở nước bọt không kích kích và 90,08% ở nước bọt kích thích(9). Mức độ suy giảm nước bọt trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả của hai nghiên cứu kể trên. Sự khác biệt này là do sự khác nhau về tổng liều xạ lên đối tượng nghiên cứu trong mỗi nghiên cứu. Tổng liều xạ trung bình trong nghiên cứu của Epstein là 40,44 Gy (thay đổi từ 35 đến 60 Gy), trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng và Nguyễn Xuân Nhi là 66 Gy và trong nghiên cứu này là 70 Gy. Theo Sreebny (2008), mức độ suy giảm chức năng tuyến nước bọt do xạ trị phụ thuộc vào hai yếu tố chính là thể tích mô tuyến nằm trong trường chiếu xạ và tổng liều xạ trị. Do đó, đối tượng của nghiên cứu này được điều trị với tổng liều xạ cao hơn thì mức độ giảm lưu lượng nước bọt cao hơn là điều tất nhiên. Ngoài ra, theo Chua (2007), lưu lượng nước bọt giảm trong khi xạ trị và vẫn tiếp tục giảm sau thời gian xạ trị (1- 3 tháng sau xạ), đây cũng có thể là nguyên nhân làm mức độ giảm nước bọt sau xạ trị 1 tháng của nghiên cứu này cao hơn mức độ giảm ngay sau khi kết thúc xạ trị ở 2 nghiên cứu đối chiếu(6). Cùng với sự sụt giảm nghiêm trọng về lưu lượng nước bọt như vậy, bệnh nhân ung thư vòm hầu sau xạ trị có thể đối mặt với tình trạng khô miệng do sự giảm lưu lượng nước bọt. Khô miệng xảy ra khi lưu lượng nước bọt không kích thích giảm trên 50% (Dawes, 1987) hay khi lưu lượng nước bọt kích thích còn dưới 45% lưu lượng ban đầu (Carl và cs., 1999)(4). Trong nghiên cứu này, lượng nước bọt không kích thích trung bình giảm 86,7% và lượng nước bọt kích thích trung bình giảm 91,8% so với lượng ban đầu, do đó, khả năng bệnh nhân bị khô miệng sau xạ trị là rất cao. Tóm lại, từ những kết quả thu được về lưu lượng nước bọt sau xạ, chúng tôi thấy rằng có sự giảm nghiêm trọng lượng nước bọt không kích thích và kích thích ở thời điểm sau khi kết thúc xạ trị 1 tháng so với trước xạ, 100% bệnh nhân bị suy giảm chức năng tuyến nước bọt và những bệnh nhân này có nguy cơ sâu răng và khô miệng cao. Thay đổi lưu lượng nước bọt khảo sát theo tuổi, theo giai đoạn và phương pháp điều trị ung thư vòm hầu Bảng 3: So sánh sự thay đổi của lưu lượng nước bọt ở hai thời điểm khảo sát theo tuổi ở bệnh nhân ung thư vòm hầu Thời điểm < 50 tuổi (n = 18) ≥ 50 tuổi (n = 19) p LNB. N (gram/5phút) T0 1,85 ± 0,84 1,58 ± 0,91 0,354 T1 0,32 ± 0,19 0,16 ± 0,12 0,004 LNB. KT (gram/5phút) T0 10,09 ± 2,08 8,97 ± 2,99 0,250 T1 1,03 ± 0,46 0,60 ± 0,34 0,002 Bảng 4: So sánh sự thay đổi thay đổi lưu lượng nước bọt ở hai thời điểm khảo sát theo giai đoạn ung thư ở bệnh nhân ung thư vòm hầu Thời điểm < Giai đoạn IV Giai đoạn IV p LNB. N (gram/5 phút) T0 1,82 ± 1,08 1,68 ± 0,82 0,686 T1 0,23 ± 0,16 0,24 ± 0,18 0,960 LNB. KT (gram/5phút) T0 10,73 ± 2,08 9,13 ± 3,07 0,154 T1 0,79 ± 0,37 0,81 ± 0,48 0,883 Bảng 5:. So sánh sự thay đổi thay đổi lưu lượng nước bọt ở hai thời điểm khảo sát theo phương pháp điều trị ở bệnh nhân ung thư vòm hầu Thời điểm Không hóa trị (n = 24) Có hóa trị (n = 13) p LNB. N (gram/5 phút) T0 1,74 ± 1,03 1,67 ± 0,52 0,820 T1 0,23 ± 0,20 0,25 ± 0,13 0,642 LNB. KT (gram/5phút) T0 9,61 ± 3,04 9,34 ± 2,79 0,793 T1 0,80 ± 0,49 0,81 ± 0,40 0,967 Sự loạn năng tuyến nước bọt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như liều xạ, trường chiếu (thể tích mô nằm trong trường chiếu xạ) và cả Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 213 lượng nước bọt ban đầu (trích dẫn nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng và Nguyễn Xuân Nhi, 2003). Trong các yếu tố đó, liều xạ và thể tích mô tuyến tiếp xúc tia xạ là hai yếu tố chìa khóa để đánh giá mức độ suy giảm chức năng tuyến nước bọt (Valdez, 1991). Ở nghiên cứu này, tất cả đối tượng nghiên cứu đều là những bệnh nhân ung thư vòm hầu với cùng tổng liều xạ và trường chiếu xạ gần như giống nhau, do đó sự khác biệt do ảnh hưởng của hai yếu tố trên là không đáng kể. Kết quả nghiên cứu này cho thấy sự thay đổi các đặc điểm nước bọt sau xạ có tương quan với đặc điểm nước bọt ban đầu. Nghĩa là, đặc điểm nước bọt trước xạ có ảnh hưởng đến sự thay đổi của các đặc điểm này sau xạ trị, ngoại trừ sự thay đổi của lượng nước bọt không kích thích là không bị ảnh hưởng bởi lượng nước bọt ban đầu. Cụ thể, bệnh nhân có lượng nước bọt không kích thích trước xạ cao thì mức độ giảm lượng nước bọt này sẽ thấp hơn bệnh nhân có lượng nước bọt kích thích trước xạ thấp và ngược lại. Bảng 6: So sánh mức độ thay đổi lưu lượng nước bọt (%) ở bệnh nhân ung thư vòm hầu sau kết thúc xạ 1 tháng theo tuổi < 50 tuổi (n = 18) ≥ 50 tuổi (n =19 ) p Giảm LNB. N (%) 82,9 ± 5,1 90,4 ± 2,4 0,001 Giảm LNB. KT (%) 89,9 ± 3,4 93,6 ± 2,1 0,001 Kiểm định Independent-Samples t-test Khi phân bố đặc điểm lưu lượng nước bọt (ở cả hai thời điểm trước xạ và sau xạ) và mức độ giảm của các đặc điểm này theo tuổi (dưới 50 tuổi và từ 50 tuổi trở lên), giai đoạn ung thư (ung thư chưa đến giai đoạn IV và ung thư giai đoạn IV (theo phân loại của UICC)) và hóa trị (có kết hợp hóa trị và không có kết hợp hóa trị); chúng tôi nhận thấy có một số khác biệt có ý nghĩa thống kê: Mức độ giảm lượng nước bọt (không kích thích và có kích thích) ở thời điểm sau khi kết thúc xạ trị 1 tháng (so với trước xạ trị) ở bệnh nhân dưới 50 tuổi thấp hơn so với bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên. Đồng thời, lượng nước bọt (không kích thích và có kích thích) ở nhóm bệnh nhân trên 50 tuổi thấp hơn có ý nghĩa so với bệnh nhân dưới 50 tuổi ở thời điểm sau xạ 1 tháng mặc dù không có sự khác biệt này ở thời điểm trước xạ trị (p<0,05). Như vậy, ngoài yếu tố về tuổi, các yếu tố như giới tính, giai đoạn ung thư và hóa trị không ảnh hưởng đến sự thay đổi lưu lượng nước bọt của bệnh nhân ung thư vòm hầu sau xạ trị. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng và Nguyễn Xuân Nhi (2003), nghiên cứu của hai tác giả này cũng nhận thấy có sự khác biệt về mức độ giảm nước bọt khi so sánh theo tuổi và không có sự khác biệt khi so sánh theo giới, giai đoạn ung thư và hóa trị ở bệnh nhân ung thư vòm hầu sau khi kết thúc xạ trị. Đây mới chỉ là những kết quả ban đầu trong một nghiên cứu với cỡ mẫu nhỏ và chỉ khảo sát trong một thời gian ngắn, nếu muốn có được những kết luận chính xác và toàn diện hơn, cần phải có những nghiên cứu tiếp theo qui mô hơn. KẾT LUẬN Lưu lượng nước bọt ở bệnh nhân ung thư vòm hầu trước xạ trị và sau khi kết thúc xạ trị 1 tháng Lưu lượng nước bọt không kích thích, lưu lượng nước bọt kích thích ở thời điểm sau khi kết thúc xạ 1 tháng đều thấp hơn có ý nghĩa so với thời điểm trước xạ trị. So sánh và phân tích mối liên quan lưu lượng nước bọt ở bệnh nhân ung thư vòm hầu trước xạ trị và sau khi kết thúc xạ trị 1 tháng Có tương quan thuận giữa lượng nước bọt trước xạ trị và sau khi kết thúc xạ trị 1 tháng. Về nước bọt không kích thích, không có mối tương quan giữa lượng nước bọt trước xạ trị và mức độ giảm nước bọt sau khi kết thúc xạ trị 1 tháng. Về nước bọt kích thích, có mối tương quan nghịch yếu giữa lượng nước bọt trước xạ trị và mức độ giảm nước bọt sau khi kết thúc xạ trị 1 tháng. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 214 Mối liên quan giữa sự thay đổi lưu lượng nước bọt ở bệnh nhân ung thư vòm hầu sau kết thúc xạ 1 tháng với tuổi, giai đoạn ung thư và phương pháp điều trị Tuổi: mức độ giảm lượng nước bọt không kích thích và có kích thích sau khi kết thúc xạ trị 1 tháng ở bệnh nhân dưới 50 tuổi thấp hơn so với bệnh nhân trên 50 tuổi. Giai đoạn ung thư: không có sự khác biệt về mức độ giảm lượng nước bọt sau khi kết thúc xạ 1 tháng giữa bệnh nhân ung thư ở giai đoạn IV và chưa đến giai đoạn IV. Phương pháp điều trị: không có sự khác biệt về mức độ giảm lượng nước bọt sau khi kết thúc xạ 1 tháng giữa bệnh nhân xạ trị không có kết hợp hóa trị và bệnh nhân xạ trị có kết hợp hóa trị. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bangalore LGP, el al. (2011), "Assessment of parotid salivary gland function in head and neck cancer patients receiving radiation therapy using quantitative salivary gland scintigraphy", Pakistan Journal of Physiology; 7(1). 2. Blanco AI, Chao KS, El Naqa I (2005), "Dose-volume modeling of salivary function in patients with head-and-neck cancer receiving radiotherapy", International Journal of Radiation Oncology, 62(4), pp 1055-69. 3. Braam PM, el al. (2005), "Long-term parotid gland function after radiotherapy", International Journal of Radiation Oncology, 62(3), pp 659-64. 4. Carl WH, Spencer WR (1999), "Dental management and treatment of xerostomia patients". Oral Health, pp 53-67. 5. Changyu Z ,et al. (2011), "Prevention of Radiation-Induced Salivary Hypofunction Following hKGF Gene Delivery to Murine Submandibular Glands". Clin Cancer Res, 17(9), pp 2842–2851. 6. Chua DT, El al. (2007), "Late oral complications following radiotherapy for head and neck cancers", Expert Review of Anticancer Therapy, 7(9), pp 1215-24. 7. Huỳnh Anh Lan, “Các xét nghiệm nước bọt tại ghế nha”, Khám chẩn đoán vùng miệng, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 8. Million RR, el al. (1988), “Treatment results for simultaneous primary squamous cell carcinoma of the head and neck”, Laryngoscope, 98, pp 79-82. 9. Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Xuân Nhi (2003), Khảo sát tình trạng khô miệng ở bệnh nhân ung thư vòm hầu trong thời gian xạ trị, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Răng Hàm Mặt. 10. Paulo RFB el al. (2003), "Evaluation of salivary flow in patients during head and neck radiotherapy", Pesqui Odontol Bras, 17(2), pp 156-60. 11. Sreebny LM el al. (1995), "The preparation of an autologous saliva for use with patients undergoing therapeutic radiation for head and neck cancer", International Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, 53, pp 131-9. 12. Stookey GK (2008), “The effect of saliva on dental caries”, Journal American Dental Association, 139 Suppl, pp 11S-17S. 13. Valdez IH, (1991), “Radiation-induced salivary dysfunction: clinical course and significance”, Spec Care Dentist, 11, pp 252- 255. Ngày nhận bài báo: 31/01/2015 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/02/2015 Người phản biện: PGS-TS Hoàng Đạo Bảo Trâm Ngày bài báo được đăng: 10/04/2015

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_su_thay_doi_luu_luong_nuoc_bot_o_benh_nhan_ung_thu.pdf
Tài liệu liên quan