KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy:
- Mẫu máu có kháng đông EDTA:
* Từ lúc lấy mẫu đến giờ thứ 3, số lượng tiểu
cầu trong các mẫu máu có kháng đông là EDTA
không thay đổi.
* Đến giờ thứ 6, bắt đầu có sự chênh lệch số
lượng tiểu cầu so với lúc vừa lấy mẫu. Nhưng
sự chênh lệch này là rất nhỏ.
- Mẫu máu có kháng đông Citrate:
* Từ lúc lấy mẫu đến giờ thứ 1, số lượng tiểu
cầu trong các mẫu máu có kháng đông Citrate
không thay đổi.
* Từ giờ thứ 2 đến giờ thứ 6 bắt đầu có sự
chênh lệch số lượng tiểu so với lúc vừa lấy mẫu.
Sự chênh lệch này tương đối nhỏ tại giờ thứ 2 và
3, và đến giờ thứ 6 sự chênh lệch đã lên đến mức
trung bình.
- Trong cùng thời điểm, cùng điều kiện nhiệt
độ và trên cùng máy phân tích Cell-Dyn 1700 thì
sự chênh lệch về số lượng tiểu cầu tại các mẫu
máu có chất kháng đông EDTA so với các mẫu
máu có kháng đông Citrate là rất lớn. Điều này
cho thấy, việc chọn lựa chất kháng đông cho
mẫu máu phân tích tiểu cầu cũng như các phân
tích khác là rất quan trọng. EDTA là chất kháng
đông thích hợp cho các mẫu máu dùng thực
hiện phân tích số lượng tiểu cầu.
- Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ có thể
thực hiện với lượng mẫu 111 mẫu và thời gian
chỉ dừng lại tại giờ thứ 6 kể từ khi lấy mẫu. Do
do, cần có những công trình nghiên cứu với cỡ
mẫu lớn hơn, thời gian theo dõi sự thay đổi tiểu
cầu dài hơn và với nhiều chất kháng đông hơn.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 100 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát sự thay đổi số lượng tiểu cầu trong máu toàn phần với chất chống đông Edta và Tri-Na Citrate, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 514
KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI SỐ LƯỢNG TIỂU CẦU TRONG MÁU
TOÀN PHẦN VỚI CHẤT CHỐNG ĐÔNG EDTA VÀ TRI-NA CITRATE
Nguyễn Thị Phương Trang*, Nguyễn Thị Phương Thảo*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tác động của các yếu tố tiền phân tích như loại chất chống đông máu, nhiệt độ và thời gian lưu
trữ đối với số lượng tiểu cầu trong máu người là những yếu tố khó nắm bắt.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định loại chất kháng đông phù hợp và thời gian cần thiết để chuyển mẫu máu
xét nghiệm số lượng tiểu cầu trong máu từ khi lấy máu đến khi phân tích.
Phương pháp: Máu từ người bệnh nhân bất kỳ được thu thập vào 2 tube có chất chống đông EDTA và Tri-
Na Citrate, lưu trữ ở nhiệt độ phòng và sau đó phân tích số lượng tiểu cầu từ giờ thứ 0 đến giờ thứ 6 từ sau khi
lấy mẫu bằng máy phân tích huyết học tự động Cell Dyn 1700.
Kết quả: Mẫu máu được bảo quản bằng EDTA, trong 3 giờ sau lấy mẫu, số lượng tiểu cầu không có sự
thay đổi, đến giờ thứ 6 đã có sự thay đổi số lượng tiểu cầu nhưng rất nhỏ. Ở mẫu máu bảo quản bằng Tri-Na
Citrate, số lượng tiểu cầu thay đổi từ giờ 2 trở đi. Bên cạnh đó, số lượng tiểu cầu ở mẫu máu bảo quản bằng Tri-
Na Citrate thấp hơn nhiều so với mẫu máu bảo quản bằng EDTA.
Bàn luận: Kết quả nghiên cứu có thể được xem xét để loại trừ việc sử dụng Tri-Na Citrate như chất chống
đông bảo quản mẫu máu trong thực hiện xét nghiệm phân tích số lượng tiểu cầu.
Từ khóa: Số lượng tiểu cầu, yếu tố tiền phân tích, tri-Na citrate, EDTA, máu người.
ABSTRACT
SURVEY CHANGES OF PLATELET NUMBER IN WHOLE BLOOD WITH ANTICOAGULANT
SUBSTANCES AS EDTA AND SODIUM CITRATE
Nguyen Thi Phuong Trang, Nguyen Thi Phuong Thao
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 514 - 518
Background: The effect of pre-analytical factors such as type of anticoagulant, storage temperature and time
on platelet count in human blood is largely elusive.
Objective: Determine appropriate type of anticoagulant and essential time after sampling to analysis the
platelet number.
Methods: Blood from random patient collected into 2 tube containing anticoagulant EDTA and Tri-sodium
citrate, stored at room temperature and then analyzed the platelet number from 1st hour to 6th hour after sampling
by automatically hematology analyzer Cell Dyn 1700.
Results: Blood samples were preserved with EDTA, in 3 hours after sampling, platelet count did not change,
up to 6 hours there was a change in platelet count but little. In blood sample preserved by sodium citrate, platelet
count ranged from 2nd hour toward. In addition, the platelet number in blood samples preserved by sodium citrate
is lower than in samples preserved by EDTA.
Discussion: The result can be considered to eliminate the use of Tri-sodium citrate as anticoagulant for blood
sample in the test analyzed platelet number.
Keywords: platelet number, pre-analytical factors, tri-sodium citrate, EDTA, human blood.
*Bệnh viện đa khoa Quận 4 – TP.HCM
Tác giả liên lạc: ThS. BS Nguyễn Thị Phương Trang ĐT: 01223990619 Email: khoaxetnghiem4@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 515
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, có rất ít thông tin liên quan đến
những ảnh hưởng của các yếu tố tiền phân tích
mẫu, sự lựa chọn chất chống đông máu thích
hợp, điều kiện về thời gian tối ưu cho việc lưu
trữ mẫu đến số lượng tiểu cầu. Số lượng tiểu
cầu là một chỉ số quan trọng trong chẩn đoán,
theo dõi điều trị một số bệnh lý, đặc biệt trong
sốt xuất huyết. Vì lý do đó, nghiên cứu được
thực hiện với mục đích hạn chế tối đa các yếu tố
ảnh hưởng đến độ chính xác của số lượng tiểu
cầu trong máu người.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
- Cỡ mẫu: 111 mẫu.
- Cách chọn mẫu:
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Mẫu máu được chọn ngẫu nhiên từ các bệnh
nhân ngoại trú đến khám bệnh và có chỉ định
xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu tại bệnh
viện Quận 4 –TP. HCM.
* Tiêu chuẩn loại trừ: mẫu máu bị đông hoặc
bị tiêu huyết.
Kỹ thuật thu thập dữ liệu
Cách lấy mẫu máu và khảo sát
- Mẫu máu của bệnh nhân được lấy trực tiếp
tại khoa xét nghiệm và cho vào 2 tube chống
đông EDTA, Citrate, để trên máy lắc liên tục và
được lưu ở nhiệt độ phòng.
- Họ tên của bệnh nhân tham gia nghiên cứu
sẽ được mã hóa thành mã số.
- Ngay sau khi lấy mẫu:
Mẫu máu ở tube EDTA và Citrate sẽ được
phân ra 5 ống nghiệm vô khuẩn. Ống nghiệm 1
được thực hiện xét nghiệm tiểu cầu ngay, 4 ống
nghiệm còn lại sẽ được lưu ở nhiệt độ phòng và
được phân tích số lượng tiểu cầu bằng máy
huyết học tự động Cell-Dyn 1700 vào các giờ
thứ 1, thứ 2, thứ 3 và thứ 6 sau khi lấy máu.
Tất cả mẫu máu bảo quản bằng EDTA ở ống
nghiệm 1 được ước lượng số lượng tiểu cầu
bằng kính hiển vi quang học.
50% bệnh nhân tham gia nghiên cứu được
chọn ngẫu nhiên thực hiện đồng thời với
phương pháp đếm số lượng tiểu cầu bằng
buồng đếm Neubauer.
- Kết quả phân tích ở giờ thứ 0 dùng để so
sánh với kết quả ở các giờ sau. Từ đó, đưa ra kết
luận về sự thay đổi số lượng tiểu cầu theo
thời gian.
Trang thiết bị, hóa chất và phương pháp
xét nghiệm
- Bộ kit thử Diagon (Indonesia).
- Mẫu nội kiểm tra Biorad (Mỹ).
- Mẫu ngoại kiểm tra Randox (Anh).
- Máy phân tích huyết học tự động Cell Dyn
1700.
- Pipette đếm hồng cầu. buồng đếm
Neubauer.
- Tube EDTA, Citrate và tube trắng – Hồng
Thiện Mỹ (Việt Nam).
- Micropipette các loại (Đức).
- Dung dịch Wright’s.
- Kính hiển vi.
- Lame kính.
- Máy tính và phần mềm xử lý số liệu.
KẾT QUẢ
Đề tài khảo sát sự thay đổi số lượng tiểu cầu
theo thời gian ở cùng điều kiện bảo quản về
nhiệt độ và chất kháng đông; so sánh sự chênh
lệch về số lượng tiểu cầu giữa các mẫu máu có
kháng đông EDTA và Citrate trên 111 bệnh
nhân tại Bệnh viện Quận 4 trong thời gian từ
10/07/2011 đến 30/07/2011.
Kết quả sự thay đổi số lượng tiểu cầu theo
thời gian ở các mẫu máu có kháng đông
EDTA
Trắc nghiệm t tương ứng từng cặp (t-Test:
Paired Two Sample for Means) để so sánh giá trị
trung bình giữa giờ thứ 0 và các giờ 1, 2, 3 có:
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 516
Bảng 1. Kết quả phân tích số lượng tiểu cầu trung
bình ở mẫu máu có kháng đông EDTA.
Giờ thứ 0 1 2 3 6
Số lượng tiểu cầu trung
bình (109/L) 255,7 254,9 257,6 254,5 242,2
- P > 0,05: sự chênh lệch giá trị trung bình
của số lượng tiểu cầu tại giờ thứ 0 và giờ thứ 1,
2, 3 ở mẫu máu có kháng đông EDTA là không
có ý nghĩa (chỉ xảy ra ngẫu nhiên).
- | tSta | < t0,05: thời gian không ảnh hưởng
đến số lượng tiểu cầu.
Trắc nghiệm t tương ứng từng cặp (t-Test:
Paired Two Sample for Means) để so sánh giá trị
trung bình giữa giờ thứ 0 và giờ thứ 6 nhận
thấy:
- P < 0,05: sự chênh lệch giá trị trung bình
của số lượng tiểu cầu tại giờ thứ 0 và giờ thứ 6 ở
mẫu máu có kháng đông EDTA là có ý nghĩa
thống kê.
- | tSta | > t0,05: thời gian ảnh hưởng đến kết
quả phân tích số lượng tiểu cầu.
Hình 1. Sự ảnh hưởng của thời gian lên số lượng
tiểu cầu ở các mẫu máu có kháng đông EDTA.
- Xét thêm độ lớn của chênh lệch giá trị
trung bình (SMD) để xem ảnh hưởng của thời
gian lên số lượng tiểu cầu lớn hay nhỏ (theo tiêu
chí Cohen):
* SMD của giờ thứ 6 so với giờ thứ 0 là 0,19 <
0,2: thời gian có ảnh hưởng rất nhỏ lên sự thay
đổi số lượng tiểu cầu.
Kết quả sự thay đổi số lượng tiểu cầu theo
thời gian ở các mẫu máu có kháng đông
Citrate
Bảng 2. Kết quả phân tích số lượng tiểu cầu trung
bình ở mẫu máu có kháng đông Citrate
Giờ thứ 0 1 2 3 6
Số lượng tiểu cầu trung
bình (109/L) 170,8 178,3 152,1 146,5 140,9
Trắc nghiệm t tương ứng từng cặp (t-Test:
Paired Two Sample for Means) để so sánh giá trị
trung bình giữa giờ thứ 0 và các giờ 1 có:
- P > 0,05: sự chênh lệch giá trị trung bình
của số lượng tiểu cầu tại giờ thứ 0 và giờ thứ 1 ở
mẫu máu có kháng đông Citrate không có ý
nghĩa (chỉ xảy ra ngẫu nhiên).
- | tSta | < t0,05: thời gian không ảnh hưởng
đến số lượng tiểu cầu.
Hình 2. Sự ảnh hưởng của thời gian lên số lượng
tiểu cầu ở các mẫu máu có kháng đông Citrate
- Trắc nghiệm t tương ứng từng cặp (t-Test:
Paired Two Sample for Means) để so sánh giá trị
trung bình giữa giờ thứ 0 và các giờ 2, 3, 6 có:
- P < 0,05: sự chênh lệch giá trị trung bình
của số lượng tiểu cầu tại giờ thứ 0 và giờ thứ 2,
3, 6 ở mẫu máu có kháng đông Citrate có ý
nghĩa thống kê.
- | tSta | > t0,05: thời gian ảnh hưởng đến kết
quả phân tích số lượng tiểu cầu.
Xét thêm độ lớn của chênh lệch giá trị trung
bình (SMD) để xem ảnh hưởng của thời gian lên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 517
số lượng tiểu cầu lớn hay nhỏ (theo tiêu chí
Cohen):
* SMD của giờ thứ 2, 3 so với giờ thứ 0 là
SMD < 0,49: thời gian có ảnh hưởng nhỏ lên sự
thay đổi số lượng tiểu cầu.
* SMD của giờ thứ 6 so với giờ thứ 0 là 0,51 <
0,79: thời gian có ảnh hưởng trung bình lên sự
thay đổi số lượng tiểu cầu.
So sánh số lượng tiểu cầu ở các mẫu máu
có kháng đông EDTA và Citrate trong cùng
điều kiện về nhiệt độ và thời gian
Bảng 3. Số lượng tiểu cầu trung bình ở các
mẫu máu có kháng đông EDTA và Citrate.
Số lượng tiểu cầu trung bình (109/L)
Thời gian
EDTA Citrate
Giờ 0 255,7 170,8
Giờ 1 254,9 178,3
Giờ 2 257,6 152,1
Giờ 3 254,5 146,5
Giờ 6 242,2 140,9
Trắc nghiệm t độc lập (t-Test: Two-Sample
Assuming Unequal Variances) để so sánh giá trị
trung bình giữa các mẫu máu có kháng đông
EDTA và các mẫu máu có kháng đông Citrate ở
cùng điều kiện nhiệt độ và tại các thời điểm giờ
thứ 0, 1, 2, 3, 6:
Hình 3. Sự ảnh hưởng của chất kháng đông lên kết
quả phân tích tiểu cầu.
- P < 0,05: sự chênh lệch giá trị trung bình
của số lượng tiểu cầu các mẫu máu có kháng
đông EDTA và các mẫu máu có kháng đông
Citrate là có ý nghĩa thống kê.
- | tSta | > t0,05: chất kháng đông ảnh hưởng
đến kết quả phân tích số lượng tiểu cầu.
- Xét thêm độ lớn của chênh lệch giá trị
trung bình (SMD) để xem ảnh hưởng của các
chất kháng đông được nghiên cứu lên số lượng
tiểu cầu lớn hay nhỏ (theo tiêu chí Cohen):
* SMD tại các giờ đều > 1,0: điều này có
nghĩa là ảnh hưởng của chất kháng đông lên sự
thay đổi số lượng tiểu cầu rất lớn.
So sánh kết quả phân tích số lượng tiểu cầu
n gay sau khi lấy mẫu bằng máy Cell-Dyn 1700
với phương pháp đếm tiểu cầu bằng buồng đếm
Neubauer.
Phương pháp Số lượng tiểu cầu trung bình (109/L)
Phân tích tự động với máu có EDTA 255,7
Phân tích tự động với máu có Citrate 170,8
Đếm tiểu cầu trên buồng đếm
Neubauer 258,1
Trắc nghiệm t độc lập (t-Test: Two-Sample
Assuming Unequal Variances) để so sánh giá trị
trung bình giữa các mẫu máu có kháng đông
EDTA (được phân tích trên máy Cell-Dyn 1700)
với mẫu máu mao quản (đếm số lượng tiểu cầu
bằng buồng đếm Neubauer):
- P > 0,05: số lượng tiểu cầu ở 2 phương
pháp là như nhau.
- | tSta | < t0,05: sự chênh lệch tiểu cầu giữa 2
phương pháp chỉ xảy ra một cách ngẫu nhiên.
Trắc nghiệm t độc lập (t-Test: Two-Sample
Assuming Unequal Variances) để so sánh giá trị
trung bình giữa các mẫu máu có kháng đông
Citrate (được phân tích trên máy Cell-Dyn 1700)
với mẫu máu mao quản (đếm số lượng tiểu cầu
bằng buồng đếm Neubauer):
- P < 0,05: số lượng tiểu cầu ở 2 phương
pháp là khác nhau.
- | tSta | > t0,05: sự chênh lệch tiểu cầu giữa 2
phương pháp có ý nghĩa thống kê.
Số lượng tiểu cầu ở các mẫu máu có kháng
đông EDTA và Citrate được so sánh với số
lượng tiểu cầu đếm được bằng phương pháp
đếm tiểu cầu bằng buồng đếm Neubauer, có sự
tương đồng về số lượng tiểu cầu giữa mẫu máu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 518
bảo quản trong EDTA và phương pháp trên.
Điều này cho thấy số lượng tiểu cầu trong mẫu
máu bảo quản bằng Citrate không phản ánh
đúng số lượng tiểu cầu thực của bệnh nhân.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy:
- Mẫu máu có kháng đông EDTA:
* Từ lúc lấy mẫu đến giờ thứ 3, số lượng tiểu
cầu trong các mẫu máu có kháng đông là EDTA
không thay đổi.
* Đến giờ thứ 6, bắt đầu có sự chênh lệch số
lượng tiểu cầu so với lúc vừa lấy mẫu. Nhưng
sự chênh lệch này là rất nhỏ.
- Mẫu máu có kháng đông Citrate:
* Từ lúc lấy mẫu đến giờ thứ 1, số lượng tiểu
cầu trong các mẫu máu có kháng đông Citrate
không thay đổi.
* Từ giờ thứ 2 đến giờ thứ 6 bắt đầu có sự
chênh lệch số lượng tiểu so với lúc vừa lấy mẫu.
Sự chênh lệch này tương đối nhỏ tại giờ thứ 2 và
3, và đến giờ thứ 6 sự chênh lệch đã lên đến mức
trung bình.
- Trong cùng thời điểm, cùng điều kiện nhiệt
độ và trên cùng máy phân tích Cell-Dyn 1700 thì
sự chênh lệch về số lượng tiểu cầu tại các mẫu
máu có chất kháng đông EDTA so với các mẫu
máu có kháng đông Citrate là rất lớn. Điều này
cho thấy, việc chọn lựa chất kháng đông cho
mẫu máu phân tích tiểu cầu cũng như các phân
tích khác là rất quan trọng. EDTA là chất kháng
đông thích hợp cho các mẫu máu dùng thực
hiện phân tích số lượng tiểu cầu.
- Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ có thể
thực hiện với lượng mẫu 111 mẫu và thời gian
chỉ dừng lại tại giờ thứ 6 kể từ khi lấy mẫu. Do
do, cần có những công trình nghiên cứu với cỡ
mẫu lớn hơn, thời gian theo dõi sự thay đổi tiểu
cầu dài hơn và với nhiều chất kháng đông hơn.
Lời cảm ơn: Chúng tôi chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc,
phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Tổ chức hành chánh quản trị và
tất cả anh chị đồng nghiệp tại khoa Xét nghiệm Bệnh viện Quận
4 - TP.HCM đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực hiện đề
tài này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. De Baca ME, Gulati G, Kocher W, Schwarting R. (2006), Effects
of storage of blood at room temperature on hematologic
parameters measured on Sysmex XE-2100, Lab Med., 37(1): 28-
35
2. Gordan HG, Larson NL. (1955), Use of sequestrene as an
anticoagulant, Am J Clin Pathol., 23:613-18.
3. Gulati GL, Hyland LJ, Kocher W, Schwarting R. (2002), Automated
CBC and differential result changes, Arch Pathol Lab Med., 126: 336-
342.
4. International Council for Standardization in Haematology.
(1993), Recommendations of the international council for
standardization in haematology for ethylene-diamine-tetra acetic
acid anticoagulation of blood for blood cell counting and sizing,
Am J Clin Pathol., 100: 371-372.
5. Perrotta G, Roberts L, Glazier J, Schumacher HR (1998), Use of
sodium citrate anticoagulant for routine hematology analysis on the
CELL-DYN® 4000: an opportunity to enhance efficiency in the clinical
laboratory, Lab Hematol, 4: 156-162.
6. Reardon DM, Warner B, Trowbridge EA. (1991), EDTA, the
traditional anticoagulant of haematology: with increased automation is it
time for a review?, Med Lab Sci., 48: 72-75.
7. Rodak BF (1995), Diagnostic Hematology, Philadelphia, PA: W. B.
Saunders Company.
8. Van Assendelft OW, Parvin RM (1992), Specimen collection, handling
and storage. In: Lewis SM, Verwilghen RL, eds. Quality Assurance in
haematology. London: Bailliere Tindall; 1988:5-32.Van Duppen V,
Verwilghen RL. K2- or K3-EDTA: the anticoagulant of choice in routine
haematology. Clin Lab Haematol, [Web of Science]. 13: 291-295
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_su_thay_doi_so_luong_tieu_cau_trong_mau_toan_phan_v.pdf