Đa số u máu phát triển nhanh trong khoảng
1‐9 tháng sau sinh(12), sau đó ổn định và thoái
triển dần dần trong khoảng 2‐6 năm, thường hết
hoàn toàn khi trẻ 10 tuổi(4). Do đó việc can thiệp
sớm trong giai đoạn phát triển của u máu (1‐9
tháng sau sinh) giúp ngăn ngừa quá trình phát
triển sau này. Hiện nay có nhiều phương pháp
điều trị u máu như tiêm corticoids trong sang
thương, PDL, thoa corticoids, thoa kem
immiquimod 5%. Đa số các phương pháp điều
trị trên đều để lại tác dụng phụ hoặc gây đau
đớn cho trẻ, đặc biệt đối với u máu vùng da đầu
là nơi cần được chú ý khi dùng phương pháp
laser vì khả năng gây cháy tóc(15) hay phồng
nước sau laser và để lại sẹo. Sau một loạt các báo
cáo gần đây về hiệu quả sử dụng của timolol
maleate 0,5% đối với u máu nhũ nhi(3,8,14,16,17) ,
chúng tôi tiến hành khảo sát tác dụng của dung
dịch timolol maleate 0,5% trên u máu vùng da
đầu. Tỉ lệ u máu mất gần như hoàn toàn hoặc
hoàn toàn sau 9 tháng trong nghiên cứu của
chúng tôi là là 62,5% (n=8) so với nghiên cứu
trước đây của tác giả Batta và cộng sự là 42%
(n=60) ở nhóm dùng PDL và 44% (n=61) ở nhóm
không can thiệp sau 1 năm điều trị(2). Với kết quả
như trên, chúng tôi nhận thấy rằng việc sử dụng
dung dịch timolol 0,5% đối với u máu vùng da
đầu đạt được kết quả khả quan sau ít nhất 6
tháng, tương tự như dùng PDL với số lần điều
trị trung bình 8 lần (1 lần mỗi tháng) trong
nghiên cứu của Tay Yong‐Kwang và cộng sự(18).
Trong suốt quá trình theo dõi, chúng tôi
cũng không nhận thấy bất kì tác dụng ngoại ý
nào ảnh hưởng đến trẻ. Tuy mỗi bé đều được đo
huyết áp và kiểm tra nhịp tim bằng máy
monitor ngay từ lúc đầu và mỗi lần tái khám
nhưng việc này thường làm trẻ sợ và quấy khóc
nên kết quả thường không chính xác. Mỗi mL
dung dịch timolol maleate 0,5% chứa 5 mg
timolol, mỗi giọt dung dịch có thể tích khoảng
0,05 ml hoặc 0,25 mg, kích thước trung bình của
u máu trong giai đoạn sớm khoảng 1‐2 cm2. Do
đó, hầu hết trẻ đều nhận mỗi ngày một liều 0,5‐1
mg timolol tại vùng u máu, thấp hơn rất nhiều
so với liều dùng propanolol đường toàn thân (8‐
10 mg/kg/ngày), dẫn đến tác dụng phụ của
thuốc cũng sẽ thấp hơn nhiều. Đã có nhiều
nghiên cứu chỉ ra rằng lớp sừng làm chậm sự
hấp thu của timolol(5,6), do đó chúng tôi nghĩ
rằng khả năng thuốc được hấp thu vào máu với
liều sử dụng bằng đường tại chỗ là rất ít. Ngoài
ra, timolol cũng đã được chứng minh tính an
toàn khi dùng cho trẻ sơ sinh bị tăng nhãn áp(5,19)
nên việc sử dụng timolol tại chỗ cũng không
mang lại tác dụng phụ nào đáng kể.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 112 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tác dụng của dung dịch Timolol Maleate 0,5% dùng tại chỗ trên trẻ nhũ nhi bị u máu vùng da đầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 479
KHẢO SÁT TÁC DỤNG CỦA DUNG DỊCH TIMOLOL MALEATE 0,5%
DÙNG TẠI CHỖ TRÊN TRẺ NHŨ NHI BỊ U MÁU VÙNG DA ĐẦU
Phan Ngọc Quỳnh Anh*, Hoàng Văn Minh*
TÓM TẮT
Mở đầu: U máu nhũ nhi là dạng lành tính thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh, phát triển trong một năm đầu,
sau đó thoái triển tự nhiên trong khoảng 2‐7 năm sau. Tuy nhiên, u máu thường không thoái triển hoàn toàn, trẻ
có thể còn lại di chứng của u máu như mô sợi, sẹo, và/hoặc giãn mạch. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị u
máu, gần đây nhất là dùng dung dịch timolol thoa tại chỗ. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát tác dụng
của timolol 0,5% dùng tại chỗ trên bệnh nhi bị u máu vùng da đầu”.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả hàng loạt ca trên bệnh nhi dưới 9
tháng tuổi có u máu vùng đầu đến khám lần đầu tiên tại Trung tâm U máu – Bệnh viện Đại học Y Dược – Cơ
sở 3. Trẻ được cho thoa dung dịch nhỏ mắt timolol maleate 0,5% hai lần/ngày trong ít nhất 6 tháng. Kết quả
được đánh giá dựa trên thang điểm Investigator’s global assessment, bảng điểm tổng quan của phụ huynh và
100‐mm visual analog scale (VAS). Mỗi trẻ được đo mạch, huyết áp, chiều cao và cân nặng vào lần đầu tiên và
sau mỗi 4 tuần tái khám. Kết thúc quá trình điều trị, Cha Me/Người giám hộ trẻ sẽ được yêu cầu đánh giá về
kích thước u máu, tăng và giảm sắc tố, khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của trẻ mức độ tin tưởng điều trị, các
tác dụng phụ nếu có, khả năng mọc tóc vùng được thoa thuốc.
Kết quả: Tổng cộng 14 trẻ được điều trị với timolol thoa tại chỗ. Sau 6 tháng, tỉ lệ u máu đáp ứng rất tốt là
21,4% (3/14), đáp ứng tốt là 28,7% (4/14), đáp ứng trung bình là 21,4% (3/14), đáp ứng ít là 14,3% (2/14), đáp
ứng rất ít là 1/14 (7,1%) chỉ 1 trường hợp u máu không giảm mà còn tăng kích thước, trường hợp này chiếm tỉ
lệ 1/14 (7,1%). Không có tác dụng ngoại ý nào đáng kể ảnh hưởng đến trẻ.
Kết luận: U máu nhũ nhi vùng da đầu được điều trị bằng phương pháp thoa timolol maleate 0,5% đạt kết
quả khả quan và an toàn sau sáu tháng điều trị. Cần những nghiên cứu với quy mô lớn hơn để đánh giá và đưa
ra khuyến cáo chung.
Từ khóa: u máu nhũ nhi, da đầu, timolol maleate
ABSTRACT
EVALUATE THE EFFECTS OF TOPICAL TIMOLOL MALEATE 0.5%
FOR INFANTILE HEMANGIOMA ON THE SCALP
Anh Quynh Ngoc Phan, Minh Van Hoang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 479 ‐ 484
Background: Infantile hemangioma (IH) is the most common tumor in infants. The lesions normally
proliferate during the first year of life, after that the involutions naturally happen between 2‐7 years of age. IH,
however, often does not completely resolve following involution. Children may be left with fibrofatty tissue,
damaged skin, and/or telangiectasias. IH are managed with many different methods, recently the use of topical
treatment with timolol. We report a series of 14 children treated IH on the scalp with topical application of timolol
maleate 0.5% ophthalmic solution.
Subjects and Method: prospective study, case series report. Under nine month‐old children were treated
* Trung tâm U máu – Trường Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: BS. Phan Ngọc Quỳnh Anh ĐT: 0903335041 Email: famy_bo@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 480
with the drops of timolol maleate 0.5% ophthalmic solution twice daily on the lesions at least during 6 months.
Therapeutic effects were evaluated by an investigator’s global assessment, a patient/parent global score and the
100‐mm visual analog scale (VAS) as well as heart rate, blood pressure, height and weight of the patients were
also measured at first and every 4 week intervals. At the end of the study, parent/guardian was advised to assess
about the cosmetically acceptable outcome, functional improvement, adverse reactions, alopecia
Result: There were 14 children treated with timolol application. After six months being treated with timolol
maleate 0.5% ophthalmic solution, the ratio of lesions which had complete improvement was 21.4% (3/14),
substantial change in 28.7% (4/14), moderate change in 21.4% (3/14), fair change in 14.3% (2/14), and 7.1%
(1/14) remains in which their lesions had the minimal change, only one (7.1% ‐ 1/14) case did not change and the
lesion was to be increasing in size. There were no adverse effects observed.
Conclusion: Timolol maleate 0.5% ophthalmic solution had clinical efficacy and safety for the treatment
of infantile hemangiomas locate on the scalp after 6 months. Larger studies on long‐ term treatment are
needed to confirm these results.
Keywords: infantile hemangiomas, scalp, timolol maleate
ĐẶT VẤN ĐỀ
U máu nhũ nhi (IH – Infantile
Hemangioma) là dạng u máu lành tính thường
gặp nhất ở trẻ sơ sinh với tỉ lệ 2 ‐ 3% ở trẻ mới
sinh(7,10) và lên đến 10% ở trẻ dưới một tuổi,
đặc biệt là vùng đầu cổ(1). Hiện nay, có nhiều
phương pháp điều trị u máu nhũ nhi như
dùng corticosteroids, pulse dye laser (PDL),
uống β‐blocker và mới đây nhất là việc sử
dụng dung dịch timolol maleate 0,5%. Vì vậy,
chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát tác dụng
của timolol 0,5% dùng tại chỗ trên bệnh nhi bị
u máu vùng da đầu” với mục tiêu đánh giá
hiệu quả của timolol 0,5% trên u máu vùng da
đầu và khảo sát tác dụng ngoại ý của thuốc.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Báo cáo hàng loạt ca tiến cứu
Tiêu chuẩn nhận bệnh
Bệnh nhi dưới 9 tháng tuổi, có u máu vùng
đầu và đến khám lần đầu tiên tại Trung tâm U
máu – Bệnh viện Đại học Y Dược – Cơ sở 3;
được sự chấp thuận và có chữ ký đồng thuận
của Cha Mẹ/ Người bảo trợ để tham gia
nghiên cứu; tuân thủ nguyên tắc điều trị trong
suốt quá trình theo dõi.
Tiêu chuẩn loại trừ
Trẻ đã được điều trị u máu trước đó với các
phương pháp khác; có bệnh lý hoặc các vấn đề
sức khỏe mãn tính; u máu loét; u máu lớn hơn
100cm2; sẹo vùng u máu; u máu đang nhiễm
trùng; trẻ nhạy cảm với bất kì thành phần nào
của Timolol; trẻ đang sử dụng thuốc beta‐
blocker hoặc các thuốc ức chế men chuyển; Cha
Mẹ/Người bảo trợ không đồng ý tham gia
nghiên cứu hoặc không tuân thủ điều trị trong
quá trình theo dõi.
Sau khi giải thích và được sự chấp thuận của
Cha Mẹ của bệnh nhi, họ sẽ được hướng dẫn
thoa dung dịch timolol 0.5% hai lần mỗi ngày
cho u máu vùng da đầu. Chụp hình kỹ thuật số
để theo dõi diễn tiến u máu sẽ được thực hiện
ngay lúc đầu và mỗi lần tái khám. Việc đánh giá
kết quả sẽ dựa trên màu sắc, kích thước và độ
dày u máu và theo bảng phân loại 100‐mm
visual analog scale (VAS)(13) thang điểm ‐5 đến
+5) cho người đánh giá độc lập dựa theo hình
chụp kỹ thuật số ban đầu. Đánh giá diễn tiến u
máu về sẹo, teo, tăng và giảm sắc tố dựa trên
quan sát trực tiếp và thang điểm Investigator’s
global assessment ((0) = không có, (1) = nhẹ, (2) =
trung bình, (3) = nhiều), và tác dụng ngoại ý có
thể xảy ra (ảnh hưởng tim mạch, hô hấp, hoạt
động của trẻ); Kết thúc quá trình điều trị,
Cha/Mẹ trẻ sẽ được yêu cầu đánh giá về kích
thước u máu, tăng và giảm sắc tố, khả năng ảnh
hưởng đến hoạt động của trẻ, các tác dụng phụ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 481
nếu có và mức độ tin tưởng điều trị ((0) = không,
(1) = nhẹ, (2) = trung bình, (3) = nhiều).
KẾT QUẢ
Tổng số bệnh nhi có u máu vùng đỉnh đầu
được tiến hành cho thoa dung dịch timolol
0,5% là 14 trẻ, có độ tuổi từ 2 đến 6 tháng tuổi
và thời gian theo dõi từ 6 đến 12 tháng. Trong
đó tỉ số nam/nữ là 3/14 (21,4%). Có 2 bệnh nhi
cân nặng lúc sinh < 2500g chiếm tỉ lệ 14,3%, trẻ
sinh ≤ 37 tuần tuổi thai là 3 trẻ – chiếm tỉ lệ
21%. Mẹ mang thai khi ≥ 30 tuổi chiếm tỉ lệ xấp
xỉ 35,7% .Tóm tắt về đặc điểm dịch tễ học được
trình bày trong bảng 1.
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ học
Giới Nam 21.4%
Nữ 78,6%
Tuổi trung bình (tháng) 4.2 (2-6)
CN lúc sinh
<1500g 7.1%
1500 – 2499g 7.1%
Tuổi thai ≤ 37 tuần 21%
Độ tuổi trung bình của mẹ lúc mang
thai, khoảng 29.9 (18-42)
Kết quả tỉ lệ u máu mất gần như hoàn toàn
hoặc hoàn toàn sau 3 tháng theo dõi điều trị
(trung bình VAS = 5 điểm) là 0%, sau 6 tháng là
3/14 (21,4%) trường hợp, sau 9 tháng là 5/8
(62,5%) trường hợp, sau 12 tháng là 4/4 (100%).
Sau 6 tháng điều trị đa số u máu giảm kích
thước hoặc màu sắc mờ hơn so với lúc đầu, tỉ lệ
u máu đáp ứng rất tốt là 21,4% (3/14), đáp ứng
tốt là 28,7% (4/14), đáp ứng trung bình là 21,4%
(3/14), đáp ứng ít là 14,3% (2/14), đáp ứng rất ít
là 1/14 (7,1%) chỉ 1 trường hợp u máu không
giảm mà còn tăng kích thước, trường hợp này
chiếm tỉ lệ 1/14 (7,1%). Trong suốt quá trình theo
dõi điều trị, chúng tôi cũng như người nhà của
trẻ không nhận thấy có tác dụng ngoại ý nào
ảnh hưởng đến tim mạch, hô hấp hay hoạt động
thường ngày của trẻ. Chúng tôi cũng tiến hành
đo huyết áp và nhịp tim bằng máy monitor cho
từng bệnh nhi ngay từ lúc bắt đầu nghiên cứu
và sau mỗi lần tái khám nhưng việc này đôi khi
làm trẻ sợ và khóc, nên thường kết quả ít chính
xác. Ngoài ra các tác dụng ngoại ý khác cũng
chưa được ghi nhận Có 3 trường hợp được
người nhà đánh giá có giảm sắc tố (tỉ lệ 20%)
nhưng khi chúng tôi đánh giá lại thì không xảy
ra giảm sắc tố mà u máu nhạt màu hơn so với
lúc ban đầu. Kết quả không ghi nhận được bất kì
trường hợp nào tăng sắc tố hoặc sẹo u máu. Các
trẻ được theo dõi cũng có cân nặng và chiều cao
phát triển trong giới hạn bình thường. Kết quả
tóm tắt được trình bày trong bảng 2:
Bảng 2: Kết quả điều trị
STT Tuổi
(tháng)
Đường kính
u máu lúc
đầu (cm2)
Đường kính
u máu hiện
tại (cm2)
Thời gian
theo dõi
(tháng)
Kích thước
ban đầu
(cm2)
Kích thước
hiện tại
(cm2)
Điểm trung bình VAS
3 tháng 6 tháng 9 tháng 12
tháng
1 4 7,85 3,17 6 7,85 3,17 2,7 4,3
2 6 1,57 0,00 10 1,57 0,00 2,7 5,0 5,0
3 5 0,23 0,23 6 0,23 0,23 0,3 2,0
4 4 0,48 0,32 7 0,48 0,32 0,3 2,3
5 6 10,21 3,27 11 10,21 3,27 1,7 3,3 4,0
6 3 6,28 0,00 12 6,28 0,00 1,3 4,0 5,0 5,0
7 2 10,21 4,91 12 10,21 4,91 1,3 4,0 5,0 5,0
8 5 1,57 0,00 12 1,57 0,00 3,3 5,0 5,0 5,0
9 5 1,57 0,41 6 1,57 0,41 0,3 3,0
10 3 0,23 0,00 12 0,23 0,00 2,7 5,0 5,0 5,0
11 6 4,91 3,14 10 4,91 3,14 1,3 3,0 4,7
12 6 19,63 14,13 10 19,63 14,13 1,0 1,0 1,0
13 2 5,69 0,79 6 5,69 0,79 2,7 4,7
14 2 1,07 2,05 6 1,07 2,05 -2,7 -2,7
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 482
Hình 1a: Trước điều trị
Hình 1b: Sau 6 tháng điều trị
Hình 2a: Trước điều trị
Hình 2b: Sau 9 tháng điều trị
Hình 3a: Trước điều trị
Hình 3b: Sau 9 tháng điều trị
BÀN LUẬN
Các trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi có u
máu nằm vùng đỉnh đầu. Trong đó tỉ số nam/nữ
là 3/11 xấp xỉ với tỉ số chung theo thống kê là 1/3
đến 1/5(11). Tỉ lệ trẻ sinh non ≤ 37 tuần trong
nghiên cứu của chúng tôi là 21% (n=14) tương
đương với nghiên cứu của Haggstrom và cộng
sự là 20,4% (n=1047)(9). Tỉ lệ trẻ sinh cực nhẹ cân
(trọng lượng lúc sinh <1500g) là 7,1% và trẻ sinh
nhẹ cân (trọng lượng lúc sinh từ 1500g‐2499g) là
7.1% (n=14), so với nghiên cứu của Haggstrom
và cộng sự lần lượt là 5,2% và 13,3% (n=1058)(9).
Độ tuổi mang thai trung bình của mẹ là 29,9
tuổi, tương đương với tác giả Haggstrom và
cộng sự là 29,9 tuổi(9).
Đa số u máu phát triển nhanh trong khoảng
1‐9 tháng sau sinh(12), sau đó ổn định và thoái
triển dần dần trong khoảng 2‐6 năm, thường hết
hoàn toàn khi trẻ 10 tuổi(4). Do đó việc can thiệp
sớm trong giai đoạn phát triển của u máu (1‐9
tháng sau sinh) giúp ngăn ngừa quá trình phát
triển sau này. Hiện nay có nhiều phương pháp
điều trị u máu như tiêm corticoids trong sang
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 483
thương, PDL, thoa corticoids, thoa kem
immiquimod 5%... Đa số các phương pháp điều
trị trên đều để lại tác dụng phụ hoặc gây đau
đớn cho trẻ, đặc biệt đối với u máu vùng da đầu
là nơi cần được chú ý khi dùng phương pháp
laser vì khả năng gây cháy tóc(15) hay phồng
nước sau laser và để lại sẹo. Sau một loạt các báo
cáo gần đây về hiệu quả sử dụng của timolol
maleate 0,5% đối với u máu nhũ nhi(3,8,14,16,17) ,
chúng tôi tiến hành khảo sát tác dụng của dung
dịch timolol maleate 0,5% trên u máu vùng da
đầu. Tỉ lệ u máu mất gần như hoàn toàn hoặc
hoàn toàn sau 9 tháng trong nghiên cứu của
chúng tôi là là 62,5% (n=8) so với nghiên cứu
trước đây của tác giả Batta và cộng sự là 42%
(n=60) ở nhóm dùng PDL và 44% (n=61) ở nhóm
không can thiệp sau 1 năm điều trị(2). Với kết quả
như trên, chúng tôi nhận thấy rằng việc sử dụng
dung dịch timolol 0,5% đối với u máu vùng da
đầu đạt được kết quả khả quan sau ít nhất 6
tháng, tương tự như dùng PDL với số lần điều
trị trung bình 8 lần (1 lần mỗi tháng) trong
nghiên cứu của Tay Yong‐Kwang và cộng sự(18).
Trong suốt quá trình theo dõi, chúng tôi
cũng không nhận thấy bất kì tác dụng ngoại ý
nào ảnh hưởng đến trẻ. Tuy mỗi bé đều được đo
huyết áp và kiểm tra nhịp tim bằng máy
monitor ngay từ lúc đầu và mỗi lần tái khám
nhưng việc này thường làm trẻ sợ và quấy khóc
nên kết quả thường không chính xác. Mỗi mL
dung dịch timolol maleate 0,5% chứa 5 mg
timolol, mỗi giọt dung dịch có thể tích khoảng
0,05 ml hoặc 0,25 mg, kích thước trung bình của
u máu trong giai đoạn sớm khoảng 1‐2 cm2. Do
đó, hầu hết trẻ đều nhận mỗi ngày một liều 0,5‐1
mg timolol tại vùng u máu, thấp hơn rất nhiều
so với liều dùng propanolol đường toàn thân (8‐
10 mg/kg/ngày), dẫn đến tác dụng phụ của
thuốc cũng sẽ thấp hơn nhiều. Đã có nhiều
nghiên cứu chỉ ra rằng lớp sừng làm chậm sự
hấp thu của timolol(5,6), do đó chúng tôi nghĩ
rằng khả năng thuốc được hấp thu vào máu với
liều sử dụng bằng đường tại chỗ là rất ít. Ngoài
ra, timolol cũng đã được chứng minh tính an
toàn khi dùng cho trẻ sơ sinh bị tăng nhãn áp(5,19)
nên việc sử dụng timolol tại chỗ cũng không
mang lại tác dụng phụ nào đáng kể.
KẾT LUẬN
Chúng tôi nhận thấy việc điều trị u máu nhũ
nhi vùng da đầu bằng phương pháp thoa
timolol maleate 0,5% là an toàn và có kết quả
khả quan. Do đó cần những nghiên cứu với quy
mô lớn hơn để đánh giá và đưa ra khuyến cáo
chung đối với việc điều trị u máu vùng này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anderson RR (2006) ʺInfant hemangiomas: A controversy
worth solvingʺ. Lasers in Surgery and Medicine, 38 (2), 92‐93.
2. Batta K, Goodyear HM, Moss C, Williams HC, Hiller L,
Waters R (2002) ʺRandomised controlled study of early
pulsed dye laser treatment of uncomplicated childhood
haemangiomas: results of a 1‐year analysisʺ. The Lancet, 360
(9332), 521‐527.
3. Chan H, McKay C, Adams S, Wargon O (2013) ʺRCT of
Timolol Maleate Gel for Superficial Infantile Hemangiomas in
5‐to 24‐Week‐Oldsʺ. Pediatrics, 131 (6), e1739‐e1747.
4. Couto R A, Maclellan R A, Zurakowski D, Greene A K (2012).
ʺInfantile hemangioma: clinical assessment of the involuting
phase and implications for managementʺ. Plastic and
reconstructive surgery, 130 (3), 619‐624.
5. Denet A‐R, Preat V (2003) ʺTransdermal delivery of timolol
by electroporation through human skinʺ. Journal of Controlled
Release, 88 (2), 253‐262.
6. Denet A‐R, Ucakar B, Préat V (2003). ʺTransdermal delivery
of timolol and atenolol using electroporation and
iontophoresis in combination: a mechanistic approachʺ.
Pharmaceutical research, 20 (12), 1946‐1951.
7. Drolet B A, Esterly N B, Frieden I J (1999). ʺHemangiomas in
Childrenʺ. New England Journal of Medicine, 341 (3), 173‐181.
8. Guo S, N Ni (2010) ʺTopical Treatment for Capillary
Hemangioma of the Eyelid Using {beta}‐Blocker Solutionʺ.
Archives of ophthalmology, 128 (2), 255.
9. Haggstrom AN, Drolet BA, Baselga E, Chamlin SL, Garzon
MC, Horii KA, Lucky AW, Mancini AJ, Metry DW, Newell B,
Nopper AJ, Frieden IJ (2007). ʺProspective Study of Infantile
Hemangiomas: Demographic, Prenatal, and Perinatal
Characteristicsʺ. The Journal of pediatrics, 150 (3), 291‐294.
10. Jacobs A H, Walton RG (1976). ʺThe Incidence of Birthmarks
in the Neonateʺ. Pediatrics, 58 (2), 218‐222.
11. Léauté‐Labrèze C, Prey S, Ezzedine K (2011). ʺInfantile
haemangioma: part I. Pathophysiology, epidemiology,
clinical features, life cycle and associated structural
abnormalitiesʺ. Journal of the European Academy of Dermatology
and Venereology, 25 (11), 1245‐1253.
12. Lee K C, Bercovitch L (2013). ʺUpdate on infantile
hemangiomasʺ. Seminars in Perinatology, 37 (1), 49‐58.
13. McCormack H M, Horne DJ, Sheather S (1988). ʺClinical
applications of visual analogue scales: a critical reviewʺ.
Psychol Med, 18(4), 1007‐1019.
14. Moehrle M, Léauté‐Labrèze C, Schmidt V, Röcken M, Poets
CF, Goelz R (2012). ʺTopical timolol for small hemangiomas
of infancyʺ. Pediatr Dermatol,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 484
15. Molin L, Hallgren S (1999). ʺHair ignition by dye laser for
port‐wine stain: risk factors evaluatedʺ. Journal of Cosmetic and
Laser Therapy, 1(2), 121‐124.
16. Ni N, Langer P, Wagner R, Guo S (2011). ʺTopical timolol for
periocular hemangioma: report of further studyʺ. Archives of
ophthalmology, 129 (3), 377.
17. Pope E, Chakkittakandiyil A (2010). ʺTopical timolol gel for
infantile hemangiomas: a pilot studyʺ. Archives of dermatology,
146(5), 564.
18. Tay Y K, Tan S K (2012). ʺTreatment of infantile hemangiomas
with the 595‐nm pulsed dye laser using different pulse widths
in an Asian populationʺ. Lasers in Surgery and Medicine, 44 (2),
93‐96.
19. Zimmerman T J, Kooner K S, Morgan K S (1983). ʺSafety and
efficacy of timolol in pediatric glaucomaʺ. Survey of
ophthalmology, 28, 262‐264.
Ngày nhận bài báo: 6/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 02/12/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_tac_dung_cua_dung_dich_timolol_maleate_05_dung_tai.pdf