Khảo sát tác dụng hạ đường huyết và độc tính cấp của cao chiết cồn từ quả vả (Ficus auriculata L, Moraceae)

BÀN LUẬN Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những bệnh mạn tính phổ biến trên thế giới. Tỉ lệ người mắc bệnh ĐTĐ đang có xu hướng tăng dần, nhất là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Do đó, việc phát triển các nguồn thuốc mới có tác dụng hạ đường huyết an toàn, ít tác dụng phụ ngày càng được quan tâm. Cây Vả là loại c}y ưa ẩm, thường mọc ở các khe suối dưới tán rừng, thích nghi tốt với điều kiện nhiệt đới hay cận nhiệt đới ẩm. Đất ở nơi có cây Vả mọc thường khá màu mỡ và có khả năng giữ nước tốt(1). Cây Vả dễ trồng, ít cần phân bón và công chăm sóc. Ở nước ta, cây Vả được trồng nhiều ở các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Khánh Hòa, Phú Yên và được dùng để chế biến thức ăn do giá trị dinh dưỡng cao. Kết quả nghiên cứu này đã góp phần chứng minh được hiệu quả hạ đường huyết của cao chiết toàn phần ethanol từ quả Vả. Ngoài ra, kết quả này cũng tương thích với nghiên cứu của Ahlam ElFishawy và cộng sự, trong đó chỉ ra rằng dịch chiết ethanol 70% từ lá và quả Vả có tác dụng hạ glucose huyết trên mô hình chuột bị đái tháo đường gây bởi alloxan(2). KẾT LUẬN Cao toàn phần ethanol từ quả Vả có hiệu quả hạ đường huyết rõ rệt trên mô hình chuột tăng đường huyết gây bởi alloxan ở liều khảo sát là 250 mg/kg và 500 mg/kg, 2 lần/ngày. Ỡ liều tối đa cho chuột uống là 50 g cao/kg/lần x 2 lần (gấp 200 lần so với liều hạ glucose huyết) không gây các biểu hiện bất thường trên chuột và không gây chết chuột.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 95 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tác dụng hạ đường huyết và độc tính cấp của cao chiết cồn từ quả vả (Ficus auriculata L, Moraceae), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Dƣợc 354 KHẢO SÁT TÁC DỤNG HẠ ĐƢỜNG HUYẾT VÀ ĐỘC TÍNH CẤP CỦA CAO CHIẾT CỒN TỪ QUẢ VẢ (FICUS AURICULATA L, MORACEAE) Huỳnh Ngọc Trinh*, Đỗ Thanh Hảo*, Mai Quốc Bảo**, Trần Mạnh Hùng* TÓM TẮT Mở đầu – mục tiêu: Hiện chưa có nhiều nghiên cứu tại Việt Nam công bố chi tiết các tác dụng dược lý của quả Vả (Ficus auriculata). Đề tài này nhằm khảo s{t t{c động hạ đường huyết cũng như độc tính cấp của cao chiết cồn từ quả Vả trên chuột nhắt trắng. Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Quả Vả được chiết xuất bằng phương ph{p ng}m dầm bằng dung môi ethanol 50%. Chuột được g}y tăng đường huyết bằng alloxan v| được điều trị bằng cao Vả hoặc glibenclamid. Chuột được cho uống liều 100g/kg, chia làm 2 lần trong thử nghiệm độc tính cấp. Kết quả: cao quả Vả liều 250 mg/kg, uống 2 lần/ngày có tác dụng hạ glucose huyết tương đương với glibenclamid. Cao n|y cũng không g}y chết chuột thử nghiệm ở liều 100g/kg. Kết luận: cao toàn phần cồn 50% của quả Vả có tác dụng hạ glucose huyết v| an to|n đối với chuột thử nghiệm. Từ khóa: alloxan, Ficus auriculata, hyperglycemia ABSTRACT HYPOGLYCEMIC EFFECT AND ACUTE TOXICITY OF TOTAL ETHANOLIC EXTRACT FROM FICUS AURICULATA FRUITS Huynh Ngoc Trinh, Do Thanh hao, Mai Quoc Bao, Tran Manh Hung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 354 - 358 Background: there is not many researches in Viet Nam with respect to the pharmacological effects of Ficus auriculata (FA) fruits. This work aimed at investigating the hypoglycemic effect and the acute toxicity of FA ethanolic extract in mice. Materials and method: FA fruits were extracted with ethanol 50% by maceration method. Hyperglycemic mice were produced by alloxan injection and treated with FA extract or glibenclamide. In acute toxicity assay, mice were orally gavage of 100 g/kg FA extract, divived in 2 doses. Results: FA extract at the dose of 250 mg/kg, PO twice a day presented remarkable anti-hyperglycemic effect which was comparable to glibenclamid 5 mg/kg. This extract did not cause any mortality in mice at the dose of 100 g/kg. Conclusion: Total ethanol 50% extract of FA fruits demontrated the significant anti-diabetic effect and had no acute toxicity in experimental mice. Keywords: alloxan, Ficus auriculata, hyperglycemia ĐẶT VẤN ĐỀ Cây Vả với tên khoa học Ficus auriculata L, thuộc họ Moraceae l| một lo|i c}y kh{ quen thuộc ở nƣớc ta, trong đó quả Vả là bộ phận dùng đã đƣợc sử dụng khá rộng rãi. Quả Vả không chỉ là một thực phẩm gi|u dinh dƣỡng m| còn l| vị thuốc cổ truyền hiệu quả với nhiều *Khoa Dƣợc, Đại học Y Dƣợc TP.HCM **Công ty TNHH Sản Xuất Thƣơng Mại Dịch Vụ Lộc Mai Tác giả liên lạc: PGS. TS. Huỳnh Ngọc Trinh ĐT: 0907 733 259 Email: trinhbl81@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dƣợc 355 công dụng nhƣ thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, lợi tiểu, suy nhƣợc, kém ăn, tăng tiết sữa, chữa kết kỵ, tiêu hóa kém hay chứng viêm loét dạ dày, tá tràng,...(1,4). Một số nghiên cứu gần đ}y cho thấy lá, thân hay quả Vả có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ gan, điều hòa nồng độ cholesterol huyết và ổn định đƣờng huyết(2,3). Tuy nhiên, chƣa có nhiều nghiên cứu tại Việt Nam công bố chi tiết các tác dụng dƣợc lý của quả Vả; do đó, việc khai th{c v| đƣa v|o sử dụng giống cây tiềm năng n|y vẫn còn nhiều hạn chế. Để góp phần tìm kiếm thêm nguyên liệu l|m thuốc và khám phá các tác dụng dƣợc lý của cây thuốc dân gian, chúng tôi tiến h|nh đề t|i “Khảo sát tác dụng hạ đƣờng huyết v| độc tính cấp của cao chiết cồn từ quả Vả”. NGUYÊN VẬT LIỆU – PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thú thử nghiệm Chuột nhắt trắng chủng Swiss albino, giống đực, cân nặng khoảng 25 – 30g, khỏe mạnh, không dị tật, không có biểu hiện bất thƣờng do Viện Vaccin và Sinh phẩm y tế Nha Trang cung cấp. Chuột đƣợc nuôi ổn định ở nhiệt độ phòng 3-4 ng|y trƣớc khi bắt đầu mỗi thử nghiệm. Thức ăn (do Viện Vaccin và Sinh phẩm y tế Nha Trang cung cấp) v| nƣớc uống đƣợc cung cấp đầy đủ mỗi ngày. Hóa chất Alloxan (Sigma-Aldrich Chemie Gmbh, Đức). Thuốc thử glucose (ISE, Italy). Thuốc glibenclamid 5mg của công ty cổ phần XNK Y Tế Domesco. Ethanol (Trung Quốc). Cao toàn phần quả Vả. Nguyên liệu quả Vả khô do công ty TNHH Sản Xuất Thƣơng Mại Dịch Vụ Lộc Mai cung cấp. Nguyên liệu đƣợc xây thô và tiến hành chiết xuất bằng phƣơng ph{p ng}m dầm (maceration), sử dụng dung môi ethanol 50% với tỷ lệ dƣợc liệu: dung môi = 1:7. Dịch chiết thu đƣợc đem cô để đuổi dung môi thu đƣợc cao toàn phần quả Vả có thể chất đặc sánh, màu nâu sẫm, vị đắng nhẹ, mùi thơm đặc trƣng. Hiệu suất chiết trung bình là 13,74 %. Khảo sát tác dụng hạ đƣờng huyết Chuột đƣợc cho nhịn đói qua đêm trƣớc khi tiêm alloxan. Chuột đƣợc g}y tăng đƣờng huyết bằng c{ch tiêm tĩnh mạch dung dịch alloxan liều 55 mg/kg (pha trong dung dịch NaCl 0,9%). Ở thời điểm 48 giờ sau tiêm, chuột đƣợc lấy m{u tĩnh mạch đuôi để đ{nh gi{ nồng độ đƣờng huyết. Những chuột có nồng độ đƣờng huyết cao hơn 160mg/dL đƣợc lựa chọn vào thí nghiệm khảo sát tác dụng hạ đƣờng huyết của cao quả Vả. Chuột đƣợc chia ngẫu nhiên thành các lô sao cho nồng độ đƣờng huyết giữa các lô này không khác biệt có ý nghĩa thống kê. Bao gồm các lô điều trị nhƣ sau: Thử nghiệm 1: uống cao quả Vả 1 lần/ngày Lô bệnh (n=5): cho chuột uống nƣớc cất (10 mL/kg, 1 lần/ngày). Lô OD 250 (n=6): cho chuột uống cao quả Vả với liều 250 mg/kg/lần, 1 lần/ngày. Lô OD 500 (n=5): cho chuột uống cao quả Vả với liều 500 mg/kg/lần, 1 lần/ngày. Thử nghiệm 2: uống cao quả Vả 2 lần/ngày Lô bệnh (n=6): cho chuột uống nƣớc cất (10 mL/kg, 2 lần/ngày). Lô BID 250 (n=7): cho chuột uống cao quả Vả với liều 250 mg/kg/lần, 2 lần/ngày. Lô BID 500 (n=6): cho chuột uống cao quả Vả với liều 500 mg/kg/lần, 2 lần/ngày. Lô glibenclamid (n=8): cho chuột uống thuốc đối chứng glibenclamid liều 5 mg/kg/lần, 1 lần/ngày. Ngoài ra, ở mỗi đợt thử nghiệm còn có lô sinh lý (n=6), bao gồm những chuột khỏe mạnh, không tiêm alloxan để g}y tăng glucose huyết. Chuột đƣợc cho uống nƣớc cất 1-2 lần mỗi ngày với thể tích 10 mL/kg. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Dƣợc 356 Chuột đƣợc điều trị trong vòng 15 ngày. Theo dõi nồng độ glucose huyết của chuột mỗi 5 ngày. Chuột đƣợc cho nhịn đói qua đêm trƣớc mỗi đợt lấy m{u. M{u đƣợc lấy qua tĩnh mạch đuôi để định lƣợng nồng độ glucose huyết bằng phƣơng ph{p enzym – màu. Phƣơng pháp thử độc tính cấp Cao toàn phần quả Vả đƣợc pha trong nƣớc cất với nồng độ đậm đặc tối đa có thể bơm đƣợc qua kim cho chuột uống. Qua thăm dò độ hòa tan của cao quả Vả trong nƣớc cho thấy cao quả Vả tan tốt trong nƣớc và có thể tăng đến nồng độ 5 g cao/ml. Chuột đƣợc cho nhịn đói qua đêm trƣớc khi tiến hành thí nghiệm. Dùng kim đầu tù cho chuột uống dung dịch cao quả Vả hay nƣớc cất theo nhóm chuột nhƣ sau: Nhóm chứng: uống nƣớc cất 10 ml/kg thể trọng chuột, uống 2 lần, cách nhau 1 giờ. Nhóm thử: uống cao quả Vả với liều 50 g cao/kg/lần, uống 2 lần, cách nhau 1 giờ. Ghi nhận các triệu chứng bất thƣờng, những thay đổi về hành vi và thể trạng chuột. Tính tỉ lệ chuột chết trong vòng 72 giờ. Nếu có chuột chết sẽ tiến hành thử nghiệm x{c định liều gây chết 50 % thú thử nghiệm (LD50). Những chuột không chết đƣợc theo dõi tiếp tục những triệu chứng bất thƣờng trong vòng 2 tuần. Phân tích số liệu Các số liệu thu đƣợc đƣợc trình b|y dƣới dạng Trung bình ± SEM và đƣợc đ{nh gi{ ý nghĩa thống kê bằng phần mềm SPSS 20 bằng phép kiểm T-test và Mann-Whitney. Sự khác biệt có ý nghĩa khi P < 0,05. KẾT QUẢ Tác dụng hạ glucose huyết Thử nghiệm 1 Kết quả so sánh hiệu quả hạ đƣờng huyết của liều 250 mg/kg so với liều 500 mg/kg của cao quả Vả khi cho chuột uống 1 lần duy nhất trong ng|y đƣợc trình bày ở bảng 1. Bảng 1: Nồng độ đường huyết (mg/dL) của các lô chuột trong thử nghiệm 1 Lô Ngày 1 Ngày 5 Ngày 10 Ngày 15 OD 250 273,11 ± 38,99 207,00± 31,64 254,65± 48,39 203,57± 32,91 OD 500 274,01 ±46,21 236,81± 38,25 236,98± 44,84 187,33± 25,26 Chứng bệnh 268,21 ± 31,90 256,91 ± 39,83 271,90± 38,47 242,90± 38,89 Sinh lý 94,69 ± 16,99 65,51 ± 12,05 71,45± 12,28 84,94± 6,69 Lô chuột sinh lý có nồng độ glucose huyết trung bình không thay đổi đ{ng kể trong quá trình thử nghiệm. Nồng độ glucose huyết của các chuột dao động trong khoảng 50-120 mg/dL trong khi lô chứng bệnh, nồng độ glucose huyết tăng cao trong suốt quá trình thử nghiệm. Vào cuối thử nghiệm (Ngày 15), nồng độ glucose huyết vẫn duy trì ở mức cao với nồng độ trung bình là 242,90 mg/dL, gấp 3,3 lần so với lô sinh lý. Nhƣ vậy, mô hình gây tăng glucose huyết bởi alloxan trên chuột nhắt trắng trong 15 ngày thử nghiệm. Khi cho uống cao quả Vả liều 250 mg/kg 1 lần duy nhất trong ngày, nồng độ glucose huyết của chuột mặc dù đều thấp hơn so với lô bệnh vào tất cả các thời điểm của thử nghiệm nhƣng nồng độ glucose huyết của chuột còn cao v| chƣa kh{c biệt có ý nghĩa thống kê so với lô bệnh. Vào ngày 15, nồng độ glucose huyết giảm 25% so với thời điểm ban đầu. Ở liều 500 mg/kg, nồng độ glucose huyết giảm dần trong vòng 15 ng|y điều trị và giảm đến 32% vào ngày 15 so với thời điểm ban đầu. Tuy nhiên, nồng độ glucose huyết của nhóm chuột này vẫn chƣa kh{c biệt có ý nghĩa thống kê so với lô chứng bệnh. Nhƣ vậy, cao quả Vả liều 250 và 500 mg/kg, 1 lần/ngày có tác dụng hạ đƣờng huyết còn kém. Do đó, chúng tôi tiến hành thử nghiệm 2 với tần suất cho uống là 2 lần/ngày và so sánh với thuốc đối chứng glibenclamide liều 5 mg/kg, uống 1 lần duy nhất/ngày. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dƣợc 357 Thử nghiệm 2 Kết quả theo dõi nồng độ đƣờng huyết của chuột trong suốt quá trình thử nghiệm đƣợc trình bày ở bảng 2. Ở liều 5 mg/kg, thuốc đối chứng glibenclamid thể hiện rõ t{c động hạ glucose huyết ngay từ ng|y 5 v| duy trì t{c động cho đến ngày 15. Vào cuối thử nghiệm, nồng độ glucose huyết của nhóm chuột này thấp hơn 31 % so với lô chứng bệnh và khác biệt n|y mang ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Bảng 2: Nồng độ glucose huyết (mg/dL) của các lô chuột trong thử nghiệm 2 Lô Ngày 1 Ngày 5 Ngày 10 Ngày 15 BID 500 270,99 ± 43,14 215,91± 37,89 207,08± 49,41 189,14± 51,66 (*) BID 250 272,70 ± 27,97 155,98± 29,83 144,37± 21,80 151,92± 30,96 (**) Glibenclamide 269,42 ± 23,45 215,83± 26,10 234,43± 32,98 215,32± 28,90 (*) Bệnh 265,67 ± 21,06 337,42 ± 38,07 302,67± 23,13 312,61± 32,11 Sinh lý 92,41 ± 3,98 81,19 ± 5,11 82,30± 3,39 80,48± 5,07 (*) P < 0,05; (**) P < 0,01. Ở 2 liều thử nghiệm là 500 mg/kg và 250 mg/kg, uống 2 lần mỗi ngày, cao quả Vả có tác dụng hạ đƣờng huyết rõ rệt; trong đó, nồng độ đƣờng huyết sau 15 ng|y điều trị giảm lần lƣợt 30 % và 41 % so với ng|y đầu tiên. Tác dụng này không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với glibenclamide cũng nhƣ chƣa có sự khác biệt giữa 2 mức liều của cao quả Vả. Điều đ{ng lƣu ý l| có 1/6 chuột uống cao quả Vả ở liều 500 mg/kg x 2 lần có nồng độ đƣờng huyết giảm rất thấp vào ngày 15 (chỉ còn 25,36 mg/dL) và thể trạng của chuột rất kém (giảm trọng lƣợng, di chuyển chậm chạp, lƣng gù). Điều này cho thấy liều 500 mg/kg có tác dụng hạ glucose huyết mạnh. Trong khi đó, liều 250 mg/kg cho tác dụng hạ đƣờng huyết rõ và có 2/7 chuột có mức glucose huyết trở về bình thƣờng (<120 mg/dL). ĐỘC TÍNH CẤP Sau khi cho chuột uống 2 lần dung dịch cao quả Vả liều 50 g cao/kg/lần hay nƣớc cất, chuột thử nghiệm ở cả 2 nhóm đều hoạt động bình thƣờng. Chuột di chuyển linh hoạt, ăn uống tốt, không có hiện tƣợng tiêu chảy cũng nhƣ không có bất kỳ biểu hiện gì kh{c thƣờng. Sau 72 giờ theo dõi, chuột hoạt động bình thƣờng v| không ghi nhận có chuột chết. Tiếp tục theo dõi chuột trong vòng 2 tuần và giải phẫu đại thể 2 nhóm chuột thử nghiệm cho thấy nội tạng của chuột nhóm chứng và nhóm thử không có biểu hiện kh{c thƣờng: tim bình thƣờng, phổi trắng hồng, toàn bộ lá gan có m|u đỏ tƣơi, bề mặt gan mịn, dịch mật vàng tƣơi, túi mật đầy, ruột bình thƣờng. Nhƣ vậy, cao quả Vả an to|n đối với chuột nhắt thử nghiệm ở liều tối đa cho chuột uống đƣợc là 50 g cao/kg/lần x 2 lần, tƣơng ứng với 100 g cao/kg/ng|y; không nhận thấy bất kỳ triệu chứng độc tính cấp n|o, không có chuột chết, chƣa x{c định đƣợc liều LD50. BÀN LUẬN Đ{i th{o đƣờng (ĐTĐ) l| một trong những bệnh mạn tính phổ biến trên thế giới. Tỉ lệ ngƣời mắc bệnh ĐTĐ đang có xu hƣớng tăng dần, nhất l| c{c nƣớc đang ph{t triển, trong đó có Việt Nam. Do đó, việc phát triển các nguồn thuốc mới có tác dụng hạ đƣờng huyết an toàn, ít tác dụng phụ ng|y c|ng đƣợc quan tâm. Cây Vả là loại c}y ƣa ẩm, thƣờng mọc ở các khe suối dƣới tán rừng, thích nghi tốt với điều kiện nhiệt đới hay cận nhiệt đới ẩm. Đất ở nơi có cây Vả mọc thƣờng khá màu mỡ và có khả năng giữ nƣớc tốt(1). Cây Vả dễ trồng, ít cần phân bón v| công chăm sóc. Ở nƣớc ta, cây Vả đƣợc trồng nhiều ở các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Kh{nh Hòa, Phú Yên v| đƣợc dùng để chế biến thức ăn do gi{ trị dinh dƣỡng cao. Kết quả nghiên cứu n|y đã góp phần chứng minh đƣợc hiệu quả hạ đƣờng huyết của cao chiết toàn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Dƣợc 358 phần ethanol từ quả Vả. Ngoài ra, kết quả này cũng tƣơng thích với nghiên cứu của Ahlam El- Fishawy và cộng sự, trong đó chỉ ra rằng dịch chiết ethanol 70% từ lá và quả Vả có tác dụng hạ glucose huyết trên mô hình chuột bị đ{i th{o đƣờng gây bởi alloxan(2). KẾT LUẬN Cao toàn phần ethanol từ quả Vả có hiệu quả hạ đƣờng huyết rõ rệt trên mô hình chuột tăng đƣờng huyết gây bởi alloxan ở liều khảo sát là 250 mg/kg và 500 mg/kg, 2 lần/ngày. Ỡ liều tối đa cho chuột uống là 50 g cao/kg/lần x 2 lần (gấp 200 lần so với liều hạ glucose huyết) không gây các biểu hiện bất thƣờng trên chuột và không gây chết chuột. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Huy Bích và cs. (2004), Cây thuốc v| động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập III, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 1134- 1135. 2. El-Fishawy A et al. (2011), “Phytochemical and pharmacological studies of Ficus auriculata Lour”, Journal of natural products, 4, pp.184-195. 3. Thingbaijam R et al. (2013), “Antihyperglycemic and antihyperlipidemic activity of Ficus auriculata Lour. Leaf extract in streptozotocin induced diabetic mice”, World Journal of Pharmacy and Pharmaceutical Sciences, 3(1), pp. 412 -427. 4. Võ Văn Chi (2004), Từ điển thực vật thông dụng, Tập I, NXB Khoa học và Kỹthuật Hà Nội, tr. 1155-1173. Ngày nhận bài báo: 18/10/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2017 Ng|y b|i b{o được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_tac_dung_ha_duong_huyet_va_doc_tinh_cap_cua_cao_chi.pdf
Tài liệu liên quan