Coral is an invaluable source in the medical and pharmaceutical industries, in which lipids
play a role as a major nutrient reserves and the energy for coral. In this paper, we focus on researching the
content and composition of lipid and fatty acids of 8 coral species from Vietnam. The total lipid of studied
samples ranged from 10.1 to 20.4%; The content of essential polyunsaturated fatty acid (n-3), (n-6) dominated
in both species contain zooxanthellae and not contain zooxanthellae. In 5 species that contain zooxanthellae,
the polar lipid layer includes these following popular classes: PC, PE, PI, PS, LPC, LPE, LPS, DPG, CAEP.
The total lipid content and composition, the different layers in total lipid and polar lipids were analized using
TLC and image analysis program Sorbfil TLC Videodensitometer DV. The content and composition of fatty
acids were also investigated using GC chromatography.
6 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 676 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát thành phần và hàm lượng các lớp chất trong lipit tổng của một số loài san hô Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
257
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 13, Số 3; 2013: 257-262
ISSN: 1859-3097
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN VÀ HÀM LƯỢNG CÁC LỚP CHẤT
TRONG LIPIT TỔNG CỦA MỘT SỐ LOÀI SAN HÔ VIỆT NAM
Đặng Thị Phương Ly1*, Phạm Quốc Long1, Hà Việt Hải1, Nguyễn Văn Sơn1, Imbs A. B.2
1Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
*E-mail: phuongly1412@gmail.com
2Viện Sinh vật biển A. V. Zhirmunsky, Phân viện Viễn đông, Liên bang Nga
Ngày nhận bài: 8-6-2013
TÓM TẮT: San hô là nguồn hoạt chất vô cùng quý báu trong ngành công nghiệp y dược, trong đó lipit có
vai trò như kho dự trữ dinh dưỡng chính và là nguồn năng lượng của san hô. Trong bài báo này, chúng tôi tập
trung nghiên cứu thành phần, hàm lượng lipit, axit béo của 8 mẫu san hô Việt Nam. Hàm lượng lipit tổng của
các mẫu san hô nghiên cứu dao động từ 10,1 đến 20,4%, axit béo thiết yếu không bão hòa dãy (n-3), (n-6)
chiếm ưu thế với tỉ lệ cao ở cả các loài chứa zooxanthellae và không chứa zooxanthellae, ở 5 mẫu san hô có
zooxanthellae trong lớp chất lipit phân cực đều có mặt những lipit phân cực điển hình PC, PE, PI, PS, LPC,
LPE, LPS, DPG, CAEP. Thành phần, hàm lượng lipit tổng và các lớp chất trong lipit tổng, các lipit phân cực
phân tích trên TLC và sử dụng chương trình phân tích hình ảnh Sorbfil TLC Videodensitometer DV, thành
phần và hàm lượng các axit béo được khảo sát, phân tích trên máy sắc ký GC.
Từ khóa: lipit, axit béo, san hô, hàm lượng lipit tổng, zooxanthellae
MỞ ĐẦU
Việt Nam là đất nước có đường bờ biển kéo dài
hơn 3.260km. Biển Việt Nam được bao phủ bởi hơn
1.100km2 rạn san hô với tính đa dạng cao đã và
đang tham gia hình thành và bảo vệ hàng ngàn hòn
đảo, bảo vệ các bờ biển và góp phần duy trì cân
bằng sinh thái môi trường Các rạn san hô được
đánh giá như “cánh rừng” của biển. Nhiều hợp chất
có hoạt tính cao đã được chiết xuất từ nhiều đối
tượng san hô và sinh vật sống rạn, một số được sử
dụng trong y học, dược học và công nghiệp thực
phẩm phục vụ cho con người.
Ở Việt Nam trước đây đã có một số tài liệu
khảo sát ban đầu về thành phần và hàm lượng lipit,
phospholipit, axit béo của một số loài san hô vùng
biển Khánh Hòa của tác giả Lâm Ngọc Trâm và cs.,
tuy nhiên còn ít và tản mạn. Trên lĩnh vực nghiên
cứu và tách chiết các chất có hoạt tính sinh học lipit
và axit béo từ san hô Việt Nam có một số đề tài
nghiên cứu của nhóm tác giả Phạm Quốc Long và
cs., kết quả nghiên cứu được tập hợp trong các sách
tham khảo (2008, 2012) [1, 2] nhưng vùng số liệu
khoa học này vẫn còn nhiều khoảng trống, cần thiết
phải tiến hành nghiên cứu tạo sự đồng bộ với các
phần khác như môi trường sống, đặc điểm sinh thái
của san hô.
Do đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu “Khảo
sát thành phần và hàm lượng các lớp chất trong
lipit tổng của một số loài san hô Việt Nam”. Các
nghiên cứu tập trung vào lipit trong san hô vì đây là
một lớp chất chính trong san hô và chúng có chứa
nhiều hoạt tính sinh học quí, có nhiều ứng dụng trong
y, dược và các ngành công nghiệp khác [3].
TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nguyên liệu:
Đặng Thị Phương Ly, Phạm Quốc Long,
258
Nguyên liệu để tiến hành nghiên cứu là 8 mẫu
san hô thu thập sau các chuyến khảo sát của tàu
“Akademik Oparin”, Liên bang Nga trên vùng biển
của Việt Nam vào tháng 4/2010 trong khuôn khổ
hợp tác quốc tế giữa Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam với Viện Hàn lâm Khoa học
Liên bang Nga (bảng 1).
Các mẫu được xác định tên loài bởi TS. Đỗ
Công Thung - Viện Tài nguyên và môi trường Biển
Hải Phòng, TSKH. Latypov YY - Viện IBM Phân
viện Viễn Đông, Liên bang Nga, lưu giữ tiêu bản và
bảo quản theo các điều kiện tiêu chuẩn. Các phân
tích hoá sinh được thực hiện tại các phòng thí
nghiệm chuyên ngành thuộc Viện Hoá học các Hợp
chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và công
nghệ Việt Nam và Viện Sinh vật biển A.V.
Zhirmunsky, Phân viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm
Khoa học Liên bang Nga.
Bảng 1. Danh sách mẫu san hô nghiên cứu
STT Họ Giống Loài Địa điểm thu mẫu
1 Alcyoniidae Lobophytum L. cf. detectum Vịnh Vân Phong, tọa độ 12°33′N, 109°24′E
2 Sarcophytom S. cinereum Vịnh Vân Phong, tọa độ 15°23' N, 109°06' E.
3 Sinularia S. notanda Vịnh Vân Phong, tọa độ 12º35’N, 109º18’E.
4 S. cf. muralis Vịnh Vân Phong, tọa độ 12º35’N, 109º18’E.
5 Sinularia sp. Vịnh Vân Phong, tọa độ 15°23' N, 109°06' E.
6 Nephtheidae Dendronephthya D. crystallina* Vịnh Vân Phong, tọa độ 12º36N, 109º19E.
7 D. gigantea* Vịnh Vân Phong, tọa độ 12º34N, 109º25E.
8 D. aurea* Vịnh Vân Phong, tọa độ 12º36N, 109º19E.
*: mẫu không có zooxanthellae
Phương pháp
Tách chiết lipit tổng
Mẫu được chiết bằng phương pháp Blight EG
và Dyer DJ [4]. Mẫu san hô (300g) được rửa sạch
nhiều lần để loại sạch muối vô cơ, sau đó nghiền
nhỏ và được được khuấy trộn đều với 300ml CHCl3
và 600ml CH3OH, sau 15 phút bổ sung tiếp 300ml
CHCl3 và 300ml H2O. Cho bình đựng mẫu vào siêu
âm 30 phút rồi tiến hành lọc trên giấy lọc. Bổ sung
tiếp 300ml H2O để phân thành 2 lớp, lớp trên gồm
CH3OH, H2O và các tạp chất khác, lớp dưới gồm
CHCl3 và lipit được tách ra. Cô cất chân không dưới
áp suất thấp thu được lipit tổng.
Xác định thành phần và hàm lượng các lớp chất
trong lipit tổng
Chấm lên bản mỏng silicagel (6 6cm) 3 vệt
lipit với cấp độ 5l; 10l và 15l, chạy trong hệ
dung môi C6H12 : (CH3CH2)2O : AcOH, 80:20:1
(v:v:v) (hoặc C6H6 : (CH3CH2)2O : AcOH, 70:30:1
(v:v:v)) hiện hình bằng H2SO4/MeOH 5%. Sấy bản
mỏng ở nhiệt độ 80-1000C trong thời gian 10 phút,
scan trên máy Epson Perfection 2400 PHOTO
(Nagano, Japan).
Phần trăm của các lớp chất trong lipit tổng được
xác định dựa trên sự đo diện tích và cường độ màu
trong chương trình phân tích hình ảnh Sorbfil TLC
Videodensitometer DV (Liên bang Nga) [5, 6]. Đơn
vị tính toán là đơn vị tiêu chuẩn trong phân tích các
lớp chất lipit.
Xác định thành phần axit béo
Phương pháp phân tích axit béo theo tiêu chuẩn
ISO/FDIS 5590:1998, Liên bang Đức. Phân tích
trên máy sắc ký khí HP-6890, ghép nối với Mass
Selective Detector Agilent 5973. Cột: HP-5MS
(0,25m*30m*0,25mm); Khí mang He; Chương trình
nhiệt độ: 80°C(1 min.), 40°C / min., 150°C (1min.),
10°C /min., 260°C (10min.). Sử dụng thư viện phổ
khối: WILEY275.L và NIST 98.L [7].
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Hàm lượng lipit tổng của các loài san hô nghiên
cứu
Hàm lượng lipit tổng của 8 mẫu san hô nghiên
cứu được thể hiện trong bảng 2.
Hàm lượng lipit tổng của các mẫu san hô
nghiên cứu khá cao, dao động từ 10,1 đến 20,4%.
Các mẫu có zooxanthellae có hàm lượng lipit tổng
trung bình là 16,8%, cao hơn hàm lượng lipit tổng
trung bình ở các mẫu không chứa zooxanthellae là
11,0%. Trong các mẫu thuộc họ Alcyoniidae, loài S.
cinereum có hàm lượng lipit tổng thấp nhất, chỉ
chiếm 11,8%, và cao nhất là loài S. cf. Muralis, đạt
tới 20,4%. Chỉ số này ở 3 mẫu không chứa
zooxanthellae thuộc họ Nephtheidae khá đồng đều
nhau, nằm trong khoảng 10-12%.
Khảo sát thành phần loài và hàm lượng
259
Bảng 2. Hàm lượng lipit tổng trong các mẫu
san hô nghiên cứu
TT Mẫu Hàm lượng lipit tổng (% trọng lượng ẩm)
1 L. cf. detectum 14,5
2 S. cinereum 11,8
3 S. notanda 18,4
4 S. cf. muralis 20,4
5 Sinularia sp. 19,0
6 D. crystallina* 12,3
7 D. gigantea* 10,7
8 D. aurea* 10,1
*: mẫu không có zooxanthellae
Hàm lượng các lớp chất trong lipit tổng của các
loài san hô nghiên cứu
Thành phần và hàm lượng các lớp chất lipit của
các mẫu san hô nghiên cứu được trình bày trong
bảng 3. Có sự biến động về thành phần này giữa các
loài, tuy nhiên lớp chất lipit phân cực luôn là lớp
chất lipit chính trong lipit tổng của san hô.
Trong thành phần các lớp chất lipit của san hô
thấy rằng, lớp lipit phân cực là lớp chất chính trong
lipit của san hô, lớp chất này chứa các axit béo quan
trọng hình thành nên lớp màng tế bào của hầu hết
các sinh vật sống, đặc biệt là màng tế bào động vật.
Hàm lượng lipit phân cực trong lipit tổng chiếm
trung bình 38,19% (bảng 2), và không có sự khác
biệt lớn giữa các mẫu chứa zooxanthellae và các
mẫu không chứa zooxanthellae. Loài S. notanda có
hàm lượng lipit phân cực cao nhất 46,55%, và thấp
nhất là loài S. cf. muralis 30,9%.
Bảng 3. Thành phần và hàm lượng các lớp chất lipit trong lipit tổng của san hô
STT Loài PL ST FA TG MADG HC+W Khác
1 L. cf. delectum 46,35 13,59 9,84 7,47 - 12,17 10,58
2 S. cinereum 36,94 7,24 4,86 9,28 12,54 19,09 9,43
3 S. notanda 46,55 12,22 4,28 5,38 12,39 11,7 7,48
4 S. cf. muralis 30,9 6,88 3,74 4,75 17,14 27,16 9,43
5 Sinularia sp. 30,58 5,0 1,67 16,28 11,26 16,58 12,48
6 D. crystallina* 40,07 15,03 2,31 14,14 7,16 8,1 13,19
7 D. gigantea* 32,38 12,27 4,7 12,23 9,45 26,46 2,51
8 D. aurea* 40,11 18,18 8,59 7,02 6,11 17,55 2,44
Trung bình 38,19 10,99 5,0 10,28 11,88 16,09
*: mẫu không có zooxanthellae
Trong đó: PL: lipit phân cực, ST: sterol, FA: axit béo tự do, TG: triacylglycerol, MADG:
monoalkyldiacylglycerol, HC: hydrocacbon, W: sáp.
Dendronephthya aurea Sinularia cf. muralis
Hình 1. Bản mỏng phân tích định lượng các lớp chất lipit trong san hô
Lớp chất tiếp theo chiếm tỉ lệ đáng kể trong lipit
tổng của san hô là sáp và hydrocacbon, dao động từ
7,24% đến 27,16%. Ở các mẫu được nghiên cứu họ
Alcyoniidae, hàm lượng này thấp nhất là S. notanda
Đặng Thị Phương Ly, Phạm Quốc Long,
260
11,7% và cao nhất là S. cf. muralis 27,16%, ở 3 mẫu
thuộc họ Nephtheidae, hàm lượng này cũng không
đồng đều nhau, lần lượt là 8,1%, 26,46% và 17,55%.
MADG là một lớp chất lipit có nhiều hoạt tính sinh
học, ở các mẫu chứa zooxanthellae lớp chất lipit
tổng chứa khoảng 12% MADG, còn ở các mẫu
không chứa zooxanthellae hàm lượng này thấp hơn,
chỉ chiếm khoảng 7-9% lipit tổng. Ngược lại, lớp
chất steroit chiếm tỉ lệ cao hơn trong lipit tổng ở các
mẫu không chứa zooxanthalle, trung bình là 15,16%,
ở các mẫu chứa zooxanthellae chỉ số này là 9%.
Hàm lượng TG trong các mẫu nghiên cứu cao nhất
ở loài Sinularia sp. 16,28% và thấp nhất ở loài S. cf.
muralis 4,75%. Hàm lượng TG trung bình của các
mẫu họ Alcyoniidae là 8,63%, thấp hơn hàm lượng
TG trung bình của các mẫu họ Nephtheidae 11,13%.
Các axit béo tự do trong các mẫu san hô chỉ chiếm tỉ
lệ nhỏ, thấp hơn 10%, trong đó điển hình như loài
Dendronephthya crystallina chỉ chiếm có 2,31%.
Hình 1 minh họa một số kết quả về chạy sắc kí
bản mỏng phân tích định lượng các lớp chất lipit
trên mẫu Dendronephthya aurea và Sinularia cf.
muralis.
Thành phần axit béo trong lipit tổng các mẫu san hô nghiên cứu
Bảng 4. Thành phần (%) các axit béo trong lipit tổng các mẫu san hô nghiên cứu
Mẫu
Axit béo 1 2 3 4 5 6* 7* 8*
14:0 2,3 3,4 3,9 5,8 5,7 1,3 1,0 1,7
16:0 30,0 22,9 25,4 19,0 24,1 11,2 10,0 12,7
16:1 2,0 4,5 4,6 3,8 4,2 1,3 0,9 1,5
16:2n-7 4,9 14,0 0,9 0,4 0,3 1,1 0,6 1,6
16:4 0,6 - 0,8 1,7 1,2 0,9 0,9 1,7
18:0 6,3 6,0 6,4 3,3 3,5 7,7 5,7 6,4
18:1n-9 1,6 8,5 2,4 2,8 4,0 3,9 3,0 3,3
18:1n-7 0,5 2,4 0,9 0,3 0,4 1,8 1,1 1,6
18:2 0,3 1,0 0,7 0,6 0,7 - - -
18:2n-7 3,7 1,0 0,6 - 0,1 0,5 - -
18:2n-6 - 0,3 1,5 1,8 1,8 1,4 0,8 1,1
18:3n-6 0,1 0,5 14,1 8,4 9,2 0,3 - -
18:4n-3 1,9 4,4 2,8 3,3 2,1 0,6 0,4 0,8
20:0 0,5 0,3 0,6 0,5 0,9 1,0 0,5 0,4
20:1 0,1 1,9 0,1 0,2 - 0,4 - -
20:3n-6 0,1 - 0,9 1,1 1,3 0,6 0,4 -
20:4n-3 0,6 0,2 1,1 0,4 0,5 0,3 0,6 0,5
20:4n-6 22,2 11,1 12,7 17,1 13,0 23,4 34,7 28,3
20:5n-3 1,0 1,4 3,3 3,9 3,1 2,5 3,4 3,7
22:0 0,3 - 0,5 0,3 0,4 0,4 - -
22:4n-6 0,4 0,2 0,3 - - 0,8 1,5 1,1
22:5n-6 - 0,5 - - 0,2 1,8 1,2 1,1
22:5n-3 - 0,3 - - - - - -
22:6n-3 1,5 2,1 7,9 8,2 11,8 3,7 2,5 2,5
24:5n-6 5,5 2,1 4,1 5,9 4,2 16,5 13,0 11,8
24:6n-3 1,4 0,6 2,0 3,0 2,8 2,8 4,1 2,4
Khác 10,4 8,7 1,5 7,6 4,2 7,9 9,9 10,8
Tổng axit béo no 39,4 32,6 36,8 28,9 34,6 21,6 17,2 21,2
Tổng axit béo không no 43,6 39,7 52,9 54,1 51,1 56,3 63,2 54,9
*: mẫu không có zooxanthellae
Trong thành phần axit béo của các mẫu san hô
nghiên cứu, hàm lượng axit béo không bão hòa có
giá trị trung bình 51,9%, chiếm ưu thế hơn hàm
lượng trung bình của các axit béo bão hòa. Trong đó
ở các mẫu thuộc họ Alcyoniidae có chứa
zooxanthellae hàm lượng các axit béo không bão
hòa trung bình là 48,3%. Ở các mẫu thuộc họ
Nephtheidae không chứa zooxanthellae, hàm lượng
Khảo sát thành phần loài và hàm lượng
261
các axit béo không bão hòa là 58,2%, ở loài D.
gigantea hàm lượng này đạt tới 63,2%. Các axit béo
16:0 và 18:0 chiếm chủ yếu trong thành phần axit
béo bão hòa. Trong các axit béo không bão hòa, sự
chênh lệch về hàm lượng axit dãy (n-6) và dãy (n-3)
khác nhau tùy từng loài, nhưng hầu hết ở các mẫu
hàm lượng axit béo dãy (n-6) cao vượt trội so với
axit béo dãy (n-3); chênh lệch nhỏ nhất ở loài
Sinularia sp. (29,7% và 20,3%). Ở các mẫu họ
Alcyoniidae nghiên cứu, hàm lượng axit béo (n-6)
trung bình là 28,1% và (n-3) là 14,3% ít chênh lệch
hơn ở các mẫu họ Nephtheidae với các giá trị tương
ứng là 46,6% và 10,3%. Axit béo arachidonic
20:4n-6 chiếm hàm lượng cao, dao dộng từ 11,1%
đến 34,7% trong các mẫu san hô nghiên cứu. Hàm
lượng axit béo mạch dài 24:5n-6 đặc biệt được lưu ý
bởi hàm lượng của chúng trong lipit tổng các mẫu
san hô không chứa zooxanthellae cao hơn hẳn trong
các mẫu chứa zooxanthallae. Axit béo dãy (n-9) có
mặt trong thành phần các axit béo nhưng chiếm hàm
lượng không đáng kể, hầu hết vào khoảng 2-3%, trừ
ở loài S. cinereum có hàm lượng axit béo dãy (n-9)
chiếm tới 8,9% tổng axit béo.
Thành phần, hàm lượng các lipit phân cực của
các mẫu san hô có chứa zooxanthellae
Hàm lượng PC, PE trong các mẫu loài L. cf.
delectum và S. notanda khá cao, đều đạt trên 20%
tổng lipit phân cực, nhưng thấp hơn trong các mẫu
Sinularia. Ngược lại, hàm lượng LPC và CAEP ở 3
mẫu Sinularia cao hơn 2 mẫu còn lại. Hàm lượng
PS khá đồng đều nhau trong 5 mẫu san hô họ
Alcyoniidae này, dao động trong khoảng từ 12,5%
đến 17,6%. LPE và LPS có mặt không đồng đều ở
các mẫu, chiếm tỉ lệ cao nhất ở loài S. cf. muralis
(14,1% và 10,9%), thấp nhất ở loài S. notanda (LPE
1,8%, không có mặt PLS). Các thành phần khác như
PI, DPG, PA có mặt với tỉ lệ nhỏ trong tất cả các
mẫu nghiên cứu.
Bảng 5. Thành phần, hàm lượng các lipit phân cực của các mẫu san hô có chứa zooxanthellae
STT PC LPC PE LPE PS LPS PI DPG CAEP PA Khác
1 27,1 7,9 20,5 6,5 14,5 3,7 3,4 1,5 9,6 0,9 4,4
2 29,9 9,1 21,3 1,8 17,4 0 5,6 2,5 8,4 2,2 1,8
3 3,6 18,7 6,5 7,1 17,6 8,8 3,1 1,0 20,3 1,9 11,4
4 9,1 13,4 4,1 14,1 12,5 10,9 2,0 1,1 19,6 0,9 12,3
5 8,5 16,0 13,9 5,5 17,6 2,6 3,1 0,9 23,1 0,6 8,2
PC: phosphatidylcholin, LPC: lisophosphatidylcholine, PE: phospatidyletanolamin, LPE:
lisophospatidyletanolamine, PS: phosphatidylserine, PI: phosphatidylinositol, DPG: diphosphatidylglycerol,
CAEP: ceramide aminoetylphosphonate, PA: axit phosphatidic.
KẾT LUẬN
Đã khảo sát hàm lượng lipit tổng của 8 loài san
hô của Việt Nam (5 loài san hô có chứa
zooxanthellae, 3 loài không chứa zooxanthelle).
Hàm lượng lipit tổng của các mẫu san hô
nghiên cứu dao động từ 10,1% đến 20,4%. Các mẫu
có zooxanthellae có hàm lượng lipit tổng trung bình
là 16,8%, cao hơn hàm lượng lipit tổng trung bình ở
các mẫu không chứa zooxanthellae là 11,0%.
Đã phân tích thành phần axit béo trong lipit
tổng của các mẫu san hô nghiên cứu, trong đó axit
béo thiết yếu không bão hòa dãy (n-3), (n-6) chiếm
ưu thế với tỉ lệ cao ở cả các loài chứa zooxanthellae
và không chứa zooxanthellae.
Khảo sát lipit phân cực trong 5 mẫu san hô có
zooxanthellae cho thấy trong lớp chất này của các
mẫu san hô nghiên cứu đều có mặt những lipit phân
cực điển hình PC, PE, PI, PS, LPC, LPE, LPS, DPG,
CAEP, PA.
Lời cảm ơn: Công trình trên được thực hiện dưới sự
hỗ trợ kinh phí từ đề tài hợp tác quốc tế cấp Viện
Khoa học và Công nghệ Việt Nam, mã số
VAST.HTQT.Nga.02/2012-2013.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Quốc Long, Lưu Văn Huyền, Imbs AB,
Dautova TN, 2008. Lipit và axit béo của rạn san
hô Việt Nam - Đa dạng sinh hóa học. Nxb.
Khoa học và Kỹ thuật. Tr. 12-13.
2. Phạm Quốc Long, Imbs AB, 2012. Lipit, axit
béo và oxylipin của san hô. Nxb. Khoa học tự
nhiên và Công nghệ. Tr. 4-5.
3. Phạm Quốc Long, Châu Văn Minh, 2005. Lipit
và các axit béo hoạt tính sinh học có nguồn gốc
thiên nhiên. Nxb. Khoa học và kỹ thuật. Tr. 109.
Đặng Thị Phương Ly, Phạm Quốc Long,
262
4. Bligh EG, Dyer WJ., 1959. A rapid method of
total lipit extraction and purification. Can. J.
Biochem. Physiol.; 37: 911-918.
5. Imbs AB, Latyshev NA, Dautova NA, Latypov
YY, 1983. Distribbution of lipits and fatty acids
in corals by their taxonomic position and
presence of zooxanthellae. Marine ecology
progress series 409: 65-75.
6. Svetashev VI, Vaskovsky VE, 1972. A simplified
technique for thin-layer microchromatography
of lipits. J. Chromatogr. 67: 376-378
7. Carreau JP, Dubacq JP, 1979. Adaptation of
macro-scale method to the micro-scale for fatty
acid methyl transesterification of biological lipit
extracts. J. Chromatogr.; 151: 384-390.
STUDY ON THE COMPOSITION AND CONTENT OF LIPIT
IN VIETNAM CORAL
Dang Thi Phuong Ly1, Pham Quoc Long1, Ha Viet Hai1, Nguyen Van Son1, Imbs A. B.2
1Institute of Natural Products Chemistry-VAST
2A.V. Zhirmunsky Institute of Marine Biology, FEB, RAS
ABSTRACT: Coral is an invaluable source in the medical and pharmaceutical industries, in which lipids
play a role as a major nutrient reserves and the energy for coral. In this paper, we focus on researching the
content and composition of lipid and fatty acids of 8 coral species from Vietnam. The total lipid of studied
samples ranged from 10.1 to 20.4%; The content of essential polyunsaturated fatty acid (n-3), (n-6) dominated
in both species contain zooxanthellae and not contain zooxanthellae. In 5 species that contain zooxanthellae,
the polar lipid layer includes these following popular classes: PC, PE, PI, PS, LPC, LPE, LPS, DPG, CAEP.
The total lipid content and composition, the different layers in total lipid and polar lipids were analized using
TLC and image analysis program Sorbfil TLC Videodensitometer DV. The content and composition of fatty
acids were also investigated using GC chromatography.
Keywords: lipid, fatty acid, coral, total lipid content, zooxanthellae
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3531_11941_1_pb_4945_2079593.pdf