Tỉ lệ thoái hóa khớp gối người cao tuổi trên
lâm sàng là 88,5%.
Bệnh nhân trên 70 tuổi, bệnh nhân béo phì
ng y cơ thoái hóa khớp gối cao hơn nhóm
còn lại.
Bệnh nhân thường nhập viện với 5 triệu
chứng lâm sàng theo tiêu chuẩn chẩn đoán, hình
ảnh X quang thoái hóa gối chủ yếu ở giai đoạn 4
theo phân độ của Kellgren và Lawrence
5 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát thoái hóa khớp gối ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa nội cơ xương khớp bệnh viên Chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa II 1
KHẢO SÁT THOÁI HÓA KHỚP GỐI Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI
TẠI KHOA NỘI CƠ XƯƠNG KHỚP BỆNH VIÊN CHỢ RẪY
Lê Quang Nhựt*, Nguyễn Minh Đức**, Cao Thanh Ngọc**, Lê Anh Thư***
TÓM TẮT
Cơ sở: Tỉ lệ người cao tuổi ngày càng gia tăng, kèm theo đó là sự gia tăng tỉ lệ các bệnh về cơ xương khớp,
trong đó bệnh lý thoái hóa khớp là bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Thoái hóa khớp không gây tử vong nhưng
tính dai dẳng của bệnh là nguyên nhân chính gây suy giảm đáng kể chất lượng sống ở người cao tuổi. WHO và
Liên hiệp quốc đã thống nhất đề xướng thập niên đầu tiên 2000 – 2010 của thiên niên kỷ mới là Thập niên
Xương và khớp, lấy mục tiêu Bệnh lý xương khớp ở người cao tuổi (thoái hóa khớp – loãng xương) đưa lên hàng
đầu, cho thấy tầm quan trọng của thoái hóa khớp ở người cao tuổi. Các số liệu nghiên cứu gần đây trên thế giới
cho thấy tỉ lệ thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi khá cao (5),(7), ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều số liệu về tình
trạng thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu này.
Mục tiêu nghiên cứu: khảo sát tỉ lệ thoái hóa khớp gối ở bệnh nhân cao tuổi tại Khoa Nội Cơ Xương Khớp
Bệnh Viện Chợ Rẫy, mối tương quan giữa thoái hóa khớp gối với tuổi, giới, BMI, nghề nghiệp nơi cư trú, và
những đặc trưng lâm sàng, cận lâm sàng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả - tiến cứu. Thực hiện trên 174 bệnh nhân (53 bệnh nhân
nam, 121 bệnh nhân nữ), tuổi từ 60 trở lên nhập viện tại Khoa Nội Cơ Xương Khớp Bệnh Viện Chợ Rẫy từ
tháng 11/2010 – 3/2011. Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối dựa theo tiêu chuẩn 3 của Hội Thấp Khớp Mỹ
(American College of Rheumatology). Đối tượng nghiên cứu được thu thập đầy đủ các dữ kiện về nhân trắc, địa
lý, tiền sử bệnh lý và kết quả X quang khớp gối.
Kết quả: Tỉ lệ thoái hóa khớp gối là 88,5%. Bệnh nhân trên 70 tuổi có nguy cơ thoái hóa khớp gối cao hơn
11,2 lần so với nhóm 60 – 70 tuổi, nguy cơ thoái hóa khớp gối ở nữ cao hơn 0,87 lần so với nam giới, bệnh nhân
có chỉ số BMI ≥ 23 kg/m2 nguy cơ thoái hóa khớp gối cao hơn 16,9 lần so với người có chỉ số BMI < 23 kg/m2,
người sử dụng khớp gối nhiều trong công việc nguy cơ thoái hóa khớp gối cao hơn 0,15 lần so với người ít sử
dụng khớp gối, không có sự khác biệt tỉ lệ thoái hóa khớp gối giữa lâm sàng (61%), các triệu chứng thường gặp
khi thăm khám: tiếng lạo xạo ở khớp gối (92,9%), cứng khớp gối buổi sáng dưới 30 phút (90,9%), đau xương
xung quanh khớp gối khi khám (88,3%), hình ảnh thoái hóa khớp gối trên x quang chủ yếu (87%) là giai đoạn 4
theo phân độ của Kellgren và Lawrence.
Kết luận: thoái hóa khớp gối rất phổ biến ở người cao tuổi, nhất là các đối tượng nữ và béo phì. Việc chẩn
đoán thoái hóa khớp gối trên lâm sàng không khó khăn do bệnh nhân có nhiều biểu hiện lâm sàng điển hình. Việc
điều trị thoái hóa gối ở người cao tuổi thường kém hiệu quả do bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn muộn. Cần
có nhiều chương trình tầm soát để phát hiện sớm thoái hóa khớp gối trong cộng đồng.
Từ khóa: Thoái hóa khớp gối.
*Khoa nội, Bệnh viện Đa khoa Thốt Nốt, Cần Thơ. **Bộ môn Lão Khoa, Đại học Y Dược TPHCM
*** Khoa nội cơ xương khớp, Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: BS L ang hựt ĐT: 0918.367.229. Email: lequangnhut2004@hotmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa II 2
ABSTRACT
THE RESEARCH ON OSTEOARTHRITIS OF KNEE IN ELDERLY PATIENTS
Le Quang Nhut, Nguyen Minh Duc, Cao Thanh Ngoc, Le Anh Thu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 94 - 98
Background: The number of elderly people in the world increases gradually year by year, following by the
association with the rise of incidence of arthrosis diseases where osteoarthritis is the most popular. The
osteoarthritis is a chronic and non-fatal disease. The most inconvenient of the osteoarthritis patients are restricted
in their movements and doing daily activities. The first decade from 2000 – 2010 was presented as an Arthrosis
Decade by WHO and UNO which was almost focusing on osteoarthritis and osteoporosis in elderly patients. The
information about incidence in osteoarthritis of knee in elderly people all over the world that is high (1),(2),(3),(4),
while there is no statistical information in Vietnam that has released. Hence, we do this research. The aim of this
research was to find out the rate of osteoarthritis of knee in elderly patients at Rheumatology Department in Cho
Ray Hospital and expected to find out relationship between osteoarthritis of knee and age, gender, BMI,
occupations, location, some description in physical examination and others specific test.
Method: This is a retrospective study including 174 elderly patients (> 60 years old) with 53 male and 121
female who admitted in Rheumatology Department in Cho Ray Hospital form 11/2010 to 03/2011. The gold
standards for making osteoarthritis of knee diagnosis that are based on the third standard of American College of
Rheumatology.
Result: The rate of osteoarthritis of knee in elderly patients is 88.5 %. The risk of osteoarthritis of knee occurs
more 11.2 times in patients who are over 70 ages than in people who belong to age group 60 - 70. Furthermore,
there is more 0.87 number of women get osteoarthritis of knee than men and people who have BMI over 23 get
16.7 higher risk of the osteoarthritis of knee than other people have BMI under 23. The risk also increases 0.15
times in people who use their knee much in their work. There is no difference about risk of osteoarthritis of knee in
location between urban and rural. There was majority (61%) osteoarthritis of knee patients admission who had
5/6 symptoms such as: knee crunch (92.9%), knee stiffness in the morning less than 30 minutes (90.9%), pain on
physical examination (88.3%) and image of osteoarthritis on X-ray was mostly at grade 4 followed Kellgren and
Lawrence grading system.
Conclusion: The osteoarthritis of knee is very popular in elderly people, especially in women and obese
people. That is easy to make diagnosis about osteoarthritis of knee by doing physical examination because patients
have many typical symptoms, according to Standards of American College of Rheumatology. In general, the
treatment result is not really effectively on severe patients. More investigations should be done to find out the
early stage of osteoarthritis of knee in the community.
Keyword: Knee osteoarthritis.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tỉ lệ người cao tuổi ngày càng gia tăng, kèm
theo đó là sự gia tăng tỉ lệ các bệnh về cơ xương
khớp, trong đó bệnh lý thoái hóa khớp là bệnh
thường gặp ở người cao tuổi, những tổn thương
của thoái hóa khớp tăng lên đề đặn với tuổi,
ngày càng có x hướng gia tăng.
Thoái hóa khớp không gây tử vong nhưng
tính dai dẳng của bệnh là nguyên nhân chính
gây suy giảm đáng kể chất lượng sống ở người
cao tuổi gây tổn hại đến kinh tế gia đình người
bệnh và tạo gánh nặng cho chi phí y tế của cộng
đồng. Chính vì vậy Tổ chức y tế thế giới và Liên
hiệp quốc đã thống nhất đề xướng thập niên
đầu tiên 2000 – 2010 của thiên niên kỷ mới là
Thập niên Xương và khớp, lấy mục tiêu Bệnh lý
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa II 3
xương khớp ở người cao tuổi (thoái hóa khớp –
loãng xương) đưa lên hàng đầu, cho thấy tầm
quan trọng của thoái hóa khớp ở người cao tuổi.
Các số liệu nghiên cứu gần đây trên thế giới
cho thấy tỉ lệ thoái hóa khớp gối ở người cao
tuổi khá cao. Ở Nhật Bản: 30% người cao tuổi
thoái hóa khớp gối trên x quang, 21 – 62% thoái
hóa khớp gối trên lâm sàng, ở Mỹ: 16% người
cao tuổi thoái hóa khớp gối trên lâm sàng(3), ở
Trung Quốc: 82% người cao tuổi thoái hóa khớp
gối trên phim x quang, 15% cụ bà có thoái hóa
và trên 5% cụ ông có thoái hóa khớp gối trên
lâm sàng(6). Ở Việt Nam tác giả Nguyễn Thị Bay
cho rằng thoái hóa khớp gối chiếm 12,6% người
cao tuổi, hơn 90% trong số đó là người trên 65
tuổi(1).
Chúng tôi tiến hành nghiên cứ “Khảo sát
thoái hóa khớp gối ở bệnh nhân cao tuổi tại
Khoa Nội Cơ Xương Khớp Bệnh Viện Chợ Rẫy”
nhằm bước đầ đánh giá tình hình thoái hóa
khớp gối ở người cao tuổi tại khoa và góp phần
làm phong phú thêm số liệu cho những nghiên
cứu sau này.
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát tỉ lệ thoái hóa khớp gối ở bệnh
nhân cao tuổi tại Khoa Nội Cơ Xương Khớp
Bệnh Viện Chợ Rẫy
Xác định mối liên quan giữa thoái hóa khớp
gối với các yếu tố tuổi, giới tính, BMI, nơi cư trú,
hoạt động nghề nghiệp.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả - tiến cứu.
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên nhập Khoa Nội
Cơ Xương Khớp Bệnh Viện Chợ Rẫy từ tháng
11/2010 đến tháng 3/2011 và đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân nhập viện đã được lấy mẫ trước
đó, bệnh nhân có đoạn chi dưới.
Dữ liệu thu thập
Đối tượng nghiên cứ được thu thập đầy đủ
các dữ kiện có liên quan (tuổi, giới, chiều cao,
cân nặng, nghề nghiệp, nơi cư trú, nghề nghiệp)
theo mẫu bệnh án thống nhất.
Chẩn đoán thoái hóa khớp gối theo tiêu
chuẩn chẩn đoán của Hội Thấp Khớp Mỹ(1).
Đa gối và có ít nhất 3 trong 6 tiêu chuẩn:
Tuổi > 50.
Cứng khớp gối sáng < 30 phút.
Có tiếng lạo xạo ở khớp gối.
Đa xương x ng q anh khớp gối khi khám.
Phì đại xương x ng q anh khớp gối.
Khớp gối không nóng khi sờ.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Đặc điểm
n = 174
Số lượng Tỉ lệ (%)
Nhóm tuổi: - 69 65 37,4
70 - 79 68 39,1
≥ 80 41 23,6
Giới tính: Nam 53 30,5
Nữ 121 69,5
Nơi cư trú: Thành thị 50 28,7
Nông thôn 124 71,3
Hoạt động
thể lực:
Sử dụng khớp gối
nhiều
86 49,4
Sử dụng khớp gối ít 88 50,6
Bệnh nhân trong nghiên cứu chủ yếu là nữ
(69,5%), sinh sống ở vùng nông thôn (71,3%).
Phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứ có độ tuổi
trên 70 (70 – 79 tuổi 39,1%, ≥ 80 t ổi 23,6%).
Nghề nghiệp các đối tượng trong nghiên
cứu gần tương đồng nhau ở cả 2 nhóm sử dụng
gối nhiều và sử dụng gối ít.
Tỉ lệ thoái hóa khớp gối
Lâm sàng
n = 174
Số lượng Tỉ lệ (%)
Thoái hóa khớp gối 154 88,5
Không thoái hóa khớp gối 20 11,5
Tỉ lệ bệnh nhân trong mẫu nghiên cứ đạt
tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối trên
lâm sàng khá cao (88,5%).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa II 4
So sánh kết quả với một số tác giả tiêu biểu
nhận thấy tỉ lệ thoái hóa khớp gối trong nghiên
cứ chúng tôi cao hơn hẳn(2,5,6).
Các tác giả cũng nhận định rằng tỉ lệ thoái
hóa khớp gối khác nhau giữa các nghiên cứu là
do khác nhau về đối tượng nghiên cứu, khu vực
địa lý, chủng tộc và vấn đề dinh dưỡng kinh tế
xã hội.
Thoái hóa khớp gối với tuổi tác
Yếu tố
Không thoái hóa
(n = 20)
Thoái hóa
(n = 154)
P
Tuổi trung bình
(năm)
64,9±4,8 74,1±8,0
<0,001
Nhóm
tuổi
60 - 69 16 (24,6%) 49 (75,4%)
<0,001 70 - 79 4 (5,9%) 64 (94,1%)
≥ 80 0 (0,0%) 41 (100%)
Tuổi trung bình nhóm bệnh nhân thoái hóa
khớp gối cao hơn nhóm bệnh nhân không thoái
hóa khớp gối (P < 0,001).
Độ tuổi càng cao tỉ lệ thoái hóa khớp gối
càng gia tăng (P < 0,001).
Kết luận của chúng tôi phù hợp với một số
nghiên cứu khác.
Thoái hóa khớp gối với giới tính
Không thoái hóa
(n = 20)
Thoái hóa
(n = 154)
P
Nữ 11 (9,1%) 110 (90,9%)
> 0,05
Nam 9 (17,0%) 44 (83,0%)
Tỉ lệ thoái hóa khớp gối theo giới tính khác
biệt không ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
Do mẫ chưa đủ lớn nên chưa thấy sự khác
biệt tỉ lệ thoái hóa khớp theo giới tính như một
số tác giả khác.
Thoái hóa khớp gối với BMI.
Không thoái
hóa (n = 20)
Thoái hóa
(n = 154)
P
BMI trung bình
(kg/m
2
)
19,6±2,0 20,7±2,8 <0,05
Nhóm BMI < 23 19 (13,6%) 121 (86,4%)
>0,05
Nhóm BMI ≥ 23 1 (2,9%) 33 (97,1%)
BMI trung bình nhóm bệnh nhân thoái hóa
khớp gối cao hơn nhóm bệnh nhân không thoái
hóa khớp gối (P < 0,05).
Khác biệt tỉ lệ thoái hóa khớp theo phân
nhóm BMI không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
Thoái hóa khớp gối với hoạt động nghề
nghiệp
Không thoái hóa
(n = 20)
Thoái hóa
(n = 154)
P
Sử dụng gối nhiều 7 (8,1%) 79 (91,9%)
>0,05
Sử dụng gối ít 13 (14,8%) 75 (85,2%)
Tỉ lệ thoái hóa khớp gối theo phân bổ hoạt
động nghề nghiệp không ý nghĩa thống kê (P
> 0,05).
Thoái hóa khớp gối với nơi cư trú
Không thoái hóa
(n = 20)
Thoái hóa
(n = 154)
P
Thành thị 3 (6,0%) 47 (94,0%)
>0,05
Nông thôn 17 (13,7%) 107 (86,3%)
Không có sự khác biệt tỉ lệ thoái hóa khớp
giữa vùng nông thôn và thành thị (P > 0,05).
Do mẫ chưa đại diện cho cộng đồng nên
kết luận khác một số tác giả(3).
Phân tích hồi qui đa biến logistic các yếu tố:
giới tính, tuổi, BMI, hoạt động thể lực, nơi cư trú
với thoái hóa khớp gối
g y cơ thoái hóa khớp gối nữ cao hơn 0,87
lần nam giới (P < 0,05, 0,13 (0,03 – 0,49), CI 95%).
g y cơ thoái hóa khớp gối nhóm tuổi > 70
tuổi cao hơn 11,22 lần so với nhóm 60 – 70 tuổi
(P < 0,05, 11,22 (2,99 – 42,08), Cl 95%).
Bệnh nhân có chỉ số BMI ≥ 23 kg/m2 ng y cơ
thoái hóa khớp gối cao hơn 16,87 lần so với
nhóm có chỉ số BMI < 23 kg/m2 (P < 0,05, 16,87
(1,62 – 116,19), Cl 95%).
Sử dụng khớp gối nhiề thì ng y cơ thoái
hóa khớp gối thấp cao hơn 0,85 lần so với nhóm
bệnh nhân sử dụng khớp gối ít (P < 0,05, 0,15
(0,04 – 0,57), Cl 95%).
Không có sự khác biệt về tỉ lệ thoái hóa khớp
gối giữa nhóm bệnh nhân cư trú ở vùng nông
thôn và thành thị (P > 0,05).
Yếu tố Hệ số B OR hiệu chỉnh (95%) P
Giới tính - 0,13 (0,03 – 0,49) <0,05
Nhóm tuổi + 11,22 (2,99 – 42,08) <0,05
Nhóm BMI + 16,87 (1,62 – 116,19) <0,05
Hoạt động nghề - 0,15 (0,04 – 0,57) <0,05
Nơi cư trú - 0,39 (0,09 – 1,74) >0,05
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa II 5
Đặc trưng lâm sàng và cận lâm sàng
Triệu chứng
n = 154
Số lượng Tỉ lệ (%)
Cứng khớp gối sáng < 30 phút. 140 90,9
Có tiếng lạo xạo. 143 92,9
Đau xung quanh khớp gối khi khám. 136 88,3
Phì đại xương xung quanh khớp gối. 24 15,6
Không nóng khi sờ. 139 90,3
Khi thăm khám thường gặp các triệu chứng:
Cứng khớp gối buổi sáng < 30 phút, lạo xạo
khớp gối, đa xương q anh gối khi khám.
Ít gặp: Phì đại xương q anh khớp gối, khớp
gối nóng đỏ.
Số lượng triệu chứng
n = 154
Số lượng Tỉ lệ (%)
3 triệu chứng. 6 3,9
4 triệu chứng. 38 24,7
5 triệu chứng. 94 61,0
6 triệu chứng. 16 10,4
Bệnh nhân thường nhập viện với 5 triệu
chứng theo tiêu chuẩn chẩn đoán.
Rất ít trường hợp nhập viện với 3 triệu
chứng theo tiêu chuẩn chẩn đoán.
Đặc điểm
n = 23
Số lượng Tỉ lệ (%)
Vị trí Gối phải 0 0
Gối trái 0 0
Cả hai gối 23 100
Hình ảnh Hẹp khe khớp 23 100
Đặc xương dưới sụn 20 87,0
Mọc gai xương 23 100
Hình ảnh hẹp khe khớp và mọc gai xương
khớp gối là 2 hình ảnh thường xuyên bắt gặp
trên phim X quang khớp gối, đặc xương dưới
sụn là hình ảnh ít gặp hơn.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ thoái hóa khớp gối người cao tuổi trên
lâm sàng là 88,5%.
Bệnh nhân trên 70 tuổi, bệnh nhân béo phì
ng y cơ thoái hóa khớp gối cao hơn nhóm
còn lại.
Bệnh nhân thường nhập viện với 5 triệu
chứng lâm sàng theo tiêu chuẩn chẩn đoán, hình
ảnh X quang thoái hóa gối chủ yếu ở giai đoạn 4
theo phân độ của Kellgren và Lawrence.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Altman, R., et al. (1986), Development of criteria for the
classification and reporting of osteoarthritis. Classification of
osteoarthritis of the knee. Diagnostic and Therapeutic
Criteria Committee of the American Rheumatism
Association. Arthritis Rheum, 29 (8): p. 1039-49.
2. Holt, H.L., et al. (2011), Forecasting the burden of advanced
knee osteoarthritis over a 10-year period in a cohort of 60-64
year-old US adults. Osteoarthritis Cartilage, 19 (1): p. 44-50.
3. Kang, X., et al. (2009), The high prevalence of knee osteoarthritis
in a rural Chinese population: the Wuchuan osteoarthritis study.
Arthritis Rheum, 61(5): p. 641-7.
4. Muraki, S., et al.(2009), Association of occupational activity
with radiographic knee osteoarthritis and lumbar
spondylosis in elderly patients of population-based cohorts:
a large-scale population-based study. Arthritis Rheum,
61(6): p. 779-86.
5. Muraki, S., et al.(2009), Prevalence of radiographic knee
osteoarthritis and its association with knee pain in the
elderly of Japanese population-based cohorts: the ROAD
study. Osteoarthritis Cartilage, 17(9): p. 1137-43.
6. Sudo, A., et al.(2008), Prevalence and risk factors for knee
osteoarthritis in elderly Japanese men and women. J Orthop
Sci, 13(5): p. 413-8.
7. Zhang, Y., et al.(2001), Comparison of the prevalence of
knee osteoarthritis between the elderly Chinese population
in Beijing and whites in the United States: The Beijing
Osteoarthritis Study. Arthritis Rheum,. 44(9): p. 2065-71.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_thoai_hoa_khop_goi_o_benh_nhan_cao_tuoi_tai_khoa_no.pdf