Khảo sát tình hình bệnh hô hấp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắc Nông từ 1/2009 đến 6/2009

BÀN LUẬN Yếu tố dịch tễ Bệnh hô hấp gặp nhiều trong mùa mưa. Mùa mưa làm không khí ẩm không có lợi cho bệnh nhân, tăng tỉ lệ bệnh viêm phổi, viêm phế quản, hen phế quản. Tỉ lệ bệnh gặp ở trẻ em chiếm đến 57% trong tổng số bệnh nghiên cứu. Tỉ lệ bệnh diễn tiến xấu nhiều ở trẻ em, thường phải chuyển viện nhiều hơn người lớn do sớm đi vào suy hô hấp. Tình trạng bệnh cũng tăng cao ở người lớn tuổi, từ lứa tuổi 46 trở lên tỉ lệ mắc bệnh 63,92% trong tổng số bệnh người lớn. Cán bộ công nhân viên chiếm 9,90% trong số người ở độ tuổi lao động. Bệnh lý hô hấp nằm rải rác ở các khoa khá nhiều (17,31%), tuy tỉ lệ vẫn tập trung ở khoa nhi và nội tổng quát, nhưng tốt nhất vẫn nên tập trung hết về khoa nội trừ khi là bệnh nhi để có một chuyên sâu về điều trị. Yếu tố lâm sàng Các dấu hiệu đầu tiên làm bệnh nhân đến nhập viện chủ yếu là sốt cao, ho, khó thở. Đặc biệt ở trẻ em, viêm phổi biểu hiện dấu hiệu ban đầu bằng tiêu chảy khá cao (#10%), riêng ở người lớn dấu hiệu này ít gặp (1,24%). Đây là một điều đáng quan tâm để tránh chẩn đóan nhầm giữa tiêu chảy đơn thuần với biểu hiện đầu tiên của viêm phổi. Ở trẻ em, nghe thấy ran ở phổi (55,17%) nhiều hơn ở người lớn. Theo khảo sát của chúng tôi, bệnh lý hô hấp dưới nhưng có đến 28,30% bệnh nhân không được chụp hình phổi, đặc biệt có bệnh nhân được chẩn đóan viêm phổi thùy mà không có phim chụp phổi. Như vậy rất thiếu dữ kiện để chẩn đóan chắc chắn. Riêng công thức máu, tỉ lệ bệnh không được làm rất ít, tuy nhiên cũng có (0,55%). Kết quả tăng bạch cầu về số lượng chỉ chiếm 48,90%, tăng bạch cầu đa nhân trung tính chỉ chiếm 16,30%. Có tổn thương phổi trên phim XQ chiếm 34,89%. Dù vậy, tỉ lệ sử dụng kháng sinh lại rất cao, chiếm đến 91,48% trong tổng số bệnh nhân được khảo sát. Chẩn đóan lúc vào và chẩn đóan lúc ra tỉ lệ phù hợp không cao lắm, chẩn đóan lúc vào phù hợp lúc ra là 55,49%. Tình hình sử dụng kháng sinh Dùng kháng sinh đơn trị liệu khá cao (83,24%), điều này rất tốt, tránh được đề k háng chéo. Có thể đây là tuyến đầu, ít bệnh mạn tính, nên sử dụng được như vậy. Tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ II và III là chủ yếu (85,44%) trong tổng số lần điều trị kháng sinh. Đặc biệt có bệnh nhân bị sử dụng cùng một lúc 2 kháng sinh cùng một nhóm kháng sinh, điều này không phù hợp trong điều trị.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 208 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tình hình bệnh hô hấp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắc Nông từ 1/2009 đến 6/2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 516 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH HÔ HẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH ĐẮC NÔNG TỪ 1/2009 ĐẾN 6/2009 Nguyễn Thị Ngọc Bích*, Trần Văn Ngọc*, Hwen Nie Kdam**, Nguyễn Thanh Phong* TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Bệnh lý hô hấp là một bệnh rất thường gặp, ñặc biệt nhiễm khuẩn hô hấp dưới là nguyên nhân gây tử vong ñứng hàng ñầu trong các bệnh nhiễm khuẩn. Tình hình vi khuẩn kháng thuốc ñang là một báo ñộng ñỏ trên toàn thế giới. Hậu quả trực tiếp của sự gia tăng kháng kháng sinh của các vi khuẩn làm tăng nguy cơ tử vong trên bệnh nhân. Mục ñích nghiên cứu nhằm tìm hiểu tình hình dịch tễ bệnh hô hấp dưới thường gặp tại bệnh viện ña khoa tỉnh Đăc Nông và tình hình sử dụng kháng sinh tại tuyến tỉnh. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả, hồi cứu. Kết quả: Trong tổng số 364 bệnh nhân nghiên cứu: Bệnh hô hấp tăng rõ rệt vào mùa mưa (58,24% bệnh nhân), bệnh nhi chiếm 57%. Các dấu hiệu thường gặp là ho (70,05%), sốt (54,67%), khó thở (56,87%), phổi có ran (50,55%). Đặc biệt tiêu chẩy là dấu hiệu hay gặp ở trẻ em (9,35%). Tổn thương cả 2 phổi trên XQ chiếm 29,12%. Các bệnh thường gặp trong nhóm bệnh hô hấp là viêm phổi (46,70%), viêm phế quản (29,12%), hen phế quản (13,46%). Hầu hết các bệnh nhân ñều ñược dùng kháng sinh ngay khi vào viện, tỉ lệ không dùng kháng sinh rất thấp chỉ (8,52%).Nhóm kháng sinh ñược ưa dùng là CEPHALOSPORIN thế hệ II v à III (85,44%) Kết luận: Bệnh hô hấp thường gặp vào mùa mưa, viêm phổi là chủ yếu. Kháng sinh thường dùng là cephalosporin, trong khi vi khuẩn gặp trong nhiễm khuẩn hô hấp hiện nay ñang gia tăng tỉ lệ ñề kháng với cephalosporin thế hệ III. Từ khóa: Bệnh hô hấp. Dịch tễ. Khảo sát. Kháng sinh. ABSTRACT INVESTIGATION OF RESPIRATORY DISEASES AT THE GENERAL HOSPITAL OF ĐĂK NÔNG PROVINCE FROM 1/2009 TO 6/2009 Nguyen Thi Ngoc Bich * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 - 2010: 516 - 520 Background and objective: Lower respiratory infection is a leading cause of mortality in the infection diseases. This study was to describe the charateristics of respiratory infection in Đăk Nông province and using antibiotic at the General Hospital of Đăk Nông province. Method: This is a retrospective, descriptive review. Results: There were 364 patients hospitalized for lower respiratory infection, including pneumonia (46.7%), asthma (13.46%), bronchitis (29.12%). The rate of patients with no antibiotic use was about 8.52%. Lower respiratory infection increased significantly in the rainy season (58.24%). Conclution: The diseases increased in the rainy season. Pneumonia is a common disease. Cephalosporin was the most commonly used antibiotic. Key words: Respiratory diseases. Epidemology. Investigation. Antibiotic. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh lý hô hấp là một bệnh rất thường gặp, ñặc biệt nhiễm khuẩn ñường hô hấp dưới là nguyên nhân tử vong ñứng hàng ñầu trong các bệnh nhiễm khuẩn. Mỗi năm có từ 2 ñến 3 triệu trường hợp nhiễm bệnh, 500.000 lượt nhập viện và 45.000 trường hợp tử vong. Chi phí ñiều trị tiêu tốn khỏang 21 tỉ USD mỗi năm. Trong thời ñại ngày nay, khi kháng sinh thường ñược dùng như một thuốc ñầu tay trong mọi trường hợp ñiều trị bệnh bất kỳ, tình hình vi khuẩn kháng thuốc ñang là một báo ñộng ñỏ trên tòan thế giới. Theo ñánh giá của National Network For Intergenerational Health (NNIH) tình hình kháng kháng sinh của các vi khuẩn cho ñến năm 2002 có khuynh hướng ngày càng gia tăng(4). Enterococci kháng Vancomycin tăng 28%, P. aeruginosa kháng * Khoa hô hấp - Bệnh viện Chợ Rẫy Tác giả liên hệ: BS CKII Nguyễn Thị Ngọc Bích, ĐT: 0913136215, Email: bichbacngoc@yahoo.com liemthanhngoc@ymail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 517 Cephalosporin thế hệ 3 tăng 30% và kháng Fluoroquinolone tăng 33%. Hậu quả trực tiếp của sự gia tăng kháng kháng sinh của các vi khuẩn này chính là tăng nguy cơ tử vong trên bệnh nhân(2) Do ñó chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm các mục tiêu sau: -Tìm hiểu tình hình dịch tễ bệnh hô hấp thường gặp tại tỉnh ĐăkNông. -Tìm hiểu tình hình sử dụng kháng sinh tại tuyến ñầu trong mạng lưới y tế. Tổng quan tài liệu 1Tình hình các bệnh hô hấp Theo ISAAR (2003) hiện nay ở các nước ñang phát triển, bệnh hô hấp do vi khuẩn là nguyên nhân gây tử vong thường gặp nhất trong các bệnh nhiễm khuẩn, ñược xếp hàng thứ nhất trong 5 nguyên nhân hàng ñầu gây tử vong (Bệnnh hô hấp do vi khuẩn, tiểu chảy, HIV/AIDS, lao và sốt rét)(5). Vi khuẩn thường gặp trong bệnh lý hô hấp dưới: P. aeruginosa (24.0%), Klebsilla (21,9%), Acinetobacter (14,6%), S. aureus (7,3%), Vi khuẩn kỵ khí (2,1%). Vi khuẩn Gram âm chiếm tỷ lệ 63,5% trong tổng số các lọai vi khuẩn tìm thấy trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Bích(3). Vi khuẩn kháng thuốc Hiện tượng sinh ra enzym Extended Spectrum β-Lactamase (ESBL) của trực khuẩn Gram âm như Escherichia coli và Klebsiella pneumoniae ñang là mối ñe dọa rất lớn cho con người(4). Ở Việt Nam: theo thống kê chính thức của bộ Y tế việt Nam công bố vào năm 2004, tình hình kháng kháng sinh của các vi khuẩn ñang ở mức ñộ rất ñáng báo ñộng: 49% S. aureus và Staphylococci non- coagulase kháng Methicillin. 8% E. coli, 20% Enterobacter và 24% K. pneumoniae tiết enzym ESBL(1). ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Nhóm bệnh nghiên cứu 364 bệnh nhân ñược xuất viện chẩn ñóan thuộc nhóm bệnh hô hấp dưới, ñược theo dõi và ñiều trị tại bệnh viện ña khoa tỉnh ĐăkNông từ 01/2009 ñến 06/2009. Tiêu chuẩn lọai trừ Những bệnh nhân khi xuất viện không ñược chẩn ñóan thuộc nhóm bệnh lý ñường hô hấp dưới. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu hồi cứu. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Dịch tễ Bảng 1. Tỉ lệ bệnh theo mùa: Mùa khô (T1,2,3) Mùa mưa (T4,5,6) Tổng số Tổng số bệnh nhân 152 212 364 Tỷ lệ (%) 41,76 % 58,24 % 100 % Bảng 2. Tỉ lệ bệnh theo khoa: Khoa nhi Khoa nội Các khoa khác Tổng 203 98 63 364 55,77% 26,92% 17,31% 100 % Bảng 3: Tỉ lệ bệnh theo lứa tuổi và giới Lứa tuổi / giới 75 Tổng 106 6 11 16 16 15 19 14 203 Nam 52,21% 2,96% 5,41% 7,88% 7,88% 7,39% 9,36% 6,89% 55,77% 100 10 8 6 13 10 7 7 161 Nữ 62,11% 6,21% 4,96% 3,72% 8,07% 6,21% 4,34% 4,34% 44,23% CBCNV 1 2 4 1 1 1 10/101 206 16 19 22 29 25 26 21 364 Tổng 57 % 8 % Lứa tuổi lao ñộng 111- 10 = 101 Người lớn 57 101 (63,92%) 158 Nhận xét: Bệnh lý hô hấp gặp khá nhiều ở các khoa khác ngòai khoa nội tổng hợp. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 518 Thống kê lâm sàng Bảng 4. Các dấu hiệu lâm sàng ñầu tiên thường gặp và tỉ lệ %: Dấu L/Sàng Sốt Ho Khó thở Khạc ñờm Tiêu lỏng Đau ngực Phổi có ran Tổng 47 82 83 28 2 62 72 161 Người lớn 29,19 50,93 51,55 17,39 1,24 38,50 44,72 100,00 152 173 124 10 19 0 112 203 Trẻ em 74,87 85,22 61,08 4,92 9,35 55,17 100,00 Tổng 199 255 207 38 21 62 184 364 54,67 70,05 56,87 10,41 5,75 17,03 100,00 Nhận xét: Dấu hiệu ho, sốt, khó thở thường gặp trong bệnh lý hô hấp ở cả người lớn và trẻ em. Dấu hiệu tiêu chảy hay gặp ở trẻ nhỏ, ñôi khi gặp ở người lớn. Bảng 5.Các dấu hiệu cận lâm sàng CTM Công thức máu Tổng số bạch cầu Tỉ lệ Neutrophin Không làm ↓ <4.5G BT 4.5- 10.5G ↑ > 10.5G ↓ <42.2% BT 42.2- 75.5% ↑ >75.5% 2 11 174 177 103 200 59 0,55% 3,03 % 48,07 % 48,90 % 28,45 % 55,25 % 16,30 % XQ Tổn thương phổi trên 261 phim XQ Phải Trái Cả 2 bên Bình thường Không chụp 41 10 76 134 103 15,71 % 3,83 % 29,12 % 51,34 % 28,30 % Nhận xét: -Số lượng bệnh nhân không chụp phim phổi chiếm tỉ lệ khá cao 28,30% -Số bệnh nhân chụp phim mà không thấy tổn thương trên phim 51,34% Bảng 6.Tỉ lệ các bệnh Các bệnh phổi Tổng số bệnh nhân Tỉ lệ phần trăm (%) Hen phế quản 49 13,46 Viêm phổi 170 46,70 Viêm phế quản 106 29,12 COPD 14 3,84 Lao phổi 14 3,84 Tâm phế mạn 3 0,82 U phổi 2 0,56 Tràn dịch màng phổi 3 0,82 Tràn khí màng phổi 1 0,28 K di căn phổi 1 0,28 Ho gà 1 0,28 Bảng 7. Sự phù hợp chẩn ñóan lúc vào và lúc ra viện: Phù hợp chẩn ñóan: 202 bn (chiếm 55,49 %), Không phù hợp chẩn ñóan: 162 bn (chiếm 44,51%). Chẩn ñóan lúc vào khác lúc ra chiếm tỉ lệ cao. Kháng sinh sử dụng và thời gian ñiều trị Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 519 Bảng 8: Kháng sinh sử dụng trong ñiều trị Kháng sinh nhóm Cách dùng K/S Cefalosporin (lần dùng) Macrolid (lần dùng) Quinolon (lần dùng) Tổng hợp (lần dùng) Đơn trị (lần dùng) Đa trị (lần dùng) Ko dùng K/S 311 38 13 2 303 30 28 85,44 % 10,40 % 3,57 % 0,54 % 83,24 % 8,24 % 8,52 % Nhận xét: Kháng sinh hay ñược ưa dùng là nhóm Cephalosporin (85,44%). Tỉ lệ không dùng kháng sinh là rất thấp, chiếm 8,52 % tổng số bệnh nhân. Ngày ñiều trị trung bình: 6,38 ngày. Người lớn: 7,51 ngày. Trẻ em: 5,46 ngày. BÀN LUẬN Yếu tố dịch tễ Bệnh hô hấp gặp nhiều trong mùa mưa. Mùa mưa làm không khí ẩm không có lợi cho bệnh nhân, tăng tỉ lệ bệnh viêm phổi, viêm phế quản, hen phế quản. Tỉ lệ bệnh gặp ở trẻ em chiếm ñến 57% trong tổng số bệnh nghiên cứu. Tỉ lệ bệnh diễn tiến xấu nhiều ở trẻ em, thường phải chuyển viện nhiều hơn người lớn do sớm ñi vào suy hô hấp. Tình trạng bệnh cũng tăng cao ở người lớn tuổi, từ lứa tuổi 46 trở lên tỉ lệ mắc bệnh 63,92% trong tổng số bệnh người lớn. Cán bộ công nhân viên chiếm 9,90% trong số người ở ñộ tuổi lao ñộng. Bệnh lý hô hấp nằm rải rác ở các khoa khá nhiều (17,31%), tuy tỉ lệ vẫn tập trung ở khoa nhi và nội tổng quát, nhưng tốt nhất vẫn nên tập trung hết về khoa nội trừ khi là bệnh nhi ñể có một chuyên sâu về ñiều trị. Yếu tố lâm sàng Các dấu hiệu ñầu tiên làm bệnh nhân ñến nhập viện chủ yếu là sốt cao, ho, khó thở. Đặc biệt ở trẻ em, viêm phổi biểu hiện dấu hiệu ban ñầu bằng tiêu chảy khá cao (#10%), riêng ở người lớn dấu hiệu này ít gặp (1,24%). Đây là một ñiều ñáng quan tâm ñể tránh chẩn ñóan nhầm giữa tiêu chảy ñơn thuần với biểu hiện ñầu tiên của viêm phổi. Ở trẻ em, nghe thấy ran ở phổi (55,17%) nhiều hơn ở người lớn. Theo khảo sát của chúng tôi, bệnh lý hô hấp dưới nhưng có ñến 28,30% bệnh nhân không ñược chụp hình phổi, ñặc biệt có bệnh nhân ñược chẩn ñóan viêm phổi thùy mà không có phim chụp phổi. Như vậy rất thiếu dữ kiện ñể chẩn ñóan chắc chắn. Riêng công thức máu, tỉ lệ bệnh không ñược làm rất ít, tuy nhiên cũng có (0,55%). Kết quả tăng bạch cầu về số lượng chỉ chiếm 48,90%, tăng bạch cầu ña nhân trung tính chỉ chiếm 16,30%. Có tổn thương phổi trên phim XQ chiếm 34,89%. Dù vậy, tỉ lệ sử dụng kháng sinh lại rất cao, chiếm ñến 91,48% trong tổng số bệnh nhân ñược khảo sát. Chẩn ñóan lúc vào và chẩn ñóan lúc ra tỉ lệ phù hợp không cao lắm, chẩn ñóan lúc vào phù hợp lúc ra là 55,49%. Tình hình sử dụng kháng sinh Dùng kháng sinh ñơn trị liệu khá cao (83,24%), ñiều này rất tốt, tránh ñược ñề kháng chéo. Có thể ñây là tuyến ñầu, ít bệnh mạn tính, nên sử dụng ñược như vậy. Tình hình sử dụng kháng sinh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 520 nhóm Cephalosporin thế hệ II và III là chủ yếu (85,44%) trong tổng số lần ñiều trị kháng sinh. Đặc biệt có bệnh nhân bị sử dụng cùng một lúc 2 kháng sinh cùng một nhóm kháng sinh, ñiều này không phù hợp trong ñiều trị. KIẾN NGHỊ Bệnh nhân vào nên ñược chụp XQ phổi trước khi sử dụng kháng sinh. Chẩn ñóan Viêm phổi, khi xuất viện nên chụp XQ và kiểm tra công thức máu. Điều trị kháng sinh cần ñúng và ñủ liều, tránh dùng 1-2 ngày ñã cắt bỏ trong khi chẩn ñóan viêm phổi ñể tránh vi khuẩn kháng thuốc. Chỉ dùng kháng sinh khi có biểu hiện chắc chắn của nhiễm khuẩn, tránh dùng kháng sinh bao vây khi bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng, công thức máu bình thường, XQ phổi bình thường. Khi phải dùng kháng sinh, không dùng 2 kháng sinh cùng một nhóm, nếu kết hợp kháng sinh, phải dùng kháng sinh các nhóm khác nhau. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y Tế - Vụ ñiều trị (2005): Hội nghị tổng kết hoạt ñộng hội ñồng thuốc và ñiều trị năm 2005. TP Hà Nội 2005. 2. Landman D, Quale JM, Mayorga D, et al, (2002). City wide clonal outbreak of multiresistant Acinetobacter Baumanii and Pseudomonas aeruginosain Brooklyn, NY. The preantibiotic era has returned Arch Intern Med. 2002,162.1515 -29. 3. Nguyễn Thị Ngọc Bích (2007): Đặc ñiểm vi khuẩn gây bệnh trong nhiễm khuẩn hô hấp dưới và sự ñề kháng kháng sinh. Luận án CK II. học viện quân y. 2007. 4. Sopena N, Sabria M, Pedro Botet M et al. (1999). Prospective study of community acquired pneumoniae of bacterial etiology in aldults. Eur-J-Clin-Microbiol-Infect-Dis.18(12). 825-8. 5. WHO report (2003). “Estimated incidence of TB. High burden contries, 2001” definition of tuberculosis cases 10.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_tinh_hinh_benh_ho_hap_tai_benh_vien_da_khoa_tinh_da.pdf
Tài liệu liên quan