KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Chỉ định trên chức năng thận: trên ¾ phù
hợp khuyến cáo (78,15%) của ACC/AHA và trên
lượng tiểu cầu: trên 90% phù hợp với khuyến
cáo AHFS (2011). Liều lượng: 100% phù hợp
khuyến cáo ACC/AHA. Đường dùng: 4/5 phù
hợp khuyến cáo của ACC/AHA. Thời gian dùng:
trên 98% phù khuyến cáo ESC (2012) và
ACC/AHA (2013). ADE tăng theo tuổi, đặc biệt
bệnh nhân trên 75 tuổi ADE xuât hiện nhiều hơn
<75 tuổi. Đa phần bệnh nhân đáp ứng tốt với
thuốc. Tương tác thuốc: đa số tương tác ở mức
độ nghiêm trọng, tuy nhiên lợi ích lớn hơn nguy
cơ, do đó cần theo dõi thận trong trong quá trình
điều trị.
Kiến nghị: cần chỉ định các xét nghiệm chức
năng thận, chỉ số đông máu trước và trong khi
dùng. Mặt hạn chế của đề tài là cỡ mẫu nhỏ, hồi
cứu. Cần nghiên cứu với cỡ mẫu lớn, tiền cứu để
đánh giá trên người bệnh và cải thiện tiên lượng
tử vong trên bệnh nhân HCVC so với các thuống
chống đông khác.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 190 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng Fondaparinux trên bệnh nhân hội chứng vành cấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 67
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG FONDAPARINUX
TRÊN BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG VÀNH CẤP
Võ Văn Bảy*, Đoàn Nguyên Khánh∗∗, Nguyễn Minh Nguyên***
TÓM TẮT
Mục tiêu: khảo sát tình hình sử dụng thuốc chống đông Fondaparinux trên bệnh nhân hội chứng
vành cấp tại Bệnh viện Thống Nhất (BVTN) - Thành Phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM).
Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 119 bệnh án nội trú có chẩn đoán hội chứng vành
cấp từ tháng 01/2012 đến tháng 50/2013.
Kết quả: Phân tích trên 119 bệnh nhân hội chứng vành cấp cho kết quả sau: tuổi trung bình là 73,6
± 11,4 tuổi, tuổi thấp nhất 40 và cao nhất là 90, trong đó độ 80 - 90 chiếm tỷ lệ cao nhất (42,86%), nam
giới 2/3 (63%). Thời gian nằm viện trung bình là 15,9 ± 11,6 ngày, ít nhất 1 ngày, nhiều nhất 74 ngày.
Phân loại hội chứng vành cấp: nhồi máu cơ tim không ST chênh lên nhiều nhất (55,46%), kế đến là nhồi
máu cơ tim có ST chênh lên (26,05%), cuối cùng là đau thắt ngực không ổn định (18,49%). Tỷ lệ dùng
đường tiêm tĩnh mạch liều đầu là 0,84%; đường tiêm dưới da là 99,16%, tỉ lệ dùng đường dùng không
hợp lí là 19,33%. Tỷ lệ phối hợp 3 thuốc chống đông và chống kết tập tiểu cầu là cao nhất (66,39%). Tỷ
lệ bệnh nhân chống chỉ định do có hệ số thanh thải creatinin < 30 ml/phút là 21,85%. Tỷ lệ dùng với
thời gian dài hơn thời gian khuyến cáo (trên 8 ngày) là 1,68%. Tỷ lệ đáp ứng với điều trị là 74,79%. Tác
dụng không mong muốn (ADE): rối loạn đông máu chiếm tỷ lệ cao nhất (35,29%). Tương tác thuốc:
fondaparinux – enoxaparin chiếm tỷ lệ 13,45%.
Kết luận: 78,15% trường hợp dùng thuốc đúng với khuyến cáo cho bệnh nhân suy thận nặng và
90,76% trường hợp dùng thuốc đúng với khuyến cáo trên bệnh nhân có lượng tiểu cầu thấp. 80,67%
bệnh nhân được dùng đúng theo như khuyến cáo về đường dùng và đa phần dùng đúng khuyến cáo về
thời gian dùng. Tỷ lệ ADE trong nghiên cứu cao hơn trong tài liệu của nhà sản xuất và tăng theo tuổi.
Đa phần bệnh nhân đáp ứng tốt với thuốc. Tương tác thuốc: đặc biệt lưu ý cặp tương tác:
fondaparinuxenoxaparin.
Từ khóa: Arixtra, fondaparinux, hội chứng vành cấp.
ABSTRACT
SURVEY ON THE USE OF FONDAPARINUX FOR TREATING ACUTE CORONARY SYNDROME
Vo Van Bay, Doan Nguyen Khanh, Nguyen Minh Nguyen
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 3- 2014: 67-72
Objectives. To survey on the use of fondaparinux for treating acute coronary syndrome at Thong
Nhat hospital.
Method. Cross-sectional study on 119 inpatient records with diagnosis of acute coronary syndrome
and using fondaparinux from 01/2012 to 05/2013.
Results Analysis on 119 inpatient records with acute coronary syndrome leads to the following
* Khoa Dược Bệnh viện Thống Nhất Tp. Hồ Chí Minh *** Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: Ds.Võ Văn Bảy ĐT: 0988889315 Email: vovanbay2005@yahoo.com.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 68
results: average age is 73.6 ± 11.4 years, the lowest age is 40 and the highest is 90, the age of 80-90
accounts for the highest percentage (42.86%), 2/3 of patients are males (63%). Average length of hospital
stay is 15.9 ± 11.6 days, the shortest is 1 day, the longest is 74 days. Classification of disease: the most is
myocardial infarction without ST-segment elevation (55.46%), followed by ST-segment elevation
myocardial infarction (26.05%), and unstable angina (18.49%). The rate of intravenous use (first dose)
is 0.84%; rate of subcutaneous use is 99.16%, rate of inappropriate use is 19.33%. Combination of 3
anticoagulants and anti-platelet aggregations is the most popular (66.39%). Percentage of patients in
whom fondaparinux was contraindicated because creatinine clearance was less than 30 ml/min is
21.85%. Fondaparinux was used longer than 8 days (maximum using time according to guidelines) in
1.68% cases. 74.79% patients respond well to medication. Adverse reactions: coagulopathy accounts for
the highest percentage (35.29%). Drug interactions: the rate of fondaparinux – enoxaparin is 13.45%.
Conclusion: 78.15% of patients used fondaprinux appropriately to recommendations for patients
with severe renal impairment and 90.76% to recommendations for patients with low platelet counts.
80.67% of patients used correctly according to the recommended route of administration and most of
patients used correctly according to the recommended using time. Rate of ADR is higher than in the
literature of manufacturers and is relevant to age. Most patients respond well to medication. Drug
Interactions: fondaparinux – enoxaparin has to be noticed specially.
Keywords: Arixtra, fondaparinux, acute coronary syndrome.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh động mạch vành (ĐMV) là bệnh
thường gặp và cũng là một trong những
nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở các
nước phát triển. Theo thống kê trên thế giới
mỗi năm có 4 triệu người nhập viện vì bệnh
ĐMV, trong đó 25% tử vong ở giai đoạn cấp
tính của bệnh(1).
Ở Việt Nam, tỷ lệ bệnh ĐMV có xu
hướng ngày càng tăng. Theo số liệu thống kê
Việt Nam có 16,3% dân số (trên 25 tuổi) ở miền
Bắc bị bệnh tim mạch, đứng đầu là bệnh ĐMV.
Trong đó HCVC chiếm tỉ lệ cao, bệnh làm giảm
chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng nghiêm trọng
tới sức khỏe người bệnh, thậm chí dẫn đến
những biến chứng nguy hiểm như loạn nhịp, sốc
tim và các biến chứng cơ học khác của tim dẫn
đến tử vong nếu không phát hiện để điều trị kịp
thời. Việc điều trị và dự phòng biến cố cho bệnh
nhân khá phức tạp, cần kết hợp nhiều biển hiện
lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân để
đánh giá chính xác và ra quyết định kịp thời,
phù hợp(1).
Trong việc điều trị và dự phòng biến cố tim
mạch ở bệnh nhân có HCVC, thuốc chống đông
nhóm heparin đóng vai trò quan trọng, giúp
giảm tỷ lệ tử vong và tỷ lệ biến chứng. Mặc dù
heparin thường là một thuốc đã được sử dụng từ
lâu và có ưu điểm là giá thành rẻ nhưng nhiều
tác dụng phụ (biến chứng), sự ra đời các heparin
trọng lượng phân tử thấp (Low-molecular-
weight heparins – LMWH) như: enoxaparin,
nadroparin, có nhiều ưu điểm như ít tác dụng
phụ, tiện dùng, thời gian bán thải dài, Trong
đó, fondaparinux, hoạt chất mới nhất trong
nhóm trọng lượng phân tử thấp đang được bắt
đầu sử dụng ở Việt Nam. Do đó việc nghiên cứu
sử dụng fondaparinux ở Việt Nam là cần thiết để
bổ sung các thông tin về thuốc này trên người
Việt Nam.
Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề
tài: “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc chống đông
fondaparinux trên bệnh nhân hội chứng vành cấp tại
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 69
BVTN” với mong muốn góp phần cho việc dùng
thuốc an toàn và hợp lý hơn.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc chống
đông fondaparinux trên bệnh nhân có HCVC tại
khoa tim mạch can thiệp - BVTN.
Mục tiêu cụ thể
Khảo sát chỉ định, liều dùng, đáp ứng điều
trị, tác dụng phụ của fondaparinuc và khảo sát
tương tác thuốc giữa fondaparinux và các
thuốc khác.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 119 hồ sơ
bệnh án.
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn lựa vào nghiên cứu
Hồ sơ bệnh án nội trú có chẩn đoán HCVC
và có sử dụng fondaparinux được chỉ định điều
trị tại BVTN, Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng
01/2012 đến tháng 05/2013.
Tiêu chuẩn loại trừ
Hồ sơ bệnh án chuyển viện hay dùng
fondaparinux với những chỉ định: dự phòng
nghẽn tĩnh mạch do huyết khối, điều trị huyết
khối tĩnh mạch sâu cấp tính, điều trị thuyên tắc
phổi cấp tính.
Phương pháp đánh giá
Đánh giá chỉ định, liều dùng theo Khuyến
cáo của Hội tim mạch học Việt nam 2008, AHFS
Drug Information Essentials: November 2011 và
ACC/AHA (2012 và 2013).
Ghi nhận biến cố ngoại ý, đáp ứng điều trị.
Tương tác thuốc: đánh giá dựa vào
Stockley’s Drug Interactions và trang Web
Medscape.
KẾT QUẢ
Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Đặc điểm n %
Tuổi
40 – 49 4 3,36
50 – 59 15 12,60
60 – 69 16 13,44
70 – 79 33 27,73
80 – 90 51 42,86
Giới:
Nam 75 63,0
Nữ 44 37,0
Tử vong:
Có 17 14,3
Không 102 85,7
Thời gian nằm
viện:
≤ 7 ngày 23 19,33
8 – 14 ngày 47 39,50
15 – 21 ngày 21 17,65
> 21 ngày 28 23,53
Chức năng thận:
ClCr ≥ 30 ml/phút 93 78,15
ClCr < 30 ml/phút 26 21,85
Lượng tiểu cầu:
> 100.000/mm3 108 90.76
< 100.000/mm3 11 9,24
Liều dùng 2,5mg/24 giờ 119 100
Đường dùng:
Tiêm dưới da 118 99,16
Tiêm tĩnh mạch 1 0,84
Phương pháp
điều trị:
Can thiệp mạch vành 39 32,8
Nội khoa 80 67,2
Xét nghiệm các
chỉ số đông máu
Có 98 82,35
Không 21 17,65
Đáp ứng điều trị
Xuất viện trong tình
trạng tốt
85 74,79
Không đáp ứng 25 21,01
Tử vong 5 4,20
Thời gian dùng
fondaparinux
<=8 ngày 117 98,32
> 8 ngày 2 1,68
Bảng 2. So sánh tỷ lệ xuất hiện ADR giữa nhóm tuổi
> 75 và ≤ 75
Nhóm tuổi
≤ 75 >75
p
n % n %
Xuất hiện ADE 22 45,83 53 74,65 0,001
Rối loạn đông máu 12 25,00 30 42,25 0,05
ADE khác 15 31,25 42 59,15 0,003
Tổng 48 100 71 100
Bảng 3. Tỷ lệ các dạng của HCVC
STT Phân loại n %
1 NMCT không có ST chênh lên 66 55,46
2 NMCT có ST chênh lên 31 26,05
3 ĐTN không ổn định 22 18,49
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 70
Bảng 4. Phân bố đường dùng
STT
NMCT có ST chênh lên
không can thiệp mạch vành qua da
n %
1 Tiêm dưới da 23 19,33
2 Tiêm tĩnh mạch 1 0,19
Bảng 5. Tỷ lệ tương tác thuốc
STT Cặp tương tác n %
1 Fonda – Clopidogrel 115 96,64
2 Fonda – Enoxaparin 16 13,45
3 Fonda – Cilostazol 1 0,84
4 Fonda – Ceftriaxon 20 16,81
5 Fonda – Azithromycin 1 0,84
Bảng 6. Tỷ lệ xuất huyết và rối loạn đông máu
STT Phân loại n %
1 Xuất huyết dạ dày 3 2,52
2 Xuất huyết đường tiêu hóa dưới 1 0,84
3 Xuất huyết dưới da 1 0,84
4 Fibrinogen tăng 17 17,35
5 Thời gian Quick tăng 14 14,29
6 Tiểu cầu giảm 12 12,24
7 Số lượng Prothrombin giảm 11 11,22
8 INR tăng 7 7,14
9 aPTT tăng 6 6,12
10 Tiểu cầu tăng 2 2,04
11 Fibrinogen giảm 2 2,04
BÀN LUẬN
Qua khảo sát 119 bệnh án cho kết quả sau: tỷ
lệ nam (63,0%) cao hơn nữ (37,0%), tuổi trung
bình: (73,58 ± 11,43) tuổi, thấp nhất: 40 tuổi, cao
nhất: 90 tuổi. Hơn 4/5 bệnh nhân là người cao
tuổi cao (60 – 79). Trong đó trên 40% là người rất
cao tuổi (>80 tuổi). Đây là đối tượng cần lưu ý
khi dùng thuốc vì chức năng gan, thận suy giảm.
Nguyên nhân có thể do BVTN là bệnh viện
chuyên về lão khoa.
Tử vong và tiên lượng tử vong gần: có 17/119
trường hợp (14,3%), trong đó có 01 bệnh nhân tử
vong tại bệnh viện. So sánh với tỷ lệ tử vong và
tiên lượng tử vong gần (sau 30 ngày) trong
nghiên cứu chúng tôi với hai nghiên cứu OASIS-
5 (2,9%) và OASIS-6 (7,8) thì nghiên cứu chúng
tôi tỷ lệ tử vong cao hơn. Do tuổi trung bình của
bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi (73,58
± 11,43) cao hơn trong nghiên cứu OASIS-5 (66,6
± 10,8) và OASIS-6 (61,6 ± 12,3) nên nguy cơ tử
vong của bệnh nhân trong nghiên cứu của
chúng tôi cao hơn(6,7)
Thời gian nằm viện trung bình: (15,87 ±
11,61) ngày, ngắn nhất: 01 ngày, dài nhất: 74
ngày. Đa số từ 8-14 ngày (39,50%). Trong nhóm ≤
7 ngày (23 trường hợp) có 8 trường hợp tử vong
(tỷ lệ 34,78%), tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ bệnh nhân
tử vong ở nhóm > 7 ngày (9,38%). Nguyên nhân
có thể nhập viện trễ và bệnh nặng.
Phương pháp điều trị: tỷ lệ can thiệp mạch
vành qua da là 32,8%, tỷ lệ này cũng phù hợp
với tỷ lệ can thiệp mạch vành qua da ở bệnh
nhân sử dụng fondaparinux trong 2 nghiên cứu
OASIS-5 (34,3%) và OASIS-6 (31,2%). Trong đó,
nhiều trường hợp có chỉ định can thiệp mạnh
vành qua da nhưng bệnh nhân và gia đình
không đồng ý(6,7).
Tỷ lệ chỉ định fondaparinux trong HCVC
cho kết quả: NMCT không ST chênh lên >
NMCT có ST chênh lên > ĐTN không ổn định.
Trong đó, NMCT có ST chênh lên được can thiệp
mạch vành qua da khoảng ¾, điều này phù hợp
với khuyến cáo (¼ bệnh nhân chưa được can
thiệp do: tình trạng bệnh nhân hay người nhà
không đồng ý). Và NMCT không ST chênh lên
và ĐTN không ổn định, tỷ lệ can thiệp mạch
vành: 18,18%.
Phân bố đường dùng: 01 trường hợp tiêm
tĩnh mạch (liều đầu) ở bệnh nhân NMCT có ST
chênh lên. Các trường hợp còn lại tiêm dưới da.
Trong đó có 23 trường hợp (19,33%) NMCT có
ST chênh lên không được dùng thuốc theo đúng
khuyến cáo ACC/AHA năm 2013(5,3).
Tính hợp lý trong chỉ định đối với chức năng
thận: 1/5 bệnh nhân (21,85%) chống chỉ định
theo ACC/AHA (ClCr < 30 ml/phút)( 5,3), trong đó
có 5 bệnh nhân không được chỉ định xét nghiệm
các chỉ số đông máu. So sánh tỷ lệ xuất hiện các
rối loạn đông máu ở hai nhóm ClCr < 30 ml/phút
và ClCr ≥ 30 ml/phút: tỷ lệ xuất hiện các rối loạn
đông máu ở nhóm ClCr < 30 ml/phút lớn hơn có ý
nghĩa thống kê ở nhóm ClCr < 30 ml/phút (57,69%
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 71
> 29,03%, p = 0,007) và có 01 trường hợp có xuất
huyết trên lâm sàng.
Tính hợp lý trong chỉ định đối với trường
hợp tiểu cầu giảm: có 11 trường hợp (9,24%)
dùng fondaparinux không đúng với khuyến
cáo AHFS (2011) (tiểu cầu thấp hơn
100000/mm3). Mặc dù không có ghi nhận về
xuất huyết trên lâm sàng(5).
Thời gian dùng fondaparinux trung bình:
4,52 ± 2,49 ngày, ít nhất: 01 ngày, nhiều nhất:
20 ngày. Thời gian: 05 ngày là nhiều nhất
(28,57%). Thời gian: > 8 ngày, 02 trường hợp
(1,68%) dùng không đúng khuyến cáo ESC
(2012) và ACC/AHA (2013), hậu quả có 01
trường hợp rối loạn chỉ số đông máu (dùng 15
ngày) và 01 trường hợp còn lại dùng 20 ngày
nhưng không xét nghiệm theo dõi trong quá
trình điều trị (tuy nhiên 2 trường hợp không
có xuất huyết trên lâm sàng)(2,3).
Về liều lượng 100% dùng đúng khuyến cáo
ESC và ACC/AHA (2,5 mg/ngày).
Tỷ lệ xuất huyết trên lâm sàng: 03 trường
hợp (4,2%), trong đó 01 trường hợp xuất huyết
dạ dày, 01 trường hợp xuất huyết tiêu hóa
dưới và trường hợp xuất huyết dưới da. Trong
nghiên cứu không có trường hợp xuất huyết
nghiêm trọng như xuất huyết nội sọ, xuất
huyết não.
Theo dõi các chỉ số đông máu trong quá
trình điều trị: có chỉ định xét nghiệm 98 trường
hợp (82,35%), không chỉ định xét nghiệm 17,65%.
Rối loạn các chỉ số đông máu chiếm tỷ lệ khá cao
(37,76%) gồm: tăng fibrinogen (17,35%) > tăng
thời gian Quick (14,29%) > giảm tiểu cầu
(12,24%) > giảm số lượng prothrombin (11,22%)
> tăng INR (7,14%) > tăng aPTT (6,12%), > tăng
tiểu cầu (2,04%) > giảm fibrinogen. Các tỷ lệ này
đều cao hơn nhà sản xuất, có thể do: Thứ nhất,
clopidogrel, aspirin: ảnh hưởng đến số lượng
tiểu cầu (trên 96% có dùng clopidogrel hoặc
aspirin). Thứ hai, giảm prothrombin do suy gan
(có 07 trường hợp). Thứ ba, cỡ mẫu nhỏ.
Về đáp ứng điều trị, xuất viện trong tình
trạng tốt hơn lúc nhập viện là 74,79%; tỷ lệ tử
vong do nguyên nhân khác là 4,20%; tỷ lệ không
đáp ứng là 21,01%.
Tương tác giữa fondaparinux với các thuốc
dùng đồng thời (dựa vào t 1/2), kết quả giảm theo
thứ tự sau: fondaparinux – clopidogrel (96,64%)
> fondaparinux – ceftriaxon (16,81%) >
fondaparinux – enoxaparin (13,45%) >
fondaparinux – cilostazol > fondaparinux –
azithromycin (0,84%).
Với fondaparinux – clopidogrel: do lợi ích
lớn hơn nguy cơ nên cần theo dõi trong quá
trình điều trị đặc biệt là khi kết hợp với aspirin.
Với fondaparinux – ceftriaxon và
fondaparinux – azithromycin: cơ chế chưa rõ.
Nên tìm giải pháp thay thế (thay đổi kháng sinh
khác không tương tác như: ceftazidim, cefepim,
cefoperazon, levofloxacin).
Với fondaparinux – cilostazol: lưu ý khi kết
hợp vì chưa có nhiều dữ liệu lâm sàng chứng tỏ
an toàn khi kết hợp. Nên tìm giải pháp thay thế:
clopidogrel, aspirin (nếu không chống chỉ định).
Với fondaparinux – enoxaparin (không dùng
đồng thời): do ngưng fondaparinux đổi sang
Enoxaparin. Cần lưu ý t1/2 của fondaparinux: 17
giờ, nên việc dùng enoxaparin ngay sau khi
dùng fondaparinux có thể gây xuất huyết,
nghiên cứu không có trường hợp nào xuất huyết
trên lâm sàng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Chỉ định trên chức năng thận: trên ¾ phù
hợp khuyến cáo (78,15%) của ACC/AHA và trên
lượng tiểu cầu: trên 90% phù hợp với khuyến
cáo AHFS (2011). Liều lượng: 100% phù hợp
khuyến cáo ACC/AHA. Đường dùng: 4/5 phù
hợp khuyến cáo của ACC/AHA. Thời gian dùng:
trên 98% phù khuyến cáo ESC (2012) và
ACC/AHA (2013). ADE tăng theo tuổi, đặc biệt
bệnh nhân trên 75 tuổi ADE xuât hiện nhiều hơn
<75 tuổi. Đa phần bệnh nhân đáp ứng tốt với
thuốc. Tương tác thuốc: đa số tương tác ở mức
độ nghiêm trọng, tuy nhiên lợi ích lớn hơn nguy
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 72
cơ, do đó cần theo dõi thận trong trong quá trình
điều trị.
Kiến nghị: cần chỉ định các xét nghiệm chức
năng thận, chỉ số đông máu trước và trong khi
dùng. Mặt hạn chế của đề tài là cỡ mẫu nhỏ, hồi
cứu. Cần nghiên cứu với cỡ mẫu lớn, tiền cứu để
đánh giá trên người bệnh và cải thiện tiên lượng
tử vong trên bệnh nhân HCVC so với các thuống
chống đông khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ACCF/AHA (2012) Focused Update of the Guideline for the
Management of Patients With Unstable Angina/Non -ST-
Elevation Myocardial Infarction, Circulation 126, pg. 888.
2. ACCF/AHA (2013) Guideline for the Management of ST-
Elevation Myocardial Infarction, Journal of the American
College of Cardiology, Vol. 61, No. 4, , pg. 7 – 8, 15, 17, 19 – 20,
25 – 26.
3. ESC Guidelines for the management of acute coronary
syndromes in patients presenting without persistent ST-
segment elevation, European Heart Journal (2011) 32, pg.
3004, 3009 – 3012, 3022, 3026, 3033.
4. ESC Guidelines for the management of acute myocardial
infarction in patients presenting with ST-segment elevation,
European Heart Journal (2012) 33, pg. 2584, 2588 – 2592.
5. Phạm Gia Khải (2013). Những vấn đề cập nhật trong điều trị
bệnh động mạch vành cấp.
6. The Fifth Organization to Assess Strategies in Acute Ischemic
Syndromes Investigators. Comparison of fondaparinux and
enoxaparin in acute coronary syndromes. N Engl J Med
2006;354:1464 – 1476.
7. The OASIS-6 Trial Group. Effects of fondaparinux on
mortality and reinfarction in patients with acute ST-segment
elevation myocardial infarction. The OASIS-6 randomized
trial. JAMA 2006;295:1519-1530.
Ngày nhận bài báo: 03-04-2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 11-04-2014
Ngày bài báo được đăng: 20 – 05 - 2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_tinh_hinh_su_dung_fondaparinux_tren_benh_nhan_hoi_c.pdf