Khảo sát tình trạng biếng ăn ở trẻ từ 12‐36 tháng tuổi tại phòng khám dinh dưỡng bệnh viện Nhi đồng 1 từ tháng 6/2012 đến tháng 1/2013

Các mối liên quan Mối liên quan giữa các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng với tình trạng suy dinh dưỡng qua phân tích đơn biến và phân tích đa biến (bảng 1, bảng 3), chúng tôi thấy rằng: ‐ Trẻ biếng ăn có cân nặng lúc sinh <2500g có tình trạng suy dinh dưỡng cao hơn gần 4 lần so với trẻ có cân nặng lúc sinh ≥2500g (với p<0,001). Trẻ có cân nặng lúc sinh thấp là yếu tố nguy cơ của tình trạng suy dinh dưỡng(7), nếu những trẻ này bị biếng ăn thì càng dễ bị suy dinh dưỡng hơn vì thiếu dưỡng chất. ‐ Trẻ có 1 nhóm biếng ăn có tình trạng suy dinh dưỡng cao hơn gần 2 lần trẻ có từ 2 nhóm biếng ăn trở lên (p=0,019). Tuy nhiên, số nhóm biếng ăn chẩn đoán được trong nghiên cứu của chúng tôi là dựa vào sự nhận định của cha mẹ về các hành vi ăn uống của trẻ, không phản ánh được năng lượng nạp vào của trẻ trong chế độ ăn hàng ngày, vì nếu năng lượng trẻ dung nạp đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng của trẻ thì dù trẻ biếng ăn 1 nhóm hay phối hợp nhiều nhóm thì vẫn không bị suy dinh dưỡng. ‐ Trẻ có thời gian biếng ăn <1 năm có tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm 50% so với trẻ có thời gian biếng ăn ≥1 năm (p<0,001). Những trẻ biếng ăn được đưa đi khám và điều trị sớm sẽ tránh được sự thiếu hụt năng lượng và dưỡng chất kéo dài và sẽ tránh được nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Ngược lại, trẻ bị biếng ăn lâu dài, đặc biệt là ở những trẻ không được bổ sung năng lượng và dưỡng chất bị thiếu hụt do biếng ăn thì trẻ sẽ không tăng trưởng tốt, dẫn đến suy dinh dưỡng. Dựa vào các đặc điểm của từng nhóm biếng ăn, chúng tôi thấy rằng sợ ăn là biểu hiện của tình trạng từ chối ăn quyết liệt, là phản ứng dữ dội nhất đối với việc ăn uống. Theo mô tả của tác giả Chatoor trong cuốn sách “Chẩn đoán và điều trị các rối loạn nuôi ăn” (4) thì sợ ăn có vẻ như là hệ quả cuối cùng của quá trình biếng ăn, sợ ăn có thể do các nhóm biếng ăn khác khi không được điều trị đúng đắn dẫn đến. Chúng tôi thấy biếng ăn nhũ nhi gặp hầu hết ở các trường hợp biếng ăn nên trẻ biếng ăn nhũ nhi đều có thể bị sợ ăn (bảng 2). Trẻ ác cảm với thức ăn hoặc biếng ăn liên quan đến bệnh nội khoa bị sợ ăn nhiều hơn gần 2 lần so với những trẻ biếng ăn không thuộc 2 nhóm biếng ăn này (p<0,05) (bảng 2, bảng 4).

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 164 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tình trạng biếng ăn ở trẻ từ 12‐36 tháng tuổi tại phòng khám dinh dưỡng bệnh viện Nhi đồng 1 từ tháng 6/2012 đến tháng 1/2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 514  KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG BIẾNG ĂN Ở TRẺ TỪ 12‐36 THÁNG TUỔI   TẠI PHÒNG KHÁM DINH DƯỠNG BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1   TỪ THÁNG 6/2012 ĐẾN THÁNG 1/2013  Lê Thị Kim Dung*, Nguyễn Anh Tuấn**, Huỳnh Thị Duy Hương**  TÓM TẮT  Mở đầu: Biếng ăn ở trẻ em rất phổ biến. Công cụ IMFeD giúp tiếp cận 6 nhóm biếng ăn ở trẻ. Ở Việt Nam  chưa có nghiên cứu về phân loại các nhóm biếng ăn.  Mục tiêu: (1)Xác định đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và phân loại biếng ăn theo IMFeD.(2)Xác định mối liên  quan giữa đặc điểm dịch tễ, lâm sàng với tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ biếng ăn, mối liên quan giữa các nhóm  biếng ăn.  Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả và phân tích 366 trẻ 12‐36 tháng tuổi có thời gian biếng ăn ≥ 1  tháng. Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, triệu chứng của 6 nhóm biếng ăn theo IMFeD (biếng ăn nhũ nhi, ác cảm với  thức ăn, biếng ăn liên quan đến bệnh nội khoa, sợ ăn, thờ ơ với chuyện ăn, sự quan tâm quá mức của cha mẹ)  được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp.   Kết quả: Tuổi đến khám nhiều nhất là 12‐<18 tháng tuổi (41%). Tỷ lệ nam:nữ = 1.14:1. Đa số trẻ xuất hiện  biếng ăn lúc 6‐<12 tháng tuổi (50%). Thời gian biếng ăn trung bình là 11± 6,6 tháng. Tỷ lệ suy dinh dưỡng là  38,%. Hầu hết trẻ thuộc nhóm biếng ăn nhũ nhi (99,5%). Phần lớn trẻ có ≥ 2 nhóm biếng ăn phối hợp (76%).  Trẻ  có  thời  gian  biếng  ăn  <1 năm  có  tỷ  lệ  suy  dinh  dưỡng  giảm  so  với  trẻ  có  thời  gian  biếng  ăn  ≥1 năm  (PR=0,45; CI: 0,29‐0,70). Trẻ có thể bị sợ ăn nhiều hơn nếu trẻ thuộc một trong hai nhóm: ác cảm với thức ăn  (PR=1,88; CI: 1,11‐3,16); biếng ăn liên quan đến bệnh nội khoa (PR=1,82; CI: 1,07‐3,09).  Kết luận: Biếng ăn thường xảy ra vào giai đoạn chuyển tiếp thức ăn. Biếng ăn ≥ 1 năm có thể gây suy dinh  dưỡng. Biếng ăn nhũ nhi phổ biến nhất. Trẻ thường có nhiều nhóm biếng ăn phối hợp. Trẻ ác cảm với thức ăn  hoặc biếng ăn liên quan đến bệnh nội khoa có thể bị sợ ăn nhiều hơn những trẻ không thuộc 2 nhóm này.  Từ khóa: Biếng ăn, biếng ăn nhũ nhi, ác cảm với thức ăn, phân loại biếng ăn, công cụ IMFeD, suy dinh  dưỡng.  ABSTRACT  FEEDING DISORDERS IN CHILDREN 12‐36 MONTHS OLD AT NUTRITION DEPARTMENT OF  CHILDREN’S HOSPITAL N01, JUN 2012 – JAN 2013  Le Thi Kim Dung, Nguyen Anh Tuan, Huynh Thi Duy Huong  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 514 ‐ 519  Background:  Feeding disorders  are  common  among  children.  IMFeD  tool helps pediatricians  identify 6  kinds of feeding disorders in children. In Vietnam, the classification of feeding disorders has not been researched.  Objectives: (1) To determine the prevalence of epidemiologic, clinical characteristics and to classify feeding  disorders based on IMFeD tool. (2)To determine the relations of above characteristics with malnutrition status of  children that had feeding disorders and the relations among feeding disorders.  Method: A  descriptive  and  analysis  cross‐sectional  study  enrolled  366  children  of  12‐36 months  old  of  *Bệnh viện Nhi Đồng 1, **Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP.HCM  Tác giả liên lạc: BS Lê Thị Kim Dung   ĐT: 0937637990   Email: drkimdung84@yahoo.com.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 515 which duration of feeding disorders ≥ 1 month. Epidemiologic, clinical characteristics and symptoms of 6 kinds of  feeding disorders based on  IMFeD  tool  (infantile anorexia,  sensory  food aversions,  feeding disorder associated  with a concurrent medical condition, fear of feeding, poor appetite in an apathetic and withdrawn child, parental  misperception) were collected by direct interview.   Results: The most popular children’s age was 12‐<18 months old (41%). Male:female ratio was 1.14:1. Half  of the children began to have feeding disorders at 6‐<12 months old (50%). Mean duration of feeding disorders  was  11 months  (S.D.=6.6).  The  percentage  of malnourished  children was  38.3%. Most  of  the  children  got  infantile anorexia  (99.5%). Lots of  them had more  than 1 kind  of  feeding disorder  (76%). Children  of which  duration  of  feeding  disorders  <  1  year were  associated with  decreased  prevalence  of malnutrition  (PR=0.45;  p<0.001) compared with subjects of which duration of  feeding disorders ≥ 1 year. Prevalence of  fear of  feeding  increased  in  children  involved  in  either  sensory  food  aversions  (PR=1.88;  CI:1.11‐3.16)  or  feeding  disorder  associated with a concurrent medical condition (PR=1.82; CI: 1.07‐3.09).  Conclusion: Feeding disorders usually appeared in food transition period. Persistent feeding disorders  may  caused malnutrition.  The most  common  feeding  disorder was  infantile  anorexia.  It was  likely  that  children usually had  complex  feeding disorders. Children with  sensory  food  aversions  or  feeding disorder  associated with a concurrent medical condition had higher prevalence of fear of feeding than those with none  of above feeding disorders.  Key  words:  feeding  disorder,  infantile  anorexia,  sensory  food  aversions,  feeding  disorder  classification,  IMFeD tool, malnutrition.  MỞ ĐẦU  Biếng ăn rất phổ biến trên toàn thế giới và là  một trong những mối quan tâm lớn nhất của các  bậc  phụ  huynh.  Hậu  quả  của  biếng  ăn  nếu  không được điều trị sẽ dẫn đến thiếu chất dinh  dưỡng, ảnh hưởng sự tăng trưởng, ngoài ra còn  ảnh hưởng xấu  lên cảm xúc, nhận  thức và khả  năng hòa nhập xã hội của  trẻ. Công cụ  IMFeD  (Xác định và chẩn đoán biếng  ăn)  là  sáng kiến  của bác sĩ Benny Kerzner, khoa tiêu hoá và dinh  dưỡng  thuộc  trung  tâm nhi khoa quốc gia Hoa  Kỳ, dựa  theo phân  loại các nhóm biếng  ăn của  bác  sĩ  Irene Chatoor,  giáo  sư  tâm  thần  và  nhi  khoa, trung tâm nhi khoa quốc gia Hoa Kỳ, phác  họa hướng  tiếp cận và điều  trị  thích hợp cho 6  nhóm  biếng  ăn  ở  trẻ(8).  Ở  Việt  Nam  chưa  có  nghiên cứu về phân loại các nhóm biếng ăn, do  đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu này.  Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với các  mục  tiêu:  (1)  Xác  định  đặc  điểm  dịch  tễ,  lâm  sàng và phân loại biếng ăn theo IMFeD ở trẻ từ  12‐36 tháng tuổi; (2) Xác định các mối liên quan  giữa đặc điểm dịch  tễ,  lâm sàng với  tình  trạng  suy dinh dưỡng  ở  trẻ biếng  ăn, mối  liên quan  giữa các nhóm biếng ăn.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Một nghiên  cứu  cắt ngang, mô  tả và phân  tích được tiến hành tiến cứu từ tháng 6/2012 đến  tháng 1/2013 với dân số mục tiêu là những trẻ từ  12 ‐ 36 tháng tuổi được đưa đến khám biếng ăn  tại  phòng  khám  dinh  dưỡng  bệnh  viện  Nhi  Đồng 1. Cỡ mẫu tính theo công thức  là 362 trẻ,  phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Tiêu chuẩn  loại  trừ  là  những  trẻ  có  biểu  hiện  từ  chối  ăn  trong thời gian < 1 tháng, người đưa đến khám  không biết rõ tình trạng biếng ăn của trẻ, trẻ bị  chậm phát  triển  tâm  thần, bị bệnh  lý  cấp  cứu,  bệnh lý thần kinh cơ, bệnh lý ngoại khoa, bệnh  lý mạn tính như bệnh lý tim mạch, thận, hô hấp,  chuyển  hóa  chưa  kiểm  soát,  dị  tật  bẩm  sinh  đường  tiêu  hóa  chưa  được  điều  trị.  Các  đặc  điểm dịch tễ, lâm sàng, triệu chứng của 6 nhóm  biếng ăn theo IMFeD (gồm: biếng ăn nhũ nhi, ác  cảm với  thức  ăn, biếng  ăn  liên quan  đến bệnh  nội khoa,  sợ  ăn,  thờ ơ với  chuyện  ăn,  sự quan  tâm quá mức của cha mẹ) được  thu  thập bằng  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 516 cách  phỏng  vấn  trực  tiếp  theo  phiếu  thu  thập  thông tin.  Thống kê mô tả: tính tỷ lệ phần trăm và tần  số đối với biến số định tính, tính trung bình và  độ lệch chuẩn đối với biến số định lượng. Thống  kê  phân  tích:  phân  tích  đơn  biến  các mối  liên  quan bằng phép kiểm Chi bình phương, phép  kiểm chính xác Fisher (nếu tần số < 5); phân tích  đa biến các mối liên quan bằng mô hình hồi quy  logistic. Ngưỡng thống kê có ý nghĩa khi giá trị  p < 0,05.   KẾT QUẢ  Từ ngày 18/6/2012 đến ngày 16/1/2013 có 366  trẻ được đưa vào nghiên cứu.  Đặc điểm dịch tễ  Tuổi trung bình của dân số nghiên cứu: 21 ±  7  tháng  tuổi,  trẻ  đến khám biếng  ăn  từ  12‐<18  tháng  tuổi  chiếm  tỷ  lệ  cao  nhất  (41%).  Tỷ  lệ  nam:nữ là 1,14:1. Đa số trẻ đến khám biếng ăn là  con  đầu  lòng  (61%),  thấp nhất  là  trẻ  thuộc gia  đình đông con (≥3 con) (3,5%).  Đặc điểm lâm sàng  Thời điểm xuất hiện biếng ăn trung bình là  10  ±  5,6  tháng  tuổi,  50%  ở  giai  đoạn  6‐<12  tháng tuổi.  Thời  gian  biếng  ăn  trung  bình  là  11±  6,6  tháng,  37,7%  biếng  ăn  từ  6‐<12  tháng,  36,6%  biếng ăn từ 12‐<24 tháng.  25%  trẻ  không  được  cho  ăn  thức  ăn  phù  hợp tuổi.  60,9% trẻ có cân nặng và chiều cao trong giới  hạn bình thường, 38,3% suy dinh dưỡng (khi trẻ  có 1 trong 3 yếu tố cân nặng theo tuổi, chiều cao  theo tuổi, cân nặng theo chiều cao < ‐2SD), 3,5%  thừa cân.   Các nhóm biếng ăn theo IMFeD  76% trẻ có ≥ 2 nhóm biếng ăn phối hợp  74,8% phối hợp 2 nhóm biếng ăn nhũ nhi và  biếng ăn liên quan đến bệnh nội khoa.  Nhóm biếng  ăn nhũ nhi chiếm hầu hết các  trường hợp (99,5%), nhóm thờ ơ với chuyện ăn  chiếm tỷ lệ thấp nhất (0,5%).  Biểu đồ 1: Tỷ lệ các nhóm biếng ăn  Các mối liên quan  Phân  tích đơn biến và đa biến các mối  liên  quan giữa:  ‐ Đặc điểm dịch  tễ,  lâm sàng với  tình  trạng  suy dinh dưỡng ở trẻ biếng ăn.   ‐ Giữa các nhóm biếng ăn khác với nhóm sợ  ăn  (theo mô  tả  của  tác giả Chatoor  trong  cuốn  sách  “Chẩn  đoán  và  điều  trị  các  rối  loạn  nuôi  ăn”(4) thì sợ ăn có thể do các nhóm biếng ăn khác  khi không được điều trị đúng đắn dẫn đến).  Phân tích đơn biến  Bảng 1: Liên quan giữa đặc điểm dịch tễ, lâm sàng với tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ biếng ăn  SDD n (%) Không SDD n (%) PR (KTC 95%) p Trình độ học vấn cha < cấp 2 19(51,4) 18(48,6) 1,394 (0,988-1,967) 0,086 Trình độ học vấn cha ≥ cấp 2 119(36,8) 204(63,2) Trình độ học vấn mẹ < cấp 2 20(44,4) 25(55,6) 1,185 (0,830-1,692) 0,370 Trình độ học vấn mẹ ≥ cấp 2 120(37,5) 200(62,5) Sinh đủ tháng 128(38,1) 208(61,9) 0,952 (0,602-1,507) 0,837 Thiếu tháng 12(40) 18(60) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 517 SDD n (%) Không SDD n (%) PR (KTC 95%) p Cân nặng lúc sinh < 2500g 28(70) 12(30) 2,038 (1,583-2,622) <0,001 Cân nặng lúc sinh ≥ 2500g 112(34,4) 214(65,6) Ăn dặm < 4 tháng tuổi 6(33,3) 12(66,7) 0,866 (0,444-1,686) 0,660 Ăn dặm ≥ 4 tháng tuổi 134(38,5) 214(61,5) Thức ăn phù hợp 110(40,1) 164(59,9) 1,231 (0,887-1,708) 0,198 Thức ăn không phù hợp 30(32,6) 62(67,4) 1 nhóm biếng ăn 43(48,9) 45(51,1) 1,4 (1,072-1,830) 0,035 ≥ 2 nhóm biếng ăn 97(34,9) 181(65,1) Thời gian biếng ăn < 1 năm 63(29,7) 149(70,3) 0,594 (0,458-0,771) <0,001 Thời gian biếng ăn ≥ 1 năm 77(50) 77(50) Bảng 2: Liên quan giữa các nhóm biếng ăn khác với  nhóm sợ ăn  Sợ ăn n(%) Không sợ ăn n(%) PR (KTC 95%) p Biếng ăn nhũ nhi Có 87(23,9) 277(76,1) 0,761 (0,718- 0,806) 0,428Không 0(0) 2(100) Ác cảm với thức ăn Có 36(34,3) 69(65,7) 1,755 (1,222- 2,519) 0,003Không 51(19,5) 210(80,5) Biếng ăn liên quan đến bệnh nội khoa Có 61(29,2) 148(70,8) 1,762 (1,170- 2,655) 0,005Không 26(16,6) 131(83,4) Sự quan tâm quá mức của cha mẹ Có 18(28,6) 45(71,4) 1,255 (0,806- 1,952) 0,325Không 69(22,8) 234(77,2) Phân tích đa biến  Bảng 3: Liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng  với cân nặng lúc sinh, số nhóm biếng ăn và thời gian  biếng ăn qua phân tích đa biến  Biến số độc lập PR KTC 95% p Cân nặng lúc sinh 3,865 1,854-8,057 <0,001 Số nhóm biếng ăn 1,847 1,108-3,079 0,019 Thời gian biếng ăn 0,448 0,287-0,702 <0,001 Bảng 4: Liên quan giữa sợ ăn với ác cảm với thức ăn,  biếng ăn liên quan đến bệnh nội khoa qua phân tích  đa biến  Biến số độc lập PR KTC 95% p Ác cảm với thức ăn 1,875 1,114-3,156 0,018 Biếng ăn liên quan đến bệnh nội khoa 1,817 1,069-3,089 0,027 BÀN LUẬN  Đặc điểm dịch tễ  Nhóm  tuổi  đến  khám  biếng  ăn  phổ  biến  nhất  là  12‐<18  tháng  tuổi  (41%),  tương  đương  với kết quả của tác giả Nguyễn Thanh Danh(9) là  12‐<24 tháng tuổi, tác giả Đào Thị Yến Phi(6) là 6‐ 24 tháng tuổi.  Tỷ  lệ  nam:nữ  =  1,14:1. Giống  với  kết  quả  của các tác giả Nguyễn Thanh Danh(9) (1,22:1),  Đào Thị Yến Phi (6) (1,12:1), giống với kết  luận  của  các  tác  giả  Carruth  B.R(2), Chatoor  I.(5)  là  biếng ăn xuất hiện ở cả nam và nữ với tần suất  ngang nhau.  Đa số trẻ đến khám biếng ăn là con đầu lòng  (61%), thấp nhất là trẻ thuộc gia đình đông con  (≥3  con)  (3,5%). Gia  đình  ít  con  có  nhiều  thời  gian chăm sóc trẻ và đưa trẻ đến khám biếng ăn  nhiều hơn gia đình đông con.  Đặc điểm lâm sàng  Thời điểm xuất hiện biếng ăn  trung bình  là  10 ± 5,6  tháng  tuổi,  tập  trung nhiều nhất ở giai  đoạn 6‐<12 tháng tuổi (50%), là giai đoạn tập ăn  dặm, chuyển tiếp từ thức ăn loãng sang thức ăn  đặc. Đây  là giai đoạn quan  trọng,  trẻ học  thêm  những vị  thức  ăn mới, học  cách nhai,  tiếp xúc  với muỗng, chén, bàn, ghế khi ăn.   Thời  gian  biếng  ăn  trung  bình  là  11±  6,6  tháng,  37,7%  biếng  ăn  từ  6‐<12  tháng,  36,6%  biếng  ăn  từ  12‐<24  tháng.  Thời  gian  biếng  ăn  tính  từ  lúc bắt đầu xuất hiện biếng  ăn đến khi  tham  gia  nghiên  cứu. Kết  quả  cho  thấy  trẻ  bị  biếng ăn khá lâu chưa được điều trị hoặc điều trị  không hiệu quả.  25% trẻ không được cho ăn thức ăn phù hợp  tuổi, giống kết quả nghiên cứu của  tác giả Đào  Thị Yến Phi(6) (25,8%).  Đa số trẻ có cân nặng và chiều cao trong giới  hạn bình  thường  (60,9%),  thậm  chí  có 3,5%  trẻ  thừa cân, có  thể do  thời gian biếng ăn chưa đủ  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 518 lâu  để  ảnh  hưởng  sự  tăng  trưởng,  có  thể  trẻ  được bổ sung nhiều sản phẩm dinh dưỡng khác  hoặc  gia  đình  lo  lắng  quá mức. Tuy  nhiên,  có  38,3% trẻ bị suy dinh dưỡng, tỷ lệ này thấp hơn  của  tác  giả Nguyễn  Thanh Danh(9)  (77,3%)  và  Ammaniti M.(1) (51%).  Các nhóm biếng ăn theo IMFeD  Nhóm  biếng  ăn  nhũ  nhi  gặp  nhiều  nhất  (99,5%, biểu  đồ 1), giống với  tác giả Ammaniti  M.(1) (biếng ăn nhũ nhi phổ biến nhất, 62%), khác  với tác giả Chatoor I.(3) (ác cảm với thức ăn chiếm  tỷ  lệ cao nhất, 36,9%). Hầu hết các  trường hợp  biếng ăn là biếng ăn nhũ nhi, cho thấy nhóm này  rất phổ  biến  ở nước  ta. Nếu  chúng  ta  điều  trị  được nhóm này thì sẽ giải quyết được phần lớn  các trường hợp biếng ăn. Thờ ơ với chuyện ăn có  tỷ  lệ  thấp nhất  (0,5%), nhóm này rất hiếm gặp.  Một  điểm  đáng  chú  ý  khác  là  17,2%  trẻ  có  sự  quan tâm quá mức của cha mẹ, những trẻ thuộc  nhóm này việc điều trị biếng ăn cần kết hợp với  điều trị tâm lý của cha mẹ.  Một trẻ có thể có nhiều nhóm biếng ăn phối  hợp, nghiên cứu thấy 76% có ≥ 2 nhóm biếng ăn  phối hợp, phản ảnh tình trạng biếng ăn ở trẻ em  rất phức tạp.  Trong  các  trường  hợp  biếng  ăn  phức  tạp,  nhóm biếng  ăn nhũ nhi phối hợp với biếng  ăn  liên  quan  đến  bệnh  nội  khoa  chiếm  tỷ  lệ  cao  nhất (74,8%).  Các mối liên quan  Mối liên quan giữa các đặc điểm dịch tễ, lâm  sàng với  tình  trạng  suy dinh dưỡng qua phân  tích đơn biến và phân tích đa biến (bảng 1, bảng  3), chúng tôi thấy rằng:   ‐ Trẻ biếng ăn có cân nặng lúc sinh <2500g có  tình trạng suy dinh dưỡng cao hơn gần 4 lần so  với trẻ có cân nặng lúc sinh ≥2500g (với p<0,001).  Trẻ có cân nặng lúc sinh thấp là yếu tố nguy cơ  của tình trạng suy dinh dưỡng(7), nếu những trẻ  này bị biếng ăn  thì càng dễ bị suy dinh dưỡng  hơn vì thiếu dưỡng chất.  ‐ Trẻ có 1 nhóm biếng ăn có  tình  trạng suy  dinh dưỡng cao hơn gần 2 lần trẻ có từ 2 nhóm  biếng  ăn  trở  lên  (p=0,019). Tuy nhiên, số nhóm  biếng ăn chẩn đoán được trong nghiên cứu của  chúng  tôi  là dựa vào sự nhận định của cha mẹ  về các hành vi ăn uống của trẻ, không phản ánh  được năng  lượng nạp vào của  trẻ  trong chế độ  ăn hàng ngày, vì nếu năng  lượng trẻ dung nạp  đáp ứng được nhu cầu  tăng  trưởng của  trẻ  thì  dù  trẻ  biếng  ăn  1  nhóm  hay  phối  hợp  nhiều  nhóm thì vẫn không bị suy dinh dưỡng.   ‐ Trẻ có  thời gian biếng  ăn <1 năm có  tỷ  lệ  suy dinh dưỡng giảm 50% so với trẻ có thời gian  biếng ăn ≥1 năm (p<0,001). Những trẻ biếng ăn  được đưa đi khám và điều trị sớm sẽ tránh được  sự thiếu hụt năng lượng và dưỡng chất kéo dài  và  sẽ  tránh  được nguy  cơ  bị  suy dinh dưỡng.  Ngược  lại,  trẻ bị biếng ăn  lâu dài, đặc biệt  là ở  những  trẻ không được bổ sung năng  lượng và  dưỡng  chất bị  thiếu hụt do biếng  ăn  thì  trẻ  sẽ  không tăng trưởng tốt, dẫn đến suy dinh dưỡng.  Dựa vào các đặc điểm của từng nhóm biếng  ăn,  chúng  tôi  thấy  rằng  sợ  ăn  là biểu hiện  của  tình trạng từ chối ăn quyết liệt, là phản ứng dữ  dội nhất đối với việc  ăn uống. Theo mô  tả của  tác giả Chatoor trong cuốn sách “Chẩn đoán và  điều  trị các rối  loạn nuôi  ăn”  (4)  thì sợ ăn có vẻ  như là hệ quả cuối cùng của quá trình biếng ăn,  sợ  ăn  có  thể  do  các  nhóm  biếng  ăn  khác  khi  không được điều trị đúng đắn dẫn đến. Chúng  tôi  thấy  biếng  ăn  nhũ  nhi  gặp  hầu  hết  ở  các  trường hợp biếng  ăn nên  trẻ biếng  ăn nhũ nhi  đều có thể bị sợ ăn (bảng 2). Trẻ ác cảm với thức  ăn hoặc biếng ăn liên quan đến bệnh nội khoa bị  sợ ăn nhiều hơn gần 2 lần so với những trẻ biếng  ăn không  thuộc  2 nhóm biếng  ăn này  (p<0,05)  (bảng 2, bảng 4).  KẾT LUẬN  Biếng  ăn  thường  xảy  ra  vào  giai  đoạn  chuyển tiếp thức ăn. Biếng ăn ≥ 1 năm có thể gây  suy  dinh  dưỡng.  Biếng  ăn  nhũ  nhi  phổ  biến  nhất. Trẻ  thường có nhiều nhóm biếng ăn phối  hợp. Trẻ ác cảm với thức ăn hoặc biếng ăn  liên  quan bệnh nội khoa có  thể bị  sợ ăn nhiều hơn  những trẻ không thuộc 2 nhóm này.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 519 TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Ammaniti  M,  Lucarelli  L,  Cimino  S,  DʹOlimpio  F,  and  Chatoor I (2011). Feeding Disorders of Infancy: A longitudinal  study  to middle  childhood.  International  Journal  of  Eating  Disorders, 45 (2): p. 272‐280.  2. Carruth  BR,  Ziegler  PJ,  Gordan  A,  and  Barr  SI  (  2004).  Prevalence of Picky Eaters among  Infants and Toddlers and  Their  Caregivers’  Decisions  about  Offering  a  New  Food.  Journal of the American Dietetic Association, 104: p. 57‐64.  3. Chatoor  I  (2009).  Comorbidities  and  complex  feeding  disorders. Diagnosis and Treatment of Feeding disorders  in  Infants,  Toddlers,  and  Young  Children,  p.  113.  ZERO  TO  THREE, Washington DC, USA.  4. Chatoor  I  (2009). Posttraumatic  feeding disorder. Diagnosis  and Treatment of Feeding disorders in Infants, Toddlers, and  Young Children, p.  85‐102. ZERO TO THREE, Washington  DC, USA.   5. Chatoor I, Hirsch R, Ganiban J, Persinger M, and Hamburger  E  (1998).  Diagnosing  infantile  anorexia:  the  observation  of  mother‐infant interactions. Journal of the American Academy  of Child and Adolescent Psychiatry, 37(9): p. 959‐967.  6. Đào Thị Yến Phi (2006). Đặc điểm tình trạng biếng ăn được  gia đình nhận định của  trẻ dưới 15  tuổi khám  tại TT. Dinh  dưỡng TP.HCM. Luận văn Thạc sĩ Y học. Bộ môn Nhi Đại  học Y Dược TP.HCM.  7. Ergin F, Okyay P, Atasoylu G, and Beser E (2007). Nutritional  status  and  risk  factors  of  chronic malnutrition  in  children  under  five years of age  in Aydın, a western  city of Turkey.  The Turkish journal of Pediatrics, 49: p. 283‐289.  8. Kerzner B (2009). Clinical investigation of feeding difficulties  in  young  children:  a  practical  approach. Clinical  Pediatrics  (Phila), 48: p. 960‐965.  9. Nguyễn Thanh Danh (1999). Khảo sát tình hình chán ăn ở trẻ  em. Tạp chí Y học TP.HCM, 3 (1): p. 44‐48.  Ngày nhận bài báo: 01/11/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo: 05/11/2013  Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_tinh_trang_bieng_an_o_tre_tu_1236_thang_tuoi_tai_ph.pdf
Tài liệu liên quan