Khảo sát tình trạng hút thuốc lá ở bệnh nhân nam mắc lao phổi

Về kết quả khi kết thúc điều trị lao và kết quả âm hóa AFB/đàm ở BN lao phổi AFB (+) có và không có HTL Theo bảng 5, các BN HTL mắc LP AFB (+) có tỉ lệ điều trị lao thành công thấp hơn và tỉ lệ thất bại cao hơn so với nhóm BN không HTL (lần lượt là 88% so với 98,6% và 12% so với 1,4%) một cách có ý nghĩa thống kê (OR = 0,89; 95% CI: 0,83 - 0,96; p = 0,0083). Điều này cũng phù hợp với trong y văn(4,6,10). Đồng thời, ở BN HTL mắc LP AFB (+) có kết quả âm hóa đàm chậm hơn và thấp hơn so với BN không HTL tại các thời điểm sau 2 tháng, 5 tháng và 8 tháng điều trị lao (lần lượt là 58% so với 85,1%; 79% so với 94,6%; và 88% so với 98,6%) một cách có ý nghĩa giữa 2 nhóm NC (p < 0,05). Theo NC của Metanat M.(16) chỉ ghi nhận có sự chậm trễ có ý nghĩa về thời gian chuyển đổi xét nghiệm AFB/ đàm giữa BN có HTL và không HTL sau 2 và 3 tháng điều trị lao nhưng sự khác biệt lại không có ý nghĩa giữa 2 nhóm có và không HTL tại thời điểm soi AFB/đàm sau cùng, và vào tháng thứ 5 sau điều trị. Tuy nhiên, theo NC của Gullón JA(8), ghi nhận nam giới HTL mắc bệnh lao không liên quan thời gian chuyển đổi kết quả cấy đàm. KẾT LUẬN Kết quả NC cho thấy HTL làm thay đổi biểu hiện bệnh lao về lâm sàng, làm giảm tỉ lệ dương tính của AFB/đàm, tổn thương lao trên XQ phổi thường nặng, lan tỏa hai phế trường, tạo hang, có thể kèm theo TKMP và/hoặc TDMP, làm chậm trễ trong việc chẩn đoán bệnh lao. Đồng thời, HTL làm chậm sự âm hóa đàm, và gia tăng tỉ lệ thất bại của điều trị lao.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 55 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tình trạng hút thuốc lá ở bệnh nhân nam mắc lao phổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 1 * 2013 44 KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG HÚT THUỐC LÁ Ở BỆNH NHÂN NAM MẮC LAO PHỔI Ngô Thanh Bình* TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát tình trạng hút thuốc lá (HTL) ở những bệnh nhân (BN) nam mắc lao phổi (LP). Phương pháp: Nghiên cứu (NC) cắt ngang phân tích. Kết quả: Từ 01/6/2009 đến 01/3/2012, có 328 BN nam mắc LP đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược, gồm 211 BN HTL (64,3%) và 117 BN không HTL (35,7%). BN HTL trên 35 tuổi, có bệnh phổi mãn, và có nguồn lây lao trong gia đình có nguy cơ mắc LP cao gấp nhiều lần so với BN không HTL (lần lượt là OR=4,2; p<0,0001 và OR=2,96; p=0,0065). BN HTL có tỉ lệ các triệu chứng lâm sàng của LP (ho, khó thở, đau ngực, ho ra máu, sốt, mệt mỏi) nhiều hơn ở BN nam không HTL (p<0,05). BN HTL có tỉ lệ AFB/đàm dương tính ít hơn so với BN không HTL (p>0,05). Tuy nhiên, tỉ lệ cấy BK/đàm dương tính ở BN HTL cao hơn ở BN không HTL (93,8% so với 70%) (p=0,0429). Tổn thương lao trên X-quang ở mức độ III (nặng) xảy ra ở BN HTL nhiều hơn ở BN không HTL (28% so với 9,4%) (p=0,0001). Tỉ lệ tổn thương lao dạng hang, hình mô kẽ phổi, TKMP và/hoặc TDMP xảy ra ở BN HTL nhiều hơn BN không HTL (p 20 điếu/ngày, > 3 ngày/tuần, liên tục > 20 năm, với mức độ phơi nhiễm tích lũy > 10 gói/năm, và HTL không có đầu lọc có nguy cơ mắc LP AFB(+) nhiều hơn LP AFB(-) (p<0,0001). BN HTL mắc LP AFB(+) có tỉ lệ điều trị lao thất bại cao hơn so với nhóm BN không HTL (12% so với 1,4%) (p=0,0083) và có tỉ lệ âm hóa đàm thấp hơn so với BN không HTL sau 2 tháng, 5 tháng và 8 tháng điều trị lao (lần lượt là 58%, 79%, 88% so với 85,1%, 94,6%, 98,6%) (p<0,01). Kết luận: BN nam HTL làm tăng nguy cơ mắc LP, thay đổi đặc điểm lâm sàng, kết quả vi khuẩn học, và X- quang phổi của LP cũng như làm chậm sự âm hóa đàm, và tăng tỉ lệ điều trị lao thất bại. Từ khóa: Hút thuốc lá (HTL), lao phổi (LP), AFB/đàm. ABSTRACT THE SURVEY OF CIGARETTE SMOKING IN THE MALE PATIENTS WITH PULMONARY TUBERCULOSIS Ngo Thanh Binh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - No 1 - 2013: 44 - 51 Objective: To survey cigarette smoking in the male patients with pulmonary tuberculosis. Method: The analytic cross-sectional study Results: From 1st Jun 2009 to 1st Mar 2012, There were 328 male patients (included in 211 smoking (64.3%) and 117 non-smoking (35.7%)) with pulmonary tuberculosis (PTB) visited at University Medical Center at Ho Chi Minh city. The smoking patients over 35 years old, with the underlying lung diseases and source of TB infection in their families, were suffered from PTB more than the non-smoking patients (in turn OR=4.2; p<0.0001 and OR=2.96; p=0.0065). The clinical symptoms of PTB (such as cough, dyspnea, chest pain, hemoptysis, fever and fatigue) were significantly showed more in smoking patients than in non-smoking patients (p<0.05). Rate of positive sputum AFB smear in smoking patients was lower than in non-smoking patients (p>0.05). However, rate of positive sputum BK culture in smoking patients was higher than in non-smoking patients (93.8% versus 70%) (p=0.0429). Rate of TB lesions at level III on chest X-rays in smoking patients was * Bộ môn Lao và Bệnh Phổi - ðH Y Dược TP.HCM Tác giả liên lạc: TS Ngô Thanh Bình ĐT: 0908.955.945 Email: bsthanhbinh@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học 45 higher than in non-smoking patients (28% versus 9.4%) (p=0.0001). Rate of cavity lesions, lung interstitial lesions, and pneumothorax and/or pleural effusion in smoking patients was significantly higher than in non- smoking patients (p 20 untipped cigarettes/day, > 3 days/week, > 20 years for smoking, and exposed > 10 packs/year were significantly suffered from positive AFB PTB more than negative AFB PTB (p<0.0001). Rate of the failure of anti-tuberculosis treatment in smoking patients was higher than in non-smoking patients (12% versus 1.4%) (p=0.0083). Rate of sputum conversion at 2-month, 5-month and 8-month anti tuberculosis therapy in smoking patients with positive AFB PTB was significantly lower than in non-smoking patients (in turn 58%, 79%, 88% versus 85.1%, 94.6%, 98.6%) (p<0.01). Conclusion: The cigarette smoking male patients had higher risks to suffer from PTB, changed clinical symptoms, bacteriology, chest X-rays of PTB as well as delayed sputum conversion time and increased rate of the failure of anti-tuberculosis treatment. Key words: cigarette smoking, tuberculosis, sputum AFB smear ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh lao là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mắc bệnh, tử vong và tàn phế trên toàn thế giới. Có nhiều yếu tố nguy cơ làm bùng phát bệnh lao, trong đó bao gồm các bệnh lý phổi mạn tính có liên quan đến hút thuốc lá (HTL)(3). Mặc dù, HTL không là nguyên nhân của LP, nhưng có nhiều nghiên cứu (NC) đã cho thấy HTL là yếu tố nguy cơ có thể làm gia tăng tỉ lệ mắc bệnh lao(1,4,6,10). Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), tỉ lệ HTL hiện đang tăng dần ở những nước đang phát triển, đặc biệt là ở châu Phi và châu Á. Mỗi năm có khoảng 5 triệu trường hợp tử vong vì các bệnh có liên quan đến HTL, và tỉ lệ tử vong sẽ gia tăng lên khoảng 10 triệu người mỗi năm trong vòng 20 năm tới nếu không có biện pháp ngăn ngừa HTL kịp thời(1,12). Tại Việt Nam, theo thống kê năm 2001-2002, tình trạng HTL vẫn ở mức cao, trong đó 56,1% ở nam và 1,8% ở nữ(17). Hít phải khói thuốc lá sẽ gây tổn thương viêm mãn tính, làm thay đổi cấu trúc giải phẫu và mô học của niêm mạc đường dẫn khí và nhu mô phổi dẫn đến làm rối loạn chức năng hô hấp và miễn dịch học của phổi. Hậu quả là gây suy giảm chức năng hô hấp, giảm chức năng thanh thải các hạt chất độc, và nhiễm khuẩn tại chỗ, làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng của niêm mạc hô hấp, trong đó có nhiễm vi khuẩn (VK)(2,12). Ngoài các bệnh lý gây ra do tác hại của khói thuốc lá như các bệnh phổi mạn tính và ung thư phổi, hít phải khói thuốc lá có làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh LP hay không, có làm thay đổi biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng của LP hay không?... Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành NC này nhằm khảo sát tình trạng HTL ở những BN nam mắc LP. Từ đó, đưa ra các biện pháp tuyên truyền, giáo dục và phòng ngừa các tác hại của HTL trong công tác phòng chống bệnh lao nhằm làm giảm nguy cơ bùng phát bệnh lao trong cộng đồng. Mục tiêu nghiên cứu (1). Xác định liên quan giữa một số đặc điểm về dân số học, lâm sàng, vi khuẩn lao trong đàm, hình ảnh X-quang phổi của lao phổi với tình trạng HTL. (2). Xác định liên quan giữa tình trạng HTL với từng thể lao phổi AFB(+) và lao phổi AFB(-). (3). Xác định kết quả khi kết thúc điều trị lao và kết quả âm hóa AFB/đàm ở BN lao phổi AFB(+) có và không có HTL. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng NC Tất cả những BN nam > 15 tuổi được chẩn đoán mắc lao phổi đến khám và điều trị tại Phòng khám Phổi, Bệnh viện Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh từ 01/6/2009 đến ngày Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 1 * 2013 46 01/3/2012. Các BN trong mẫu NC được chia thành hai nhóm: - Nhóm 1: gồm những BN nam mắc lao phổi có HTL hoặc đã từng HTL - Nhóm 2: gồm những BN nam mắc lao phổi không có HTL. Thiết kế NC NC cắt ngang phân tích Phương pháp tiến hành NC BN được khai thác về hành chính, tiền căn, bệnh sử bao gồm các biến số cần phải thu thập như: tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, nơi cư trú, tiền căn điều trị lao, tiền căn bệnh lý nội khoa mãn tính. Khai thác tình trạng HTL bằng bản câu hỏi soạn sẵn, tập trung về thời điểm bắt đầu HTL, số lượng điếu thuốc được hút mỗi ngày, loại thuốc lá được hút, thời gian HTL, đang HTL hay đã ngưng HTL, BN được khám lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết giúp chẩn đoán, điều trị và theo dõi diễn tiến bệnh lao. Các trường hợp LP tái phát và các trường hợp sau 5 tháng điều trị lao mà AFB/đàm còn dương tính đều được cấy đàm tìm BK và làm kháng sinh đồ lao đa kháng. Các BN mắc LP mới, LP tái phát được điều trị lao theo CTCL quốc gia (2009) và BN lao kháng thuốc được điều trị theo phác đồ của Liên đoàn chống lao và bệnh phổi quốc tế (2008). Thu thập dữ liệu vào mẫu bệnh án chung; ghi nhận tất cả các biến số và xử lý phân tích thống kê bằng phần mềm STATA phiên bản 8.0. Các biến số định tính sẽ được biểu diễn theo tần suất, tỉ lệ phần trăm và kiểm định theo phép kiểm γ2. Các biến số định lượng sẽ được biểu diễn theo trung bình, độ lệch chuẩn và kiểm định theo phép kiểm Fisher. Giá trị P < 0,05 và các mối liên quan được tính bằng trị số nguy cơ tương đối RR (relative risk) không chứa 1 được xem là có ý nghĩa thống kê với khoảng tin cậy 95% (95% Confident Interval). KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Từ 01/6/2009 đến ngày 31/3/2012, có 328 BN nam mắc LP đến khám và điều trị tại Phòng khám Phổi, Bệnh viện Đại học Y Dược. Trong đó: (1) nhóm 1: gồm n1=211 BN nam mắc LP có HTL hoặc đã từng HTL (64,3%); và (2) nhóm 2: gồm n2=117 BN nam mắc LP không có HTL (35,7%). Liên quan giữa một số đặc điểm về dân số học, lâm sàng, vi khuẩn lao trong đàm, hình ảnh X- quang phổi của lao phổi với tình trạng HTL Bảng 1: Liên quan giữa một số đặc điểm dân số học và tiền căn bệnh lý với tình trạng HTL ðặc ñiểm Phân bố Nhóm 1 (n1=211) Nhóm 2 (n2=117) OR (95%CI) p Tuổi < 35 32 (15,2%) 26 (22,2%) 0,23 (0,17-0,33) <0,0001 ≥ 35 179 (84,8%) 91 (77,8%) Trình ñộ học vấn < cấp 3 63 (29,9%) 34 (29,1%) 1,03 (0,72-1,46) 0,8794 ≥ cấp 3 148 (70,1%) 83 (70,9%) Nghề nghiệp Lao ñộng trí óc 53 (25,1%) 34 (29,1%) 0,86 (0,6-1,25) 0,4386 Lao ñộng chân tay, lái xe, thất nghiệp 158 (74,9%) 83 (70,9%) Nơi cư trú TP. HCM 94 (44,5%) 31 (26,5%) 1,68 (1,2-2,36) 0,0013 Tỉnh khác 117 (55,5%) 86 (73,5%) Tiền căn ñiều trị lao Không 179 (84,8%) 107 (91,5%) 0,93 (0,86-1,0) 0,0857 Có 32 (12,4%) 10 (6,8%) Tiền căn bệnh lý nội khoa mạn tính Bệnh phổi mạn 197 (93,4%) 26 (22,2%) 4,2 (3-5,9) <0,0001 ðái tháo ñường 32 (15,2%) 16 (13,7%) 1,1 (0,6-1,9) 0,7144 Bệnh tim mạch 33 (15,6%) 12 (10,3%) 1,5 (0,8-2,8) 0,1746 Bệnh lý khác 22 (10,4%) 10 (8,5%) 1,2 (0,6-2,5) 0,5826 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học 47 ðặc ñiểm Phân bố Nhóm 1 (n1=211) Nhóm 2 (n2=117) OR (95%CI) p Nguồn lây lao trong gia ñình Có 32 (15,2%) 6 (5,1%) 2,96 (1,27-6,87) 0,0065 không 179 (84,8%) 111 (94,9%) Nhận xét: Bệnh nhân HTL ≥ 35 tuổi, cự ngụ ở các tỉnh quanh TP. Hồ Chí Minh, có tiền căn bệnh lý phổi mãn và có nguồn lây lao trong gia đình có nguy cơ mắc lao cao hơn BN không HTL và sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Một số đặc điểm còn lại không cho thấy sự khác biệt giữa 2 nhóm NC (p>0,05). Bảng 2: Liên quan giữa đặc điểm lâm sàng của lao phổi với tình trạng HTL ðặc ñiểm Phân bố Nhóm 1 Nhóm 2 OR (95%CI) p Ho kéo dài Không 4 (1,9%) 33 (28,2%) 0,067 (0,02-0,18) <0,0001 Có 207 (98,1%) 84 (71,8%) Ho ra máu Không 188 (89,1%) 114 (97,4%) 0,91 (0,86-0,97) 0,0074 Có 23 (10,9%) 3 (2,6%) ðau ngực Không 129 (61,1%) 103 (88%) 0,69 (0,61-0,79) <0,0001 Có 82 (38,9%) 14 (12%) Khó thở Không 35 (16,6%) 94 (80,3%) 0,21 (0,15-0,28) <0,0001 Có 176 (83,4%) 23 (19,7%) Sốt về chiều Không 16 (7,6%) 25 (21,4%) 0,35 (0,2-0,64) 0,0003 Có 195 (92,4%) 92 (78,6%) Mệt mỏi Không 13 (6,2%) 15 (12,8%) 0,48 (0,24-0,98) 0,039 Có 198 (93,8%) 102 (87,2%) Ăn kém, sụt cân Không 74 (35,1%) 52 (44,4%) 0,79 (0,60-1,04) 0,0945 Có 137 (64,9%) 65 (55,6%) Thể lao phổi Mới 179 (84,8%) 107 (91,5%) 0,93 (0,86-1,00) 0,0857 Tái phát 32 (15,2%) 10 (8,5%) Lao phổi kháng thuốc Không 13 (40,6%) 6 (60%) 0,68 (0,35-1,31) 0,2826 Có 19 (59,4%) 4 (40%) Nhận xét: Các triệu chứng ho kéo dài, ho ra máu, đau ngực, khó thở, sốt về chiều và mệt mỏi xảy ra ở BN LP có HTL nhiều hơn ở BN không HTL một cách có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tuy nhiên, chưa thấy có sự khác biệt về tỉ lệ các thể LP và tình trạng lao kháng thuốc giữa 2 nhóm NC (p>0,05). Bảng 3: Liên quan giữa đặc điểm vi khuẩn lao trong đàm, hình ảnh X-quang phổi của lao phổi với tình trạng HTL ðặc ñiểm Phân bố Nhóm 1 Nhóm 2 OR (95%CI) p Kết quả soi tìm AFB Âm tính 92 (43,6%) 39 (33,3%) 1,31 (0,97-1,76) 0,0689 Dương tính 119 (56,4%) 78 (66,7%) Mức ñộ AFB dương tính ≤ 1 (+) 64 (53,8%) 47 (60,2%) 0,89 (0,7-1,14) 0,3702 2 (+) 36 (30,2%) 19 (24,4%) 1,24 (0,77-2,0) 0,3672 3 (+) 19 (16%) 12 (15,4%) 0,99 (0,88-1,1) 0,9127 Cấy ñàm tìm BK Am tính 2 (6,2%) 3 (30%) 0,21 (0,04-1,08) 0,0429 Dương tính 30 (93,8%) 7 (70%) Tổn thương phổi Phổi phải 78 (37%) 42 (35,9%) 1,03 (0,76-1,4) 0,8473 Phổi trái 40 (19%) 24 (20,5%) 0,92 (0,59-145) 0,7335 Hai phổi 93 (44%) 51 (43,6%) 1,01 (0,8-1,3) 0,9323 Phân ñộ tổn thương XQ ðộ I 67 (31,8%) 68 (58,1%) 0,55 (0,43-0,7) <0,0001 ðộ II 84 (39,8%) 38 (32,5%) 1,22 (0,9-1,67) 0,1882 ðộ III 60 (28,4%) 11 (9,4%) 0,79 (0,7-0,88) 0,0001 Dạng thâm nhiễm Không 43 (20,4%) 24 (20,5%) 0,99 (0,64-1,55) 0,9771 Có 168 (79,6%) 93 (79,5%) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 1 * 2013 48 ðặc ñiểm Phân bố Nhóm 1 Nhóm 2 OR (95%CI) p Dạng hang Không 137 (64,9%) 94 (80,3%) 0,81 (0,71-0,92) 0,0034 Có 74 (35,1%) 23 (19,7%) Hình kê Không 188 (89,1%) 102 (87,2%) 1,02 (0,94-1,11) 0,6027 Có 23 (10,9%) 15 (12,8%) Dạng nốt Không 191 (90,5%) 108 (92,3%) 0,98 (0,92-1,05) 0,5851 Có 20 (9,5%) 9 (7,7%) Hình mô kẽ phổi Không 14 (6,6%) 91 (77,8%) 0,085 (0,05-0,14 <0,0001 Có 197 (93,4%) 26 (22,2%) Xơ sẹo, vôi hóa do lao cũ Không 179 (84,8%) 107 (91,5%) 0,93 (0,86-1,00) 0,0857 Có 32 (15,2%) 10 (9,5%) TKMP và /hoặc TDMP Không 168 (79,6%) 106 (90,6%) 0,88 (0,80-0,96) 0,0102 Có 43 (20,4%) 11 (9,4%) Nhận xét: BN LP có HTL có tỉ lệ cấy đàm tìm BK dương tính, tổn thương trên X-quang phổi mức độ nặng, hình ảnh tạo hang, hình ảnh mô kẽ kèm TKMP và/hoặc TDMP xảy ra nhiều một cách có ý nghĩa thống kê hơn so với BN LP không HTL (p<0,05). Liên quan giữa tình trạng HTL với từng thể lao phổi AFB(+) và lao phổi AFB(-) Bảng 4: Liên quan giữa tình trạng HTL với từng thể lao phổi (n1=211) ðặc ñiểm Phân bố Lao phổi AFB(+) Lao phổi AFB(-) OR(95%CI) p Tuổi bắt ñầu HTL > 20 tuổi 3 (2,5%) 1 (1,1%) 1,74 (0,2-15,4) 0,6113 ≤ 20 tuổi 116 (97,5%) 91 (98,9%) Số ñiếu/ngày ≤ 10 16 (13,4%) 42 (45,6%) 0,3 (0,18-0,5) <0,0001 11 – 20 42 (35,3%) 34 (37%) 0,96 (0,7-1,4) 0,8030 > 20 61 (51,3%) 16 (17,4%) 0,6 (0,48-0,7) <0,0001 Số ngày hút trong tuần ≤ 3 ngày 13 (10,9%) 25 (27,2%) 0,4 (0,22-0,74) 0,0023 > 3 ngày 106 (89,1%) 67 (72,8%) Thời gian HTL (năm) ≤ 10 8 (6,7%) 35 (38%) 0,18 (0,1-0,4) <0,0001 11 – 20 49 (41,2%) 44 (47,8%) 0,86 (0,6-1,2) 0,3347 > 20 62 (52,1%) 13 (14,2%) 0,56 (0,4-0,7) <0,0001 HTL có ñầu lọc Không 43 (36,1%) 11 (12%) 3,02 (1,65-5,53) 0,0001 Có 76 (63,9%) 81 (88%) Mức ñộ phơi nhiễm tích lũy(gói/năm) ≤ 10 16 (13,4%) 42 (45,6%) 0,29 (0,18-0,49) <0,0001 > 10 103 (86,6%) 50 (54,4%) Sự gián ñoạn HTL Không 101 (84,9%) 77 (83,7%) 1,01 (0,90-1,14) 0,8152 có 18 (15,1%) 15 (16,3%) Nhận xét: BN HTL>10 điều/ngày, >3 ngày/tuần, HTL không có đầu lọc, thời gian HTL>20 năm cũng như mức độ phơi nhiễm>10 gói/năm có nguy cơ mắc LP AFB(+) (p<0,05). Tuy nhiên chưa thấy có sự liên quan giữa thời điểm bắt đầu HTL, và sự gián đoạn HTL với các thể LP AFB(+) và AFB(-) (p>0,05). Xác định kết quả khi kết thúc điều trị lao và kết quả âm hóa AFB/đàm ở BN lao phổi AFB(+) có và không có HTL Trong NC này, chỉ đánh giá kết quả điều trị LP AFB(+) mới và tái phát. Kết quả âm hóa đàm được tính cộng dồn tại các thời điểm của điều trị lao (sau 2 tháng; 5 tháng; và 8 tháng). Bảng 5: Kết quả âm hóa AFB/đàm tại các thời điểm điều trị lao giữa hai nhóm: Kết quả Phân bố Nhóm 1 (n1=100) Nhóm 2 (n2=74) OR (95%CI) p Kết thúc ñiều trị lao Thành công 88 (88%) 73 (98,6%) 0,89 (0,83-0,96) 0,0083 Thất bại 12 (12%) 1 (1,4%) Âm hóa AFB/ ñàm Sau 2 tháng 58 (58%) 63 (85,1%) 0,68 (0,56-0,83) 0,0001 Sau 5 tháng 79 (79%) 70 (94,6%) 0,84 (0,74-0,94) 0,0037 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học 49 Kết quả Phân bố Nhóm 1 (n1=100) Nhóm 2 (n2=74) OR (95%CI) p Sau 8 tháng 88 (88%) 73 (98,6%) 0,89 (0,83-0,96) 0,0083 Nhận xét: Các BN nam HTL mắc LP AFB(+) có tỉ lệ điều trị lao thành công và kết quả âm hóa đàm sau 2 tháng, 5 tháng và 8 tháng thấp hơn so với BN nam không HTL một cách có ý nghĩa thống kê (p<0,05). BÀN LUẬN Kết quả NC cho thấy BN nam có HTL hoặc từng HTL mắc LP nhiều hơn BN nam không HTL (64,3% so với 35,7%). Điều này cũng được ghi nhận trong các NC khác(9,15), những người đang HTL có nguy cơ mắc LP gia tăng từ 1,94– 4,38 lần, và từ 1,71–3,53 lần ở những người đã bỏ HTL so với những người không HTL. Về mối liên quan giữa một số đặc điểm dân số học và tiền căn bệnh lý với tình trạng HTL Theo bảng 1, cho thấy LP xảy ra chủ yếu ở BN nam trên 35 tuổi. Tuy nhiên, BN nam có HTL mắc LP xảy ra ở lứa tuổi từ 35 tuổi trở lên nhiều hơn BN không HTL (84,8% so với 77,8%) và sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (OR=0,23; 95%CI: 0,17-0,33; p<0,0001). Điều này cũng được ghi nhận trong một số NC khác(7,9,13,15). Trong NC này, >70% BN LP đều có trình độ từ cấp 3 trở lên và phần lớn BN là lao động chân tay, tài xế hoặc thất nghiệp (>70%) nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa giữa 2 nhóm NC (p>0,05). Đồng thời, các BN mắc LP xảy ra ở các tỉnh nhiều hơn ở TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên ở TP. Hồ Chí Minh, nguy cơ mắc LP ở BN HTL nhiều hơn so với BN không HTL (44,5% so với 26,5%) một cách có ý nghĩa thống kê (p=0,0013). Mặc khác, BN có HTL có tiền căn điều trị lao chiếm nhiều hơn BN không HTL (12,4% so với 6,8%) nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa giữa 2 nhóm NC (p=0,0857). Ngoài ra, trong NC này chỉ ghi nhận BN HTL có tiền căn bệnh phổi mãn có nguy cơ mắc LP cao gấp 4,2 lần so với BN không HTL (OR= 4,2; 95% CI: 3-5,9; p<0,0001). Đồng thời, những BN HTL có nguồn lây lao trong gia đình có nguy cơ mắc LP cao gấp 2,96 lần so với BN không HTL (OR=2,96; 95% CI: 1,27-6,87; p=0,0065). Điều này cũng được ghi nhận trong NC của Crampin A.C(5). Về mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng của lao phổi với tình trạng HTL Theo kết quả bảng 2, ở BN nam HTL mắc LP có tỉ lệ các triệu chứng lâm sàng của LP xảy ra nhiều hơn ở BN nam không HTL với tỉ lệ lần lượt như sau: ho kéo dài (98,1% so với 71,8%), ho ra máu (10,9% so với 2,6%), đau ngực (38,9% so với 12%), khó thở (83,4% so với 19,7%), sốt về chiều (92,4% so với 78,6%) và mệt mỏi (93,8% so với 87,2%). Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Điều này cũng được ghi nhận trong y văn(4,6). Tuy nhiên, trong NC của Kolappan C.(13), ghi nhận không có sự khác biệt về biểu hiện triệu chứng lâm sàng của LP giữa 2 nhóm có HTL và không HTL. Ngoài ra, tỉ lệ LP tái phát cũng như LP kháng thuốc tại thời điểm thu nhận vào NC xảy ra ở BN HTL nhiều hơn BN không HTL (15,2% so với 8,5% và 59,4% so với 40%) nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa giữa 2 nhóm NC (p>0,05). Điều này có thể lý giải là do cỡ mẫu trong NC chưa đủ lớn để thấy được sự khác biệt về các biểu hiện này giữa 2 nhóm NC. Về mối liên quan giữa đặc điểm vi khuẩn lao trong đàm với tình trạng HTL Theo kết quả bảng 3, tỉ lệ AFB/đàm dương tính ở BN nam HTL ít hơn ở BN nam không HTL (56,4% so với 66,7%) và không tìm thấy mối liên quan về kết quả soi AFB/đàm giữa 2 nhóm NC. Điều này phù hợp với NC của Hồ Thị Thanh Hồng(12) nhưng trái ngược với NC của Trifunovic V.S.(0), là tỉ lệ AFB/đàm dương tính chiếm tỉ lệ cao ở nhóm bệnh có HTL. Trong khi đó, theo NC của Kolappan C.(13), tỉ lệ AFB/đàm dương tính là tương tự nhau ở cả 2 nhóm có và không có HTL. Ngoài ra, mức độ AFB/đàm dương tính từ 2 (+) trở lên ở BN nam HTL nhiều hơn ở BN nam không HTL (46,2% so với 39,8%). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 1 * 2013 50 Tuy nhiên, không tìm thấy sự khác biệt này giữa 2 nhóm nghiên cứu (p>0,05). Mặt khác, tỉ lệ cấy BK/đàm dương tính ở BN nam HTL cao hơn ở BN nam không HTL (93,8% so với 70%) và sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (OR=0,21; 95%CI: 0,04-1,08; p=0,0429). Đây là một ghi nhận mới trong NC của chúng tôi, có thể lý giải ở những BN HTL có sức đề kháng miễn dịch của cơ thể cũng như sức đề kháng miễn tại chỗ niêm mạc đường hô hấp yếu kém hơn so với BN không HTL nên tạo điều kiện cho VK phát triển mạnh hơn, được phát hiện nhiều hơn qua môi trường nuôi cấy. Điều này cũng được ghi nhận trong NC của Leung C.C(14). Về mối liên quan giữa đặc điểm hình ảnh X- quang phổi của lao phổi với tình trạng HTL Theo bảng 3, trong NC này, tổn thương lao trên X-quang phổi xảy ra ở một bên nhiều hơn hai bên (56,1% so với 43,9%), bên phải nhiều hơn bên trái (36,6% so với 19,5%) và không có sự khác biệt về sự phân bố vị trí giữa 2 nhóm NC (p>0,05). Điều này cũng được ghi nhận tương tự trong một số NC(4,11). Tuy nhiên, theo Kolappan C(13), Gullón B.J.A(8) và Fekih L(6), tổn thương lao ở phổi thường xảy ra lan tỏa hai bên ở BN có HTL. Mặc khác, tổn thương lao phổi mức độ I (nhẹ) xảy ra ở BN không HTL nhiều hơn ở BN HTL (58,1% so với 31,8%) (OR=0,55; 95%CI: 0,43-0,7; p < 0,0001); và ngược lại, tổn thương lao mức độ III (nặng) xảy ra ở BN HTL nhiều hơn ở BN không HTL (OR=0,79; 95%CI: 0,7-0,88; p=0,0001). Điều này cũng được Kolappan C(13) ghi nhận BN HTL mắc LP có tổn thương lao lan rộng và nặng hơn so với không HTL. Đồng thời, trong các dạng tổn thương lao, tỉ lệ tổn thương lao dạng hang, xảy ra ở BN HTL nhiều hơn BN không HTL (35,1% so với 19,7%) một cách có ý nghĩa (OR=0,81; 95% CI: 0,71-0,92; p=0,0034). Điều này cũng được ghi nhận tương tự trong NC Chiang CY(4). Ngoài ra, các dạng tổn thương hình mô kẽ phổi, TKMP và/hoặc TDMP cũng xảy ra ở BN HTL nhiều hơn BN không HTL một cách có ý nghĩa (với p lần lượt là <0,0001 và 0,0102). Tuy nhiên, tỉ lệ các dạng tổn thương lao khác như thâm nhiễm, hạt kê, dạng nốt xảy ra tương tự ở 2 nhóm NC. Điều này phù hợp với y văn(4,7,11). Riêng tỉ lệ dạng xơ sẹo, vôi hóa do lao cũ gặp ở ở BN HTL nhiều hơn BN không HTL (15,2% so với 9,5%) nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm (p>0,05). Điều này cũng được ghi nhận trong NC của Kolappan C(13) và Fekih L(6). Như vậy, HTL đã làm chậm trễ quá trình bình phục của LP cũng như gây những hậu quả cho phổi mặc dù đã được điều trị thuốc kháng lao chuẩn mực. Về mối liên quan giữa tình trạng HTL với từng thể lao phổi AFB(+) và lao phổi AFB(-) Theo bảng 4, không có sự khác biệt về lứa tuổi bắt đầu HTL và thời gian gián đoạn HTL giữa 2 nhóm BN LP AFB (+) và LP AFB (-) (p>0,05). Phần lớn BN bắt đầu HTL lúc ≤ 20 tuổi ở cả 2 nhóm NC. BN HTL ≤ 10 điếu/ngày có nguy cơ mắc LP AFB (-) nhiều hơn LP AFB (+) (45,6% so với 13,4%) một cách có ý nghĩa (OR=0,3; 95% CI: 0,18-0,5; p < 0,0001), và ngược lại, BN HTL > 20 điếu/ngày có nguy cơ mắc LP AFB (+) nhiều hơn LP AFB (-) (51,3% so với 17,4%) một cách có ý nghĩa (OR=0,6; 95% CI: 0,48-0,7; p 3 ngày/tuần có nguy cơ mắc LP AFB (+) nhiều hơn LP AFB (-) (89,1% so với 72,8%). Đồng thời, BN HTL liên tục ≤ 10 năm có nguy cơ mắc LP AFB (-) nhiều hơn LP AFB (+) (38% so với 6,7%) một cách có ý nghĩa (OR=0,18; 95%CI: 0,1-0,4; p < 0,0001), và ngược lại, BN HTL liên tục > 20 năm có nguy cơ mắc LP AFB (+) nhiều hơn LP AFB (-) (52,1% so với 14,2%) một cách có ý nghĩa (OR=0,56; 95% CI: 0,4-0,7; p<0,0001). Ngoài ra, BN HTL không có đầu lọc có nguy cơ mắc LP AFB (+) nhiều hơn gấp 3,2 lần mắc LP AFB (-) (OR=3,02; 95% CI: 1,65-5,53; p=0,0001). Mặt khác, BN HTL có mức độ phơi nhiễm tích lũy ≤ 10 gói/năm có nguy cơ mắc LP AFB (+) ít hơn LP AFB (-) (13,4% so với 45,6%), và ngược lại, BN HTL có mức độ phơi nhiễm tích lũy > 10 gói/năm có nguy cơ mắc LP AFB (+) nhiều hơn LP AFB (-) (86,6% so với 54,4%) một cách có ý Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học 51 nghĩa (OR=0,29; 95%CI: 0,18-0,49; p<0,0001). Đây cũng là một ghi nhận mới trong NC này, những điều này có thể lý giải như sau những BN có khởi đầu HTL sớm trước 20 tuổi, HTL không có đầu lọc, hút trên 20 điếu/ngày, liên tục hơn 3 ngày/tuần, kéo dài trên 20 năm và có mức độ phơi nhiễm tích lũy > 10 gói/năm sẽ làm giảm sức đề kháng miễn dịch của cơ thể cũng như giảm sức đề kháng miễn dịch tại chỗ nhiều hơn tạo điều kiện cho VK lao phát triển mạnh hơn, làm tổn thương lao ở phổi tiến triển, hóa mềm bã đậu, phóng thích nhiều VK vào lòng phế quản, rồi được ho khạc tống ra ngoài môi trường xung quanh gây lây lan VK lao. Chính vì vậy, kết quả AFB/đàm thường cho tỉ lệ dương tính cao hơn. Về kết quả khi kết thúc điều trị lao và kết quả âm hóa AFB/đàm ở BN lao phổi AFB (+) có và không có HTL Theo bảng 5, các BN HTL mắc LP AFB (+) có tỉ lệ điều trị lao thành công thấp hơn và tỉ lệ thất bại cao hơn so với nhóm BN không HTL (lần lượt là 88% so với 98,6% và 12% so với 1,4%) một cách có ý nghĩa thống kê (OR = 0,89; 95% CI: 0,83 - 0,96; p = 0,0083). Điều này cũng phù hợp với trong y văn(4,6,10). Đồng thời, ở BN HTL mắc LP AFB (+) có kết quả âm hóa đàm chậm hơn và thấp hơn so với BN không HTL tại các thời điểm sau 2 tháng, 5 tháng và 8 tháng điều trị lao (lần lượt là 58% so với 85,1%; 79% so với 94,6%; và 88% so với 98,6%) một cách có ý nghĩa giữa 2 nhóm NC (p < 0,05). Theo NC của Metanat M.(16) chỉ ghi nhận có sự chậm trễ có ý nghĩa về thời gian chuyển đổi xét nghiệm AFB/ đàm giữa BN có HTL và không HTL sau 2 và 3 tháng điều trị lao nhưng sự khác biệt lại không có ý nghĩa giữa 2 nhóm có và không HTL tại thời điểm soi AFB/đàm sau cùng, và vào tháng thứ 5 sau điều trị. Tuy nhiên, theo NC của Gullón JA(8), ghi nhận nam giới HTL mắc bệnh lao không liên quan thời gian chuyển đổi kết quả cấy đàm. KẾT LUẬN Kết quả NC cho thấy HTL làm thay đổi biểu hiện bệnh lao về lâm sàng, làm giảm tỉ lệ dương tính của AFB/đàm, tổn thương lao trên XQ phổi thường nặng, lan tỏa hai phế trường, tạo hang, có thể kèm theo TKMP và/hoặc TDMP, làm chậm trễ trong việc chẩn đoán bệnh lao. Đồng thời, HTL làm chậm sự âm hóa đàm, và gia tăng tỉ lệ thất bại của điều trị lao. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bates MN, Khalakdina A, et al (2007). “Risk of Tuberculosis From Expose to Tobacco Smoke: A systematic review and meta-analysis”. Arch Intern Med. 2007;167:335-342. 2. Bothamley G H (2005). “Smoking and tuberculosis: a chance or causal association?”, Thorax. 2005;60:527-528. 3. Bộ Y Tế, Viện lao và bệnh phổi Trung ương (2008), Báo cáo tổng kết hoạt động chương trình chống lao quốc gia, tr.7-9. 4. Chiang CY, et al (2007). “Associations between tobacco and tuberculosis”. Int J Tuberc Lung Dis 2007;11(3):258-262. 5. Crampin A C, Glynn J R, et al (2004). “Tuberculosis and gender: exploring the patterns in a case control study in Malawi”. Int J Tuberc Lung Dis 8(2): 194-203. 6. Fekih L, Boussoffara L, et al (2010). “Effect of tobacco smoking on pulmonary tuberculosis”. Rev Med Liege 2010 Mar;65(3):152-155. 7. Ghasemian R, Najafi N, et al (2009). “Association between cigarette smoking and pulmonary tuberculosis in men: A case- control study in Mazandaran, Iran”. Iranian Journal of Clinical Infectious Diseases 2009;4(3):135-141. 8. Gullón J A, Suárez I, et al (2009). “Time to culture conversion in smokers with pulmonary tuberculosis”. Monaldi Arch Chest Dis 2009 Sep;71(3):127-131. 9. Gupta S, Shenoy V P, et al (2011). “Role of risk factors and socio-economic status in pulmonary tuberculosis: a search for the root cause in patients in a tertiary care hospital, South India”. Trop Med Int Health 2011 Jan;16(1):74-78. 10. Hassmiller KM, et al (2006). “The association between smoking and tuberculosis”. Salud Publica Mex 2006;48 suppl 1:S201-S216. 11. Hồ Thị Thanh Hồng (2011), “Mối liên quan giữa LP và hút thuốc lá ở bệnh nhân nam tại quận 6, TP. Hồ Chí Minh”, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 12. Huttunen R., Heikkinen T., et al (2011). “Smoking and the outcome of infection”. J Intern Med 2011Mar;269(3):258-269. 13. Kolappan C., Gopi P.G. (2002). “Tobacco smoking and pulmonary tuberculosis”. Thorax. 2002;57:964-966. 14. Leung C C, Li T, et al (2004). “Smoking and tuberculosis among the elder in Hong Kong”. Am J Respir Crit Care Med 2004;170(9):1027-1033. 15. Lin HH, Ezzati M, et al (2009). “Association between Tobacco Smoking and Active Tuberculosis in Taiwan”. Am J Respir Crit Care Med. 2009; Vol. 180, pp. 475-480. 16. Metanat M, Sharifi-MB, et al (2010). “Effect of cigarette smoking on sputum smear conversion time among adult new pulmonary tuberculosis patients: A study from Iran South East”. Iranian Journal of Clinical Infectious Diseases 2010;5(1):14-17. 17. Ministry of Health (2003). The 2003 GYTS in VietNam: A preliminary report on youth tobacco use. Hanoi (VN): Ministry of Health of Vietnam; 2003. Ngày nhận bài: 28/08/12 Ngày phản biện đánh giá bài báo:10/12/2012 Ngày bài báo được đăng: 31/01/2013

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_tinh_trang_hut_thuoc_la_o_benh_nhan_nam_mac_lao_pho.pdf
Tài liệu liên quan