Vùng ngoài da chi phối nhóm huyệt Thạch
môn + Quan nguyên và Tam âm giao rộng
hơn so với Ủy dương.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy vùng ảnh
hưởng ngoài da của hai nhóm huyệt Thạch môn
+ Quan nguyên và Tam âm giao rộng hơn so với
nhóm huyệt Ủy dương.
- Kết quả này phù hợp với các lý thuyết kinh
điển: Theo học thuyết kinh lạc thì giao hội huyệt
là nơi gặp nhau giữa hai hay nhiều đường kinh,
có đặc tính chữa bệnh của các kinh mạch liên
quan đến nó. Vì vậy, phạm vi tác động bên ngoài
và bên trong của chúng rất rộng.
- Kết quả này cũng phù hợp với lý thuyết
thần kinh sinh học: Theo thuyết kiểm soát cổng
của Wall và Melzack: Kích thích sợi Aβ gây
hưng phấn cổng làm cổng đóng và ức chế các
xung động dẫn truyền từ các sợi nhỏ Aδ và C, vì
vậy ức chế cảm giác đau. Các thụ cảm thể
(receptor) của sợi Aβ phân bố ở nhiều ở mô cơ.
Tam âm giao và Thạch môn + Quan nguyên nằm
trên các bó cơ. Ủy dương là huyệt nằm ở khoảng
trống giữa hai gân cơ gan chân (M. plantans) và
cơ nhị đầu đùi (M. biceps femoris). Vì vậy, khi
châm hai nhóm huyệt này thì tác dụng tăng
ngưỡng đau của châm tê lên hai nhóm huyệt
Thạch môn + Quan nguyên và Tam âm giao cao
hơn so với nhóm huyệt Ủy dương.
Tính an toàn của phương pháp châm tê
được sử dụng trong nghiên cứu.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy: châm tê 1 lần
trong 20 phút ở tần số 100Hz với các nhóm huyệt
Thạch môn + Quan nguyên, Ủy dương (hai bên)
và Tam âm giao (hai bên) không làm ảnh hưởng
các chỉ số về sinh niệu như: Chỉ số mạch, huyết
áp, cũng như không phát hiện bất kỳ tác dụng
không mong muốn nào trên tất cả nhóm người
tình nguyện trong suốt thời gian thực hiện
nghiên cứu này.
- Điều này chứng tỏ châm tê 1 lần trong 20
phút ở tần số 100Hz với các nhóm huyệt Thạch
môn + Quan nguyên, Ủy dương (hai bên) và
Tam âm giao (hai bên) là an toàn.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát vùng ảnh hưởng ngoài da của huyệt ủy dương, tam âm giao và nhóm huyệt vùng bụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 21
KHẢO SÁT VÙNG ẢNH HƯỞNG NGOÀI DA CỦA HUYỆT ỦY DƯƠNG,
TAM ÂM GIAO VÀ NHÓM HUYỆT VÙNG BỤNG
Võ Thị Thanh Thảo*, Phan Quan Chí Hiếu*
TÓM TẮT
Tổng quan và Mục tiêu: Những huyệt Thạch môn, Quan nguyên, Trung cực, Khúc cốt, Ủy dương, Tam
âm giao được mô tả trong các tài liệu kinh điển có tác dụng tại chỗ (bên ngoài) và tác dụng ở xa (các cơ quan nội
tạng). Đây là nhóm huyệt đã được nghiên cứu khá nhiều trong lĩnh vực ứng dụng điều trị bệnh của cơ quan nội
tạng. Như vậy, về ảnh hưởng trên cơ quan nội tạng những nghiên cứu trước đây cho thấy chúng có tác dụng
trên chức năng của hệ Niệu. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định vùng da bên ngoài chịu sự ảnh
hưởng của các huyệt Thạch môn, Quan nguyên, Ủy dương và Tam âm giao.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cơ bản. Gồm 3 nhóm: Nhóm 1 (n1 = 30): Châm tê huyệt Thạch môn
+ Quan nguyên; Nhóm 2 (n2 = 30): Châm tê huyệt Ủy dương hai bên; Nhóm 3 (n3 = 30): Châm tê huyệt Tam âm
giao hai bên. Khảo sát ngưỡng đau trước và sau châm tê trên các đối tượng nghiên cứu cả hai bên trái và phải tại
54 vị trí qui ước.
Kết quả: Tăng ngưỡng ở những tiết đoạn T7, T8, T9, T10, T11, T12, L1, L2, L3 sau châm tê 2 huyệt Thạch
môn + Quan Nguyên. (trong đó tiết đoạn ảnh hưởng nhiều nhất từ T11đến L2). Tăng ngưỡng ở những tiết đoạn
L1, L2, L3, L4, L5, S1, S2, S3 sau châm tê huyệt Ủy Dương (trong đó tiết đoạn ảnh hưởng nhiều nhất từ L3 đến
S1). Tăng ngưỡng ở những tiết đoạn T12, L1, L2, L3, L4, L5, S1, S2, S3 sau châm tê huyệt Tam âm giao (trong
đó tiết đoạn ảnh hưởng nhiều nhất từ L3 đến S1). Không ghi nhận các tác dụng phụ cũng như không có thay đổi
có ý nghĩa về chỉ số mạch, huyết áp khi châm tê các huyệt trên.
Kết luận: Vùng ảnh hưởng ngoài da của hai huyệt Thạch môn + Quan nguyên là vùng chi phối của tiết
đoạn thần kinh T7 – L3. Tiết đoạn ảnh hưởng nhiều nhất là: T11 – L2. Vùng ảnh hưởng ngoài da của huyệt Ủy
dương (hai bên) là vùng chi phối của tiết đoạn thần kinh L1 – S3. Tiết đoạn ảnh hưởng nhiều nhất L3 – S1. Vùng
ảnh hưởng ngoài da của huyệt Tam âm giao (hai bên) là vùng chi phối của tiết đoạn thần kinh T12 – S3. Tiết
đoạn ảnh hưởng nhiều nhất L3 – S1.
Từ khóa: Thạch môn + Quan nguyên, Ủy dương, Tam âm giao, vùng ảnh hưởng ngoài da, châm tê, ngưỡng
đau.
ABSTRACT
DETERMINING THE DERMATOMES INFLUENCED BY BL.39, SP.6 and CV.5 + CV.4
Vo Thi Thanh Thao, Phan Quan Chi Hieu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 – 2014: 21 - 29
Background and Objectives: The therapeutic uses of BL.39, SP.6, CV.5, CV.4, CV.3, CV.2 described in
ancient books can be classified in local (external) and distant (internal) effects. Several studies have done on the
distant effects of these points and showed effects on the renal function. This study is conducted with the aim of
determining the dermatomes influenced by BL.39, SP.6, CV.5 and CV.4.
Materials and Method: Basic study on 3 groups: Group 1 (n1 = 30): Acupunctural anesthesia on CV.5 and
CV.4; Group 2 (n2 = 30): Acupunctural anesthesia on BL.39 both sides; Group 3 (n3 = 30): Acupunctural
∗ Khoa Y học Cổ truyền- Đại học Y Dược Tp. HCM
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Phan Quan Chí Hiếu ĐT: 0934988644 Email: pqchihieu@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 22
anesthesia on SP.6 both sides. Evaluate pain threshold of 54 conventional locations of both sides before and after
the intervention.
Results: 90 voluntary people, aged 18 -60, are distributed in 3 groups. Increased pain threshold at the
dermatomes of T7, T8, T9, T10, T11, T12, L1, L2, L3 after applying acupunctural anesthesia on CV.5 and CV.4. (
markedly increased at T11 to L2). Increased pain threshold at the dermatomes of L1, L2, L3, L4, L5, S1, S2, S3
with BL.39 (markedly increased at L3 to S1). Increased pain threshold at the dermatomes of T12, L1, L2, L3, L4,
L5, S1, S2, S3 with SP.6 (markedly increased at L3 to S1). No side effects as well as no significant differences of
pulse, blood pressure noted during and after intervention.
Conclusion: Dermatomes influenced by CV.5 and CV.4 are T7 to L3 (most evident at T11 to L2).
Dermatomes influenced by BL.39 are L1 to S3 (most evident at L3 to S1. Dermatomes influenced by, SP.6 are
T12 to S3 (most evident at L3 to S1).
Từ khóa: BL.39, SP.6, CV.5, CV.4, dermatomes, acupunctural anesthesia, pain threshold.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Châm cứu là một kỹ thuật điều trị được sử
dụng trong hơn 2500 năm và đã trở thành một
phương pháp trị liệu toàn cầu trong những thập
niên gần đây (5). Từ khi được WHO công nhận
năm 1989, cho đến nay, châm cứu đã phát triển
rộng rãi và ngày càng có vị thế vững chắc không
chỉ ở các nước phương Đông mà trên toàn thế
giới. Năm 2000, Tổ chức Y tế thế giới xác nhận có
đến 78 nước sử dụng châm cứu. Với xu hướng
phát triển mạnh mẽ như vậy, giới khoa học ngày
càng cố gắng tìm hiểu bản chất của châm cứu là
gì, có tác dụng ra sao và tại sao lại có tác dụng
ấy. Với nhu cầu đó, đã có nhiều công trình khoa
học được tiến hành như: Công trình của
Nakatani Yoshi (Nhật), chứng minh sự tồn tại
của đường Kinh và Huyệt bằng điện sinh vật,
Jean Claude Darras (Pháp) sử dụng chất đồng vị
phóng xạ để tìm đường đi của kinh lạc(4).
Bên cạnh hướng nghiên cứu tìm hiểu bản
chất của huyệt vị châm cứu về mặt hình thái
(morphology), còn có hướng nghiên cứu bản
chất của huyệt vị thông qua tìm hiểu tác dụng
sinh học, tác dụng trị liệu. Trong các huyệt vị
được biết đến thì nhóm huyệt Thạch môn, Quan
nguyên, Trung cực, Khúc cốt, Ủy dương, Tam
âm giao cũng được mô tả trong các tài liệu kinh
điển gồm tác dụng tại chỗ (bên ngoài) và tác
dụng ở xa (các cơ quan nội tạng) (2,5). Đây là
nhóm huyệt đã được nghiên cứu khá nhiều
trong lĩnh vực ứng dụng điều trị bệnh của cơ
quan nội tạng bên trong như: CJ Kelleher và
cộng sự (1994) sử dụng huyệt Trung cực, Quan
nguyên, Tam âm giao, Thận du, Bàng quang du
để đánh giá hiệu quả điều trị triệu chứng bàng
quang không ổn định (3). Tác giả Nguyễn Trương
Quốc Dũng nghiên cứu về tác dụng của nhóm
huyệt Thạch môn, Quan nguyên, Trung cực,
Khúc cốt, Ủy dương, Tam âm giao trên chức
năng co bóp của bàng quang dựa trên khảo sát
niệu động học (7). Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà
nghiên cứu về tác dụng điều trị bí tiểu sau sinh
của nhóm huyệt Quan nguyên, Khí hải, Trung
cực, Tam âm giao (6). Các công trình này cho thấy
những huyệt Thạch môn, Quan nguyên, Khí hải,
Trung cực, Khúc cốt, Ủy dương, Tam âm giao có
tác dụng trên chức năng của hệ Niệu.
Tiếp tục hướng nghiên cứu trên, đề tài
nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định
vùng da bên ngoài chịu sự ảnh hưởng của nhóm
huyệt nêu trên. Trong giới hạn về thời gian, đề
tài này chỉ nghiên cứu vùng ảnh hưởng của các
huyệt Thạch môn, Quan nguyên, Ủy dương và
Tam âm giao.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn lựa
Người tình nguyện, tuổi: 18 – 60, có tinh thần
tỉnh táo, tiếp xúc tốt. Dấu hiệu sinh tồn trong giới
hạn bình thường. Không có tổn thương ngoài da.
Chấp nhận tham gia nghiên cứu.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 23
Tiêu chuẩn loại trừ
Ngay trước khi thử nghiệm xuất hiện cảm
giác sợ hay lo lắng.
Trong thời gian thử nghiệm xuất hiện cảm
giác khó chịu hay hiện tượng say kim.
Không đồng ý tham gia nghiên cứu ở bất kỳ
thời điểm nào.
Tiêu chuẩn ngưng nghiên cứu
Trong khi châm kim hoặc xung điện xuất
hiện cảm giác khó chịu hay hiện tượng vựng
châm (vã mồ hôi, hoa mắt, buồn nôn, tay chân
lạnh, ngất). Những trường hợp này sẽ được ghi
lại và báo cáo trong những tác dụng phụ của
châm cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu cơ bản, quan sát mô tả hàng loạt
ca.
Gồm 3 nhóm: Gồm 3 nhóm: Nhóm 1 (n1 =
30): Châm tê huyệt Thạch môn + Quan nguyên;
Nhóm 2 (n2 = 30): Châm tê huyệt Ủy dương hai
bên; Nhóm 3 (n3 = 30): Châm tê huyệt Tam âm
giao hai bên.
Biến số độc lập:
Vị trí huyệt
Thạch môn: trên đường giữa, dưới rốn 2
thốn.
Quan nguyên: trên đường giữa, dưới rốn 3
thốn.
Ủy dương: Bờ ngoài khoé chân, giữa 2 gân
cơ gan chân và cơ nhị đầu đùi.
Tam âm giao: Trên chỗ cao nhất mắt cá trong
3 thốn, cách bờ sau xương chày 1 khoát ngón tay.
Vị trí khảo sát ngưỡng đau
Tại mỗi tiết đoạn có 3 vị trí (trên, giữa, dưới)
được quy ước cụ thể trước. Có 18 tiết đoạn phải
đánh giá (C8 – S5). Tổng cộng có 54 vị trí phải
khảo sát (108 vị trí ở 2 bên cơ thể).
Kỹ thuật châm tê
Kỹ thuật châm: Châm kim thẳng và vuông
góc với bề mặt da, độ sâu 1,5- 2cm, cảm giác đắc
khí (căng, tức, nặng, mỏi). Dòng điện sử dụng:
dòng điện xung với dạng song const, cường độ #
5-6mA, thời gian 20 phút, tần số 150Hz.
Biến số phụ thuộc:
- Tần số mạch; huyết áp tâm thu; huyết áp
tâm trương; các tai biến trong châm cứu.
- Vùng không chịu ảnh hưởng: bao gồm các
vùng.
Vùng có ngưỡng đau sau châm thay đổi
không có ý nghĩa thống kê.
- Vùng giảm ngưỡng đau (vùng tăng cảm
giác đau sau châm): vùng có ngưỡng đau sau
châm giảm có ý nghĩa thống kê.
- Vùng chịu ảnh hưởng ngoài da: Bao gồm
các vùng
- Vùng tăng ngưỡng đau (vùng giảm cảm
giác sau châm): Vùng có ngưỡng đau sau châm
tăng có ý nghĩa thống kê.
Vùng rìa: Vùng có ngưỡng đau sau châm
tăng có ý nghĩa thống kê và tiếp giáp với vùng
không chịu ảnh hưởng.
Ngưỡng đau: Lực đủ gây cảm giác đau, tính
bằng Newton. Khảo sát bằng máy do cảm giác
FDW của hãng Wagner.
Phương pháp thu thập số liệu
Một bác sĩ khám lâm sàng cho đối tượng
nghiên cứu, một nhân viên y tế khám ngưỡng
đau trước và sau châm cứu, một bác sĩ thực hiện
kỹ thuật châm tê. Qui trình khảo sát được huấn
luyện thống nhất trong nhóm.
Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mền SPSS 16.0,
giá trị ngưỡng đau trước và sau châm trình bày
dạng trung bình, dùng phép kiểm t bắt cặp,
phép kiểm Friedman, phép kiểm Chi- Square.
KẾT QUẢ
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
90 người tình nguyện, tuổi từ 18 đến 60, tập
trung ở đối tương 20-30 tuổi, nam và nữ chiếm tỉ
lệ tương đương nhau.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 24
Vùng ảnh hưởng ngoài da của nhóm huyệt
Thạch môn, Quan nguyên.
Bảng 1: Ngưỡng đau trước và sau khi châm huyệt
Thạch môn + Quan nguyên tại các vị trí khảo sát bên
trái cơ thể.
Tiết
đoạn
TK
Điểm CG
bên trái
cơ thể
Ngưỡng đau
trước châm
(Newton)
Ngưỡng đau
sau châm
(Newton)
Phép
kiểm
C8
Cực trên 1,777 ± 0,400 1,710 ± 0,342 0,191
Cực giữa 1,212 ± 0,408 1,243 ± 0,402 0,362
Cực dưới 1,215 ± 0,443 1,256 ± 0,400 0,085
T1
Cực trên 1,642 ± 0,401 1,678 ± 0,391 0,271
Cực giữa 1,250 ± 0,330 1,268 ± 0,336 0,315
Cực dưới 1,137 ± 0,310 1,198 ± 0,330 0,143
T2
Cực trên 1,776 ± 0,369 1,744 ± 0,361 0,433
Cực giữa 1,542 ± 0,470 1,423 ± 0,465 0,764
Cực dưới 1,515 ± 0,352 1,442 ± 0,338 0,515
T3
Cực trên 1,808 ± 0,561 1,828 ± 0,540 0,622
Cực giữa 1,511 ± 0,561 1,623 ± 0,396 0,130
Cực dưới 1,275 ± 0,332 1,380 ± 0,348 0,890
T4
Cực trên 1,901 ± 0468 1,903 ± 0,515 0,969
Cực giữa 1,520 ± 0,497 1,595 ± 0,468 0,952
Cực dưới 1,304 ± 0,218 1,489 ± 0,239 0,876
T5
Cực trên 2,014 ± 0,556 1,988 ± 0,593 0,771
Cực giữa 1,596 ± 0,335 1,654 ± 0,528 0,435
Cực dưới 1,364 ± 0,308 1,401 ± 0,307 0,317
T6
Cực trên 1,962 ± 0,450 1,972 ± 0,495 0,818
Cực giữa 1,698 ± 0,325 1,745 ± 0,325 0,052
Cực dưới 1,408 ± 0,210 2,028 ± 0,183 0,095
T7
Cực trên 1,452 ± 0,413 2,103 ± 0,468 0,119
Cực giữa 1,701 ± 0,314 1,803 ± 0,352 0,045
Cực dưới 1,488 ± 0,390 1,607 ± 0,414 0,002
T8
Cực trên 2,254 ± 0,357 2,238 ± 0,482 0,877
Cực giữa 2,036 ± 0,675 2,150 ± 0,697 0,294
Cực dưới 1,427 ± 0,274 1,960 ± 0,303 0,00
T9
Cực trên 2,514 ± 0,620 2,592 ± 0,789 0,578
Cực giữa 1,747 ± 0,480 2,250 ± 0,414 0,00
Cực dưới 1,526 ± 0,436 1,969 ± 0,609 0,00
T10
Cực trên 2,560 ± 0,784 2,996 ± 0,838 0,02
Cực giữa 1,840 ± 0,583 2,409 ± 0,782 0,04
Cực dưới 1,503 ± 0,531 2,051 ± 0,655 0,00
T11
Cực trên 2,388 ± 0,578 3,192 ± 1,014 0,00
Cực giữa 1,847 ± 0,523 2,782 ± 1,226 0,00
Cực dưới 1,574 ± 0,483 2,134 ± 0,562 0,00
T12
Cực trên 2,589 ± 0,694 3,088 ± 1,124 0,00
Cực giữa 1,962 ± 0,572 2,715 ± 0,760 0,00
Cực dưới 1,702 ± 0,519 2,308 ± 0,741 0,00
L1
Cực trên 2,505 ± 0,867 3,118 ± 1,176 0,02
Cực giữa 1,823 ± 0,793 2,519 ± 0,998 0,00
Cực dưới 1,430 ± 0,630 2,067 ± 0,935 0,00
Tiết
đoạn
TK
Điểm CG
bên trái
cơ thể
Ngưỡng đau
trước châm
(Newton)
Ngưỡng đau
sau châm
(Newton)
Phép
kiểm
L2
Cực trên 1,461 ± 0,761 3,620 ± 1,537 0,00
Cực giữa 2,154 ± 0,741 3,620 ± 1,537 0,00
Cực dưới 1,470 ± 0,570 3,063 ± 1,061 0,00
L3
Cực trên 2,482 ± 0,638 2,940 ± 0,756 0,00
Cực giữa 1,993 ± 0,752 2,367 ± 0,611 0,028
Cực dưới 2,329 ± 0,635 2,499 ± 0,673 0,002
L4
Cực trên 1,901 ± 0,468 1,903 ± 0,515 0,061
Cực giữa 1,520 ± 0,479 1,595 ± 0,468 0,095
Cực dưới 1,304 ± 0,218 1,389 ± 0,239 0,065
L5
Cực trên 2,014 ± 0,556 1,998 ± 0,593 0,618
Cực giữa 1,596 ± 0,335 1,654 ± 0,528 0,055
Cực dưới 1,364 ± 0,308 1,400 ± 0,307 0,325
S1
Cực trên 2,483 ± 0,371 2,500 ± 0,357 0,321
Cực giữa 2,008 ± 0,774 2,025 ± 0,814 0,444
Cực dưới 1,584 ± 0,665 1,649 ± 0,655 0,121
S2
Cực trên 2,466 ± 0,481 2,464 ± 0,488 0,934
Cực giữa 1,957 ± 0,294 1,978 ± 0,257 0,450
Cực dưới 1,681 ± 0,554 1,215 ± 0,589 0,358
Bảng 2: Ngưỡng đau trước và sau khi châm huyệt
Thạch môn + Quan nguyên tại các vị trí khảo sát bên
phải cơ thể.
Tiết đoạn
thần kinh
Điểm CG
bên phải
cơ thể
Ngưỡng đau
trước châm
( Newton)
Ngưỡng đau
sau châm
( Newton)
p
C8
Cực trên 1,749 ± 0,438 1,798 ± 0,438 0,198
Cực giữa 1,388 ± 0,373 1,290 ± 0,390 0,959
Cực dưới 1,216 ± 0,406 1,243 ± 0,363 0,760
T1
Cực trên 1,682 ± 0,396 1,583 ± 0,457 0,357
Cực giữa 1,244 ± 0,323 1,278 ± 0,291 0,334
Cực dưới 1,164 ± 0,348 1,195 ± 0,339 0,067
T2
Cực trên 1,878 ± 0,450 1,909 ±0,387 0,479
Cực giữa 1,474 ± 0,406 1,540 ± 0,206 0,120
Cực dưới 1,358 ± 0,206 1,360 ± 0,371 0,951
T3
Cực trên 1,816 ± 0,458 1,817 ± 0,461 0,970
Cực giữa 1,621 ± 0,398 1,610 ± 0,456 0,754
Cực dưới 1,315 ± 0,300 1,348 ± 0,308 0,188
T4
Cực trên 1,904 ± 0,451 2,001 ± 0,478 0,437
Cực giữa 1,477 ± 0,407 1,491 ± 0,377 0,959
Cực dưới 1,310 ± 0,243 1,382 ± 0,208 0,222
T5
Cực trên 1,899 ± 0,604 1,955 ± 0,602 0,644
Cực giữa 1,609 ± 0,285 1,655 ± 0,397 0,673
Cực dưới 1,330 ± 0,295 1,381 ± 0,220 0,161
T6
Cực trên 1,948 ± 0,444 1,930 ± 0,488 0,555
Cực giữa 1,642 ± 0,347 1,756 ± 0,306 0,679
Cực dưới 1,245 ± 1,487 1,452 ± 0,273 0,702
T7
Cực trên 2,132 ± 0,495 1,788 ± 0,506 0,688
Cực giữa 1,788 ± 0,506 1,850 ± 0,469 0,103
Cực dưới 1,473 ± 0,326 1,515 ± 0,350 0,368
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 25
Tiết đoạn
thần kinh
Điểm CG
bên phải
cơ thể
Ngưỡng đau
trước châm
( Newton)
Ngưỡng đau
sau châm
( Newton)
p
T8
Cực trên 2,293 ± 0,411 2,338 ± 0,598 0,139
Cực giữa 1,750 ± 0,582 2,323 ± 0,346 0,00
Cực dưới 1,385 ± 0,205 1,886 ± 0,326 0,00
T9
Cực trên 2,545 ± 0,560 2,937 ± 0,803 0,02
Cực giữa 1,967 ± 0,555 2,419 ± 0,861 0,00
Cực dưới 1,617 ± 0,426 2,254 ± 1,439 0,00
T10
Cực trên 2,467 ± 0,788 3,098 ± 1,146 0,02
Cực giữa 1,971 ± 0,433 2,409 ± 0,782 0,001
Cực dưới 1,804 ± 1,277 2,070 ± 0,702 0,001
T11
Cực trên 2,591 ± 0,688 3,324 ± 1,360 0,002
Cực giữa 1,855 ± 0,498 2,782 ± 1,266 0,001
Cực dưới 1,604 ± 0,519 2,151 ± 0,709 0,00
T12
Cực trên 2,601 ± 0,744 3,473 ± 1,603 0,001
Cực giữa 1,916 ± 0,556 2,715 ± 0,760 0,00
Cực dưới 1,805 ± 0,669 2,310 ± 0,752 0,00
L1
Cực trên 2,532 ± 0,782 3,365 ± 1,456 0,00
Cực giữa 1,932 ± 0,883 2,501 ± 0,922 0,00
Cực dưới 1,439 ± 0,593 2,052 ± 0,731 0,00
Tiết đoạn
thần kinh
Điểm CG
bên phải
cơ thể
Ngưỡng đau
trước châm
( Newton)
Ngưỡng đau
sau châm
( Newton)
p
L2
Cực trên 2,463 ± 0,724 3,620 ± 1,537 0,00
Cực giữa 2,237 ± 0,728 3,063 ± 1,061 0,00
Cực dưới 1,596 ± 0,646 2,190 ± 0,896 0,00
L3
Cực trên 2,454 ± 0,664 2,881 ± 0,676 0,001
Cực giữa 2,064 ± 0,769 2,562 ± 0,593 0,007
Cực dưới 1,962 ± 0,715 2,175 ± 0,763 0,104
L4
Cực trên 2,577 ± 0,763 2,696 ± 0,735 0,319
Cực giữa 2,079 ± 0,870 2,229 ± 0,807 0,057
Cực dưới 1,897 ± 0,743 2,095 ± 0,723 0,068
L5
Cực trên 2,377 ± 0,606 2,481 ± 0,584 0,524
Cực giữa 2,127 ± 0,695 2,206 ± 0,677 0,064
Cực dưới 1,880 ± 0,722 1,936 ± 0,685 0,123
S1
Cực trên 2,531 ± 0,437 2,588 ± 0,390 0,149
Cực giữa 1,987 ± 0,833 2,029 ± 0,781 0,074
Cực dưới 1,560 ± 0,612 1,617 ± 0,570 0,059
S2
Cực trên 2,423 ± 0,407 2,446 ± 0,423 0,399
Cực giữa 2,062 ± 0,438 2,046 ± 0,420 0,685
Cực dưới 1,715 ± 0,634 1,623 ± 0,611 0,066
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
N
g
ư
ỡ
n
g
đ
a
u
( N
e
w
to
n
)
C8 T2 T4 T6 T8 T10 T12 L2 L4 S1 S3 S5
Tiết đoạn thần kinh
Trước châm
Sau châm
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
N
g
ư
ỡ
n
g
đ
a
u
( N
e
w
to
n
)
C8 T2 T4 T6 T8 T10 T12 L2 L4 S1 S3 S5
Tiết đoạn thần kinh
Trước châm
Sau châm
Biểu đồ 1: Ngưỡng đau trước và sau khi châm huyệt Thạch môn + Quan nguyên tại các vị trí khảo sát bên trái
và phải.
Nhận xét: Vùng ảnh hưởng ngoài da của
huyệt Thạch môn + Quan nguyên là vùng chi
phối bởi tiết đoạn T7 → L3. Mức tăng ngưỡng
đau trong vùng ảnh hưởng có nhiều mức độ
khác nhau, mức tăng giảm dần về vùng rìa. Tiết
đoạn ảnh hưởng mạnh nhất T12 – L2. Kết quả có
ý nghĩa thống kê với độ tin cậy với p<0,05.
Vùng ảnh hưởng ngoài da của nhóm huyệt
Ủy dương (hai bên).
Bảng 3: Ngưỡng đau trước và sau khi châm huyệt
Ủy dương tại các vị trí khảo sát bên trái cơ thể.
Tiết
đoạn
TK
Điểm cảm
giác bên
trái cơ thể
Ngưỡng đau
trước châm
(Newton)
Ngưỡng đau
sau châm
(Newton)
p
T12 Cực trên 2,067 ± 0,643 2,157 ± 0,625 1,630
Cực giữa 1,547 ± 0,589 1,677 ± 0,627 1,180
Tiết
đoạn
TK
Điểm cảm
giác bên
trái cơ thể
Ngưỡng đau
trước châm
(Newton)
Ngưỡng đau
sau châm
(Newton)
p
Cực dưới 1,334 ± 0,535 1,574 ± 0,534 0,055
L1 Cực trên 2,146 ± 0,788 2,142 ± 0,595 0,970
Cực giữa 1,456 ± 0,703 1,767 ± 0,846 0,310
Cực dưới 1,346 ± 0,658 1,686 ± 0,737 0,030
L2 Cực trên 2,152 ± 0,692 2,427 ± 0,723 0,040
Cực giữa 1,775 ± 0,586 2,444 ± 0,676 0,00
Cực dưới 1,294 ± 0,776 1,825 ± 1,535 0,010
L3 Cực trên 2,154 ± 0,672 2,506 ± 0,759 0,001
Cực giữa 1,961 ± 0,865 2,744 ± 0,989 0,00
Cực dưới 1,853 ± 0,699 2,571 ± 0,904 0,00
L4 Cực trên 2,151 ± 0,673 2,709 ± 0,945 0,00
Cực giữa 1,851 ± 0,810 2,511 ± 0,952 0,00
Cực dưới 1,791 ± 0,649 2,339 ± 0,772 0,00
L5 Cực trên 2,103 ± 0,664 2,744 ± 0,888 0,00
Cực giữa 2,201 ± 0,985 2,712 ± 1,188 0,03
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 26
Tiết
đoạn
TK
Điểm cảm
giác bên
trái cơ thể
Ngưỡng đau
trước châm
(Newton)
Ngưỡng đau
sau châm
(Newton)
p
Cực dưới 1,837 ± 0,672 2,499 ± 0,750 0,00
S1 Cực trên 2,180 ± 0,623 2,809 ± 0,798 0,00
Cực giữa 1,652 ± 0,615 2,809 ± 0,798 0,00
Cực dưới 1,652 ± 0,615 2,095 ± 0,579 0,00
S2 Cực trên 2,156 ± 0,559 2,499 ± 0,669 0,00
Cực giữa 1,961 ± 0,642 2,297 ± 0,612 0,00
Cực dưới 1,670 ± 0,496 1,951 ± 0,582 0,00
S3 Cực trên 2,067 ± 0,473 2,226 ± 0,498 0,01
Cực giữa 2,027 ± 0,473 2,183 ± 0,529 0,00
Cực dưới 1,741 ± 0,470 2,571 ± 0,527 0,01
Bảng 4: Ngưỡng đau trước và sau khi châm huyệt
Ủy dương tại các vị trí khảo sát bên phải cơ thể.
Tiết
đoạn
TK
Điểm CG
bên phải
cơ thể
Ngưỡng đau
trước châm
( Newton)
Ngưỡng đau
sau châm
( Newton)
p
T12
Cực trên 2,080± 0,549 2,129 ± 0,580 0,513
Cực giữa 1,582 ± 0,570 1,731 ± 0,607 0,780
Cực dưới 1,277 ± 0,395 1,534 ± 0,447 0,060
L1
Cực trên 2,152 ± 0,772 2,322 ± 0,596 0,125
Cực giữa 1,496 ± 0,916 1,967 ± 0,986 0,001
Cực dưới 1,288 ± 0,665 1,697 ± 0,724 0,001
L2 Cực trên 2,226 ± 0,821 2,545 ± 0,763 0,004
Tiết
đoạn
TK
Điểm CG
bên phải
cơ thể
Ngưỡng đau
trước châm
( Newton)
Ngưỡng đau
sau châm
( Newton)
p
Cực giữa 1,887 ± 0,689 2,527 ± 0,610 0,00
Cực dưới 1,236 ± 0,669 1,843 ± 0,725 0,00
L3
Cực trên 2,154 ± 0,672 2,751 ± 0,987 0,00
Cực giữa 1,969 ± 0,698 2,608 ± 0,997 0,00
Cực dưới 1,916 ± 0,742 2,629 ± 0,887 0,00
L4
Cực trên 2,224 ± 0,686 2,646 ± 0,912 0,00
Cực giữa 1,718 ± 0,702 2,469 ± 0,816 0,00
Cực dưới 1,812 ± 0,778 2,448 ± 0,817 0,00
L5
Cực trên 2,149 ± 0,642 2,790 ± 1,000 0,00
Cực giữa 2,094 ± 0,961 2,616 ± 0,879 0,001
Cực dưới 1,813 ± 0,682 2,067 ± 0,643 0,00
S1
Cực trên 2,190 ± 0,725 2,809 ± 0,798 0,00
Cực giữa 2,791 ± 0,614 2,729 ± 0,714 0,00
Cực dưới 1,646 ± 0,571 2,003 ± 0,607 0,00
S2
Cực trên 2,093 ± 0,532 2,521 ± 0,638 0,00
Cực giữa 1,923 ± 0,610 2,287 ± 0,592 0,00
Cực dưới 1,695 ± 0,617 1,984 ± 0,631 0,00
S3
Cực trên 2,100 ± 0,571 2,213 ± 0,482 0,13
Cực giữa 1,991 ± 0,534 2,122 ± 0,550 0,16
Cực dưới 2,067 ± 0,473 1,858 ± 0,438 0,002
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
N
g
ư
ỡ
n
g
đ
a
u
( N
e
w
to
n
)
T12 L1 L2 L3 L4 L5 S1 S2 S3 S4 S5
Tiết đoạn thần kinh
Trước châm
Sau châm
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
N
g
ư
ỡ
n
g
đ
a
u
( N
ew
to
n
)
T12 L1 L2 L3 L4 L5 S1 S2 S3 S4 S5
Tiết đoạn thần kinh
Trước châm
Sau châm
Biểu đồ 2: Ngưỡng đau trước và sau khi châm huyệt Ủy dương tại các vị trí khảo sát bên trái và phải.
Nhận xét: Vùng ảnh hưởng ngoài da của
huyệt Ủy dương (hai bên) là vùng chi phối bởi
tiết đoạn L1 – S3. Mức tăng ngưỡng đau trong
vùng ảnh hưởng có nhiều mức độ khác nhau,
mức tăng giảm dần về vùng rìa. Tiết đoạn ảnh
hưởng mạnh nhất L1 – L3. Kết quả có ý nghĩa
thống kê với độ tin cậy với p < 0,05.
Vùng ảnh hưởng của huyệt Tam âm giao
(hai bên).
Vùng ảnh hưởng ngoài da của huyệt Tam
âm giao (hai bên) là vùng chi phối bởi tiết đoạn
thần kinh T12 – S3. Mức tăng ngưỡng đau trong
vùng ảnh hưởng có nhiều mức độ khác nhau,
mức tăng giảm dần về vùng rìa. Tiết đoạn ảnh
hưởng mạnh nhất L1 – L3. Kết quả có ý nghĩa
thống kê với độ tin cậy với p<0,05.
Bảng 5: Ngưỡng đau trước và sau khi châm huyệt
Tam âm giao tại các vị trí khảo sát bên trái cơ thể.
Tiết đoạn
thần kinh
Điểm CG
bên trái
cơ thể
Ngưỡng đau
trước châm
(Newton)
Ngưỡng đau
sau châm
(Newton)
p
T12
Cực trên 1,837 ± 0,429 1,807 ± 0,478 0,499
Cực giữa 1,525 ± 0,392 1,577 ± 0,494 0,372
Cực dưới 1,271 ± 0,403 1,369 ± 0,446 0,004
L1
Cực trên 1,874 ± 0,417 2,018 ± 0,533 0,076
Cực giữa 1,331 ± 0,541 1,562 ± 0,626 0,001
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 27
Tiết đoạn
thần kinh
Điểm CG
bên trái
cơ thể
Ngưỡng đau
trước châm
(Newton)
Ngưỡng đau
sau châm
(Newton)
p
Cực dưới 1,017 ± 0,412 1,308 ± 0,439 0,00
L2
Cực trên 1,928 ± 0,464 2,086 ± 0,671 0,129
Cực giữa 1,608 ± 0,548 2,004 ± 0,608 0,00
Cực dưới 1,369 ± 0,599 1,810 ± 0,910 0,00
L3
Cực trên 1,831 ± 0,543 2,101 ± 0,747 0,011
Cực giữa 1,642 ± 0,554 2,116 ± 0,712 0,00
Cực dưới 1,876 ± 0,753 2,620 ± 1,023 0,00
L4
Cực trên 1,886 ± 0,528 2,240 ± 0,739 0,00
Cực giữa 1,638 ± 0,602 2,157 ± 0,821 0,00
Cực dưới 1,823 ± 0,716 2,295 ± 0,858 0,03
L5
Cực trên 1,849 ± 0,455 2,304 ± 0,699 0,00
Cực giữa 1,905 ± 0,631 2,575 ± 0,829 0,00
Cực dưới 1,867 ± 0,779 2,412 ± 0,869 0,00
S1
Cực trên 1,860 ± 0,467 2,325 ± 0,770 0,00
Cực giữa 2,275 ± 0,869 2,640 ± 0,697 0,001
Cực dưới 2,000 ± 2,748 2,594 ± 0,896 0,00
S2
Cực trên 1,802 ± 0,419 2,297 ± 0,719 0,00
Cực giữa 1,836 ± 0,545 2,076 ± 0,533 0,029
Cực dưới 1,186 ± 0,517 1,415 ± 0,533 0,001
S3
Cực trên 1,772 ± 0,528 2,035 ± 0,601 0,00
Cực giữa 1,712 ± 0,514 1,887 ± 0,452 0,009
Cực dưới 0,961 ± 0,251 1,219 ± 0,475 0,00
Bảng 6: Ngưỡng đau trước và sau khi châm huyệt
Tam âm giao tại các vị trí khảo sát bên phải cơ thể.
Tiết đoạn
thần kinh
Điểm CG
bên phải
cơ thể
Ngưỡng đau
trước châm
(Newton)
Ngưỡng đau
sau châm
(Newton)
p
Tiết đoạn
thần kinh
Điểm CG
bên phải
cơ thể
Ngưỡng đau
trước châm
(Newton)
Ngưỡng đau
sau châm
(Newton)
p
T12
Cực trên 1,685 ± 0,443 1,833 ± 0,448 0,003
Cực giữa 1,432 ± 0,402 1,624 ± 0,407 0,00
Cực dưới 1,295 ± 0,400 1,398 ± 0,359 0,001
L1
Cực trên 1,790 ± 0,440 1,962 ± 0,561 0,008
Cực giữa 1,295 ± 0,592 1,572 ± 0,591 0,00
Cực dưới 1,013 ± 0,432 1,321 ± 0,498 0,00
L2
Cực trên 1,760 ± 0,476 2,052 ± 0,653 0,001
Cực giữa 1,720 ± 0,671 2,137 ± 0,525 0,02
Cực dưới 1,343 ± 0,645 1,643 ± 0,632 0,001
L3
Cực trên 1,737 ± 0,532 2,191 ± 0,678 0,001
Cực giữa 1,590 ± 0,564 2,212 ± 0,819 0,00
Cực dưới 1,700 ± 0,663 2,408 ± 0,877 0,00
L4
Cực trên 1,789 ± 0,519 2,330 ± 0,671 0,00
Cực giữa 1,521 ± 0,496 2,085 ± 0,818 0,00
Cực dưới 2,397 ± 0,650 2,485 ± 0,733 0,04
L5
Cực trên 1,809 ± 0,490 2,386 ± 0,735 0,00
Cực giữa 1,854 ± 0,565 2,534 ± 0,626 0,00
Cực dưới 1,872 ± 0,729 2,590 ± 0,909 0,00
S1
Cực trên 1,826 ± 0,535 2,437 ± 0,815 0,00
Cực giữa 2,219 ± 0,868 2,680 ± 0,729 0,01
Cực dưới 1,981 ± 0,749 2,469 ± 0,655 0,00
S2
Cực trên 1,838 ± 0,446 2,363 ± 0,664 0,00
Cực giữa 1,870 ± 0,545 2,152 ± 0,526 0,005
Cực dưới 1,253 ± 0,595 1,474 ± 0,565 0,00
S3
Cực trên 1,771 ± 0,457 2,082 ± 0,649 0,00
Cực giữa 1,744 ± 0,486 1,988 ± 0,505 0,00
Cực dưới 1,012 ± 0,295 1,257 ± 0,354 0,00
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
N
g
ư
ỡ
n
g
đ
a
u
( N
e
w
to
n
)
T12 L1 L2 L3 L4 L5 S1 S2 S3 S4 S5
Tiết đoạn thần kinh
Trước châm
Sau châm
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
N
g
ư
ỡ
n
g
đ
a
u
( N
e
w
to
n
)
T12 L1 L2 L3 L4 L5 S1 S2 S3 S4 S5
Tiết đoạn thần kinh
Trước châm
Sau châm
Biểu đồ 3: Ngưỡng đau trước và sau khi châm huyệt Tam âm giao tại các vị trí khảo sát bên trái và phải.
So sánh mức tăng ngưỡng đau của ba nhóm
huyệt.
Bảng 1: Tiết đoạn thần kinh cùng bị ảnh hưởng bởi
các nhóm huyệt.
Tiết đoạn thần
kinh
Nhóm huyệt cùng ảnh hưởng trên tiết
đoạn thần kinh tương ứng
T12 Thạch môn + Quan nguyên, Tam âm giao
L1
Thạch môn + Quan nguyên, Ủy Dương,
Tam âm giao
L2
Thạch môn + Quan nguyên, Ủy Dương,
Tam âm giao
L3
Thạch môn + Quan nguyên, Ủy Dương,
Tam âm giao
L4 Ủy Dương, Tam âm giao
L5 Ủy Dương, Tam âm giao
S1 Ủy Dương, Tam âm giao
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 28
S2 Ủy Dương, Tam âm giao
S3 Ủy Dương, Tam âm giao
Nhận xét: Vùng ảnh hưởng ngoài da của
huyệt Thạch môn + Quan nguyên (T7- L3) rộng
hơn và cao hơn so với Ủy dương (L1- S3). Vùng
ảnh hưởng ngoài da của huyệt Tam âm giao
(T12- S3) cao hơn so với Ủy dương (L1- S3).
Tính an toàn của phương pháp châm tê
được sử dụng trong nghiên cứu.
- Chỉ số mạch, huyết áp tâm thu, huyết áp
tâm trương trước và ngay sau khi châm thay đổi
không có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
- Không có sự xuất hiện các triệu chứng hoa
mắt, bồn chồn, vã mồ hôi, buồn nôn. trước,
trong và sau khi châm các huyệt Thạch môn,
Quan nguyên, Ủy dương hai bên, Tam âm giao
hai bên.
BÀN LUẬN
Vùng ngoài da chịu ảnh hưởng của nhóm
huyệt Thạch môn + Quan nguyên.
Là vùng da chi phối bởi tiết đoạn thần kinh
T7 → L3. Tiết đoạn ảnh hưởng nhiều nhất là: T11
– L2.
- Kết quả này phù hợp với lý thuyết được ghi
lại trong một số tài liệu như: Giáp ất kinh của
Hoàng Phủ Mật, Châm cứu Đại Thành của
Dương kế Châu, trong đó có đề cập tới huyệt
Thạch môn: Trị đau quanh vùng rốn ≈ T9–L1(1,2).
- Theo YHHĐ: Kết quả trên cũng phù hợp
với cơ chế giảm đau theo thuyết kiểm soát cổng
của Wall và Melzack: Biến điệu cảm giác đau
qua hiện tượng nối – hội tụ của các loại sợi thần
kinh khác nhau. Các sợi lớn Aβ nối với các sợi
nhỏ Aα và C tại vùng nhầy Rolando tạo nên
vùng “cửa” của Wall và Mezack và qua cơ chế
ức chế tại sừng sau tủy sống của bó lưới – sống
(đi từ chất lưới đến các lớp IV, V, VI của thừng
sau tủy sống)(8).
- Theo YHCT: Ngoài tác dụng tại chỗ, huyệt
còn có tác dụng theo đường kinh mà nó thuộc
vào. Thạch môn là mộ huyệt của Tam tiêu, Quan
nguyên là mộ huyệt của Tiểu trường. Kết quả
nghiên cứu lại cho thấy vùng da chi phối của hai
huyệt này chi phối ở phần dưới cơ thể (vùng
lưng, thắt lưng trên, vùng bụng dưới và mặt
trong đùi) và không trùng khớp với lộ trình của
hai đường kinh trên. Kết quả có thể do đề tài
chưa khảo sát tất cả các tiết đoạn thần kinh dọc
theo lộ trình hai đường kinh trên đi qua. Đây
cũng là hướng nghiên cứu trong tương lai.
Vùng ngoài da chịu ảnh hưởng của nhóm
huyệt Ủy dương (hai bên).
Là vùng da chi phối bởi tiết đoạn thần kinh
L1 – S3. Tiết đoạn ảnh hưởng nhiều nhất L3 – S1.
- Kết quả này phù hợp với một số tài liệu
châm cứu như Từ điển huyệt vị châm cứu của
Lê Quý Ngưu, Châm cứu Đại thành của Dương
Kế Châu. Trong đó, có đề cập tác dụng điều trị
bên ngoài của huyệt Ủy dương: Trị đau thắt
lưng ≈ L1 – L5, trị co rút bắp chân ≈ S1 – S2.
- Theo YHCT: Ủy dương thuộc kinh Bàng
quang. Kết quả nghiên cứu có sự trùng hợp
một phần với đường đi của kinh Bàng quang.
Tuy nhiên, vùng ảnh hưởng ngoài da này lại
rộng hơn, phân bố cả ở mặt trước cơ thể (vùng
bụng dưới, toàn bộ mặt trước hai chân). Ở đây
có thể nghĩ đến khả năng là các lạc ngang nối
liền kinh Bàng quang và kinh Thận. Tuy
nhiên, vùng ảnh hưởng của kinh Thận chỉ khu
trú mặt sau cẳng chân, mặt trong đùi và vùng
bụng ngực. Vì vậy, cần nghiên cứu thêm về
vấn đề này bằng cách tiến hành đánh giá hiệu
quả trị liệu ngoài da của nhóm huyệt Ủy
dương (hai bên) trên người bệnh.
Vùng ngoài da chịu ảnh hưởng của nhóm
huyệt Tam âm giao (hai bên).
Là vùng chi phối bởi tiết đoạn thần kinh T12
– S3. Tiết đoạn ảnh hưởng nhiều nhất L3 – S1.
- Kết quả này cũng có sự phù hợp với một số
tài liệu như: Theo Lê quý Ngưu trị sưng đau
cẳng chân, gót chân ≈ L3 – S2 (5); Châm cứu Đại
Thành ghi rằng: trị bệnh ở cổ chân ≈ L4 – S2 (1). -
Theo YHCT: Tam âm giao là giao hội huyệt của
ba đường kinh âm Tỳ, Can, Thận. Như vậy, kết
quả nghiên cứu có sự trùng khớp một phần với
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 29
lộ trình ba đường kinh âm trên. Tuy nhiên, vùng
ảnh hưởng ngoài da này của huyệt Tam âm giao
phân bố ở cả mặt ngoài và sau cơ thể. Ở đây có
thể nghĩ đến khả năng là do có các lạc ngang nối
liền ba kinh chính âm và dương ở chân cho nên
có thể có được ảnh hưởng dọc theo 3 kinh
dương. Để làm rõ hơn vấn đề này thì hướng
nghiên cứu tiếp theo là tiến hành đánh giá hiệu
quả điều trị bên ngoài của huyệt Tam âm giao
trên đối tượng người bệnh.
Vùng ngoài da chi phối nhóm huyệt Thạch
môn + Quan nguyên và Tam âm giao rộng
hơn so với Ủy dương.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy vùng ảnh
hưởng ngoài da của hai nhóm huyệt Thạch môn
+ Quan nguyên và Tam âm giao rộng hơn so với
nhóm huyệt Ủy dương.
- Kết quả này phù hợp với các lý thuyết kinh
điển: Theo học thuyết kinh lạc thì giao hội huyệt
là nơi gặp nhau giữa hai hay nhiều đường kinh,
có đặc tính chữa bệnh của các kinh mạch liên
quan đến nó. Vì vậy, phạm vi tác động bên ngoài
và bên trong của chúng rất rộng.
- Kết quả này cũng phù hợp với lý thuyết
thần kinh sinh học: Theo thuyết kiểm soát cổng
của Wall và Melzack: Kích thích sợi Aβ gây
hưng phấn cổng làm cổng đóng và ức chế các
xung động dẫn truyền từ các sợi nhỏ Aδ và C, vì
vậy ức chế cảm giác đau. Các thụ cảm thể
(receptor) của sợi Aβ phân bố ở nhiều ở mô cơ.
Tam âm giao và Thạch môn + Quan nguyên nằm
trên các bó cơ. Ủy dương là huyệt nằm ở khoảng
trống giữa hai gân cơ gan chân (M. plantans) và
cơ nhị đầu đùi (M. biceps femoris). Vì vậy, khi
châm hai nhóm huyệt này thì tác dụng tăng
ngưỡng đau của châm tê lên hai nhóm huyệt
Thạch môn + Quan nguyên và Tam âm giao cao
hơn so với nhóm huyệt Ủy dương.
Tính an toàn của phương pháp châm tê
được sử dụng trong nghiên cứu.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy: châm tê 1 lần
trong 20 phút ở tần số 100Hz với các nhóm huyệt
Thạch môn + Quan nguyên, Ủy dương (hai bên)
và Tam âm giao (hai bên) không làm ảnh hưởng
các chỉ số về sinh niệu như: Chỉ số mạch, huyết
áp, cũng như không phát hiện bất kỳ tác dụng
không mong muốn nào trên tất cả nhóm người
tình nguyện trong suốt thời gian thực hiện
nghiên cứu này.
- Điều này chứng tỏ châm tê 1 lần trong 20
phút ở tần số 100Hz với các nhóm huyệt Thạch
môn + Quan nguyên, Ủy dương (hai bên) và
Tam âm giao (hai bên) là an toàn.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu cơ bản, quan sát hàng loạt ca 90
người tình nguyện khỏe mạnh, cho thấy.
- Vùng ảnh hưởng ngoài da của hai huyệt
Thạch môn + Quan nguyên là vùng chi phối của
tiết đoạn thần kinh T7 – L3. Tiết đoạn ảnh hưởng
nhiều nhất là: T11 – L2. - Vùng ảnh hưởng ngoài
da của huyệt Ủy dương (hai bên) là vùng chi
phối của tiết đoạn thần kinh L1 – S3. Tiết đoạn
ảnh hưởng nhiều nhất L3 – S1. Vùng ảnh hưởng
ngoài da của huyệt Tam âm giao (hai bên) là
vùng chi phối của tiết đoạn thần kinh T12 – S3.
Tiết đoạn ảnh hưởng nhiều nhất L3 – S1.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Kế Châu (2002). Châm cứu Đại Thành. NXB. Thuận
Hóa, tr. 210.
2. Hoàng Phủ Mật (2011). Giáp ất kinh. NXB. Thuận Hóa, tập 1, tr.
292.
3. Kelleher CJ, Filshie j, Burton G, Khullar V, Cardozo LD (1994).
Acupuncture and treament of Irritative Bladder Symptoms. The
British Medical Acupunture Society, 12(1), pp. 351 – 355.
4. Khoa YHCT – trường Đại học Y Hà Nội (2005). Châm cứu – cơ
chế tác dụng của châm cứu. NXB Y Học, tr. 180 – 190.
5. Lê Quý Ngưu (2003). Từ điển huyệt vị châm cứu. NXB. Thuận
Hóa, tr. 293 – 241, 247, 391 – 393, 407 – 410, 565 – 566, 622.
6. Nguyễn Thị Thanh Hà (2012). “Đánh giá hiệu quả điều trị châm
cứu trị tiểu khó, bí tiểu ở sản phụ sau sanh”. Tạp chí Y học TP.
HCM, tập 16, Phụ bản số 1, tr. 118 – 123.
7. Nguyễn Trương Quốc Dũng (2011). Khảo sát tác động của châm
cứu lên chức năng Bàng quang dựa trên niệu động học”. Luận
văn thạc sĩ YHCT, Đại học Y dược TP. HCM.
8. Phan Quan Chí Hiếu (1997).Thần kinh sinh học và châm cứu –
Đại học Y dược TP. HCM, tr. 2-7, 19-20, 29-31, 182-183.
Ngày nhận bài báo: 28/09/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 18/10/2013,
04/11/2013
Ngày bài báo được đăng: 02/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_vung_anh_huong_ngoai_da_cua_huyet_uy_duong_tam_am_g.pdf