“Điều 120. Kê biên tài sản đang tranh
chấp
1. Kê biên tài sản đang tranh chấp được
áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án
có căn cứ cho thấy người chiếm hữu tài sản
tranh chấp, người giữ tài sản tài sản tranh
chấp hoặc chủ sở hữu tài sản tranh chấp có
hành vi tẩu tán, hủy hoại hoặc có hành vi
chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản
đang tranh chấp cho người khác.
2. Tài sản bị kê biên có thể được thu giữ,
bảo quản tại cơ quan thi hành án dân sự
hoặc lập biên bản giao cho một bên đương
sự hoặc người thứ ba quản lý cho đến khi có
quyết định của Tòa án.
3. Tài sản đang có tranh chấp tại khoản
1, khoản 2 Điều này bao gồm tài sản đang
bị tranh chấp quyền sở hữu, sử dụng, chiếm
hữu và tài sản là đối tượng của các giao dịch
dân sự bị tranh chấp”.
Ba là, đối với biện pháp “cấm hoặc buộc
thực hiện hành vi nhất định”:
Sửa đổi Điều 127 BLTTDS năm 2015
theo hướng chuyển biện pháp “cấm hoặc
buộc thực hiện hành vi nhất định” xuống vị
trí cuối danh sách các BPKCTT được liệt kê
và sửa đổi, bổ sung BPKCTT này với nội
dung như sau:
“Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất
định được áp dụng nếu trong quá trình giải
quyết vụ án có căn cứ cho thấy đương sự
hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thực
hiện hoặc không thực hiện một hoặc một số
hành vi nhất định làm ảnh hưởng đến việc
giải quyết vụ án, quyền và lợi ích hợp pháp
của người khác có liên quan trong vụ án
đang được Tòa án giải quyết.
Hành vi bị cấm hoặc buộc thực hiện tại
Điều này không thuộc phạm vi hành vi bị cấm
hoặc buộc thực hiện của các BPKCTT khác
được quy định từ Điều 115 đến Điều.”.
Đồng thời, bổ sung khoản 3 quy định về
trách nhiệm của người yêu cầu áp dụng
BPKCTT tại Điều 127 BLTTDS năm 2015
vào Điều 136 BLTTDS năm 2015 theo
hướng trong trường hợp có thể gây thiệt hại
cho người bị áp dụng BPKCTT hoặc người
thứ ba với nội dung như sau:
“3. Người yêu cầu áp dụng BPKCTT
cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định
tại Điều. Bộ luật này phải thực hiện biện
pháp bảo đảm theo quy định tại các khoản
1, 2 Điều này trong trường hợp nội dung yêu
cầu đó có thể gây thiệt hại cho người bị áp
dụng BPKCTT hoặc người thứ ba”.
Chuyển Điều 127 xuống sau Điều 131
BLTTDS năm 2015.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khó khăn, vướng mắc qua việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự và kiến nghị hoàn thiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhiệm vụ quan trọng của tố tụng dânsự (TTDS) nói chung, việc giải quyếtvụ án dân sự nói riêng là góp phần
bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo
vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân1. Để thực
hiện nhiệm vụ này, một trong những công cụ
được Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
(BLTTDS năm 2015) sử dụng là quy định chế
định biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT)
nhằm tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách
của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài
sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo
toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại
không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc
giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án2.
Số 12 (412) - T6/202052
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC QUA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP
TẠM THỜI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
Thái Chí Bình*
*ThS. Tòa án nhân dân huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Biện pháp khẩn cấp tạm
thời, Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2015.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 12/03/2020
Biên tập : 06/04/2020
Duyệt bài : 14/04/2020
Article Infomation:
Key words: Temporary emergency
measures; the Civil Procedure Code
of 2015
Article History:
Received : 12 Mar. 2020
Edited : 06 Apr. 2020
Approved : 14 Apr. 2020
Tóm tắt:
Biện pháp khẩn cấp tạm thời có vai trò vô cùng quan trọng trong quá
trình giải quyết vụ án, đảm bảo việc thi hành án và kịp thời bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Quy định
của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về biện pháp khẩn cấp tạm thời
cơ bản đảm bảo vai trò này, tạo sự thuận lợi cho đương sự thực hiện
quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và giúp Tòa án
dễ dàng trong việc xem xét áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn
cấp tạm thời cũng như giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Bên cạnh mặt
tích cực đó, quy định của pháp luật tố tụng dân sự về biện pháp khẩn
cấp tạm thời còn tồn tại một số bất cập, hạn chế cần được hoàn thiện.
Abstract:
Temporary emergency measures play a crucial role in the process of
resolving cases, to ensure the execution of judgments and timely
protect the legitimate rights and interests of agencies, organizations
and individuals. The current civil procedural law on temporary
emergency measures basically assumes this role, facilitates the
litigants’ right to request the application of the temporary emergency
measures and helps the court to review, apply, change and cancel the
temporary emergency measures as well as settle complaints and
petitions. In addition, the current civil procedural law on temporary
emergency measures still contains some shortcomings that need to be
further improved.
1 Xem Điều 1 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
2 Xem Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
53Số 12 (412) - T6/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
Với tinh thần đó, BLTTDS năm 2015 đã
liệt kê 17 loại BPKCTT cụ thể được áp dụng
tại Điều 114 và lần lượt quy định cụ thể từng
BPKCTT tại các điều từ Điều 115 đến Điều
132 Bộ luật này. Nhìn chung, quy định của
BLTTDS về từng BPKCTT được áp dụng là
tương đối cụ thể, chi tiết, tạo sự thuận lợi
trong việc áp dụng. Tuy nhiên, qua thực tiễn
nghiên cứu, áp dụng thì quy định đối với từng
BPKCTT phát sinh một vài hạn chế, tạo ra sự
thiếu thống nhất khi áp dụng trong thực tiễn.
1. Một số khó khăn, vướng mắc qua việc
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
trong tố tụng dân sự
1.1. Đối với biện pháp “giao người
chưa thành niên, người bị mất hoặc hạn
chế năng lực hành vi dân sự cho cá nhân
hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục”
Điều 115 BLTTDS năm 2015 quy định,
việc áp dụng BPKCTT giao người chưa
thành niên, người mất năng lực hành vi dân
sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm
chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông
nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục được
áp dụng nếu việc giải quyết vụ án có liên
quan đến những người này mà họ chưa có
người giám hộ.
Trong thực tiễn, việc áp dụng quy định
này phát sinh vướng mắc trong trường hợp
người chưa thành niên có người đại diện hợp
pháp, người giám hộ nhưng họ đang do
người không có quyền nuôi dưỡng chiếm
giữ thì người có quyền nuôi dưỡng có được
yêu cầu áp dụng BPKCTT này hay không.
Vướng mắc này được thể hiện thông qua vụ
án cụ thể sau3:
Theo đơn khởi kiện, ông Huỳnh Ngọc H
cho rằng, theo bản án hôn nhân và gia đình
sơ thẩm số 629/2018/HNGĐ-ST của Tòa án
nhân dân huyện A, tỉnh T, bà Trần Hồng L
được ly hôn với ông H; bà L được quyền
nuôi dưỡng con chung tên Huỳnh Ngọc K,
sinh ngày 11/10/2016. Chi cục Thi hành án
dân sự huyện A đã giao cháu K cho ông Trần
Hồng T (cha ruột của bà L) nhận nuôi dưỡng
do được bà L ủy quyền. Tuy nhiên, do ông T
nuôi dưỡng cháu K không đúng với bản án
đã tuyên, là người lớn tuổi, vụng về trong
việc chăm sóc trẻ nhỏ nên ông H đã mang
cháu K về nuôi dưỡng sau khi ông T nhận
cháu K khoảng 15 phút. Vì vậy, ông H yêu
cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con, giao
cháu K cho ông H nuôi dưỡng.
Trong quá trình giải quyết vụ án, do yêu
cầu giao trả cháu K nhưng ông H không
chấp nhận nên bà L có đơn yêu cầu Tòa án
áp dụng BPKCTT theo Điều 115 BLTTDS
năm 2015. Tuy nhiên, Tòa án nhân dân
huyện A đã không chấp nhận yêu cầu của bà
L do cháu K đang có người đại diện hợp
pháp, người giám hộ theo quy định của pháp
luật là bà L, ông H.
Việc Tòa án nhân dân huyện A từ chối
yêu cầu của Bà L dựa trên căn cứ sau: Theo
quy định của khoản 1 Điều 136 Bộ luật Dân
sự năm 2015 (BLDS năm 2015), cha mẹ là
người đại diện theo pháp luật đối với con
chưa thành niên. Đồng thời, các Điều 46, 47
BLDS năm 2015 quy định, đối với người
chưa thành niên, việc giám hộ cho họ chỉ đặt
ra khi họ không còn cha, mẹ hoặc không xác
định được cha, mẹ; có cha, mẹ nhưng cha,
mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ
đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên
bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều
không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con
và có yêu cầu người giám hộ. Trong khi bà
L yêu cầu áp dụng BPKCTT, cháu K đang
3 Vụ án hôn nhân và gia đình sơ thẩm thụ lý số 742/2019/TLST-HNGĐ ngày 23 tháng 8 năm 2019 về việc
“tranh chấp vể thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn” giữa nguyên đơn ông Huỳnh Ngọc H với
bị đơn bà Trần Hồng L của Tòa án nhân dân huyện C, tỉnh A.
Số 12 (412) - T6/202054
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
có người đại diện hợp pháp là ông H, bà L.
Vì vậy, không có cơ sở để Tòa án áp dụng
BPKCTT theo yêu cầu của bà L.
Tuy nhiên, ở đây cần phải hiểu thuật ngữ
“người giám hộ” theo nghĩa rộng gồm
“người đại diện theo pháp luật, người giám
hộ” và phải là việc đại diện, giám hộ hợp
pháp. Trong trường hợp này, theo bản án của
Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, bà L là
người đại diện theo pháp luật và có quyền
nuôi dưỡng cháu K. Việc ông H giữ cháu K
mà không có sự đồng ý của bà L ảnh hưởng
đến quyền nuôi dưỡng con chung của bà L.
Vì vậy, bà L hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa
án áp dụng BPKCTT tại Điều 115 BLTTDS
năm 2015.
1.2. Đối với biện pháp “kê biên tài sản
đang tranh chấp” và biện pháp “cấm
chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản
đang tranh chấp”
Khoản 1 Điều 120 BLTTDS năm 2015
quy định, kê biên tài sản đang tranh chấp
được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết
vụ án có căn cứ cho thấy người giữ tài sản
đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại
tài sản.
Điều 121 BLTTDS năm 2015 quy định,
cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài
sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong
quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy
người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang
tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền về
tài sản đối với tài sản đang tranh chấp cho
người khác.
Như vậy, có thể thấy rằng, mặc dù
BPKCTT được quy định ở hai điều khác
nhau nhưng có sự trùng lắp về mục đích
hướng đến. Theo đó, biện pháp kê biên tài
sản có mục đích hướng đến là ngăn chặn
hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản; biên pháp
cấm chuyển dịch quyền về tài sản có mục
đích hướng đến là ngăn chặn hành vi chuyển
dịch quyền về tài sản. Tuy nhiên, “chuyển
dịch quyền về tài sản” cũng là một dạng của
hành vi “tẩu tán tài sản”. Đồng thời, khi tài
sản bị kê biên thì mặc nhiên tài sản đó không
thể bị chuyển dịch quyền về tài sản4.
Về chủ thể quản lý tài sản bị áp dụng
BPKCTT: Biên pháp kê biên tài sản áp dụng
đối với “người giữ tài sản đang tranh chấp”;
biện pháp cấm chuyển dịch quyền về tài sản
áp dụng đối với “người đang chiếm hữu tài
sản tranh chấp, hoặc người đang giữ tài sản
tranh chấp”. Tuy nhiên, “người đang chiếm
hữu tài sản đang tranh chấp” có hành vi tẩu
tán, hủy hoại tài sản thì cũng cần phải áp
dụng BPKCTT “kê biên tài sản” do hậu quả
của nó đối với tài sản bị áp dụng BPKCTT
là như nhau. Hơn nữa, theo Từ điển tiếng
Việt, kê biên tài sản là “việc ghi lại từng tài
sản, cấm việc tẩu tán, phá hủy, để đảm bảo
cho việc xét xử và thi hành án”5 hay kê biên
là “tạm thời cấm vận chuyển, chuyển đổi,
định đoạt hoặc chuyển dịch tài sản của
người vi phạm pháp luật”6; còn tẩu tán là
“phân tán đi nhiều nơi để giấu”7; hủy hoại
là “làm cho hư hỏng, tan nát đi”8. Như vậy,
kê biên tài sản là nhằm tránh tẩu tán, hủy
hoại. Trong đó, chuyển dịch là “thay đổi
hoặc làm thay đổi vị trí trong khoảng ngắn”
hoặc “chuyển quyền sở hữu”9. Chính vì vậy,
4 Pháp luật thi hành án dân sự cũng có cách hiểu tương tự. Theo đó, Luật Thi hành án dân sự năm 2008, được
sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định, khi tiến hành cưỡng chế đối với tài sản là vật trong quá trình thi hành
án, cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên áp dụng biện pháp “kê biên tài sản” mà không quy định kèm
theo biện pháp “cấm chuyển dịch quyền về tài sản”.
5 Từ điển các thuật ngữ pháp lý thông dụng, 1999, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.
6 Xem:
7 Xem: Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nxb. Từ điển Bách Khoa, 2012, tr.1156.
8 Xem: Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nxb. Từ điển Bách Khoa, 2012, tr.609.
9 Xem: Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nxb. Từ điển Bách Khoa, 2012, tr.252.
55Số 12 (412) - T6/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
xét về mặt ngôn ngữ, “kê biên tài sản” có
phạm vi bao trùm “cấm chuyển dịch quyền
về tài sản”.
Bên cạnh đó, quy định về phạm vi chủ
thể quản lý tài sản bị áp dụng BPKCTT tại
các Điều 120, 121 BLTTDS năm 2015 chưa
bao quát các chủ thể quản lý tài sản cần bị
áp dụng BPKCTT do không đề cập “chủ sở
hữu tài sản tranh chấp” bị áp dụng BPKCTT.
Điều đó có nghĩa là, nếu “chủ sở hữu tài sản
tranh chấp” có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài
sản hoặc có hành vi chuyển dịch quyền về
tài sản mà họ không “đang chiếm hữu” hoặc
“đang giữ tài sản đang tranh chấp” thì không
thể áp dụng các BPKCTT đối với họ. Điều
này là không hợp lý. Bởi vì, trên thực tế và
theo quy định của pháp luật dân sự, chủ sở
hữu tài sản hoàn toàn có thể thực hiện hành
vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc chuyển dịch
quyền về tài sản ngay cả khi họ không đang
chiếm hữu hoặc giữ tài sản.
Ngoài ra, do chưa có hướng dẫn cụ thể
nên việc xác định “tài sản đang tranh chấp”
trên thực tế vẫn được hiểu theo hai cách khác
nhau.
Cách hiểu thứ nhất, “tài sản đang tranh
chấp” được quy định tại các Điều 120, 121
BLTTDS năm 2015 là tài sản đang bị tranh
chấp quyền sở hữu, đang bị đòi lại, bị yêu
cầu hoàn trả, không bao gồm tài sản là đối
tượng của các giao dịch đang tranh chấp.
Cách hiểu thứ hai, tài sản đang tranh
chấp cần phải hiểu ở nghĩa rộng bao gồm tải
sản đang có tranh chấp về việc ai là người
có quyền sở hữu, sử dụng, chiếm hữu và tài
sản là đối tượng của các giao dịch đang tranh
chấp. Tuy nhiên, để áp dụng thống nhất cần
bổ sung rõ đặc điểm của tài sản đang tranh
chấp.
1.3. Đối với biện pháp “cấm hoặc buộc
thực hiện hành vi nhất định”
Điều 127 BLTTDS năm 2015 quy định,
cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định
được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết
vụ án có căn cứ cho thấy, đương sự hoặc cơ
quan, tổ chức, cá nhân khác thực hiện hoặc
không thực hiện một hoặc một số hành vi
nhất định làm ảnh hưởng đến việc giải quyết
vụ án, quyền và lợi ích hợp pháp của người
khác có liên quan trong vụ án đang được Tòa
án giải quyết.
Tuy nhiên, quy định của Điều 127 vô
tình tạo khoảng trống để đương sự lạm dụng,
né tránh khi yêu cầu Tòa án áp dụng
BPKCTT trong thực tiễn. Theo đó, đương sự
có thể yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT tại
Điều 127 để buộc người đang chiếm hữu,
người giữ tài sản hoặc chủ sở hữu tài sản (mà
không phải tài sản tranh chấp) không được
tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc có hành vi
chuyển dịch quyền về tài sản cho người khác
hoặc yêu cầu áp dụng BPKCTT đối với phần
tài sản có giá trị lớn hơn nghĩa vụ của người
bị áp dụng BPKCTT. Trong khi đó, các yêu
cầu này thực chất thuộc phạm vi áp dụng
BPKCTT tại các Điều 120, 121, 125, 126
BLTTDS năm 2015. Sự bất cập này được thể
hiện thông qua 02 vụ án cụ thể sau đây:
Vụ án thứ nhất10: Theo đơn khởi kiện và
lời khai cung cấp trong quá trình giải quyết
vụ án, nguyên đơn ông Nguyễn Thành T
trình bày, ngày 25/12/2015, ông T có nhận
chuyển nhượng từ ông A, bà L quyền sử
dụng đất nông nghiệp diện tích 1.000m2, tọa
lạc tại ấp L, xã L, huyện T, tỉnh B, với giá
90.000.000 đồng. Việc chuyển nhượng có
lập thành văn bản, có xác nhận của Ban ấp
L, xã L, không công chứng, chứng thực. Sau
đó, ông T nhiều lần yêu cầu thực hiện thủ tục
10 Hồ sơ vụ án dân sự sơ thẩm thụ lý số 326/2019/TLST-DS ngày 25 tháng 7 năm 2019 về việc “tranh chấp
hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn ông Nguyễn Thành T với bị đơn ông Lê
Văn A, bà Đặng Thị Tuyết L của Tòa án nhân dân huyện T, tỉnh B.
Số 12 (412) - T6/202056
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
công chứng, sang tên nhưng ông A, bà L hứa
hẹn mà không thực hiện. Quyền sử dụng đất
chuyển nhượng thuộc thửa số110, tờ bản đồ
số 63, có diện tích 2.937m2 đã được Ủy ban
nhân dân huyện T, tỉnh B cấp quyền sử dụng
cho ông A, bà L theo giâý chứng nhận quyêǹ
sử dụng đât́, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất số CH02555 ngày
08/10/2014. Khi chuyển nhượng hai bên chỉ
tự xác định ranh giới trên thực địa mà không
nhờ cơ quan chuyên môn đo vẽ. Vì vậy, ông
T khởi kiện yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày
15/12/2015 giữa ông T với ông A, bà L.
Trong quá trình giải quyết vụ án, cho
rằng ông A, bà L có hành vi chuyển nhượng
quyền sử dụng đất diện tích 2.937m2 thuộc
thửa số 110, tờ bản đồ số 63 và ông T không
xác định được vị trí phần đất diện tích
1.000m2 trong phần đất diện tích 2.937m2
cho nên ông T yêu cầu Tòa án áp dụng
BPKCTT tại Điều 127 Bộ luật Tố tụng dân
sự năm 2015, cấm ông A, bà L chuyển
nhượng quyền sử dụng đất diện tích
2.937m2, thuộc thửa số 110, tờ bản đồ số 63.
Ngày 05/8/2019, Tòa án nhân dân huyện T
ban hành Quyết định áp dụng BPKCTT theo
yêu cầu của ông T.
Vụ án thứ hai11: Theo đơn khởi kiện
ngày 13/5/2019, nguyên đơn ông Huỳnh
Văn T trình bày, vào ngày 17/02/2019, ông
T có cho bà Nguyễn Thị Đ vay số tiền
50.000.000 đồng, lãi suất 5%/tháng, thời hạn
vay 01 năm. Hai bên có lập biên nhận thể
hiện. Từ lúc vay tiền đến nay, bà Đ không
đóng lãi cho ông T. Do bà Đ vi phạm nghĩa
vụ trả lãi nên ông T khởi kiện yêu cầu Tòa
án nhân dân huyện T, tỉnh B buộc bà Đ trả
lại số tiền vay 50.000.000 đồng và tiền lãi
theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình giải quyết vụ án, do biết
bà Đ được cấp quyền sử dụng đất nông
nghiệp diện tích 3.500m2 theo giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất số CS03878 ngày
15/9/2017 của Ủy ban nhân dân huyện T,
tỉnh B và bà Đ đang thực hiện thủ tục chuyển
nhượng cho người khác nên để đảm bào cho
việc thi hành án, ông T yêu cầu Tòa án áp
dụng BPKCTT tại Điều 127 Bộ luật Tố tụng
dân sự năm 2015, cấm bà Đ chuyển nhượng
quyền sử dụng đất diện tích 3.500m2. Ngày
21/8/2019, Tòa án nhân dân huyện T ban
hành Quyết định áp dụng BPKCTT theo yêu
cầu của bà Đ.
Căn cứ để Tòa án nhân dân huyện T áp
dụng BPKCTT đối với 02 trường hợp này là
quy định của Điều 127 BLTTDS năm 2015
không bắt buộc đối tượng bị áp dụng là tài
sản đang tranh chấp, không giới hạn giá trị
tài sản trong phạm vi đối tượng giao dịch
đang tranh chấp và không giới hạn hành vi
bị cấm thực hiện. Tuy nhiên, chúng tôi cho
rằng, Điều 127 BLTTDS năm 2015 quy định
theo hướng mở. Theo đó, khi hành vi bị cấm
hoặc buộc phải thực hiện, không thuộc phạm
vi áp dụng của các BPKCTT khác mà
BLTTDS năm 2015 quy định, mới được áp
dụng BPKCTT tại Điều 127. Trong khi đó,
việc cấm thực hiện hành vi chuyển nhượng
quyền sử dụng đất thuộc phạm vi áp dụng
BPKCTT tại Điều 120, Điều 121 BLTTDS
năm 2015. Hơn nữa, theo quy định của Điều
136 BLTTDS sự năm 2015, khi yêu cầu áp
dụng BPKCTT tại các Điều 120, 121
BLTTDS năm 2015 thì người yêu cầu phải
thực hiện biện pháp bảo đảm. Trong khi đó,
11 Hồ sơ vụ án dân sự sơ thẩm thụ lý số 347/2019/TLST-DS ngày 06 tháng 8 năm 2019 về việc “tranh chấp
hợp đồng dân sự vay tài sản” giữa nguyên đơn ông Huỳnh Văn T với bị đơn bà Nguyễn Thị Đ của Tòa án
nhân dân huyện T, tỉnh B.
57Số 12 (412) - T6/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
việc áp dụng BPKCTT tại Điều 127
BLTTDS năm 2015 lại không phải thực hiện
biện pháp bảo đảm. Vì vậy, việc Tòa án
nhân dân huyện T áp dụng BPKCTT sẽ dẫn
đến bất hợp lý là người yêu cầu áp dụng
BPKCTT đối với tài sản đang tranh chấp
theo Điều 120, Điều 121 BLTTDS năm
2015 phải thực hiện biện pháp bảo đảm
(phải thực hiện nghĩa vụ kèm theo). Tuy
nhiên, người yêu cầu nội dung tương tự đối
với tài sản không phải là tài sản đang tranh
chấp tại Điều 127 BLTTDS năm 2015 lại
không phải thực hiện biện pháp bảo đảm
(không phải thực hiện nghĩa vụ kèm theo).
1.4. Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời đối với tài sản đã chuyển nhượng
cho người thứ ba nhưng chưa hoàn thành
thủ tục chuyển nhượng
Hiện nay, việc áp dụng BPKCTT đối với
trường hợp quyền sử dụng đất đã được
chuyển nhượng cho người thứ ba, chưa hoàn
thành thủ tục nhưng có điều kiện công nhận
giao dịch12 còn được hiểu khác nhau.
Cách hiểu thứ nhất, Tòa án không chấp
nhận yêu cầu áp dụng BPKCTT do quyền sử
dụng đất đã chuyển nhượng cho người khác
trước thời điểm yêu cầu. Mặc dù chưa hoàn
thành thủ tục nhưng có đủ điều kiện công
nhận nên không còn là tài sản của người bị
yêu cầu.
Cách hiểu thứ hai, Tòa án vẫn được áp
dụng BPKCTT. Bởi vì, theo quy định của
pháp luật đất đai, pháp luật dân sự, giao dịch
chưa hoàn thành thủ tục để người nhận
chuyển nhượng quyền sử dụng đất được
công nhận là người có quyền sử dụng nên
cần phải áp dụng BPKCTT. Khi Tòa án áp
dụng BPKCTT, người bị yêu cầu sẽ tham gia
tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan. Họ có quyền yêu cầu độc lập
để Tòa án công nhận giao dịch của họ, qua
đó, xác định họ có quyền sử dụng đất. Trong
trường hợp, việc yêu cầu áp dụng BPKCTT
gây thiệt hại cho người nhận chuyển nhượng
thì họ có quyền yêu cầu Tòa án buộc người
yêu cầu áp dụng BPKCTT bồi thường theo
khoản 1 Điều 113 BLTTDS năm 2015 và
mục 11 Phần IV Giải đáp số 01/2017/GĐ-
TANDTC ngày 07/4/2017 của Tòa án nhân
dân tối cao13.
Tuy nhiên, trong trường hợp Tòa án
chấp nhận áp dụng BPKCTT mà phát sinh
thiệt hại cho người thứ ba thì người yêu cầu
áp dụng BPKCTT phải bồi thường. Việc
buộc người yêu cầu áp dụng BPKCTT phải
bồi thường là chưa hợp lý. Bởi vì, Tòa án có
thể từ chối áp dụng để tránh thiệt hại phát
sinh nếu có quy định.
2. Kiến nghị
Để khắc phục các khó khăn, vướng mắc
từ việc áp dụng quy định của pháp luật
TTDS về các BPKCTT nêu trên, chúng tôi
có một số kiến nghị sau:
Một là, đối với biện pháp “giao người chưa
thành niên, người bị mất hoặc hạn chế năng lực
hành vi dân sự cho cá nhân hoặc tổ chức trông
nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục”:
Sửa đổi Điều 115 thay cụm từ “người
giám hộ” thành “người giám hộ hoặc người
đại diện hợp pháp theo quy định của pháp
12 Như: (1) Việc công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong trường hợp hợp đồng có một
số vi phạm theo mục 2 Phần II Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn
nhân gia đình; (2) công nhận giao dịch dân sự do không tuân thủ quy định về hình thức theo Điều 129 Bộ
luật Dân sự năm 2015.
13 Theo đó, việc giải quyết bồi thường thiệt hại do yêu cầu áp dụng BPKCTT không đúng được tiến hành
trong cùng vụ án dân sự. Trường hợp đương sự yêu cầu giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại này mà chưa
có điều kiện chứng minh thì yêu cầu bồi thường đó có thể tách ra để giải quyết bằng vụ án dân sự khác.
Số 12 (412) - T6/202058
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
luật hoặc theo bản án, quyết định của Tòa
án đã hiệu lực pháp luật”.
Hai là, đối với biện pháp “kê biên tài
sản đang tranh chấp” và biện pháp “cấm
chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản
đang tranh chấp”:
Sửa đổi Điều 120, 121 BLTTDS năm
2015 theo hướng nhập nội dung của Điều
121 vào Điều 120 với nội dung như sau:
“Điều 120. Kê biên tài sản đang tranh
chấp
1. Kê biên tài sản đang tranh chấp được
áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án
có căn cứ cho thấy người chiếm hữu tài sản
tranh chấp, người giữ tài sản tài sản tranh
chấp hoặc chủ sở hữu tài sản tranh chấp có
hành vi tẩu tán, hủy hoại hoặc có hành vi
chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản
đang tranh chấp cho người khác.
2. Tài sản bị kê biên có thể được thu giữ,
bảo quản tại cơ quan thi hành án dân sự
hoặc lập biên bản giao cho một bên đương
sự hoặc người thứ ba quản lý cho đến khi có
quyết định của Tòa án.
3. Tài sản đang có tranh chấp tại khoản
1, khoản 2 Điều này bao gồm tài sản đang
bị tranh chấp quyền sở hữu, sử dụng, chiếm
hữu và tài sản là đối tượng của các giao dịch
dân sự bị tranh chấp”.
Ba là, đối với biện pháp “cấm hoặc buộc
thực hiện hành vi nhất định”:
Sửa đổi Điều 127 BLTTDS năm 2015
theo hướng chuyển biện pháp “cấm hoặc
buộc thực hiện hành vi nhất định” xuống vị
trí cuối danh sách các BPKCTT được liệt kê
và sửa đổi, bổ sung BPKCTT này với nội
dung như sau:
“Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất
định được áp dụng nếu trong quá trình giải
quyết vụ án có căn cứ cho thấy đương sự
hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thực
hiện hoặc không thực hiện một hoặc một số
hành vi nhất định làm ảnh hưởng đến việc
giải quyết vụ án, quyền và lợi ích hợp pháp
của người khác có liên quan trong vụ án
đang được Tòa án giải quyết.
Hành vi bị cấm hoặc buộc thực hiện tại
Điều này không thuộc phạm vi hành vi bị cấm
hoặc buộc thực hiện của các BPKCTT khác
được quy định từ Điều 115 đến Điều....”.
Đồng thời, bổ sung khoản 3 quy định về
trách nhiệm của người yêu cầu áp dụng
BPKCTT tại Điều 127 BLTTDS năm 2015
vào Điều 136 BLTTDS năm 2015 theo
hướng trong trường hợp có thể gây thiệt hại
cho người bị áp dụng BPKCTT hoặc người
thứ ba với nội dung như sau:
“3. Người yêu cầu áp dụng BPKCTT
cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định
tại Điều... Bộ luật này phải thực hiện biện
pháp bảo đảm theo quy định tại các khoản
1, 2 Điều này trong trường hợp nội dung yêu
cầu đó có thể gây thiệt hại cho người bị áp
dụng BPKCTT hoặc người thứ ba”.
Chuyển Điều 127 xuống sau Điều 131
BLTTDS năm 2015.
Bốn là, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời đối với tài sản đã chuyển nhượng
cho người thứ ba nhưng chưa hoàn thành thủ
tục chuyển nhượng:
Để áp dụng thống nhất việc áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với tài sản
đã chuyển nhượng cho người thứ ba nhưng
chưa hoàn thành thủ tục chuyển nhượng,
Tòa án nhân dân tối cao cần ban hành hướng
dẫn như sau:
“Nếu yêu áp dụng BPKCTT đối với
quyền sử dụng đất đã chuyển nhượng cho
người thứ ba, thủ tục chuyển nhượng chưa
hoàn thành nhưng theo quy định của pháp
luật có liên quan, có cơ sở để công nhận
giao dịch thì Tòa án cần giải thích cho người
yêu cầu biết bằng băn bản. Trường hợp Tòa
án đã giải thích mà người yêu cầu vẫn giữ
yêu cầu thì Tòa áp áp dụng theo quy định
của pháp luật tố tụng dân sự. Trong trường
hợp phát sinh thiệt hại cho người bị yêu cầu,
người thứ ba thì người yêu cầu phải bồi
thường theo quy định tại Điều 113 Bộ luật
Tố tụng dân sự” n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kho_khan_vuong_mac_qua_viec_ap_dung_bien_phap_khan_cap_tam_t.pdf