Khóa luận Các quy định của pháp luật đất đai về xử lý vi phạm pháp luật đối với người quản lý đất đai

LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I 4 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VI PHẠM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI NGƯỜI QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 4 1. Vi phạm pháp luật đất đai của người quản lý đất đai 4 1.1. Vi phạm pháp luật đất đai: 4 1.1.1. Khái niệm vi phạm pháp luật 4 1.1.2. Khái niệm vi phạm pháp luật đất đai 4 1.1.3. Dấu hiệu của vi phạm pháp luật đất đai 5 1.2. Vi phạm pháp luật của người quản lý đất đai 6 1.2.1. Khái niệm vi phạm pháp luật của người quản lý đất đai 6 1.2.2. Dấu hiệu của vi phạm pháp luật của người quản lý đất đai 7 1.2.2.1. Có hành vi trái pháp luật 7 1.2.2.2. Yếu tố lỗi 8 1.2.3. Cấu thành của vi phạm pháp luật của người quản lý đất đai 8 2. Xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai 9 2.1. Khái niệm và đặc điểm của xử lý vi phạm đối với người quản đất đai 9 2.1.1. Khái niệm xử lý vi phạm đối với người quản đất đai 9 2.1.2. Đặc điểm của xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai 11 2.2. Yêu cầu đối với pháp luật về xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai 14 2.3. Các hình thức xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai 14 2.3.1. Trách nhiệm kỷ luật 15 2.3.2. Trách nhiệm hình sự 16 2.3.3. Trách nhiệm dân sự 17 CHƯƠNG II 19 CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI NGƯỜI QUẢN LÝ 19 1. Các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai 19 1.1. Nguyên tắc xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai 19 1.2. Đối tượng bị xử lý vi phạm 20 1.3. Các hành vi vi phạm của người quản lý đất đai và biện pháp xử lý 22 1.3.1. Vi phạm quy định về hồ sơ và mốc giới địa giới hành chính. 23 1.3.2. Vi phạm quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 23 1.3.3. Vi phạm quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất 24 1.3.4. Vi phạm quy định về thu hồi đất 24 1.3.5. Vi phạm quy định về trưng dụng đất 25 1.3.6. Vi phạm quy định về quản lý đất được Nhà nước giao để quản lý 25 1.3.7. Vi phạm quy định về thực hiện trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất 26 2. Thực trạng áp dụng pháp luật trong xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai 27 2.1. Thực trạng chung 27 2.2. Các vi phạm điển hình của người quản lý đất đai 30 2.2.1. Vi phạm trong bồi thường giải phóng mặt bằng 30 2.2.2. Vi phạm về giao đât, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất 33 2.2.3. Vi phạm về nội dung, trình tự trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 36 2.2.4. Vấn đề quy hoạch treo, dự án treo 38 CHƯƠNG III 43 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN ÁP DỤNG CÓ HIỆU QUẢ 43 VÀ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ 43 VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 43 1. Nguyên nhân của tình trạng vi phạm pháp luật đất đai của cán bộ quản lý ngày càng gia tăng và việc xử lý vi phạm chưa triệt để 43 2. Một số kiến nghị góp phần áp dụng có hiệu quả và hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý đất đai 45 2.1. Hoàn thiện những quy định của pháp luật đất đai để hạn chế vi phạm và xử lý có hiệu quả cao 45 2.2. Nâng cao trình độ, phẩm chất của cán bộ quản lý đất đai 47 2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, đặc biệt là thanh tra đối với các cơ quản lý đất đai 48 2.4. Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật của người quản lý đất đai 49 2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai 49 2.6. Lắng nghe ý kiến của nhân dân về công tác quản lý đất đai để phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm của người quản lý đất đai. 50 KẾT LUẬN 51

doc55 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2134 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Các quy định của pháp luật đất đai về xử lý vi phạm pháp luật đối với người quản lý đất đai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiệm pháp lý liên đới của công chức lãnh đạo khi công chức thuộc quyền vi phạm. Về trách nhiệm hình sự của công chức, mặc dù đã được quan tâm hoàn thiện trong những năm gần đây, tuy nhiên những quy định như: “đã bị xử phạt kỷ luật” hoặc “gây hậu quả nghiêm trọng” chưa được cụ thể hóa. Đồng thời, chế tài xử lý người quản lý đất đai có hành vi vi phạm pháp luật đất đai còn chưa đủ mạnh, tính răn đe chưa cao. 2. Thực trạng áp dụng pháp luật trong xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai 2.1. Thực trạng chung Lĩnh vực quản lý đất đai vẫn là vấn đề bức xúc, phát sinh nhiều khiếu nại, tố cáo nhất hiện nay. Đó là nhận định của thanh tra Chính phủ qua đợt kiểm tra thực hiện Luật đất đai trong cả nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa tiến hành. Những hạn chế, yếu kém, sai phạm trong thi hành Luật đất đai nổi lên trong đợt kiểm tra vừa qua là về: công tác quản lý, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tiến triển chậm, hình thức lúng túng trong việc gắn kết giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng đô thị, điểm dân cư nông thôn, quy hoạch “treo” còn khá phổ biến. Đặc biệt, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chậm, không đạt tiến độ đề ra và tồn tại nhiều sai phạm do địa phương không hiểu đúng và đầy đủ những quy định của Luật đất đai 2003. Các địa phương cũng thiếu kịp thời và kiên quyết trong việc thu hồi đất đối với các trường hợp vi phạm. Công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư cũng có nhiều bất cập và sai phạm như giá đất bồi thường thấp hơn rất nhiều giá đất cùng loại trên thị trường, không bố trí hoặc bố trí không hợp lý khu tái định cư cho người dân có đất bị giải tỏa…Tình trạng khiếu kiện kéo dài, vượt cấp còn tiếp diễn là do chính quyền địa phương không chịu giải quyết. Theo thống kê chưa đầy đủ riêng sáu tháng đầu năm 2006 có 7254 lượt người kéo về trung ương khiếu kiện. Trong đợt thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa qua, “các đoàn thanh tra đã tiếp nhận tới 17.480 đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, trong đó khiếu nại về bồi thường, giải phóng mặt bằng chiếm 70%, đòi lại đất cũ chiếm 6,8%, tố cáo cán bộ, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật đất đai chiếm 10%”( “Quản lý đất đai vẫn là vấn đề bức xúc” – www.thanhtra.gov.vn ). Trong đó, hai dạng vi phạm là chính quyền xã phường giao đất trái nguyên tắc và bồi thường giải phóng mặt bằng không thỏa đáng. Các dạng vi phạm trên chủ yếu xảy ra ở chính quyền cấp xã và cấp huyện, ở cấp tỉnh cũng có nhưng tỉ lệ ít hơn. Điển hình là vụ án tham nhũng đất đai tại thị xã Đồ Sơn, Hải Phòng và những sai phạm trong quản lý đất đai ở huyện đảo Phú Quốc. “Hiện tượng Đồ Sơn” không còn cá biệt. Tuy mức độ có thể khác nhau nhưng chúng ta có thể khẳng định rằng không nơi nào không có hiện tượng tham nhũng về đất đai. Không nơi nào cán bộ có chức, có quyền không được giao đất với giá rẻ. Dưới sức ép của dư luận và chủ trương đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý của Chính phủ, trong thời gian qua hàng loạt các vụ vi phạm về quản lý đất đai đã được đưa ra trước công luận: Qua thanh tra, kiểm tra về quản lý đất đai trên đảo Phú Quốc đã phát hiện những sai phạm trên đảo trong thời gian qua là rất nghiêm trọng, mất mát nhiều cán bộ, gây dư luận và hậu quả xấu. Ngay sau khi phát hiện ra sai phạm Tỉnh ủy Kiên Giang đã chỉ đạo thu hồi 38 lô đất cấp cho cán bộ cấp tỉnh, huyện ở ấp Vũng Bầu, xã Cửa Cạn. Tỉnh đã xử lý 8 tổ chức cơ sở Đảng (4 khiển trách, 4 cảnh cáo); có 54 cán bộ Đảng viên bị kiểm điểm, trong đó 30 cán bộ Đảng viên bị kỷ luật bằng các hình thức: khiển trách 6, cảnh cáo 14, cách chức 7, khai trừ khỏi Đảng 3 người. Do vi phạm ở mức độ nghiêm trọng, cơ quan Công an đã khởi tố và bắt tạm giam 11 đối tượng là cán bộ huyện Phú Quốc.(“ Tỉnh ủy Kiên giang: Sai phạm đất đai ở Phú Quốc là rất nghiêm trọng” – Báo Tuổi Trẻ: ) Vụ tham nhũng đất đai ở Đồ Sơn được xác định là một trong 10 vụ tham nhũng đất đai nổi cộm thời gian qua. Hàng chục cơ quan báo chí đã lên tiếng mạnh mẽ về vụ tham nhũng này và cách xử sự như đùa của Tòa án nhân dân Hải Phòng, sự can thiệp quá sâu của UBND thành phố Hải Phòng. Bản án sau khi tuyên đã khiến nhiều cơ quan tố tụng trung ương phải xem xét lại vấn đề, nhận định có sai sót trong xét xử. Ngày 09/10/2006, Toà án nhân dân tối cao mở phiên phúc thẩm, tuyên huỷ án sơ thẩm, điều tra lại từ đầu. Bộ Công an vừa kết thúc điều tra vụ tiêu cực đất đại tại Đồ Sơn. Cựu giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng Chu Minh Tuấn và 8 quan chức bị đề nghị truy tố về các tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả ngiêm trọng. Tại Vĩnh Phúc, vừa qua Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã phê chuẩn quyết định khởi tố, bắt tạm giam trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tam Đảo, trong vụ cấp 323 lô đất trái pháp luật tại xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo( “Vĩnh Phúc: bắt tạm giam trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Tam Đảo – Báo Tuổi Trẻ: ). Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Vĩnh Phúc vừa đề xuất thường trực Tỉnh ủy xem xét xử lý kỷ luật đối với Phó bí thư Thường trực thị ủy Phúc Yên do liên quan đến việc chia chác đất giãn dân ở khu ao Tháp Miếu 3 và khu ao lò gạch Hợp Tiến, thị trấn Phúc Yên cũ. Có đến 40 lô đất không được cấp đúng đối tượng và tiêu chuẩn.( “Vĩnh Phúc: Đề xuất kỷ luật Phó Bí thư Thị ủy Phúc Yên – Báo tuổi trẻ - ) Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã đưa ra vụ án xét xử sơ thẩm vụ án “xẻ đất rừng làm trang trại” với 10 bị cáo bị truy tố về các tội : tham ô tài sản Xã hội chủ nghĩa; lợi dụng chức vụ , quyền hạn trong khi thi hành công vụ; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Chủ tịch xã Ngọc Thanh đã lấy 1.328m2 đất công chia thành ba suất cho hai con trai và con dâu đứng tên (trong đó có một con trai đang là học sinh). Cán bộ địa chính xã chiếm ba suất với tổng diện tích 10.312m2 đất (do bản thân, vợ và con trai đứng tên). Ủy viên hội đồng xét cấp đất xã cũng tranh thủ lấy 6.557m2 đất và cho con trai đứng tên. Tại Nghệ An, cơ quan điều tra tỉnh Nghệ An vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường Thành phố Vinh về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Lợi dụng chức vụ của mình trưởng Phòng Tài nguyên – Môi trường Vinh đã đề nghị UBND thành phố Vinh cấp hàng loạt sổ đỏ sai quy định, gây ra dư luận bức xúc trong nhân dân.( “Khởi tố trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường thành phố Vinh” – www.thanhtra.gov ) Ngày 07/11/2006, Viện kiểm sát tỉnh Nghệ An đã phê chuẩn quyết định khởi tố 6 bị can trong vụ cố ý làm trái, gây hậu quả nghiêm trọng trong lĩnh vực đất đai và sử dụng ngân sách tại Vinh Tân, Hưng Lộc thuộc thành phố Vinh. 6 cán bộ quản lý này đã liên kết nhiều năm, tự ý bán gần 30.000 m2 đất sai thẩm quyền( “Khởi tố 6 bị can tham nhũng đất đai tại thành phố Vinh” – Báo Tuổi Trẻ: ) Tại Hà Nội, năm 2006 thanh tra thành phố đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước 1.147 m2 đất, hơn 5,6 tỷ đồng; trả lại cho dân 700 m2 đất và 316 m2 nhà; khôi phục quyền lợi kinh tế của dân hơn 1,3 tỷ đồng; xử lý kỷ luật 69 cán bộ và chuyển sang cơ quan điều tra 3 vụ. Tuy nhiên, các vụ việc đã thanh tra, kiểm tra và xử lý được chỉ là con số rất nhỏ so với thực tế những vi phạm về quản lý đất đai trong thời gian qua. Công tác xử lý vi phạm hiện nay rơi vào tình trạng cứ thanh tra, kiểm tra nhưng rồi các kết luận thanh tra, kiểm tra lại không được thực hiện nghiêm túc, những người sai phạm vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Một số vụ việc nghiêm trọng đáng lẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng lại được xử lý chiếu cố, giảm nhẹ. Tiêu biểu cho sai phạm này là bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng về vụ vi phạm pháp luật đất đai của một số quan chức. Bản án tuyên phạt cảnh cáo 3 bị cáo đã làm dư luận báo chí và quần chúng nhân dân phản ứng rất gay gắt. Sự việc UBND thành phố Hải Phòng đã 2 lần có văn bản gửi VKSND tối cao đề nghị miễn truy tố cho một số quan chức liên quan đến vụ án tiêu cực đất đai Đồ Sơn là biểu hiện cho sự bao che cho hành vi vi phạm pháp luật của các quan chức. Một ví dụ nữa đó là : Phó bí thư Đảng ủy chỉ đạo chủ tịch xã Phước Thể, Tuy Phong, Bình Thuận bán hàng chục lô đất đất đai beo ngoài quy hoạch với số tiền lên tới 141 triệu đồng để ngoài sổ sách, sử dụng không đúng mục đích và thiếu công khai. Thế nhưng, hơn 1 năm nay ông chỉ bị cảnh cáo về Đảng sau đó giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy xã. Hàng loạt các vụ việc khác cũng đang rơi vào tình trạng chìm trong im lặng, chờ xem xét làm nhân dân vô cùng bức xúc. 2.2. Các vi phạm điển hình của người quản lý đất đai 2.2.1. Vi phạm trong bồi thường giải phóng mặt bằng Để phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đáp ứng cho sự chuyển mình của nền kinh tế, việc chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất để xây dựng các công trình giao thông, các dự án kinh tế, văn hóa, xã hội đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Kéo theo đó là vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng cho những hộ gia đình bị thu hồi đất. Hiện nay, ngày càng có nhiều khiếu kiện về đất đai, nhất là vấn đề đất bị thu hồi nhưng không được đền bù thỏa đáng, trong lúc đó các quan chức thì được giao đất với giá rẻ. Dư luận thường cho rằng, ai bị thu hồi đất là “mạt vận”, ai được giao đất hoặc được mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước là “trúng số độc đắc”. Trong đợt kiểm tra việc thực hiện Luật đất đai của Bộ Tài nguyên - Môi trường vừa tiến hành, các đoàn thanh tra đã tiếp nhận tới 17.480 đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong đó khiếu nại về bồi thường giải phóng mặt bằng chiếm hơn 70%( “Quản lý đất đai vẫn là vấn đề bức xúc” – www.thanhtra.gov ).Tại Hà Nội, 80% số vụ khiếu nại, tố cáo liên quan đến giải phóng mặt bằng.( “Hà Nội: 80% số vụ khiếu nại, tố cáo liên quan đến giải phóng mặt bằng, đất đai” – Theo thông tấn xã Việt nam ) Việc xây dựng các quy hoạch vẫn có sự mập mờ, không rõ ràng, không thông báo một cách công khai cho người dân biết. Việc lựa chọn nơi tiến hành dự án chưa thực sự xem xét tới quyền lợi chính đáng của người dân. Hiện nay, giá đền bù quá thấp và sự không công bằng của cơ quan chức năng trong việc chi trả tiền đền bù làm người dân vô cùng bức xúc. Có nơi giá đền bù chỉ bằng 1/10 giá thị trường. Hiện tượng những lô đất có điều kiện giống nhau nhưng giá đền bù lại chênh lệch quá lớn. Ví dụ ở huyện Cai Lậy, Tiền Giang có trường hợp cùng một khu vực, một loại đất dọc quốc lộ 1A, hai hộ ở cạnh nhau nhưng người được bồi thường 2,5 triệu đ/m2, còn người chỉ được 210.000 đ/m2. Thực trạng “một quyết định, hai đơn giá đất” rất phổ biến. Tiêu biểu là vụ dự án nâng cấp quốc lộ 2, đoạn Nội Bài – Vĩnh yên. Theo quyết định về đền bù, giá đất đoạn từ ngã ba chợ Đám đến hết cầu Tiền Châu có giá đền bù là 3 triệu còn địa bàn xã Đạo Đức liền kề chỉ được đền bù với mức giá 2 triệu/m2. Song khi nhận tiền đền bù thì các hộ này chỉ nhận được tiền đền bù với mức giá 2 triệu/m2. Hộ ông Nguyễn Quốc Hòa, ngoài số đất bị thu hồi được bồi thường thì ban giải phóng mặt bằng còn thu thêm hơn 90 m2 đất mà không đền bù.( “Huyện chưa sâu sát với dân, chủ đầu tư muốn nhanh chóng, chỉ có dân là thiệt”- ) Một hiện tượng nữa cũng đáng lên án là cán bộ câu kết với người dân thuộc diện được đền bù, giải tỏa để khai tăng, khai khống diện tích đất được bồi thường để “móc túi Nhà nước” ăn chia nhau. Cụ thể, trong việc đền bù giải tỏa lô đất của ông Lê Bửu, đường Hùng Vương, tại khối phố 7, phường An Sơn, thị xã Tam Kỳ đã phát hiện ra tổng diện tích đất của ông Bửu có gần 2.178 m2 ao cá, hơn 274 m2 nhà ở và sân thì còn lại vườn cây ăn quả khoảng 698 m2. Tuy vậy, mảnh vườn lại được xác định có 1.073 cây, trong đó chiếm gần một nửa là cây ăn quả lâu năm, tán rộng…ngoài ra chưa kể đến 39 mộ đất. Nhẩm tính, trong phạm vi chưa đầy 2 m2, có đến 3 cây ăn quả lâu năm.( “Quảng Nam: nhiều sai phạm trong đền bù giải tỏa” – www.thanhtra.gov ) Khi tiến hành giải phóng mặt bằng, một số cán bộ quản lý đất đai câu kết với nhau cố tình thu hồi diện tích đất lớn hơn quy định để chia chác. Trong dự án khu công nghệ cao quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2002, Chính phủ cho phép Thành phố Hồ Chí Minh căn cứ Quyết định 989 để thu hồi 804 ha và sau đó UBND thành phố ký quyết định 2666 thu hồi đúng diện tích nói trên. Tuy nhiên, đến ngày 18/7/2003, thành phố lại ra tiếp quyết định 2717 thu hồi 7 ha, ngày 19/5/2004 lại ký tiếp quyết định 2193 thu hồi tiếp 102 ha. Cả 3 lần UBND thành phố đã ký quyết định thu hồi 913 ha vào nhiều thời điểm khác nhau khiến cho người dân đã làm được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xong lại phải đón nhận quyết định giải tỏa.( “Thành phố Hồ Chí Minh: nóng bỏng chuyện giải tỏa” - www.thanhtra.gov ) Khoản 3 Điều 42 Luật đất đai 2003 quy định: “Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập và thực hiện các dự án tái định cư trước khi thu hồi đất để bồi thường bằng nhà ở, đất ở cho người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở. Khu tái định cư được quy hoạch chung cho nhiều dự án trên cùng một địa bàn và phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”. Tuy nhiên, trên thực tế vi phạm về thực hiện tái định cư cho các hộ gia đình trong diện bị giải tỏa đang bị vi phạm một cách nghiêm trọng. Cán bộ thờ ơ, chưa sâu sát với dân, chủ đầu tư cũng nhanh chóng lấy đất của dân để thi công mà không có dự án tái định cư phù hợp để dân ổn định cuộc sống. Thời hạn cưỡng chế quá ngắn, chính quyền buộc người dân di dời trong khi họ vẫn chưa biết đi đâu, về đâu. Nhiều nơi chính quyền còn áp dụng quy trình ngược: giải tỏa trước rồi đền bù, tái định cư sau. Trong dự án khu nhà ở Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, “chưa xong thỏa thuận đền bù nhà dân đã thành bình địa”. Tất cả nhà, vườn của 27 hộ dân đang trong giai đoạn khiếu nại ở đây đã bị san lấp. Chủ đầu tư dự án này cũng không hề có kế hoạch tái định cư cho các hộ trong phạm vi dự án. Từ 1/7/2004 đến 30/7/2005 toàn huyện Châu Đức, Bà Rịa, Vũng Tàu có 1.523 hộ bị giải tỏa, trong đó có 133 hộ bị giải tỏa trắng. Thế nhưng cả 2 khu nhà tái định cư gồm 306 căn thì trong tình trạng một khu vào cuối năm 2005 mới được đưa vào sử dụng, còn một khu đầu năm 2006 mới khởi công. Tình trạng khiếu hiện kéo dài và ngày càng gia tăng mà nguyên nhân chính là do những sai phạm, những vấn đề bất hợp lý trong thực hiện dự án. Những vấn đề trên ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân do đó cần phải tìm biện pháp sửa chữa sai phạm, xử lý nghiêm khắc đối với những cán bộ vi phạm, tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật đất đai. 2.2.2. Vi phạm về giao đât, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất Trong số những lĩnh vực tham nhũng thì lĩnh vực địa chính – nhà đất là lĩnh vực nóng bỏng, nhiều sai phạm nhất. Mặc dù Luật đất đai 2003 đã quy định rõ cơ chế giao đất, cho thuê đất nhưng hiện tượng giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết không những không giảm mà còn gia tăng và mức độ nghiêm trọng hơn. Hành vi của những cán bộ có chức có quyền ngày càng tinh vi, đa dạng hơn. Chủ yếu là “5 chiêu thức” sau: Thứ nhất, tham nhũng dựa vào các chương trình mục tiêu của Nhà nước. Đó là những chương trình khuyến khích, tạo quyền lợi cho người dân, đặc biệt là người nghèo, phát triển quỹ đất. Thứ hai, tham nhũng đất đai từ các khu tái định cư. Thứ ba, tham nhũng đất đai tại khu giãn dân ở khu dân cư nông thôn. Thứ tư, tham nhũng đất biểu hiện dưới dạng quyết định thu hồi đất cho một dự án rộng hơn mức cần thiết của dự án nhưng sau đó chỉ giao diện tích đúng như dự án, phần còn lại sau đó đem chia chác. Thứ năm, không có dự án gì nhưng vẫn thu hồi đất của dân rồi để đấy, sau đó thuyết minh dự án chậm, dự án không có rồi đem chia cho nhau. Hiện tượng giao đất, cho thuê đất trái thẩm quyền diễn ra rất phổ biến đặc biệt là ở chính quyền cấp xã. Khoản 3 Điều 37 Luật đất đai quy định rất rõ chỉ có cấp tỉnh, huyện mới có thẩm quyền giao đất, cấp xã chỉ có thẩm quyền cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn. Thế nhưng ở xã Minh Châu, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh hóa lại có chuyện chính quyền xã lấy đất trả lương cho cán bộ. Chủ tịch xã đã lãnh đạo bán đất trồng lúa để trả nợ. Vì không có tiền trả lương cho cán bộ mà mỗi người “phải” nhận lương bằng một tấm phiếu mỗi người một suất đất, thậm chí có người vài suất liền. Lúc đầu xã đã chỉ đạo đổi 4000 m2 đất hai lúa một mầu cho xã giáp ranh rồi bán cho tư nhân. Tiếp đến lợi dụng tỉnh có quyết định cấp đất cho 6 hộ ở xã với diện tích 2780 m2, xã đã cấp và tự ý bán 12.249 m2 cho 16 hộ xây nhà trên đất ruộng. Năm 1995, chủ tịch xã câu kết với cán bộ địa chính xã bán 3840 m2 trồng lúa cho 11 hộ. Vi phạm nghiêm trọng như vậy nhưng chủ tịch xã chỉ bị kỷ luật, cách chức, sự cách chức này không khác gì một cuộc trốn chạy, bỏ lại toàn bộ hậu quả mà không hề gánh chịu ( “Thanh hóa :vương quốc Triệu Sơn trả lương cho cán bộ xã”- Bộ Tài nguyên và Môi trường ) Vụ việc: “Trưởng thôn ném đất qua cửa sổ” ở thôn Bắc Sơn, xã Võ Cường, thành phố Bắc Ninh khiến nhiều người phải giật mình. Trong nhiệm kỳ 5 năm, trưởng thôn đã nổi tiếng khi dám quyết định bán hơn 230 lô đất trị giá hơn chục tỷ đồng sai nguyên tắc. Theo Luật đất đai 2003 UBND xã, phường chỉ có thẩm quyền cho thuê đối với 5% đất thuộc quỹ đất nông nghiệp vào mục đích nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Nhưng hiện tượng UBND xã cố ý giữ lại đất công hơn 5% và cho thuê trái thẩm quyền vẫn diễn ra. Qua xác định trên bản đồ địa chính, Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố thuộc Sở Tài nguyên - Môi trường thành phố Hồ Chí Minh phát hiện gần 16000 m2 đất công tại phường Tân Phú, Quận 9 bị chính quyền địa phương tự ý cho thuê để thu tiền. Khu đất trị giá hàng tỉ đồng đến nay vẫn chưa thu hồi được. Chiêu thức tham nhũng đất từ các khu tái định cư cũng được các quan tham lợi dụng. Đất tái định cư đáng lẽ phải được giao cho người dân có nền đất bị giải tỏa để họ ổn định cuộc sống. Vậy mà bằng nhiều cách cán bộ đã biến những lô đất đó thành đất tư của người thân những người có chức có quyền. Trong dự án cầu đường Quy Nhơn hội cho UBND phường Đống Đa, chủ tịch UBND phường và cán bộ địa chính đã cấp 43 lô đất tái định cư cho 37 hộ sai đối tượng và vượt hạn mức, gây thiệt hại hơn 53 tỉ đồng tiền sử dụng đất của nhà nước. Đáng chú ý có nhiều trường hợp được các quan phường dựng khống hồ sơ xác nhận diện tích giải tỏa lớn gấp nhiều lần thực tế, hợp thức hóa việc tách thửa để giao đất tái định cư trái quy định. Cán bộ phường còn cho hàng chục hộ “từ trên trời rơi xuống” hưởng lợi trong quá trình đền bù giải tỏa công trình cầu đường Quy Nhơn -Nhơn Hội. Có 15 trường hợp được xác nhận sai nguồn gốc và thời gian sử dụng đất, được làm giả hồ sơ để rút ruột Nhà nước hàng trăm triệu đồng( “Sai phạm về đất đai tại thành phố Quy Nhơn: rút ruột nhà nước hàng chục tỉ đồng” –Báo thanh tra - www.thanhtra.gov ) Quan chức Quảng Ninh tại dự án nâng cấp quốc lộ 18A và dự án cầu Bãi Cháy do ban quản lý các dự án 18 làm chủ đầu tư đã giao hơn 4000 m2 đất trái phép cho 55 đối tượng mà chủ yếu là con em người nhà cán bộ lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hạ Long đứng tên.( “Chia đất ở Quảng Ninh: nhiều quan chức bị kỷ luật” - www.thanhtra.gov ) Tiêu biểu là vụ quan chức Đồ Sơn chia chác đất tái định cư của dân. Trong khi người dân sống mòn đời tại thành phố biển Đồ Sơn kiếm không ra một mảnh đất để sinh sống và những người dân mất đất mà không được cấp đất tái định cư thì tại những khu đất có vị trí đẹp nhất ở Đồ Sơn, một số quan chức ở thị xã đã ngang nhiên chia chác cho nhau. Trong quá trình giao đất tại khu dân cư phường Vụng Hương, thị xã Đồ Sơn, nguyên giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường Hải Phòng đã chỉ thị cho cấp dưới không thẩm định hồ sơ mà lập khống biên bản thẩm tra với những gia đình được giao đất. Do vậy, tại dự án này, cả 74 gia đình đều không đủ điều kiện được cấp đất tái định cư. Trong số này 14 trường hợp là người nhà của quan chức phường và thị xã. Sai phạm trong quản lý đất đai tại Phú Quốc trong thời gian qua được dư luận hết sức quan tâm. Tại đảo ngọc Phú Quốc một học sinh đang học lớp 9 được nguyên chủ tịch UBND huyện Phú Quốc ký quyết định giao cấp đất ngay tại trung tâm thị trấn Dương Đông. Cũng vào thời điểm này, nguyên phó chủ tịch UBND huyện đã ký quyết định giao cấp một lô đất cho con gái của nguyên chủ tịch UBND cũng đang là học sinh.( “UBND huyện Phú Quốc cấp đất cho …một học sinh lớp 9” – Báo thanh niên - ) Cán bộ quản lý đất đai cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng là một dạng sai phạm hiện nay. Các cán bộ làm ngơ cho dân chuyển mục đích sử dụng đất trái phép là phổ biến nhưng việc cán bộ kêu gọi dân làm chuyện này thì thật lạ. Thế nhưng tại xã Tân Trường, Tĩnh Gia, Thanh Hóa, UBND xã, huyện và nhân dân đồng lòng “biến” 44.492 m2, chủ yếu là đất canh tác thành đất thổ cư nhằm hưởng hàng tỉ đồng tiền đền bù từ dự án đường nối cảng Nghi Sơn với đường Hồ Chí Minh. Những vi phạm của người quản lý đất đai trong giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trong thời gian qua xảy ra rất nhiều, hành vi vi phạm cũng hết sức đa dạng. Đây cũng là vấn đề mà trong thời gian tới các cơ quan có thẩm quyền phải tập trung xử lý. 2.2.3. Vi phạm về nội dung, trình tự trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Trong năm 2006, có hơn 560 vụ sai phạm trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong đó, 61 vụ đã được chuyển sang cơ quan điều tra để xử lý theo pháp luật. Giá trị sai phạm về tài chính được kiến nghị xử lý hơn 211 tỷ đồng. Kiên Giang là tỉnh phát hiện nhiều sai phạm về tài chính, phải thu hồi nộp ngân sách Nhà nước với số tiền gần 169 tỷ đồng. Qua tổng hợp kết quả thanh tra 45 tỉnh của Bộ Tài nguyên – Môi trường, cho thấy tiến độ công tác xét và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong cả nước còn rất chậm. Mới có 3 tỉnh Đắc Lắc, Đắc Nông và Điện Biên là hoàn thành 100% công việc. Một số tỉnh, thành có tỷ lệ xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt thấp như Ninh Thuận( Mới đạt 52,46%), Đà Nẵng ( 45,5%). Hiện tượng tồn sổ đỏ do người dân không có tiền để nộp xảy ra ở hầu hết các tỉnh trong cả nước. Tại Gia Lâm, Hà Nội đến đầu năm 2007 đã cấp hơn 12.000 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng mới có khoảng 100 trường hợp hoàn thành nghĩa vụ tài chính để được nhận giấy. Tại quận Thanh Xuân, Hà Nội, đã cấp được hơn 2000 giấy chứng nhận nhưng người đến nhận thì không nhiều. Tại tỉnh Long An, đã căn bản cấp xong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng vẫn còn đọng trên 1.000 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do người dân không có tiền nộp. Trong số 4.753.837 bộ hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở 45 tỉnh, thành phố do thanh tra Chính phủ kiểm tra, đã phát hiện 670.699 bộ hồ sơ sai phạm, chiếm 14,11%. Phổ biến là sai phạm về trình tự thủ tục cấp, đối tượng cấp, sai về diện tích, sai về nguồn gốc đất. Chiếm tỷ lệ cao nhất là sai phạm về thời gian trao trả giấy chứng nhận cho hộ được cấp, 534.000 bộ hồ sơ, chiếm 79,62% so với tổng số hồ sơ vi phạm. Lâm Đồng có nhiều hồ sơ vi phạm nhất: 346.371 hồ sơ. Loại sai phạm khá phổ biến là về trình tự, thủ tục cấp giấy với hơn 56.044 hồ sơ, Hải Dương là tỉnh nhiều hồ sơ sai phạm loại này nhất, gần 2 vạn hồ sơ. Dạng tiếp theo là sai về đối tượng cấp giấy, Lâm Đồng là tỉnh nhiều vi phạm nhất. Đây cũng là tỉnh “dẫn đầu” về sai phạm diện tích.( “Hơn 560 vụ sai phạm trong cấp sổ đỏ” – ) Tại Quy Nhơn, năm 2005 Phòng Tài nguyên – Môi trường tiếp nhận 5.099 hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chỉ cấp được 2.710 hồ sơ, đạt 53%. Nhưng trong 84 hồ sơ được chọn kiểm tra ngẫu nhiên thì có tới 50 hồ sơ sai phạm (chiếm gần 60%) với diện tích 14.460 m2, gây thiệt hại cho Nhà nước 11,252 tỷ đồng. Tháng 4/2006, Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An đã phát hiện có 405 giấy chứng nhận sử dụng đất của xã Nghĩa Xuân là giả. Thủ phạm chính là một cán bộ địa chính xã hiện đã khởi tố và đang bị truy nã. Thanh tra cũng yêu cầu xử lý hành chính 434 cán bộ. Riêng Bình Dương đã phát hiện 115 vụ việc với 128 người vi phạm, trong đó có những vụ việc sai phạm nghiêm trọng đang được xem xét xử lý. Nguyên nhân của những sai phạm trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là do: Nguyên nhân khách quan: hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ, hồ sơ không lưu trữ đầy đủ, công tác quản lý đất đai còn bị buông lỏng, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ thiếu hoặc thất lạc. Nguyên nhân chủ quan: một số địa phương chưa quyết liệt trong quản lý đất đai và xử lý các vi phạm. Bên cạnh đó, sự quan tâm của một số cấp ủy địa phương chưa thường xuyên và sâu sát, công tác quản lý của chính quyền một số nơi còn yếu. Đội ngũ cán bộ địa chính – nhà đất ở cấp phường xã còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ, thiếu về số lượng cũng là nguyên nhân không nhỏ ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý đất đai và công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm. Nhiều cán bộ không nắm vững các quy định, chế độ, chính sách thuộc lĩnh vực quản lý đất đai, một bộ phận cố ý làm trái để tư lợi, nhiều cán bộ còn sách nhiễu, gây phiền hà cho dân. Trên thực tế còn có trường hợp UBND huyện đã giải quyết xong rồi nhưng khi về tới xã thì cán bộ địa chính xã ách lại, đòi dân phải chi tiền hoặc “dẫn đi nhậu” mới phát giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 2.2.4. Vấn đề quy hoạch treo, dự án treo Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước ở nước ta hiện nay đặt ra những vấn đề bức xúc về quản lý đất đai đô thị. Quy hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quan trọng của quản lý Nhà nước về đất đai. Trước tình trạng quy hoạch treo, dự án treo đang tồn tại ở hầu hết các địa phương và gây bất bình trong nhân dân, vừa qua Bộ Tài nguyên và Môi trường đã quyết định tổng kiểm tra tình trạng sử dụng đất đai tại các khu và các quy hoạch, dự án đầu tư. Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng mở một diễn đàn nhằm thu thập thông tin, phát hiện các trường hợp quy hoạch treo, dự án treo trong cả nước. Khoản 3 Điều 29 của Luật Đất đai quy định: "Diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án, công trình hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau ba năm không được thực hiện theo kế hoạch thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt kế hoạch đó phải điều chỉnh hoặc hủy bỏ và công bố”. Những trường hợp sau ba năm mà không thực hiện và cũng không điều chỉnh hoặc hủy bỏ quy hoạch thì được coi là "quy hoạch treo". Dự án "treo" được hiểu là dự án đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất mà chủ đầu tư không thực hiện dự án theo đúng thời hạn, tiến độ đã được đề ra khi xin giao đất, cho thuê đất. Theo quy định tại Khoản 12 Điều 38 Luật Đất đai 2003 thì thời hạn đó là 12 tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa. Hiện nay có 3 dạng quy hoạch, dự án treo chính: Thứ nhất, địa phương công bố quy hoạch một khu đất để xây dựng công trình, dự án nhưng sau đó không làm gì để thực hiện quy hoạch. Thứ hai, đã có quyết định thu hồi đất để thực hiện dự án nhưng việc thu hồi không dứt điểm, kéo dài từ năm này sang năm khác, có khi chỉ vướng một vài thửa, trong khi nhà đầu tư mỏi mắt chờ giao đất. Tình trạng “treo” này làm chậm trễ tiến độ thực hiện dự án đầu tư. Thứ ba, đất đã giao nhưng chủ đầu tư không đầu tư gì hoặc đầu tư một ít rồi bỏ đó gây lãng phí. Theo điều tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện có 1.649 khu vực quy hoạch với diện tích 344.665 ha bị ''liệt'' vào tình trạng quy hoạch treo. Cả nước có 6.865/12.588 xã, phường và thị trấn lập quy họach sử dụng đất đến năm 2010, nhưng mới chỉ có 2011 xã (16%) đang triển khai, còn 3.712 xã (29,5%) vẫn "treo" quy hoạch. Các địa phương có nhiều khu quy hoạch “treo” là Đồng Nai (368 khu) Hoà Bình (124 khu), Hà Tĩnh (94 khu), An Giang (84 khu)... TP HCM là nơi có nhiều đơn thư phản ảnh nhất về tình trạng quy hoạch “treo”, dự án “treo”. Tính theo diện tích thì các tỉnh có diện tích quy hoạch “treo” lớn là: Hà Tĩnh 222.858ha, Sơn La 13.915ha, Điện Biên 6.730ha, Cần Thơ 5.753ha, Long An 3.491ha, An Giang 2.905ha, Vĩnh Long 2.618ha, Đồng Nai 2.215ha, Thừa Thiên - Huế 1.870ha, Khánh Hoà 1.752ha, Cà Mau 1.662ha, Kiên Giang 1.247ha, Cao Bằng 1.174ha, Thanh Hoá 1.151ha, Thái Bình 1.093ha, Bắc Giang 994ha, Tiền Giang 930ha, Bình Dương 910ha, Vĩnh Phúc 843ha, Hà Tây 854ha, Hà Nội 699ha... Một số tỉnh có diện tích quy hoạch "treo" lớn là từ các dự án trồng và phát triển rừng như Hà Tĩnh, Sơn La, Điện Biên. Cùng với quy hoạch ”treo”, dự án "treo" cũng không hề kém cạnh. 61 tỉnh đã có 1.206 dự án với diện tích 132.463ha thuộc diện "treo". Các tỉnh, thành phố có nhiều dự án "treo" gồm: Nam Định, TPHCM, Quảng Nam, Hà Tây, Đồng Nai, Vĩnh Phúc...( “Vào “sổ đen” 1.649 khu vực “ quy hoạch treo”- http:// www.vietnamnet.com.vn ) Trong các khu vực có “quy hoạch treo” người dân không được sửa chữa nhà ở, công trình, thậm chí bị cấm đoán trái pháp luật bằng văn bản hoặc bằng lệnh miệng về việc không cho chuyển nhượng quyền sử dụng đất, không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... Cũng do quy hoạch "treo", đường sá, hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước xuống cấp nhưng không được khắc phục, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân trong khu vực quy hoạch. Nguyên nhân để xảy ra tình trạng quy hoạch “treo” có nhiều: Trước hết, quy hoạch chưa sát với thực tế và tầm nhìn của người làm quy hoạch chưa đúng với năng lực đầu tư hiện tại; Thứ hai, một nhược điểm của hệ thống quy hoạch hiện nay là rất ít dùng tư vấn. Gần đây, mới có một số nơi dùng tư vấn, còn lại vẫn lấy những người làm trong hệ thống hành chính đi làm quy hoạch. Những người đó không thể có kiến thức về quy hoạch, hay có thể phân tích thông tin, lựa chọn ra một quy hoạch mang tính khả thi, đảm bảo hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường; Thứ ba, do lãnh đạo một số tỉnh có cái nhìn rất lạc quan về tương lai, có khi “vẽ” ra rất nhiều khu tốt đẹp cho tương lai nhưng năng lực thực hiện không có, nên quy hoạch đó chắc chắn là… quy hoạch “treo”! Vì thế, cùng với việc xử lý quy hoạch “treo”, phải nâng cao chất lượng quy hoạch, tức là phải làm sao xử lý được những quy hoạch “treo” do tồn tại của lịch sử, nhưng quan trọng hơn là đừng để xảy ra quy hoạch “treo”, quy hoạch phải sát với thực tiễn. Làm được như thế sẽ ngăn chặn quy hoạch “treo” ngay từ cội nguồn. Để chấm dứt tình trạng quy hoạch treo hiện nay các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải xử lý tình trạng quy hoạch treo, dự án treo theo đúng quy định của pháp luật. Những khu không khả thi thì xóa luôn quy hoạch treo, còn những khu không thể xóa được (nhưng vẫn chưa biết tính khả thi của nó) thì nên cho người dân thực hiện tất cả các quyền của mình như hợp thức hoá nhà đât, chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng, sữa chữa, xây dựng mới … Những dự án đã giao đất rồi mà chủ đầu tư chưa triển khai hoặc triển khai chậm thì nhắc nhở chủ đầu tư phải đẩy nhanh tiến độ. Nếu chủ đầu tư không có khả năng về tài chính cũng như chuyên môn thì cho phép chuyển nhượng dự án hoặc dùng biện pháp mạnh là thu hồi dự án. Đối với một dự án chuẩn bị quy hoạch, để tránh bị rơi vào tình trạng “treo”, cần phải phân tích, xem xét tính khả thi rồi hãy ký quyết định phê duyệt quy hoạch. Kiên quyết không để những dự án rơi vào tình trạng “ký rồi để đó”. Tất cả dự án sau này buộc phải có phương án bố trí tái định cư triển khai trước hoặc song song với việc thực hiện dự án, không chấp nhận tạm cư. Đồng thời, để đất sử dụng có hiệu quả, tránh rơi vào tình trạng quy hoạch treo, nên thực hiện quy hoạch chi tiết, đền bù giải toả, xây dựng cơ sở hạ tầng rồi đấu thầu xây dựng. Nhà đầu tư chỉ được tham gia đấu thầu xây dựng các công trình dân sinh, còn việc quy hoạch thì giao cho các quận, huyện thực hiện là hợp lý. Sở Quy hoạch – Kiến trúc nên có trách nhiệm trong tổ chức, thiết kế, khi thực hiện xong các phần này, sau đó mới giao cho các quận, huyện thực thi… Để khắc phục tình trạng "treo", các địa phương đã có 2.501/4.239 trường hợp; trong đó điều chỉnh quy hoạch đối với 1.037 trường hợp, công bố huỷ bỏ quy hoạch đối với 90 trường hợp, điều chỉnh lại giá đất đối với 275 trường hợp, quyết định thu hồi đất đã giao đối với 255 trường hợp, cho phép gia hạn dự án đối với 639 trường hợp... Nhưng với tình hình quy họach "treo", dự án "treo" như trên, việc hủy các dự án và quy họach "treo" cũng chỉ như "muối bỏ biển". CHƯƠNG III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN ÁP DỤNG CÓ HIỆU QUẢ VÀ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 1. Nguyên nhân của tình trạng vi phạm pháp luật đất đai của cán bộ quản lý ngày càng gia tăng và việc xử lý vi phạm chưa triệt để - Tình trạng vi phạm pháp luật đất đai của cán bộ quản lý ngày càng gia tăng và mức độ nghiêm trọng hơn là do nhiều nguyên nhân trong đó có các nguyên nhân chính sau: + Chính sách pháp luật về đất đai trong thời gian dài thiếu đồng bộ, thiếu cụ thể và có nhiều kẽ hở, đất đai có giá trị đặc biệt nhưng việc thi hành pháp luật về đất đai không nghiêm, quản lý còn lỏng lẻo. + Chế tài xử lý kỷ luật áp dụng đối với người quản lý đất đai có hành vi vi phạm còn chưa đủ mạnh để răn đe, phòng ngừa và xử lý thích đáng. Do đó, vì những lợi ích vật chất rất lớn trước mắt các “quan tham” vẫn “sẵn sàng” vi phạm. + Giá đất do Nhà nước quy định thấp xa so với thực tế, nhiều nơi giá đất chỉ bẳng 1/10 giá thị trường, bình quân theo các tỉnh báo cáo là 30% - 40% giá đất thị trường. Đặc biệt, giá đất nông nghiệp được quy định hết sức thấp, chỉ bằng 1/20 – 1/30 giá thực tế. Ở nhiều địa phương, giá đất nông nghiệp 2 triệu đồng/m2, nhưng Nhà nước chỉ định giá khoảng 50.000 – 60.000. Lợi dụng sự chênh lệch giá này nên các cán bộ quản lý đã tìm cách tham nhũng để hưởng chênh lệch giá. Đồng thời, chế độ lương của cán bộ công chức còn bất hợp lý, mức lương quá thấp không đảm bảo cuộc sống nên các cán bộ, công chức phải tìm đến “chế độ bổng lộc” + Trình độ của cán bộ quản lý đất đai đặc biệt là cấp cơ sở còn quá thấp, chỉ có 60% cán bộ có bằng cấp chuyên môn, đủ tiêu chuẩn theo quy định. Còn lại 40% cán bộ không có bằng cấp, chủ yếu sử dụng kinh nghiệm thực tế. Do đó, vấn đề năm Luật đất đai để xử lý hồ sơ liên quan đến đất đai của phần lớn cán bộ cấp quận, huyện và xã, phường còn rất yếu. Nhiều vụ việc ban đầu không phức tạp nhưng do trình độ của cán bộ cơ sở còn non kém, tinh thần trách nhiệm không cao nên giải quyết sai trình tự thủ tục, không thoả đáng, lại không chịu đối thoại và gặp gỡ nhân dân nên đã “đẩy” vụ việc thành phức tạp. Khi đã xử lý sai nhiều cán bộ cố tình bảo vệ cái sai, một mặt không giải quyết cho người dân, mặt khác báo cáo với cấp trên không đúng sự thật, khiến sai lại càng sai. + Trách nhiệm công chức của một số cán bộ còn rất thấp. Khi thực hiện công vụ thì vấn đề mà các cán bộ công chức – công bộc của dân phải đưa lên hàng đầu là quyền lợi của nhân dân. Thế nhưng, vì lợi ích cá nhân, vì thói quen nhũng nhiễu, hách sách mà dẫn đến tình trạng cán bộ thờ ơ, coi thường trước hoàn cảnh khó khăn của dân, đôi khi đẩy người dân vào cùng cảnh mà không thấy áy náy. + Công tác thanh tra kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật đất đai ít được thực hiện, do đó không phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm của người quản lý. - Việc xử lý đối với cán bộ quản lý đất đai trong thời gian qua đã được quan tâm nhưng vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn đó là do những nguyên nhân sau: + Cơ chế giải quyết khiếu kiện hiện hành chưa hợp lý. Theo quy định của pháp luật chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh sẽ giải quyết khiếu kiện lần đầu đối với quyết định hành chính trong quản lý đất đai và hành vi hành chính của cán bộ quản lý thuộc UBND xã phường, thị trấn, Phòng Tài nguyên - Môi trường và UBND quận, huyện. Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính của cán bộ thuộc Sở Tài nguyên – Môi trường, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Chính quy định này khiến việc giải quyết khiếu nại chậm trễ, thiếu khách quan, tạo điều kiện để các cán bộ bao che cho nhau dẫn dến việc không giải quyết hoặc giải quyết qua loa không có hiệu quả. Các cán bộ công chức đã sai phạm nhưng vẫn không tự sửa và để cho “ tự xử” như vậy là không hợp lý. + Quy định của pháp luật còn nhiều kẽ hở, dễ bị lợi dụng. Các quy định về xử phạt vi phạm đối với người quản lý đất đai chưa quy định rõ căn cứ, mức độ như thế nào là “hậu quả nghiêm trọng” để xác định trách nhiệm pháp lý nên trong thực tế việc xử lý vi phạm đối với cán bộ công chức còn nhẹ, bỏ lọt tội phạm. + Những vi phạm pháp luật đất đai thường không phải do một cán bộ, ở một cấp thực hiện mà thường do sự câu kết của nhiều cơ quan, nhiều cấp chính quyền. Do đó, khi xử lý vi phạm sẽ dễ xảy ra tình trạng “rút dây động rừng” nên việc xử lý còn chưa dứt khoát, cố tình chậm trễ. Mặt khác, do sự tác động chỉ đạo từ phía các cơ quan chính quyền nên việc xử lý chưa nghiêm minh, chưa đúng người, đúng tội. + Mặt khác, người dân Việt Nam chưa có thói quen đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực như hách dịch cửa quyền, tham nhũng trong bộ máy Nhà nước. Người dân có ý thức nhẫn nhục, sẵn sàng hy sinh chút quyền lợi để đạt được mục đích nên đã tạo điều kiện để cán bộ quản lý vi phạm, đồng thời công tác đấu tranh xử lý vi phạm chưa hiệu quả. + Thẩm quyền của các cơ quan thanh tra chưa được chú trọng đúng mức. Các đoàn thanh tra, kiểm tra chỉ có nhiệm vụ phát hiện sai phạm và kiến nghị xử lý do đó các hành vi vi phạm bị phát hiện nhưng rồi cuối cùng lại chìm trong im lặng hoặc xử lý qua loa cho xong việc. 2. Một số kiến nghị góp phần áp dụng có hiệu quả và hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý đất đai Qua tìm hiểu thực trạng quản lý đất đai và phân tích những nguyên nhân của tình trạng đó, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau nhằm ngăn ngừa và xử lý hiệu quả đối với những vi phạm của người quản lý đất đai: 2.1. Hoàn thiện những quy định của pháp luật đất đai để hạn chế vi phạm và xử lý có hiệu quả cao Luật đất đai 2003 đã quy định cụ thể về hành vi vi phạm và hình thức xử lý kỷ luật đối với người quản lý đất đai khi có hành vi vi phạm pháp luật đất đai. Tuy nhiên, vẫn còn những kẽ hở của pháp luật mà các cán bộ quản lý có thể lợi dụng để trục lợi. Do đó, trước hết cần rà soát, bãi bỏ hoặc sửa đổi một số quy định pháp luật về đất đai. Có rất nhiều vấn đề cần xem xét nhưng trước mắt cần tập trung thực hiện những vấn đề sau: + Về cơ chế giải quyết khiếu nại nên mở rộng cơ chế xét xử tại Toà án. Việc giải quyết khiếu kiện lần đầu theo quy định của Luật đất đai 2003 là do chủ tịch UBND cùng cấp xử lý. Tuy nhiên, cơ chế giải quyết này không hiệu quả do có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như mối quan hệ mật thiết trong công tác giữa người xử lý và người bị xử lý, năng lực giải quyết chưa cao do thiếu kinh nghiệm, việc xử lý vi phạm đất đai chỉ là một phần công việc của chủ tịch UBND. Do Toà án có bộ máy chuyên môn thực hiện nhiệm vụ xét xử nên sẽ đảm bảo khách quan, công bằng trong giải quyết khiếu nại. Vì vậy, pháp luật nên quy định trong trường hợp người có khiếu kiện không muốn thông qua Chủ tịch UBND giải quyết lần đầu thì có thể khởi kiện ra Toà án nhân dân cùng cấp ngay. Bên cạnh đó cũng cần quán triệt nghiêm túc nguyên tắc xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, tránh sự can thiệp của chính quyền địa phương đối với quá trình xét xử của Toà án. Mặt khác, cần nâng cao hiệu quả công tác xét xử của Toà án hành chính để giải quyết tốt hơn trước tình hình khiếu kiện về đất đai ngày càng gia tăng và mức độ ngày càng phức tạp. + Cần có những quy định của pháp luật để nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ đứng đầu trong các cơ quan quản lý đất đai trong phát hiện và xử lý vi phạm đối với cán bộ công chức thuộc quyền quản lý của mình. Như vậy, sẽ tăng cường sự giám sát chặt chẽ của cán bộ lãnh đạo đối với nhân viên thuộc quyền quản lý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai. Muốn thực hiện được điều đó thì phải quy định trách nhiệm liên đới đối với cán bộ đứng đầu với vi phạm của cán bộ công chức dưới quyền. + Trong điều kiện hiện nay các vi phạm pháp luật đất đai từ phía người quản lý đã và đang diễn ra rất phức tạp. Do đó, cần quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật khái niệm “gây hậu quả nghiêm trọng” để xử lý hình sự đúng pháp luật, xoá bỏ ranh giới mong manh, không rõ ràng giữa trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm hình sự. Hành vi vi phạm của người quản lý đất đai rất đa dạng. Do đó, để xác định thế nào là “nghiêm trọng” phải căn cứ vào từng dạng vi phạm mà vận dụng những tiêu chí như: diện tích đất bị vi phạm, giá trị diện tích đất bị vi phạm, số lần vi phạm… + Luật đất đai 2003 quy định việc định giá đất của Nhà nước phải bảo đảm sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên trên thực tế giá đất do UBND cấp tỉnh quy định lại chênh lệch rất lớn so với giá đất trên thị trường. Do đó, vấn đề cần phải giải quyết là xác định lại giá đất cụ thể cho hợp lý đối với từng địa phương, sát với giá thị trường trong từng thời điểm. Từ đó, sẽ triệt tiêu được sự bất công khi thu hồi đất, giảm bớt được tham nhũng về đất đai, bởi vì các cán bộ tham nhũng về đất đai suy cho cùng là nhằm ăn chênh lệch giá. Nếu giá đất ngang với giá thị trường thì sẽ không còn chuyện các cán bộ quản lý “mua đất” Nhà nước với giá rẻ rồi chuyển nhượng với giá cao gấp bội. Đồng thời, cần kéo giá đất xuống vì giá trị quyền sử dụng đất rất lớn nên vì món lợi lớn mà không ít cán bộ quản lý sẵn sàng vi phạm. Muốn xây dựng cơ chế tài chính “một giá đât” thì cần phải có một cơ quan chức năng thẩm định, tư vấn giá trị mảnh đất trong quá trình giao dịch. Công việc này có thể giao cho các tổ chức hoạt động tư vấn trong quản lý và sử dụng đất là hợp lý. 2.2. Nâng cao trình độ, phẩm chất của cán bộ quản lý đất đai Cán bộ là yếu tố quyết định sự thành công của một tổ chức. Đội ngũ cán bộ chưa đủ kiến thức về chính sách, pháp luật đất đai, về nội dung quản lý các quy trình chuyên môn nghiệp vụ là một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Để hạn chế những vi phạm pháp luật do không đủ trình độ năng lực, cần phải củng cố hệ thống tổ chức cán bộ quản lý đất đai từ tỉnh đến huyện, xã. Phấn đấu đến năm 2010 phải đạt được chỉ tiêu 80% cán bộ địa chính ở trung ương có trình độ đại học, 70% ở cấp tỉnh và 60% ở cấp huyện, riêng ở cấp xã 100% cán bộ phải được qua đào tạo( Chiến lược phát triền ngành địa chính đến năm 2010 kèm theo tờ trình số 126 Tr/ĐC ngày 09/02/1998 của Tổng cục địa chính ). Để đạt được thì phải thực hiện những công việc sau: + Nâng cao chất lượng đào tạo các môn học vê Luật đất đai trong các trường đại học, cao đẳng, các lớp đào tạo cán bộ địa chính để sinh viên ra trường nắm chắc luật và làm việc tốt. + Đối với đội ngũ cán bộ địa chính, đặc biệt là cán bộ địa chính xã thì cần tiến hành đào tạo nghiệp vụ và kết hợp kiểm tra, đánh giá trình độ chuyên môn, nếu không đủ điều kiện thì phải kiên quyết loại bỏ. + Tổ chức các cuộc thi mang tính chất phong trào để khuyến khích cán bộ quản lý đất đai tìm hiểu về pháp luật đất đai. 2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, đặc biệt là thanh tra đối với các cơ quản lý đất đai Hoạt động thanh tra, kiểm tra đóng vai trò hết sức quan trọng, là biện pháp cơ bản để thực hiện chế độ sở hữu toàn dân và quyền quản lý thống nhất của Nhà nước đối với đất đai. Thông qua các hoạt động thanh tra, kiểm tra mà phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật đất đai, đảm bảo thực hiện đúng đắn các chính sách pháp luật đất đai, tăng cường trách nhiệm đối với cơ quản quản lý. Luật đất đai 2003 quy định thanh tra đất đai là thanh tra chuyên ngành về đất đai. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra đất đai trong cả nước. Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh tra đất đai tại địa phương. Trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường liên tục có các cuộc thanh tra kiểm tra tình hình thực hiện Luật đất đai 2003 và đã phát hiện được rất nhiều sai phạm đặc biệt là của cán bộ quản lý đất đai. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra đất đai trong thời gian tới, cần phải thực hiện những biện pháp sau: + Xây dựng đội ngũ thanh tra viên ngành địa chính đủ phẩm chất, năng lực, trình độ và tăng cường số lượng cán bộ để phát hiện kịp thời những vi phạm. Đồng thời cần cải tiến lề lối, phương pháp công tác, khắc phục bệnh quan liêu hành chính, nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác. + Phối hợp chặt chẽ giữa thanh tra địa chính với các ngành, các cấp chính quyền địa phương để tăng cường lực lượng thực hiện nhiệm vụ thanh tra. + Tăng cường quyền hạn cho thanh tra trong khi tiến hành nhiệm vụ. Hiện nay, thanh tra chỉ có quyền kiểm tra không có thẩm quyền xử lý, vì vậy nên quy định thêm trong các văn bản pháp luật về thẩm quyền xử lý một số vi phạm của thanh tra trong khi thực hiện công vụ. + Tăng cường hơn nữa các đợt thanh tra, kiểm tra. Chú trọng công tác thanh tra thường xuyên để không bị động trước vụ việc xảy ra trước. Kịp thời phát hiện những sai phạm, sớm ngăn chặn những hậu quả xấu có thể xảy ra. Thực tế cho thấy có nhiều loại vi phạm do không được phát hiện kịp thời mà dẫn đến hậu quả cơ quan có thẩm quyền phải mất nhiều thời gian để giải quyết, hiệu quả lại không cao, quyền lợi của người dân không được đảm bảo. Đồng thời, kiểm tra, thanh tra phải có trọng điểm, tập trung giải quyết trước những vấn đề có tính bức xúc. 2.4. Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật của người quản lý đất đai Công tác xử lý vi phạm đối với cán bộ quản lý đất đai trong thời gian qua vẫn còn chưa kịp thời, chưa nghiêm minh, đó là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm vấn tiếp tục gia tăng và ngày càng phức tạp. Do đó, áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp là một trong những phương pháp để hạn chế vi phạm pháp luật đất đai của người quản lý. Xử phạt nghiêm những trường hợp vi phạm không những thể hiện sự trừng phạt mà còn nhằm mục đích răn đe, ngăn ngừa hành vi vi phạm có thể xảy ra. Những hành vi vi phạm của cán bộ quản lý đất đai rất đa dạng, xảy ra phổ biến trên cả nước. Trước mắt, chúng ta không thể rà soát và xử lý triệt để tất cả các trường hợp vi phạm. Vì vậy, trước tiên chúng ta cần tập trung xử lý các vụ việc trọng điểm gây bức xúc lớn trong nhân dân. 2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai Trên thực tế, công việc điều tra nhà đất và cập nhật dữ liệu nhà đất để phục vụ công tác quản lý đất đai là hết sức cần thiết. Đất đai là tài sản có giá trị lớn nhưng chỉ mua bán trao tay hoặc thông qua lấn chiếm đất… chưa được hợp thức hoá nên rất khó kiểm soát. Trong khi đó, một số cán bộ lợi dụng chức quyền để trục lợi, chiếm đoạt đất đai. Xuất phát từ thực tế đó, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà đất là hết sức cần thiết và hữu ích, làm công khai, minh bạch, góp phần phòng chống tham nhũng một cách hiệu quả. Đồng thời, thông qua việc biến động về số liệu quản lý, về tình hình nhà đất trên phạm vi toàn quốc có thể phát hiện những người có thu nhập bất thường. Tại các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa và Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi đã áp dụng thí điểm mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai và đã phát huy hiệu quả tốt, giải quyết được nhiều vấn đề bức xúc trong nhân dân về đất đai. Trong thời gian tới, chúng ta nên nhân rộng mô hình này trên phạm vi cả nước. Để thực hiện được điều này cần phải cần phải đầu tư tài chính lớn, trải qua rất nhiều công đoạn như đào tạo cán bộ, tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị….Nhưng ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đất đai là cần thiết và chúng ta có thể thực hiện được. 2.6. Lắng nghe ý kiến của nhân dân về công tác quản lý đất đai để phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm của người quản lý đất đai. Trong số những vi phạm pháp luật đất đai của cán bộ quản lý trong thời gian vừa qua, có đến 50% là do người dân phát giác. Nhân dân chính là đối tượng bị thiệt hại trực tiếp do những hành vi vi phạm của người quản lý nên họ biết rõ những sai phạm. Mục 4 Nghị định 181, quy định rất rõ về việc phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai đặc biệt nhấn mạnh việc tiếp nhận ý kiến từ nhân dân. Tuy nhiên, trên thực tế công tác tổ chức tiếp nhận phát hiện, kiến nghị của tổ chức, công dân đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai còn chưa được chú trọng, thực hiện mang tính chất hình thức, còn gây khó khăn cho nhân dân trong quá trình kiến nghị. Cần tạo điều kiện để tiếp cận trực tiếp, nhanh chóng và chính xác với ý kiến của nhân dân thông qua các buổi tiếp dân. Tăng cường giám sát công tác tiếp nhận kiến nghị của nhân dân đối với các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai. Các UBND cần nhanh chóng lập các website để công khai điện thoại riêng, hòm thư riêng và thông qua đó người dân có thể trực tiếp gửi kiến nghị. Một biện pháp cần được tiếp tục phát huy trong thời gian tới là các buổi giao lưu trực tuyến và các diễn đàn trao đổi trên các website của cơ quan Tài nguyên – Môi trường. KẾT LUẬN Vấn đề xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai đang thu hút được sự quan tâm của rất nhiều đối tượng, từ các chuyên gia nghiên cứu lý luận đến các cán bộ làm công tác thực tiễn cũng như nhân dân và các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai. Trên cơ sở nghiên cứu một cách nghiêm túc vấn đề lý luận, thực tiễn, khoá luận đã nêu rõ thực trạng pháp luật, thực trạng áp dụng pháp luật. Từ đó, phân tích những nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả phòng ngừa và xử lý vi phạm đối với cán bộ quản lý đất đai. Đây là một vấn đề khá mới mẻ và đòi hỏi kiến thức tổng hợp giữa lý luận và đánh giá thực tiễn. Là sinh viên lần đầu tham gia vào nghiên cứu và còn thiếu kiến thức thực tế nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được thông cảm và những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô để em có thể rút ra kinh nghiệm và hoàn thiện hơn về đề tài này. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn, cùng các thầy cô, Ban chủ nhiệm Khoa Pháp luật Kinh tế, thư viện trường Đại học Luật Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này. Em xin chân thành cảm ơn ! MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLDOCS (94).doc
Tài liệu liên quan