Khóa luận Chiến lược kinh doanh giá trị gia tăng trên điện thoại di động của công ty BlueSea

Bộ BCVT vừa yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông và Internet tăng cường quản lý các dịch vụ liên quan đến nội dung thông tin. Các doanh nghiệp VT cũng có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó, các doanh nghiệp điều chỉnh, sửa đổi lại hợp đồng, hợp tác kinh doanh đã ký kết với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ cộng thêm trên cơ sở hạ tầng VT, Internet của mình. Các doanh nghiệp này cũng phải giám sát, kiểm tra và ngăn chặn hành vi lợi dụng cơ sở hạ tầng của mình để cung cấp các nội dung thông tin vi phạm pháp luật tới người sử dụng dịch vụ. Các hành vi vi phạm pháp luật như vi phạm thuần phong, mỹ tục, vi phạm các quy định về sở hữu trí tuệ và bản quyền, vi phạm đến quyền thông tin riêng của tổ chức, cá nhân. Nếu phát hiện chính xác các hành vi vi phạm liên quan đến cung cấp nội dung thông tin, vi phạm các quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp nội dung với người sử dụng, doanh nghiệp viễn thông, Internet được quyền tạm dừng việc cung cấp dịch vụ đó. Theo quy định này khi cung cấp thông tin, ngoài Bộ BC-VT, các DN cung cấp dịch vụ GTGT cho di động cũng sẽ phải chấp nhận sự “kiểm tra” của các đơn vị khác như Bộ Văn hóa Thông tin (nếu thông tin liên quan đến văn hóa, nghệ thuật, thuần phong mỹ tục.); Bộ Y tế (nếu thông tin liên quan đến y tế, giới tính, sức khỏe),. Theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp trong ngành thì việc phối hợp kiểm tra của các cơ quan quản lý chức năng như Bộ Văn hoá, Bộ Y tế, là cần thiết nhưng quan trọng hơn là các cơ quan này cần phải phối hợp chặt chẽ với Bộ BC-VT để đưa ra các văn bản hướng dẫn, các quy định cụ thể, chế tài một cách rõ ràng. Và hơn hết cần có một định hướng phát triển các dịch vụ GTGT một cách tích cực nhất cho các DN cung cấp dịch vụ GTGT trên mạng ĐTDĐ. Bởi các dịch vụ GTGT chính là một phần không nhỏ tạo ra sự phong phú và hấp dẫn về dịch vụ của các mạng ĐTDĐ, góp phần đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của xã hội và nâng cao hiệu quả kinh tế. Trên đây là một số kiến nghị của cá nhân tôi đối với nội bộ hoạt động của BlueSea cũng như với các cơ quan chức năng. Những kiến nghị này được xây dựng trên cơ sở sự tìm hiểu thị trường VAS Việt Nam trong suốt thời gian qua. Hi vọng cùng việc thiết lập quy chế từ phía cơ quan nhà nước và những cải thiện chính bản thân hoạt động nội bộ công ty mình, BlueSea sẽ tiếp tục có được những thành công, đạt được những mục tiêu đã đề ra của mình trên thị trường VAS.

doc95 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2049 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Chiến lược kinh doanh giá trị gia tăng trên điện thoại di động của công ty BlueSea, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Việc tổ chức kinh doanh của BlueSea cũng chưa thật sự bài bản, nhân viên phòng kinh doanh kiêm quá nhiều công việc như theo dõi sản lượng, doanh thu, tính toán cân đối chi phí kinh doanh dịch vụ hợp lý trong khi đó vẫn đảm thêm trách nhiệm về phát triển sản phẩm mới. - Bắt đầu xuất hiện tính ì trong tác phong của nhân viên. Các chủ thể dịch vụ chưa ý thức hết được trách nhiệm về công việc của mình- thường chỉ tập trung vào việc nhập nội dung cho dịch vụ mà lơ là việc phát triển dịch vụ mới. -Chất lượng của việc cung cấp dịch vụ phụ thuộc phần nhiều vào các nhà khai thác mạng. Chính vì thế, nhiều khi tin nhắn trả lời bị lỗi, bị nghẽn nên đến chậm. Đặc biệt, Dịch vụ tải hình nền và nhạc chuông thì các máy phải kết nối GPRS trong khi đó việc kết nối GPRS thì yếu, nhiều khi khách hàng bị mất tiền cước cho dịch vụ trong khi đó không tải được hình nền hay nhạc chuông. 2.2.1.3. Định vị BlueSea trên thị trường VAS Việt Nam Hiện nay trong hơn 50 doanh nghiệp đang tham gia kinh doanh trong ngành cung cấp giá trị gia tăng cho điện thoại di động BlueSea xếp ở vị trí thứ 3- sau VASC và VTC (Đã trình bày chi tiết trong phần áp lực cạnh tranh).Và BleaSea hiện đang có tham vọng sẽ vươn lên vị trí “vua” trên thị trường trong năm 2009. Rõ ràng BlueSea đang ở vị trí của một doanh nghiệp thách thức trên thị trường. Và đối tượng để thách thức ở đây chính là VASC và VTC. Có thể nói rằng việc dám tự đặt ra cho mình một mục tiêu như thế chứng tỏ BlueSea rất tự tin với những gì mình hiện có và những kế hoạch chiến lược của mình trong tương lai. Vậy chiến lược của BlueSea trong thời gian sắp tới là gì? Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chiến lược kinh doanh mà BlueSea sử dụng (bao gồm chiến lược cấp công ty và chiến lược cạnh tranh) - loại chiến lược mấu chốt sẽ giúp một doanh nghiệp đang ở vị trí thách thức như BlueSea có được chiến thắng trong cuộc chiến thị phần. 2.2.2. Chiến lược kinh doanh của BlueSea 2.2.2.1.Chiến lược cấp công ty Với mục tiêu sẽ trở thành người đứng đầu thị trường, BlueSea đang nỗ lực cố gắng tận dụng, mở rộng hơn nữa những nguồn lực mình hiện nắm giữ để có được những lợi thế cạnh tranh hiệu quả giúp đạt được đúng mục tiêu đầy tham vọng đã đề ra. Chính bởi lý do này, về chiến lược cấp công ty BlueSea quyết định sử dụng một sự kết hợp toàn diện giữa cả 3 chiến lược: chiến lược đa dạng hóa, chiến lược hội nhập liên kết ngược chiều, và chiến lược liên minh hợp tác. Cụ thể: a. Chiến lược đa dạng hóa: Với những thành công hiện đang có trên thị trường kinh doanh giá trị gia tăng trên điện thoại di động BlueSea quyết định mở rộng hơn nữa lĩnh vực kinh doanh với tham vọng sẽ đưa công ty trở thành BlueSea group hùng mạnh trong tương lai không xa. Những động thái trong chiến lược đa dạng hóa của BlueSea được thể hiện qua dự án thành lập Vnpay, công ty cổ phần dịch vụ và truyền thông Thế Hệ Mới NEWGMS và sắp tới là thành lập trung tâm call center chuyên nghiệp. Có thể điểm qua các dự án này như sau: - Công ty VNPAY: Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần giải pháp thanh toán Việt Nam Tên giao dịch: VIET NAM PAYMENT SOLUTION JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: VNPAY JSC Địa chỉ trụ sở: Số 22, phố Láng Hạ, Phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội Email: sale@vnpay.vn/www.vnpay.com.vn Số Đăng ký kinh doanh: 0103016082 Ngày cấp: 07/03/2007. Thay đổi lần cuối ngày 09/07/2007 Tình trạng hoạt động: Đang hoạt động. Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần. Loại hình hoạt động: Doanh nghiệp. Người đại diện theo pháp luật: Chủ tịch hội đồng quản trị: LÊ TÁNH Vốn điều lệ: 20 tỉ Việt Nam đồng. Công ty Vnpay được thành lập với tham vong trở thành công ty thanh toán qua điện thoại hàng đầu tại Việt Nam trong tương lai. Trên cơ sở mối quan hệ sẵn có với các nhà khai thác mạng VinaPhone, MobiFone, Viettel. Vnpay hiện đang tiến hành kết nối với các ngân hàng nhằm đưa ra giải pháp thanh toán toàn diện trên điện thoại di động. Mục tiêu của Vnpay là liên kết với tất cả các nhà khai thác mạng và nhiều ngân hàng tại Việt Nam nhằm đem lại sự tiện lợi cho khách hàng trong việc thanh toán. Hiện tại Vnpay còn đang ở trong quá trình xây dựng hoàn thiện. Trước mắt vào tháng 11 tới công ty sẽ tung ra hình thức nạp tiền qua tin nhắn SMS. Có thể nói Vnpay chính là mô hình của một phương thức thương mại điện tử đầy tiềm năng. Nếu thực sự Vnpay có thể liên kết được với hệ thống rộng rãi các ngân hàng, cùng các nhà cung cấp các dịch vụ: điện, nước, truyền hình… theo đúng như kế hoạch thì thực sự Vnpay sẽ giúp mở ra một kỉ nguyên mới cho việc thanh toán. Và nếu làm được như vậy thì tương lai phát triển mạnh mẽ của Vnpay là một điều chắc chắn sẽ có được trong tương lai không xa. Có thể nhận thấy Vnpay chính là bước đi đầy tính tham vọng và chiến lược của công ty BlueSea trong kế hoạch phát triển dài hơi của mình. - Công ty cổ phần dịch vụ truyền thông Thế Hệ Mới: Tên công ty: Công ty cổ phần dịch vụ truyền thông Thế Hệ Mới Tên giao dịch: NEW GENERATION MEDIA SERVICES JOINT STOCK COMPANY. Tên viết tắt: NEWGMS. Địa chỉ: Số 26 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội. Loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần. Tình trạng hoạt động: đang hoạt động. Người đại diện trước pháp luật: giám đốc công ty ông Hoàng Thanh Cường. Vốn điều lệ: 2 tỷ VNĐ. Công ty New GMS được thành lập vào tháng 5-200, hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo. Trước mắt NewGMS mới chỉ đóng vai trò như một đại lý quảng cáo đảm trách phần quảng cáo cho BlueSea nhằm cắt giảm đáng kể chi phí quảng cáo hàng tháng song những kế hoạch lâu dài cho NewGMS không chỉ dừng lại ở đó. Với NewGMS ban lãnh đạo công ty có tham vọng sẽ xây dựng công ty thành một công ty quảng cáo mạnh, xúc tiến xây dựng mối quan hệ với giới truyền thông từ đó tập trung xây dựng, duy trì và phát triển một kênh truyền thông cho riêng BlueSea Group (trước mắt là với trang web Giaitri24.com.vn) Rõ ràng NewGMS là một bước đi mang tính cần thiết của BlueSea trên con đường của tham vọng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. - Kế hoạch xây dựng Call Center chuyên nghiệp Cùng với sự phát triển của nền kinh tế là sự ra tăng trong cạnh tranh giữa các công ty cùng hoạt động trên một lĩnh vực. Đã qua lâu rồi cái thời sản xuất khan hiếm, khách hàng phải quỵ lụy nhà sản xuất, phải dành giật nhau để có được sản phẩm. Thời đại hiện nay là thời đại mà thị trường thuộc về người tiêu dùng, khách hàng là thượng đế, quyết định tiêu dùng của khách hàng sẽ là quyết định mang tính chất sống còn với doanh nghiệp. Do đó đòi hỏi các công ty cần phải lấy khách hàng làm trung tâm, công tác chăm sóc khách hàng ngày càng cần được đầu tư chú ý nhiều hơn. Xuất phát từ nhận định nhu cầu của nhiều công ty muốn có một hệ thống chăm sóc khách hàng qua điện thoại giúp giải đáp mọi thắc mắc của người tiêu dùng nhưng lại gặp khó khăn trong việc tự mình xây dựng hệ thống kĩ thuật và đào tạo các nhân viên chuyên nghiệp, BlueSea với những lợi thế về đầu số 1900xxxx, cùng cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có, đang xúc tiến lập kế hoạch sẽ tham gia vào lĩnh vực được đánh giá là đầy tiềm năng trong thời gian sắp tới này. Không giống như dịch vụ callcenter có tính chất manh mún của một số công ty hiện có mặt trên thị trường, BlueSea có ý định thành lập một trung tâm callcenter đạt chuẩn với các tiêu chí: + Cơ sở vật chất hiện đại, hệ thống call đủ sức để đáp ứng được nhu cầu lớn (Có thể tiếp nhận tần suất những cuộc gọi đến lớn) + Nhân viên chuyên nghiệp được đào tạo đầy đủ kĩ năng. Đặc biệt một nhóm nhân viên có trình độ ngoại ngữ cao sẽ được hợp thành nhóm trung tâm Callcenter mang tính chất quốc tế dành cho đối tượng khách hàng là các tập đoàn nước ngoài có thị trường rộng khắp trên toàn thế giới hiện đang có hoạt động tại Việt Nam. Trước mắt BlueSea sẽ xây dựng callcenter cho hai đối tác Viettel và VinaPhone. b. Chiến lược hội nhập liên kết ngược chiều Ngay từ khi tham gia hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực giá trị gia tăng trên điện thoại di động BlueSea đã hiểu rằng muốn dành được sự phát triển bền vững trong ngành thì cần phải có được sự liên kết với các nhà cung cấp nội dung. Rõ ràng ngành kinh doanh giá trị gia tăng trên điện thoại di động là ngành cung cấp nội dung và tiện ích ra tăng cho di động do đó muốn nội dung cung cấp đạt chất lượng ( nhanh chóng, chính xác, phong phú…) thì việc liên kết với các nhà cung cấp nội dung là một điều tất yếu. Xác định được điều này nên BlueSea luôn chú trọng tới việc phát triển mối quan hệ liên kết với các nhà cung cấp nội dung với những kế hoạch nhằm đảm bảo được tính hiệu quả trong chiến lược liên kết dọc ngược chiều. Cụ thể: -BlueSea đã liên kết với các công ty xổ số rộng khắp từ nam ra bắc nhằm phục vụ cho các dịch vụ về xổ số mà công ty triển khai. - Liên kết với các trung tâm sản xuất băng đĩa nhạc nhằm có được kho bài hát có bản quyền cung cấp cho dịch vụ của nhóm Topteen. - Liên kết với trung tâm tư vấn Phương Thanh và Linh tâm cho các nội dung của dịch vụ ANA và CS. - Liên kết với văn phòng luật sư Thiện để cung cấp những tư dịch vấn về luật hình sự dân sự. - Liên kết với các công ty chứng khoán ngân hàng…để cung cấp nội dung về thị trường chứng khoán, tỷ giá… - Liên kết với các đối tác cung cấp giải pháp kỹ thuật: như Omaitek để cung cấp các phần mềm cho điện thoại di động, game cho điện thoại di động... Hiện tại và trong thời gian sắp tới BlueSea sẽ tiếp tục triển khai liên kết với nhiều nhà cung cấp nội dung hơn nữa với mục tiêu cung cấp tới người tiêu dùng các dịch vụ ngày càng phong phú và có chất lượng cao. c.Chiến lược liên minh hợp tác Có thể nói liên minh hợp tác là một trong những chiến lược chủ chốt đã giúp BlueSea có được vị trí và thành công trên thị trường kinh doanh gía trị gia tăng trên điện thoại di động như ngày nay. Điểm yếu lớn của BlueSea hiện nay so với các đối thủ trực tiếp như VTC hay VASC chính là thiếu một kênh truyền thông chính thức, hiệu quả. Mà để có thể xây dựng được kênh truyền thông như thế chắc chắn không phải chuyện của ngày một ngày hai do đó kế sách giải quyết của BlueSea lúc này vẫn chính là tiếp tục mở rộng hoạt động liên minh hợp tác cùng với các đối tác. Những đối tác của BlueSea hiện nay chủ yếu là các công ty nắm trong tay các kênh truyền thông hoặc các đại lý quảng cáo có mối quan hệ tốt với giới truyền thông. Có thể kể ra đây một vài những đối tác chủ chốt của BlueSea: Đối tác truyền hình: HTV2 (SMS JSC) HTVC, Tiềng Giang (trực tiếp), truyền hình Long An, Kiên Giang, Sóc trăng (DTV) và 46 đài khác (Nhật Minh, ADDVINA) Đối tác báo chí: Báo CATPHCM (Việt Ba), Báo ANTĐ (Đinh Sơn), TTNN (TV Plus), BÓNG ĐÁ (Impact), TTHN (AQ), TẠP CHÍ BĐ (Alicom)… Đối tác website: ….. Có thể nói sự lớn mạnh của hệ thống đối tác (hiện BlueSea đang có quan hệ đối tác với hơn 80 công ty và trong tương lai con số này chắc chắn sẽ còn tiếp tục tăng nhanh) chính là nguyên nhân giúp BlueSea có được kết quả đạt vị trí thứ 3 trên thị trường như hiện nay (sản lượng đối tác chiếm 65% sản lượng công ty). Với việc tận dụng được kênh truyền thông từ phía đối tác nghiễm nhiên BlueSea đã có được cho mình một hệ thống công cụ quảng cáo hữu hiệu và toàn diện: từ quảng cáo trên truyền hình tới báo giấy và trang Web điện tử. Nhờ đó mà đầu số 8x77 của BlueSea tiếp tục gây được tiếng vang, dịch vụ của BlueSea được cung cấp tới đông đảo rộng khắp đối tượng người tiêu dùng và BlueSea đã khắc phục được chính điểm yếu về việc không có kênh truyền thông riêng của mình. Ngoài việc xúc tiến hợp tác với các công ty có kênh truyền thông như đã kể đến ở trên hiện nay BlueSea cũng đang xúc tiến việc hợp tác trở lại với chính các nhà khai thác mạng trong việc cung cấp nhạc chờ và webportal. Trước mắt công ty đã tiến hành hợp tác với Viettel, sắp tới sẽ là VinaPhone và MobiFone. Việc hợp tác với các nhà khai thác mạng không chỉ giúp đem lại doanh thu cho BlueSea mà quan trọng nó còn giúp thắt chặt hơn nữa mối quan hệ của BlueSea với các nhà khai thác mạng- một việc rất hữu ích và cần thiết với một công ty hoạt động trong ngành kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại di động như BlueSea. Qua phân tích có thể nhận thấy chiến lược liên minh hợp tác chính là chiến lược đã đem lại sức mạnh trong cạnh tranh cho BlueSea. Hoạt động liên kết cùng các đối tác chính là thế mạnh, là một trong những vũ khí cạnh tranh hiệu quả, là điểm khác biệt mà BlueSea hiện có so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp (VASC và VTC không mạnh về hoạt động đối tác). Do đó trong thời gian tới đòi hỏi BlueSea cần tiếp tục quan tâm, đầu tư đẩy mạnh phát triển hoạt động đối tác hơn nữa nếu muốn dành lợi thế trên thị trường VAS Việt Nam. Như vậy có thể nhận thấy chiến lược cấp công ty của BlueSea chính là sự kết hợp của cả ba chiến lược: chiến lược đa dạng hóa, chiến lược hợp nhất liên kết ngược chiều và chiến lược liên minh hợp tác. Và mục tiêu của những chiến lược này không có gì khác ngoài dành được sức mạnh tổng hợp giúp BlueSea có thể chiến thắng trong cạnh tranh đạt được mục tiêu vươn lên vị trí ngôi vua trên thị trường VAS trong năm 2009. 2.2.2.2. Chiến lược cạnh tranh Về lý thuyết chiến lược cạnh tranh bao gồm 3 chiến lược: chiến lược chi phí thấp, chiến lược khác biệt hóa, và chiến lược tập trung. Tùy theo tình hình thị trường cũng như đặc tính của ngành kinh doanh và vị trí của chính bản thân doanh nghiệp mình mà các công ty sẽ lựa chọn một hay kết hợp một vài chiến lược kể trên cho phù hợp. Với BlueSea hoạt động trong ngành kinh doanh giá trị gia tăng trên điện thoại di động, sản phẩm là dịch vụ cung cấp nội dung tới khách hàng qua đầu số 8x77 thì rõ ràng BlueSea khó lòng đi theo chiến lược chi phí thấp bởi tất cả các yếu tố về giá cả dịch vụ tin nhắn trên các đầu số hay tỉ lệ ăn chia doanh thu trên tin nhắn đều là do các nhà khai thác mạng đặt ra và thống nhất với tất cả các nhà kinh doanh nội dung trên điện thoại di động. Do đó chiến lược cạnh tranh mà BlueSea sử dụng chính là chiến lược tập trung trên cơ sở khác biệt hóa. Với bản chất của ngành kinh doanh giá trị gia tăng trên điện thoại di động, nhóm khách hàng mục tiêu mà BlueSea nhắm tới chính là đối tượng khách hàng với miền tuổi kéo dài từ 15-35. Đây là những đối tượng được đánh giá là có sức mua lớn và đam mê sử dụng dịch vụ VAS trên điện thoại di động. Trên cơ sở xác định đối tượng khách hàng mục tiêu như thế BlueSea tiến hành chiến lược khác biệt hóa sản phẩm. Chiến lược khác biệt hóa của BlueSea thể hiện ở hai khía cạnh: thứ nhất là cố gắng hoàn thiện nội dung những dịch vụ hiện có và thứ hai là liên tục tung ra những dịch vụ mới- phấn đấu là người tiên phong trên thị trường trong việc cung cấp dịch vụ mới. Cụ thể: Với những dịch vụ hiện có BlueSea luông không ngừng cố gắng cung cấp cho khách hàng những nội dung mới nhất, hot nhất và tùy vào mỗi nhóm dịch vụ BlueSea sẽ đưa ra cách khác biệt hóa hiệu quả. Chẳng hạn, với dịch vụ Topteen- dịch vụ cung cấp những tiện ích gắn với chức năng của điện thoại di động (hình nền, nhạc chuông). Công ty lấy tiêu chí PHONG CÁCH để khác biệt hóa sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Tính phong cách thể hiện ở việc công ty luôn đặt mục tiêu phải cập nhật nhanh nhất những bài nhạc chuông hình nền đang là chủ đề “hot” được ưa chuộng trong giới trẻ nhằm đáp ứng được nhu cầu đa dạng và xu hướng luôn thích cái mới của những khách hàng trẻ tuổi (đối tượng khách hàng chủ yếu của dịch vụ này). Còn với những dịch vụ về thông tin cuộc sống cung cấp các thông tin về kết quả xổ số, thời tiết, tỷ giá, thị trường chứng khoán… do tính chất chuyên biệt của thông tin nên công ty đặt tiêu chí khác biệt hóa cho những dịch vụ này là tính CẬP NHẬT liên tục, MỚI NHẤT… Thứ hai về yếu tố liên tục đưa ra thị trường những dịch vụ mới. Đây có thể nói chính là yếu tố mà BlueSea muốn tiếp tục phát huy hơn nữa để dành được những lợi thế cạnh tranh so với 2 đối thủ VASC và VTC. Chúng ta cùng phân tích một chút về khía cạnh này tại hai công ty VASC và VTC. Trước hết với VTC, cần khẳng định đây không phải là một công ty có sự phong phú về các dịch vụ cung cấp. Vị trí thứ 2 mà VTC có được chủ yếu là nhờ vào doanh thu quá lớn trên đầu số 8730 kinh doanh bán thẻ Vcoin cho các trò Game của VTC games. Còn với VASC công ty này cũng không mạnh về việc đưa ra các dịch vụ mới. Doanh thu của VASC có được chủ yếu là từ các dịch vụ truyền thống, từng gây tiếng vang rất lớn như: Dalink, hay thông báo kết quả xổ số trên đầu 997… Rõ ràng so với 2 đối thủ cạnh tranh nói riêng và toàn ngành nói chung, BlueSea đang là công ty có mối quan tâm tới phát triển dịch vụ nhiều nhất. Một số dịch vụ mới gây được tiếng vang của BlueSea có thể kể tới Triệu phú mobile hay Phúc lộc thọ, giải cứu mỹ nhân…Và chắc chắn việc quan tâm tới phát triển dịch vụ này sẽ giúp đem lại những lợi ích lâu dài cho BlueSea. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA BLUESEA (GIỮA LÝ THUYẾT VÀ THỰC TẾ) Qua tìm hiểu ta có thể thấy chiến lược kinh doanh của BlueSea được xây dựng một cách rõ ràng theo đúng quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh. Từ việc nhận định, phân tích thị trường và nội bộ bản thân doanh nghiệp BlueSea tìm ra cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu từ đó kết hợp việc định vị vị thế của mình trên thị trường để đưa ra chiến lược kinh doanh hợp lý. Có thể nói, các chiến lược kinh doanh mà BlueSea đã xây dựng đều là những chiến lược thể hiện rõ tầm nhìn của những nhà lãnh đạo muốn xây dựng BlueSea trở thành một doanh nghiệp hàng đầu trên lĩnh vực kinh doanh giá trị gia tăng trên điện thoại di động nhờ việc cố gắng duy trì tận dụng những vũ khí, lợi thế trong cạnh tranh hiện có và không ngừng tìm tòi những vũ khí cạnh tranh mới. Những chiến lược mà công ty áp dụng cũng rất phù hợp với vị trí doanh nghiệp thách thức trong một ngành tăng trưởng của BlueSea. Tuy nhiên để thực hiện đúng và thành công theo chiến lược kinh doanh như vậy đòi hỏi BlueSea cần có những chỉ đạo, cải thiện hiệu quả đối với từng bộ phận từng công tác chức năng. Và vấn đề này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong chương III phần những giải pháp đề xuất cùng BlueSea. CHƯƠNG III XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG VAS TẠI VIỆT NAM & GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT CHO BLUESEA 3.1. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG VAS VIỆT NAM 3.1.1. Những yếu tố tác động tới sự phát triển thị trường 3.1.1.1. Sự bùng nổ của thị trường di động Có thể dễ dàng nhận thấy sự bùng nổ của thị trường di động tại Việt Nam trong thời gian vài năm trở lại đây. Năm 2003, thị trường di động Việt Nam đã bắt đầu tăng tốc phát triển với tốc độ đạt 45% và tổng số thuê bao trên 2,7 triệu. Con số này trong năm 2004 là 65% và 4,5 triệu thuê bao. Đặc biêt, năm 2005 đã chứng kiến những kết quả phát triển ngoạn mục của các nhà khai thác dịch vụ di động, với tổng số thuê bao di động tính tới cuối tháng 12/2005 lên tới 8,7 triệu, tăng gấp đôi so với cuối năm 2004. Năm 2006 con số này đã là 21 triệu thuê bao.Có thể nói thị trường thông tin di động Việt Nam hiện đang ở giai đoạn “cất cánh” và là thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Tuy nhiên mặc dù, thị trường Việt Nam có mức tăng trưởng rất mạnh song mật độ thuê bao của Việt Nam vẫn ở mức thấp so với thế giới. Và theo nhận định của các chuyên gia trong và ngoài nước thì chắc chắn thị trường viễn thông Việt Nam sẽ vấn tiếp tục phát triển mạnh trong năm tới và có thể đạt mức 51 triệu thuê bao trong năm 2011. Sự bùng nổ của thị trường di động việt nam có thể được lý giải bởi một số lý do sau: a.Các nhà khai thác mạng tăng tốc cạnh tranh Nếu như trước kia tại Việt Nam chỉ có duy nhất 2 đại gia chia sẻ thị trường cung cấp dịch vụ viến thông di động là VinaPhone và MobiFone thì nay con số này đã lên tới 6. Cùng với sự tham gia thị trường của Viettel, S-phone và gần đây nhất là của của công ty viễn thông Hà Nội với đầu số 092 và công ty viễn thông điện lực đầu số 096, thì việc cạnh tranh trên thị trường này ngày càng sôi động. Mở màn cho chiến dịch cạnh tranh là cuộc đua giảm giá cước và tiếp theo là hàng loạt các chương trình khuyến mại được tổ chức với quy mô rầm rộ. Hiện nay giá cước sử dụng di động tuy vẫn cao so với khu vực và thế giới nhưng đã thấp hơn nhiều so với mấy năm trước.(Ví dụ với thuê bao trả trước chỉ khoảng 3 năm trước kia giá cước là 3000 VNĐ tính Blog 30s, thì hiện nay mức chung chỉ còn khoảng 2.300 VNĐ cách tính cước 6s+1 và dự định trong tương lai con số này sẽ còn giảm xuống nữa) Không những vậy khách hàng hiện nay cũng không còn xa lạ với những hình thức khuyến mãi rầm rộ của các nhà cung cấp nữa. Có thể kể đến một số chương trình như mua sim 65 ngàn được 150 ngàn trong tài khoản...Hay với các mạng S-phone, điện lực với những chương trình tặng máy cho người sử dụng...VinaPhone với chương trình thêm bạn thêm vui. Đó đều là những chiêu thức cạnh tranh thu hút khách hàng tham gia hòa mạng của các nhà cung cấp. Ngoài ra để giữ chân được những khách hàng đang hoạt động trong mạng không chuyển sang mạng khác các nhà khai thác mạng cũng tung ra hàng loạt những gói cước độc đáo hấp dẫn điển hình như S-fone với gói cước coupble, Viettel với Tomato...và hàng loạt những chương trình khuyến mại tặng tiền khi nạp thẻ như chiến dịch hiện đang triển khai của Viettel, hay cả những chiêu thức như ”nghe càng nhiều tài khoản càng tăng”... Tất cả những động thái đó của các nhà khai thác mạng đều là những động thái giúp họ đứng vững và dành được lợi thế trong môi trường cạnh tranh ngành ngày càng căng thẳng. Và chắc chắn một điều rằng khi các nhà khai thác mạng cạnh tranh càng mạnh mẽ thì người tiêu dùng lại được hưởng càng nhiều lợi ích. Điều này càng thúc đẩy cho sự bùng nổ của thị trường di động tại Việt Nam. b.Thị trường thiết bị đầu cuối đầy sôi động Cùng với sự cạnh tranh ngày càng ra tăng trong các nhà cung cấp, cạnh tranh giữa các hãng di động tại Việt Nam cũng ngày một căng thẳng. Cùng với tốc độ phát triển vũ bão của thị trường, các hãng di động đều nhìn thấy tương lai đầy hứa hẹn tại Việt Nam do đó hầu hết đều muốn khuyếch trương, phát triển hoạt động của doanh nghiệp mình tại đây. Hiện nay không chỉ có các đại gia trong ngành di động như: Nokia, Motorola, Samsung, sony eicssion, siemens tham gia thị trường mà còn có rất nhiều hãng điện thoại khác của Trung Quốc, Đài Loan cũng ồ ạt được đưa vào thị trường Việt Nam từ nhiều con đường khác nhau khiến cho thị trường mỗi lúc một sôi động hơn. Đặc biệt với cuộc đua giảm giá và cung cấp ra các mẫu điện thoại dòng bình dân phổ thông . Có thể nói hiện nay các hãng ngày càng cạnh tranh quyết liệt bằng các chương trình quảng bá rầm rộ, những chiến dịch giảm giá mạnh tay và tung ra những mẫu mã mới ở dòng phổ thông với mức giá phải chăng dành cho người thu nhập thấp ( Motorola C168. Sam sung X200...) Hiện nay thông số thị phần của các hãng đang là: Nokia: 41% Moto: 20 % Samsung: 19% Sony ericssion: 8% Siemens: 7% Other: 5% Số liệu năm 2006 Rõ ràng thị trường đang diễn ra một sự cạnh tranh khá khốc liệt. Việc bị giảm thi phần tương đối của của Nokia (năm 2005 chỉ số thị phần Nokia là 54%), hay việc bất phá ngoạn mục của Motorola dành vị trí thứ 2 của Sam sung (Năm 2004 theo thống kê của Gfk Moto chỉ chiếm 1,8 % thị phần đứng thứ 6 trên thị trường sau tất cả các đại gia khác như Nokia, Samsung, Soniericssion, siemnes, LG. Đến năm 2005 thị phần của hãng này đã tăng nên đạt 10,8%. Vào đầu tháng 1-2006 đạt 12% vượt sonyericssion dành vị trí thứ 3. Và vào tháng 3-2006 thị phần của hãng đã tăng 10% đạt 22% chiếm vị trí thứ 2 của SamSung và vẫn tiếp tục nắm giữ vị trí này từ đó tới nay) có thể cho thấy được phần nào tính kịch tính và khốc liệt trong cuộc cạnh tranh trên thị trường di động tại Việt Nam hiện nay. Và rõ ràng với nguyên lý người tiêu dùng luôn là những người được lợi trong cạnh tranh, việc cạnh tranh giữa các nhà sản xuất di động cũng sẽ đem lại những lợi ích cho người tiêu dùng và là nhân tố kích thích thị trường di động ngày càng phát triển. c. Sự phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập Việc phát triển kinh tế và cải thiện thu nhập tại Việt Nam thời gian qua cũng chính là nguyên nhân làm cho thị trường điện thoại di động ngày càng phát triển. Cùng sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, con người có nhu cầu sử dụng điện thoại nhiều hơn và cũng có khả năng chi trả cho khoản tiêu dùng này nhiều hơn . Điều này giúp đem lại lượng cầu lớn để kích thích ngành di động tiếp tục phát triển. 3.1.1.2.Xu hướng phát triển công nghệ di động tại Việt Nam Với sự tham gia của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông mới như EVN, HN Telecom, công nghệ viễn thông đang dần chuyển sang một bước tiến mới. Với công nghệ 3G, CDMA và tương lai là Wimax hỗ trợ tối đa cho việc truyền tải dữ liệu, dịch vụ nội dung hứa hẹn sẽ ra đời nhiều sản phẩm mới phục vụ tốt hơn nhu cầu của người sử dụng. Nếu với công nghệ hiện tại, tốc độ truyền dữ liệu chỉ đạt 9,6kb/s thì WiMax được đánh giá là công nghệ không dây thế hệ tiếp theo rất có triển vọng vì khả năng truyền dữ liệu với tốc độ cao (1Mb/s – 5Mb/s) và phạm vi phủ sóng rộng lớn (22km). Từ đó, các dịch vụ nội dung hứa hẹn sẽ có rất nhiều chuyển biến tích cực. Hiện nay Chính phủ đã có văn bản đồng ý với kiến nghị của Bộ Bưu chính Viễn thông về việc phân bổ băng tần hai dịch vụ 3G và WiMax cho các doanh nghiệp viễn thông thông qua việc thi tuyển. Theo quy hoạch tần số của Cục tần số vô tuyến điện Bộ Bưu chính Viễn thông, băng tần dịch vụ 3G hiện chỉ đủ cấp phép tối đa cho 4 doanh nghiệp. Băng tần WiMax di động và WiMax cố định cũng chỉ đáp ứng tối đa khoảng 3 nhà khai thác cho mỗi dịch vụ. Trong khi đó, có tới 6 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ di động, 8 nhà khai thác được cấp phép thiết lập hạ tầng viễn thông và nhiều đơn vị khác tham gia các dịch vụ ứng dụng công nghệ. Phát triển dịch vụ di động nhiều ứng dụng do công nghệ GPRS hỗ trợ như truyền số liệu, truy cập mạng nội bộ từ xa, truy cập trực tiếp Internet qua GPRS, định vị thuê bao…Nghiên cứu và triển khai dịch vụ trên nền WiMax. Thử nghiệm và tiến tới triển khai công nghệ 3G. Đưa vào khai thác các dịch vụ dữ liệu chuyển mạch gói di động, dịch vụ truyền thông đa phương tiện trên nền IP ( Mutimedia IP). Bên cạnh việc tiếp tục phát triển các dịch vụ gia tăng như SMS, MMS, Location Services, Ringtone Download, Music…sẽ triển khai và đẩy mạnh các dịch vụ data như Push to Talk, IM Present Service, Video streaming, Video call… Như vậy với sự ra đời của mạng 3G và tương lai xa hơn nữa là WiMax cho di động thì các dịch vụ thiên về cung cấp nội dung, các ứng dụng công nghệ cao cho di động sẽ lên ngôi 3.1.1.3.Thách thức khi Việt Nam ra nhập WTO và hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc Đối với ngành viễn thông nói chung và ngành kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại di động nói riêng khi Việt Nam đã tham gia vào WTO và hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc, bên cạnh lợi ích từ việc dễ dàng tiếp cận với những công nghệ, nội dung mới thì còn lại là phải đối mặt với khá nhiều những thách thức. Thách thức từ việc sẽ có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh là các tập đoàn lớn trên thế giới. Thị trường viễn thông Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ không nằm ngoài tầm ngắm trong chiến lược mở rộng thị trường của các tập đoàn hùng mạnh. Nhất là khi Việt Nam tham gia vào WTO cánh cửa thị trường ngày càng rộng mở đối với các tập đoàn này thì việc ra nhập thị trường là điều sớm hay muộn mà thôi. Và rõ ràng điều này đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang hoạt động trên thị trường là một vấn đề khá hóc búa. Khi mà các công ty chỉ quen cạnh tranh với “gà nhà” nay gặp phải những đối thủ có sức mạnh về tài chính, có lợi thế về công nghệ…thì có lẽ những công ty này sẽ gặp thách thức nhiều trong cạnh tranh. Thứ 2, ngành kinh doanh giá trị gia tăng trên điện thoại di động là một hoạt động thuộc thương mại điện tử. Đây là một hình thức thương mại mới phát triển ở nước ta, nên các chính sách các quy định pháp luật còn chưa được hoàn thiện và chặt chẽ, các doanh nghiệp còn khá “dễ thở” trong hoạt động kinh doanh. Còn một khi Việt Nam ra nhập WTO và tham gia hợp tác quốc tế ngày càng mạnh mẽ, có rất nhiều quy định pháp luật chúng ta cần phải xây dựng theo hành lang phát triển chung của tổ chức, có rất nhiều thỏa thuận cam kết chúng ta cần phải tham gia (nhất là khi ngành thương mại điện tử trên thế giới đã phát triển từ lâu) điều này có thể dẫn tới những quy định chặt chẽ hơn khiến nhiều doanh nghiệp có thể sẽ ở trong tình trạng khó thích nghi với các thay đổi đã và sẽ diễn ra từ đó dẫn tới gặp khó khăn trong hoạt động của mình. 3.1.2. Xu hướng phát triển thị trường VAS tại Việt Nam Từ những yếu tố sẽ đóng vai trò ảnh hưởng tới sự phát triển thị trường VAS đã phân tích ở trên. Dự đoán trong những năm tới thị trường VAS tại Việt Nam sẽ phát triển theo xu thế sau: * Xu hướng tốc độ truy cập nhanh: o Nghe nhạc trực tuyến o Chơi game trực tuyến o Xem ti vi o Tải video clip, phim * Xu hướng công nghệ mới o Các dịch vụ tiện ích như lưu trữ thông tin cá nhân o Nhạc chuông chờ điện thọai o Thanh toán qua điện thọai 3.2.GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 3.2.1. GIẢI PHÁP VỚI CÔNG TY BLUESEA Từ thực tế hoạt động kinh doanh của BLueSea cũng như xu hướng phát triển của thị trường VAS Việt Nam trong thời gian tới, tôi xin đề xuất một số giải pháp để BlueSea có thể thực hiện tốt chiến lược kinh doanh và đạt được những mục tiêu đã đề ra như sau: Trước hết là với bộ máy tổ chức của công ty: 3.2.1.1.Giải pháp về bộ máy tổ chức Cùng với việc ngày càng phát triển và lớn mạnh yêu cầu BlueSea cần hoàn thiện thêm bộ máy tổ chức của mình. Đầu tiên để đối mặt với những áp lực liên tục ngày càng ra tăng trong cạnh tranh, những tình huống bất ngờ của thị trường đầy biến động đòi hỏi BLuesea cần có một tổ chức đảm nhận việc hoạch định và giám sát thực tế việc thi hành chiến lược (đặc biệt là chiến lược kinh doanh). Bộ máy này bao gồm lãnh đạo công ty và những nhà hoach định chiến lược chuyên nghiệp. Sự kết hợp giữa sự hiểu biết tình hình nội bộ công ty, thị trường, cùng với việc nắm bắt nhạy bén những xu hướng biến động về VAS cộng thêm những kiến thức chiến lược sâu sắc sẽ giúp BlueSea đề ra những đường lối chiến lược đúng đắn, kịp thời làm kim chỉ nan hành động cho toàn bộ hoạt động công ty. Ngoài bộ phận nghiên cứu hoạch định chiến lược, BlueSea cũng cần nhanh chóng thành lập thêm một số phòng ban mới mang tính cần thiết, không thể thiếu trên con đường ngày càng phát triển của mình. Đó là: -Thành lập phòng R&D (research & development).Rõ ràng hiện tại sơ đồ phát triển dịch vụ mới của BlueSea còn đơn giản và chứa đựng nhiều bất cập (đã phân tích ở phần trên) không phù hợp với một kế hoạch phát triển dài hơi và mục tiêu tham vọng to lớn mà BlueSea đã đề ra. Việc thành lập một phòng ban R& D lúc này là rất cần thiết vì nó sẽ góp phần tạo ra những lợi thế cạnh tranh trong lâu dài cho BlueSea, tạo nền móng cho sự phát triển một cách ổn định, vững chắc chứ không phải theo kiểu bong bóng, thiên về nội dung như hiện trạng mà các công ty cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại di động đang gặp hiện nay. Đây sẽ là phòng ban đóng vai trò chủ chốt trong chiến lược khác biệt hóa của công ty. - Thành lập phòng nhân sự: Với việc công ty ngày càng phát triển, số lượng nhân sự không ngừng gia tăng, yêu cầu công ty phải có một bộ phận chuyên môn để đảm nhận công tác này chứ không phải thực hiện công tác này qua phòng hành chính như hiện nay. Bộ phận này sẽ giúp BlueSea thực hiện toàn bộ các công tác từ tuyển dụng, tới đào tạo, đánh giá nhân viên... một cách chuyên nghiệp hiệu quả giúp ổn định môi trường nội bộ tạo nền tảng vững vàng trong việc thực hiện các chiến lược đã đề ra. 3.2.1.2. Giải pháp về sản phẩm Với chiến lược khác biệt hóa về sản phẩm, yêu cầu BlueSea cần luôn tiên phong trong việc tạo ra các dịch vụ VAS mới. Việc sáng tạo này đòi hỏi BLueSea cần nắm bắt được các xu hướng phát triển VAS của thị trường Việt Nam thông qua sự phát triển tại một số thị trường khác tương tự nhưng đã phát triển nhanh hơn như Trung Quốc, Ấn Độ… Cụ thể với xu hướng phát triển VAS như hiện nay, thời gian tới BLueSea nên quan tâm tới việc phát triển dịch vụ theo hướng sau: +Dịch vụ thực sự đặc biệt mang hàm lượng công nghệ cao (Dạng application service : SMS color, SMS secret … đẩy mạnh kinh doanh java game +Dịch vụ VAS cung cấp cho các thuê bao mạng công nghệ CDMA: đẩy mạnh hơn việc hợp tác và cung cấp nội dung những dịch vụ VAS hiện có cho thuê bao các mạng này như: Picture, Ringtone, Karaoke, Java Game, Information Odering …thông qua các Network Operator +Xâm nhập vào các kênh thông tin mới như học đường, bưu chính, thị trường chứng khoán +Hoàn thịên các dự án cho các giải pháp: Mobile Payment solution, E-Banking Đây là lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ, nhưng theo xu hướng của thời đại, tốc độ phát triển của nền kinh tế, thương mại điện tử thì đòi hỏi có một sự cách tân trong các hình thức thanh toán, đây là nhu cầu tất yếu! Đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi cho khách hàng + Nghiên cứu tung ra thị trường các dịch vụ lưu trữ, quản lý thông tin cá nhân - Personal Information Managerment Điện thoại ngày nay không còn là 1 vật dụng dùng để gọi và nhắn tin nữa, nó còn là một thiết bị lưu trữ thông tin cá nhân. Nên việc cung cấp giải pháp lưu trữ các thông tin này sẽ hứa hẹn được đông đảo khách hàng quan tâm phòng ngừa khi điện thoại bị mất cắp, thất lạc +Text game via SMS (sẽ chiếm tỉ trọng lớn) +Web SMS, Web portal (triển khai trên www.giaitri24.vn , www.topteen.vn) Nhằm cạnh tranh với các Network Operator, cung cấp thêm các tiện ích phục vụ cho khách hàng, các trò chơi tương tác qua sms trên web… Small game, flash game via web, tổ chức các trò chơi có thưởng online trên web, tham gia bằng cách tạo account nạp tiền qua di động Mobile phone lottery + ngoài ra BlueSea cũng nên tiếp tục triển khai các dự án thương mại trên điện thoại di động: như quảng cáo trên tin nhắn. Đây là hình thức quảng cáo hứa hẹn sẽ lên ngôi trong tương lai không xa. Và với những gì hiện có BlueSea cho thấy nó có đầy đủ những yếu tố cần thiết để thúc đẩy triển khai thành công hình thức quảng cáo này. Đây cũng là hướng phát triển dịch vụ mới mà BlueSea nên tiếp tục đầu tư triển khai. Hiện nay, các dịch vụ VAS hiện đang được BlueSea Media cung cấp như Topteen, ANA, CS, TP, Java game … hầu hết là các dịch vụ thiên về cung cấp nội dung. Chưa cho thấy có sự đột phá nào về các dịch vụ thuộc lĩnh vực kỹ thuật. Đa số các dịch vụ chỉ tập trung vào một số lĩnh vực nhất định như hình ảnh, nhạc, và các thông tin xã hội. Hi vọng với những giải pháp trên BlueSea có thể tạo ra những đột phá trong việc phát triển và hoàn thiện dịch vụ. Thực hiện đúng chiến lược khác biệt hóa mà công ty đã đề ra. 3.2.1.3. Giải pháp về hoàn thiện một số hoạt động tác nghiệp khác Để thực hiện tốt chiến lược kinh doanh đã đề ra, ngoài vấn đề tổ chức và sản phẩm thì theo tôi hiện tại ở công ty BlueSea có hai hoạt động cần quan tâm nhất đó chính là hoạt động quảng cáo và hoạt động đối tác. Hai hoạt động này chính là hai hoạt động chính có thể giúp BlueSea dành được lợi thế cạnh tranh trên thị trường hiện nay. Hoạt động quảng cáo giúp đưa thông tin về dịch vụ công ty tới khách hàng hỗ trợ cho chiến lược khác biệt hóa mà công ty theo đuổi- vì khác biệt hóa chỉ thành công khi được mọi người biết đến thông qua hoạt động quảng cáo. Còn hoạt động đối tác chính là hoạt động trực tiếp đóng vai trò quyết định trong chiến lược liên minh liên kết, và hội nhập dọc ngược chiều. Chính vì vai trò quan trọng của hai hoạt động đó nên việc phải không ngừng nâng cao, hoàn thiện hai hoạt động này là một bài toán thiết yếu phải đặt ra cho công ty. Từ việc tìm hiểu, phân tích hoạt động hai hoạt động này của công ty, tôi xin nêu ra một số giải pháp đề xuất như sau: Trước hết là với hoạt động quảng cáo: *Hoạt động quảng cáo Hiện tại công ty chi mỗi tháng hơn 1 tỷ đồng cho hoạt động quảng cáo, tuy nhiên hình thức quảng cáo còn khá nghèo nàn chỉ gồm hai hình thức là quảng cáo trên báo giấy và phát tờ rơi. Tuy nhiên hiệu quả trong việc quảng cáo báo giấy thời gian gần đây không được tốt. Hơn thế nữa việc liên tục quảng cáo trên một số tờ báo nhất định cũng không phải là một phương cách hay vì nó hạn chế việc mở rộng tập khách hàng (Đối tượng mà công ty có thể quảng cáo tới chỉ giới hạn trong độc giả của những tờ báo đó). Do đó trước mắt công ty nên xem xét tới một số kênh quảng cáo mới hơn.Có thể kể ra một số kênh quảng cáo công ty có thể sử dụng: -Quảng cáo qua một số Website báo điện tử có lượng truy cập lớn như dantri, VNexpress…. Hiện nay Internet ngày một trở nên phổ biến. Đối tượng khách hàng chính của công ty- đối tượng khách hàng trẻ tuổi lại chính là đối tượng đam mê công nghệ này nhất. Xu thế hiện tại là giới trẻ thích lướt Web hơn là đọc báo giấy và xem truyền hình. Do đó có thể nói các trang Web sẽ chính là một chiếc cầu ngày càng hữu hiệu trong việc kết nối tới khách hàng. Hơn nữa chi phí quảng cáo Web so với báo giấy lại rẻ hơn nhiều. Vì vậy cùng với xu hướng lên ngôi của thế giới online, của quảng cáo online thiết nghĩ BlueSea nên tiến hành khai thác quảng cáo qua kênh này trong thời gian tới. - Quảng cáo trên các đài truyền hình tỉnh. Các đài truyền hình trung ương chi phí quảng cáo khá cao việc quảng cáo trên các đài truyền hình này là phương án không khả thi với công ty hiện nay. Tuy nhiên biểu giá quảng cáo trên các đài truyền hình tỉnh lại khá mềm. Đây cũng là một phương thức hữu hiệu để công ty mở rộng phạm vi đối tượng khách hàng vì từ trước tới nay công ty mới chỉ chú trọng đối tượng khách hàng ở hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên cùng với sự phát triển về kinh tế và công nghệ di động, khi mà những chiếc điện thoại đã đi về tới khắp các nẻo đường, vùng quê thì thị trường các tỉnh cũng là một thị trường rộng mở đáng quan tâm. Hơn thế nữa đây cũng có thể là biện pháp tốt để có được đối tượng khách hàng trung thành cao. Khác với người tiêu dùng ở các thành phố lớn, người tiêu dùng ở các tỉnh còn chưa có “thói quen” sử dụng dịch vụ VAS. Và người đầu tiên đưa dịch vụ đến với họ sẽ là người được “nhớ” lâu nhất. Có thể thấy ở thị trường các thành phố lớn VASC đã có được sức mạnh thương hiệu to lớn nhường nào vì là người đầu tiên như thế. Do đó nếu BlueSea có thể làm được điều này với thị trường còn lại thì trong tương lai lâu dài BlueSea cũng sẽ có được một sức mạnh thương hiệu rất đáng nể. - Ngoài ra, với hoạt động phát tờ rơi BlueSea hiện cũng chỉ đang phát tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Như đã phân tích về tiềm năng phát triển của thị trường tại các tỉnh thiết nghĩ công ty nên mở rộng hoạt động phát tờ rơi tới cả các địa bàn này, trước mắt là với các thành phố lớn, phát triển khác như Hải Phòng, Quảng Ninh… Đó là những hoạt động trước mắt cần làm còn về lâu dài thì BlueSea nên xây dựng cho mình một kênh truyền thông riêng để có thể tiến hành quảng cáo trên kênh truyền thông này. * Hoạt động đối tác Như đã phân tích hoạt động đối tác chính là hoạt động đóng vai trò then chốt trong chiến lược liên minh liên kết và hội nhập dọc ngược chiều, là hoạt động được xem như sẽ tạo nên thế mạnh, lợi thế cạnh tranh cho công ty, do đó việc phát triển hơn nữa hoạt động đối tác là rất quan trọng. Trong thời gian tới hoạt động đối tác nên mở rộng theo những hướng sau: -Tiếp tục phát triển hệ thống đối tác theo hướng nhằm đẩy mạnh kênh truyền thông đối tác. Hiện nay BlueSea còn có tương đối ít đối tác là các đài truyền hình, phát thanh, Báo điện tử… Trong thời gian tới BlueSea nên triển khai đặt quan hệ đối tác với những đối tượng trên nhiều hơn nữa. Điều này sẽ giúp thương hiệu BlueSea ngày càng đến được với nhiều người tiêu dùng hơn qua những kênh truyền thông đối tác. Do đó trong thời gian tới đòi hỏi BlueSea cần đẩy mạnh hơn nữa việc tạo lập mối quan hệ với giới truyền thông (việc này nên để NewGMS triển khai). - Không chỉ dừng lại với việc hợp tác cùng các đối tác trong nước BlueSea cũng nên tiếp tục triển khai việc hợp tác cùng các đối tác nước ngoài. Các đối tác nước ngoài với lợi thế về công nghệ sẽ giúp đem lại cho BlueSea thêm sự phong phú về nội dung cung cấp tới khách hàng. Ngoài ra BlueSea cũng có thể học hỏi ở những đối tác này về kiến thức kĩ thuật, kinh nghiệm quản lý, marketing, tài chính... Điều đó sẽ rất bổ ích trên con đường tiếp tục phát triển mở rộng của BlueSea. - Trong thời gian tới BlueSea cũng nên đẩy mạnh hơn nữa việc liên kết với các nhà cung cấp nội dung đặc biết là các công ty xổ số. Như đã phân tích hiện nay VASC đang rất mạnh về mảng cung cấp kết quả xổ số, doanh thu chủ yếu là từ dịch vụ 997. Bằng cách liên kết một cách sâu rộng với các đối tác xổ số, kí hợp đồng cung cấp kết quả và quảng cáo trên bề mặt tờ vé số BlueSea có thể đẩy mạnh hoạt động này của công ty mình từ đó cạnh tranh trực tiếp với VASC. Đây sẽ là một trong những hoạt động quan trọng cần triển khai ngay và mạnh mẽ nếu BlueSea muốn thành công trong việc thực hiện chiến lược thách thức thị trường của mình. Trên đây là một số giải pháp tôi xin được đưa ra đối với công ty BlueSea. Tuy nhiên để có thể thực hiện được chiến lược kinh doanh một cách thuận lợi, ngoài các yếu tố chủ quan từ nội tại công ty, yếu tố môi trường cũng là một yếu tố rất quan trong. Hiện nay tại Việt Nam thị trường VAS còn khá mới mẻ yêu cầu các bộ, ban ngành cần phải có những điều chỉnh chính sách hợp lý dành cho ngành. Cụ thể sau đây sẽ là một số kiền nghị với bộ bưu chính viễn thông và các cơ quan chức năng có liên quan: 3.2.2. KIẾN NGHỊ VỚI CÁC BỘ, BAN, NGÀNH CHƯC NĂNG LIÊN QUAN Hiện nay ngành VAS hiện đang là một ngành khá mới mẻ tại Việt Nam. Đây là một hình thức của thương mại điện tử khá phát triển trong những năm gần đây. Tuy nhiên, vì sự phát triển quá nhanh của ngành mà các quy định hệ thống luật pháp còn chưa theo kịp cùng với sự phát triển của ngành. Trong thời gian tới cùng với việc hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động thương mại điện tử các cấp ban ngành chức năng cũng nên quan tâm đến việc xây dựng một hệ thống pháp lý rõ ràng cho hoạt động VAS. Cụ thể: -Thắt chặt các quy định về bản quyền. Hiện nay vấn đề bản quyền đang gây khá nhiều tranh cãi. Trong ngành VAS bản quyền cho các bài hát làm nhạc chờ hoặc nhạc chuông là một vấn đề rất quan trọng. Hiện nay hầu hết các công ty đều khai thác các kho nhạc trên internet mà chưa hề có bản quyền. Hiện chỉ có hai công ty có được bản quyền với các bản nhạc cung cấp là BlueSea và VASC. Do đó để đảm bảo tính công bằng trong cạnh tranh và tuân thủ đúng những vấn đề về bản quyền bộ công nghệ thông tin nên xem xét đưa quy định về bản quyền vào trong những quy định dành cho các công ty kinh doanh VAS trên điện thoại di động. - Ngoài ra, với hoạt động marketing SMS, cũng nên có những quy định cụ thể. Hiện nay, trên thế giới hoạt động Marketing SMS được đánh giá là một mỏ vàng, quảng cáo trên SMS sẽ là hình thức quảng cáo lên ngôi trong thời gian tới. Tuy nhiên tại Việt Nam hiện nay mặc dù rất nhiều nhà kinh doanh đã có ý tưởng nhưng do chưa có quy định rõ ràng từ phía nhà nước nên các nhà khai thác mạng chưa cho triển khai hoạt động này. Điều này gây bất lợi khá nhiều với các nhà cung cấp nội dung vốn đã sẵn sàng về ý tưởng và chuẩn bị đầy đủ cho hoạt động SMS marketing hứa hẹn sẽ là một thị trường phát triển đầy hấp dẫn này. Cụ thể, ở Việt Nam, theo nhận định của các nhà cung cấp dịch vụ thì những quy định từ phía nhà mạng cũng là một “rào cản” để các doanh nghiệp thực hiện quảng cáo qua SMS. Việc một số công ty gửi tin nhắn với nội dung quảng cáo đã bị phía nhà mạng cắt hợp đồng như trường hợp của Công ty cổ phần Vietnam2You đã khiến nhiều nhà nội dung muốn kinh doanh hình thức này cũng phải dè chừng. Viettel đã cắt hợp đồng với công ty này sau khi phát hiện Vietnam2You gửi tin nhắn quảng cáo tới khách hàng với nội dung: “Mời bạn dự lễ ra mắt Vista, Offcice, Exchange tại Giảng Võ 15/3. Hội chợ máy tính và giải trí mở cửa từ 10h -20h. Khuyến mãi mua PC – Tặng máy in Canon Pixmat 1300”. Như vậy là bản thân nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa nhận thức được tiềm năng mà SMS Marketing mang lại, còn các nhà cung cấp nội dung làm ăn đúng đắn cũng đang phải chờ đợi một hành lang pháp lý an toàn, hiệu quả từ cơ quan quản lý. -Ngoài ra, thời gian vừa qua bộ bưu chính viễn thông cũng đã có những quy định mới nhằm thắt chặt quản lý với ngành kinh doanh VAS (về nội dung thông tin).Cụ thể: Bộ BCVT vừa yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông và Internet tăng cường quản lý các dịch vụ liên quan đến nội dung thông tin. Các doanh nghiệp VT cũng có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó, các doanh nghiệp điều chỉnh, sửa đổi lại hợp đồng, hợp tác kinh doanh đã ký kết với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ cộng thêm trên cơ sở hạ tầng VT, Internet của mình. Các doanh nghiệp này cũng phải giám sát, kiểm tra và ngăn chặn hành vi lợi dụng cơ sở hạ tầng của mình để cung cấp các nội dung thông tin vi phạm pháp luật tới người sử dụng dịch vụ. Các hành vi vi phạm pháp luật như vi phạm thuần phong, mỹ tục, vi phạm các quy định về sở hữu trí tuệ và bản quyền, vi phạm đến quyền thông tin riêng của tổ chức, cá nhân... Nếu phát hiện chính xác các hành vi vi phạm liên quan đến cung cấp nội dung thông tin, vi phạm các quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp nội dung với người sử dụng, doanh nghiệp viễn thông, Internet được quyền tạm dừng việc cung cấp dịch vụ đó. Theo quy định này khi cung cấp thông tin, ngoài Bộ BC-VT, các DN cung cấp dịch vụ GTGT cho di động cũng sẽ phải chấp nhận sự “kiểm tra” của các đơn vị khác như Bộ Văn hóa Thông tin (nếu thông tin liên quan đến văn hóa, nghệ thuật, thuần phong mỹ tục...); Bộ Y tế (nếu thông tin liên quan đến y tế, giới tính, sức khỏe),... Theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp trong ngành thì việc phối hợp kiểm tra của các cơ quan quản lý chức năng như Bộ Văn hoá, Bộ Y tế,… là cần thiết nhưng quan trọng hơn là các cơ quan này cần phải phối hợp chặt chẽ với Bộ BC-VT để đưa ra các văn bản hướng dẫn, các quy định cụ thể, chế tài một cách rõ ràng. Và hơn hết cần có một định hướng phát triển các dịch vụ GTGT một cách tích cực nhất cho các DN cung cấp dịch vụ GTGT trên mạng ĐTDĐ. Bởi các dịch vụ GTGT chính là một phần không nhỏ tạo ra sự phong phú và hấp dẫn về dịch vụ của các mạng ĐTDĐ, góp phần đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của xã hội và nâng cao hiệu quả kinh tế. Trên đây là một số kiến nghị của cá nhân tôi đối với nội bộ hoạt động của BlueSea cũng như với các cơ quan chức năng. Những kiến nghị này được xây dựng trên cơ sở sự tìm hiểu thị trường VAS Việt Nam trong suốt thời gian qua. Hi vọng cùng việc thiết lập quy chế từ phía cơ quan nhà nước và những cải thiện chính bản thân hoạt động nội bộ công ty mình, BlueSea sẽ tiếp tục có được những thành công, đạt được những mục tiêu đã đề ra của mình trên thị trường VAS. KẾT LUẬN Trên đây là tổng thể bài luận văn nghiên cứu về chiến lược kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại di động tại công ty BlueSea của tôi. Hiện nay, ngành kinh doanh VAS tại Việt Nam được đánh giá là một ngành còn rất nhiều tiềm năng phát triển. Hi vọng trong tương lai không xa cùng với những nỗ lực trong việc xây dựng và thực hiện các chiến lược kinh doanh của mình, BlueSea có thể tận dụng được xu hướng phát triển chung của ngành đạt được những mục tiêu mà công ty đã đề ra. Trong quá trình làm và nghiên cứu đề tài này, mặc dù đã rất cố gắng và cũng đã nhận được sự giúp đỡ chỉ bảo nhiều của các chuyên gia trong ngành, tuy nhiên tôi nghĩ mình vẫn khó có thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía thầy cô và tất cả các bạn để bài nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn. Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng cám ơn đến PGS.TS Nguyễn Văn Hồng vì sự chỉ bảo hướng dẫn cụ thể, hiệu quả của thầy trong quá trình tôi làm bài. Cám ơn BGĐ cũng như cán bộ công nhân viên công ty BLueSea đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể tìm hiểu về loại hình kinh doanh VAS trên điện thoại di động và thực trạng tình hình kinh doanh tại công ty hiện nay. Tôi xin chân thành cám ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO *Giáo trình 1. PGS.TS Lê Văn Tâm, Giáo trình quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Thống Kê (2005). 2. PGS.TS.Nguyễn Thị Liên Diệp, Chiến lược và Chính sách Kinh Doanh, NXB Thống (2004) 3. Fred R.David, Khái luận về Quản trị chiến lược (bản dịch), Hà Nội, NXB Thống Kê (1995) *Website 1. Trang Unicom.com.vn (kiến thức về chiến lược kinh doanh và cạnh tranh) 2. Trang chủ công ty BlueSea.vn 3. Trang chủ bộ tài chính 4. Trang chủ MobiFone, VinaPhone *Tài liệu nội bộ công ty - Báo cáo kết quả kinh doanh 2004, 2005, 2006 - Báo cáo tình hình kinh doanh 6 tháng, 9 tháng đầu năm 2007. - Báo cáo sản lượng tuần, tháng được gửi từ VinaPhone, MobiFone, Viettel… DANH MỤC VIẾT TẮT Trong tài liệu có sử dụng một số kí hiệu viết tắt: GTGT : giá trị gia tăng KD : Kinh doanh GĐ : Giám đốc ĐTDĐ : Điện thoại di động CTDV : Chủ thể dịch vụ MỤC LỤC 2.1.2.2. Phân tích đánh giá môi trường nội bộ doanh nghiệp 35 2.2. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY BLUESEA 36 2.2.1. Nghiên cứu môi trường 36 2.2.1.1. Môi trường kinh doanh 36 2.2.1.2. Môi trường nội bộ doanh nghiệp 53 2.2.1.3. Định vị BlueSea trên thị trường VAS Việt Nam 66 2.2.2. Chiến lược kinh doanh của BlueSea 67 2.2.2.1.Chiến lược cấp công ty 67 2.2.2.2. Chiến lược cạnh tranh 73 2.3. ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA BLUESEA (GIỮA LÝ THUYẾT VÀ THỰC TẾ) 74 CHƯƠNG III. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG VAS TẠI VIỆT NAM & GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT CHO BLUESEA 76 3.1. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG VAS VIỆT NAM 76 3.1.1. Những yếu tố tác động tới sự phát triển thị trường 76 3.1.1.1. Sự bùng nổ của thị trường di động 76 3.1.1.2.Xu hướng phát triển công nghệ di động tại Việt Nam 79 3.1.1.3.Thách thức khi Việt Nam ra nhập WTO và hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc 80 3.1.2. Xu hướng phát triển thị trường VAS tại Việt Nam 81 3.2.GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 81 3.2.1. Giải pháp với công ty Bluesea 81 3.2.1.1.Giải pháp về bộ máy tổ chức 81 3.2.1.2. Giải pháp về sản phẩm 83 3.2.1.3. Giải pháp về hoàn thiện một số hoạt động tác nghiệp khác 84 3.2.2. Kiến nghị với các Bộ kiến nghị với các Bộ, ban, ngành chức năng liên quan 87 KẾT LUẬN 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 DANH MỤC VIẾT TẮT 93

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVKT063.doc
Tài liệu liên quan