Khóa luận Định hướng sử dụng đất huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang đến 2010

Hiện nay khi nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao. Để phát triển về mọi lĩnh vực trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước, đòi hỏi công tác quản lý của Nhà nước phải hợp lý và chặt chẽ để tránh sự sử dụng đất lãng phí, kém hiệu quả. Công việc định hướng sử dụng đất của Huyện Vị Xuyên được triển khai đúng thời điểm nhằm giú UBND huyện thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai trên lãnh thổ của huyện đến năm 2010. Nội dung về định hướng quy hoạch sử dụng đất thực hiện theo đúng công văn số: 1814/CV-ĐC tháng 10/1998 và hướng dẫn của Tổng cục Địa chính về việc sử dụng đất cấp huyện, vận dụng vào thực tiễn của huyện Vị Xuyên. Việc định hướng sử dụng đất được gắn liền với sự phát triển KT-XH của toàn huyện trong tương lai, và xây dựng trên cơ sở phát triển của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông, công nghiệp, y tế giáo dục, xây dựng, thể dục thể thao. của Trung ương và địa phương trên địa bàn huyện. Nhu cầu đất đai của các ngành được xem xét tính toán cân đối trên cơ sở nhu cầu phát triển cụ thể của từng ngành, từng chương trình, phù hợp với khả năng đất đai sẵn có của từng vùng. Mức độ sử dụng đất đai trong phương án quy hoạch cũng được tính toán xây dựng phù hợp với điều kiện kinh tế của huyện từ nay đến 2010. Đây chính là căn cứ để tiến hành giao đất, thu hồi đất, là cơ sở để chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đáp ứng nhu cầu đất đai tối ưu cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện Vị Xuyên và cả Tỉnh Hà Giang. Các loại đất ở, đất chuyên dùng được xem xét tính toán kỹ, đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành để hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng trong toàn huyện, khắc phục dần sự khác biệt về trình độ dân trí, kinh tế so với các huyện miền xuôi. Các kết quả quy hoạch và định hướng sử dụng đất mang tính khoa học tính thực tiễn và sự kế thừa, bảo đảm lợi ích hoài bão giữa các ngành trong sự phát triển kinh tế xã hội của toàn huyện tạo cơ sở pháp lý để quản lý đất đai và làm cơ sở cho việc xây dựng các dự án đầu tư, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, bảo vệ tài nguyên đất phát triển nền nông nghiệp bền vững. Bên cạnh đó bảo đảm tính thống nhất với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và là cơ sở để xây dựng định hướng sử dụng đất cấp xã hướng tới 2010.

doc90 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1561 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Định hướng sử dụng đất huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang đến 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
núi. Với mục tiêu thu hút những người vùng cao, vùng sâu, vùng xa tập trung phát triển kinh tế thương nghiệp. Đất đai có thể đáp ứng được những yêu cầu xây dựng đô thị của Vị Xuyên trong những năm tới. * Tiềm năng đất khu dân cư nông thôn: Hiện nay Vị Xuyên có 21 xã, phần lớn các làng bản có vị trí không thuận lợi cho quá trình tổ chức sản xuất theo quy mô công nghiệp hoá nông thôn, trừ một số xã, làng bản sống thành chòm xóm bám theo các trục đường QL 2 và một số trục giao thông chính. Diện tích các khu vực thổ cư còn khá rộng, nếu được quy hoạch lại các khu dân cư với chính sách phù hợp thì khả năng tự điều chỉnh đất đai còn lớn, xây dựng các trang trại với quy mô vừa và lớn tạo điều kiện tốt nhất để khai thác tiềm năng đất đồi núi. Chắc chắn việc sử dụng vùng đất trống đồi núi trọc sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. 1.5: Tiềm năng phát triển du lịch, dịch vụ và các ngành khác. Huyện Vị Xuyên có cửa khẩu Thanh Thuỷ, là nơi giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội của 2 quốc gia Việt Nam và Trung Quốc. Cửa khẩu này sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mối giao lưu kinh tế và phát triển thành trung tâm du lịch, dịch vụ lớn của huyện. Ngoài ra các khu rừng đặc dụng, khu du lịch nước khoáng Quảng Ngần sẽ là tiềm năng phát triển để thu hút khách du lịch thập phương. Từ việc phát triển mạnh ngành du lịch, dịch vụ sẽ thúc đẩy quá trình đô thị, xây dựng nhiều khách sạn, nhà hàng phục vụ tốt cho khách du lịch của huyện Vị Xuyên trong những năm tới. II - các Quan điểm khai thác sử dụng đất: Nông - lâm nghiệp là 2 ngành kinh tế quan trọng đóng vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế xã hội của huyện, là ngành sản xuất then chốt và quyết định đến thu nhập của người dân. Vì vậy quan điểm khai thác sử dụng đất của huyện phải dựa trên những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng bộ và nhân dân Vị Xuyên đang thực hiện, đó là: Tập trung sử dụng đất nhằm khai thác thế mạnh của 3 vùng sinh thái với 5 cụm kinh tế - xã hội miền núi đã được triển khai. Việc sử dụng đất phải đảm bảo an toàn lương thực, đồng thời phải đáp ứng yêu cầu đất đai cho xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới. Do vậy định hướng sử dụng đất của huyện được xây dựng theo hệ thống các quan điểm sau: 1. Quan điểm khai thác triệt để quỹ đất: Đất đai nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế, diện tích cố định và là điều kiện không thể thiếu được trong sự phát triển của xã hội. Do đất hẹp, người đông, nên việc khai thác và sử dụng phải nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên từng đơn vị diện tích. Vì vậy giai đoạn 2001 - 2010 mục tiêu cơ bản là khai thác triệt để quỹ đất chưa sử dụng và khai thác tốt nhất loại đất này vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, theo phương châm giao đất cho các hộ sử dụng lâu dài để phát triển mô hình trang trại vừa và nhỏ. Hạn chế đến mức thấp nhất diện tích đất bị bỏ hoang hoá không sử dụng. Tạo nguồn vốn đầu tư để xây dựng hệ thống hồ đập chứa nước phục vụ tưới tiêu, khai hoang, phục hoá, bảo vệ đất đai và sinh thái tự nhiên. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, phủ xanh đất đồi núi theo chương trình 5 triệu ha rừng của Chính phủ. Phấn đấu nâng tỷ lệ phủ xanh rừng lên 70% theo kế hoạch là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để thúc đẩy chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 và xa hơn nữa. 2. Quan điểm chuyển mục đích sử dụng: Thực hiện chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Huyện Vị Xuyên sẽ tiến tới đầu tư xây dựng các khu công nghiệp tập trung với quy mô vừa và lớn theo đặc thù của từng vùng sinh thái (kể cả công nghiệp chế biến và công nghiệp khai thác). Do đó, đất đai sẽ có sự biến động, chuyển mục đích sử dụng để phù hợp với nền kinh tế đa dạng, nhiều thành phần tham gia. Tạo cơ chế mở cửa để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào làm giàu cho huyện. Tuy nhiên, phải tập trung đất ưu tiên cho sản xuất nông lâm nghiệp, hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp sang mục đích khác. Chuyển mục đích sử dụng phải phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. 3. Quan điểm bảo vệ và duy trì đất nông lâm nghiệp: Cần phát triển một nền nông nghiệp bền vững trên phạm vi toàn huyện, đảm bảo an toàn lương thực, thoả mãn nhu cầu lương thực cho các đồng bào miền núi. Muốn vậy, cần ổn định diện tích trồng cây lương thực, cây thực phẩm, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hoá phù hợp với điều kiện đất đai của địa phương. Khai thác tiềm năng đất đồi có độ dốc < 250để trồng cây ăn quả tập trung, chú trọng phát triển cây công nghiệp dài ngày như chè, cây ăn quả có múi và các loại cây khác có giá trị kinh tế cao. Bảo vệ nguồn tài nguyên rừng hiện có, quản lý tốt diện tích rừng trồng theo chương trình 327, 661, đẩy mạnh công tác trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, khoanh nuôi rừng hợp lý, kết hợp với khai thác nguyên liệu gỗ cho chế biến và nguyên liệu giấy, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. 4. Quan điểm khai thức sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, làm giàu đất: Trong những năm qua, việc sử dụng đất của các ngành còn có sự chồng chéo bất hợp lý, gây lãng phí đất. Cần phải có quy hoạch tổng thể và quản lý thống nhất, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất theo từng thời điểm phát triển. Kết hợp với tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai để sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm cho hiệu quả cao. Kết hợp mục tiêu phát triển kinh tế với an ninh biên giới và nội địa tốt. Bố trí hợp lý quỹ đất cho quốc phòng an ninh đã được phê duyệt theo quyết định của Chính phủ năm 1996. 5. Quan điểm bảo vệ môi trường sinh thái: Khai thác sử dụng đất phải gắn liền với các biện pháp bảo vệ môi trường. Mở rộng, xây dựng các công trình công nghiệp phải có các giải pháp xử lý chất thải, tránh ô nhiễm đất và môi trường. Bố trí luân canh, xen canh cây trồng hợp lý, tích cực trồng cây phân tán để tăng độ che phủ, chống rửa trôi, xói mòn đất, bảo đảm cho việc sử dụng đất ổn định, lâu dài, giữ cho môi trường sinh thái bền vững. 6. Quan điểm khai thác và giữ vững đất an ninh quốc phòng: Để giữ vững an ninh quốc phòng toàn diện trên mọi lĩnh vực, cần bảo đảm diện tích ở các chốt biên giới và các doanh trại quân đội đóng trên địa bàn. Kết hợp giữa mục tiêu quốc phòng với mục tiêu phát triển kinh tế để khai thác tốt hơn quỹ đất nà diện tích ở các chốt biên giới và các doanh trại quân đội đóng trên địa bàn. Kết hợp giữa mục tiêu quốc phòng với mục tiêu phát triển kinh tế để khai thác tốt hơn quỹ đất này. III - Phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội: 1. Mục tiêu tổng quát: Phát huy mọi tiềm năng về đất đai và tài nguyên sẵn có để phát triển nền kinh tế toàn diện với nhịp độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, đảm bảo sự phát triền bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xây dựng hệ thống kinh tế mở gắn với thị trường trong nước và mở rộng thị trường quốc tế. Đẩy mạnh hợp tác đầu tư với nước ngoài, đặc biệt là thị trường Trung Quốc trong lĩnh vực khai thác nông lâm sản, công nghiệp chế biến nhằm sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng và các nguồn lực vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Từ đó tạo ra bước chuyển biến về sản xuất hàng hoá cả về số lượng, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Chuyển đổi hệ thống kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá phù hợp với nền kinh tế thị trường và các hệ sinh thái trong huyện. Khai thác tối đa các lợi thế từng vùng sinh thái, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trên cơ sở kế thừa có chọn lọc cơ sở vật chất kỹ thuật. Nhanh chóng tạo ra các yếu tố nội lực vững mạnh, tranh thủ lợi thế từ bên ngoài để thu hút vốn đâu tư vào công nghệ mới. Đầu tư tập trung có trọng điểm để chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - du lịch. Gắn mục tiêu tăng trưởng kinh tế với chỉ tiêu tiến bộ, công bằng xã hội. Nâng cao năng lực khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, phát huy nhân tố con người, giải quyết việc làm, nâng cao mức sống và trình độ dân trí cho mọi tầng lớp dân cư. Cơ bản không còn hộ đói, nghèo, tăng gấp đôi số hộ giàu và khá. Quan tâm đặc biệt đến vùng sâu, vùng xa mà trước hết là xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội như giao thông, thuỷ lợi, điện nước sinh hoạt, bệnh viện, trường học, tạo tiền đề để phát triển trong giai đoạn tiếp theo. Xây dựng hệ thống các cụm kinh tế trở thành các trung tâm kinh tế - xã hội là những hạt nhân kích thích, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế. Bảo vệ vững chắc chủ quyền, xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh. 2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội: Mục tiêu chủ yếu để phát triển kinh tế huyện Vị Xuyên giai đoạn 2001 - 2010. Mục tiêu của Đại hội Đảng bộ huyện khoá XX là: "ổn định dân chủ - đoàn kết - đổi mới - phát huy nội lực và phát triển". Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, huy động nguồn lực tại chỗ, tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ đầu tư của Nhà nước và quốc tế để khai thác, phát huy thế mạnh của từng vùng kinh tế. Tạo ra bước phát triển nhanh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển đa dạng, đồng thời hình thành các vùng sản xuất kinh tế tập trung. Coi trọng cây chè và cây ăn quả, coi đây là cây kinh tế mũi nhọn của huyện Vị Xuyên. Xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng như đường, trường, trạm các công trình thuỷ lợi và phúc lợi công cộng khác. Giữ vững an ninh quốc phòng, ổn định chính trị xã hội. Một số chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế năm 2010. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 12%/năm. Tốc độ tăng trưởng ngành nông lâm nghiệp tăng bình quân 6,0%. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp xây dựng tăng bình quân 18%/năm. Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ thương mại du lịch tăng bình quân 26%/năm. Tổng sản phẩm GDP năm 2010 đạt 634.442 triệu đồng, tăng 274.442 triệu đồng so với năm 2005 và tăng 482.927 triệu đồng so với năm 2000. Tổng sản lượng lương thực quy hoạch đạt 48.500 tấn, tăng 8.500 tấn so với năm 2005, tăng 21.355 tấn so với năm 2000. Bình quân lương thực đạt 500kg/người/năm, tăng 60kg so với năm 2005, tăng 174kg so với năm 2000. Tổng thu ngân sách trên địa bàn dạt 20,0 tỷ đồng, tăng 10,0 tỷ đồng so với năm 2005 và tăng 15,3 tỷ đồng so với năm 2000. Ngành chăn nuôi phát triển: Tổng đàn trâu tăng 6,46%; Tổng đàn bò tăng 16,9%; Tổng đàn lợn tăng 33% so với năm 2000. Đổi mới quan điểm đầu tư cho ngành chăn nuôi theo hướng nạc hoá, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tăng diện tích và sản lượng cây chè lên 1,87 lần và cây ăn quả đặc biệt chú trọng vào cây cam quýt đặc sản của Hà Giang sẽ tăng 2,3 lần so với năm 2000. Cơ cấu GDP giữa các ngành (%) Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Nông lâm nghiệp đạt 58,5 48 40 Công nghiệp, xây dựng, giao thông 18,0 22 25 Dịch vụ thương mại, du lịch 23,5 30 35 Một số chỉ tiêu phát triển văn hoá xã hội năm 2010. Độ che phủ rừng đạt 70%, tăng 15% so với năm 2005, tăng 23% so với năm 2000. Số xã có điện lưới quốc gia đạt: 100%, tăng 76,9%. Tỷ lệ hộ được dùng điện đạt: 100%, tăng 30% Số xã có điện thoại đạt: 100%, tăng 92% Số xã có trạm y tế xã đạt: 100% Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi được tới trường đạt 100%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt: 1,03%, giảm 0,33%. Tỷ lệ phủ sóng truyền hình đạ: 100%, tăng 26% Tổng giá trị xuất khẩu đạt 3 triệu USD, tăng gấp 3 lần Xây dựng kế hoạch tiếp nhận 1.500 hộ đồng bào vùng cao xuống cư trú ở các xã trong toàn huyện. Thực hiện tốt công tác quốc phòng toàn dân, ngăn chặn những tệ nạn xã hội, để có an ninh quốc phòng vững chắc chính trị xã hội ổn định. IV - Định hướng sử dụng đất huyện vị Xuyên đến năm 2010: Định hướng sử dụng đất huyện Vị Xuyên đến năm 2010 được xác định dựa trên các cơ sở chính sau: - Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Hà Giang giai đoạn 2000 - 2010. - Chương trình an ninh lương thực, thực phẩm tỉnh Hà Giang đến năm 2010. - Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội được thông qua tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Vị Xuyên tháng 11 năm 2000. - Quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp và một số quy hoạch chuyên ngành khách trong huyện Vị Xuyên đến năm 2010. - Hiện trạng sử dụng đất và tiềm năng đất đai của huyện. - Các quan điểm khai thác và sử dụng đất. - Những quy định pháp lý về bảo vệ tài nguyên rừng. 1. Định hướng sử dụng đất lâu dài: Về lâu dài toàn bộ diện tích đất đai huyện Vị Xuyên đều được sử dụng vào mục đích rõ ràng, trừ sông suối và một số diện tích núi đá, cụ thể được phân bổ như sau: - Tổng diện tích đất sử dụng vào khoảng 145.179,00ha. - Sử dụng vào mục đích nông nghiệp khoảng 23.518,42ha. - Sử dụng vào mục đích lâm nghiệp khoảng 117.367,27ha. - Sử dụng vào mục đích nhà ở và nông thôn khoảng 584,24ha. - Sử dụng vào mục đích chuyên dùng khoảng 1.701,86ha. 2. Định hướng sử dụng đất đến năm 2010: 2.1: Định hướng sử dụng đất nông nghiệp: Với mục tiêu an toàn lương thực cho toàn huyện, cần duy trì đất nông nghiệp với những cố gắng cao nhất. Hạn chế tối đa việc giảm diện tích đất nông nghiệp chuyển sang mục đích khác. Tuy nhiên vẫn chú trọng dành quỹ đất cho mục đích chuyên dùng và đất ở. Luôn luôn coi đất là nền tảng để mở rộng và phát triển công nghiệp, du lịch và dịch vụ - thương mại. Đất nông nghiệp được nghiên cứu sử dụng theo hướng phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền vững có hiệu quả kinh tế cao, trên cơ sở khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực lao động ở trong vùng, cũng như tạo nguồn nguyên liệu hỗ trợ cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, trong đó: - Bố trí đa dạng hoá cây trồng, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá đa dạng phù hợp với 3 vùng sinh thái chính của huyện. Đẩy mạnh năng suất, chất lượng cây trồng bằng việc đưa các cây con, giống mới phù hợp với đặc điểm tiểu vùng khí hậu, nhằm cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, dịch vụ và hàng hoá xuất khẩu. - Tăng nhanh diện tích trồng cây công nghiệp ngắn ngày, tiến tới sản xuất hàng hoá phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. - Phát triển mạnh cây công nghiệp dài ngày, ưu tiên phát triển trồng chè và cây ăn quả đặc sản để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tiến tới xuất khẩu thị trường bên ngoài. - Đẩy mạnh phát triển cây dược liệu quý hiếm, các loại cây đặc sản miền núi như: Quế, đỗ trọng, tam thất, huyền sâm, tạo nên các vùng sản xuất chuyên canh theo hướng hàng hoá để cung cấp dược liệu trong nước và xuất khẩu. - Coi trọng việc hình thành một nền nông nghiệp đa canh, đa dạng để hạn chế thấp nhất các rủi ro cũng như tác động không tốt đến môi trường do tình trạng độc canh gây ra. Cơ bản đến năm 2010 sẽ phải thực hiện được: - Cải tạo đất để trồng cây hàng năm là 430,65ha. - Chuyển đất trống đồi núi sang trồng cây hàng năm khoảng 4.530,54ha. - Cải tạo mặt nước để nuôi cá khoảng 7,77ha. Như vậy, đất nông nghiệp đến năm 2010 sẽ có thể ổn định khoảng 23.518,42ha. 2.2: Định hướng sử dụng đất lâm nghiệp: Ngoài việc giữ vững đất lâm nghiệp như hiện trạng, cần tăng cường trồng các loại cây lấy gỗ, cây phân tán, rừng đầu nguồn, đảm bảo độ che phủ đến năm 2010 là 65-70%. Thực hiện chương trình trồng 5 triệu ha rừng của Chính phủ, huyện Vị Xuyên sẽ huy động mọi nguồn vốn, nguồn nhân lực để thực hiện việc trồng cây phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Cụ thể trong 10 năm tới sẽ có thể khoanh nuôi, trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng khoảng 40.887,53 ha. 2.3: Định hướng sử dụng đất ở đô thị và đất ở nông thôn: *Đất đô thị: Toàn huyện có 2 thị trấn, diện tích đất ở đô thị là 112,79ha. Số liệu thống kê năm 2000 cho thấy: - Tổng diện tích đất ở đô thị chiếm khoảng 18,18% tổng diện tích đất ở toàn huyện. - Bình quân đất đô thị là 103m2/người. Dự kiến mở rộng đất đô thị ở huyện với trung bình đất giao thông đô thị 5%, đất công cộng 30%. Đất ở đô thị sẽ tăng thêm khoảng 27,89ha. * Đất khu dân cư nông thôn. Hiện nay đất ở trong khu dân cư nông thôn của toàn huyện là 507,69ha. Bình quân đất khu dân cư trên hộ gia đình là 374m2/hộ. Tuy nhiên các công trình văn hóa phúc lợi ở các xã còn rất thiếu, cơ sở vật chất không có, đời sống tinh thần của đồng bào vùng sâu, vùng xa còn gặp không ít khó khăn. Thực hiện chủ trương đô thị hoá nông thôn đó là: nông thôn ở mọi nơi đều có điều kiện sống văn minh. Vì vậy, để mở mang các cụm điểm dân cư tập trung thu hút đồng bào vùng cao xuống thấp, thì diện tích đất khu dân cư sẽ gia tăng, đảm bảo đủ mặt bằng cho việc xây dựng các công trình dân sinh, ở nông thôn, mặt khác để tiếp tục phát triển kinh tế vườn theo mô hình trang trại, tạo nên môi trường cảnh quan ngày càng trong sạch. Dự kiến đến năm 2010 sẽ có 4087 hộ có nhu cầu đất ở, trong đó: - Sẽ bố trí ở 5 cụm kinh tế miền núi với diện tích trung bình là khoảng 200m2 tuỳ theo từng vị trí và mục tiêu phát triển kinh tế của từng cụm điểm. - Sẽ mở rộng các khu dân cư cũ theo kiểu xen ghép. - Sẽ cấp đất để phát triển kinh tế vườn đồi theo mô hình nông lâm kết hợp, tạo nên các trang trại vừa và nhỏ. 2.4: Định hướng sử dụng đất chuyên dùng: d.1: Định hướng phát triển và sử dụng đất giao thông: Hệ thống giao thông hoàn chỉnh sẽ là động lực để phát triển nền kinh tế toàn diện, hơn nữa quá trình lưu thông hàng hoá giữa các vùng thuận lợi, không những tạo đà cho các ngành kinh tế phát triển, mà còn có tác dụng giảm sự chênh lệch mức sống giữa nông thôn miền núi và nông thôn miền xuôi. Tiến tới cải thiện nền văn hoá ở miền núi. Xuất phát từ mục tiêu đó đến năm 2010 cần dành đất cho việc mở mang các hệ thống giao thông trong toàn huyện một cách thoả đáng như sau: - Đối với hệ thống đường quốc lộ: Nâng cấp đường quốc lộ 2. - Hệ thống đường huyện lộ và hệ thống giao thông huyết mạch từ thị trấn Vị Xuyên đi các xã. Hiện trạng hệ thống giao thông này rất xấu, vì vậy đến năm 2010 cần mở rộng đường theo tiêu chuẩn cấp 5 miền núi. - Hệ thống đường liên xã sẽ mở rộng để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. - Ngoài việc mở rộng một số tuyến đường từ quốc lộ, huyện lộ và các đường liên xã cần bổ sung diện tích để xây dựng một số cầu cống nằm trên các tuyến đường nêu trên. Tổng diện tích đất cho phát triển hệ thống giao thông trong 10 năm tới sẽ là 197,31ha. d.2: Định hướng phát triển và sử dụng đất thuỷ lợi: Nhằm mở rộng diện tích và tang hệ số sử dụng đất trong phạm vi toàn huyện, thì biện pháp thuỷ lợi là rất cần thiết. Đối với Vị Xuyên là một huyện miền núi, địa hình hiểm trở, phức tạp, nên việc mở rộng kênh tưới sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Dự kiến đến năm 2010 sẽ hoàn thành các công trình cung cấp nước cho ngành trồng trọt theo 3 vùng sinh thái như với tổng diện tích là 18,94ha. d.3: Định hướng sử dụng đất cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Đến năm 2010 huyện Vị Xuyên sẽ tăng cường mở rộng các cơ sở chế biến nông lâm sản như: chế biến chè, hoa quả, chế biến gỗ gắn liền với các khu vực sản xuất nguyên vật liệu. Đẩy mạnh tiểu thủ công nghiệp trên cơ sở nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương, khuyến khích các gia đình đầu tư phát triển ngành nghề phụ. Từ những định hướng trên, đến năm 2010 nhu cầu đất cho sự phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp toàn huyện là 15,22ha. d.4: Định hướng sử dụng đất cho phát triển y tế. Nhìn chung, mạng lưới y tế đã được chú trọng ở hầu hết các xã. Tuy nhiên cơ sở vật chất, dụng cụ khám chữa bệnh còn thô sơ và chưa đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh của người dân. ở các xã vùng sâu, vùng xa còn thiếu các cơ sở khám chữa bệnh. Vì vậy, đến năm 2010 tiến tới xây dựng các trạm y tế cấp xã, mở rộng bệnh viện ở cấp huyện, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Dự kiến đất cho y tế sẽ tăng 3,03 ha trong 10 năm tới. d.5: Định hướng sử dụng đất cho sự nghiệp giáo dục: Hiện trạng bình quân diện tích trường học trên 1 học sinh toàn huyện Vị Xuyên đạt thấp. Số lượng bình quân này không đồng đều ở các cấp phổ thông và còn thấp so với định mức của Nhà nước. Định hướng đến năm 2010 toàn huyện cần mở rộng hệ thống các trường là 15,36ha. d.6: Định hướng sử dụng đất cho sự nghiệp thể dục thể thao: - Phát triển thể dục, thể thao quần chúng trong mọi tầng lớp nhân dân, từ nông thôn miền núi đến thị trấn. - Tạo dựng môn thể dục thể thao thành tích cao và sẽ được phát triển ở trung tâm huyện lỵ và các cụm kinh tế miền núi. Từ mục tiêu phát triển văn hoá - xã hội thì định hướng sử dụng đất cho sự nghiệp thể dục thể thao đến năm 2010 diện tích khoảng 17,41ha. d.7: Định hướng sử dụng đất cho thương mại dịch vụ - du lịch: Sự phát triển nền kinh tế đa dạng gồm nhiều thành phần tham gia thúc đẩy mạnh mẽ phát triển nền kinh tế xã hội. Sự tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh, trong huyện đòi hỏi quá trình lưu thong hàng hoá trên thị trường ngày càng cao. Định hướng chính đến năm 2010 của Vị Xuyên sẽ là: - Phát triển các điểm dịch vụ buôn bán tại khu vực trung tâm huyện lỵ, thị trấn các trung tâm kinh tế cụm xã. - Mở rộng chợ trung tâm và chợ ở các xã, làng bản. - Diện tích dành cho mở rộng khu dịch vụ thương mại tại các trung tâm là 14,80ha. - Mở rộng các khu du lịch sinh thái, nghỉ mát Quảng Ngần. d.8: Định hướng sử dụng đất an ninh quốc phòng: Theo tài liệu thống kê cho biết tổng diện tích các đồn biên phòng dọc đường biên giới Việt Trung, các tuyến phòng thủ, các đơn vị quân đội, bộ chỉ huy quân sự đang sử dụng 67,20ha. Diện tích này đã đáp ứng cho việc luyện tập của quân đội, đáp ứng việc bảo vệ biên cương Tổ quốc theo quy hoạch của Bộ Quốc phòng đã được Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên cần khai thác quỹ đất này để phát huy hiệu quả kinh tế góp phần nâng cao thu nhập. Đinh hướng đến năm 2010 đất an ninh quốc phòng ở vào khoảng 210 ha. d.9: Định hướng sử dụng đất bưu điện: Trung tâm huyện lỵ đã có trạm phát sóng viba phủ sóng trên một phạm vi hẹp. Dự kiến đến năm 2010 xây dựng mở rộng các trung tâm bưu điện văn hoá xã ở tất cả các xã. Diện tích cần khoảng 0,45ha cho nhu cầu phát triển mạng lưới bưu điện từ huyện đến xã. Như vậy, giai đoạn 2001 - 2010 có thể đáp ứng nhu cầu đất sử dụng cho các ngành và các lĩnh vực. Tuy nhiên, việc thực hiện còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, sẽ được đề cập chi tiết trong phần quy hoạch sử dụng đất đai. V - Phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Vị Xuyên: 1. Phương án quy hoạch sử dụng đến năm 2010: 1.1. Quy hoạch đất nông nghiệp: a) Đất trồng cây lâu năm: Tổng diện tích đất cây hàng năm tăng 430,65ha so với hiện trạng, do có sự biến động của các loại đất như sau: * Đất lúa, lúa màu: Giảm 34,96ha. Phần giảm 28,96ha do chuyển sang đất chuyên dùng 25,21ha. Trong đó chuyển sang đất xây dựng cơ bản 4,99ha đất giao thông 10,12ha, đất thuỷ lợi 10,1ha. Và đất lùa màu chuyển sang đất ở nông thôn 9,75ha. Trong đó đất lúa màu cũng có sự chuyển dịch nội bộ đáng kể do tác động tích cực của công tác thuỷ lợi và khả năng thâm canh dự kiến. Cụ thể là: - Diện tích ruộng 2 vụ tăng 782,77 ha từ đất 1 vụ. - Ruộng 1 vụ giảm so với năm 2000 là 817,73 do chuyển sang đất 2 vụ và một số đất chuyên dùng khác. * Đất nương rẫy: Dự kiến đến năm 2010 diện tích còn là 4622,93ha, giảm 33,07 ha do chuyển sang đất chuyên dùng. Trong đó chuyển sang đất xây dựng cơ bản 4,32ha, đất giao thông 27,05ha, đất thuỷ lợi 1,7ha. * Đất cây hàng năm khác: Bao gồm đất chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày, đất chuyên rau và cây hàng năm khác. Năm 2010 sẽ có 5152,36ha, tăng 498,68ha so với năm 2000. Phần giảm 68,85ha do chuyển sang đất chuyên dùng 55,78ha. Trong đó chuyển sang đất xây dựng cơ bản 29,93ha, đất giao thông 21,95ha, đất thuỷ lợi 3,9ha. Và chuyển sang đất ở 13,07ha, trong đó đất ở nông thôn 3,02ha, đất ở đô thị 10,05ha. Phần tăng 567,53ha được chuyển từ đất bằng chưa sử dụng sang trồng màu và cây hàng năm khác. b) Đất vườn tạp: Đến năm 2010 đất vườn tạp còn 1375,47ha giảm 31,62ha so với năm 2000, do nhu cầu tự giãn dân 24,9ha, chuyển sang đất chuyên dùng 6,71ha. Phương hướng sử dụng đất vườn tạp trong tương lai là cải tạo để trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như chè, xoài, lê, hồng, cam, quýt tạo ra sản phẩm hàng hoá cho tiêu dùng và công nghiệp chế biến. c) Đất trồng cây lâu năm: Dự tính đến năm 2010 có 8548,40 ha tăng 4530,54 ha so với hiện trạng, trong đó tăng chủ yếu là diện tích trồng cây chè, cây ăn quả. Dự kiến diện tích cây lâu năm cụ thể sẽ là: + Cây ăn quả 2474,77ha, trong đó tăng 1457,3 ha do được cải tạo trồng từ đất đồi chưa sử dụng, đất lâm nghiệp để trồng xoài, cam quýt, hồng lê và cây ăn quả khác. + Cây công nghiệp lâu năm 6067,84ha, trong đó tăng 3072,74ha được chuyển từ đất đồi núi chưa sử dụng và đất lâm nghiệp để trồng chè và quế hồi. + Giữ nguyên 5,5ha đất cây lâu năm khác. + Đất ươm cây giống 0,29 ha giữ nguyên như hiện trạng. Đất cây lâu năm tăng 4595,44ha, do được chuyển từ đất lâm nghiệp 4287ha và đất chưa sử dụng 308,44ha. Nhưng phần giảm 64,90ha do chuyển sang đất chuyên dùng 47ha, đất làm nguyên vật liệu xây dựng 32,3ha và chuyển sang đất ở 17,90ha. d) Đất đồng cỏ chăn nuôi: Năm 2010 diện tích đất đồng cỏ chăn nuôi 98,54ha. Diện tích này tương đối hợp lý để phát triển đàn gia súc. Tận dụng bãi đất trống để chăn thả. Trong tương lai diện tích này giữ nguyên hiện trạng. e) Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: Mặt nước nông nghiệp chủ yếu là nuôi cá. Đến năm 2010 sẽ có 66,86ha tăng 7,77 ha so với hiện trạng. Diện tích này được chuyển từ đất mặt nước chưa sử dụng sang. Ngoài diện tích này thì các hồ đập thuỷ lợi các ao trong khu thổ cư cũng kết hợp để nuôi thả cá tăng thu nhập. Tóm lại: Đến năm 2010 để đáp ứng nhu cầu lương thực cho dân số toàn huyện thì tổng diện tích đất nông nghiệp sẽ ổn định ở mức 23518,42ha, thực tăng so với năm 2000 là 4937,34ha, phân bố đồng đều trên 23 xã thị trấn của huyện. Bảng 5: Dự kiến quy hoạch đất nông nghiệp đến năm 2010 Hạng mục Hiện trạng năm 2000 Quy hoạch năm 2010 Tăng (+) Giảm (-) (ha) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng DT đất nông nghiệp 18.581,08 100,00 23.518,42 100,00 4.937,34 1. Đất trồng cây hàng năm 12.998,50 70,00 13.429,15 57,07 430,65 2. Đất vườn tạp 1.407,09 7,6 1.375,47 5,8 - 31,62 3. Đất trồng cây lâu năm 4.017,86 21,62 8.548,40 36,4 4.530,54 4. Đất đồng cỏ chăn nuôi 98,54 0,53 98,54 0,4 0,00 5. Đất mặt nước NTTS 59,09 0,31 66,86 0,28 7,77 1.2: Quy hoạch đất lâm nghiệp: a) Rừng tự nhiên: Đến năm 2010 diện tích rừng tự nhiên có 95.121,53ha, tăng 29680,70 ha so với hiện trạng, trong đó: - Rừng sản xuất 4.591,03ha. - Rừng phòng hộ: Bao gồm những khu rừng đầu nguồn và diện tích núi đá không có rừng cây được khoanh nuôi tạo rừng bảo vệ môi trường, đến năm 2010 diện tích tăng thêm 29.579,46ha ở hầu hết các xã. Trong đó tập trung nhiều ở Thuận Hoà, Tùng Bá, Thượng Sơn, Linh Hồ, Bạch Ngọc. - Rừng đặc dụng tự nhiên bao gồm rừng thông, sa mộc, kháo, giẻ, trẩu, trám, diện tích 22.401,40ha giảm 335,6 ha so với hiện trạng do chuyển sang đất trồng cây lâu năm chủ yếu là trồng quế. b) Rừng trồng: Đến năm 2010 dự kiến rừng trồng sẽ có 22.245,39ha, tăng 11278,83ha, trong đó: - Rừng sản xuất 13.207,45ha tăng 10.430,83 ha được chuyển từ đất đồi núi chưa sử dụng, trên đất này sẽ trồng quế, hồi, trẩu, trúc ống và cây lấy nguyên liệu như bồ đề, mỡ, keo, bạch đàn, tống quán sử và các cây họ tre nứa. Rừng trồng mới được phân bố ở tất cả các xã, tập trung nhiều nhất ở Cao Bồ, Thượng Sơn, Bạch Ngọc. Bảng 6: Dự kiến đất lâm nghiệp đến năm 2010. Hạng mục Hiện trạng năm 2000 Quy hoạch đến 2010 Tăng (+) Giảm (-) (ha) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng DT đất lâm nghiệp 76.921,18 100,00 117.367,27 100,00 + 40.887,53 1. Rừng tự nhiên 65.954,27 85,74 95.121,53 81,05 + 29.608,70 a. Đất có rừng sản xuất 4.667,63 6,06 4.591,03 3,91 - 76,60 b. Đất có rừng phòng hộ 38.549,64 50,12 68.129,10 58,05 29.067,26 c. Đất có rừng đặc dụng 22.737,00 29,56 22.401,40 19,09 - 335,60 2. Rừng trồng. 10.966,56 14,26 22.245,39 18,95 + 11.278,83 a. Đất có rừng sản xuất 2.776,62 3,61 13.207,45 11,25 + 10.430,83 b. Đất có rừng phòng hộ 1.057,50 1,37 1.905,50 1,62 848,00 c. Đất có rừng đặc dụng 7.132,44 9,27 7.132,44 6,08 3. Đất ươm cây giống 0,35 0,35 - Rừng phòng hộ 1905,50ha tăng 848 ha so với hiện trạng, được lấy từ đất chưa sử dụng, trồng rừng phòng hộ ở những khu vực xung yếu, trồng cây thông, sa mộc, keo tai tượng, sở và một số cây phụ trợ. - Rừng đặc dụng có diện tích 7132,44ha, diện tích này tập trung chủ yếu là cây sở, giổi. Diện tích rừng đặc dụng cần được bảo tồn để bảo vệ môi trường sinh thái. c) Đất ươm cây giống: Để dảm bảo cung cấp cây giống cho việc trồng rừng, cần khai thác có hiệu quả diện tích đất ươm cây giống. Diện tích đất ươm cây giống năm 2010 là 0,35ha. 1.3: Quy hoạch đất chuyên dùng: 1.3.1: Đất xây dựng cơ bản: a) Đất để xây dựng công nghiệp: Giai đoạn 2000 - 2010 để phát triển các khu công nghiệp tập trung và phân tán trong phạm vi toàn huyện, dự kiến cần diện tích là 25,22ha trong đó được lấy từ các loại đất như sau: - Đất nông nghiệp: 7,05ha. - Đất lâm nghiệp là: 16,64ha - Đất chưa sử dụng là: 1,53ha b) Nhu cầu đất cho sự nghiệp thể dục - thể thao: Đất dành cho sự nghiệp thể dục - thể thao toàn huyện hiện có 7,14ha. Đến năm 2010, dự tính trên phạm vi toàn huyện diện tích đát cho sự nghiệp thể dục - thể thao 24,55ha, tăng 17,41 ha so với hiện trạng, được lấy từ các loại đất như sau: Đất nông nghiệp 3,8ha. đất lâm nghiệp 11,03ha, đất chưa sử dụng 2,58ha. c) Nhu cầu đất cho sự nghiệp y tế: Dự kiến tổng diện tích đất y tế tăng 3,025ha được lấy từ các loại đất như sau: Đất nông nghiệp 1,41ha, đất lâm nghiệp 1,6ha, đất chưa sử dụng 0,015ha. Tổng diện tích đất cho sự nghiệp y tế toàn huyện đến năm 2010 là 12,295ha, tăng thêm 3,025ha so với hiện trạng. d) Nhu cầu đất cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo: Dự kiến năm 2010 toàn huyện Vị Xuyên cần có diện tích cho sự nghiệp giáo dục tăng thêm 15,36ha so với hiện trạng. Diện tích này được lấy từ các loại đất sau: Đất nông nghiệp là 7,91ha, đất lâm nghiệp là 6,35ha, đất chưa sử dungh là 1,1ha. e) Đất cho thương mại, dịch vụ: Dự kiến đến năm 2010 đất dành cho thương mại, dịch vụ tăng 44,61ha. Diện tích này được lấy từ các loại đất nông nghiệp 24,6ha, đất lâm nghiệp 20,01ha. Trong đó diện tích lớn nhất dành cho mở rộng khu thương maịi dịch vụ Thanh Thuỷ 9ha, trong đó khu mậu dịch biên giới 6ha, khu thương mại nội địa 3ha. Ngoài ra, diện tích còn lại để mở rộng đất thương mại dịch vụ, xây ki ốt chợ, cửa hàng kinh doanh cho các xã. f) Đất trụ sở cơ quan: Các đoàn thể và một số các công trình công cộng khác được bố trí, sắp xếp lại. Ngoài ra mở rộng một số trụ sở Uỷ ban nhân dân xã. Dự kiến đến năm 2010 diện tích này tăn 0,88ha, diện tích này lấy từ các loại đất: Đất nông nghiệp 0,57ha, đất lâm nghiệp 0,22ha, đất chưa sử dụng 0,09ha. g) Đất xây dựng các công trình khác: Diện tích này sẽ tăng 14,8ha so với hiện trạng, bao gồm đất xây dựng trạm điện, xây dựng các công trình nước sạch sinh hoạt tại các xã. Đặc biệt là mở rộng khuôn viên đất công viên cây xanh tại của khẩu Thanh Thuỷ diện tích 8ha dọc theo Sông Lô và phía tây của dải Tây Côn Lĩnh. Xây dựng trạm kiểm soát, hải quan biên phòng, trạm kiểm dịch Thanh Thuỷ. Diện tích tăng được lấy từ các loại đất nông nghiệp 1,9ha, đất lâm nghiệp 12,1ha. Đất chưa sử dụng 0,8ha. 1.3.2: Quy hoạch đất giao thông: Đến năm 2010 diện tích đất giao thông toàn huyện Vị Xuyên là 779,43ha, tăng 197,31ha so với hiện trạng, được lấy từ các loại đất. + Đất nông nghiệp 72,93ha, trong đó đất trồng cây hàng năm là 59,12ha, đất vườn tạp là 6,71ha, đất cây lâu năm 7,1ha. + Đất lâm nghiệp 50,39ha, trong đó rừng trồng là 16,48ha. + Đất chưa sử dụng 4,92ha, trong đó đất đồi chưa sử dụng là 2,78ha. 1.3.3: Quy hoạch đất thuỷ lợi: Diện tích đất cần cho việc nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới các công trình thuỷ lợi toàn huyện thời kỳ 2001 - 2010 sẽ là 151,95ha, sử dụng từ các loại đất sau: - Đất nông nghiệp là 15,35ha (trong đó dất lúa, lúa màu là 9,75ha và đất trồng cây hàng năm khác là 5,6ha) đất lâm nghiệp là 35,35ha, đồi núi chưa sử dụng là 109,90ha. Đến năm 2010 tổng diện tích đất thuỷ lợi là 178,84ha, tăng so với năm 2000 là 151,95ha. 1.3.4: Quy hoạch đất an ninh quốc phòng: Với mục tiêu trên và nhiệm vụ giữ gìn an ninh quốc phòng trên toàn bộ vùng biên giới giữa huyện Vị Xuyên và Trung Quốc, đồng thời giữ gìn an toàn xã hội, chấp hành Nghị định số: 09/CP của Chính phủ ngày 12/02/1996 về chế độ sử dụng, quản lý đất vào mục đích an ninh quốc phòng. Căn cứ hiện trạng sử dụng đất an ninh quốc phòng toàn huyện năm 2000 là 67,2ha, với đồn biên phòng, trạm biên phòng, trạm kiểm soát cửa khẩu, khu vực phòng thủ, Bộ chỉ huy quân sự đã đáp ứng cơ bản và duy trì các hoạt động quân sự, giữ vững biên giới và bảo vệ trật tự an toàn xã hội. Để đảm bảo nhiệm vụ an ninh quốc phòng trong tương lai cần mở một số khu vực quân sự như trường bắn, sây bay Phong Quang... tại một số xã Minh Tân (2ha), Thanh Thuỷ (2ha), Thanh Đức (2ha), Phong Quang (200ha), Xín Chải (2ha), Lao Chải (2ha) . Tổng diện tích cần mở rộng 210ha. 1.3.5: Quy hoạch đất di tích lịch sử văn hoá: - Giữ gìn và tôn tạo khu di tích lịch sử văn hoá của từng dân tộc thiểu số, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân lao động, tạo điều kiện đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Tổng diện tích đất di tích lịch sử vàn hoá của huyện vẫn giữ nguyên diện tích 5,8ha. 1.3.6: Quy hoạch đất khai thác khoáng sản: Hiện tại Vị Xuyên đang sử dụng 1,5ha. Dự kiến mở rộng 60 ha tại xã Tùng Bá để khai thác khoáng sản phục vụ khu công nghiệp chế biến. 1.3.7:Quy hoạch đất làm nguyên vật liệu xây dựng: Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 dự kiến mở rộng diện tích 45,8ha dể sản xuất gạch ngói, khai thác cát sỏi. Tổng diện tích đất vật liệu xây dựng năm 2010 48,54 ha, được lấy từ đất lâm nghiệp 2ha, đất chưa sử dụng 11,5ha, đất cây lâu năm: 32,3ha. 1.3.8 Quy hoạch đất nghĩa trang nghĩa địa: Diện tích đất nghĩa trang nghĩa địa thời kỳ 2001 - 2010 tăng là 8,5ha, lấy từ đất lâm nghiệp 3,6ha, đất chưa sử dụng 4,9ha. Vậy đến năm 2010 tổng quỹ đất nghĩa địa sẽ là 38,86ha. 1.3.9: Đất chuyên dùng khác: Để khai thác hết thế mạnh về cảnh quan du lịch, dự kiến đến năm 2010 huyện mở mộg số khu vực du lịch tại Phương Độ (20ha), Việt Lâm (10ha), Quảng Ngần (10ha), Tùng Bá (5ha), Thanh Thuỷ (1ha). Tổng diện tích cần mở rộng 66,00ha. Bảng 7: Tổng hợp diện tích đất chuyên dùng: Hạng mục Hiện trạng năm 2000 Quy hoạch đến 2010 Tăng (+) Giảm (-) (ha) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng DTđất chuyên dùng 840,99 100,00 1.701,86 100,00 + 860,87 1. Đất xây dựng 121,71 14,47 243,02 14,28 + 121,31 2. Đất giao thông 582,12 69,20 779,43 45,80 + 197,31 3. Đất thuỷ lợi 26,89 3,20 178,84 10,51 + 151,95 4. Đất di tích lịch sử văn hoá 5,8 0,00 5,8 0 0 5. Đất an ninh quốc phòng 67,20 7,90 277,20 16,29 + 210,00 6. Đất khai thác khoáng sản 1,50 0,17 61,5 3,61 + 60,00 7. Đất làm NVLXD 2,74 0,32 48,54 2,85 + 45,80 8. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 30,36 3,61 38,86 2,28 + 8,50 9. Đất chuyên dùng khác 2,67 0,31 74,04 4,35 + 66,00 1.4: Quy hoạch đất dân cư nông thôn: Tổng dân số toàn huyện đến năm 2010 là 82917 khẩu. Tổng số hộ 15971 hộ. Số hộ cấp mới 2530ha. Dự tính nhu cầu đất ở nông thôn của toàn huyện Vị Xuyên đến năm 2010 sẽ là 584,24ha, tăng 76,55 ha so với năm 2000, trong đó lấy từ các loại đất: Đất nông nghiệp 29,54ha, đất lâm nghiệp 40,96ha, đất chưa sử dụng 14,45ha, đất ở nông thôn chuyển sang đất ở đô thị 8,4ha (xã Thanh Thuỷ chuyển lên thị trấn). 1.5: Quy hoạch đất ở đô thị: * Thị trấn Vị Xuyên: Dự báo đến năm 2010, dân số thị trấn có khoảng 19850 người, diện tích đất ở đô thị tăng 30,70ha, đất để xây dựng các công trình đô thị là 7,16ha, đất để phát triển hệ thống giao thông đô thị là 16,05ha. * Thị trấn Việt Lâm: Mở rộng thị trấn Việt Lâm với quy mô dân số khoảng 9995 dân. Thị trấn có nhiều khả năng phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng và các dịch vụ khoa học kỹ thuật nông nghiệp. Diện tích đất xây dựng cơ sở hạ tầng trong thị trấn cần tăng thêm là 3,96ha, đất giao thông 6,75ha, diện tích đất ở 18,08ha. * Thị trấn Thanh Thuỷ: Dự kiến đến năm 2010 dân số có khoảng 5012 người, diện tích đất ở đô thị tăng thêm 16,69ha, xây dựng và phát triển cửa khẩu Thanh Thuỷ để trở thành trung tâm giao lưu kinh tế giữa Việt Nam với Trung Quốc. Diện tích để phát triển đô thị xây dựng các công trình công cộng là 29,94ha, đất giao thông đô thị là 20,58ha. Đến năm 2010 đất khu vực đô thị tăng thêm 73,87 ha so với năm 2000, trong đó gồm các loại đất sau: Đất nông nghiệp là 36,09 ha, đất lâm nghiệp là 23,58ha, đất chưa sử dụng 5,8ha, đất ở nông thôn chuyển sang 8,4ha. Bảng 8: Tổng hợp diện tích đất ở. Hạng mục Hiện trạng năm 2000 Quy hoạch đến năm 2010 Tăng (+) Giảm (-) (ha) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) DT đất ở 620,48 100,00 770,90 100,00 + 150,42 Đất ở nông thôn 591,96 95,4 548,24 75,8 - 43,72 Đất ở đô thị 28,52 4,6 186,66 24,2 + 158,14 1.6: Đất chưa sử dụng: Dự kiến đến năm 2010 còn 1820,55ha đất chưa sử dụng. Như vậy, sẽ đưa vào sử dụng 46394,72ha. Chu chuyển theo các mục đích như sau: + Đất bằng chưa sử dụng giảm 784,30ha, để chuyển sang quỹ đất nông nghiệp 743,58ha), đất trồng rừng phòng hộ 30ha, đất chuyên dùng 6,76ha, đất ở 3,96ha. + Đất đồi núi chưa sử dụng giảm 40887,53 ha trong thời kỳ quy hoạch để chuyển vào các mục đích sau: - Chuyển sang đất nông nghiệp: 127,94ha, chủ yếu là đất cây lâu năm. - Chuyển sang đất lâm nghiệp 44.879,01ha (rừng trồng 27.559,28ha, rừng tự nhiên phòng hộ 17.319,73ha). - Chuyển sang đất ở: 12,24ha. - Chuyển sang đất chuyên dùng là 160,44ha. + Đất có mặt nước chưa sử dụng giảm 7,7ha chuyển vào mục nuôi thả cá. + Sông suối giữ nguyên như hiện trạng. + Núi đá không có rừng cây giảm 423.02 ha, để chuyển sang khoanh nuôi rừng tái sinh phòng hộ hoặc khu du lịch sinh thái. + Đến năm 2010 đất chưa sử dụng trong huyện được thể hiện ở bảng 9. Bảng 9: Tổng hợp diện tích đất chưa sử dụng Hạng mục Hiện trạng năm 2000 Quy hoạch năm 2010 Tăng (+) Giảm (-) (ha ) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng DT đất chưa sử dụng. 48215,27 100,00 1820,55 100,00 -46394,72 1. Đất bằng chưa sử dụng. 784,30 0,34 0,00 0,00 -784,30 2. Đất đồi núi chưa sử dụng 45179,63 77,09 0,00 0,00 -45179,63 3. Đất có mặt nước CSD. 13,87 0,09 6,10 0,00 -7,77 4. Sông suối 1455,17 2,30 1455,17 80,00 0,00 5. Núi đá không có rừng cây. 782,3 20,19 359,28 20,00 -423,02 Trên cơ sở phương án quy hoạch sử dụng đất trong huyện Vị Xuyên. Đến 2010 diện tích và cơ cấu của 6 loại đất chính được thể hiện bảng 8 cho thấy đến năm 2010 tất cả diện tích các loại đất đều tăng trừ đất chưa sử dụng. Đất lâm nghiệp tăng rất mạnh là do rừng trồng và rừng tự nhiên được cải tạo và bảo vệ, đất nông nghiệp cũng tăng khá mạnh. Đất chuyên dùng và đất ở đều tăng theo cơ học. Bảng 10: Diện tích và cơ cấu sử dụng đất huyện Vị Xuyên đến năm 2010. Loại đất Diện tích (ha) 2000 Cơ cấu (%) Diện tích (ha) 2010 Cơ cấu (%) Tổng DTđất tự nhiên 145.179,00 100,00 145.179,00 100,00 1. Đất nông nghiệp 18.581,08 12,80 23.518,42 16,25 2. Đất lâm nghiệp 76.921,18 52,98 117.367,27 80,84 3. Đất chuyên dùng 840,99 0,58 1.701,86 1,17 4. Đất ở nông thôn 591,96 0,40 584,24 0,40 5. Đất đô thị 28,52 0,03 186,66 0,13 6. Đất chưa sử dụng 48.215,27 33,21 1.820,55 1,25 Sơ đồ chu chuyển đất đai Huyện vị xuyên - tỉnh Hà Giang ________ Hiện trạng 2001 Quy hoạch 2010 Tổng diện tích tự nhiên 145.179,00 Tổng diện tích tự nhiên 145.179,00 Đất nông nghiệp 18.581,08 Đất lâm nghiệp 76.921,18 Đất chuyên dùng 840,99 Đất ở 620,48 Đất chưa sử dụng 48.215,27 Đất nông nghiệp 23.518,42 Đất lâm nghiệp 117.367,27 Đất chuyên dùng 1.701,86 Đất ở 770,90 Đất chưa sử dụng 1.820,55 145.179,00 18.347,68 76.479,74 167,77 65,63 376,90 840,99 64,54 620,48 5170,74 40.887,53 20,25 316,20 1.820,55 Bảng chu chuyển đất đai Huyện vị xuyên - tỉnh Hà Giang 2000-2010 ________ Loại đất Năm 2000 Chu chuyển đến năm 2010 Biến động giảm Đất NN Đất LN Đất CD Đất ở Đất CSD Đất NN 18.581,08 18.374,68 0 167,77 65,63 0 233,40 Đất LN 76.921,18 0 72.192,74 367,90 64,54 0 441,44 Đất CD 840,99 0 0 840,99 0 0 0 Đất ở 620,48 0 0 0 620,48 0 0 Đất CSD 48.215,27 5.170,74 40.887,53 316,20 20,25 1.820,55 46.394,72 Biến động tăng 5.170,74 40.887,53 860,87 150,42 0 47.069,56 Năm 2010 145.179,00 23.518,42 117.367,27 1.701,86 770,90 1.820,55 VI - Những giải pháp để thực hiện quy sử dụng đất huyện vị xuyên giai đoạn 2000 - 2010. Để phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2010 có tính khả thi đáp ứng yêu cầu đất đai cho các ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng... như định hướng kinh tế xã hội giai đoạn 1997-2010 của huyện đã được phê duyệt. Đất đai, tài nguyên, môi trương được bảo vệ ngày một tốt hơn, cần phải có một số giải pháp chính sách hợp lý. 1. Chính sách trong quản lý Nhà nước về đất đai. Đây là khâu quyết định trong quản lý Nhà nước về đất đai được thực hiện trên 7 nội dung, mỗi nội dung đều được thực hiện theo sự chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương. Do đó chính sách cần được hệ thống hoá về quyền và nghĩa vụ của người quản lý và người sử dụng đất: *Chính sách trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Hiện nay tốc độ biến động đất diễn ra rất mạnh ở trên địa bàn huyện Vị Xuyên. Trong tình hình đó, công tác quy hoạch và kế hoạch đất đai chưa được thực hiện triệt để, Nhà nước nên nhanh chóng hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho từng khu vực trên địa bàn huyện Vị Xuyên. Công tác quản lý đất đai là một lĩnh vực đặc thù, mà đối tượng quản lý là đất đai giao cho các chủ sử dụng đất. Vì vậy quy hoạch quản lý đất đai là quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết tới từng thửa đất giao cho các chủ sử dụng. Do đó quy hoạch được xây dựng trên bản vẽ 1/1000,1/500,1/200. Để tiến hành, Nhà nước phải có sự chỉ đạo, phối hợp với từng địa phương để hoàn thành công tác này. Mặc dù huyện Vị Xuyên vẫn chưa có quy hoạch chi tiết, song có một thuận lợi lớn đó là huyện Vị Xuyên đã hoàn thành quy hoạch tổng thể từ năm 2000-2010. Trong thời gian qua, công tác quy hoạch kế hoạch chưa được hoàn thành đó là do các nguyên nhân sau: -Nguyên nhân khách quan: +Quy hoạch là để dự báo cụ thể, chi tiết, cần phải thông tin đầy đủ về nhu cầu và khả năng phát triển của tất cả các thành phần kinh tế trong toàn bộ nền kinh tế. Nước ta là một nước có nền kinh tế đang phát triển, các chỉ tiêu kinh tế luôn luôn bị thay đổi, vì vậy việc điều hành nền kinh tế vĩ mô cũng phải điều chỉnh theo cho phù hợp đối với từng vùng. +Quy hoạch tổng thể thay đổi sẽ làm cho quy hoạch chi tiết thay đổi, bởi vì quy hoạch chi tiết là quy hoạch được lập ra trên cơ sở quy hoạch tổng thể với các hạng mục xây dựng trong phạm vi khu xây dựng trong thời gian tới của huyện Vị Xuyên. Như vậy, việc Nhà nước thường xuyên thay đổi kế hoạch cũng ảnh hưởng rất lớn tới công tác quy hoạch, nó có thể làm cho công tác này thực hiện nhanh chóng nếu các quy hoạch ổn định, nhưng nó cũng có thể làm chậm lại công tác này nếu Nhà nước, UBND Tỉnh Hà Giang thay đổi quyết định. -Nguyên nhân chủ quan: + Cơ cấu của việc lập và nghiên cứu quy hoạch là do UBND tỉnh Hà Giang mà trực tiếp là Sở Địa Chính- Phòng Quy hoạch tiến hành. Công việc của Phòng Quy hoạch là rất lớn, nghiên cứu quy hoạch lại mang tính độc quyền, do đó lực lượng cán bộ không đáp ứng được nhu cầu, tính sáng tạo nghiêm túc không đảm bảo được do không có tính cạnh tranh. Vì vậy, sản phẩm làm ra thiếu tính khoa học và thực tiễn, do đó phải chỉnh sửa nhiều lần. Đây là một vấn đề hết sức cần thiết đòi hỏi tinh thần trách nhiệm và chuyên môn rất cao của người cán bộ làm công tác quy hoạch. UBND tỉnh- Sở Địa Chính nên can thiệp để bố trí khối lượng công việc cho Phòng quy hoạch sao cho phù hợp. Tạo điều kiện để cán bộ quy hoạch có thể phát triển hét chí tuệ và tài năng sáng tạo vào công tác quy hoạch. +Các cấp thực hiện công tác quy hoạch tự điều chỉnh quy hoạch, vấn đề này đang xảy ra ở nước ta, nhất là tại các Đô thị. Việc tự ý chuyển đổi quyền sử dụng đất đai cho mục đích riêng của địa phương không phù hợp với quy hoạch tổng thể, nên đã làm mất lòng tin ở người dân tới Chính quyền của Nhà nước. Từ những lý do này yêu cầu Nhà nước nên có những chính sách cho phù hợp trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để tăng cường hiệu quả quản lý của Nhà nước, tăng cường lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước, giúp phát triển kinh tế đất nước. 2. Giải pháp về vốn Đẩy mạnh phát triển sản xuất để có nguồn lực tài chính. Phát huy và khai thác hết nội lực của địa phương bằng các nguồn thu, các sắc lệnh thuế trong các thành phần kinh tế. Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư của Trung ương, vốn việc trợ các chương trình, dự án của nước ngoài, vốn liên doanh, liên kết, vốn cổ phẩn, cổ phiếu và nguồn vốn trong dân để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: giao thông, thuỷ lợi, công trình điện, kết cầu hạ tầng xã hội như: trường học, trạm xá, các công trinh văn hoá, thể thao và các công trình công nghiệp chế biến, trung tâm thương mại dịch vụ, khu du lịch sinh thái như phương án quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất . 3. Các giải pháp về mặt hành chính. - UBND các xã phải tăng cường công tác quản lý hành chính theo luật định, tổ chức phổ biến và tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân về nội dung đề án quy hoạch sử dụng đất. - Căn cứ vào phương án quy hoạch, phân bố sử dụng đất của huyện đến năm 2010, các ngành cần tiến hành điều chỉnh phương án quy hoạch chi tiết cho phù hợp với điều kiện phát triển của ngành mình. - Thực hiện công tác kiểm kế, thống kế đất đai theo định kỳ. Thường xuyên chỉnh lý, bổ sung các biến động đất đai ngoài thực địa và trên bản đồ, thể hiện đúng hiện trạng sử dụng đất theo thời kỳ quy hoạch. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất. ngăn chặn kịp thời việc chuyển mục địch sử dụng đất không đúng quy hoạch. Bổ sung và xử lý những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện quy hoạch. 4. Các giải pháp về cơ chế chính sách. Cần áp dụng tốt, có hiệu quả, sáng tạo các chính sách là: Chính sách khuyến khích sản xuất có hiệu quả theo phương án qui hoạch. Chính sách huy động các nguồn nhân lực để thực hiện phương án qui hoạch. Chính sách đầu tư phát triển sản xuất theo phương án qui hoạch. Chính sách đền bù cần thoả đáng khi chuyển mục đích sử dụng đất như : Đất trồng cầu hàng năm, đất ở và các mục đích khác. Chính sách hỗ trợ vốn cho người sản xuất, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa nhằm khuyến khích khai thác đất đai có hiệu quả ở vùng núi cao. Chính sách bảo vệ tài nguyên rừng, phát triển kinh tế và phủ xanh đất trông đồi trọc cần đựoc phát huy tác dụng . 5. Giải pháp về khoa học công nghệ và môi trường. - ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và tiếp thu chuyển giao công nghệ, đầu tư giống cây vật nuôi cho năng suất cao, chất lượng, thuốc bảo vệ thưc vật, phân bón, thú y vào sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích đầu tư chiều sâu, đổi mới dây truyền công nghệ tạo sản phẩm có giá trị cao. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chuyển đổi cơ cấu cây trông vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá. - Thâm canh tăng vụ cải tạo đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. - Gắn sản xuất với công nghệ sau thu hoạch, phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. 6. Các giải pháp khác: - Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ địa chính, cán bộ kinh tế và kỹ thuật nông lâm nghiệp từ huyện đến xã gắn với quản lý sử dụng tốt đội ngũ cán bộ này. - Thực hiện tốt Luật đất đai và các luật định khác. - Làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục để người dân hiểu và thực hiện có kết quả phương án qui hoạch sử dụng đất. Kết luận ____________ Hiện nay khi nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao. Để phát triển về mọi lĩnh vực trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước, đòi hỏi công tác quản lý của Nhà nước phải hợp lý và chặt chẽ để tránh sự sử dụng đất lãng phí, kém hiệu quả. Công việc định hướng sử dụng đất của Huyện Vị Xuyên được triển khai đúng thời điểm nhằm giú UBND huyện thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai trên lãnh thổ của huyện đến năm 2010. Nội dung về định hướng quy hoạch sử dụng đất thực hiện theo đúng công văn số: 1814/CV-ĐC tháng 10/1998 và hướng dẫn của Tổng cục Địa chính về việc sử dụng đất cấp huyện, vận dụng vào thực tiễn của huyện Vị Xuyên. Việc định hướng sử dụng đất được gắn liền với sự phát triển KT-XH của toàn huyện trong tương lai, và xây dựng trên cơ sở phát triển của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông, công nghiệp, y tế giáo dục, xây dựng, thể dục thể thao... của Trung ương và địa phương trên địa bàn huyện. Nhu cầu đất đai của các ngành được xem xét tính toán cân đối trên cơ sở nhu cầu phát triển cụ thể của từng ngành, từng chương trình, phù hợp với khả năng đất đai sẵn có của từng vùng. Mức độ sử dụng đất đai trong phương án quy hoạch cũng được tính toán xây dựng phù hợp với điều kiện kinh tế của huyện từ nay đến 2010. Đây chính là căn cứ để tiến hành giao đất, thu hồi đất, là cơ sở để chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đáp ứng nhu cầu đất đai tối ưu cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện Vị Xuyên và cả Tỉnh Hà Giang. Các loại đất ở, đất chuyên dùng được xem xét tính toán kỹ, đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành để hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng trong toàn huyện, khắc phục dần sự khác biệt về trình độ dân trí, kinh tế so với các huyện miền xuôi. Các kết quả quy hoạch và định hướng sử dụng đất mang tính khoa học tính thực tiễn và sự kế thừa, bảo đảm lợi ích hoài bão giữa các ngành trong sự phát triển kinh tế xã hội của toàn huyện tạo cơ sở pháp lý để quản lý đất đai và làm cơ sở cho việc xây dựng các dự án đầu tư, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, bảo vệ tài nguyên đất phát triển nền nông nghiệp bền vững. Bên cạnh đó bảo đảm tính thống nhất với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và là cơ sở để xây dựng định hướng sử dụng đất cấp xã hướng tới 2010. Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29759.doc
Tài liệu liên quan