TÓM TẮT
Ngày nay, việc định vị thương hiệu hay định vị sản phẩm đóng một vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường với lượng sản phẩm đa dạng và gần như đồng nhất nhau về chất lượng, tạo nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Trong khi người tiêu dùng thì ngày càng có nhiều nhu cầu và đòi hỏi đối với các sản phẩm và dịch vụ, họ lựa chọn sản phẩm không chỉ đòi hỏi ở chất lượng mà còn dựa vào uy tín, mẫu mã, kiểu dáng của sản phẩm. Để đáp đứng được các nhu cầu này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm hiểu kĩ nhu cầu thị trường và định vị lại sản phẩm của mình trên trị trường để biết được vị trí sản phẩm của mình, cũng như của đối thủ cạnh tranh trong tâm trí của khách hàng, để từ đó có những chiến lược kinh doanh phù hợp. Đặc biệt là trong lĩnh vưc Ngân hàng thì vấn đề định vị cho sản phẩm và dịch vụ cần phải được quan tâm nhiều hơn vì Ngân hàng là loại hình kinh doanh dịch vụ và khách hàng của họ hết sức nhạy cảm. Đối với Ngân hàng Sacombank cũng vậy, tuy là một trong những NHTM có thương hiệu mạnh, uy tín, chất lượng sản phẩm & dịch vụ hàng đầu tại Việt Nam. Nhưng tại An Giang các sản phẩm của Sacombank vẫn chưa thực sự tạo được dấu ấn và chưa được biết đến nhiều. Đặc biệt là đối với sản phẩm Thẻ Passport Plus. Tuy được phát hành hơn 3 năm trên thị trường Thành Phố Long Xuyên nhưng vẫn chưa được nhiều người sử dụng điều này được minh chứng là trong 30 khách hàng được phỏng vấn chỉ có 14% khách hàng sử dụng Thẻ Passport Plus của Sacombank. Xuất phát từ thực tiễn đó, nên đề tài “Định vị cho Thẻ PassportPlus của SACOMBANK An Giang được hình thành”, với mục tiêu: xác định đúng đối tượng khách hàng và định vị cũng như tạo sự khác biệt cho thẻ PassportPlus tại thị trường An Giang nói chung, cũng như tại Thành phố Long Xuyên nói riêng. Nội dung của đề tài gồm 6 chương:
Chương 1 - Tổng quan: Nội dung chương 1 nói về cơ sở hình thành nên đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và kết cấu đề tài.
Chương 2 – Sơ lược về Ngân Hàng Sacombank: Giới thiệu sơ lược về Sacombank hội sở và Sacombank chi nhánh An Giang, kết quả hoạt động kinh doanh, những thuận lợi khó khăn cũng như phương hướng hoạt động trong những năm tiếp theo.
Chương 3 – Cơ sở lý thuyết và kĩ thuật định vị cho thẻ Passport Plus: Chương 3 cho chúng ta thấy được các lí thuyết về định vị sản phẩm cùng với kĩ thuật định vị được ứng dụng và một số định nghĩa liên quan đến Thẻ PassportPlus.
Chương 4 – Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp hỗ trợ cho nghiên cứu sẽ lần lượt được trình bày trong toàn bộ chương 4.
Chương 5 – Kết quả nghiên cứu: Các nghiên cứu sẽ được đúc kết lại trong chương 5, nội dung chương 5 sẽ phản ánh những số liệu được mã hóa từ bảng câu hỏi.
Chương 6 – Kết luận và kiến nghị: Tổng hợp lại những kết quả nghiên cứu, nêu ra một số hạn chế còn tồn tại và qua đó đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện tốt hơn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng do đây là lần đầu tiên tiếp xúc thực tế tại Ngân hàng, hơn nữa do còn hạn chế về vốn kiến thức thực tế nên đề tài khó tránh khỏi sai xót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và chỉ bảo của quý thầy cô, cùng toàn thể các bạn!
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2426 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Định vị cho thẻ passport plus của ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (sacombank) chi nhánh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à điều tất yếu bởi
vì chính sự uy tín sẽ đem lại cho khách hàng cảm giác an toàn, hài lòng khi sử dụng
thẻ và dịch vụ thẻ. Bên cạnh đó, các tiêu chí phí giao dịch, dễ sử dụng và thẻ có thể
giao dịch với nhiều máy ATM khác nhau cũng là yếu tố ảnh hưởng.
Ngoài ra, các yếu tố còn lại cũng được các khách hàng quan tâm nhưng không đáng
kể, bởi với việc cạnh tranh như hiện nay giữa các ngân hàng thì việc cải tiến, nâng
cao chất lượng sản phẩm cũng như thực hiện các chương trình khuyến mãi là điều
bắt buộc.
Từ kết quả trên, đối với khách hàng thì uy tín thương hiệu của ngân hàng phát
hành thẻ và tính an toàn, bảo mật rất được xem trọng, do đó trong thời gian tới
Sacombank cần phải củng cố, nâng cao vị thế của mình hơn nữa. Ngoài ra,
Sacombank cũng cần phải tiến hành cải tiến và nâng cao các tiện ích hiện tại, tăng độ
bền, cũng như thiết kế hình dáng, mẫu mã bên ngoài của thẻ ghi nợ sao cho thu hút
khách hàng hơn để không những đáp ứng được yêu cầu của khách hàng mục tiêu mà
còn thu hút thêm các đối tượng khách hàng tiềm năng trong tương lai.
Tóm lại: theo kết quả khảo sát ban đầu về nhu cầu sử dụng thẻ thanh toán cho
thấy, các đối tượng khách hàng trọng tâm đều có nhu cầu sử dụng thẻ thanh toán và
họ khá quan tâm về các thông tin có liên quan đến thẻ. Đây là tiền đề hết sức quan
trọng trong việc điều tra viên tiếp tục nghiên cứu sâu các vấn đề về thẻ thanh toán
SacomPassport đồng thời đây cũng là vấn đề trọng tâm của cuộc khảo sát khách
hàng.
5.3 Định vị cho thẻ Passport plus:
Thị trường Long Xuyên là một thị trường đầy tiềm năng có triển vọng phát triển
rất nhanh trong vài năm tới. Trong đó, hoạt động ngân hàng nói chung và sản phẩm
thẻ ghi nợ nói riêng được đánh giá là một trong những lĩnh vực mà ở đó sự cạnh
tranh diễn ra ngày càng gay gắt.
Ngân hàng Sài Gòn thương tín(Sacombank) chi nhánh An Giang là một trong
những thương hiệu lớn trên thị trường Long Xuyên, với hoạt động kinh doanh hiệu
quả của mình, Sacombank đã nhận được nhiều bằng khen của tỉnh An Giang và có
những đóng góp cho tỉnh nhà. Tuy nhiên, lĩnh vực kinh doanh thẻ ATM của
Sacombank vẫn còn hạn chế do có nhiều đối thủ lớn như Vietcombank và
DongAbank, hai ngân hàng từ lâu đã khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực
kinh doanh thẻ ATM Do đó, việc định vị cho thẻ passport plus trên thị trường thành
phố long xuyên là một việc rất cần thiết và không thể thiếu trong hoạt động kinh
doanh thẻ của ngân hàng.
Định vị choThẻ ghi nợ Passport Plus của ngân hàng Sacombank chi nhánh An Giang
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Duy Khánh Trang 38
5.3.1 Nhận thức của khách hàng đối với các thuộc tính của thẻ ghi nợ:
Phần mềm SPSS cho phép thiết lập biểu đồ nhận thức của khách hàng đối với
các thuộc tính của sản phẩm trên cơ sở biểu hiện mối quan hệ của các thuộc tính đối
với các nhân tố trên các mặt phẳng tọa độ. Qua biểu đồ 5.9 có thể nhận biết sự nhìn
nhận, đánh giá của khách hàng đối với các thuộc tính của sản phẩm thẻ ghi nợ như
thế nào?
Biểu đồ 5.9: Nhận thức thương hiệu thông qua các thuộc tính thẻ ghi nợ
(Nguồn: Sinh viên tự thực hiện)
Để lý giải cho biểu đồ 5.9 thì Trước tiên ta đi tìm hiểu về cơ sở để đọc hiểu
bản đồ cảm Cảm nhận thương hiệu theo từng thuộc tính - Theo Hoàng Trọng và
Chu Nguyễn Mộng Ngọc trong sách phân tích dữ liệu với SPSS thì: “Khi chiếu từ vị
trí của một thương hiệu lên vectơ của một thuộc tính nào đó ta được khoảng cách từ
điểm chiếu đó với gốc tọa độ. Khoảng cách này cho biết độ mạnh của thương hiệu
đó về thuộc tính đang xét. Khoảng cách càng xa gốc tọa độ (khoảng cách so với gốc
tọa độ theo hướng của vectơ thuộc tính) thì thương hiệu càng mạnh về thuộc tính
đó”. Cụ thể, qua biểu 5.9 ta có thể thấy các sản phẩm thẻ ghi nợ của các ngân hàng
qua từng thuộc tính có sự mạnh yếu khác nhau như: Sacombank có thuộc tính thời
gian làm thẻ nhanh hơn Vietinbank. Còn Vietcombank, Đông Á và ACB không được
cảm nhận là làm thẻ nhanh.
Định vị choThẻ ghi nợ Passport Plus của ngân hàng Sacombank chi nhánh An Giang
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Duy Khánh Trang 39
Để thấy được sự mạnh yếu của các sản phẩm thẻ ghi nợ của từng ngân hàng
thì khi đi vào phân tích biểu đồ nhận thức 5.9 ta sẽ thấy:
• Đối với Vietcombank và Đông Á thì các sản phẩm thẻ ghi nợ của 2 ngân
hàng này được đánh giá là mạnh hơn và nổi trội hơn các ngân hàng khác. Điều
này được chứng minh bởi đa số các thuộc tính như : Uy tín của ngân hàng phát
hành thẻ, thời hạn sử dụng, dễ sử dụng, độ bền, tính an toàn và bảo mật, hình
dáng và màu sắc, chương trình khuyến mãi và giao dịch với nhiều máy ATM
khác nhau đều đươc khách hàng đánh giá với số điểm khá cao, nằm rất gần và
lệch về phía vị trí của hai ngân hàng này (xem phần 9- phục lục 3), đặc biệt trong
các tiêu chí này thì có 3 tiêu chí được khách hàng đánh giá rất cao đó là tính an
toàn và bảo mật (Vietcombank có số điểm 9.0 và Đông Á là 8.5), thẻ có thể giao
dịch với nhiều máy ATM khác nhau (Vietcombank có số điểm 9.0 và Đông Á là
8.6) và Uy tín của ngân hàng phát hành thẻ (Vietcombank có số điểm 8.9 và
Đông Á là 7.9). Tuy nhiên, khi chiếu từ vị trí của Vietcombank lên một vài vectơ
thuộc tính như: Thời hạn sử dụng, dễ sử dụng, độ bền và giao dịch với nhiều máy
ATM khác nhau, thì ta thấy độ mạnh của sản phẩm thẻ ghi nợ của Vietcombank
so với Đông Á thì có phần yếu hơn. Điều này chứng tỏ sản phẩm thẻ của Đông Á
có phần trội hơn so với các ngân hàng còn lại. Trong khi đó, các sản phẩm thẻ
ghi nợ của các ngân hàng như Sacombank, Vietinbank và ACB thì không được
khách hàng cảm nhận và đánh giá cao về các thuộc tình này. Một câu hỏi đặt ra
là tại sao 2 ngân hàng này lại được khách hàng đánh giá cao như vậy? Điều này
có thể lý giải được là vì 2 ngân hàng này đều mạnh trong hoạt động kinh doanh
thẻ, đặc biệt là Vietcombank đây là NHTM đầu tiên ở Việt Nam triển khai dịch
vụ thẻ, hiện nay Vietcombank đang chiếm giữ vị trí hàng đầu về thị phần thẻ và
cũng là đơn vị duy nhất chấp nhận thanh toán cả 5 loại thẻ ngân hàng thông dụng
trên thế giới: Visa, Master Card, JCB, American Express, Diners Club. Ngoài ra
mạng lưới của Vietcombank rất rộng đã khai thác triệt để hiệu quả không chỉ ở
các thành phố lớn mà ở hầu hết các tỉnh thành trong nước. Tới nay, tại An Giang
ngân hàng Vietcombank đã phát hành được 19.840 thẻ và có 28 máy ATM sẵn
sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng thẻ của khách hàng trong và ngoài nước. Riêng
đối với ngân hàng Đông Á đây là một đối thủ lớn đối với các ngân hàng như
Viecombank, Vietinbank, BIDV và Sacombank trong lĩnh vực thẻ. Sản phẩm thẻ
đa năng Đông Á đã có bước phát triển ấn tượng sau khi ra mắt thị trường ở Việt
Nam từ tháng 07/2003. Số lượng thẻ phát hành mới liên tục tăng qua các năm với
tốc độ hơn 300 %/năm. Đến cuối năm 2009, số lượng thẻ Đa năng Đông Á tại An
Giang đạt khoảng 50.000 thẻ. Về số lượng máy ATM ngân hàng Đông Á cũng là
một trong những ngân hàng dẫn đầu trong các ngân hàng thuộc khối cổ phần với
25 máy ATM. Xác định Thẻ là một công cụ giúp khách hàng tự thực hiện nhiều
giao dịch ngân hàng mọi lúc – mọi nơi, Đông Á đã tập trung phát triển và cung
cấp rất nhiều dịch vụ tiện ích qua thẻ Đa Năng (hiện là loại thẻ có nhiều dịch vụ
nhất tại Việt Nam). Thẻ Đa năng của Đông Á có những chức năng và tiện ích nổi
trội mà các ngân hàng khác không có như: gửi tiền trực tiếp tại máy ATM, sử
dụng giao dịch bằng máy ATM dễ dàng, hiện đại nhờ sự hỗ trợ của màn hình và
giọng nói hướng dẫn khách hàng từng bước trong giao dịch; tiện ích thấu
chi…Đó chính là những lý giải tại sao mà 2 ngân hàng này lại được khách hàng
cảm nhận và đánh giá cao như vậy.
Định vị choThẻ ghi nợ Passport Plus của ngân hàng Sacombank chi nhánh An Giang
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Duy Khánh Trang 40
• Đối với ACB và Vietinbank: Dựa vào biểu biểu ta thấy các sản phẩm thẻ
ghi nợ của hai ngân hàng này cũng được các khách hàng quan tâm và đánh giá
khá cao như: Thẻ ghi nợ của ACB mạnh về chuyển khoản tại ATM và thời gian
giao dịch, còn của Vietinbank thì mạnh về các loại phí và thời gian làm thẻ
nhanh. Tuy nhiên, so với 2 ngân hàng Vietcombank và Đông Á thì các sản phẩm
thẻ ghi nợ của các ngân hàng này còn khá yếu về các thuộc tính như: Uy tín ngân
hàng phát hành thẻ, tính an toàn và bảo mật, giao dịch với nhiều máy ATM khác
nhau, thời hạn sử dụng, dễ sử dụng. Riêng đối với sản phẩm thẻ ghi nợ của
Vietinbank thì đây là sản phẩm thẻ cạnh tranh trực tiếp với thẻ Passport plus của
Sacombank. Bởi vì hai sản phẩm này có chung định vị cảm nhận, chúng nằm gần
nhau trên bản đồ cảm nhận và càng giống nhau trên tất cả các thuộc tính xem xét
như: Phí giao dịch, phí phát hành, phí thường niên và thời gian làm thẻ.
• Cuối cùng đối với sản phẩm thẻ Passport Plus của Sacombank, qua biểu
đồ ta thấy thẻ Passport Plus chưa được khách hàng cảm nhận và đánh giá cao. Có
những tiêu chí về thuộc tính của thẻ ghi nợ mà theo cảm nhận của khách hàng thì
Sacombank chưa có, đó là: Dễ sử dụng, chuyển khoản tại ATM, uy tín của ngân
hàng phát hành thẻ, độ bền, thời hạn sử dụng và thẻ có thể giao dịch với nhiều
máy ATM khác nhau. Trong đó, được khách hàng đánh giá thấp nhất là thuộc
tính chuyển khoản trực tiếp tại máy ATM chỉ đạt 3,5 điểm. Đây cũng là điểm yếu
của thẻ ghi nợ Passport Plus, chính vì vậy Sacombank cần đẩy mạnh hơn nữa các
hoạt động cải tiến, chiêu thị để góp phần nâng cao hơn nữa vị trí của sản phẩm
thẻ Passport Plus trong tâm trí khách hàng.
5.3.2 Sở thích của khách hàng đối với các thuộc tính của thẻ ghi nợ:
Thuộc tính của thẻ ghi nợ là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình
quyết định lựa chọn thẻ ghi nợ của khách hàng và để tim hiểu sở thích của khách
hàng đối với các thuộc tính của thẻ ghi nợ, một câu hỏi được đưa ra là “Trong các
tiêu chí về thuộc tính mà Anh/chị quan tâm khi lựa chọn thẻ ghi nợ ở trên. Anh/chị
vui lòng chọn ra 10 tiêu chí quan trọng nhất và xếp hạng chúng theo thang điểm từ 1
đến 10, với qui ước: 1- thấp nhất và 10 là cao nhất”, qua quá trình khảo sát 30
khách hàng kết quả thu về như sau:
Thuộc tính Trung bình
1 Uy tín của ngân hàng phát hành 9
2 Hình dáng và màu sắc 7.5
3 Thời gian giao dịch 8.5
4 Phí giao dịch 6.5
5 Phí phát hành 4
6 Tính an toàn và bảo mật 9.5
7 Thời gian làm thẻ nhanh 7.2
8 Độ bền 8
9 Thời hạn sử dụng lâu 7
10 Dễ sử dụng 8.4
11 Chương trình khuyến mãi 6
12 Chuyển khoản tại ATM 8.2
13 Giao dịch với nhiều máy ATM khác nhau 8.6
14 Phí thường niên 5
Định vị choThẻ ghi nợ Passport Plus của ngân hàng Sacombank chi nhánh An Giang
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Duy Khánh Trang 41
Qua bảng 5 cho thấy 10 tiêu chí được khách hàng đánh giá cao nhất đó là: Tính
an toàn và bảo mật (9.5) uy tín của ngân hàng phát hành thẻ (9), giao dịch với nhiều
máy ATM khác nhau (8.6), thời gian giao dịch (8.5), dễ sử dụng (8.4), chuyển khoản
tại ATM (8.2), độ bền (8), hình dáng và màu sắc (7.5), thời gian làm thẻ nhanh (7.2)
và thời hạn sử dụng (7). Trong đó, ta thấy các thuộc tính về tính an toàn và bảo mật,
uy tín của ngân hàng phát hành thẻ và giao dịch với nhiều máy ATM khác nhau đều
đạt điểm trung bình trên 8.5, qua đó cho thấy mức độ sở thích của khách hàng đối
với các thuộc tính này rất cao. Điều này được thể hiện cụ thể ở biểu đồ 5.10:
Biểu đồ 5.10
Mức độ sở thích của khách hàng đối với các thuộc tính của thẻ ghi nợ
(Nguồn: Sinh viên tự thực hiện)
Kết quả từ biểu đồ 5.10 chứng tỏ, các tiêu chí về tính an toàn và bảo mật, uy
tín của ngân hàng phát hành, giao dịch với nhiều máy ATM khác nhau, chuyển
khoản tại ATM và dễ sử dụng đều được khách hàng đánh giá cao nhất. Riêng đối với
tiêu chí thuộc tính dễ sử dụng trong biểu đồ này được khách hàng đánh giá ở mức
khá cao với tổng điểm trung bình đạt 8.4. Điều này chứng tỏ ngoài những thuộc tính
như: tính an toàn và bảo mật, giao dịch với nhiều máy ATM khác nhau, chuyển
khoản tại ATM và uy tín của ngân hàng phát hành thì khách hàng cũng rất quan tâm
đến vấn đề sử dụng thẻ. Đặc biệt, là những khách hàng ở tuổi trên 50, qua trao đổi
phỏng vấn họ cho biết các sản phẩm thẻ ghi nợ phải dễ sử dụng hơn nữa để khách
hàng không phải gặp khó khăn trong vấn đề giao dịch.
Định vị choThẻ ghi nợ Passport Plus của ngân hàng Sacombank chi nhánh An Giang
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Duy Khánh Trang 42
Tóm lại qua biểu đồ 5.10 ta thấy 10 thuộc tính của thẻ ghi nợ được khách
hàng ưa thích, đánh giá và lựa chọn nhiều nhất đó là: Tính an toàn và bảo mật, uy tín
của ngân hàng phát hành thẻ, giao dịch với nhiều máy ATM khác nhau, thời gian
giao dịch, dễ sử dụng, chuyển khoản tại ATM, độ bền, hình dáng và màu sắc, thời
gian làm thẻ nhanh và thời hạn sử dụng. Đây chính là cơ sở để các ngân hàng lựa
chọn phân khúc thị trường mục tiêu cho sản phẩm thẻ ghi nợ của mình. Tuy nhiên,
để đáp ứng hầu hết các sở thích và kỳ vọng của khách hàng về thuộc tính của thẻ ghi
nợ đối với các ngân hàng là không dễ, đặc biệt là đối với Sacombank, một ngân hàng
chưa có thế mạnh về thẻ ATM. Chính vì vậy, để thẻ Passport Plus có thể đứng vững
trên thị trường và xác định được chỗ đứng của mình trên thị trường Thành phố Luyên
Xuyên thì Sacombank cần xem xét và nhắm đến các tiêu chí mà khách hàng lựa chọn
và đánh giá cao nhất đó là: Tính an toàn và bảo mật, uy tín của ngân hàng phát hành
thẻ , giao dịch với nhiều máy ATM khác nhau, thời gian giao dịch, dễ sử dụng,
chuyển khoản tại ATM.
5.3.3 Định hướng lựa chọn vị trí cho thẻ Passport Plus:
Để lựa chọn vị trí cho sản phẩm thẻ Passport Plus trên thị trường thành phố
Long xuyên tác giả đã căn cứ vào các định hướng sau:
¾ Xem vị trí nào trong các vị trí phân biệt rõ nhất thẻ Passport Plus của
Sacombank sẽ được lựa chọn?
¾ Xem vị trí nào bị đối thủ cạnh tranh giành giật: để từ đó có thể tránh hoặc tìm
các giải pháp khắc phục.
¾ Xem vị trí nào thẻ Passport Plus trong cùng nhóm với nhiều thẻ ghi nợ cạnh
tranh cùng loại.
¾ Xem vị trí nào thẻ Passport Plus trên thị trường có thể tự do cạnh trạnh.
(Nguồn: PGS.TS Lưu Văn Nghiêm(2008), Marketing dịch vụ,
NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân)
5.3.4 Cơ sở xác lập vị trí định vị cho thẻ Passport Plus:
Qua nghiên cứu và phân tích cho thấy, đối với thuộc tính chuyển khoản trực
tiếp tại máy ATM thì các sản phẩm thẻ ghi nợ của các ngân hàng Sacombank, ACB,
Vietinbank được khách hàng đánh giá khá thấp, cụ thể: Thẻ Passport Plus của
Sacombank chỉ có 3.5 điểm, Thẻ Visa Debit của ACB chỉ đạt 5.6 và Thẻ E-Partner
G-Card của Vietinbank chỉ đạt 4.0, điều này chứng tỏ được rằng đây là khúc thị
trường mà có ít đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, qua điều tra về mức kỳ vọng của khách
hàng đối với thẻ ghi nợ, ta thu được kết quả là khách hàng rất kỳ vọng đối với các
thuộc tính: tính an toàn và bảo mật cao, uy tín của ngân hàng phát hành, thẻ có thể
giao dịch với nhiều máy ATM khác nhau, độ bền và dễ sữ dụng. Đặc biệt, là tiêu chí
thuộc tính dễ sử dụng được một bộ phận khách hàng rất quan tâm và có mức kỳ vọng
khá cao, đó là nhóm khách hàng trên 50 tuổi. Kết hợp các yếu tố này lại với nhau thì
đây là cơ sở để xác lập lựa chọn vị trí định vị cho sản phẩm thẻ Passport Plus.
Định vị choThẻ ghi nợ Passport Plus của ngân hàng Sacombank chi nhánh An Giang
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Duy Khánh Trang 43
5.4.5 Liên kết lựa chọn vị trí mong muốn cho sản phẩm thẻ Passport Plus.
Dựa vào định hướng và cơ sở xác lập định vị ở phía trên, cùng với sự kết hợp
giữa hai biểu đồ là mức độ sở thích của khách hàng và biểu đồ nhận thức của khách
hàng đối với thẻ ghi nợ ta có thể xác định được rằng vị trí mà thẻ Passport Plus của
Sacombank nên nhắm đến là vị trí thẻ có tính an toàn và bảo mật cao, uy tín của ngân
hàng phát hành, thẻ có thể giao dịch với nhiều máy ATM khác nhau và dễ sử dụng.
Đây là vị trí mà thẻ Passport Plus có rất ít các sản phẩm cạnh tranh cùng loại trên thị
trường. Điều này được thể hiện cụ thể ở biểu đồ liên kết 5.11 bên dưới:
Biểu đồ 5.11 Biểu đồ liên kết giữa sở thích và nhận thức
Sacombank
(Nguồn: Sinh viên tự thực hiện)
Qua biểu đồ 5.11 ta thấy, ở vị trí có dấu sao màu đỏ là vị trí mà Thẻ Passport
Plus của Sacombank trong tương lai nên nhắm tới vì đây là vị trí có các thuộc tính
được khách hàng đánh giá cao (thể hiện cụ thể ở biểu đồ sở thích 5.10) và có ít sản
phẩm cạnh tranh cùng loại trên thị trường chỉ có sản phẩm thẻ đa năng của ngân
hàng Đông Á (biểu đồ nhận thức 5.9).
Tuy nhiên, Thẻ Passport Plus muốn đạt được vị trí mong muốn này thì đòi hỏi
sản phẩm thẻ Passport Plus không ngừng được cải thiện và nâng cao các tiện ích. Do
đó, Sacombank nên tăng cường hoạt động tiếp thị hơn nữa đồng thời cải thiện khả
năng chuyển khoản trực tiếp tại máy ATM nói riêng và nâng cao các tiện ích khác
nói chung của thẻ Passport Plus để đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu từ đó
tạo tiền đề để thu hút các khách hàng tiềm năng khác.
Định vị choThẻ ghi nợ Passport Plus của ngân hàng Sacombank chi nhánh An Giang
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Duy Khánh Trang 44
5.4.6 Đề xuất giải pháp thực thi định vị cho thẻ Passport Plus
Ðể thẻ Passport Plus có thể đạt vị trí mong muốn như đã nêu ở trên thì
Sacombank An Giang cần xây dựng và triển khai đồng bộ các chiến lược Marketing
cho thẻ Passport Plus trên địa bàn Thành phố Long Xuyên như: Chiến lược giá, phân
phối và truyền thông.
Trước hết để đạt được vị trí thẻ có uy tín ngân hàng phát hành cao thì
Sacombank An Giang cần đẩy mạnh tuyên truyền quảng cáo trên truyền hình, báo,
tạp chí để đông đảo người dân biết đến thẻ Passport Plus, cũng như biết đến
Sacombank. Đồng thời, đẩy mạnh công việc tiếp thị thẻ Passport Plus để khách hàng
biết đến những tiện ích của sản phẩm thẻ Passport Plus mà Sacombank cung cấp. Kết
hợp với việc nâng cao các hoạt động thanh toán, chuyển tiền và phát thẻ nhanh chóng
khi khách hàng đến giao dịch và mở thẻ, lập đường dây nóng với bộ phận dịch vụ
khách hàng nhằm giải đáp các thắc mắc về sản phẩm, các lời khuyên về cách sử dụng
các sản phẩm có hiệu quả - Qua đó có thể tạo uy tín ngay từ lần đầu khách hàng tiếp
xúc với ngân hàng.
Bên cạnh đó, để đạt được tiêu chí Thẻ dễ sử dụng thì Sacombank An Giang cần
tổ chức các buổi hội nghị khách hàng, tập huấn nghiệp vụ cho các cơ sở chấp nhận
thẻ. Để từ đó, có thể hướng dẫn khách hàng và các cơ sở chấp nhận thẻ về cách sử
dụng thẻ và giúp khách hàng hiểu hơn các lợi ích kinh tế, sự tiện lợi khi dùng thẻ. Để
có thể làm được điều này thì Sacombank An Giang cần phải thành lập một bộ phận
phụ trách việc phát triển thẻ cũng như các hoạt động marketing cho thẻ Passport
Plus.
Ngoài ra, Sacombank An Giang cũng cần kiến nghị với Hội sở chính trong việc
cải thiện, nâng cao các tiện ích của thẻ Passport Plus như: Tính an toàn và bảo mật,
hạn mức rút tiền, cũng như các phản ánh của khách hàng khi có sự cố với thẻ và nhu
cầu của khách hàng về các tiện ích mới của thẻ để trung tâm thẻ có thể kịp thời điều
chỉnh. Mặt khác, Sacombank An Giang cần cung cấp thêm hệ thống máy ATM trên
địa bàn nhằm giúp cho khách hàng thuận tiện hơn trong hoạt động giao dịch. Kết hợp
với điều này, Sacombank cần tăng cường đào tạo, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn
cho đội ngũ cán bộ, nhân viên của chi nhánh trong lĩnh vực thẻ ATM để có thể phục
vụ khách hàng tốt hơn. Bên cạnh đó, Sacombank An Giang cần liên kết với các ngân
hàng khác trên địa bàn thành phố Long Xuyên để mở rộng mạng lưới hoạt động, qua
đó nâng cao được tiện ích giao dịch với nhiều máy ATM khác nhau của thẻ Passport
Plus. Cuối cùng, Sacombank An giang cần tăng cường hơn nữa các hoạt động kiểm
tra, kiểm soát hoạt động của hệ thốn máy ATM nhằm hạn chế các sự cố xay ra gây
khó khăn cho khách hàng.
Tóm lại, để thẻ Passport Plus có thể đạt vị trí thẻ có tính an toàn và bảo mật
cao, uy tín của ngân hàng phát hành, thẻ có thể giao dịch với nhiều máy ATM khác
nhau và dễ sử dụng. Sacombank An Giang cần đẩy mạnh cải thiện, nâng cao các tiện
ích của thẻ Passport Plus để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác, đồng thời
cung cấp thêm hệ thống máy ATM trên địa bàn nhằm giúp cho khách hàng thuận tiện
hơn trong hoạt động giao dịch. Mặt khác, Sacombank cần tăng cường đào tạo, nâng
cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên của chi nhánh. Đầu tư xây
dựng trụ sở mới cho chi nhánh nhằm làm tăng niềm tin cho khách hàng đồng thời
khẳng định vị thế cạnh tranh trên địa bàn. Những đề xuất như trên là cơ sở thực thi
định vị cho thẻ Passport Plus.
Định vị choThẻ ghi nợ Passport Plus của ngân hàng Sacombank chi nhánh An Giang
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Duy Khánh Trang 45
TÓM TẮT
Nội dung chương 6 trình bày về thông tin mẫu, kết quả phân tích thực trạng sử
dụng thẻ ghi nợ Passport Plus và định vị cho thẻ Passport Plus. Qua kết quả phân tích
thực trạng sử dụng thẻ Passport Plus ở phần trên cho thấy, nhu cầu sử dụng thẻ thanh
toán nói chung là rất cao (đánh giá từ biểu đồ 5.5) nhưng đối với thẻ Passport Plus thì
nhu cầu sử dụng của khách hàng là khá thấp chỉ chiếm có 14% trong tổng số 30
khách hàng được phỏng vấn. Đa số các khách hàng đều chọn thẻ thanh toán của ngân
hàng Vietcombank và DongAbank để sử dụng. Nguyên nhân là do hiện tại
Sacombank chi nhánh An Giang chưa có một bộ phận phụ trách cho việc phát triển
thẻ cũng như các hoạt động marketing cho thẻ Passport Plus.
Mặt khác, qua kết quả thu được ở phần định vị ta có thể thấy hiện tại trên thị
trường thành phố long xuyên về các nhận định so với các sản phẩm thẻ ghi nợ của
các đối thủ thì thẻ Passport Plus của Sacombank chiếm số điểm trung bình thấp nhất
so với các sản phẩm thẻ ghi nợ cùng loại từ đánh giá uy tín ngân hàng phát hành,
chuyển khoản tại ATM đến dễ sử dụng đều thấp hơn đối thủ. Do đó, Sacombank nên
tăng cường hoạt động tiếp thị hơn nữa đồng thời cải thiện và nâng cao chất lượng
dịch vụ của thẻ Passport Plus để đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu từ đó tạo
tiền đề để thu hút các khách hàng tiềm năng khác. .
Phần cuối của chương này trình bày về cơ sở xác lập vị trí định vị, định hướng
định vị, lựa chọn vị trí định vị và đề xuất các giải pháp thực thi định vị cho thẻ
Passport Plus. Trong đó qua phân tích và đánh giá xác định được rằng vị trí mà thẻ
Passport Plus của Sacombank nên nhắm đến là vị trí thẻ có tính an toàn và bảo mật
cao, uy tín của ngân hàng phát hành, thẻ có thể giao dịch với nhiều máy ATM khác
nhau và dễ sử dụng. Chương tiếp theo trình bày về vấn đề kết luận và kiến nghị.
Định vị choThẻ ghi nợ Passport Plus của ngân hàng Sacombank chi nhánh An Giang
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Duy Khánh Trang 46
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 Kết luận
Đề tài “Định vị cho thẻ ghi nợ Passport Plus của ngân hàng Sacombank chi
nhánh An Giang” nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng sử dụng thẻ Passport Plus của
khách hàng để từ đó tìm hiểu và khắc phục những hạn chế còn tồn tại đồng thời định
hướng phát triển trong tương lai. Đó cũng chính là cơ sở để định vị cho thẻ Passport
Plus.
Nghiên cứu tiến hành qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu thăm dò và
nghiên cứu chính thức. Trong đó, nghiên cứu sơ bộ là định tính nhằm tìm kiếm thông
tin để hoàn chỉnh bản câu hỏi, Nghiên cứu thăm dò và nghiên cứu chính thức là đinh
lượng được thực hiện bằng kĩ thuật phỏng vấn trực tiếp khách hàng dựa trên phương
pháp lấy mẫu thuận tiện. Dữ liệu sau khi thu thập được tiến hành phân tích và đánh
giá bằng phần mềm SPSS 15.0 để lập bản đồ định vị.
Qua kết quả phân tích thực trạng sử dụng thẻ Passport Plus ở phần trên cho
thấy, nhu cầu sử dụng thẻ ghi nợ nói chung là rất cao (đánh giá từ biểu đồ 5.5) nhưng
đối với thẻ Passport Plus thì nhu cầu sử dụng của khách hàng là khá thấp chỉ chiếm
có 14% trong tổng số 30 khách hàng được phỏng vấn. Đa số các khách hàng đều
chọn thẻ ghi nợ của các ngân hàng Vietcombank và DongAbank để sử dụng. Nguyên
nhân là do hiện tại Sacombank chi nhánh An Giang chưa có một bộ phận phụ trách
cho việc phát triển thẻ cũng như các hoạt động marketing cho thẻ Passport Plus.
Ngoài ra, qua phân tích và đánh giá có thể xác định được rằng vị trí mà thẻ Passport
Plus của Sacombank nên nhắm đến là vị trí thẻ có tính an toàn và bảo mật cao, uy tín
của ngân hàng phát hành, thẻ có thể giao dịch với nhiều máy ATM khác nhau và dễ
sử dụng. Đây là vị trí mà thẻ Passport Plus có rất ít các sản phẩm cạnh tranh cùng
loại trên thị trường. Tuy nhiên, muốn đạt được vị trí mong muốn này thì đòi hỏi sản
phẩm thẻ Passport Plus không ngừng được cải thiện và nâng cao các tiện ích. Do đó,
Sacombank An Giang nên tăng cường hoạt động tiếp thị hơn nữa đồng thời cải thiện
khả năng chuyển khoản trực tiếp tại máy ATM nói riêng và nâng cao các tiện ích
khác nói chung của thẻ Passport Plus để đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu từ
đó tạo tiền đề để thu hút các khách hàng tiềm năng khác.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh thẻ Passport Plus cần phải được cải thiện,
nâng cao không những về chất mà còn về lượng. Bên cạnh khả năng nhạy bén trước
sự biến động của thị trường cũng như đối thủ cạnh tranh, Sacombank An Giang cần
phải lựa chọn các thị trường mục tiêu đồng thời biết cách tổ chức, điều chỉnh các
hoạt động marketing một cách phù hợp, khoa học để thích ứng với môi trường kinh
doanh ngày càng biến động. Từng bước khẳng định vị thế cạnh tranh không những
cho sản phẩm thẻ Passport Plus mà còn các sản phẩm khác trong danh mục hoạt
động của ngân hàng.
6.2 Kiến nghị
6.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước
Trước hết Ngân hàng Nhà nước cần phải có các chính sách hỗ trợ các ngân
hàng phát triển các nghiệp vụ thẻ nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng
nước ngoài.Thường xuyên cập nhật thông tin và tổ chức các khóa học, trao đổi
truyền bá kinh nghiệm giữa các ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước cũng cần phải có
Định vị choThẻ ghi nợ Passport Plus của ngân hàng Sacombank chi nhánh An Giang
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Duy Khánh Trang 47
một số chính sách ưu đãi nhất định để tăng khả năng cạnh tranh của các ngân hàng
nội địa với các ngân hàng nước ngoài như tỷ lệ dự trữ phòng ngừa rủi ro, các ưu đãi
về thuế... Ngoài ra cũng cần cho phép các ngân hàng được áp dụng những chương
trình ưu đãi cho khách hàng nhằm thu hút khách hàng, đảm bảo tính cạnh tranh cho
các ngân hàng.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng cần phải đưa ra các hoạch định chiến lược
trong thời gian dài nhằm tránh tình trạng các ngân hàng nội địa cạnh tranh một cách
vô ích. Việc thành lập Hiệp hội thẻ đã tỏ ra là một chính sách đúng đắn của Ngân
hàng Nhà nước. Hiệp hội thẻ đã thu hút hầu hết các ngân hàng có thực hiện dịch vụ
thẻ ở Việt Nam tham gia, thống nhất mức phí, các quy định phát hành, áp dụng
những chính sách chung nhằm đảm bảo lợi nhuận cho các ngân hàng. Thường xuyên
tổ chức các khoá đào tạo, hội thảo về thẻ cho các NHTM cùng tham gia; giới thiệu và
giúp các NHTM thu thập các thông tin, tài liệu cơ bản và chuyên sâu về nghiệp vụ
thẻ. Có biện pháp sử phạt nghiêm khắc với những vi phạm quy chế hoạt động thẻ
nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh góp phần thúc đẩy thị trường thẻ Việt Nam phát
triển.
6.2.2 Đối với hội sở chính
Trước hết, cần mở rộng các hoạt động Marketing cho thẻ Passport Plus: Với
tình hình người dân Việt Nam vẫn còn tâm lý chuộng tiền mặt, dịch vụ thẻ chưa
được hiểu biết nhiều như hiện nay, Sacombank cần phải có những chính sách
khuyếch trương sản phẩm thẻ Passport Plus. Cần phải đưa được những tiện ích của
sản phẩm thẻ Passport Plus mà Sacombank cung cấp tới mọi tầng lớp đối tượng
nhằm mở rộng số lượng khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, Sacombank cần chú ý hơn
nữa đến các chế độ ưu đãi cho các chủ thẻ tuỳ theo hạn mức thẻ mà chủ thẻ sử dụng:
các dịch vụ hướng dẫn sử dụng thẻ, giảm tỷ lệ tài sản thế chấp đang ở mức quá cao
hiện nay (125%)... điều này sẽ kích thích các chủ thẻ tiêu dùng thẻ ở hạn mức cao
hơn.
Bên cạnh đó, Sacombak cần có các chính sách thu hút các cơ sở kinh doanh
chấp nhận thanh toán thẻ của Sacombank.Vì hiện nay sự cạnh tranh của các ngân
hàng trên thị trường thẻ là vô cùng khắc nghiệt. Đã có hiện tượng một số cơ sở chấp
nhận thẻ của hệ thống Sacombank đã chuyển sang chấp nhận thẻ của ngân hàng
khác. Điều này là do các ngân hàng các có các chính sách ưu đãi hơn so với
Sacombank như: giảm tỷ lệ chiết khấu, trích lại % giá trị thanh toán cho cơ sở chấp
nhận thẻ, ưu đãi tín dụng,...bên cạnh đó cần phải chú ý hơn đến công tác chăm sóc
các đại lý, cơ sở chấp nhận thẻ Saombank bằng các ưu đãi rộng mở hơn, chú trọng
đến việc đầu tư trang thiết bị trang bị cho cơ sở chấp nhận thẻ như các máy EDC, các
máy trạm, các máy tính nối mạng với Saombank.
Ngoài ra, Saombank cần hỗ trợ hơn nữa cho các chi nhánh trong việc thành lập
bộ phận marketing phụ trách hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ nói riêng và các sản
phẩm khác nói chung. Đẩy mạnh cải thiện, nâng cao các tiện ích của thẻ Passport
Plus để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác, đồng thời cung cấp thêm hệ thống
máy ATM trên địa bàn nhằm giúp cho khách hàng thuận tiện hơn trong hoạt động
giao dịch. Đồng thời, Sacombank cần tăng cường đào tạo, nâng cao nghiệp vụ
chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên của chi nhánh. Đầu tư xây dựng trụ sở
mới cho chi nhánh nhằm làm tăng niềm tin cho khách hàng đồng thời khẳng định vị
thế cạnh tranh trên địa bàn.
Định vị choThẻ ghi nợ Passport Plus của ngân hàng Sacombank chi nhánh An Giang
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Duy Khánh Trang 48
6.2.3 Đối với Sacombank chi nhánh An Giang
Cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm thẻ Passport Plus.
Đẩy mạnh hoạt động Marketing cho thẻ Passport Plus, nhằm quảng bá rộng rãi
những tiện ích của thẻ đến khách hàng mục tiêu qua báo chí, internet,….Với văn hoá
tiêu dùng tiền mặt và thói quen sử dụng tiền mặt như hiện nay để có thể cho người
tiêu dùng biết và làm quen với các tiện ích của việc thanh toán không dùng tiền mặt
bằng cách triển khai việc chi trả các dịch vụ điện, nước, điện thoại và các khoản phí,
lệ phí, thuế thu nhập cá nhân cho ngân sách nhà nước qua hệ thống kho bạc bằng sử
dụng thẻ ATM.
Tăng cường việc liên kết với các ngân hàng khác trên địa bàn thành phố Long
Xuyên để mở rộng mạng lưới hoạt động.
Tiến hành hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.Bởi công nghệ đóng vai trò rất
quan trọng trong việc phát triển các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt trong lĩnh vực thẻ
thanh toán.
Tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát hoạt động của hệ thống máy
ATM nhằm hạn chế các sự cố xảy ra gây khó khăn cho khách hàng.
Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn về marketing cho nhân viên.
Thành lập một tổ hay bộ phận chuyên phụ trách lĩnh vực marketing cho thẻ
Passport Plus.
6.3 Một số hạn chế trong quá trình nghiên cứu đề tài
Bên cạnh các kết quả đạt được thì nghiên cứu cũng bộc lộ một số hạn chế:
• Có thể có nhiều khái niệm đo lường quan trọng khác làm ảnh hưởng đến
đánh giá của khách hàng, nhưng chưa được đưa vào bảng câu hỏi phỏng
vấn. Do đó, điều này cần được quan tâm, bổ sung cho các hướng nghiên
cứu tiếp theo.
• Bên cạnh đó, phạm vi nghiên cứu tương đối hẹp, cỡ mẫu nhỏ và trong số đó
không có công ty, cơ quan nào sử dụng thẻ Passport Plus do Sacombank
phát hành, do đó mục tiêu đánh giá thực trạng sử dụng thẻ Passport Plus có
thể không mang tính đại diện cao.
• Các số liệu về kết quả kinh doanh thẻ còn hạn chế, do đó tính khái quát
trong hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ chưa cao, đánh giá hoạt
động kinh doanh thẻ chưa chính xác.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách và tài liệu nghiên cứu:
1. Hoàng Trọng. 2002. Xử lý dữ liệu nghiên cứu với SPSS for window. Hà Nội.
NXB thống kê.
2. Hoàng Trọng (1999), Phân tích dữ liệu đa biến ứng dụng trong kinh tế và
kinh doanh, NXB Thống Kê.
3. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên
cứu với SPSS, NXB Thống Kê.
4. Nguyễn Đình Thọ. 1998. Nghiên cứu Marketng. Giáo trình môn học. Hà Nội:
NXB Giáo dục.
5. Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang. 2003. Nguyên lý Marketing.
NXB Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Đình Thọ-Nguyễn Thị Mai Trang.2007. Nghiên cứu khoa học
Marketing-Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. NXB Đại học Quốc
gia thành phố Hồ Chí Minh.
7. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2003), Thị trường, Chiến lược, Cơ cấu: Cạnh tranh
về giá trị gia tăng. Định vị và phát triển doanh nghiệp, NXB TP.HCM.
8. Philip Kotler. 1999. Marketing căn bản. Hà Nội: NXB Thống kê.
9. Philip Kotler. 1999. Quản trị Marketing. Hà Nội: NXB Thống kê.
10. PGS.TS Lưu Văn Nghiêm(2008), Marketing dịch vụ, NXB Đại Học Kinh Tế
Quốc Dân.
11. Lê Thế Giới, Lê Văn Huy (2006), ‘’Định vị thương hiệu: Cách tiếp cận MDS
(multidimensional scaling)’’, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 185, 2-5.
12. Lê Thế Giới, Lê Văn Huy (2007), ‘’Nghiên cứu phương pháp định vị dịch vụ
thẻ ngân hàng thông qua biểu đồ nhập thức (perceptual map) và lược đồ
Radar về giá trị thỏa mãn khách hàng‘’, Tạp chí ngân hàng, số 05, tháng 03,
7-12.
13. Huỳnh Phú Thịnh. 08/2009. Giáo trình chiến lược kinh doanh. Đại Học An
Giang. Lưu hành nội bộ.
14. Cao Minh Toàn. 2009. Quản trị Marketing. Đại Học An Giang. Lưu hành nội
bộ
15. Hair & ctg (1998, 111), Multivariate Data Analysis, Prentice-Hall
International.
16. C.Chatfield A.J.Collins, Introduction to Multivariate analysis
17. Multidimensional Scaling, 2nd edition T.F. Cox and M.A.A. Cox (2001)
18. Gary L.Lilen-Arvind Rangaswamy, Marketing Engineering, computer-
Assisted Marketing Analysis and Planing.
19. Philip Kotler, Gary Armstrong (1999), Principles of Marketing, Prentice- hall
Upper Saddle River, New Jersey, USA, pp. 238; 258-260
Các chuyên đề - khóa luận tốt nghiệp
1. Tô Thị Thư Nhàn. 06/2007. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại
Sacombank chi nhánh An Giang. Khóa luận tốt nghiệp. Khoa Kinh tế - Quản
trị kinh doanh. Đại Học An Giang
2. Trần Thị Ngọc Cẩm. 05/2007. Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm gạch
men ACERA. Chuyên đề tốt nghiệp. Khoa Kinh tế quản trị kinh doanh. Đại
Học An Giang
3. Dương Anh Tú. 05/2007. Thái độ của doanh nghiệp về tuyển dụng lao động
người khuyết tật. khóa luận tốt nghiệp. Khoa Kinh tế quản trị kinh doanh. Đại
Học An Giang
4. Phạm Đoàn Khanh. 05/2008. Lập kế hoạch marketing cho thẻ thanh toán
SacomPassport của ngân hàng Sacombank chi nhánh An Giang. Chuyên đề
tốt nghiệp. Khoa Kinh tế quản trị kinh doanh. Đại Học An Giang.
5. Nguyễn Thị Thu Hiền, 04/2003, Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác
phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Chuyên
đề tốt nghiệp, Đại học kinh tế Thành phố HCM.
6. Nguyễn Mộng Thùy, 05/2008, Phân tích tình hình hoạt động thẻ tại Ngân
hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ, khóa luận tốt nghiệp. Khoa Kinh tế
quản trị kinh doanh, Đại Học Cần Thơ.
7. Trần Nguyên Linh, 05/2006, Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân
hàng Ngoại thương Hà Nội, khóa luận tốt nghiệp, Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Nguyễn Duy Khánh, 06/2009, Nghiên cứu hành vi tiêu dùng xe gắn máy của
Sinh viên ngành Quản trị kinh doanh trường Đại Học An Giang. Chuyên đề
semina.
Các báo cáo:
1. Báo cáo số lượng thẻ phát hành trong 3 năm 2007, 2008,2009.
2. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009 mục tiêu phương hướng
2010.
3. Báo cáo tình hình hoạt động thẻ 2009 Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
(Sacombank).
4. Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh thẻ Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
(Sacombank).
Website tham khảo:
1. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam: www.Vietcombank.com.vn.
2. Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank): www.Sacombank.com.vn.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn., www.centralbank.vn
4. Ngân hàng ACB: www.acbbank.com.vn.
5. Hiệp hội ngân hàng Việt Nam: www.vnba.org.vn.
6. Thời báo kinh tế Sài Gòn: www.saigontimes.com.vn
7. Ngân hàng Vietinbank: www.Vietinbank.com.vn.
8. Ngân hàng DongAbank: www.Dongabank.com.vn.
PHỤ LỤC
Phục lục 1: Dàn bài thảo luận trực tiếp
Xin chào Anh (chị)!
Tôi tên: Nguyễn Duy Khánh - sinh viên khoa KT – QTKD trường ĐHAG, hiện
đang thực tập tại ngân hàng SACOMBANK Long Xuyên, đang phụ trách về thẻ
PassportPlus của ngân hàng. Tôi đang tiến hành khảo sát khách hàng TPLX đang sử
dụng thẻ ATM, với mục đích có thể nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ ATM của
SACOMBANK. Những thông tin từ buổi thảo luận hôm nay đóng vai trò quan
trọng, quyết định đến tính chính xác và khách quan của kết quả nghiên cứu, vì thế rất
mong sự giúp đỡ của các anh/ chị trong việc trả lời các câu hỏi phỏng vấn.
1. Cơ quan của anh/ chị chi trả lương cho nhân viên bằng hình thức nào?
2. Hiện nay, việc chi trả lương còn được tiến hành thông qua thẻ ATM hay
thẻ ghi nợ. Cơ quan của anh/ chị có sử dụng hình thức này để chi trả
lương cho nhân viên chưa? Tại sao?
3. Nhận biết của anh/ chị về hình thức chi trả lương qua thẻ ghi nợ?
4. Anh/ chị có biết thẻ ghi nợ Passport Plus của ngân hàng Sacombank
không? Nếu có, xin anh/ chị vui lòng cho biết những hiểu biết của mình
về chúng?
5. Những đánh giá của anh/ chị về thẻ ghi nợ Passport Plus?
6. Cuối cùng, xin anh/ chị vui lòng cho biết những tiện ích mong muốn nào
từ thẻ ghi nợ?
Sau cùng anh/ chị vui lòng cho biết một vài thông tin cá nhân
Họ tên người được phỏng vấn: ………………………………………………………………………………………………………
Giới tính: Nam Nữ
Độ tuổi Dưới 25 25-35 35-50 Trên 50
Trình độ học vấn Trung học phổ thông Trung cấp Cao đẳng
Đại học Trên đại học
Mức thu nhập bình quân hàng tháng <2 triệu 2-5 triệu Trên 5 triệu
Cuộc trao đổi giữa chúng ta xin tạm dừng tại đây, xin chân thành cảm ơn sự giúp
đỡ nhiêt tình của anh/ chị. Chúc anh/ chị luôn hoàn thành tốt công tác của mình!
Phụ lục 2: Bản câu hỏi phỏng vấn chính thức
Xin chào Anh (chị)!
Tôi tên: Nguyễn Duy Khánh - sinh viên khoa KT – QTKD trường ĐHAG, hiện
đang thực tập tại ngân hàng SACOMBANK Long Xuyên, đang phụ trách về thẻ
PassportPlus của ngân hàng. Tôi đang tiến hành khảo sát khách hàng TPLX đang sử
dụng thẻ ATM, với mục đích có thể nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ ATM của
SACOMBANK. Anh (chị) vui lòng dành chút thời gian khoảng 5phút giúp tôi trả lời
những câu hỏi có liên quan. Tôi rất cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Anh (chị)!
I. PHẦN THÔNG TIN CÁ NHÂN:
à Trước tiên, Anh/ chị vui lòng cho biết một vài thông tin cá nhân sau:
) Giới tính: Nam Nữ
) Độ tuổi Dưới 25 25-35 35-50 Trên 50
) Trình độ học vấn Trung học phổ thông Trung cấp Cao đẳng
Đại học Trên đại học
) Thu nhập bình quân hàng tháng: <2 triệu 2-5 triệu Trên 5 triệu
II. PHẦN NỘI DUNG:
à Thực trạng sử dụng thẻ ghi nợ:
1. Anh/ chị có sử dụng thẻ ghi nợ (ATM) không?
Có Không
2. Anh/ chị đánh giá như thế nào về mức độ cần thiết đối với thẻ ghi nợ (ATM)?
Rất cần thiết Cần thiết Trung hòa
Không cần thiết Rất không cần thiết
3. Hiện tại, anh/ chị đang sử dụng thẻ ghi nợ của ngân hàng nào phát hành?
Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank)
Ngân hàng Công thương (Vietinbank)
Ngân hàng Đông Á (DongAbank)
Ngân hàng Á Châu (ACB)
Ngân hàng Sài Gòn thương tín (Sacombank)
Khác: (ghi rõ) ..................................................................................................
4. Anh/ chị vui lòng cho biết mức độ quan tâm đối với các vấn đề dưới đây về việc
lựa chọn thẻ ghi nợ bằng cách KHOANH TRÒN vào MỘT trong các số từ 1 đến 5
với quy ước sau:
1 2 3 4 5
Hoàn toàn
không quan
tâm
Không
quan tâm
Trung hòa Quan tâm Rất quan
tâm
1 Uy tín của ngân hàng phát hành 1 2 3 4 5
2 Hình dáng và màu sắc 1 2 3 4 5
3 Thời gian giao dịch 1 2 3 4 5
4 Phí giao dịch 1 2 3 4 5
5 Phí phát hành 1 2 3 4 5
6 Tính an toàn và bảo mật 1 2 3 4 5
7 Thời gian làm thẻ nhanh 1 2 3 4 5
8 Độ bền 1 2 3 4 5
9 Thời hạn sử dụng lâu 1 2 3 4 5
10 Dễ sử dụng 1 2 3 4 5
11 Chương trình khuyến mãi 1 2 3 4 5
12 Chuyển khoản tại ATM 1 2 3 4 5
13 Giao dịch với nhiều máy ATM khác nhau 1 2 3 4 5
14 Phí thường niên 1 2 3 4 5
5. Trong các tiêu chí về thuộc tính mà Anh/chị quan tâm khi lựa chọn thẻ ghi nợ ở
trên. Anh/chị vui lòng chọn ra 10 tiêu chí quan trọng nhất và xếp hạng chúng theo
thang điểm từ 1 đến 10, với qui ước: 1- thấp nhất và 10 là cao nhất
Thuộc tính Xếp
hạng
1 Uy tín của ngân hàng phát hành
2 Hình dáng và màu sắc
3 Thời gian giao dịch
4 Phí giao dịch
5 Phí phát hành
6 Tính an toàn và bảo mật
7 Thời gian làm thẻ nhanh
8 Độ bền
9 Thời hạn sử dụng lâu
10 Dễ sử dụng
11 Chương trình khuyến mãi
12 Chuyển khoản tại ATM
13 Giao dịch với nhiều máy ATM khác nhau
14 Phí thường niên
à Danh sách các sản phẩm thẻ ghi nợ của các ngân hàng tại Long Xuyên:
6. Đây là những yếu tố Anh/chị đã đánh giá về độ quan tâm khi lựa chọn thẻ ghi nợ.
Bây giờ Anh/chị vui lòng cho biết theo Anh/chị từng yếu đó phù hợp như thế nào
nếu dùng để nói về các sản phẩm thẻ ghi nợ của các ngân hàng sau. Vui lòng dùng
thang điểm từ 1 đến 10 để đánh giá, với qui ước: 1- thấp nhất và 10 là cao nhất
Thuộc tính Vietcom bank
Vietin
bank
Đông
Á ACB
Sacom
bank
1 Uy tín của ngân hàng phát hành
2 Hình dáng và màu sắc
3 Thời gian giao dịch
4 Phí giao dịch
5 Phí phát hành
6 Tính an toàn và bảo mật
7 Thời gian làm thẻ nhanh
8 Độ bền
9 Thời hạn sử dụng lâu
10 Dễ sử dụng
11 Chương trình khuyến mãi
12 Chuyển khoản tại ATM
13 Giao dịch với nhiều máy ATM khác nhau
14 Phí thường niên
Cuộc trao đổi giữa chúng ta xin tạm dừng tại đây, xin chân thành cám ơn sự giúp
đỡ của anh/chị, và xin chúc các anh/chị thành công trong cuộc sống và trong
công việc!!!
Thẻ Passport Plus của
Sacombank
Thẻ Visa Debit của
ACB
Thẻ E-Partner
G-Card Vietinban
Thẻ Master card của
Vietcombank
Thẻ Đa năng
Đôn
k
g Á
PHỤ LỤC 3
BẢNG MÃ HÓA BIẾN
Mã Biến Tên Biến Nội Dung
c1 Gioi tinh Giới tính
c2 Do tuoi Độ tuổi
c3 Trinh do Trình độ học vấn
c4 Thu nhap Mức thu nhập bình quân hàng
c5 Nhu cau su dung Nhu cầu sử dụng thẻ ghi nợ
c6 Muc do can thiet Mức độ cần thiết đối với thẻ ghi nợ
c7 Tinh hinh su dung Tình hình sử dụng các loại thẻ ghi nợ
v1 Uy tin cua ngan hang Uy tín của ngân hàng phát hành
v2 Hinh dang va mau sac Hình dáng và màu sắc
v3 Thoi gian giao dich Thời gian giao dịch
v4 Phi giao dich Phí giao dịch
v5 Phi phat hanh Phí phát hành
v6 Tinh an toan va bao mat Tính an toàn và bảo mật
v7 Thoi gian lam the Thời gian làm thẻ nhanh
v8 Do ben Độ bền
v9 Thoi han su dung Thời hạn sử dụng lâu
v10 De su dung Dễ sử dụng
v11 Chuong trinh khuyen mai Chương trình khuyến mãi
v12 Chuyen khoan tai ATM Chuyển khoản tại ATM
v13 Gdich voi nhieu ATM Giao dịch với nhiều máy ATM khác nhau
v14 Phi thuong nien Phí thường niên
KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ
1. gioi tinh
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
nam 17 58.0 58.0 58.0
nu 13 42.0 42.0 100.0
Valid
Total 100 100.0 100.0
2. thu nhap
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid duoi 2 trieu 10 34.0 34.0 34.0
2 - 5 trieu 14 47.0 47.0 82.0
tren 5 trieu 6 19.0 19.0 100.0
Total 30 100.0 100.0
3. Do tuoi
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid duoi 25 tuoi 7 23.0 23.0 23.0
25 - 35 tuoi 12 41.0 41.0 64.0
35 - 50 tuoi 9 30.0 30.0 94.0
tren 50 tuoi 2 6.0 6.0 100.0
Total 30 100.0 100.0
4. trinh do
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid tren dai hoc 4 12.0 12.0 12.0
dai hoc 12 41.0 41.0 53.0
cao dang 7 22.0 22.0 75.0
THPT 3 10.0 10.0 85.0
trung cap 5 15.0 15.0 100.0
Total 30 100 100
5. Nhu cau su dung
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Co 25 84.0 84.0 84.0
Khong 5 16.0 16.0 100.0
Valid
Total 30 100.0 100.0
6. Muc do can thiet
7. Tinh hinh su dung
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid tren dai hoc 4 12.0 12.0 12.0
dai hoc 12 41.0 41.0 53.0
cao dang 7 22.0 22.0 75.0
THPT 3 10.0 10.0 85.0
trung cap 5 15.0 15.0 100.0
Total 30 100 100
8. Muc do quan tam ve viec lua chon the ghi no
• Uy tin cua ngan hang
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Rat khong can thiet 0 0.0 0.0 0.0
Khong can thiet 2 8.0 8.0 8.0
Trung hoa 5 18.0 18.0 26.0
Can thiet 13 44.0 44.0 70.0
Rat can thiet 9 30.0 30.0 100.0
Total 30 100 100
Freque
ncy Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Hoan toan khong quan tam 0 0.0 0.0 0.0
Khong quan tam 3 10.0 10.0 10.0
Trung hoa 4 13.0 13.0 23.0
Quan tam 9 30.0 30.0 53.0
Rat quan tam 14 47.0 47.0 100.0
Total 30 100 100
• Hinh dang va mau sac
Freque
ncy Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Hoan toan khong quan tam 0 0.0 0.0 0.0
Khong quan tam 5 18.0 18.0 18.0
Trung hoa 13 42.0 42.0 60.0
Quan tam 8 25.0 25.0 85.0
Rat quan tam 5 15.0 15.0 100.0
Total 30 100 100
• Thoi gian giao dich
Freque
ncy Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Hoan toan khong quan tam 3 10.0 10.0 10.0
Khong quan tam 4 14.0 14.0 24.0
Trung hoa 7 22.0 22.0 46.0
Quan tam 7 24.0 24.0 70.0
Rat quan tam 9 30.0 30.0 100.0
Total 30 100 100
• Phi giao dich
Freque
ncy Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Hoan toan khong quan tam 2 5.0 5.0 5.0
Khong quan tam 5 15.0 15.0 20.0
Trung hoa 7 22.0 22.0 42.0
Quan tam 8 25.0 25.0 67.0
Rat quan tam 10 33.0 33.0 100.0
Total 30 100 100
• Phi phat hanh
Freque
ncy Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Hoan toan khong quan tam 0 0.0 0.0 0.0
Khong quan tam 3 11.0 11.0 11.0
Trung hoa 6 21.0 21.0 32.0
Quan tam 11 38.0 38.0 70.0
Rat quan tam 9 30.0 30.0 100.0
Total 30 100 100
• Tinh an toan va bao mat
Freque
ncy Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Hoan toan khong quan tam 0 0.0 0.0 0.0
Khong quan tam 0 0.0 0.0 0.0
Trung hoa 0 0.0 0.0 0.0
Quan tam 7 24.0 24.0 24.0
Rat quan tam 23 76.0 76.0 100.0
Total 30 100 100
• Thoi gian lam the nhanh
• Do ben
• Thoi han su dung lau
• De su dung
Freque
ncy Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Hoan toan khong quan tam 0 0.0 0.0 0.0
Khong quan tam 5 15.0 15.0 15.0
Trung hoa 5 16.0 16.0 31.0
Quan tam 11 35.0 35.0 76.0
Rat quan tam 10 34.0 34.0 100.0
Total 30 100 100
Freque
ncy Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Hoan toan khong quan tam 3 10.0 10.0 10.0
Khong quan tam 5 18.0 18.0 28.0
Trung hoa 6 20.0 20.0 48.0
Quan tam 9 30.0 30.0 78.0
Rat quan tam 7 22.0 22.0 100.0
Total 30 100 100
Freque
ncy Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Hoan toan khong quan tam 2 5.0 5.0 5.0
Khong quan tam 4 14.0 14.0 19.0
Trung hoa 5 16.0 16.0 25.0
Quan tam 11 35.0 35.0 70.0
Rat quan tam 9 30.0 30.0 100.0
Total 30 100 100
Freque
ncy Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Hoan toan khong quan tam 3 10.0 10.0 10.0
Khong quan tam 5 18.0 18.0 28.0
Trung hoa 9 30.0 30.0 58.0
Quan tam 8 25.0 25.0 83.0
Rat quan tam 5 17.0 17.0 100.0
Total 30 100 100
• Chuong trinh khuyen mai
Freque
ncy Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Hoan toan khong quan tam 6 20.0 20.0 20.0
Khong quan tam 5 18.0 18.0 38.0
Trung hoa 10 32.0 32.0 70.0
Quan tam 4 14.0 14.0 84.0
Rat quan tam 5 16.0 16.0 100.0
Total 30 100 100
• Chuyen khoan tai ATM
• G dich voi nhieu may ATM
• Phi thuong nien
Freque
ncy Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Hoan toan khong quan tam 3 10.0 10.0 10.0
Khong quan tam 6 20.0 20.0 30.0
Trung hoa 8 28.0 28.0 58.0
Quan tam 8 25.0 25.0 83.0
Rat quan tam 5 17.0 17.0 100.0
Total 30 100 100
Freque
ncy Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Hoan toan khong quan tam 3 10.0 10.0 10.0
Khong quan tam 6 20.0 20.0 30.0
Trung hoa 7 24.0 24.0 54.0
Quan tam 8 25.0 25.0 79.0
Rat quan tam 6 20.0 20.0 100.0
Total 30 100 100
Freque
ncy Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Hoan toan khong quan tam 2 5.0 5.0 5.0
Khong quan tam 4 12.0 12.0 17.0
Trung hoa 5 15.0 15.0 32.0
Quan tam 11 38.0 38.0 70.0
Rat quan tam 9 30.0 30.0 100.0
Total 30 100 100
9. Định vị:
Cụ thể:
Iteration history for the 2 dimensional solution (in squared
distances)
Young's S-stress formula 1 is used.
Iteration S-stress Improvement
1 .12151
2 .10348 .01803
3 .10325 .00023
Iterations stopped because
S-stress improvement is less than .001000
For matrix
Stress = .09500 RSQ = .96343
Configuration derived in 2 dimensions
Stimulus Coordinates
Dimension
Stimulus Stimulus 1 2
Number Name
1 v1 .5193 -.3515
2 v2 1.6344 .7990
3 v3 -.4529 -.4016
4 v4 -1.1936 .5460
5 v5 -.6526 .1361
6 v6 1.6433 -.3067
7 v7 -.3839 1.3097
8 v8 .5699 -.4203
9 v9 .4256 -.6417
10 v10 .3821 -.8988
11 v11 .2548 .8871
12 v12 -3.0929 -1.0557
13 v13 1.2360 -.5514
14 v14 -.8897 .9498
Dimension 1
210-1-2-3-4
Di
me
ns
ion
2
1.5
1.0
0.5
0.0
-0.5
-1.0
-1.5
v14
v13
v12
v11
v10
v9 v8
v7
v6
v5
v4
v3
v2
v1
Derived Stimulus Configuration
Euclidean distance model
Stimulus Coordinates
Dimension
Stimulus Stimulus 1 2
Number Name
1 VAR1 2.1054 .3277
2 VAR2 -.7721 .2433
3 VAR3 .8354 -.6782
4 VAR4 -1.1497 -.7466
5 VAR5 -1.0190 .8537
Dimension 1
210-1
Di
me
ns
ion
2
1.0
0.5
0.0
-0.5
-1.0
VAR5
VAR4
VAR3
VAR2
VAR1
Derived Stimulus Configuration
Euclidean distance model
dm2
1.50001.00000.50000.0000-0.5000-1.0000-1.5000
dm
1
2.0000
0.0000
-2.0000
-4.0000
Phi thuong nien
Gdich voi nhieu ATM
Chuyen khoan tai ATM
Chuong trinh khuyenDe su dung
Thoi han su dung
Do ben
Thoi gian lam the
Tinh an toan va bao
Phi phat hanh
Phi giao dich
Thoi gian giao dich
Hinh dang va mau sac
Uy tin cua ngan hang
Sacombank
ACB
DongAbank
Vietinbank
Vietcombank
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DINH VI VHO THE PASSPORT PLUS CUA NGAN HANG SAI THUONG TIN SACOMBANK CHI NHANH AN GIANG.PDF