Khóa luận Hệ thống triết lí trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách Mạng Tháng Tám

A. MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Văn học luôn phản ánh đời sống. Nhờ văn học mà bộ mặt nước ta qua từng thời kì đã hiện ra một cách chân thực và đầy đủ nhất. Những nhà văn hiện thực phê phán giai đoạn 1930 -1945 đã có công rất lớn trong việc tái hiện một xã hội mà trong đó đầy rẫy những bất công tàn bạo vô nhân tính. Bên cạnh Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan thì Nam Cao nổi lên như một vì tinh tú sáng chói trên nền trời văn học việt Nam thời kì thực dân nửa phong kiến. “Sáng tác của Nam Cao đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách càng ngời sáng” (Trần Đăng Suyền, 2004:17). Có thể nói Nam Cao là một nhà văn lớn đã kết thúc vẻ vang trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 -1945. Ở Nam Cao, chúng ta bắt gặp một hiện tượng phổ biến trong tác phẩm của ông, đó là đề tài hẹp mà tư tưởng và chủ đề rộng lớn. Vì thế, tác phẩm của Nam Cao chứa đựng những giá trị hiện thực sâu sắc, đã được khẳng định qua mọi thời đại. Chính vì những điều đó, Nam Cao cùng nhiều tác phẩm của ông đã được đưa vào giảng dạy ở chương trình phổ thông và chiếm một thời lượng không ít. Như vậy, tài năng của ông đã được khẳng định đúng với giá trị của nó. Qua các tác phẩm của mình, Nam Cao đã chứng tỏ là một nhà văn từng trải và có kinh nghiệm sống rất phong phú. Là một nhà văn có tầm nhân loại, “Nam Cao đi tìm những chân lí, triết lí về cuộc đời tìm ngay trong cuộc sống lấm láp bộn bề với thực tế diễn ra hàng ngày và diễn đạt nó bằng hình thức nghệ thuật ngôn từ: truyện” (Phạm Văn Phúc, 2000:381). Tác phẩm Nam Cao có rất nhiều khía cạnh có giá trị sâu sắc mang tính thời sự được khá nhiều người quan tâm. Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu lâu dài, chúng tôi nhận thấy triết lí sống trong truyện ngắn Nam Cao là một vấn đề hết sức thú vị. Những suy nghĩ, những nhận định có tính chất bao quát của Nam Cao về cuộc đời đã được nhà văn thể hiện trong tác phẩm bằng một giọng điệu tâm lí riêng hết sức thâm thúy, chứng tỏ ông là một người có cái nhìn rất sâu sắc. Nhận ra điều đó, chúng tôi đã chọn đề tài “Hệ thống triết lí trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám” để nghiên cứu, đi sâu, phân tích, lí giải, một cách hệ thống và toàn diện về vấn đề này. Việc nghiên cứu sẽ giúp người viết có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc cảm nhận cũng như phân tích các tác phẩm của Nam Cao nói chung và truyện ngắn nói riêng. Như vậy nghiên cứu vấn đề này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho công tác giảng dạy cũng như học tập sau này. Đồng thời đề tài sẽ góp phần khẳng định thêm những đóng góp của Nam Cao trong suốt tiến trình phát triển của văn học hiện đại Việt Nam.

pdf56 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3343 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hệ thống triết lí trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách Mạng Tháng Tám, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã cho mọi người thấy sự xuống dốc thảm hại của mối quan hệ giữa người và người trong xã hội cũ. Người này chỉ muốn làm nhục người kia và họ cảm thấy hả hê nếu được như ý muốn.Tất cả những tác phẩm của Nam Cao dẫu đề cập đến vấn đề gì đây chăng nữa, thì ta vẫn thấy hiện lên một bản cáo trạng phơi bày hiện thực xã hội đương thời. Bên cạnh đó, ta nhận thấy rằng, Nam Cao luôn trăn trở, băn khoăn về sự tha hóa nhân cách của con người. Trở về với trường hợp của anh cu Lộ, ngẫm kĩ, nếu như anh giữ vững lập trường là một người tốt thì lời nói, hành động của người khác không làm thay đổi anh được. Đã đành rằng đó là do một nguyên nhân khách quan nhưng cũng do bản thân nhân vật đã quá dễ thay đổi trước hoàn cảnh, đã để cho hoàn cảnh tác động ngược trở lại và ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách. Chỉ duy nhất một lần Nam Cao đã để cho nhân vật của mình vượt lên số phận và hoàn cảnh, không vì những vật chất tầm thường mà đánh mất nhân cách tốt đẹp của bản thân, đó chính là Lão Hạc. Đây là trường hợp hiếm hoi trong những truyện ngắn của Nam Cao, giữa những nhân vật bị những lo toan về vật chất đời thường cuốn đi làm mất đi những giá trị đích thực của bản thân. So với nhiều cây bút cùng thời, Nam Cao tỏ ra thật bản lĩnh khi đề cập đến vấn đề có ý nghĩa sống còn của con người. Về miếng ăn, cái đói, nó thường rất ít được nói trong tác phẩm văn học trung đại, có lẽ vì nó bị coi thường và ít được quan tâm. Người xưa vẫn luôn coi trọng nhân cách, khí tiết, sự cao thượng của tâm hồn. Con người sẵn sàng từ bỏ những giá trị vật chất tầm thường, những bả danh hoa phú quí và lựa chọn Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 36 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… cho mình một lối sống giản dị, và mạnh dạn phơi bày tất cả. Thật sự, con người luôn cần có miếng ăn và trong một hoàn cảnh xã hội như bấy giờ, con người có thể từ bỏ tất cả những khát vọng sống cao đẹp mà bản thân đã từng mơ ước để có được miếng ăn, để tồn tại, và như thế, cuộc đời họ chẳng còn mang một mục đích, một ý nghĩa cao đẹp nào nữa. Nam Cao đã chỉ ra chính cái xã hội bấy giờ đã vùi dập tâm hồn cao đẹp của con người, chỉ còn ở đó là sự lo lắng, buồn đau quanh một chuyện duy nhất là làm sao để kiếm được miếng ăn, làm sao cho khỏi đói! Người lương thiện hiền lành thì trở thành mưu mô, xảo quyệt, cha thì không đủ tư cách để làm một người cha đúng nghĩa, những trí thức bị gánh nặng áo cơm “ghì sát đất” và không thể nào vươn tới những ước mơ, những lí tưởng trong cuộc đời… tất cả chỉ là vươn tới miếng ăn. Bên cạnh cái chết thì cái đói đã trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi trong sáng tác của Nam Cao. Tầm nhìn của ông thật rộng lớn, sâu xa, có khả năng bao quát một phần thực tại lúc bấy giờ, giúp ta hiểu rõ hơn về bản chất thật sự của cái xã hội ấy. Cho nên có thể coi Nam Cao có tầm nhìn nhân loại. Những tác phẩm của ông thật sự có giá trị và có khả năng sống mãi trong hàng triệu tâm hồn độc giả Việt Nam. Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 37 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… 6. Triết lí về tình yêu và hạnh phúc: Tình yêu là gì và hạnh phúc như thế nào? Có rất nhiều người đã đi tìm sự giải đáp cho vấn đề này nhưng vẫn chưa được thỏa đáng. Tình yêu là một thứ tình cảm lãng mạn tuyệt vời giữa hai con người, hai trái tim đồng cảm với nhau. Có được tình yêu chân thành, chín chắn đó là điều hạnh phúc đối với mỗi người. Sự ra đời của loài người cũng bắt đầu từ tình yêu của Ađam –Êva, hay theo truyền thuyết của người Việt, sự xuất hiện của mỗi chúng ta cũng là kết quả của mối tình giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ. Như vậy có thể nói tình yêu là khởi đầu cho tất cả. Đồng hành với tình yêu là sự ra đời của niềm hạnh phúc và sự khổ đau. Đây là những vấn đề được nhân loại quan tâm đến rất nhiều. Nam Cao – nhà văn hay triết lí nhất, cũng đã đưa những điều này vào tác phẩm và khái quát lên thành những triết lí thật sự có chiều sâu. Về nỗi khổ đau, đề tài đã có đề cập đến phần trước, đến đây, ở phần này sẽ tập trung vào những triết lí của Nam Cao về tình yêu và hạnh phúc. Đây là khía cạnh hết sức thú vị, có sức thu hút đối với nhiều người. Nam Cao đã cho mọi người thấy bản thân ông không hề khô khan, lạnh lùng mà ngược lại với những triết lí về vấn đề này, ông đã đi sâu vào lĩnh vực của tình yêu và tìm hiểu nó ở nhiều phương diện, chứng tỏ ông là một nhà văn có trái tim dạt dào tình cảm và có am hiểu sâu sắc. Với Truyện tình, Nam Cao đã đưa ra hai câu triết lí có vẻ như rất trái ngược nhau nhưng nếu đặt nó vào tình huống của những người đang yêu thì thật ra nó rất có lí: “Sung sướng thay là những người yêu”, “Nhưng hèn vô cùng là những thằng yêu”. Trong câu truyện, nhân vật tôi và Kha được Nam Cao miêu tả là một đôi tình nhân đang yêu nhau. Chính tình yêu đã làm cho nhân vật tôi trở thành một con người nói dối, anh ta đã bỏ mặc ánh mắt mòn mỏi chờ đợi của người mẹ già và những người thân thuộc ở quê nhà để ở lại cùng người yêu. Và anh đã cảm thấy rất vui sướng khi được người yêu giao phó công việc là chăm sóc chu đáo cho con vẹt. Sự sung sướng trong tình yêu không gì diễn tả hết. Nhưng sự phũ phàng của người yêu đã kéo anh ta từ thiên đường trở về với cuộc sống thực tại. Anh vô cùng tức giận khi Kha có cử chỉ, thái độ không chung thủy nhưng khi giáp mặt với Kha, tất cả lại tan biến đi và anh lại là một con thỏ non vô cùng ngoan ngoãn trước mặt nàng. Chính vì vậy, Nam Cao mới đi đến kết luận “hèn vô cùng là những thằng yêu”. Tình yêu có một sức mạnh vô hình, đem lại nhiều điều phi thường, có khả năng biến đổi tâm trạng con người trong tích tắc. Chỉ cần một nụ cười một lời nói cũng đã khiến cho nhân vật tôi trở thành một tên hèn, không thể bộc lộ và thể hiện được những tư tưởng, thái độ, tâm trạng của bản thân. Chính nó cũng là một động lực khiến anh để tâm vào những công việc do người yêu giao phó và anh đã rất sung sướng, rất hạnh phúc khi làm vui lòng người yêu. Không những thế, tình yêu còn có một khả năng khác mà chỉ có những người đang yêu mới có thể hiểu nổi. Nam Cao đã nhận định “Tình yêu làm cho con người có duyên”. (Chí Phèo). Với ngoại hình của Thị Nở, không một ai trong làng dám đến gần thị vì thị quá xấu, xấu đến nỗi “ma chê quỷ hờn”, duy nhất chỉ có Chí Phèo là cảm thấy “trông thị thế mà có duyên”. Và hắn đã yêu thị lắm lắm! Đối với một người bình thường không cần đẹp, khen là có duyên vẫn có thể chấp nhận được nhưng cho rằng Thị Nở có duyên thì chỉ có Chí Phèo mới đủ tình yêu để có thể cảm nhận được. Tình yêu của hai người đã trở nên bất hủ trong văn học. Mối tình tuy chỉ vỏn vẹn năm ngày ngắn ngủi Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 38 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… nhưng nó đã đem lại cho Chí Phèo –một con quỷ dữ làng Vũ Đại và Thị Nở –một người xấu xí vừa đần, vừa dở hơi một chân trời mới lạ, khiến cả hai, nhất là Chí Phèo có sự thay đổi về tâm hồn đến độ không ngờ. Đã từ lâu, người trong làng đã không còn xem Thị Nở là một phụ nữ bình thường mà là một con quái vật xấu xí, thế nhưng Chí Phèo lại cảm nhận được những nét nữ tính đang “tiềm ẩn” trong con người thị. Và thị đã khiến Chí Phèo không say vì men rượu nhưng lại say bởi men tình “đàn bà không có men như rượu nhưng cũng làm người say”. Câu triết lí của Nam Cao đưa ra lúc này càng khẳng định vai trò của người phụ nữ, vai trò của tình yêu đối với mỗi con người. Nếu không có thị Nở, không có tình yêu thì có lẽ Chí Phèo vẫn sống nhưng đó là cuộc sống của một con quỷ dữ chứ không phải của con người. Nhờ vào tình yêu, Chí Phèo tìm được con đường đi trở về cuộc sống lương thiện. Tình yêu của thị Nở thần kì biết bao! Hương vị của tình yêu, của bát cháo hành mà thị Nở tự tay trao cho Chí Phèo đã lấn áp được cả hơi rượu đã ăn sâu vào huyết quản Chí trong mấy năm qua. Nam Cao đã cho chúng ta thấy rằng sức mạnh của tình yêu không có gì sánh được. Tình yêu của Chí Phèo và Thị Nở vì thế đã trở thành bất tử trong tâm hồn hàng triệu độc giả Việt Nam. Tình yêu cũng có những qui luật của nó. Nam Cao đã chỉ ra một điều rất dễ nhận ra “một người đàn bà rất dễ làm ta quên một người đàn bà khác” (Một chuyện Xuvơnia). Đây là triết lí, là quan niệm của mẹ Hàn. Bà đã quyết định cưới một người vợ khác cho Hàn, đây là một “bài thuốc” để giúp Hàn quên Tơ, theo ý nghĩ của bà. Thế nhưng, câu triết lí này không hoàn toàn là chính xác. Nó có thể chỉ đúng trong trường hợp người vợ cưới về sau đẹp và ngoan ngoãn hơn người trước. Còn ở đây, Hàn không thể chấp nhận được những nét xấu của vợ mình. Vì thế, Hàn vẫn không thể bỏ được ý nghĩ muốn cưới Tơ về làm vợ. Câu triết lí do Nam Cao đưa ra có ý nghĩa khẳng định lại một qui luật phổ biến trong tình yêu. Không phải bất cứ người nào cũng giữ nguyên tình yêu của thuở ban đầu. Trường hợp của Hàn không phải là trường hợp tiêu biểu của lòng chung thủy, chỉ vì người vợ do mẹ Hàn cưới về cho Hàn không được như Tơ nên Hàn mới không bằng lòng. Giả sử người vợ ấy đẹp hơn, ngoan hơn, chắc hẳn Hàn đã từ bỏ ý nghĩ yêu Tơ. Dù muốn hay không muốn, con người cần phải hiểu rõ và chấp nhận cái qui luật: trên đời này không có cái gì là bền vững mãi mãi! Và tình yêu cũng thế. Ở một tác phẩm khác, cũng đề cập đến qui luật trong tình yêu nhưng Nam Cao lại nói đến một khía cạnh khác. Đó là sự tự nguyện trong tình yêu. Tình cảm là thứ không thể nào dùng quyền hành, vật chất hay những thứ khác điều khiển được vì “sự yêu hay sự ghét cũng như những ý nghĩ của người ta không thể dùng quyền mà ép buộc” (Cái mặt không chơi được). Xuất hiện trong tác phẩm với một khuôn mặt được người khác đánh giá là “không chơi được”, nhân vật tôi đã hết sức khổ tâm. Anh rất muốn chiếm được cảm tình của người khác nhưng lại không được, Nam Cao đã đưa ra câu triết lí để giải thích cặn kẽ cho điều này. Tình cảm là của mỗi người và do tự thân người đó quyết định là yêu hay ghét, nó thuộc về lĩnh vực tinh thần mà không có giá trị vật chất nào điều khiển được. Có thể, trong nhiều lúc, con người bị ép buộc phải sống không theo ý muốn của bản thân, nhưng những suy nghĩ, tình cảm thì không bao giờ người khác chen chân vào được và điều khiển nó. Nếu như ép buộc được thì thứ tình cảm đó cũng sẽ không đem lại hạnh phúc thật sự. Tình cảm luôn gắn liền với sự tự nguyện. Và nhân vật tôi ở cuối câu truyện cũng đã tìm được tình yêu thật sự của đời mình mà không hề có sự ép buộc với những tính toán mưu mô. Với Cái mặt không chơi được, nhân vật chỉ đem lại ác cảm cho người khác, từ nhỏ đến lớn anh không hề chiếm được cảm tình của mọi Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 39 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… người xung quanh. Anh nhận ra rất rõ về việc “không thể dùng quyền hành mà ép buộc” tình cảm con người, nên không hề tỏ ra trách cứ thái độ lạnh nhạt của người vợ. Nhưng cuối cùng, tình yêu thật sự lại đến với anh bằng tất cả sự chân thành của người vợ. Ngoài tình yêu, vấn đề về hạnh phúc cũng đã được Nam Cao đề cập đến ở nhiều tác phẩm của ông. Trong Mua nhà, hạnh phúc của con người được Nam Cao nói đến như là một vấn đề nổi bậc, trọng tâm nhất. Đối với nhân vật tôi, mua được một cái nhà đã đem đến cho anh một niềm vui, một niềm hạnh phúc vô bờ bến. Gia đình anh đã phải sống trong một cái nhà dột nát, chật chội, khiến anh đã rất xấu hổ, ngại ngùng khi có dịp bạn bè đến chơi. Anh chỉ ước mơ là có một căn nhà tre để ổn định chổ ở cho cả gia đình, cho nên khi bất ngờ mua được một căn nhà gỗ rộng rãi, niềm vui của anh lại càng tăng thêm gấp bội. Anh cảm thấy hạnh phúc biết bao nhiêu! Nhưng lúc chứng kiến cảnh hai đứa con của chủ nhà khóc òa lên khi bố chúng bán căn nhà vì thua bài bạc, trong lòng anh đã diễn ra sự đấu tranh nội tâm dữ dội. Lúc này, giữa lí trí và tình thương trong con người anh có sự mâu thuẫn và đấu tranh quyết liệt. Mua được căn nhà tốt, hẳn anh rất vui rất hạnh phúc nhưng trong lá thư gửi cho bạn lại chứa đầy những dằn vặt, dày vò, ăn năn, sám hối giống như là một lời thú tội. Lí trí thì biện hộ cho hành động mua nhà của anh là hoàn toàn chính đáng “Hắn đã muốn chết thì cho hắn chết. Tôi có quyền gì cấm hắn? Hắn không bán cho tôi thì bán cho người khác. Tôi để lỡ một dịp tốt là tôi ngu”. Nhưng tình thương trong con người anh thì lại không cho phép. Tiếng khóc của hai đứa trẻ đã khơi dậy tình thương trong con người anh. Nếu anh quyết định mua nhà, bọn trẻ sẽ không có chổ để ở, phải lang thang vất vả vì bố chúng chỉ biết bạc bài chứ không hề lo cho chúng. Trong cuộc đấu tranh này, sau bao lần toan tính, suy nghĩ, cuối cùng lí trí đã thắng, anh đã quyết định “vậy thì tôi mua cái nhà”. Tuy nhiên sự chiến thắng của lí trí không hoàn toàn là tuyệt đối, tình thương trong con người anh vẫn xuất hiện và tấn công làm cho anh cảm thấy ray rứt, mang nặng mặc cảm tội lỗi. Có được cái nhà, anh phải trả một cái giá, phải đứng trước toà án lương tâm để tự buộc tội mình: “Tôi ác quá (…). Rồi đây hối hận sẽ tỏa một bóng đen vào trong cái nhà mới của tôi, rộng rãi và sạch sẽ hơn cái trước. Những chiều đông lạnh lẽo, một con thạch sùng nấp trên một cái xà ngang, sẽ tắc lưỡi nhắc cho tôi biết: Tôi ác quá! Tôi ác quá!…”. Nhưng biết làm sao được! Nhân vật không còn sự lựa chọn nào khác. Câu triết lí của Nam Cao ở cuối câu chuyện vang lên mang đầy xót xa: “Ở cảnh chúng ta lúc này, hạnh phúc chỉ là một cái chăn quá hẹp. Người này co thì người kia lại hở”. Hạnh phúc đến với mỗi người quá ít, quá độ mong manh nên con người chẳng thể sẻ chia cùng ai. Con người phải đứng trước sự lựa chọn hoặc là hạnh phúc của mình hoặc là nhường hạnh phúc cho người khác. Và Nam Cao đưa ra một mong muốn “Giá người ta vẫn có thể nghĩ đến mình mà chẳng thiệt gì đến ai!”. Ước nguyện đó của Nam Cao làm gợi nhớ đến một mong muốn của nhà thơ Trung Quốc vĩ đại Đỗ Phủ gởi gắm trong bài thơ Bài ca về mái nhà tranh bị gió thu thổi bạt: Ước gì có được nhà rộng nghìn muôn gian. Che chung gầm trời, dân rét điều hân hoan Gió mưa không nao núng, vững như Thái Sơn Trời ơi! Bao giờ trước mắt ngất nghiểu toà nhà đó Riêng lều ta đổ, chịu rét cóng cũng bõ. Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 40 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… Triết lí của Nam Cao đã thể hiện một tinh thần nhân đạo sâu sắc, đồng cảm với số phận của những con người nghèo khổ, bần cùng trong xã hội. Ông khát khao muốn giúp đỡ và muốn chia sẻ mọi khó khăn biết bao Đến đây chúng ta thấy rõ là Nam Cao đã thâm nhập vào cuộc sống và tỏ ra am hiểu nhiều khía cạnh của cuộc đời. Ở các lĩnh vực phức tạp được khá nhiều người quan tâm nhưng ít ai phản ánh sâu sắc, Nam Cao đã chứng tỏ một bản lĩnh khá vững vàng và điêu luyện khi sáng tác. Ông nhìn nhận vấn đề không hời hợt, không dựa vào những hiện tượng đơn thuần bên ngoài mà đã đi sâu vào bản chất thật sự bên trong. Vì vậy những khía cạnh được Nam Cao phát hiện và đưa vào trong sáng tác đa số rất sâu sắc và có ý nghĩa. Nghiên cứu yếu tố triết lí trong các sáng tác của Nam Cao, cụ thể là truyện ngắn của ông trước Cách mạng tháng Tám thật sự là một việc thú vị, giúp người viết nhận ra nhiều điều trong cuộc sống. Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 41 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… 7. Triết lí về nghệ thuật Nghiên cứu hệ thống triết lí trong truyện ngắn Nam Cao, sẽ rất thiếu sót nếu như chúng ta bỏ qua những triết lí, những quan điểm về nghệ thuật của ông. Từ trước Nam Cao, chưa có một nhà văn nào quan niệm về văn chương và nhà văn phải như thế nào. Văn học Việt Nam có biết bao nhà văn, nhà thơ nhưng không phải người nào cũng đưa ra quan điểm nghệ thuật có hệ thống như Nam Cao. Sau này Hồ Chí Minh, một vị lãnh tụ, nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc cũng đặt ra những quan điểm nghệ thuật. Bác thì quan niệm: “Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong” Nam Cao thì cho rằng văn học phải phản ánh đời sống, gắn liền với đời sống. Đây là quan điểm tích cực trong quá trình sáng tác của Nam Cao. Có ý kiến cho rằng khi nhà văn tự tay nắm tóc và kéo mình lên khỏi mặt đất thì văn học sẽ không gắn liền với đời sống. Nhà văn là người không có khả năng siêu phàm đến nỗi có thể tự kéo mình lên, cho nên văn học là luôn phản ánh đời sống, gắn liền với hiện thực. Văn học không phải là một cái gì đó xa vời, cao siêu. Văn học chỉ thật sự có giá trị khi nó phản ánh hiện thực một cách chân thật nhất. Trong văn học giai đoạn 1930- 1945, hiện thực cuộc sống còn rất ngổn ngang, bề bộn, là mảnh đất màu mỡ để các nhà văn khám phá, phát hiện nhiều vấn đề. Và khi sáng tác, Nam Cao đặc biệt chú trọng đi sâu khai thác hiện thực và bản chất cuộc sống. Ông nhận ra nhiều lúc “nghệ thuật chính là cái ánh trăng huyền ảo, nó làm đẹp đến những cảnh thật ra chỉ tầm thường, xấu xa” (Trăng sáng). Đây là thứ “nghệ thuật vị nghệ thuật”, nó không gắn liền với cuộc sống thực tế đang diễn ra hàng ngày xung quanh ta. Ở đây, nghệ thuật chỉ là lừa dối và sáo rỗng, nó chỉ có tác dụng tô cho cuộc sống màu hồng rực rỡ, bỏ qua những tô nhám, xù xì, những mặt trái của cuộc sống. Có một thời có những nhà văn, nhà thơ vì chạy theo thị hiếu độc giả đã đặt ngòi bút xa rời thực tế, làm mòn dần tài năng và óc sáng tạo, Nam Cao kiên quyết phê phán tình trạng này. Thông qua phát ngôn của nhân vật Điền, Nam Cao đã công khai quan điểm: “Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than” (Trăng sáng). “Đây là một tuyên ngôn nghệ thuật chối bỏ khuynh hướng văn học chạy theo thị hiếu tầm thường, bán rẻ ngòi bút và lương tâm, kiên định một nhân cánh đầy bản lĩnh của nhà văn Nam Cao trong cuộc đời cũng như sáng tác nghệ thuật”. (Bích Thu, 1999:19) Trong Trăng sáng, hiện rõ lên sự mâu thuẫn và trái ngược giữa Điền và vợ Điền. Đối với anh, “Giăng là một cái gì đẹp và quí lắm”, còn vợ Điền thì “giăng chỉ là… đỡ tốn hai xu dầu”. Yêu thích rồi đến quyết tâm theo đuổi giấc mộng văn chương, Điền đã lí tưởng hóa trong tất cả mọi chuyện. Anh đã sai lầm khi tách rời văn học với đời sống thực tế. Anh muốn tìm đến một cuộc sống thật đẹp, thật thơ mộng và lãng mạn, đó chính là nguồn cảm hứng dồi dào cho những sáng tác của anh. Cứ như thế, anh ngồi đó và thả tâm hồn mơ mộng của mình bay lên cùng ánh trăng sáng trên trời. Nhưng những Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 42 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… âm thanh của đời thường đã kéo anh về với cuộc sống thực tại. Cuộc trốn chạy hiện thực, trốn chạy nỗi khổ của Điền đã không thành công. Cuối cùng, Điền phải đối diện với hiện thực và anh đã có sự chuyển biến lớn về tư tưởng trong sự nghiệp cầm bút. Điền nhận ra “Trăng dịu dàng, trong trẻo và bình tĩnh. Nhưng trong những căn lều nát mà trăng làm cho cái bề ngoài trông cũng đẹp, biết bao người quằn quại, nức nở, nhăn nhó với những đau thương của kiếp mình !”. Như vậy, trong cuộc sống của chúng ta, bên cạnh những vẻ đẹp hoàn mĩ thì vẫn tồn tại đằng sau đó những mặt trái của nó. Vấn đề ở chỗ, mỗi nhà văn cần lật lên mặt trái của đó và phản ánh nó vào trong tác phẩm của mình. Nói cách khác, văn học phải gắn liền với hiện thực, với những cái bình thường xung quanh. Đây là một triết lí mà nhà văn Nam Cao muốn gửi gắm đến những thế hệ nhà văn đương thời và sau này. Ngoài Trăng sáng, Đời thừa cũng là một tuyên ngôn của Nam Cao. Với tư cách là một nhà văn, Hộ tỏ ra rất khắt khe trong việc sáng tác. Theo Hộ “Sự cẩu thả trong bất kì nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”. Hộ yêu cầu sự nghiêm túc, cẩn thận của mỗi nhà văn khi cho ra đời tác phẩm của mình. Cao hơn nữa, Hộ mong muốn viết nên một tác phẩm thật giá trị. Đây là mơ ước, là mục đích của Nam Cao cũng như đa số các nhà văn. Và theo Hộ: “Một tác phẩm thật có giá trị phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là tác phẩm chung cho loài người. Nó chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình…Nó làm cho người gần người hơn”. Mang nguyện vọng sáng tác ra được một tác phẩm có chứa đầy đủ các giá trị cao quí đó, Nam Cao đã thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả. Bất kì nhà văn nào cũng mong muốn cho ra đời một tác phẩm có giá trị nhưng nhiều người vẫn chưa biết “ có giá trị” thật sự là như thế nào. Đây chỉ có thể xem là một thước đo các tác phẩm văn học. Với quan điểm văn chương “làm cho người gần người hơn”, tư tưởng ấy của Nam Cao đã gặp Sêkhôp: văn học hòa giải con người với con người. Thật đẹp và lớn lao biết bao một tư tưởng như thế !. Nam Cao nổi tiếng vì ông không theo lối mòn sẵn có. Với sự xuất hiện của anh Pha trong Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, tưởng chừng như đó là hiện thân cho tận cùng nỗi khổ của người nông dân. Nhưng Nam Cao đã khai sinh ra Chí Phèo, để cho Chí Phèo khập khiễng bước ra từ trang văn của ông, mọi người mới cảm nhận được đây thực sự là một kiếp người nông dân rơi vào bi kịch không lối thoát, một nỗi khổ không gì diễn tả hết. Cùng với sự ra đời của Chí Phèo, Nam Cao đã sáng tạo ra một lối đi rất mới về nội dung và nghệ thuật. Ông không bao giờ lặp lại theo những lối mòn sẵn có, tư tưởng của ông là “ Cái nghề văn kị nhất cái lối thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào”. Là một nhà văn thật sự có tài, Nam Cao đã đạt được trình độ miêu tả tâm lí của phương Tây. Nicolin đã nhận xét như sau: “ Nam Cao đã đến với chúng ta là một nhà truyện ngắn, là một bậc thầy của chủ nghĩa miêu tả tâm lí”. Đặc biệt, Nam Cao đã tạo ra sự mới lạ, hấp dẫn khi dùng ngôn ngữ phức điệu. Nam Cao ít khi dùng ý thức của bản thân để áp đặt cho những suy nghĩ, hành động của nhân vật. Nhân vật trong tác phẩm Nam Cao mang tính cá thể hóa rõ rệt khi nhà văn không phải là người kể lại mà nhân vật tự mở ra thế giới nội tâm bằng chính ngôn ngữ nhân vật. Đây là một sự sáng tạo, cách tân, là một đóng góp lớn của Nam Cao cho văn học Việt Nam hiện đại. Đây cũng chính Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 43 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… là một sự tìm tòi, phát hiện sáng tạo của Nam Cao để chứng minh cho tuyên ngôn nghệ thuật mà ông đã phát biểu: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” .Qua phát ngôn của Hộ, Nam Cao đã đưa ra một quan niệm hết sức tiến bộ, đúng đắn về sự sáng tạo trong văn chương. Muốn trở thành nhà văn thật sự, Nam Cao đã chỉ ra nhà văn cần phải đặt về sự sáng tạo cả về nội dung và nghệ thuật lên trên hết. Trên mảnh đất hiện thực màu mỡ, tài năng và bản lĩnh của nhà văn được thể hiện khi họ tìm thấy và nhận ra được những vấn đề mới mẻ và phản ánh nó vào trong tác phẩm. Suốt đời phụng sự cho nghệ thuật, Hộ luôn đề cao lương tâm và trách nhiệm của nhà văn chân chính. Vì thế, khi buộc viết những tác phẩm vô vị, nhạt nhẽo và tầm thường, trong anh đã diễn ra một sự đấu tranh nội tâm dữ dội. Sự trăn trở của Hộ cũng chính là sự trăn trở của Nam Cao. Đời thừa toát lên một ý nghĩa triết lí về nghệ thuật cao cả và giàu lòng nhân đạo. Ngoài sự sáng tạo, Nam Cao còn yêu cầu nhà văn “ phải biết cách dùng những câu chuyện chẳng có gì để nói những cái sâu sắc” (Nhỏ nhen). Nhà văn không nhất thiết phải đi xa để tìm những cảm hứng mới. Hiện thực cuộc sống là mảnh đất để nhà văn thả sức tung hoành ngòi bút của mình. Nhiều khi, từ những câu chuyện bình thường với những sự kiện bình thường nhưng ở đó lại chứa đựng biết bao vấn đề cần khai thác. Các tác phẩm của Nam Cao thường lấy đề tài từ những điều rất bình thường: chuyện mua nhà, chuyện cơm áo gạo tiền, chuyện cãi vã,.. nhưng qua đó lại toát lên những ý nghĩ sâu sắc về cuộc sống và con người. Trong cả cuộc đời viết văn của mình, Nam Cao đã đưa ra những triết lí về nghệ thuật thấm đẫm chủ nghĩa nhân văn. Nam Cao đã sống và sáng tác theo đúng con đường mà bản thân ông đề ra. Những tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao có thể xem là một ngọn đuốc soi đường dẫn lối cho một thế hệ nhà văn trẻ sau này. Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 44 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… II. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TRIẾT LÍ CỦA NAM CAO Những yếu tố triết lí được Nam Cao đề cập đến là một khía cạnh góp phần làm nên sự phong phú về nội dung cho các tác phẩm của ông. Qua sự phân tích và lí giải một cách có hệ thống bước đầu, chúng tôi thấy được những tư tưởng, triết lí, quan niệm… được Nam Cao thể hiện qua ngôn ngữ của người dẫn chuyện, ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ của chính nhà văn. Có lúc những triết lí hiện lên với giọng điệu của tác giả, có lúc lại là tiếng nói của nhân vật trong tác phẩm, có lúc lại có sự đan xen, phối hợp giữa hai ngôn ngữ trên. Đó là sự sáng tạo, là đóng góp lớn của Nam Cao. 1. Triết lí của nhân vật Ở các nhà văn khác, điển hình là Thạch Lam, ông đã lấy ngôn ngữ của mình để diễn đạt ngôn ngữ nội tâm nhân vật, vì vậy không có sự cá thể hoá. Còn ở đây, những triết lí trong các tác phẩm của Nam Cao hầu hết là của các nhân vật tự phát biểu, tự nói lên. Nam Cao đã không dùng ngôn ngữ của mình chi phối ngôn ngữ của nhân vật, dù là bộc lộ nội tâm nhân vật. Nhân vật tự bộc lộ suy nghĩ bằng chính ngôn ngữ của mình, khiến cho độc giả có cảm giác cả nhà văn và bạn đọc đều đang đứng ở phía bên ngoài và nhìn nhận những câu triết lí do nhân vật phát biểu. Câu triết lí của Bá kiến là ngôn ngữ của chính Bá kiến, là kết quả của một quá trình lăn lộn, chiêm nghiệm nhân vật mới rút ra được. Vì vậy những quan niệm do Bá kiến đưa ra mang ý nghĩa khách quan, có vẻ như không phải là ý muốn chủ quan của nhà văn. Đọc những câu triết lí: “Cái nghề làm việc quan, nếu nhất nhất cái gì cũng đè đầu ấn cổ thì lại bán nhà đi cho sớm”. “Cái nghề quan bám thằng có tóc ai bám thằng trọc đầu”… ta thấy hình như Nam Cao đã đứng ngoài lề để cho nhân vật tự phát biểu, tự hành động theo những triết lí mà nhân vật đưa ra. Đó là triết lí qua ngôn ngữ của một “kẻ cướp”. Hay trong con mắt của Chí Phèo “anh hùng làng này cóc thằng nào bằng tao”. Đó là cái oai của Chí Phèo, của một kẻ khốn cùng. Đến với những kiếp người nghèo khổ, Nam Cao cũng để cho nhân vật tự do triết lí. Trong Lão Hạc, ông giáo từ thực tế của đời thường đã tự rút ra một triết lí: “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương…”. Hay câu triết lí về sự bất công của Nhu trong Ở hiền: “Tại sao trên đời này lại có nhiều sự bất công đến thế? Tại sao ở hiền cũng không phải bao giờ cũng gặp lành? Tại sao những kẻ hay nhịn hay nhường thì thường thường lại chẳng được ai nhịn nhường mình, còn những kẻ thành công thì hầu hết lại là những người rất tham lam, chẳng biết nhịn nhường ai, nhiều khi lại xảo trá, lọc lừa và tàn nhẫn, nhất là tàn nhẫn”. Hay trong những quan niệm về nghệ thuật, đó cũng là những triết lý do các nhân vật tự phát biểu, tự rút ra. Đây là một tuyên ngôn nghệ thuật của nhân vật Hộ trong Đời thừa “văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”. Nhà văn Điền trong Trăng sáng sau một khoảng thời gian thất bại do sai lầm trong khi chọn cho mình một hướng đi, cuối cùng cũng đã tự rút ra được “nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 45 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than”. Rõ ràng, tất cả những triết lí đó điều do những nhân vật của Nam Cao đúc rút ra từ hiện thực cuộc sống của chính mình. Những câu triết lí này đem lại sự khách quan về mặt ý nghĩa, khiến cho nhiều người đồng tình và đặt niềm tin và sự chân thực của nó. Điều này đã thể hiện sự sáng tạo về mặt nghệ thuật của Nam Cao mà không phải nhà văn nào cũng có khả năng đó. Những triết lí này tạo được niềm tin ở nhiều người đã khẳng định giá trị của nó trong đời sống tinh thần của người dân. Nam Cao đã đào xới, đi sâu vào cuộc sống hiện thực của mỗi người với những mảng đời khác nhau, đưa ra những vấn đề có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Vẫn biết rằng những triết lí sống xuất hiện trong tác phẩm dù là ngôn ngữ, giọng điệu của ai thì nó vẫn là những phát ngôn cho tư tưởng, quan niệm, tình cảm của Nam Cao. Nhưng với ngôn ngữ chân thành, giản dị phát ra từ tâm hồn, trái tim với những suy ngẫm về cuộc đời của những nhân vật đời thường, những triết lí đó đã được mọi người tiếp nhận một cách tự nhiên, không khiên cưỡng. Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 46 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… 2. Triết lí của người dẫn chuyện (tác giả) Ngoài cách thể hiện triết lí bằng ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm, Nam Cao còn trực tiếp thể hiện những quan điểm của bản thân trong nhiều sáng tác của ông. Với những câu triết lí này, Nam Cao đã dẫn dắt chúng ta cùng ông đi vào diễn biến câu chuyện và nội tâm nhân vật, từ đó đưa ra những triết lí tương ứng với từng hoàn cảnh, từng cuộc đời. Trăn trở day dứt về sự tuột dốc nhân cách con người trong xã hội cũ, ở đoạn kết trong Tư cách mõ, Nam Cao đưa ra một câu triết lí gợi cho người đọc bao điều suy nghĩ “Hỡi ơi! Thì ra lòng khinh trọng của chúng ta có ảnh hưởng đến nhân cách người khác nhiều lắm! Nhiều người không biết gì là tự trọng chỉ vì không được ai trọng cả; làm nhục người là một cách rất điệu để khiến người sinh đê tiện”. Theo dõi diễn biến cuộc đời nhân vật một cách nhẩn nha, cuối cùng Nam Cao đã đưa ra một triết lí về vai trò quan trọng của thái độ mỗi người đối với sự hình thành nhân cách người khác. Ông không trực tiếp tham gia vào câu chuyện và rất đỗi bình thản, đôi khi lạnh lùng khi lướt qua từng mảnh đời nhưng lúc nào cũng vậy, luôn luôn ẩn đằng sau sự lạnh lùng đó là một trái tim giàu lòng nhân ái và tình yêu thương đối với mỗi kiếp người. Trong nhiều tác phẩm, Nam Cao thường xuất hiện với vai trò là một ông giáo, một nhà văn. Cả hai nhân vật đó đều có sự trải nghiệm, sự chiêm nghiệm về cuộc đời một cách sâu sắc và đưa ra những triết lí nhân sinh có ý nghĩa. Ông giáo tỏ ra rất am hiểu sự đời khi ông giải thích về thái độ của vợ ông đối với Lão Hạc “khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất”. Ông có thái độ cảm thông đối với vợ cũng như đối với tất cả mọi người trong nhà. Chỉ khi có đủ ý thức, già dặn, chín chắn trong suy nghĩ thì mới có sự thông cảm đó. Nhân vật ông giáo trong Lão Hạc như là một hiện thân của Nam Cao. Là bạn thân của Lão Hạc, ông giáo rất am hiểu về cuộc đời cũng như tính cách của Lão Hạc. Nhưng khi ông giáo hiểu lầm Lão Hạc, Nam Cao đã cho chúng ta thấy rằng nhân vật ông giáo –hiện thân của Nam Cao cũng có lúc mắc phải sai lầm khi nhìn nhận đánh giá nhân cách của một con người. Cho nên, dù cho Nam Cao xuất hiện trong tác phẩm ở góc độ nào, ông không bao giờ nói những điểm mạnh, những ưu điểm của ông mà ông hiện lên với một “cái mặt không chơi được”, là một nhà văn, một ông giáo nghèo bị “áo cơm ghì sát đất” …Với tư cách là người dẫn chuyện, trong Những chuyện không muốn viết, Nam Cao đã đưa ra một quan niệm về nghệ thuật: “cái nghề văn, kị nhất cái lối thấy người ăn khoai cũng vác mai đi đào”. Hay trong Cái mặt không chơi được, thông qua phát ngôn của nhân vật tôi, Nam Cao cho rằng “sự yêu cũng như sự ghét cũng như ý nghĩ của người ta không thể dùng quyền mà ép buộc”. Đây là những quan niệm, những tư tưởng của Nam Cao được thể hiện trực tiếp trong tác phẩm. Những triết lý đó được phát ngôn qua ngôn ngữ của người dẫn chuyện hoặc ngôn ngữ của tác giả xen vào để bình luận để đánh giá. Những câu triết lí mà ông đưa ra luôn là những ngôn ngữ bình dân và rất dễ hiểu, dễ tiếp nhận. Hơn nữa, những triết lí đó không quá xa vời mà nó rất gần gũi, rất đời thường, có thể đem nó vào ứng dụng trong từng khía cạnh của đời sống. Nhiều khi, những triết lí đó mang một sắc thái hóm hỉnh, thấp thoáng một nụ cười : “Đi ăn trộm là một cái khổ thì coi trộm cũng là một cái khổ ngang thế. Có của mà vẫn khổ. Có của mà mất ăn mất ngủ thì cũng bằng vứt đi” (Hai người ăn tết lạ) “Cái dạ dày của con nhà nghèo rất chăm chỉ” (Nghèo) Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 47 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… “Cái dạ dày nhà nghèo thường rỗi việc nên giữ được bền” (Nửa đêm) “Cái may cũng như cái rủi, nó đến nhà ta như một thằng kẻ trộm” (Mua danh) Khi xuất hiện trong tác phẩm với vai trò của một người dẫn chuyện, cái mà ông muốn nói đến thường là về chính cuộc đời thực của ông. Trong Mua nhà, câu triết lí của nhân vật tôi “Ở cảnh chúng ta lúc này, hạnh phúc chỉ là một cái chăn quá hẹp, người này co thì người kia bị hở” cũng là sự băn khoăn, trăn trở của Nam Cao về vấn đề hạnh phúc của con người, là sự đấu tranh của bản thân ông giữa lí trí và tình thương. Còn ở Cái mặt không chơi được, nhân vật tôi cũng chính là hiện thân của Nam Cao. Đây là sự thú nhận thành thật của Nam Cao. Những đồng nghiệp, bạn bè của ông từng có nhận xét vẻ mặt ông rất lạnh lùng và khó gần, ông lại rất ngại khi tiếp xúc với người lạ… Như vậy, nhân vật trong tác phẩm nhiều khi là hiện thân của Nam Cao mà ông đã dựa vào đó để phát ngôn những tư tưởng, quan điểm của mình. Nhờ vậy, độc giả càng có nhiều thuận lợi để tìm hiểu rõ thêm về con người của Nam Cao, làm nền tảng cho việc cảm nhận những triết lí, những bài học mà Nam Cao muốn đề cập đến trong tác phẩm. Những triết lí bằng chính ngôn ngữ của tác giả đưa ra không mang sự áp đặt, sự bắt buộc phải tiếp nhận. Qua những dẫn chứng sinh động về những trường hợp cụ thể trong câu chuyện, Nam Cao mới rút ra một khái quát có ý nghĩa triết lí được sự đồng tình của nhiều người. Sau khi lướt qua cuộc đời và sự biến đổi tính cách của anh cu Lộ, Nam Cao mới đưa ra triết lí làm bài học về cách sống cho nhiều người; hay khi chứng kiến mối tình của Chí Phèo và thị Nở, ông mới nhận định “tình yêu làm cho con người có duyên”, ông cũng chứng tỏ nhận xét của mình là đúng qua câu triết lí “khi hai người con gái lớn ở với nhau cùng một nhà, họ sẽ thành tinh” khi bà Đính và cô em với một trò đùa quái ác đã vô tình giết đi một mạng người. Rõ ràng những triết lí của Nam Cao đặt ra không phải là một phút ngẫu nhiên xuất thần mang sự chủ quan của nhà văn mà phải thừa nhận nó đã trải qua một quá trình trải nghiệm sâu sắc nên nó mang tính khách quan. Rõ ràng, trong các tác phẩm của Nam Cao, hầu như nhân vật nào cũng thích triết lý và đều có triết lý. Nhà văn triết lý, ông giáo triết lý, người dân triết lý, thậm chí kẻ cướp cũng triết lý. Điều này chứng tỏ họ phải lăn lộn rất nhiều trong cuộc sống, trải nghiệm qua nhiều lần mới có thể rút ra được những triết lý đó. Nhân vật nhà văn và ông giáo trong tác phẩm là những người có học thức, có cái nhìn sâu sắc, từng trải, họ là những người hay triết lý nhất. Kẻ cướp- tên cáo già Bá Kiến qua nhiều năm làm “cụ Bá”, hắn đã rút ra được những quy tắc để có thể sống và tồn tại. Như vậy, các nhân vật của Nam Cao do va chạm nhiều với cuộc sống nên đã rút ra được nhiều qui luật của cuộc đời. Hầu hết trong các tác phẩm của Nam Cao, hoặc do phát ngôn của nhân vật, hoặc là lời của tác giả, đều toát lên những ý nghĩa triết lý. Điều này chứng tỏ Nam Cao là một nhà văn thường hay suy ngẫm về sự đời. Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 48 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… 3. Triết lí của cả tác phẩm Trong các sáng tác của Nam Cao, bên cạnh những triết lý của các nhân vật, của tác giả, ý nghĩa triết lý nhiều khi còn toát lên ở cả tác phẩm. Tìm hiểu kỹ, chúng ta nhận thấy rằng Nam Cao không thuyết lý dài dòng, không biện luận một cách trừu tượng mà ông để cho cuộc đời, cuộc sống của mỗi nhân vật tự gợi lên ý nghĩa triết lý của nó. Vì vậy, những câu chuyện của Nam Cao lúc nào cũng mang một ý nghĩa triết lý nào đó. Tác phẩm Mua nhà không chỉ đơn thuần là một bức thư của tác giả tâm sự với bạn khi chứng kiến một cảnh tan cửa nát nhà. Bức thư ấy cũng không phải là một chuyện sĩ diện cá nhân của một trí thức nghèo, càng không phải là cuộc tường thuật quá trình của một cuộc mua bán nhà. Câu chuyện mang một nội dung có ý nghĩa triết lý sâu xa hơn, đó là vấn đề giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội. Trong cái chế độ xã hội bất công, hạnh phúc của người này có được tương ứng với việc người khác phải gánh chịu những nỗi tổn thương, mất mát để bù vào. Nếu không muốn nói là, con người muốn sống hạnh phúc, sung sướng thì phải giành giật, tranh giành với kẻ khác. Đây có khác gì một xã hội người bóc lột người! Trong Cái chết của con mực, nội dung chỉ xoay quanh việc bắt và giết một con chó già. Nhưng đối với Du- nhân vật chính trong truyện, điều đó lại thật khó. Chàng không nỡ nhẫn tâm ra tay. Cả câu chuyện cho ta thấy, con người trí thức nghèo của Nam Cao luôn xây dựng nhân cách theo nguyên tắc triết lý tình thương. Văn sĩ Hộ trong Đời thừa cũng đã luôn đề cao lẽ sống tình thương. Như vậy Nam Cao là một nhà văn coi trọng nhân cách con người. những tư tưởng mà ông gởi gắm vào trong các tác phẩm mang ý nghĩa muốn đem đến ngọn lửa của tình thương yêu đồng loại sưởi ấm tâm hồn của mỗi người. Đi sâu phân tích Lão Hạc, ngoài những ý nghĩa triết lý nổi lên trên bề mặt câu chữ, độc giả có thể nhận thấy Nam Cao còn kín đáo thể hiện một triết lý đau buồn về thân phận trớ trêu của con người trên mặt đất này. Tương tự như thế, ở Chí Phèo đâu phải chỉ là chuyện thằng say rượu nằm vạ mà bao trùm lên là khát vọng muốn làm người lương thiện và muốn khẳng định quyền làm người. Làm tổ thì lại mang một vị chua chát về lẽ đời khó hợp mà dễ tan. Còn ở tác phẩm Nhìn người ta sung sướng, chúng ta vừa buồn cười với căn bệnh kỳ quái, vừa giận bà lão có cái bụng dạ nhỏ nhen, tàn nhẫn đến vô lý. Bà bị bệnh và cảm thấy không chịu đựng nổi khi thấy người khác sung sướng hơn bà, mặc dù đó là con của bà, cháu của bà. Nhưng đồng thời, ta cũng cảm thông và phần nào thương hại cho bà. Cả cuộc đời bà sống trong khổ sở nên khi nhìn những người sung sướng hơn bà một chút thì thấy gai mắt chướng tai. Bà chỉ muốn người khác sống khổ như bà thì bà mới vui được. Truyện mang ý nghĩa triết lý về một cách nhìn. Mỗi con người chúng ta cần có sự nhận định, nhìn nhận vấn đề đúng và chính xác, có sự so sánh đối chiếu với chính bản thân mình để từ đó biết chấp nhận một cái gì trong cuộc sống. Như vậy, con người sẽ có được cuộc sống tốt hơn. Những triết lý toát lên từ tác phẩm của Nam Cao thường mang ý nghĩa giáo dục con người về cách sống, là một bài học nhân sinh sâu sắc. Dù thể hiện ở bất kỳ hình thức nào, những tư tưởng, quan niệm,…từ ngòi bút của Nam Cao vẫn toát lên một tinh thần Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 49 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… nhân đạo cao cả. Đây chính là một trong những lý do những tác phẩm của ông đã được sự tiếp nhận của đông đảo quần chúng cho đến tận ngày hôm nay. Những triết lí xét cho cùng vẫn là những nhận định chủ quan của tác giả do hư cấu mà nên nhưng nó đã được khách quan hoá. Qua quá trình trải nghiệm cuộc sống lâu dài đầy gian khổ, họ đưa ra những quan niệm, những tư tưởng. Do đó những điều mà họ đúc kết được thường là phát sinh đột xuất, không có sự gọt giũa về ngôn ngữ. Hơn nữa, những nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao thường không phải là những con người quí phái, sang trọng với những loại ngôn ngữ “sạch sẽ” như của Tự lực văn đoàn mà đó chỉ là những nhà văn, ông giáo nghèo, những nông dân chân lấm tay bùn, bọn cường hào ác bá đục khoét ở nông thôn,…thuộc các tầng lớp, giai cấp khác nhau. Vì vậy, những kinh nghiệm do họ đúc kết nên chưa đạt được sự mẫu mực về ngôn ngữ nên khó nhớ và ít được vận dụng vào lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân. Còn ở văn học dân gian, những triết lí do ông cha ta đúc kết nên rất dễ thuộc, dễ nhớ do nó ngắn gọn nhưng lại chuyên chở những vấn đề sâu sắc. Những triết lí đó lại thường gắn liền với những hình tượng quen thuộc. Vì vậy, nó dễ dàng đi sâu vào đời sống của mỗi người dân, trở thành lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng: Tre già măng mọc Ở bầu thì tròn ở ống thì dài Nắm thằng có tóc ai nắm thằng trọc đầu… Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận những ý nghĩa tích cực và đóng góp to lớn đối với những triết lý mà Nam Cao thể hiện trong các tác phẩm. Đây là một nội dung quan trọng thể hiện phong cách của Nam Cao. Được mệnh danh là bậc thầy trong nghệ thuật miêu tả tâm lí, Nam Cao đã đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật, đưa ra những triết lí có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Tài năng của ông không dừng lại ở đó, với những nét đặc sắc về nghệ thuật khi thể hiện hệ thống triết lí trong tác phẩm của mình, ông đã tạo một con đường đi bằng phẳng để đưa những triết lí đó đến với mọi người một cách dễ dàng nhất. Điều này không phải ai cũng làm được. Cho nên có thể khẳng định, Nam Cao là một nhà văn hiện thực xuất sắc trong giai đoạn văn học hiện thực 1930 -1945, là người dẫn đường soi sáng lối đi cho cả một thế hệ nhà văn sau này. Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 50 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… C. KẾT LUẬN Với sự sáng tạo và tài năng về nghệ thuật, Nam Cao xứng đáng là bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930-1945. So với các nhà văn khác, Nam Cao xuất hiện trên thi đàn văn học hiện thực muộn hơn. Những trang văn của ông không hề có sự trùng lặp với các nhà văn trước đó và đương thời. Ông tập trung vào thế giới nội tâm của những con người bần cùng, nghèo khổ dưới đáy xã hội với một tinh thần nhân đạo cao cả. Lối văn của ông hết sức độc đáo và thú vị, mang lại sự hấp dẫn cho độc giả. Cách diễn giải của ông về cuộc đời chứng tỏ ông có một cặp mắt tinh tường, có khả năng nhìn nhận thấu đáo sự vật và hiện tượng. Những triết lý do ông đưa ra xuất phát từ những vấn đề không phải là hoàn toàn mới mẻ, nhưng không phải người nào cũng có khả năng đưa vào trong tác phẩm một cách đầy sáng tạo và đem lại nhiều thành công như thế. Nam Cao triết lý về rất nhiều vấn đề trong cuộc sống. Khi ông đưa ra những quan niệm xoay quanh sự sống và cái chết, ông đã gởi gắm đến mọi người một bài học đầy ý nghĩa về cuộc sống. Rất nhiều nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao, từ những người trí thức đến những người dân thất học, thấp hèn,…đều có những triết lý về khía cạnh này. Và hình như, mọi người triết lý về cái chết rất nhiều. Nhưng ở đây, cái mà Nam Cao muốn nói đến là cuộc sống thực tại của con người. Khi bàn luận những vấn đề về sinh tử, Nam Cao đã mạnh dạn chỉ ra hiện tượng chết trong lúc sống của một số người. Qua đó ông mong muốn mỗi người cần tránh để xảy ra cái chết trong tâm hồn khi đang còn hiện diện trên cuộc đời. Điều này làm toát lên tư tưởng nhân văn của Nam Cao. Ông khao khát được góp một phần sức lực nhỏ bé của mình giúp cho cuộc sống mọi người tốt đẹp hơn. Thương yêu con người, ông cũng hay triết lý về Đời, về Kiếp của họ. Trong khi nói về phương diện này, giọng điệu của Nam Cao vang lên một cách buồn thương chua chát. Những câu triết lý này bộc lộ niềm thương cảm của Nam Cao đối với cuộc đời của mỗi con người trong xã hội cũ. Số kiếp của họ như là một vòng tròn luẩn quẩn, bế tắc, họ không có cách nào thoát ra được nên đành buông xuôi chấp nhận. Bên cạnh sự sống và cái chết, các tác phẩm của Nam Cao còn đề cập đến một vấn đề là một nỗi ám ảnh trong lòng người đọc, đó là miếng ăn và lòng khinh trọng ở đời. Nó được nói đến trong tác phẩm với vai trò là một tác nhân quan trọng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình hình thành nhân cách của mỗi người. Nam Cao là nhà văn băn khoăn, trăn trở nhiều nhất về sự tuột dốc nhân cách, đạo đức của con người trong xã hội cũ. Câu triết lý của ông đưa ra gợi lên nhiều điều cần suy ngẫm về cách sống, cách ứng xử, cách ứng phó với hoàn cảnh của mỗi người. Ngoài những khía cạnh trên, Nam Cao còn nói đến những vấn đề của cuộc sống đời thường được con người quan tâm, đó là về tình yêu và hạnh phúc, về sự sung sướng và nỗi khổ đau. Nam Cao đã tỏ ra hết sức am hiểu tâm lý của con người khi triết lý về phương diện này. Nó hết sức thú vị, hấp dẫn đối với độc giả. Ông không nói theo một Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 51 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… cách áp đặt chủ quan mà đó là sự chiêm nghiệm, đúc kết từ chính bản thân ông về cuộc sống. Chính vì lẽ đó, những triết lý về vấn đề này được xem như là một nội dung quan trọng trong các tác phẩm của ông cần được đánh giá và nhận định đúng. Băn khoăn, suy ngẫm nhiều về cuộc đời, Nam Cao đã dành một mảnh đất riêng để nói về cái lương thiện và cái xấu, cái ác. Qua đó ông muốn gởi đến mọi người những bài học kinh nghiệm về cách sống cũng như về cách nhìn đời, nhìn người. Câu triết lý của Nam Cao giúp cho độc giả có cơ hội nhìn lại chính bản thân mình, để rồi có một lối sống tích cực theo những bài học luân lý mà ông đã đề ra. Song song với những triết lý về cuộc sống, hướng đến con người, Nam Cao còn đưa ra những quan niệm, những tư tưởng của bản thân về sự sáng tạo nghệ thuật. Những triết lý về nghệ thuật của Nam Cao hết sức tiến bộ và có thể lập thành một hệ thống. Đó là kết quả của sự suy ngẫm, trăn trở của Nam Cao trong quá trình đi tìm chân lý nghệ thuật. Nam Cao chú trọng đề cao sự sáng tạo đối với nhà văn nói riêng và giới văn nghệ sĩ nói chung. Cả sự nghiệp sáng tác của Nam Cao là một tấm gương sáng, là một chứng minh về sự lao động miệt mài đầy sáng tạo trong nghệ thuật. Sự sáng tạo của nhà văn Nam Cao thể hiện rõ rệt ở những nghệ thuật được ông sử dụng trong tác phẩm. Văn Nam Cao có sự cách tân rõ rệt với các cây bút hiện thực đương thời. Ông triết lý với rất nhiều ngôn ngữ, giọng điệu khác nhau: ngôn ngữ của nhân vật, ngôn ngữ của người dẫn chuyện, của tác giả. Dù cho những triết lý đó xuất hiện trong tác phẩm với ngôn ngữ của ai thì nó vẫn mang một sắc thái giản dị, bình dân, hết sức gần gũi với mọi người. Chính vì thế, tác phẩm của Nam Cao chuyên chở đầy những triết lý nhưng nó không mang đến cho người đọc cảm giác nặng nề mà nó rất dễ tiếp nhận. Với sự sâu sắc về nội dung và sự sáng tạo về nghệ thuật, những triết lý trong truyện ngắn của Nam Cao là một khía cạnh hay và thú vị. Nghiên cứu về vấn đề này giúp cho người viết có cảm nhận đầy đủ, khách quan, sâu sắc trong khi tiếp cận những sáng tác của Nam Cao. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác học tập cũng như giảng dạy sau này. Ở đây do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, đề tài chỉ dừng lại ở những triết lý trong truyện ngắn của Nam Cao. Sau này, nếu có đủ điều kiện để nghiên cứu sâu hơn, rộng hơn, người viết sẽ tiếp tục tìm hiểu vấn đề này: 1. Nghiên cứu tính triết lý một cách hệ thống và toàn diện trong tất cả các truyện ngắn và tiểu thuyết của Nam Cao. 2. Tìm hiểu và so sánh những triết lý trong các tác phẩm của Nam Cao với các nhà văn hiện thực đương thời để có cái nhìn bao quát, đầy đủ về vấn đề này. Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 52 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… DANH MỤC THAM KHẢO 1. Bích Thu (tuyển chọn và giới thiệu). 1999. Nam Cao, tác gia và tác phẩm. Hà Nội: NXB Giáo dục 2. Bùi Công Thuấn. 1997. “Phong cách truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng”. Tạp chí Văn học (Số 2): 65-68 3. Bùi Thị Thi Thơ. 2005. “Thành ngữ trong truyện ngắn Chí Phèo”. Tạp chí Văn học và tuổi trẻ (Số 6): 17-18 4. Đàm Thị Ngọc Thuý. 2005. Truyện Kiều của Nguyễn Du với sự tiếp biến các hệ tư tưởng Nho –Phật –Lão trong xây dựng hình tượng nhân vật. Luận văn tốt nghiệp cử nhân ngữ văn. Khoa Sư phạm, Trường Đại Học An Giang. 5. Hà Minh Đức. 1998. Nam Cao, đời văn và tác phẩm. TPHCM: NXB Văn học 6. Hồ Thị Ngọc Trâm. 2007. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám. Luận văn tốt nghiệp cử nhân ngữ văn. Khoa Sư phạm, Trường Đại Học An Giang 7. Lệ Như Thích Trung Hậu (sưu tầm). 2002. Ca dao tục ngữ Phật giáo Việt Nam. TPHCM: NXB TPHCM 8. Lê Tiến Dũng. 2001. Một đời văn. TPHCM: NXB Trẻ 9. Lưu Hồng Khanh. 2005. Lão Tử, Đạo Đức kinh. TPHCM: NXB Trẻ 10. Nguyễn Đăng Mạnh. 2005. Những bài giảng về tác gia văn học Việt Nam hiện đại. Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm 11. Nguyễn Văn Tùng. 2005. Phân tích tác phẩm Nam Cao trong nhà trường. Hà Nội: NXB Giáo dục. 12. Nguyễn Như Ý (Chủ biên). 1999. Đại Từ điển Tiếng Việt. TPHCM: NXB Văn hoá thông tin 13. Nhiều tác giả. 1998. Lịch sử văn học Việt Nam (tập V). Hà Nội: NXB Giáo dục 14. Nhiều tác giả. 2006. Nam Cao, tác giả trong nhà trường. TPHCM: NXB Văn học 15. Phương Lựu. 2002. Lí luận văn học (tập I). Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm 16. Phương Ngân (Tuyển chọn và biên soạn). 2000. Nam Cao, nhà văn hiện thực xuất sắc. TPHCM: NXB Văn hoá thông tin 17. Phùng Quí Nhâm. 2002. Cơ sở văn hoá Việt Nam. TPHCM: NXB Đại học Sư phạm TPHCM 18. Trần Nguyễn Du Sa (Biên dịch). 2006. Bách khoa tôn giáo Đông Tây. TPHCM: NXB Văn hoá thông tin Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 53 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… 19. Trần Đình Hựu. 1999. Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại. Hà Nội: NXB Giáo Dục 20. Trần Đăng Suyền. 2004. Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao. Hà Nội: NXB Khoa học xã hội 21. Trần Đăng Suyền. 1998. “Nam Cao –Nhà văn hiện thực xuất sắc, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn”. Tạp chí Văn học (Số 6): 67 22. Trần Đăng Suyền. 1998. “Nam Cao qua những công trình của một nhà nghiên cứu”. Tạp chí Văn học (Số 9): 61 -65 23. Trần Ngọc Thêm. 2000. Cơ sở văn hóa Việt Nam. Hà Nội: NXB Giáo dục 24. Trần Ngọc Vương. 1998. Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung. Hà Nội: NXB Giáo dục 25. Viện Văn học -Hội Văn học nghệ thuật Nam Hà. 1992. Nghĩ tiếp về Nam Cao. Hà Nội: NXB Hội nhà văn Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 54

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfHE THONG TRIET LI TRONG TRUYEN NGAN CUA NAM CAO TRUOC CACH MANG THANG 8.PDF
Tài liệu liên quan