Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm của các chất chiết thô từ cây lô hội (Aloe vera) và cây hoa phấn (Mirabilis jalapa L.) nuôi cấy in vitro
MỤC LỤC
CHưƠNG TRANG
Trang tựa
Lời cảm ơn iii
Tóm tắt .iv
Summary vi
Mục lục viii
Danh mục hình x
Danh mục bảng xi
Các từ viết tắt xii
Chương 1. Mở đầu 1
1.1. Đặt vấn đề .1
1.2. Mục đích và yêu cầu .2
Chương 2. Tổng quan tài liệu .3
2.1. Vài nét về cây lô hội và cây hoa phấn 3
2.2. Đặc điểm sinh học của cây lô hội và cây hoa phấn 4
2.2.1. Đặc điểm sinh học của cây lô hội .4
2.2.2. Đặc điểm sinh học của cây hoa phấn 5
2.3. Công dụng của cây lô hội và cây hoa phấn .7
2.3.1. Làm cảnh .7
2.3.2. Làm chất bảo quản thực phẩm 7
2.3.3. Làm thuốc 7
2.4. Các phương pháp nhân giống cây lô hội và cây hoa phấn 13
2.4.1. Nhân giống tự nhiên 13
2.4.2. Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô 13
2.5. Vài nét về các chất điều hòa sinh trưởng thực vật .14
2.5.1. Auxin .14
2.5.2. Cytokinin .16
2.6. Vài nét về các vi khuẩn và nấm gây bệnh thường gặp 17
2.6.1. Tụ cầu khuẩn (Staphylococcus) 17
2.6.2. Trực khuẩn (Escherichia coli) 22
2.6.3. Trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa) 25
2.6.4. Nấm men (Candida albicans) .28
2.7. Một số nghiên cứu có liên quan 29
Chương 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .31
3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .31
3.2. Vật liệu 31
3.2.1. Trang thiết bị và dụng cụ .31
3.2.2. Vật liệu nuôi cấy mô cây lô hội và cây hoa phấn .31
3.2.3. Vật liệu thử hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm .31
3.2.4. Thành phần môi trường sử dụng trong nghiên cứu 31
3.3. Phương pháp nghiên cứu .33
3.3.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ các
chất điều hòa sinh trưởng lên sự hình thành mô sẹo cây
hoa phấn 33
3.3.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của BA lên sự tạo
cụm chồi từ cây lô hội in vitro và cây hoa phấn in vitro .34
3.3.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và kháng
nấm của cây lô hội và cây hoa phấn ngoài tự nhiên .35
3.3.4. Thí nghiệm 4: Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và kháng
nấm của mô sẹo cây hoa phấn 37
3.3.5.Thí nghiệm 5: Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn, kháng
nấm của cây lô hội và cây hoa phấn in vitro .37
Chương 4. Kết quả và thảo luận 39
Chương 5. Kết luận và đề nghị 53
Tài liệu tham khảo 55
Phụ lục
DANH MỤC HÌNH
HÌNH TRANG
Hình 2.1. Cây lô hội .4
Hình 2.2. Cây hoa phấn 6
Hình 4.1. Mô sẹo từ lá hoa phấn dưới tác dụng của BA và 2,4 – D sau 25 ngày
nuôi cấy. 40
Hình 4.2. Cụm chồi cây lô hội dưới tác dụng của BA sau 25 ngày nuôi cấy. .42
Hình 4.3. Cụm chồi hoa phấn dưới tác dụng của BA sau 25 ngày nuôi cấy. .44
Hình 4.4. Vòng kháng sinh của các chất chiết thô lá lô hội đối với các chủng
vi sinh 45
Hình 4.5. Vòng kháng sinh của các chất chiết thô thân, lá cây hoa phấn đối với
các chủng vi sinh. 47
Hình 4.6. Vòng kháng sinh của các chất chiết thô rễ cây hoa phấn đối với
các chủng vi sinh .47
Hình 4.7. Vòng kháng sinh của chất chiết thô mô sẹo cây hoa phấn đối với
các chủng vi sinh. 49
Hình 4.8. Vòng kháng sinh của chất chiết thô cây lô hội in vitro đối với
các chủng vi sinh. 50
Hình 4.9. Vòng kháng sinh của chất chiết thô cây hoa phấn in vitro đối với
các chủng vi sinh 51
DANH MỤC BẢNG
BẢNG TRANG
Bảng 3.1. Thành phần môi trường MS của Murashige và Skoog 32
Bảng 3.2. Nồng độ BA và 2,4-D sử dụng trong thí nghiệm 1 34
Bảng 3.3. Nồng độ BA sử dụng trong thí nghiệm 2 .35
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của BA và 2,4-D lên sự hình thành mô sẹo cây hoa phấn
in vitro sau 25 ngày nuôi cấy 39
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của BA lên sự tạo cụm chồi cây lô hội sau 25 ngày nuôi
cấy .41
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của BA lên sự tạo cụm chồi cây hoa phấn sau 25 ngày
nuôi cấy .43
Bảng 4.4. Kết quả hoạt tính kháng sinh và đường kính vòng kháng sinh của các
chất chiết thô lá cây lô hội ngoài tự nhiên 45
Bảng 4.5. Kết quả hoạt tính kháng sinh và vòng kháng sinh của các chất
chiết thô thân, lá, rễ cây hoa phấn ngoài tự nhiên 46
Bảng 4.6. Kết quả hoạt tính kháng sinh và vòng kháng sinh của các chất
chiết thô mô sẹo cây hoa phấn in vitro 48
Bảng 4.7. Kết quả hoạt tính kháng sinh và vòng kháng sinh của các chất
chiết thô cây lô hội và cây hoa phấn in vitro .50 .
Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm của các chất chiết thô từ cây lô hội (Aloe vera) và cây hoa phấn (Mirabilis jalapa L.) nuôi cấy in vitro
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2846 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm của các chất chiết thô từ cây lô hội (Aloe vera) và cây hoa phấn (Mirabilis jalapa L.) nuôi cấy in vitro, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thƣờng xuyên.
Trị bệnh
Bệnh có thể đƣợc điều trị bằng các thuốc chống nấm đặc hiệu, tùy mức độ bệnh
nặng hay nhẹ mà ngƣời ta có hƣớng điều trị thích hợp.
2.7. Một số nghiên cứu có liên quan
Cây lô hội
Rosca-Casian O, Parvu M, Vlase L, Tamas M (2007) nghiên cứu hoạt tính
kháng nấm của lá cây lô hội. Họ cho rằng dịch chiết trong rƣợu của lá lô hội tƣơi có thể
ngăn cản sự phát triển khuẩn ty thể của một số loại nấm nhƣ: Botrytis gladiolorum,
Fusarium oxysporum f.sp. gladioli, Heterosporium pruneti và Penicillium gladioli trên
môi trƣờng thạch Czapek. Nồng độ của chất diệt nấm tối thiểu từ 80 – 100 microl/ml
tùy loài nấm. [16]
Wang H, Li F, Wang T, Li J, Li J, Yang X, Li J (2004) nghiên cứu xác định hàm
lƣợng aloin trong mô sẹo cây lô hội. Hàm lƣợng aloin trong mô sẹo đƣợc xác định
bằng phƣơng pháp sắc kí HPLC và TLC. Kết quả chỉ ra rằng trên môi trƣờng MS với
NAA 1 mg/l + 6-BA 0,5 mg/l, độ biệt hóa của mô sẹo từ lá ở mức độ cao nhất so với
mô sẹo từ thân và từ rễ , do đó nó chứa hàm lƣợng aloin cao nhất. Hàm lƣợng aloin
thấp trong mô sẹo từ thân. Không có aloin trong mô sẹo từ rễ. Trên môi trƣờng MS
với 2,4-D 1 mg/l + 6-BA 0,5 mg/l, sự biệt hóa mô sẹo ở mức thấp và không có aloin.
[17]
Tian B, Hua YJ, Ma XQ, Wang GL (2003) nghiên cứu mối liên hệ giữa hoạt
tính kháng khuẩn của cây lô hội và các hợp chất anthraquinone của nó. Họ cho rằng
các chất thuộc nhóm anthraquinone trong lô hội có hoạt tính kháng khuẩn và aloin là
chất có hoạt tính chính. Hoạt tính kháng khuẩn của cây lô hội phụ thuộc vào liều lƣợng
của anthraquinone, aloin (1mg/l) có hoạt tính cao hơn aloe-emodin (đƣờng kính vòng
vô khuẩn tƣơng ứng: >7,1 +/- 0,15 mm và 5,0 mm). Aloin có thể làm thay đổi hình thái
và phá hủy cấu trúc tế bào ngoài của E. coli. Aloin và aloe-emodin có thể kháng lại 3 vi
khuẩn Gram âm và 2 vi khuẩn Gram dƣơng (đƣợc khảo sát bằng phƣơng pháp khuếch
tán qua thạch). Glycoside giúp aloin dễ dàng xâm nhập vào tế bào và làm tăng hoạt
tính của nó. [8]
Cây hoa phấn
Cammue BP, De Bolle MF, Terras FR, Proost P, Van Damme J, Rees SB,
Vanderleyden J, Broekaert WF (1992) đã cô lập từ hạt hoa phấn hai đoạn peptide
kháng khuẩn, đƣợc đặt tên là Mj-AMP1 và Mj-AMP2. Các peptide này có tính kiềm
cao và gồm có 37 nhóm (Mj-AMP1) hay 36 nhóm (Mj-AMP2). Theo khảo sát của họ
thì: Mj-AMP1 và Mj-AMP2 đều biểu hiện hoạt tính kháng nấm phổ rộng (có thể kháng
lại 13 loại nấm bệnh cây trồng đƣợc kiểm tra). Để ức chế sự phát triển của nấm khoảng
50% đòi hỏi nồng độ của Mj-AMP1 từ 6 - 300 micrograms/ml, của Mj-AMP2 từ 0,5 –
20 micrograms/ml. Hai peptide này cũng có tác động trên hai loại vi khuẩn Gram
dƣơng đƣợc kiểm tra nhƣng không gây độc đối với vi khuẩn Gram âm và các tế bào
ngƣời đƣợc nuôi cấy. [18]
Chƣơng 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1. Địa điểm
Đề tài đƣợc thực hiện tại Bộ Môn Công Nghệ Sinh Học, Trƣờng Đại Học Nông
Lâm Tp HCM.
3.1.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ tháng 3/2007 đến tháng 7/2007.
3.2. Vật liệu
3.2.1. Trang thiết bị và dụng cụ
Thiết bị: Tủ cấy vô trùng, nồi hấp, tủ ấm, tủ sấy, máy đo pH, cân điện tử, máy
lạnh, nhiệt kế, ẩm kế, máy lắc…
Dụng cụ: Pince, dao cấy, kéo, bình tam giác, đèn cồn, pipette, micropipette, que
cấy…
3.2.2. Vật liệu nuôi cấy mô cây lô hội và cây hoa phấn
- Cây lô hội in vitro cao 4 - 5 cm.
- Hạt cây hoa phấn thu hái từ tự nhiên.
3.2.3. Vật liệu thử hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm
- Các loại vi khuẩn: Staphylococcus, E. coli, Pseudomonas aeruginosa.
- Nấm men Candida albicans.
- Dịch chiết của cây ngoài tự nhiên, mô sẹo, cây in vitro.
3.2.4. Thành phần môi trƣờng sử dụng trong nghiên cứu
3.2.4.1. Môi trƣờng dùng trong nuôi cấy mô
Môi trƣờng nuôi cấy là môi trƣờng MS của Murashige và Skoog (1962)
Bảng 3.1: Thành phần môi trƣờng MS của Murashige và Skoog
Thành phần Dạng sử dụng Nồng độ (mg/l)
Khoáng đa lƣợng
NH4NO3
KNO3
KH2PO4
MgSO4.7H2O
CaCl2.2H2O
1650
1900
170
370
440
Khoáng vi lƣợng H3BO4
MnSO4.4H2O
CoCl2.6H2O
CuSO4.5H2O
ZnSO4.4H2O
Na2MoO4.4H2O
KI
6,2
22,3
0,025
0,025
8,6
0,25
0,83
Fe-EDTA FeSO4.7H2O
Na2EDTA.2H2O
27,8
37,3
Vitamin Myo – inositol
Nicotinic acid
Thiamine – HCl
Pyridoxine – HCl
Glycine
100
0,5
0,1
0,5
2,0
Các chất khác Đƣờng
Agar
30g/l
7,5g/l
Các chất kích thích tăng trƣởng BA
2,4-D
NAA
Tuỳ nghiệm thức
pH môi trƣờng trƣớc khi hấp: 5,7 - 5,8
3.2.4.2. Hoá chất cho thử nghiệm vi sinh
* Môi trƣờng dùng để nuôi cấy vi khuẩn: môi trƣờng cao thịt – pepton
Cao thịt : 3 g/l
Pepton : 10 g/l
NaCl : 5 g/l
Agar : 15 g/l
Nƣớc cất : 1000 ml
pH: 6,0
* Môi trƣờng dùng để nuôi cấy nấm men là môi trƣờng Sabouraud
Glucose : 40 g/l
Pepton : 20 g/l
Agar : 20 g/l
Nƣớc cất : 1000 ml
pH: 5,5 khử trùng ở 0,5 atm/30 phút
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hƣởng của nồng độ các chất điều hòa sinh
trƣởng lên sự hình thành mô sẹo cây hoa phấn
* Mục đích thí nghiệm
+ Xác định nồng độ kích thích tố BA và 2,4-D thích hợp cho sự hình thành mô
sẹo tối ƣu của cây hoa phấn.
+ Tạo nguồn nguyên liệu dùng cho thí nghiệm khảo sát hoạt tính kháng khuẩn
và kháng nấm.
* Vật liệu: Lá thật có kích thƣớc 0,5 x 0,5 cm của cây hoa phấn nảy mầm từ hạt in
vitro.
* Môi trƣờng: môi trƣờng sử dụng là môi trƣờng MS với BA 4 mg/l và 2,4-D
từ 1 – 4 mg/l, kí hiệu môi trƣờng: BD.
* Cách thực hiện:
Bảng 3.2. Nồng độ BA và 2,4-D sử dụng trong thí nghiệm 1
Kí hiệu môi trƣờng Nồng độ BA (mg/l) Nồng độ 2,4-D (mg/l)
BD0 0 0
BD1 4 1
BD2 4 2
BD3 4 3
BD4 4 4
Bố trí thí nghiệm theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên CRD (Completely
Randomized Design), 3 lần lặp lại.
+ Số nghiệm thức: 5 nghiệm thức
+ Tổng số bình môi trƣờng: 15 bình ( 1 bình/1 nghiệm thức)
+ Số mẫu cấy trên một bình: 3 mẫu
+ Thể tích môi trƣờng: 20 - 25ml/bình
*Chỉ tiêu theo dõi:
+ Tỉ lệ mẫu cấy tạo sẹo (%), theo dõi sau 25 ngày nuôi cấy.
+ Tỉ lệ sống của mô sẹo (%), theo dõi sau 30 ngày nuôi cấy.
+ Khả năng tạo phôi của mô sẹo: theo dõi sau 30 ngày nuôi cấy (có hay không
có khả năng tạo phôi).
3.3.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hƣởng của BA lên sự tạo cụm chồi từ cây
lô hội và cây hoa phấn in vitro
* Mục đích thí nghiệm
+ Xác định nồng độ kích thích tố BA thích hợp cho sự hình thành cụm chồi.
+ Tạo nguồn nguyên liệu dùng cho thí nghiệm khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và
kháng nấm.
* Vật liệu: Chồi cây lô hội in vitro và chồi cây hoa phấn nảy mầm từ hạt.
* Môi trƣờng: môi trƣờng MS với BA từ 1 - 4 mg/l
* Cách thực hiện:
Bảng 3.3. Nồng độ BA sử dụng trong thí nghiệm 2
Kí hiệu môi trƣờng Nồng độ BA (mg/l)
BA0 0
BA1 1
BA2 2
BA3 3
BA4 4
Bố trí thí nghiệm theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên CRD (Completely
Randomized Design), 3 lần lặp lại.
+ Số nghiệm thức: 5 nghiệm thức đối với mỗi loại cây
+ Tổng số bình môi trƣờng: 30 bình ( 1bình/1 nghiệm thức)
+ Số mẫu cấy trên một bình: 3 mẫu
+ Thể tích môi trƣờng: 50 - 55 ml/bình (cây lô hội).
20 - 25 ml/bình (cây hoa phấn).
* Chỉ tiêu theo dõi sau 25 ngày nuôi cấy:
+ Tỉ lệ mẫu cấy tạo cụm chồi (%)
+ Số chồi trung bình/mẫu cấy (chồi)
+ Chiều cao trung bình của chồi (cm)
3.3.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm của cây lô
hội và cây hoa phấn ngoài tự nhiên
* Mục đích: kiểm định khả năng kháng sinh của cây ngoài tự nhiên
* Vật liệu
+ Các chủng vi khuẩn: Staphylococcus, E. coli, Pseudomonas aeruginosa.
+ Nấm men Candida albicans.
+ Lá cây lô hội
+ Thân, lá, rễ cây hoa phấn
+ Môi trƣờng cấy khuẩn
+ Môi trƣờng cấy nấm
+ Dung môi sử dụng để chiết suất hoạt chất là ethanol.
*Cách thực hiện
+ Môi trƣờng khuẩn, môi trƣờng nấm
Môi trƣờng sau khi đƣợc pha và hấp khử trùng, cho vào mỗi đĩa petri có đáy
phẳng và đặt lên mặt thật phẳng để thạch có bề dày đồng nhất, khoảng 4 mm. Thể tích
môi trƣờng khoảng 15 - 20 ml/1đĩa. Để nguội ở nhiệt độ phòng thí nghiệm, nếu chƣa
sử dụng thì để trong tủ lạnh từ 4 - 80C.
+ Dịch vi khuẩn
Trên mặt thạch phân lập vi khuẩn, lấy một ít khuẩn lạc cho vào ống nghiệm
chứa 10 ml nƣớc muối sinh lý đã đƣợc hấp khử trùng . Sau đó lắc đều và so độ đục với
ống Mc. Farland (có độ đục tƣơng đƣơng 1x108 CFU/ml) trên giấy trắng có kẻ 3 vạch
ngang. Thực hiện đến khi ống nghiệm chứa dịch khuẩn có cùng độ đục với ống Mc.
Farland, ta đƣợc dịch khuẩn có nồng độ khoảng 1x108 CFU/ml.
+ Dịch nấm: thực hiện tƣơng tự dịch khuẩn
+ Trải vi khuẩn, nấm lên mặt thạch
Dùng micropipette 40 - 200 l hút 200 l dịch vi khuẩn hoặc dịch nấm bơm vào
đĩa môi trƣờng. Sau đó dùng que cấy trang vô khuẩn, trang đều trên mặt thạch sao cho
vi khuẩn hoặc nấm khuếch tán đầy và đều lên mặt thạch. Trang cho đến khi mặt thạch
khô.
+ Dịch chiết cây lô hội và cây hoa phấn
Các bộ phận đƣợc sử dụng để chiết tách đƣợc rửa sạch. Sử dụng lá lô hội, thân
lá và rễ cây hoa phấn. Cân 15 g mỗi loại, giã nát, thêm 5 ml ethanol vào. Chờ khoảng
30 - 40 phút để hiệu quả chiết suất cao.
Dùng pince gấp giấy lọc hình tròn, đƣờng kính cỡ 0,5 cm (đƣợc gọi là đĩa kháng
sinh) đã đƣợc khử trùng lên trên mặt đĩa petri đã trải khuẩn. Đĩa kháng sinh không đặt
sát nhau quá, cách thành đĩa khoảng 1 cm.
Nhỏ trực tiếp dịch chiết lên đĩa kháng sinh. Thể tích dịch chiết nhỏ lên mỗi đĩa
kháng sinh là 100 l.
Đem ủ ở nhiệt độ 370C, sau 24 giờ lấy ra theo dõi.
Số nghiệm thức: 4 nghiệm thức (cây lô hội)
4 nghiệm thức (thân, lá hoa phấn)
4 nghiệm thức (rễ hoa phấn)
Số lần lặp lại: 3 lần (mỗi chủng vi khuẩn, nấm làm 3 đĩa petri)
Tổng số đĩa petri: 36 đĩa
Số mẫu trên 1 đĩa: 3 mẫu (1 mẫu đối chứng: dung môi; 2 mẫu thí nghiệm)
* Chỉ tiêu theo dõi: đo đƣờng kính vòng kháng sinh sau 1 ngày ủ.
3.3.4. Thí nghiệm 4: Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm của mô sẹo
cây hoa phấn
* Mục đích
+ Kiểm định khả năng kháng khuẩn và kháng nấm của mô sẹo.
+ So sánh đƣợc khả năng kháng khuẩn và kháng nấm của mô sẹo, cây in vitro với cây
ngoài tự nhiên.
* Vật liệu
+ Mô sẹo cây lấy từ thí nghiệm 1
+ Các chủng vi khuẩn: Staphylococcus, E. coli, Pseudomonas aeruginosa.
+ Nấm men Candida albicans.
+ Môi trƣờng cấy khuẩn
+ Môi trƣờng cấy nấm
+ Dung môi : ethanol
* Cách thực hiện: giống thí nghiệm 3
* Chỉ tiêu theo dõi: đo đƣờng kính vòng kháng sinh sau 1 ngày ủ.
3.3.5.Thí nghiệm 5: Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của cây lô hội
và cây hoa phấn in vitro
* Mục đích
+ Kiểm định khả năng kháng khuẩn, kháng nấm của cây in vitro
+ So sánh đƣợc khả năng kháng khuẩn, kháng nấm của mô sẹo, cây in vitro với cây
ngoài tự nhiên.
* Vật liệu
+ Cây lô hội và cây hoa phấn lấy từ thí nghiệm 2
+ Các chủng vi khuẩn
+ Các chủng nấm
+ Môi trƣờng cấy khuẩn
+ Môi trƣờng cấy nấm
+ Dung môi: ethanol
*Cách thực hiện: tƣơng tự thí nghiệm 3
* Chỉ tiêu theo dõi: đo đƣờng kính vòng kháng sinh sau 1 ngày ủ.
Ghi chú: Số liệu đƣợc xử lý thống kê bằng phần mềm STATGRAPHICS (2000)
Chƣơng 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1.Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hƣởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trƣởng lên
sự hình thành mô sẹo cây hoa phấn
Bảng 4.1. Ảnh hƣởng của BA và 2,4-D lên sự hình thành mô sẹo cây hoa phấn in
vitro sau 25 ngày nuôi cấy
Nghiệm
thức
Nồng độ BA
(mg/l)
Nồng độ
2,4-D (mg/l)
Tỉ lệ mẫu cấy
tạo sẹo (%)
Tỷ lệ sống của
mô sẹo (%)
BD0 0 0 0,00
a
0,00
a
BD1 4 1 77,78
b
100,00
c
BD2 4 2 66,67
b
100,00
c
BD3 4 3 100,00
c
88,89
c
BD4 4 4 100,00
c
66,67
b
CV% 14,7% 14,22%
Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có kí tự theo sau giống nhau không có sự khác
biệt về mặt thống kê (P > 0,05).
Hình 4.1. Mô sẹo từ lá hoa phấn trên môi trƣờng MS có bổ sung BA và 2,4-D sau
25 ngày nuôi cấy.
* Nhận xét
Môi trƣờng MS với BA 4 mg/l và 2,4-D nồng độ từ 1 – 4 mg/l đều thích hợp để
tạo mô sẹo từ lá hoa phấn.
Tốt nhất là môi trƣờng MS với BA 4 mg/l và 2,4-D 3 mg/l (nghiệm thức BD3).
Đối với môi trƣờng này tỷ lệ tạo sẹo cao (100%), tỷ lệ sống của mô sẹo cũng tƣơng đối
BD3
BD1
BD4
BD0
BD2
cao (88,89%) so với các môi trƣờng nghiệm thức còn lại. Mô sẹo trên môi trƣờng này
có khả năng tạo phôi.
Đối với môi trƣờng đối chứng là môi trƣờng MS không bổ sung BA và
2,4-D (nghiệm thức BD0) thì mô lá hoa phấn không hình thành sẹo. Điều này chứng tỏ
trong mô lá hoa phấn có thể không chứa hoặc chứa rất ít cytokinin và auxin, không đủ
để kích thích sự phản phân hóa của các tế bào ở mô lá, do đó không hình thành mô sẹo
đƣợc.
Ở môi trƣờng MS với BA 4 mg/l và 2,4-D 1 mg/l (nghiệm thức BD1), hay BA 4
mg/l và 2,4-D 2 mg/l (nghiệm thức BD2) thì tỉ lệ tạo sẹo thấp, thời gian ra sẹo lâu hơn
nghiệm thức BD3 , tuy nhiên tỷ lệ sống cao (100%), có khả năng tạo phôi.
Môi trƣờng MS với BA 4 mg/l và 2,4-D 4 mg/l (nghiệm thức BD4) có tỉ lệ tạo
mô sẹo cao nhƣng có thể nồng độ auxin cao quá làm mô sẹo khô và làm giảm khả năng
sống của mô sẹo, hầu nhƣ không có khả năng tạo phôi.
4.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hƣởng của BA lên sự tạo cụm chồi từ cây lô hội và
cây hoa phấn in vitro
4.2.1. Khảo sát ảnh hƣởng của BA lên sự tạo cụm chồi từ cây lô hội in vitro
Bảng 4.2. Ảnh hƣởng của BA lên sự tạo cụm chồi cây lô hội sau 25 ngày
nuôi cấy
Nghiệm thức Tỉ lệ mẫu cấy tạo
cụm chồi (%)
Số chồi trung
bình/mẫu cấy
Chiều cao trung
bình của chồi (cm)
B0 33,33
a
2,11
a
4,02
d
B1 88,89
b
10,00
b
2,35
c
B2 88,89
b
17,00
e
2,41
c
B3 88,89
b
15,50
d
1,03
b
B4 66,67
ab
11,70
c
0,83
a
CV% 23,8% 5,45% 3,48%
Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có kí tự theo sau giống nhau không có sự khác
biệt về mặt thống kê (P > 0,05).
Hình 4.2. Cụm chồi cây lô hội trên môi trƣờng MS có bổ sung BA sau 25
ngày nuôi cấy.
* Nhận xét
Môi trƣờng thích hợp cho sự tạo cụm chồi cây lô hội là môi trƣờng MS với BA
nồng độ từ 1 - 4 mg/l.
Môi trƣờng tốt nhất cho sự tạo cụm chồi cây lô hội là môi trƣờng MS với BA 2
mg/l. Ở môi trƣờng này số chồi trung bình/mẫu cấy là lớn nhất, tỉ lệ mẫu cấy tạo cụm
Nồng độ BA = 2 mg/l
Nồng độ BA = 3 mg/l
Nồng độ BA = 4 mg/l
Nồng độ BA = 0 mg/l
Nồng độ BA = 1 mg/l
chồi cũng tƣơng đối cao (88,89%), thời gian tạo cụm chồi ngắn hơn môi trƣờng MS
với BA 3 mg/l và 4 mg/l (thể hiện ở chiều cao trung bình của chồi).
Ở môi trƣờng MS với BA 1 mg/l, mặc dù tỉ lệ tạo cụm chồi và chiều cao trung
bình tƣơng đƣơng môi trƣờng MS với BA 2 mg/l nhƣng số chồi trung bình/mẫu cấy
thấp hơn.
Tuy nhiên điều đó cũng chƣa khẳng định đƣợc nồng độ BA càng cao thì sự tạo
cụm chồi càng tốt vì với môi trƣờng MS với BA 3 mg/l và 4 mg/l thì số chồi trung
bình/mẫu cấy tƣơng đối cao nhƣng thời gian tạo cụm chồi lại rất dài. Cũng có thể chồi
bị ức chế do nồng độ BA cao.
Ở môi trƣờng đối chứng là môi trƣờng MS không bổ sung BA thì tỉ lệ tạo cụm
chồi rất thấp (33,33%), chiều cao chồi cao nhất. Có thể do không có một lƣợng
cytokinin cần thiết để ức chế ƣu thế ngọn và tạo điều kiện cho các chồi bên phát triển.
4.2.2. Khảo sát ảnh hƣởng của BA lên sự tạo cụm chồi từ cây hoa phấn
Bảng 4.3. Ảnh hƣởng của BA lên sự tạo cụm chồi cây hoa phấn sau 25
ngày nuôi cấy
Nghiệm thức Tỉ lệ mẫu cấy tạo
cụm chồi (%)
Số chồi trung
bình/mẫu cấy
Chiều cao trung
bình của chồi (cm)
B0 0,00
a
1,00
a
0,50
a
B1 77,78
b
2,20
b
1,60
d
B2 77,78
b
3,17
c
1,14
c
B3 77,78
b
2,20
b
1,13
c
B4 77,78
b
2,40
b
0,81
b
CV% 33,33% 9,8% 5,14%
Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có kí tự theo sau giống nhau không có sự khác
biệt về mặt thống kê (P > 0,05).
Hình 4.3. Cụm chồi hoa phấn dƣới tác dụng của BA sau 25 ngày nuôi cấy.
* Nhận xét
Môi trƣờng MS với BA nồng độ từ 1 – 4 mg/l có thể cảm ứng tạo cụm chồi cây
hoa phấn.
Qua bảng 4.3: trừ môi trƣờng đối chứng, các môi trƣờng nghiệm thức còn lại
đều cho tỉ lệ mẫu cấy tạo cụm chồi bằng nhau. Nghiệm thức B2 là nghiệm thức tốt nhất
vì có số chồi trung bình/mẫu cấy cao nhất và thời gian tạo cụm chồi chỉ dài hơn
nghiệm thức B1.
Trong môi trƣờng đối chứng (môi trƣờng MS), cây hoa phấn không tạo đƣợc
cụm chồi mà chỉ phát triển đƣợc một chồi ở hầu hết các mẫu cấy và thời gian phát triển
rất chậm.
Nồng độ BA = 0
mg/l
Nồng độ BA = 2 mg/l
Nồng độ BA = 3 mg/l
Nồng độ BA = 1 mg/l
Nồng độ BA = 4 mg/l
4.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm của cây lô hội và
cây hoa phấn ngoài tự nhiên
4.3.1. Thí nghiệm 3a: Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm của cây lô
hội ngoài tự nhiên
Bảng 4.4. Kết quả hoạt tính kháng sinh và đƣờng kính vòng kháng sinh của các
chất chiết thô lá cây lô hội ngoài tự nhiên
Dịch chiết Loại vi sinh vật Họat tính kháng
sinh
Đƣờng kính vòng
kháng sinh (cm)
Lá lô hội
ngoài tự
nhiên trong
ethanol
E. coli (+) 0,80
Staphylococcus (-) 0,00
Pseudomonas aeruginosa (+) 1,06
Candida albicans (-) 0,00
Hình 4.4. Vòng kháng sinh của các chất chiết thô lá lô hội đối với
các chủng vi sinh
E. coli
Staphylococcus
Pseudomonas
aeruginosa
Candida albicans
ĐC
ĐC
ĐC
ĐC
* Ghi chú:
: Vòng kháng sinh
* Nhận xét
Các chất chiết thô lá lô hội ngoài tự nhiên trong dung môi ethanol chỉ có hoạt
tính kháng sinh đối với các chủng E. coli, Pseudomonas aeruginosa. Tuy nhiên, vòng
kháng sinh này rất nhỏ và rất mờ (chỉ có thể thấy bằng mắt thƣờng, khó phân biệt khi
chụp lên ảnh).
Vòng kháng sinh đối với Pseudomonas aeruginosa lớn hơn đối với E. coli
chứng tỏ các chất chiết thô lá lô hội ngoài tự nhiên kháng Pseudomonas aeruginosa
mạnh hơn E. coli.
4.3.2. Thí nghiệm 3b: Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm của cây hoa
phấn ngoài tự nhiên.
Bảng 4.5. Kết quả hoạt tính kháng sinh và vòng kháng sinh của các chất chiết thô
thân, lá, rễ cây hoa phấn ngoài tự nhiên
Dịch chiết
Thân, lá cây hoa phấn
ngoài tự nhiên trong
ethanol
Rễ cây hoa phấn ngoài tự
nhiên trong ethanol
Các loại vi sinh vật
Hoạt tính
kháng sinh
Đƣờng kính
vòng kháng
sinh (cm)
Hoạt tính
kháng sinh
Đƣờng
kính vòng
kháng
sinh (cm)
E. coli (+) 0,80 (-) 0,00
Staphylococcus (-) 0,00 (+) 1,40
Pseudomonas aeruginosa (+) 1,03 (-) 0,00
Candida albicans (-) 0,00 (-) 0,00
Hình 4.5. Vòng kháng sinh của các chất chiết thô thân, lá cây hoa phấn đối với các
chủng vi sinh.
Hình 4.6. Vòng kháng sinh của các chất chiết thô rễ cây hoa phấn đối với các
chủng vi sinh
E. coli
Staphylococcus
Pseudomonas aeruginosa
Candida albicans
ĐC ĐC
ĐC ĐC
E. coli
Staphylococcus
Pseudomonas aeruginosa
Candida albicans
ĐC ĐC
ĐC
ĐC
* Nhận xét
Các chất chiết thô thân, lá cây hoa phấn ngoài tự nhiên trong ethanol có hoạt
tính kháng sinh đối với các chủng: E. coli, Pseudomonas aeruginosa; kháng
Pseudomonas aeruginosa mạnh hơn E. coli. Đƣờng kính các vòng kháng sinh này tuy
không có sự khác biệt nhiều so với đƣờng kính vòng kháng sinh của các chất chiết thô
từ lá lô hội ngoài tự nhiên nhƣng vòng kháng sinh rõ hơn rất nhiều. Điều đó chứng tỏ
dịch chiết thân, lá hoa phấn ngoài tự nhiên kháng các chủng E. coli và Pseudomonas
aeruginosa mạnh hơn hẳn dịch chiết lá lô hội ngoài tự nhiên.
Các chất chiết thô rễ cây hoa phấn ngoài tự nhiên trong ethanol có hoạt tính
kháng sinh với chủng Staphylococcus. Đƣờng kính vòng kháng sinh tƣơng đối lớn (1,4
cm) và rõ.
4.4.Thí nghiệm 4: Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm của mô sẹo cây hoa
phấn
Bảng 4.6. Kết quả hoạt tính kháng sinh và vòng kháng sinh của các chất chiết mô
sẹo cây hoa phấn in vitro
Dịch chiết Loại vi sinh vật
Hoạt tính
kháng sinh
Đƣờng kính vòng
kháng sinh (cm)
Mô sẹo cây hoa
phấn trong dung
môi ethanol
E. coli (+) 1,00
Staphylococcus (+) 0,80
Pseudomonas aeruginosa (+) 0,83
Candida albicans (-) 0,00
Hình 4.7. Vòng kháng sinh của các chất chiết thô mô sẹo cây hoa phấn đối với
các chủng vi sinh.
* Nhận xét
Các chất chiết thô mô sẹo hoa phấn trong ethanol có hoạt tính kháng sinh đối
với các chủng E. coli, Staphylococcus, Pseudomonas aeruginosa; kháng E. coli mạnh
hơn Staphylococcus và Pseudomonas aeruginosa. Vòng kháng sinh tƣơng đối rõ.
So với các chất chiết thô của thân, lá cây hoa phấn ngoài tự nhiên thì đƣờng
kính vòng kháng sinh của dịch chiết mô sẹo đối với chủng E. coli lớn hơn nhƣng đối
với chủng Pseudomonas aeruginosa nhỏ hơn. Vòng kháng sinh của các chất chiết thô
mô sẹo rõ hơn rất nhiều. Điều đó có thể chứng tỏ khả năng kháng của dịch chiết mô
sẹo cao hơn của dịch chiết thân, lá cây hoa phấn ngoài tự nhiên đối với 2 chủng này.
Dịch chiết mô sẹo hoa phấn và dịch chiết rễ hoa phấn kháng đƣợc chủng
Staphylococcus, còn dịch chiết thân, lá cây hoa phấn ngoài tự nhiên thì không. Do vậy,
ta có thể thay thế dịch chiết của thân, lá, rễ hoa phấn ngoài tự nhiên bằng dịch chiết mô
sẹo hoa phấn để kháng lại 3 chủng vi khuẩn trên với hiệu quả có thể cao hơn.
ĐC ĐC
Staphylococcus
Pseudomonas aeruginosa
Candida albicans
E. coli
ĐC ĐC
4.5. Thí nghiệm 5: Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm của cây lô hội và
cây hoa phấn in vitro
Bảng 4.7. Kết quả hoạt tính kháng sinh và vòng kháng sinh của chất chiết thô cây
lô hội và cây hoa phấn in vitro
Dịch chiết
Loại vi sinh vật
Cây lô hội invitro trong
ethanol
Cây hoa phấn in vitro
trong ethanol
Hoạt tính
kháng sinh
Đƣờng kính
vòng kháng
sinh (cm)
Hoạt tính
kháng
sinh
Đƣờng kính
vòng kháng
sinh (cm)
E. coli (+) 0,85 (+) 0,90
Staphylococcus (+) 0,90 (+) 0,95
Pseudomonas aeruginosa (+) 0,80 (+) 1,05
Candida albicans (-) 0,00 (-) 0,00
Hình 4.8. Vòng kháng sinh của các chất chiết thô cây lô hội in vitro đối với
các chủng vi sinh.
E. coli
Pseudomonas aeruginosa
Candida albicans
Staphylococcus
ĐC ĐC
ĐC ĐC
Hình 4.9. Vòng kháng sinh của các chất chiết thô cây hoa phấn in vitro đối với
các chủng vi sinh.
* Nhận xét
Các chất chiết thô cây lô hội in vitro và cây hoa phấn in vitro trong ethanol có
hoạt tính kháng sinh đối với các chủng E. coli, Staphylococcus, Pseudomonas
aeruginosa. Vòng kháng sinh tƣơng đối rõ và lớn.
So với các chất chiết thô cây lô hội ngoài tự nhiên thì các chất chiết thô cây lô
hội in vitro có vòng kháng sinh rõ hơn rất nhiều mặc dù đƣờng kính nhỏ hơn đối với
chủng Pseudomonas aeruginosa và dịch chiết này còn kháng đƣợc với chủng
Staphylococcus. Chứng tỏ cây lô hội in vitro có hoạt tính kháng sinh mạnh hơn cây lô
hội ngoài tự nhiên. Có thể do hàm lƣợng các chất có hoạt tính kháng sinh trong cây lô
hội in vitro cao hơn trong cây lô hội ngoài tự nhiên.
So với các chất chiết thô cây hoa phấn ngoài tự nhiên thì vòng kháng sinh của
các chất chiết thô cây hoa phấn in vitro rõ hơn và có đƣờng kính lớn hơn ( đối với
chủng E. coli), còn kháng đƣợc với chủng Staphylococcus.
E. coli
Pseudomonas aeruginosa
Candida albicans
Staphylococcus
ĐC
ĐC
ĐC
ĐC
So với các chất chiết thô mô sẹo hoa phấn thì các chất chiết thô cây hoa phấn in
vitro kháng E. coli yếu hơn, nhƣng kháng Staphylococcus, Pseudomonas aeruginosa
mạnh hơn hẳn.
Nhìn chung các chất chiết thô mô sẹo và cây in vitro trong ethanol có khả năng
kháng khuẩn tốt hơn các chất chiết thô cây ngoài tự nhiên. Có thể do các chất có hoạt
tính kháng khuẩn trong cây in vitro có hàm lƣợng cao hơn cây ngoài tự nhiên. Các chất
chiết thô trong ethanol của cây lô hội, cây hoa phấn ngoài tự nhiên và in vitro, mô sẹo
hoa phấn in vitro không có khả năng kháng lại nấm C. albicans.
Chƣơng 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
- Môi trƣờng thích hợp nhất cho sự tạo sẹo cây hoa phấn là môi trƣờng MS với
BA 4 mg/l và 2,4-D 3 mg/l.
- Môi trƣờng thích hợp nhất cho sự tạo chồi của cây lô hội và cây hoa phấn là
môi trƣờng MS với BA 2 mg/l.
- Dịch chiết trong ethanol của cây lô hội ngoài tự nhiên có khả năng kháng các
chủng vi khuẩn: E. coli, Pseudomonas aeruginosa và không kháng đƣợc chủng vi
khuẩn Staphylococcus, nấm Candida albicans. Tuy nhiên khả năng kháng rất yếu,
vòng kháng sinh rất mờ và nhỏ.
- Dịch chiết trong ethanol của cây lô hội in vitro: có khả năng kháng các chủng
vi khuẩn: E. coli, Pseudomonas aeruginosa và Staphylococcus. Khả năng kháng cao,
vòng kháng sinh tƣơng đối rõ.
- Dịch chiết trong ethanol của:
+ Thân, lá cây hoa phấn ngoài tự nhiên: có khả năng kháng các chủng vi
khuẩn: E. coli, Pseudomonas aeruginosa và không kháng đƣợc chủng vi khuẩn
Staphylococcus, nấm Candida albicans. Khả năng kháng tƣơng đối cao
+ Rễ cây hoa phấn ngoài tự nhiên: có khả năng kháng khuẩn
Staphylococcus tƣơng đối cao.
- Dịch chiết trong ethanol của mô sẹo cây hoa phấn và cây hoa phấn in vitro: có
khả năng kháng các chủng vi khuẩn: E. coli, Pseudomonas aeruginosa và
Staphylococcus. Khả năng kháng cao, vòng kháng sinh tƣơng đối rõ.
5.2. Đề nghị
Trong thời gian ngắn làm khóa luận tốt nghiệp này, những kết quả thu đƣợc chỉ
là những kết quả bƣớc đầu. Nếu có thời gian, xin đề nghị tiếp tục nghiên cứu sâu hơn
về các hoạt tính sinh học cũng nhƣ môi trƣờng nuôi cấy cây lô hội và cây hoa phấn in
vitro. Chẳng hạn nhƣ:
- Khảo sát khả năng kháng sinh của các chất chiết thô cây lô hội, cây hoa phấn
ngoài tự nhiên, cây lô hội, cây hoa phấn in vitro, mô sẹo trong các dung môi khác nhƣ:
n – hexan, ether ethylic, diclometan, ethylaxetat, butanol…
- Thử nghiệm khả năng kháng sinh của các chất chiết thô từ cây lô hội và cây
hoa phấn trên các chủng vi sinh khác nhƣ liên cầu khuẩn Streptococcus, nấm mốc
Aspergillus niger, Fusarium oxysporum…
- Tìm hiểu qui trình chiết tinh các chất có hoạt tính sinh học (nhƣ aloin trong
cây lô hội, acid ursolic trong cây hoa phấn).
- Tìm hiểu cơ chế tác dụng của các chất có hoạt tính sinh học lên các chủng vi
sinh gây bệnh để từ đó có thể tạo ra các chế phẩm sinh học thay thế thuốc kháng sinh.
- Các môi trƣờng tối ƣu để nuôi cấy cây lô hội và cây hoa phấn in vitro.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Y tế, Vụ Khoa học – Đào tạo, 2001. Vi sinh vật y học. NXB Y Học
Hà Nội.
2. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chƣơng…, 2004. Cây thuốc và
động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I, tập II. NXB Khoa Học và Kỹ Thuật Hà Nội.
3. Nguyễn Đại Hải, 2006. Nuôi cấy mô cây bắt ruồi Drosera burmanniI Vahl và
khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của chất chiết thô Plumbagin. Khóa luận tốt nghiệp kỹ
sƣ công nghệ sinh học, Đại học Nông Lâm Tp. HCM.
4. Nguyễn Đức Lƣợng và Lê Thị Thủy Tiên, 2002. Công nghệ tế bào. NXB Đại
Học Quốc Gia TP. HCM.
5. Phạm Thiệp, Lê Văn Thuần, Bùi Xuân Chƣơng, 2000. Cây thuốc, bài thuốc
và biệt dược. NXB Y học.
6.Trần Linh Thƣớc, 2005. Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực
phẩm và mỹ phẩm. NXB Giáo Dục.
7. Nguyễn Ngọc Trì, 2005. Sinh lý thực vật. Tài liệu lƣu hành nội bộ.
* Tài liệu từ internet
8. Tian B, Hua YJ, Ma XQ, Wang GL. Relationship between antibacterial
activity of aloe and its anthraquinone compounds, Department of Applied Bioscience,
Institute of Nuclear-Agricultural Sciences, Zhejiang University, Hangzhou 310029,
Zhejiang, China, 2003.
<URI:
ve&dopt=AbstractPlus&list_uids=15615409&tool=iconabstr&query_hl=8&itool=pub
med_docsum>
`
9.
10. _jalapa
11. Nguyễn Bá Huy Cƣờng. Cây nha đam, dược liệu quý.
<URI:
hold=-1&mode=flat&order=0&sid=746>
12. Yu Pan, Guo-Ping Chen, Yang Liu, Xio-Yun Wang, Xu-Quing Chen. Callus
Induction of Aloe vera L var chinensis (Haw) Berg, 2007.
<URI:
=3&jnltype=472&jnliid=1561&issueiid=51279&atliid=833568>
13. Zhihua Liao, Min Chen, Feng Tan, Xiaofen Sun and Kexuan Tang.
Microprogagation of endangered Chinese aloe, 2004.
14. X. Xu, D. Hunter, M.S. Reid. An efficient regeneration system for
four o'clocks (Mirabilis jalapa).
15.
16. Rosca-Casian O, Parvu M, Vlase L, Tamas M. Antifungal activity of Aloe
vera leaves, Department of Biology, Faculty of Biology and Geology, Babeş-Bolyai
University, 42 Republicii Street, 400015 Cluj-Napoca, Romania, 2007.
<URI:
lView&TermToSearch=17336466&ordinalpos=1&itool=EntrezSystem2.PEntrez.Pubm
ed.Pubmed_ResultsPanel.Pubmed_RVDocSum>
17. Wang H, Li F, Wang T, Li J, Li J, Yang X, Li J. Determination of aloin
content in callus of Aloe vera var. chinensis, College of Life Science, Henan Normal
University, Xinxiang 453002, 2004.
<URI:
lView&TermToSearch=15704580&ordinalpos=1&itool=EntrezSystem2.PEntrez.Pubm
ed.Pubmed_ResultsPanel.Pubmed_RVAbstractPlus>
18. Cammue BP, De Bolle MF, Terras FR, Proost P, Van Damme J, Rees SB,
Vanderleyden J, Broekaert WF. Isolation and characterization of a novel class of plant
antimicrobial peptides form Mirabilis jalapa L. seeds, F. A. Janssens Laboratory of
Genetics, Catholic University of Leuven, Heverlee, Belgium, 1992.
<URI:
lView&TermToSearch=1733929&ordinalpos=4&itool=EntrezSystem2.PEntrez.Pubme
d.Pubmed_ResultsPanel.Pubmed_RVDocSum>
PHỤ LỤC
1. Phụ lục 1
Bảng giá trị đã đƣợc biến đổi dùng phƣơng pháp arcsin của tỉ lệ tạo sẹo cây hoa
phấn
Nghiệm
thức
Số liệu thực (%) Số liệu biến đổi
BD0 0,00 0,00 0,00 0,95 0,95 0,95
BD1 100,00 66,67 66,67 89,04 54,74 54,74
BD2 66,67 66,67 66,67 54,74 54,74 54,74
BD3 100,00 100,00 100,00 89,04 89,04 89,04
BD4 100,00 100,00 100,00 89,04 89,04 89,04
Bảng phân tích thống kê tỉ lệ tạo sẹo cây hoa phấn
One-Way Analysis of Variance
--------------------------------------------------------------------------------
Data: SEOHOAPH.tlts
Level codes: SEOHOAPH.nt
Labels:
Means plot: LSD Confidence level: 95 Range test: LSD
Analysis of variance
--------------------------------------------------------------------------------
Source of variation Sum of Squares d.f. Mean square F-ratio Sig. level
--------------------------------------------------------------------------------
Between groups 15717.968 4 3929.4920 50.100 .0000
Within groups 784.327 10 78.4327
--------------------------------------------------------------------------------
Total (corrected) 16502.295 14
0 missing value(s) have been excluded.
Table of means for SEOHOAPH.tlts by SEOHOAPH.nt
--------------------------------------------------------------------------------
Stnd. Error Stnd. Error 95 % LSD
Level Count Average (internal) (pooled s) intervals for mean
--------------------------------------------------------------------------------
0 3 .950000 .000000 5.1131421 -7.108068 9.008068
1 3 66.173333 11.433333 5.1131421 58.115265 74.231401
2 3 54.740000 .000000 5.1131421 46.681932 62.798068
3 3 89.040000 .000000 5.1131421 80.981932 97.098068
4 3 89.040000 .000000 5.1131421 80.981932 97.098068
--------------------------------------------------------------------------------
Total 15 59.988667 2.286667 2.2866667 56.384989 63.592344
Tests for Homogeneity of Variances
----------------------------------
Cochran's C test: 1 P = 0
Bartlett's test: B = 0 P(0) = 0
Hartley's test: 0
Multiple range analysis for SEOHOAPH.tlts by SEOHOAPH.nt
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95 Percent LSD
Level Count Average Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
0 3 .950000 X
2 3 54.740000 X
1 3 66.173333 X
3 3 89.040000 X
4 3 89.040000 X
--------------------------------------------------------------------------------
contrast difference limits
0 - 1 -65.2233 16.1161 *
0 - 2 -53.7900 16.1161 *
0 - 3 -88.0900 16.1161 *
0 - 4 -88.0900 16.1161 *
1 - 2 11.4333 16.1161
1 - 3 -22.8667 16.1161 *
1 - 4 -22.8667 16.1161 *
2 - 3 -34.3000 16.1161 *
* denotes a statistically significant difference.
2. Phụ lục 2
Bảng giá trị đã đƣợc biến đổi dùng phƣơng pháp arcsin của tỉ lệ sống của mô
sẹo cây hoa phấn
Nghiệm
thức
Số liệu thực (%) Số liệu biến đổi
BD0 0,00 0,00 0,00 0,95 0,95 0,95
BD1 100,00 100,00 100,00 89,04 89,04 89,04
BD2 100,00 100,00 100,00 89,04 89,04 89,04
BD3 100,00 100,00 66,67 89,04 89,04 54,74
BD4 66,67 66,67 66,67 54,74 54,74 54,74
Bảng phân tích thống kê tỉ lệ sống của mô sẹo cây hoa phấn
One-Way Analysis of Variance
--------------------------------------------------------------------------------
Data: SEOHPN.tls
Level codes: SEOHPN.nt
Labels:
Means plot: LSD Confidence level: 95 Range test: LSD
Analysis of variance
--------------------------------------------------------------------------------
Source of variation Sum of Squares d.f. Mean square F-ratio Sig. level
--------------------------------------------------------------------------------
Between groups 16455.967 4 4113.9917 52.453 .0000
Within groups 784.327 10 78.4327
--------------------------------------------------------------------------------
Total (corrected) 17240.294 14
0 missing value(s) have been excluded.
Table of means for SEOHPN.tls by SEOHPN.nt
--------------------------------------------------------------------------------
Stnd. Error Stnd. Error 95 % LSD
Level Count Average (internal) (pooled s) intervals for mean
--------------------------------------------------------------------------------
0 3 .950000 .000000 5.1131421 -7.108068 9.008068
1 3 89.040000 .000000 5.1131421 80.981932 97.098068
2 3 89.040000 .000000 5.1131421 80.981932 97.098068
3 3 77.606667 11.433333 5.1131421 69.548599 85.664735
4 3 54.740000 .000000 5.1131421 46.681932 62.798068
--------------------------------------------------------------------------------
Total 15 62.275333 2.286667 2.2866667 58.671656 65.879011
Tests for Homogeneity of Variances
----------------------------------
Cochran's C test: 1 P = 0
Bartlett's test: B = 0 P(0) = 0
Hartley's test: 0
Multiple range analysis for SEOHPN.tls by SEOHPN.nt
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95 Percent LSD
Level Count Average Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
0 3 .950000 X
4 3 54.740000 X
3 3 77.606667 X
1 3 89.040000 X
2 3 89.040000 X
--------------------------------------------------------------------------------
contrast difference limits
0 - 1 -88.0900 16.1161 *
0 - 2 -88.0900 16.1161 *
0 - 3 -76.6567 16.1161 *
0 - 4 -53.7900 16.1161 *
1 - 2 0.00000 16.1161
1 - 3 11.4333 16.1161
1 - 4 34.3000 16.1161 *
2 - 3 11.4333 16.1161
* denotes a statistically significant difference.
3. Phụ lục 3
Bảng giá trị đã đƣợc biến đổi dùng phƣơng pháp arcsin của tỉ lệ mẫu cấy tạo
cụm chồi cây lô hội
Nghiệm
thức
Số liệu thực (%) Số liệu biến đổi
B0 33,33 33,33 33,33 35,26 35,26 35,26
B1 100,00 100,00 66,67 89,04 89,04 54,74
B2 100,00 100,00 66,67 89,04 89,04 54,74
B3 100,00 100,00 66,67 89,04 89,04 54,74
B4 66,67 66,67 66,67 54,74 54,74 54,74
Bảng phân tích thống kê tỉ lệ mẫu cấy tạo cụm chồi cây lô hội
One-Way Analysis of Variance
------------------------------------------------------------------------
Data: CNHADAM.tlmctc
Level codes: CNHADAM.nt
Labels:
Means plot: LSD Confidence level: 95 Range test: LSD
Analysis of variance
-------------------------------------------------------------------------
Source of variation Sum of Squares d.f. Mean square F-ratio Sig. level
-------------------------------------------------------------------------
Between groups 4396.7066 4 1099.1766 4.671 .0219
Within groups 2352.9800 10 235.2980
-------------------------------------------------------------------------
Total (corrected) 6749.6866 14
0 missing value(s) have been excluded.
Table of means for CNHADAM.tlmctc by CNHADAM.nt
-------------------------------------------------------------------------
Stnd. Error Stnd. Error 95 % LSD
Level Count Average (internal) (pooled s) intervals for mean
-------------------------------------------------------------------------
0 3 35.260000 .000000 8.8562219 21.303017 49.216983
1 3 77.606667 11.433333 8.8562219 63.649683 91.563650
2 3 77.606667 11.433333 8.8562219 63.649683 91.563650
3 3 77.606667 11.433333 8.8562219 63.649683 91.563650
4 3 54.740000 .000000 8.8562219 40.783017 68.696983
-------------------------------------------------------------------------
Total 15 64.564000 3.960623 3.9606228 58.322247 70.805753
Tests for Homogeneity of Variances
----------------------------------
Cochran's C test: 0.333333 P = 0.987654
Bartlett's test: B = 1.10379E6 P(115.153) = 0
Hartley's test: 5.1784E30
Multiple range analysis for CNHADAM.tlmctc by CNHADAM.nt
------------------------------------------------------------------------
Method: 95 Percent LSD
Level Count Average Homogeneous Groups
------------------------------------------------------------------------
0 3 35.260000 X
4 3 54.740000 XX
1 3 77.606667 X
2 3 77.606667 X
3 3 77.606667 X
-------------------------------------------------------------------------
contrast difference limits
0 - 1 -42.3467 27.9140 *
0 - 2 -42.3467 27.9140 *
0 - 3 -42.3467 27.9140 *
0 - 4 -19.4800 27.9140
1 - 2 0.00000 27.9140
1 - 3 0.00000 27.9140
1 - 4 22.8667 27.9140
2 - 3 0.00000 27.9140
* denotes a statistically significant difference.
4. Phụ lục 4: Bảng phân tích thống kê số chồi trung bình/mẫu cấy cây lô hội
One-Way Analysis of Variance
-----------------------------------------------------------------------
Data: CHOINDAM.sctbtmc
Level codes: CHOINDAM.nt
Labels:
Means plot: LSD Confidence level: 95 Range test: LSD
Analysis of variance
------------------------------------------------------------------------
Source of variation Sum of Squares d.f. Mean square F-ratio Sig. level
------------------------------------------------------------------------
Between groups 409.28664 4 102.32166 272.089 .0000
Within groups 3.76060 10 .37606
------------------------------------------------------------------------
Total (corrected) 413.04724 14
0 missing value(s) have been excluded.
Table of means for CHOINDAM.sctbtmc by CHOINDAM.nt
------------------------------------------------------------------------
Stnd. Error Stnd. Error 95 % LSD
Level Count Average (internal) (pooled s) intervals for mean
-------------------------------------------------------------------------
0 3 2.110000 .0585947 .3540527 1.552030 2.667970
1 3 10.000000 .2886751 .3540527 9.442030 10.557970
2 3 17.000000 .5773503 .3540527 16.442030 17.557970
3 3 15.500000 .2886751 .3540527 14.942030 16.057970
4 3 11.700000 .3511885 .3540527 11.142030 12.257970
-------------------------------------------------------------------------
Total 15 11.262000 .1583372 .1583372 11.012468 11.511532
Tests for Homogeneity of Variances
----------------------------------
Cochran's C test: 0.53183 P = 0.240206
Bartlett's test: B = 1.99468 P(5.75403) = 0.218286
Hartley's test: 97.0874
Multiple range analysis for CHOINDAM.sctbtmc by CHOINDAM.nt
------------------------------------------------------------------------
Method: 95 Percent LSD
Level Count Average Homogeneous Groups
------------------------------------------------------------------------
0 3 2.110000 X
1 3 10.000000 X
4 3 11.700000 X
3 3 15.500000 X
2 3 17.000000 X
------------------------------------------------------------------------
contrast difference limits
0 - 1 -7.89000 1.11594 *
0 - 2 -14.8900 1.11594 *
0 - 3 -13.3900 1.11594 *
0 - 4 -9.59000 1.11594 *
1 - 2 -7.00000 1.11594 *
1 - 3 -5.50000 1.11594 *
1 - 4 -1.70000 1.11594 *
2 - 3 1.50000 1.11594 *
* denotes a statistically significant difference.
5. Phụ lục 5: Bảng phân tích thống kê chiều cao trung bình của chồi lô hội in vitro
One-Way Analysis of Variance
------------------------------------------------------------------------
Data: CHOINDAM.cctb
Level codes: CHOINDAM.nt
Labels:
Means plot: LSD Confidence level: 95 Range test: LSD
Analysis of variance
------------------------------------------------------------------------
Source of variation Sum of Squares d.f. Mean square F-ratio Sig. level
-------------------------------------------------------------------------
Between groups 19.796640 4 4.9491600 903.131 .0000
Within groups .054800 10 .0054800
-------------------------------------------------------------------------
Total (corrected) 19.851440 14
0 missing value(s) have been excluded.
Table of means for CHOINDAM.cctb by CHOINDAM.nt
------------------------------------------------------------------------
Stnd. Error Stnd. Error 95 % LSD
Level Count Average (internal) (pooled s) intervals for mean
------------------------------------------------------------------------
0 3 4.0200000 .0305505 .0427395 3.9526446 4.0873554
1 3 2.3500000 .0404145 .0427395 2.2826446 2.4173554
2 3 2.4100000 .0472582 .0427395 2.3426446 2.4773554
3 3 1.0300000 .0351188 .0427395 .9626446 1.0973554
4 3 .8300000 .0556776 .0427395 .7626446 .8973554
------------------------------------------------------------------------
Total 15 2.1280000 .0191137 .0191137 2.0978777 2.1581223
Tests for Homogeneity of Variances
----------------------------------
Cochran's C test: 0.339416 P = 0.952099
Bartlett's test: B = 1.09335 P(0.743694) = 0.945833
Hartley's test: 3.32143
Multiple range analysis for CHOINDAM.cctb by CHOINDAM.nt
------------------------------------------------------------------------
Method: 95 Percent LSD
Level Count Average Homogeneous Groups
------------------------------------------------------------------------
4 3 .8300000 X
3 3 1.0300000 X
1 3 2.3500000 X
2 3 2.4100000 X
0 3 4.0200000 X
-------------------------------------------------------------------------
contrast difference limits
0 - 1 1.67000 0.13471 *
0 - 2 1.61000 0.13471 *
0 - 3 2.99000 0.13471 *
0 - 4 3.19000 0.13471 *
1 - 2 -0.06000 0.13471
1 - 3 1.32000 0.13471 *
1 - 4 1.52000 0.13471 *
2 - 3 1.38000 0.13471 *
* denotes a statistically significant difference.
6. Phụ lục 6
Bảng giá trị đã đƣợc biến đổi dùng phƣơng pháp arcsin của tỉ lệ mẫu cấy tạo
cụm chồi cây hoa phấn
Nghiệm
thức
Số liệu thực (%) Số liệu biến đổi
B0 0,00 0,00 0,00 0,95 0,95 0,95
B1 100,00 66,67 66,67 89,04 54,74 54,74
B2 66,67 66,67 66,67 54,74 54,74 54,74
B3 100,00 100,00 100,00 89,04 89,04 89,04
B4 100,00 100,00 100,00 89,04 89,04 89,04
Bảng phân tích thống kê tỉ lệ mẫu cấy tạo cụm chồi cây hoa phấn in vitro.
One-Way Analysis of Variance
-------------------------------------------------------------------------
Data: HOAPHAN.tlmctc
Level codes: HOAPHAN.nt
Labels:
Means plot: LSD Confidence level: 95 Range test: LSD
Analysis of variance
-------------------------------------------------------------------------
Source of variation Sum of Squares d.f. Mean square F-ratio Sig. level
-------------------------------------------------------------------------
Between groups 10209.800 4 2552.4499 8.136 .0035
Within groups 3137.307 10 313.7307
------------------------------------------------------------------------
Total (corrected) 13347.106 14
0 missing value(s) have been excluded.
Table of means for HOAPHAN.tlmctc by HOAPHAN.nt
------------------------------------------------------------------------
Stnd. Error Stnd. Error 95 % LSD
Level Count Average (internal) (pooled s) intervals for mean
------------------------------------------------------------------------
0 3 .950000 .000000 10.226284 -15.166136 17.066136
1 3 66.173333 11.433333 10.226284 50.057197 82.289469
2 3 66.173333 11.433333 10.226284 50.057197 82.289469
3 3 66.173333 11.433333 10.226284 50.057197 82.289469
4 3 66.173333 11.433333 10.226284 50.057197 82.289469
------------------------------------------------------------------------
Total 15 53.128667 4.573333 4.573333 45.921312 60.336022
Tests for Homogeneity of Variances
----------------------------------
Cochran's C test: 0.25 P = 1
Bartlett's test: B = 5.8668E6 P(129.873) = 0
Hartley's test: 2.12107E34
Multiple range analysis for HOAPHAN.tlmctc by HOAPHAN.nt
------------------------------------------------------------------------
Method: 95 Percent LSD
Level Count Average Homogeneous Groups
------------------------------------------------------------------------
0 3 .950000 X
1 3 66.173333 X
2 3 66.173333 X
3 3 66.173333 X
4 3 66.173333 X
------------------------------------------------------------------------
contrast difference limits
0 - 1 -65.2233 32.2323 *
0 - 2 -65.2233 32.2323 *
0 - 3 -65.2233 32.2323 *
0 - 4 -65.2233 32.2323 *
1 - 2 0.00000 32.2323
1 - 3 0.00000 32.2323
1 - 4 0.00000 32.2323
2 - 3 0.00000 32.2323
* denotes a statistically significant difference.
7. Phụ lục 7: Bảng phân tích thống kê số chồi trung bình/mẫu cấy cây hoa phấn
in vitro.
One-Way Analysis of Variance
------------------------------------------------------------------------
Data: CHHPHAN.SCTBTMC
Level codes: CHHPHAN.NT
Labels:
Means plot: LSD Confidence level: 95 Range test: LSD
Analysis of variance
------------------------------------------------------------------------
Source of variation Sum of Squares d.f. Mean square F-ratio Sig. level
------------------------------------------------------------------------
Between groups 7.2621600 4 1.8155400 39.349 .0000
Within groups .4614000 10 .0461400
------------------------------------------------------------------------
Total (corrected) 7.7235600 14
0 missing value(s) have been excluded.
Table of means for CHHPHAN.SCTBTMC by CHHPHAN.NT
------------------------------------------------------------------------
Stnd. Error Stnd. Error 95 % LSD
Level Count Average (internal) (pooled s) intervals for mean
------------------------------------------------------------------------
0 3 1.0000000 .0000000 .1240161 .8045565 1.1954435
1 3 2.2000000 .0577350 .1240161 2.0045565 2.3954435
2 3 3.1700000 .0152753 .1240161 2.9745565 3.3654435
3 3 2.2000000 .1732051 .1240161 2.0045565 2.3954435
4 3 2.4000000 .2081666 .1240161 2.2045565 2.5954435
------------------------------------------------------------------------
Total 15 2.1940000 .0554617 .0554617 2.1065950 2.2814050
Tests for Homogeneity of Variances
----------------------------------
Cochran's C test: 0.563502 P = 0.181509
Bartlett's test: B = 2.66768 P(8.12034) = 0.043589
Hartley's test: 185.714
Multiple range analysis for CHHPHAN.SCTBTMC by CHHPHAN.NT
-----------------------------------------------------------------------
Method: 95 Percent LSD
Level Count Average Homogeneous Groups
------------------------------------------------------------------------
0 3 1.0000000 X
1 3 2.2000000 X
3 3 2.2000000 X
4 3 2.4000000 X
2 3 3.1700000 X
------------------------------------------------------------------------
contrast difference limits
0 - 1 -1.20000 0.39089 *
0 - 2 -2.17000 0.39089 *
0 - 3 -1.20000 0.39089 *
0 - 4 -1.40000 0.39089 *
1 - 2 -0.97000 0.39089 *
1 - 3 0.00000 0.39089
1 - 4 -0.20000 0.39089
2 - 3 0.97000 0.39089 *
* denotes a statistically significant difference.
8. Phụ lục 8: Bảng phân tích thống kê chiều cao trung bình của chồi hoa phấn in vitro
One-Way Analysis of Variance
------------------------------------------------------------------------
Data: CHPHAN.CCTB
Level codes: CHPHAN.NT
Labels:
Means plot: LSD Confidence level: 95 Range test: LSD
Analysis of variance
------------------------------------------------------------------------
Source of variation Sum of Squares d.f. Mean square F-ratio Sig. level
------------------------------------------------------------------------
Between groups 2.0283600 4 .5070900 178.553 .0000
Within groups .0284000 10 .0028400
-------------------------------------------------------------------------
Total (corrected) 2.0567600 14
0 missing value(s) have been excluded.
Table of means for CHPHAN.CCTB by CHPHAN.NT
------------------------------------------------------------------------
Stnd. Error Stnd. Error 95 % LSD
Level Count Average (internal) (pooled s) intervals for mean
------------------------------------------------------------------------
0 3 .5000000 .0000000 .0307679 .4515112 .5484888
1 3 1.6000000 .0577350 .0307679 1.5515112 1.6484888
2 3 1.1400000 .0305505 .0307679 1.0915112 1.1884888
3 3 1.1300000 .0057735 .0307679 1.0815112 1.1784888
4 3 .8100000 .0208167 .0307679 .7615112 .8584888
------------------------------------------------------------------------
Total 15 1.0360000 .0137598 .0137598 1.0143151 1.0576849
Tests for Homogeneity of Variances
----------------------------------
Cochran's C test: 0.704225 P = 0.0382661
Bartlett's test: B = 2.12795 P(6.24961) = 0.100078
Hartley's test: 100
Multiple range analysis for CHPHAN.CCTB by CHPHAN.NT
-------------------------------------------------------------------------
Method: 95 Percent LSD
Level Count Average Homogeneous Groups
------------------------------------------------------------------------
0 3 .5000000 X
4 3 .8100000 X
3 3 1.1300000 X
2 3 1.1400000 X
1 3 1.6000000 X
------------------------------------------------------------------------
contrast difference limits
0 - 1 -1.10000 0.09698 *
0 - 2 -0.64000 0.09698 *
0 - 3 -0.63000 0.09698 *
0 - 4 -0.31000 0.09698 *
1 - 2 0.46000 0.09698 *
1 - 3 0.47000 0.09698 *
1 - 4 0.79000 0.09698 *
2 - 3 0.01000 0.09698
* denotes a statistically significant difference.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LE THI BICH UYEN.pdf