Khóa luận Mô tả quy trình thẩm định vay vốn và vai trò của nó đối với việc quản lý tín dụng tại ngân hàng

CHƯƠNG I GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế hiện đại, nhất là trong nền kinh tế thị trường cần thiết có sự tồn tại và phát triển của Tín dụng. Cần phải điều hòa vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu nhằm đáp ứng nhu cầu vốn giữa các thành viên trong xã hội. Nhu cầu vốn của các cá nhân và tổ chức ngày càng phong phú hơn. Các doanh nghiệp yêu cầu cung cấp dịch vụ tài chính tốt hơn, các công ty đa quốc gia cũng muốn có các dịch vụ tài chính trong nước hỗ trợ cho vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của mình. Điều này thúc đẩy sự hình thành các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, cũng như thúc đẩy sự phát triển của các ngân hàng trong nước mở rộng qui mô và chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp trong nước. Các loại hình và chủ thể tham gia vào quan hệ tín dụng cũng ngày càng nhiều. Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chính của tất cả các ngân hàng nói chung cũng như của chi nhánh Ngân hàng Công Thương (NHCT) tỉnh An Giang nói riêng. Đây là một hoạt động phức tạp và chứa nhiều rủi ro. Tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo những tiêu thức phân loại khác nhau.Và dù với tiêu thức phân lọai nào thì các ngân hàng đều cần xác định cho mình một quy trình tín dụng riêng. Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. Việc thiết lập và không ngừng hòan thiện quy trình này có ý nghĩa rất quan trọng với ngân hàng. Nếu hoạt động chủ quan, duy ý chí sẽ dẫn đến những tổn thất nặng nề cho ngân hàng. Do đó để đưa ra quyết định đúng đắn khi xét duyệt cho vay đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí cho Ngân hàng cùng khách hàng, đảm bảo an tòan vốn trong kinh doanh thì hoạt động tín dụng phải tuân thủ nghiêm ngặt trình cấp tín dụng. Hầu hết các ngân hàng đều tự thiết kế cho mình một quy trình tín dụng cụ thể. Quy trình tín dụng thông thường gồm các bước: lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng; thẩm định tín dụng (Phân tích tín dụng); Quyết định tín dụng; Giải ngân. Trong bước phân tích tín dụng nhiệm vụ của ngân hàng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hòan trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi. Đây là khâu cực kỳ quan trọng trong quy trình tín dụng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến khâu sau: quyết định tín dụng – cho vay hay không. Việc hiểu rõ quy trình thẩm định tín dụng sẽ giúp ngân hàng tránh những sai sót không đáng có. Đồng thời cung cấp thông tin cho những khách hàng có nhu cầu vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương tỉnh An Giang hiểu rõ quy trình thẩm định vay vốn có những yêu cầu về hồ sơ pháp lý như thế nào để khách hàng tự bổ sung trong hồ sơ vay vốn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả khách hàng lẫn ngân hàng. Do đó, “Mô tả quy trình thẩm định vay vốn và vai trò của nó đối với việc quản lý tín dụng tại ngân hàng” là một vấn đề cần phải được nghiên cứu.

pdf84 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1998 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Mô tả quy trình thẩm định vay vốn và vai trò của nó đối với việc quản lý tín dụng tại ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một phương án hoặc dự án mà khách hàng đã xuất trình. Qua quá trình thẩm định Mô tả quy trình thẩm định vay vốn tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh An Giang 53 ngân hàng sẽ có cái nhìn khách quan về khách hàng với những chứng cứ và lý lẽ khoa học từ đó đánh giá chính xác về khả năng trả nợ của khách hàng. Thẩm định tín dụng do cán bộ thẩm định thực hiện trước khi lập tờ trình thẩm định trình lên cho lãnh đạo có thẩm quyền xét duyệt cho vay. Chất lượng của công tác thẩm định có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ chính xác của quyết định cho vay. Đồng thời, tính quan trọng của khoản vay, giá trị vay lớn hay nhỏ cũng ảnh hưởng đến công tác thẩm định. Thông thường những khoản vay dài hạn hoặc những khoản vay có giá trị lớn đòi hỏi công tác thẩm định phải được tiến hành chi tiết và kỹ lưỡng hơn những khoản vay ngắn hạn với giá trị nhỏ. Mỗi đối tượng khách hàng với các ngành nghề khác nhau sẽ được thẩm định chi tiết ở những khoản mục khác nhau. Khách hàng mới sẽ được thẩm định kĩ càng hơn khách hàng truyền thống. => Do đó có thể nói, thẩm định tín dụng là một trong những khâu quan trọng nhất trong quy trình tín dụng. Nó giúp đánh giá được mức độ tin cậy của phương án/ dự án mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn; giúp phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi xét duyệt cho vay; giúp cán bộ tính dụng và lãnh đạo ngân hàng có căn cứ ra quyết định tránh đựơc 2 sai lầm cơ bản là: cấp tín dụng cho khách hàng xấu và từ chối cấp tín dụng cho khách hàng tốt. Khi tiến hành thẩm định điều mà các cán bộ tín dụng luôn đặc biệt chú trọng đó là phải thu thập được thông tin có chất lượng từ nhiều nguồn khác nhau. Phần lớn thông tin ngân hàng có được lả thông tin do khách hàng cung cấp. Nguồn thông tin này có nhược điểm là mức độ tin cậy không cao. Vì khi lập dự án hay các báo cáo tài chính nộp cho ngân hàng, khách hàng luôn mong muốn đựơc vay vốn nên không thể tránh khỏi tình trạng thổi phồng và dẫn đến ước lượng lạc quan về hịêu quả kinh tế của dự án. Để khắc phục nhược điểm này. Ngân hàng thường sử dụng thêm thông tin từ các nguồn khác như: Thông tin lưu trữ tại ngân hàng; thông tin từ các ngân hàng khác; thông tin từ các công ty chuyên nghiên cứu thị trường; thông tin từ đối thủ cạnh tranh của khách hàng; thông tin từ các tổ chức chuyên thu thập và cung cấp thông tin; thông tin từ các phương tiện truyền thông;….. Thông tin lưu trữ tại ngân hàng là thông tin mà ngân hàng đã thu thập trước đây nếu khách hàng đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng trước đây. Nguồn thông tin này rất quan trọng vì nó đã qua kiểm chứng và đáng tin cậy nhất. Nó giúp tiết kiệm khá nhiều thời gian và chi phí cho việc thẩm định. Việc thẩm định cho vay bao gồm: (1) Thẩm định về khách hàng vay vốn (Hồ sơ pháp lý, Tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, Tình hình tài chính, Tình hình quan hệ tín dụng); (2) Thẩm định phương án, dự án sản xuất kinh doanh và nhu cầu vốn của khách hàng (Hồ sơ liên quan, Thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, Phương diện tài chính của dự án/ phương án, Rủi ro dự kiến và phương án khắc phục, Bảo đảm tiền vay, Dự kiến lợi ích của ngân hàng khi xét duyệt cho vay) Mục tiêu thẩm định khách hàng vay vốn là đánh giá tư cách pháp nhân, tính hợp pháp và mức độ tin cậy đối với những thủ tục vay mà khách hàng phải tuân thủ. Đôi khi có những khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh và phương án sản xuất kinh doanh khả thi nhưng khả năng thu hồi nợ thấp vì họ không sẵn lòng trả nợ. Những khách hàng này thường có khuynh hướng đánh lừa cán bộ thẩm định bằng cách che đậy, gây nhiễu thông tin khiến cho cán bộ thẩm định đánh giá không chính xác về khả năng trả nợ của họ. Trong quy trình thẩm định tín dụng tại ngân hàng Công thương có áp dụng mô hình 6Cs để phân tích thái độ của khách hàng trong việc trả nợ vay. Mô hình này tập trung vào một số đức tính của khách hàng hình thành nhóm phân tích bao gồm: đánh giá tư cách của khách hàng vay vốn (Character); đánh giá năng lực của khách hàng (Capacity); Mô tả quy trình thẩm định vay vốn tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh An Giang 54 vốn riêng của khách hàng (Capital); tài sản đảm bảo nợ vay (Collateral); điều kiện trả nợ (Conditions); kiểm soát (Control). Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng là quá trình sử dụng các báo cáo tài chính của doanh nghiệp để phân tích và đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp để đo lường khả năng trả nợ của khách hàng. Từ đó có cơ sở đưa ra quyết định hợp lý. Thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp được tập trung vào 3 nội dung: (1) thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính; (2) phân tích các tỷ số tài chính; (3) đánh giá chung tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc thẩm định cần thiết cho ngân hàng đồng thời cũng có lợi cho khách hàng. Đối với khách hàng, khi được xác nhận có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ giúp cho khách hàng yên tâm rằng họ sẽ được trả cho đến khi tới hạn, do đó giữ được cam kết cũng như uy tín với ngân hàng. Về phía ngân hàng, khi nhận các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp ngân hàng đều hiểu rằng đây là báo cáo do nội bộ doanh nghiệp soạn thảo nên không tránh đựơc trường hợp thổi phồng, độ tin cậy không cao. Ngân hàng luôn mong nhận được các báo cáo đã qua kiểm toán vì như vậy mức độ tin cậy sẽ cao hơn. Nhưng thực tế cho thấy rằng đại đa số các trường hợp khách hàng đều không đáp ứng đựơc yêu cầu này hoặc cung cấp các báo cáo đã qua kiểm toán thì thường lạc hậu theo thời gian. Vì vậy thẩm định tình hình tài chính của khách hàng là cần thiết. Trong điều kiện của Việt Nam việc phân tích các báo cáo tài chính còn một số hạn chế nhất định. Như việc phân tích báo cáo tài chính hoàn toàn dựa vào số liệu và thông tin rút ra từ các báo cáo tài chính nên nếu các số liệu này thiếu chính xác thì những kết luận rút ra từ phân tích chắc chắn sẽ bị sai lệch. Đặc bịêt do điều kiện và trình độ tổ chức hệ thống thông tin tài chính của bản thân doanh nghiệp nói riêng, của toàn nền kinh tế nước ta nói chung còn nhiều hạn chế, thông tin về các tỷ số bình quân của ngành để làm cơ sở so sánh còn nhiều hạn chế. Vì thế trong quá trình phân tích cán bộ thẩm định cần đặc biệt chú ý 1 số khoản mục. Đối với khoản mục tính thanh khoản hiện thời có tính cả hàng tồn kho trong giá trị tài sản lưu động đảm bảo cho nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, trong thực tế tính thanh khoản của hàng tốn kho thấp hơn các tài khoản khác như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, chứng khoán ngắn hạn, khoản phải thu vì hàng tồn kho phải mất thời gian và chi phí tiêu thụ mới có thể chuyển thành tiền. Vì vậy, thông thường hệ số thanh khoản nhanh được ưu tiên phân tích hơn. Nhóm tỷ số: khả năng thanh khỏan, hệ số nợ và hệ số trang trãi lãi vay được quan tâm hàng đầu khi phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thì vì nhóm tỷ số này trực tiếp đo lường khả năng thanh toán nợ và lãi của khách hàng. Tuy nhiên, để phục vụ cho việc thẩm định mang tính chính xác cao, hỗ trợ cho việc ra đề xuất kiến nghị trình ban lãnh đạo mang tính thuyết phục cao thì thông thường cán bộ thẩm định sẽ tiến hành phân tích thêm nhóm hệ số hiệu quả hoạt động để hiểu hơn về hoạt động của khách hàng. Khách hàng phải lập và nộp cho ngân hàng phương án sản xuất kinh doanh của mình để ngân hàng có cơ sở đánh giá khả năng hòan trả vốn vay của khách hàng. Do vậy, khi lập phương án/dự án khách hàng có khuynh hướng thổi phồng doanh thu giảm chi phí sao cho mới nhìn vào phương án/dự án rất khả thi và có hiệu quả cao. Chính vì thế cần phân tích và thẩm định lại phương án/dự án xem mức độ tin cây như thế nào. Khi tiến hành phân tích phương án/dự án sản xuất kinh doanh cán bộ thẩm định lưu ý bốn khỏan mục cần phân tích đó là: Thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm; Phương diện tài chính của dự án/ phương án; Những rủi ro dự kiến và phương án khắc phục; Mô tả quy trình thẩm định vay vốn tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh An Giang 55 Phương thức bảo đảm tiền vay. Để phân tích tốt tình hình thị trường đòi hỏi cán bộ thẩm định phải am hiểu tình hình thị trường của sản phẩm hoặc ngành mà khách hàng đang hoạt động. Am hiểu về nhu cầu thị trường, giá cả, thị phần của khách hàng. Cán bộ thẩm định cần đặc biệt chú trọng đến các khỏan mục chi phí. Nhận ra khỏan mục chi phí nào là hợp lý, khỏan mục nào không. Vì khi lập phương án/dư án khách hàng có xu hướng làm giảm các khỏan mục chi phí sao cho tiết kiệm giá thành để chứng tỏ phương án sản xuất kinh doanh đó là khả thi, hiệu quả. Để phân tích khỏan mục này đòi hỏi càn bộ tín dụng phải am hiểu về kế tóan quản trị, kế tóan chi phí và cách tính giá thành sản phẩm. Đôi khi, do đứng trên góc độ kế tóan khác nhau có thể dẫn đến kết luận rất khác nhau đối với 1 vài khỏan mục như: Chi phí khấu hao; chi phí tồn kho. Tại ngân hàng Công Thương kết quả thẩm định sẽ được cán bộ thẩm định phát biểu chính thức thông qua tờ trình Thẩm định cho vay và Thẩm định rủi ro tín dụng. Kết quả này chỉ cho thấy cách nhìn về khả năng trả nợ của khách hàng một cách khách quan, hợp lý trên cơ sở cụ thể chứ không chắc chắn rằng khách hàng sẽ trả được nợ vay. Do đó, “thẩm định tín dụng chỉ có khả năng làm giảm thiểu ở mức thấp nhất sai lầm chứ không loại bỏ được sai lầm” – trích nhận định của ThS Nguyễn Minh Kiều, sách Tín dụng và thẩm định tín dụng, NXB Tài Chính, 2008, trang 230. Tóm lại Thẩm định tín dụng là quá trình thu thập, xử lý thông tin một cách khoa học nhằm hiểu rõ thêm về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh để phục vụ cho việc ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. Khâu thẩm định gồm có thẩm định cho vay và thẩm định rủi ro tín dụng. Việc thẩm định cho vay do cán bộ và lãnh đạo phòng kinh doanh dịch vụ, phòng khách hàng, phòng giao dịch, điểm giao dịch thực hiện. Việc thẩm định rủi ro tín dụng do cán bộ và lãnh đạo phòng Quản lý rủi ro tín dụng đầu tư, phòng (tổ) quản lý rủi ro thực hiện. Việc thẩm định cho vay bao gồm: (1) Thẩm định về khách hàng vay vốn; (2) Thẩm định phương án, dự án sản xuất kinh doanh và nhu cầu vốn của khách hàng. Việc thẩm định rủi ro tín dụng bao gồm: (1) Thẩm định về khách hàng vay vốn; (2) Thẩm định phương án, dự án sản xuất kinh doanh và nhu cầu vốn của khách hàng. Có thể nói, thẩm định tín dụng là một trong những khâu quan trọng nhất trong quy trình tín dụng. Nó giúp đánh giá được mức độ tin cậy của phương án/dự án mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn; giúp phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi xét duyệt cho vay; giúp cán bộ tính dụng và lãnh đạo ngân hàng có căn cứ ra quyết định tránh đựơc 2 sai lầm cơ bản là: cấp tín dụng cho khách hàng xấu và từ chối cấp tín dụng cho khách hàng tốt. Tuy nhiên, “thẩm định tín dụng chỉ có khả năng làm giảm thiểu ở mức thấp nhất sai lầm chứ không loại bỏ được sai lầm”. Mô tả quy trình thẩm định vay vốn tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh An Giang 56 CHƯƠNG VI PHÂN TÍCH HỒ SƠ MẪU Chương 5 đã mô tả quy trình thẩm định cơ bản, các buớc thẩm định cụ thể cũng như nêu ra vai trò của nó trong việc quản lý tín dụng tại ngân hàng. Chương này sẽ tiến hành phân tích 1 tình huống cụ thể của 1 khách hàng khi đến vay vốn tại ngân hàng Công Thương chi nhánh An Giang để minh họa cho quy trình đã được nêu ra. 24 Góc độ phân tích xuất phát từ vị trí của 1 cán bộ thẩm định thụ lý hồ sơ vay của doanh nghiệp A, lập và trình tờ trình thẩm định cho lãnh đạo xem xét và quyết định. Chương này gồm: (1) Thẩm định về khách hàng vay vốn; (2) Thẩm định phương án, dự án sản xuất kinh doanh. 6.1. Thẩm định về khách hàng vay vốn 6.1.1. Thẩm định điều kiện vay vốn Giới thiệu khách hàng • Tên khách hàng: Công ty TNHH A • Trụ sở giao dịch: Số…, đường…, phường…, Tp Long Xuyên, Tỉnh An Giang • Ngành nghề sản xuất kinh doanh: kinh doanh thiết bị thu thanh, thu hình, hàng điện gia dụng • Người đại diện: bà A Chức vụ: Giám Đốc CMND số: …….do Công an An Giang cấp ngày …….. • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ………….do sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh An Giang cấp ngày ………. • Vốn điều lệ: 1tỷ (VNĐ) • Vốn đăng ký kinh doanh đến thời điểm gần nhất: 2.039.784.463 đ (31/12/07) • Cơ cấu, mô hình tổ chức: là công ty được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp và các Luật có liên quan; có tư cách pháp nhân; hạch tóan độc lập; giám đốc công ty là người đại diện theo pháp luật và trực tiếp điều hành tòan bộ hoạt động kinh doanh của công ty. • Bộ máy quản lý: Cơ cấu bộ máy quản lý gồm Giám đốc, phó giám đốc và kế tóan trưởng. Giám đốc công ty là người có kinh nghịêm trong lĩnh vực kinh doanh, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty ổn định. • Tổng số lao động: 5 người • Sơ lượt lịch sử hình thành và phát triển: Công ty đăng ký kinh doanh ngày ...Tính đến nay công ty đã hoạt động trên 10năm, tình hình kinh doanh ổn định. Khách hàng vay vốn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gửi cho NHCT 24 Tên và địa chỉ của khách hàng đã được thay đổi do yêu cầu bảo mật của Ngân hàng Công Thương chi nhánh An Giang Mô tả quy trình thẩm định vay vốn tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh An Giang 57 =>Về hồ sơ khách hàng và tư cách khách hàng: đầy đủ theo quy định của pháp luật và của ngân hàng, năng lực pháp lý đầy đủ. 6.1.2. Thẩm định hồ sơ pháp lý Hồ sơ pháp lý công ty TNHH A cung cấp gồm có: • CMND của ông A, bà B • 1 sổ Hộ khẩu gia đình • Điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn A (07/12/2006) • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty ngày 14/12/06 => Khách hàng có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và hòan toàn chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. 6.1.3. Thẩm định hồ sơ về khỏan vay Hồ sơ vay vốn công ty cung cấp cho ngân hàng bao gồm các thông tin: • Giấy đề nghị vay vốn với các thông tin cơ bản về công ty. ο Thông tin về khách hàng và công ty (như đã trình bày trong mục 6.1.1) ο Tổng nhu cầu vốn để thực hiện phương án là: 3.088.200.000đồng ο Vốn chủ sở hữu: 1.588.200.000đ ο Vốn vay: 1.500.000.000đ ο Mục đích kinh doanh: kinh doanh thiết bị thu thanh, thu hình, hàng điện gia dụng,… ο Thời hạn xin vay: 12tháng ο Lãi suất vay: 1.35%/tháng ο Hình thức bảo đảm tiền vay ο Thế chấp bằng tài sản bên thứ 3 ο Tài sản bảo đảm tiền vay là Nhà và đất…, ……., phường……., Tp Long Xuyên. ο Nguồn trả nợ là từ doanh thu bán hàng. • Phương án kinh doanh Tài liệu, báo cáo về tình hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khả năng tài chính của công ty bao gồm: Báo cáo tài chính(BCTC): Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh BCTC, Báo cáo quyết toán thuế trong 3 năm 2005, 2006, 2007. Bảng kê các khoản phải thu, phải trả lớn. Các tài liệu khác như: biên bản góp vốn điều lệ (công ty TNHH, công ty Cổ phần), quyết định giao vốn (doanh nghiệp được Nhà nước giao vốn,…) Hồ sơ tài sản đảm bảo tiền vay (bản photo) =>Tài sản đảm bảo nợ vay thỏa mãn các yêu cầu mà ngân hàng nêu ra. Khả năng thu hồi nợ đuợc nâng cao. • Hồ sơ bảo đảm tiền vay Hồ sơ bảo đảm tiền vay khách hàng cung cấp gồm có: Một Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất; Mô tả quy trình thẩm định vay vốn tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh An Giang 58 1 Giấy chứng nhận sở hữu nhà; 1 Hồ sơ kĩ thuật khu đất 6.1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng Ê Kết quả hoạt động kinh doanh (2005) Phần 1: Lãi, lỗ ĐVT: Đồng Khoản mục 2005 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (1) 26.264.863.776 Giá vốn hàng bán (2) 25.895.371.606 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (3) = (1) – (2) 369.492.170 Chi phí quản lý doanh nghiệp (4) 215.146.521 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (5)=(3) – (4) 154.345.649 Lợi nhuận bất thường(6) 44.936.361 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (7)= (5)+(6) 199.282.010 Chi phí thuế TNDN hiện hành (8) = (7) *28% 55.798.961 Lợi nhuận sau thuế(9) =(7) – (8) 143.483.049 Năm 2007 Doanh thu 22,098,466,214 % thay đổi 19% Lợi nhuận hoạt động 154,405,355 Mô tả quy trình thẩm định vay vốn tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh An Giang 59 Phần 2: Thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước Phần 3: Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hòan lại, thuế GTGT được giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa Ê Bảng cân đối kế tóan ĐVT: Đồng TÀI SẢN 2005 2006 2007 A - TÀI SẢN NGẮN HẠN I. Tiền và các khoản tương đương tiền (I) = (1) + (2) 52.809.127 474.607.517 1.943.091.636 1.Tiền 52.809.127 474.607.517 1.943.091.636 2. Các khoản tương đương tiền II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 443.443 IV. Hàng tồn kho (IV) = (1) +(2) 1.615.181.439 1.332.106.400 1434.208.917 1. Hàng tồn kho 1618.685.075 1.332.106.400 1434.208.917 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (3.503.636) V. Tài sản ngắn hạn khác (V) = (1) +(2) +(3)+(4) 11.504.569 45.506.510 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 2. Thuế GTGT được khấu trừ 11.504.569 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 4. Tài sản ngắn hạn khác 45.506.510 B - TÀI SẢN DÀI HẠN I- Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định 153.450.004 136.400.008 119.350.012 1. Tài sản cố định hữu hình 153.450.004 136.400.008 119.350.012 Mô tả quy trình thẩm định vay vốn tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh An Giang 60 - Nguyên giá 170.500.000 170.500.000 119.350.012 - Giá trị hao mòn luỹ kế (17.049.996) (34.099.992) III. Bất động sản đầu tư IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn V. Tài sản dài hạn khác Tổng cộng tài sản 1.832.495.139 1.943.113.925 3.542.600.518 NGUỒN VỐN B - NỢ PHẢI TRẢ I. Nợ ngắn hạn (I) =(1)+(2)+(3)+(4)+(5)+(6) 850.825.350 842.232.881 1.502.816.055 1. Vay và nợ ngắn hạn 1.500.000.000 2. Phải trả người bán 3. Người mua trả tiền trước 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (7.771.517) (16.363.986) 2.816.055 5. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 858.596.867 858.596.867 6. Dự phòng phải trả ngắn hạn II. Nợ dài hạn B - VỐN CHỦ SỞ HỮU I. Vốn chủ sở hữu (I)=(1)+(2)+(3) 982.119.789 1.100.581.044 2.039.784.463 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 386.109.509 838.636.740 1.638.636.740 2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 596.010.280 261.944.304 401.147.723 3. Nguồn vốn đầu tư XDCB II. Nguồn kinh phí và quỹ khác C - LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG Mô tả quy trình thẩm định vay vốn tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh An Giang 61 THIỂU SỐ Tổng cộng nguồn vốn 1.832.495.139 1.943.113.925 3.542.600.518 a. Thuyết minh báo cáo tài chính Đặc điểm họat động của doanh nghiệp • Hình thức sở hữu vốn: tập thể • Lĩnh vực kinh doanh: kinh doanh thiết bị thu thanh, thu hình, hàng điện gia dụng • Tổng số nhân viên: 05 Chính sách kế tóan áp dụng • Hình thức sổ kế tóan áp dụng: nhật ký sổ cái • Phương pháp kế tóan tồn kho: phương pháp giá trị thực tế, Nhập trước – xúât trước • Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ - xuất trong kỳ • Nguyên tắc đánh giá Hàng tồn kho: phương pháp kiểm kê • Phương pháp hạch tóan Hàng tồn kho: kiểm kê thường xuyên 6.1.5. Tình hình tài chính của khách hàng Phân tích tình hình tài chính của khách hàng là quá trình sử dụng các báo cáo tài chính của doanh nghiệp để phân tích và đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp để đo lường khả năng trả nợ của khách hàng. Từ đó có cơ sở đưa ra quyết định hợp lý. a. Tiến hành phân tích 1 số chỉ số cơ bản 25 STT Chỉ tiêu 2006 2007 I Chỉ tiêu về tính ổn định 1 Hệ số thanh khỏan ngắn hạn 2,11 2,28 2 Hệ số thanh khỏan nhanh 54 1,29 3 Hệ số nợ so với chủ sở hữu 0,79 0,74 4 Hệ số nợ so với tài sản 0,44 0,42 5 Hệ số tự tài trợ 0,56 0,58 6 Hệ số trang trãi lãi vay 4,86 5,55 7 Khả năng hòan trả nợ vay 0,79 0,89 II Chỉ tiêu về tính hiệu quả 1 Vòng quay tổng tài sản (lần) 9,79 8,02 25 Chú thích cách tính trong phần phụ lục Mô tả quy trình thẩm định vay vốn tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh An Giang 62 2 Thời gian dự trữ Hàng tồn kho 29,47 23,44 III Chỉ tiêu khả năng sinh lời (%) 1 Tỷ suất lợi nhuận gộp 2 2,54 2 Hệ số lãi ròng 0,65 63 3 ROA 6,41 5,05 4 ROE 11,71 8,87 b. Đánh giá (Phân tích số liệu năm 2007) Tỷ số thanh khỏan ngắn hạn của công ty TNHH A lớn hơn 1 cho thấy khả năng thanh tóan của công ty là tốt. Chỉ số này là 2.28 có nghĩa là trung bình mỗi đồng nợ ngắn hạn của công ty có 2.28 đồng tài sản lưu động sẵn sàng chi trả. Tỷ số thanh khỏan nhanh của công ty là 1.29 cũng cho thấy khả năng thanh khỏan của công ty khá cao. Một đồng nợ có 1.29 đồng tài sản có thể thanh lý nhanh chóng để trả nợ. Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu này chỉ nên biến động từ 0 tới dưới 1 – đứng trên góc độ ngân hàng. Nếu bằng hoặc lớn hơn 1 là doanh nghiệp đã quá lệ thuộc vào vốn vay. Chỉ số này là 0.74 cho thấy, tương ứng với 100 đồng vốn kinh doanh của công ty có 74 đồng do chủ nợ tài trợ. Hệ số nợ so với tài sản đánh giá mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho tòan bộ tài sản của công ty. Hệ số này là 0.42 cho thấy 42% vốn tài trợ cho tài sản của công ty là từ nợ phải trả. Mức độ sử dụng nợ như vậy không nhiều, cho nên không ảnh hưởng lớn lắm đến khả năng thanh khỏan của công ty. Tốt nhất là dao động trong khỏan từ 0 tới 1. Nếu lớn hơn hoặc bằng 1 có nghĩa là tòan bộ giá trị tài sản của công ty đều được tài trợ bằng vốn vay. Công ty sẽ phá sản ngay nếu các chủ nợ đòi nợ cùng 1 lúc. Tương tự vậy. Hệ số tự tài trợ cho biết phần trăm tài sản được hình thành từ vốn chủ sở hữu. Để phục vụ cho việc thẩm định mang tính chính xác cao, hỗ trợ cho việc ra đề xuất kiến nghị trình ban lãnh đạo mang tính thuyết phục cao cán bộ thẩm định sẽ tiến hành phân tích thêm nhóm hệ số hiệu quả hoạt động để hiểu hơn về hoạt động của khách hàng. Vòng quay tổng tài sản năm 2007 có phần suy giảm so với năm 2006 nhưng thời gian dự trữ hàng tồn kho giảm cho thấy hiệu quả hoạt động của công ty đang tiến triển tốt. Nhóm hệ số khả năng sinh lợi của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ và lãi. Vì vậy khi phên tích, cán bộ thẩm định đặc biệt chú ý đến khỏan mục này. Tỷ suất lợi nhuận gộp và hệ số lãi ròng đo lường khả năng sinh lợi so với doanh thu. Hệ số lãi ròng năm 2007 bằng 63% cho thấy lợi nhuận ròng sau thuế chiếm 63% trên tổng doanh thu ròng. Tuy có suy giảm so với năm 2006 nhưng tỷ suất lợi nhuận gộp tăng 0.54% cũng cho thấy hiệu quả hoạt động của công ty đang tăng trưởng. ROA - khả năng sinh lợi so với tổng tài sản – cho biết 1 đồng giá trị tài sản của công ty tạo ra 5,05 đồng lợi nhuận. ROE – Khả năng sinh lợi so với vốn chủ sở hữu – cho biết 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra tạo được 8.87 đồng lợi nhuận. Mô tả quy trình thẩm định vay vốn tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh An Giang 63 Đứng trên góc độ ngân hàng thường quan tâm đến tỷ suất lợi nhụân trước thuế nhiều hơn vì nợ gốc và lãi vay được chi trả trước thuế. 6.1.6. Tình hình quan hệ tín dụng Quan hệ với Ngân hàng Công Thương • Quan hệ tín dụng: Đang quan hệ tín dụng với NHCT, quan hệ vay – trả tốt. • Quan hệ tài khỏan tiền gửi: Có tài khỏan tiền gửi thanh tóan tại NHCT An Giang Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trong tương lai: Có khả năng vì các sản phẩm của công ty đa dạng về chủng loại, mẫu mã, …đáp ứng được thị hiếu của khách hàng. Do đó nguồn thu từ bán hàng là ổn định, đảm bảo nguồn trả nợ cho ngân hàng. 6.2. Thẩm định phương án và nhu cầu vay vốn của khách hàng 6.2.1. Giới thiệu phương án a. Phương thức vay: từng lần b. Kế hoạch kinh doanh trong 12 tháng STT Đơn giá (1) Số lượng (2) Đơn vị tính Thành tiền26 (3) = (1) *(2) I Doanh số mua vào 1 Tủ lạnh Sanyo 120l 2.600.000 45 Cái 117.000.000 2 Tủ lạnh Sanyo 160l 3.850.000 60 Cái 231.000.000 3 Tủ lạnh Sanyo 230l 5.100.000 70 Cái 357.000.000 4 Tủ lạnh Hitachi 165l 4.200.000 40 Cái 168.000.000 5 Tủ lạnh Hitachi 220l 5.200.000 50 Cái 260.000.000 6 Tủ lạnh Hitachi 250l 5.800.000 50 Cái 290.000.000 7 Máy giặt Sanyo 6K8 3.100.000 60 Cái 186.000.000 8 Máy giặt Sanyo JK 3.550.000 40 Cái 142.000.000 9 Máy giặt Sanyo JK8 4.500.000 55 Cái 247.500.000 26 Thành tiền = Đơn giá * Số lượng Mô tả quy trình thẩm định vay vốn tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh An Giang 64 10 Máy giặt Hitachi 8K 5.250.000 40 Cái 210.000.000 11 Máy giặt Hitachi JK5 4.700.000 20 Cái 94.000.000 12 Máy lạnh Toshiba 1HP 5.800.000 30 Cái 174.000.000 13 Máy lạnh LG 1HP 4.400.000 35 Cái 154.000.000 14 Tivi Darling 14inch 940.000 25 Cái 23.500.000 15 Tivi Samsung 21 inch 2.100.000 70 Cái 147.000.000 16 Tivi Samsung 29 inch 3.340.000 80 Cái 267.200.000 17 Các sản phẩm khác 20.000.000 Tổng cộng 3.088.200.000 II Doanh số bán ra 1 Tủ lạnh Sanyo 120l 3.250.000 45 Cái 146.250.000 2 Tủ lạnh Sanyo 160l 4.800.000 60 Cái 288.000.000 3 Tủ lạnh Sanyo 230l 6.300.000 70 Cái 441.000.000 4 Tủ lạnh Hitachi 165l 5.250.000 40 Cái 210.000.000 5 Tủ lạnh Hitachi 220l 6.500.000 50 Cái 325.000.000 6 Tủ lạnh Hitachi 250l 7.250.000 50 Cái 362.500.000 7 Máy giặt Sanyo 6K8 3.800.000 60 Cái 228.000.000 8 Máy giặt Sanyo JK 4.400.000 40 Cái 176.000.000 9 Máy giặt Sanyo JK8 55 Cái 309.375.000 Mô tả quy trình thẩm định vay vốn tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh An Giang 65 5.625.000 10 Máy giặt Hitachi 8K 6.562.000 40 Cái 262.480.000 11 Máy giặt Hitachi JK5 5.800.000 20 Cái 116.000.000 12 Máy lạnh Toshiba 1HP 7.250.000 30 Cái 217.500.000 13 Máy lạnh LG 1HP 5.500.000 35 Cái 192.500.000 14 Tivi Darling 14inch 1.200.000 25 Cái 30.000.000 15 Tivi Samsung 21 inch 2.625.000 70 Cái 183.750.000 16 Tivi Samsung 29 inch 4.100.000 80 Cái 328.000.000 17 Các sản phẩm khác 40.000.000 Tổng cộng 3.856.355.000 c. Sơ lược doanh thu và chi phí Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (1) 3.856.355.000 Giá vốn hàng bán (2) 3.088.200.000 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (3) = (1) –(2) 768.155.000 Doanh thu hoạt động tài chính (4) - Chi phí tài chính (5) 243.000.000 Trong đó: _Chi phí lãi vay 243.000.000 Chi phí (6) =(a) +(b) 52.800.000 _ Chi phí quản lý doanh nghiệp (a) 24.000.000 _CP vận chuyển + CP điện, điện thoại (b) 28.800.000 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (7) = (4) – (5+6) 472.355.000 Mô tả quy trình thẩm định vay vốn tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh An Giang 66 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (8) = (7) 472.355.000 Chi phí thuế TNDN hiện hành (9) = (8) * 28% 132.259.400 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (10) = (8) – (9) 340.095.600 d. Kế hoạch vay vốn và trả nợ ngân hàng Tổng nhu cầu vốn: 3.088.200.000 Vốn chủ sở hữu: 1.588.200.000 Vốn vay: 1.500.000.000 e. Sự cần thiết của phương án/ dự án: đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty f. Phương án: có tính khả thi, mang lại lợi nhuận cho công ty, đóng góp các khoản thúê cho ngân sách Nhà nước, tăng thu ngân sách Nhà nước, tạo công ăn việc làm ổn định cho 5 lao động tại địa phương. 6.2.2. Thị trường và khả năng tiêu thụ Thị trường cung cấp: Thành phố Hồ Chí Minh Thị trường tiêu thụ: trong và ngòai tỉnh 6.2.3. Phương diện tài chính và nhu cầu vay vốn của phương án Tổng nhu cầu vay vốn: 1.500.000.000đ Mục đích: đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty Thời hạn: 12 tháng 6.2.4. Rủi ro dự kiến và phương án khắc phục a. Rủi ro dự kiến Rủi ro kinh doanh: thấp Rủi ro cạnh tranh: thấp (do công ty đã xây dựng được uy tín trên thị trường Tp Long Xuyên) Rủi ro tài chính: không cao do công ty có tình hình tài chính lành mạnh Rủi ro hoàn trả vốn vay: thấp, do phương án kinh doanh được tính tóan có hiệu quả, có tính khả thi Rủi ro chính trị: không có Rủi ro ngoại hối: thấp do công ty không có hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. b. Phương án khắc phục: thường xuyên theo dõi tình hình kinh doanh; tình hình sử dụng vốn vay và mục đích sử dụng vốn vay của doanh nghiệp để kịp thời có biện pháp xử lý khi biến cố xảy ra nhằm hạn chế những rủi ro tiềm ẩn trong tương lai. 6.2.5. Bảo đảm tiền vay Biện pháp bảo đảm tiền vay: Có bảo đảm bằng tài sản Hình thức bảo đảm tiền vay: thế chấp bằng tài sản bên thứ 3 Mô tả quy trình thẩm định vay vốn tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh An Giang 67 Tài sản bảm đảm: nhà và đất tọa lạc….., ……, phường……, Long Xuyên Khi tiến hành nhận tài sản bảo đảm. Cán bộ thẩm định đại diện ngân hàng Công Thương tiến hành định giá tài sản thế chấp cùng đại diện bên khách hàng. a. Bên nhận thế chấp: ngân hàng Công Thương b. Bên thế chấp Ông: A (sinh năm 1959) CMND:……….., Công an An Giang cấp ngày ………….. Bà: B (sinh năm 1963) CMND:………….., Công an An Giang cấp ngày ……… c. Bên vay vốn Công ty TNHH A Người đại diện: bà B d. Tài sản thế chấp Nhà và đất ODT tọa lạc:…………., Phường…………, Long Xuyên Tờ bản đồ số:……., số thửa……, diện tích đất:………, diện tích xây dựng….. Diện tích sử dụng: ……… Kết cấu nhà: khung sàn lầu, nền vách gạch, mái bằng Số tầng: 02; Cấp nhà ở: 3A Quyền sở hữu/ sử dụng tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất số ………do UBND thành phố Long Xuyên cấp ngày ………..và 1 hồ sơ kĩ thuật khu đất. Giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà số …….. do UBND cấp ngày ……. e. Căn cứ định giá Quyết định số 80/2007/QĐ - UBND ngày 21/12/07 của UBND tỉnh An Giang” v/v ban hành quy định bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh An Giang” Quyết định số 05/2007/QĐ – UBND ngày 25/01/07 của UBND tỉnh An Giang “v/v ban hành bảng giá xây dựng đối với nhà ở, công trình xây dựng và vật kiến trúc trên địa bàn tỉnh An Giang. Công văn số 430/NHCT An Giang (05/01/07) của NHCT An Giang về bảng giá đất trên địa bàn thành phố Long Xuyên làm cơ sở định giá khi cho vay tại chi nhánh NHCT An Giang. f. Định giá Nhà: 328.400.000đ Đất: 1.821.600.000đ 6.3. Kết luận Về hồ sơ khách hàng và tư cách khách hàng: đầy đủ theo quy định của pháp luật và của ngân hàng, năng lực pháp lý đầy đủ. Về hoạt động kinh doanh: hoạt động kinh doanh hiệu quả, quy mô ổn định, có khả năng trả nợ, tài chính lành mạnh. Mô tả quy trình thẩm định vay vốn tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh An Giang 68 Mức độ tín nhiệm trong quan hệ với NHCT: tốt Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng: (kết quả tháng 4/08) Chấm điểm: 81.41 điểm Xếp loại: AA- Mức độ khả thi của phương án: khả thi Mức độ đáp ứng các điều kiện tín dụng: đáp ứng đầy đủ Mức độ đáp ứng các điều kiện tiền vay để bảo đảm tiền vay: đáp ứng Giới hạn tín dụng: 3 tỷ Dư nợ theo HĐTD số 29/NHCT/KHDN/2007 ngày 14/5/07 là 1.500.000.000đ Tóm lại Chương này đã tiến hành phân tích 1 hồ sơ vay vốn mẫu của 1 khách hàng vay ngắn hạn tại ngân hàng Công Thương chi nhánh An GIang. Việc phân tích này giúp hình dung cụ thể hơn quy trình thẩm định tín dụng đã được mô tả ở chương 5. Phần phân tích này còn trình bày những bước cơ bản mà 1 cán bộ tín dụng thực hiện trong quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng; cách thức trình bày 1 tờ trình thẩm định. Mô tả quy trình thẩm định vay vốn tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh An Giang 69 CHƯƠNG VII KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Mục tiêu chính của nghiên cứu là tìm hiểu quy trình thẩm định tín dụng tại ngân hàng Công Thương và mô tả lại quy trình này. Chương này sẽ tóm lại kết quả cuối cùng mà nghiên cứu đạt được và ý nghĩa của nghiên cứu. 7.1. Giới thiệu Quy trình tín dụng thông thường gồm các bước: lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng; thẩm định tín dụng (Phân tích tín dụng); Quyết định tín dụng; Giải ngân. Trong bước phân tích tín dụng nhiệm vụ của ngân hàng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hòan trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi. Đây là khâu cực kỳ quan trọng trong quy trình tín dụng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến khâu sau: quyết định tín dụng – cho vay hay không. Kết cấu đề tài bao gồm 6 chương: Chương 1 là chương giới thiệu. Trong chương này sẽ trình bày lý do chọn vấn đề nghiên cứu, đưa ra các mục tiêu muốn đạt được, phạm vi và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu. Chương 2 là chương cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu. Chương này sẽ trình bày các cơ sở lý thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu. Nội dung chương này sẽ gồm 2 phần chính: (1) Cơ sở lý thuyết, (2) Mô hình nghiên cứu. Chương 3 là chương phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày các bước xây dựng nghiên cứu, sử dụng phương pháp nghiên cứu nào và thực hiện ra sao để mô tả quy trình thẩm định tín dụng của ngân hàng. Gồm 2 phần chính: (1) Thiết kế nghiên cứu, (2) Quy trình nghiên cứu. Chương 4 là chương Giới thiệu chung về chi nhánh ngân hàng CôngThương tỉnh An Giang. Chương này giới thiệu các thông tin cơ bản về ngân hàng: Lịch sử hình thành, Cơ cấu tổ chức, Các dịch vụ chính,…… Chương 5 là chương Mô tả. Đây là phần chính của báo cáo nghiên cứu. Chương này tiến hành mô tả quy trình thẩm định tín dụng tại ngân hàng và đánh giá vai trò của nó trong việc quản lý tín dụng tại ngân hàng. Chương 6 là chương phân tích hồ sơ mẫu. Chương này phân tích 1 bộ hồ sơ vay vốn mẫu của khách hàng để xem xét quy trình mẫu khi ứng với thực tế sẽ được tiến hành như thế nào. Chương 7 là chương kết luận và kiến nghị. Chương này tóm tắt các kết quả đạt được. Nêu ra 1 số kiến nghị cũng như phát hiện những hạn chế của đề tài, đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo. Việc hiểu rõ quy trình thẩm định tín dụng sẽ giúp ngân hàng tránh những sai sót không đáng có. Hiểu rỏ tầm quan trọng của việc thẩm định tín dụng trong quản lý tín dụng tại ngân hàng. Đồng thời cung cấp thông tin cho những khách hàng có nhu cầu vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng công thương tỉnh An Giang hiểu rõ quy trình thẩm định vay vốn có những yêu cầu về hồ sơ pháp lý như thế nào để khách hàng tự bổ sung trong hồ sơ vay vốn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả khách hàng lẫn ngân hàng. Mô tả quy trình thẩm định vay vốn tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh An Giang 70 7.2. Kết quả nghiên cứu Nội dung chính của thẩm định tín dụng cần tập trung vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Khi tiến hành phân tích tín dụng, cần chú ý sự tác động qua lại của 3 nội dung: Thẩm định về khách hàng vay vốn; Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp; Thẩm định phương án, dự án sản xuất kinh doanh và nhu cầu vốn của khách hàng27.Trong các nội dung phân tích tín dụng dành cho đối tượng khách hàng là doanh nghiệp thì ngân hàng chú trọng nhất đến tính khả thi và hiệu quả cùa phương án sản xuất kinh doanh. Việc thẩm định cho vay bao gồm: (1) Thẩm định về khách hàng vay vốn (Hồ sơ pháp lý, Tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, Tình hình tài chính, Tình hình quan hệ tín dụng); (2) Thẩm định phương án, dự án sản xuất kinh doanh và nhu cầu vốn của khách hàng (Hồ sơ liên quan, Thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, Phương diện tài chính của dự án/ phương án, Rủi ro dự kiến và phương án khắc phục, Bảo đảm tiền vay, Dự kiến lợi ích của ngân hàng khi xét duyệt cho vay) Thẩm định điều kiện vay vốn chỉ nhằm mục đích là nắm được những thông tin cơ bản từ phía khách hàng, xem xét cơ bản xếp loại khách hàng vào nhóm khách hàng nào, mức vay tương ứng được quy định đối với nhóm khách hàng đó. Thẩm định hồ sơ vay là xem xét tính chân thực và mức độ tin cậy của những tài liệu khách hàng cung cấp cho ngân hàng khi làm hồ sơ vay vốn. Việc yêu cầu khách hàng vay vốn cung cấp các hồ sơ pháp lý để ngân hàng nắm được những thông tin pháp lý cần thiết đảm bảo khách hàng có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Có nhiều hình thức bảo đảm tiền vay. Mục tiêu của thẩm định hồ sơ bảo đảm tiền vay là đánh giá chính xác và trung thực xem tài sản đảm bảo nợ vay có thỏa mãn các yêu cầu mà ngân hàng nêu ra hay không. Nếu thỏa mãn thì khả năng thu hồi nợ đuợc nâng cao và ngược lại Thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp được tập trung vào 3 nội dung: (1) thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính; (2) phân tích các tỷ số tài chính; (3) đánh giá chung tình hình tài chính của doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính của khách hàng là quá trình sử dụng các báo cáo tài chính của doanh nghiệp để phân tích và đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp để đo lường khả năng trả nợ của khách hàng. Từ đó có cơ sở đưa ra quyết định hợp lý. Mục đích của việc yêu cầu khách hàng cung cấp phương án sản xuất kinh doanh là để ngân hàng đánh giá khả năng hòan trả vốn vay của khách hàng. Việc phân tích thị trừơng và khả năng tiêu thụ sản phẩm để xem xét tính khả thi và hiệu quả của phương án/ dự án. Để phân tích tốt đòi hỏi cán bộ thẩm định phải am hiểu về tình hình thị trường của sản phẩm hoặc ngành mà khách hàng đang họat động. Khi tiến hành 2 quá trình: Thẩm định cho vay và Thẩm định rủi ro tín dụng. Cán bộ thẩm định đều phải đặc biệt chú ý tới: Những trường hợp không cho vay; Những trường hợp hạn chế cho vay; Những nhu cầu vốn không được cho vay; Mức cho vay. Đây là những khỏan mục ảnh hưởng quan trọng đến quyết định cuối cùng của ban lãnh đạo: cho vay hay không. 27 Sách “Nghịêp vụ ngân hàng thương mại” – TS Nguyễn Minh Kiều – NXB Thống kê năm 2009 Mô tả quy trình thẩm định vay vốn tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh An Giang 71 Sau khi tiến hành thẩm định cho vay bao gồm: (1) Thẩm định về khách hàng vay vốn; (2) Thẩm định phương án, dự án sản xuất kinh doanh và nhu cầu vốn của khách hàng thì cán bộ tín dụng sẽ đưa ra nhận xét và đề xuất. Mỗi đối tượng khách hàng cũng như những nhu cầu vốn khác nhau sẽ có mức cho vay khác nhau. Căn cứ để xác định mức cho vay đối với 1 khách hàng là: nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ của khách hàng; giá trị tài sản bảo đảm, loại tài sản bảo đảm và biện pháp bảo đảm tiền vay của khách hàng vay, bên thứ 3; khả năng nguồn vốn của NHCT. Qua quá trình thẩm định ngân hàng sẽ có cái nhìn khách quan về khách hàng với những chứng cứ và lý lẽ khoa học từ đó đánh giá chính xác về khả năng trả nợ của khách hàng. Chất lượng của công tác thẩm định có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ chính xác của quyết định cho vay. Do đó có thể nói, thẩm định tín dụng là một trong những khâu quan trọng nhất trong quy trình tín dụng. Nó giúp đánh giá được mức độ tin cậy của phương án/dự án mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn; giúp phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi xét duyệt cho vay; giúp cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có căn cứ ra quyết định tránh đựơc 2 sai lầm cơ bản là: cấp tín dụng cho khách hàng xấu và từ chối cấp tín dụng cho khách hàng tốt. 7.3. Kiến nghị và giải pháp 7.3.1. Kiến nghị a. Đối với ngân hàng Kết quả nghiên cứu cho thấy quy trình thẩm định tín dụng mà ngân hàng đang áp dụng là tương đối hòan chỉnh và sâu sát. Tuy nhiên, trong thực tế một vài trường hợp cần có sự linh động của cá nhân cán bộ thẩm định. Thứ nhất, trong điều kiện của nước ta việc phân tích các báo cáo tài chính còn nhiều hạn chế do điều kiện và trình độ tổ chức của hệ thống thông tin tài chính còn nhiều hạn chế. Do đó, trong quá trình phân tích cán bộ thẩm định thường thiếu các thông tin về các tỷ số bình quân của ngành làm cơ sở so sánh. Việc này khiến cho những kết luận rút ra từ phân tích không thỏa như kỳ vọng. Thứ hai, khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho tổ chức tín dụng giấy đề nghị vay vốn và các tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn. Khách hàng vay vốn đã cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gửi cho NHCT nhưng để hồ sơ của mình được nhanh chóng thông qua nên không tránh khỏi trường hợp khách hàng thổi phồng những thông số trong hồ sơ. Cán bộ thẩm định cần cực kỳ chú ý việc đánh giá tính chân thực của các thông tin trong hồ sơ. b. Đối với khách hàng Thứ nhất, vấn đề lớn nhất mà đa số khách hàng gặp phải trong quá trình đi vay là không hiểu hết những yêu cầu mà ngân hàng đặt ra để khách hàng hòan chỉnh trong hồ sơ vay vốn – nhất là đối với những khách hàng lần đầu quan hệ tín dụng với ngân hàng Công Thương. Thứ hai, những khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ thường khó gỏ cửa ngân hàng vì thiếu hoặc không có tài sản đảm bảo nợ vay Mô tả quy trình thẩm định vay vốn tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh An Giang 72 7.3.2. Giải pháp a. Đối với ngân hàng Thứ nhất, sự thiếu thông tin về các tỷ số bình quân của ngành nhìn chung là hạn chế chung của toàn ngành kinh tế không chỉ của riêng ngân hàng nào. Tuy nhiên, để công tác thẩm định mang lại hiệu quả cao nhất. Ngân hàng có thể tiến hành nghiên cứu và lập riêng cho ngân hàng mình một vài chỉ số của các ngành tiêu biểu tại địa phương như: thủy sản, dệt may,…Các chỉ số này tuy không mang tính đại diện cao, nhưng cũng có thể làm cơ sở so sánh vì phần lớn khách hàng của ngân hàng là những doanh nghiệp tại địa phương. Thứ hai, khi phân tích thái độ của khách hàng trong việc trả nợ vay, ngân hàng có sử dụng mô hình 6Cs để phân tích 1 số đức tính của khách hàng. Tuy nhiên, việc đánh giá tư cách của khách hàng vay vốn (Character) là tương đối khó khăn. Vì một số khách hàng, tình hình tài chính lành mạnh, phương án sản xuất kinh doanh khả thi nhưng bản thân khách hàng lại không có ý thức hòan trả nợ vay như cam kết. Đánh giá tư cách của khách hàng là xem xét sự trung thực, ý thức trách nhiệm, ý thức chấp hành và lập trường của họ, để từ đó phán quyết về sự sẵn lòng trả nợ của khách hàng. Để có thể xem xét tính chân thực và mức độ tin cậy của những tài liệu khách hàng cung cấp cho ngân hàng khi làm hồ sơ vay vốn thì trong quá trình thu thập thông tin về khách hàng, cán bộ tín dụng không chỉ căn cứ vào thông tin khách hàng cung cấp, thông tin lưu trữ tại ngân hàng mà nên thu thập thêm thông tin từ bạn hàng của khách hàng, thông tin từ đối thủ cạnh tranh,…Cán bộ thẩm định cần có kinh nghiệm và sự tinh tế để nhận ra những dấu hiệu mà khách hàng cố tình thổi phồng hoặc che dấu. b. Đối với khách hàng Thứ nhất, khách hàng nên chủ động yêu cầu ngân hàng giải thích rõ vì sao cần phải cung cấp những thông tin đó trong hồ sơ vay vốn. Từng thông tin có ý nghĩa như thế nào trong việc hỗ trợ cho khỏan mục vay vốn của mình. Ngân hàng luôn cam kết sẽ bảo mật thông tin của khách hàng với tất cả các phương tiện thông tin đại chúng, những hồ sơ đó sẽ là tài liệu lưu hành nội bộ. Thứ hai, nếu bản thân khách hàng không đủ hoặc không có tài sản đảm bảo nợ vay thì khách hàng nên chú trọng làm minh bạch các báo cáo tài chính, báo cáo thuế và đặc biệt chú trọng vào phương án/ dự án sản xuất kinh doanh mà mình cung cấp cho ngân hàng. Đây sẽ là những điều kiện căn bản giúp ngân hàng xem xét đến việc thay thế hình thức bảo đảm, hỗ trợ cho doanh nghiệp được vay vốn. 7.4. Hạn chế của nghiên cứu Bên cạnh những kết quả đạt được, nghiên cứu cũng có những hạn chế nhất định. Phạm vi của đề tài chỉ giới hạn tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương tỉnh An Giang, tập trung vào cho vay ngắn hạn khách hàng doanh nghiệp nên sẽ có nhiều thiếu sót và không thể đảm bảo tính chính xác hòan toàn. Do tính bảo mật của hồ sơ vay của khách hàng nên người nghiên cứu không có cơ hội tiếp xúc, phỏng vấn trực tiếp khách hàng để rút ra những thuận lợi, khó khăn mà thực tế khách hàng gặp phải. Do đó các hạn chế này cần được quan tâm, khắc phục trong các nghiên cứu sau. Tuy nhiên, đề tài sẽ là cơ sở căn bản cho những nghiên cứu tiếp theo ở mức độ chuyên sâu và rộng hơn về việc thẩm định tín dụng tại ngân hàng. Đây là một nghiên cứu mô tả, do đó mục tiêu cuối cùng mà nghiên cứu này muốn hướng đến là có thể trình bày một cách rõ ràng, cụ thể nhất quy trình thẩm định tín dụng Mô tả quy trình thẩm định vay vốn tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh An Giang 73 mà ngân hàng áp dụng để nêu bật vai trò quan trọng của việc thẩm định trong công tác quản lý tín dụng để từ đó có thể hòan thiện quy trình này mang lại hiệu quả cao nhất. Đồng thời cung cấp cho khách hàng những kiến thức cơ bản để giúp cho việc vay vốn được tiến hành nhanh chóng. Mô tả quy trình thẩm định vay vốn tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh An Giang 74 Phụ lục ĐỀ CƯƠNG PHỎNG VẤN CHUYÊN SÂU 1. Vấn đề nghiên cứu: “Mô tả quy trình thẩm định vay vốn tại chi nhánh ngân hàng Công Thương An Giang” ¾ Đối tượng: Cán bộ thẩm định phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng quản lý rủi ro ¾ Địa điểm: Tại phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng quản lý rủi ro ¾ Thời gian: Giờ hành chính (7h tới 11h hoặc 13h tới 17h, tuỳ thuộc vào đáp viên) ¾ Phương tiện hỗ trợ: o Máy ghi âm o Đề cương phỏng vấn ¾ Mục đích: o Nhận thức của đáp viên về vai trò của thẩm định tín dụng o Nội dung chính của thẩm định tín dụng tập trung vào các yếu tố nào. Yếu tố nào được chú trọng nhất? Tại sao? o Những vấn đề thường gặp phải trong quá trình tiến hành thẩm định: Thuận lợi, khó khăn? o Đối với các khách hàng có mục đích xin vay vốn khác nhau thì có những tiêu chí thẩm định khác nhau không? Nếu có thì đó là những tiêu chí nào? 2. Tiến hành phỏng vấn (30 phút) Xin chào anh(chị) ! Em tên là Võ Thị Thanh Hương. Sinh viên năm 4 ngành Tài chính doanh nghiệp trường Đại học An Giang. Hiện em đang thực tập tại ngân hàng. Em đang tiến hành nghiên cứu đề tài: “Mô tả quy trình thẩm định vay vốn tại chi nhánh ngân hàng Công Thương An Giang” Cho nên, nội dung của buổi nói chuyện hôm nay sẽ cung cấp cho em thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu của mình. Vì vậy, em rất biết ơn vì anh (chị) đã dành một ít thời gian quý báu của mình giúp em hoàn thành buổi phỏng vấn này. Anh (chị) cho phép em dùng máy ghi âm để hoàn thành buổi phỏng vấn hôm nay. Em xin cam kết nội dung cuộc phỏng vấn chỉ được dùng để viết báo cáo nghiên cứu và sẽ được giữ bí mật tuyệt đối. Một số câu hỏi có tính chất gợi mở để đạt được mục đích đề ra phía trên: Cán bộ thẩm định cho vay ¾ Sau khi nhận hồ sơ xin vay vốn của khách hàng thì việc đầu tiên 1 cán bộ tín dụng cần làm là gì ¾ Trong hồ sơ xin vay vốn, cần có những giấy tờ pháp lý nào ¾ Ngân hàng có những yêu cầu nhất định nào với những khách hàng vay vốn không ¾ Trong các tiêu chí cho vay doanh nghiệp thì tiêu chí nào là quan trọng nhất (kết quả kinh doanh, phương án sản xuất, tư cách pháp nhân, tài sản bảo đảm,…) ¾ Ngân hàng có quy định hạn mức cho vay đối với từng mục đích vay không? Cán bộ thẩm định rủi ro tín dụng Mô tả quy trình thẩm định vay vốn tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh An Giang 75 ¾ Khó khăn thường gặp phải trong quá trình tiến hành thẩm định ¾ Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp ¾ Các tài liệu sử dụng cho quá trình phân tích ¾ Khuôn khổ phân tích ¾ Các tỷ số cần phân tích ¾ Ngoài những tiêu chí phân tích tình tài chính doanh nghiệp được quy định trong quy trình phân tích mẫu thì còn những yếu tố nào cần được chú ý? ¾ Ngoài những tiêu chí phân tích phương án sản xuất kinh doanh được quy định trong quy trình phân tích mẫu thì còn những yếu tố nào cần được chú ý? ¾ Phân tích thái độ của khách hàng trong việc trả nợ vay ¾ Các yếu tố trong mô hình 6Cs yếu tố nào quan trọng nhất ¾ Ngoài những tiêu chí phân tích thái độ của khách hàng trong việc trả nợ vay được quy định trong quy trình phân tích mẫu thì còn những yếu tố nào cần được chú ý? Trưởng phòng phòng khách hàng doanh nghiệp ¾ Vấn đề gặp phải khi xét duyệt cho vay (sau khi đã nhận tờ trình thẩm định của cán bộ thẩm định) ¾ Trường hợp nào thì tiến hành thẩm định lại. ¾ Thuận lợi và khó khăn (hay những sai lầm thường gặp phải) trong quá trình thẩm định ảnh hưởng đến việc quyết định cho vay. ¾ Những yêu cầu nào cần có ở 1 cán bộ thẩm định (năng lực, tính cách, kinh nghiệm, kĩ năng,…) ¾ Nhìn nhận vai trò của thẩm định ảnh hưởng như thế nào đến việc ra quyết định cho vay. Mô tả quy trình thẩm định vay vốn tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh An Giang MỘT SỐ CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CƠ BẢN 28 Hệ số thanh khỏan ngắn hạn 28.2 000.000.500.1 506.250.423.3 000.000.500.1 )510.506.45917.208.1434443.443636.091.943.1( = = +++= Hệ số thanh khoản nhanh 76 29.1000.000.500.1 443.443636.091.943.1 =+= Hệ số nợ so với chủ sở hữu 74.0 )723.147.401 055.816 =+740.636.638.1( .502.1= Hệ số nợ so với tài sản 42.0 518.600.542.3 055.816.502.1 == Hệ số tự tài trợ 58.0 518.600.542.3 )723.147.401740.636.638.1( =+= 28 Căn cứ vào bảng Cân đối kế tóan của doanh nghiệp trang 61 Mô tả quy trình thẩm định vay vốn tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh An Giang 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ¾ Tàì liệu giảng dạy môn Nghiệp vụ ngân hàng thương mại – ThS Bùi Thanh Quang ¾ Tài liệu giàng dạy môn Quản trị tài chính A1 của ThS Trần Lê Thanh Phương ¾ Sách “Nghịêp vụ ngân hàng thương mại” – TS Nguyễn Minh Kiều – NXB Thống kê năm 2009 ¾ Sách “ Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng” – TS Nguyễn Minh Kiều – NXB Tài chính năm 2007 ¾ Khóa luận tốt nghiệp – Lâm Hồng Bảo Chinh – DKT041693 – Phân tích tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh NHCT tỉnh An Giang ¾ Trích báo cáo hoạt động của ngân hàng Công thương An Giang ¾ Trích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Công thương An Giang ¾ Quy định cho vay đối với các tổ chức kinh tế (ban hành theo quyết định số 072/ QĐ – HĐQT – NHCT 35 ngày 03/04/06 của hội đồng quản trị NHCT) ¾ Luật Dân sự và Luật Đất đai ¾ Được quy định bởi Luật đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 ¾ www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/09/090113_vanhoa.html ¾ www.vietinbank.vn/web/home/vn/news/09/090304_2.html ¾ www.vietinbank.vn/web/home/vn/news/09/090304_2.html ¾ www.saga.vn/Taichinh/thitruong/Nganhang/4787.saga

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfMO TA QUY TRINH THAM DINH VAY VON TAI NGAN HANG CONG THUONG CHI NHANH AN GIANG.PDF
Tài liệu liên quan