MỤC LỤC
Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Kết cấu của khoá luận
Chương I: Khái quát về cho thuê tài chính và hợp đồng cho thuê tài chính
I.1. Khái niệm và đặc điểm cho thuê tài chính
I.1.1. Khái niệm
I.1.2. Đặc điểm
I.2. Lợi ích của cho thuê tài chính
I.2.1. Đối với bên cho thuê
I.2.2. Đối với bên thuê
I.2.3. Đối với nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp thiết bị)
I.2.4. Đối với nền kinh tế
I.3. Các phương thức cho thuê tài chính
I.4. Khái niệm, đặc điểm, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng cho thuê tài chính
I.4.1. Khái niệm
I.4.2. Đặc điểm
I.4.3. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
1.5. Phân loại hợp đồng cho thuê tài chính
Chương II: Các quy định pháp lý cơ bản về hợp đồng cho thuê tài chính ở Việt Nam
II.1. Chủ thể của hợp đồng cho thuê tài chính
II.1.1. Bên cho thuê
II.1.2. Bên thuê
II1.3. Nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp thiết bị)
II.2. Quyền nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cho thuê tài chính
II.2.1. Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê
II.2.2. Quyền và nghia vụ của bên thuê
II.2.3. Quyền và nghĩa vụ của Nhà sản xuất
II.3. Đối tượng của hợp đồng cho thuê tài chính
II.4. Phương thức giao kết, thanh toán hợp đồng
II.4.1. Phương thức giao kết
II.4.2. Phương thức thanh toán
II.5. Chấm dứt và giải quyết tranh chấp hợp đồng
II.5.1. Chấm dứt hợp đồng
II.5.2. Giải quýet tranh chấp
Chương III: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cho thuê tài chính ở Việt Nam
III.1. Thực trạng các quy định pháp luật về hợp đồng cho thuê tài chính
III.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cho thuê tài chính
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Nội dung
"Đẩy mạnh đổi mới công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và các lĩnh vực hoạt động khác, thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ so với các nước tiên tiến trong khu vực. Đi thẳng vào công nghệ hiện đại đối với những ngành mũi nhọn, đồng thời lựa chọn các công nghệ thích hợp không gây ô nhiễm và khai thác được lợi thế về lao động. Chú trọng nhập khẩu công nghệ mới, cải tiến từng bộ phận tiến tới tạo ra những công nghệ đặc thù Việt Nam. Hiện đại hoá công nghệ trong quản lý". Đây là những yêu cầu để thực hiện "Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm đầu thế kỷ XXI - Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp" mà báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khoá VIII tại Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đề ra.
Hiện nay, hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động cho thuê tài chính nói chung và hợp đồng cho thuê tài chính nói riêng không còn phù hợp với tình hình mới, đôi khi giữa các văn bản này còn nhiều điểm chồng chéo, mâu thuẫn. Bên cạnh đó, hoạt động cho thuê tài chính nói chung và hoạt động cho thuê tài chính nói riêng là những vấn đề chưa được quan tâm nghiên cứu và xem xét một cách toàn diện. Do đó, việc nghiên cứu để từng bước hoàn thiện lĩnh vực này là việc làm quan trọng và cần thiết.
Xuất phát từ nhận thức trên, em mạnh dạn chọn đề tài:" Một số vấn đề pháp lý trong hợp đồng cho thuê tài chính" làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu quy định pháp luật về hợp đồng cho thuê tài chính, cũng như thực trạng hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam trong thời gian qua, khoá luận sẽ rút ra những kết luận và kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về cho thuê tài chính nói chung và hợp đồng cho thuê tài chính nói chung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Khoá luận chỉ tập trung làm rõ (trên cơ sở so sánh các văn bản pháp luật) một số khía cạnh pháp lý liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính nói chung và hợp đồng cho thuê tài chính nói riêng, đồng thời nêu ra thực trạng về tình hình cho thuê tài chính ở Việt Nam hiện nay, từ đó rút ra các đề xuất, kiến nghị.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Khoá luận được hoàn thành dựa trên các nguyên tắc, phương pháp luận của triết học mác - Lênin, lý luận Nhà nước và Pháp luật trong nghiên cứu. Trong đó, Khoá luận chủ yếu vận dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp để giải quyết các vấn đề đặt ra.
5. Kết cấu khoá luận.
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, Khoá luận được cấu trúc bao gồm ba chương, như sau:
Chương I: Khái quát về hoạt động cho thuê tài chính
Chương II: Hợp đồng cho thuê tài chính
Chương III: Thuê tài chính ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý.
67 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2115 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số vấn đề pháp lý trong hợp đồng cho thuê tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều khoản khác như: quyền lựa chọn mua, tiền đặt cọc, tăng tiền thuê hoặc tiền trả trước hoặc yêu cầu an toàn khác, các điều kiện về bảo lãnh, thế chấp.
Nội dung của hợp đồng cho thuê tài chính còn bao gồm quyền và nghĩa vụ của các bên đối với nhau:
II.2.1. Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê.
Theo Điều 62, Luật Các tổ chức Tín dụng và Điều 23 và 24, Nghị định 16 thì bên cho thuê có các quyền và nghĩa vụ sau:
- Quyền của bên cho thuê.
+ Yêu cầu của bên thuê cung cấp các báo cáo quý, quyết toán tài chính năm và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và các vấn đề có liên quan đến tài sản cho thuê.
+ Kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài sản cho thuê.
+ Mua, nhập khẩu tài sản cho thuê theo yêu cầu của bên thuê.
+ Gắn ký hiệu sở hữu trên tài sản cho thuê trong suốt thời hạn cho thuê.
+ Chuyển nhượng các quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng cho thuê tài chính cho một Công ty cho thuê tài chính khác. Trong trường hợp này, bên cho thuê chỉ cần thông báo trước bằng văn bản cho bên thuê. Theo chúng tôi: trong trường hợp này, pháp luật cũng cần quy định cho bên thuê một thời gian cụ thể để có thể sắp xếp việc tiếp nhận chủ sở hữu khác, có thể thời hạn thông báo trước 10 ngày khi bên cho thuê thực hiện việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ của mình cho Công ty cho thuê tài chính khác.
+ Yêu cầu bên thuê đặt tiền ký cược hoặc có người bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho thuê tài chính nếu thấy cần thiết.
+ Giảm tiền thuê, gia hạn thời hạn trả tiền thuê, bán tài sản cho thuê theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
+ Yêu cầu bên thuê bồi thường thiệt hại khi bên thuê vi phạm hợp đồng cho thuê tài chính (các vi phạm này có thể gồm: không thực hiện nghĩa vụ bảo quản, sửa chữa, thanh toán tiền bảo hiểm tài sản thuê trong thời hạn cho thuê. Bên cho thuê có quyền thu hồi tài sản thuê và yêu cầu bên thuê thanh toán ngay toàn bộ số tiền thuê khi vi phạm các điều khoản trong hợp đồng thuê).
+ Được quyền sở hữu và đính ký hiệu sở hữu trên tài sản thuê trong suốt thời hạn thuê;
+ Có quyền yêu cầu bên thuê bồi thường mọi thiệt hại do không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo quản, sửa chữa, thanh toán tiền bảo hiểm tài sản thuê trong thời hạn cho thuê;
- Nghĩa vụ của bên cho thuê.
+ Ký hợp đồng mua tài sản với bên cung ứng theo các điều kiện đã được thoả thuận giữa bên thue và nhà sản xuất (hoặc bên cung cấp thiết bị), hoàn tất cả thủ tục nhập khẩu tài sản, thanh toán ngay toàn bộ tiền mua tài sản cho thuê. Bên cho thuê không chịu trách nhiệm về việc tài sản cho thuê không được giao hoặc giao không đúng với các điều kiện do bên thuê thoả thuận với nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp thiết bị).
+ Đăng ký quyền sở hữu, làm thủ tục mua bảo hiểm đối với tài sản cho thuê. Thực hiện đầy đủ, đúng các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng. Trong trường hợp bên cho thuê vi phạm hợp đồng cho thuê, thì phải bồi thường thiệt hại.
II.2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê.
Theo Điều 63, Luật Các tổ chức Tín dụng, Điều 26, Nghị định 16, trong hợp đồng cho thuê tài chính bên thuê có các quyền và nghĩa vụ sau:
- Quyền của bên thuê.
+ Lựa chọn, thương lượng và thoả thuận với nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp thiết bị) về đặc tính kỹ thuật, chủng loại, giá cả, việc bảo hiểm, cách thức và thời hạn giao nhận, lắp đặt và bảo hành tài sản cho thuê.
+ Trực tiếp nhận tài sản cho thuê từ nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp thiết bị) theo thoả thuận trong hợp đồng mua bán tài sản.
Chính vì hai điều trên mà bên cho thuê không có nghĩa vụ về việc tài sản cho thuê không được giao hoặc giao không đúng với các điều kiện do bên thuê thoả thuận với nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp thiết bị).
+ Quyết định việc mua tài sản hoặc tiếp tục thuê sau khi kết thúc hợp đồng cho thuê tài chính.
+ Yêu cầu bên cho thuê bồi thường thiệt hại khi bên cho thuê vi phạm hợp đồng cho thuê tài chính.
- Nghĩa vụ của bên thuê.
+ Cung cấp các báo cáo quý, quyết toán tài chính năm và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, các vấn đề liên quan đến tài sản thuê khhi bên cho thuê yêu cầu; tạo mọi điều kiện để bên chothuê kiểm tra tài sản cho thuê.
+ Chịu trách nhiệm về sự lựa chọn, thoả thuận với nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp thiết bị) về đặc tính kỹ thuật, chủng loại, giá cả, cách thức và thời hạn giao nhận, lắp đặt và bảo hành tài sản cho thuê.
+ Sử dụng tài sản thuê đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính; không được chuyển quyền sử dụng tài sản thuê cho cá nhân, tổ chức khác nếu không được bên cho thuê đồng ý bằng văn bản.
+ Trả tiền thuê theo quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính và thanh toán các chi phí có liên quan đến việc nhâp khẩu, thuế, lệ phí đăng ký quyền sở hữu, bảo hiểm đối với tài sản thuê.
+ Chịu mọi rủi ro về việc mất mát, hư hỏng đối với tài sản thuê và chịu trách nhiệm về mọi hậu quả do việc sử dụng tài sản thuê gây ra đối với tổ chức và cá nhân khác trong quá trình sử dụng tài sản thuê.
+ Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản thuê trong thời hạn thuê. Không được tẩy xoá, làm hỏng ký hiệu ở hữu gắn trên tài sản thuê.
+ Không được dùng tài sản thuê để thế chấp, cầm cố hoặc để đảm bảo cho bất kỳ một nghĩa vụ nào.
+ Thực hiện đầy đủ, đúng các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng.
Như vậy, trong mối quan hệ giữa bên cho thuê và bên thuê trong hợp đồng cho thuê tài chính, bên thuê bao giờ cũng ở vị thế thứ yếu (thể hiện ở trách nhiệm mà họ phải gánh chịu). Trong mối quan hệ đó bên cho thuê phải bỏ ra một khoản tiền đầu tư lớn để mua máy móc thiết bị theo yêu cầu của bên thuê, do vậy, bên cho thuê bao giờ cũng phải đặt ra những quy định trách nhiệm ngặt ngèo để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Để khuyến khích phát triển hoạt động cho thuê tài chính, các quy định này đã được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật.
II.2.3. Quyền và nghĩa vụ của Nha sản xuất (hoặc nhà cung cấp thiết bị).
Như đã phân tích ở phần trên, trong quan hệ hợp đồng cho thuê tài chính, khi bên cho thuê và bên thuê thoả thuận về đối tượng của hợp đồng cho thuê tài chính, thông thường trong hợp đồng sẽ xuất hiện bên thứ ba (với tư cách là Nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp thiết bị tài sản thuê trong hợp đồng). Vậy chúng ta có thể đặt câu hỏi: trong quan hệ cho thuê tài chính Nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp thiết bị) có những quyền và nghĩa vụ gì? Vấn đề này pháp luật của nước ta vẫn còn đang bỏ ngỏ.
Xét về bản chất, trong quan hệ hợp đồng cho thuê tài chính, Nhà sản xuất (hoặc nhá cung cấp thiết bị) sẽ thực hiện việc đàm phán với bên thuê về loại thiết bị, các thông số kỹ thuật, chủng loại…,cung cấp bảo hành và dịch vụ bảo dưỡng cho bên thuê. Nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp thiết bị) phải có nghĩa vụ giao máy móc thiết bị trong tình trạng làm việc tốt, trong trường hợp máy móc thiết bị không vận hành được thì Nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp thiết bị) phải chịu trách nhiệm trước bên thuê. Khi máy móc thiết bị được chuyển giao cho bên thuê, Nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp thiết bị) sẽ ghi cho bên thuê hoá đơn với giá mua và tiến hành đào tạo lao động nếu bên thuê có yêu cầu.
Trong mối quan hệ với bên cho thuê, nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp thiết bị) sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ với tư cách là một bên chủ thể trong quan hệ hợp đồng mua bán. Theo đó, nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp thiết bị) sẽ chuyển giao quyền sở hữu cho bên mua (tức là bên cho thuê trong hợp đồng cho thuê tài chính) và nhận tiền.
II.3. Đối tượng của hợp đồng cho thuê tài chính.
Thoả thuận về đối tượng của hợp đồng là một trong những điều khoản cơ bản. Một hợp đồng cho thuê tài chính nếu thiếu điều khoản này thì sẽ vô hiệu.
Khoản 3 Điều 7 Nghị định 16 quy định: "tài sản thuê là máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác".
Với quy định hiện hành, đối tượng của quan hệ hợp đồng cho thuê tài chính chỉ dừng lại ở việc cho thuê các loại động sản theo yêu cầu của bên thuê mà chưa mở rộng ra cho các loại bất động sản. Theo chúng tôi, cùng với việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cho thuê tài chính, pháp luật cũng nên xem xét việc mở rộng về phạm vi đối tượng để phù hợp với "Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005" mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đề ra.
Sau khi mua tài sản theo yêu cầu của bên thuê, Công ty cho thuê tài chính phải làm thủ tục đăng ký tại Trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm (Điều 19, Nghị định 16). Mục đích của việc đăng ký là nhằm bảo vệ quyền sở hữu của bên cho thuê. Điều này đặc biệt quan trọng vì bên cho thuê chỉ nắm giữ quyền sở hữu về mặt pháp lý chứ không thực sự nắm giữ tài sản cho thuê.
Theo quy định tại Điều 20 và 21, Nghị định 16:
- "Đối với tài sản thuê là phương tiện vận tải, tàu thuyền đánh bắt thuỷ hải sản có giấy chứng nhận đăng ký, Công ty cho thuê tài chính giữ bản chính giấy chứng nhận đăng ký, bên thuê khi sử dụng phương tiện được dùng bản sao có chứng nhận của Công chứng Nhà nước và xác nhận của Công ty cho thuê tài chính, để sử dụng phương tiện trog thời hạn cho thuê. Công ty cho thuê tài chính chỉ xác nhận vào một bản sao giấy chứng nhận đăng ký phương tiện sau khi đã có chứng nhận của Công chứng Nhà nước. Nếu tài sản trên tham gia hoạt động trên tuyến quốc tế, Công ty cho thuê tài chính giữ bản sao giấy chứng nhận đăng ký có chứng nhận của cơ quan Công chứng".
- "Đối với những tài sản cho thuê có giấy phép sử dụng, cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp giấy phép sử dụng cho bên thuê, trên cơ sở giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản cho thuê của Công ty cho thuê tài chính và hợp đồng cho thuê tài chính".
Hiện nay, tài sản thuê do các Công ty cho thuê tài chính chủ yếu nhập từ nước ngoài. Điều này hoàn toàn phù hợp với lợi ích mà hoạt động cho thuê tài chính đem lại cho nền kinh tế - góp phần thúc đẩy đổi mới công nghệ, cải tiến khoa học kỹ thuật. Bởi vì, trong khi các ngành khoa học kỹ thuật của chúng ta chưa đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế, thì việc nhập khẩu máy móc thiết bị tiên tiến để phục vụ mục đích kinh doanh là điều tất yếu. Điều 18, Nghị định 16 quy định: "Công ty cho thuê tài chính được nhập khẩu trực tiếp những máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và động sản mà bên thuê đã được phép mua, nhập khẩu và sử dụng theo các quy định hiện hành của pháp luật". Tuy nhiên, chúng ta phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ đối với các hoạt động nhập khẩu này, để tránh tình trạng việc nhập khẩu các máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu gây ô nhiễm cao tránh biến nước ta thành "bãi rác thiết bị công nghiệp".
II.4. Phương thức giao kết, thanh toán hợp đồng.
II.4.1. Phương thức giao kết.
- Về nguyên tắc giao kết.
Nghị định 64 và Nghị định 16 không quy định các nguyên tắc khi giao kết hợp đồng cho thuê tài chính. Nhưng như đã đề cập đến ở phần trên, dù hợp đồng cho thuê tài chính có là kinh tế hay dân sự thì các nguyên tắc khi giao kết hợp đồng kinh tế hoặc dân sự cũng được áp dụng cho việc giao kết hợp đồng cho thuê tài chính.
Nếu hợp đồng cho thuê tài chính là hợp đồng kinh tế thì Điều 3 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế quy định: "Hợp đồng kinh tế được giao kết theo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản và không trái pháp luật". Đây chính là các nguyên tắc của hợp đồng kinh tế, tức là các tư tưởng chỉ đạo có tính chất bắt buộc đối với các chủ thể khi tiến hành giao kết hợp đồng kinh tế.
Trong trường hợp, hợp đòng cho thuê tài chính được xác định là hợp đồng dân sự. Theo đó, việc giao kết hợp đồng cho thuê tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc được quy định tại Điều 395, Bộ luật Dân sự, đó là:
+ Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội;
+ Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.
- Về thủ tục, trình độ giao kết.
Hợp đông cho thuê tài chính cần được giao kết theo thủ tục và trình tự nhất định. Cũng như nhiều dạng hợp đồng khác, thủ tục, trình tự giao kết hợop đồng cho thuê tài chính là các cách thức, các bước, các hành vi mà các bên phải tiến hành nhằm xác lập một quan hệ hợp đồng cho thuê tài chính có hiệu lực pháp lý. Các văn bản pháp luật quy định riêng về cho thuê tài chính không quy định về thủ tục và trình độ giao kết hợp đồng cho thuê tài chính và vì vậy, trong trường hợp này trình tự giao kết hợp đồng đối với các hợp đồng dân sự nói chung và kinh tế nói riêng được áp dụng.
Có hai cách thức giao kết hợp đồng cho thuê tài chính: giao kết trực tiếp và giao kết gián tiếp.
+ Giao kết hợp đồng bằng cách trực tiếp diễn ra trong các trường hợp đại diện hợp đồng của các bên trực tiếp gặp nhau để bàn bạc, thoả thuận, thống nhất ý chí, xác định các điều khoản của hợp đồng và cùng ký vào một văn bản. Hợp đồng được coi là hình thành và có hiệu lực pháp lý từ thời điểm hai bên ký vào văn bản.
+ Giao kết hợp đồng bằng cách gián tiếp là cách thức giao kết mà trong đó, các bên gửi cho nhau các tài liệu giao dịch (công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng) chứa đựng nội dung của công việc giao dịch. Việc giao kết bằng cách gián tiếp đòi hỏi phải tuân theo một trình tự nhất định.
Hợp đồng giao kết bằng cách gián tiếp được coi là hình thành và có giá trị pháp lý từ khi các bên nhận được tài liệu giao dịch thể thện sự thoả thuận về tất cả các điều khoản chủ yếu của hợp đồng.
Cho dù hợp đồng cho thuê tài chính có thể được giao kết bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp thì đều có hiệu lực pháp lý như nhau, điều đó đòi hỏi các bên phải thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản đã cam kết.
Để xác lập hợp đồng cần có sự thoả thuận giữa những người giao kết. Sự thoả thuận này thể hiện ở hai yếu tố:
- Đề nghị giao kết hợp đồng
- Chấp nhận giao kết hợp đồng
Nếu xác định hợp đồng cho thuê tài chính là một loại hợp đồng kinh tế thì các quy định về đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng phải dựa trên các quy định trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989. Song cho đến nay, vấn đề trên chưa được quy định rõ ràng trong Pháp lệnh. Đây là một trong những dấu ấn của cơ chế cũ chưa được khắc phục: yếu tố thoả thuận của các bên chưa được coi trọng thực sự. Và như vậy, nếu chung ta thừa nhận Bộ Luật Dân sự là luật chung thì có thể áp dụng các quy định về đề nghị giao kết hợp đồng, thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đòng kinh tế, điềukiện thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng, chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng để xem xét đến yếu tố thoả thuận của hợp đồng cho thuê tài chính.
Khi một bên đã đề nghị bên kia giao kết hợp đồng có nêu rõ nội dung chủ yếu của hợp đồng và thời hạn trả lời, thì không được mời bên thứ ba giao kết trong thời hạn chờ trả lời và phải chịu trách nhiệm về lời đề nghị của mình.
Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời, thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó, nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết hạn trả lời, thì lời chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.
Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trường hợp nói qua điện thoại hoặc các phương thức khác, thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp có thoả thuận về thời hạn trả lời. Còn trong trường hợp việc trả lời được chuyển qua bưu điện, thì thời hạn trả lời là ngày gửi đi theo dấu của bưu điện.
Bên đề nghị có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị trog các trường hợp:
+ Bên được đề nghị chưa nhận được đề nghị.
+ Bên đề nghị có nêu rõ điều kiện được thay đổi hoặc rút lại đề nghị.
Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp:
+ Bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận hoặc chậm trả lời;
+ Hết thời hạn trả lời chấp nhận. Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị, thì đề nghị đó được coi là một đề nghị mới. Còn trong trường hợp bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng, nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị, thì coi như bên này đã đưa ra đề nghị mới.
Hợp đồng cho thuê tài chính thường có sự tham gia của ba bên chủ thể, nên để đi đến sự thoả thuận, thống nhất ý chí giữa các bên thông thường phải diễn ra theo ba công đoạn chính.
Thứ nhất, bên thuê chủ động tìm kiếm nhà cung cấp máy móc thiết bị và hai bên sẽ đi đến thoả thuận về các thông số kỹ thuật, chất lượng, giá cả, phương thức giao hàng…của tài sản thuê.
Thứ hai, sau khi đã thoả thuận với nhà cung cấp về các yêu cầu đối với máy móc thiết bị, bên thuê tìm đến Công ty cho thuê tài chính (bên cho thuê) thoả thuậnv ề phương thức thuê, thời hạn thuê, các khoản tiền trả hàng kỳ, lãi suất, các biện pháp bảo đảm…
Thứ ba, theo yêu cầu của bên thuê, bên cho thuê sẽ trả tiền mua tài sản thuê cho nhà cung cấp và thiết bị này được chuyển giao thẳng cho bên thuê. Tức là một hợp đồng mua bán sẽ được thiết lập giữa bên cho thuê (trong hợp đồng cho thuê tài chính) và nhà cung cấp. Sau khi đã có quyền sở hữu pháp lý đối với tài sản thuê, bên cho thuê cho bên thuê thuê theo các điều khoản thoả thuậnt rong hợp đồng cho thuê tài chính.
Ngoài ra, trong một số giao dịch cho thuê tài chính chỉ bao gồm hai trong số ba công đoạn nói trên. Và như vậy, số lượng chủ thể tham gia các giao dịch cho thuê tài chính hoàn toàn không bắt buộc là phải cố định ba người và các hành vi trong giao dịch không hạn chế ở việc bên thuê chỉ đi thuê, bên cho thuê chỉ cho thuê, và nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp thiết bị) chỉ bán tài sản thuê…
II.4.2. Phương thức thanh toán.
Nghị định 16 không quy định phương thức thanh toán. Vì vậy, hiện tại được áp dụng trên cơ sở quy định của Thông tư 03. Theo quy định tại điểm 1.5 Mục CV Thông tư 03: Trong mọi giao dịch cho thuê tài chính phải thực hiện bằng đồng Việt Nam. Trong trường hợp, Công ty cho thuê tài chính sử dụng ngoại tệ để nhập khẩu tài sản cho thuê thì đối với các hợp đồng thuê có thời hạn trên một năm, được xác định số tiền thuê bằng ngoại tệ, nhưng việc thanh toán tiền thuê phải được thực hiện bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá hiện hành của các Ngân hàng thương mại vào thời điểm thanh toán.
Khi có nhu cầu ngoại tệ để trả nợ (gốc và lãi), phí hoặc chuyển lợi nhận về nước theo quy định của pháp luật thì Công ty cho thuê tài chính được phép mua ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước chỉ định theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.
Quy định các khoản thanh toán từng lần giữa các bên phải được thực hiện bằng đồng Việt Nam khiến cho cả bên cho thuê và bên thuê phải lo ngại vì rủi ro về mặt tỷ giá khi chuyển đổi ngoại tệ có thể xảy ra.
Theo quy định, các Công ty cho thuê tài chính chỉ được mua ngoại tệ để thanh toán khi đến hạn trả nợ cho các tổ chức tín dụng mà Công ty trước đó đã vay. Khoảng cách về thời gian từ khi Công ty cho thuê được thanh toán bằng đồng Việt Nam cho đến khi họ được mua ngoại tệ để thanh toán đã phát rủi ro không nhỏ khi tỷ giá giữa các đồng tiền này dao động, đặc biệt là trong tình hình hiện nay, các hợp đồng cho thuê máy móc thiết bị có thời gian tương đối dài, thường là trên 1 năm. Rủi ro này có thể được giảm đáng kể nếu Công ty cho thuê tài chính được phép chuyển số tiền thu bằng đồng Việt Nam sang ngoại tệ ngay khi được bên thuê thanh toán.
II.5. Chấm dứt và giải quyết tranh chấp hợp đồng.
II.5.1. Chất dứt hợp đồng.
Sau khi hợp đồng cho thuê tài chính được giao kết, các bên chủ thể phải nghiêm chỉnh thực hiện các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng, việc thực hiện này phải dựa trên một số nguyên tắc được pháp luật quy định. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên cũng có thể thoả thuận thay đổi các điều khoản đã thoả thuận trước đây cho phù hợp điều kiện và tình hình thực tế của mỗi bên.
Pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể các trường hợp chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính, chỉ dừng lại ở việc dùng từ "khi kết thúc hợp đồng" (Khoản 2, Điều 51, Luật Các Tổ chức Tín dụng). Tuy nhiên, chúng ta có thể dựa vào các quy định của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và của Bộ luật Dân sự xem xét các trường hợp chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính.
- Các bên đã được thực hiện xong hợp đồng.
- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng đã hết và hai bên không thoả thuận kéo dài thời hạn đó;
- Hợp đồng cho thuê tài chính bị đình chỉ hoặc huỷ bỏ;
- Hợp đồng không thể thực hiện do đối tượng của hợp đồng không còn có các bên có thể thoả thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiết hại.
Dựa vào các quy định nêu trên, chúng ta có thể phân ra làm các trường hợp chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính, đó là:
a. Chấm dứt theo thoả thuận ghi trong hợp đồng và hai bên không thoả thuận kéo dài thời hạn đó. Hiện nay vấn đề này chưa được cụ thể hoá trong các văn bản của pháp luật khi điều chỉnh lĩnh vực quan hệ cho thuê tài chính. Theo chúng tôi, trong trường hợp này, các bên có thể tiến hành những hành động sau để bảo vệ quyền lợi của mình:
- Nếu hợp đồng cho thuê tài chính có phương thức mua hẳn thì người đi thuê có thể mua tài sản thuê, giá bán thiết bị có thể được xác định khi các bên thoả thuận ghi vào hợp đồng hoặc được xác định ở mức giá thích hợp của thiết bị khi thời hạn thuê kết thúc. Trên thực tế, giá bán thường được xác định ở mức danh nghĩa vào thời điểm bắt đầu của hợp đồng cho thuê tài chính.
Ở một số nước trên thế giới, việc xác định giá bán thiết bị cũng được thực hiện dưới hai hình thức: (i) xác định vào thời điểm ký hợp đồng; (ii) xác định vào thời điểm bán thiết bị theo giá trị thực tế.
Chẳng hạn như, ở Mỹ, người ta phân hợp đồng thuê xe hới thành hai loại là: loại kết thúc đóng và loại kết thúc mở.
+ Hợp đồng thuê kết thúc đóng: trong hợp đồng này, giá trị còn lại của xe hơi vào thời điểm kết thúc hợp đồng được xác định trước khi hợp đồng thuê được giao kết (vị dụ, sau khi thuê, giá trị xe phải còn là 40%). Vào thời điểm kết thúc hợp đồng thuê, bên thuê có sự lựa chọn để mua xe này theo giá đó (căn cứ vào giá trị còn lại), cộng thêm chi phí quản lý hành chính.
+ Hợp đồng thuê kết thúc mở; loại hợp đồng thuê kết thúc mở cũng hoạt động như loại hợp đồng thuê kết thúc đóng. Nhưng chỉ khác ở chỗ, giá trị còn lại của xe hơi được ước tính vào lúc bắt đầu thuê. Khi hết hạn hợp đồng thuê, giá trị được ước tính so với giá trị thị trường thực tế của chiếc xe đó, và người đi thuê phải trả phần chênh lệch mà trên thực tế có thể là rất lớn.
- Nếu không có phương thức mua hẳn thì bên thuê được tiếp tục thuê theo thoả thuận trong hợp đồng cho thuê hoặc bên thuê có thể sẽ chỉ định bên thuê làm đại lý để bán tài sản thuê. Người đi thuê có thể bán tài sản thuê cho chính bản thân mình với giá trị danh nghĩa đã được thống nhất. Nếu người đi thuê không được chỉ định để bán lại thiết bị thì tài sản thuê phải được gửi trả ngay lập tức cho bên cho thuê.
b. Chấm dứt do lỗi của các bên trong quan hệ hợp đồng (chấm dứt trước khi hết thời hạn thuê).
Đặc trưng cơ bản của hợp đồng cho thuê tài chính là không thể huỷ ngang theo ý chí của một trong hai bên. Nhưng điều này không có nghĩa là trong thời gian thực hiện hợp đồng không một bên nào có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Một bên trong quan hệ hợp đồng cho thuê tài chính chỉ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu hợp đồng ghi nhận việc một bên có lỗi là điều kiện chấm dứt hợp đồng hoặc do pháp luật quy định.
- Trường hợp hợp đồng bị huỷ bỏ trước khi thực hiện do lỗi của bên thuê, bên thuê phải hoàn trả mọi t hiệt hại cho công ty cho thuê tài chính.
- Theo quy định tại khoản 1, Điều 27, Nghị định 16, Công ty cho thuê tài chính có thể chấm dứt trước thời hạn cho thuê, nếu:
+ Bên thuê không trả tiền theo quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính.
+ Bên thuê vi phạm một trong các điều khoản (thường là các điều khoản cơ bản) của hợp đồng cho thuê tài chính.
+ Bên thuê bị phá sản, giải thể.
+ Người bảo lãnh bị phá sản, giải thể và bên cho thuê không chấp thuận đề nghị chấm dứt bảo lãnh hoặc đề nghị người bảo lãnh khác thay thế của bên thuê.
Quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản thuê luôn thuộc về bên cho thuê trong suốt thời hạn thuê và bên thuê chỉ có quyền hưởng lợi nhuận thông qua việc sử dụng tài sản thuê theo đúng thoả thuận trong hợp đồng. Do đó, trong trường hợp hợp đồng cho thuê tài chính bị chấm dứt trước thời hạn theo một trong những trường hợp nêu trên, bên thuê phải thanh toán ngay toàn bộ số tiền thuê còn lại cho bên cho thuê. Nếu bên thuê không thanh toán được số tiền thuê, bên cho thuê có quyền thu hồi ngay lập tức tài sản cho thuê và bên thuê phải bồi thường thiệt hại vật chất cho bên cho thuê. Sau khi thu hồi tài sản cho thuê, bên cho thuê có quyền chuyển nhượng hoặc cho bên khác cho thuê tài sản.
Tuy nhiên, vấn đề thu hồi lại tài sản cho thuê cũng có vấn đề. Trên thực tế, trong thời gian qua, các công ty cho thuê tài chính chủ yếu cho thuê taxi, xe vận tải cỡ nhỏ, đầu kéo công tơ nơ, dây chuyền sản xuất may… Nghĩa là đối tượng của hợp đồng là những tài sản có giá trị trung bình, có tính thanh khoản tương đối cao. Tuy nhiên, đối với những tài sản là dây chuyền hay công nghệ thường có giá trị lớn, có hao mòn vô hình cao và lại không có nhu cầu sử dụng rộng rãi thì ngay cả khi tài sản đã được thu về từ bên thuê, bên cho thuê vẫn phải gánh chịu rủi ro về việc xử lý tài sản đó. Khi thiết bị máy móc đang còn vận hành thì nó có giá trị kinh tế thực nhưng khi nó được đưa vào khi bãi thì giá trị thực của nó bị giảm sút nhanh chóng. Khó khăn nêu trên làm cho một số bên thuê chây ỳ trong quan hệ thanh toán trả nợ. Để khắc phục tình trạng này, có lẽ pháp luật cần phải quy định bên thuê không chỉ có nghĩa vụ mua bảo hiểm rủi ro tài sản thuê mà còn phải mua bảo hiểm đối với chính trách nhiệm chi trả thanh toán. Biện pháp này có thể làm tăng chi phí kinh doanh của bên thuê nhưng sẽ là biện pháp an toàn cho công ty cho thuê nói riêng và cho hệ thống các chế định tài chính nói riêng. Phần phí bảo hiểm trách nhiệm chi trả có thể được san sẻ giữa bên cho thuê và bên thuê. Đây không phải là trường hợp cá biệt trong hoạt động tín dụng bởi lẽ nghĩa vụ mua bảo hiểm tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân đã được thực hiện trong nhiều năm nay.
Trong trường hợp bên thuê bị phá sản, giải thể, mất khả năng thanh toán thì quyền sở hữu của Công ty cho thuê tài chính đối với tài sản thuê không bị ảnh hưởng. Bởi vì, tài sản thuê không được coi là tài sản của bên thuê khi xử lý tài sản để trả nợ cho các chủ thể khác.
Mặc dù hợp đồng phải chấm dứt trước thời hạn nhưng bên thuê vẫn phải thanh toán ngay cho bên cho thuê tất cả các khoản tiền thuê còn thiếu và các khoản tiền nợ khác vào ngày chấm dứt hợp đồng. Bồi thường cho bên cho thuê toàn bộ các tổn thất mà bên cho thuê phải chịu nếu bên cho thuế không bán được tài sản thuê hoặc khi số tiền thu được từ việc bán tài sản thuê không bằng số tiền còn lại trong hợp đồng thuê. Ngoài ra còn phải thanh toán cho bên cho thuê toàn bộ những chi phí liên quan như chi phí pháp lý, chi phí thu hồi và cất giữ tài sản thuê, chi phí sửa và bảo dưỡng cần để bảo đảm thiết bị luôn ở trong trạng thái tốt, có thể sử dụng được. Các quy định này nhằm mục đích bảo đảm quyền lợi cho bên cho thuê trong việc thu hồi vốn đầu tư vì số tiền mua tài sản chính là tổng giá trị đầu tư. Giá trị này (cộng lãi) được thu hồi thông qua tiền thuê. Do đó, nếu hợp đồng chấm dứt trước thời hạn thì bên thuê vẫn có nghĩa vụ thanh toán trọn vẹn hợp đồng.
Để đảm bảo quyền bình đẳng trong quan hệ hợp đồng cho thuê tài chính, pháp luật hiện hành không chỉ dừng lại ở việc quy định các biện pháp bảo đảm quyền và lợi ích của bên cho thuê mà còn đặt ra một số quy định nhằm bảo vệ bên thuê trong quan hệ hợp đồng.
- Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 16, bên thuê cũng có thể chấm dứt hợp đồng trước thời hạn nếu:
+ Tài sản thuê không được giao đúng hạn do lỗi của bên cho thuê (có thể do lỗi của bên cho thuê khi không thực hiện đúng hạn hợp đồng bán hoặc không thanh toán đúng hạn cho Nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp thiết bị). Theo chúng tôi, trong trường hợp này, pháp luật nên quy định bên thuê có quyền lựa chọn các giải pháp: Yêu cầu hợp đồng thuê phải được thực hiện đầy đủ và phải trả tiền phạt để trang trải thiệt hại do việc chậm trễ hoặc yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng thuê và bên cho thuê phải bồi thường bất kỳ thiệt hại hay mất mát nào mà bên thuê phải chịu do lỗi của bên cho thuê không tuân thủ các cam kết trong hợp đồng thuê.
+ Bên cho thuê vi phạm các điều khoản trong hợp đồng, thì theo quy định của pháp luật, bên cho thuê sẽ phải bồi thường mọi thiệt hại có thể xảy ra cho bên thuê.
- Pháp luật hiện hành không quy định trường hợp tài sản thuê không được giao do lỗi của nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp thiết bị). Về điểm này theo chúng tôi, pháp luật nên cho phép bên thuê là một bên có quyền và nghĩa vụ liên quan trong hợp đồng mua bán tài sản giữa bên cho thuê và nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp thiết bị) Theo cách đó, bên thuê có thể sẽ có quyền hành động trực tiếp chống lại Nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp thiết thiết bị) để buộc Nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp thiết bị) phải thực hiện một cách thoả đáng nghĩa vụ của mình và nhận được từ Nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp thiết bị) tiền bồi thường các thiệt hại do lỗi của Nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp thiết bị) tiền bồi thường các thiệt hại do lỗi của Nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp thiết bị) mà không làm ảnh hưởng tới các quyền của bên cho thuê đối với bên thuê hay Nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp thiết bị). Việc đưa quyền này vào quy chế được áp dụng là để thừa nhận quyền lợi của bên thuê trong việc chuyển giao đúng hạn tài sản cho thuê. Nếu thiếu quy định này thì bên thuê không có quyền hành động pháp lý trực tiếp chống lại Nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp thiết bị) vì nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp thiết bị) chỉ bị ràng buộc hợp đồng (hợp đồng mua bán tài sản) đối với bên cho thuê. Quyền của bên cho thuê (chủ sở hữu tài sản) kiện nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp thiết bị) khi có lỗi vẫn được bảo lưu.
c. Hợp đồng thuê chấm dứt trước khi kết thúc thời hạn thuê trong trường hợp tài sản thuê bị mất, hư hỏng không thể khắc phục, sửa chữa được (khoản 3, Điều 27, Nghị định 16). Trong trường hợp này, bên cho thuê phải hoàn trả lại cho bên thuê số tiền bảo hiểm tài sản khi bên thuê đã trả đủ số tiền thuê phải trả cho bên cho thuê và khi bên cho thuê đã nhận được tiền bảo hiểm do cơ quan bảo hiểm thanh toán.
d. Hợp đồng cho thuê tài chính được chấm dứt trước khi kết t húc thời hạn cho thuê trong trường hợp bên cho thuê chấp thuận để thuê thanh toán toàn bộ tiền thuê trước thời hạn ghi tại hợp đồng cho thuê tài chính.
II.5.2. Giải quyết tranh chấp.
Tranh chấp là hiện tượng pháp lý phát sinh khi có những mâu thuẫn hay xung đột về quyền, nghĩa vụ giữa các nhà đầu tư, các doanh nghiệp với tư cách là chủ thể trong quan hệ pháp luật.
Như đã đề nghị đến ở các phần trên, nếu theo quy định của pháp luật hiện hành, chúng ta không thể xác định được hợp đồng cho thuê tài chính là kinh tế hay dân sự. Chính vì điều này, tôi có thể khẳng định rằng: việc xác định bản chất pháp lý của hợp đồng cho thuê tài chính giống như việc xác định bản chất của hợp đồng tín dụng. Theo đó:
+ Hợp đồng cho thuê tài chính được coi là hợp đồng nếu nó được giao kết giữa công ty cho thuê tài chính với khách hàng thuê là chủ thể kinh doanh và việc giao kết hợp đồng cho thuê tài chính là nhằm mục đích kinh doanh. Căn cứ vào Điều 12 pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/1994) và Điều 1 Nghị định 116 ngày 5/9/1994 về Tổ chức và hoạt động của Trọng tài kinh tế và Trọng tài kinh tế có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về hợp đồng cho thuê tài chính.
+ Hợp đồng cho thuê tài chính được coi là hợp đồng dân sự nếu nó được giao kết giữa công ty cho thuê tài chính với khách hàng thuê không phải là chủ thể kinh doanh hoặc là chủ thể kinh doanh nhưng việc giao kết hợp đồng cho thuê tài chính chỉ nhằm mục đích tiêu dùng, sinh hoạt. Khi đó, các tranh chấp phát sinh sẽ được giải quyết theo trình tự tố tụng được quy định tại pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (có hiệu lực từ ngày 1/1/1990).
Tóm lại, trong nội dụng của phần này, khoá luận chỉ tập trung nêu ra một số khía cạnh pháp lý cơ bản của hợp đồng cho thuê tài chính, trên cơ sở đó so sánh với hợp đồng thuê tài sản thông thường. Các quy định hiện hành còn nhiều điểm hạn chế khi quy định về chế định này. Vì vậy, trong thời gian tới, chúng ta cần có kế hoạch sửa đổi bổ sung kịp thời cho phù hợp hơn với tình hình cho thuê tài chính ở Việt Nam. Phần tiếp theo, khoá luận sẽ đề cập đến tình hình cho thuê tài chính ở Việt Nam, đồng thời chỉ ra những điểm còn hạn chế về môi trường pháp lý đối với lĩnh vực này.
CHƯƠNG III.
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM
III.1. Thực trạng quy định pháp luật về hợp đồng cho thuê tài chính.
Hiện nay, cơ sở pháp lý để các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng cho thuê tài chính là dựa trên các văn bản sau:
- Bộ luật dân sự
- Luật Các tổ chức Tín dụng
- Pháp lệnh hợp đồng kinh tế
- Nghị định 16
- Các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định nêu trên hoặc dưới dạng Quyết định do các Công ty cho thuê tài chính ban hành, thường là ban hành "Quy trình nghiệp vụ cho thuê tài chính".
Như vậy, cho đến thời điểm hiện nay, chúng ta chưa có một văn bản cụ thể điều chỉnh quan hệ hợp đồng cho thuê tài chính. Bên cạnh đó, trong số các văn bản đã nêu chỉ có một số ít các quy định đề cập đến khía cạnh pháp lý về hợp đồng cho thuê tài chính. Chính điều này đã gây không ít khó khăn không chỉ riêng đối với các Công ty cho thuê tài chính mà ngay cả đối với người thuê. Bởi vì, các chủ thể luôn lo sợ khi quyền lợi của họ có thể bị xâm phạm nhưng không có môi trường pháp lý đảm bảo cho các quyền này. Có thể nêu ra một dẫn chứng cụ thể như sau:
Trong trường hợp hợp đồng cho thuê tài chính được xác định là hợp đồng kinh tế (như đã đề cập đến ở phần trên) . Khi đó, các quy định tại Pháp lệnh hợp đồng kinh tế sẽ được áp dụng. Nhưng chúng ta nhận thấy rằng, một số các quy định của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế đã bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót mà vào năm 1989 các nhà soản thảo Pháp lệnh hợp đồng kinh tế không thể lường trước được sự phức tạp của vấn đề này. Điều này có thể lý giải: Do Pháp lệnh hợp đồng kinh tế xây dựng vào thời điểm mà nền kinh tế nước ta đang chuyển mình sang kinh tế thị trường, các mối quan hẹ xã hội chứa thật sự ổn định, một số quan hệ xã hội còn chưa phát sinh. Có thể nêu ra một số hạn chế, thiếu sót của Pháp lệnh này:
+ Các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế chưa quy định các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng kinh tế. Trong lúc đó các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng kinh tế là cơ sở không thể thiếu để quy định sự vô hiệu của hợp đồng kinh tế và xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu.
+ Về chủ thể của hợp đồng kinh tế: Trong nền kinh tế nhiều thành phần, các bên tham gia quan hệ hợp đồng kinh tế đều tự nguyện, bình đẳng, tự chịu trách nhiệm và không trái pháp luật, do vậy nên mở rộng phạm vi chủ thể của hợp đồng kinh tế. Không nên bó hẹp, buộc một trong các bên giao kết phải là pháp nhân để tránh những phiền phức, phi lý.
+ Về hợp đồng kinh tế vô hiệu: Không nên quy định, trước khi xét hợp đồng kinh tế đó có vô hiệu hay không, phải xét nó có phải là hợp đồng kinh tế hay không. Và như vậy, chúng ta sẽ bổ sung thêm các điều kiện hợp đồng kinh tế vô hiệu: hơp đồng vi phạm về hình thức, hoặc thiếu những điều khoản chủ yếu của hợp đồng.
+ Về sử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu: bổ sung nguyên tắc lỗi trong xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu. Bên nào có lỗi trong việc giao kết hợp đồng kinh tế vô hiệu thì phải chịu bồi thường thiệt hại xảy ra cho bên cùng giao kết.
+ Về thời hạn các bên tranh chấp yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết: nên quy định là 6 tháng, kể từ ngày phát hiện vi phạm hoặc kể từ ngày hết thời hạn thực hiện hợp đồng. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Toà án nhân dân, Trọng tài kinh tế (phi Chính phủ) khi cơ quan này thành lập và đi vào hoạt động và Trung tâm Trọng tài quốc tế thuộc phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.
+ Pháp lệnh hợp đồng kinh tế chưa phân biệt hợp đồng vô hiệu tuyệt đối và hợp đồng vô hiệu tương đối (có thể bị tuyên bố vô hiệu, có thể không bị tuyên bố vô hiệu, trong lúc đó sự phân biệt này là cần thiết để từ đó xử lý đối với mỗi loại hợp đồng vô hiệu khách quan và công bằng hơn (chẳng hạn, hợp đồng vô hiệu tương đối chỉ có thể bị tuyên vô hiệu theo yêu cầu của các bên tham gia quan hệ hợp đồng).
Như vậy, văn bản pháp lý quan trọng nhất khi các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng cho thuê tài chính (nếu là hợp đồng kinh tế) lại có nhiều điểm hạn chế như đã nêu. Chính điều này đã và đang gây ra nhiều trở ngại lớn trong việc thúc đẩy việc phát triển thị trường cho thuê tài chính ở nước ta. Bởi lẽ những lợi ích mà nghiệp vụ cho thuê tài chính mang lại là rất lớn, nó làm giảm những khó khăn về vốn đầu tư dài hạn vao máy móc, thiết bị của các doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận với thiết bị và công nghệ hiện đại; cho thuê tài chính đang tỏ ra rất thích hợp với các doanh nghiệp trong giai đoạn tái cấu trúc và cơ cấu lại dây truyền công nghệ sản xuất, các doanh nghiệp mới thnàh lập. Bộ luật Dân sự năm 1995 đã khắc phục một phần những điểm hạn chế, thiết sót, bất cập của chế định Hợp đồng kinh tế về hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu. Bộ luật Dân sự quy định rõ các điều kiện vô hiệu lực của hợp đồng thông qua việc quy định các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.
Trong số ít các văn bản pháp luật quy định về lĩnh vực cho thuê tài chính (Luật Các tổ chức Tín dụng, và Nghị định 16) hiện nay chưa thống nhất về khái niệm "cho thuê tài chính".
- Theo khoản 11 Điều 20 Luật Các tổ chức Tín dụng quy định: "cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản giữa bên cho thuê là tổ chức tín dụng với khách hàng thuê. Khi kết thúc thời hạn, khách hàng mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê. Trong thời hạn cho thuê, các bên không được đơn phương huỷ bỏ hợp đồng".
- Điều 1 Nghị định 16 quy định: "cho tuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê. Bởi thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn đã được hai bên thoả thuận.
Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê lại theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính".
Khái niệm "cho thuê tài chính" trong Luật Các tổ chức Tín dụng đã không nê rõ được bản chất, đặc điểm của cho thuê tài chính. Bên cạnh đó, tại khái niệm cho thuê tài chính trong Luật Các tổ chức Tín dụng, nhà làm luật xã định bên cho thuê là "các tổ chức tín dụng". Cũng tại Khoản 1 Điều 19 Luật Các tổ chức Tín dụng quy định: Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được tành lập theo quy định của Luật này về các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán. Quy định này cho chúng ta thấy, bên cho thuê có thể thực hiện một số dịch vụ ngân hàng với nội dung "nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán" và điều này dường như đã mâu thuẫn với Điều 2 Nghị định 16 khi khẳng định: "Công ty cho thuê tài chính là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng". Theo đó, Công ty cho thuê tài chính được nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân (điểm a Khoản 1 Điều 16 Nghị định 16) nhưng không được cung ứng các dụch vụ thanh toán như quy định tại Luật Các tổ chức Tín dụng.
Từ những phân tích nêu trên, theo chúng tôi pháp luật nên quy định thống nhất nội hàm khái niệm "cho thuê tài chính", điều này rất có ý nghĩa khi nghiên cứu về lĩnh vực này. Chúng tôi đồng ý với quy định về nội hàm khái niệm "cho thuê tài chính" mà Nghi định 16 đã đưa ra.
Ngoài ra các văn bản pháp luật nêu trên chưa cụ thể hoá được hết các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động cho thuê tài chính. Có thể nêu ra một vài ví dụ như sau:
- Luật Các tổ chức Tín dụng và Nghị định 16 đều không có những quy định nghi nhận quyền và nghĩa vụ của nhà sản xuất (nhà cung cấp thiết bị). Cho dù trong quan hệ hợp đồng cho thuê tài chính, nhà sản xuất không tham gia trực tiếp vào việc giao kết hợp đồng mà chỉ có trách nhiệm cung cấp đúng các yêu cầu về máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác. Điều này là cần thiết khi nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, các hợp đồng cho thuê tài chính không chỉ được giao kết giữa các chủ thể ở trong nước mà còn có sự tham gia các chủ thể người nước ngoài. Chính vì điều này, để bảo vệ quyền lợi của bên trong quan hệ hợp đồng, phát luật nên quy định trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc cung cấp thiết bị cho bên thuê.
- Các quy định của pháp luật hiện hành chưa nghi nhận cách thức xử lý hợp đồng khi kết thúc hợp đồng theo thoả thuận. Theo quy định của pháp luật, khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính (Khoản 2 Điều 1 Nghị định16).
III.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cho thuê tài chính.
Trong thời gian tới, để khyến khích hoạt động cho thuê tài chính phát triển rộng khắp, chúng ta phải có những chính sách rõ ràng, cụ thể đối với lĩnh vực này. Điều này là hoàn toàn thiết yếu khi cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh đang từng bước xuống cấp. Do đó, cho thuê tài chính đã và đang là phương thức vay vốn trung và dài hạn (dưới dạng máy móc thiết bị) rất có hiệu quả đối với các doanh nghiệp nói trên. Chính vì điều này, các quy định của pháp luật phải ngày càng hoàn thiện hơn nữa để tạo ra một "hành lang" pháp lý an toàn cho các chủ thể tham gia.
Trong phạm vi bài Khoá luận, chúng tôi chỉ đưa ra một số kiến nghị và đề xuất giải pháp hoàn thiện về khung pháp lý đối với hoạt động cho thuê tài chính nói chung và hợp đồng cho thuê tài chính nói riêng.
Thứ nhất; Trong thời gian tới, chúng ta phải xây dựng một văn bản hoàn chỉnh quy định về quan hệ cho thuê tài chính (xây dựng Luật về hợp đồng cho thuê tài chính) Văn bản này sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để các chủ thể an tâm khi giao kết hợp đồng cho thuê tài chính, vì họ tin rằng quyền và nghĩa vụ của mình sẽ luôn luôn được bảo đảm, đồng thời, đây còn là công cụ pháp lý hữu hiệu để Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác, mà Đảng và Nhà nước ta đã giao phó.
Thứ hai; Từ phân tích ở mục III.2, pháp luật cần quy định thống nhất cách dùng khái niệm "cho thuê tài chính". Điều nau sẽ góp phần giúp mọi người hiểu rõ được bản chất cũng như các đặc điểm của cho thuê tài chính.
Thứ ba; Từ phân tích ở mục II.2.3 và III.2, pháp luật cần cụ thể hoá các mối quan hệ giữa nhà sản xuất với bên cho thuê hoặc giữa nhà sản xuất với bên thuê trong các quy định của pháp luật. Theo chúng tôi, pháp luật cần quy định trách nhiệm của nhà sản xuất trong trường hợp tài sản thuê không giao đúng hạn theo thoả thuận trong họp đồng. Theo đó, nhà sản xuất ngoài việc phải chịu trách nhiệm trước bên cho thuê (theo hợp đồng mua bán tài sản) mà còn phải chịu trách nhiệm trước bên thuê. Bởi nếu tà sản thuê không giao đúng hạn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của bên thuê.
Thứ 4; Ban hành văn bản hướng dẫn thi hành nghiệp vụ cho thuê tài chính nói chung và hợp đồng cho thuê tài chính nói riêng. Điều này là cần thiết, vì trong thời gian tới, khi pháp luật đã mở rộng về mặt chủ thể (bên thuê có thể là cá nhân) thì phải có hướng dẫn cụ thể về hợp đồng được giao kết giữa Công ty cho thuê tài chính và cá nhân là kinh tế hay dân sự? Hợp đồng cho thuê tài chính theo các quy định tại Nghị định 16 có giống với Hợp đồng tín dụng được quy định trong Luật Các tổ chức Tín dụng không?
Thứ năm; Từ phân tích II.2, các quy định điều kiện về chủ thể (bên thuê) trong việc tham gia giao kết hợp đồng cho thuê tài chính cho thuê phải được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật. Các điều kiện đó có thể là:
Đối với pháp luật:
+ Phải được thành lập và hoạt hợp pháp;
+ Có tình trạng tài chính làm mạnh;
+ Có nhu cầu đổi mới trang thiết bị, máy móc nhằm hiện đại hoá và hợp lý hoá sản xuất;
+ Có những đảm bảo thích hợp cho tài sản thuê, khi Công ty cho thue tài chính yêu cầu (tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh…).
Đối với cá nhân: Ngoài những điều kiện nêu trên, cá nhân phải có hộ khẩu thường trú được pháp luật thừa nhận.
Các quy định này rất có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền lợi của bên cho thuê khi mà họ chỉ nắm trong tay quyền sở hữu tài sản thuê về mặt pháp lý trong suốt thời hạn thuê.
Thứ sáu; Nghị định 16 đã sửa đổi, bổ sung một số quy định của Nghị định 64, song nghị định 16 cũng cần quy định các điều kiện để xác định một giao dịch được goi là giao dịch cho thuê tài chính. Cụ thể, phải bổ sung quy định về "thời hạn cho thuê". Theo chúng tôi, quy định về thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê (Khoản 3, Điều3 Nghị định 64) là hơi "cứng nhắc", đặc biệt, đối với những tài sản có giá trị lớn, thời gian 1 khấu hao tài sản dài nhưng bên thuê chỉ muốn thuê trong một thời gian ngắn để đạt được mục đích và nhu cầu của mình. Chính vì vậy, pháp luật nên quy định: Thời hạn cho thuê chiếm phần lớn thời gian hữu dụng của tài sản thuê", còn việc quy định thời hạn cụ thể đối với từng loại đối tượng của hợp đồng thuê do các bên thoả thuận và nghi vào hợp đồng.
Thứ bảy; Mở rộng thêm về đối tượng (bất động sản) của hợp đồng cho thuê tài chính. Chúng ta không nên dừng lại ở viêc quy định: tài sản cho thuê chỉ là máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác.
Thứ tám; Pháp luật nên quy định rõ ràng cách thức xử lý tài sản khi hợp đồng cho thuê tài chính chấm dứt thời hạn theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng thuê. Trong trường hợp này, có thể đặt ra các trường hợp sau:
-Nếu có phương thức mua hẳn thì người đi thuê có thể mua tài sản thuê, giá bán có thể được xác định theo thoả thuận và nghi vào hợp đồng hoặc xác định theo giá trị của tài sản vào thời điểm chấm dứt hợp đồng.
- Nếu không có phương thức mua hẳn, bên thuê có thể tiếp tục thuê theo thoả thuận trong hợp đồng thuê hoặc bên cho thuê sẽ chỉ định bên thuê làm đại lý để bán tài sản thuê.
Thứ chín; Trong trường hợp chúng ta xác định được loại hợp đồng cho thuê tài chính. Trong trường hợp chúng ta xác định được loại hợp đồng cho thuê tài chính là kinh tế hay dân sự thì việc xác định cơ quan giải quyết sẽ căn cứ vào các văn bản quy định trình tự tố tụng kinh tế hoặc dân sự.
PHẦN KẾT LUẬN
Nghiên cứu những khía cạnh pháp lý về cho thuê tài chính nói chung và hợp đồng cho thuê tài chính nói riêng là việc làm rất cần thiết để tạo ra một "hành lang" pháp lý an toàn, có hiệu quả. Điều này có ý nghĩa to lớn, nó tạo điều kiện thúc đẩy biệc đầu tư, thay thế mới toàn bộ cơ sở hạ tầng (gồm máy móc, trang thiết bị) của các doanh nghiệp, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần nhằm đẩy nhanh sự phát triển của nền kinh tế nước ta hiện nay. Điều này phù hợp với đường lối, chính sách mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX.
Trong thời gian tới, chúng ta phải có kế hoạch xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh để điều chỉnh hoạt động cho thuê tài chính nói chung và hợp đồng cho thuê tài chính nói riêng. Để tiếp tục hoàn thiện những quy định pháp luật hiện hành, trong phạm vi Khoá luận, chúng tôi đã cố gắng nghiên cứu có tính chất tổng quát, hệ thống các quy định của pháp luật về hợp đồng cho thuê tài chính nhằm làm rõ thêm một số quy định hiện đang còn tranh luận và đề xuất thêm một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện các quy định này.
Do hạn chế và khuôn khổ Khoá luận, thời lượng nguồn tài liệu cũng như khả năng nhận thức của bản thân, chắc chắn khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khoá VIII tại Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ IX của Đảng.
2. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hiến pháp Việt Nam (năm 1946, 1959,1980,192), Hà Nội - 1995.
3. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Luật các Tổ chức tín dụng, Hà nội - 1998.
4. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Bộ luật Dân sự của các nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà nội - 1995.
5. Đại học Quốc gia Hà nội - Khoá Luật, Giáo trình Luật kinh tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội, năm 1997.
6. Trường Đại học Luật Hà nội, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Nhà xuất bản công an nhân dân, Hà nội - 1997.
7. Trường đại học kinh tế Quốc dân, Những giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ thuê mua ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Vũ Quốc Trung, Luận án thạc sỹ khoa học kinh tế, Hà nội 1997.
8. Trường Đại học Quốc gia Hà nội - Khoa Luật, Một số nội dung cơ bản của hợp đồng thuê múa (Leasing), Đặng Văn Chiến, Luận văn tốt nghiệp, Hà nội 8/1997.
9. Trường Đại học Tổng hợp Hà nội, Một số vấn đề pháp lý cơ bản trong cơ chế thuê mua, Đinh Thị Thu Hằng, Luận văn tốt nghiệp, Hà nội - 1995.
10. Tài liệu hội thảo về nghiệp vụ thuê mua (Leasing).
11. Báo cáo khả thi về việc thiết lập nghiệp vụ tài trợ thuê mua thiết bị máy móc tại Việt Nam.
12. Một số ý kiến tổng quan về cơ sở pháp lý thuê mua thiết bị quốc tế.
13. Giới thiệu chung về dịch vụ thuê mua.
14. Nhà xuất bản Trẻ, Tìm hiểu và sử dụng hợp đồng tín dụng thuê mua, Trần Tô Từ, năm 1995.
15. Lý Quốc Hùng, Thuê tài chính: các hình thức, lợi ích và quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.
16. Mạnh Tuấn, Cho thuê tài chính - Những thuận lợi và trở ngại về môi trường pháp lý, trang 10, Thời báo kinh tế Việt Nam số 11/1998.
17. Ths. Phạm Giang Thu, Về hoạt động cho thuê tài chính, Tạp chí luật học, trang 35,38,1999.
18. Ths. Vũ Hà Cường, Cho thuê tài chính ở nước ta hiện nay - Thực trạng và giải pháp, trang 10, Tạp chí Khoa học, Công nghệ, Môi trường, số 4/2001.
19. Tài liệu của Công ty tài chính (IFC) năm 1993 về tín dụng thuê mua.
20. Báo cáo sơ két hoạt động của các Công ty cho thuê tài chính, 16/5/2000.
21. Trường Đại học Luật Hà nội, Giáo trình luật Ngân hàng, Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 1998.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUA04.doc