Sau 25 ngày nghiên cứu với nguyên liệu đầu vào là CTR sinh hoạt và mùn
cưa, đặt biệt là có bổ sung chế phẩm BIO - F đã tạo ra sản phẩm phân hữu cơ
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhất là đối với nước ta lại là một nước nôngnghiệp.
Sản phẩm compost tạo thành chứng tỏ quá trình xử lý CTR không phức tạp.
Đặt biệt tại thành phố Hồ Chí Minh với lượng rác mỗi ngày khoảng 7 tấn rác
được thải bỏ, nếu CTR được làm compost sẽ giảm lượng rác đáng kể đến các bãirác.
Bên cạnh đó quá trình ủ compost đơn giản, dễ thực hiện, chi phí ủ lại thấp.
Tuy nhiên, do tính chất CTR đô thị phức tạp nên quá trình ủ không diễn ra theo
một quy luật nào, nên sản phẩm compost tạo thành không ổn định.
70 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 944 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ chất thải rắn ở các chợ tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sẽ
không đảm bảo an toàn vì có thể chứa VSV gây bệnh. Khi pH của khối phân lớn
hơn 7, cùng với quá trình thổi khí sẽ gây thất thoát nitơ dưới dạng NH3. Trái lại,
nếu thổi khí quá thấp môi trường bên trong sẽ trở nên kỵ khí.
3.3.7. Kích thướt hạt
Kích thước hạt là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng giữ ẩm và tốc độ phân
huỷ. Quá trình phân huỷ hiếu khí xảy ra trên bề mặt hạt, hạt có kích thước nhỏ sẽ
có tổng diện tích bề mặt lớn nên sẽ tăng sự tiếp xúc với oxy nên có thể làm tăng
vận tốc phân huỷ trong một khoảng độ xốp nhất định. Hạt quá nhỏ sẽ có độ xốp
Khĩa luận tốt nghiệp GVHD: Th. S Vũ Hải Yến
SVTH: Võ Minh Mẫn - 29-
thấp ức chế vận tốc phân huỷ. Ngược lại, hạt có kích thước quá lớn sẽ có độ xốp
cao và có thể tạo ra các kênh thổi khí làm cho sự phân bố khí không đồng đều,
không có lợi cho quá trình chế biến compost. Kích thước hạt tối ưu cho quá trình ủ
là đường kính hạt khoảng 2,5 -8cm.
3.3.8. Độ xốp
Là yếu tố quan trọng trong quá trình chế biến compost. Độ xốp thay đổi
tuỳ theo thành phần chất thải rắn. Vật liệu có độ xốp 36 -60% là có thể chế biến
compost thành công. Độ xốp thấp sẽ hạn chế sự vận chuyển oxy, nên hạn chế
giải phóng nhiệt và làm tăng nhiệt độ trong đống compost. Ngược lại, độ xốp cao
có thể dẫn đến nhiệt độ trong đống compost thấp, không đảm bảo mầm bệnh bị
tiêu diệt. Độ xốp có thể được điều chỉnh bằng cách bổ sung vật liệu chất hữu cơ
như rơm rạ, vỏ trấu, mùn cưa.
3.4. Chất lượng compost
Chất lượng compost được đánh giá dựa trên 4 yếu tố sau :
− Mức độ lẫn tạp chất (thuỷ tinh, plastic, đá, kim loại nặng, chất thải hoá
học, thuốc trừ sâu).
− Nồng độ các chất dinh dưỡng (dinh dưỡng đa lượng như N, P, K; dinh
dưỡng trung lượng Ca, Mg, S; dinh dưỡng vi lượng Fe, Zn, Cu, Mn, Mo,Co, Bo).
− Mật độ VSV gây bệnh (thấp ở mức không ảnh hưởng đến cây trồng).
− Độ ổn định (độ chín hoại của phân) và hàm lượng chất hữu cơ.
3.5. Tính cấp thiết của compost
Khĩa luận tốt nghiệp GVHD: Th. S Vũ Hải Yến
SVTH: Võ Minh Mẫn - 30-
Cải thiện cơ cấu đất : phân hữu cơ vi sinh khi bón vào đất sẽ làm cho nơi
có đất sét, đất bạc màu, đất quánh được rã ra và khi gặp lại đất cát lại làm cho
đất cát rời dính lại với nhau, giúp đất thông khí dễ dàng.
Quân bình độ pH trong đất : phân hữu cơ vi sinh cung ứng đầy đủ các chất
hữu cơ để chống lại sự thay đổi pH.
Tạo ra sự màu mỡ trong đất : phân hữu cơ vi sinh chứa nitơ, photpho, lân,
magiê, lưu huỳnh nhưng đặc biệt là các chất được hấp thụ vào đất những gì đã
mất đi.
Duy trì độ ẩm cho đất : các chất hữu cơ trong phân khi hoà tan vào đất sẽ
trở thành một miếng xốp hút nước rồi luân chuyển nước vào trong đất nuôi cây.
Nếu đất thiếu chất hữu cơ sẽ khó thẩm thấu nước từ đó đất sẽ bị đóng màng làm
nước bị ứ đọng trên mặt trên sẽ gây lụt lội, xói mòn đất.
Tạo môi trường tốt cho các vi khuẩn có lợi trong đất sinh sống : phân hữu
cơ vi sinh có khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng làm cho đất tơi xốp, từ đó
tạo ra môi trường sống cho các loại côn trùng và những loài vi sinh chống lại
tuyến trùng làm hư rễ cây cũng như tiêu diệt các loại côn trùng phá hoại đất đai,
gây bệnh cho cây trồng.
Bảng 3.2 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 526-2002 cho phân hữu cơ VSV chế biến từ
rác thải sinh hoạt của Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn
Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Mức
Hiệu quả đối với cây trồng - Tốt
Độ chín (hoại) cần thiết - Tốt
Đường kính hạt không lớn hơn mm 4 - 5
Độ ẩm không lớn hơn % 35
pH 5 - 8
Khĩa luận tốt nghiệp GVHD: Th. S Vũ Hải Yến
SVTH: Võ Minh Mẫn - 31-
Mật độ VSV (đã tuyển chọn) không nhỏ hơn CFU/g mẫu 106
Hàm lượng C tổng số không nhỏ hơn % 13
Hàm lượng N tổng số không nhỏ hơn % 2,5
Hàm lượng K hữu hiệu không nhỏ hơn % 1,5
Mật độ Salmonella trong 25g mẫu CFU 0
Hàm lượng Pb (khối lượng khô)không lớn hơn mg/kg 250
Hàm lượng Cad (khối lượng khô)không lớn hơn mg/kg 2,5
Hàm lượng Cr (khối lượng khô)không lớn hơn mg/kg 200
Hàm lượng Cu (khối lượng khô)không lớn hơn mg/kg 200
Hàm lượng Ni (khối lượng khô)không lớn hơn mg/kg 100
Hàm lượng Zn(khối lượng khô)không lớn hơn mg/kg 700
Hàm lượng Hg (khối lượng khô)không lớn hơn mg/kg 2
Thời hạn bảo quản không ít hơn tháng 6
(Nguồn : Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn 2002)
3.6. Lợi ích và hạn chế của chế biến compost
3.6.1. Lợi ích
− Là phương án được lựa chọn để bảo tồn nguồn nước và năng lượng.
− Kéo dài tuổi thọ cho các BCL.
− Ổn định chất thải, các quá trình sinh học xảy ra trong quá trình làm
compost sẽ chuyển hoá các chất hữu cơ dễ thối rửa sang dạng ổn định,
chủ yếu là các chất vô cơ ít gây ô nhiễm môi trường và thích hợp cho
việc cải tạo đất và hấp phụ của cây trồng.
− Làm mất hoạt tính của vi sinh vật gây bệnh : nhiệt độ sinh ra trong quá
trình ủ compost có thể đạt khoảng 600C. Nhiệt độ này nếu được duy trì
ít nhất trong 1 ngày sẽ làm mất hoạt tính của vi khuẩn gây bệnh, virus,
trứng, giun sán. Do đó, các sản phẩm của quá trình làm compost có thể
Khĩa luận tốt nghiệp GVHD: Th. S Vũ Hải Yến
SVTH: Võ Minh Mẫn - 32-
an toàn khi bón cho đất, sử dụng như phân bón hoặc là chất làm chất
ổn định đất.
− Thu hồi dinh dưỡng và cải tạo đất : các chất dinh dưỡng (N, P, K)có
trong chất thải thường ở dạng phức tạp, cây trồng khó hấp thụ. Sau quá
trình ủ compost các chất này được chuyển hoá thành các chất vô cơ như
NO3-, PO4 3-, thích hợp cho việc hấp thụ của cây trồng. Sử dụng sản
phẩm của quá trình chế biến compost để bổ sung dinh dưỡng cho đất có
thể làm giảm sự thất thoát dinh dưỡng do rò rỉ vì các chất dinh dưỡng
vô cơ tồn tại chủ yếu ở dạng không tan. Thêm vào đó lớp đất trồng
cũng được cải tiến nên giúp rễ cây phát triển tốt hơn.
− Tăng khả năng kháng bệnh cho cây trồng : đã có nhiều nghiên cứu
chứng minh sự tăng khả năng kháng bệnh của cây trồng trong đất bón
phân vi sinh với hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ hấp thụ và chủng loại
VSV đa dạng. Phân hữu cơ không những làm tăng năng suất cây trồng
mà còn giảm thiểu bệnh cho cây trồng. So với các loại phân hoá học
khác, phân compost không những giúp cây trồng hấp thụ hết các chất
dinh dưỡng mà còn giúp cây phát triển tốt và có khả năng kháng bệnh
cao.
3.6.2. Hạn chế
− Hàm lượng chất dinh dưỡng trong compost không thoả mãn yêu cầu.
− Do đặc tính của chất thải hữu cơ có thể thay đổi rất nhiều theo thời
gian. Bản chất vật liệu làm compost thường làm cho sự phân bổ nhiệt
độ trong đống phân không đều, do đó khả năng làm mất hoạt tính của
VSV gây bệnh trong sản phẩm compost tạo mùi hôi, gây mất mỹ quan.
− Hầu hết các nhà nông vẫn thích sử dụng phân hoá học vì không đắt
tiền, dễ sử dụng và tăng năng suất cây trồng một cách rõ ràng.
Khĩa luận tốt nghiệp GVHD: Th. S Vũ Hải Yến
SVTH: Võ Minh Mẫn - 33-
3.7. Một số phương pháp ủ compost trên thế giới
3.7.1. Phương pháp ủ theo luống có đảo trộn và thổi khí (windrow
composting)
Windrow là một luống có 3 tiết diện giao nhau, chiều dài lớn hơn chiều
rộng và chiều cao. Chiều rộng thường gấp 2 lần chiều cao. Chiều cao lý tưởng
cho một luống phải đủ lớn để duy trì nhiệt độ nhưng phải đủ nhỏ để cho oxy lan
truyền vào giữa luống ủ. Thông thường chiều cao lý tưởng là 1,2-2,4m với chiều
rộng từ 4,2-4,8m.
Đảo trộn để đưa không khí từ bên ngoài vào luống ủ và duy trì sự thông khí
ở mọi lúc như đã giới thiệu ở trên, kích thước luống ủ sẽ cho phép giữ nhiệt sinh
ra sinh ra trong quá trình ủ và cũng cho phép không khí lan truyền vào các phần
sâu trong luống. Luống ủ phải đặt trên bề mặt được làm rắn để có thể đảo trộân dễ
dàng. Các đống có thể được đảo trộn với chu kỳ 1 lần/tuần. Đảo trộân nhằm để
đưa các vật liệu lớp bên ngoài vào lớp bên trong luống, nơi dễ dàng bị phân huỷ.
Các đống ủ có thể được đặt dưới mái che hoặc ở ngoài trời. Nếu đặt ở
ngoài trời sẽ gây ra hiện tượng nước chảy tràn hoặc rò rỉ. Nước chảy tràn hoặc rò
rỉ từ các khối ủ phải được thu gom lại và xử lý hoặc cho vào cùng với nguồn
nguyên liệu mới cung cấp để gia tăng độ ẩm.
Phương pháp này có một số ưu điểm, nhược điểm sau:
Ưu điểm:
− Do xáo trộn thường xuyên nên chất lượng compost thu được khá đều.
− Vốn đầu tư và chi phí vận hành thấp vì không cần hệ thống cung cấp
khí.
Nhược điểm:
− Cần nhiều nhân công.
Khĩa luận tốt nghiệp GVHD: Th. S Vũ Hải Yến
SVTH: Võ Minh Mẫn - 34-
− Thời gian ủ dài (khoảng 3 -6 tháng).
− Do thổi khí tự động nên khó quản lý, khó kiểm soát nhiệt độ và mầm
bệnh.
− Đảo trộn khối compost sẽ gây thất thoát nitơ và gây mùi.
− Quá trình ủ có thể chịu ảnh hưởng của thời tiết.
3.7.2. Phương pháp ủ dạng đống tĩnh có thổi khí bằng máy cấp khí
Ủ phân dạng đống tĩnh có thông khí đòi hỏi hỗn hợp ủ (nguyên vật liệu
được pha trộn)phải được đặt trên hệ thống thổi khí.
Các đống ủ được đặt trên một mạng lưới ống liên thông với quạt hút. Quạt
này cung cấp không khí cho đống ủ, không khí có thể được cung cấp ở dạng tự do
hoặc cưỡng bức. Thiết bị cung cấp không khí có thể thổi khí vào khối ủ hoặc hút
khí ra ngoài, thiết bị thổi khí được kiểm soát bằng đồng hồ. Không khí lưu thông
trong khối ủ sẽ cung cấp đầy đủ oxy cần thiết cho VSV phân huỷ và ngăn chặng
nhiệt tạo thành trong khối ủ. Kiểm soát nhiệt độ trong khối ủ để duy trì nhiệt độ
tối ưu cho VSV hoạt động.
Nhiệt độ trong các phần của toàn bộ khối ủ thường đủ lớn để tiêu diệt hết
các vi khuẩn gây bệnh và tiêu diệt mầm cỏ. Tuy nhiên, nhiệt độ trong đống ủ có
thể không đạt như mong muốn bởi vì hệ thống ủ đống tĩnh có thông khí nhưng
không được đảo trộn. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng có một số ưu và nhược
điểm như sau :
Ưu điểm:
− Dễ kiểm soát khi vận hành hệ thống, đặc biệt là kiểm soát nhiệt độ và
oxy trong khối ủ.
− Giảm mùi hôi và mầm bệnh.
− Thời gian ủ ngắn (3 – 6 tuần).
Khĩa luận tốt nghiệp GVHD: Th. S Vũ Hải Yến
SVTH: Võ Minh Mẫn - 35-
− Cần diện tích đất ít và có thể tiến hành ngoài trời hoặc vị trí có mái
che.
Nhược điểm:
− Hệ thống cung cấp khí có thể tắc nghẽn, do có cần phải tu sửa và bảo
trì.
− Chi phí của phương pháp này cao hơn phương pháp thổi khí nhờ đảo
trộn.
3.7.3. Phương pháp ủ trong thùng kín
Hệ thống này chứa nguồn nguyên vật liệu trong các thùng kín. Những
thùng này có thể chứa một hay nhiều ngăn. Trong nhiều trường hợp nó là một
thùng quay, đa số hệ thống ủ trong thùng kín là hệ thống cung cấp vật liệu liên
tục.
Ưu điểm:
− Ít chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết.
− Kiểm soát quá trình ủ và mùi hôi tốt hơn.
− Thời gian ủ ngắn.
− Sử dụng diện tích đất ít hơn các phương pháp khác.
− Chất lượng compost tốt.
Nhược điểm:
− Đòi hỏi vốn đầu tư, chi phí vận hành cao.
− Thiết kế phức tạp và cần trình độ cao
3.8. Vai trò của biện pháp tăng cường sinh học trong sản xuất phân hữu cơ
vi sinh
3.8.1. Định nghĩa
Khĩa luận tốt nghiệp GVHD: Th. S Vũ Hải Yến
SVTH: Võ Minh Mẫn - 36-
Tăng cường sinh học (bioaugmentation) là sự bổ sung vào môi trường xử lý
chất thải một quần thể vi sinh vật không đặc hữu, đã được nuôi cấy trước đó ở
bên ngoài.
3.8.2. Mục đích
- Gia tăng tốc độ xử lý nhờ sự rút ngắn thời gian sinh trưởng (do cung cấp
sẵn một số lượng vi sinh vật ban đầu, số lượng này sẽ nhanh chóng phát triển).
- Tạo ưu thế cạnh tranh cho quần thể vi sinh vật được lựa chọn nhằm phục
vụ mục đích xử lý (do có mặt từ đầu với số lượng lớn, quần thể được đưa vào dễ
chiếm số lượng áp đảo và do đó khống chế các quần thể khác có sẵn trong môi
trường).
- Cung cấp khả năng xử lý đối với một đối tượng xử lý đặc biệt nào đó dựa
trên các vi sinh vật chuyên biệt (ví dụ các chất độc hại, không xử lý được bằng
các vi sinh vật thông thường).
Nói chung hiệu quả của tăng cường sinh học đựơc công nhận trong xử lý
các chất ô nhiễm đặc biệt. Tuy nhiên trong thực tế sản xuất, đối với các quá trình
xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ thông thường, hiệu quả của biện pháp tăng cường
sinh học vẫn còn là vấn đề gây tranh luận, vì:
- Trong môi trường chứa chất ô nhiễm hữu cơ thông thường, luôn luôn có
sẵn một quần thể vi sinh vật, quần thể này thích nghi với môi trường đó tốt hơn
các loài được nuôi cấy trong môi trường nhân tạo. Khi được tạo điều kiện thuận
lợi, chúng sẽ nhanh chóng phát triển mà không cần đưa thêm quần thể khác vào
từ bên ngoài.
- Nếu môi trường xử lý chứa đựng nhiều yếu tố khác biệt với các yếu tố
của môi trường nuôi cấy nhân tạo, ít có khả năng các quần thể được bổ sung vào
Khĩa luận tốt nghiệp GVHD: Th. S Vũ Hải Yến
SVTH: Võ Minh Mẫn - 37-
có thể tồn tại và sinh trưởng tốt được, và như vậy là sự bổ sung này là kém hiệu
quả.
3.8.3. VSV
VSV được bổ sung từ bên ngoài vào khối ủ compost giúp tăng cường sinh
học gồm các giống vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm men, nấm mốc. Nhìn chung, các
giống VSV được bổ sung vào có khả năng phân huỷ các thành phần sinh học
trong chất thải sinh hoạt như prôtêin, xenllulose, lignin và một số chất khác.
Vi khuẩn : các giống vi khuẩn được bổ sung vào quá trình ủ compost bao
gồm : Bacillus, Pseudomonas, Clostridium, Azotomonas, Bacterium, Rhizobium.
Bacillus, Psendomonas : là những vi khuẩn tuỳ nghi có khả năng khử nitrat thành
nitrit hoặc chuyển tiếp nitrit thành NH3 (amon hoá nitrat), hoặc N2 ( phản nitrat)
theo quy trình như sau:
Bảng3.3 Sự phân huỷ sinh học các thành phần hữu cơ của VSV
Chất bị
phân huỷ
Enzim
Sản phẩm phân huỷ
Hiếu khí Kỵ khí
Prôtein Proteinaza Amon, nitrit, nitrat
Hydro sufua
Axit sulfuric
Rượu, axit hữu cơ
Carbon dioxit
Axit amin, amon
Hydro sufua
Metan
Carbon dioxit, hydro
Rượu
NH2OH
N2O
NH3
N2
NO3- NO2- NO
Khĩa luận tốt nghiệp GVHD: Th. S Vũ Hải Yến
SVTH: Võ Minh Mẫn - 38-
Nước Axit hữu cơ
Phenol
Indol
Carbon hydrat Amilaza
Xenluloaza
Zima
Dehydrogenaza
Rượu
Axit hữu cơ
Carbon dioxit
Nước
Carbon dioxit
Hydro
Rượu
Axit hữu cơ
(Nguồn : PGS.TS Lương Đức Phẩm – Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Sinh
Học)
Giống Psendomonas :
− Có mặt hầu hết trong các loại chất thải, chúng có thể đồng hoá được
mọi chất hữu cơ và được xem là vi khuẩn đầu tiên phân huỷ các chất
hữu cơ trong quá trình chế biến compost
− Là những trực khuẩn gram (-), chuyển động do có tiên mao mọc ở một
đầu.
− Trực khuẩn có thể là hình que thẳng hoặc hơi cong, không tạo thành
bào tử và phát triển ở điều kiện hiếu khí.
− Tất cả Pseudomonas đều có hoạt tính amilaza và proteaza, nên có thể
phân huỷ hydratcarbon, protêin, xenllulose các hợp chất hữu cơ khác và
phản nitrát hoá, đồng thời lên men được nhiều loại đường và tạo máng
nhầy.
− Các loài sau có thể tham gia vào quá trình phân huỷ protêin gồm :
Pseudomonas fluorescens, Pseudomonas aeruginosa, Pseudomonas
putreficans
Giống Bacillus :
Khĩa luận tốt nghiệp GVHD: Th. S Vũ Hải Yến
SVTH: Võ Minh Mẫn - 39-
− Là trực khuẩn gram(+), chúng có hình que đứng riêng rẻ hoặc kết
thành chuỗi hoăïc sợi, là vi khuẩn dị dưỡng
− Đặc điểm của giống này là sinh bào tử sống. Có thể sống trong môi
trường hiếu khí hoặc kỵ khí tuỳ nghi, chúng có enzim amilaza và
protoza, do đó có thể phân huỷ phân huỷ tinh bột, protêin, xenllulose).
− Các loài có thể phân giải prôtêin gồm: Bacillus mycoides, Bacillus
mesentericus, Bacillus subtilis, Bacillus cereus, Bacillus megaterium,
Bacillus histoliticusmột số loài còn có khả năng phân giải urê như :
Bacillus pasteurii, Bacillus miquelli, Bacillus amylovorum, Bacillus
psichrocatericus.
Giống Clostridium :
− Là trực khuẩn gram (+), sống kỵ khí bắt buộc, có khả năng di động nhờ
tiên mao mọc khắp quanh cơ thể, tế bào dinh dưỡng hình que nhưng vì
bào tử có kích thước lớn hơn chiều ngang của tế bào dinh dưỡng nên khi
mang bào tử tế bào có dạng hình thoi hay hình dùi trống.
− Có thể phân huỷ chất hữu cơ tạo thành CH4. Trong số các vi khuẩn có
khả năng phân huỷ protêin, giống Clostridium phân huỷ protêin rất
mạnh, có thể chia làm 3 nhóm :
+ Clostridium nhóm I (Clostridium butylicum) : phân huỷ trực tiếp
tinh bột sinh axit axetic, chủ yếu là axit butyric.
+ Clostridium nhóm II : phân huỷ protêin sinh ra axit azovaleric và
axit axetic
+ Clostridium nhóm III (Clostridium perfringens) : phân huỷ protêin,
không phân huỷ đường, thu nhận năng lượng từ chuyển hoá các axit
amin
Khĩa luận tốt nghiệp GVHD: Th. S Vũ Hải Yến
SVTH: Võ Minh Mẫn - 40-
− Một số loài trong giống Clostridium có thể phân giải các chất hữu cơ
được trình bày dưới bảng sau:
Bảng3.4 Một số loài Clostridium đặc trưng phân giải chất hữu cơ
Chất bị phân giải Vi khuẩn
Lên men butyric
Phân giải protêin
Phân giải xenllulose
Clostridium butyricum
Clostridium lactoacetophilum
Clostridium pasteurianum
Clostridium pectinovorum
Clostridium botulinum
Clostridium histolyticum
Clostridium sporogenes
Clostridium sticklandii
Clostridium cellulosolvens
(Nguồn :Nguyễn Lân Dũng- Vi sinh vật học )
Bacterium : có khả năng lên men kỵ khí lên men đường kỵ khí các chất
hữu cơ.
Azotomonas, Rhizobium :
− Là loại dị dưỡng hiếu khí có khả năng đồng hoá nitơ phân tử tạo thành
đạm hữu cơ cho cơ thể, các VSV này gọi là sinh vật cố định đạm.
− Chúng có khả năng này là do trong hệ enzim của chúng có enzim
nitrogenase. Ngoài Rhizobium, Azotomonas còn có xạ khuẩn Nocardia,
Actynomyces cũng có enzim này.
− Vi khuẩn Rhizobium là trực khuẩn gram (-), có khả năng di động nhờ
tiên mao, không tạo bào tử. Rhizobium sống trong đất thì hiếu khí
nhưng khi sống cộng sinh trong rễ họ đậu thì sống kỵ khí.
Khĩa luận tốt nghiệp GVHD: Th. S Vũ Hải Yến
SVTH: Võ Minh Mẫn - 41-
− Vi khuẩn Rhizobium có thể đồng hoá được nhiều loài axit amin, pepton
và nhiều nguồn carbon khác nhau (đường đơn, đường kép, axit hữu cơ,
glycogen). Khả năng sử dụng các protêin phân từ là rất thấp nhưng có
thể sử dụng các muối amon, nitrat và kể cả urê.
Xạ khuẩn : Actinomyces, Nocardia, Streptomyces có khả năng phân huỷ
protêin, xenllulose và các chất bền vững khác
Xạ khuẩn Actinomyces, Nocardia cũng là loại dị dưỡng hiếu khí và có khả
năng đồng hoá nitơ phân tử.
Streptomyces là giống xạ khuẩn bậc cao, thuộc vi khuẩn gram (+), khuẩn
ty khí sinh phát triển trên bề mặt mang những chuỗi dài các bào tử. Các loài có
khả năng phân huỷ protêin:Streptomyces griseus, Streptomycesrimosus,
Streptomyces fradiae.
Nấm men : bao gồm các giống sau : Saccharomyces, Candida,
Edomycopsis, Cladosporium.
Các giống nấm trên có khả năng phân huỷ các chất hữu cơ như xenlulose,
hemixenlulose và đặc biệt là lignin. Nấm men phân huỷ các chất hữu cơ hạn chế
hơn vi khuẩn nhưng chúng có thể lên men được một số đường thành alcol, axit
hữu cơ và glycerin trong điều kiện kỵ khí và phát triển tăng sinh khối trong điều
kiện hiếu khí.
Nấm men có cấu tạo đơn bào hình dạng thường không ổn định mà thay đổi
tuỳ theo loài và điều kiện môi trường. Chẳng hạn như Saccharomyces thường có
hình dạng hình trứng hoặc ovan, Candida có dạng hình tròn, Endomycopsic có
dạng sợi dài nối tiếp nhau. Hình dạng các nấm men có dạng dài nối tiếp nhau tạo
thành sợi gọi là khuẩn ty thật hay khuẩn ty giả. Khuẩn ty thật ở Endomycopsic
Khĩa luận tốt nghiệp GVHD: Th. S Vũ Hải Yến
SVTH: Võ Minh Mẫn - 42-
(sợi thật), Candida(sợi giả). Sợi giả nối với nhau lỏng lẻo và hình thành khi thiếu
oxy.
Nấâm mốc : Aspergillus
Nấâm mốc Aspergillus thuộc cơ thể dị dưỡng Carbon nên phát triển tốt
trong điều kiện hiếu khí. Có khả năng phân giải tốt các hợp chất hữu cơ cellulose,
protein, kitin
Các loài thuộc giống Aspergillus có khả năng phân huỷ protêin:
Aspergillus oryzae, Aspergillus flavus, Aspergillus terricola, Aspergillus niger,
Aspergillus saitoi, Aspergillus awamori, Aspergillus alliaceus.
3.9. Chế phẩm sinh học BIO - F
3.9.1. Thành phần
- Xạ khuẩn Streptomyces 107 CFU/g.
- Vi nấm Trichoderma 108 CFU/g.
- Vi khuẩn Bacillus sp CFU/g.
3.9.2. Tác dụng
- Phòng trị các nấm bệnh hại cây trồng.
- Phân giải cellulose, tăng độ mùn.
- Nhanh chống giảm mùi hôi của phân chuồng.
- Giúp tăng năng suất cây trồng.
- Tăng độ phì nhiêu của đất.
3.9.3. Liều dùng
Khĩa luận tốt nghiệp GVHD: Th. S Vũ Hải Yến
SVTH: Võ Minh Mẫn - 43-
Xử lý với phân chuồng, than bùn, vỏ cà phê hoặc rác hữu cơ sử dụng 100g
chế phẩm rải đều lên 100kg nguyên liệu, ủ thành đống trong 7 – 10 ngày (phân
chuồng, than bùn), 20 – 25 ngày (vỏ cà phê, mùn mía, rác hữu cơ).
Bón trực tiếp:
- Đối với rau quả: bón 100gr BIO – F/100m2/vụ.
- Cà chua, dưa hấu: bón 100 – 200gr BIO – F/100m2/vụ.
- Cây ăn trái và cây công nghiệp: 100gr BIO – F/gốc/ năm.
Khĩa luận tốt nghiệp GVHD: Th. S Vũ Hải Yến
SVTH: Võ Minh Mẫn - 44-
CHƯƠNG 4
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Nghiên cứu lý thuyết
- Thu thập các tài liệu về CTR, quá trình phân huỷ CTR hữu cơ, các yếu tố
ảnh hưởng
- Điều tra về các nguyên liệu cĩ thể thực hiện quá trình compost
- Khảo sát thực địa, chụp hình và lấy mẫu CTR
4.2. Nghiên cứu thực nghiệm
4.2.1. Mô hình thí nghiệm
Mô hình sử dụng trong quá trình ủ compost có dạng hình hộp chữ nhật với
kích thước dài x rộng x cao = 60cm x 40cm x 10cm. Vật liệu mô hình làm bằng
mút xốp cách nhiệt, bên trong có ống dẫn khí xương cá đặt theo chiều dọc của
thùng với đường kính 5mm, chiều dài ống chính 60cm và mỗi ống nhánh 10cm
đồng thời có khoan thêm lỗ dọc và ngang thành mô hình để tăng quá trình tiếp
xúc của VSV với môi trường. Không khí được đưa vào mô hình với máy sục khí
liên tục.
Hình 4.1 Vật liệu làm mô hình
Khĩa luận tốt nghiệp GVHD: Th. S Vũ Hải Yến
SVTH: Võ Minh Mẫn - 45-
Hình 4.2 Cấu tạo mô hình
Địa điểm đặt mô hình thí nghiệm: trường tình thương Tân Sơn Nhì, quận
Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
Hình 4.3 Vị trí đặt mô hình thí nghiệm
4.2.2. Phương pháp nghiên cứu:
4.2.2.1. Phân tích mẫu nguyên liệu đầu vào:
Khĩa luận tốt nghiệp GVHD: Th. S Vũ Hải Yến
SVTH: Võ Minh Mẫn - 46-
- Rác được lấy từ chợ Bình Long, quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh. Sau đó
được loại bỏ các thành phần khó phân huỷ sinh học tạo điều kiện để quá trình
phân huỷ diễn ra thuận lợi hơn, đồng thời rác thải phân loại cắt nhỏ bằng tay đến
kích thước 1 -2 cm để quá trình phân huỷ xảy ra nhanh hơn, rồi đem trộn đều để
xác định khối lượng rác đầu vào. Sau đó, được sấy khô ở 1050C, phân tích các chỉ
tiêu đầu vào về độ ẩm, CHC, carbon, nitơ.
Hình 4.4 Phân loại rác
Bảng 4.1 Phân tích các chỉ tiêu của rác đầu vào
Thành phần Đơn vị Rác chợ
Nhiệt độ 0C 33
Độ ẩm % 92,93
Chất hữu cơ % 81
C % 45
N % 3,2
C/N - 14,06
- Mùn cưa được lấy từ trại nấm Bảy Yết, huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh,
dùng rây 1mm để loại bỏ mùn cưa có kích thước lớn. Sau đó được sấy khô ở
1050C, phân tích các chỉ tiêu đầu vào về độ ẩm, CHC, carbon, nitơ.
Khĩa luận tốt nghiệp GVHD: Th. S Vũ Hải Yến
SVTH: Võ Minh Mẫn - 47-
(a) (b)
Hình 4.5 Mùn cưa
(a) Mùn cưa chưa xử lý
(b) Mùn cưa đã xử lý qua rây 1mm
Bảng 4.2 Phân tích các chỉ tiêu của mùn cưa đầu vào
Thành phần Đơn vị Mùn cưa
Nhiệt độ 0C 33
Độ ẩm % 7,9
Chất hữu cơ % 94
C % 52,22
N % 0,5
C/N - 104,44
- Chế phẩm BIO – F được mua tại Viện sinh học nhiệt đới gồm vi khuẩn
Bacillus, xạ khuẩn Streptomyces và vi nấm Trichoderma.
Khĩa luận tốt nghiệp GVHD: Th. S Vũ Hải Yến
SVTH: Võ Minh Mẫn - 48-
Hình 4.6 Vi khuẩn Bacillus
Hình 4.7 Xạ khuẩn Streptomyces
Hình 4.8 Vi nấm Trichoderma
Khĩa luận tốt nghiệp GVHD: Th. S Vũ Hải Yến
SVTH: Võ Minh Mẫn - 49-
4.2.2.2. Vận hành mô hình compost
Quá trình ủ compost gồm 3 mô hình với mục đích tìm ra điều kiện tối ưu
nhất cho quá trình ủ compost. Ngay từ lúc bắt đầu ủ compost, ghi lại tổng khối
lượng nguyên liệu cho vào mô hình, nhiệt độ ban đầu, đo độ cao ban đầu của
nguyên liệu trong mô hình, lấy mẫu nguyên liệu ban đầu phân tích các chỉ tiêu về
độ ẩm, pH, CHC, carbon, nitơ.
- Mô hình 1: rác thải sau khi được cắt nhỏ và loại bỏ bao bì nhựa cùng
các chất khó phân hủy sinh học, cho vào mô hình, đây là mô hình đối
chứng để so sánh.
- Mô hình 2: rác thải được phối trộn với mùn cưa đã xử lý qua rây 1mm,
cho vào mô hình 2 theo thỉ lệ 1:4, tỉ lệ C/N khoảng 25 - 30, độ ẩm
khoảng 60%.
- Mô hình 3: rác thải được phối trộn với mùn cưa đã xử lý qua rây 1mm
cho vào mô hinh 3 theo tỉ lệ 1:4, đồng thời có bổ sung chế phẩm BIO –
F theo tỉ lệ 1:1000, tỉ lệ C/N khoảng 25 - 30, độ ẩm khoảng 60%.
Bảng 4.3 Thành phần nguyên liệu trong mô hình
Thông số Đơn vị Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3
Rác chợ Kg 5 4 4
Mùn cưa Kg - 1 1
Khối lượng riêng Kg/m3 357 357 357
BIO – F g - - 5
C % 47,22 49,44 50,56
N % 3,4 2 2,2
C/N 13,88 24,72 22,98
Độ ẩm % 93 65 63
Khĩa luận tốt nghiệp GVHD: Th. S Vũ Hải Yến
SVTH: Võ Minh Mẫn - 50-
pH 6 6,7 6,9
Nhiệt độ 0C 33 33 33
4.2.2.3. Theo dõi các chỉ tiêu:
Thí nghiệm được thực hiện 3 lần để lấy giá trị trung bình.
Trong quá trình chạy mô hình, ngoài việc theo dõi tình trạng phân hủy
hàng ngày cần thường xuyên kiểm tra độ ẩm, nếu thấy độ ẩm quá thấp không
nằm trong điều kiện tối ưu cho sự phát triển của VSV cần bổ sung thêm nước.
Bên cạnh đó cần thường xuyên đảo trộn nguyên liệu tạo điều kiện thuận lợi cho
quá trình phân hủy của VSV.
Chỉ tiêu theo dõi: nhiệt độ, pH, độ ẩm, CHC, carbon, nitơ, độ sụt lún
Tần suất:
- Nhiệt độ: 1 lần/ ngày vào 16h mỗi ngày.
- pH, độ ẩm, CHC, carbon 2 ngày/ lần.
- Độ sụt lún: 5 ngày/ lần.
- Nitơ 7 ngày/lần.
- Bổ sung chế phẩm BIO – F trong mô hình 3 theo tỉ lệ 1:1000 (chế phẩm
: nguyên liệu). Bổ sung 5g chế phẩm vào mô hình 3.
- Thời gian theo dõi: 30 ngày.
- Sau 30 ngày sẽ phân tích các chỉ tiêu C, N, P, K.
4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
4.3.1. Phương pháp phân tích
Các chỉ tiêu phân tích gồm: nhiệt độ, pH, độ ẩm, CHC, carbon, nitơ.
Khĩa luận tốt nghiệp GVHD: Th. S Vũ Hải Yến
SVTH: Võ Minh Mẫn - 51-
Bảng 4.4 Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích
STT Các chỉ tiêu Phương pháp phân tích
1 Nhiệt độ Nhiệt kế
2 pH Máy đo pH cầm tay
3 Độ ẩm Cân khối lượng
4 CHC Vô cơ hóa và cân khối lượng
5 Nitơ Phân huỷ và chưng cất Kjeldahl
6 Photpho Thiết (II) Clorua SnCl2
7 Kali ICP – OES DV 2000
4.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
Mỗi thông số liên quan được phân tích 3 lần để lấy giá trị trung bình qua
các lần phân tích. Mỗi dãy kết quả thu được của các thông số phân tích tại mỗi
thời điểm được xử lý như sau:
- Kiểm tra và loại bỏ các sai số thô đại.
- Tính giá trị trung bình sau khi loại bỏ sai số.
- Tính độ lệch chuẩn của giá trị trung bình. Giá trị trung bình được chọn để
tính toán và thể hiện trên đồ thị.
Các số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel.
Khĩa luận tốt nghiệp GVHD: Th. S Vũ Hải Yến
SVTH: Võ Minh Mẫn - 52-
CHƯƠNG 5
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Sau 25 ngày theo dõi quá trình ủ compost, thu được kết quả như sau:
5.1 Mùi
Trong quá trình nghiên cứu, chỉ có mô hình 1 có mùi hôi trong vài ngày
đầu sau đó mùi có giảm nhưng vẫn còn hôi, mùi hôi xuất hiện làm ô nhiễm môi
trường xung quanh đồng thời ở mô hình 1 nhận thấy có nước rò rỉ vào ngày thứ 2
nhưng không nhiều vì khối lượng nguyên liệu quá ít (5kg), nước rò rỉ xuất hiện
làm hệ thống phân phối khí không hoạt động được, mặt khác mặt thoáng mô hình
khá rộng và lượng ẩm bay hơi do thời tiết quá nóng làm cho nguyên liệu mau khô
và làm nghẹt ống dẫn khí. Ngoài ra, còn có sự xuất hiện của giòi, môi trường
trong mô hình 1 chuyển sang môi trường kỵ khí do hệ thống phân phối khí hoạt
động không hiệu quả, sau đó khi sục khí đầy đủ trở lại mô hình bắt đầu hoạt động
lại bình thường nhưng mùi vẫn còn.
5.2 Nhiệt độ
Nhiệt trong khối ủ là sản phẩm phụ của sự phân hủy các hợp chất hữu cơ bởi
vi sinh vật, phụ thuộc vào kích thước của đống ủ, độ ẩm, không khí và tỷ lệ C/N, mức
độ xáo trộn và nhiệt độ môi trường xung quanh.
Nhiệt độ trong hệ thống ủ không hoàn toàn đồng nhất trong suốt quá trình
ủ, phụ thuộc vào lượng nhiệt tạo ra bởi các vi sinh vật và thiết kế của hệ thống.
Khĩa luận tốt nghiệp GVHD: Th. S Vũ Hải Yến
SVTH: Võ Minh Mẫn - 53-
Nhiệt độ có vai trò rất quan trọng trong quá trình ủ, nó giúp ta nhận biết có
VSV hoạt động trong mô hình.
Hình 5.1 là kết quả của quá trình theo dõi nhiệt độ từ 3 mô hình được đo
vào 16h mỗi ngày.
Bảng 5.1 Biến thiên nhiệt độ trong 25 ngày ủ
Ngày
Nhiệt độ (0C)
Ngày
Nhiệt độ (0C)
MH 1 MH 2 MH 3 MH 1 MH 2 MH 3
1 33 33 33 14 32 32 32
2 45 36 38 15 32 32 35
3 42 40 40 16 32 32 38
4 39 42 43 17 31 31 37
5 38 44 47 18 31 31 33
6 35 40 48 19 31 31 31
7 33 37 45 20 31 31 31
8 33 34 45 21 31 31 31
9 32 33 41 22 31 31 31
10 32 32 40 23 30 30 30
11 32 32 38 24 30 30 30
12 32 32 35 25 30 30 30
13 32 32 33
Khĩa luận tốt nghiệp GVHD: Th. S Vũ Hải Yến
SVTH: Võ Minh Mẫn - 54-
Hình 5.1 Biến thiên nhiệt độ trong quá trình ủ
Nhận xét:
Nhiệt độ là chỉ thị của sự tăng trưởng của VSV hiếu khí gồm: vi khuẩn,
nấm và xạ khuẩn. Điều đó thể hiện VSV đã qua thời gian thích nghi và chuyển
sang pha ưa nhiệt và trưởng thành. Điều này chứng tỏ VSV đã có sự thích nghi
phù hợp.
Kết quả theo dõi sự biến thiên nhiệt độ cho thấy 3 mô hình điều có sự biến
thiên nhiệt độ, điều này chứng tỏ cả 3 mô hình điều có sự hoạt động của VSV.
Tuy nhiên, mô hình 3 là mô hình có nhiệt độ cao nhất. Đây là mô hình có bổ sung
thêm chế phẩm BIO – F. Điều này cho thấy rằng nếu không có sự bổ sung VSV
bên ngoài thì VSV bên trong chất thải không đủ điều kiện tối ưu để phát triển và
sự phân hủy sinh học cũng thấp hơn. Nhiệt độ ở mô hình 1 cao hơn mô hình 2 do
mô hình 2 có phối trộn với mùn cưa (mùn cưa chứa lignin và cenlulose là các chất
khó phân hủy), ở mô hình 1 (mô hình đối chứng) chỉ sử dụng rác thải làm nguyên
0
10
20
30
40
50
60
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25
MH 1 MH 2 MH 3 Ngày
N
hi
ệt
đo
ä (0
C
)
Khĩa luận tốt nghiệp GVHD: Th. S Vũ Hải Yến
SVTH: Võ Minh Mẫn - 55-
liệu nên khả năng phân hủy sinh học cao và nhiệt độ cũng tăng nhanh do VSV
hoạt động mạnh.
Tuy nhiên, do kết cấu của mô hình và khối lượng nguyên liệu ủ trong mô
hình không nhiều nên trong quá trình ủ có sự thất thoát nhiệt độ, vì vậy phân hữu
cơ không đạt tiêu chuẩn về mầm bệnh.
5.3 Độ sụt giảm thể tích
Độ sụt giảm thể tích khối ủ trong quá trình nghiên cứu chứng tỏ trong mô
hình có quần thể VSV hoạt động, chúng sử dụng CHC trong nguyên liệu làm
nguồn dinh dưỡng cho các hoạt động sống của chúng. Từ đó suy ra tốc độ phân
hủy và hiệu quả xử lý.
Trong 5 ngày đầu VSV đã phân hủy:
- Mô hình 1: 55% thể tích CTR
- Mô hình 2: 17% thể tích CTR
- Mô hình 3: 24% thể tích CTR
Do chiều cao mô hình nghiên cứu thấp (10cm) nên quá trình theo dõi độ
sụt giảm thể tích gặp nhiều khó khăn và độ chính xác cũng không cao.
Từ hình 5.2 ta có thể thấy rõ quá trình sụt giảm của mô hình
Khĩa luận tốt nghiệp GVHD: Th. S Vũ Hải Yến
SVTH: Võ Minh Mẫn - 56-
Hình 5.2 Độ sụt giảm thể tích trong quá trình ủ
Nhận xét
Do mô hình 1 nguyên liệu hoàn toàn là rác chợ không có phối trộn nên
thành phần hữu cơ dễ phân hủy sinh học cao nên quá trình phân hủy xảy ra nhanh
dẫn đến thể tích mô hình giảm nhanh. Sau 25 ngày ủ thì thể tích khối ủ của mô
hình 1 chỉ còn khoảng 9%
Mô hình 3 độ sụt giảm thể tích cao hơn mô hình 2 là do mô hình 3 có bổ
sung chế phẩm sinh học nên VSV hoạt động mạnh hơn VSV mô hình 2. Sau 25
ngày ủ thì thể tích khối ủ mô hình 2 và 3 lần lượt là 57% và 43%
Như vậy, sau 25 ngày nghiên cứu hiệu quả xử lý ở 3 mô hình như sau:
- Mô hình 1: 91%, nguyên liệu trong mô hình phân hủy gần hết, chỉ còn
lại các CHC khó phân hủy như rễ, cành, lá
0
20
40
60
80
100
120
1 5 10 15 20 25
MH 1 MH 2 MH 3
Đ
ộ
su
ït g
ia
ûm
th
ể
tíc
h
(%
)
Ngày
Khĩa luận tốt nghiệp GVHD: Th. S Vũ Hải Yến
SVTH: Võ Minh Mẫn - 57-
- Mô hình 2: 43%, có nguyên liệu phối trộn là mùn cưa nên HQXL không
cao vì mùn cưa chứa nhiều CHC khó phân hủy sinh học. Ngoài ra, do
không có bổ sung chế phẩm sinh học, nên hiệu quả xử lý tương đối thấp
- Mô hình 3: 57% nguyên liệu đầu vào và tỉ lệ phối trộn với mùn cưa
giống như mô hình 2. Tuy nhiên, ở mô hình 3 có bổ sung chế phẩm sinh
học nên HQXL cao hơn so với mô hình 2.
Từ quá trình sụt giảm thể tích ở mô hình 2 và 3 cho thấy vai trò của chế
phẩm sinh học trong quá trình ủ. Nhờ có bổ sung chế phẩm sinh học nên quá trình
phân hủy CHC nhanh hơn và ổn định hơn so với mô hình không có bổ sung chế
phẩm sinh học.
5.4 Độ ẩm
Độ ẩm (nước) là một yếu tố cần thiết cho hoạt động của vi sinh vật trong
quá trình chế biến phân hữu cơ. Vì nước cần thiết cho quá trình hoà tan dinh
dưỡng vào nguyên sinh chất của tế bào.
Độ ẩm tối ưu cho quá trình ủ phân CTR nằm trong khoảng 50 - 60%. Các
vi sinh vật đóng vai trò quyết định trong quá trình phân hủy CTR thường tập trung
tại lớp nước mỏng trên bề mặt của phân tử CTR. Nếu độ ẩm quá nhỏ (< 30%) sẽ
hạn chế hoạt động của vi sinh vật, còn khi độ ẩm quá lớn (> 65%) thì quá trình
phân hủy sẽ chậm lại, sẽ chuyển sang chế độ phân hủy kỵ khí vì quá trình thổi
khí bị cản trở do hiện tượng bít kín các khe rỗng không cho không khí đi qua, gây
mùi hôi, rò rỉ chất dinh dưỡng và lan truyền vi sinh vật gây bệnh . Mô hình 1 là
mô hình đối chứng có độ ẩm > 65% nên môi trường trong mô hình 1 là môi trường
kị khí, có mùi hôi và có nước rò rỉ rác.
Khĩa luận tốt nghiệp GVHD: Th. S Vũ Hải Yến
SVTH: Võ Minh Mẫn - 58-
Trong quá trình nghiên cứu, chỉ tiêu độ ẩm luôn được kiểm tra mỗi ngày
vào các buổi sáng và buổi chiều sau khi đo nhiệt độ với mục đích tạo điều kiện
tối ưu cho sự phát triển của VSV. Chỉ tiêu độ ẩm rất quan trọng vì nếu độ ẩm quá
thấp thì quần thể VSV trong mô hình bị hạn chế về hoạt động, có thể chết và quá
trình nghiên cứu có thể sẽ kết thúc sớm hoặc thời gian phân hủy CHC sẽ lâu.
Tuy nhiên, do thời gian phân tích độ ẩm dài từ 18 – 24h. Tùy thuộc vào
điều kiện thời tiết mà bổ sung lượng nước cần thiết vào mô hình. Do quá trình
kiểm tra độ ẩm được thực hiện bằng tay nên đôi khi độ ẩm không nằm trong
khoảng giới hạn tối ưu (55% – 60%).
Bảng 5.2 Kết quả theo dõi độ ẩm trong 25 ngày ủ
Ngày
Độ ẩm (%)
Ngày
Độ ẩm (%)
MH 1 MH 2 MH 3 MH 1 MH 2 MH 3
1 93 65 63 15 60 54 57
3 84 59 60 17 54 57 60
5 75 53 57 19 62 59 63
7 58 62 55 21 57 53 58
9 52 57 53 23 60 60 53
11 64 55 57 25 52 52 55
13 53 51 54
Khĩa luận tốt nghiệp GVHD: Th. S Vũ Hải Yến
SVTH: Võ Minh Mẫn - 59-
Hình 5.3 Dao động của độ ẩm trong quá trình ủ
Nhận xét
Nhờ kiểm tra mỗi ngày mà độ ẩm luôn được duy trì trong khoảng từ 50% -
65%, nhằm tạo điều kiện tối ưu cho VSV phát triển và giảm thời gian ủ compost
càng ngắn càng tốt.
5.5 pH
Giá trị pH trong khoảng 5,5 – 9 là tối ưu cho các vi sinh vật trong quá trình
ủ phân rác. Các vi sinh vật, nấm tiêu thụ các hợp chất hữu cơ và thải ra các acid
hữu cơ. Trong giai đầu của quá trình ủ phân rác, các acid này bị tích tụ và kết quả
làm giảm pH, kìm hãm sự phát triển của nấm và vi sinh vật, kìm hãm sự phân
hủy lignin và cellulose. Các acid hữu cơ sẽ tiếp tục bị phân hủy trong quá trình ủ
phân rác. Nếu hệ thống trở nên yếm khí, việc tích tụ các acid có thể làm pH giảm
xuống đến 4,5 và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của vi sinh vật.
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25
MH 1 MH 2 MH 3 Ngày
Đ
ộ
ẩm
(%
)
Khĩa luận tốt nghiệp GVHD: Th. S Vũ Hải Yến
SVTH: Võ Minh Mẫn - 60-
Trong quá trình nghiên cứu , pH của 3 mô hình tương đương nhau (> 8), chỉ
có mô hình 1 (mô hình đối chứng) có pH cao nhất (= 9).
Do nguyên liệu nghiên cứu có hàm lượng nitơ khá cao, nên trong quá trình
ủ compost không nhận thấy mô hình có sự suy giảm pH trong mô hình nghiên cứu
Bảng 5.3 Dao đđộng của pH trong quá trình ủ
Ngày
pH
Ngày
pH
MH 1 MH 2 MH 3 MH 1 MH 2 MH 3
1 6 6,7 6,9 15 8,8 8,7 8,1
3 8,2 7,9 7,5 17 8,2 8,4 7,8
5 8,5 8,5 8,4 19 8,5 8,3 7,7
7 8,8 8,8 8,7 21 8,6 8 7,5
9 8,3 8,2 8,2 23 8,4 7,9 7,4
11 9 8,6 8,3 25 8,5 7,6 7,5
13 8,7 8,8 8
Hình 5.3 Dao động của pH trong quá trình ủ
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25
MH 1 MH 2 MH 3 Ngày
pH
Khĩa luận tốt nghiệp GVHD: Th. S Vũ Hải Yến
SVTH: Võ Minh Mẫn - 61-
Sau 25 ngày nghiên cứu thì pH của mô hình 1 vẫn cao (> 8) trong khi mô
hình 2 và mô hình 3 pH lần lượt là 7,6 và 7,5.
Điều này cho thấy sau 25 ngày ủ thì nguyên liệu trong mô hình đã ổn định,
VSV đã ngừng hoạt động không còn phân hủy sinh học.
Nguyên nhân làm pH tăng là do quá trình phân hủy nitơ tạo thành NH3.
5.6 Chất hữu cơ
Vận tốc phân hủy dao động tuỳ theo thành phần, kích thước, tính chất của
chất hữu cơ. Chất hữu cơ hoà tan thì dễ phân hủy hơn chất hữu cơ không hoà tan.
Lignin và ligno – cellulosics là những chất phân hủy rất chậm.
VSV sử dụng CHC có trong mô hình làm chất dinh dưỡng trong quá trình
sinh trưởng và phát triển. Chúng sử dụng các CHC dễ phân hủy sinh học trước,
sau khi đã sử hết các CHC dễ phân hủy sinh học chúng sẽ chuyển sang sử dụng
các CHC khó phân hủy sinh học.
Quá trình sụt giảm thể tích mô hình nghiên cứu cho thấy có sự phân hủy
CHC trong mô hình. Hình 5.4 sẽ cho ta thấy rõ ràng hơn.
Bảng 5.4 Quá trình phân hủy CHC trong quá trình ủ
Ngày
CHC (%)
Ngày
CHC(%)
MH 1 MH 2 MH 3 MH 1 MH 2 MH 3
1 85 89 91 15 57 59 57
3 71 85 87 17 56 58 53
5 68 79 80 19 55 56 49
7 64 74 71 21 55 54 46
9 62 68 64 23 55 53 46
11 60 64 63 25 55 53 46
13 59 61 60
Khĩa luận tốt nghiệp GVHD: Th. S Vũ Hải Yến
SVTH: Võ Minh Mẫn - 62-
Hình 5.4 Sự suy giảm CHC trong mô hình
Nhận xét
- Mô hình 1: quá trình phân hủy diễn ra rất nhanh, chỉ sau 2 ngày ủ thì
hàm lượng CHC giảm từ 85% xuống 71% do chỉ có rác chợ trong mô
hình nên quá trình phân hủy CHC nhanh. Do trong rác chợ chứa nhiều
CHC dễ phân hủy sinh học.
- Mô hình 2 và mô hình 3: do có vật kiệu phối trộn là mùn cưa nên quá
trình phân hủy diễn ra chậm hơn so với mô hình 1 nhưng quá trình phân
hủy CHC diễn ra ổn định hơn so với mô hình 1.
- Sau khi kết thúc quá trình ủ compost, quan sát thấy mô hình 1 còn các
lá, rễ, cành cây do chứa nhiều cellulose thời gian phân hủy dài. Trong
khi đó ở mô hình 2 và 3 do mùn cưa chứa nhiều cellulose nên quá trình
phân hủy CHC diễn ra ổn định hơn so với mô hình 1.
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25
MH 1 MH 2 MH 3 Ngày
H
àm
lư
ợn
g
C
H
C
(%
)
Khĩa luận tốt nghiệp GVHD: Th. S Vũ Hải Yến
SVTH: Võ Minh Mẫn - 63-
5.7 Carbon
Từ quá trình phân hủy CHC ta có thể suy ra hàm lượng carbon trong mô
hình.
Bảng 5.5 Quá trình phân hủy carbon trong mô hình
Ngày
Carbon (%)
Ngày
Carbon (%)
MH 1 MH 2 MH 3 MH 1 MH 2 MH 3
1 47,22 49,44 50,56 15 31,67 32,78 31,67
3 39,44 47,22 48,33 17 31,11 32,22 29,44
5 37,78 43,89 44,44 19 30,56 31,11 27,22
7 35,56 41,11 39,44 21 30,56 30 25,56
9 34,44 37,78 35,56 23 30,56 29,44 25,56
11 33,33 35,56 35 25 30,56 29,44 25,56
13 32,78 33,89 33,33
Hình 5.5 Sự suy giảm carbon trong quá trình ủ
Nhận xét:
0
10
20
30
40
50
60
1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25
MH 1 MH 2 MH 3
Ngày
H
àm
lư
ợn
g
C
ar
bo
n
(%
)
Khĩa luận tốt nghiệp GVHD: Th. S Vũ Hải Yến
SVTH: Võ Minh Mẫn - 64-
Tương tự như quá trình phân hủy CHC, hàm lượng carbon trong 3 mô hình bắt đầu
phân hủy sinh học làm cho khối lượng của mô hình giảm do sự tạo thành và bay
hơi CO2. Từ hình 5.5 ta có thể dễ dàng nhận thấy mô hình 3 có hàm lượng carbon
thấp nhất sau 25 ngày ủ. Điều này chứng tỏ chế phẩm sinh học có tác dụng tăng
cường tốc độ phân hủy sinh học trong quá trình ủ.
5.8 Nitơ
Do nguyên liệu là CTR từ các chợ nên hàm lượng nitơ trong 3 mô hình cao.
Do ở mô hình 2 và 3 có phối trộn thêm mùn cưa có hàm lượng nitơ thấp nên hàm
lượng Nitơ tương đối thấp.
Hàm lượng nitơ ở 3 mô hình giảm đều trong quá trình ủ từ tuần đầu tiên
đến tuần kết thúc.
Bảng 5.6 Quá trình phân hủy nitơ trong quá trình ủ
Ngày
Nitơ (%)
MH 1 MH 2 MH 3
1 3,4 2 2,2
7 2,7 1,7 1,6
14 2,4 1,5 1,4
21 2,2 1,3 1,1
25 1,9 1,3 1
Khĩa luận tốt nghiệp GVHD: Th. S Vũ Hải Yến
SVTH: Võ Minh Mẫn - 65-
Hình 5.6 Quá trình phân hủy nitơ trong quá trình ủ
Nhận xét
Sau 25 ngày kiểm tra nitơ, quá trình phân hủy của 3 mô hình tương đương
nhau. Tuy nhiên, do mô hình 2 và mô hình 3 có phối trộn với mùn cưa nên hàm
lượng nitơ thấp hơn so với mô hình 1. Vì thời gian phân tích nitơ quá dài (7 ngày/
lần) nên không thể đánh giá rõ quá trình phân hủy của nitơ trong quá trình nghiên
cứu. Hàm lượng nitơ sau khi kết thúc quá trình ủ thấp không đạt tiêu chuẩn
10TCN 526 – 2002.
0
0,5
1
1,5
2
2,5
3
3,5
4
1 7 14 21 25
MH 1 MH 2 MH 3
H
àm
lư
ợn
g
N
itơ
(%
)
Ngày
Khĩa luận tốt nghiệp GVHD: Th. S Vũ Hải Yến
SVTH: Võ Minh Mẫn - 66-
Nhận xét và bàn luận
Sau khi kết thúc quá trình ủ compost, ta thu được sản phẩm sau:
(a) (b) (c)
Hình 5.1 Sản phẩm thu được sau 25 ngày ủ
(a) Mô hình 1
(b) Mô hình 2
(c) Mô hinh 3
Với mục đích tìm ra điều kiện tối ưu cho quá trình ủ compost. Sau 25 ngày
quá trình ủ kết thúc, từ hình 5.1 ta có thể dễ dàng nhận thấy sản phẩm ở mô hình
3 đã trở thành phân hữu cơ. Do mô hình 3 có bổ sung chế phẩm sinh học đồng
thời tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của VSV (độ ẩm 55 – 60%, C/N 25 –
30) nên quá trình phân hủy diễn ra ổn định hơn so với mô hình 1 (đối chứng) và
mô hình 2 (không có bổ sung chế phẩm sinh học). Sau khi kết thúc quá trình ủ thì
điều chỉnh độ ẩm đạt 30% để đạt tiêu chuẩn ngành 10 TCN 526 – 2002 cho phân
hủy cơ vi sinh chế biến từ rác thải sinh hoạt của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn. Sau khi kết thúc quá trình ủ compost, sản phẩm tạo thành không mùi,
có màu nâu đen, mềm xốp và đặt biệt không hấp dẫn côn trùng.
Khĩa luận tốt nghiệp GVHD: Th. S Vũ Hải Yến
SVTH: Võ Minh Mẫn - 67-
(a) (b)
Hình 5.2 Sàng lọc sản phẩm và đối chứng so sánh
(a) Sàng lọc qua rây 1mm
(b) Đối chứng
Sau khi sàng lọc qua rây 1mm thì sản phẩm mô hình 3 được đem phân tích
hàm lượng NPK. Sản phẩm có màu nâu đen, mềm, độ rỗng tốt và đặt biệt là
không có mùi.
Bảng 5.7 Kết quả phân tích hàm lượng N P K
Thành phần Hàm lượng Đơn vị
N 1 %
P 0.7 %
K 4,78 %
Từ kết quả trên cho thấy sản phẩm không đạt tiêu chuẩn về phân hữu cơ
vinh sinh từ rác thải sinh hoạt của Bô Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn vì
vậy cần phải bổ xung phân bón hóa học với hàm lượng N : P : K = 15 : 5 : 20.
Khĩa luận tốt nghiệp GVHD: Th. S Vũ Hải Yến
SVTH: Võ Minh Mẫn - 68-
Lượng bổ sung vào: 1kg phân hóa học trộn với 1 kg phân hữu cơ vi sinh.
Hàm lượng N, P, K sau khi bổ sung đạt 8 : 2,85 : 12,4. Sau khi bổ sung thì phân
hữu cơ vi sinh đạt tiêu chuẩn của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.
Khĩa luận tốt nghiệp GVHD: Th. S Vũ Hải Yến
SVTH: Võ Minh Mẫn - 69-
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
6.1 Kết luận
Sau 25 ngày nghiên cứu với nguyên liệu đầu vào là CTR sinh hoạt và mùn
cưa, đặt biệt là có bổ sung chế phẩm BIO - F đã tạo ra sản phẩm phân hữu cơ
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhất là đối với nước ta lại là một nước nông
nghiệp.
Sản phẩm compost tạo thành chứng tỏ quá trình xử lý CTR không phức tạp.
Đặt biệt tại thành phố Hồ Chí Minh với lượng rác mỗi ngày khoảng 7 tấn rác
được thải bỏ, nếu CTR được làm compost sẽ giảm lượng rác đáng kể đến các bãi
rác.
Bên cạnh đó quá trình ủ compost đơn giản, dễ thực hiện, chi phí ủ lại thấp.
Tuy nhiên, do tính chất CTR đô thị phức tạp nên quá trình ủ không diễn ra theo
một quy luật nào, nên sản phẩm compost tạo thành không ổn định.
6.2 Kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy tác dụng của chế phẩm sinh học đối với
tốc độ phân hủy CHC của CTR. Do hạn chế về thời gian và phương tiện cũng như
năng lực nghiên cứu, đề tài không đi sâu vào tìm hiểu thành phần VSV trong
phân compost.
Với khối lượng CTR được thải bỏ hằng ngày tại các chợ, nếu được sử dụng
làm phân compost thì rất thuận lợi vì quá trình thu gom dễ dàng, khối lượng rác
Khĩa luận tốt nghiệp GVHD: Th. S Vũ Hải Yến
SVTH: Võ Minh Mẫn - 70-
lại nhiều đồng thời giảm gánh nặng cho các bãi rác hiện nay, tăng thời gian hoạt
động của bãi rác.
Đề tài chỉ nghiên cứu ủ compost với khối lượng nhỏ do nhiều nguyên nhân
khác nhau. Vì vậy đề tài chưa đánh giá hết được tính chất của nguyên liệu.
Nếu có điều kiện, đề tài sẽ được nghiên cứu:
- Với khối lượng ủ lớn hơn.
- Nghiên cứu mật độ VSV trong khối compost.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân compost trong quá trình sinh trưởng,
phát triển và ra hoa kết quả của cây trồng.