Thực nghiệm khoa học là phương pháp thu thập các sự kiện trong những điều kiện
được tạo ra một cách đặc biệt, bảo đảm cho sự thể hiện tích cực của các hiện tượng
cần nghiên cứu.
Thực nghiệm sư phạm là phương pháp thu thập thông tin về sự thay đổi số lượng và
chất lượng trong nhận thức và hành vi của đối tượng giáo dục do nhà khoa học tác
động đến chúng bằng một tác nhân điều khiển đã được kiểm tra.
Thực nghiệm là phương pháp đặc biệt, cho phép tác động lên đối tượng nghiên cứu
một cách chủ động; can thiệp có ý thức vào quá trình diễn biến tự nhiên, để hướng quá
trình ấy diễn ra theo mục đích mong muốn.
• Đặc điểm của thực nghiệm sư phạm:
- Thực nghiệm sư phạm xuất phát từ một phỏng đoán hay một giả thuyết về hiện
tượng giáo dục.
- Kế hoạch thực nghiệm phải được mô tả hệ thống các biến số qui định diễn biến
của hiện tượng giáo dục.
- Trong thực nghiệm giáo dục phải xây dựng được: nhóm thực nghiệm và nhóm
đối chứng. Hai nhóm này có số lượng trình độ tương đương nhau
73 trang |
Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 879 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương quang học Vật lý lớp 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới là không đổi thì sẽ lựa chọn đáp án này.
• C. Nếu không biết được chức năng của thể thuỷ tinh và không hiểu được sự điều tiết thì
sẽ chọn đáp án này.
• D. Nếu không biết được cấu tạo của mắt và cho rằng sự điều tiết là quá trình dịch
chuyển giữa vật và màng lưới để ảnh hiện rõ nét trên màng lưới thì sẽ lựa chọn đáp án
này.
Câu 17: Mắt cận thị muốn nhìn rõ các vật ở vô cực mà không cần điều tiết thì phải
đeo kính:
A. Hội tụ có tiêu cự f = OCV. C. Hội tụ có tiêu cự f = OCC.
B. Phân kì có tiêu cự f = OCV. D. Phân kì có tiêu cự f = OCC.
Câu hỏi dùng để kiểm tra kiến thức “mắt” ở mức độ hiểu.
• B. Là đáp án đúng vì mắt cận thị muốn nhìn rõ vật thì phải đeo kính phân kì và để
nhìn rõ các vật ở xa vô cực thì kính phân kì phải có tiêu cự trùng với điểm cực viễn
của mắt.
• A và C. Nếu không hiểu cách khắc phục của mắt cận thị là phải đeo kính phân kì thì
sẽ lựa chọn một trong hai đáp án này.
• D. Nếu chỉ hiểu cách khắc phục của mắt cận thị là đeo kính phân kì mà không hiểu
để nhìn rõ các vật ở xa vô cực thì kính phân kì phải có tiêu điểm trùng với điểm cực
viễn của mắt thì sẽ lựa chọn đáp án này.
Câu 18: Khi quan sát một vật qua một kính lúp, ta quan sát được:
A. Ảnh ảo có kích thước nhỏ hơn vật.
B. Ảnh thật có kích thước nhỏ hơn vật.
C. Ảnh ảo có kích thước lớn hơn vật.
D. Ảnh thật có kích thước lớn hơn vật.
Câu hỏi dùng để kiểm tra kiến thức “kính lúp” ở mức độ hiểu.
Trang 43
• C. Là đáp án đúng vì khi quan sát vật qua kính lúp ta thu được ảnh ảo cùng chiều và
lớn hơn vật.
• A. Nếu không biết đặc điểm của kính lúp là phóng to các vật cần quan sát thì sẽ lựa
chọn đáp án này.
• B và D. Nếu không biết cấu tạo và đặc điểm của ảnh thu qua kính lúp là luôn cho ảnh ảo
thì sẽ lựa chọn một trong hai đáp này.
Câu 19: Nhìn vào váng dầu, mỡ hay bong bóng xà phòng ở ngoài trời ta có thể thấy
những màu:
A. Trắng. C. Cầu vồng thành dải liên tục từ đỏ đến tím.
B. Đỏ, tím, vàng. D. Không màu.
Câu hỏi dùng để kiểm tra kiến thức “ánh sáng trắng và ánh sáng màu” ở mức độ
vận dụng.
• C. Là đáp án đúng vì ánh sáng do mặt trời chiếu là ánh sáng trắng và các váng dầu,
mỡ hay bong bóng xà phòng được xem như lăng kính nước do đó khi chiếu ánh sáng
trắng qua lăng kính ta sẽ thu được một dải màu liên tục từ đỏ đến tím.
• A. Nếu hiểu nhầm váng dầu, mỡ hay bong bóng xà phòng được xem như một
gương phẳng mà khi chiếu ánh sáng trắng của Mặt Trời qua gương phẳng ta sẽ thu
được ánh sáng trắng thì sẽ lựa chọn đáp án này.
• B. Nếu cho rằng khi chiếu ánh sáng trắng qua váng dầu, mỡ, bong bóng xà phòng ta
chỉ thu được ba màu đỏ, tím, vàng thì sẽ lựa chọn đáp án này.
• D. Nếu không hiểu có thể phân tích ánh sáng trắng thành dải ánh sáng màu khác
nhau khi chiếu qua lăng kính thì sẽ lựa chọn đáp án này.
Câu 20: Dùng kính lúp có độ bội giác 4x và 5x để quan sát cùng một vật với cùng một
điều kiện thì:
A. Trường hợp kính 4x có ảnh lớn hơn trường hợp 5x.
B. Kính 4x có tiêu cự nhỏ hơn kính 5x.
C. Cả 2 kính đều quan sát được ảnh lớn như nhau.
D. Trường hợp kính 4x có ảnh nhỏ hơn trường hợp 5x.
Câu hỏi dùng để kiểm tra kiến thức “kính lúp” ở mức độ vận dụng.
• D. Là đáp án đúng vì nếu ta dùng kính lúp có số bội giác càng lớn để quan sát thì ta
sẽ thấy ảnh càng lớn.
• A và C. Nếu không hiểu khi sử dụng kính có độ bội giác lớn sẽ quan sát được ảnh
càng lớn thì sẽ lựa chọn một trong hai đáp án này.
• B. Nếu không biết công thức:
G
f
f
G 2525 =⇒= và khi G càng nhỏ thì f càng lớn
và ngược lại thì sẽ lựa chọn đáp án này.
Câu 21: Một người cận thị có giới hạn nhìn rõ từ 20cm đến 60cm. Hỏi người ấy khi
không đeo kính nhìn thấy vật gần nhất và xa nhất cách mắt bao nhiêu?
A. Nhìn thấy vật gần nhất cách mắt 60cm, xa nhất ở vô cực.
Trang 44
B. Nhìn thấy vật gần nhất cách mắt 20cm, xa nhất ở vô cực.
C. Nhìn thấy vật gần nhất cách mắt 20cm, xa nhất cách mắt 60cm.
D. Nhìn thấy vật gần nhất cách mắt một khoảng nhỏ hơn 20cm, xa nhất lớn hơn
60cm.
Câu hỏi dùng để kiểm tra kiến thức “mắt” ở mức độ vận dụng.
• C. Là đáp án đúng vì điểm cực cận gần mắt nhất là 20cm và điểm cực viễn xa mắt
nhất là 60cm do đó người mắt cận thị sẽ nhìn thấy điểm gần mắt nhất là 20cm và xa
nhất là 60cm.
• A và B. Nếu không xác định được điểm cực cận và điểm cực viễn của mắt cận thị và
không biết được đặc điểm của mắt cận thị thì sẽ lựa chọn một trong hai đáp án này.
• D. Nếu không biết đặc điểm của mắt cận thị khi không đeo kính thì sẽ không nhìn
thấy vật nằm xa hơn điểm cực viễn 60cm của mắt thì sẽ lựa chọn đáp án này.
4. Bảng đáp án
Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án
1 B 8 A 15 D
2 B 9 D 16 B
3 D 10 B 17 B
4 B 11 A 18 C
5 A 12 D 19 C
6 A 13 D 20 D
7 A 14 A 21 C
# TIỂU KẾT
Trong chương này tôi đã trình bày những nội dung như sau: mục tiêu của chương
Quang học bao gồm bố cục của chương, mục tiêu của từng đơn vị kiến thức của
chương Quang học; bảng trọng số; dựa vào mục 2.2, chương I, phần nội dung nêu về
qui trình soạn thảo một bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn tôi đã xây dựng và
phân tích một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn chương Quang học, và
nội dung sau cùng là bảng đáp án của 21 câu hỏi..
Khi đưa ra các câu hỏi thì các câu hỏi cần đảm bảo được các yêu cầu sau:
- Câu hỏi dùng để kiểm tra kiến thức gì? Ở mức độ nào?
- Phân tích các câu mồi trong từng câu hỏi.
[ \
Trang 45
Chương III THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
1. Lí luận về thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm khoa học là phương pháp thu thập các sự kiện trong những điều kiện
được tạo ra một cách đặc biệt, bảo đảm cho sự thể hiện tích cực của các hiện tượng
cần nghiên cứu.
Thực nghiệm sư phạm là phương pháp thu thập thông tin về sự thay đổi số lượng và
chất lượng trong nhận thức và hành vi của đối tượng giáo dục do nhà khoa học tác
động đến chúng bằng một tác nhân điều khiển đã được kiểm tra.
Thực nghiệm là phương pháp đặc biệt, cho phép tác động lên đối tượng nghiên cứu
một cách chủ động; can thiệp có ý thức vào quá trình diễn biến tự nhiên, để hướng quá
trình ấy diễn ra theo mục đích mong muốn.
• Đặc điểm của thực nghiệm sư phạm:
- Thực nghiệm sư phạm xuất phát từ một phỏng đoán hay một giả thuyết về hiện
tượng giáo dục.
- Kế hoạch thực nghiệm phải được mô tả hệ thống các biến số qui định diễn biến
của hiện tượng giáo dục.
- Trong thực nghiệm giáo dục phải xây dựng được: nhóm thực nghiệm và nhóm
đối chứng. Hai nhóm này có số lượng trình độ tương đương nhau.
• Quá trình tổ chức thực nghiệm:
- Thực nghiệm khoa học bắt đầu từ khi phát hiện ra mâu thuẫn giáo dục mà
chưa có biện pháp khắc phục. Từ những mâu thuẫn đó mà đề ra giả thuyết khoa
học và biện pháp khắc phục.
- Trên cơ sở giả thuyết, phân tích các biến số phải chọn ra nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng.
- Tiến hành thực nghiệm với nhóm thực nghiệm, quan sát diễn biến, so sánh với
nhóm đối chứng.
- Xử lí tài liệu nghiên cứu: phân tích kết quả khảo sát, theo dõi diễn biến nhóm
thực nghiệm, xử lí kết quả và đánh giá kết quả.
- Kết quả xử lí tài liệu cho chúng ta những cơ sở để khẳng định giả thuyết, rút ra
những bài học cần thiết và đề xuất những ứng dụng vào thực tế.
Kết quả thực nghiệm là kết quả khách quan nhất trong các kết quả nghiên cứu
bằng các phương pháp khác nhau.
• Các yêu cầu khi tiến hành thực nghiệm khoa học:
- Chọn đối tượng tiêu biểu.
- Tiến hành ở nhiều địa bàn.
- Tiến hành trên nhiều đối tượng khác nhau.
- Lặp lại thực nghiệm khoa học nhiều lần trên cùng một đối tượng thực nghiệm.
- Tiến hành ở nhiều thời điểm khác nhau.
Trang 46
2. Mục đích thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm vào các mục đích sau:
- Kiểm tra sự đúng đắn của các vấn đề đã được rút ra khi nghiên cứu từ lý
thuyết.
- Kiểm ra các câu hỏi trắc nghiệm đã đưa ra về độ khó bài test, độ khó vừa phải
và độ lệch tiêu chuẩn để từ đó có thể chọn ra một số câu hỏi có giá trị.
- Kiểm tra bài trắc nghiệm đưa ra có giá trị hay không? Có thực hiện được mục
đích của một bài trắc nghiệm hay không?
3. Đối tượng thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THCS Lý Thường Kiệt, lớp 9A1 với 37
học sinh. Thực hiện thực nghiệm sư phạm khi học sinh học xong chương Quang học.
4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Do thời gian thực nghiệm là có giới hạn nên tôi chỉ tiến hành tại một trường và áp
dụng cho một lớp.
- Để có thể tránh hiện tượng quay cóp và gian lận khi kiểm tra nên trong quá trình
thực nghiệm sư phạm tôi đã tạo thành bốn đề với những câu hỏi giống nhau nhưng thứ
tự các câu hỏi và các câu trả lời đều bị đảo lộn, mỗi đề có 40 câu hỏi trắc nghiệm
khách quan bốn lựa chọn, mỗi học sinh làm một đề (không sử dụng tài liệu) và trả lời
ở phần trả lời in trên đề bằng cách tô đen câu trả lời đúng.
5. Tiến trình thực nghiệm sư phạm
- Thực nghiệm sư phạm được tiến hành tại lớp 9A1 , trường THCS Lý Thường Kiệt,
TP Long Xuyên, Tỉnh An Giang.
- Thời gian thực nghiệm: 13 giờ, thứ ba ngày 22 tháng 04 năm 2008.
- Thành phần cán bộ coi kiểm tra: cô Tiêu Thị Bạch Huệ (giáo viên trường THCS Lý
Thường Kiệt).
- Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề).
- Cách phát đề kiểm tra: Các đề kiểm tra được phát từ 1 đến 4 theo hình chữ Z. Để
đảm bảo thời gian làm bài là công bằng cho mỗi học sinh nên đề được phát ra sẽ úp
xuống mặt bàn, thời gian được tính sau khi phát hết đề cho từng học sinh và học sinh
sẽ bắt đầu làm bài. Khi hết thời gian làm bài các bài kiểm tra được nộp ra đầu bàn và
được các em học sinh ở phía cuối của mỗi dãy thu các bài kiểm tra, số bài kiểm tra
được kiểm lại xem có đủ hay không? Sau đó cho học sinh nghỉ.
6. Tiêu chí đánh giá bài trắc nghiệm và câu hỏi trắc nghiệm
Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá chất lượng câu hỏi bài trắc nghiệm khách quan đã trình
bày ở phần III, chương I, phần nội dung.
7. Kết quả thực nghiệm
Theo chương trình phân tích bài Test của Thầy Lý Minh Tiên, Giảng viên Khoa Tâm
Lý Giáo Dục, Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, từ đây ta thu được
các kết quả sau:
Trang 47
¾ Các chỉ số về trung bình và độ khó tính trên điểm toàn bài trắc nghệm:
Trung binh = 12.784
Do lech TC = 5.483
Do kho bai test = 60.9%
Trung binh LT = 13.125
Do kho vua phai = 62.5%
• Rút ra nhận xét từ kết quả trên:
- Giá trị trung bình của bài trắc nghiệm là tương đối cao.
- Từ thực nghiệm cho thấy độ lệch tiêu chuẩn của bài trắc nghiệm tương đối
cao nên sự phân tán các điểm số cũng khá cao nhưng vẫn có thể chấp nhận
được.
- Trung bình lý tưởng của bài trắc nghiệm là khá cao và có giá trị gần bằng
với giá trị trung bình của bài trắc nghiệm.
- Độ khó vừa phải của bài trắc nghiệm tương đối tốt và gần bằng với độ khó
của bài test điều đó cho thấy bài trắc nghiệm là có giá trị và đáng tin cậy.
¾ Hệ số tin cậy của bài (re) theo công thức Kuder – Richardson cơ bản:
He so tin cay = 0.881
• Nhận xét: Từ kết quả thu được cho thấy hệ số tin cậy của bài trắc nghiệm là
khá tốt.
¾ Sai số tiêu chuẩn của đo lường:
SEM = 1.893
• Sai số tiêu chuẩn của đo lường là tương đối cao nhưng hệ số tin cậy của bài
trắc nghiệm cũng khá cao nên có thể chấp nhận được.
¾ Bảng độ khó và độ phân cách từng câu trắc nghiệm:
Cau TDcau MEAN(cau) SD(cau) | Mp Mq Rpbis
1 19 0.514 0.507 | 15.579 9.833 0.524 **
2 22 0.595 0.498 | 15.227 9.200 0.540 **
3 31 0.838 0.374 | 13.806 7.500 0.424 **
4 22 0.595 0.498 | 15.000 9.533 0.490 **
5 29 0.784 0.417 | 14.414 6.875 0.566 **
6 18 0.486 0.507 | 15.667 10.053 0.512 **
7 26 0.703 0.463 | 14.962 7.636 0.611 **
8 17 0.459 0.505 | 16.706 9.450 0.659 **
9 24 0.649 0.484 | 15.375 8.000 0.642 **
Trang 48
10 20 0.541 0.505 | 15.350 9.765 0.508 **
11 22 0.595 0.498 | 16.000 8.067 0.710 **
12 21 0.568 0.502 | 16.238 8.250 0.722 **
13 21 0.568 0.502 | 15.714 8.938 0.612 **
14 18 0.486 0.507 | 15.000 10.684 0.393 *
15 24 0.649 0.484 | 14.583 9.462 0.446 **
16 17 0.459 0.505 | 16.000 10.050 0.541 **
17 21 0.568 0.502 | 14.810 10.125 0.423 **
18 23 0.622 0.492 | 14.783 9.500 0.467 **
19 34 0.919 0.277 | 13.529 4.333 0.458 **
20 23 0.622 0.492 | 14.696 9.643 0.447 **
21 21 0.568 0.502 | 15.571 9.125 0.582 **
Ghi chú:
- MEAN(cau) là độ khó (câu).
- Rpbis là độ phân cách (câu). Có ý nghĩa như sau: các trị số có dấu (*) là có
ý nghĩa mức xác suất bằng .05, các trị số có dấu (**) là có ý nghĩa mức xác
suất bằng .01.
- Tdcau(i) là tổng điểm câu i (số người làm đúng câu này).
- Mp là trung bình tổng điểm những người làm đúng câu i.
- Mq là trung bình tổng điểm những người làm sai câu i.
• Rút ra nhận xét từ bảng số liệu này:
- Đa số các câu hỏi đều có độ khó tương đối, ta nhận thấy độ khó của các câu
hỏi là gần bằng với độ khó vừa phải của bài test nên bài trắc nghiệm này là
có giá trị và có thể tin cậy được.
- Hệ số Rpbis của các câu hỏi là tương đối cao, tất cả các câu hỏi thu được
đều có * cho thấy các câu hỏi đưa ra có sự phân cách khá tốt.
- Đa số các câu hỏi đều có độ phân biệt rất tốt, từ điều đó chúng ta có thể
chấp nhận độ phân biệt của các câu hỏi thu được.
8. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm
Theo chương trình phân tích câu Test của Thầy Lý Minh Tiên, Giảng viên Khoa Tâm
Lý Giáo Dục, Trương Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, tôi thu được kết
quả phân tích cho từng câu hỏi như sau:
Trang 49
Câu 1.
Lua chon A B* C D Missing
Tan so 4 19 9 5
Ti le % 10.8 51.4 24.3 13.5
Pt-biserial - 0.41 0.52 -0.29 -0.03
Muc xacsuat <.05 <.01 NS NS
0
• Đa số học sinh đều biết kiến thức “thấu kính” (51.4%), một số học sinh còn
nhầm lẫn nên dẫn tới việc chọn các đáp án A, C và D (chiếm tỉ lệ 10.8%, 24.3%,
13.5%).
• Hệ số tương quan điểm nhị phân là khá phù hợp: lựa chọn đúng có giá trị
dương khá cao (0.52), còn các lựa chọn sai thì có giá trị âm (-0.41, -0.29 và
-0.03).
• Mức xác suất của các lựa chọn A, B tốt, còn các lựa chọn C, D có độ phân
cách chưa cao.
• Không có học sinh nào bỏ trống câu này.
• Độ khó của câu hỏi là tương đối (0.514) và độ phân biệt là rất tốt (0.524).
ª Câu hỏi này có giá trị.
Câu 2.
Lua chon A B* C D Missing
Tan so 10 22 4 1
Ti le % 27.0 59.5 10.8 2.7
Pt-biserial -0.35 0.54 -0.29 -0.12
Muc xacsuat <.05 <.01 NS NS
0
• Đa số học sinh đều hiểu kiến thức “mắt” (59.5%), một số học sinh còn nhầm
lẫn nên dẫn tới việc lựa chọn các đáp án A, C và D (chiếm tỉ lệ 27.0%,10.8% và
2.7%)
• Hệ số tương quan điểm nhị phân là khá phù hợp: lựa chọn đúng có giá trị
dương khá cao (0.54), còn các lựa chọn sai thì có giá trị âm (-0.35, -0.29 và
-0.12).
• Mức xác suất của câu lựa chọn A và B tốt, còn các lựa chọn C và D có độ phân
cách chưa cao.
• Không có học sinh nào bỏ trống câu này.
Trang 50
• Độ khó của câu hỏi là tương đối (0.595) và độ phân biệt là rất tốt (0.540).
ª Câu hỏi này có giá trị.
Câu 3.
Lua chon A B C D* Missing
Tan so 2 1 3 31
Ti le % 5.4 2.7 8.1 83.8
Pt-biserial -0.08 -0.18 -0.40 0.42
Muc xacsuat NS NS <.05 <.01
0
• Đa số học sinh đều vận dụng được kiến thức “thấu kính” (83.8%), một số ít
học sinh do nhầm lẫn nên lựa chọn các đáp án A, B và C (chiếm tỉ lệ 5.4%, 2.7%
và 8.1%).
• Hệ số tương quan điểm nhị phân là khá phù hợp: lựa chọn đúng có giá trị
dương tương đối cao (0.42), còn các lựa chọn sai thì có giá trị âm (-0.08, -0.18
và -0.40).
• Mức xác suất của các lựa chọn C và D tốt, còn các lựa chọn A và B thì chưa có
độ phân cách cao.
• Không có học sinh nào bỏ trống câu này.
• Độ khó của câu hỏi là không cao (0.838) còn độ phân biệt là rất tốt (0.424).
ª Câu hỏi này có giá trị.
Câu 4.
Lua chon A B* C D Missing
Tan so 3 22 1 11
Ti le % 8.1 59.5 2.7 29.7
Pt-biserial 0.01 0.49 0.01 -0.54
Muc xacsuat NS <.01 NS <.01
0
• Đa số học sinh đều biết kiến thức “mắt” (59.5%), một số học sinh do nhầm lẫn
nên dẫn tới việc lựa chọn các đáp án A, C và D (chiếm tỉ lệ 8.1%, 2.7% và
29.7%).
• Hệ số tương quan điểm nhị phân là khá phù hợp: lựa chọn đúng có giá trị
dương tương đối cao (0.49), còn các lựa chọn sai (A và C) có giá trị dương nhỏ
(0.01 và 0.01) và một lựa chọn sai (D) có giá trị âm (-0.54).
Trang 51
• Mức xác suất các lựa chọn B và D tốt, còn các lựa chọn A và C có độ phân
cách chưa cao.
• Không có học sinh nào bỏ trống câu này.
• Độ khó của câu hỏi là tương đối (0.595) và độ phân biệt rất tốt (0.490).
ª Câu hỏi này có giá trị.
Câu 5.
Lua chon A* B C D Missing
Tan so 29 6 1 1
Ti le % 78.4 16.2 2.7 2.7
Pt-biserial 0.57 -0.48 -0.18 -0.18
Muc xacsuat <.01 <.01 NS NS
0
• Đa số học sinh đều biết kiến thức “thấu kính” (78.4%), một số học sinh nhầm
lẫn nên dẫn tới việc lựa chọn các đáp án B, C và D (chiếm tỉ lệ 16.2%, 2.7% và
2.7%).
• Hệ số tương quan điểm nhị phân là khá phù hợp: lựa chọn đúng có giá trị
dương khá cao (0.57), còn các lựa chọn sai thì có giá trị âm (-0.48, -0.18 và
-0.18).
• Mức xác suất của các lựa chọn A và B tốt, còn các lựa chọn C và D có độ phân
cách chưa cao.
• Không có học sinh nào bỏ trống câu này.
• Độ khó của câu hỏi là không cao (0.784) còn độ phân biệt rất tốt (0.566).
ª Câu hỏi này có giá trị.
Câu 6.
Lua chon A* B C D Missing
Tan so 18 4 9 6
Ti le % 48.6 10.8 24.3 16.2
Pt-biserial 0.51 0.01 -0.63 0.03
Muc xacsuat <.01 NS <.01 NS
0
• Một số học sinh hiểu được kiến thức “sự khúc xạ ánh sáng” (48.6%), đa số học
sinh do nhầm lẫn nên lựa chọn các đáp án B, C và D (chiếm tỉ lệ 10.8%, 24.3%
và 16.2%).
Trang 52
• Hệ số tương quan điểm nhị phân là khá phù hợp: lựa chọn đúng có giá trị
dương khá cao (0.51), còn các lựa chọn sai (B và D) có giá trị dương nhỏ (0.01
và 0.03) và một lựa chọn sai (C ) có giá trị âm (-0.63).
• Mức xác suất của các lựa chọn A và C tốt, còn các lựa chọn B và D thì có độ
phân cách chưa cao.
• Không có học sinh nào bỏ trống câu này.
• Độ khó của câu hỏi là tương đối (0.486) và độ phân biệt rất tốt (0.512).
ª Câu hỏi này có giá trị.
Câu 7.
Lua chon A* B C D Missing
Tan so 26 3 2 6
Ti le % 70.3 8.1 5.4 16.2
Pt-biserial 0.61 -0.19 -0.40 -0.37
Muc xacsuat <.01 NS <.05 <.05
0
• Đa số học sinh đều hiểu kiến thức “thấu kính” (70.3%), một số học sinh do
nhầm lẫn nên lựa chọn các đáp án B, C và D (chiếm tỉ lệ 8.1%, 5.4% và 16.2%).
• Hệ số tương quan điểm nhị phân là khá phù hợp: lựa chọn đúng có giá trị
dương khá cao (0.61), còn các lựa chọn sai thì có giá trị âm (-0.19, -0.40 và
-0.37).
• Mức xác suất của các lựa chọn A, C và D tốt, còn lựa chọn B thì chưa có độ
phân cách cao.
• Không có học sinh nào bỏ trống câu này.
• Độ khó của câu hỏi là không cao (0.703) còn độ phân biệt rất tốt (0.611).
ª Câu hỏi này có giá trị.
Câu 8.
Lua chon A* B C D Missing
Tan so 17 14 2 4
Ti le % 45.9 37.8 5.4 10.8
Pt-biserial 0.66 -0.41 -0.21 -0.27
Muc xacsuat <.01 <.05 NS NS
0
Trang 53
• Một số học sinh đều hiểu kiến thức “sự khúc xạ ánh sáng” (45.9%), đa số học
sinh do nhầm lẫn nên dẫn tới việc lựa chọn các đáp án B, C và D (chiếm tỉ lệ
37.8%, 5.4% và 10.8%).
• Hệ số tương quan điểm nhị phân là khá phù hợp: lựa chọn đúng có giá trị
dương khá cao (0.66), còn các lựa chọn sai thì có giá trị âm (-0.41, -0.21 và
-0.27).
• Mức xác suất của các lựa chọn A và B tốt, còn các lựa chọn C và D thì có độ
phân cách chưa cao.
• Không có học sinh nào bỏ trống câu này.
• Độ khó của câu hỏi là tương đối (0.459) và độ phân biệt rất tốt (0.659).
ª Câu hỏi này có giá trị.
Câu 9.
Lua chon A B C D* Missing
Tan so 3 5 5 24
Ti le % 8.1 13.5 13.5 64.9
Pt-biserial -0.30 -0.34 -0.32 0.64
Muc xacsuat NS <.05 NS <.01
0
• Đa số học sinh đều hiểu kiến thức “ánh sáng trắng và ánh sáng màu” (64.9%),
một số học sinh còn nhầm lẫn nên dẫn tới việc lựa chọn đáp án A, B và C
(chiếm tỉ lệ 8.1%, 13.5% và 13.5%).
• Hệ số tương quan điểm nhị phân là khá phù hợp: lựa chọn đúng có giá trị
dương khá cao (0.64), còn các lựa chọn sai thì có giá trị âm (-0.30, -0.34 và
-0.32).
• Mức xác suất của các lựa chọn B và D tốt, còn các lựa chọn A và C có độ phân
cách chưa cao.
• Không có học sinh nào bỏ trống câu này.
• Độ khó của câu hỏi thì tương đối (0.649) và độ phân biệt rất tốt (0.642).
ª Câu hỏi này có giá trị.
Câu 10.
Lua chon A B* C D Missing
Tan so 9 20 5 3
Ti le % 24.3 54.1 13.5 8.1
0
Trang 54
Pt-biserial -0.37 0.51 -0.36 0.10
Muc xacsuat <.05 <.01 <.05 NS
• Đa số học sinh đều biết kiến thức “mắt” (54.1%), một số học sinh do hiểu
nhầm nên dẫn tới việc lựa chọn đáp án A, C và D (chiếm tỉ lệ 24.3%, 13.5% và
8.1%).
• Hệ số tương quan điểm nhị phân là khá phù hợp: lựa chọn đúng có giá trị
dương khá cao (0.51), còn các lựa chọn sai (A và C) thì có giá trị âm (-0.37 và
-0.36) và một lựa chọn sai (D) có giá trị dương (0.10).
• Mức xác suất của các lựa chọn A, B và C tốt, còn lựa chọn D thì chưa có độ
phân cách cao.
• Không có học sinh nào bỏ trống câu này.
• Độ khó của câu hỏi là tương đối (0.541) và độ phân biệt rất tốt (0.508).
ª Câu hỏi này có giá trị.
Câu 11.
Lua chon A* B C D Missing
Tan so 22 2 0 13
Ti le % 59.5 5.4 0.0 35.1
Pt-biserial 0.71 -0.30 NA -0.59
Muc xacsuat <.01 NS NA <.01
0
• Đa số học sinh đều hiểu kiến thức “thấu kính” (59.5%), một số học sinh còn
nhầm lẫn nên lựa chọn các đáp án B và D (chiếm tỉ lệ 5.4% và 35.1%), không có
học sinh nào lựa chọn đáp án C.
• Hệ số tương quan điểm nhị phân là khá phù hợp: lựa chọn đúng có giá trị
dương khá cao (0.71), còn các lựa chọn sai thì có giá trị âm (-0.30 và -0.59) và
lựa chọn C thì không có học sinh nào chọn.
• Mức xác suất của các lựa chọn A và D tốt, còn các lựa chọn B và C thì chưa có
độ phân cách cao.
• Không có học sinh nào bỏ trống câu này.
• Độ khó của câu hỏi là tương đối (0.595) và độ phân biệt rất tốt (0.710).
ª Câu hỏi này có giá trị.
Câu 12.
Lua chon A B C D* Missing
Trang 55
Tan so 5 8 3 21
Ti le % 13.5 21.6 8.1 56.8
Pt-biserial -0.03 -0.66 -0.28 0.72
Muc xacsuat NS <.01 NS <.01
0
• Đa số học sinh đều vận dụng được kiến thức “thấu kính” (56.8%), một số học
sinh do nhầm lẫn nên dẫn tới việc lựa chọn các đáp án A, B và C ( chiếm tỉ lệ
13.5%, 21.6% và 8.1%).
• Hệ số tương quan điểm nhị phân là khá phù hợp: lựa chọn đúng có giá trị
dương khá cao (0.72), còn các lựa chọn sai thì có giá trị âm (-0.03, -0.66 và
-0.28).
• Mức xác suất của các lựa chọn B và D tốt, còn lựa chọn A và C thì có độ phân
cách chưa cao.
• Không có học sinh nào bỏ trống câu này.
• Độ khó của câu hỏi là tương đối (0.568) và độ phân biệt rất tốt (0.722).
ª Câu hỏi này có giá trị.
Câu 13.
Lua chon A B C D* Missing
Tan so 13 1 2 21
Ti le % 35.1 2.7 5.4 56.8
Pt-biserial -0.43 -0.18 -0.32 0.61
Muc xacsuat <.01 NS NS <.01
0
• Đa số học sinh đều biết kiến thức “ánh sáng trắng và ánh sáng màu” (56.8%),
một số học sinh còn nhầm lẫn nên dẫn đến việc lựa chọn đáp án A, B và C
(chiếm tỉ lệ 35.1%, 2.7% và 5.4%).
• Hệ số tương quan điểm nhị phân là khá phù hợp: lựa chọn đúng có giá trị
dương khá cao (0.61), còn các lựa chọn sai thì có giá trị âm (-0.43, -0.18 và
-0.32).
• Mức xác suất của các lựa chọn A và D tốt, còn lựa chọn B và C thì có độ phân
cách chưa cao.
• Không có học sinh nào bỏ trống câu này.
• Độ khó của câu hỏi là tương đối (0.568) và độ phân biệt rất tốt (0.612).
ª Câu hỏi này có giá trị.
Trang 56
Câu 14.
Lua chon A* B C D Missing
Tan so 18 5 11 3
Ti le % 48.6 13.5 29.7 8.1
Pt-biserial 0.39 -0.36 -0.01 -0.26
Muc xacsuat <.05 <.05 NS NS
0
• Một số học sinh biết được kiến thức “sự khúc xạ ánh sáng” (48.6%), đa số học
sinh do nhầm lẫn nên dẫn tới việc lựa chọn các đáp án B, C và D (chiếm tỉ lệ
13.5%, 29.7% và 8.1%).
• Hệ số tương quan điểm nhị phân là khá phù hợp: lựa chọn đúng có giá trị
dương tương đối cao (0.39), còn các lựa chọn sai thì có giá trị âm (-0.36, -0.01
và -0.26).
• Mức xác suất của các lựa chọn A và B tốt, còn các lựa chọn C và D thì có độ
phân cách chưa cao.
• Không có học sinh nào bỏ trống câu này.
• Độ khó của câu hỏi là tương đối (0.486) và độ phân biệt khá tốt (0.393).
ª Câu hỏi này có giá trị.
Câu 15.
Lua chon A B C D* Missing
Tan so 1 2 10 24
Ti le % 2.7 5.4 27.0 64.9
Pt-biserial -0.21 -0.23 -0.29 0.45
Muc xacsuat NS NS NS <.01
0
• Đa số học sinh đều biết kiến thức “ánh sáng trắng và ánh sáng màu” (64.9%),
một số ít học sinh do nhầm lẫn nên dẫn tới việc lựa chọn các đáp án A, B và C
(chiếm tỉ lệ 2.7%, 5.4% và 27.0%)
• Hệ số tương quan điểm nhị phân là khá phù hợp: lựa chọn đúng có giá trị
dương khá cao (0.45), còn các lựa chọn sai thì có giá trị âm (-0.21, -0.23 và
-0.29).
• Mức xác suất của lựa chọn D tốt, còn các lựa chọn A, B và C thì chưa có độ
phân cách cao.
• Không có học sinh nào bỏ trống câu này.
Trang 57
• Độ khó của câu hỏi là tương đối (0.649) và độ phân biệt rất tốt (0.446).
ª Câu hỏi này có giá trị.
Câu 16.
Lua chon A B* C D Missing
Tan so 12 17 6 2
Ti le % 32.4 45.9 16.2 5.4
Pt-biserial -0.05 0.54 -0.52 -0.25
Muc xacsuat NS <.01 <.01 NS
0
• Một số học sinh hiểu được kiến thức “mắt” (45.9%), đa số học sinh còn nhầm
lẫn nên dẫn tới việc lựa chọn các đáp án A, C và D (chiếm tỉ lệ 32.4%, 16.2% và
5.4%).
• Hệ số tương quan điểm nhị phân là khá phù hợp: lựa chọn đúng có giá trị
dương khá cao (0.54), còn các lựa chọn sai thì có giá trị âm (-0.05, -0.52 và
-0.25).
• Mức xác suất của các lựa chọn B và C tốt, còn các lựa chọn A và D có độ phân
cách chưa cao.
• Không có học sinh nào bỏ trống câu này.
• Độ khó của câu hỏi là tương đối (0.459) và độ phân biệt rất tốt (0.541).
ª Câu hỏi này có giá trị.
Câu 17.
Lua chon A B* C D Missing
Tan so 6 21 2 8
Ti le % 16.2 56.8 5.4 21.6
Pt-biserial -0.33 0.42 -0.21 -0.10
Muc xacsuat <.05 <.01 NS NS
0
• Đa số học sinh đều hiểu kiến thức “mắt” (56.8%), một số học sinh còn nhầm
lẫn nên dẫn tới việc lựa chọn các đáp án A, C và D (chiếm tỉ lệ 16.2%, 5.4% và
21.6%)
• Hệ số tương quan điểm nhị phân của câu này là khá phù hợp: lựa chọn đúng có
giá trị dương khá cao (0.42), còn các lựa chọn sai thì có giá trị âm (-0.33, -0.21
và -0.10).
Trang 58
• Mức xác suất của các lựa chọn A và B tốt, còn các lựa chọn C và D thì độ
phân cách chưa cao.
• Không có học sinh nào bỏ trống câu này.
• Độ khó của câu là tương đối (0.568) và độ phân biệt rất tốt (0.423).
ª Câu hỏi này có giá trị.
Câu 18.
Lua chon A B C* D Missing
Tan so 3 2 23 9
Ti le % 8.1 5.4 62.2 24.3
Pt-biserial -0.40 -0.23 0.47 -0.15
Muc xacsuat <.05 NS <.01 NS
0
• Đa số học sinh đều hiểu kiến thức “kính lúp” (62.2%), một số học sinh do hiểu
nhầm dẫn đến việc lựa chọn đáp án A, B và D (chiếm tỉ lệ 8.1%, 5.4% và
24.3%).
• Hệ số tương quan điểm nhị phân khá phù hợp: lựa chọn đúng có giá trị dương
khá cao (0.47), còn các lựa chọn sai thì có giá trị âm (-0.40, -0.23 và -0.15).
• Mức xác suất của các lựa chọn A và C tốt, còn các lựa chọn B và D thì chưa có
độ phân cách cao.
• Không có học sinh nào bỏ trống câu này.
• Độ khó của câu hỏi là tương đối (0.622) và độ phân biệt rất tốt (0.467).
ª Câu hỏi này có giá trị.
Câu 19.
Lua chon A B C* D Missing
Tan so 1 2 34 0
Ti le % 2.7 5.4 91.9 0.0
Pt-biserial -0.18 -0.43 0.46 NA
Muc xacsuat NS <.01 <.01 NA
0
• Đa số học sinh đều vận dụng được kiến thức “ánh sáng trắng và ánh sáng màu”
(91.9%), một số ít học sinh còn nhầm lẫn nên dẫn tới việc lựa chọn đáp án A và
B (chiếm tỉ lệ 2.7% và 5.4%), không có học sinh nào lựa chọn đáp án D.
Trang 59
• Hệ số tương quan điểm nhị phân là khá phù hợp: lựa chọn đúng có giá trị
dương khá cao (0.46), còn các lựa chọn sai thì có giá trị âm (-0.18, -0.43) và
không có học sinh nào lựa chọn đáp án D.
• Mức xác suất của các lựa chọn B và C tốt, còn các đáp án A và D chưa có độ
phân cách cao.
• Không có học sinh nào bỏ trống câu này.
• Độ khó của câu hỏi là không cao (0.919) câu hỏi khá dễ, còn độ phân biệt rất
tốt (0.458).
ª Câu hỏi này có giá trị.
Câu 20.
Lua chon A B C D* Missing
Tan so 5 6 3 23
Ti le % 13.5 16.2 8.1 62.2
Pt-biserial -0.17 -0.25 -0.24 0.45
Muc xacsuat NS NS NS <.01
0
• Đa số học sinh đều vận dụng được kiến thức “kính lúp” (62.2%), một số học
sinh còn nhầm lẫn nên dẫn tới việc lựa chọn các đáp án A, B và C (chiếm tỉ lệ
13.5%, 16.2% và 8.1%)
• Hệ số tương quan điểm nhị phân là khá phù hợp: lựa chọn đúng có giá trị
dương khá cao (0.45), còn các lựa chọn sai thì có giá trị âm (-0.17, -0.25 và
-0.24).
• Mức xác suất của lựa chọn D tốt, còn các lựa chọn A, B và C chưa có độ phân
cách cao.
• Không có học sinh nào bỏ trống câu này.
• Độ khó của câu hỏi thì tương đối (0.622) và độ phân biệt rất tốt (0.447).
ª Câu hỏi này có giá trị.
Câu 21.
Lua chon A B C* D Missing
Tan so 1 3 21 12
Ti le % 2.7 8.1 56.8 32.4
Pt-biserial -0.12 -0.35 0.58 -0.37
Muc xacsuat NS <.05 <.01 <.05
0
Trang 60
• Đa số học sinh vận dụng được kiến thức “mắt” (56.8%), một số học sinh còn
nhầm lẫn nên dẫn đến việc lựa chọn các đáp án A, B và D (chiếm tỉ lệ 2.7%,
8.1% và 32.4%).
• Hệ số tương quan điểm nhị phân khá phù hợp: lựa chọn đúng có giá trị dương
khá cao (0.58), còn các lựa chọn sai thì có giá trị âm (-0.12, -0.35 và -0.37).
• Mức xác suất của các lựa chọn B, C và D tốt, còn lựa chọn A thì có độ phân
cách chưa cao.
• Không có học sinh nào bỏ trống câu này.
• Độ khó của câu hỏi là tương đối (0.568) và độ phân biệt rất tốt (0.582).
ª Câu hỏi này có giá trị.
9. Nhận xét
Dựa vào vấn đề nghiên cứu về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng câu hỏi trắc nghiệm đã
được trình bày ở mục III, chương I, phần nội dung tôi đã rút ra những nhận xét sau:
- Bài trắc nghiệm là có giá trị và đáng tin cậy.
- Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm đã rút ra được nêu trong đề tài đều có giá trị.
Trong quá trình dùng các câu hỏi này thực nghiệm kiểm tra kết quả học tập của học
sinh sau khi học xong chương Quang Học thì ta nhận thấy các câu mồi chưa có độ
phân cách cao và có một số câu mồi đưa ra là khá dễ không gây nhiễu được học sinh
(một số câu học sinh không lựa chọn) nhưng do các câu hỏi này đều có độ khó và hệ
số tin cậy là tương đối tốt nên câu hỏi đó vẫn được xem là có giá trị vì vậy khi sử
dụng các câu hỏi này trong việc kiểm tra học sinh thì chúng ta cần sửa chữa lại các
câu mồi cho tốt hơn.
# TIỂU KẾT
Thông qua chương này tôi đã trình bày các nội dung về thực nghiệm sư phạm; mục
đích, phương pháp, việc thực hiện thực nghiệm sư phạm. Từ thực nghiệm sư phạm tôi
đã thu được những kết quả sau:
- Hệ số độ khó, độ phân biệt của từng câu là rất tốt và chọn ra được 21 câu hỏi
trắc nghiệm khách quan đều có giá trị.
- Dựa vào hệ số tin cậy của bài thu được từ thực nghiệm sư phạm cho thấy bài
trắc nghiệm trong đề tài có giá trị và đáng tin cậy.
Từ các phần phân tích của từng câu hỏi trắc nghiệm về các số liệu: tần số, tỉ lệ%, hệ
số tương quan điểm nhị phân, mức xác suất nhằm mục đích đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tần số, tỉ lệ% và hệ số tương quan điểm nhị phân của các lựa chọn trong từng
câu hỏi có phù hợp không?
- Mức xác suất của từng câu hỏi có tốt không?
- Độ khó của câu hỏi có phù hợp hay không?
- Độ phân biệt của từng câu hỏi có tốt hay không?
[ \
Trang 61
PHẦN KẾT LUẬN
Nhằm thực hiện những yêu cầu đổi mới về nội dung, chương trình, phương pháp dạy
học, phương pháp đánh giá kiểm tra., vào năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng
hình thức thi bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan vào trong các kì thi Tốt nghiệp
Trung học phổ thông và cả trong kì thi Tuyển sinh Đại học – Cao đẳng. Từ điều này cho
thấy được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đặc biệt chú trọng chăm lo cho việc phát
triển sự nghiệp giáo dục nước nhà.Việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan
vào trong các kì thi đã đặt ra những yêu cầu mới cho những nhà giáo dục – giáo viên
cần phải biết cách soạn, biết cách sử dụng, cách đánh giá và cách chọn ra những câu hỏi
trắc nghiệm khách quan có giá trị để giúp cho công tác giảng dạy và giáo dục của mình.
Từ những vấn đề trên cho thấy việc nghiên cứu, tìm hiểu cách soạn, cách sử dụng, cách
đánh giá các câu hỏi trắc nghiệm khách quan là rất cần thiết đối với sinh viên thuộc
chuyên ngành sư phạm nói chung và sinh viên ngành sư phạm vật lý nói riêng nhằm
phục vụ cho công việc giảng dạy của mình khi ra trường.
1. Kết quả đạt được của việc nghiên cứu đề tài
Sau khi thực hiện nghiên cứu đề tài về nghiên cứu xây dựng câu hỏi trắc nghiệm
khách quan nhiều lựa chọn chương Quang Học vật lý lớp 9 tôi đã thu được một số
kết quả sau:
- Khi nghiên cứu tôi thấy đề tài đã đưa ra những nội dung về lí luận của kiểm
tra, đánh giá cũng như vai trò của kiểm tra, đánh giá trong dạy học; những nội
dung khái quát về phương pháp trắc nghiệm khách quan đặc biệt phương pháp
trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn; lí do và những ưu điểm cũng như
khuyết điểm khi sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn;
cách thức, qui trình của việc soạn ra các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều
lựa chọn. Khi nghiên cứu đề tài này đã giúp tôi nhận thức được sự cần thiết của
việc áp dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong dạy học vật lý phổ
thông cũng như cách thức vận dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều
lựa chọn trong dạy học sao cho phù hợp.
- Đề tài này giúp cho chúng tôi hiểu rõ hơn về cách thức xây dựng câu hỏi trắc
nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cũng như cách viết câu hỏi, cách trình bày,
cách lựa chọn ra những câu hỏi có giá trị, các cách chấm bài trắc nghiệm khách
quan nhiều lựa chọn và công việc của một giám thị khi tiến hành cho kiểm tra.
- Đề tài này chỉ thực hiện nghiên cứu một chương Quang Học trong chương
trình vật lý lớp 9 và đã rút ra được 21 câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa
chọn. Khi thực hiện nghiên cứu chương Quang Học tôi đã chia các mục tiêu kiến
thức của chương ra làm ba phần biết, hiểu và vận dụng; dựa trên các mục tiêu đó
tôi đã đưa ra hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm khách quan với bốn lựa chọn đem
thực nghiệm (40 câu hỏi) và tôi đã phân tích các câu hỏi xem có giá trị hay
không? Kết quả tôi đã thu được 21 câu hỏi có giá trị.
- Trước khi đưa ra hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn
chương Quang Học sử dụng vào kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
thì đòi hỏi tôi cần phải nghiên cứu thật kĩ và thật sâu các nội dung kiến thức của
chương để có thể soạn ra hệ thống các câu hỏi phù hợp với học sinh khá - giỏi và
cả học sinh trung bình - yếu.
Trang 62
- Khi thực nghiệm sư phạm tôi có thể kiểm tra được học sinh có hiểu được kiến
thức vừa học hay không? Kiểm tra được học sinh nắm được kiến thức ở mức độ
nào? Mặt khác, khi học sinh trả lời các câu hỏi trắc nghiệm cũng giúp học sinh
rèn luyện được tính cẩn thận, đòi hỏi học sinh phải phân tích từng câu lựa chọn
để tìm ra câu trả lời đúng nhất. Từ kết quả thực nghiệm sư phạm tôi nhận thấy
đa số học sinh lớp 9 đều hiểu được những nội dung kiến thức cơ bản của chương
Quang Học.
- Hiểu rõ hơn phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục.
- Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu là có giới hạn nên khi thực hiện đề tài này
còn nhiều hạn chế:
+ Hệ thống các câu hỏi đưa ra chỉ ở ba mức: biết, hiểu và vận dụng nhưng
những câu hỏi vận dụng chỉ là những câu hỏi nhỏ chỉ áp dụng những công
thức đơn giản mà không cần học sinh phải suy luận nhiều để tìm ra câu trả
lời.
+ Thời gian thực nghiện ngắn nên không thể tiến hành thực nghiệm đối với
những học sinh khác nhau, ở các trường khác nhau do đó, kết quả thu được
chỉ mang tính tương đối.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài vẫn còn nhiều hạn chế kính mong các thầy cô
thông cảm. Trong tương lai tôi sẽ cố gắng khắc phục những hạn chế trên và sẽ
nghiên cứu, tìm hiểu sâu và rõ hơn nữa để có thể nâng cao được chất lượng và số
lượng hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm.
2. Những đóng góp của việc nghiên cứu đề tài
- Khi nghiên cứu đề tài này tôi đã góp phần vào việc thực hiện chủ trương của Đảng
và Nhà nước về đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục trong sự
nghiệp phát triển giáo dục nước nhà.
- Nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học cũng như
sự cần thiết của việc áp dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, thi
và trong đánh giá kết quả học tập.
- Cung cấp cho sinh viên sư phạm những nội dung cơ bản về qui trình soạn thảo một
bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn và cách đánh giá chất lượng của câu hỏi
trắc nghiệm.
- Làm cho hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan vật lý 9 thêm phong phú và là tài
liệu tham khảo tốt cho việc giảng dạy và học tập vật lý 9.
3. Kiến nghị
3.1. Đối với cán bộ giảng dạy
- Giới thiệu và hướng dẫn cho sinh viên cách sử dụng các phần mềm trong việc
soạn thảo và đánh giá các câu hỏi các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
3.2. Đối với sinh viên
- Nhận thức được sự cần thiết của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và việc
áp dụng phù hợp phương pháp trắc nghiệm khách quan vào quá trình dạy học.
Trang 63
- Nghiên cứu, tìm hiểu nhằm trang bị cho mình những kiến thức, nội dung về
phương pháp trắc nghiệm khách quan và kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghệm
khách quan để thực hiện tốt công việc giảng dạy của mình sau này.
[ \
PHỤ LỤC. ĐỀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM CHƯƠNG QUANG HỌC VẬT LÝ LỚP 9.
Trường THCS Lý Thường Kiệt.
Lớp 9A1.
Giáo viên giảng dạy: Tiêu Thị Bạch Huệ.
C©u 1 : Một vật AB đặt trước và ngay tiêu điểm của thấu kính phân kì có tiêu cự 20cm, cho ảnh
bằng nửa vật. Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính là :
A. 60cm. B. 26,6cm. C. 40cm. D. 10cm.
C©u 2 : Trong phương pháp đo tiêu cự của một thấu kính hội tụ, vật và màn ảnh luôn được giữ
đối xứng nhau qua thấu kính. Khi ảnh của vật rõ nét trên màn ta có :
A. d + d’ = f. B. d + d’ = 4f. C. d + d’ = 2f. D. d – d’ = 4f.
C©u 3 : Ảnh của một vật trên màng lưới của mắt là :
A. Ảnh ảo ngược chiều vật. B. Ảnh thật, nhỏ hơn vật.
C. Ảnh ảo cùng chiều vật. D. Ảnh thật, to hơn vật.
C©u 4 : Khi trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lục với cùng tỉ lệ về cường độ ta thu được
ánh sáng màu :
A. Tím. B. Lam. C. Vàng. D. Xanh da trời.
C©u 5 : Dùng máy ảnh chụp một vật cao 1m đặt cách máy 2m. Ảnh của vật trên phim có chiếu
cao 2,5cm. Khoảng cách từ phim đến vật kính là :
A. 0,03m B. 3m. C. 0,025m. D. 0,05m.
C©u 6 : Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau :
Đối với thấu kính phân kì :
A. Tia sáng qua quang tâm O sẽ truyền thẳng. B. Tia sáng tới qua tiêu điểm ảnh chính F’ thì
tia ló không song song với trục chính.
C. Tia sáng tới có phương kéo dài qua tiêu
điểm vật chính F thì tia ló song song với
trục chính.
D. Tia sáng tới song song với trục chính thì tia
ló sẽ đi qua tiêu điểm ảnh chính F’.
C©u 7 : Câu phát biểu nào đúng trong các câu sau :
A. Mắt lão phải đeo kính phân kì để nhìn rõ
các vật ở gần.
B. Mắt lão phải đeo kính hội tụ để nhìn rõ các
vật ở gần.
C. Mắt lão phải đeo kính phân kì để nhìn rõ
các vật ở xa.
D. Mắt lão phải đeo kính hội tụ để nhìn rõ các
vật ở xa.
C©u 8 : Chọn câu đúng trong các câu sau :
A. Ảnh trên phim của máy ảnh là ảnh thật,
ngược chiều, nhỏ hơn vật.
B. Vật kính của máy ảnh là một thấu kính
phân kì.
C. Ảnh của vật trên phim ở xa vật kính hơn so
với vật.
D. Máy ảnh là dụng cụ dùng để chiếu ảnh của
một vật lên màn ảnh.
C©u 9 : Chọn câu sai. Ánh sáng có tác dụng chủ yếu :
A. Nhiệt. B. Sinh học. C. Quang điện. D. Từ.
C©u 10 : Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng :
A. Khi góc tới i tăng thì góc khúc xạ r tăng. B. Góc tới i luôn lớn hơn góc khúc xạ r.
C. Khi góc tới i tăng thì góc khúc xạ r giảm. D. Góc khúc xạ r không phụ thuộc vào góc tới i.
C©u 11 : Đối với thấu kính phân kì, vật thật đặt trước và nằm ngoài khoảng tiêu cự OF của thấu
kính cho ảnh :
A. Ảo, nằm ngay trong khoảng tiêu cự B. Ảo, nằm ngay tiêu điểm.
C. Ảo, nằm rất xa (ở vô cực). D. Ảo, nằm ngoài khoảng tiêu cự.
C©u 12 : Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau :
Một thấu kính hội tụ có thể có :
A. Một mặt lồi và một mặt lõm thì mặt lồi có
bán kính lớn hơn.
B. Hai mặt lồi.
C. Một mặt phẳng và một mặt lồi. D. Một mặt lồi và một mặt lõm thì mặt lồi có
bán kính nhỏ hơn.
C©u 13 : Để phân tích một chùm ánh sáng trắng, ta có thể làm cách sau :
A. Chiếu một chùm ánh sáng trắng vào một
gương phẳng.
B. Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua một tấm
thủy tinh mỏng.
C. Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua một
lăng kính.
D. Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua một
thấu kính phân kì.
C©u 14 : Chọn câu trả lời sai. Đối với thấu kính hội tụ, một vật thật đặt trong khoảng OF luôn cho:
A. Ảnh ảo. B. Ảnh ngược chiều và nhỏ hơn vật.
C. Ảnh cùng chiều với vật. D. Ảnh lớn hơn vật.
C©u 15 : Kính lúp là :
A. Thấu kính hội tụ có tiêu cự lớn hơn 40cm. B. Thấu kính phân kì có tiêu cự lớn hơn 40cm.
C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự nhỏ hơn hoặc
bằng 10cm.
D. Thấu kính phân kì có tiêu cự nhỏ hơn hoặc
bằng 10cm.
C©u 16 : Một tia sáng truyền từ nước ra ngoài không khí:
A. Có góc khúc xạ r lớn hơn góc tới i. B. Có góc khúc xạ r nhỏ hơn góc tới i.
C. Có góc khúc xạ r bằng góc tới i. D. Tia khúc xạ và tia tới không cùng nằm trong
mặt phẳng tới.
C©u 17 : Có thể tạo ra ánh sáng trắng bằng cách trộn các ánh sáng màu dưới đây :
A. Vàng, da cam, lam. B. Đỏ, vàng, lam.
C. Đỏ, da cam, vàng. D. Đỏ, lục, lam.
C©u 18 : Vật kính của máy ảnh là :
A. Thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn vài cm. B. Thấu kính hội tụ có tiêu cự lớn.
C. Thấu kính phân kì có tiêu cự nhỏ. D. Thấu kính phân kì có tiêu cự lớn.
C©u 19 : Vật thật AB có dạng một đoạn thẳng vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ,
cách thấu kính 20cm. Thấu kính có tiêu cự 10cm, khoảng cách từ ảnh đến thấu kính là :
A. 0,2m B. 30cm. C. 40cm. D. 20cm.
C©u 20 : Thể thủy tinh của mắt :
A. Là thấu kính hội tụ có tiêu cự không đổi. B. Là thấu kính hội tụ có tiêu cự thay đổi.
C. Là thấu kính phân kì có tiêu cự không đổi. D. Là thấu kính phân kì có tiêu cự thay đổi.
C©u 21 : Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng :
A. Tia sáng bị gãy khúc khi truyền từ môi
trường trong suốt thứ nhất sang môi trường
trong suốt thứ hai.
B. Tia khúc xạ nằm trong mặt phân cách của
hai môi trường.
C. Tia sáng truyền từ môi trường trong suốt
này sang môi trường trong suốt khác.
D. Khi góc tới i tăng thì góc khúc xạ r giảm
C©u 22 : Đặt một vật thật trước thấu kính phân kì, ta sẽ thu được :
A. Một ảnh ảo bé hơn vật. B. Một ảnh thật bé hơn vật.
C. Một ảnh thật lớn hơn vật. D. Một ảnh ảo lớn hơn vật.
C©u 23 : Người ta chụp ảnh một cây cao 1m, đặt cách máy ảnh 2m. Phim cách vật kính của máy
6cm. Chiều cao của ảnh trên phim :
A. Ảnh cao 0,3cm. B. Ảnh cao 3m. C. Ảnh cao 0,3m. D. Ảnh cao 3cm.
C©u 24 : Để trộn các ánh sáng màu, ta có thể làm cách sau :
A. Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua một
kính lọc màu lục, rồi sau đó qua kính lọc
màu tím.
B. Chiếu một chùm ánh sáng lục qua một
kính lọc màu tím.
C. Chiếu một chùm ánh sáng lục vào một tấm D. Chiếu một chùm ánh sáng lục và một chùm
bìa màu tím. ánh sáng tím vào một tờ giấy trắng.
C©u 25 : Chọn câu trả lời sai. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng ta có :
A. Tia khúc xạ không nằm trong mặt phẳng
tới và ở cùng phía với tia tới.
B. Tia khúc xạ và tia tới nằm ở hai môi
trường khác nhau.
C. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới. D. Tia khúc xạ nằm bên kia pháp tuyến so với
tia tới.
C©u 26 : Vật thật AB đặt trước thấu kính phân kì, cho qua thấu kính một ảnh ảo, nếu :
A. Di chuyển vật ra xa thấu kính thì ảnh di
chuyển ra xa thấu kính, di chuyển vật lại
gần thấu kính thì ảnh di chuyển lại gần
thấu kính.
B. Di chuyển vật ra xa thấu kính thì ảnh di
chuyển lại gần thấu kính.
C. Di chuyển vật lại gần thấu kính thì ảnh di
chuyển ra xa thấu kính.
D. Di chuyển vật ra xa hoặc lại gần thấu kính,
ảnh vẫn không thay đổi.
C©u 27 : Chọn câu sai trong các câu sau :
A. Vật màu trắng tán xạ tốt mọi ánh sáng. B. Vật màu đen không tán xạ ánh sáng.
C. Vật có màu nào (trừ màu đen) thì tán xạ tốt
ánh sáng màu đó.
D. Vật màu xanh tán xạ kém ánh sáng trắng.
C©u 28 : Một người quan sát một cột điện cao 8m, cách chỗ đứng 25m. Cho rằng màng lưới của
mắt cách thủy tinh thể 2cm. Chiều cao của cột điện trong mắt là :
A. 6,4cm. B. 1,56cm. C. 0,31cm. D. 0,64cm.
C©u 29 : Khi nhìn lâu một vật mà muốn đỡ mỏi mắt, người ta thường để vật ở :
A. Điểm cực cận CC. B. Ngoài khoảng cực viễn CV của mắt.
C. Điểm cực viễn CV. D. Trong khoảng thấy rõ của mắt từ cực cận
CC đến cực viễn CV.
C©u 30 : Sự điều tiết là :
A. Sự thay đổi khoảng cách từ màng lưới đến
thể thủy tinh để ảnh rõ nét trên màng lưới.
B. Sự thay đổi độ cong của thể thủy tinh để
ảnh hiện rõ nét trên màng lưới.
C. Sự thay đổi khoảng cách từ vật đến thể
thủy tinh để ảnh rõ nét trên màng lưới.
D. Quá trình dịch chuyển vật và ảnh để ảnh
hiện rõ nét trên màng lưới.
C©u 31 : Mắt cận thị muốn nhìn rõ các vật ở vô cực mà không cần điều tiết thì phải đeo kính :
A. Hội tụ có tiêu cự f = OCV. B. Phân kì có tiêu cự f = OCV.
C. Hội tụ có tiêu cự f = OCC. D. Phân kì có tiêu cự f = OCC.
C©u 32 : Nguồn sáng không phát ra ánh sáng trắng là :
A. Đèn pin. B. Đèn ống thông thường. C. Đèn LED D. Ngôi sao.
C©u 33 : Khi quan sát một vật qua kính lúp, ta quan sát được :
A. Ảnh ảo có kích thước nhỏ hơn vật. B. Ảnh thật có kích thước nhỏ hơn vật.
C. Ảnh ảo có kích thước lớn hơn vật. D. Ảnh thật có kích thước lớn hơn vật.
C©u 34 : Người ta dùng một thấu kính hội tụ để làm kính lúp có tiêu cự 5cm. Độ bội giác của kính
là :
A. 2,5X. B. 1,5X. C. 5X D. 3X.
C©u 35 : Nhìn vào váng dầu, mỡ hay bong bóng xà phòng ở ngoài trời, ta có thể thấy những
màu :
A. Trắng. B. Đỏ, tím, vàng.
C. Cầu vồng thành dãy liên tục từ đỏ đến tím. D. Không màu.
C©u 36 : Dùng kính lúp có độ bội giác 4X và 5X để quan sát cùng một vật với cùng một điều kiện
thì :
A. Trường hợp kính 4X có ảnh lớn hơn
trường hợp 5X.
B. Kính 4X có tiêu cự nhỏ hơn kính 5X.
C. Cả hai kính đều quan sát được ảnh lớn. D. Trường hợp kính 4X có ảnh nhỏ hơn
trường hợp 5X.
C©u 37 : Kính lúp được dùng để quan sát :
A. Trận đá bóng trên sân vận động B. Bề mặt của mặt trăng.
C. Các chi tiết máy của đồng hồ đeo tay. D. Kích thước của nguyên tử.
C©u 38 : Một người cận thị có giới hạn nhìn rõ từ 20cm đến 60cm. Hỏi người ấy khi không đeo
kính nhìn thấy vật gần nhất và xa nhất cách mắt bao nhiêu ?
A. Nhìn thấy vật gần nhất cách mắt 60cm, xa
nhất ở vô cực.
B. Nhìn thấy vật gấn nhất cách mắt 20cm xa
nhất ở vô cực.
C. Nhìn thấy vật gần nhất cách mắt 20cm, xa
nhất cách mắt 60cm.
D. Nhìn thấy vật gần nhất cách mắt một
khoảng nhỏ hơn 20cm, xa nhất lớn hơn
60cm.
C©u 39 : Một vật thật nằm trên trục chính của một thấu kính hội tụ và ở rất xa thấu kính, ảnh của
nó qua thấu kính :
A. Ảnh ảo. B. Ảnh ngược chiều vật và cách thấu kính
một khoảng bằng tiêu cự.
C. Ảnh cùng chiều. D. Ảnh cùng chiều vật và cách thấu kính một
khoảng bằng tiêu cự.
C©u 40 : Chọn câu sai trong các câu sau :
A. Thể thủy tinh của mắt có vai trò như vật
kính trong máy ảnh.
B. Tiêu cự của thể thủy tinh và tiêu cự của vật
kính không đổi.
C. Phim trong máy ảnh đóng vai trò như
màng lưới trong con mắt.
D. Khoảng cách từ màng lưới đến thể thủy tinh
không đổi, còn khoảng cách từ phim đến vật
kính của máy ảnh thì thay đổi.
PHỤ LỤC. PHIẾU ĐIỂM CỦA BÀI KIỂM TRA CHƯƠNG QUANG HỌC
VẬT LÝ LỚP 9.
Trường THCS Lý Thường Kiệt.
Lớp 9A1
Giáo viên giảng dạy: Tiêu Thị Bạch Huệ.
Năm học: 2007 – 2008.
STT Họ và tên học sinh Điểm
01 Phạm Đỗ Thu Anh 6.75
02 Lê Trần Tuấn Anh 3.5
03 Nguyễn Thị Ngọc Cầm 6.25
04 Lưu Đại Cương 7.0
05 Lò Trung Chính 9.75
06 Hà Phúc Điền 8.5
07 Phạm Trường Giang 8.75
08 Phan Thị Hồng Hạnh 4.25
09 Võ Phan Thu Hằng 5.75
10 Nguyễn Huỳnh Hoa 7.5
11 Trương Thị Cẩm Hoà 4.75
12 Thái Thành Huy 3.75
13 Đặng Tuấn Khoa 6.75
14 Phan Anh Tuấn Kiệt 7.75
15 Dư Vũ Khánh Linh 7.0
16 Huỳnh Khánh Linh 6.5
17 Nguyễn Phi Long 5.5
18 Nguyễn Ngọc Luận 6.0
19 Lý Mai Ly 8.75
20 Bùi Thị Ngọc Mai 4.0
21 Hoàng Thị Nga 6.0
22 Nguyễn Thị Huỳnh Ngân 5.75
23 Trương Hữu Nghĩa 4.75
24 Đỗ Thị Hồng Ngọc 7.5
25 Nguyễn Hoàng Phúc 9.75
26 Ngô Thế Phương 8.5
27 Phạm Đình Quý 4.75
28 Phạm Trường Sơn 9.0
29 Tào Bảo Thái 9.25
30 Trần Thị Mai Thảo 4.5
31 Trần Trung Tín 8.0
32 Mai Nhật Toàn 7.0
33 Võ Mộng Trang 3.0
34 Trương Thảo Trang 6.75
35 Đỗ Hoàng Thiên Trang 4.0
36 Thái Thị Thiên Trang 4.0
37 Trương Thị Thuỳ Trang 6.0
Danh sách tổng cộng có 37 học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Thiệu Tống.1995. Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập. ĐHTH
Thành Phố Hồ Chí Minh.
2. Đỗ Văn Thông. 2005. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. An Giang.
3. Đỗ Công Tuất. 2005. Giáo dục học đại cương 1. Trường Đại học An Giang.
4. Hoàng Đức Nhuận. 2005. Cơ sở lý luận của việc đánh giá chất lượng học tập
của học sinh phổ thông.
5. Lê Đức Ngọc. 2005. Xây dựng cấu trúc đề thi và biểu điểm – tài liệu tập
huấn, nâng cao năng lực cho giảng viên CĐSP.
6. Nghiêm Xuân Nùng. 1995. Trắc nghiệm và đo lường cơ bản trong giáo dục.
Bộ GD-ĐT Vụ Đại học.
7. Nguyễn Thị Cúc. 2005. Giáo dục học 2. Trường Đại học An Giang.
8. Ngô Phước Đức. 2006. Bài tập trắc nghiệm vật lí 9. NXBGD.
9. Phạm Viết Vượng. 1995. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục.
10. Phạm Viết Vượng. 1996. Giáo dục học đại cương. NXB ĐHQGHN.
11. Trần Văn Thạnh. Bài xây dựng câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.
12. Vũ Ngọc Lan. Phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra đánh giá thành quả
học tập. NXBGD.
13. Vũ Thị Phát Minh – Châu Văn Tạo – Nguyễn Hoàng Hưng. 2005. 360 câu
hỏi trắc nghiệm vật lí 9. NXBĐHQGTPHCM.
14. Vũ Quang. 2006. Sách vật lý 9. NXBGD
15. Vũ Quang. 2005. Sách giáo viên vật lí 9. NXBGD.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT1256.pdf