Khóa luận Nghiên cứu xu hướng hành vi sử dụng máy bán hàng tự động của khách hàng khu vực Trường học - Bệnh viện tại Cần Thơ

Giới thiệu chung 1.1 Lí do chọn đề tài Cùng với xu thế phát triển của xã hội, điều kiện sống của người dân được nâng lên và nhu cầu đòi hỏi về đảm bảo sức khỏe, an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao, Công ty Savico-R là đơn vị chuyên kinh doanh bán nước giải khát và thức ăn nhanh qua hệ thống máy bán hàng tự động (MBHTĐ) đầu tiên tại Việt Nam, tiên phong trong phát triển MBHTĐ tại các khu vực bệnh viện, trường học, siêu thị, khu công nghiệp, của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nhằm phục vụ nhu cầu thiết thực người tiêu dùng. Hiện tại, với tầm nhìn chiến lược, nhận thấy được Cần Thơ là một thị trường đầy tiềm năng, Savico-R đang có kế hoạch phát triển hệ thống MBHTĐ tại Thành phố Cần Thơ (TP.CT). Đây là một loại hình kinh doanh dịch vụ mới mẻ, mang nét văn hoá hiện đại. Vì vậy, mối quan tâm hàng đầu của Savico-R là việc tìm hiểu nhu cầu, thói quen, thị hiếu, khả năng chấp nhận của khách hàng đối với việc sử dụng dịch vụ này. Đề tài: “Nghiên cứu xu hướng hành vi sử dụng máy bán hàng tự động của khách hàng khu vực Trường học - Bệnh viện tại Cần Thơ” sẽ giúp Savico-R giải quyết được mối quan tâm đó, đồng thời giúp công ty xây dựng các chiến lược phát triển phù hợp, phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng, để Savico-R có thể tự hào: “Mỗi sản phẩm mang thương hiệu Savico-R dù ở bất cứ nơi nào trên lãnh thổ Việt Nam đều có chất lượng và dịch vụ hoàn hảo giống nhau”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá xu hướng hành vi sử dụng MBHTĐ của khách hàng tại thị trường Thành phố Cần Thơ, từ đó đề xuất chiến lược nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng trong việc sử dụng MBHTĐ, tạo dựng hình ảnh thương hiệu cho hệ thống MBHTĐ khi triển khai về Thành phố Cần Thơ trong năm 2009. Nghiên cứu được thực hiện với các mục tiêu cụ thể sau: ã Đánh giá hành vi sử dụng MBHTĐ của khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh và xu hướng hành vi sử dụng MBHTĐ của khách hàng tại Thành phố Cần Thơ. ã Đề xuất giải pháp chiến lược nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng trong việc sử dụng MBHTĐ ã Đóng góp một số ý tưởng xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu.

pdf126 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu xu hướng hành vi sử dụng máy bán hàng tự động của khách hàng khu vực Trường học - Bệnh viện tại Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung tâm thương mại ở TPHCM tại số 555 Trần Hưng Đạo; 277-279 Lý Tự Trọng và dự án 35 Đồng Khởi... GVHD: ThS. Châu Thanh Bảo SVTH: Dương Huỳnh Thư 87 Đồng thời, Savico thành lập các Ban quản lý dự án để tập trung triển khai các dự án trọng điểm trong năm 2007 như dự án Trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng và căn hộ cho thuê tại 115-117 Hồ Tùng Mậu, quận 1, TPHCM với tổng số vốn đầu tư khoảng 514 tỷ đồng; dự án trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng cho thuê tại 104 Phổ Quang, quận Tân Bình, TPHCM... Về dịch vụ-thương mại, Savico tập trung chiến lược phát triển ngành ôtô trong toàn hệ thống, nhất là những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng như Toyota, Ford, Suzuki... đồng thời phát triển mới Trung tâm siêu thị ôtô chuyên kinh doanh ôtô nhập khẩu, phụ tùng linh kiện. Ngoài ra, Savico còn tập trung xây dựng các dự án trọng điểm hình thành các trung tâm thương mại để tổ chức phân phối các sản phẩm có thương hiệu, nhất là hệ thống máy bán hàng tự động, nâng số lượng máy bán lẻ lên 1.000 máy... Trong lĩnh vực đầu tư tài chính, công ty tiếp tục đầu tư tài chính dài hạn vào những đơn vị hoạt động có hiệu quả như OCB, Việt Á, SPT...từng bước bổ sung danh mục đầu tư thông qua việc thành lập các công ty quản lý quỹ, thuê mua tài chính, công ty chứng khoán. Ngoài ra, Savico liên kết với các đối tác chiến lược trong lĩnh vực ngân hàng và nghiên cứu phương án cho thuê tài chính đối với ngành ôtô, gắn máy. Từ những thành quả đã đạt được, năm 2007, Savico tiếp tục hoàn thiện chiến lược kinh doanh, tập trung phát huy những thế mạnh và tiềm lực sẵn có về bất động sản để phát triển chuỗi hệ thống dịch vụ-thương mại, gia tăng tích lũy cho Savico và tiếp tục đầu tư vào các dự án quy mô lớn hơn trong thời gian tới. Ông Nguyễn Vĩnh Thọ cho biết, trong năm 2007, Savico tập trung nghiên cứu thành lập các công ty cổ phần tại các thành phố lớn trên cả nước như Công ty cổ phần Savico- Hà Nội, Công ty cổ phần Savico-Đà Nẵng, Công ty cổ phần Savico - Cần Thơ. Đây sẽ là bước chuẩn bị cho sự phát triển của công ty trong giai đoạn 2010-2015, đưa Savico trở thành công ty đầu tư đa ngành, trong đó tập trung vào 3 lĩnh vực bất động sản, hệ thống dịch vụ-thương mại và đầu tư tài chính. Thứ Bảy, 26/05/2007, 00:42 Theo SGGP GVHD: ThS. Châu Thanh Bảo SVTH: Dương Huỳnh Thư 88 Bài 3. SAVICO – PHÁT HUY NỘI LỰC KHẲNG ĐỊNH NIỀM TIN Savico luôn cố gắng trở nên hữu ích, khác lạ hơn nữa và phù hợp hơn các đối thủ cạnh tranh. Đó là lý do giúp cho Savico có đuợc ý chí vươn ra khắp 4 phương và khẳng định được hướng ngành nghề cũng như thị trường khai thác của Savico trên khắp giải đất hình chữ S. Những giá trị này trở thành bất biến của Savico cũng như con số 1 thể hiện trên logo của Công ty khẳng định vị trí tiên phong và hình tròn bao quanh số 1 biểu trưng cho sự hoàn hảo trong kinh doanh của Savico. Quá trình hình thành và phát triển của Savico Nguồn cội của Savico bắt đầu từ năm 1982. Khi đó, Công ty dịch vụ Quận 1 (trực thuộc UBND Quận 1) được xem là công ty lớn nhất ở TPHCM ra đời, khởi đầu cho một thương hiệu. Từ định hướng phát triển ngành kinh tế dịch vụ như một mô hình thí điểm tại địa bàn Quận 1. Trong giai đoạn đầu Công ty chủ yếu tập trung xây dựng nền móng, chuyển tiếp từ thời kỳ bao cấp sang cơ chế thị trường, đó là thì kỳ cực kỳ khó khăn đối với Công ty, nhưng cũng đồng thời là giai đoạn thử thách đầy ý nghĩa, giúp Công ty vững vàng hơn trong việc định hướng đúng đắn cho các giai đoạn tiếp theo. GVHD: ThS. Châu Thanh Bảo SVTH: Dương Huỳnh Thư 89 Và Savico thực sự phát triển mạnh kể từ giai đoạn 1992- 1998. Ở những năm này Savico có những bước phát triển nhanh so với nền kinh tế với phương châm lấy dịch vụ làm nền tảng tạo đà phát triển, đồng thời mở sang các lĩnh vực đầu tư xuất nhập khẩu, thương mại, ôtô, xe máy, taxi… Đến giai đoạn 1998-2004, Savio xác định đây là giai đoạn tiền đề cho việc chuẩn bị hội nhập khu vực và thế giới. Công ty tập trung chuyển hướng dần hoạt động sang mô hình Công ty Đầu tư, tiếp tục phát triển các loại hình Dịch vụ, Thương mại, Địa ốc, Ngân hàng, Bưu chính viễn thông… Công ty là thành viên chính thức của Cty Bến Thành, Ngân hàng thương mại Phương Đông, Cty CP Bưu chính viễn thông Sài Gòn, hệ thống dịch vụ bán lẻ… Giai đoạn 2004 đến nay, Savico hoạt động theo mô hình cổ phần hoá (là DNNN lớn nhất được cổ phần hóa) và xác lập chiến lược kinh doanh trở thành Cty đầu tư tài chính lớn. Đây là giai đoạn khởi đầu cho sự phát triển sau này. Công ty đầu tư phát triển các dự án bất động sản, xây dựng chuỗi hệ thống dịch vụ thuơng mại trên các vùng trọng điểm khắp cả nước. Trải qua năm tháng, Savico luôn nổ lực không ngừng trên con đường phát triển và đổi mới. Những hoạt động của công ty liên tục được cải tiến cũng như các ý tưởng mới, táo bạo luôn mang đến những sản phẩm, dịch vụ giới thiệu cho khách hàng. Qua đây, Công ty phản ánh đựơc sự sáng tạo cùng với những thành công, thất bại trong quá trình lao động của những con người Savico. GVHD: ThS. Châu Thanh Bảo SVTH: Dương Huỳnh Thư 90 Các lĩnh vực hoạt động của Savico Savico được biết đến là đơn vi đầu tiên ở TP.HCM cũng như trong cả nước hoạt động trong lĩnh vực Dịch vụ, Thương mại, Tài chính thành công. Hiện tại Savico có 4 chi nhánh lớn tại các tỉnh thành như: Savico - Hà Nội, Savico - TP.HCM, Savico - Đà Nẵng, Savico - Cần Thơ, 8 công ty con, 7 Công ty Liên doanh Liên kết, 16 doanh nghiệp Savico tham gia góp vốn và 33 cửa hàng tập trung tại TP.HCM. Trong lĩnh vực Dịch vu - Thương mại, Công ty tập trung đầu tư phát triển hệ thống phân phối, sữa chữa, bảo trì theo tiêu chuẩn quốc tế về ôtô, xe máy và linh kiện phụ tùng các loại, với các nhãn hiệu xe hàng đầu thế giới như Toyota, Ford, KM, Daewoo, Suzuki… Cung cấp các loại hình dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế bên cạnh phát triển các hoạt động kinh doanh dịch vụ taxi, tổ chức hệ thống máy bán lẻ tự động… Đối với lĩnh vực bất động sản: đầu tư hợp tác, phát triển các dự án bất động sản theo định hướng kinh doanh cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại, căn hộ, khu biệt thự, khu du lịch, khu nghĩ dưỡng cao cấp… Về lĩnh vực tài chính Công ty ưu tiên góp vốn kinh doanh vào những lĩnh vực, ngành nghề phù hợp với chiến lược của Công ty như Thương mại - Dịch vụ, Bất động sản, Đầu tư hạ tầng kỹ thuật, Công ty cho thuê tài chính, Công ty chứng khoán, Ngân hàng, Bưu chính viễn thông… Tất cả các ngành nghề hoạt động của Savico đã hỗ trợ lẫn nhau giúp Savico đã vượt qua thách thức, phát huy những tiềm lực của mình, đón đầu các cơ hội và chủ động đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của Công ty. GVHD: ThS. Châu Thanh Bảo SVTH: Dương Huỳnh Thư 91 Những phát triển gần đây của Savico Với tất cả sự sáng tạo, nhạy bén, phấn đấu không ngừng của Ban lãnh đạo và toàn thể CBCNV của Savico, những mục tiêu mà Công ty đặt ra đều có những thành công nhất định và tiếp tục phát triển theo hướng tích cực. Kết quả minh chứng qua tài sản và nguồn vốn của Công ty đến thời điểm cuối năm 2007. Đầu năm 2007, tổng tài sản của công ty là 572 tỷ đồng, đến cuối năm là 1.047 tỷ đồng tăng 87% so với đầu năm. Trong đó mỗi lĩnh vực hoạt động như dich vụ, thương mại, đầu tư tài chính đều tăng vượt bậc, đóng góp chung cho sự phát triển của Công ty. Đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, Savico có cả một hệ thống các dự án đang đầu tư: hệ thống dự án Savico Plaza, dự án Savico trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê hiện đại, dự án khách sạn, khu nghĩ mát…Gần đây, Savio liên doanh với Công ty Vinaland Invesments Limited để đầu tư phát triển dự án cao ốc phức hợp Trung tâm thương mại cao cấp văn phòng loại A với tổng vốn đầu tư dự kiến là 50 triệu USD, trong đó Savico chiếm 50,5%, liên doanh với Công ty New City Properties Development (Bruie) để xây dựng dự án Trung tâm thương mại, khách sạn văn phòng cho thuê, căn hộ cho thuê ở 104 Phổ Quang, Quận Tân Bình với tổng vốn đầu tư gần 53 triệu USD; dự án khu căn hộ cao cấp quốc lộ 13, quận Thủ Đức, vốn đầu tư dự kiến 68 triệu USD… và còn nhiều dự án khác ở TP.HCM và các tỉnh thành trong cả nước mà Savico đã và đang tiến hành hoàn thành để cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tốt. Bên cạnh đó, Công ty đang làm thủ tục để xin mua QSDĐ theo giá chỉ định 10 căn nhà đã được nhà nước bàn giao tài sản để đầu tư phát triển dự án. Savico cũng chủ động thực hiện các dự án mới theo nghị quyết ĐHĐCĐ giao như: dự án 91 Pasteur, dự án Rồng Vàng Phương Đông tại 39-46-56 Bến Vân Đồn, dự án Quốc Lộ 13… GVHD: ThS. Châu Thanh Bảo SVTH: Dương Huỳnh Thư 92 Với những kết quả trên, Savico vinh dự được khách hàng và các tổ chức, ban ngành tin tưởng, bình chọn cho Savico trong suốt thời gian qua: Giải thưởng Sao vàng Đất Việt, Top 100 Thương hiệu hàng đầu Việt Nam; Cúp vàng Thương hiệu Việt; Cúp 100 sản phẩm - dịch vụ hội nhập WTO; Giải thưởng Top Trade Service 2007; Cúp vàng Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2007… nhưng trên hết vẫn là sự tin yêu và tín nhiệm của các nhà đầu tư, các cơ quan chức năng và đặc biệt là các khách hàng đã tích cực hỗ trợ và hợp tác đóng góp cho sự phát triển của Công ty trong thời gian vừa qua. Triển vọng trong tương lai của Savico Bám sát khẩu hiệu của thương hiệu “Savico - Phát huy nội lực, Khẳng định niềm tin” chỉ với 8 từ đã nói lên được mục tiêu của chiến lược kinh doanh và chiến lược xây dựng thương hiệu của công ty, để giành được sự nhận biết thương hiệu trên cả nước và vươn xa hơn ra nước ngoài bằng cách xây dựng hình ảnh và tài sản xung quanh thương hiệu Savico. Những việc làm cụ thể thực hiện chiến lược kinh doanh năm 2006 - 2010 và tầm nhìn 2015, trong thời gian tới công ty phải tập trung thực hiện: hoàn thành chiến lựơc kinh doanh ở 3 lĩnh vực, Dịch vụ, Thương mại, Bất động sản Tài chính, ưu tiên phát triển hệ thống thương mại - dịch vụ trên hệ thống đầu tư bất động sản, đồng thời hoàn thiện cấu trúc tài chính, tiếp tục hoàn thiện những dự án đang được triển khai vào quý III năm 2008, Savico sẽ khởi công xây dựng các dự án: Boutique Hotel (54-56 Đồng Khởi, Q.1), Savico Plaza (115-117 Hồ Tùng Mậu, Q.1), Rồng vàng Phương Đông (39- 56 Bến Vân Đồn, Q.4) diện tích 13.085 m2, trung tâm dịch vụ thương mại Savico- Đà Nẵng trên diện tích 5.000 m2, khu biệt thự Hồ Tràm- Xuyên Mộc... Dự kiến, năm 2008, Savico sẽ đạt doanh thu khoảng 2.200 tỉ đồng, lợi nhuận 80 tỉ đồng và chia cổ tức 15%/năm. Theo kế hoạch từ nay đến năm 2010, Cty sẽ nâng tổng gía trị tài sản theo giá thị trường lên trên 1.000 tỷ đồng. Giá trị thương hiệu Savico đang thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu củng cố lòng tin của khách hàng thể hiện ở những dịch vụ của Công ty. Chính vì điều này, mọi lĩnh vực hoạt động và văn hóa của Savico đều được chú trọng xây dựng để tạo nhiều dịch vụ hoàn hảo.. GVHD: ThS. Châu Thanh Bảo SVTH: Dương Huỳnh Thư 93 Thương hiệu Savico được xây dựng trên nền tảng tính thân thiện, đáng tin cậy và tính tiếp cận. Đội ngũ CBCNV luôn đoàn kết, vượt qua khó khăn, thách thức, tự đổi mới, đón đầu cơ hội, gặt hái thành công. Đồng thời luôn tôn trọng, lắng nghe và xem lợi ích của khách hàng, đối tác, cổ đông là lợi ích của chính mình Savico không thể thiếu ở mọi nơi, nhiều năm qua dịch vụ của Savico mang lại giá trị cạnh tranh cao, chỉ tính riêng hệ thống bán lẻ ôtô của Savico có vị thế mạnh so với các đối thủ cùng ngành, sản lượng tiêu thụ của Savico chiếm 30% ôtô Toyota, 27% ôtô Ford, 7% ôtô GM, 10% ôtô Suzuki, điều này chứng tỏ hệ thống phân phối, dịch vụ của Savico được khách hàng tin yêu lựa chọn. Để gìn giữ tính thân thiện và hữu ích, Savico tham gia nhiều hoạt động môi trường và xã hội trên khắp cả nước. Ngoài các hoạt động phát triển Thương Mại và Dịch vụ, Savico còn chú trọng đến việc nâng cao đời sống cho người lao động và tích cực tham gia các hoạt động chăm lo cho cộng đồng xã hội với số tiền quyên góp từ CBNV và các đơn vị trong hệ thống công ty. Tổ chức đi bộ đồng hành “SAVICO góp sức cùng cộng đồng” với số tiền ủng hộ 550.000.000 đồng, tham gia đi bộ “Đoàn kết vì đồng bào nghèo thành phố” với sự tham gia của toàn hệ thống các công ty con, liên doanh liên kết của Savico và còn nhiều hoạt động khác mà Savico đã hưởng ứng… GVHD: ThS. Châu Thanh Bảo SVTH: Dương Huỳnh Thư 94 Savico luôn cố gắng trở nên hữu ích, khác lạ hơn nữa và phù hợp hơn các đối thủ cạnh tranh. Đó là lý do giúp cho Savico có đuợc ý chí vươn ra khắp 4 phương và khẳng định được hướng ngành nghề cũng như thị trường khai thác của Savico trên khắp giải đất hình chữ S. Những giá trị này trở thành bất biến của Savico cũng như con số 1 thể hiện trên logo của Công ty khẳng định vị trí tiên phong và hình tròn bao quanh số 1 biểu trưng cho sự hoàn hảo trong kinh doanh của Savico. HỒNG ÂN www.thv.vn Cập nhật: 20/08/2008 GVHD: ThS. Châu Thanh Bảo SVTH: Dương Huỳnh Thư 95 Bài 4. Dịch Vụ Bán Hàng Bằng Tiền Xu Dần Tạo Được Chỗ Đứng Tại các nơi công cộng, hệ thống bán hàng tự động đã được nhiều khách hàng sử dụng Khi tiền xu dần được người tiêu dùng sử dụng rộng rãi thì các dịch vụ bán hàng bằng tiền xu tại TP.HCM cũng bắt đầu phát huy hiệu quả và được người tiêu dùng ưa chuộng. Trên địa bàn TP.HCM, hệ thống bán hàng tự động bằng tiền xu của Công ty Savico - R đang chiếm ưu thế với hàng trăm máy được đặt tại các nơi công cộng như: Khu vui chơi giải trí, công viên, bến xe, sân bay, trường học. Kế đến là các máy bán hàng tự động của Công ty C.A.T, Công ty Perfetti Van Melle. Hầu hết các máy bán hàng tự động trên thị trường được thiết kế để bán nước giải khát, bánh, kẹo… Đặc biệt, trên thị trường còn có máy bán hàng tự động với các sản phẩm “đặc biệt” của Công ty Diana. Theo quan sát của chúng tôi, tại các nơi công cộng, hệ thống bán hàng tự động đã được nhiều khách hàng sử dụng, nhiều nhất là các khách hàng trẻ tuổi như sinh viên, học sinh. Tại Công viên Phần mềm Quang Trung, mỗi khi đến giờ ra chơi hay ra về của sinh viên, chiếc máy bán hàng tự động bằng tiền xu duy nhất ở đây thường trở nên quá tải. Một bạn sinh viên nói đùa: “Chiếc máy này chính là căng tin tự động của tụi em”. Nếu như trước đây, ngoài tâm lý e ngại khi sử dụng tiền xu thì một trong những nguyên nhân khiến người tiêu dùng chưa sử dụng máy bán hàng tự động bởi còn nghi ngờ về tính “trung thực” của máy, lo máy không trả lại tiền thừa hay tiền đưa rồi nhưng “cháo chưa múc”. Tuy nhiên, những vấn đề này đã được các DN khắc phục. Theo ông Phạm Ngọc Tân - Giám đốc Savico-R, trong máy bán hàng tự động bằng tiền xu, bộ phận quan trọng nhất là hệ thống đọc tiền xu. Tuy nhiên, do tiền xu của Việt Nam khác với tiền xu nước ngoài nên hệ thống đọc tiền xu phải được chế tạo riêng và được nhập từ Đức nên giá thành hơi cao. Hiện nay, mỗi máy bán hàng tự động do Savico-R sản GVHD: ThS. Châu Thanh Bảo SVTH: Dương Huỳnh Thư 96 xuất có giá từ 4.000-6.000 USD. Trong tương lai, nếu sản xuất được bộ phận này thì giá thành của máy sẽ giảm hơn nhiều. Dù bắt đầu được khách hàng sử dụng rộng rãi nhưng khó khăn lớn nhất đối với các DN kinh doanh máy bán hàng tự động vẫn là sự thiếu ý thức của người dân. Do được đặt tại những nơi công cộng nên các máy bán hàng tự động trở thành mục tiêu “tấn công” của những kẻ xấu như: Viết bậy lên máy, nhét vật thể lạ vào hệ thống nhận tiền, thậm chí có người còn đập bể máy để cướp hàng. Dẫu vậy, theo một số DN kinh doanh máy bán hàng tự động, đấy chỉ là những khó khăn nhỏ bởi tiềm năng về kinh doanh máy bán hàng tự động tại Việt Nam còn rất lớn, nhất là khi Nhà nước bắt đầu kiểm soát chặt chẽ các điểm kinh doanh ăn uống lề đường. Chính vì vậy, nhiều DN đã có kế hoạch phát triển hệ thống bán hàng mới này trên cả nước. Thậm chí, các DN sản xuất hàng tiêu dùng như Vinamilk, Tribeco cũng có ý định đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh này nhằm đưa sản phẩm của mình phục vụ đông đảo, kịp thời, mọi lúc mọi nơi cho người tiêu dùng./. GVHD: ThS. Châu Thanh Bảo SVTH: Dương Huỳnh Thư 97 Bài 5. Máy Bán Hàng Tự Động Hàng loạt máy bán hàng tự động (BHTĐ) xuất hiện trên đường phố. Chỉ cần có đồng tiền xu thích hợp, làm theo chỉ dẫn ghi trên máy là có thể mua một món hàng với giá bán bằng giá thị trường. Tuy nhiên, dịch vụ BHTĐ còn khá nhiều sự cố, gây phiền hà cho khách hàng và những nhà cung cấp dịch vụ Có mặt khắp nơi Chiếm số lượng nhiều nhất trên thị trường TPHCM hiện nay là hệ thống BHTĐ của Công ty Savico-R với khoảng 280 máy, hệ thống hơn 60 máy bán băng vệ sinh tự động do Công ty Diana lắp đặt và 5 máy bán sản phẩm của Công ty PepsiCo đặt tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ngoài ra, còn có máy BHTĐ của Công ty C.A.T, Công ty Perfetti Van Melle VN... Không kể máy bán hàng “chuyên dụng” như Diana, hầu hết máy BHTĐ trên thị trường được thiết kế để bán các loại nước ngọt, nước giải khát, sữa hộp, kẹo cao su... có giá trung bình từ 2.000 đồng đến trên 10.000 đồng/sản phẩm, khá tiện dụng cho người sử dụng. Địa điểm đặt máy BHTĐ là những nơi có nhiều người lui tới như công viên, trường học, bệnh viện, trung tâm y tế, khu vui chơi giải trí, siêu thị, trung tâm thương mại... Nhiều sự cố Mới đây ở Công viên 23-9, một đôi nam nữ nhét đồng xu 5.000 đồng vào máy và nhấn nút chọn mua chai nước suối. Chai nước rơi ra nhưng chờ mãi không thấy tiền thối, anh thanh niên bực dọc dùng tay vỗ vỗ vào máy rồi bỏ đi. Một phụ nữ tập thể dục ở cạnh đó nói: “Vậy cũng còn may, nhiều người mất tiền mà không mua được gì”. Đại diện một công ty kinh doanh dịch vụ BHTĐ cho hay, vì máy đặt ở nơi công cộng, không có người trực tiếp trông coi nên thường bị các đối tượng bán hàng rong, trẻ bụi đời và một số người thiếu ý thức phá phách gây hỏng hóc (bị rút điện, bị nhét rác, giấy vô làm máy kẹt không thối tiền, tiền xu đưa vào nhả trở ra...). Trên mỗi máy đều ghi số điện thoại đường dây nóng nhưng không mấy hiệu quả vì số tiền nhỏ, khách hàng bực tức bỏ đi nhiều hơn là gọi điện thoại phản ánh, vừa mất thời gian vừa mất tiền điện thoại. Ông Phạm Minh Tuân, Giám đốc Công ty Savico-R, cho biết: “Mỗi ngày công ty tiếp nhận khoảng 5 - 6 phản ánh của khách hàng liên quan đến sự cố máy nhưng con số này còn ít so với thực tế. Công ty phải tổ chức đội ngũ riêng, thường xuyên kiểm tra các điểm đặt máy để xử lý sự cố kịp thời”. GVHD: ThS. Châu Thanh Bảo SVTH: Dương Huỳnh Thư 98 Theo các công ty, ngoài lý do bị phá, máy BHTĐ cũng gặp rắc rối từ đồng tiền xu của Việt Nam. Máy BHTĐ nhập từ Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Nhật, Mỹ và được sản xuất theo tiêu chuẩn của các nước này. Đối với tiền xu mới, chưa bị ô xy hóa, gỉ sét thì không có vấn đề gì nhưng đồng tiền đã bị gỉ sét thì máy không “đọc” được, nhiều lúc chỉ nhận tiền mà không xuất hàng. Sẽ phát triển thêm Mặc dù doanh thu mang lại từ hình thức kinh doanh này hiện không đáng kể nhưng nhiều công ty vẫn tập trung phát triển hệ thống BHTĐ. Savico-R lên kế hoạch năm 2007 đưa vào hoạt động 500 máy, Diana phát triển lên 100 máy trên địa bàn TPHCM. Một số công ty đang điều tra thị trường và chuẩn bị tung ra dịch vụ BHTĐ. “Dịch vụ BHTĐ sẽ phát triển mạnh khi ý thức của người tiêu dùng được nâng lên. Không chỉ thu lợi từ doanh thu bán hàng, nguồn lợi lớn hơn là hiệu quả quảng bá thương hiệu, thu hút quảng cáo từ những chiếc máy BHTĐ này”- giám đốc một công ty nói. Thanh Nhân GVHD: ThS. Châu Thanh Bảo SVTH: Dương Huỳnh Thư 99 Bài 6. Máy Bán Hàng Tự Động Savico Nuốt Tiền Xu Của Bé! Trong dịp tết, gia đình chúng tôi đến thăm nhà người thân ở Chung cư 15 tầng, khu Trung tâm thương mại, phường 7, TP. Vũng Tàu. Lúc về, con bé 3 tuổi nhà tôi cứ đứng nhìn chăm chú cái máy bán hàng tự động, vì ở trong bày bán toàn những thứ bé thích như sữa Cô gái Hà Lan, sữa Yomost… Tôi cũng “Hai Lúa” vì chưa biết loại hình bán hàng tự động như thế nào nên cũng tò mò muốn mua hàng xem sao. Đầu tiên, tôi bỏ đồng xu 5 ngàn đồng vào khe nạp tiền để mua hộp sữa Cô gái Hà Lan (trị giá là 5 ngàn đồng). Sau đó, tôi bấm tiếp nút chọn hàng tương ứng. Tôi và bé con hồi hộp chờ xem hộp sữa sẽ được đưa ra như thế nào? Một phút trôi qua, 3 phút lại qua… mãi không thấy hộp sữa đâu cả. Không đủ kiên nhẫn, tôi vỗ nhẹ vào cái máy mấy cái để cho hộp sữa ra. Nhưng hộp sữa cũng không ra, tôi đành dẫn bé ra về. Nhưng con bé nhất định không về, cứ đứng mãi ở đấy “ăn vạ” để có hộp sữa từ trong máy. Tôi giải thích cho bé: “Chắc cô bán hàng trong máy đi chơi tết rồi con ạ!”. Con bé vẫn không chịu và tức tưởi khóc. Cực chẳng đã, tôi đành dẫn bé đến một cửa hàng tạp hoá nhỏ gần đấy để mua hộp sữa giống trong máy bán hàng tự động. Chị bán hàng biết chuyện liền nói: “mấy tháng nay, máy bán hàng này nuốt tiền xu của nhiều khách hàng lắm rồi. Không phải chỉ có con bé nhà chị là nạn nhân của máy này đâu, máy bị trục trặc hoài à”. Vẫn biết máy móc có những lúc trục trặc nhưng vấn đề là chủ đầu tư kinh doanh máy bán hàng loại hình tự động này lại không có trách nhiệm,“đem con bỏ chợ”. Máy bán hàng hư thì phải đề bảng để cho khách hàng biết không thể để máy nuốt tiền xu của khách hàng, đặc biệt là của các bé một cách vô tư như vậy! Hoàng Xuân Nguyên Hạ (403 Bình Giã, phường 8, TP.Vũng Tàu) GVHD: ThS. Châu Thanh Bảo SVTH: Dương Huỳnh Thư 100 Bài 7. SGTT Công Bố Nghiên Cứu Về NTD Năm 2006 Qua cuộc điều tra có thể khái quát hoá một vài nét đặc trưng của NTD năm nay: Chất lượng chứ không phải giá là yếu tố quan trọng hàng đầu. Họ tiêu dùng cho hiện tại nhưng vẫn không quên đầu tư cho tương lai Khoản chi tiêu lớn nhất hàng tháng của NTD vẫn là các chi phí cho thực phẩm, chiếm trung bình 28% thu nhập. Khoản chi này chiếm tỷ lệ cao hơn trong cấu trúc của các hộ gia đình (28,9%) và thấp hơn ở người độc thân (23,5%). Khu vực thành phố chi cho thực phẩm chỉ ở mức 26-27%, trong khi đó ở miền Tây Nam bộ lên đến gần 35% thu nhập hàng tháng do thu nhập ở khu vực này thấp hơn về giá trị tuyệt đối. Cũng như vậy, tỷ trọng chi cho thực phẩm giảm đi khi thu nhập tăng lên, nhóm có thu nhập thấp chi đến 39%, trong khi ở nhóm trung bình tỷ trọng này là 33%, và chỉ còn 23% ở nhóm thu nhập cao. Đầu tư cho tương lai Phần còn lại của thu nhập được chi cho các khoản dạy dỗ con cái, nhu yếu phẩm, điện, nước, điện thoại, internet, giải trí, thể thao, giao tế, y tế, học tập nâng cao trình độ, và tiết kiệm. Tiết kiệm trung bình chiếm đến 16,6% và là một tỷ lệ khá cao. Điều này cũng phù hợp với kết quả khảo sát quan điểm của NTD về tiêu dùng và đầu tư, khi hầu hết đều thống nhất tiết kiệm - đầu tư cho tương lai quan trọng hơn tiêu dùng cho hiện tại. Tỷ lệ tiết kiệm cao nhất ở Hà Nội (với 21,8%) và thấp nhất là miền Tây (11,9%). Nhóm NTD ở độ tuổi 31-40 có tỷ trọng tiết kiệm cao nhất giữa các nhóm tuổi với 20%. Hình thức tiết kiệm phổ biến hiện nay là giữ tiền mặt trong nhà và gửi tiền trong ngân hàng, với tỷ trọng áp đảo thuộc về giữ tiền mặt trong nhà với tỷ lệ 62% NTD sử dụng hình thức này. NTD vẫn chưa quen và tin dùng các dịch vụ ngân hàng và vẫn cảm thấy yên tâm cũng như tiện lợi hơn khi giữ tiền mặt trong nhà. Tỷ lệ NTD sử dụng các dịch vụ ngân hàng để tiết kiệm tăng lên theo trình độ học vấn (55,4% NTD có trình độ đại học gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng), thu nhập (58,5% NTD có thu nhập cao sử dụng), và ở khu vực thành thị (40% cho TP.HCM và Hà Nội so với 29% ở miền Tây). Trong 12 tháng qua, có khoảng 50% NTD đi du lịch trong nước và gần 4% đi du lịch nước ngoài. Họ đã chi khoảng 1,5 triệu cho một lần du lịch trong nước và khoảng 11 triệu cho một chuyến du lịch nước ngoài. Ngoài ra, họ còn tiêu dùng một số loại hàng hoá và dịch vụ có giá trị tương đối khác, như mua quần áo, mỹ phẩm, trang thiết bị nội thất, sản phẩm điện máy và các dịch vụ y tế, sức khoẻ. GVHD: ThS. Châu Thanh Bảo SVTH: Dương Huỳnh Thư 101 Khi đối mặt với tình huống giả định là thu nhập tăng cao, NTD đã quyết định tăng chi nhiều nhất cho tiết kiệm, đầu tư cho con cái, du lịch trong và ngoài nước, chi phí phụ giúp gia đình, thực phẩm - ăn uống, chi phí học tập, và mua các sản phẩm điện máy. Mua gì? Hỏi ai? Chợ vẫn là kênh phân phối thực phẩm quan trọng nhất hiện nay, với 87,6% NTD đi chợ mua thực phẩm. Rất nhiều NTD cho rằng thực phẩm ở chợ tươi và ngon hơn ở siêu thị. Trong bối cảnh có nhiều dịch bệnh, cúm gia cầm, họ đã chuyển một số mặt hàng thực phẩm như thịt gia cầm sang mua ở siêu thị vì cho rằng nguồn cung cấp ở đây được kiểm dịch và đáng tin cậy. Tuy yếu hơn chợ trong cung ứng thực phẩm, siêu thị lại có thế mạnh ở cung ứng các loại nhu yếu phẩm, các sản phẩm thiết yếu hàng ngày. NTD chọn siêu thị vì tiện lợi, sạch sẽ, mát mẻ, mua được nhiều hàng hoá, không phải trả giá và không chỉ là chỗ đi mua hàng mà còn là địa điểm giải trí cho cả gia đình. Tuy nhiên khi đánh giá chung, siêu thị vẫn có mức độ ưa thích cao hơn so với chợ. NTD trẻ, trình độ và thu nhập cao có xu hướng thích siêu thị hơn hẳn chợ. Các cửa hàng chuyên dụng, showroom lại có thế mạnh trong cung ứng các sản phẩm đặc thù đòi hỏi tư vấn kỹ thuật và dịch vụ tốt như trang thiết bị nội thất, sản phẩm điện máy, thiết bị tin học, và các loại xe máy, xe hơi. NTD thường đi chợ hàng ngày, đi siêu thị từ 1-3 lần / tuần và chỉ đến các trung tâm thương mại lớn khoảng 1 lần/ tuần hay 1-2 lần/ tháng. Khi ra quyết định mua cho từng loại sản phẩm cụ thể, NTD tham khảo những nguồn thông tin khác nhau. Chẳng hạn khi mua quần áo, mỹ phẩm, 60% NTD dựa chủ yếu vào kinh nghiệm cá nhân, 43% dựa vào tư vấn của bạn bè và người thân. Còn khi mua xe máy hay xe hơi, 47% dựa vào bạn bè, người thân, 32% dựa vào thông tin trên quảng cáo. Tỷ trọng người tiêu dùng tham khảo thông tin trên internet tuy còn khiêm tốn nhưng cũng khá quan trọng đối với một vài chủng loại sản phẩm có giá trị cao như thiết bị tin học, xe máy, xe hơi, điện máy hay trang thiết bị nội thất. Nhóm tuổi càng trẻ, đặc biệt là 8X, trình độ văn hoá càng cao thì internet càng là một kênh tham khảo quan trọng. Đáng ngạc nhiên là hình tượng ca sĩ, người mẫu, diễn viên điện ảnh không phải là nguồn tham khảo thông tin được NTD cho là quan trọng đối với hầu hết các nhóm sản phẩm; riêng với nhóm quần áo, mỹ phẩm cũng chỉ có 5% NTD cho đây là kênh tham khảo chính. GVHD: ThS. Châu Thanh Bảo SVTH: Dương Huỳnh Thư 102 Giải trí: truyền hình lên ngôi Trong một ngày, trung bình NTD dành khoảng 40 phút đọc báo, 45 phút chơi thể thao, thư giãn, và 68 phút cho truy cập internet. Lượng thời gian này tăng cùng chiều với trình độ và thu nhập của NTD và ngược chiều với độ tuổi của họ. NTD độc thân có nhiều thời gian cho thư giãn, đọc báo, thể thao, internet hơn hẳn những người đã có gia đình. Tương tự nam giới cũng có nhiều thời gian cho những việc này hơn nữ giới. Trung bình một NTD có 5 hình thức giải trí và đọc 3 tờ báo. Hình thức giải trí phổ biến nhất là đọc sách báo và xem tivi. Đi mua sắm đứng hàng thứ 5 về mức độ phổ biến như một hình thức giải trí với hơn 38% NTD lựa chọn. Hầu hết NTD vẫn thích đọc báo in nhưng cũng có một tỷ lệ đáng kể 17% thường xuyên đọc báo trên internet. Tỷ lệ này đặc biệt tăng ở giới trẻ 8X, nửa cuối 7X và ở những người có học vấn cao. Khi đọc báo, khá nhiều NTD thích xem các phụ trang quảng cáo. Mức độ thường xuyên xem các phụ trang này đặc biệt cao ở nhóm có trình độ cao, tuổi trẻ (8X), nữ giới, người độc thân, và NTD ở TP.HCM. Các chương trình truyền hình thường xem nhất là thời sự trong nước - quốc tế, phim truyện, trò chơi truyền hình, và giải trí quốc tế. Cân đối giữa giá và chất lượng Khi chọn mua các sản phẩm, nhìn chung NTD đi tìm sự cân đối giữa giá và chất lượng hay lợi ích mà sản phẩm mang lại. Hầu hết không lựa chọn sản phẩm vì giá rẻ nhất. Quan điểm này được nhóm thu nhập thấp nhất đồng thuận. NTD trình độ cao và có thu nhập cao có xu hướng đặt nhiều trọng số cho chất lượng cao nhất (mà không quan tâm đến giá). Tuy nhiên khi đánh giá chung về các tiêu chí lựa chọn sản phẩm, NTD đã cho rằng công dụng, độ bền và hiệu quả của sản phẩm chính là tiêu chí lựa chọn hàng đầu, sau đó là thương hiệu, kiểu dáng- mẫu mã- màu sắc, chất lượng dịch vụ và cuối cùng mới là giá cả - khuyến mãi. NTD không mấy mặn mà với các hình thức khuyến mãi, đặc biệt là các hình thức rút thăm trúng thưởng vì họ cho rằng cơ hội rất thấp. Họ thích các hình thức quà tặng, giảm giá trực tiếp, hay tăng khối lượng của sản phẩm. Họ cũng tỏ ra hoài nghi về mức độ trung thực của các chương trình khuyến mãi và một số còn cho rằng khuyến mãi thường được dùng cho các sản phẩm tồn kho có chất lượng kém. Ngoài các yếu tố trên, khi tiêu dùng sản phẩm, một bộ phận NTD muốn đi tìm sự khác biệt, tính độc đáo của sản phẩm để qua đó thể hiện bản thân mình, làm "nổi bật" mình trong đám đông. Nhu cầu này đặc biệt lớn và rõ nét ở nhóm 8X và nửa cuối 7X, nhóm thu nhập cao và nhóm trình độ cao. NTD có nhu cầu này thường quan tâm nhiều đến GVHD: ThS. Châu Thanh Bảo SVTH: Dương Huỳnh Thư 103 thương hiệu, mẫu mã, yêu thích các hình thức tiêu dùng mới như mua bán hàng qua mạng internet, quan tâm tìm kiếm và dùng thử các sản phẩm và dịch vụ mới giới thiệu trên thị trường. Họ quan tâm nhiều đến hình thức bề ngoài và thống nhất rằng nam giới cũng cần quan tâm đến hình thức bên ngoài và có thể sử dụng các loại mỹ phẩm. Họ cũng muốn dành nhiều thời gian cho bản thân và gia đình hơn, do vậy rất quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ mới có thể giảm gánh nặng của những công việc nội trợ, việc nhà, hay bếp núc. Nhóm này thể hiện khuynh hướng trung thành với các thương hiệu quen khá cao. Tuy vậy cũng cần nhớ rằng họ không bảo thủ với cái mới và do vậy luôn có cơ hội cho những thương hiệu và sản phẩm mới ưu việt hơn. Một điểm sáng trong kết quả nghiên cứu là đa số NTD đánh giá rất cao các sản phẩm và thương hiệu Việt Nam. Rất nhiều trong số họ là các "fan cuồng nhiệt" của HVNCLC. Theo họ, hàng Việt Nam, đặc biệt là nhóm HVNCLC đã có rất nhiều bước tiến về chất lượng, chủng loại, mẫu mã và giá cả. NTD tin cậy và sử dụng hàng Việt Nam. Về chương trình HVNCLC do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức, NTD cho rằng đây là chương trình rất có ý nghĩa và rất hữu ích cho NTD, với họ logo HVNCLC là một dấu chỉ chất lượng quan trọng. Tuy nhiên theo họ, hàng Việt Nam vẫn còn một số điểm yếu như chưa ổn định, nhiều mặt hàng chưa cạnh tranh được với sản phẩm nhập về chất lượng và giá cả. Nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu NTD và doanh nghiệp thuộc báo SGTT. Tác giả công trình: Vũ Thế Dũng GVHD: ThS. Châu Thanh Bảo SVTH: Dương Huỳnh Thư 104 Bài đọc 8. Tiền xu "Chạy Trốn" Nơi Nào? Tiền xu đã xuất hiện trở lại trong cơ cấu đồng tiền gần 6 năm, nhưng tiền xu ngày càng trở nên ít phổ biến vì thói quen tiêu dùng của người dân và thiếu các phương tiện hỗ trợ. Thiếu công cụ hỗ trợ Xét về tính kinh tế, tiền xu chiếm ưu thế vì tuổi thọ cao, loại bình thường cũng được 20 năm, còn tiền xu loại tốt, thời gian sử dụng có thể lên tới 40 năm. Trong khi đó, tiền giấy chỉ có tuổi thọ là 12-14 tháng, tiền polymer cao nhất cũng chỉ được 8 năm. Ở các nước phát triển, tiền xu đã tìm được chỗ đứng riêng của mình, được người tiêu dùng sử dụng phổ biến tại các máy hàng tự động và hầu như tất cả các dịch vụ tự động đều chi trả bằng tiền xu. Ngay ở Thái Lan, từ các trạm điện thoại công cộng, máy bán lẻ như: Bán nước, cà phê, máy bán quà bánh ăn vặt... đến máy bán vé tàu điện ngầm, tàu điện trên cao đều chỉ sử dụng tiền xu, nếu không có tiền xu thì thật phiền phức. Tiền xu lại đang vắng bóng dần trong các giao dịch hàng ngày vì rất thiếu thiết bị hỗ trợ Tuy nhiên, tại Việt Nam tiền xu lại đang vắng bóng dần trong các giao dịch hàng ngày vì rất thiếu thiết bị hỗ trợ. Theo ông Cao Sĩ Kiêm, thành viên Ban Tư Vấn Tiền tệ Quốc gia, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì tiền xu đã không được phát hành mới từ hơn 1 năm nay. "Đồng xu có mệnh giá nhỏ nên cũng khá bất tiện trong lưu thông. Hơn nữa, Việt Nam thiếu công cụ hỗ trợ nên tiền xu cũng không được ứng dụng nhiều", ông Kiêm cho biết. GVHD: ThS. Châu Thanh Bảo SVTH: Dương Huỳnh Thư 105 Ông Richard Kiger - Giám đốc tiếp thị Đông Dương của hãng Coca-Cola cho biết: "Tập quán sử dụng tiền xu ở các máy bán lẻ rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới vì tính tiện dụng. Tuy nhiên, hiện nay thị trường Việt Nam cần thời gian để người tiêu dùng làm quen với tập quán này. Thêm nữa, chi phí lắp đặt, bảo trì cũng như giá thành cho từng đơn vị máy bán hàng khá cao. Có thể nói, hiện chúng tôi chưa ưu tiên hướng đầu tư này". Mệnh giá nhỏ, khó cất giữ Ở Việt Nam, tiền xu có mệnh giá nào thì trên giấy cũng có mệnh giá đó. Hơn nữa, tiền xu có mệnh giá lớn nhất là 5.000 đồng, nhỏ nhất là 200 đồng, trong khi hiện nay rất ít loại hàng hóa có giá dưới 1.000 đồng, và chắc là không có đơn vị hàng hóa nào có giá 200 đồng. "Đến cốc trà đá ở quán vỉa hè bây giờ rẻ nhất cũng đến 1.000 đ, làm gì có thứ nào mua được với 200 đ. Vợ tôi đi siêu thị, người ta toàn trả lại đồng xu 200 đ, có khi cả một vốc. Tôi bảo mua kẹo cao su ngay tại chỗ", anh Thành, một người dân sống gần siêu thị Fivimart Trúc Bạch, cho biết. Tiền xu chủ yếu dùng để bỏ lợn Ra chợ Thành Công - một trong những khu chợ lớn của Hà Nội mới biết tiền xu đang dần dần vắng bóng trong giao dịch, mua hàng ngày. "Ngày nào tôi cũng đi chợ, gần đây không thấy tiền xu xuất hiện trong gaio dịch mua bán ở chợ, tôi hầu như không bị trả lại bằng tiền xu", chị Phạm Thu Dung - địa chỉ ngõ 91 Nguyễn Chí Thanh (quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết. Nhiều người dân buôn bán tại chợ Thành Công cũng có cùng ý kiến trên "Tiền xu dạo này ít xuất hiện hơn, đi đâu hết", chủ một tiệm bán thịt tại chợ Thành Công cho biết. GVHD: ThS. Châu Thanh Bảo SVTH: Dương Huỳnh Thư 106 Theo chủ các cửa hàng ở chợ, tiền xu có nhược điểm là nặng, lại bé nên hay bị "lọt tay", nếu thường xuyên có tiền xu thì phải đựng riêng sang một vị trí khác. Nhiều người, kể cả người bán hàng và khách hàng sau khi nhận được tiền xu đã xử lý bằng cách cho vào... lợn đất tiết kiệm. Một vài bà nội trợ còn lưu ý, nhà nào có trẻ em nhỏ cần phải cẩn thận hơn trong việc cất giữ, tốt nhất là mua một ống tiết kiệm để đựng tiền xu. Như vậy, trên thực tế sẽ có một lượng tiền không hề được xoay vòng, không sinh lời. Nhìn chung, để đưa tiền xu vào lưu thông một cách thực sự hiệu quả thì cần tạo thuận lợi cho người sử dụng cộng với việc xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu. Theo Hữu Vinh Tiền xu bị "ghẻ lạnh" Dù là đồng tiền được phát hành chính thống trong hệ thống tiền tệ Quốc gia, nhưng đến nay tiền xu dường như là "đứa con nuôi bị ghẻ lạnh", rất khó khăn trong việc lưu thông trên thị trường. Có rất nhiều lý do khiến tiền xu rơi vào cảnh bị quay lưng như: Không an toàn cho trẻ em, bất tiện để cất giữ và nặng nề... Cầm tiền mà không tự tin Bà Vũ Thị Dự, Láng Hạ, Hà Nội còn nhớ như in cái Tết đầu tiên lưu hành tiền xu. Cả nhà hào hứng, đi đổi để mừng cho con cháu nhưng nào ngờ đó lại là tai nạn bất ngờ đổ xuống đầu đứa cháu trai 16 tháng tuổi của bà. Cháu bé thấy tiền mới nên thích thú cầm đưa lên miệng, chẳng may, đồng tiền bị chui vào họng, khiến ngày mùng 1 Tết, cả nhà kéo nhau vào ăn Tết trong bệnh viện. Thế là từ đó, đồng tiền xu bị "cạch mặt"... Tuy nhiên, bà Dự cũng cho biết, không phải vì tiền xu là mối nguy hiểm cho trẻ nhỏ mà vấn đề quan trọng hơn, nó khó được các bà bán hàng chấp nhận vì hay bị rơi vãi, tiền lại hay gỉ. "Cứ thử ra chợ xem, đố mà mua được thịt, rau... bằng tiền xu. Cầm tiền mà cứ như van lạy người bán, nghĩ đến đã thấy ngán" - bà Dự thú thực. GVHD: ThS. Châu Thanh Bảo SVTH: Dương Huỳnh Thư 107 Nhiều người cho rằng tiền xu bất tiện để cất giữ và dùng trong chi tiêu hàng ngày Điều này cũng được chị Lê Thanh Hải, bán hàng ăn tại phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội đồng tình. Chị Hải cho biết: "Chẳng phải mình ghét bỏ gì đâu nhưng buôn bán lời lãi được là bao mà cầm vài ba đồng tiền xu mệnh giá 5.000đ, sơ ý là để rơi mất, coi như hết lãi cả ngày chợ. Thế nên, chắc ăn, cứ nói khó khách hàng, bác cho em xin tiền... giấy". Khi được hỏi, thế không sợ mất khách hay sao, chị Hải cười nói: Thì cũng phải khéo nói, để khách không thấy mất lòng. Với lại, cả xã hội ai cũng làm thế, nên khách hàng họ cũng quen rồi. Họ cũng nhất định từ chối nếu mình trả lại tiền xu. Ở các nước phát triển, tiền xu đã tìm được chỗ đứng riêng của mình, được người tiêu dùng sử dụng phổ biến tại các máy bán hàng tự động và hầu như tất cả các dịch vụ tự động đều chi trả bằng tiền xu. Ngay ở Thái Lan, từ các trạm điện thoại công cộng, máy bán hàng như: Bán nước, cà phê, máy bán quà bánh ăn vặt... đến máy bán vé tàu điện ngầm, tàu điện trên cao đều chỉ sử dụng tiền xu, nếu không có tiền xu thì thật phiền phức. Bất tiện để cất giữ và nặng nề... Một điểm nữa mà nhiều người cho rằng lý do tiền xu khá phiền phức. Anh Nguyễn Đại Thắng, nhân viên kinh doanh của Công ty Công nghệ Việt Nga rất bực mình mỗi lần đi mua hàng bị trả lại tiền xu. Chìa chiếc ví của mình, Anh Thắng cằn nhằn: Ở Việt Nam khó có thể tìm ví nào có thiết kế riêng để đựng tiền xu. Mỗi lần nhét tiền xu vào ví, khi cần tiền tiêu thì một là móc tới móc lui mới thấy, hai là... mất tích. Vậy nên ngay từ đầu hoặc trong trường hợp khó từ chối thì coi như... nhận rồi bị đánh mất. GVHD: ThS. Châu Thanh Bảo SVTH: Dương Huỳnh Thư 108 Về sự bất tiện của tiền xu, nhiều bà nội trợ than phiền: Mệnh giá tiền quá nhỏ từ 200 - 5.000đ. Mặc dù, ở Việt Nam, tiền xu có mệnh giá nào thì tiền giấy cũng có mệnh giá đó nhưng xem ra, tiền giấy vẫn được ưa chuộng hơn. Tại các chợ, những đồng tiền giấy 1.000đ, 2.000đ dù cũ nát vẫn được chấp nhận lưu thông nhưng với tiền xu thì... xem ra khó. Hơn nữa, tiền xu có mệnh giá lớn nhất là 5.000đ, nhỏ nhất là 200đ, trong khi hiện nay rất ít loại hàng hóa có giá dưới 1.000đ và chắc là không có đơn vị hàng hóa có giá 200đ. Trong thời buổi lạm phát như hiện nay, mỗi buổi đi chợ tốn ít nhất từ 50.000 - 100.000đ thì nếu dùng tiền xu thì phải cả... vốc. Bà Tạ Thị Tín, Thanh Xuân, Hà Nội nói đùa: "Mua mớ rau muống 5.000đ, nếu dùng tiền xu 200đ, tất tật phải mất đến 25 đồng tiền. Cầm 25 đồng tiền cũng đầy cả nắm tay. Ngại lắm". Theo Vì sao tiền xu bị ghẻ lạnh? Tiền xu bị quay lưng vì có nhiều lý do nhưng theo TS Nguyễn Minh Phong, trưởng phòng Nghiên cứu Kinh tế, Viện Phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội thì nguyên nhân quan trọng đó là chúng ta đã chưa xác định rõ mục đích sử dụng, thanh toán đặc thù mà đưa vào sử dụng chung trong hệ thống tiền tệ. Phân tích kỹ hơn về điều này, TS Nguyễn Minh Phong cho biết: Không phải đến bây giờ, tiền xu mới xuất hiện tại Việt Nam mà chúng đã có từ rất lâu. Điều này cho thấy, rõ ràng trên thị trường có nhu cầu thật chứ không phải tự nhiên người ta "vẽ" ra loại tiền này. Tuy nhiên, lý do mà tiền xu không được đón tiếp mặn mà phải kể đến bối cảnh nền kinh tế đang lạm phát, nhu cầu thanh toán đồng tiền có mệnh giá lớn là rất cao. Với giá thanh toán lớn, người dân sẽ rất bất tiện khi cầm tiền xu đi mua bán, giao dịch. Sự bất tiện thể hiện ở chỗ, tiền nặng, dễ bị đánh mất, lại khó bảo quản…Cần lưu ý, đặc điểm của người Việt là ưa sự thuận tiện nên những lý do trên đã không lấy lòng được người tiêu dùng. Một đặc điểm lưu thông của người Việt khiến tiền xu khó chen chân vào hệ thống tiền tệ đó là cách tính làm tròn khi mua bán. Khi đó, với những mệnh giá cao như 1.000đ, 2.000đ, 5.000đ cùng loại giữa tiền xu và tiền giấy thì rõ ràng, tiền giấy thường được lựa chọn nhiều hơn. Chính vì vậy, kiến nghị của TS Nguyễn Minh Phong đó là không nên sản xuất tiền xu mệnh giá cao 1.000đ, 2.000đ, 5.000đ mà càng nhỏ càng tốt. GVHD: ThS. Châu Thanh Bảo SVTH: Dương Huỳnh Thư 109 Sự bất tiện của tiền xu thể hiện ở chỗ, tiền nặng, dễ bị đánh mất, lại khó bảo quản…khiến nhiều người thờ ơ với đồng tiền kim loại này. Một nhược điểm nữa cũng cần các nhà quản lý, phát hành tiền xu lưu tâm đó là việc kiểm kê loại tiền này rất khó khăn. Do bản chất của tiền xu là kim loại và hình dáng đặc biệt nên việc kiểm đếm trở thành nỗi khổ của những cán bộ thu ngân. Khó có thể kiếm được chiếc máy đếm tiền xu tại các cửa hàng bán lẻ trên thị trường, có chăng chỉ có ở các ngân hàng thương mại. Tiền xu: Tương lai của dịch vụ thương mại tự động Tuy nhiên, các yếu tố trên đều có thể khắc phục dần dần nhưng yếu tố quyết định đến việc hiện hữu của đồng tiền xu trên hệ thống lưu thông tiền tệ phải kể đến đó là mục đích thanh toán đặc thù. Điều này đã không được các nhà quản lý tính toán kỹ. Việc đưa tiền xu vào máy bán hàng tự động cũng không thể tiến triển do có quá ít người dân sử dụng tiền xu. Dường như, việc lưu thông tiền xu của chúng ta mới chỉ dừng lại ở những mục đích mua bán thông thường, còn các dịch vụ thương mại tự động như bán hàng qua máy trả tiền trước, điện thoại, nước giải khát là…là rất hiếm. TS Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh, để đồng tiền xu thực sự thông dụng và trở nên có ích thì điều đầu tiên phải xác định rõ mục đích sử dụng đồng tiền xu: Như dùng làm kỷ niệm hay cho những hình thức thanh toán đặc bịêt. Khi xác định rõ mục tiêu thì mới xác định được những bước tiếp theo là phát triển hệ thống máy bán hàng tự động, các dịch vụ đi kèm tiện ích… Chỉ có như vậy, mới là cách kéo người tiêu dùng trở lại với đồng tiền xu. GVHD: ThS. Châu Thanh Bảo SVTH: Dương Huỳnh Thư 110 Không tỏ ra mất niềm tin, TS Nguyễn Minh Phong rất lạc quan: Đồng tiền xu đã và đang thịnh hành tại Việt Nam từ những thập niên 80 và đang là xu hướng tiêu dùng của nhiều nước trên thế giới. Nhìn về tương lai thì tiền xu là hình thức tiền không thể thiếu, nhất là khi nước ta đang trên con đường mở cửa hội nhập, tiếp cận các công nghệ hiện đại mà thanh toán tự động là một điển hình. Mà loại hình thanh toán này lại không thể thiếu tiền xu. Chúng ta không thể cưỡng lại sự phát triển chung của thế giới, đó là sự phát triển tất yếu. "Tâm lý người trả và người nhận đều chưa sẵn sàng Nhà TS xã hội học Trịnh Hòa Bình đã nhận định: "Tâm lý người trả và người nhận đều chưa sẵn sàng với việc sử dụng tiền xu" khi lý giải nguyên nhân vì sao tiền xu bị ghẻ lạnh. Vì thế, không thể đổ lỗi cho ý thức tiêu dùng mà cần có sự vận hành đồng bộ của cả một hệ thống: từ phương thức thanh toán, đến việc tính toán sự nhỏ gọn, tiện dụng... Chẳng tội gì vác nợ vào thân TS Trịnh Hòa Bình nhấn mạnh: Thật như đánh đố khi đốt đuốc cũng khó có thể tìm thấy một hệ thống máy bán hàng sử dụng tiền xu tại các trung tâm thương mại, bệnh viện, bưu điện... Sự thiếu đồng bộ này đã khiến người tiêu dùng cảm thấy phiền toái, không thoải mái. Để quay lại với thói quen dùng tiền xu là rất khó. Nhìn về quá khứ, có thể nhận thấy, đã từng có sự hiện diện của đồng 2 xu rất lâu, trong khi đó, hiện tại mệnh giá đồng tiền mất giá quá nhanh. Chính sự không ổn định này khiến đồng xu khó có chỗ đứng. GVHD: ThS. Châu Thanh Bảo SVTH: Dương Huỳnh Thư 111 Một điểm nữa mà TS Trịnh Hòa Bình phân tích: Sự tiện dụng của đồng tiền đã không được tính đến. Nếu như trước đây, đồng xu có lỗ xâu để cho người đi chợ dễ dàng xâu chuỗi cầm mang đi thì nay, nó tròn vo lại không thiết kế túi riêng để đựng, rất dễ rơi vãi. Bên cạnh đó, ngày trước, đồng tiền được đúc bằng nhôm rất bền và đó là kim loại có giá trị. Nay, đồng tiền xu được đúc bằng nguyên liệu kim loại rất nhanh gỉ và nặng. Sự cồng kềnh, kém tiện dụng này đã khiến người dân mất hứng với đồng tiền xu vì tâm lý: "Chẳng tội gì vác nợ vào thân" là tâm lý chung của nhiều người. Quay lại với thói quen dùng tiền xu là rất khó Phân tích dưới góc độ xã hội học, TS Trịnh Hòa Bình chỉ rõ: Đúng là không thể phủ nhận, đã là đồng tiền do nhà nước phát hành thì đó là tài sản Quốc gia. Đồng tiền chịu sự phân phối, sử dụng của người dân và họ phải có trách nhiệm với đồng tiền theo tinh thần của luật pháp. Tuy nhiên, dưới góc độ thị trường, nhìn nhận đúng bản chất thì đồng tiền cũng là một thứ hàng hóa trao đổi. Đồng tiền không thể đứng ngoài quy luật cung cầu và trao đổi hàng hóa. Và đã đứng trong sự vận hành của thị trường thì nếu đáp ứng được người mua thì tồn tại còn không sẽ bị đào thải. Khá cực đoan, TS Trịnh Hòa Bình nhận định: Để quay lại với thói quen dùng tiền xu là rất khó. Ông đề xuất, người sản xuất tiền cần tính toán đến việc chuyển đổi hình thức, tính năng của đồng tiền như: Kim loại sử dụng đúc tiền phải là kim loại nhẹ; tiền đúc phải mỏng, không tốn chỗ. Đó là xét về khía cạnh công nghệ để đảm bảo sự tiện dụng. Còn xét về mặt tác động vào nhận thức của người sử dụng, TS Trịnh Hòa Bình cho rằng, không thể truyền thông, hô hào khẩu hiệu suông là phải dùng, phải nhận đồng tiền xu. Điều đó là không tưởng. Cần có những hỗ trợ về mặt ứng dụng, càng nhiều càng tốt như phát triển hệ thống bán hàng tự động trả tiền xu, tăng cường hình thức tiền để tạo thói quen sưu tập tiền của nhiều người... GVHD: ThS. Châu Thanh Bảo SVTH: Dương Huỳnh Thư 112 Điều 29, khoản 3 luật Ngân hàng Nhà nước đã quy định: Nghiêm cấm việc từ chối nhận, lưu hành tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành trên lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, những ai từ chối tiêu dùng đồng tiền xu là trái với quy định của nhà nước. Lý do khiến tiền xu ở nhiều nước phát triển: - Tiền xu là tiền giấy không có đồng thời hai mệnh giá tương đương, trừ ở Mỹ (tờ một đô la giấy). Như vậy, khi trao đổi mua bán hàng hóa có mệnh giá nhỏ, chỉ có cách phải dùng tiền xu. - Tất cả các dịch vụ tự động hóa gần như 100% phải chi trả bằng tiền xu. - Mãi lực của tiền xu và tuổi thọ mãi lực dài. Một số dịch vụ thương mại tự động được manh nha nhưng chưa phổ cập: - Dịch vụ điện thoại tiền xu: 1.000 máy điện thoại tiền xu (mỗi máy trị giá hơn 3 triệu đồng) của Nhà máy thiết bị bưu điện (thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễn Thông - VNPT) mặc dù đã được Bộ Bưu chính - Viễn thông cấp phép triển khai dịch vụ điện thoại trả tiền xu từ lâu, nhưng đến nay vẫn chỉ trong giai đoạn thử nghiệm. Bên cạnh đó, Công ty Dịch vụ Viễn thông Sài Gòn (Saigon Postel) cũng đang triển khai dịch vụ này nhưng cũng chỉ dừng ở mức thử nghiệm. - Hoàng Anh T3, C.A.T, Perfetti Van Melle Việt Nam, EzVending…đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để triển khai dịch vụ điện thoại tiền xu và máy bán hàng tự động. Theo "Ép" dân sử dụng tiền xu? Ts Vũ Đình Ánh, phó viện trưởng Viện nghiên cứu Khoa học Thị trường giá cả (Bộ Tài chính) nhận định: Để khuyến khích sự phát triển của tiền xu, cách tốt nhất là dùng quyền lực tối cao của Nhà nước hạn chế tiền giấy mệnh giá tương đương, tăng cường phát hành tiền xu để dân không có giải pháp lựa chọn, buộc phải dùng. Phân tích rõ hơn về nhận định này, TS Vũ Đình Ánh cho biết: Ngay từ khâu phát hành, người quản lý đã không cân nhắc để xảy ra tình trạng, tiền giấy phát hành nhiều hơn tiền xu. Một điểm đã rất ảnh hưởng mà đã không được tính toán kỹ đó là phát hành cả tiền giấy và tiền xu cùng mệnh giá. GVHD: ThS. Châu Thanh Bảo SVTH: Dương Huỳnh Thư 113 Tiền giấy phát hành nhiều hơn tiền xu là một trong những nguyên nhân khiến tiền xu ít được trọng dụng. Đương nhiên, khi thói quen sử dụng chưa tái lập, lại cộng hàng loạt những rắc rối, khó chịu khi sử dụng tiền xu thì sự kém mặn mà của người dân là điều dễ giải thích. Chỉ cần nhìn vào dịp Tết vừa qua cũng sẽ thấy, lượng tiền mệnh giá nhỏ được in chủ yếu là tiền giấy. Tại các đình, chùa, nơi tiêu thụ loại tiền mệnh giá nhỏ là phổ biến thì đốt đuốc cũng khó kiếm được đồng tiền xu 500đ, 1.000đ, 2.000đ. TS Vũ Đình Ánh cũng nhấn mạnh một điểm mà đồng tiền xu đang "mất điểm" trong mắt người tiêu dùng đó là chất lượng. Với các loại tiền từ 200-5.000đ được phát hành thì chỉ có đồng 5.000đ là có vẻ ổn nhất. Còn với đồng 1.000 và 2.000 thì rất khó chấp nhận: Tiền nhanh han gỉ, nhanh mờ... khiến người dân cầm tiền xu có cảm giác không an toàn, bất an như kiểu cầm tiền giấy bị rách vậy. Lợi ích kinh tế xã hội đồng tiền xu Tiết kiệm chi phí ngân sách Tuổi thọ đồng tiền cao, trao tay tiện lợi, thời gian bảo quản dài lâu... Môi trường sạch sẽ, không bị thấm hút như tiền giấy. Từ tất cả các các phân tích trên, TS Vũ Đình Ánh cho rằng: Về định chế pháp lý, việc phát hành đồng tiền phải do Nhà nước vậy hãy dùng quyền này để áp lên thói quen sử dụng của người dân. Nghe thì có vẻ hơi áp đặt nhưng cần nhìn nhận đúng bản chất: Nếu không có tiền lẻ, không có đồng tiền cùng mệnh giá để sử dụng thì người dân buộc phải tính đến chuyện phải sử dụng tiền xu. GVHD: ThS. Châu Thanh Bảo SVTH: Dương Huỳnh Thư 114 Hãy nhìn những câu chuyện "sốt tiền lẻ" trong thời gian qua, chuyện thiếu tiền lẻ ở nhiều chợ là do chính người bán và người mua gây ra. Người mua và người bán đã tự đưa mình vào một tình huống bất lợi trong giao dịch. Nếu cả hai bên đều chấp nhận trả và nhận bằng tiền xu thì sẽ đơn giản hơn nhiều. Nhà nước nên hạn chế tiền giấy có mệnh giá tương đương, tăng cường phát hành tiền xu để dân không có giải pháp lựa chọn, buộc phải dùng đồng tiền kim loại này Tuy nhiên, bất cứ giải pháp nào cũng cần linh hoạt và giải pháp trên chỉ là một trong hàng loạt giải pháp. TS Ánh đưa ra giải pháp bổ trợ đó là cần có sự kích thích vào yếu tố tâm lý sử dụng của người dân như sản xuất các loại ví, túi đựng tiền thật đẹp để người sử dụng xem nó như vật trang trí chứ không phải là gánh nặng; Kỹ thuật sản xuất, chất liệu tiền cũng cần được cải tiến; Phát triển hệ thống tiêu tiền xu như máy bán hàng tự động... Sau nhiều phân tích mổ xẻ những nguyên nhân vì sao đồng tiền xu lại bị quay lưng thì tựu chung có thể nhận thấy: Bất tiện khi sử dụng và cất giữ; Thiếu sự chuẩn bị chu đáo như không xác định rõ mục đích sử dụng; Tâm lý người trả và người nhận đều chưa sẵn sàng… Để đồng tiền xu thực sự đi vào cuộc sống, cần sự vận hành mềm dẻo, linh hoạt của cơ quan quản lý. Theo GVHD: ThS. Châu Thanh Bảo SVTH: Dương Huỳnh Thư 115

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien cuu xu huong hanh vi su dung may ban hang tu dong cua khach hang truong hoc bernh vien.PDF
Tài liệu liên quan