MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN . 1
MỤC LỤC 2
PHẦN MỞ ĐẦU . 5
1 Lý do chọn đề tài. . 5
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề. . 6
3 Phạm vi nghiên cứu. . 8
4 Nguồn tư liệu . 8
5 Phương pháp nghiên cứu. 9
6 Bố cục. . 9
PHẦN NỘI DUNG . 10
CHưƠNG I: KHÁI QUÁT KHU VỰC TRUNG ĐÔNG 10
I Khái quát khu vực Trung Đông 10
1. Địa lý- địa hình . 10
1.1 Giới hạn địa lý . 10
1.2 Địa hình và tài nguyên 13
2. Xã hội. 18
2.1 Dân cư. . 18
2.2 Ngôn ngữ. . 19
2.3 Tôn giáo. . 20
3. Thể chế chính trị. 20
II. XUNG ĐỘT ISRAEL – PALESTINE TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN NĂM 1999 21
1. Lịch sử nhà nước Israel – Palestine. 21
1.1 Palestine. 21
1.2 Israel . . 25
2. Cuộc chiến không kết thúc: Israel và Palestine. . 27
2.1 Nguồn gốc xung đột. 27
2.2 Vài nét về thánh địa Jêrusalem và dải Gaza. . 31
2.3 Các cuộc chiến tranh Trung Đông. . 37
2.4 Tình hình khu vực Trung Đông từ 1982- 1991. 51
CHưƠNG II: NHỮNG CÁNH CỬA HOÀ BÌNH TRONG QUAN HỆ ISRAEL –PALESTINE . 53
(GIAI ĐOẠN 1991-1996). 53
I Tình hình quan hệ hai nước từ 1991-1993. 53
II Cánh của đầu tiên - Hiệp định Olso I (13/9/1993) 56
1. Hoàn cảnh. 56
2. Nội dung Olso 1 . 59
3. Phản ứng của các bên liên quan. . 62
4. Ý nghĩa của Olso I. 64
1. Sơ lược về dải Gaza và thành phố Jericho. 67
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà 3
1.1 Dải Gaza . 67
1.2 Thành phố Jericho . 68
2. Thoả thuận Gaza - Jericho (4/5/1994) 69
2.1 Hoàn cảnh. . 69
2.2 Nội dung. 71
2.3 Quá trình thực hiện. 72
3. Hiệp định Olso II (28/9/1995) – cánh cửa hoà bình thứ 3. . 75
3.1 Hoàn cảnh. . 75
3.2 Nội dung. 78
3.3 Ý nghĩa . 78
CHưƠNG III: NHỮNG CÁNH CỬA HOÀ BÌNH TRONG QUAN HỆ ISRAEL – PALESTINE 82
(GIAI ĐOẠN 1996-1999) . 82
I. Những thay đổi trong quan hệ Israel -Palestine thời Benyamin Netanyahu. . 82
1. Benyamin Netanyahu với chính sách cứng rắn. 82
1.1 Chính sách cứng rắn 82
1.2 Quan hệ Israel-Palestine dưới thời thủ tướng Benyamin Netanyahu. . 85
II . Cánh cửa thứ 4- Tạm ước Wye River 23/10/1998. . 91
1 Hoàn cảnh. 91
2. Nội dung. . 93
3. Ý nghĩa 93
III Cánh cửa thứ năm - Thoả thuận Wye River 5/9/1999. 95
1 Hoàn cảnh. 95
1.1 Ehud Barak lên nắm quyền. 95
1.2 Các hoạt động chuẩn bị . 97
2 Nội dung 99
3 Ý nghĩa 100
IV. Tại sao những cánh cửa vẫn đóng kín? . 102
1. Vấn đề Jerusalem. 102
2. Các vùng đất thánh . 104
3. Vấn đề biên giới. 104
4. Khu định cư Do Thái. 105
5. Vấn đề người tị nạn. 106
6. Nhà nước Palestine. 107
V. Những nhân tố tác động đến quan hệ Israel-Palestine. 109
1. Nhân tố chủ quan. . 109
1.1 Israel. 110
1.2 Palestine. 110
2.Nhân tố khách quan. 111
2.1 Mỹ. . 111
2.2 Arab Hồi giáo. . 113
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà 4
2.3 Quốc tế. 115
KẾT LUẬN . 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 119
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà 5
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Sự thất bại của phe Trục và chiến thắng của phe Đồng Minh (1945) đã không mang lại hòa bình cho thế giới ngay lập tức. Khi Liên Xô tiến dần sang Trung và Đông Âu, và khi các đế quốc thuộc địa Tây Âu phải rút khỏi châu Á và châu Phi thì nhiều vấn đề nghiêm trọng được đặt ra cho các vùng ấy. Những nền độc lập mất đi hay giành lại được đã nhen nhóm lại những hận thù xưa cũ hoặc tạo ra những thù hận mới, bắt hàng triệu dân phải di rời chổ ở. Trung Đông cũng phải gánh chịu phần mình trong các xáo trộn sau chiến tranh, sau cuộc phi thực dân hóa. Hòa bình trong vùng này thật thất thường, khó khăn hay bị ngắt quãng bởi những cuộc xung đột chống lại những quân thù nội bộ, hay đôi khi ngoại lai. Nhìn chung thì những biến cố ấy ít mãnh liệt và ít gây tổn thương hơn khi chính quyền Xô Viết chiếm lấy Trung và Đông Âu hay khi chế độ thực dân của Anh bị loại khỏi Nam và Đông Nam Châu Á. Nhưng các vấn đề ở Trung Đông mặc dù có quy mô bé hơn, lại tỏ ra có cường độ cao hơn và khó tìm ra những giải pháp ngoại giao hay chính trị hơn. Vùng đất Hứa ( Isael – Palestine) là quê hương của ba tôn giáo lớn trên thế giới : Kitô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo. Hàng ngàn năm nay chưa bao giờ im tiếng súng. Đó cũng là nguyên do mà người Do Thái - một trong những dân tộc bản địa tan tác và lang thang khắp nơi trên thế giới cũng từ hàng ngàn năm nay. Từ sau Thế chiến thứ hai, quốc gia Israel ra đời chấm dứt thời hạn ủy trị của Anh, cũng là lúc người Palestine rời bỏ nhà cửa đất đai ra đi. Tiếng súng ở vùng đất Hứa vang lên dữ dội hơn, chúng mang một sắc thái khác, không chỉ là sự tranh chấp cương thổ giữa Israel – Palestine mà là sự xác quyết tôn giáo cả ngàn năm nay về mảnh đất thiêng liêng này. Có điều chắc chắn rằng, cuộc xung đột Israel – Palestine không chỉ tác động đến bản thân hai nước mà còn ảnh hưởng đến nền an ninh hòa bình khu vực và thế giới.
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà 6
Là sinh viên năm cuối chuyên ngành Lịch Sử, tôi mong muốn thử sức trong việc tìm hiểu quan hệ quốc tế này, đặc biệt ở khu vực không bình yên - Trung Đông. Hàng ngày hàng giờ luôn có những tin tức nóng bỏng ở khu vực này. Đây là những vấn đề thời sự chưa đựơc giảng dạy nhiều ở các trường Đại học cũng như ít được đề cập trong giáo trình lịch sử thế giới. Với tinh thần học hỏi người viết né tránh những vấn đề nhạy cảm. Hơn nữa nghiên cứu không chỉ để hiểu quá khứ về lịch sử các nước mà còn hiểu đầy đủ hơn về thực tại đầy biến động. Từ đó vấn đề nghiên cứu sẽ giúp người viết trau dồi và nâng cao kiến thức về bộ môn Lịch Sử Quan Hệ Quốc Tế. Mặt khác việc thực hiện khóa luận tốt nghiệp giúp rèn luyện khả năng nghiên cứu khoa học để người viết sau này có thể độc lập nghiên cứu. Chính vì vậy mà người viết quyết định chọn đề tài “Những cánh cửa hoà bình trong quan hệ Israel-Palestine từ 1991-1999” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Xung đột Israel – Palestine là cuộc chiến chưa có hồi kết. Những “ân oán lịch sử” trong việc tranh chấp lãnh thổ, tôn giáo là những nguyên nhân sâu xa gây ra cuộc xung đột triền miên này. Cuộc xung đột được thế giới đánh giá là dai dẳng nhất hành tinh hiện nay. Thời gian gần 10 năm từ 1991-1999 chỉ là một trong các giai đoạn tiếp nối xung đột giữa hai nước. Vấn đề này đã được các phương tiện thông tin đại chúng đề cập đến rất nhiều nhưng chưa có một chương trình nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống. Hơn nữa nguồn tư liệu về vấn đề thực sự chưa phong phú, chủ yếu là các tài liệu tham khảo của Thông Tấn Xã, đài BBC được trình bày một cách rời rạc. Đến năm 2002 Nhà xuất bản Thông Tấn Xã xuất bản cuốn “Cuộc xung đột Israel – Arab”. Về mặt thời gian sách đã khái quát giai đoạn từ 1993-2001. Về nội dung sách chỉ dừng lại ở mức độ tập hợp tài liệu về cuộc chiến tranh Trung Đông và các sự kiện nổi bật trong tiến trình hòa bình khu vực chứ chưa trình bày một cách mạch lạc về cuộc xung đột Israel – Palestine.
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà 7
Tuy nhiên sách cũng đã cung cấp những nguồn tư liệu cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài mà người viết đã chọn. Cuốn sách “Cuộc chiến không kết thúc: người Israel – Palestine trong cuộc chiến giành vùng đất Hứa” của tác giả người nước ngoài Antôn La Guavđia do Lư Văn Hy dịch, NXB VHTN (2006) cũng đề cập đến hai nước Israel – Palestine nhưng chủ yếu dưới dạng kể của một nhà báo. Song người viết cũng tham khảo tư liệu này về nguồn gốc cuộc xung đột. Một tài liệu khác mang tên “ Lịch sử Trung Đông 2000 năm trở lại đây” cũng có một tác giả người nước ngòai Berrard Lewvs do Nguyễn Thọ Nhân dịch (2008) cũng đề cập đến hai nước Israel – Palestine, là một tác giả được đánh giá “vị niên trưởng của ngành nghiên cứu về Trung Đông” ở Mỹ. Tác phẩm chỉ rõ lịch sử và văn minh Trung Đông, song không đi chuyên sâu vào quan hệ hai nước. Nhưng người viết cũng tham khảo tài liệu này để nghiên cứu lịch sử hai nước Israel – Palestine. Nói về quan hệ hai nước Israel – Palestine, sinh viên Lương Thị Tuyết Hằng có đề tài khóa luận tốt nghiệp: “Góp phần tìm hiểu quan hệ hai nước Israel – Palestine thời chính phủ Israel Sharon từ tháng 3/2001 đến tháng 1/2006”. Bài viết về 5 năm sau năm 2001, chủ yếu nói về mối quan hệ giữa hai nước dưới thời thủ tướng Israel Sharon. Mặc dù vậy, bài viết cũng đề cập tới một số vấn đề Trung Đông và hai nước Israel – Palestine nên cũng xem đây là tài liệu tham khảo. Sinh viên Nguyễn Thị Bắc với khóa luận tốt nghiệp “Góp phần tìm hiểu quan hệ Israel – Palestine từ 1993-2001” chủ yếu nói về quan hệ hai nước 8 năm trước sự kiện 11/9, song bài viết cũng đề cập đến những sự kiện nóng bỏng trong quan hệ hai nước nên người viết cũng xem nó là tài liệu tham khảo. Ngoài ra tài liệu của Thông Tấn Xã Việt Nam, các báo, tạp chí khác cũng có những bài viết ngắn nói về khu vực Trung Đông đầy biến động và các cuộc xung đột dai dẳng giữa hai nước Israel – Palestine.
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà 8
3 Phạm vi nghiên cứu.
Sau khi tìm hiểu lịch sử vấn đề nghiên cứu với giới hạn mức độ khóa luận tốt nghiệp, đề tài tập trung tìm hiểu quan hệ hai nước Israel – Palestine trong khoảng thời gian 1991-1999. Sau hai năm tiến trình hòa bình Trung Đông bắt đầu (1991 với hội nghị Madrid ở Tây Ban Nha) năm 1993 với hiệp ước Olso chấm dứt hơn 40 năm chiến tranh xung đột. Người dân Israel – Palestine quyết định giảng hòa, đánh cuộc về nền hòa bình tiến dần từng bước một. Một trang sử mới ở khu vực cũng như của hai nước được mở ra. Năm 2001 Israel thay thủ tướng Sharon lên nắm chính quyền tháng 3/2001, đánh dấu mối căng thẳng trong lịch sử đàm phán hòa bình Trung Đông đầy trắc trở. Bên cạnh đó, người viết vẫn dành một thời gian để khái quát khu vực Trung Đông và lịch sử cuộc xung đột hai nước để hiểu rõ hơn về nguồn gốc vấn đề nghiên cứu.
4 Nguồn tư liệu
Để thực hiện khóa luận, người viết sử dụng và tham khảo chủ yếu nguồn tư liệu của Thông Tấn Xã, tạp chí nghiên cứu Trung Đông và nghiên cứu quốc tế. Bên cạnh đó người viết còn khai thác các sách viết về Trung Đông Israel – Palestine: + Lịch sử Trung Cận Đông - Nguyễn Thị Thư, Nguyễn Hồng Bích, Nguyễn Văn Sơn. + Xung đột Israel – Palestine của Thông Tấn Xã. + Lịch sử Trung Đông 2000 năm trở lại đây- Nguyễn Thọ Nhân dịch. + Arafat – Một huyền thoại - Nhà xuất bản Thông Tấn Xã. + Arafat – Một đời tự do – Nhà xuất bản Tổng Hợp TP Hồ Chí Minh. + Lịch sử quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1975) – Lê Phụng Hoàng.
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà 9
+ Lịch sử quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai đến chiến tranh Triều Tiên - Phạm Giảng. . + Quan hệ quốc tế những năm đầu thế kỉ XXI, vấn đề sự kiện và quan điểm. NXB Chính Trị.
5 Phương pháp nghiên cứu.
Để nghiên cứu đề tài người viết chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Phương pháp lịch sử được dùng để chọn lọc xử lý, sắp xếp tài liệu theo tiến trình thời gian nhằm khắc hoạ những xung đột giữa Israel – Palestine với tất cả vấn đề có liên quan. Còn phương pháp logic được sử dụng kết hợp với phương pháp lịch sử để làm nổi bật mức độ của cuộc xung đột và đưa ra những nhận định, đánh giá có tính khái quát về cuộc xung đột này qua các hiệp ước hai bên kí kết. Ngoài ra người viết cũng sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để tìm ra điều cốt lõi của vấn đề nghiên cứu thông qua việc tập hợp, xử lý tài liệu từ nhiều nguồn.
6 Bố cục.
Ngòai phần mở đầu, kết luận, nội dung khóa luận chia làm 3 chương:
Chương I: Khái quát khu vực Trung Đông.
Chương II: Những cánh cửa hoà bình trong quan hệ hai nước giai đoạn (1993-1996).
Chương III: Những cánh cửa hoà bình trong quan hệ hai nước giai đoạn (1996-1999).
121 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1934 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Những cánh cửa hòa bình trong quan hệ Israel - Palestine (1991-1999), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Netanyahu đã sụp đổ tháng 1/1999. Ông đã
thất bại trong cuộc bầu cử ngày 17/5/1999. Ứng cử viên Công Đảng Ehud Barak,
ngƣời từng cam kết trong chiến dịch tranh cử sẽ nỗ lực chấm dứt xung đột giữa
Israel - Palestine trong vòng một năm, đã giành thắng lợi. Ehud Barak lên thay
Netanyahu liệu tình hình có sáng hơn hay vẫn kiểu “bình mới rƣợu cũ” trong khi
thời hạn 5 năm đƣa ra nghị quyết cuối cùng theo quy định của Olso đã hết hiệu lực
13 ngày.
Yaseer Arafat luôn kiên định lập trƣờng tuyên bố nhà nƣớc Palestine độc
lập vào ngày 4/5/1999. Đây là một ngày rất quan trọng- một cái mốc sự kết thúc
giai đoạn tự trị và bắt đầu một giai đoạn mới. Nên việc công bố nhà nƣớc
Palestine độc lập không phải là một biểu ngữ vì vấn đề nhà nƣớc là một quyền và
quyền này không thể lúc nào cũng đem ra thƣơng lƣợng. Hơn nữa, việc tuyên bố
nhà nƣớc Palestine vào thời gian đã ấn định còn là nhiệm vụ Palestine thực hiện
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà 95
quyền LHQ trao cho họ. Song trƣớc cuộc bầu cử ở Israel ngày 17/5/1999, Yaseer
Arafat tạm hoãn công bố nhà nƣớc này để xem thái độ của chính phủ mới nhƣ thế
nào? Chính phủ Công Đảng của Ehud Barak cũng chẳng có sự tiến triển nào hơn,
xung đột hai bên vẫn tiếp diễn. Trƣớc tình hình đó, Yaseer Arafat đã đơn phƣơng
tuyên bố tƣ cách nhà nƣớc của Palestine nhằm tạo điều kiện đàm phán với chính
quyền mới của Israel.
Tóm lại, tạm ƣớc Wye River đã đƣợc hai bên thoả thuận và đồng ý kí kết.
Nếu những nội dung ấy đƣợc thể hiện một cách nghiêm túc sẽ thúc đẩy tiến trình
hoà bình và đƣa nó khỏi tình trạng hôn mê, tê liệt. Tiếc thay, Israel ngoan cố
không thực thi những gì đã kí kết. Do dó, dƣới thời cầm quyền của Ehud Barak
(1999-2001) lại phải tiếp tục thƣơng lƣợng để tạm ƣớc Wye River đƣợc thực thi.
Ánh sáng hoà bình sẽ toả sáng trong quan hệ hai nƣớc…
Tiến trình hoà bình đang trong giai đoạn bế tắc trên mọi phƣơng diện
nhƣng không có nghĩa là ngƣời ta không thể đƣa nó thoát khỏi tình trạng này.
May mắn thay tất cả các bên liên quan đều thực sự mong muốn nối lại các
cuộc thƣơng lƣợng và đều chủ trƣơng đối thoại để đạt đƣợc càng sớm càng tốt
những hiệp định hoà bình.
III Cánh cửa thứ năm - Thoả thuận Wye River
5/9/1999.
1 Hoàn cảnh.
1.1 Ehud Barak lên nắm quyền.
Sự lật lọng, né tránh của thủ tƣớng Netanyahu dƣờng nhƣ làm cho hiệp ƣớc
đã kí vô hiệu hoá. Nhƣ thế, hạn chót để hai bên đạt quy chế cuối cùng nhƣ đã thoả
thuận tại Olso chẳng có ý nghĩa gì đối với Israel. Trong khi mốc thời gian này đối
với ngƣời Palestine rất quan trọng, vì theo hiệp định họ đƣợc quyền tuyên bố.
Nhƣng không thể chắc chắn rằng Israel sẽ không gây khó khăn cho Palestine vào
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà 96
thời điểm này. Hơn nữa, Israel tổ chức bầu cử ngày 17/5/1999 trƣớc thời hạn58,
nên Palestine không muốn xem thái độ của chính phủ mới nhƣ thế nào sau đó mới
tiến hành tuyên bố nhà nƣớc của mình.
Việc tạm hoãn công bố thiết lập nhà nƣớc Palestine tới tháng 9/1999 có lẽ
đã tạo điều kiện cho các ứng cử viên tham gia vào cuộc chay đua giành quyền lực
ở Israel có phần sôi nổi hơn. Về phía Yaseer Arafat cũng hiểu rõ rằng tuyên bố
nhà nƣớc độc lập cũng không có ý nghĩa nhiều lắm, thực tế Palestine chỉ có 23%
diện tích của vùng Gaza và lãnh thổ bờ Tây sông Jordan (Israel vẫn trì hoãn việc
thực hiện hiệp ƣớc hoà bình mà họ đã kí kết trƣớc đây).
Nếu nhƣ năm 1996, Netanyahu dùng chiêu bài an ninh để tranh thủ lá phiếu
của các cử tri Đảng Bảo Thủ bằng việc bỏ phiếu cho Công Đảng59 là bỏ phiếu cho
nhà nƣớc Palestine để rồi nền an ninh của Israel bị “bỏ mặc”. Ông đã đánh bại
lãnh tụ Công Đảng Shimon Peres để giành ghế thủ tƣớng. Song trong thời gian
cầm quyền ông đã không làm hài lòng nhân dân Israel và ngƣời ta đã từ chối ông.
Các biểu ngữ “tất cả trừ Bibi”60 tràn khắp Israel. Ông đã bị đánh bại trƣớc đối thủ
của mình là Ehud Barak - ngƣời của Công Đảng (chiếm 56% số cử tri ủng hộ).
Liệu cuộc bầu cử trƣớc thời hạn ở Israel (17/5/1999) thay vì năm 2000, có
cho ra đời một chính phủ mới quan tâm, thúc đẩy tiến trình hoà bình không? Đây
là câu hỏi đƣợc nhiều ngƣời quan tâm nhất, đặc biệt đối với ngƣời Palestine.
Netanyahu tranh thủ cuộc bầu cử này để lẩn tránh trách nhiệm thực hiện tạm ƣớc
Wye River và tăng cƣờng định cƣ Do Thái trên lãnh thổ Palestine.
Hầu hết ngƣời Palestine và Arab đều nhận xét rằng cuộc bầu cử ấy đang
cản trở tiến trình hoà bình ở Trung Đông và không hi vọng chính phủ mới sẽ thúc
đẩy mạnh hơn quá trình hoà bình và an ninh cho các dân tộc trong vùng. Vì Israel
đã tuyên bố tạm ngƣng việc thực hiện tạm ƣớc Wye River để tiến hành bầu cử.
Thực tế chính phủ Công Đảng Ehud Barak cũng tỏ ra cứng rắn không kém
Netanyahu, ông luôn luôn tranh cãi về hiệp định Olso mà các lãnh tụ Công Đảng
58 Đúng hạn sẽ vào năm 2000
59 Phe đối lập với Đảng Likoud của ông và chống Palestine không gay gắt bằng Likoud
60 Netanyahu
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà 97
của ông là Yitzhak Rabin và Shimon Peres đã kí. Ông đã hứa thực hiện những
điều khoản trong hiệp ƣớc Wye River mà chính phủ cựu thủ tƣớng Netanyahu đã
chấp bút kí nhƣng chƣa thực hiện. Liệu ông Ehud Barak có dũng cảm nhƣ ngƣời
tiền nhiệm trong Công Đảng Yitzhak Rabin và Shimon Peres thừa nhận lỗi lầm
trong quá khứ: “Chúng ta, Israel, cần phải sữa chữa những lỗi lầm mà chúng ta
mắc phải đó là chúng ta không tính đến sự tồn tại của một dân tộc khác”61. Trong
khi ông quan niệm về tiến trình hoà bình dựa trên 4 định đề sau:
- Jerusalem thống nhất là thủ đô vĩnh viễn của nhà nƣớc Israel.
- Ranh giới vạch ra năm 1967 không thể chấp nhận đƣợc.
- Quân đội nƣớc ngoài không đƣợc có mặt ở bờ Tây sông Jordan.
- Đa số dân tị nạn phải ở dƣới những khu định cƣ dƣới chủ quyền của
Israel.
Quan điểm của thủ tƣớng Ehud Barak cho thấy dƣới sự điều khiển của ông
chắc chắn mong ƣớc nhà nƣớc Palestine độc lập không chắc đƣợc đáp ứng, bạo
lực sẽ leo thang. Ông Farouk Kaddoumi, trƣởng ban chính trị đã tuyên bố: “không
có sự khác nhau cơ bản giữa lập trường của Công Đảng và Likoud đối với tiến
trình hoà bình. Việc Likoud hay Công Đảng thắng cử đều không làm thay đổi mấy
số phận của hoà bình trong khu vực”62. Tuy vậy, ngƣời Israel vẫn tỏ ra tin tƣởng
Ehud Barak hơn Netanyahu vì “Ehud Barak có tài dung hoà kẻ thù trong khi
Netanyahu chỉ biết tăng gấp bội số lượng này…”63. Ehud Barak trở thành thủ
tƣớng mới của Israel, chấm dứt ba năm cầm quyền “vô tích sự” của Netanyahu,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát động lại các cuộc thƣơng lƣợng hoà bình.
1.2 Các hoạt động chuẩn bị
Sau khi Ehud Barak lên nắm quyền, quan hệ Israel-Palestine đƣợc cải thiện,
các cuộc thƣơng lƣợng hoà bình bị ngắt quãng sau tạm ƣớc Wye River
61 Tài liệu tham khảo đặc biệt ngày 22/5/1999
62 Tài liệu tham khảo đặc biệt ngày 24/5/1999
63 Tài liệu tham khảo đặc biệt ngày 21/5/1999
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà 98
(23/10/1998) đƣợc khai thông, tiến trình hoà bình vốn bị Netanyahu làm ngƣng trệ
đƣợc tái khởi động.
Sau một giờ đàm phán với tổng thống Yaseer Arafat, lần đầu tiên thủ tƣớng
Ehud Barak cam kết với chính phủ Israel thực hiện tạm ƣớc Wye River, nhƣng
không phải tất cả các điều khoản trong Wye River đƣợc tiến hành ngay. Một số
điểm sẽ bị hoãn cho đến khi cả hai bên có thoả thuận về quy chế cuối cùng liên
quan đến biên giới, quyền làm chủ đất đai của ngƣời Palestine.
Gần một năm sau tạm ƣớc Wye River, ngày 11/7/1999 tại một căn cứ quân
sự Israel ở cửa khẩu Erez nằm trên biên giới Israel- Gaza, đã diễn ra cuộc gặp cấp
cao chính thức đầu tiên giữa lãnh đạo hai nhà nƣớc Israel và Palestine. Mục đích
của cuộc gặp gỡ này nhằm làm sống lại tiến trình hoà bình Trung Đông, khẳng
định những gì đã cam kết và tiếp tục thực hiện chúng để tiến trình hoà bình không
đi chệch khỏi quỹ đạo. Cuộc gặp gỡ này đƣợc đánh giá là thành công trong bối
cảnh lúc đó.
Ngày 1/8/1999 thủ tƣớng Ehud Barak đã tuyên bố trên đài truyền hình
Israel rằng ông hoàn toàn tôn trọng lịch trình thi hành tạm ƣớc Wye River. Ông
nói: “Chúng tôi đã nhất trí với người Palestine và căn cứ tạm ước, việc thi hành sẽ
bắt đầu từ ngày 1/9/1999 và một tháng sau khi rút quân khỏi bờ Tây sông
Jordan”64.
Đổi lại, tổng thống Yaseer Arafat cam kết mạnh mẽ chống lại những hành
động bạo lực do những phần tử cực đoan tiến hành chống lại tiến trình hoà bình ở
khu vực. Ông còn bày tỏ tin tƣởng hai bên sẽ cùng nhau thực hiện tiến trình hoà
bình một cách nghiêm túc và tích cực. Đồng thời ông cũng kiên quyết bác bỏ việc
thay đổi tạm ƣớc Wye River với bất kì hình thức nào, tức là Israel phải ngừng mọi
hoạt động xây dựng các khu định cƣ Do Thái trên các vùng đất chiếm đóng nơi
ngƣời Palestine hi vọng sẽ thành lập một nhà nƣớc Do Thái độc lập.
Ngày 23/8/1999, các nhà thƣơng lƣợng Israel và Palestine đã đƣợc thoả
thuận thi hành hai khía cạnh trong tạm ƣớc Wye River. Một là, để cho ngƣời
64 Tài liệu tham khảo đặc biệt ngày 5/8/1999
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà 99
Palestine đƣợc tự do đi lại hơn giữa dải Gaza và hai bờ Tây sông Jordan bắt đầu từ
ngày 1/10/1999. Hai là, để vùng lãnh thổ ở dải Gaza có hải cảng riêng và bắt đầu
xây dựng vào ngày 1/10/1999. Còn các vấn đề khác nhƣ: rút quân, trao trả tù
binh… vẫn chƣa đƣợc thực hiện thì phải tiếp tục thực hiện. Sau cuộc họp kéo dài 3
giờ tại Jerusalem, trƣởng đoàn thƣơng lƣợng Palestine là Saeb Erekat hi vọng sẽ
trình lịch rút quân Israel khỏi bờ Tây sông Jordan vào ngày 26/8/1999. Cũng trong
ngày 23/8/1999, ngƣời phát ngôn quân sự Israel thông báo phía Israel cho phép
tăng số ngƣời Palestine vào Israel làm việc bằng cách hạ thấp giới hạn tuổi tác từ
23 xuống 21 tuổi đối với công nhân và từ 25 xuống 23 đối với các nhà doanh
nghiệp. Tiêu chuẩn mới này không chỉ giải quyết số ngƣời Palestine thất nghiệp
mà còn cho phép 31000 nhà doanh nghiệp Palestine vào Israel kinh doanh. Đây
quả là một thành công của ông Ehud Barak trong việc đƣa hai nƣớc xích lại gần
nhau hơn.
Với sự hoà giải của Mỹ, Ai Cập, Jordani ngày 4/9/1999 tại khu nghỉ mát
Sharm El Sheikh ở Ai Cập, tổng thống Yaseer Arafat và thủ tƣớng Ehud Barak đã
kí một thoả thuận mới, thoả thuận Wye River II65 nhằm thực thi các thoả thuận đã
đƣợc hai bên kí kết trong những năm qua theo nguyên tắc “đổi đất lấy hoà bình”.
Ngày 5/9/1999, với 21 phiếu thuận và 2 phiếu trống, chính phủ Israel thông qua
thoả thuận này và sẽ trình quốc hội Israel ngày 8/9/1999.
2 Nội dung
Thoả thuận Wye River II đặt thời hạn một năm cho các bên đàm phán để
thực hiện các điều khoản của tạm ƣớc Wye River I. Theo đó:
Israel tiếp tục rút quân khỏi bờ Tây sông Jordan trong 5 tháng, chia
làm 3 giai đoạn (vào tháng 9, giữa tháng 10, và ngày 20/1/2000).
Israel sẽ trả tự do cho 350 tù chính trị.
65 Thoả thuận Sharm El Sheikh
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà 100
Hai bên cam kết hợp tác an ninh chống khủng bố, xúc tiến cuộc
thƣơng lƣợng về quy chế cuối cùng của các vùng lãnh thổ Palestine
và sẽ hoàn tất trong vòng một năm để có thể kí kết một hiệp định
hoà bình vĩnh viễn giữa Israel và Palestine vaò tháng 9/2000; giải
quyết việc đi lại giữa khu bờ Tây sông Jordan và dải Gaza .
Phía Palestine xem xét lại Hiến chƣơng dân tộc Palestine để huỷ bỏ
điều khoản “tiêu diệt nhà nƣớc Do Thái”.
Phía Israel cho phép mở sân bay quốc tế.
3 Ý nghĩa
Trên thực tế, đây là một văn bản sửa đổi của văn bản đƣợc kí ngày
23/10/1998 tại Nhà Trắng với tên gọi “Tạm ƣớc Wye River” mà việc thực hiện nó
đã bị ngừng từ tháng 12 năm ấy. Nguyên nhân là do chính phủ Netanyahu đã phủi
tay, không chịu thực hiện những gì do chính họ kí.
Wye River II đƣợc tổng thƣ kí LHQ K.Annan và tổng thống Mỹ B.Clinton
có ý hoan nghênh và coi đây là bƣớc tiến quan trọng trong việc “kiến tạo một nền
hoà bình lâu dài và hiểu biết” không chỉ cho hai nƣớc đối đầu này mà còn cho cả
khu vực Trung Đông. Dƣ luận báo chí cũng đánh giá Wye River II đã khởi động
lại tiến trình hoà bình bị đứt quãng từ nhiều tháng qua. Nhƣng đồng thời cũng có
không ít ngƣời nghi ngờ về việc tôn trọng thoả thuận của Ehud Barak.
Về phần mình, tổng thống Yaseer Arafat cho rằng thoả thuận mà ông vừa kí
sẽ đem lại “một hơi thở mới, một bầu không khí mới để các bên tiếp tục trên con
đường tiến trình hoà bình”66. Mặc dù bản thân nó chƣa đáp ứng đƣợc đầy đủ
những đòi hỏi và khát vọng chính đáng của nhân dân Palestine (Israel mới chỉ rút
khỏi 7% lãnh thổ bờ Tây sông Jordan, thả 200 trong số 350 tù chính trị…).
Ngay sau khi kí, thoả thuận Wye River II đã gây ra những phản ứng trái
ngƣợc nhau trong cộng đồng ngƣời Palestine ở bờ Tây sông Jordan và dải Gaza.
66 Tài liệu tham khảo đặc biệt ngày 24/9/1999
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà 101
Trong khi một số tổ chức ủng hộ thì một số khác lại phản đối quyết liệt. Phong
trào kháng chiến Hamas coi đây là “nhƣợng bộ mới” của ban lãnh đạo Palestine
đối với Israel. Mặt trận nhân dân giải phóng Palestine (PELP) buộc tội nhà cầm
quyền Palestine đã chấp nhận chính sách bắt chẹt của Israel, tạo lợi thế cho Israel
nhƣng lại gây tổn hại cho Palestine. Mặt trận dân chủ giải phóng Palestine (DELP)
cũng lên tiếng phản bác thoả thuận rằng các nhà thƣơng lƣợng của ông Yaseer
Arafat đã “ngồi bệt xuống đất” để thƣơng lƣợng và kí thoả thuận với Israel. Tất cả
họ đều không chấp nhận sự tiếp tục nhạo báng các quyền dân tộc của ngƣời
Palestine khi những đòi hỏi chính đáng của họ không đƣợc đáp ứng.
Nói nhƣ thế không có nghĩa là Israel hoàn toàn thoả mãn với những gì họ
vừa kí với Palestine ở Sharm El Sheikh. Thoả thuận này gây phản ứng gay gắt đối
với phái hữu Israel. Thủ tƣớng phái hữu Likoud, Sharon nói: “Chính phủ Công
Đảng của Yitzhak Rabin đã chấp nhận thả những tên khủng bố liên quan đến các
vụ giết người của Israel. Đây là một thất bại không thể chấp nhận được”67. Ngoài
ra, hai bộ trƣởng Israel khác cũng chỉ trích rằng đây là một thoả thuận tồi tệ nhất,
nó đã làm suy yếu Israel và đặt các khu định cƣ vào tình trạng nguy hiểm.
Phản ứng của các bên về Wye River II chứng tỏ con đƣờng đi tới sự sắp
xếp cuối cùng còn nhiều chông gai, khoảng cách giữa Israel và Palestine không hề
đƣợc thu hẹp, các yêu cầu của Palestine đều bị Israel bác bỏ và ngƣợc lại. Vì vậy,
cần có sự nỗ lực và thiện chí của các bên. Cả Israel và Palestine phải biết chấp
nhận, biết hi sinh vì nền hoà bình của nhân dân hai nƣớc và của cả khu vực.
Tuy còn nhiều vấn đề chƣa đƣợc giải quyết nhƣng những gì thoả thuận đạt
đƣợc đã giúp tiến trình hoà bình lấy lại đƣợc động lực bị mất dƣới thời Netanyahu.
Thành quả ấy còn là bƣớc chuẩn bị cho hội nghị thƣợng đỉnh các nƣớc Arab. Là
bƣớc đệm tốt để bắt đầu cuộc đối thoại mới.
67 Tài liệu tham khảo đặc biệt ngày 24/9/1999
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà 102
IV. Tại sao những cánh cửa vẫn đóng kín?
Trong cuộc chiến này, cả Israel và Palestine đều không phải là ngƣời chiến
thắng. Vì chiến tranh bao giờ cũng chỉ gây nên mất mát và tổn thất. Hậu quả của
nó không những làm thiệt hai ngƣời dân Palestine mà còn tổn hại đến cả ngƣời
Israel. Điều dễ nhận ra nhất là đó là khi xung đột xảy ra, nền kinh tế của Israel bị
thƣờng xuyên đóng băng (khoảng 10%); du lịch là nguồn thu hút vốn nƣớc ngoài
khá lớn cũng thƣờng xuyên bị đóng băng vì ảnh hƣởng của các vụ đánh bom cảm
tử. Do dó, cần phải đền bù những tổn hại đó bằng hoà bình.
Tuy vậy, tiến trình hoà bình từ nhiều năm nay vẫn dậm chân tại chỗ. Vậy
những vật cản tiến trình hoà bình này là gì? Có thể kể sáu vấn đề gay cấn nhất nhƣ
những trái bom nổ chậm đối với tiến trình hoà bình Trung Đông: vấn đề
Jerusalem, các vùng đất thánh, biên giới, khu định cƣ Do Thái, ngƣời tị nạn và nhà
nƣớc Palestine.
1. Vấn đề Jerusalem.
Ngƣời Israel và Palestine xung đột với nhau hơn 60 năm qua chỉ vì một
thành phố thiêng của ba tôn giáo. Năm 1993, hiệp định hoà bình Olso đƣợc kí và
Palestine đƣợc hƣởng quy chế tự quyết thì sự thống nhất của Jerusalem càng rạn
nứt nghiêm trọng. Lúc này thành phố thiêng không còn sự thống nhất nguyên
khối. Cho tới thời điểm hiện tại, Jerusalem vẫn là vấn đề khó giải quyết hơn bao
giờ hết.
Trong những thập kỉ qua, dù Đảng nào cầm quyền, Israel cũng thành công
trong việc mạo hiểm làm biến đổi bộ mặt Jerusalem bằng việc xây nơi ở cho ngƣời
Do Thái. Các khu định cƣ Do Thái mọc lên đến nỗi vào giữa những năm 90, ngƣời
Israel hô hào rằng mình đã thắng vì số ngƣời Do Thái đông hơn số ngƣời Palestine
ở Đông Jerusalem. Còn ngƣời Palestine thì có cảm tƣởng nhƣ đang bị xiết chặt cổ
đến ngạt thở.
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà 103
Jerusalem là thành phố thống nhất trên giấy tờ còn thực tế lại khác. Trên nó
có sự phân biệt bởi những biên giới vô hình đƣợc vạch ra nhằm ngăn cách không
chỉ ngƣời Palestine và ngƣời Israel mà cả ngƣời theo đạo và không theo đạo,
những tín đồ Hồi giáo, Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo. Để vƣợt qua đƣợc “biên
giới” này thật không dễ dàng. Vì ngƣời ta phải thay đổi cả ngôn ngữ, mức sống
thậm chí phải đổi cả thời gian tính bằng thế kỉ. Khởi nguồn của khó khăn này là do
lập trƣờng của Israel và Palestine còn cách xa nhau.
Israel khăng khăng lập trƣờng rằng Jerusalem là sở hữu vĩnh viễn của ngƣời
Do Thái. Thành phố đƣợc công bố là “thủ đô thống nhất vĩnh viễn” của Israel theo
đạo luật năm 1980. Nên trong bất kì trƣờng hợp nào cũng không đƣợc chia lại. Đó
là một trong những “tuyến đƣờng đỏ” mà Ehud Barak đã vạch ra. Tuy thế, Israel
cũng có thể chấp nhận “một hình thức tự quản hành chính nào đó” của Palestine
đối với Đông Jerusalem nơi có gần 200000 ngƣời Palestine sinh sống. Tức Israel
là một nhà nƣớc độc lập với thủ đô là Jerusalem. Thủ đô của Palestine phải đặt ở
Abou Dis- một địa phƣơng của ngƣời Arab nằm dƣới sự kiểm soát của Palestine
cách thủ đô Al-Aqsa khoảng 2km.
Đối lập với quan điểm của Israel, Palestine coi Đông Jerusalem là một bộ
phận không thể tách rời khỏi vùng lãnh thổ bị chiếm đóng từ năm 1967. Đó là, các
điều khoản trong NQ 242- cơ sở cho tuyên bố về nguyên tắc đƣợc kí năm 1993
với Yitzhak Rabin và Yaseer Arafat. Nhƣ vậy, trên cơ sở pháp lí, vùng đất này
phải thuộc chủ quyền của nhà nƣớc Palestine và Jerusalem phải trở thành thủ đô
của nhà nƣớc này. Chủ tịch quốc hội Palestine, Abou Ala đề nghị: “Chúng ta sẵn
sàng tìm kiếm một giải pháp trên cơ sở NQ 181 cho Jerusalem hƣởng quy chế của
thành phố quốc tế”.
Lập trƣờng của hai bên quá trái ngƣợc nhau và mặc dù quốc tế đã đƣa ra
nhiều giải pháp cho vấn đề này. Song Jerusalem vẫn là hồ sơ gai góc nhất trong
tiến trình hoà bình. Nó là sự kết tinh những luận cứ không thể dung hoà giữa Israel
và Palestine.
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà 104
2. Các vùng đất thánh.
Đây là vấn đề liên quan đến đời sống tâm linh sau Jerusalem nên mâu thuẫn
tại các vùng này cũng gay gắt không kém ở thành phố thánh địa.
Đối với Israel, theo đề nghị ở hội nghị Camp David, chính phủ Israel mong
muốn có chủ quyền đối với các khu định cƣ của ngƣời Acmenica và Do Thái trong
thành cổ; còn Palestine có chủ quyền đối với các khu Thiên Chúa giáo và Hồi
giáo. Israel không chấp nhận bất kì chủ quyền nào của Palestine đối với khu đền.
Họ muốn thiết lập chủ quyền của mình tại đó và chỉ cho nhà nƣớc Palestine hƣởng
quy chế “bảo trợ”.
Đối với Palestine, không thể chấp nhận chủ quyền đối với khu đền cũng
nhƣ quy chế “bảo trợ” cho Palestine để quản lí các vùng lãnh thổ Hồi giáo, sẽ bảo
đảm tự do đƣợc đến và đƣợc thờ cúng tại tất cả các khu thờ.
3. Vấn đề biên giới.
Vấn đề này là một trong các “tuyến đƣờng đỏ” do thủ tƣớng Israel Ehud
Barak vạch ra. Israel không muốn trở lại đƣờng biên giới năm 1967 và muốn
chiếm thêm từ 15%-20% lãnh thổ thành phố Cisjordanie để bảo toàn các khu định
cƣ Do Thái nơi đây. Chính phủ Israel cũng muốn kiểm soát thung lũng Jordani,
tức thêm 15% lãnh thổ nữa. Điều này cho thấy tham vọng bành trƣớng mở rộng
chủ quyền ngay trên đất của ngƣời Arab của Israel. Thực tế nƣớc này đã gạt bỏ các
NQ của Liên Hiệp Quốc và vi phạm xâm lƣợc chủ quyền của dân tộc khác.
Palestine tuân thủ các NQ của Liên Hiệp Quốc và thực hiện quyền quốc tế
trao cho. Họ thực hiện NQ 242 kêu gọi quân đội Israel rút khỏi các vùng chiếm
đóng từ năm 1967. Các đƣờng biên giới quốc tế sẽ chạy dọc theo tuyến đƣờng
vạch ra ngày 4/6/1967. Tuy vậy, phía Palestine có thể chấp nhận nhƣờng một tỉ lệ
nhỏ Cisjordanie để đổi lấy một diện tích tƣơng tự ở Gaza.
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà 105
4. Khu định cư Do Thái.
Ngay từ đầu nhà nƣớc Do Thái đã vạch ra mục tiêu chiến lƣợc là mở rộng
lãnh thổ và không cho ngƣời tị nạn Palestine về sinh sống trên đất Israel. Nên họ
bằng mọi giá lập ra các khu định cƣ cho ngƣời Do Thái để ngƣời tị nạn có về cũng
hết chỗ trống. Để duy trì lập trƣờng không lay chuyển của mình, chính quyền
Israel không ngừng xây dựng các khu định cƣ cho ngƣời Do Thái trên đất
Palestine. Có lẽ thời thủ tƣớng Ehud Barak các khu định cƣ đƣợc xây dựng nhiều
nhất. Ehud Barak hứa với 195 ngƣời Do Thái định cƣ ở Cisjordani rằng 70-80%
trong số họ sẽ ở trong vùng thuộc chủ quyền của Israel, tại các khu định cƣ. Các
khu này có thể chiếm 10-15% diện tích Cisjordanie và nối liền nhau. Đó là đề nghị
đƣợc Ehud Barak đƣa ra dƣới dạng bản đồ của Cam David hồi tháng 7/2000. Trái
lại, các khu định cƣ Gaza có thể bị dỡ bỏ. Tóm lại, Israel tăng cƣờng xây dựng các
khu định cƣ thực hiện chính sách thực dân hoá mà mục đích là ngăn chặn tính liên
tục về lãnh thổ của nhà nƣớc Palestine tƣơng lai.
Palestine không chấp nhận đề nghị của Israel. Họ coi các khu định cƣ Do
Thái là bất hợp pháp và đòi dỡ bỏ, trừ các trƣờng hợp các chủ nhân của chúng
chấp nhận sống dƣới chủ quyền Palestine. Palestine không hài lòng việc chính phủ
Israel ngoan cố tăng cƣờng chính sách định cƣ Do Thái trên lãnh thổ tạm chiếm
của họ. Theo họ, vấn đề Palestine không thể sử dụng gây sức ép với vấn đề khác.
Quan điểm của hai bên về vấn đề này đối chọi nhau không tìm thấy sự
nhƣợng bộ. Cuộc khủng hoảng của hai nƣớc đang diễn ra trên các vùng lãnh thổ
Palestine. Nên bất kì một hành động nào chạm đến quyền lợi của một bên đều dễ
dàng dẫn đến xung đột. Song chiến tranh không phải là cách giải quyết tốt giữa
chính quyền Israel và Palestine. Vì nó liên quan đến số phận của biết bao ngƣời tị
nạn và nhân dân hai nƣớc về nơi ở và quyền hồi hƣơng.
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà 106
5. Vấn đề người tị nạn.
Đây thật sự là vấn đề nan giải và khó khăn của những con ngƣời đau khổ có
Tổ quốc nhƣng chƣa đƣợc thừa nhận quyền công dân. Cho nên việc xác nhận
ngƣời Palestine tị nạn là vấn đề rất cần thiết vì qua đó sẽ có đƣợc một danh sách
những ai có quyền trở về đất nƣớc và ai sẽ đƣợc bồi thƣờng. Tuy nhiên, việc xác
định ai thuộc diện tị nạn và cách thức bồi thƣờng cho họ nhƣ thế nào vẫn còn
nhiều tranh cãi.
Theo quan điểm của LHQ, họ coi bất cứ ngƣời nào đã sống ở Palestine ít
nhất khoảng hai năm trƣớc ngày 14/5/1948 cũng nhƣ bất cứ ngƣời nào đã bị mất
nhà cửa và công ăn việc làm do chiến tranh với Israel đều là ngƣời tị nạn. Một khi
đã là ngƣời tị nạn thì đƣơng nhiên có quyền trở về quê hƣơng bản quán. Theo ƣớc
tính của LHQ thống kê năm 1999 có khoảng 3.6 triệu ngƣời tị nạn. Con số này
cũng chỉ tƣơng đối và nó sẽ thay đổi sau mỗi lần công bố.
Đối với Palestine, tổ chức PLO cũng công bố con số lớn hơn (5.1 triệu
ngƣời) và đƣợc chia làm 3 kiểu ngƣời tị nạn:
- Một số ngƣời bị xua đuổi trong cuộc chiến tranh đầu tiên giữa ngƣời
Arab Palestine với Israel năm 1948 và đã mất hết nhà cửa, ruộng vƣờn.
- Những ngƣời sau cuộc chiến tranh năm 1948 đã sống ở Israel nhƣng
cuối cùng bị xua đuổi đi nơi khác.
- Những ngƣời đƣợc coi là “dân tị nạn kinh tế”, tức những ngƣời buộc
phải thay đổi nơi sống để tìm kế sinh nhai trong suốt những năm Israel chiếm
đóng đất đai Palestine về sau này.
Tất cả những ngƣời này đều bị nhà nƣớc Do Thái từ chối không cho phép
trở về. Vì thế các nhà lãnh đạo Palestine đã đấu tranh để mọi ngƣời dân của họ
đƣợc trở về quê hƣơng nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
Song, trên thực tế có một bộ phận ngƣời Palestine chính gốc đang làm ăn
sinh sống ở nhiều nƣớc, vì những lí do khác nhau họ không muốn trở về Palestine
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà 107
nữa. Những ngƣời này trƣớc kia ra đi, họ đã bị Israel tƣớc đoạt ruộng đất. Nghĩa là
họ vẫn có quyền trở về và đƣợc bồi thƣờng, đền dù những tài sản họ đã bị mất.
Vấn đề bồi thƣờng cho ngƣời tị nạn đƣợc HĐBA LHQ thông qua năm 1948
và đã đƣợc Israel chấp nhận, với nội dung: mọi ngƣời tị nạn có quyền quyết định
trở về lãnh thổ của họ hoặc không. Nghĩa là nếu họ muốn trở về thì ý nguyện đó
phải đƣợc ƣu tiên số một. Họ đƣợc bồi thƣờng theo hai cách: cách trực tiếp là trả
cho những chủ sở hữu những khoản bồi thƣờng; Cách thứ hai là “trả tổng hợp”
cho từng vùng dân cƣ riêng biệt, sau đó khoản bồi thƣờng này sẽ đƣợc phân chia
cho tất cả mọi ngƣời dù giàu hay nghèo. Và lẽ dĩ nhiên là, Israel phải trả khoản bồi
thƣờng này.
Vậy, liệu giải quyết vấn đề ngƣời tị nạn sẽ chấm dứt đƣợc xung đột Israel-
Palestine? Đây là vấn đề tế nhị và rất khó khăn vì nó đụng chạm đến số phận cũng
nhƣ quyền lợi của hơn 5 triệu ngƣời. Trong khi lập trƣờng của các chủ thể giải
quyết vấn đề lại không cùng hƣớng.
Israel không chịu trách nhiệm về vấn đề ngƣời tị nạn Palestine và không
công nhận bất kì “quyền trở về” nào của họ. Tức không tuân thủ theo NQ của
LHQ. Israel tuyên bố: “vì lí do nhân đạo” hoặc trong khuôn khổ “đoàn tụ gia
đình” thì họ sẵn sàng cho phép hàng chục nghìn ngƣời trở về trong nhiều năm.
Đây cũng là một “tuyến đƣờng đỏ” nữa của Ehud Barak.
Với con số 3.6 triệu ngƣời tị nạn do LHQ đƣa ra, ngƣời Palestine (kể cả con
cháu họ) bị đuổi khỏi quê hƣơng trong các cuộc chiến tranh năm 1948, 1967, theo
chính quyền Palestine về nguyên tắc phải trở về theo tinh thần NQ 194. Đồng thời
họ có quyền đƣợc lựa chọn giải pháp bồi thƣờng. Thực tế các nhà lãnh đạo
Palestine không chủ trƣơng đƣa ngƣời tị nạn trở về ồ ạt. Nhƣng họ coi việc Israel
chịu trách nhiệm trong việc trục xuất ngƣời tị nạn là vấn đề quan trọng.
6. Nhà nước Palestine.
Theo NQ phân trị năm 1948, trên đất Palestine sẽ có hai nhà nƣớc đƣợc
thành lập, nhƣng nhà nƣớc Palestine chỉ “có tiếng mà không có miếng”. Đến năm
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà 108
1993, hiệp định Olso đã quy định tiến tới thành lập một nhà nƣớc Palestine độc lập
trên cơ sở đồng ý của Israel. Một nhà nƣớc đƣợc thành lập trên cơ sở đó là điều
sống còn để bảo đảm an ninh khu vực và là bạn láng giềng tốt của Israel. Nếu
Palestine còn đơn phƣơng tuyên bố độc lập thì Palestine sẽ là một nhà nƣớc đối
địch với Israel- yếu tố này sẽ góp thêm dầu vào lò lửa Trung Đông. Tiến trình hoà
bình Trung Đông sẽ chấm dứt và không còn phƣơng tiện nào bảo đảm cho an ninh
khu vực. Hiệp định cũng đƣa ra thời gian tuyên bố nhà nƣớc Palestine là ngày
14/5/1999. Nhƣng do nhiều yếu tố khó khăn buộc Yaseer Arafat phải tạm hoãn
việc công bố nhà nƣớc này, dự định sẽ công bố trong khoảng thời gian sớm nhất.
Vậy tại sao nhà nƣớc Palestine lại khó tuyên bố thiết lập nhƣ vậy? Có lẽ là vì
ngƣời Israel không thể trao cho Palestine những gì mà ngƣời Palestine cần cho
một nhà nƣớc của họ mà không phá hoại chính nhà nƣớc Israel. Ngƣời Palestine
cũng không thể trao cho Israel những gì ngƣời Israel cần cho an ninh của mình. Vì
chính ngƣời Palestine cũng không đồng thuận với nhau về một nhà nƣớc Palestine
cùng tồn tại nhƣ mong muốn với nhà nƣớc Israel… Nhƣ vậy cả hai đều ngăn chặn
sự tồn tại của nhau và không ai có đủ thông minh để vẽ lãnh thổ nhằm tạo ra hai
nhà nƣớc tự trị và độc lập.
Mặc dù vậy, Anh và EU tỏ ý sẵn sàng công nhận nhà nƣớc Palestine độc
lập ngay sau khi nhà nƣớc ấy công bố dù trong khuôn khổ của hiệp định với Israel
hoặc đơn phƣơng. Trong khi chính phủ Israel chỉ chấp nhận nguyên tắc một nhà
nƣớc Palestine với một số điều kiện. Israel đòi duy trì kiểm soát biên giới ngoài
của nhà nƣớc Palestine và nhà nƣớc này không đƣợc có quân đội thực sự. Mặt
khác, Israel còn muốn kiểm soát trong thời gian 10-12 năm một vùng bao gồm cả
thung lũng Jordani. Đây cũng làm một “tuyến đƣờng đỏ” nữa của Ehud Barak .
Phía Palestine, mục tiêu cuối cùng của họ là phải thành lập một nhà nƣớc
độc lập chủ quyền. Nhƣng họ đã hai lần hoãn công bố nhà nƣớc theo đề nghị của
Washington và EU để tạo “cơ may” cho hoà bình. Có lẽ phải công bố một lần nữa
vấn đề này, vào ngày 15/11/2000, nhà nƣớc này theo Palestine phải có chủ quyền
đối với Cisjordani, trong đó có Jerusalem và dải Gaza .
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà 109
Qua đây có thể nói hoà bình Trung Đông phần nào phụ thuộc vào thái độ
của Israel. Israel phải công nhận chủ quyền của Palestine để giữ thể diện của một
quốc gia trên thế giới nhƣ những quốc gia khác. Israel cần phải nhƣợng trƣớc
những đòi hỏi chủ quyền của Palestine để vô hiệu hoá các trở ngại nói trên. Nếu có
đƣợc thiện chí tốt nhƣ vậy từ phía ngƣời Do Thái thì bạo lực, xung đột sẽ chấm
dứt, hoà bình sẽ sớm toả sáng trên khu vực đầy máu và nƣớc mắt từ nhiều thập kỉ
này.
Tóm lại, hoà bình Trung Đông còn rất nhiều trở ngại và phụ thuộc khá
nhiều vào quan hệ Israel - Palestine. Trong đó, dƣ luận quốc tế cho rằng, thái độ
hai mặt của Israel chính là rào cản thực sự cho tiến trình hoà bình khu vực. Chừng
nào chính quyền Israel chƣa thực sự có thiện chí thực sự thì hoà bình khu vực vẫn
là điều trong mơ.
V. Những nhân tố tác động đến quan hệ
Israel-Palestine.
Cộng đồng quốc tế đang đặc biệt quan tâm đến tình hình khu vực Trung
Đông. Các cuộc gặp gỡ của những ngƣời đứng đầu chính phủ của hai nƣớc Israel,
Palestine từ nhiều năm nay chƣa có kết quả. Hoà đàm giữa hai bên từ trƣớc tới nay
luôn luôn bị trục trặc. Vậy chắc chắn có nhiều nguyên nhân gây trở ngại cho cuộc
hoà đàm này. Trong đó có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nhân tố
chủ quan phải nói tới nội bộ hai nƣớc. Nhân tố khách quan phải kể đến nhân tố
Mỹ và các nhân tố khác.
1. Nhân tố chủ quan.
Phải khẳng định một cách chắn chắn rằng quan điểm, mục tiêu của Israel và
Palestine luôn luôn khác nhau. Hơn nữa, trong vấn đề Palestine, nội bộ các nƣớc
có quan điểm rất khác biệt về hiệp định Olso và về các vấn đề khác nhƣ đất thánh
Jerusalem, quyền hồi hƣơng, chỗ định cƣ, đƣờng biên giới…Điều này không
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà 110
những làm cho hố sâu ngăn cách giữa hai dân tộc ngày càng bị đẩy xa nhau mà
còn liên quan đến nhiều nƣớc khác trong khu vực (Ai Cập, Jordanie, Lybia..). Vì
vậy, mà cộng đồng ngƣời Arab rất khó gắn kết thành một khối tích cực.
1.1 Israel.
Trong nội bộ Israel, chính phủ có cơ cấu không bền vững. Chính phủ cũ
chƣa hết nhiệm kì đã phải thay đổi. Sự bất đồng trong cơ cấu chính trị đã làm cho
quan hệ hai nƣớc luôn phải thay đổi cho chính sách của ban lãnh đạo mới. Nhƣ
thế, những điều khoản của hiệp ƣớc đã kí không đƣợc thực hiện liên tục, giống
nhƣ một ngôi nhà ngƣời này xây chƣa xong ngƣời kia không ƣng phá đi xây lại.
Sự không nhất trí giữa những ngƣời thợ khiến cho ngôi nhà khó đƣợc khánh
thành. Tƣơng tự nhƣ vậy, tiến trình hoà bình Trung Đông luôn bị xem xét thậm chí
không đi theo lộ trình ban đầu, chủ yếu từ phía Israel.
Hơn nữa, trong nội bộ Israel cũng có nhiều phe phái phức tạp với những
quan điểm điểm nhiều khi trái ngƣợc nhau khó thống nhất. Một đất nƣớc có nhiều
chính Đảng, tổ chức chính trị thì chắc chắn khó tìm đƣợc sự đồng thuận trên tất cả
vấn đề. Đặc biệt vấn đề Palestine nhiều gai góc và rất nhạy cảm này.
1.2 Palestine.
Trong nội bộ Palestine, việc tìm kiếm đƣợc tiếng nói chung giữa các phe
phái không phải là dễ. Khôi phục lại sự thống nhất tại Palestine vẫn luôn đƣợc coi
là mục tiêu hàng đầu trong bang giao hai nƣớc Israel - Palestine và cho kế hoạch
hoà bình tại Trung Đông. Vì không đạt đƣợc mục đích này, việc giải quyết mọi
mục tiêu khác trong đó có cơ hội đạt đƣợc thoả thuận cuối cùng giữa hai nƣớc
không thể triển khai một cách có hiệu quả.
Nhƣ vậy, sự không ổn định trong nội bộ đã góp phần làm cho xung đột
Israel - Palestine rơi vào vòng luẩn quẩn của hành động bạo lực và sự trả đũa.
Thậm chí lại dẫn vào đƣờng hầm tối tăm mới. Điều này đƣợc thể hiện rất rõ qua
các cuộc chiến tranh từ khi nhà nƣớc Do Thái ra đời và tình trạng căng thẳng bất
ổn ngày nay.
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà 111
2.Nhân tố khách quan.
Mỹ.
Thái độ thiên vị cho Israel của Mỹ là nguyên nhân chính khiến cho lộ trình
hoà bình Trung Đông đến nay vẫn bế tắc. Do vị trí quan trong chiến lƣợc về địa lí,
kinh tế nên Trung Đông từ lâu đã là một bộ phận quan trọng trong chiến lƣợc toàn
cầu của Mỹ ở Trung Đông. Trong thời kì chiến tranh lạnh (1945-1991) là ngăn
chặn Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản phát triển ở khu vực Trung Đông.
Thời kì sau chiến tranh lạnh, Mỹ phải điều chỉnh chiến lƣợc toàn cầu, trong
đó có Trung Đông. Trung Đông vẫn là trọng điểm ƣu tiên trong chiến lƣợc toàn
cầu mới của Mỹ với mục tiêu bảo đảm nguồn dầu lửa vẫn chảy về Mỹ, ngăn chặn
sự trỗi dậy của cƣờng quốc khu vực, thúc đẩy hoà bình, làm trung gian hoà giải
cho cuộc xung đột Israel-Palestine, ngăn chặn sự lan tràn của chủ nghĩa Hồi giáo
cực đoan, ngăn chặn việc phổ biến vũ khí giết ngƣời hàng loạt nhƣ hạt nhân, sinh
học và hoá học. Nếu nhƣ trong chiến tranh lạnh, Mỹ sử dụng Israel để can thiệp
vào Trung Đông, loại trừ Anh, Pháp và Liên Xô, chia rẽ các nƣớc Arab thì sau
chiến tranh lạnh Mỹ không chỉ cần Israel mà còn cần của thế giới Arab. Sau khi
Anh, Pháp đã bị loại trừ, Liên Xô sụp đổ, Mỹ thành cƣờng quốc duy nhất chi phối
Trung Đông. Thời cơ cho Mỹ thi hành một chính sách công bằng trong khu vực đã
có. Tuy nhiên, trong chính sách và hành động, Mỹ vẫn tiếp tục thiên vị, hậu thuẫn
cho nhà nƣớc Israel. Israel vẫn là đồng minh tin cậy nhất của Mỹ ở khu vực. Cựu
phó tổng thống Mỹ Al. Gore phát biểu trong lễ kỉ niệm 50 năm ngày thành lập nhà
nƣớc Israel: “Chúng tôi cầu nguyện để những tâm trạng lưỡng lự nhường chỗ cho
sự thật quan trọng nhất là Mỹ không bao giờ để các bạn Israel là mục tiêu then
chốt của người Mỹ ở Trung Đông”68. Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần 1 và
lần 2, trong chiến dịch thống nhất lật đổ chính quyền của Saddam Hussein ở Iraq,
Mỹ đã có mặt ở Trung Đông là vì nhiều mục đích, trong đó có mục đích là nhằm
bảo vệ an ninh cho Israel, tiêu diệt và làm suy yêú những nhà nƣớc mà Mỹ coi là
68 Tạp chí nghiên cứu châu Phi và Trung Đông số 11(27) tháng 11/2007
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà 112
kẻ thù của Israel. Lẽ nào Iraq bị trừng phạt chỉ vì thủ lĩnh của họ là kẻ độc tài?
Cho dù Hussein vi phạm NQ của HĐBA LHQ, nhƣng thử hỏi Israel là đất nƣớc 30
năm nay đã từng vi phạm bao nhiêu lần NQ 242 của LHQ69? Ngƣời Arab và ngƣời
Hồi giáo đã phải chịu đau khổ vì đƣờng lối chính trị nhƣ vậy của Mỹ70.
Trên trƣờng quốc tế, Mỹ đã hơn 20 lần sử dụng quyền phủ quyết các NQ
của HĐBA LHQ để bảo vệ sự ủng hộ Israel. Tháng 12/1997, Mỹ đã bác bỏ NQ
của HĐBA LHQ lên án Israel xây dựng các khu định cƣ mới Do Thái ở Halomma
dù NQ đã đƣợc 14/15 phiếu thông qua. Mỹ cho chuyển sứ quán của Mỹ về
Jerusalem, thành phố còn đang tranh chấp nóng bỏng giữa Israel –Palestine. Với
động thái này, Mỹ đã thừa nhận Jerusalem là thủ đô của nhà nƣớc Israel. Mỹ đã
nhiều lần gây sức ép với Yaseer Arafat để ông có hành động ném bom ngăn chặn
việc đánh bom cảm tử vào ngƣời Do Thái. Tháng 6/1995, Đảng Likoud lên cầm
quyền phá vỡ tiến trình hoà bình Trung Đông, Mỹ không kiên quyết buộc các thủ
tƣớng cánh hữu Israel đi vào quỹ đạo hoà bình, thực hiện các hiệp ƣớc đã kí với
Palestine, bảo vệ lộ trình hoà bình và thúc đẩy nó tiến triển. Từ sau vụ khủng bố
11/9/2000, thì chính sách của Mỹ ở Trung Đông có sự thay đổi để phù hợp với
chiến dịch chống khủng bố của Mỹ. Hiện nay, tổng thống Mỹ Obama cũng dành
nhiều ƣu tiên cho vấn đề Trung Đông vừa để giúp xung đột hai nƣớc Israel -
Palestine nhanh chóng kết thúc, vừa tìm và tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố trên toàn
cầu.
Có nhiều lí do để giải thích sự thiên vị của Mỹ cho Israel: Israel là đồng
minh tin cậy nhất của Mỹ trong và sau chiến tranh lạnh. Nguyên nhân quan trọng
còn là do cộng đồng ngƣời Do Thái ở nƣớc ngoài có nhiều thế lực để chi phối
chính sách đối ngoại của Nhà Trắng. 6 triệu ngƣời Do Thái sống ở Mỹ, 4 triệu
ngƣơì sống ở Tây Âu, 4 triệu ngƣời ở Nga và Đông Âu. Cộng đồng ngƣời Do Thái
phần lớn là những nhà tài phiệt giàu có, họ là một trong các nguồn tài chính quan
69 Kêu gọi Israel rời khỏi lãnh thổ của họ chiếm đóng từ trƣớc năm 1967
70 Xem ngƣời Mỹ tự hỏi vì sao ngƣời ta căm ghét nƣớc Mỹ , Nxb Thông Tấn. Hà Nội.2004, tr.50
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà 113
trọng trong các cuộc tranh cử tổng thống Mỹ, cho nên họ có thể chi phối chính
sách đối ngoại của Mỹ.
Tất nhiên còn nhân tố khác tác động đến chính sách đối ngoại của Mỹ ở
Trung Đông chẳng hạn nhƣ Mỹ phải đề phòng khả năng cạnh tranh xâm nhập của
EU, Trung Quốc, Nga…vào Trung Đông. Nhƣng ngày nay, với tƣ cách là ngƣời
bảo trợ chính cho hoà bình Trung Đông, chính sách thiên vị và thiếu công bằng
của Mỹ vẫn là nguyên nhân chính làm cho lộ trình hoà bình bế tắc. Chính sách
thiếu công bằng đó của Mỹ làm cho thế giới Hồi giáo tức giận. Chủ nghĩa khủng
bố ra đời là do nhiều nguyên nhân nhƣng một phần là do thái độ thiếu công bằng
của Mỹ ở Trung Đông mà then chốt là vấn đề Palestine - Israel.
Giải pháp tốt nhất và đúng đắn nhất cho hoà bình Trung Đông hiện nay là
Mỹ phải có chính sách công bằng trong vấn đề Palestine - Israel. Cả Mỹ và Israel
phải tôn trọng chủ quyền dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ của ngƣời Palestine, tôn trọng
độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia Arab, giải quyết vấn đề hoà
bình Trung Đông cả gói và toàn diện. Đó còn là giải pháp chống khủng bố quốc tế
hữu hiệu nhất, bảo đảm hoà bình và an ninh cho nhà nƣớc Israel, bảo đảm hoà
bình, ổn định, an ninh trong khu vực hàng ngàn năm đẫm máu và nƣớc mắt trong
lịch sử của mình.
Arab Hồi giáo.
Thế giới Arab từ lâu đã trong tình trạng chồng chất lòng thù hận và đối
địch. Quan hệ “anh em”, “tình đoàn kết” nơi đây là cái gì đó mà không ai có thể
tin đƣợc. Bởi nó sớm nắng, chiều mƣa, sáng anh em, trƣa kẻ thù. Các vị lãnh đạo
các nƣớc Arab đều lớn tiếng hô hào tình đoàn kết nhƣng lại chỉ chấp nhận tình
đoàn kết dƣới là cờ của ông ta, phải nghe theo ông ta và làm những gì ông ta
muốn. Cứ nhƣ vậy không ai khác là nhân dân Palestine - ngƣời chịu thiệt thòi
nhất. Song, quan hệ giữa các nƣớc Arab đƣợc cải thiện tốt hơn sau hội nghị Cairô
với lãnh tụ Palestine Yaseer Arafat - ngƣời đƣợc xem là biểu tƣợng cho đấu tranh
tự do.
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà 114
Tuy tình đoàn kết trong thế giới Arab khiến ngƣời ta khó tin nhƣng có một
điểm mà ngƣời Arab có thể thể đồng thuận với nhau trong hơn 60 năm qua là sự
nghiệp của ngƣời Palestine. Cuộc chiến chống lại sự xâm lƣợc của Israel đối với
dân tộc Palestine từ lâu đã dấy lên và trở thành cuộc kháng chiến chống lại sự can
thiệp bên ngoài đối với những ngƣời dân Arab. Palestine tập hợp xung quanh mình
một lực lƣợng Arab Hồi giáo bủng hộ đáng kể, có khoảng hơn 10 nhóm vũ trang
Hamas (1987), Jihad…đang hoạt động dƣới ngọn cờ chống lại sự xâm lăng của
Israel. Mặt khác, tình cảm tôn giáo cũng là nguyên nhân khiến cho các cuộc đánh
bom cảm tử ở tƣ thế sẵn sàng hơn71. Mỹ tin rằng Iran cung cấp vũ khí thông qua
Syria và tại Syria có trại huấn luyện quân sự cho “tổ chức cực đoan Palestine”72.
Còn ông Hassan Nasrallah- tổng thƣ kí của tổ chức Hezbollah (Li Băng) đã ủng hộ
cuộc đấu tranh này. Ông cho rằng, mặc dù thời điểm hiện nay, định nghĩa về chủ
nghĩa khủng bố vẫn là vấn đề khó khăn nhất trên thế giới, nhƣng “sự phản kháng”
cần phải loại ra khỏi định nghĩa về chủ nghĩa khủng bố. Một đất nƣớc bị chiếm
đóng, ngƣời dân nƣớc đó cầm súng tự vệ là hành động hợp pháp73.
Vậy với sự ủng hộ ấy, tại sao bạo lực xảy ra ở Trung Đông giữa ngƣời Arab
Hồi giáo với Israel đƣợc Mỹ che chở và nuôi dƣỡng kéo dài liên miên không dứt?
Có lẽ ở một thời điểm nào đó, một số chính phủ Arab vẫn nghiêng về bảo vệ
quyền lợi cho Mỹ và ủng hộ của họ đối với nhân dân Palestine chỉ ở lời nói. Điều
này đƣợc thể hiện khá rõ sau kết quả của hội nghị Madrid, hiệp định Olso…, Israel
luôn đƣợc các chính phủ Arab chào đón nồng nhiệt hơn.
Tóm lại, thế giới Arab Hồi giáo là một trong những nhân tố tác động vào
mối quan hệ Israel - Palestine hơn 60 năm qua. Cuộc xung đột giữa hai nƣớc đã
trở thành một vết thƣơng không khép miệng, một ung nhọt làm trầm trọng hơn
tình trạng bị tƣớc đoạt và nuôi dƣỡng những phần tử cực đoan. Hoà bình giữa
71 Tính đến ngày 18/9/2003, đã có 3482 ngƣời chết bởi bạo lực chủ yếu là ngƣời Palestine (Theo Trình
Mƣu, quan hệ quốc tế những năm đầu thế kỉ XXI, vấn đề, sự kiện và quan điểm, Nhà xuất bản Lí Luận
Chính Trị, 2005,tr. 107)
72 Tin tham khảo đặc biệt ngày 29/6/2002
73 Tin tham khảo đặc biệt ngày 7/10/2004
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà 115
ngƣời Israel và ngƣời Palestine chắc chắn không phải là điều kiện đủ để giúp ổn
định tình hình Trung Đông.
Quốc tế.
Dƣ luận quốc tế cho rằng, ngoài nguyên nhân cho cuộc xung đột giữa Israel
và Palestine chƣa có hồi kết đã kể trên còn có sự giải quyết không công bằng của
quốc tế. Sự không công bằng thể hiện khá rõ ngay trong NQ thành lập nhà nƣớc
Israel năm 1947 của LHQ. Tiếp đó, các hành động ngang ngƣợc của Israel lại
đƣợc nƣớc Mỹ bao che. Để chấm dứt tình trạng xung đột, cộng đồng quốc tế luôn
hy vọng “lộ trình hoà bình Trung Đông” do nhóm bộ tứ (Mỹ, Nga, liên minh châu
Âu EU và LHQ) đồng bảo trợ mà cả Israel và Palestine cần phải thực hiện những
cam kết một cách nghiêm túc.
Israel chuyên thói lật lọng, để thực hiện mục tiêu của mình bất chấp vi
phạm luật pháp quốc tế, không ngần ngại huỷ bỏ các hiệp ƣớc mà mình đã kí. Họ
tự ý làm những gì mình muốn mà không thèm để ý tới những yêu cầu dƣ luận
quốc tế. Thái độ ấy dẫn đến hậu quả nguy hiểm là bạo lực leo thang, đẩy mọi nỗ
lực hoà bình lún sâu vào nguy cơ sụp đổ. Trƣớc bƣớc leo thang quân sự nguy hiểm
của Israel, HĐBA LHQ đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp theo đề nghị của các nƣớc
Arab để xem xét dự thảo NQ yêu cầu Israel chấm dứt ngay những hoạt động quân
sự ở Bắc dải Gaza. Bản dự thảo NQ này cũng yêu cầu Israel tuân thủ luật nhân đạo
quốc tế chấm dứt tất cả các hoạt động quân sự và rút các lực lƣợng chiếm đóng
khỏi Bắc dải Gaza. Đồng thời kêu gọi Israel-Palestine sớm thực hiện lộ trình hoà
bình Trung Đông do nhóm bộ tứ đồng bảo trợ.
Bất kì một vấn đề gì, yếu tố khách quan chỉ mang tố hỗ trợ còn yếu tố chủ
quan là quyết định. Vậy để hoà bình sớm trở thành hiện thực ở Trung Đông, Israel
và Palestine phải ngƣng ngay cuộc chiến và thiết lập khôi phục niềm tin lẫn nhau.
Palestine phải làm nhiều hơn nhằm chấm dứt các cuộc đánh bom “khủng bố”. Còn
Israel phải rút quân ra khỏi các khu vực mà ngƣời Palestine quản lí. Đồng thời hai
bên phải biết tôn trọng các quyền lợi của nhau…Có nhƣ vậy hoà bình mới sớm trở
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà 116
lại với hai nƣớc và mới tồn tại ở Trung Đông. Tuy vậy, triển vọng này còn là một
điều mong manh, khó tìm kiếm. Ở khu vực này điều duy nhất chắc chắn là không
có gì chắc chắn cả.
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà 117
KẾT LUẬN
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, với NQ 181 của HĐBA LHQ, nhà nƣớc
Do Thái đƣợc thành lập. Nhà nƣớc này với chính sách bành trƣớng xâm lƣợc luôn
“gây sự” với các nƣớc láng giềng Arab, đặc biệt với Palestine. Trong thời chiến
tranh lạnh, sự phân cực xung quanh Liên Xô và Mỹ khiến cuộc xung đột Israel -
Palestine có quy mô toàn cầu. Tính chất này đƣợc thể hiện rõ trong các cuộc chiến
tranh năm 1956 (vấn đề kênh đào Suêz), cuộc chiến tranh năm 1973. Nhƣng
không phải vì thế mà tình hình không thay đổi trong hoà hoãn. Thập kỉ 70, nền
hoà bình Trung Đông đƣợc đánh dấu bởi hiệp định trại David năm 1978, hiệp định
Israel - Ai Cập năm 1979. Sang thập kỉ 80, nền hoà bình đƣợc đánh dấu bằng sự
ngƣng trệ và thụt lùi. Vào thập kỉ 90, cùng với sự sụp đổ của Đông Âu, tình hình
thay đổi căn bản, hội nghị hoà bình tại Madrid (1991), Olso (1993)… đã mở ra
tiến trình hoà bình cho khu vực Trung Đông. Từ đây cuộc xung đột không còn
mang tính toàn cầu nữa mà chỉ giới hạn trong khu vực. Nhƣng giải pháp hoà bình
hiện nay rất khó khăn.
Cuộc xung đột Israel - Palestine xoay quanh vấn đề tranh chấp chủ quyền ở
dải Gaza, thành phố Jerusalem và các vấn đề khác nhƣ: quyền hồi hƣơng của
ngƣời tị nạn Palestine, định cƣ, đƣờng biên giới, nguồn nƣớc uống….Từ năm
1993 đến 1999, trải qua các đời chính phủ khác nhau: Rabin, Netanyahu, Barak ở
Israel, các vấn đề này đã đƣợc đem ra giải quyết cùng với Palestine. Các biện pháp
Israel áp dụng có thể làm dịu bớt căng thẳng hoặc có thể đẩy căng thẳng dâng cao
tới mức nguy hiểm. Nhƣng dù Đảng nào cầm quyền và sử dụng biện pháp gì đi
chăng nữa thì bản chất, lập trƣờng của Israel là không thay đổi. Chính lập trƣờng
này của họ đã khiến cho nền hoà bình ở Israel và Palestine luôn bị đe doạ.
Tuy nhiên, không phải lúc nào các biện pháp cũng tỏ ra cứng rắn. Đã có
nhiều cánh cửa hoà bình mở ra cho quan hệ hai nƣớc. Hiệp định hoà bình Olso đã
cho thấy triển vọng của tiến trình hoà bình và mở ra một thời kì đối thoại cho quan
hệ hai nƣớc. Tiếp đó là thoả thuận Gaza- Jericho, tạm ƣớc Wey River…đã ít nhiều
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà 118
giúp hai nƣớc thoát ra khỏi vũng lầy xung đột. Nhƣng do sự thiếu thiện chí của
Israel, do bất đồng quan điểm quá lớn nên ngay sau đó tiến trình hoà bình Olso bị
chết dần chết mòn. Hiệp định lẽ ra phải dẫn đến cuộc đàm phán quyết định quy
chế cuối cùng. Và theo logic tiến trình hoà bình này phải dẫn đến thiết lập nhà
nƣớc Palestine vào tháng 5 năm 1999 bên cạnh nhà nƣớc Israel. Nhƣng kể từ sau
khi kí, nhất là sau vụ thảm sát thủ tƣớng Yitzhak Rabin (4/11/1999), các hiệp định
với nguyên tắc “đổi đất lấy hoà bình” luôn bị trì hoãn và chịu nhiều hạn chế từ
phía chính phủ Israel. Thời thủ tƣớng Barak, các hiệp định đã kí không đƣợc thực
hiện, quan hệ hai nƣớc lại dẫn vào đƣờng hầm tối tăm khác, không có cơ hội khôi
phục đối thoại. Tiếp đến, chính phủ Barak hứa sẽ hoàn thành tiến trình hoà bình
với Palestine. Nhƣng Barak không triển khai một hoạt động cụ thể nào có tính chất
quyết định đối với hoà bình trong tất cả các vấn đề. Những cánh cửa hoà bình chỉ
hé ra rồi lại đóng lại. Những cánh cửa ấy không thể mở toang xoá bỏ xung đột
giữa hai nƣớc. Sau khi A.Sharon lên cầm quyền lại đánh dấu một thời kì đầy bạo
lực, đối đầu trong quan hệ hai nƣớc.
Nhƣ vậy, thật khó tìm thấy hoà bình giữa Israel-Palestine mặc dù cả hai đã
cố gắng đàm phán và đạt đƣợc thoả thuận làm dịu mọi chuyện. Đến thời điểm hiện
tại (đầu năm 2009), quan hệ Israel - Palestine vẫn là xung đột, đối đầu gay gắt.
Song với xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển của thời đại cùng với sự tác động
tích cực của cộng đồng quốc tế. Mong cho sự tranh chấp, xung đột chấm dứt để
hoà bình sớm đến với nhân dân hai nƣớc Israel, Palestine và cả khu vực Trung
Đông.
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anton La Guavdia do Lƣu Văn Hy dịch (2006), Cuộc
chiến không kết thúc: ngƣời Israel và Palestine trong
cuộc chiến giành vùng đất hứa, NXB VHTT.
2. Christophe Boltanski Et Jihan El-Tahri, Y.Arafat một
huyền thoại, NXB Thông Tấn, TP HCM, 2002
3. Cuộc xung đột Israel-Arab, NXB Thông Tấn Xã Việt
Nam, Hà Nội, 2002.
4. Kến Văn, Phƣơng Thuý, Cuộc chiến giữa Israel và
Palestine, NXB VHTT, TP HCM, 2007
5. Lê Phụng Hoàng, Lịch sử quan hệ quốc tế sau chiến
tranh thế giới thứ hai, Tập 1: 1945-1975, NXB ĐHSP
TPHCM, 2007
6. Lƣơng Ninh (Chủ biên) và các tác giả, Lịch sử thế giới
cổ đại, NXB GD, HN, 1997
7. Mạnh Kim, Nguyễn Văn Phƣớc, Bí mật một huyền
thoại- Arafat- Một đời cho tự do- NXB Tổng hợp, TP
HCM, 2004.
8. Nguyễn Hiến Lê, Bài học Israel, NXBVH, HN 1999
9. Nguyễn Hiến Lê, Bán đảo Arab, NXB VH, HN, 1994
10. Nguyễn Thị Thƣ, Nguyễn Hồng Bích, Nguyễn Văn
Sơn, Lịch sử Trung Cận Đông, NXB GD, TPHCM,
2002.
11. Nguyễn Thọ Nhân (dịch), Lịch sử Trung Cận Đông
2000 năm trở lại đây, NXB Tri Thức, Hà Nội, 2008
12. Phạm Giảng, Lịch sử quan hệ quốc tế từ Chiến tranh
thế giới thứ hai đến chiến tranh Triều Tiên (giai đoạn
1934-1954), NXB CTQG, 2005.
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Phụng Hoàng
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà 120
13. PGS TS Trình Mƣu, TS Vũ Quang Vinh, Quan hệ quốc
tế những năm đầu thế kỉ XXI, vấn đề sự kiện, quan
điểm, NXB LLCT, HN 2005
14. Trung Đông và nguồn gốc các cuộc xung đột giữa các
nƣớc Arab và Israel. Tài liệu tham khảo, TTXVN phát
hành, 11/1993
15. Vùng Vịnh - Chiến tranh sau chiến tranh, đặc san của
báo Quân đội nhân dân, 4/1991.
16. Các tài liệu tham khảo của TTXVN từ 1993-1999
17. Tạp chí nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, từ 1993-
1999.
18. Tạp chí nghiên cứu Quốc tế, từ 1993-1999
19. Website- BBC.co.uk/vietnamese
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyenthinganha.pdf