Khóa luận Những giải pháp nâng cao hiệu quả dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp

I. Lí do chọn đề tài Môn Tiếng Việt nói chung và Làm văn nói riêng nhằm mục đích cuối cùng là rèn cho học sinh sử dụng đúng, hay tiếng Việt vào hoạt động giao tiếp trong đời sống. Môn Tiếng Việt cung cấp cho học sinh những tri thức về ngôn ngữ như các lớp từ vựng, các qui tắc sử dụng ngôn ngữ vào trong hoạt động giao tiếp. Chính nhờ những tri thức này mà học sinh mới biết cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp với nội dung cần trình bày. Có thể nói dạy tiếng Việt là dạy cho học sinh cách sử dụng phương tiện cần thiết để thực hiện quá trình giao tiếp. Mặt khác, môn học này còn giúp cho học sinh tiếp nhận và diễn đạt những kiến thức khoa học trong nhà trường. Dạy làm văn ở trường phổ thông hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Có một thời gian dài người giáo viên dạy làm văn cho học sinh quá thiên về tri thức lý thuyết một cách máy móc mà quên rằng tất cả những tri thức ấy cần được vận dụng trong đời sống thực tế. Mặt khác, chương trình cũng không chú ý đến nhu cầu, thị hiếu của học sinh cho nên đa số nội dung của các bài làm văn mà giáo viên đưa ra không gắn với thực tế đời sống mà chỉ nghiêng về những tác phẩm văn chương. Người dạy chưa tìm hiểu xem học sinh có nhu cầu bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình không? Chính điều này đã làm cho học sinh trở nên thụ động, hạn chế khả năng giao tiếp, đồng thời tạo cho học sinh cảm giác nhàm chán, không thích học làm văn. Từ trước đến nay người ta bàn rất nhiều về phương pháp dạy tiếng Việt, làm văn ở phổ thông: phương pháp giao tiếp, phương pháp vận động, phương pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh Trong đó người ta đặc biệt nhấn mạnh đến phương pháp giao tiếp. Trong dạy học nói chung và dạy làm văn nói riêng, phương pháp giao tiếp ngày càng được thể hiện dưới những hình thức đa dạng khác nhau. Kết quả của một giờ làm văn không phải chỉ cho học sinh nắm được nội dung bài học theo lý thuyết suông mà còn phải biết ứng dụng vào các hoạt động giao tiếp trong thực tế đời sống. Vì vậy, kể từ khi quan điểm giao tiếp được đưa vào trong phương pháp dạy học thì kết quả dạy làm văn đã đạt được những bước tiến đáng kể so với trước đó. Chúng tôi nhận thấy rằng phương pháp giao tiếp đóng một vai trò quan trọng trong việc dạy và học làm văn. Phương pháp giao tiếp sẽ phát huy được khả năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh, phát huy tư duy sáng tạo, đồng thời tạo sự hứng thú cho học sinh trong các giờ học làm văn. Chúng tôi suy nghĩ rằng đổi mới phương pháp dạy học làm văn đang là vấn đề cần thiết. Hiện nay, chúng ta đã khẳng định tính ưu việt của phương pháp giao tiếp trong việc dạy làm văn nhưng việc dạy và học làm văn ở phổ thông vẫn còn hạn chế. Phần lớn giáo viên đều nhận thấy được tầm quan trọng của việc dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp nhưng lại không nắm được lý thuyết về giao tiếp, chưa tổ chức được những hình thức giao tiếp, chưa nhận thức được đầy đủ về tầm quan trọng, hiệu quả của phương pháp này, đặc biệt là trong dạy làm văn. Điều này đã làm hạn chế rất nhiều đến kết quả dạy và học làm văn. Trước thực trạng đó, với tư cách là một giáo viên Ngữ văn tương lai tôi quyết định chọn đề tài “Những giải pháp nâng cao hiệu quả dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp”. Ở đề tài này, chúng tôi đề ra những phương pháp dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp nhằm mục đích giúp cho việc dạy và học làm văn ở phổ thông đạt được chất lượng tốt hơn.

pdf48 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2023 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Những giải pháp nâng cao hiệu quả dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồng Trang Trang 27 những nội dung rất xa rời với các em (chẳng hạn như những tác phẩm văn chương thời trung đại). Trong khi đó những nội dung này không phù hợp để các em bày tỏ cảm xúc của mình vì nội dung cách xa các em quá lâu cho nên phong cách viết cũng như quan niệm về các vấn đề đã khác xa với con người thời hiện đại ngày nay làm cho các em rất khó cảm thụ những tác phẩm văn chương cổ này. Cho nên làm văn là điều kiện để các em có thể bộc lộ những suy nghĩ, những ý kiến chủ quan của mình nhưng để bộc lộ được những điều này thì đề làm văn cần phải hướng vào thực tế đời sống. Đời sống thực tế là môi trường vừa mang lại cho học sinh những kiến thức cơ bản vừa phục vụ cho sự hứng thú, khám phá của học sinh Có một số học sinh còn cho biết nguyên nhân không thích học làm văn là do họ không có khả năng diễn đạt. Ta thấy có nhiều trường hợp mà các em vẫn thường nói là “hiểu nhưng không nói được”, đây là một trường hợp phổ biến của học sinh hiện nay. Khả năng diễn đạt của học sinh còn yếu là do học sinh không được giao tiếp thường xuyên trong quá trình học tập. Như chúng ta đã nói ở trên thì giao tiếp giúp cho con người hoàn thiện ngôn ngữ và hình thành các kĩ năng cơ bản. Trong các cuộc giao tiếp thì học sinh có thể lắng nghe ý kiến của người khác đồng thời có thể bày tỏ ý kiến của bản thân. Phần lớn học sinh nắm được ý nghĩa, mục đích khi viết làm văn thì cũng còn một số học sinh không nắm được mục đích và ý nghĩa một cách đúng đắn nhất. Có học sinh cho rằng làm văn chỉ là để hoàn thành các yêu cầu của giáo viên thậm chí có em còn không hiểu được mục đích khi viết một bài làm văn. Đây là vấn đề cần được quan tâm hơn để có thể hướng học sinh có suy nghĩ một cách đúng đắn. Khi học sinh không hiểu được ý nghĩa thì các em sẽ không viết được bài làm văn đạt yêu cầu đã đề ra vì các em không chú ý cũng như không đầu tư nhiều vào bài làm văn. Có em còn cho rằng làm văn không có mục đích và yêu cầu gì cả chỉ là một nhiệm vụ mà mình phải thực hiện. Từ trước đến nay người giáo viên thường ít cho học sinh chú ý đến đối tượng hướng đến trong bài làm văn. Điều này đã làm hạn chế rất nhiều đến khả năng làm văn của các em. Có một số học sinh chưa biết hoặc chưa để ý về các đối tượng hướng đến trong bài làm văn. Điều đó đồng nghĩa với việc các em không chú ý đến các nhân tố giao tiếp trong khi viết một bài làm văn. Ta đều biết rằng trong cuộc sống để thực hiện hoạt động giao tiếp đạt hiệu quả thì ta cần phải biết đến đối tượng mà mình sẽ giao tiếp. Vì mỗi đối tượng khác nhau sẽ có cách lựa chọn hình thức giao tiếp khác nhau. Làm văn cũng vậy, mỗi bài làm văn đều thể hiện được năng lực của người viết, năng lực này cần phải được kết hợp với sự hiểu biết về các vấn đề thì mới tạo được hiệu quả cao trong một bài viết. Trong mọi mặt của đời sống ở bất cứ vấn đề nào khi nắm rõ được vấn đề đó thì sẽ giải quyết vấn đề một cách đạt hiệu quả nhất. Sự hiểu biết về các nhân tố giao tiếp của học sinh còn rất mơ hồ trong khi viết làm văn (74/115 chiếm 64,3%). Nguyên nhân của vấn đề này là do người giáo viên khi dạy làm văn đã không chú ý dạy theo quan điểm Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 28 giao tiếp. Từ đó làm cho học sinh còn cảm thấy xa lạ với các nhân tố giao tiếp. Các nhân tố giao tiếp là một trong những điều kiện quan trọng để có thể tiến hành cuộc giao tiếp. Khi học sinh đã không ý thức cũng như không hiểu được các nhân tố này thì người giáo viên rất khó hướng học sinh vào hoạt động giao tiếp. 2.3 Những khó khăn của giáo viên và học sinh trong việc dạy và học làm văn Khi tiếp xúc với các thầy cô giáo dạy làm văn ở phổ thông, chúng tôi nhận thấy rằng đa số giáo viên ngại dạy vì đây là môn học khó, khô, ít tài liệu hướng dẫn. Một số giáo viên đều đã quen với phương pháp dạy học cũ, lại có một số giáo viên khi còn học ở trường Đại học thì học theo Sách giáo khoa cũ nhưng khi ra trường lại phải dạy theo sách giáo khoa đã cải cách. Chính vì vậy mà khi áp dụng phương pháp dạy học mới trong chương trình sách giáo khoa cải cách thì giáo viên gặp rất nhiều khó khăn và lúng túng. Từ trước đến nay khi đào tạo ở bậc Đại học thì sinh viên không được học học phần phương pháp dạy làm văn mà chỉ có phương pháp dạy làm văn ghép chung với phương pháp dạy học tiếng Việt nhưng khi về trường phổ thông thì giáo viên lại phải dạy môn Làm văn như một phân môn độc lập. Với số tiết dành cho phần làm văn còn hạn chế thì người giáo viên không thể thực hiện được đầy đủ yêu cầu trên. Bên cạnh đó thì phân môn Làm văn cũng dễ gây nhàm chán cho học sinh, giáo viên khó tạo được hứng thú trong những giờ dạy, nhất là những giờ dạy lý thuyết. Học sinh thì lại quá lười học , không đầu tư cho môn học, có rất nhiều học sinh học theo cách học chay, không đọc bài trước ở nhà, khi đến lớp thì chỉ ngồi nghe một cách thụ động. Học sinh chưa ý thức được lợi ích của môn học, các em cũng không thích phát biểu trong các giờ học. Điều này làm cho giáo viên rất khó vận dụng phương pháp mới vào trong quá trình dạy học. Giáo viên cũng cho rằng nội dung phần Làm văn có quá nhiều vấn đề phải khai thác nhưng số tiết dành cho phần này thì lại quá ít, ít hơn nhiều so với phần giảng văn. Với lượng thời gian quá ít ỏi, giáo viên chỉ có thể cố gắng cung cấp những nội dung chính cho học sinh chứ không có thời gian để vận dụng các phương pháp dạy học mới. Bài tập để thực hành trong phần Làm văn cũng quá ít cho nên người giáo viên rất khó chuyển tải được hết nội dung của bài học. Đa số giờ làm văn là những giờ giáo viên cung cấp kiến thức cơ bản một cách máy móc, từ đó làm cho học sinh trở nên thụ động. Làm văn với tư cách là môn học thực hành tổng hợp của phân môn Văn học, Tiếng Việt nhưng đa số những giờ làm văn là những giờ thuyết trình, diễn giải nhiều hơn là kích thích học sinh hứng thú tham gia chiếm lĩnh kiến thức và thực hành luyện tập. Làm văn không phải là môn học lý thuyết thuần túy mà là thực hành năng lực sử dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo nhưng giáo viên chỉ cung cấp những kiến thức theo khuôn mẫu rồi khi thực hành học sinh chỉ biết tái hiện lại những kiến thức ấy vào nội dung bài làm mà không có sự sáng tạo. Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 29 Qua thăm dò chúng tôi thấy giáo viên có nắm được lý thuyết giao tiếp nhưng khi thực hành thì không dạy học theo quan điểm giao tiếp một cách đúng đắn nhất. Phần lớn giáo viên đều đã quen với các phương pháp dạy học theo kiểu truyền thống, chưa thích ứng được với phương pháp dạy học mới. Một số giáo viên cũ còn cho rằng họ chưa từng được học gì về lý thuyết giao tiếp. Trong khi đó thì những tài liệu để hướng dẫn giáo viên dạy theo quan điểm giao tiếp cũng quá ít. Điều đó làm cho giáo viên dù nhận thức được tầm quan trọng của phương pháp dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp nhưng vẫn không thể vận dụng được vào trong quá trình dạy học. Để giúp cho học sinh có được những kĩ năng làm văn thì phải tạo ra được môi trường giao tiếp để giúp cho các em sáng tạo các văn bản vào hoạt động giao tiếp. Nhưng trong quá trình dạy học người giáo viên chỉ đơn thuần cung cấp những thông tin về các kiểu bài làm văn mà không chú ý kiến thức đó có tác động đến hoạt động giao tiếp của học sinh hay không. Chính điều này làm cho học sinh trở nên thụ động trong những giờ làm văn, không phát huy được tính tích cực tự giác và sự sáng tạo của học sinh. Phương tiện dạy học chưa đầy đủ, chưa đáp ứng cho việc sử dụng phương pháp dạy học mới. Theo mục tiêu của nội dung chương trình mới hiện nay là phải sử dụng phương tiện dạy học hiện đại. Làm văn là môn học có tính chất thực hành, phát triển tư duy sáng tạo là chủ yếu thì việc đòi hỏi phải sử dụng phương tiện dạy học hiện đại lại càng là yêu cầu bức thiết hiện nay. Tuy nhiên do cơ sở vật chất của trường còn thiếu thốn, ở một số trường có rất ít máy chiếu overhead, projector. Trong thời gian đi thực tập khi dự giờ ở một số tiết dạy làm văn thì đa số giáo viên không sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại mà chỉ sử dụng các phương tiện mang tính chất thủ công, truyền thống. Phương tiện dạy học hiện đại chỉ được sử dụng ở những tiết giáo viên đăng kí thao giảng dạy giỏi. Giáo viên muốn dạy bằng các phương tiện này cũng phải đăng kí trước, mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó thì có một số giáo viên lại còn cảm thấy lúng túng khi sử dụng các phương tiện này trong dạy học. Các tư liệu cung cấp cho việc dạy làm văn vẫn còn rất nhiều hạn chế, giáo viên rất khó tìm những hình ảnh minh họa để làm cho giờ dạy trở nên sinh động. Tất cả những nguyên nhân trên đã làm cho hiệu quả của những giờ dạy làm văn là không cao. Giáo viên chưa tạo được những tình huống giao tiếp thật sự. Học sinh cũng cảm thấy nhàm chán, mệt mỏi trong các giờ học, các em không còn hứng thú sáng tạo trong các bài làm văn Nhìn chung giáo viên và học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong việc dạy và học làm văn ở trường phổ thông. Nguyên nhân là do phương pháp dạy học của giáo viên còn có nhiều hạn chế chưa thích ứng được với phương pháp dạy học mới và cơ sở vật chất của trường còn thiếu thốn nên chưa thể cung cấp các phương tiện dạy học đồng loạt, đầy đủ trong các tiết dạy. Chính những lí do này đã làm hạn chế rất nhiều đến kết quả dạy và học làm văn ở trường THPT hiện nay. Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 30 II. Những giải pháp nâng cao hiệu quả dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp 1. Xác định tư tưởng dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp Không phải ngẫu nhiên mà ngay tuần lễ đầu chương trình Ngữ văn lớp 10 đã đưa vào giảng dạy bài “hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”. Người giáo viên cần tính lượng kiến thức làm văn qua bài này. Đó chính là ý thức để dạy và học làm văn theo quan điểm giao tiếp. Giáo viên phải ý thức được rằng mọi hoạt động dạy và học tiếng Việt phải gắn với giao tiếp cho cả giáo viên lẫn học sinh. Phân môn Làm văn là phân môn chậm đổi mới nhất . Đa số giáo viên không thích dạy, phần lớn học sinh không thích học do môn học này còn mang tính chất máy móc, rập khuôn trong cả lý thuyết lẫn thực hành. Bên cạnh đó thì thời lượng của phân môn còn quá ít so với số tiết của phần giảng văn, phương pháp dạy phân môn này cũng chưa có những bước tiến lớn. Nội dung chương trình đổi mới của phần Làm văn nhằm gắn với hoạt động giao tiếp. Cho nên giáo viên cần hướng học sinh vào thực hành những văn bản giao tiếp. Giáo viên cần tạo ra các tình huống giao tiếp, cần đưa ra những câu hỏi có vấn đề để học sinh trao đổi thảo luận. Khi được đặt vào trong các tình huống cụ thể thì học sinh vừa phải tư duy để chiếm lĩnh kiến thức vừa phải sử dụng vốn ngôn ngữ để diễn đạt những kiến thức ấy sao cho hay cho phù hợp. Từ đó giúp cho học sinh không những hiểu được vấn đề mà còn rèn luyện được các kĩ năng làm văn ở cả dạng nói và dạng viết. Chẳng hạn khi cho học sinh bình luận câu ca dao “Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều” Từ ví dụ trên giáo viên đặt ra tình huống cho học sinh thảo luận về vấn đề hình ảnh người phụ nữ trong câu ca dao có giống với hình ảnh người phụ nữ trong thời đại ngày nay không? Vì sao? Học sinh sẽ tranh luận, giáo viên sẽ đưa ra những câu hỏi: tại sao là “ngõ sau” chứ không phải là “ngõ trước”? Tại sao là chiều chứ không phải là buổi khác? Điệp từ “chiều chiều” khác “chiều” như thế nào? Từ đó giúp học sinh khái quát lên được số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến là phải cam chịu, đau khổ. Mỗi học sinh sẽ có sự giải thích, phát hiện khác nhau. Điều trước tiên giúp cho giáo viên có thể thiết kế được câu hỏi theo mục đích giao tiếp đã đề ra thì người giáo viên phải nắm rõ về đối tượng mà mình sẽ giao tiếp – học sinh (đặc điểm tâm sinh lí, trình độ kiến thức, vốn ngôn ngữ, kĩ năng diễn đạt…). Bên cạnh việc đặt câu hỏi cho học sinh thì người giáo viên cần phải chọn những hình thức trả lời khác nhau (mỗi học sinh phải trả lời độc lập, thảo luận theo nhóm theo tổ…). Tùy từng trường hợp mà giáo viên có cách lựa chọn cho phù hợp nhằm phát huy sự hứng thú, tư duy sáng tạo của các em. Trong lúc học sinh trả lời thì người giáo viên cần phải chú ý lắng nghe để nhận xét, bổ sung, gợi mở đúng lúc để gây hứng thú cho học sinh cũng như để làm cho tiết học trở nên sinh động hơn. Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 31 Tất cả ví dụ, nội dung bài học mà giáo viên đưa ra cần phải gắn với giao tiếp để học sinh làm quen với việc xác định được đối tượng giao tiếp. Từ đó, học sinh sẽ xác định được đối tượng mà mình sẽ hướng đến trong bài làm văn Tóm lại để có thể dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp thì người giáo viên cần phải tạo được tình huống có vấn đề đồng thời còn phải chú ý đến sự tích hợp với các phân môn. Khi áp dụng các phương pháp này thì giáo viên không còn là người thuyết giảng khô khan mà sẽ là người tổ chức các hoạt động để học sinh chiếm lĩnh tri thức. Khi học sinh được thực hành giao tiếp, được bộc lộ tư tưởng, tình cảm của mình về các vấn đề xã hội, được phát biểu, được đóng góp những ý kiến, được nhận xét đánh giá thì học sinh mới có thể thể hiện tài năng và sự hứng thú sáng tạo. “Dạy làm văn như vậy mới đúng với lời dặn của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cách đây hơn 3 thập kỉ: “Dạy làm văn tức là dạy phát hiện con người của mình, thấy rõ nó và từ đó có thể cải tạo nó”” [Lê Thị Phượng.2006.23] 2. Thực hiện dạy Làm văn theo quan điểm giao tiếp 2.1 Ra đề Làm văn: Dạy học sinh làm văn là dạy học sinh phương pháp tạo lập lời nói có qui mô lớn, tức một văn bản (nói hoặc viết) để làm phương tiện giao tiếp. Với tính chất giao tiếp của bài làm văn nên giáo viên cần phải chú ý đến tính chất đó ngay trong đề làm văn. Khi ra đề ta nên ra đề theo cách mở, nghĩa là mở rộng các chủ đề không những về lĩnh vực văn học mà còn có xã hội, chính trị, đạo đức, tư tưởng, tình cảm của con người....Loại đề mở này chia làm 2 phần : đề mở về nội dung và đề mở về hình thức. Chẳng hạn “Hãy kể lại một kỉ niệm mà em nhớ nhất” (đề mở về nội dung) hoặc “ Macxim Gorki nói “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên bằng những hiểu biết của mình về đời sống thực tế và bằng những tác phẩm văn học”” (đề mở về hình thức). Ở đề thứ nhất, học sinh có thể mở rộng nội dung của bài viết. Kỉ niệm đó có thể là với bạn bè, với người thân trong cuộc sống hàng ngày. “Kỉ niệm nhớ nhất” nghĩa là điều tạo cho các em ấn tượng nhất. Từ đó, học sinh có thể phát huy tính tích cực của mình. Ở đề thứ hai, không giới hạn ở sách vở mà học sinh còn có thể ứng dụng những hiểu biết của bản thân về thực tế đời sống để làm sáng tỏ vấn đề. Những hiểu biết này được hình thành trong quá trình giao tiếp hàng ngày. Từ đó giúp học sinh bộc lộ được những hiểu biết của riêng bản thân mình. Như vậy, đề làm văn mở sẽ giúp cho người học sinh thoát khỏi những công thức rập khuôn khô cứng, học sinh không còn lệ thuộc được vào các bài văn mẫu đồng thời giúp cho học sinh bộc lộ được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình. Điều đó giúp cho học sinh phát huy được óc tư duy, sáng tạo, tự khẳng định được bản thân mình. Bài làm văn của các em là kết quả của sự tư duy, tìm tòi, khám phá, sự tích lũy những kinh nghiệm từ cuộc sống. “Bài văn thực sự của học sinh sẽ kết hợp được cái tình của Văn học, với cái tinh túy của Tiếng việt và trí tuệ của làm văn” [Nguyễn Thanh Hùng. 2007.126]. Từ đây tạo sự hứng thú, sáng tạo cho học sinh và khi đã có sự hứng thú thì đương nhiên các em Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 32 sẽ viết được. “Một khi cảm hứng đã chi phối nội dung và hình thức thực sự thì văn làm ra mới tự nhiên có sinh khí, dường như ý này gợi ra ý kia, câu này, đoạn nọ có vẻ như không cố ý, không phải khô tâm khổ tứ mà như đã thành hình trong đầu và cứ thế mà viết ra đúng như Lê Quý Đôn từng nói “Cảnh không hẹn đến mà tự đến, nói không mong hay và tự hay”” [Nguyễn Thanh Hùng. 2007. 126] Những biện pháp để người giáo viên có thể ra được một đề làm văn hay Giáo viên cần chuẩn bị nhiều đề văn, mỗi kiểu bài nên có một vài đề. Các đề làm văn này phải tập trung về những vấn đề của đời sống xã hội và hình thức cần phải trình bày về câu chữ, cách làm. Muốn có được đề làm văn như vậy thì người giáo viên cần phải tham khảo những bài viết nói về môn làm văn trên các báo, các sách tham khảo. Giáo viên cần phải nắm bắt những thông tin mới mẻ cho phù hợp với thời đại cũng như phù hợp với nhu cầu, sở thích của học sinh. Có nhiều cách cho đề làm văn khác nhau nhưng nhìn chung có 2 loại đề làm văn cơ bản là loại đề chìm và loại đề nổi. Đề nổi là loại đề mà các yêu cầu của đề văn được thể hiện rõ ràng trên những từ ngữ của đề. Đề chìm là loại đề mà yêu cầu của bài văn được thể hiện một cách gián tiếp qua việc phân tích mối quan hệ giữa các câu chữ. Chẳng hạn bình luận câu ca dao “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” Từ câu ca dao trên hãy nêu lên sức mạnh của sự đoàn kết (đề nổi) Hay “Hãy nêu lên suy nghĩ của bản thân về một việc mà em bắt gặp trong đời sống hàng ngày” (đề chìm). Ta thấy ở đề thứ nhất nêu lên yêu cầu cụ thể là chứng minh đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Đề thứ hai không nêu yêu cầu cụ thể, học sinh có thể nêu lên những việc khác nhau. Có thể là đồng ý, ngợi ca sự việc đó, cũng có khi là phê phán. Từ những vấn đề của đời sống các em còn có thể bộc lộ được những suy nghĩ của bản thân. Ta thấy đề nổi giúp học sinh xác định được yêu cầu cụ thể nhưng học sinh chỉ suy nghĩ theo một hướng nhất định, hạn chế khả năng tư duy của các em. Đề chìm làm cho học sinh khó xác định yêu cầu của đề văn hơn nhưng đề chìm sẽ giúp cho học sinh phát huy được sự tư duy, sáng tạo của bản thân, các em có thể nêu lên những suy nghĩ của riêng bản thân. Từ đó làm cho học sinh cảm thấy hứng thú hơn khi viết làm văn. Như vây, khi cho đề làm văn theo loại đề chìm sẽ có tác dụng hướng học sinh vào hoạt động giao tiếp hơn cách cho đề nổi vì cách cho đề chìm sẽ phát huy được sự tư duy, sáng tạo của các em. Một điều cần phải chú ý là đề văn không được đối lập với những tư tưởng đạo đức, không được đánh đố học sinh, không xa rời thực tế đời sống. Một đề văn hay là đề văn phải kiểm tra được những kiến thức về văn Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 33 học, tiếng Việt và kĩ năng diễn đạt của học sinh. Hơn nữa đề văn còn phải có tác dụng khơi gợi hứng thú, năng lực của học sinh. Đề văn cần phải chính xác về nội dung và hình thức, nội dung phải gắn với nội dung thực tế, hình thức phải được thể hiện rõ ràng qua câu chữ và nêu rõ yêu cầu làm bài. Các hình thức diễn đạt của đề văn cũng cần phải có những đổi mới không nên lúc nào cũng mở đầu bằng “em hãy…”. Đề văn hấp dẫn học sinh là phải tạo ra được những hình thức tranh luận như “có người cho rằng…ý kiến của em như thế nào”. Đề văn còn cần phải có tác dụng định hướng cho học sinh làm bài. Một đề văn hay không những phải kiểm tra được kiến thức của học sinh mà còn phải giúp học sinh bộc lộ được thái độ,tư tưởng, tình cảm của mình về đời sống xung quanh. Đề văn không phải chỉ có một hướng khai thác mà phải đa dạng để cho học sinh tự thể hiện mình, tự do bộc lộ suy nghĩ của mình. Đề văn phải nới rộng phạm vi khai thác để cho học sinh tự bộc lộ mình. Có như thế thì mới có thể tạo được những bài làm văn có giá trị đích thực Tóm lại, đề văn là thành phần bao gồm nội dung mà học sinh sẽ thể hiện trong bài viết của mình cho nên người giáo viên phải xây dựng đề văn đạt hiệu quả nhất. Một đề văn hay là đề văn vừa phải kiểm tra được kiến thức, kĩ năng làm văn của học sinh vừa phải có tác dụng tạo hứng thú cho học sinh. 2.2 Phân tích đề, lập dàn ý Tìm hiểu yêu cầu của đề văn : Để có kĩ năng tìm hiểu yêu cầu của đề trước hết ta phải đọc kĩ đề văn để xác định phần dẫn, phần yêu cầu của kiểu bài, phần giới hạn của vấn đề. Từ đó phân tích mối quan hệ giữa các thành phần trong đề bài để thấy được vấn đề nào là trọng tâm cần phải làm sáng tỏ, xác định các thao tác lập luận cho phù hợp với từng kiểu bài. Cách đơn giản để có thể phân tích vấn đề là ta có thể gạch dưới những từ trọng tâm của đề văn. Cần hướng dẫn học sinh tự đặt ra câu hỏi cho bản thân và tự trả lời về các vấn đề liên quan đến đề bài. Phân tích đề văn là công việc đầu tiên và cũng vô cùng quan trọng trong quá trình làm bài. Khi phân tích đề văn đúng hướng thì bài làm văn sẽ không bị lạc đề. Và qua quá trình phân tích sẽ giúp ta xác định được nội dung cơ bản để lập dàn ý cho bài văn. Muốn tìm ý cho bài văn cần xác định vấn đề lớn của đề bài hay còn gọi là luận đề. Nội dung của luận đề có thể là vấn đề thuộc văn học, đời sống hoặc các lĩnh vực khác. Dù nội dung là vấn đề gì thì ta cũng phải chú ý là giữa văn học và đời sống có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi lập dàn bài ta phải xác định là trình bày theo cách diễn dịch hoặc qui nạp. Dù là trình bày vấn đề theo cách nào thì ta cũng phải biết sắp xếp các luận đề, luận điểm, luận chứng, luận cứ theo trình tự hợp lí. Luận đề là nòng cốt của đề bài, là ý lớn nhất mà bài làm văn cần làm sáng tỏ. Trong luận đề thì có nhiều luận điểm để làm rõ cho luận đề. Các luận điểm này cần phải xây dựng thành một hệ thống luận điểm chặt chẽ, phù hợp với nội dung của đề văn. Tuy nhiên cần phải xem xét các luận điểm này có phù hợp với sự thật, với lí lẽ Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 34 hay không? Có nhiều cách để tìm luận điểm. Trước hết ta cần phải dựa vào quy luật tất yếu của đời sống, thứ hai là phải dựa vào sự thật hiển nhiên đang diễn ra trong thực tế. Chẳng hạn như để bình luận câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Để tìm được luận điểm cho câu tục ngữ này thì trước tiên ta phải dựa vào quy luật thực tế là qua sự bào mòn thì cái lớn sẽ trở thành cái bé. Thứ hai là phải dựa vào những kinh nghiệm trong đời sống thực tế là khi ta cố gắng làm việc gì dù khó khăn đến mấy thì cũng sẽ đạt được kết quả như mong muốn. Cuối cùng người giáo viên cần giúp cho học sinh phân tích luận điểm đó có giá trị nhất thời hay vĩnh viễn. Từ đó có thể đề xuất những luận điểm mới. Để có thể hình thành và triển khai luận điểm đòi hỏi học sinh phải có một vốn hiểu biết nhất định. Vốn hiểu biết này được tích lũy trong quá trình đọc sách, tham khảo ghi chép tài liệu, vốn sống thực tế… Sự hiểu biết này càng nhiều bao nhiêu thì học sinh càng tự tin bấy nhiêu trong việc đưa ra các luận điểm. Để có được một hệ thống luận điểm, học sinh phải sắp xếp các luận điểm sao cho mạch lạc, chặt chẽ, phù hợp với logic của nội dung bài học. Đây là thao tác dẫn dắt người đọc hiểu được vấn đề một cách đầy đủ hơn. Chẳng hạn thuyết minh truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên – Trích Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ ” Hoạt động 1: Định nghĩa thể loại truyện truyền kì Hoạt động 2 : Giới thiệu các yếu tố của truyện truyền kì như yếu tố kì ảo, sự kiện và nhân vật, nhân vật chính là Ngô Tử Văn, nhân vật phụ là thổ công, diêm vương. Miêu tả, bình giá, bày tỏ cảm xúc, nhận định của bản thân và các yếu tố bổ sung làm cho truyện sinh động, hấp dẫn Các luận điểm cần được sắp xếp theo trình tự tăng dần, từ những vấn đề bình thường đến những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, từ cụ thể đến khái quát. Cách sắp xếp như vậy sẽ làm cho bài văn chặt chẽ, rõ ràng, giàu tính thuyết phục. Cũng có khi bài làm văn được thể hiện bằng hình thức phản đề, nghĩa là nêu lên vấn đề ngược lại. Trong quá trình triển khai người viết sẽ tìm ra những điều để chứng minh sự giả sử đó là sai. Từ đó định hướng vấn đề được trình bày là đúng. Cách làm này mang tính chất khách quan, gây được hứng thú, bất ngờ cho người đọc. Luận cứ là các sự vật, hiện tượng, lí lẽ để chứng minh cho luận điểm đó. Luận cứ là những ý nhỏ dùng để làm rõ cho luận điểm. Có thể nói luận cứ là một bộ phận của luận điểm. Tuy nhiên giữa hai khái niệm này không có sự phân giới rõ ràng. Có khi luận điểm trong ngữ cảnh này sẽ trở thành luận cứ trong ngữ cảnh khác. Cho nên khi xây dựng dàn bài cho một bài làm văn, người giáo viên cần phải xác định được luận điểm đầu tiên, bao quát cả nội dung của bài làm. Luận chứng có thể xem là phần sinh động, hấp dẫn nhất vì luận chứng thường là những ví dụ gắn liền với đời sống thực tế hoặc cũng có thể là những nội dung thuộc về văn học. Luận chứng có tác dụng chứng minh, thuyết phục người đọc. Sự thuyết phục này không phải bằng lí lẽ khô khan, Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 35 trừu tượng mà bằng những kinh nghiệm của con người tích lũy từ thực tế đời sống. Điều đó không những tạo sức thuyết phục mà còn tạo sự hấp dẫn cho bài viết. Để có được những luận chứng đáng tin cậy thì những luận chứng đó phải thể hiện rõ bản chất của vấn đề và điều tất nhiên là người tiếp nhận phải hiểu rõ về những luận chứng ấy. Phần kết bài phải nói gọn lại vấn đề đã trình bày. Người viết phải đưa ra cách nhìn nhận của bản thân về vấn đề Kĩ năng tìm ý và xây dựng bố cục phải gắn với nội dung thực tế. Bài làm văn chủ yếu nhằm mục đích giao tiếp. Cho nên khi lập dàn ý, người giáo viên cần hướng đến đối tượng mà học sinh sẽ giao tiếp trong bài viết của mình. Như Bác Hồ đã nói về quan niệm khi sáng tác văn chương thì phải biết viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào?. Muốn tìm ý là lập bố cục cho bài văn thì nguyên tắc giao tiếp vô cùng quan trọng, người viết phải xác định được đối tượng sẽ tác động, trao đổi. Lập dàn ý là khâu có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nếu có một dàn ý hoàn chỉnh thì học sinh sẽ có định hướng rõ ràng khi làm văn. Điều quan trọng của phần lập dàn ý là giáo viên phải giúp học sinh xác định được đối tượng sẽ hướng đến trong bài viết của mình. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng để học sinh triển khai nội dung trong bài viết của mình. Xác định được người tiếp nhận sẽ hướng đến trong bài viết sẽ giúp học sinh có sự lựa chọn nội dụng, phương tiện ngôn ngữ sẽ dùng trong khi viết làm văn. Dàn ý bài làm văn nên có ý lớn, các ý nhỏ. Ở mỗi ý nên xác định được đối tượng nào là chủ yếu cần phải làm sáng tỏ, đối tượng nào là thứ yếu. 2.3 Đáp án chấm 2.3.1 Nội dung Nội dung của bài văn phải đảm bảo được các ý cơ bản sau: kĩ năng diễn đạt, hành văn phải trong sáng hấp dẫn. Kĩ năng diễn đạt, hành văn là yếu tố phản ánh trình độ ngôn ngữ và khả năng của người viết. Khi đánh giá một bài làm văn, giáo viên cần phải dựa vào hai ý cơ bản. Thứ nhất là dựa vào những hiểu biết mà học sinh ứng dụng để làm rõ vấn đề trong bài viết của mình, thứ hai là bài làm văn phải có những ý tưởng, những nội dung mới mẻ theo suy nghĩ riêng của bản thân học sinh, miễn là những suy nghĩ ấy phù hợp, không nên áp đặt học sinh phải hiểu theo ý mình, theo những khuôn mẫu nhất định. Giáo viên phải tôn trọng những suy nghĩ sáng tạo của học sinh, không nên áp đặt bắt học sinh phải hiểu theo ý của mình. Bài làm văn của học sinh cần phải làm rõ được đối tượng sẽ hướng đến. Cần biểu dương những điểm đặc sắc mà học sinh hướng đến trong bài viết của mình. Bên cạnh đó thì cũng xem học sinh có xây dựng được các chủ đề của từng đoạn cũng như của cả bài viết hay không? Kiến thức có sai sót không? Mức độ như thế nào?. Nội dung làm văn có toát lên được mục đích không? Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 36 2.3.2 Hình thức Kết cấu bài văn phải mạch lạc, các ý phải liên kết chặt chẽ với nhau. Hình thức phải phù hợp với nội dung chính của bài làm văn, phù hợp với đối tượng hướng đến của bài viết. Ngôn ngữ phải phù hợp với nội dung, đối tượng tiếp nhận. Lời lẽ, cách thức diễn đạt phải phù hợp với các kiểu bài. Từ ngữ không bị lặp lại quá nhiều. Chú ý đến lỗi chính tả, sử dụng đa dạng các kiểu câu. Cách triển khai vấn đề phải phù hợp với phong cách của kiểu bài. Bài làm văn phải trình bày rõ ràng, sạch đẹp Chấm bài là một công việc phức tạp và phải tốn nhiều thời gian để có thể đọc rõ, đánh giá đúng bài viết. Nhưng đây cũng là một công việc vô cùng hứng thú vì giáo viên sẽ nhìn thấy được những thành quả của quá trình dạy học, được biết những tâm tư, tình cảm của học sinh của mình. Để quá trình chấm bài được diễn ra một cách thuận lợi và đạt hiệu quả thì người giáo viên phải đưa ra những qui định cụ thể về nội dung, hình thức của một bài làm văn. Từ đó giáo viên sẽ có cách chấm bài cho học sinh phù hợp. Từ kết quả của các bài viết, giáo viên sẽ có cách thay đổi phương pháp dạy học cho phù hợp. 2.4 Trả bài Trả bài là phân đoạn có thể giúp học sinh thực hiện được quá trình giao tiếp của mình. Ở trường phổ thông thì thời gian trả bài được bố trí một tiết, đây là giờ học chính thức có mục đích hẳn hoi. Giờ trả bài là giờ mà giáo viên có thể giao tiếp với học sinh thông qua cả văn bản nói và văn bản viết. Đây là khâu giáo viên cần giúp học sinh thấy được bài làm có đáp ứng yêu cầu giao tiếp không? Giáo viên cùng học sinh thảo luận, phân tích đề sau đó ghi dàn ý bài làm, thang điểm lên bảng. Giáo viên trao đổi với học sinh, các học sinh trao đổi với nhau về bài viết của mình. Giáo viên nêu lên những ưu, khuyết điểm của học sinh khi viết làm văn, đọc những bài văn hay, tiêu biểu. Điều đó giúp cho học sinh tự đánh giá được mình, nhận ra những mặt mạnh yếu của mình, so sánh với các bài viết trước để hoàn thiện ở các bài viết sau. Trong quá trình trao đổi, giáo viên và học sinh đã thực hiện hoạt động giao tiếp. Học sinh được bộc lộ những suy nghĩ cũng như tự đánh giá về khả năng của mình. Ở tiết trả bài, học sinh có thể nêu lên những quan điểm của bản thân về vấn đề đã triển khai trong bài viết. Đây là tiết học mà giáo viên có thể nắm được nhu cầu của bản thân học sinh, từ đó có cách ra đề làm văn cho phù hợp. Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 37 III. Đề xuất với trường Đại học 1.Thực tế học tập ở trường Đại học Phương pháp giảng dạy của giảng viên ở Đại học phù hợp với mục tiêu và phù hợp với quan điểm giao tiếp. Hiện nay theo phương pháp dạy học mới là phải tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Ở chương trình phương pháp dạy học tiếng Việt ở Đại học có học phần phương pháp dạy làm văn ở THPT. Giảng viên đưa ra những nguyên tắc đặc thù của phương pháp dạy học tiếng Việt, trong đó có nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp, nguyên tắc tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Những nguyên tắc này chỉ ra cách giảng dạy để học sinh tạo ra được những văn bản theo quan điểm giao tiếp. Trong các phương pháp dạy học tiếng Việt thường dùng, giảng viên đã chỉ ra những đặc điểm và những điểm cần lưu ý khi sử dụng các phương pháp này trong giảng dạy tiếng Việt ở phổ thông. Phương pháp làm văn giúp cho người giáo viên có cách dạy, cách ra đề phù hợp với quan điểm giao tiếp và cách tổ chức giao tiếp, tổ chức văn bản. Tất cả các phương pháp mà giảng viên hướng dẫn để sinh viên ra trường có thể giảng dạy học phần Tiếng Việt, Làm văn ở phổ thông đều gắn với quan điểm giao tiếp, đều lấy học sinh làm trung tâm. Đa số là giảng viên tổ chức cho sinh viên thực hành bằng các giờ tập giảng các bài học trong sách giáo khoa cả phần Tiếng Việt lẫn Làm văn. Phần dạy lý thuyết thường được gắn với những tiết thực hành. Điều này giúp cho sinh viên nắm vững được kiến thức hơn đồng thời tạo ra được những văn bản thực hành theo quan điểm giao tiếp. Tóm lại, phương pháp giảng dạy tiếng Việt của giáo viên ở trường Đại học giúp cho sinh viên ra trường tiếp cận được với phương pháp dạy học mới ở phổ thông là tạo ra được những văn bản giao tiếp trong quá trình dạy học. Chính điều này sẽ đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Là một sinh viên chúng ta cần nắm vững những phương pháp tích cực để có thể ứng dụng vào giảng dạy sau này. 2. Đề xuất với sinh viên Là một sinh viên để có thể chuẩn bị tốt kiến thức về phương pháp dạy làm văn ta cần chú ý đến những điểm sau Dạy tiếng Việt là dạy về hệ thống tiếng Việt, các quy luật hành chức của tiếng Việt để có thể hình thành các kĩ năng trong học làm văn. Môn Tiếng Việt có thêm một số chức năng khác nữa là làm công cụ để giao tiếp cho học sinh. Nhờ những kiến thức về tiếng Việt mà học sinh mới có thể tiếp nhận và diễn đạt mọi kiến thức khoa học trong nhà trường. Để có thể thực hiện tốt được quá trình nhận thức thì học sinh cần có những hiểu biết cần thiết và phải rèn luyện năng lực sử dụng thành thạo tiếng Việt để có thể lĩnh hội các tri thức khoa học trong nhà trường. Ngược lại các môn học khác cũng có tác động trở lại môn Tiếng Việt. Ở mỗi môn học sẽ có các thuật ngữ riêng và phong cách ngôn ngữ riêng. Chính điều này sẽ giúp học Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 38 sinh hình thành các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ thành thạo trong nhiều phong cách khác nhau. Đối với môn Làm văn thì tiếng Việt càng có quan hệ gần gũi hơn. Trước tiên thì môn Làm văn là thực hành những văn bản văn học, để phát hiện ra cái hay cái đẹp cả về giá trị nội dung và giá trị hình thức của một tác phẩm văn học thì điều đầu tiên là ta cần phải có những hiểu biết về ngôn ngữ. Tuy nhiên tiếng Việt và văn học có quan hệ gần gũi nhưng không phải là một, hơn nữa môn Làm văn không phải là chỉ thực hành những văn bản văn học mà còn phải biết ứng dụng thêm những văn bản thông dụng trong đời sống. Bên cạnh đó thì văn học phản ánh cuộc sống chứ không phải là bản thân cuộc sống cho nên khi sử dụng tiếng Việt vào môn Làm văn thì người giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh có sự lựa chọn phù hợp để có thể phát huy hiệu quả của ngôn ngữ trong tiếng Việt vào làm văn. Ngôn ngữ là công cụ để tư duy và giao tiếp xã hội. Mục đích của môn Tiếng Việt là giúp học sinh sử dụng thành thạo tiếng Việt vào trong giao tiếp và đời sống. Mục đích này sẽ có tác dụng trong việc tạo ra các văn bản theo định hướng giao tiếp trong giảng dạy làm văn. Tóm lại môn Tiếng Việt có quan hệ gần gũi với môn Làm văn trong việc cung cấp kiến thức về mặt ngôn ngữ để tạo ra các văn bản theo định hướng giao tiếp trong việc dạy và học làm văn. 3. Các đề xuất với trường Đại học Trường Đại học cần có sự liên thông với các trường phổ thông để nắm rõ tình hình dạy và học của giáo viên và học sinh. Vì hiện nay có nhiều giáo viên cho rằng nội dung chương trình ở trường phổ thông với nội dung được học tập ở trường Đại học không tương xứng nhau. Đưa vào đào tạo sinh viên Ngữ văn học phần Làm văn. Vì hiện nay chương trình giảng dạy ở Đại học chỉ có phần làm văn ghép chung với phương pháp dạy học tiếng Việt chứ không phải là một học phần riêng biệt. Với số tiết quá ít ỏi sinh viên không có nhiều tiết để thực hành. Do đó khi ra trường người giáo viên không thể truyền tải được đầy đủ tất cả nội dung cần phải có, cũng như không thể vận dụng được một cách linh hoạt các phương pháp mới trong dạy làm văn ở phổ thông. Đối với học phần Ngữ pháp văn bản, giáo viên cần rèn cho sinh viên kĩ năng viết một đoạn văn, một văn bản sao cho khi ra trường về dạy ở phổ thông có thể vận dụng kĩ năng đó để rèn cho học sinh kĩ năng, kĩ xảo viết một bài văn. Trong học phần phương pháp, giáo viên cần bố trí nhiều hơn nữa các tiết thực hành, cần đối tượng học là học sinh phổ thông. Cần bồi dưỡng thêm cho giáo viên cũ vì có nhiều giáo viên cũ cho rằng vì mình không được học về các kiến thức giao tiếp ở trường Đại học mà nội dung chương trình cải cách của sách giáo khoa mới lại gắn liền với khuynh hướng giảng dạy theo quan điểm giao tiếp. Bên cạnh đó thì những tài liệu về phương pháp giảng dạy làm văn cho giáo viên cũng còn quá ít. Cho nên người giáo viên nói chung đặc biệt là giáo viên cũ đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc giảng dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp. Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 39 Tóm lại, nhà trường cần có sự liên hệ thực tế với trường phổ thông để có thể điều chỉnh phương pháp dạy học sao cho phù hợp để mỗi sinh viên ra trường có thể trở thành người giáo viên thực thụ, thực sự có năng lực đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay. Giảng viên phương pháp ở Đại học phải thường xuyên thực tế phổ thông. Trường Đại học cần tạo điều kiện để giảng viên phương pháp được tham gia các hội nghị, hội thảo về phương pháp mà sở giáo dục đào tạo tổ chức. Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 40 C. KẾT LUẬN Hiện nay dạy môn Ngữ văn nói chung và dạy môn Làm văn nói riêng là vấn đề đang được quan tâm và cần phải bàn luận thêm nhiều. Trên các tạp chí hiện nay cũng có nhiều bài viết về phương pháp dạy làm văn. Các nhà phương pháp đều thừa nhận dạy tiếng Việt, làm văn là rèn cho học sinh biết cách tạo lập ra các sản phẩm lời nói để làm phương tiện giao tiếp. Dạy tiếng Việt và làm văn phải gắn với hoạt động giao tiếp. Phương pháp giao tiếp là phương pháp cơ bản. Giao tiếp là một nhu cầu thiết yếu của con người, con người được giao tiếp trong một phạm vi rất rộng từ khi mới sinh ra cho đến lúc trưởng thành. Hai phương tiện giao tiếp cơ bản, chủ yếu của con người là phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, trong đó ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Dạy tiếng Việt và làm văn là dạy học sinh làm một công cụ để giao tiếp. Dạy làm văn không chỉ dạy hình thức một bài văn đúng phong cách mà quan trọng là nội dung có ý hay, đẹp. Những vấn đề lý thuyết của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó giúp cho người giáo viên có những cơ sở lí luận đầu tiên để có thể tiến hành giảng dạy làm văn. Dạy làm văn là dạy cách tạo lập văn bản đúng ngữ pháp, đúng hoàn cảnh giao tiếp. Việc xác lập được các ý nghĩa, đặc điểm của hoạt động giao tiếp trong việc dạy làm văn là tiền đề để giúp giáo viên giảng dạy môn Làm văn theo quan điểm giao tiếp như đúng mục tiêu đã đề ra. Dạy và học làm văn vẫn còn hạn chế bởi các lí do sau Về phía giáo viên: Do phải tiếp xúc với sách giáo khoa cải cách mà một số giáo viên đã không thích ứng kịp thời, giáo viên chưa nắm được về lí thuyết cũng như phương pháp giảng dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp. Đa số những giờ làm văn là những giờ giáo viên cung cấp kiến thức cho học sinh một cách máy móc, rập khuôn. Hơn nữa nội dung làm văn cũng xa rời thực tế, giáo viên chưa tạo được sự hứng thú, sáng tạo cho học sinh khi học làm văn. Bên cạnh đó thì đây là môn học khô khan lại quá ít tài liệu hướng dẫn làm cho người giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc giảng dạy. Về phía học sinh: Nguyên nhân làm cho các em học kém môn làm văn là do học sinh không hiểu được lợi ích của môn học đối với bản thân các em, kĩ năng diễn đạt của các em còn hạn chế. Mặt khác, nội dung làm văn mà giáo viên cung cấp cho học sinh quá khô khan không phù hợp với nhu cầu của học sinh, học sinh lại phụ thuộc quá nhiều vào các bài văn mẫu. Chính điều này đã không khơi gợi được sự hứng thú cũng như sự tư duy, sáng tạo của các em. Với thực trạng dạy và học như vậy, chúng tôi thấy rằng hiệu quả dạy và học làm văn ở phổ thông hiện nay còn rất thấp. Nguyên tắc “lấy học sinh làm trung tâm” vẫn chưa thể hiện một cách hiệu quả nhất cho nên người Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 41 viết đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy làm văn ở phổ thông. Một trong những giải pháp cơ bản là giáo viên phải tạo ra được những tình huống có vấn đề để kích thích học sinh tham gia vào hoạt động giao tiếp để chiếm lĩnh tri thức, đồng thời nội dung làm văn cần phải có những bước tiến mới, cần phải gắn với đời sống thực tế để tạo hứng thú, sáng tạo cho học sinh. Bên cạnh đó thì chúng tôi cũng đưa ra những đề xuất đối với trường Đại học để đào tạo sinh viên ra trường có thể đáp ứng được sự đổi mới của giáo dục. Nội dung của các đề xuất cơ bản là trường Đại học cần liên thông với trường phổ thông để có những phương pháp dạy học cho phù hợp, thêm học phần Làm văn, tăng cường các tiết thực hành, bồi dưỡng cho giáo viên cũ. Những đề xuất này nếu được chấp thuận thì sẽ giúp cho người giáo viên ra trường có một kiến thức vững vàng khi về giảng dạy ở trường phổ thông. Trên đây là một số kết luận khái quát nhưng ít nhiều đã phản ánh được những nội dung cơ bản của luận văn. Việc vận dụng lí thuyết giao tiếp để dạy làm văn là một vấn đề rất cần thiết và đúng đắn, nó sẽ mang lại hiệu quả cao trong những giờ làm văn. Chúng tôi hi vọng những vấn đề đã trình bày sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học làm văn ở phổ thông. Do năng lực có giới hạn và điều kiện khảo sát ở trường phổ thông còn hạn chế cho nên chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu ở một khối lớp, một trường. Nếu có dịp sẽ nghiên cứu cả khối Trung học phổ thông. Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 42 TƯ LIỆU THAM KHẢO 1. Lê A (chủ biên). 2006. Phương pháp dạy Tiếng việt. NXB Giáo dục 2. Nguyễn Trọng Báu. Nguyễn Quang Ninh. Trần Ngọc Thêm. 1985. Ngữ pháp văn bản và việc dạy làm văn. NXB Giáo dục 3. Diệp Quang Ban. 1999. Văn bản và liên kết trong tiếng Việt. NXB Giáo dục. 4. Diệp Quang Ban. 2003. Giao tiếp – văn bản – liên kết – đoạn văn. Hà Nội: NXB Giáo dục. 5. Lê Khánh Bằng. 1993. Tổ chức quá trình dạy học Đại học. Viện nghiên cứu Đại học chuyên nghiệp. Hà Nội. 6. Nguyễn Tài Cẩn. 1975. Từ loại danh từ trong Tiếng việt hiện đại. Hà Nội : NXB Khoa học xã hội. 7. Đỗ Hữu Châu. Đinh Trọng Lạc. Đặng Đức Siêu. 1994. Tiếng việt lớp 10 Ban Khoa học xã hội. Hà Nội : NXB Giáo dục. 8. Trần Đình Chung. 2007. Mấy vấn đề về giảng dạy môn phương pháp dạy học Ngữ văn trong chương trình Cao đẳng Sư phạm mới. NXB Đại học Sư phạm 9. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên). 2005. Dẫn luận ngôn ngữ học. Hà Nội: NXB Giáo dục. 10. Nguyễn Thanh Hùng. 2007. Giáo trình Phương pháp dạy học Ngữ văn ở Trung học cơ sở. NXB Đại học Sư phạm 11. Nguyễn Thị Hiên. 2007. “Thiết kế câu hỏi dạy học làm văn theo định hướng giao tiếp”. Tạp chí Giáo dục số 170. 12. Đinh Trọng Lạc (chủ biên). 2004. Phong cách học tiếng Việt. NXB Giáo dục 13. Hoàng Thảo Nguyên (chủ biên). 2007. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn theo chương trình Cao đẳng Sư phạm 2004. NXB Đại học Sư phạm 14. Nguyễn Quang Ninh. 1998. Một số vấn đề dạy ngôn bản nói và viết ở tiểu học theo hướng giao tiếp. NXB Giáo dục 15. Lê Thị Phượng. 2007. “Đổi mới đào tạo giáo viên Ngữ văn phần Làm văn ở trường Cao đẳng, Đại học”. Khoa học giáo dục 16. Lê Thị Phượng. 2006. “Đổi mới phương pháp dạy học Tập làm văn ở trường THCS”. Tạp chí Giáo dục số 149 Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 43 17. Bảo Quyến. 2004. Rèn kĩ năng làm văn nghị luận. NXB Giáo dục 18. Trần Đình Sử. 2005. Thi pháp Truyện Kiều. NXB Giáo dục 19. Nguyễn Thị Việt Thanh. 1999. Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt. NXB Giáo dục. 20. Đỗ Ngọc Thống (chủ biên). 2007. Làm văn. NXB Đại học Sư phạm 21. Phan Thị Thủy. 2006. “Dạy làm văn ở THCS theo quan điểm giao tiếp”. Tạp chí Giáo dục số 138. 22. Bùi Minh Toán. 1999. Từ trong hoạt động giao tiếp Tiếng việt. Hà Nội: NXB Giáo dục. 23. Nguyễn Trí. 1998. Dạy tập làm văn ở trường Tiểu học. NXB Giáo dục. 24. Wilbrt J.Mckeachie. Những thủ thuật trong dạy học - các chiến lược, nghiên cứu và lí thuyết về dạy học dành cho các giảng viên Đại học và Cao đẳng. Tài liệu dịch của dự án Việt-Bỉ, 2003 25. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10. Tập 1.2006. NXB Giáo dục 26. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10. Tập 2. 2006. NXB Giáo dục Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 44 PHỤ LỤC PHIẾU PHỎNG VẤN HỌC SINH Để giúp cô nắm được tình hình học làm văn của các em, xin các em vui lòng trả lời các câu hỏi sau (Đánh “x” vào trước các ý mình chọn, có thể chọn nhiều ý trong một câu) 1. Mục đích của các em khi viết một bài làm văn là gì ? a. Hoàn thành yêu cầu của giáo viên b. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc, bênh vực ý kiến cho bản thân c. Không hiểu được mục đích 2. Khi viết một bài làm văn, các em có biết là viết để ai đọc không ? a. Biết b. Chưa biết c. Chưa để ý 3. Khi viết một bài làm văn, các em thích nói về đề tài nào nhất a. Về bản thân b. Những vấn đề gắn liền với đời sống hàng ngày c. Về những tác phẩm văn học đã học 4. Em có thích viết làm văn không ? a. Thích b. Không thích c. Chỉ đôi lúc thích 5. Vì sao em không thích viết làm văn? a. Vì không biết viết b. Vì không hợp với nhu cầu bản thân c. Vì đây là môn học khô khan, dễ chán 6. Em có hiểu về các nhân tố giao tiếp trong khi viết làm văn không ? a. Hiểu b. Còn mơ hồ c. Chưa biết Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 45 7. Sau mỗi bài viết làm văn, các em có rút ra được ưu, khuyết điểm của bản thân không ? a. Có, rất tốt b. Chưa biết vì sao c. Biết rất ít 8. Trong các kiểu bài làm văn đã học ở lớp 10, các em thích kiểu bài nào nhất a. Tự sự b. Thuyết minh c. Nghị luận d. Cả 3 9. Đối với các em học môn Làm văn có ý nghĩa gì? a. Không biết b. Giúp em diễn đạt tốt một vấn đề c. Không có ý nghĩa 10. Em thích (hoặc không thích) học làm văm, vì sao? ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ……………………………… 11. Em có đề nghị đối với thầy (cô) dạy làm văn ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………... Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 46 PHIẾU HỎI Ý KIẾN GIÁO VIÊN Để giúp em có thể nắm được tình hình học làm văn ở trường THPT, xin thầy (cô) vui lòng giúp em trả lời các câu hỏi sau (có thể chọn nhiều ý trong một câu) 1.Quí thầy (cô) được học lý thuyết giao tiếp ở đâu? a. Ở trường Đại học b. Tự tham khảo c. Chưa được tiếp xúc 2. Quí thầy (cô) có chú ý đến dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp không? a. Luôn luôn b. Không c. Thỉnh thoảng 3. Qua việc dạy làm văn ở trường THPT, thầy (cô) đánh giá năng lực học làm văn của học sinh theo quan điểm giao tiếp như thế nào? a. Tốt b. Trung bình c. Còn yếu 4. Ngày nay ở trường phổ thông đã áp dụng phương pháp mới là “lấy học sinh làm trung tâm”. Thầy (cô) đã vận dụng phương pháp này như thế nào? a. Cung cấp cho học sinh tất cả các nội dung b. Cho học sinh tự làm việc, giáo viên chỉ là người hướng dẫn 5. Khi dạy làm văn, thầy (cô) đã sử dụng phương pháp nào? a. Thuyết giảng b. Thảo luận nhóm c. Thực hành luyện tập d. Phương pháp giao tiếp 6. Thầy (cô) có nhận xét gì về kết quả của bài làm văn sau (so với bài trước) của học sinh a. Tiến bộ nhiều b. Trung bình c. Không ổn định Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 47 7. Theo phân bố tiết dạy làm văn trong sách giáo khoa, thầy (cô) thấy có hợp lí không? a. Chưa hợp lí, quá ít b. Chưa hợp lí, quá nhiều c. Hợp lí 8. Qua thực tế và hiệu quả giảng dạy của những giờ làm văn, thầy (cô) thấy phương pháp nào đem lại hiệu quả cao a. Thuyết giảng b. Thảo luận nhóm c. Thực hành luyện tập d. Phương pháp giao tiếp 9. Theo quí thầy (cô) vì sao học sinh không thích học môn Làm văn a. Môn học khó, khô b. Học sinh chưa hiểu lợi ích của môn học c. Nội dung làm văn còn xa rời thực tế, không gây hứng thú cho học sinh 10. Khi dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp ở trường phổ thông, thầy (cô) đã gặp những khó khăn gì? a. Học sinh chưa có kiến thức về các nhân tố giao tiếp b. Học sinh lệ thuộc nhiều vào các bài văn mẫu c. Học sinh không có kĩ năng diễn đạt d. Tất cả các ý kiến trên 11. Quí thầy (cô) có ý kiến gì đối với trường Đại học khi dạy “phương pháp dạy làm văn” cho sinh viên ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… 12.Quí thầy (cô) có nhu cầu được bồi dưỡng thêm về kiến thức gì để dạy tốt làm văn cho học sinh ở trường mình ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… 13. Điều khó khăn nhất của quí thầy (cô) khi dạy làm văn là gì? ……………………………………………………………………… ………….………………………………………………………….. ……………………………………………………………………… Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 48 ĐỀ LÀM VĂN THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP 1. Có nhiều thanh niên cho rằng “cuộc sống ngày nay rất buồn tẻ”. Anh (chị) có nhận xét gì với ý kiến trên. 2. Lấy đôi vai làm đề tài và hãy viết một bài luận về đề tài ấy. 3. Có một vĩ nhân đã từng nhận xét “cuộc sống không cho ta tất cả những gì ta mơ ước nhưng cho ta có quyền thực hiện những mơ ước ấy”. Anh (chị) có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao? 4. Hãy nêu lên cảm nhận của bản thân về một sự việc mà anh (chị) đã bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày. 5. Mẹ là người luôn bên ta trong tất cả những bước đường của cuộc đời. Hãy viết một bài luận nói về mẹ của mình. 6. Ngày nay môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo anh (chị) thì ta phải làm thế nào để cải tạo môi trường sống.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfDAY LAM VAN LOP 10 TEHO QUAN DIEM GIAN TIEP.PDF