Qua nghiên cứu và phân tích thực trạng hoạt động thanh toán bù trừ tại chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ, tôi nhận thấy việc chọn đề tài: “ Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh toán bù trừ tại chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ “ làm khoá luận là thực sự cần thiết và phù hợp tình hình thực tiễn của chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ hiện nay. Bởiviệc tổ chức thanh toán bù trừ tại chi nhánh còn nhiều hạn chế. Do vậy trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những khó khăn vướng mắc, vấn đề đặt ra là cần tiếp tục nghiên cứu để có hướng đi và thực hiện đúng đắn.
Đề tài đã chỉ ra những tồn tại trong công tác thanh toán bù trừ của chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ.
Cuối cùng đề tài đã nêu ra những giải pháp chủ yếu và những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thanh toán bù trừ tại chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ. Cụ thể:
Giải pháp đối với Ngân hàng Nhà nước và chính phủ, đối với chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ trong đó có giải pháp về tuyên truyền quảng cáo về các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, lấy ý kiến khách hàng, đầu tư đổi mới trang thiết bị và ứng dụng công nghệ, giảm bớt những công việc mang tính thủ công trong thanh toán, chú trọng phát triển nguôn nhân lực. Về kiến nghị có những kiến nghị sau: Kiến nghị về hình thức thanh toán bù trừ điện tử, kiến nghị về séc.
Mặc dù khoá luận đã được hoàn thành, song thời gian thực tập có hạn, trình độ lý luận cùng kinh nghiệm thực tiễn có nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để nâng cao tầm nhận thức và tiếp tục nghiên cứu đề tài khi có điều kiện./.
71 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1112 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh toán bù trừ tại chi nhánh ngân hàng NN&PTNT Láng Hạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác thành viên tham gia thanh toán bù trừ mà bước đầu đã thu được những kết quả tốt, góp phần cho công tác thanh toán giữa các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn đựoc nhanh chóng và hoàn thiện hơn.
Việc áp dụng thanh toán bù trừ tại chi nhánh đã ngày càng hoàn thiện hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng như thanh toán nhanh, chính xác, an toàn làm tăng nhanh khối lượng thanh toán. Cụ thể các thanh toán viên hạch toán đúng quy trình, quy định, xử lý kịp thời chính xác nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tình trạng sai sót chậm trễ ngày càng giảm. Điều đó chứng tỏ chi nhánh đã làm cho khách hàng ngày càng tin tưởng vào Ngân hàng và khách hàng lớn nhất của chi nhánh là Kho bạc Ba Đình và các tổ chức tín dụng khác.
Hiện nay chi nhánh có quan hệ với 72 đơn vị thành viên khác trong địa bàn Hà Nội và hệ thống thanh toán bù trừ tại chi nhánh đã được nối mạng đây cũng là một bước phát triển mới nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thanh toán bù trừ qua mạng, nó góp phần thúc đẩy quá trình thanh toán nhanh hơn, chính xác hơn và an toàn hơn. Qua khảo sát tình hình thanh toán qua Ngân hàng năm 1999, 2000 số liệu của các phương thức thanh toán cụ thể ở bảng biểu sau.
Biểu số 02 : Tình hình thanh toán giữa các Ngân hàng tại chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ năm1999, 2000.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Số món
Doanh số
Tỷ trọng
Số món
Doanh số
Tỷ trọng
Ttlh - ctđt
1978
12.275.943
67,6 %
4360
14.391.432
65,2%
Tt bù trừ
2010
4.866.074
26,8 %
5304
6.586.272
29,8%
tt qua tktg
325
1.022.995
5,6 %
798
1.106.663
5,0%
Tổng
5313
18.165.012
10462
22.084.367
(Nguồn số liệu: Báo cáo nghiệp vụ thanh toán tại chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ năm 1999, 2000.)
Qua biểu 2 ta thấy thanh toán bù trừ có doanh số và tỉ trọng đứng sau thanh toán liên
hàng, thanh toán điện tử nhưng số món thanh toán thì lại đứng đầu, điều đó cho thấy thanh toán bù trừ được khách hàng ưa chuộng hơn các hình thức thanh toán khác, thanh toán bù trừ năm 1999 đạt 4.866.074 triệu chiếm 26,8%, trong đó Kho bạc Ba Đình thanh toán 2.033.027 triệu chiếm 41,8% trong tổng thanh toán bù trừ và các tổ chức tín dụng khác thanh toán 2.833.047 triệu chiếm 58,2%. Năm 2000 đạt 6.586.272 triệu chiếm 29.8% trong đó Kho bạc Ba Đình thanh toán 3.493.136 triệu trong tổng thanh toán bù trừ, chiếm 53,0% và các tổ chức tín dụng khác thanh toán 3.093.136 triệu chiếm 47,0% .
Trong hai năm qua cho thấy công tác thanh toán bù trừ tăng lên đáng kể cả về số món lẫn doanh số đạt đươc kết quả như vậy là nhờ sự cố gắng của các thanh toán viên và tiến bộ của công nghệ tin học được áp dụng làm cho công tác thanh toán bù trừ ngày càng hoàn thiện chính vì điều đó làm cho khách hàng ngày càng sử dụng thanh toán bù trừ nhiều hơn. Tuy nhiên thanh toán bù trừ vẫn đang còn dừng lại ở chỗ: Thanh toán mới chỉ là các món nhỏ và hàng ngày phải đi lại không tránh khỏi sự chậm trễ do các yếu tố khách quan gây ra, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thanh toán bù trừ tại chi nhánh, hơn nữa những số mòn thanh toán đến sau 9h30 thì phải đợi đến chiều còn những số món đến sau 13h30 sẽ phải đợi đến phiên bù trừ ngày hôm sau, làm ứ đọng vốn của khách hàng. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến công tác thanh toán bù trừ nên khách hàng sử dụng thanh toán các món nhỏ không cần nhanh hoặc thanh toán nhanh trước giờ giao dịch vì mức phí thanh toán bù trừ rẻ hơn các thanh toán nhanh khác hoặc sau giờ thanh toán chi nhánh lại hạch toán qua tài khoản tiền gửi chính những nhược điểm trên nên thanh toán bù trừ tại chi nhánh đạt được doanh số thấp như vậy.
Trong khi các công cụ thanh toán khác lại nhanh hơn an toàn hơn không gây ứ đọng vốn mà lại an toàn tuyệt đối làm cho doanh số thanh toán cao hơn như thanh toán chuyển tiền điện tử, chính vì chỉ số an toàn cao, nhanh chóng, thuận tiện cho nên khách hàng thường chuyển tiền với doanh số lớn nhưng mức phí vẫn còn cao cho nên số món ít hơn so với thanh toán bù trừ hoặc sau giờ thanh toán bù trừ khách hàng có thể thanh toán qua liên hàng bằng thư hay bằng điện. Với những hình thức thanh toán thuận tiện hơn như vậy cũng đã làm giảm doanh số thanh toán bù trừ của chi nhánh .
Qua đó phòng kế toán cần chú trọng hơn công tác thanh toán bù trừ để ngày càng tạo được lòng tin vơí khách hàng luôn đảm bảo nhanh chóng, chính xác, an toàn, thuận tiện tăng cường mối quan hệ giữa Ngân hàng với khách hàng cũng như quan hệ thanh toán giữa các Ngân hàng Thương mại với kho bạc Nhà nước để ngày càng đạt hiệu quả cao hơn trong công tác thanh toán bù trừ của chi nhánh .
Qua thời gian thanh toán bù trừ thực hiện theo quyết định số 181/NH-QĐ ngày10/10/1991. Chủ yếu áp dụng các hình thức thanh toán như séc, uỷ nhiệm chi, ủy nhiệm thu…mà bảng số liệu sau đây đã một phần nói lên điều đó.
Biểu 3 : Đánh giá doanh số thực hiện về các hình thức thanh toán bù trừ tại chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ năm 1999, 2000.
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Số món
Doanh số
Tỷ trọng
Số món
Doanh số
Tỷ trọng
Các loại séc
- Séc chuyển khoản
- Séc bảo chi
304
98
206
146.077
42.453
103.624
3,0%
0,9%
2,1%
498
0
498
127.610
0
127.610
1,9%
0
1,9%
2. UNC - chuyển tiền
1902
3.013.625
62%
4023
5..269.452
80,0%
3. UNT
804
1.706.327
35%
738
1.189.210
18,1%
Tổng
3010
4.866.074
5304
6.586.272
(Nguồn số liệu: Báo cáo nghiệp vụ thanh toán của chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ năm 1999, 2000 )
ở biểu 3 cho ta thấy doanh số thanh toán của séc, UNT, UNC trong thanh toán bù trừ. Năm 1999 thanh toán 304 món các loại séc đạt 146.077 triệu chiếm 3,0%, trong đó séc chuyển khoản đạt 42.453 triệu chiếm 0,9%, séc bảo chi đạt 103.624 triệu chiếm 2,1%. Năm 2000 thanh toán 498 món các loại séc đạt 127.610 triệu chiếm 1,9%, trong đó séc bảo chi đạt 103.624 triệu chiếm 1,9%. Điều đó cho thấy séc thanh toán ngày càng giảm. Tuy nhiên so với séc chuyển khoản thì séc bảo chi vẫn được ưa thích hơn vì séc bảo chi luôn được Ngân hàng đảm bảo trong thanh toán nên khách hàng thấy tín nhiệm hớn séc chuyển khoản. Cho nên doanh số thanh toán séc bảo chi lớn hơn doanh số thanh toán séc chuyển khoản .
Doanh số thanh toán của séc thấp như vậy là do thủ tục thanh toán còn rườm rà, phạm vi thanh toán séc còn hạn chế như: Séc bảo chi bên với bên mua việc sử dụng séc đòi hỏi họ phải chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi sang tài khoản để đảm bảo thanh toán séc mà tài khoản này không được tính lãi. Người mua chỉ sử dụng séc bảo chi khi người bán có yêu cầu. Khi thanh toán séc bảo chi khác địa phương cùng hệ thống mà tính ký hiệu mật bị sai sót thì rất bất tiện cho người sử dụng. Việc tính ký hiệu mật trên séc bảo chi trong thanh toán cùng hệ thống là việc Ngân hàng mới đảm bảo vốn cho mình mà chưa đảm bảo vốn cho người bán. Bởi vì việc tính kí hiệu mật chỉ diễn ra khi người bán nộp séc vào Ngân hàng phục vụ mình và do Ngân hàng biết với nhau, có khi nhận séc từ người mua, người bán không biết ký hiệu mật này có đúng không. Khi người thụ hưởng đem nộp tờ séc vào Ngân hàng phục vụ mình nếu bị sai ký hiệu mật Ngân hàng là người tra soát lại Ngân hàng đối phương hay trả lại tờ séc cho người thụ hưởng. Dù trong trường hợp nào cũng gây phiền hà và mất thời gian cho người thụ hưởng. Chính vì những nhược điểm đó làm cho việc thanh toán séc còn hạn chế.
Trong thanh toán bù trừ thì thanh toán bằng UNC- chuyển tiền chiếm tỉ trọng cao năm sau cao hơn năm trước nhất là thanh toán bằng Uỷ nhiệm chi- chuyển tiền năm1999 thanh toán 1903 món đạt 3.013.625 triệu chiếm 62% năm 2000 thanh toán 4023 món đạt 5.269.452 triệu chiếm 80,0%. Đạt được điều đó là do chi nhánh thực hiện việc điều chuyển vốn cho các Ngân hàng cùng hệ thống hơn nữa hình thức thanh toán này rất đơn giản, ít sai sót.
So với thanh toán bằng UNC thì thanh toán UNT chiếm tỉ trọng 35,0% về doanh số đạt 1.706.372 triệu vào năm 1999, năm 2000 tỷ trọng giảm xuống còn 18,1% đạt 1.189.210 triệu. Sở dĩ việc thanh toán bằng UNT của chi nhánh thấp như vậy là vì UNT chỉ được sử dụng để thanh toán tiền điện, nước, điện thoại vói doanh số mỗi món từ vài triệu trở xuống là do nhược điểm của hình thức thanh toán này như : khi 2 khách hàng có quan hệ mua bán với nhau bên bán muốn nhận được tiền phải nhận 1 bộ chứng từ đòi tiền ngay khi giao hàng kèm với 5 liên UNT gửi tới Ngân hàng phục vụ mình đòi tiền hộ. Sau đó phải chờ một thời gian khi người mua chấp nhận thanh toán, ghi nợ trước vào tài khoản bên mua sau đó mới ghi có vào tài khoản bên bán. Bên bán không được bình đẳng mà phải phụ thuộc vào thiện chí của bên mua.
Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay các đơn vị khi giao dịch thường không sử dụng hình thức này vì bên bán không chấp nhận. Hình thức này không có gì đảm bảo cho sự chi trả đúng thời hạn của bên mua hơn nữa bên bán vừa phải giao hàng vừa phải lập giấy tờ chứng từ để thu tiền trong khi bên mua không cần phải làm thủ tục gì mà chỉ chờ bên bán đòi tiền. Vì vậy không chỉ ở chi nhánh mà tất cả các Ngân hàng Thương mại khác UNT cũng không được sử dụng để thanh toán các giao dịch mua bán mà chỉ dùng để thu tiền điện, nước, điện thoại. Do vậy doanh số thanh toán UNT của chi nhánh đã giảm so với năm 1999 cả về doanh số lẫn tỷ trọng.
3. Quy trình xử lí thanh toán bù trừ tại địa bàn Hà Nội .
3.1.Công việc tại Ngân hàng thành viên :
Hàng ngày tại Trung tâm thanh toán bù trừ thành phố Hà Nội tổ chức 2 phiên giao dịch, phiên 1 lúc 9h30, phiên 2 lúc 13h30, riêng ngày cuối năm Trung tâm tổ chức 3 phiên, phiên 3 lúc 18h.
Chứng từ thanh toán bù trừ của Ngân hàng thành viên được tách thành 2 vế. Vế nợ riêng, vế có riêng và bảng kê số 12 lập thành 2 liên cho Ngân hàng thành viên. Căn cứ vào chứng từ thanh toán viên sẽ nhận chứng từ vào máy để lên “Bảng kê chứng từ thanh toán bù trừ vế …” theo mẫu 12. Bên nợ riêng, bên có riêng cho từng Ngân hàng thành viên. Từ bảng kê chứng từ thanh toán bù trừ đi thanh toán viên sẽ in thành 2 liên, và 2 bảng kê mẫu số 14 “ Bảng thanh toán bù trừ “ thể hiện số thực phải thu hoặc số thực phải trả đối với mỗi Ngân hàng thành viên.
Đến giờ giao dịch các Ngân hàng thành viên sẽ mang toàn bộ bảng kê + chứng từ đến Trung tâm thanh toán bù trừ để thực hiện giao dịch với các Ngân hàng bạn.
Hết phiên giao dịch Ngân hàng thành viên sẽ nhận về.
01 liên “ Bảng kê thanh toán bù trừ vế … “ mẫu số 12 và chứng từ gốc của Ngân hàng bạn
01 liên “ Bảng kê kết quả thanh toán bù trừ “ mẫu số 15 của Ngân hàng chủ trì + 01 bộ phiếu chuyển khoản thể hiện số chênh lệch phải trả hay thu được trong phiên thanh toán.
3.2. Công việc tại Ngân hàng chủ trì ( tại Trung tâm thanh toán bù trừ ):
Tại Ngân hàng chủ trì ( đồng thời là Ngân hàng thành viên ) khi có chứng từ cần phải giao cho các Ngân hàng thành viên sau khi tách chứng từ theo từng Ngân hàng thành viên, thanh toán viên sẽ nhập chứng từ vào máy để lên “Bảng kê chứng từ thanh toán bù trừ “, cho từng Ngân hàng thành viên đồng thời in tiếp “Bảng thanh toán bù trừ “ mẫu số 14.
Ngân hàng chủ trì sau khi đã nhận được bảng kê mẫu số 14 của các Ngân hàng thành viên giao cho sau khi kiểm tra, kiểm soát ( từ chứng từ lập mẫu số 12, từ mẫu số 12 lên mẫu số 14 ). Nếu chính xác đảm bảo các yếu tố trên bảng kê thì thanh toán viên sẽ MENU “ tại Ngân hàng chủ trì “ để nhập số liệu lên bảng kê mẫu số 15 của từng Ngân hàng đã có quy định sẵn mã số của từng đơn vị.
Sau khi kiểm tra số liệu đúng in ra 2 liên mẫu số 15 ”Bảng kết quả thanh toán bù trừ “ cho từng Ngân hàng thành viên để xác định số chênh lệch phải thu, phải trả là bao nhiêu. Đồng thời in 1 liên bảng mẫu số 16 “Bảng kiểm tra kết quả thanh toán bù trừ” Thể hiện tổng số chênh lệch phải thu, phải trả của mỗi Ngân hàng thành viên là bao nhiêu. Với điều kiện.
Tổng số phải thu ở các Ngân hàng phải = Tổng số phải trả ở các Ngân hàng.
Chênh lệch phải thu = chênh lệch phải trả
Sau khi kiểm tra kết quả thanh toán bù trừ khớp đúng thanh toán viên sẽ căn cứ
vào bảng mẫu số 15 để in phiếu chuyển khoản, thể hiện số phải thu hay số phải trả cho từng Ngân hàng thành viên.
Chuyển toàn bộ chứng từ + bảng kê + phiếu chuyển khoản ( toàn bộ chứng từ có liên quan đến thanh toán bù trừ ) chuyển tới trưởng phòng hoặc phó phòng, người được uỷ quyền kiểm soát, ký và đóng dấu. Sau đó tách chứng từ + bảng kê để trả cho các Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ. Khi đó nghiệp vụ thanh toán bù trừ tại Ngân hàng chủ trì mới kết thức phiên thanh toán.
3.3 Tại Ngân hàng thành viên.
Sau khi chứng từ thanh toán bù trừ quay về Ngân hàng thành viên thì trình tự xử lý như sau.
Thanh toán viên nhập chứng từ vào các tài khoản của khách hàng tại Ngân hàng mình.
Đối chiếu số liệu về kết quả thanh toán bù trừ trên bảng kê 12 của Ngân hàng đối phương với bảng kê mẫu số 15 do Ngân hàng chủ trì lập đẻ hạch toán.
+ Căn cứ bảng kê Nợ mẫu số 12 và chứng từ gốc hạch toán.
Nợ TK: 5012
Có TK: thích hợp
+ Căn cứ bảng kê Có mẫu số 12 và chứng từ gốc hạch toán.
Nợ TK: thích hợp
Có TK: 5012
- Căn cứ bảng kê mẫu số 15 của Ngân hàng chủ trì, kế toán lập phiếu chuyển khoản hạch toán.
+ Đối với chênh lệch phải thu, hạch toán.
Nợ TK: 5011
Có TK: 5012
+ Đối với chêh lệch phải trả, hạch toán.
Nợ TK: 5012
Có TK: 5011
Các chứng từ sau khi nhập vào máy thanh toán viên phải ký, ghi rõ ngày, tháng,
năm hạch toán. Sau đó chuyển từ cho kiểm soát hoặc kế toán trưởng để kiểm tra và tách chứng từ
01 liên lưu + Bảng kê tại Ngân hàng thành viên liên này là liên gốc được ghi rõ ràng nhất về nội dung kinh tế phát sinh và đầy đủ chế độ kế toán.
- Báo nợ hoặc báo có bằng 1 liên điệp để gưỉ cho khách hàng.
Sang ngày giao dịch hôm sau thanh toán viên của Ngân hàng thành viên nhận báo nợ hoặc báo có tại kiểm soát với sổ phụ tài khoản của khách hàng. Nếu khớp đúng thì thanh toán viên trả sổ phụ kèm báo nợ hoặc báo có cho khách hàng có tài khoản tại Ngân hàng.
4 . Tình hình xử lí số chênh lệch trong thanh toán bù trừ :
Chúng ta có 2 công thức tính số chênh lệch trong thanh toán bù trừ như sau .
* Công thức tính số thực phải thu trong thanh toán bù trừ
Số thực Tổng số chênh lệch phải thu Tổng số chênh lệch phải trả
= -
phải thu ở các Ngân hàng thành viên cho các Ngân hàng thành viên
* Công thức tính số thực phải trả trong thanh toán bù trừ .
Số thực Tổng số chênh lệch phải trả Tổng số chênh lệch phải thu
= -
phải trả ở các Ngân hàng thành viên cho các Ngân hàng thành viên
Căn cứ vào số chênh lệch trong thanh toán bù trừ mà Ngân hàng chủ trì lập “ bảng kết quả thanh toán bù trừ “
Tại Ngân hàng chủ trì xử lí .
+ Tiến hành thu của các Ngân hàng thành viên phải trả.
Hạch toán Nợ : TKTG thanh toán của Ngân hàng thành viên phải trả
Có : TK thanh toán bù trừ tại Ngân hàng chủ trì.
+ Tiến hành trả tiền cho các Ngân hàng thành viên phải thu.
Hạch toán Nợ : TK thanh toán bù trừ tại Ngân hàng chủ trì.
Có : TKTG thanh toán của Ngân hàng thành viên phải thu.
Tại các Ngân hàng thành viên hạch toán số chênh lệch trong thanh toán bù trừ sau.
+ Tại Ngân hàng thành viên phải trả :
Hạch toán Nợ : TK thanh toán bù trừ của Ngân hàng thành viên.
Có : TKTG tại Ngân hàng chủ trì.
Đồng thời ghi
Nợ : TK khách hàng
Có : TK TTBT
+ Tại Ngân hàng thành viên phải thu .
Nợ : TKTG tại Ngân hàng chủ trì
Có : TK TTBT của Ngân hàng thành viên
Đồng thời ghi :
Nợ : TK TTBT
Có : TK khách hàng
5 . Vấn đề vốn trong thanh toán bù trừ tại chi nhánh Láng Hạ :
Về nguyên tắc các Ngân hàng thành viên phải đảm bảo số dư trên tài khoản tiền gửi để thanh toán đầy đủ, kịp thời số chênh lệch trong thanh toán bù trừ . Thực tế tại chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ rất ít khi phải vay để thanh toán .
Nếu có sự thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ tại chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ thì xử lí như sau :
Trong trường hợp không đủ khả năng thanh toán, hàng tháng, hàng quý chi nhánh phải lập kế hoạch xin Ngân hàng Trung ương duyệt hạn mức vốn cho vay để bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ, hoặc khi không đủ khả năng thanh toán thì chi nhánh nộp ngay tiền mặt vào Ngân hàng chủ trì hoặc vay tiền của Ngân hàng Nhà nước ( và phải chịu lãi suất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước ) để bù đắp thiêu hụt vốn trong thanh toán .
Trường hợp chi nhánh không còn nguồn để bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ Ngân hàng chủ trì sẽ phải chuyển số phải trả mà chi nhánh không thanh toán được sang nợ quá hạn của loại cho vay thanh toán bù trừ.
Trường hợp chi nhánh vi phạm mất khả năng thanh toán bù trừ nhiều lần, không có khả năng trả nợ được thì Ngân hàng chủ trì có quyền đình chỉ không cho chi nhánh tham gia thanh toán bù trừ .
Điều đó chứng tỏ chi nhánh biết điều hoà nguồn vốn của mình một cách hợp lí không làm thiếu hụt vốn trong thanh toán, tuy số lượng giao dịch lớn nhưng chi nhánh luôn biết phải làm gì cho phù hợp. Với số lượng vốn lớn thu được trong ngày
thường thì chi nhánh chuyển nguồn vốn đó cho Ngân hàng cấp trên. Khi nào cần nguồn vốn lớn Ngân hàng cấp trên sẽ điều chuyển cho chi nhánh .
iii. Đánh giá hoạt động thanh toán bù trừ tại chi nhánh :
1. Những kết quả đạt được trong thanh toán bù trừ tại chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ :
Qua phân tích tình hình thanh toán bù trừ tại chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ trong những năm qua cho thấy công tác thanh toán bù trừ tại chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Hoạt động thanh toán này càng mở rộng, số lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều công tác thanh toán ngày càng nhanh và chính xác. Có được điều này là do công tác thanh toán ngày càng được Nhà nước quan tâm hơn, môi trường pháp lí dần được hoàn thiện, đặc biệt là ứng dụng công nghệ tin học, từng bước hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng. Việc sử dụng hình thức thanh toán bù trừ cho phép các loại chứng từ được thanh toán đồng thời ngay trong từng phiên giao dịch đã làm cho quá trình thanh toán nhanh chóng hơn, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của khách hàng.
Chi nhánh đã thực hiện tốt chiến lược khách hàng luôn coi “Khách hàng là thượng đế ” mặt khác khách hàng lại được tự do lựa chọn Ngân hàng để mở tài khoản giao dịch và thanh toán, tự do lựa chọn các hình thức thanh toán cho phù hợp với điều kiện của đơn vị mình. Vì vậy họ thấy được những ưu điểm của hình thức thanh toán bù trừ vừa tiết kiệm khâu bảo quản và nhanh, tiện lợi trong việc thanh toán các hành hoá dịch vụ.
Ngoài ra chi nhánh luôn luôn chuẩn bị sẵn, kịp thời vốn để đáp ứng nhu cầu vay và rút tiền của khách hàng, luôn tạo điều kiện, đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng để luôn có được lòng tin và tín nhiệm ở khách hàng.
Những tồn tại trong công tác thanh toán bù trừ tại chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ :
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn những tồn tại cần phải giải quyết để ngày càng hoàn thiện hơn về thanh toán bù trừ tại chi nhánh Ngân hàng No &
PTNT Láng Hạ trong thời gian tới.
2.1. Tốc độ thanh toán bù trừ chưa đảm bảo :
Nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu thanh toán ngày càng cần thiết do đó công tác thanh toán đặt ra càng khắt khe hơn cả về tốc độ thanh toán lẫn sự chính xác, an toàn tài sản, điều đó đòi hỏi chi nhánh không ngừng hoàn thiện công tác thanh toán đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế.
Công tác thanh toán bù trừ tại chi nhánh vẫn còn hạn chế đó là tốc độ thanh toán vẫn chưa đảm bảo cho khách hàng và còn gây ứ đọng vốn. Vì mỗi ngày chỉ có 2 phiên họp bù trừ tại Trung tâm : phiên 1 lúc 9h30, phiên 2 lúc 13h30 lúc nay chứng từ của chi nhánh mới đem đên Trung tâm để bù trừ cho nhau qua 2 phiên giao dịch này do đó việc hạch toán cũng phải phụ thuộc vào phiên giao dịch. Ngoài ra những phát sinh sau 9h30 sẽ phải để đến phiên chiều mới đem đi thanh toán còn những phát sinh sau 13h30 thì phải đợi đến sáng ngày hôm sau, đặc biệt nếu ngày hôm sau vào thứ 7 thì còn chậm hơn nữa. Như vậy mặc dù đã được hạch toán trong ngày nhưng thời gian thanh toán vẫn bị kéo dài. Thêm vào đó có thể phát sinh rủi ro do nhầm lẫn, mất mát chứng từ trong quá trình chuyển trở hoặc giao nhận.
Với tồn tại này, vấn đề hiện nay là với cơ sở kỹ thuật hiện có làm thế nào để có thể thanh toán bù trừ tự động qua mạng MODEM truyền tin, không cần chứng từ gốc kèm theo mà vẫn đảm bảo an toàn, nhanh chóng. Đây là một yêu cầu bức bách
cần sớm có biện pháp giải quyết.
2.2 Tồn tại về tiến bộ khoa học.
Tình hình trang bị các thiết bị tin học tại chi nhánh còn lạc hậu và thiếu đồng bộ. Hiện nay các Ngân hàng Thương mại đều có máy tính phục vụ cho công tác thanh toán song vẫn còn hạn chế trong quá trình sử dụng do số lượng còn ít MODEM truyền tin chủ yếu sử dụng thanh toán liên hàng và chuyển tiền điện tử. Trong khi đó muốn truyền số liệu đến Trung tâm thanh toán bù trừ phải copy file số liệu ra đĩa mềm để thanh toán viên mang đến trung tâm thanh toán bù trừ . Vì vậy việc hoàn thiện và hiện đại hoá lên mạng truyền nhận thông tin để phục vụ tốt hơn công tác thanh toán bù trừ .
Chương III
những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác công tác thanh toán bù trừ tại chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ
Cùng với sự thành công trong công cuộc đổi mới căn bản toàn hệ thống hoạt động Ngân hàng, công tác thanh toán kinh doanh tiền mặt nói chung và thanh toán bù trừ qua Ngân hàng nói riêng cũng từng bước được phát triển vững chắc. Tuy nhiên để phù hợp và đáp ứng quá trình phát triển của nên kinh tế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng XHCN ở nước ta vào thời kỳ mới, thời kỳ Công nghiệp hoá- hiện đại hoá từng bước đưa công nghệ Ngân hàng hoà nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Để đẩy nhanh công tác Thanh toán kinh doanh tiền mặt nói chung và thanh toán bù trừ nói riêng, cần có những biện pháp cho phù hợp với sự phát triển ngày càng cao, tôi xin mạnh dạn nêu ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh toán tại chi nhánh để phục vụ cho sự phát triển của toàn ngành Ngân hàng và sự phát triển của nền kinh tế đất nước .
i. những giải pháp nhàm hoàn thiện công tác thanh toán bù trừ tại chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ.
1. Đối với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ
Hoàn thiện môi trường pháp lí cho hoạt động thanh toán qua Ngân hàng trong điều kiện mới theo hướng cải tiến, hoàn thiện hệ thống thanh toán và tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước về công tác thanh toán đó là môi trường pháp lý thông thoáng, đồng bộ cần có văn bản pháp lý ràng buộc các tổ chức. Đề nghị sớm tổ chức nghiên cứu và ban hành Nghị định về hoạt động thanh toán qua Ngân hàng để thay thế nghị định 91/ CP ngày 25/11/1998 về tổ chức Thanh toán kinh doanh tiền mặt và các văn bản liên quan khác đến nay không còn phù hợp, sớm ban hành quy chế chính thức về thanh toán thông qua chứng từ điện tử cũng như Thanh toán bù trừ
điện tử sử dụng các máy giao dịch tự động. Mở rộng hơn nữa phạm vi thanh toán séc bằng cách nghiên cứu áp dụng từng bước các thành tựu tổ chức thanh toán bằng séc của khu vực và quốc tế, đồng thời đưa ra đạo luật riêng nhằm nâng cao tính pháp lý về thanh toán bằng séc. Bổ sung các điều khoản về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh toán Ngân hàng, do vấn đề vấn đề này chưa được đề cập trong Nghị định số 20/2000/NĐ-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ về xử phạt vi phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động Ngân hàng.
Ngân hàng có chính sách hỗ trợ, khuyến khích vốn đầu tư và thuế cho hệ thống Ngân hàng trong thời gian đầu thực hiện các dự án hiện đaị hoá hệ thống thanh toán của Ngân hàng.
2. Đối với chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ :
2.1. Tuyên truyền quảng cáo, phố biến rộng rãi các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
ở nước ta hiện nay thói quen thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn rất phổ biến trong dân cư. Để giúp cho người dân từ bỏ thói quen này thì phải tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu các vấn đề cơ bản về cách sử dụng cũng như các tiện ích của hình thức Thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng.
Để đưa ra những thông tin này đến người dân, chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ có thể sử dụng nhiều hình thức : áp phích quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, đài báo, truyền hình… các hình thức này rất hữu hiệu tới đông đảo nhân dân. Tuy nhiên việc quảng cáo này khó có thể giai thích được nhiều nên cần kết hợp tất cả các hình thức tuyên truyền như : nhân viên của Ngân hàng có thể có buối nói truyện trực tiếp với dân thông qua các tổ chức Đảng, Đoàn của phường, quận để tổ chức. Đặc biệt nhấn mạnh đến tiện ích của việc mở tài khoản giao dịch và sử dụng các hình thức thanh toán tại chi nhánh.
Ngoài ra chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ cần in các cuốn cẩm nang
về sử dụng séc với cách trình bày đẹp và hấp dẫn để phát cho các khách hàng đến giao dịch rút tiền, chuyển tiền hay rút tiết kiệm tại sở. Điều này cũng giúp cho các khách hàng còn chưa hiểu rõ về hình thức thanh toán này, thấy dễ dàng trong việc sử
dụng séc; đây cũng là biện pháp tránh những sai sót không cần thiết khi khách hàng đến giao dịch…
2.2. Lấy ý kiến đóng góp của khách hàng :
Ngoài việc lập hòm thư góp ý, hàng quý hoặc hàng năm chi nhánh nên tiến hành khảo sát lấy ý kiến của khách hàng. Khảo sát có thể dưới hình thức bảng câu hỏi qua đó có thể thấy được những mặt đã làm tốt và những mặt chưa làm tốt tại chi nhánh, cũng qua đó biết được nhu cầu mới phát sinh từ phía khách hàng để chi nhánh ngày càng hoàn thiện hơn công tác thanh toán và nhanh chóng đáp ứng các dịch vụ mới.
Để việc khảo sát đạt được kết quả tốt việc lựa chọn các câu hỏi đòi hỏi phải có cán bộ chuyên môn về marketing để các câu hỏi được khách hàng hứng thú trả lời và hỏi đúng trọng tâm để từ đó Ngân hàng rút ra được các kết luận cần thiết.
2.3. Đầu tư đổi mới trang thiết bị và ứng dụng công nghệ :
Công tác thanh toán của Ngân hàng luôn đòi hỏi trang thiết bị hiện đại vì vậy cần phải đổi mới và hoàn thiện công tác thanh toán theo hướng hoàn thiện vi tính cục bộ tại chi nhánh, tạo tiền đề xây dựng mạng tập trung nhằm tăng hiệu năng sử dụng hệ thống truyền tải thông tin, quy định thống nhất mẫu chứng từ, các hệ thống thanh toán, điều chuyển vốn, lưu trữ chứng từ và các dữ liệu điện toán, mã khoá mật và xử lí thông tin, vấn đề thanh quyết toán nội bộ, tiến tới thực hiện thanh toán bù trừ qua hệ thống Ngân hàng Nhà nước và thanh toán trực tiếp các Ngân hàng trong phạm vi toàn quốc.
Trong những năm qua chi nhánh đã trang bị một mạng máy vi tính phù hợp để phục vụ công tác thanh toán .
Giảm bớt những công việc mang tính thủ công trong thanh toán :
Tại chi nhánh tính ký hiệu mật và kiểm soát vẫn mang tính thủ công, việc ký hiệu mật bằng tay mất rất nhiều thời gian, không tránh khỏi sai sót do nhầm lẫn nên kéo dài thời gian của một món thanh toán, gây ứ đọng vốn cho khách hàng. Chi nhánh nên giảm dần công việc mang tính thủ công bằng cách cài đặt các phần mềm vi tính ký hiệu mật trên máy.
2.5. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực :
Con người là nhân tố quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển. Trong một lĩnh vực tiên tiến thường xuyên áp dụng những tiến bộ mới về kỹ thuật thông tin thì đòi hỏi con người càng phải có trình độ cao hơn, bắt kịp được với nhịp độ phát triển của công nghệ. Do đó trong công tác phát triển nguồn nhân lực chi nhánh cần chú trọng các mặt sau :
- Khi cần đề ra yêu cầu tuyển lao động mới cần chú ý các mặt sau : trình độ chuyên môn, đạo đức, tác phong và cần chú ý đến khả năng thực tế ( qua kiểm tra, phỏng vấn ) chứ không nên coi trọng giấy tờ, bằng cấp. Bên cạnh việc đề ra tiêu chuẩn tuyển chọn phải đề ra mức lương hợp lí và thông báo cùng với yêu cầu tuyển chọn có như vậy chi nhánh mới tuyển được những người có năng lực thực sự.
- Cần nâng cao trình độ năng lực của nhân viên bằng đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ theo hướng có trọng điểm, điều đó sẽ tạo cho đội ngũ cán bộ, nhân viên của chi nhánh thành thạo hơn trong nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại.
Trên cơ sở nguồn cán bộ có sẵn và tuyển mới, một điều quan trọng có tính quyết định đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng đó chính là việc bổ sung con người có năng lực thực sự vào những vị trí thích hợp. Nếu bố trí vào những vị trí thích hợp với trình độ khả năng, tính cách của họ thì mỗi cán bộ sẽ phát huy được hết năng lực, tạo điều nâng cao hiệu quả hoạt động. Trên cơ sở bố trí nguồn nhân lực một cách hợp lí chi nhánh cần có sự khen thưởng xứng đáng và kịp thời sẽ động viên cán bộ phát huy vai trò sáng tạo của mình và hoàn thành công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao.
Ii . một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thanh toán bù trừ tại chi nhánh
Thực trạng công tác thanh toán bù trừ tại chi nhánh Ngân hàng No & PTNT cho ta thấy công tác thanh toán bù trừ tại chi nhánh còn nhiều tồn tại và rất nhiều khó khăn cần khắc phục. Trong những tồn tại có thể nhận thấy những bất cập do đặc điểm riêng và cách thức hoạt động tại chi nhánh. Nhưng nhìn một cách tổng quát có thể thấy những tồn tại và khó khẳntong công tác thanh toán nói chung và thanh toán bù trừ nói riêng tại chi nhánh cũng là những khó khăn chung tại các Ngân hàng Thương mại khác. Để khắc phục khó khăn, giải quyết những tồn tại này không chỉ đòi hỏi sự cố gắng của chi nhánh cũng như toàn ngành Ngân hàng mà cần có sự quan tâm hợp tác của Chính phủ và các ngành có liên quan.
1. Kiến nghị về hình thức thanh toán bù trừ điện tử:
1.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước :
Sớm đưa ra Trung tâm thanh toán bù trừ điện tử vì Trung tâm bù trừ này cùng với phương thức thanh toán liên hàng và phương thức bù trừ điện tử tạo thành một hệ thống thanh toán hiện đại và liên kết chặt chẽ trong tương lai
Phương thức thanh toán bù trừ điện tử sẽ làm cho công tác thanh toán bù trừ giữa các Ngân hàng thành viên và Trung tâm chính xác hơn nhiều thanh toán bù trừ trước đây, từ đó đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng. Mặt khác sẽ làm tăng vòng quay của chu chuyển vốn của khách hàng và của nền kinh tế. Và nó sẽ tiết kiệm được vốn cũng như làm cho lượng tiền mặt lưu chuyển giảm dẫn đến tiết kiệm được cả thời gian, chi phí cho Ngân hàng và khách hàng từ đó mà mỗi phiên giao dịch sẽ nhanh chóng hơn, thủ tục giấy tờ đỡ rườm rà hơn và công việc của các thanh toán viên trong phiên giao sẽ nhành hơn.
Vì hình thức thanh toán bù trừ điện tử là việc của các Ngân hàng chỉ phải thanh toán với nhau về số chênh lệch giữa phải thu và phải trả còn gọi là thanh toán theo lô hay theo gói. Hệ thống này có thể xử lí tự động tất cả các khoản thanh toán phát sinh giữa các Ngân hàng khác hệ thống với nhau trong cả nước. Việc thanh toán bù trừ theo chứng từ được thay thế dần bằng thanh toán bù trừ tự động bằng điện tử.
Các Trung tâm xử lí thanh toán bù trừ bằng điện tử sẽ được xây dựng tại các tỉnh và thành phố lớn. Việc triển khai dần dần theo ý tưởng bù trừ tại các tỉnh thành phố
tiến đến bù trừ theo từng khu vực ở những tỉnh thành phố lớn, mỗi khu vực có 5 hoặc 6 tỉnh lân cận tham gia. Khi đủ điều kiện và khả năng cho phép thì thực hiện thanh toán bù trừ cả nước vào một trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước .
Ngoài việc đưa ra Trung tâm thanh toán bù trừ điện tử Ngân hàng Nhà nước cần sớm có văn bản cụ thể về mặt pháp lí để đưa vào sử dụng, như :
Muốn thực hiện thanh toán bù trừ điện tử trên mạng máy vi tính đòi hỏi phải giải quyết đồng bộ các vấn đề sau : quy trình thanh toán bù trừ ; quy trình giao nhận chứng từ ; quy trình xử lí nhập chứng từ máy, xủ lí số liệu thanh toán bù trừ nhận về của Trung tâm thanh toán bù trừ ; quy trình đối chiếu, xử lí sai lầm; quy trình bảo mật số liệu trên mạng; … Các bước tiến hành phải tuân theo một quy trình thống nhất trên nguyên tắc thanh toán chế độ kế toán hiện hành, đồng thời phải bảo đảm thời gian thanh toán nhanh nhất, chính xác nhất và an toàn nhất.
Trong chương trình phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, tuyệt đối an toàn trong thanh toán bù trừ xử lí theo nguyên tắc chặt chẽ, thận trọng.
- Ngoài việc các Ngân hàng cần trang bị thiết bị tin học đồng loạt: máy tính loại 486 trở lên, điện thoại và Modem truyền nhận tin. Các chương trình phụ trợ tương thích khác như phải thống nhất cài đặt chương trình, cài đặt thông số cho máy tính, lập chương trình phần mềm để truyền nhận số liệu cho tất cả các Ngân hàng thành viên trên địa bàn.
Các Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tử còn phải thực
hiện đúng các quy định chung trong quy chế như : về vi phạm, đối tượng tham gia, quy định về chứng từ trong thanh toán bù trừ điện tử cụ thể là :
+ Các chứng từ thanh toán .
+ Bảng kê các khoản phải thu phiên số …
+ Bảng kê các khoản phải trả phiên số …
+ Bảng tổng hợp các khoản phải thu, phải trả.
+ Bảng thanh toán số chênh lệch trong thanh toán bù trừ điện tử.
+ Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử.
+ Bảng kiểm tra kết quả thanh toán bù trừ điện tử.
Quy định về ký hiệu; mật mã truyền tin; mã khoá sử dụng trong thanh toán bù trừ điện tử; quy định về giờ giao dịch trên mạng và giao nhận chứng từ; quy định về việc thu phí dịch vụ trong thanh toán; quy định các tài khoản sử dụng và việc xử lí vi phạm trong thanh toán bù trừ điện tử.
Mặt khác các Ngân hàng khi tham gia thanh toán bù trừ điện tử phải thực hiện các quyền và trách nhiệm; phải tuân theo các nguyên tắc đã được quy định trong quy chế. Cụ thể là :
+ Tổ chức hạch toán kịp thời, đầy đủ, chính xác.
+ Đảm bảo tính an toàn của chứng từ và tính bảo mật thông tin.
+ Phải tổ chức thanh toán dứt điểm số chênh lệch trong thanh toán bù trừ điện tử.
+ Các khoản thanh toán bù trừ điện tử sau khi thanh toán xong cuối ngày phải hết số dư.
Với chức năng là Trung tâm thanh toán bù trừ điện tử trước khi thực hiện thanh toán bù trừ điện tử Ngân hàng chủ trì :
+ Phải thông báo kế hoạch tổ chức thanh toán bù trừ điện tử, điều kiện tham gia tới tất cả các Ngân hàng thành viên trong khu vực.
+ Phải xem xét các đơn xin tham gia thanh toán bù trừ điện tử và chấp thuận ( bằng văn bản ) đối với các Ngân hàng có đủ điêu kiện tham gia.
+ Tập huấn nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử cho các Ngân hàng thành viên .
+ Phải gửi bản “Hướng dẫn cách tính ký hiệu mật thanh toán bù trừ “ hoặc chương trình ký hiệu mật và mã khoá, mật mã truyền tin cho từng Ngân hàng thành viên trước ngày họ tham gia chính thức.
+ Thực hiện nối mạng với các Ngân hàng thành viên.
1.2. Kiến nghị đối với chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ :
Sau khi Ngân hàng Nhà nước cho ra đời Trung tâm thanh toán bù trừ điện tử, chi nhánh nên ứng dụng ngay phương thức thanh toán bù trừ điện tử vào hoạt động của chi nhánh .
Hiện nay hệ thống chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ đã thực hiện việc thanh toán qua mạng đã thể hiện tính ưu việt đáng kể, công tác thanh toán bù trừ đã nhanh hơn, chính xác hơn, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho cả khách hàng cũng như Ngân hàng. Tuy nhiên nó còn bộc lộ một số nhược điểm chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại như: các Ngân hàng thành viên phải trao đổi chứng từ trong phiên nên tốc độ thanh toán còn chậm bất tiện. Nếu Ngân hàng thành viên có số lượng giao dịch thanh toán không lớn mà phiên nào cuũng phải họp thì ngay chi phí đi lại cũng đã gây tốn kếm, không kinh tế .
Hơn nữa quy trình thanh toán bù trừ do tổ chức theo phiên nên chưa đáp ứng được các giao dịch có giá trị cao cần thanh toán tức thời. Thanh toán bù trừ còn trong phạm vi hẹp trên địa bàn tỉnh, thành phố chưa mở rộng thanh toán bù trừ toàn quốc.
Việc ứng dụng thanh toán bù trừ điện tử làm cho công tác thanh toán bù trừ giữa các Ngân hàng thành viên và trung tâm sẽ nhanh hơn, chính xác hơn nhiều so với thanh toán bù trừ hiện tại, từ đó đáp ứng được yêu câu của khách hàng. Mặt khác sẽ làm tăng vòng quay chu chuyển vốn của khách hàng và của nền kinh tế, ngoài ra nó xoá bỏ được những nhược điểm còn tồn tại và thủ tục chứng từ sẽ đơn giản hơn nhiều. Việc luân chuyển vào sử dụng chứng từ trong thanh toán bù trừ điện tử có ưu điểm hơn hẳn đó là trong phiên giao dịch mỗi Ngân hàng thành viên đều có cán bộ đại diện trực tiếp, có thể kiểm soát ngay chứng từ và số liệu, xử lí ngay các sai sót, có thể thực hiện ngay các thủ tục để hoàn tất thanh toán séc và như vậy sẽ đẩy nhanh tốc độ thanh toán . Để việc thanh toán ngày càng tốt hơn đề nghị chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ ứng dụng thanh toán bù trừ vào trong hệ thống thanh toán Ngân hàng. Với việc ứng dụng này Ngân hàng sẽ có riêng một kênh phục vụ cho thanh toán bù trừ . Sau khi vào dữ liệu, tính ký hiệu mật tự động tính ngay trên máy, nhanh và đảm bảo
an toàn. Thời gian giao dịch bù trừ tại Ngân hàng chủ trì sẽ nhanh gọn hơn và đạt hiệu quả hơn.
ứng dụng thanh toán bù trừ điện tử hiện đại là môt bước để chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ cùng với các Ngân hàng Thương mại khác sẽ phát huy tốt khả năng thanh toán trong Ngân hàng đáp ứng được nhu cầu của hiện tại. Đây là một trong những mục tiêu của hệ thống Ngân hàng Việt nam trong những năm tới.
Kiến nghị về séc :
“Quy chế phát hành và sử dụng séc “ ra đời theo nghị định số 30/CP ngày 09/05/1996 đến nay đã được sử dụng trên 4 năm.Việc sử dụng séc còn rất hạn chế tại chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ là do “quy chế phát hành và sử dụng séc” còn rất nhiều điểm chưa hợp lí. Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau đây về séc.
2.1. Cần mở phạm vi thanh toán séc :
Cho dù trong tương lai sắp tới thẻ Ngân hàng sẽ được thay thế cho tiền mặt trong các thanh toán hàng ngày của dân cư nhưng séc thanh toán vẫn giữ vị trí riêng của nó. Séc tỏ ra ưu việt hơn thẻ trong các món mua vật dụng gia đình có giá trị lớn vài triệu đồng trở lên. Để phát huy được lợi thế của séc so với thẻ thì phạm vi thanh toán của séc phải được mở rộng. Quy chế phát hành và sử dụng séc quy định được dùng để thanh toán giữa các khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán ở cùng một đơn vị hoặc khác đơn vị trong cùng hệ thống tổ chức tín dụng, kho bạc Nhà nước có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố. Như vậy là hai khách hàng có tài khoản tại 2 Ngân hàng khác hệ thống không tham gia thanh toán bù trừ thì không được sử dụng séc. Mặc dù việc hạch toán qua tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước rất rắc rối đối với séc, luân chuyển chứng từ cũng rất phức tạp nhưng viẹc giới hạn phạm vi sử dụng séc làm giảm đi sự tiện dụng của séc.
Để séc ngày càng trở nên quen thuộc và hữu ích đối với người dân thiết nghĩ nên mở rộng phạm vi sử dụng séc. Với phương tiện thông tin liên lạc hiện đại tiến hành việc kết hợp giữa thanh toán séc với nghiệp vụ chuyển tiền và nghiệp vụ thu chi họ
ngoài địa bàn thanh toán bù trừ.
2.2. Cần hoàn thiện về thời hạn hiệu lực của séc :
Điều 15 chương 2 (Quy chế phát hành và sử dụng séc) quy định thời hạn hiệu lực thanh toán của tờ séc là 15 ngày.
Thời hạn hiệu lực của tờ séc như vậy là tương đối ngắn. Thời hạn thanh toán ngắn sẽ làm cho người sử dụng, đặc biệt là người được chuyển nhượng không cảm thấy yên tâm, họ sợ tờ séc hết hiệu lực trước khi họ làm xong các thủ tục pháp lí để tờ séc có đủ điều kiện thanh toán .
Với bản chất của séc chúng ta thấy theo thông lệ quốc tế séc được xem là một loại thương phiếu mà thương phiếu được định nghĩa là (một chứng khoán được chấp nhận để trả tiền trong hoạt động thương mại, thay thế tiền nhưng không có bản chất của tiền mặt mà nó được lưu hành dưới hình thức mua bán, đổi chác, chuyển nhượng). Séc dù không có tính chất mua bán ngưng bản chất và sự lưu hành khá giống hối phiếu, đậc biệt có thể vận dụng quy luật đổi chác và chuyển nhượng để thanh toán dễ dàng thuận tiện. Như vậy để séc là công cụ thanh toán thay tiền mặt hữu ích thì nó phải được chuyển nhượng dễ dàng.
Thực tế tại chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ cho thấy hầu hết như séc không được chuyển nhượng mặc dù có điều khoản này dành sẵn mặt sau của tờ séc.
Nếu không chuyển nhượng thì thời hạn thanh toán 15 ngày là quá dài, thường séc bảo chi đựoc thanh toán trong vòng từ 6 đến 8 ngày. Tuy nhiên để được chuyển nhượng đễ dàng tạo sự an tâm cho người được chuyển nhượng thì thời hạn này là ngắn.
Vì lí do như vậy thiết nghĩ nên quy định lại hiệu lực thanh toán của tờ séc. Thời hạn này không nên quá dài hay quá ngắn.
Nếu quy định thời hạn quá ngắn sẽ gây khó khăn trong việc chuyển nhượng séc, 15 ngày như quy định hiện tại là ngắn. Nhưng nếu quy định thời hạn hiệu lực quá dài làm tuổi thọ của tờ séc quá dài trong lưu thông dẫn đến mất séc, sửa chữa số liệu gây nên hậu quả mất mát tài sản… Thời hạn nên quy định là 20 ngày cho séc thanh toán trong phạm vi cùng tỉnh, thành phố, 25 ngày cho séc thanh toán giữa các tỉnh thành phố khác nhau trong cùng một miền và 30 ngày cho séc thanh toán giữa các tỉnh thành phố ở các miền với nhau.
Quy định như vậy sẽ làm cho người sử dụng séc dễ dàng chuyển nhượng trong thanh toán, phát huy hơn nữa tính tiện ích của công cụ thanh toán không dùng tiền mặt và Ngân hàng cũng không phải thanh toán nhiêù khoản giao dịch giữa các khách hàng vì các giao dịch này được thanh toán bằng chuyển nhượng séc mang lại hiệu qủa kinh tế cao hơn.
Kết luận
Qua nghiên cứu và phân tích thực trạng hoạt động thanh toán bù trừ tại chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ, tôi nhận thấy việc chọn đề tài: “ Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh toán bù trừ tại chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ “ làm khoá luận là thực sự cần thiết và phù hợp tình hình thực tiễn của chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ hiện nay. Bởiviệc tổ chức thanh toán bù trừ tại chi nhánh còn nhiều hạn chế. Do vậy trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những khó khăn vướng mắc, vấn đề đặt ra là cần tiếp tục nghiên cứu để có hướng đi và thực hiện đúng đắn.
Đề tài đã chỉ ra những tồn tại trong công tác thanh toán bù trừ của chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ.
Cuối cùng đề tài đã nêu ra những giải pháp chủ yếu và những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thanh toán bù trừ tại chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ. Cụ thể:
Giải pháp đối với Ngân hàng Nhà nước và chính phủ, đối với chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ trong đó có giải pháp về tuyên truyền quảng cáo về các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, lấy ý kiến khách hàng, đầu tư đổi mới trang thiết bị và ứng dụng công nghệ, giảm bớt những công việc mang tính thủ công trong thanh toán, chú trọng phát triển nguôn nhân lực. Về kiến nghị có những kiến nghị sau: Kiến nghị về hình thức thanh toán bù trừ điện tử, kiến nghị về séc.
Mặc dù khoá luận đã được hoàn thành, song thời gian thực tập có hạn, trình độ lý luận cùng kinh nghiệm thực tiễn có nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để nâng cao tầm nhận thức và tiếp tục nghiên cứu đề tài khi có điều kiện./.
Mẫu số 12
Ngân hàng thành viên
Số …../KT – TB
Bảng kê chứng từ thanh toán bù trừ vế ….
Ngày ….. tháng ….. năm …..
Kính gửi : Ngân hàng ……….
Số
TT
Số chứng từ
Đơn vị chuyển hay được hưởng thụ
Số tiền
Tổng cộng :
Số tiền bằng chữ : ………
Ngân hàng giao chứng từ Ngân hàng nhận chứng từ
Kế toán Kiểm soát Giám đốc Kế toán Kiểm soát Giám đốc
Ngân hàng thành viên Mẫu số 14
Số ……/KT – TB
Bảng thanh toán bù trừ
Ngày …..tháng ……năm …..
Kính gửi : Ngân hàng chủ trì thanh toán bù trừ
Các NH
đối phương
tham gia
TTBT
Tổng số tiền trên bảng kê chứng từ
TTBT
Số chênh lệch
Phải thanh toán
Số phải thu
Số phải trả
Số
phải thu
Số
Phải trả
BK số
Số tiền
BK số
Số tiền
1
2
3
4
5
6
7
Ngân hàng 1
Ngân hàng 2
Ngân hàng 3
……. ..
………
Tổng cộng :
Kết quả thanh toán bù trừ :
Số thực phải thu = số chênh lệch phải thu (6) – số chênh lệch phải trả (7)
Số thực phải trả = số chênh lệch phải trả (7) – số chênh lệch phải thu (6)
Số tiền bằng chữ về kết quả TTBT……..
Lập bảng Kiểm soát Giám đốc
Ngân hàng chủ trì TTBT Mẫu số 15
Số ……/ KT – BT
Bảng kết quả thanh toán bù trừ
Thanh toán với Ngân hàng ……
Ngày ……tháng……năm……
Số
TT
Số
hiệu
Tên Ngân hàng
Doanh số phát sinh
Chênh lệch
Số
Phải thu
Số
Phải trả
Phải thu
Phải trả
Tổng cộng :
Số chênh lệch phải thanh toán :
Phải thu :
Phải trả :
Số tiền bằng chữ ………………..
Lập bảng Kiểm soát Giám đốc
NH chủ trì và TTBT Mẫu số 16
Phòng kiểm toán và thanh toán
Số ……./ KT
Bảng tổng hợp kiểm tra kết quả TTBT
Ngày …… tháng …….năm ……
Số
TT
Tên
ngân hàng
thành viên
Tổng số
phải thu ở các
Ngân hàng khác
Tổng số phải
trả ở các NH
Khác
Chênh lệch
Phải thu
Phải trả
1
2
3
4
5
6
Ghi chú : - Số tổng cột 3 = cột 4
- Số tổng cột 5 = cột 6
Lập bảng Kiểm soát Giám đốc NHNN
Phụ lục
Lời nói đầu……………………………… ……………...……………….1
Chưong 1 : Những lí luận cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt và thanh
toán bù trừ ………………………………………………. .. ……………………3
I . Sự cần thiết và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt ………………3
1. Sự cần thiết …...……………………………… …………………………….3
2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt ...………………………………4
Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.……………………………6
Séc thanh toán ……………………………………………………………….6
Séc chuyển khoản…………………………………………………………7
Séc bảo chi………………………………………………………………7
3.2. Uỷ nhiệm chi – chuyển tiền……………………………………………….8
3.3. Uỷ nhiệm thu ……………………………………………………………….9
3.4. Thư tín dụng………………………………………………………………9
3.5. Thẻ thanh toán. …………………………………………………………..10
3.6. Ngân phiếu thanh toán……………………………………………………11
II. Quá trình tổ chức và phát triển các phương thức thanh toán qua lại giữa các
Ngân hàng……………………………………………………………………..11
Thời kỳ Ngân hàng 1 cấp…………………………………………………..11
Trong hệ thống Ngân hàng 2 cấp…………………………………………..12
Sự cần thiết trong thanh toán qua lại giữa các Ngân hàng…………………13
Các phương thức thanh toán qua lại giữa các Ngân hàng nước ta hiện nay..13
Thanh toán bù trừ… …………………………………………………..13
Thanh toán liên hàng……………………………………………… …14
Thanh toán điện tử……………………………………………………..15
Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước………… 15
Thanh toán theo phương thức làm đại lý thu hộ, chi hộ giữa các Ngân hàng16
III. Thanh toán bù trừ – một phương thức thanh toán phổ biến giữa các Ngân hàng.17
1. Những quy định chung………………………………………………… …17
Ngân hàng chủ trì……………………………………………………....17
Tại các Ngân hàng thành viên………………………………………….18
Thành viên tham gia thanh toán bù trừ độc lập………………………...19
Thành viên tham gia thanh toán bù trừ đầu mối………………………..19
Thành viên tham gia thanh toán bù trừ chi nhánh……………………...19
Thành viên tham gia thanh toán bù trừ là Ngân hàng Nhà nước……….19
2. Nghiệp vụ thanh toán bù trừ………………………………………………..20
Nghiệp vụ kế toán Ngân hàng thành viên phát sinh nghiệp vụ……………20
Nghiệp vụ kế toán tại Ngân hàng chủ trì (Ngân hàng Nhà nước)…………21
Nghiệp vụ kế toán tại Ngân hàng thành viên kết thúc nghiệp vụ (đến)…...23
Điều chỉnh sai lầm trong thanh toán bù trừ……………………………….23
Chương II : Thực trạng hoạt động thanh toán bù trừ tại chi nhánh Ngân hàng
No & PTNT Láng Hạ …………………………………………………………25
I. Vài nét về Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ………………………………..25
Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ...25
Cơ cấu tổ chức……………………………………………………………..26
Thuận lợi và khó khăn……………………………………………………..27
Thuận lợi.……………………………………………………………..27
Khó khăn……………………………………………………………...28
Nhiệm vụ của chi nhánh trong giai đoạn hiện nay...………………………29
Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng No & PTNT
Láng Hạ trong năm qua……………………………………………………30
Hoạt động nguồn vốn……………………….………………………..30
Hoạt động sử dụng vốn……………………………………………….31
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ……………………………………….32
Công tác tài chính kế toán…………………………………………….33
II. Thực trạng công tác thanh toán bù trừ tại chi nhánh Ngân hàng No & PTNT
Láng Hạ……………………………………………………………………34
Tình hình thanh toán chung…………………………..…………………..34
Thanh toán bù trừ tại chi nhánh…………………………………………...37
Quy trình xử lí thanh toán bù trừ tại địa bàn Hà Nội…………………………..42
Công việc tại Ngân hàng thành viên…………………………………42
Công việc tại Ngân hàng chủ trì……………………………………...43
Công việc tại Ngân hàng thành viên kết thúc nghiệp vụ……………..44
Tình hình xử lí số chênh lệch trong thanh toán bù trừ…………………….45
Vấn đề vốn trong thanh toán bù trừ tại chi nhánh………………………...46
III. Đánh giá hoạt động thanh toán bù trừ tại chi nhánh Ngân hàng No & PTNT
Láng Hạ………………………………………………………………………...47
Những kết quả đạt được tại chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ…..…..47
Những tồn tại trong hoạt động thanh toán bù trừ tại chi nhánh Ngân hàng
No & PTNT Láng Hạ ……………………………………………………..47
Tốc độ thanh toán bù trừ chưa đảm bảo.……………………………….48
Những tồn tại về tiến bộ khoa học……………………………………...48
Chương 3 : Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh toán bù trừ tại
Chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ…………………….49
Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh toán bù trừ tại chi nhánh
Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ………………………………………49
Đối với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ………..……………………..49
Đối với chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ………………………50
Tuyên truyền quảng cáo, phổ biến rộng rãi các hình thức thanh toán
không dùng tiền mặt…………………………………………………………50
Lấy ý kiến khách hàng………………………………………………..51
Đầu tư đổi mới trang thiết bị và ứng dụng công nghệ………………...51
Giảm bớt công việc mang tính thủ công trong thanh toán bù trừ …….51
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực………………………………….52
Kiến nghị :……………………………………………………………...52
Kiến nghị về hình thức thanh toán bù trừ điện tử………………………….53
Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước………………………………53
1.2 Kiến nghị đối với chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ………….56
Kiến nghị về séc :………………………………………………………...57
Cần mở rộng phạm vi thanh toán séc………………………………...57
Cần hoàn thiện về thời hạn hiệu lực của séc……………………………58
Kết luận……………………………………………………………………….60
Tài liệu tham khảo.
Quyết định số 181/NH-QĐ ngày 10/10/1991 của Thống đốc NHNN về ban hành quy tắc tổ chức và kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ giữa các Ngân hàng.
Quyết định số 22/QĐ-NH1 ngày 21/2/1994 của thống đốc NHNN ban hành thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt.
Thông tư số 08/TT-NH2 ngày 02/6/1994 của NHNN hướng dẫn thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt.
Công văn 637/KT ngày 28/10/1991 của NHNN hướng dẫn thực hiện quyết định 181/NH-QĐ.
Nghị định 30/CP ngày 09/5/1996 của Chính phủ ban hành quy chế phát hành và sử dụng séc.
Thông tư 07-TT/NH1 ngày 27/12/1996 của NHNN hướng dẫn thực hiện quy chế phát hành và sử dụng séc .
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng năm 1999, 2000 của chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ.
Báo cáo tình hình thanh toán chung năm 1999, 2000 của chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ.
Kế toán Ngân hàng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0287.doc