MỤC LỤC
Trang
Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
2.1 KHÁI NIỆN VỀ TÍN DỤNG 3
2.1.1 Khái niệm 3
2.1.2 Chức năng và vai trò của tín dụng 3
2.1.2.1 Chức năng của tín dụng 3
2.1.2.2 Vai trò của tín dụng 3
2.1.3 Các hình thức tín dụng 4
2.1.3.1Căn cứ vào thời hạn 4
2.1.3.2 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng 5
2.1.3.3 Căn cứ vào đối tượng 5
2.1.3.4 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn 5
2.1.3.5 Căn cứ vào chủ thể 5
2.2 NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA TÍN DỤNG NGẮN HẠN 6
2.2.1 Nguyên tắc cho vay 6
2.2.1.1 Nguyên tắc thứ nhất 6
2.2.1.2 Nguyên tắc thứ hai 6
2.2.2 Điều kiện cho vay 6
2.2.2.1 Đối với cá nhân và pháp nhân Việt Nam 6
2.2.2.2 Đối với cá nhân và pháp nhân nước ngoài 7
2.2.3 Hồ sơ cho vay 7
2.2.3.1 Đối với pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp hợp
doanh 7
2.2.3.2 Đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác 8
2.2.3.3 Khách hàng vay nhu cầu đời sống 8
2.2.4 Đối tượng cho vay 8
2.2.5 Thời hạn cho vay 9
2.2.6 Đảm bảo tiền vay 9
2.2.6.1 Mục đích của đảm bảo tiền vay 9
2.2.6.2 Nguyên tắc đảm bảo tiền vay 9
2.2.6.3 Điều kiện đối với tài sản bảo đảm 10
2.3 QUY TRÌNH XÉT DUYỆT CHO VAY 10
2.4 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 11
2.4.1 Dư nợ tín dụng trên vốn huy động 11
2.4.2 Hệ số thu nợ 11
2.4.3 Tỷ lệ nợ xấu 11
2.4.4 Vòng quay vốn tín dụng 11
Chương 3:GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN THOẠI SƠN 13
3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHN0 HUYỆN THOẠI SƠN . 13
3.1.1 Giai đoạn từ 8/1988 đến 1992 13
3.1.2 Giai đoạn từ năm 1993 đến nay 13
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC 14
3.2.1 Ban Giám đốc 14
3.2.2 Phòng Tín dụng 14
3.2.3 Phòng Kế toán - ngân quỹ 15
3.2.4 Phòng Hành chính - nhân sự 15
3.2.5 Các chi nhánh cấp 3 ( Phú Hoà, Vọng Thê) 15
3.3 CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA NHN0 HUYỆN THOẠI SƠN 15
3.3.1 Chức năng 15
3.3.2 Vai trò 16
3.4 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM
( 2005 – 2007) 16
3.4.1 Tình hình huy động vốn 16
3.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh 18
3.5 ĐỊNH HƯỚNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2008 20
Chương 4:PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN THOẠI SƠN 21
4.1 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NHN0 HUYỆN THOẠI SƠN 21
4.1.1 Phân tích doanh số cho vay 21
4.1.2 Phân tích doanh số thu nợ 23
4.1.3 Phân tích tình hình dư nợ 25
4.1.4 Phân tích tình hình nợ xấu 27
4.1.4.1 Phân tích tình hình nợ xấu 27
4.1.4.2 Một số nguyên nhân dẫn đến nợ xấu 29
4.2 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN
HẠN 30
4.2.1 Dư nợ cho vay ngắn hạn trên vốn huy động ngắn hạn 30
4.2.2 Hệ số thu nợ 30
4.2.3 Tỷ lệ nợ xấu 31
4.2.4 Vòng quay vốn. 31
4.3 NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 32
4.4 NGUYÊN NHÂN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ VÀ NHỮNG TỒN TẠI CẦN KHẮC PHỤC 32
4.4.1 Nguyên nhân đạt được kết quả 32
4.4.2 Nguyên nhân của những tồn tại 32
4.5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 33
CHƯƠNG 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 35
5.1 KẾT LUẬN 35
5.2 KIẾN NGHỊ 35
5.2.1 Đối với Nhà nước 35
5.2.2. Đối với NHN0 huyện Thoại Sơn 36
5.5.3. Đối với khách hàng 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
50 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thoại Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h doanh xem xét cho ý kiến phê duyệt.
(4) Trưởng phòng kinh doanh sau khi xem xét, cho ý kiến phê duyệt xong, chuyển cho Ban giám đốc duyệt.
(5), (6) Hồ sơ sau khi được Ban giám đốc duyệt, CBTD chuyển xuống phòng Kế toán - ngân quỹ.
(7) Bộ phận kế toán sẽ nhận hồ sơ và chuyển sang kho quỹ để giải ngân cho khách hàng.
2.4 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
2.4.1 Dư nợ tín dụng trên vốn huy động.
Dư nợ tín dụng
Dư nợ tín dụng trên vốn huy động = x 100%
Vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh số ngân hàng cho vay so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên khả năng vốn huy động của ngân hàng đáp ứng cho nhu cầu cho vay ngắn hạn tại địa phương. Chỉ tiêu này lớn, thể hiện vốn huy động tham gia vào dư nợ ít, điều đó cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng còn thấp.
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ = x 100%
Doanh số cho vay
2.4.2 Hệ số thu nợ.
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiều đồng vốn. Tỷ lệ này càng cao, càng tốt.
2.4.3 Tỷ lệ nợ xấu.
Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu = x 100%
Dư nợ
Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng ngân hàng càng kém và ngược lại.
Rủi ro tín dụng là rủi ro trong hoạt động cho vay và xảy ra khi khách hàng không trả nợ đúng hạn như đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, làm cho ngân hàng bị động về vốn để duy trì hoạt động và hoàn trả cho người gởi tiền khi họ rút tiền hoặc khi đến hạn thanh toán. Đây là rủi ro lớn nhất và có tác động cơ bản đến sự an toàn của toàn bộ hoạt động ngân hàng.
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng = x 100%
Dư nợ bình quân
2.4.4 Vòng quay vốn tín dụng.
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, đánh giá thời gian thu hồi nợ của ngân hàng nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn.
Dư nợ bình quân được tính theo công thức sau:
Dư nợ đầu kỳ + dư nợ cuối kỳ
Dư nợ bình quân =
2
Chương 3:
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN THOẠI SƠN
3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHN0 HUYỆN THOẠI SƠN.
Chi nhánh NHN0 huyện Thoại Sơn là 1 trong 12 chi nhánh thuộc NHN0 tỉnh An Giang, là đơn vị kinh doanh trực thuộc được thành lập vào tháng 08/1988 ( trước là chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện Thoại Sơn) có trụ sở chính tại đường Nguyễn Huệ - thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn. Từ khi thành lập đến nay, trãi qua gần 20 năm hoạt động chi nhánh gặp không ít khó khăn, nhất là trong thời kỳ đầu, nhưng ngân hàng đã từng bước khắc phục và vượt qua. Đến nay, gần 20 năm chi nhánh đã đóng góp không ít vào công cuộc phát triển kinh tế của huyện nhà, góp phần cải tạo và nâng cao đời sống cho người dân, …có thể chia làm hai giai đoạn sau:
3.1.1 Giai đoạn từ 8/1988 đến 1992.
Sau khi chuyển sang hệ thống ngân hàng hai cấp, đây là giai đoạn ngân hàng củng cố và tìm hướng đi thích hợp để hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Do còn bị ảnh hưởng nặng nề của thời bao cấp nên hoạt động ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn.
Trên cơ sở phân tích đánh giá những khuyết điểm và quyết tâm khắc phục khó khăn, chi nhánh đã đề ra hàng loạt biện pháp đổi mới như: sắp xếp lại đội ngũ cán bộ công nhân viên ( CBCNV), đổi mới đầu tư tín dụng, xác định hướng đi mới là: hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; đối tượng phục vụ chủ yếu là nông dân.
3.1.2 Giai đoạn từ năm 1993 đến nay.
Đây là giai đoạn chi nhánh thực hiện chiến lược của một Ngân hàng thương mại quốc doanh (nay gọi là Ngân hàng thương mại nhà nước – NHTMNN) đó là mở rộng và đổi mới tất cả hoạt động từ tổ chức mạng lưới, nhân sự, huy động vốn, cho vay…đồng thời nâng cao đoàn kết nội bộ, tăng cường quan hệ với các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương. Với phương châm “ Mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, bảo đảm an toàn trong kinh doanh”.
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC.
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của NHN0 huyện Thoại Sơn
Ban Giám Đốc
Chi nhánh
Vọng Thê
Chi nhánh
Phú Hoà
Phòng Kế toán - ngân quỹ
Phòng Hành chính-nhân sự
Phòng Tín dụng
3.2.1 Ban Giám đốc.
Bao gồm 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc.
- Giám đốc: là người được NHN0 tỉnh bổ nhiệm, là lãnh đạo cao nhất của NHN0 huyện. Giám đốc có nhiệm vụ quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động của ngân hàng, ký duyệt các hợp đồng tín dụng, hợp đồng cầm cố, thế chấp, bão lãnh theo quy định. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc cấp trên và pháp luật về quyết định của mình. Được uỷ quyền cho Phó Giám đốc, Giám đốc chi nhánh cấp 3 ký kết hợp đồng tín dụng, cầm cố, thế chấp bằng tài sản đối với dự án cho vay vốn trong phạm vi được ủy quyền. Tiếp cận các chỉ thị và phổ biến cho CBCNV ngân hàng.
- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: phụ trách trực tiếp bộ phận tín dụng. Chịu trách nhiệm trong việc phân công, bố trí cán bộ tín dụng, ký hồ sơ cho vay và xử lý các khoản nợ. Tham mưu và xin ý kiến Giám đốc về công tác tín dụng, chỉ đạo điều hành ngân hàng khi Giám đốc đi vắng có uỷ quyền lại.
- Phó giám đốc phụ trách kế toán - ngân quỹ: trực tiếp phụ trách bộ phận kế toán - ngân quỹ, theo dõi tình hình và cân đối lượng tiền nhằm đảm bảo thu, chi tài chính của đơn vị và tham mưu cho Giám đốc về tình hình tài chính kịp thời, chính xác để đưa ra quyết định.
3.2.2 Phòng Tín dụng.
- Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ theo quy định. Thẩm định dự án đầu tư, lựa chọn phương án tín dụng tối ưu.
- Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến việc kiểm tra quá trình tín dụng, thu nợ và xử lý nợ vay.
- Tham mưu cho lãnh đạo về công tác kế hoạch, lập báo cáo nghiệp vụ kinh doanh.
- Tổng hợp, phân tích thông tin kinh tế, quản lý danh mục khách hàng, phân loại doanh nghiệp và báo cáo chuyên đề.
- Tổ chức chỉ đạo thông tin phòng ngừa rủi ro.
3.2.3 Phòng Kế toán - ngân quỹ.
- Tổ chức hạch toán các nghiệp vụ phát sinh của chi nhánh.
- Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh, lập các thủ tục nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân, …
- Tổ chức thực hiện dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, thực hiện công tác điện toán và xử lý thông tin.
- Chấp hành chế độ quyết toán tài chính hàng năm với Hội sở.
- Kiểm tra chuyên đề kiểm toán, ngân quỹ trong phạm vi chi nhánh.
- Chấp hành đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách nhà nước và quyết định về nghĩa vụ tài chính của hệ thống.
- Tổ chức bảo quản hồ sơ thế chấp, cầm cố, bảo lãnh do phòng Tín dụng chuyển sang theo chế độ qui định.
- Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán; giữ bí mật các tài liệu, số liệu theo qui định của Nhà nước và ngành ngân hàng.
3.2.4 Phòng Hành chính - nhân sự.
- Sắp xếp, bố trí cán bộ công nhân viên vào công việc phù hợp; trực tiếp giải quyết các vấn đề có liên quan đế mức lương, hưu trí.
- Lập chương trình đào tạo cán bộ nhân viên, theo dõi nhân viên trong tác phong làm việc và thực hiện công tác thi đua khen thưởng.
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị và công cụ lao động.
3.2.5 Các chi nhánh cấp 3 ( Phú Hoà, Vọng Thê).
Hiện nay NHN0 huyện Thoại Sơn có 2 chi nhánh cấp 3 tại thị trấn Phú Hòa và xã Vọng Thê là những đơn vị giao dịch trực thuộc, mọi hoạt động được thực hiện theo sự uỷ quyền của Giám đốc NHN0 huyện. Chi nhánh cấp 3 có trách nhiệm huy động vốn; tiếp nhận, thẩm định hồ sơ vay vốn và phê duyệt cho vay trong phạm vi được ủy quyền, nếu vượt quá phạm vi đó phải trình NHN0 huyện xem xét, phê duyệt.
3.3 CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA NHN0 HUYỆN THOẠI SƠN.
3.3.1 Chức năng.
Là đơn vị kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng trên địa bàn huyện Thoại Sơn.
- Huy động vốn ngắn hạn và trung hạn của các thành phần kinh tế và dân cư dưới hình thức tiền gửi bằng nội tệ và ngoại tệ.
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn các thành phần kinh tế, hộ sản xuất và cá nhân.
- Làm dịch vụ thanh toán, chuyển tiền điện tử giữa các cá nhân và tổ chức kinh tế.
- Là đơn vị nhận khoán tài chính theo quy chế khóan hiện hành, được phân giao chỉ tiêu, thanh toán, xét duyệt và hưởng lương theo kết quả kinh doanh của đơn vị.
3.3.2 Vai trò.
- Tổ chức huy động và sử dụng vốn một cách có hiệu quả
- Tổ chức công tác thông tin, nghiên cứu và phân tích các dữ liệu có liên quan đến hoạt động tín dụng, tiền tệ, để tham mưu cho các cấp chính quyền địa phương trong công cuộc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện nhà.
3.4 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM ( 2005 – 2007).
3.4.1 Tình hình huy động vốn:
- Hoạt động huy động vốn là hoạt động không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội; bởi vì nó sẽ tạo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư và cho vay đối với nền kinh tế, đồng thời đáp ứng cho nhu cầu gởi tiền của người dân và vay vốn tại chỗ thuận lợi, an toàn.
- Đến nay, trãi qua hơn 20 năm hoạt động, Chi nhánh NHN0 huyện Thoại Sơn vẫn luôn quán triệt phương châm “đi vay để cho vay” và xem công tác huy động vốn là nhiệm vụ “sống còn” để giúp hoạt động Ngân hàng ngày càng mở rộng và đủ sức cạnh tranh với các Ngân hàng khác. Để đảm bảo nguồn vốn cho vay bên cạnh nguồn vốn cấp trên, Chi nhánh cũng đã đấy mạnh công tác huy động vốn với nhiều hình thức, kỳ hạn khác nhau. Nhờ đó đã thu hút một phần vốn nhàn rỗi từ các gia đình, tổ chức kinh tế, cá nhân, đoàn thể,…Kết quả nguồn vốn huy động trong những năm qua đạt được như sau:
Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn qua 3 năm (2005 – 2007).
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
So sánh 06/05
So sánh 07/06
Số tiền
%
Số tiền
%
TGTK không kỳ hạn
14,959
16,302
20,567
1,343
8.98
4,265
26.16
TGTK có kỳ hạn dưới 12 tháng
26,227
26,082
36,786
-145
-0.55
10,704
41.01
TGTK có kỳ hạn trên 12 tháng
10,296
22,822
29,543
12,526
121.66
6,721
29.45
Tổng cộng
51,482
65,206
86,896
13,724
26.66
21,690
36.26
Nguồn: Phòng Tín dụng NHN0 huyện Thoại Sơn
- Qua bảng số liệu trên, nguồn vốn huy động của Ngân hàng đều tăng qua các năm, được cơ cấu như sau:
+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn : năm 2006 đạt 16,302 triệu đồng tăng 1,343 triệu đồng so với năm 2005 hay tăng 8.98% và năm 2007 đạt 20,567 triệu đồng tăng 4,265 triệu đồng so với năm 2006 hay tăng 26.16% .
+ TGTK có kỳ hạn dưới 12 tháng: năm 2006 đạt 26,082 triệu đồng giảm 145 triệu đồng so với năm 2006 hay giảm 0.55% và naăm 2007 đạt 36,786 triệu đồng tăng 10,704 triệu đồng so với năm 2006 hay tăng 41.01%.
+ TGTK có kỳ hạn trên 12 tháng: năm 2006 đat 2,822 triệu đồng tăng 12,526 triệu đồng so với năm 2005 tức tăng 121.66% và năm 2007 đạt 29,543 triệu đồng tăng 6,721 triệu đồng so với năm 2006 tức tăng 29.45% so với năm 2007.
- Kết quả trên thấy được tình hình huy động vốn của ngân hàng tăng đều qua các năm. Năm 2006 huy động được 65,206 triệu đồng tăng 13,726 triệu đồng so với năm 2005 tức tăng 26.66% và năm 2007 đạt 86,896 triệu đồng tăng 21,690 triệu đồng so với năm 2006 tức tăng 36.26%. Trong 3 năm thì TGTK có kỳ hạn dưới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng nguồn vốn huy động được so với 2 loại TGTK còn lại ( năm 2005 chiếm 51%, năm 2006 chiếm 40% và năm 2007 chiếm 42.33%).
- Đạt được kết quả trên là do trong thời gian qua Chi nhánh đã bám sát mục tiêu, chỉ tiêu huy động vốn mà NHN0 tỉnh giao. Bên cạnh đó Chi nhánh còn thông báo kịp thời về các hình thức tiền gửi ( nội tệ, ngoại tệ ), lãi suất huy động bằng nhiều hình thức như: thông tin tuyên truyền, tiếp thị, quảng bá các hình thức huy động vốn và dịch vụ ngân hàng qua tờ bướm…Nhất là đối với các loại hình tài khoản như: tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng toàn quốc bằng nội tệ và ngoại tệ với phần thưởng bằng vàng “ 3 chữ A” của Ngân hàng Trung ương, đặc biệt là hình thức “ tiết kiệm dự thưởng NHN0 An Giang” đã thu hút lượng tiền gửi đáng kể trong dân cư, vì vậy vốn huy động tại chi nhánh ngày càng tăng.
3.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh:
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2005 – 2007).
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
So sánh 2006/2005
So sánh 2007/2006
2005
2006
2007
Số tiền
%
Số tiền
%
Thu nhập
27,416
32,354
39,280
4,938
18.01
6,926
21.41
Chi phí
13,156
15,276
17,754
2,120
16.11
2,478
16.22
Lợi nhuận
14,260
17,078
21,526
2,818
19.76
4,448
26.05
Nguồn: Phòng Tín dụng NHN0 huyện Thoại Sơn
- Trong những năm gần đây tuy đã chuyển sang hoạt động đa năng nhưng thị trường và khách hàng truyền thống vẫn là nông nghiệp nông thôn. Thu nhập chủ yếu cũng từ hoạt động tín dụng.
- Qua bảng số liệu trên, ta thấy trong 3 năm qua NHN0 huyện Thoại Sơn đều có quỹ thu nhập năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo đủ chi lương cho CBCNV ở mức cao nhất theo quy định của NHN0VN, nộp ngân sách theo quy định…Cụ thể như sau:
+ Thu nhập năm 2006 đạt 32.354 triệu đồng tăng 4.938 triệu đồng tương đương tăng 18,01% so với năm 2005.
+ Đến năm 2007 tiếp tục tăng thu 6.926 triệu đồng tương đương tăng 21,41% so với năm 2006, trong đó thu lãi chiếm tỉ trọng chính bình quân các năm chiếm 95% tổng thu còn lại là thu phí dịch vụ và các khỏan thu khác.
- NHN0 chi nhánh huyện Thoại Sơn luôn bám sát định hướng phát triển của ngành, của NHN0 tỉnh An Giang và chương trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Đầu tư nguồn vốn nguồn vốn đúng đối tượng mang lại hiệu quả đáng kể, ngoài ra dựa vào lợi thế sẵn có là am hiểu thị trường và mạng lưới hoạt động rộng rãi đã thu hút được số lượng lớn khách hàng giao dịch.
- Bên cạnh đó, chi phí qua các năm cũng tăng do để phục vụ cho khách hàng cũng như phục vụ cho hoạt động của chi nhánh tốt hơn nên đã tiến hành nâng cấp, tu sữa lại trụ sở và mua sắm một số máy móc thiết bị mới, đào tạo CBCNV…
+ Năm 2006 tổng chi là 15.276 triệu đồng tăng 2.120 triệu đồng tức tăng 16,11% so với năm 2005.
+ Năm 2007 chi phí tăng thêm 2.4 78 triệu đồng tương đương tăng 16,22% so với năm trước.
- Trong đó chi trả tiền lãi cho khỏan tiền gửi là chủ yếu chiếm khỏan 70% tổng chi phí. Cụ thể chi trả cho khoản tiền gửi huy động bên ngoài ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng làm chi phí tăng do nguồn vốn vay từ Ngân hàng cấp trên chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn với mức lãi suất cao hơn lãi suất huy động vốn bên ngoài nên làm chi phí tăng, nên cần phải đa dạng các hình thức huy động tránh để nguồn vốn nhàn rỗi trong dân giúp cho chi phí giảm và lợi nhuận chi nhánh tăng lên.
- Nhìn chung hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã tăng trưởng khá tốt và ổn định, đạt mục tiêu lợi nhuận tăng đều qua các năm. Cụ thể như sau:
+ Lợi nhuận năm 2006 đạt 17.078 triệu đồng tăng 2.818 triệu đồng tương ứng tăng 19,76% so với năm 2005.
+ Năm 2007 lợi nhuận tiếp tục tăng thêm 4.448 triệu đồng tức tăng 26,05% so với năm 2006.
- Đạt được kết quả trên nhờ vào sự lãnh đạo toàn diện trên các mặt của Ban Giám đốc NHN0 huyện Thoại Sơn theo định hướng của NHN0 tính An Giang. Để mở rộng hoạt động tín dụng khi nhu cầu của người dân về vốn ngày càng tăng do mở rộng sản xuất kinh doanh nên công tác huy động vốn đặc biệt quan tâm chú trọng, đảm bảo nguồn vốn huy động từ dân cư, nguồn vốn trung hạn tạo thế ổn định xem là “ nhiệm vụ quan trọng” cho mỗi cán bộ viên chức và người lao động. NHN0 huyện Thoại Sơn không nên chỉ dựa vào nguồn vốn huy động từ NHN0 cấp trên mà nên linh hoạt về lãi suất, đa dạng hóa các hình thức huy động vì không có vốn thì không cho vay, vốn ít thì không thể cho vay mở rộng sản xuất kinh doanh và không cạnh tranh lại với các Tổ chức tín dụng (TCTD) khác, ảnh hưởng đến thu nhập và uy tín Ngân hàng. Thực hiện tốt các mục tiêu đề ra có thể giữ vững vị thế, phát triển mạnh hơn; cần phải phát huy mặt lợi thế và hạn chế khó khăn.
3.5 ĐỊNH HƯỚNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2008.
- Tổng vốn huy động trong năm 2008: 108,620 triệu đồng, tăng 25% so với năm 2007. Trong đó vốn huy động trong dân cư chiếm tối thiểu 75% tổng nguồn.
- Tổng dư nợ: 533,610 triệu đồng, tăng 15% so với năm 2007.
- Nợ trung, dài hạn: 160,083 triệu đồng, chiếm 30% tổng dư nợ.
- Nợ ngắn hạn: 373,527 triệu đồng, chiếm 70% tổng dư nợ.
- Tỷ lệ nợ xấu dưới 1% trong tổng dư nợ.
- Thu dịch vụ ngoài tín dụng tăng 25% so với năm trước.
- Quỹ thu nhập phấn đấu chênh lệch lãi suất “đầu ra” – “đầu vào” tối thiểu 0.4% đảm bảo có lợi nhuận có tích lũy và đủ chi lương theo hệ số tối đa cho phép.
- Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định của NHN0 Việt Nam.
Chương 4:
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN THOẠI SƠN
4.1 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NHN0 HUYỆN THOẠI SƠN.
4.1.1 Phân tích doanh số cho vay.
An Giang là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp và đứng đầu 12 tỉnh ĐBSCL về tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ xã hội và thu ngân sách. Trong những năm qua với sự phát triển của các thành phần kinh tế trong tỉnh, nhu cầu vốn cho sản xuất ngày càng trở nên cấp bách trong khi nguồn vốn tự có ở nông thôn không đủ đáp ứng, đặc biệt là vốn cho sản xuất nông nghiệp. Trước nhu cầu bức thiết đó, NHN0 chi nhánh huyện Thoại Sơn là một trong những ngân hàng tạo được niềm tin nơi khách hàng vì hoạt động của ngân hàng luôn hướng đến lợi ích của người nông dân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh ở địa bàn nông thôn, họ là những người quen thuộc, gần gũi có mục đích sử dụng vốn cho trồng trọt, chăn nuôi và các dịch vụ trong nông nghiệp. Vì vậy với sự phấn đấu và cố gắng trong 3 năm qua NHN0 Thoại sơn đã phát vay tín dụng ngắn hạn, cụ thể như sau:
Bảng 4.1: Doanh số cho vay qua 3 năm ( 2005 - 2007 )
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
So sánh 06/05
So sánh 07/06
Số tiền
%
Số tiền
%
Nông nghiệp
77,726
92,047
96,489
14,321
18.42
4,442
4.60
Dịch vụ nông nghiệp
142,078
150,179
185,215
8,101
5.70
35,036
18.92
Cho vay đời sống
26,814
28,962
35,154
2,148
8.01
6,192
17.61
Ngành nghề khác
28,871
42,309
50,771
13,438
46.54
8,462
16.67
Tổng cộng
275,489
313,497
367,629
38,008
13.80
54,132
14.72
Nguồn: Phòng Tín dụng NHN0 huyện Thoại Sơn
Trong hoạt động tín dụng, tín dụng ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng khá lớn. Nguồn vốn cho vay của ngân hàng chủ yếu được huy động ngắn hạn, hơn nữa tuy các ngành nghề ở An Giang phát triển đa dạng, nhưng phần lớn chu kỳ sử dụng vốn ngắn nên việc cho vay thường tập trung vào ngắn hạn. Thời gian qua việc cấp tín dụng ngắn hạn của chi nhánh đã đạt được những kết quả như sau:
- Doanh số cho vay trong ngành nông nghiệp ba năm qua đều tăng vì đây là lĩnh vực chi nhánh chú trọng đầu tư. Kinh tế nông nghiệp, nông thôn là ngành kinh tế lớn nhất của tỉnh An Giang nói riêng và của cả khu vực ĐBSCL nói chung với nghề trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản.
Năm 2006 doanh số cho vay nông nghiệp đạt 92,047 triệu đồng, tăng 14,321 triệu đồng, tương đương tăng 18.42% so năm 2005. Năm 2007 đạt 96,489 triệu đồng, tăng 4,442 triệu đồng, tỷ lệ tăng 4.60% so với năm 2006.
Nguyên nhân gia tăng doanh số cho vay là do nông dân được mùa, giá lúa ổn định nên đầu tư mạnh hơn dẫn đến nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp ngày một nhiều hơn. Đặt biệt là huyện đã và đang có chính sách khuyến khích hộ nông dân đầu tư nuôi tôm càng xanh, nuôi bò sữa; đây là 2 đối tượng mới có chi phí đầu tư cao…
- Như trên đã trình bày, nông nghiệp là lĩnh vực được chú trọng đầu tư do đó dẫn đến các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng được chi nhánh quan tâm đúng mức nhằm hổ trợ khách hàng triển khai áp dụng công nghệ - kỹ thuật mới vào sản xuất thay thế các tập quán canh tác lạc hậu vừa tiết kiệm thời gian, công sức vừa gia tăng năng suất. Trong lĩnh vực này, thông thường chi nhánh cho vay để mua sắm, sữa chữa máy cày, máy bơm, máy suốt, máy gặt đập liên hợp, nâng cấp các công trình thủy lợi…nên doanh số cho vay trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất ( khoảng 50% tổng doanh số cho vay) và tốc độ tăng của năm 2007 so 2006 cũng cao nhất ( 18.92%) so với các lĩnh vực khác.
Năm 2006 với doanh số cho vay 150,179 triệu đồng, tăng 8,101 triệu đồng, tốc độ tăng là 5.7% so năm 2005. Năm 2007 đạt 185,215 triệu đồng, tăng 35,036 triệu đồng, tương đương 18.92% so năm 2006.
- Doanh số cho vay đời sống. Đây là loại hình cho CBCNV vay chủ yếu dựa vào thu nhập hàng tháng của từng CBCNV, tiền vay được dùng vào việc sửa chữa nhà, mua sắm tư liệu sinh hoạt ( xe gắn máy, hàng kim khí, điện máy cao cấp…).
Năm 2006 cho vay 28,962 triệu đồng, tăng 21,148 triệu đồng, tỷ lệ tăng 8.01% so năm 2005. Năm 2007 đạt 35,154 triệu đồng, tăng 6,129 triệu đồng, tăng 17.61% so năm 2006.
Doanh số này mỗi năm đều tăng do đời sống nhân dân được nâng lên chi nhánh có những điều kiện thuận lợi về nguồn vốn, linh hoạt về mức cho vay, thời hạn cho vay hạn chế được rủi ro….
- Doanh số cho vay ngành nghề khác ( bao gồm tiếu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, cầm đồ…)
Năm 2006 doanh số đạt 42,309 triệu đồng, tăng 13,438 triệu đồng, tương đương 46.54% so năm 2005. Năm 2007 đạt 50,771 triệu đồng, tốc độ tăng 16.67% so năm 2006. Đối tượng cho vay được tập trung vào việc phát triển ngành nghề truyền thống tại địa phương, sửa chữa phòng nghỉ phục vụ du khách đến tham quan, mở quán ăn, dịch vụ Internet…
Tóm lại, hoạt động cho vay của NHN0 chi nhánh huyện Thoại Sơn trong thời gian qua tương đối ổn định và tăng đều qua các năm (năm 2006 tăng 13.80% so năm 2005; năm 2007 tăng 14.72% so năm 2006), đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ do ngân hàng nắm bắt được tiềm năng phát triển du lịch ở 2 thị trấn Núi Sập và Óc Eo nên gần đây đã gia tăng đầu tư cho các hộ có nhu cầu sửa chữa để kinh doanh nhà trọ, khách sạn…
4.1.2 Phân tích doanh số thu nợ.
Trong hoạt động tín dụng, việc thu nợ gốc và lãi là một yêu cầu rất quan trọng mà bất kỳ ngân hàng nào cũng phải quan tâm, vì kết quả thu nợ thể hiện khả năng đánh giá của CBTD có chính xác khi quyết định cho vay hay không, nguồn thu nợ không chỉ góp phần ổn định, bảo toàn nguồn vốn để việc mở rộng tín dụng mà còn quyết định mức thu nhập cao hay thấp cho ngân hàng. Nhận thức được điều này thời gian qua chi nhánh NHN0 huyện Thoại Sơn không ngừng triển khai nhiều biện pháp nhằm theo dõi chặt chẽ để nâng cao doanh số thu nợ điều đó thể hiện qua bảng số liệu sao đây cho ta thấy doanh số thu nợ đều tăng qua các năm.
Bảng 4.2: Doanh số thu nợ qua 3 năm ( 2005 - 2007)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2,005
2,006
2,007
So sánh 06/05
So sánh 07/06
Số tiền
%
Số tiền
%
Nông nghiệp
73,049
87,954
92,855
14,905
20.40
4,901
5.28
Dịch vụ nông nghiệp
119,711
128,642
155,634
8,931
7.46
26,992
17.34
Cho vay đời sống
27,229
28,638
31,124
1,409
5.17
2,486
7.99
Ngành nghề khác
23,773
50,014
53,254
26,241
110.38
3,240
6.08
Tổng cộng
243,762
295,248
332,867
51,486
21.12
37,619
11.30
Nguồn: Phòng Tín dụng NHN0 huyện Thoại Sơn
Đi vào từng lĩnh vực cụ thể là:
- Doanh số thu nợ trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn và tăng đều qua các năm.
Năm 2006 thu nợ đạt 87,954 triệu đồng tăng 14,905 triệu đồng, tốc độ tăng 20.4% so năm trước. Năm 2007 thu nợ đạt 92,855 triệu đồng, tăng 4,901 triệu đồng, tương đương 5.28% so năm 2006.
Sự gia tăng này đã chứng tỏ hộ nông dân sản xuất, kinh doanh thuận lợi nên hiệu quả sản xuất tốt, giá cả các mặt hàng nông sản có tăng tạo thu nhập đáng kể nên hoàn trả nợ cho chi nhánh đúng theo hợp đồng. Bên cạnh đó người dân đã rút kinh nghiệm trong sản xuất, nâng cao trình độ ứng dụng khoa hoc - kỹ thuật, hạn chế tác động xấu từ tự nhiên, hợp cùng sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, từ đó doanh số thu nợ có những chuyển biến tốt.
- Doanh số thu nợ trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp đạt doanh số cao nhất trong tổng doanh số thụ nợ. Cụ thể:
Năm 2006 thu đạt 128,642 triệu đồng, tăng 8,931 triệu đồng, tốc độ tăng 7.46% so năm trước. Năm 2007 đạt 155,638 triệu đồng, tăng 26,992 triệu đồng, tương đương 17.34% so năm 2006.
Nguyên nhân làm tăng doanh số thu nợ ngành nông nghiệp như đã nêu trên cũng là nguyên nhân gia tăng doanh số thu nợ trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp. Bên cạnh đó do vốn vay được sử dụng đúng mục đích và phát huy hiệu quả đã tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
- Doanh số thu nợ cho vay đời sống tương đối ổn định thể hiện việc doanh số có tăng qua các năm.
Năm 2006 thu đạt 28,638 triệu đồng, tăng 1,409 triệu đồng, tốc độ tăng 5.17% so năm trước. Năm 2007 đạt 31,124 triệu đồng tăng 2,486 triệu đồng, tương đương 7.99% so năm 2006.
Sự gia tăng trên chứng tỏ đời sống vật chất, tinh thần của CBCNV ngày càng được nâng cao; đồng thời việc định mức cho vay, thời hạn cho vay trên cơ sở mức thu nhập của CBCNV cũng khá chính xác, khách hàng có ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ của mình nên ngân hàng mới thu nợ đạt kết quả.
- Doanh số thu nợ của các ngành nghề khác.
Năm 2006 thu đạt 50,014 triệu đồng, tăng 26,241 triệu đồng, tốc độ tăng 110.38% so năm trước. Năm 2007 thu đạt 53,254 triệu đồng, tăng 3,240 triệu đồng, tương đương 6.08% so năm 2006.
Nguyên nhân chủ yếu của việc gia tăng khá mạnh mẽ này là lĩnh vực dịch vụ du lịch ở thị trấn Núi Sập và Óc Eo đã mang đến thu nhập khá cao cho những hộ kinh doanh phục vụ du lịch sau mỗi dịp lễ, Tết.
Tóm lại, qua phân tích số thu nợ trong thời gian qua (2005 – 2007) cho thấy: sự lựa chọn khách hàng và đối tượng đầu tư của chi nhánh là đúng đắn; việc cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của CBTD trong công tác kiểm tra sử dụng vốn vay, nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ; sự kết hợp chặt chẻ của Ban Giám đốc NHN0 huyện với chính quyền địa phương trong quá trình tổ chức thu hồi nợ vay NHN0; khách hàng giữ uy tín đối với ngân hàng…tất cả những điều đó đã đưa đến kết quả thu hồi nợ của NHN0 huyện Thoại Sơn đạt hiệu quả cao.
4.1.3 Phân tích tình hình dư nợ.
Chi nhánh NHN0 huyện Thoại Sơn hoạt động tín dụng dựa trên nguồn vốn huy động trong dân cư, các tổ chức kinh tế, chính trị xã - hội và vốn điều hòa từ Trung ương, do đó việc sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả là vấn đề rất quan trọng.
Dự nợ là kết quả có được từ quá trình cho vay, thu nợ. Nó thể hiện vốn ngân hàng đã cho vay nhưng chưa thu hồi lại được tại thời điểm báo cáo cho chưa đến hạn, quá hạn hoặc được ngân hàng cho gia hạn nợ ( Dư nợ của năm t = dư nợ của năm (t-1) + cho vay của năm t – thu nợ của năm t).
Bảng 4.3: Tình hình dư nợ qua 3 năm ( 2005 – 2007)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
So sánh 06/05
So sánh 07/06
Số tiền
%
Số tiền
%
Nông nghiệp
51,863
55,956
64,491
4,093
7.89
8,535
13.23
Dịch vụ nông nghiệp
131,929
153,466
210,039
21,537
16.32
56,573
26.93
Cho vay đời sống
23,221
23,545
30,061
324
1.40
6,516
21.68
Ngành nghề khác
27,163
19,458
20,215
-7,705
-28.37
757
3.74
Tổng cộng
234,176
252,425
324,806
18,249
7.79
72,381
22.28
Nguồn: Phòng Tín dụng NHN0 huyện Thoại Sơn
Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ của ngân hàng đều tăng qua các năm.
- Dư nợ trong ngành nông nghiệp năm 2006 đạt 55,956 triệu đồng tăng 4,093 triệu đồng tức tăng 7.89% so với năm 2006. Đến năm 2007 tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn năm trước, tăng 13.23 % tương đương tăng thêm 8,535 triệu đồng so với năm 2006, đạt 64,491 triệu đồng.
+ Dư nợ trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp năm 2006 đạt 153,466 triệu đồng, tăng 21,537 triệu đồng, tăng 16.32% so năm 2006. Đến năm 2007 đạt 210,039 triệu đồng, tăng 56,573 triệu đồng, tăng 26.93% so năm 2006. Đây là ngành có tỷ trọng chiếm cao nhất trong tổng dư nợ và có xu hướng tăng qua các năm ( năm 2005 chiếm 56%, năm 2006 chiếm 61%, năm 2007 chiếm 65%).
Dư nợ ngành nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp tăng trưởng khá nhanh qua 3 năm. Bởi vì là NHN0 nên khách hàng chính và ưu tiên thường là nông dân, nông nghiệp là ngành truyền thống mang tính chiến lược, do đó chi nhánh tập trung ở 2 lĩnh vực này nhằm thúc đẩy nền kinh tế huyện nhà giúp nông dân yên tâm sản xuất, mở rộng ngành nghề và đặc biệt là hạn chế tình trạng vay nóng, vay nặng lãi.
+ Dư nợ cho vay đời sống năm 2006 có sự tăng trưởng thấp so năm 2005, đạt 23,545 triệu đồng, tăng 324 triệu đồng, tăng 1.4%. Năm 2007 với tốc độ tăng đáng kể là 21.68%, tương đương 6,516 triệu đồng so với năm 2006, đạt 30,061 triệu đồng.
+ Dư nợ ngành nghề khác năm 2006 là 19,458 triệu đồng, giảm 7,705 triệu đồng, tỷ lệ giảm 28.37% so năm 2005. Đến năm 2007 đã có tăng trở lại nhưng vẫn không bằng năm 2005, dư nợ đạt 20,215 triệu đồng, tăng 757 triệu đồng, tỷ lệ tăng 3.74% so năm 2006.
Dư nợ tăng đều qua các năm thể hiện ngân hàng đã thực hiện đúng vai trò của mình là “ nhà” tài trợ và bổ sung vốn chủ yếu cho nền kinh tế huyện. Chi nhánh đã cố gắng liên tục nâng cao dư nợ để có thể tồn tại và phát triển bền vững, bởi vì khi khách hàng vay vốn cũng chính là tạo điều kiện tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
4.1.4 Phân tích tình hình nợ xấu.
4.1.4.1 Phân tích tình hình nợ xấu .
Nợ xấu là vấn đề được các ngân hàng đặc biệt quan tâm, vì trong môi trường kinh doanh tiền tệ biến động mạnh như hiện nay thì nguy cơ rủi ro tiềm ần mọi lúc, mọi nơi, đạc biệt là rủi ro trong hoạt động tín dụng. Rủi ro tín dụng có thể xuất phát từ nguyên nhân khách quan như: thiên tai, dịch bệnh, những diễn biến bất lợi trong sản xuất, kinh doanh…vì thế các ngân hàng luôn tìm mọi biện pháp để phòng ngừa, hạn chế phát sinh nợ xấu đến mức thấp nhất.
Nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Theo quy định của NHNN tại quyết định số 493/2005/QĐ_NHNN ngày 22/04/2005 quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, tại điều 6 các tổ chức tín dụng phải thực hiện phân loại nợ như sau:
+ Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn (nợ còn trong hạn).
+ Nhóm 2: Nợ cần chú ý ( nợ quá hạn dưới 90 ngày).
+ N hóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn ( nợ quá hạn từ 90 – 180 ngày).
+ Nhóm 4: Nợ nghi ngờ ( nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày).
+ Nhóm 5: Nợ khó đòi ( nợ quá hạn từ 361 ngày trở lên).
Bảng 4.4: Tình hình nợ xấu qua 3 năm ( 2005 – 2007 ).
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
So sánh 06/05
So sánh 07/06
Số tiền
%
Số tiền
%
Nông nghiệp
769
1,127
1,532
358
46.55
405
26.44
Dịch vụ nông nghiệp
390
567
706
177
45.38
139
19.69
Cho vay đời sống
642
941
1,124
299
46.57
183
16.28
Ngành nghề khác
763
1,123
1,321
360
47.18
198
14.99
Tổng cộng
2,564
3,758
4,683
1,194
46.57
925
19.75
Nguồn: Phòng Tín dụng NHN0 huyện Thoại Sơn
Xét về số tuyệt đối, nợ xấu có xu hướng tăng trong tất cả các lĩnh vực qua các năm. Cụ thể như sau:
- Nợ xấu trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng nợ xấu (khoảng 30%). Năm 2006 nợ xấu trong lĩnh vực nông nghiệp là 1,127 triệu đồng, tăng 405 triệu đồng, tỷ lệ tăng khá mạnh 46.55%. Tuy nhiên, đến năm 2007 tỷ lệ này đã giảm đi hơn 50%, tức chỉ tăng 26.44% so năm 2006 tương đương 405 triệu đồng.
- Nợ xấu trong dịch vụ nông nghiệp năm 2006 là 567 triệu đồng, tăng 177 triệu đồng so năm 2005, tốc độ tăng 45.38%. Năm 2007 là 706 triệu đồng, tăng 139 triệu đồng tương đương tăng 19.69% so với năm 2006.
+ Cho vay đời sống: năm 2006 chiếm 941 triệu đồng tăng 299 triệu so với năm 2005 với tốc độ tăng là 46.57%. Năm 2007 chiếm 1,124 triệu đồng tăng 183 triệu đồng, tương đương 16.28% so năm 2006.
+ Ngành nghề khác: năm 2006 nợ xấu là 1,123 triệu đồng, tăng 360 triệu đồng, tăng 47.18% so năm 2005. Năm 2007 là 1,321 triệu đồng, tăng 183 triệu đồng so năm trước, tỷ lệ tăng 16.28%.
- Mặc dù nợ xấu luôn tăng qua các năm đối với tất cả các lĩnh vực, song nếu tính cả chi nhánh thì tỷ lệ nợ xấu còn thấp so với tổng dư nợ ( nợ xấu của từng lĩnh vực: nông nghiệp tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ của nông nghiệp là 2.38%; tương tự tỷ lệ nợ xấu trong dịch vụ nông nghiệp là 0.34%; tỷ lệ nợ xấu trong cho vay đời sống 3.14% và tỷ lệ nợ xấu trong ngành nghề khác 6.53%; tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh 1.44% tính đén cuối năm 2007 ), đảm bảo ở mức an toàn. Trong thời gian tới ngân hàng sẽ đẩy mạnh hơn nữa thu hồi nợ xấu để giảm tỷ lệ xuống còn 1% so với tổng dư nợ.
4.1.4.2 Một số nguyên nhân dẫn đến nợ xấu.
- Nguyên nhân từ phía khách hàng:
+ Một số khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích dẫn đến không có khả năng trả nợ ngân hàng.
+ Khách hàng cố tình không muốn trả nợ hoặc trông chờ vào chính sách xóa nợ, giảm nợ của Nhà nước.
+ Phương án cho vay thông qua nhóm hoặc người đại diện không có uy tín, lợi dụng sự tín nhiệm để chiếm đoạt tiền thu nợ của các thành viên gởi tiền trả nợ, trả lãi cho ngân hàng.
- Nguyên nhân từ phía chi nhánh:
+ CBTD chủ quan đối với khách hàng quen thuộc, không kiểm tra cẩn thận khi cho vay, dễ dãi trong thẩm định, giải quyết cho vay hoàn toàn dựa trên những thông tin do khách hàng cung cấp.
+ Chủ quan đối với các món vay có tài sản thế chấp, chưa nắm bắt những diễn biến của khách hàng trong quá trình sử dụng vốn vay.
+ Chi nhánh tuy có mạng lưới rộng khắp, nhưng chưa đủ mạnh để tiếp cận người vay.
4.2 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN.
4.2.1 Dư nợ cho vay ngắn hạn trên vốn huy động ngắn hạn.
Bảng 4.5 Dư nợ cho vay ngắn hạn trên vốn huy động ngắn hạn
từ năm 2005 – 2007.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Dư nợ (1)
234,176
252,425
324,806
Vốn huy động (2)
41,186
42,384
53,353
1/2 (%)
568.58
595.57
608.79
- Tỷ lệ này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng. Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 70% thì vốn bị ứ động, sử dụng vốn huy động chưa hết.
- Năm 2005 tỷ lệ này đạt 568.58%, năm 2006 tăng lên 595.57% và năm 2007 là 608.79% một tỷ lệ vượt trội rất lớn so với vốn huy động ngắn hạn. Sở dĩ thế do nhu cầu vay vốn hàng năm tăng rất cao trong khi vốn huy động tại ngân hàng thấp, chiếm một tỉ lệ rất nhỏ so với dư nợ tại ngân hàng. Hầu hết vốn cho vay là từ sự chi viện của cấp trên ( NHN0 tỉnh, NHN0 Trung ương ) thông qua điều chuyển vốn và phải trả phí điều chuyển vốn ( thực chất là vay của cấp trên ) hàng tháng cho NHN0 cấp trên, nhưng ngân hàng buộc phải làm như thế do người dân ở đây còn nghèo, đời sống có khó khăn nên vấn đề huy động vốn là một thách thức đối với ngân hàng.
4.2.2 Hệ số thu nợ.
Bảng 4.6: Hệ số thu nợ từ năm 2005 – 2007.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Doanh số thu nợ (1)
243,762
295,284
332,867
Doanh số cho vay (2)
275,489
313,497
367,629
1/2 (%)
88.48
94.19
90.54
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu hồi nợ. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó, ứng với doanh số cho vay thì ngân hàng thu được bao nhiêu đồng vốn ( hệ số này đối với NHN0 trung bình khoảng 80%).
Trong các năm qua tỷ lệ thu nợ ngân hàng có sự tăng trưởng không đồng đều. Năm 2005 tỷ lệ này đạt 88.48%, đến năm 2006 tăng lên 94.19%. Nhưng sau đó tỷ lệ này giảm còn 90.54% vào năm 2007. Kết quả này thể hiện những nổ lực và cố gắng rất nhiều của CBTD, bên cạnh việc đẩy mạnh cho vay, CBTD còn phán đoán chính xác khách hàng và đối tượng cho vay mang lại hiệu quả. Thêm vào đó điều kiện phát triển kinh tế xã hội cũng tác động không nhỏ, bởi vì trong vài năm gần đây nông ngư dân trong huyện không ngừng trúng mùa cả nuôi trồng thuỷ sản lẫn trồng cây công nghiệp, trồng lúa thu và giá cả tiêu thụ cũng khả quan.
4.2.3 Tỷ lệ nợ xấu.
Bảng 4.7: Tỷ lệ nợ xấu từ năm 2005 – 2007.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Nợ xấu (1)
2,564
3,758
4,683
Dư nợ (2)
234,176
252,425
324,806
1/2 (%)
1.09
1.49
1.44
Chỉ tiêu này rất quan trọng nó phản ánh trực tiếp hiệu quả và chất lượng tín dụng. Theo quy định của NHN0 cho phép tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng không được vượt quá 5%.
Tỷ lệ này năm 2006 là 1.49% cao hơn năm 2005 ( 1.09% ) và có sự giảm nhẹ trong năm 2007 còn 1.44%. Nhìn chung, chi nhánh NHN0 huyện Thoại Sơn trong 3 năm qua luôn sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động điều đó đã thể hiện tập trung ở tỷ lệ nợ xấu thấp. Tuy nhiên, ngân hàng cần phải chú ý kiềm chế tỷ lệ này vì nó không ổn định và số nợ xấu tuyệt đối ngày một lớn ( năm 2006 nợ xấu nhiều hơn năm 2005 là 1,194 triệu đồng và năm 2007 nhiều hơn năm 2006 là 925 triệu đồng ).
Ngoài ra, tốc độ tăng nợ xấu năm 2006 so với năm 2005 là 46.57% cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng dư nợ ( 7.79%). Nhưng đến năm 2007 thì tốc độ tăng nợ xấu giảm đi đáng kể chỉ còn 19.75% thấp hơn so với tốc độ tăng dư nợ là 22.28%. Điều này cho thấy ngân hàng có tích cực quan tâm xử lý tốt nợ xấu.
4.2.4 Vòng quay vốn.
Bảng 4.8 Vòng quay vốn từ năm 2005 – 2007.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Doanh số thu nợ (1)
243,762
295,284
332,867
Dư nợ bình quân(2)
224,417
243,301
288,616
1/2 (lần)
1.08
1.21
1.15
Vòng quay vốn tín dụng phản ánh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng hay mức độ thu hồi nợ của ngân hàng. Vòng quay vốn tín dụng cao thể hiện khả năng thu hồi nợ tốt, ngân hàng quản lý chặt chẽ vốn quay của khách hàng, nhằm tránh tình trạng khách hàng không trả nợ mà sử dụng cho mục đích khác. Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng trong 3 năm lần lượt là: năm 2005 đạt 1.08 lần, năm 2006 là 1.21 lần, năm 2006 là 1,15 lần. Chứng tỏ ngân hàng đã thực sự quan tâm trong lĩnh vực đầu tư vốn cũng như thu hồi nợ tốt.
4.3 NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.
- Trình độ CBTD còn nhiều bất cập; khả năng thẩm định món vay lớn của CBTD chưa cao; một số CBTD thiếu nghiên cứu các văn bản có liên quan đến chế độ của Ngành, vì vậy thiếu nhanh nhạy trong xử lý các tình huống làm ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng và sức cạnh tranh đối với các TCTD khác trên địa bàn.
- Tiềm năng kinh tế của huyện Thoại Sơn là sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi thủy sản, nhưng giả cả không ổn định, môi trường cạnh tranh lại diễn ra khá quyết liệt.
- Trong chỉ đạo, điều hành về công tác tín dụng có lúc còn bị động do ảnh hưởng về nguồn vốn, do đó áp lực về vốn đối với NHN0 huyện Thoại Sơn thường xảy ra vào các tháng đầu năm và cuối năm.
4.4 NGUYÊN NHÂN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ VÀ NHỮNG TỒN TẠI CẦN KHẮC PHỤC.
4.4.1 Nguyên nhân đạt được kết quả.
- Ban Giám đốc NHN0 huyện Thoại Sơn đã lãnh đạo toàn diện các mặt hoạt động của cơ quan theo đúng định hướng của NHN0 tỉnh và nghị quyết của Đại hội công nhân viên chức NHN0 huyện. Trong đó đặc biệt quan tâm, chú trọng công tác huy động vốn, lấy phương châm “ huy động vốn hay là chết” là nhiệm vụ “sống còn” cho mỗi CBCNV NHN0 huyện. Do vậy từ chỉ tiêu được NHN0 tỉnh giao, Ban Giám đốc NHN0 huyện đã cùng với CBCNV bàn bạc, tìm mọi biện pháp để thực hiện nhằm đạt kết quả cao nhất.
- Thời gian qua, khâu tuyên truyền, quảng cáo và khuyến mãi đã thực sự có hiệu quả đối với công tác huy động vốn, kịp thời đưa nhanh lãi suất, phương thức gửi tiền cả nội và ngoại tệ đến với khách hàng bằng nhiều hình thức: bandrole, tờ bướm, CBCNV đi trực tiếp tuyên truyền, gửi tờ bướm cho từng khách hàng ( tờ bướm về chi trả tiền nhanh đã gửi cho từng hộ gia đình có thân nhân nước ngoài vì thế mà số món tiền từ dịch vụ này tăng nhiều hơn so với trước ), đài phát thanh, truyền thanh huyện, thị trấn, xã…
- Nguồn vốn huy động tăng tạo điều kiện cho tín dụng tăng, nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn.
- Thực hiện tốt định hướng của Ngành và yêu cầu thực tế của địa phương. Vốn tín dụng được đáp ứng kịp thời, có chú trọng quan tâm các lĩnh vực trọng điểm của huyện ở từng thời kỳ như: cho vay trồng trọt, chăn nuôi, trong đó quan tâm đến chăn nuôi thủy sản.
- Ban Giám đốc, lãnh đạo các phòng ( tổ ) và CBCNV, nhất là đội ngũ CBTD tăng cường giám sát cơ sở đã kịp thời nắm bắt tình hình kinh tế của địa phương và đầu tư của các TCTD khác đóng trên điạ bàn huyện để có biện pháp ưng xử thích hợp.
- Phát động việc thi đua và việc xét khen thưởng kịp thời đã động viên rất lớn cho CBCNV khi thực hiện các chỉ tiêu và nhiệm vụ được giao.
4.4.2 Nguyên nhân của những tồn tại.
Song song với những kết quả đã đạt trong năm 2007 bên cạnh đó chúng ta vẫn còn một số tồn tại chủ yếu cần phải khắc phục như sau:
- Trình độ chuyên môn của một số cán bộ chưa đáp ứng với yêu cầu công việc hiện nay, cụ thể chỉ có 19/36 CBCNV thực thi nghiệp vụ ngân hàng có bằng đại học.
- Công tác huy động vốn ở một số cán bộ chưa được quan tâm đúng mức. Mỗi cán bộ chưa là một tuyên truyền viên tích cực trong công tác huy động vốn.
- CBTD chưa biết gắn kết giữa cho vay và huy động vốn ở địa bàn dân cư; một số CBTD còn sợ trách nhiệm, ngại mở rộng tín dụng…đây là mối đe doa trực tiếp đến thị phần cho vay của chi nhánh.
- Tín dụng còn mang nặng hình thức “ cho vay ” chưa mở rộng sang hình thức khác như bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu…
4.5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG.
- Hàng tháng, tổ chức họp phân tích hoạt động tín dụng, tìm rõ nguyên nhân cụ thể, nhất là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu thông qua việc phân loại nợ trên từng địa bàn để có biện pháp chỉ đạo, xử lý cụ thể.
- Quán triệt quan điểm “ Chất lượng tín dụng quyết định cho sự tồn tại và phát triển của từng chi nhánh”. Thực hiện quản lý tổng dư nợ và hạn mức dư nợ theo chỉ tiêu mà NHNo Tỉnh giao. Tăng trưởng tín dụng phải gắn chặt với kết quả huy động vốn, chỉ có thể tăng trưởng tín dụng khi vốn huy động đã tăng trưởng.
- Tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với việc kiểm tra, kiểm soát. Đối với những món vay lớn phải được kiểm tra thường xuyên, nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả vốn vay. Hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro do nguyên nhân chủ quan của nhân viên tín dụng ngân hàng và khách hàng vay vốn, để từ đó không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng , giảm thấp tỷ lệ nợ xấu.
- Thường xuyên phân loại khách hàng vay vốn ở tất cả các thành phần kinh tế để trên cơ sở đó áp dụng chế độ ưu đãi hoặc kiên quyết từ chối cho vay đối với những khách hàng không tạo được niềm tin đối với NHNo.
- Đa dạng hoá phương thức cho vay để phù hợp với tính chất đặc thù, riêng có của từng khách hàng, từng đối tượng vay vốn,…điều này không chỉ tăng khả năng cạnh tranh mà còn nâng cao chất lượng và hiệu quả vốn tín dụng.
- Tập trung đầu tư cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ trong lĩnh vực phi nông nghiệp, nhất là những doanh nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, thương mại dịch vụ ở nông thôn.
- Đối với kinh tế hộ việc cấp tín dụng cần gắn liền với mô hình phát triển nông nghiệp – nông thôn, góp phần tích cực vào quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ưu tiên vốn cho lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản của huyện, cho kinh tế trang trại, chăn nuôi gia súc.
- Quán triệt đến từng CBTD phải tuyệt đối tuân thủ quy trình cho vay, đảm bảo kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay; gắn liền trách nhiệm của CBTD với món vay cho đến khi món vay được tất toán.
- Tăng cường mối quan hệ mật thiết với các cấp chính quyền địa phương nhằm phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tập trung giữ vững khách hàng truyền thống có nhiều tiềm năng.
- Tổ chức tốt công tác thu hồi nợ, nhất là khoản nợ đã đưa vào xử rủi ro, nợ quá hạn và nợ đã gia hạn và điều chỉnh, CBTD phải xem đây là công tác trọng tâm trong hoạt động tín dụng. Thường xuyên theo dõi những diễn biến của thị trường từ đó xây dựng kế hoạch đầu tư cụ thể cho từng đối tượng.
- Tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả hoạt động của từng “ Tổ xử lý nợ tồn đọng ” ở trung tâm và 2 chi nhánh. Trọng tâm là xử lý dứt điểm các khoản nợ quá hạn, nợ tồn đọng, kiên quyết không để tình trạng nợ dây dưa kéo dài, ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng và hiệu quả kinh doanh lâu dài của ngân hàng.
- Họp định kỳ hoặc đột xuất đội ngũ CBTD để kịp thời phổ biến những văn bản nghiệp vụ, những việc cần làm ngay và phải thực hiện nghiêm túc, nếu có khó khăn, vướng mắc phải phản ánh về lãnh đạo phòng tín dụng để xin ý kiến Ban giám đốc có hướng xử lý kịp thời.
- Tăng cường công tác học tập để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn và năng lực tiếp cận khách hàng; giữ vững đạo đức nghề nghiệp có tâm huyết trong công tác tín dụng; phát triển thị phần tín dụng và kiên quyết xử lý những cán bộ có biểu hiện tiêu cực làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.
Chương 5:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN.
- Qua phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHN0 huyện Thoại Sơn cho thấy doanh số cho vay ngắn hạn tăng, doanh số thu nợ tăng, dư nợ tăng. Điều này thể hiện hoạt động tín dụng ngắn hạn ngày càng có hiệu quả, điều đó không chỉ tạo điều kiện cho chi nhánh thu được nhiều lợi nhuận mà còn góp phần phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, nhất là ở nông thôn củ huyện.
- Cùng với sự lớn mạnh của NHN0 Việt Nam, NHN0 tỉnh An Giang, NHN0 huyện Thoại Sơn cũng ngày càng phát triển và tự khẳng định mình là một ngân hàng thương mại nhà nước mục đích kinh doanh không những vì lợi nhuận mà còn quan tâm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Xuất phát từ thực tế cho thấy ngân hàng đã tích cực thực hiện chủ trương của NHN0 cấp trên là góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng tín dụng đến từng hộ sản xuất kinh doanh…nhờ đó mà vốn tín dụng ngân hàng mới đến được người cần vốn giúp cho họ đẩy mạnh sản xuất, tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó tạo ra sự thay đổi đáng kể bộ mặt kinh tế của huyện. Một vấn đề hết sức quan trọng là qua việc đầu tư của ngân hàng đã hạn chế được nạn cho vay nặng lãi dưới nhiều hình thức, bán lúa non ở nông thôn, từng bước xoá dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, tạo mối quan hệ tốt giữa chính quyền với nhân dân địa phương.
5.2 KIẾN NGHỊ.
5.2.1 Đối với Nhà nước.
- Trong những năm gần qua, kinh tế - xã hội Thoại Sơn đạt được những thắng lợi đáng phấn khởi, nhiều lĩnh vực đã vượt chỉ tiêu đề ra. Bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế như: sản xuất chưa gắn chặt với thị trường; phát triển sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi còn mang tính tự phát; thiếu gắn bó cả về khối lượng, mẫu mã và giá cả các mặt hàng nông sản. Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất chưa tốt, thiếu hướng dẫn, chưa tìm hiểu nhu cầu thị trường dẫn đến cung cầu không khớp: khi giá cả tăng thì nông dân đổ xô vào sản xuất, khi giá giảm thì đồng loạt chuyển đổi. Thực trạng trên một mặt chưa tạo được cơ cấu sản xuất ổn định, mang tính lâu dài, mặt khác còn làm cho người sản xuất lẫn nhà đầu tư thua thiệt. Do đó đòi hỏi Nhà nước cần phải có những chính sách can thiệp, hỗ trợ điều đó không chỉ giúp cho người sản xuất an tâm mà còn giúp cho hoạt động của ngân hàng tốt hơn, nhất là trong lĩnh vực tín dụng.
- Đẩy mạnh công tác khuyến nông, mở rộng mạng lưới này đến các vùng sâu, nhằm đưa phương pháp sản xuất mới, chuyển giao công nghệ mới đến tận người dân từ đó giúp họ không ngừng nâng cao năng suât, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
- Tập trung tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, trong đó đẩy mạnh “ liên kết bốn nhà: Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp ” để giúp cho người dân biết được họ nên sản xuất cái gì, thị trường tiêu thụ ở đâu và học hỏi kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi, bảo quản nông sản sau thu hoạch..Từ đó giúp họ sản xuất ngày càng có hiệu quả.
- Nhà nước cần phải giải quyết nhanh chóng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Vì đây là cơ sở chủ yếu đảm bảo về mặt pháp lý để ngân hàng có thể xem xét cho vay.
- Nhà nước nên cho phép việc đánh giá tài sản thế chấp theo giá thị trường đối với ruiộng đất Trong thực tế việc định giá tài sản thế chấp dựa trên cơ sở giá ruộng đất theo quy định của Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh thường thấp hơn nhiều so với thị trường điều này khiến mức cho vay của ngân hàng thay đổi khi chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất.
5.2.2 Đối với NHN0 huyện Thoại Sơn.
- Chủ động đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, chú trọng công tác huy động vốn trong dân cư với lãi suất hấp dẫn.
- Cần quan tâm quảng bá và quảng cáo dưới nhiều hình thức và phương tiện khác nhau về hoạt động kinh doanh của ngân hàng, về các sản phẩm, dịch vụ từ đó tạo thêm niền tin và uy tín cho ngân hàng.
- Hoạt động cho vay tuy mang lại nhiều lợi nhuận nhưng đây là lĩnh vực có nhiều rủi ro. Do vậy, bên cạnh việc không ngừng nâng cao hiệu quả tín dụng, chi nhánh cần quan tâm mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ phi tín dụng để tăng thu nhập cho ngân hàng bởi nó ít rủi ro.
- Hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển, số lượng khách hàng đến giao dịch vào thời điểm đầu vụ và cuối vụ sản xuất rất đông, vì vậy việc xây dựng và mở rộng cơ sở hạ tầng cũng là vấn đề cần quan tâm.
- Ngân hàng cần phải xây dựng và thực hiện lãi suất hợp lý, hấp dẫn để thu hút khách hàng gởi vốn, nhất là những người có tiền gửi lớn và thường xuyên. Làm được như vậy thì ngân hàng mới có đủ vốn để cho vay.
5.5.3 Đối với khách hàng.
- Phải sử dụng vốn vay theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và có hiệu quả.
- Trả nợ vốn vay ( nợ gốc và lãi) đúng hạn cho ngân hàng.
- Thẳng thắng góp ý kiến với ngân hàng về các vấn đề tốt cũng như chưa tốt của cán bộ ngân hàng trong thẩm tra, lập hồ sơ thủ tục, giải ngân và quá trình cho vay.
- Cần có thái độ hòa nhả, tránh hiện tượng tránh né khi CBTD xuống thu hồi nợ đến hạn trả.
Như đã nêu trên là một số giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hoạt động tín dụng của NHN0 huyện Thoại Sơn. Do kiến thức còn hạn hẹp, chưa am hiểu thực tế về hoạt động của ngân hàng nên sẽ có nhiều sơ sót nhưng em cũng mong rằng những ý kiến đóng góp của mình sẽ góp một phần nhỏ để cho hoạt động của ngân hàng được tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn – Tín Dụng Ngân Hàng, Nhà xuất bản thống kê 2005.
PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn – Tiền tệ - Ngân Hàng, Nhà xuất bản TP. HCM 2005.
Nguyễn Ninh Kiều - Tiền tệ - Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê 2006.
Quyết định số 1627/QĐ/2001-NHNN của ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Quyết định số 72/QĐ-HĐQT.TD của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Quyết định số 493/2005/QĐ_NHNN ngày 22/04/2005 quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
Tài liệu Đại hội công nhân viên chức- lao động, tháng 03 năm 2008.
Các tài liệu, báo cáo tổng kết ( 2005 – 2007 ) của NHN0 huyện Thoại Sơn.
Website www.agribank.com.vn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT27.doc