Chương I GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Năm 2008, nền kinh tế đất nước phải đối mặt với tình hình lạm phát và sự ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu đã gây bất lợi cho hoạt động sản xuất của nhân dân như: Giá vàng, giá cả xăng dầu luôn biến động, thời tiết không thuận lợi; giá vật tư, phân bón, thức ăn tăng trong khi đó giá cả hàng nông sản, thủy sản luôn biến động theo chiều hướng giảm, sản phẩm làm ra không nơi tiêu thụ Chính những khó khăn và thách thức đó đã góp phần tác động mạnh mẽ đến đời sống và hoạt động sản xuất của nhân dân. Tuy nhiên, cùng với sự nổ lực, không ngừng phấn đấu của Đảng, nhà nước và toàn thể nhân dân cũng đã đạt được những kết quả góp phần phát triển kinh tế - xã hội đáng khích lệ và có chiều hướng chuyển biến tốt. Tình hình lạm phát được đẩy lùi dần, nền kinh tế tiếp tục phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao.
Trong giai đoạn nền kinh tế khủng hoảng như hiện nay thì nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất là tất yếu. Nhưng để giải quyết vấn đề này không thể không kể đến sự đóng góp của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Với chức năng là trung gian tài chính giúp cho nền kinh tế ngày càng ổn định và phát triển. Vì thế, hệ thống ngân hàng ngày càng giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế, là cầu nối giữa nơi thừa vốn và nơi thiếu vốn. Trong khi đó, Việt Nam là một quốc gia có hơn 80% dân số sống bằng nghề nông, vì vậy, vai trò của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là rất cần thiết.
An Giang là tỉnh đầu nguồn của lưu vực sông Cửu Long, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, là vựa lúa lớn nhất, là tỉnh hàng đầu trong sản xuất lương thực của cả nước. Riêng huyện Phú Tân, một huyện cù lao được cung cấp lượng nước dồi dào từ sông Tiền và sông Hậu rất thuận lợi cho việc phát triển trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, diện tích và sản lượng ngày càng tăng. Nhưng để hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển hơn nữa thì nông dân cần có nguồn vốn để trang bị những thiết bị hiện đại đáp ứng cho nhu cầu sản xuất. Do đó, để lĩnh vực nông nghiệp phát triển, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm để cạnh tranh cùng các quốc gia khác trong thời kỳ hội nhập thì cần phải có sự hỗ trợ về nguồn vốn của các tổ chức tín dụng. Vì thế, NHNo huyện Phú Tân, tỉnh An Giang đã và đang cố gắng để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho việc phát triển nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Chính vì những lý do trên nên tôi chọn đề tài: “Phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất nông nghiệp ở NHNo chi nhánh huyện Phú Tân, tỉnh An Giang”.
52 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1447 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất nông nghiệp ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thu nhập 37.646 53.243 73.973 15.597 41,43 20.730 38,93
Tổng chi phí 25.190 42.091 60.758 16.901 67,09 18.667 44,35
Lợi nhuận 12.456 11.152 13.215 -1.304 -10,47 2.063 18,50
(Nguồn: Phòng kế toán & ngân quỹ NHNo huyện Phú Tân)
Qua bảng trên ta thấy, lợi nhuận của NH năm 2006 đạt 12.456 triệu đồng, năm 2007
giảm còn 11.152 triệu đồng, đã giảm 1.304 triệu đồng so với cùng kỳ, tương ứng với tỷ
lệ 10,47%. Lợi nhuận giảm trong năm 2007 là do chi phí tăng cao so với thu nhập, tốc
độ tăng chi phí là 67,09% trong khi đó tốc độ tăng thu nhập chỉ đạt 41,43%. Do tình
hình nợ quá hạn trong năm 2006 là 1.480 triệu đồng và tăng lên vào năm 2007 là 2.058
triệu đồng 2007, doanh số cho vay nhiều, khoản thu nhập không bù đắp được hết khoản
chi phí nên hoạt động của NH kém hiệu quả. Thế nhưng đến năm 2008, dưới sự nổ lực
của thể CB và nhân viên của NH nên tình hình hoạt động đã được cải thiện. Lợi nhuận
năm 2008 đạt 13.215 triệu đồng tăng 2.063 triệu đồng so với năm 2007, với tốc độ tăng
tương đối là 18,50%. Do ngân hàng đã đẩy mạnh đầu tư, cải tiến đổi mới phong cách
giao dịch, tăng cường tuyên truyền quảng bá sản phẩm mới, khai thác tốt các dịch vụ
thanh toán để thu hút KH đến giao dịch.
Biểu đồ 3.5 Kết quả kinh doanh qua 3 năm
37.646
53.243
73.973
25.190
42.091
60.758
12.456 11.152 13.215
0
10.000
20.000
30.000
40.000
50.000
60.000
70.000
80.000
2006 2007 2008
năm
triệu đồng
Tổng thu nhập
Tổng chi phí
Lợi nhuận
Phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất nông nghiệp ở ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Phan Thị Mộng Trinh DH6KT2 Trang 23
Lợi nhuận càng tăng là điều đáng mừng nhưng chi phí hoạt động của NH trong 3
năm qua cũng tăng không ngừng. Cụ thể: năm 2006 là 25.190 triệu đồng đến năm 2007
là 42.091 triệu đồng, tăng 16.901 triệu đồng, tốc độ tăng tương đối là 67,09%. Năm
2008 là 60.758 triệu đồng, tăng 18.667 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tăng là 44,35
%. Tốc độ tăng chi phí cao qua các năm là do NH đã thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong
dân cư để phục vụ cho nhu cầu cho vay nhưng huy động vốn thì phải chi trả chi phí
nhiều hơn nên chi phí tăng lên, tình hình nợ quá hạn tăng đòi hỏi NH phải có thêm
nhiều chương trình, công tác xử lý nợ quá hạn. Bên cạnh đó, để phục vụ KH tốt hơn và
phục vụ cho hoạt động của NH ngày càng có hiệu quả hơn. NH đã nâng cấp cơ sở vật
chất, đầu tư mua mới trang thiết bị, nâng cấp hệ thống máy vi tính, trang bị thêm các
tiện nghi cần thiết ở các phòng làm việc và phòng khách. NH đã bỏ chi phí cho CB, viên
chức đi tập huấn để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Vì thế, chi phí của NH luôn tăng
qua các năm.
Nhìn chung, tình hình kinh doanh của NH cũng không ổn định. Do chịu ảnh hưởng
chung của nền kinh tế nên hoạt động NH cũng bị ảnh hưởng. Nhưng với sự nỗ lực và
phấn đấu của tập thể CB CNVC thì hoạt động NH đã có chuyển biến tốt vào năm 2008
do NH đã tổ chức tốt việc đánh giá tình hình hoạt động hàng tháng, quý và năm kế tiếp
để đề ra kế hoạch và nhiệm vụ cho tháng, quý và năm kế tiếp. Tuy nhiên, thời gian tới
NH cần phải chú ý hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của mình để lợi nhuận ngày
càng tăng lên.
3.6 Kết quả đạt được trong những năm qua và hạn chế
3.6.1 Những mặt đạt được
NHNo huyện Phú Tân nhìn lại những năm gần đây thực sự đã có bước chuyển
biến khá tốt về nhận thức của từng CB CNVC nên liên tiếp từ năm 2005 cho đến
nay đã thực hiện khá tốt các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh mà cụ thể là chỉ tiêu huy
động vốn và chỉ tiêu tài chính, đây là một thành công bước đầu của tập thể NHNo
huyện Phú Tân đã làm được. Hy vọng từ nay trở đi NHNo huyện Phú Tân sẽ làm
được những điều kỳ diệu hơn để trở thành NHNo phát triển bền vững trong tương
lai. Đạt được kết quả như hôm nay đó là nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám đốc
NHNo tỉnh và sự hỗ trợ giúp đỡ nhiệt tình của các phòng nghiệp vụ NHNo tỉnh An
Giang.
Trong công tác huy động vốn từng CB CNVC đã tạo ra được một bước tiến khá
tốt về nhận thức cũng như công việc hàng ngày của từng CB CNVC thể hiện rõ
trách nhiệm của mình không còn có những suy nghĩ chủ quan như trước đây “cho
rằng nhiệm vụ này là không phải của mình” cho nên từng bước đã khẳng định tầm
quan trong của nhiệm vụ này với phương châm “không có NV huy động lớn sẽ
không có một NH mạnh” nên liên tiếp những năm qua đã hoàn thành vượt mức chỉ
tiêu giao.
NHNo Tỉnh đã triển khai có hiệu quả các hình thức huy động vốn phù hợp với
tình hình và thông qua các biện pháp và giải pháp cụ thể. Đồng thời việc vận dụng
công cụ lãi suất khá linh hoạt cũng đã tạo điều kiện cho các chi nhánh thực hiện
hoàn thành chỉ tiêu huy động vốn.
Công tác tín dụng trong năm 2008 NHNo huyện Phú Tân thực hiện đầu tư có
chọn lọc đối với KH và đối tượng đầu tư, chủ yếu đảm bảo đáp ứng đủ NV cho các
Phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất nông nghiệp ở ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Phan Thị Mộng Trinh DH6KT2 Trang 24
dự án và phương án SXKD có hiệu quả, tập trung cho các chương trình trọng điểm
của huyện và lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Về chất lượng tín dụng trong năm qua NHNo huyện Phú Tân đặc biệt quan tâm,
thường xuyên theo dõi và quan tâm những khoản đầu tư có tiềm ẩn rủi ro cao để có
biện pháp tập trung xử lý, đây là công việc mà tất cả CBTD đều thể hiện rõ trách
nhiệm của mình và đã làm tốt công tác này. Do đó trong năm qua nợ quá hạn và nợ
xấu chiếm tỷ lệ rất thấp so với tổng dư nợ.
Ban giám đốc và Ban chấp hành Công đoàn cơ sở NHNo huyện Phú Tân đã chủ
động phát động nhiều phong trào thi đua đến toàn thể CB CNVC như: huy động
vốn, tỷ lệ nợ xấu, thu hồi nợ rủi ro, phát hành thẻ ATM và đặc biệt là chỉ tiêu thái độ
phục vụ, ngôn ngữ, tác phong giao dịch với khách hàng. Thông qua phong trào này
kết quả là 06 tháng đầu năm đã khen thưởng về công tác huy động vốn cho 28 cán
bộ công nhân viên chức thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu huy động vốn với số tiền là
5.920 triệu đồng.
Hàng quý, 06 tháng, 09 tháng NHNo huyện Phú Tân tổ chức họp sơ kết để đánh
giá kết quả thực hiện nhằm tìm ra những nguyên nhân còn hạn chế đối với những
chỉ tiêu chưa đạt để có kế hoạch tập trung thực hiện.
3.6.2 Những mặt còn hạn chế
Chỉ tiêu huy động vốn ngoại tệ thực hiện còn thấp, do chưa có kế hoạch tập
trung, thiếu quan tâm chỉ đạo nên hàng năm chưa đạt chỉ tiêu giao.
Chưa xóa hết tâm lý còn ngán ngại trong CB CNVC đối với công tác huy động
vốn, còn lo ngại là không thực hiện nổi chỉ tiêu giao.
Chất lượng tín dụng còn đáng lo ngại do tiềm ẩn còn nhiều rủi ro đối với những
khoản nợ thuộc đối tượng có nguy cơ nợ xấu cao như: chăn nuôi cá ao hầm…
Kết quả thu dịch vụ còn thấp thường xuyên không đạt chỉ tiêu giao do còn nhiều
sản phẩm dịch vụ mà chúng ta chưa giới thiệu và thực hiện khi KH có nhu cầu. Việc
phát hành thẻ chưa ngang tầm với nhu cầu của KH hiện có.
Trình độ nhận thức nắm bắt tình hình của từng CB CNVC đối với những chủ
trương, những diễn biến của tình hình kinh tế thị trường, những diễn biến trong chỉ
đạo của ngành còn nhiều hạn chế nhất là trong bối cảnh trong nước và thế giới phải
đối mặt với những khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế từ lạm phát chuyển sang
giảm phát dẫn đến sự suy thoái kinh tế, thất nghiệp đang gia tăng, sản xuất kinh
doanh phải thu hẹp, đời sống của một đại bộ phận nhân dân phải gặp rất nhiều khó
khăn, từ những tình hình trên đã gây khó khăn rất lớn đối với hoạt động NH trong
thời gian tới.
3.7 Định hướng hoạt động của NH trong năm 2009
Để phát huy những kết quả đã làm được trong những năm qua, năm 2009 NHNo huyện
Phú Tân tiếp tục phấn đấu hết sức mình để thực hiện cho bằng được những chỉ tiêu do
Ban Giám đốc NHNo Tỉnh giao.
3.7.1 Một số chỉ tiêu
- Tổng NV huy động: 180 tỷ, tăng tối thiểu là 22% (+ 33 tỷ) so với năm 2008.
Tiền gửi dân cư chiếm tối thiểu là 95% trên tổng NV huy động.
Phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất nông nghiệp ở ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Phan Thị Mộng Trinh DH6KT2 Trang 25
Trong đó: nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ là 118.000 USD.
- Tổng dư nợ: 320 tỷ, tăng 17% (+ 48 tỷ) so với cuối năm 2008. Trong đó tỷ lệ
cho vay nông nghiệp – nông thôn chiếm tối thiểu là 60% trên tổng dư nợ.
Tỷ lệ dư nợ trung hạn tối đa: 21% trên tổng dư nợ.
Tỷ lệ dư nợ dài hạn tối đa: 1% trên tổng dư nợ.
Tỷ lệ nợ xấu dưới 1% trên tổng dư nợ. Nợ quá hạn phải nhỏ hơn 2% trên tổng
dư nợ.
- Thu dịch vụ ngoài tín dụng tăng tối thiểu 26% (440 triệu) so với năm 2008.
- Phát hành thẻ ATM là 1.500 thẻ, nâng lũy kế lên 4.000 thẻ đến cuối năm 2009.
- Trích lập dự phòng rủi ro theo đúng chỉ tiêu do NHNo Tỉnh giao
- Thu hồi nợ xử lý rủi ro đạt chỉ tiêu do NHNo Tỉnh giao.
3.7.2 Một số biện pháp chủ yếu.
Năm 2009 là năm mà hoạt động NH sẽ gặp rất nhiều khó khăn, do phải đối mặt
với những khó khăn của nền kinh tế trong bối cảnh diễn biến của việc suy thoái kinh
tế, sản xuất sẽ bị đình đốn, hiệu quả kinh doanh kém, thất nghiệp gia tăng, từ những
yếu tố đó sẽ dẫn đến nợ xấu của NH sẽ tăng theo. Từ đó đòi hỏi NH phải thận trọng
hơn trong việc quyết định cho vay, phải tăng cường công tác kiểm tra trước, trong
và sau khi cho vay, mà đặc biệt là trước khi cho vay vì đây là yếu tố quyết định cho
chất lượng tín dụng, nếu thẩm tra xơ xài sẽ dẫn đến rủi ro cao.
Đặc biệt là năm nay tình hình tài chính sẽ khó khăn hơn do chênh lệch lãi suất
bình quân đầu vào và lãi suất bình quân đầu ra sẽ thu hẹp lại, cụ thể là hiện nay tất
cả các khoản cho vay chúng ta đều phải điều chỉnh theo khung lãi suất cơ bản do
NHNN quy định, trong khi đó lãi suất huy động chúng ta phải trả lãi suất cao cho
KH hết thời hạn gửi.
Để có bước chủ động cho năm 2009 NHNo huyện Phú Tân sẽ đề ra một số biện
pháp chủ yếu sau:
- Trong chỉ đạo điều hành phải thờng xuyên theo dõi diễn biến của lãi suất đầu
vào và lãi suất đầu ra để có giải pháp kịp thời nhầm có bước khắc phục để đảm bảo
cho tình hình tài chính của NH ở từng tháng, từng quý…đủ quỹ lương theo quy
định.
- Công tác huy động vốn là phải đặc biệt xem trọng cho năm 2009 vì hiện nay
với mức lãi suất này không còn hấp dẫn người gửi tiền, do đó khi đến hạn họ sẽ
không còn tiếp tục gửi cho chúng ta nữa mà sẽ chuyển sang đầu tư cho lĩnh vực
khác. Do đó, từng CB CNVC NHNo huyện Phú Tân là phải ý thức hơn nữa nhiệm
vụ này và phải luôn ghi nhớ phương châm “Không có NV huy động lớn thì không
có một NH mạnh”. Từ những khó khăn này đòi hỏi từng CB CNVC phải nhận thức
cho được và phải quyết tâm giữ cho được số dư cuối năm 2008 và phải thực hiện
tăng tối thiểu là 22% so với năm 2008.
- NHNo huyện Phú Tân luôn xem chất lượng tín dụng là yếu tố hàng đầu để
quyết định cho hiệu quả kinh doanh của đơn vị, cho nên năm 2009 dự báo tình hình
khó khăn của nền kinh tế, sản xuất sẽ gặp khó khăn, rủi ro trong hoạt động tín dụng
Phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất nông nghiệp ở ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Phan Thị Mộng Trinh DH6KT2 Trang 26
sẽ tăng cao. Trong tình hình này trách nhiệm của từng CBTD là hết sức quan trọng,
phải có lương tâm và trách nhiệm không thẩm tra qua loa, hình thức, nhất là khâu
thẩm tra trước khi cho vay, vì khâu này quyết định cho chất lượng tín dụng, những
rủi ro tín dụng tiềm ẩn ở khâu này.
- Năm 2009 tăng trưởng tín dụng sẽ tập trung đầu tư theo hướng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, tập trung cho các chương trình kinh tế trọng điểm của địa phương,
những dự án phương án có hiệu quả, ưu tiên tập trung vốn cho khu vực nông nghiệp
nông thôn; hộ sản xuất nông, thủy sản, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tiếp tục thực hiện
cho vay có chọn lọc (đối tượng cho vay, khách hàng vay, thể loại cho vay). Công tác
tín dụng NHNo huyện Phú Tân luôn khẳng định phương châm trong chỉ đạo điều
hành là “Chất lượng và hiệu quả tín dụng quyết định cho sự tồn tại và phát triển bền
vững của từng chi nhánh”.
- Phòng kế hoạch kinh doanh hàng tháng phải duy trì hợp lệ tín dụng để có chỉ
đạo kịp thời những chủ trương mới trong chỉ đạo điều hành của Ban giám đốc.
- Công tác kế toán ngân quỹ NHNo huyện Phú Tân nghiêm túc thực hiện tốt
công tác kho quỹ, chấp hành tốt theo định mức tồn quỹ.
- Tập trung cho công tác phát hành thẻ ATM để từng bước nâng số lượng KH sử
dụng dịch vụ của NH, làm cơ sở cho việc mở rộng hoạt động dịch vụ nâng tỷ lệ thu
ngoài tín dụng theo định hướng chung của Ban giám đốc NHNo Tỉnh.
- Năm 2009 NHNo huyện Phú Tân sẽ thực hiện tiết kiệm tối đa các khoản chi
phí, nhưng vẫn đảm bảo hoạt động bình thường, để ổn định cho tình hình tài chính
trong điều kiện khó khăn như hiện nay.
- Trang bị phương tiện làm việc cho phù hợp với điều kiện hiện nay, nhằm tạo ra
sự thoải mái cho CB CNVC khi làm việc và nâng cao tính cạnh tranh đối với các tổ
chức tín dụng khác.
- NHNo huyện Phú Tân nghiêm túc chấp hành theo sự chỉ đạo, điều hành của
Ban giám đốc NHNo Tỉnh.
- Định hướng và có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ nằm trong quy hoạch để
đảm bảo đủ tiêu chuẩn và trình độ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và đảm
bảo cho đội ngũ kế thừa.
- Ban giám đốc và Ban chấp hành Công đoàn cơ sở tổ chức phát động nhiều
phong trào thi đua trong toàn thể cơ quan tập trung cho 02 mục tiêu chủ yếu là huy
động vốn và chất lượng tín dụng.
Phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất nông nghiệp ở ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Phan Thị Mộng Trinh DH6KT2 Trang 27
Chương IV
PHÂN TÍCH TÍN DỤNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA CHI NHÁNH
4.1 Phân tích doanh số cho vay
Phú Tân, một trong những huyện có điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho việc sản
xuất nông nghiệp: Huyện có diện tích tự nhiên khoảng 307,17 km2 , là một huyện cù lao
nổi, địa hình có tính chất của vùng cồn bãi; huyện được bao quanh bởi sông Tiền và
sông Hậu, lượng nước từ 2 con sông này đã tạo điều kiện tốt cho phát triển ngành nông
nghiệp: hiện trong toàn huyện có khoảng 37.397 hộ sản xuất nông nghiệp chiếm 70%
tổng hộ gia đình trong huyện nên việc cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp là hoạt
động chính của NH.
Công tác huy động vốn đã khó, nhưng để sử dụng NV có hiệu quả lại càng khó hơn.
Chính vì thế đòi hỏi CBTD của NH phải có trình độ, năng lực, chuyên môn cao trong
khâu tìm kiếm KH. Tuy nhiên, bên cạnh việc tìm khách hàng mới thì NH cũng phải giữ
lại KH cũ. NV huy động tăng thì NH đáp ứng sâu rộng nhu cầu vốn cho hộ sản xuất
nông nghiệp.
Do đặc điểm của ngành sản xuất nông nghiệp là sản xuất theo mùa vụ, nhu cầu sử
dụng vốn của các hộ vay vốn cũng tăng giảm theo mùa vụ. Vào thời gian chuẩn bị gieo
trồng thì nhu cầu sử dụng nguồn vốn để trang bị thêm thiết bị máy móc, chọn nguồn
giống, mua vật tư, các nguyên liệu cần thiết để phục vụ sản xuất… Vì vậy, các hộ nông
dân rất cần có NV.
Bảng 4.1 Doanh số cho vay qua 3 năm
ĐVT: triệu đồng
2007/006 2008/2007
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Trồng trọt 536 490 2.546 -46 -8,58 2.056 419,59
Cho vay
ngắn hạn 536 490 2.546 -46 -8,58 2.056 419,59
Chăn nuôi 98.135 139.811 145.981 41.676 42,47 6.170 4,41
Cho vay
ngắn hạn 97.315 139.441 145.566 42.126 43,29 6.125 4,39
Cho vay
trung hạn 820 370 415 -450 -54,88 45 12,16
Tổng 98.671 140.301 148.527 41.630 42,19 8.226 5,86
(Nguồn: Phòng kế hoạch & kinh doanh NHNo huyện Phú Tân)
4.1.1 Doanh số cho vay ngành trồng trọt
NHNo Huyện Phú Tân tập trung đầu tư cho nông dân vay để phục vụ sản xuất
nông nghiệp là chính. Do đặc thù của ngành trồng trọt ở huyện Phú Tân là trồng loại
cây ngắn ngày như lúa, nếp. Vì thế, NH chỉ giải quyết cho hộ nông dân vay trong
thời gian ngắn. Khi kết thúc vụ mùa thì các hộ thanh toán hợp đồng vay vốn và
Phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất nông nghiệp ở ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Phan Thị Mộng Trinh DH6KT2 Trang 28
chuẩn bị vay lại nếu cần thiết. Do đó, kết quả cho vay với mục đích trồng trọt như
sau:
Biểu đồ 4.1.1 Doanh số cho vay ngành trồng trọt
536 490
2.546
0
500
1.000
1.500
2.000
2.500
3.000
2006 2007 2008 năm
triệu đồng
Cho vay ngắn hạn
Doanh số cho vay năm 2007 đã giảm 46 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm
(8,58%) so với năm 2006. Doanh số cho vay bị giảm trong năm 2007 là do trong
năm này, tình hình kinh tế của huyện phát triển, giá cả hàng nông sản cao, hộ sản
xuất đạt hiệu quả, có nhiều lợi nhuận trang trải được khoản chi phí nên họ không
cần phải đi vay thêm. Hơn nữa, tâm lý của người dân là rất sợ nợ nên sẽ không đi
vay nếu không cần thiết. Nhưng đến năm 2008 thì doanh số tăng lên vượt bậc so với
năm 2007. Năm 2008 doanh số cho vay đạt 2.546 triệu đồng tăng 2.056 triệu đồng,
tương ứng với tỷ lệ 419,59%. Doanh số tăng vượt bậc là do thắng lợi trong năm
trước, các hộ nông dân muốn đầu tư thêm cho việc sản xuất, mua sắm thêm trang
thiết bị hiện đại phục vụ cho nông nghiệp… để năng suất nông sản tăng cao. Nhưng
NV hiện có không đủ nên họ phải đi vay thêm. Vì thế, doanh số cho vay trong năm
này tăng cao.
Tóm lại, doanh số cho vay tăng nhanh vào năm 2008 cho thấy các hộ nông dân
luôn cần NV để đầu tư thêm trang thiết bị, mở rộng trồng trọt trên diện rộng. Từ đó,
ngành trồng trọt trong huyện luôn tăng về sản lượng và diện tích, làm cho đời sống
người dân trong huyện được nâng cao, góp phần giải quyết được phần lớn việc làm
cho người lao động.
4.1.2 Doanh số cho vay ngành chăn nuôi
Vốn có diện tích đất rộng, người dân thực hiện chăn nuôi trong huyện chủ yếu là
đào ao nuôi cá. Bên cạnh việc cho vay trồng trọt thì nhu cầu sử dụng vốn để chăn
nuôi của các người dân cũng tăng. Vì thế, doanh số cho vay chăn nuôi luôn đạt kết
quả khả quan qua các năm. Năm 2006 là 98.135 triệu đồng thì năm 2007 là 139.811
triệu đồng, tăng 41.676 triệu đồng, tốc độ tăng là 42,47%. Doanh số cho vay năm
này tăng cao như vậy là do giá cả năm 2006 tăng cao, nguồn tiêu thụ dễ dàng, cung
nhỏ hơn cầu nên người dân thu được nhiều lợi nhuận và hợp đồng bao tiêu cá sau
khi thu hoạch của các công ty nên họ đào ao nuôi cá, mở rộng quy mô chăn nuôi
trên diện rộng, vì thế làm cho doanh số cho vay ngành trồng trọt giảm. Và đến năm
Phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất nông nghiệp ở ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Phan Thị Mộng Trinh DH6KT2 Trang 29
2008 thì doanh số cho vay vẫn tăng so với năm 2007 là 6.170 triệu đồng, tỷ lệ tăng
4,41%. Do ngành chăn nuôi đang thu về lợi nhuận cho người dân. Người nuôi vẫn
tiếp tục vay vốn ở ngân hàng để đẩy mạnh chăn nuôi trên diện rộng, làm cho doanh
số cho vay tiếp tục tăng.
Biểu đồ 4.1.2 Doanh số cho vay ngành chăn nuôi qua 3 năm
97.315
139.441
145.566
820 370 415
0
20.000
40.000
60.000
80.000
100.000
120.000
140.000
160.000
2006 2007 2008 năm
triệu đồng
Cho vay ngắn hạn Cho vay trung
Qua biểu đồ trên ta thấy, tình hình cho vay ngắn hạn của NH tăng nhanh cụ thể:
năm 2006 là 97.315 triệu đồng đến năm 2007 là 139.441 triệu đồng, tăng 42.126
triệu đồng với tỷ lệ 43,29%. Năm 2008 tiếp tục tăng so với năm 2007 là 6.125 triệu
đồng, tỷ lệ tăng 4,39%. Do người dân tập trung mở rộng quy mô nuôi trồng. Bên
cạnh đó thì lĩnh vực cho vay trung hạn giảm; nếu năm 2006 cho vay là 820 triệu
đồng thì năm 2007 con số này giảm còn 370 triệu đồng, giảm 450 triệu đồng, tốc độ
giảm (54,88%). Do người dân tập trung vào việc nuôi để bán lại khi cá còn nhỏ, một
số hộ thì bán cá bột nên không phải nuôi trong thời gian dài. Thế nhưng, năm 2008
doanh số cho vay lại tăng 45 triệu đồng so với năm 2007, tỷ lệ tăng 12,16%, do giá
cá thịt tăng trong năm trước nên người nuôi tiến hành nuôi trong dài hạn, không bán
khi cá chưa đạt tiêu chuẩn.
Tóm lại, bên cạnh việc tập trung vốn cho vay trồng trọt thì lĩnh vực cho vay
chăn nuôi cũng được NH quan tâm. Doanh số cho vay luôn tăng qua các năm cho
thấy NH luôn tạo điều kiện cho những người cần vốn được mở rộng sản xuất.
Qua phân tích tình hình cho vay sản xuất nông nghiệp ở NHNo huyện Phú Tân:
doanh số cho vay luôn tăng qua các năm cho thấy qui mô tín dụng của NH ngày
càng được mở rộng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế huyện nhà. Tuy nhiên, với
mức độ cho vay tăng như vậy thì hoạt động NH lại có thêm thử thách mới đó là
trình độ quản lý điều hành, trình độ chuyên môn nhất là CBTD phải có kinh nghiệm
trong công tác thẩm định, hiểu biết về pháp luật để hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.
4.2 Phân tích doanh số thu nợ
Khi ngân hàng đi vay thì tất nhiên sẽ hoàn trả vốn và lãi khi đáo hạn. Còn NV mà
NH cho vay lại có thể thu hồi đúng hạn, trễ hạn, cũng có khả năng không thu hồi được.
Vì thế, chỉ tiêu thu nợ là rất quan trọng, thông qua nó sẽ biết được khả năng phân tích,
kiểm tra đánh giá KH vay của NH có chặt chẽ không. Việc thu nợ đúng hạn cho thấy
hoạt động đầu tư của NH có hiệu quả.
Phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất nông nghiệp ở ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Phan Thị Mộng Trinh DH6KT2 Trang 30
Bảng 4.2: Doanh số thu nợ
ĐVT: triệu đồng
2007/006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Trồng trọt 1.020 494 1.221 -526 -51,57 727 147,17
Thu nợ
ngắn hạn 1.020 494 1.221 -526 -51,57 727 147,17
Chăn nuôi 90.555 109.696 142.043 19.141 21,14 32.347 29,49
Thu nợ
ngắn hạn 89.325 108.808 141.332 19.483 21,81 32.524 29,89
Thu nợ
trung hạn 1.230 888 711 -342 -27,80 -177 -19,93
Tổng
91.575 110.190 143.264 18.615 20,33 33.074 30,02
(Nguồn: Phòng kế hoạch & kinh doanh NHNo huyện Phú Tân)
4.2.1 Doanh số thu nợ ngành trồng trọt
Với vai trò là một tổ chức trung gian “đi vay để cho vay lại”. Để bù đắp cho
khoản chi phí mà ngân hàng đã vay từ các tổ chức, cá nhân thì NH phải cho vay lại
để thu lãi. Sau khi giải ngân thì CBTD phải thường xuyên kiểm tra các khoản tiền
vay xem KH có sử dụng nó đúng mục đích hay không, để biết hoạt động đầu tư của
NH có hiệu quả hay không. Bên cạnh hoạt động cho vay thì hoạt động thu nợ là một
nghiệp vụ không kém phần quan trọng, bảo đảm nguồn vốn hoạt động của chi
nhánh. Doanh số thu nợ qua 3 năm như sau:
Biểu đồ 4.2.1: Doanh số thu nợ ngành trồng trọt
1.020
494
1.221
0
200
400
600
800
1.000
1.200
1.400
2006 2007 2008 năm
triệu đồng
Thu nợ ngắn hạn
Doanh số thu nợ năm 2006 là 1.020 triệu đồng nhưng đến năm 2007 là 494 triệu
đồng, giảm 526 triệu đồng so với năm 2006, với tỷ lệ (51,57%). Doanh số thu nợ
năm 2007 giảm là do doanh số cho vay trong năm này giảm nên số tiền thu về từ
Phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất nông nghiệp ở ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Phan Thị Mộng Trinh DH6KT2 Trang 31
hoạt động cho vay cũng giảm theo. Nhưng doanh số cho vay năm 2008 đạt 1.221
triệu đồng, so với năm 2007 tăng 727 triệu đồng, tốc độ tăng 147,17%. Doanh số thu
nợ năm 2008 tăng là do hộ nông dân sản xuất đạt hiệu quả, giá cả hàng nông sản giữ
ở mức ổn định và tăng cao, diện tích gieo trồng các loại cây tăng, đạt khoảng 36.000
ha. Mặt khác, do thời tiết thuận lợi cho trồng trọt ít bị ảnh hưởng của mưa bão, việc
ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ngày càng được phổ biến rộng rãi làm cho
năng suất các loại cây trồng và hoa màu tăng, người dân có thu nhập và lợi nhuận
cao nên doanh số thu nợ của NH được dễ dàng.
4.2.2 Doanh số thu nợ ngành chăn nuôi
Doanh số thu nợ tăng dần qua các năm, năm 2007 là 109.696 triệu đồng, tăng
19.141 triệu đồng, tốc độ tăng là 21,14% so với cùng kỳ năm 2006, và doanh số này
lại tiếp tăng vào năm 2008, đạt 142.043 triệu đồng, so với năm 2007 đã tăng 32.347
triệu đồng, tăng với tốc độ 29,49%. Doanh số thu nợ luôn tăng là hoạt động chăn
nuôi của người dân đạt hiệu quả, thị trường tiêu thụ không chỉ trong nước mà còn
xuất khẩu sang nước ngoài, vì thế người dân có lợi nhuận cao nên thanh toán nợ NH
khi đến hạn. Có được kết quả khả quan như vậy là do NH đã có phương hướng hoạt
động kinh doanh thích hợp, CBTD có kinh nghiệm trong việc lựa chọn và phân loại
KH, đảm bảo cho vay đúng đối tượng, nổ lực trong công tác thu nợ, khả năng thu
hồi vốn cao. Ngoài ra, còn do ý thức trả nợ của KH. Cụ thể về tình hình thu nợ như
sau:
Biểu đồ 4.2.2 Thu nợ ngành chăn nuôi qua 3 năm
89.325
108.808
141.322
1.230 888 711
0
20.000
40.000
60.000
80.000
100.000
120.000
140.000
160.000
2006 2007 2008
năm
triệu đồng
Thu nợ ngắn hạn Thu nợ trung hạn
Tình hình kinh doanh của NH luôn có hiệu quả, kết quả thu nợ ngắn hạn luôn
tăng, điều này cho thấy NH đầu tư vốn có hiệu quả. Tình hình thu nợ ngắn hạn năm
2007 đạt 108.808 triệu đồng, tăng 19.483 triệu đồng, tốc độ tăng 21,81% so với
cùng kỳ năm 2006. Năm 2008 thì kết quả thu nợ lại có hiệu quả, tăng 32.524 triệu
đồng, tốc độ tăng 29,89% so với năm 2007. Doanh số thu nợ tăng nhanh do trong
năm này các hộ chăn nuôi làm ăn phát đạt, việc chăn nuôi gặp thuận lợi từ khâu
chọn giống đến lúc bán, nguồn nguyên liệu đầu vào thấp trong khi giá cả đầu ra cao,
trong năm này người dân lại mở rộng chăn nuôi nên lợi nhuận thu về cao; từ đó NH
thu nợ tốt. Trong khi đó, thu nợ trung hạn lại giảm qua các năm. Năm 2007 là 888
Phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất nông nghiệp ở ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Phan Thị Mộng Trinh DH6KT2 Trang 32
triệu đồng, giảm 342 triệu đồng, tỷ lệ giảm (27,80%) so với năm 2006. Doanh số
này tiếp tục giảm vào năm 2008, trong năm này chỉ thu được 711 triệu đồng, so với
năm 2007 đã giảm 177 triệu đồng, tỷ lệ giảm (19,93%). Việc nuôi trong dài hạn đòi
hỏi phải có nguồn vốn lớn, nhưng do giá cả không có nên người chăn nuôi phải neo
lại để chờ giá. Vì thế, việc thu nợ khó khăn và tiến độ chậm lại.
Nhìn chung, việc thu nợ của NH được thuận lợi, doanh số thu nợ luôn tăng qua
các năm. Có được thành quả như vậy là do CBTD của NH đã làm tốt ở khâu thẩm
định khách hàng, nhắc nhở khách hàng đối với các khoản vay đến hạn; mặt khác là
do việc kinh doanh của người đi vay có hiệu quả nên trả nợ vay cho NH và do ý
thức trả nợ của mỗi KH.
4.3 Phân tích tình hình dư nợ
NHNo huyện Phú Tân đã từng bước khẳng định vai trò của mình trong việc phát
triển kinh tế của huyện, cung cấp NV kịp thời cho KH đang cần vốn để sản xuất. Chỉ số
dư nợ phản ánh tình hình cho vay, thu nợ, khẳng định chất lượng tín dụng ngày càng
được người dân tin cậy.
Bảng 4.3 Dư nợ cho vay qua 3 năm
ĐVT: triệu đồng
2007/006 2008/2007
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Trồng trọt 81 77 1.402 -4 -4,94 1.325 1720,78
Dư nợ
ngắn hạn 81 77 1.402 -4 -4,94 1.325 1720,78
Chăn nuôi 95.659 125.774 129.722 30.115 31,48 3.948 3,13
Dư nợ
ngắn hạn 94.442 125.075 129.319 30.633 32,44 4.244 3,39
Dư nợ
trung hạn 1.217 699 403 -518 -42,56 -296 -42,35
Tổng 95.740 125.851 131.124 30.111 31,45 5.273 4,19
(Nguồn: Phòng kế hoạch & kinh doanh NHNo huyện Phú Tân)
Tình hình dư nợ của NH luôn tăng qua 3 năm cụ thể: năm 2006 đạt 95.740 triệu
đồng và năm 2007 đạt 125.851 triệu đồng, tăng 30.111 triệu đồng, tốc độ tăng 31,45%.
Năm 2008 dư nợ đạt 131.124 triệu đồng tăng 5.273 triệu đồng, tăng với tốc độ 4,19% so
với cùng kỳ năm 2007.
4.3.1 Dư nợ ngành trồng trọt
Trong những năm qua, tình hình kinh tế có nhiều biến động, thế nên tình hình dư
nợ của NH cũng tăng giảm không ổn định. Cụ thể như sau:
Phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất nông nghiệp ở ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Phan Thị Mộng Trinh DH6KT2 Trang 33
Biểu đồ 4.3.1: Tình hình dư nợ ngành trồng trọt
Qua bảng trên ta thấy, tình hình dư nợ năm 2007 đạt 77 triệu đồng giảm 4 triệu
đồng so với năm 2006, tỷ lệ giảm (4,94%), dư nợ giảm trong năm 2007 là do doanh
số cho vay giảm, người dân có đủ vốn cho sản xuất, lợi nhuận từ việc bán nông sản
bù đắp được khoản chi phí bỏ ra nên không cần vay vốn để phải trả lãi. Nhưng đến
năm 2008, chỉ tiêu này tăng vượt bậc đạt 1.402 triệu đồng, tốc độ tăng 1720,78% so
với năm 2007. Dư nợ trong năm này tăng cao là do sự nỗ lực phấn đấu tăng dư nợ
của ngân hàng, mở rộng cho vay, hỗ trợ nguồn vốn kịp thời cho các hộ nông dân;
tình hình cho vay, thu nợ tăng cộng với dư nợ của năm trước chuyển sang; bên cạnh
đó, do nền kinh tế phát triển nên người dân tập trung mở rộng đầu tư sản xuất với
mong muốn có nguồn thu nhập nhiều hơn, nhưng để mở rộng quy mô sản xuất thì
cần phải có vốn, mà NV hiện có không đủ đáp ứng nhu cầu nên phải vay thêm.
81 77
1.402
0
200
400
600
800
1.000
1.200
1.400
1.600
2006 2007 2008 năm
triệu đồng
Dư nợ ngắn hạn
4.3.2 Dư nợ ngành chăn nuôi
Tình hình dư nợ của ngân hàng luôn tăng qua 3 năm liền. Năm 2006 đạt 95.659
triệu đồng, tăng thêm 30.115 triệu đồng vào năm 2007, tăng với tỷ lệ 31,48%. Năm
2008 đạt 129.722 triệu đồng, tăng 3.948 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2007, tỷ lệ
tăng 3,13%.
Biểu đồ 4.3.2 Dư nợ ngành chăn nuôi
94.442
125.075 129.319
1.217 699 403
0
20.000
40.000
60.000
80.000
100.000
120.000
140.000
2006 2007 2008
năm
triệu đồng
Dư nợ ngắn hạn Dư nợ trung hạn
Phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất nông nghiệp ở ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Phan Thị Mộng Trinh DH6KT2 Trang 34
Sự gia tăng của dư nợ chủ yếu là do sự gia tăng của dư nợ ngắn hạn; năm 2007,
dư nợ ngắn hạn là 125.075 triệu đồng tăng 30.633 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ
32,44% so với năm 2006 là 94.442 triệu đồng; năm 2008 dư nợ đạt 129.319 triệu
đồng, tăng 4.244 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 3,39% so với năm 2007; dư nợ
ngắn hạn luôn tăng là do ngành chăn nuôi chỉ nuôi trong thời gian ngắn là cá có thể
thu hoạch, vì thế việc thu nợ dễ dàng. Điều này cho thấy, NH tập trung NV đầu tư
vào cho vay ngắn hạn nhiều hơn, như thế vòng quay vốn nhanh hơn. Bên cạnh dư
nợ ngắn hạn tăng dần thì dư nợ trung hạn lại giảm qua các năm. Cụ thể: năm 2007 là
699 triệu đồng giảm 518 triệu đồng, giảm (42,56%) so với năm 2006 và tiếp tục
giảm vào năm 2008, chỉ đạt 403 triệu đồng, giảm 296 triệu đồng với tỷ lệ giảm
(42,35%) so với năm 2007. Điều này cho thấy, hoạt động cho vay của NH phần lớn
là cho vay ngắn hạn, do người chăn nuôi làm ăn có hiệu quả nên đã trả bớt số nợ cho
NH. Và do cho vay trung hạn thì lãi suất cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn nên
người dân cũng hạn chế vay trung hạn.
Qua phân tích ở trên cho thấy, tình hình dư nợ của NH luôn tăng là do nhu cầu
đi vay của KH gia tăng thì dư nợ cũng tăng đáng kể. Có như vậy thì NH mới đảm
bảo đủ NV để cho vay với nhu cầu vốn ngày càng tăng như hiện nay. Bởi vì nếu đi
vay nóng từ bên ngoài thì lãi suất cao, nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp không đủ
để chi trả cho mức lãi suất cao như vậy, vì thế vay trong NH là chọn lựa của phần
lớn người dân. Nhưng dư nợ tăng cao sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu của NH vì cho
vay sản xuất nông nghiệp phần lớn là cho vay ngắn hạn nhưng nếu mất mùa hoặc
mất giá thì họ không có nguồn nào khác để bù đắp. Vì thế, nguồn thu của NH cũng
gặp phải khó khăn.
4.4 Phân tích tình hình nợ quá hạn
Nếu đánh giá hoạt động tín dụng chỉ dựa trên các chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh
số thu nợ, dư nợ thì chưa phản ánh đầy đủ hoạt động tín dụng. Nợ quá hạn là chỉ tiêu rất
quan trọng để đánh giá hiệu quả tín dụng của NH. Trong hoạt động kinh doanh thì luôn
luôn tồn tại rủi ro và đối với hoạt động NH thì rủi ro đó là nợ quá hạn.
Bảng 4.4 Tình hình nợ quá hạn qua 3 năm
ĐVT: triệu đồng
2007/006 2008/2007
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Trồng trọt 0 0 0 0 0
Ngắn hạn 0 0 0 0 0
Chăn nuôi 305 24 1.527 -281 -92,13 1.503 6262,50
Ngắn hạn 305 24 1.527 -281 -92,13 1.503 6262,50
Trung hạn 0 0 0 0 0
Tổng 305 24 1.527 -281 -92,13 1.503 6262,50
(Nguồn: Phòng kế hoạch & kinh doanh NHNo huyện Phú Tân)
Tình hình nợ quá tập trung vào cho vay chăn nuôi ngắn hạn. Nợ quá hạn giảm từ
năm 2006 sang 2007 là 281 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm (92,13%). Nợ quá hạn
giảm nhanh trong năm này là do tình hình kinh tế phát triển, Việt Nam gia nhập WTO,
Phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất nông nghiệp ở ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Phan Thị Mộng Trinh DH6KT2 Trang 35
nhu cầu cá xuất khẩu tăng nên giá cao, hộ chăn nuôi thu được nhiều lợi nhuận nên tình
hình nợ quá hạn giảm. Nhưng trong năm 2008, con số này đã tăng vượt bậc, lên đến
1.527 triệu đồng.
Ngoài ra, Phú Tân là huyện phát triển nông nghiệp rất cao, người dân tăng gia sản
xuất và nuôi trồng thủy sản. Thế nhưng, sản lượng nông sản đã có nhưng tình hình tiêu
thụ nông sản gặp khó khăn, giá cả không ổn định. Bên cạnh đó, dịch bệnh ở vật nuôi tái
phát nên việc chăn nuôi kém hiệu quả.
4.4.1 Nợ quá hạn ngành trồng trọt
Do đặc thù của ngành trồng trọt là sản xuất theo mùa vụ nên NH chỉ cho vay
trong thời gian ngắn. Khi kết thúc một vụ mùa thì người dân trả nợ cũ và có nhu cầu
vốn thì tiếp tục làm hồ sơ vay lại. Các hộ nông dân vay vốn để trồng trọt phần lớn
phải có tài sản đảm bảo, hoặc tài sản thế chấp. Tổng giá trị tài sản đảm bảo, thế chấp
của KH được CBTD thẩm định phải có giá trị lớn ít nhất là gấp đôi số tiền mà họ
muốn vay. Có như thế, việc trả nợ của KH được đảm bảo. Bên cạnh đó, hộ nông dân
trong huyện trồng nếp là chính, diện tích canh tác luôn tăng qua các năm. Năm
2006, diện tích trồng nếp trong huyện chỉ vào khoảng 27.000 ha. Năm 2007 mở
rộng khoảng 34.000 ha và trong năm 2008 diện tích canh tác khoảng 36.000 ha.
Trong khi đó, giá nếp khá cao và ổn định, hộ nông dân có được lợi nhuận. Khi đó,
họ sẽ trả vốn vay đúng hạn. Vì thế, Ngân hàng thu được nguồn vốn cho vay đúng
hạn nên không tồn tại nợ quá hạn ở thể loại cho vay này.
4.4.2 Nợ quá hạn ngành chăn nuôi
Nhìn vào bảng nợ quá hạn ta không thấy nợ quá hạn cho vay trung hạn. Vì cho
vay trong thời gian dài thì hộ chăn nuôi có thời gian bù lỗ và đảm bảo trả vốn vay
cho ngân hàng đúng hạn nên không có nợ quá hạn.
Tình hình nợ quá hạn cho vay ngắn hạn giảm từ năm 2006 sang năm 2007
xuống còn 24 triệu đồng và tăng cao vào năm 2008 là 1.527 triệu đồng, tăng với tốc
độ cực nhanh là 6262,5%. Nguyên nhân là do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu, nạn lạm phát làm cho thủy sản vào thời kỳ thu hoạch mà
không có nguồn tiêu thụ, giá cả bấp bênh. Bên cạnh đó, dịch bệnh ở vật nuôi tái phát
nên việc chăn nuôi kém hiệu quả. Trong khi đó, thức ăn công nghiệp tăng giá và do
giá lúa, nếp cao nên giá cám, gạo cũng tăng mà nếu bán với giá quá thấp thì lỗ. Vì
thế, người dân phải neo lại để chờ giá. NH gia hạn nợ nhưng kết quả không khả
quan nên phải chuyển sang nợ quá hạn.
Nợ quá hạn là vấn đề mà NH quan tâm, nó ảnh hưởng rất nhiều đến việc kinh
doanh của NH. Ở đây, nợ quá hạn tập trung ở lĩnh vực cho vay chăn nuôi do giá cả
thị trường luôn biến động, tăng giảm thất thường dẫn đến nhiều hộ vay làm ăn thất
bại, bị thua lỗ; một phần cũng do tâm lý không muốn trả nợ đúng hạn của KH, kéo
dài nợ để sử dụng vào mục đích khác vì lãi suất vay từ bên ngoài vẫn cao hơn lãi
suất quá hạn. Điều gây khó khăn cho CBTD là xem xét việc sử dung vốn vay của
KH có đúng mục đích xin vay hay không, công tác này đòi hỏi tốn nhiều thời gian,
nhưng khi phát hiện không kịp thời thì KH đã đầu tư vào lĩnh vực khác hoặc không
còn khả năng trả nợ dẫn đến nợ quá hạn. Tuy nhiên cũng do những yếu tố khách
quan không thể lường trước được như: do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, giá cả thị
trường, cung – cầu hàng nông sản… Do đó, đòi hỏi CBTD phải được bồi dưỡng,
Phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất nông nghiệp ở ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Phan Thị Mộng Trinh DH6KT2 Trang 36
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ nhât là trong
công tác thẩm định KH và công tác thu hồi nợ để hạn chế nợ quá hạn.
4.5 Đánh giá hoạt động tín dụng sản xuất nông nghiệp của ngân hàng qua 3 năm
Bảng 4.5: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng của ngân hàng
Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008
Nguồn vốn huy động Triệu
đồng
78.040 110.137 146.378
Doanh số cho vay Triệu
đồng 98.671 140.301 148.527
Doanh số thu nợ Triệu
đồng 91.575 110.190 143.264
Dư nợ Triệu
đồng 95.740 125.851 131.124
Nợ quá hạn Triệu
đồng 305 24 1.527
Tỷ lệ dư nợ trên nguồn
vốn huy động
% 122,68 114,27 89,58
Tỷ lệ nợ quá hạn trên
dư nợ
% 0,32 0,02 1,17
Vòng quay vốn tín dụng lần 0,96 0,88 1,09
Doanh số thu nợ trên
doanh số cho vay
0,93 0,79 0,96
y Tỷ lệ dư nợ / nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu này thể hiện khả năng sử dụng NV huy động của NH vào việc cho vay, chỉ
tiêu này càng lớn thì NH sử dụng NV huy động càng có hiệu quả. Từ năm 2006 đến
năm 2008, tỷ lệ dư nợ/ nguồn vốn huy động luôn chiếm tỷ lệ khá cao nhưng có xu
hướng giảm cụ thể như sau: từ 122,68% năm 2006 giảm xuống còn 114,27% năm 2007
nhưng nó vẫn cao hơn 100%, điều này cho thấy hoạt động cho vay của NH cũng có kết
quả khả quan, NH đã dùng nguồn vốn huy động để cho vay, phát huy hiệu quả của NV
huy động. Nhưng đến năm 2008 tỷ lệ này giảm còn 89,58% chưa đạt mức 100%, có thể
NV chưa đáp ứng đủ phần nào nhu cầu vay vốn của KH, công tác huy động vốn chưa
đạt hiệu quả cao do biến động của nền kinh tế trong năm, lạm phát tăng… làm KH ít gởi
tiền vào NH.
y Tỷ lệ nợ quá hạn / dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng trả nợ vay, hiệu quả sử dụng vốn vay, thể hiện uy
tín của chủ thể đi vay đối với NH. Nó cũng phản ánh mức độ rủi ro trong hoạt động cho
vay của NH.
Qua bảng trên ta thấy, tỷ lệ nợ quá hạn/ dư nợ của NH giảm từ năm 2006 đến 2007
và tăng nhanh vào năm 2008. Nợ quá hạn tăng trong khi đó dư nợ cho vay cũng tăng.
Nợ quá hạn tập trung vào cho vay chăn nuôi ngắn hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn/ dư nợ giảm từ
0,32% xuống còn 0,02% trong năm 2007, có được kết quả như vậy là do ngân hàng đã
Phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất nông nghiệp ở ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Phan Thị Mộng Trinh DH6KT2 Trang 37
đề ra các giải pháp hữu hiệu để xử lý nợ. Nhưng trong năm 2008, tỷ số đạt tới 1,17%;
điều này cho thấy rủi ro tín dụng của NH rất cao; nhưng do doanh số cho vay tăng, dư
nợ tăng thì rủi ro tín dụng cũng tăng. Để chất lượng tín dụng ngày càng cao thì cán bộ
tín dụng phải nắm rõ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng để định
mức cho vay hợp lý và thu hồi nợ kịp thời, đúng lúc.
y Vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này dùng để thể hiện khả năng thu hồi vốn nhanh hay chậm của NH, đo
lường tốc độ luân chuyển NV tín dụng ở NH. Từ năm 2006 đến 2007 tỷ số này giảm từ
0,96 lần xuống còn 0,88 lần; điều này cho thấy khả năng luân chuyển vốn của NH
không tốt lắm, đồng vốn thu về chậm sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động cho vay trong
chu kỳ tiếp theo. Đến năm 2008, tỷ số này tăng lên đến 1,09 lần; cho thấy khả năng luân
chuyển vốn tín dụng của NH khá tốt; đồng vốn thu về kịp để đầu tư cho chu kỳ tiếp
theo, thể hiện hiệu quả sử dụng NV khá tốt của NH.
y Doanh số thu nợ / doanh số cho vay
Tỷ số này thể hiện khả năng thu hồi NV cho vay của KH, và để đo lường khả năng
trả nợ của KH. Tỷ số này càng cao thì càng tốt vì khi đó rủi ro tín dụng sẽ thấp, việc thu
hồi nợ có hiệu quả hơn. Doanh số thu nợ / doanh số cho vay của NH qua 3 năm luôn
chiếm tỷ lệ khá cao, mà cao nhất là vào năm 2008 đạt tới 0,96. Điều này cho thấy, hoạt
động thu nợ của NH có chuyển biến tốt. Tuy nhiên, nợ quá hạn vẫn ở mức cao do các
hộ vay vốn sử dụng đồng vốn chưa có hiệu quả nên họ phải xin gia hạn nợ, điều này
cũng gây khó khăn cho đội ngũ CB NH.
4.6 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng sản xuất nông nghiệp
4.6.1 Huy động vốn
Tập trung huy động NV tại chỗ, chú trọng vào các NV có lãi suất thấp. NH phải
là nơi đảm bảo an toàn cho tài sản của người gởi tiền.
Đa dạng hóa các hình thức tiền gởi để đáp ứng nhu cầu gởi tiền của KH.
NH cần đơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian khi KH đến gởi tiền và rút
tiền. Do huyện là địa bàn ở vùng nông thôn, trình độ văn hóa còn hạn chế, với tâm
lý thích giữ tiền mặt nên CB NH cần giải thích chi tiết để làm lay chuyển tâm lý giữ
tiền mặt của các hộ nông dân để huy động tối đa nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư.
NH còn hạn chế về cơ sở vật chất vì thế NH cần đầu tư xây thêm để thu hút
khách hàng đến giao dịch và tạo tâm lý an tâm cho KH.
NH cần có nhiều chương trình khuyến mãi để thu hút KH đến gởi tiền.
4.6.2 Doanh số cho vay
Trong những năm qua, doanh số cho vay sản xuất nông nghiệp của NHNo huyện
Phú Tân luôn tăng qua các năm, cho thấy người dân có nhu cầu vay vốn để làm kinh
tế nông nghiệp là rất lớn. Vì vậy, NH phải mở thêm nhiều chi nhánh đến tất cả các
xã, thị trấn trong huyện vì hiện nay chi nhánh ở thị trấn Chợ Vàm đã tách khỏi NH.
Để NH tiếp tục phát huy hiệu quả tín dụng thì:
- NH cần mở rộng thêm tín dụng ngắn hạn, trung – dài hạn. Tìm kiếm, lựa chọn
thêm KH, có chính sách ưu đãi về vốn, lãi suất, phí dịch vụ đối với từng loại KH.
Phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất nông nghiệp ở ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Phan Thị Mộng Trinh DH6KT2 Trang 38
- Tập trung cho chất lượng tín dụng, phải đảm bảo cho vay an toàn vốn.
- Sắp xếp CB cho hợp lý, có hiệu quả trong giao dịch và thẩm định để tăng hiệu
quả hoạt động của NH. CBTD không thẩm tra qua loa, hình thức vì khâu này rất
quan trọng, quyết định chất lượng.
- NH nên thành lập Tổ xử lý nợ ngay từ đầu năm để khi cần là có ngay nhằm
quản lý tốt chất lượng tín dụng, tránh tình trạng khi nợ xảy ra mới thành lập thì việc
xử lý sẽ không có hiệu quả.
- Nghiên cứu, giảm bớt thủ tục vay vốn đối với từng bộ phận cho phù hợp nhưng
phải bảo đảm đầy đủ tính pháp lý khi có tranh chấp xảy ra.
Với sự cạnh tranh của các NH trong huyện như: Ngân hàng TMCP Nông thôn
Mỹ xuyên, Ngân hàng chính sách xã hội, quỹ tín dụng Phú Mỹ,… nên doanh số cho
vay của NH có chiều hướng giảm. Để gia tăng doanh số cho vay, NH cần đẩy mạnh
khâu nghiên cứu thị trường, quảng bá thương hiệu và uy tín, xác định đúng khu vực
kinh doanh, có chính sách ưu đãi với các KH chiến lược, KH truyền thống của NH.
Kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các ban ngành trong huyện để
tổ chức các loại hình sản xuất và kinh doanh có hiệu quả. Từ đó, người dân sử dụng
NV vay của NH có hiệu quả, kích thích tăng doanh số cho vay, giảm nợ quá hạn và
nợ xấu.
4.6.3 Công tác thu nợ, giảm nợ quá hạn
Thực hiện đầy đủ các quy định về bảo đảm tiền vay, đây là động lực thúc đẩy
KH làm tốt nghĩa vụ trả nợ, giúp NH giảm tổn thất khi KH mất khả năng trả nợ.
Đối với nợ quá hạn, dùng chính sách thuyết phục KH như: cho KH tìm người để
bán lại tài sản với giá thích hợp, đảm bảo thanh toán được nợ vay, hạn chế chi phí
mà NH có thể thu được nợ sớm. Việc thu nợ đòi hỏi CBTD phải xuống tận địa bàn
nên cần có chế độ phụ cấp thêm cho CBTD.
Mỗi CBTD được bố trí đến từng xã, địa bàn cụ thể để họ hiểu rõ hơn từng đối
tượng KH. Từ đó, họ sẽ dễ dàng trong công tác thẩm định và quyết định cho vay.
Việc theo dõi, kiểm tra mục đích sử dụng vốn của KH cũng thuận lợi hơn đảm bảo
việc thu nợ, nâng cao chất lượng tín dụng.
Thực hiện đúng quy trình trong sổ tay tín dụng, chủ động xử lý thu hồi nợ trong
hạn nhằm tránh phát sinh tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu trên địa bàn mà CB phụ
trách.
Đối với những KH vay lần đầu, ngoài việc xem xét hồ sơ vay vốn thì cần phải
chú ý đến mục đích sử dụng vốn và phải thường xuyên kiểm tra hoạt động kinh
doanh của KH sau khi giải ngân. CBTD cũng phải định rõ kỳ hạn trả nợ của KH sao
cho phù hợp với từng mùa vụ sản xuất để KH dễ dàng trong việc trả nợ.
Đặc biệt chú ý đến khâu thẩm định cho vay nhằm hạn chế sai sót, cần xử lý
nghiêm CB làm sai nguyên tắc cho vay và có chế độ khen thưởng cho các CB hoàn
thành tốt công việc. Các phòng ban trong NH nên liên kết chặt chẽ với nhau, nhất là
phòng kế hoạch kinh doanh và phòng kế toán – ngân quỹ để thường xuyên thống kê
các KH có khoản nợ sắp đến hạn để có kế hoạch thu nợ khi đến hạn.
Phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất nông nghiệp ở ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Phan Thị Mộng Trinh DH6KT2 Trang 39
Đối tượng đến vay vốn ở NH phần lớn là các hộ nông dân, trình độ văn hóa còn
thấp và do bận rộn với công việc đồng án. Vì thế, họ thường ít quan tâm đến việc
hợp đồng đến thời gian nào thì hết hạn và lãi suất vay phải thanh toán hàng tháng.
Đòi hỏi CBTD phải giải thích rõ cho họ biết để việc thu lãi và thu nợ đúng hạn tránh
tình trạng nợ quá hạn xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động của NH.
Phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất nông nghiệp ở ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Phan Thị Mộng Trinh DH6KT2 Trang 40
Chương V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Do Huyện Phú Tân là huyện đầu nguồn nên thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ
lụt, thiên tai, dịch bệnh, thị trường tiêu thụ nông sản bấp bênh, giá cả đầu vào tăng trong
khi đầu ra thì khó tiêu thụ… đã làm tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp của
huyện. Từ đó cũng ảnh hưởng đến hoạt động của NH, nhất là trong khâu thu hồi nợ cho
vay.
Nghị quyết số 15 – NQ/TW “về việc đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn thời kỳ 2001 – 2010”. Nghị quyết nêu rõ “mục tiêu tổng quát và lâu
dài của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là xây dựng một nền nông
nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả, bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh
tranh trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu
trong nước, xây dựng kinh tế nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn
minh, có cơ cấu hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày
càng hiện đại,…”
NH đã nhanh chóng cho vay để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo chính
sách của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Khi đó, hộ nông dân có đủ NV để chuyển đổi cơ
cấu cây trồng làm cho năng suất đạt chất lượng cao.
Qua phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất nông nghiệp ở NHNo huyện Phú Tân cho
thấy: NH từng bước khẳng định vai trò của mình trong việc cung cấp vốn cho hộ sản
xuất nông nghiệp, góp phần phát triển nền kinh tế - xã hội trong huyện, đời sống của
người dân ngày được cải thiện, mức sống ngày càng cao. Đạt được kết quả khả quan
như vậy là nhờ sự chỉ đạo sáng suốt của Ban Giám đốc, sự tích cực làm việc của đội
ngũ CB CNVC, đã giúp cho chi nhánh tháo gỡ những vướng mắc trong hoạt động để
tăng NV huy động, tăng doanh số cho vay, thu nợ qua các năm. Tỷ lệ nợ quá hạn vẫn
còn cao nhưng do chịu ảnh hưởng tình hình chung của đất nước, nợ quá hạn sẽ giảm
trong thời gian tới do tình hình kinh tế đã dần ổn định. Tuy nhiên, NV huy động tại chỗ
không đủ đáp ứng phần lớn nhu cầu của KH, vì thế, cần phải sử dụng NV được điều
chuyển từ NHNo Tỉnh chuyển xuống.
Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng NHNo Huyện Phú Tân đã và đang cố gắng để
có được thành tựu trong những năm qua. Nhưng NH cũng cần phát huy hơn nữa những
thành tích đã đạt được, cố gắng hạn chế, khắc phục những sai sót, những mặt còn yếu
kém để NH hoạt động có hiệu quả và ổn định, tạo được niềm tin đối với KH.
5.2 Kiến nghị
NH nên mở rộng thêm mạng lưới cho vay xuống các xã, thị trấn trong huyện. Đáp
ứng được nhu cầu vừa huy động vốn tại chỗ và tiến hành cho vay. Khi đó, KH đi vay
tiền sẽ thuận tiện hơn, thực hiện giải ngân tại chỗ để hạn chế cho KH chi phí đi lại, thời
gian và an toàn với số lượng tiền lớn.
Mở rộng các hình thức cho vay đến nhiều đối tượng khác nhau.
Duy trì thái độ giao tiếp lịch sự, tác phong, ngôn phong ân cần, niềm nở… tạo cho
KH có tâm lý thoải mái khi đến giao dịch tại NH.
Phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất nông nghiệp ở ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Phan Thị Mộng Trinh DH6KT2 Trang 41
Đào tạo và tuyển chọn nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực NH. Đưa
các CB, viên chức theo học các lớp Đại học và sau Đại học để hoàn chỉnh nghiệp vụ kế
toán, ngân quỹ, tin học, thẩm định để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Có chính sách ưu đãi với những KH có tiền gởi tại NH như vay vốn ở NH sẽ được
hưởng mức lãi suất ưu đãi.
Trang bị thêm trang thiết bị, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho NH.
Do Cán bộ tín dụng thường xuyên đi công tác nên cần có bảng thông báo trước
phòng kế hoạch kinh doanh về lịch công tác của CBTD để KH liên hệ nhanh chóng, đỡ
mất thời gian cho người dân và cả CBTD.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đoàn Thị Ngọc Giềng. 2006. Phân tích nghiệp vụ cho vay ngắn hạn ở NHNo & PTNT
chi nhánh An Giang. Luận văn tốt nghiệp cử nhân Quản trị kinh doanh nông
nghiệp. Khoa Kinh tế - QTKD, Đại học An Giang.
Nguyễn Thị Đây. 2007. Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn chi nhánh huyện Lấp Vò. Luận văn tốt nghiệp cử nhân Quản trị
kinh doanh nông nghiệp. Khoa Kinh tế - QTKD, Đại học An Giang.
Ngân hàng Nhà Nước. 2001. Quyết định số 1627/2001/QĐ - NHNN ngày 31.12.2001.
Hà Nội.
Ngân hàng Nhà Nước. 2005. Quyết định số 493/QĐ/2005 – NHNN ngày 22.4.2005. Hà
Nội.
PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn. 2005. Tiền Tệ Ngân Hàng. TP. HCM. Nhà xuất bản
Thống kê.
PGS.TS. Dương Thị Bình Minh. 1999. Lý thuyết tài chính tiền tệ. TP. HCM. Nhà xuất
bản Giáo dục.
TS. Nguyễn Minh Kiều. 2006. Nghiệp vụ ngân hàng. TP. HCM. Nhà xuất bản thống kê.
Các thông tin thu thập từ các trang web:
www.google.com
www.angiang.gov.vn
www.agribank.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan tich nghiep vu tinh dung san xuat nong nghiep o NH NNo va PTNT huyen Phu Tan tinh An Giang.PDF