Kết quả của khoá luận tốt nghiệp đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra ban đầu là phân tích thiết kế và xây dựng chương trình (với các chức năng cơ bản). Tuy nhiên giao diện chương trình và cách trình bày chưa mang tính chuyên nghiệp cao.
Qua thời gian làm khoá luận tốt nhiệp tuy thời gian không nhiều nhưng đã tạo cho em nhiều kinh nghiệm và kiến thức bổ ích trong lập trình cũng như cách tư duy để áp dụng tin học vào việc giải quyết một bài toán quản lý trong thực tế. Do thời gian hạn chế nên việc xây dựng hệ thống chỉ dừng lại ở các chức năng chủ yếu như chức năng cập nhật tư liệu, chức năng đăng ký làm thẻ, chức năng tra cứu tài liệu chức năng quản lý cho mượn và hệ thống quản trị sử dụng CSDL là Access 97.
72 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1622 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích thiết kế và xây dựng chương trình quản lý thông tin thư viện đại học quốc gia Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp cả cả các dịch vụ khác của Internet như E-Mail, FTP, . . . Như vậy, chỉ cần và thông qua giao diện Web, ta có thể thực hiện mọi dịch vụ của Internet. Điểm nổi bật của Web là:
+ Web cho phép hiển thị thông tin cần truy tìm theo chế độ đồ hoạ, hơn hẳn những dòng văn bản buồn tẻ của Internet trước đây
+ Web cho phép ta có thể “chui” vào mọi ngõ ngách trên Internet, những điểm chứa cơ sở dữ liệu gọi là Web Site.
+ Web giúp cho ngành dịch vụ, giải trí một phương tiện tuyệt vời, tạo điều kiện cho việc xuất bản tạp chí sách báo một cách nhanh chóng dễ dàng.
+ Web ngày nay hỗ trợ đắc lực cho các công ty trong công việc kinh doanh như quảng cáo tiếp thị, nghiên cứ thị trường, bán hàng, . . .
2.2. Những khái niệm cơ bản về World Wide Web.
2.2.1.Địa chỉ trên Web.
Địa chỉ của Web được biết đến nhờ các URL (Uniform Resource Locatoion - Bộ định vị tài nguyên thống nhất). Nếu các trang Web được ghi lồng vào sâu hết mục này đến mục khác thì địa chỉ của Web sẽ hết sức dài. Một URL thường có cấu trúc như sau:
Protocol://host.domain/directory/file.name
+ Protocol: Nghi thức TCP/IP sử dụng để tìm tài nguyên (HTTP hay FTP)
+ Host.domain: Tên máy chủ nơi trang Web đó tồn tại
+ Directory: Tên thư mục ảo chứa trang Web. Thư mục ảo ở đây được định nghĩa sẵn trên Web server nó tham chiếu đến một thư mục vật lý nằm trên máy chủ hoặc một máy mạng nào đó. Có thể một thư mục con trong cây thư mục lớn được tham chiếu dưới một tên ảo có cấp ngang bằng với cấp của thư mục ảo tham chiếu tới thư mục gốc của cây thư mục đó.
+ File.name: Tên của trang Web. Trang Web này thường mặc định là có phần mở rộng là HTM, HTML nhưng cũng có thể có phần mở rộng như ASP, CGI, DLL, EXE, PL ...
URL được sử dụng ở tất cả các dịch vụ thông tin trên mạng. Mỗi một trang Web có một URL duy nhất để xác định trang Web đó. Qua phân tích cấu trúc của một URL, ta thấy rằng thông qua URL có thể truy cập tới bất cứ một tài nguyên thông tin dữ liệu của bất kỳ một dịch vụ thuộc bất kỳ một máy tính nào trên mạng.
2.2.2. Web Server
Web server là một phần mềm đóng vai trò phục vụ. Khi được khởi động, nó được nạp vào bộ nhớ và đợi các yêu cầu từ nơi khác gửi đến. Quá trình này gọi là Listen và quá trình này cũng phải phân biệt là yêu cầu gửi đến từ cổng nào chẳng hạn thường thì HTTP dùng cổng 80, FTP dùng cổng 21, Gopher dùng cổng 25... Các yêu cầu có thể được gửi đến từ Web Browser từ máy trạm của người dùng hoặc cũng có thể được gửi đến từ một Web Browser khác và ta gọi chung các đối tượng gửi yêu cầu đến là các khách hàng (Client). Các yêu cầu đối với Web Server thường là về một tư liệu hoặc thông tin nào đó. Sau khi nhận được yêu cầu nó phân tích xem thông tin hay tư liệu khách hàng muốn là gì, trong trường hợp khách hàng chỉ yêu cầu lấy một trang Web tĩnh thì nó sẽ tìm lấy trang Web đó và gửi trả lại cho Web khách hàng dưới theo giao thức HTTP. Trường hợp có yêu cầu trang Web động thì một số chương trình trên Web Server sẽ được kích hoạt mở và xử lý thông tin cần thiết sau đó sẽ trả lại cho khách hàng các thông tin đã xử lý dưới dạng trang Web tĩnh.
2.2.3. Web Client
Người dùng cuối dùng một trình ứng dụng gọi là trình duyệt Web(Web Browser ) để kết nối và gửi các yêu cầu tới máy chủ Web Server. Sau khi gửi các yêu cầu thông tin từ máy trạm lên máy chủ, Web Browser sẽ đợi câu trả lời và các thông tin từ máy chủ trả về và hiển thị các thông tin đó dưới dạng trang Web cho người sử dụng. Có nhiều loại Browser khác nhau:
+ Lynx trong Unix
+ Mosaic
+ Netscape Navigator
+ Internet Explorer
Hầu hết các Web Browser đều hỗ trợ mặc định một số kiểu tệp đặc trưng cho Internet như: HTML, CGI, GIF, BMP, JPG ... Nhiều Web Browser thế hệ mới còn cho phép mở rộng khả năng tương tác của các trang Web bằng cách hỗ trợ thêm Java và Java Script.
2.3. Môi trường Active Server Page.
2.3.1. Giới thiệu.
Microsoft Active Server Page là một môi trường giúp ta áp dụng các ngôn ngữ script để tạo ra những ứng dụng có thể nhanh chóng tương tác với cơ sở dữ liệu, có tính bảo mật cao. Các đoạn chương trình nhỏ được gọi là script sẽ được nhúng vào trong các trang của ASP để phục vụ cho việc đóng, mở, thao tác với dữ liệu cũng như điều khiển việc các trang Web tương tác với người dùng như thế nào. Các ứng dụng xây dựng bằng ASP là các file có phần mở rộng ASP. Trong một File ASP có thể trộn lẫn các đoạn mã script, các thẻ của HTML và các đoạn văn bản (text). Trên mỗi trang ASP có một ngôn ngữ script gọi là ngôn ngữ script cơ sở. Ngôn ngữ cơ sở có thể là một trong các ngôn ngữ script thông dụng sau: JScript, VBScript, Perl . . . Ngôn ngữ cơ sở mặc định là VBScript. Để thiết lập lại ngôn nggữ script mặc định ASP cung cấp lệnh sau
Các script này được chạy ngay trên Web Server mà không cần biên dịch riêng. Chính điều này đã làm cải thiện đáng kể tới tốc độ thực hiên ứng dụng được xây dựng bằng ASP. Để chạy được những đoạn chương trình được viết bằng ngôn ngữ script thì phải có máy Script (Engine). Máy script làm nhiệm vụ đọc tệp nguồn của chương trình, dịch và thực hiện các câu lệnh trong đó. Mỗi ngôn ngữ Script đòi hỏi phải có một máy Script riêng. Ví dụ các đoạn chương trình viết bằng VBScript thì phải có VBScript Engine, bằng JScript thì phải có JScript Engine.
Phân loại Script: Các ngôn ngữ Script còn được phân loại theo vị trí mà nó được nạp và thực hiện. Có hai loại như sau:
a. Server-side script:
Là những đoạn script nằm trong tệp ASP sẽ được thực hiện ở máy chủ và sẽ không nằm trong kết quả trả về cho Web Browser của người dùng. Các Server-side script được khai báo theo cú pháp như sau:
hoặc
Các lệnh script được thực hiện trên Server
b. Client-side script:
Là những đoạn script nằm trong tệp ASP mà nó sẽ được thực hiện trên Web Browser của Client. Những đoạn Script này thường dùng để hỗ trợ việc tính toán đơn giản ngay trên Client. Các Client_side Script được khai báo như sau:
Các lệnh script
Tóm lại quá trình làm việc của một ứng dụng được xây dựng bằng ASP gồm các bước như sau:
Bước 1: Khi Web Browser ở máy người dùng gửi một yêu cầu về một tệp ASP cho Web Server
Bước 2: Tệp ASP đó được nạp vào bộ nhớ và thực hiện tại máy chủ (Server). Các đoạn chương trình script trong tệp ASP đó có thể là mở dữ liệu, thao tác với dữ liệu để lấy được những thông tin mà người dùng cần đến. Trong giai đoạn này tệp ASP đó cũng xác định xem là đoạn Script nào là chạy trên máy chủ, đoạn Script nào là chạy trên máy người dùng
Bước 3: Sau khi thực hiện kết quả đó sẽ được trả về cho Web Browser của người dùng dưới dạng một trang Web tĩnh
2.3.2. Các đối tượng của ASP.
ASP cung cấp một loạt các đối tượng cho phép nhận thông tin từ Web Browser hoặc đáp ứng các yêu cầu từ Web Browser, hoặc lưu các thông tin về người dùng. Active Server Page gồm có các đối tượng sau:
2.3.2.1. Application:
Đối tượng Application được dùng để chia sẻ thông tin giữa các người dùng của cùng một hệ thống ứng dụng. Một ứng dụng cơ bản ASP được định nghĩa là gồm tất cả các tệp ASP ở trong một thư mục ảo và tất cả các thư mục con của thư mục ảo đó. Có thể sử dụng các phương thức LOCK và UNLOCK của đối tượng Application để khoá và bỏ khoá khi chạy ứng dụng đó với nhiều người dùng.
Các đối tượng con:
* Contents: Chứa tất cả các đối tượng được thêm vào Application trong quá trình thực hiện các Script.
* StaticObjects: Chứa tất cả các đối tượng được thêm vào Session trong quá trình thực hiện các Script.
Các phương thức (Methods)
LOCK: Không cho các người dùng khác thay đổi thuộc tính các đối tượng của Application
UNLOCK: Huỷ bỏ LOCK
Các sự kiện (Events)
Application_OnStart : Xảy ra khi một yêu cầu tới một tệp đầu tiên trong hệ thống ứng dụng
Application_OnEnd : Xảy ra khi hệ thống ứng dụng kết thúc
2.3.2.2. Session:
Đối tượng Session được dùng để lưu thông tin riêng rẽ của từng phiên làm việc. Các thông tin lưu giữ trong Session không bị mất đi khi người dùng chuyển từ trang Web này sang trang Web khác. Các thông tin được lưu trong Session thường là các thông tin về người dùng hoặc các điều kiện chẳng hạn như người dùng không muốn nghe các tệp tin nhạc ở một số các trang thì phải có một biến để lưu giữ lại thông tin này. Đối tượng Session được Web Server tự động tạo nếu như các trang Web của ứng dụng được đòi hỏi bởi một người dùng mà chưa có SessionID. SessionID là một mã mà Web Server sẽ gửi về cho Web Browser ở máy người dùng và mã này dùng cho Web Server nhận biết là yêu cầu được gửi từ Session nào đến.
Các đối tượng con của đối tượng Session:
* Contents: Chứa tất cả các đối tượng được thêm vào Session trong quá trình thực hiện các Script.
* StaticObjects: Chứa tất cả các đối tượng được thêm vào Session trong quá trình thực hiện các trang Web có chứa các thẻ .
Các phương thức của đối tượng Session.
Abandon: Huỷ bỏ Session hiện thời và giải phóng mọi thông tin liên quan đến Session.
Các sự kiện (Events)
Session_OnStart : Xảy ra khi Server tạo ra một Session mới và việc này được thực hiện trước khi Server trả lời lại yêu cầu của Web Browser. Mọi thông tin và các biến sử dung chung trong một Session tốt nhất là được khởi tạo tại đây và mọi thành phần khác của ASP đều có thể được tham khảo trong Event này.
Session_OnEnd : Xảy ra khi Session kết thúc hoặc bị timeout
2.3.2.3. Request:
Đối tượng này chứa các thông tin của Web Browser gửi đến Server thông qua giao thức TCP/IP. Cú pháp như sau:
Request[.collection|property|method](variable)
Trong đó thành phần Collection có thể gồm những đối tượng như sau:
Cookies: Giá trị cookies của Web Browser gửi đến Server thông qua HTTP
Form: Khi một nút Submit của Form được bấm thì toàn bộ giá trị của Form đó sẽ được truyền về Server
QueryString: Các tham số có thể được truyền đến tệp ASP bằng đối tượng FORM. Nhưng trong trường hợp mà dùng các HyperLink mà muốn truyền tham số thì phải dùng QueryString
ServerVariables: Chứa các thông tin về các biến môi trường đã được định nghĩa sẵn
2.3.2.4.Response:
Đối tượng này được dùng để gửi kết quả cho Web Browser
Các phương thức (Methods)
Add header: Thêm một phần Header mới vào HTML header với một số giá trị chọn lọc. Phương thức này luôn luôn thêm vào chứ không ghi đè lên thông tin đã có sẵn
Cú pháp : Response.AddHeader name, value
Clear: Xoá toàn bộ bộ đệm ra của HTML, phương thức này chỉ xoá phần thân của Response chứ không xoá phần Header của Response.
End: Kết thúc việc xử lý ở tệp ASP và gửi về Web Browser những kết quả thu được cho đến lúc xảy ra phương thức này.
Flush: Khi các thông tin được gửi ra bộ đệm kết quả thì những thông tin đó chưa được gửi về ngay Web Browser mà chỉ đến khi dùng phương thức này thì thông tin sẽ được gửi ngay tức khắc về Web Browser. Tuy nhiên cũng sẽ xảy ra thông báo lỗi Run-time nếu như Response.Buffer chưa được đặt giá trị = True
Redirect: Phương thưc này dùng để định hướng địa chỉ của trang Web trên Web Browser trỏ đến một URL khác.
Write: Đây là phương thức hay dùng nhất để trả về cho Web Browser những xâu ký tự mà đại điện cho cấu trúc HTML
2.3.2.5. Server:
Đối tượng này cung cấp các phương thức cũng như thuộc tính của Server.
Các phương thức (Methods):
CreatObject: Phương thức này được dùng để tạo ra những đối tượng mới nằm trên Server. Ví dụ:
HTMLEncode: Cung cấp khả năng mã hoá các xâu ký tự.
MapPath: Phương thức này trả về địa chỉ vật lý tương ứng với địa chỉ thư mục ảo trên máy chủ. Ví dụ:
Kết quả trả về là:
c:\inetpub\wwwroot\script\script\data.txt
URLEncode: Cung cấp khả năng mã hoá địa chỉ URL.
2.3.2.6. ObjectContext:
Dùng đối tượng này để chấp nhận hoặc huỷ bỏ các Transaction được điều khiển bởi Microsoft Transaction Server. Khi mà tệp ASP có chứa từ khoá @TRANSACTION ở trên đầu thì tệp ASP đó sẽ chạy cho đến khi mà Transaction thực hiện thành công hoặc thất bại.
Các phương thức (Methods):
Set Complete: Phương thức này khai báo rằng đoạn script trong ASP không phụ thuộc vào việc có thực hiện thành công hay không Transaction. Nếu mọi thành phần trong Transaction mà đều gọi phương thức này thì Transaction sẽ được hoàn thành.
Set Abort: Phương thức này khai báo rằng Transaction khởi tạo bằng script đã không hoàn thành.
Các sự kiện (Events) : OnTransactionCommit, OnTransactionAbout
2.4.Lập trình ADO (ActiveX Data Objects Programming).
ADO là một ngôn lập trình đơn giản dành cho việc tương tác với cơ sở dữ liệu trên Internet và Intranet. ADO có thể được sử dụng để viết những scripts gọn nhẹ dành cho việc kêt nối với ODBC (Open DataBase Connectivity). Trước khi tạo những script xử lý cơ sở dữ liệu ADO cần phải được cung cấp một cách để định vị, tương tác với cơ sở dữ liệu. Việc kết nối với ODBC thông qua các Driver cơ sở dữ liệu. Các driver cơ sở dữ liệu là các chương trình đưa thông tin từ ứng dụng Web tới cơ sở dữ liệu. Việc kết nối này sử dụng tên nguồn dữ liệu DSN(Data Source Name). DSN chứa những thông tin về việc bảo mật, việc tham chiếu tới cơ sở dữ liệu vật lý.
ADO có mô hình đơn giản như sau:
Connection
Command
Errors
Fields
Parameters
Recordset
2.4.1.Đối tượng Connection.
Đối tượng này được dùng để tạo một kết nối tới một cơ sở dữ liệu.Dể tạo một kết nối với cơ sở dữ liệu trước tiên phải tạo ra một biến Connection sau đó sử dụng phương thức Open của đối tượng này.
<%
Set biến_đối_tượngServer.CreateObject(“ADODB.Connection”)
Biến_đối_tượng.Open “DSN=ThuVien”
%>
ThuVien là tên một cơ sở dữ liệu nguồn(DSN) mà đã dược tạo ra trước đó.
Đối tượng Connection cung cấp phương thức Execute để thực hiện một truy vấn trên dữ liệu đã được tạo kết nối.
2.4.2.Đối tượng Recordset.
Mặc dù đối tượng Connection dễ dàng tạo một kết nối và thực hiện truy vấn, nhưng đối tượng này còn nhiều hạn chế. Hạn chế của đối tượng này là khả năng thao tác với cơ sở dữ liệu không mềm dẻo, phải biết chính xác trước cấu trúc của dữ liệu mới thực hiện truy vấn được . . . Để khắc phục những hạn chế này ADO cung cấp đối tượng Recordset. Recordset cho phép lấy dữ liệu, nghiên cứu kết quả, và cập nhật cơ sở dữ liệu. Đối tượng Recordset duy trì vị trí của mỗi bản ghi được trả về bởi một truy vấn, vì vậy ta có thể duyệt từng bản ghi một từ bản ghi đầu tiên tới bản ghi cuối cùng. Tạo ra một đối tượng Recordset có dạng như sau:
<% Set biến_đối_tượng= Server.CreateObject(“ADODB.Recordset”)
biến_đối_tượng .open source, ActiveConnection , CursorType, LockType
%>
Source: Thường là một xâu lệnh SQL, cũng có thể là tên của một bảng .
ActiveConnection: Tham số thứ hai của phương thức Open là một trong hai dạng sau:
+ Sử dụng một xâu ký tự chỉ ra rằng tạo một kết nối mới.
+ Chỉ ra một kết nối đã tạo ra bằng đối tượng Connection. Cách này thường được dùng nhiều hơn bởi vì chỉ cần tạo một kết nối bằng đối tượng Connection ta có thể taọ ra nhiều đối tượng Recordset sử dụng kết nối này.
Với Recordset tại mỗi thời điểm con trỏ chỉ có một bản ghi được xétgọi là bản ghi hiện thời. Để di chuyển con trỏ tới bản ghi mong muốn ADO cung cấp các phương thức sau của Recordset như:
MoveFirst di chuyển con trỏ tới bản ghi đầu tiên
MoveLast di chuyển con trỏ tới bản ghi cuối cùng
MovePrevious di chuyển con trỏ tới bản ghi đầu tiên
MoveNext di chuyển con trỏ tới bản ghi tiếp theo.
Move n Di chuyển n bản ghi kể từ bản ghi hiện tại
Sau đây là một số thuộc tính thông dụng của Recordset:
+Thuộc tính EOF: Nếu TênRecordset.EOF=true thì ADO báo cho biết con trỏ đã ở vị trí cuối cùng của Recordset. Thuộc tính này thường được dùng dể kiểm tra xem đã duyệt hết các bản ghi trong Rcordset.
+Thuộc tính BOF: Kiểm tra con trỏ đã ở vị trí đầu tiên của Recordset chưa.
+ Thuộc tính RecordCount: Cho biết tổng số bản ghi hiện tại.
+ Thuộc tính Filter: Đặt lọc cho Recordset có dạng như sau:
<%
Tên_Recordset.Filter = “ Điều kiện của lọc ”
%>
Khi đặt lọc mới thì lọc cũ bị mất đi và Recordset lúc đó chỉ còn lại những bản ghi thoả mãn điều kiện của lọc.
* Sau đây là một số phương thức thông dụng của Recordset:
+ AddNew: Cho phép thêm một bản ghi mới. Phương thức này được sử dụng như sau:
Tên_Recordset.AddNew
Tên_Recordset(“Tên_trường”)= giá_trị
. . .
Tên_Recordset.Update
Phương thức Update được dùng để ghi nhớ những thay đổi của Recordset.
+Delete: Xoá một bản ghi
+Close : Đóng recordset.
Tất cả các thuộc tính và phương thức của đối tượng Recordset cho phép thao thao tác với cơ sở dữ liệu ở mức hàng. Để có thể thao tác các bảng ở mức cột ADO cung cấp một đối tượng Field là đối tượng con của RecordSet. Ta có thể lấy giá trị của các trường của bản ghi hiên tại theo cách sau:
Biến_Recordset(“Tên_trường”). Với trường hợp không biết chính xác tên trường có thể dùng Biến_Recordset(i).name để biết tên trường và dùng Biến_Recordset.Field(i).value để lấy giá trị trường thứ i của bản ghi hiện tại. Việc đánh số các trường được bắt đầu từ 0 đến tổng số các trường trừ 1 là Biến_Recordset.Field.Count-1.
2.4.3.Đối tượng Command.
ADO đối tượng Command cho phép thực hiện các truy vấn như thực hiện các truy vấn với các đối tượng Connection và Recordset. Tuy nhiên với Command ta có thể chuẩn bị, hoặc biên dịch truy vấn trên cơ sở dữ liệu. Sau đó có thể dùng lại truy vấn với một bộ giá trị mới. Chính việc biên dịch các truy vấn theo cách này có thể giảm thời gian lớn trong việc sử dụng những truy vấn đã có.
2.4.4.Các đối tượng Errors.
Là tập hợp các đối tượng lỗi sinh ra do quá trình truy cập cơ sở dữ liệu không thành. Bởi vì một lệnh truy cập cơ sở dữ liệu có thể sinh nhiều lỗi, nên ADO định nghĩa tập hợp các đối tượng Error hơn là một đối tượng Error đơn. Với cùng một thao tác thì mỗi lỗi xảy ra khi thực hiện thao tác sẽ được gắn với một đối tượng Error.Các thông tin của các thuộc tính trong mỗi đối tượng Error này được tự động điền như mã lỗi, mô tả và nguồn gốc của nó.
Phần B : Bài toán “Xây dựng hệ thống thông tin Thư viện Đại Học Quốc Gia - Hà Nội”.
Đại Học Quốc Gia Hà Nội là một trong những trường Đại học lớn ở Việt Nam gồm có bốn trường thành viên. Đó là Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn, Đại Học Sư Phạm Ngoại Ngữ và có các khoa trực thuộc trường. Do đó việc quản lý cũng phục vụ bạn đọc của Thư viện Đại Học Quốc Gia rất phức tạp, hiện nay Thư viện đã có phần mềm phục vụ cho việc tra cứu tài liệu nhưng phần nay chưa cho phép hỗ trợ việc hộ trợ cho các nhân viên trong việc cho mượn và thu hồi lại tài liệu, vã lại phần mềm cho phép tra cứu nhưng chưa chỉ ra là tài liệu đó hiện có còn trong Thư viện không?, nên nhiều khi bạn đọc mất rất nhiều công sức trong việc mượn tài liệu. Phần mềm mà Thư viện hiện đang sử dụng, dùng trên máy PC cho nên mỗi khi cập nhật dữ liệu mới thì phải mang dữ liệu đó đến các máy ở các Thư viện thành viên cập nhật lại, điều này làm tốn thời gian và không phản ánh được tính thời sự của tư liệu có trong Thư viện, gây khó khăn trong việc thống kê và quản lý. Do đó bài toán đặt ra là xây dựng một phần mềm quản lý thông tin Thư viện Đại Học Quốc Gia Hà Nội cho phép việc quản lý lưu trữ thông tin tập trung và phản ánh được tính thời sự của tư liệu cũng như hỗ trợ đắc lực các công việc của nhân viên, của bạn đọc tham gia trong hoạt động của Thư viện. Để giải quyết bài toán này em chọn giải pháp là xây dựng hệ thống theo mô hình World Wide Web bằng cách sử dụng công nghệ tạo web trên ASP thông qua cách thức truy cập dữ liệu ADO với hệ quản trị dữ liệu là Access.
Chương 3. Phân tích.
3.1.Chức năng nghiệp vụ.
3.1.1. Các đối tượng được quản lý trong Thư viện
Qua quá trình khảo sát hoạt động của Thư viên Đại Học Quốc Gia Hà Nội thu được kết quả như sau:
Thư viện Đại Học Quốc Gia gồm có 4 Thư viện thành viên Thư viện Thượng Đình (Gồm ĐHKHTN và ĐHKHXH-NV), phòng đọc Mễ trì, Thư viện ĐHNN và trung tâm chính (tại nhà 7 tầng của Đại Học Quốc Gia).
Mọi hoạt động của Thư viện bao gồm các công việc nhằm phục vụ nhu cầu đọc, nghiên cứu tài liệu của Bạn đọc. Do đó để thực hiện được các công việc của mình Thư viện phải quản lý các đối tượng tượng sau:
Bạn đọc: Lưu giữ và quản lý các thông tin về những người đến đọc, nghiên cứu tài liệu tại Thư viện.
Tài liệu bao gồm: Sách, Luận văn, Tạp chí được sắp xếp và lên biên mục, bảo quản và quản lý việc mượn trả tài liệu của Bạn đọc.
Nhà xuất bản: Lưu giữ các thông tin về nhà xuất bản để thuận tiện cho việc liên hệ và đặt tài liệu tại các nhà xuất bản.
Nhân viên: Do Thư viên có rất nhiều kho tài liệu và nhiều Bạn đọc đến tham gia vào đọc, mượn tài liệu tại Thư viện nên cần nhiều nhân viên phục vụ tài Thư viện do đó nhân viên cần được quản lý và phân công công việc một cách hợp lý để hoạt động của Thư viên mang hiệu quả cao. Trong khuôn khổ bài khoá luận tốt nghiệp, em không đưa việc quản lý nhân viên vào hệ thống mà chỉ coi nhân viên như là người sử dụng và có quyền cao hơn Bạn đọc
3.1.2. Các chức năng nghiệp vụ
3.1.2.1.Các chức năng nghiệp vụ đối với nhân viên:
Chức năng bổ sung tài liệu: Theo định kỳ Thư viện thống kê từ nhu cầu Bạn đọc và thu thập thông tin về tài liệu từ các nhà xuất bản. Sau đó có kế hoạch mua bổ sung tài liệu cho Thư viện.
Chức năng Biên mục tài liệu: Khi tài liệu được nhận về Thư viện thực hiện chức năng Biên mục tài liệu, bằng cách phân loại tài liệu (Theo bảng ký hiệu BBk hoặc DDC . . .) và mô tả tài liệu cũng như lên mục lục để thuận tiện cho việc quản lý, khai thác tài liệu của Thư viện.
Chức năng cho mượn: Việc cuối cùng của Thư viện là phục vụ nhu cầu Bạn đọc chức năng này thực hiện việc chuyển tài liệu tới tay bạn đọc để phục vụ các yêu cầu của Bạn đọc.
Chức năng thu tài liệu từ Bạn đọc: Khi tài liệu được đưa cho Bạn đọc thì sau một khoảng thời gian nhất định Thư viện phải thu hồi lại tài liệu để chuyển tạo điều kiện cho Bạn đọc khác có điều kiện mượn đọc và tài liệu có tác dụng hơn.
Chức năng thống kê tài liệu, báo cáo : Theo hàng quí, hàng năm Thư viện phải thực hiện việc thống kê về tài liệu trong kho cũng như tình hình mượn trả tài liệu của Bạn đọc để và lập ra các báo cáo nhằm định hướng cho hoạt động của Thư viện trong thời gian tới. Trong chức năng này có cả việc lập danh sách những Bạn đọc mượn tài liệu quá hạn hoặc làm mất tài liệu để có biện xử lý thu hồi, bồi thường lại tài liệu.
3.1.2.2. Các chức năng nghiệp vụ đối với Bạn đọc
Chức năng đăng ký làm thẻ: Khi một người muốn tham gia đọc, mượn tài liệu ở Thư viện thì người đó phải đăng ký làm thẻ với Thư viện và phải nộp một số tiền đặt cược nhất định. Sau đó họ sẽ nhận được một tấm thẻ do Thư viện phát cho và họ hưởng các quyền lợi về đọc, mượn tài liệu tại Thư viện.
Chức năng tra cứu tài liệu: Do Thư viện có rất nhiều tài liệu nên để thuận tiện mượn và cho mượn Bạn đọc phải biết chính xác về các thông tin liên quan đến tài liệu (như tên tài liệu, tác giả, nhà xuất bản . . . ) và tài liệu đó hiện Thư viện có có hay không, Ban đọc phải tra cứu tài liệu để có các thông tin cần thiết khi mượn.
Chức năng mượn tài liệu: Khi Bạn đọc có nhu cầu về tài liệu thì Bạn đọc muốn đạt được nhu cầu đó bằng cách phản ánh nhu cầu đó qua yêu cầu mượn tài liệu và thực hiện công việc mượn tài liệu.
Chức năng trả tài liệu: Sau khi mượn và sử dụng tài liệu Bạn đọc phải trả tài liệu cho theo đúng thời gian qui định.
3.1.3 Các qui tắc nghiệp vụ và các ràng buộc:
Quy tắc đánh số thẻ Thư viện:
Niên khoá (0000) + số thứ tự của thẻ trong niên khoá đó (<10000)
Ví dụ: 199800030: Năm 1998 số thứ tự là 30
Quy tắc đánh mã lưu trữ (đanh só đăng ký cá biệt):
Ngôn ngữ +Kích cỡ + “-“ +Loại kho + Mã kho + “/” + số thứ tự của tài liệu trong sổ đăng ký của loại kho đó
Ví dụ: AV-D5/300: là tài liệu
Ngôn ngữ : Tiéng Anh
Loại : Vừa
Kho loại : Thuộc kho đọc Mễ trì
Số thứ tự : 300
Một bản tài liệu phải được trả lại theo nguyên trạng như khi nó được cho mượn
Một bản tài liệu không được mượn quá 30 ngày kể từ ngày mượn (trừ giáo trình)
Một bản tài liệu chỉ được trả lại sau ít nhất là một ngày nếu mượn về
Nếu làm rách tài liệu thì bị phạt
Loại tài liệu
Cỡ tài liệu
Tiền phạt
Trong nước
Lớn
500đ/ trang
Vừa
300đ/trang
Nước ngoài
Lớn
600đ/ Trang
Vừa
400đ/Trang
Nếu làm mất tài liệu thì bị phạt gấp đôi giá tiền ghi trong tài liệu
Nếu bạn đọc làm mất thẻ thi phải làm lại, bạn đọc phải có thẻ thì mới mượn được tài liệu
3.1.4.Các tiến trình nhiệp vụ:
Tiến trình mượn tài liệu:
Tiến trình bổ sung quản lý tài
3.1.5.Xác định các chức năng của hệ thống
Hệ thống được xây dựng cần phải đảm bảo hỗ trợ tối đa cho người sử dụng, qua quá trình khảo sát thực tế tại Thư Viện Đại Học Quốc Gia Hà Nội và phân tích chức năng nghiệp vụ ở trên ta thấy các chức năng của hệ thống đáp ứng được các yêu cầu sau:
Cập nhật và lưu giữ các thông tin về tài liệu.
Đảm bảo tính an toàn, toàn vẹn cho CSDL.
Tổ chức phân loại, sắp xếp, lưu trữ sách một cách hợp lý, khoa học để tiện cho việc khai thác và, tra cứu, thống kê khi cần thiết.
Quản lý được quá trình mượn tài liệu của độc giả.
Quản lý hệ thống các đối tượng phân quyền sử dụng chương trình và khai thác tài liệu.
Phải có khả năng đáp ứng mỗi khi có đối tượng cần thêm, bớt, hoặc thay đổi dữ liệu về sách hoặc danh sách người sử dụng.
Để thực hiện được các yêu cầu nêu ra ở trên thì hệ thống phải có các chức năng sau:
Cập nhật: Đưa vào CSDL các dữ liệu về: sách, bạn đọc (bạn đọc và thẻ), chi tiết mượn trả, nhà xuất bản, vị trí để sách. Mỗi một chức năng cập nhật phải đảm bảo được các tính năng: thêm, sửa, xoá.
Tra cứu: tra cứu theo các trường: tên tài liệu, tác giả, nhà xuất bản, thể loại, chủ đề.
Quản lý mượn trả.
Thống kê: Các chức năng thống kê phục vụ cho các báo cáo hoạt động của Thư Viện, hỗ trợ ra quyết định cho người quản lý Thư Viện.
Quản trị hệ thống.
3.2.Mô hình và mối quan hệ giữa các thực thể.
Việc chọn mô hình dữ liệu cho hệ thống thực sự ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng tới các bước xây dựng và triển khai hệ thống sau này. Mô hình quan hệ được chọn cho hệ thống quản lý Thư viện vì những ưu điểm sau: Đơn giản, hiệu quả, tính độc lập rất cao giữa các đối tượng, được nhiều phần mềm về cơ sở dữ liệu hỗ trợ, thuận tiện cho việc khai thác dữ liệu và đáp ứng được yêu cầu truy xuất thông tin trên Web.
3.2.1. Xác định các thực thể.
Các thực thể được xác định là một một đối tượng có thật mang thông tin cần thiết cho hệ thống. Tên của thực thể phải thể hiện kiểu hay lớp của các đối tượng. Một thực thể phải có ít nhất hai thuộc tính trong đó có một thuộc tính làm khoá. Thuộc tính phục vụ cho việc đánh giá chất lượng, xác định, phân loại, đánh giá số lượng hay biểu diễn trạng thái của thực thể.
Qua việc phân tích các thông tin của hệ thống, ta thấy hệ thống gồm những thực thể sau:
Thực thể Sách: Là nguồn tài liệu chính mà Thư viện sử dụng để phục vụ bạn đọc, ta thấy thực thực thể này có các thuộc tính:
Mã sách
Tên sách
Tên tác giả
Tên nhà xuất bản
Năm xuất bản
Lần xuất bản
Tập số
Số lượng
Ngôn ngữ sử dụng
Ngày nhập
Số trang
Giá tiền
Kích cỡ
Thực thể luận văn: Là nguôn tư liệu được cung cấp từ các cơ quan chủ quản có quan hệ với Thư viện, các thuộc tính cần lưu trữ của thực thể này là:
Mã luận văn
Tên luận văn
Tên cơ quan chủ quản
Ngôn ngữ sử dụng
Tác giả
Năm thực hiện
Ngày nhập về
Số trang
Nội dung tóm tắt
Từ khoá
Số bản sao
Trong đó thuộc tính mã luận văn được chọn làm định danh
Thực thể Tạp chí: Đây là nguồn tư liệu cung cấp cho Thư viện dùng để làm tài liệu tham khảo, giải trí. Các thuộc tính cần lưu trữ để quản lý đối với thực thể này là:
Số định kỳ
Tên nhà xuất bản
Số trang
Ngôn ngữ sử dụng
Giá tiền
Số lượng
Trong đó thuộc tính tên nhà xuất bản và số định kỳ được chọn làm định danh
Sau khi đã có tư liệu nhập về Thư viện phải phân loại tư liệu và đánh mã số, dán mã, đóng dấu để thuận lợi cho việc quản lý mượn trả, thống kê khi đó ta cần quản lý thực thể là bản sách.
Thực thể Bản Sách: Bản Sách là mục tiêu quản lý số một của của Thư viện nên thực thể này là trung tâm của hệ thống và có liên kết các thực thể khác. Từ thực tế, ta thấy thực thể sách có các thuộc tính sau:
Mã lưu trữ
Mã sách
Ngày lập chỉ mục (có tạo số đăng ký cá biệt)
Mã vị trí
Số đăng ký cá biệt
Trong đó, thuộc tính mã lưu trũ và số đăng ký cá biệt được chọn làm định danh.
Thực thể Bạn đọc: Lưu giữ các thông tin để Thư viện quản lý độc giả và kiểm soát việc mượn sách của độc giả đó. Thực thể này gồm các thuộc tính sau:
Họ tên
Ngày sinh
Chức vụ
Số thẻ đọc
Địa chỉ
Ngày cấp thẻ
Ngày hết hạn sử dụng
Tên cơ quan chủ quản
Mã mức ưu tiên
Thuộc tính số thẻ đọc được chọn làm định danh.
Thực thể Nhà xuất bản: Nhà xuất bản có quan hệ với Thư viện về mặt cung cấp sách. Nhà xuất bản có thể thông báo cho Thư viện về kế hoạch xuất bản của mình để Thư viện chủ động đặt sách hoặc có thể xuất bản sách theo đơn đặt hàng riêng của Thư viện. Vì vậy nhà xuất bản cần được quản lý như một thực thể riêng biệt. Thực thể nhà xuất bản gồm các thuộc tính sau:
Tên nhà xuất bản
Địa chỉ
Điện thoại
Fax.
Thuộc tính Tên nhà xuất bản được chọn làm định danh.
Thực thể Cơ quan chủ quản: Lưu giữ thông tin về các cơ quan có tham gia quan hệ với Thư viện. Gồm các thuộc tính sau:
Tên cơ quan chủ quản
Địa chỉ
Điện thoại
Fax
Thuộc tính Tên cơ quan chủ quản được chọn làm định danh.
Thực thể Kho sách: Thư viện có thể có nhiều kho sách ở nhiều vị trí khác nhau. Thực thể Kho sách được đưa vào quản lý trong hệ thống giúp cho việc mượn trả sách được thuận tiện hơn. Kho sách có các thuộc tính sau:
Mã kho
Địa chỉ kho
Tầng
Phòng
Giá
Thuộc tính Mã kho được chọn làm định danh.
3.2.2. Mối quan hệ giữa các thực thể.
Việc phân tích được dựa trên một số quy tắc sau:
Thể loại, số lượng sách mượn, thời gian mượn tuỳ thuộc vào mức ưu tiên của người đọc. Mỗi người chỉ có một mức ưu tiên.
Mỗi NXB được xuất bản nhiều loại sách nhưng mỗi đầu sách chỉ độc quyền một NXB xuất bản.
Các độc giả có thẻ được cấp mật khẩu để có quyền đăng kí mượn sách.
Thời hạn mượn ưu tiên tối đa 6 tháng. Sách nếu quá hạn mượn thì sách bị đòi.
Thuộc
Người đọc
# Số thẻ đọc
*Mã mức ưu tiên
Bản Sách
# Mã lưu trữ
Mượn
Mượn
Ngày trả
Ngày mượn
Trạng thái
Thuộc
Luận văn
# Mã luận văn
Cơ quan chủ quản
# Mã cơ quan
Thuộc
Có
Thuộc
Kho sách
# Mã kho
Thuộc
Sách
# Mã Sách
*Mã NXB
Tạp chí
# Số định kỳ
*Mã NXB
Nhà xuất bản
# Mã NXB
Xuất bản
Xuất
bản
Từ những phân tích trên ta có sơ đồ quan hệ thực thể của hệ thống như sau:
Quan hệ thể hiện trong sơ đồ:
Quan hệ giữa người đọc và mức ưu tiên.
Một người đọc chỉ thuộc một mức ưu tiên
Một mức ưu tiên được định cho nhiều người đọc
* Quan hệ thể hiện: nhiều – một.
Quan hệ giữa người đọc và Bản sách
Một người đọc được mượn nhiều Bản sách.
Một sách có thể được nhiều người đọc mượn.
* Quan hệ thể hiện: nhiều – nhiều.
Quan hệ giữa Bản sách và Luận văn, Sách, Tạp chí.
Một Bản sách chỉ thuộc một thể loại Sách hoặc Luận văn hoặc Tạp chí.
Một thể loại(Sách, Luận văn, Tạp chí) có thể được có nhiều Bản sách.
* Quan hệ thể hiện: Là quan hệ cung nhiều – một.
Quan hệ giữa Bản sách và kho sách.
Một Bản sách chỉ thuộc một kho sách.
Một kho sách chứa nhiều Bản sách.
* Quan hệ thể hiện: nhiều - một.
Quan hệ giữa Luận văn và cơ quan chủ quản
Một luận văn chỉ thuộc một cơ quan chủ quản
Một cơ quan chủ quản có thể có nhiều luận văn
*Quan hệ thể hiện là nhiều – một
Quan hệ giữa tạp chí và nhà xuất bản
Một Tạp chí chỉ thuộc một nhà xuất bản (hay toà soạn)
Một nhà xuất bản có thể có nhiều Tạp chí(số tạp chí)
* Quan hệ thể hiện là quan hệ: Nhiều – một
Quan hệ giữa sách và nhà xuất bản
Một sách chỉ thuộc một nhà xuất bản
Một nhà xuất bản thì xuất bản nhiều sách.
* Quan hệ thể hiện: nhiều – một.
3.2.3. Mô hình cơ sở dữ liệu logic.
Chuyển mô hình thực thể thành mô hình dữ liệu logic sử dụng các
nguyên tắc của dữ liệu quan hệ. Bao gồm các yếu tố như bảng, cột, khoá chính, khoá ngoài, khoá duy nhất, các ràng buộc ở mức cột mức dòng.
+ Thực hiện ánh xạ thực thể thành bảng mỗi thực thể thành một bảng.
+ Thực hiện ánh xạ thuộc tính thành cột. Tính chất của cột hoàn toàn tương tự như tính chất của thuộc tính. Thông thường ánh xạ định danh thành khoá chính.
+ Thực hiện ánh xạ quan hệ thành khoá ngoài tương ứng với thực thể của đầu nhiều. Đặc tính của khoá ngoài được xác định bằng đặc tính của khoá chính tương ứng với thực thể của đầu kia.
Thực hiện ánh xạ từ mô hình quan hệ thực của hệ thống thành cơ sở dữ liệu logic được các bảng sau :
Chương 4: Thiết kế
4.1 Sơ đồ chức năng của hệ thống.
Quản trị hệ thống
Thống kê
Tracứu, đăng ký mượn
Quản lý mượn trả
Cập nhật dữ liệu
Chức năng hệ thống
Phân rã các chức năng hệ thống ở mức chi tiết hơn như sau:
4.1.1.1.Sơ đồ chức năng cập nhật dữ liệu.
Cập nhật dữ liệu
Cập nhật tư liệu
Cập nhật bạn đọc
Cập nhật tác giả
Cập nhật kho sách
Cập nhật nxb
4.1.1.2. Sơ đồ chức năng quản lý mượn trả.
Quản lý mượn trả
Cho mượn sách
Nhận trả sách từ bạn đọc
Thông báo sách quá hạn
4.1.1.3.Sơ đồ chức năng tra cứu,dăng ký mượn.
Tra cứu và đăng ký mượn
Tra cứu
đăng ký mượn
Tra cứu
Tra cứu theo tên sách
Tra cứu theo tên tác giả
Tra cứu theo Nxb
Tra cứu theo thể loại
Tra cứu theo chủ đề
4.1.1.4. Chức năng thống kê.
Chức năng thống kê
Thống kê bạn đọc
Thống kê sách
Thống kê sách quá hạn lưu trữ
Thống kê tình trạng mượn sách
4.1.1.5 Chức năng quản trị hệ thống.
Quản trị hệ thống
Quản trị csdl
Quản trị người dùng
Cấp quyền
đặt tham số hệ thống
Sửa, xoá quyền
Lọc chuyển dữ liệu
Back up
4.2.Biểu đồ luồng dữ liệu
Các ký hiệu sử dụng:
4.2.1. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh:
Thông tin
Tra cứu, đăng kí
Trạng thái tài liệu
Bạn đọc
Hệ thống thư viện
Cán bộ quản lý
Tên, mật khẩu
Cập nhật thông tin
Kết quả trả lại
4.2.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh:
Dữ liệu bạn đọc, mức ưu tiên
Bạn đọc
Tra cứu tài liệu
Đăng ký mượn /trả
Thẻ, yêu cầu tra cứu
Tình trạng tài liệu
Id tài liệu
Kết quả xử lý
Thông tin tư liệu, nhà xuất bản
Thẻ, mật kẩu
Quyền tra cứu
Quyền tra cứu
Tình trạng tài liệu
Cán bộ thư viện
Cập nhật thông tin ban đọc
Các thống kê
Một số chức năng khác
Chi tiết mượn trả
Quản lý mượn/trả
Yêu cầu, số thẻ, mật khẩu
Thông báo trả lại
số thẻ
Kết quả trả lại
Yêu cầu xác nhận
Kết quả xác nhận
Kết quả thống kê
Yêu cầu thống
Thao tác thực hiện
Thông báo
4.2.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh
Dữ liệu Bạn đọc
Độc giả
Yêu cầu của độc giả
Thông tin độc giả
Quản lý mượn
Đăng ký
Thống kê
In thẻ
Đòi Sách
Cập nhật
Quản lý trả
Tra cứu
Dữ liệu mượn/Trả
Dữ liệu tư liệu
thông tin Tư liệu
Dữ liệu NXB, CQCQ
Cơ quan chủ quản
thông tin nhà xuất bản
4.3.Sơ hệ thống mạng
Theo phân tích ở phần trên và theo thực tế khảo sát ta thấy hệ thống cần được thiết kế theo sơ đồ sau:
4.4.Thiết kế dữ liệu.
4.4.1. Các bảng cấu trúc dữ liệu.
Theo thiết kế logic ta ánh xạ các thực thể và các quan hệ thành bảng dữ liệu vật lý như sau:
4.4.1.1.Bảng cấu trúc dữ liệu sách:
STT
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Giá trị
Mô tả chi tiết
MASACH
C(10)
Notnull
Mã sách
TENSACH
C(30)
Notnull
Tên sách
NAMXB
N(4)
Notnull
Năm xuất bản
LANXB
N(2)
Null
Lẫn xuất bản
TAPSO
N(2)
Null
Tập sách
TENTG
C(25)
Notnull
Tên tác giả
SOTRANG
N(4)
Null
Số trang tài liệu
NGAYNHAPVE
D(8)
Notnull
Ngày nhập về
SOLUONG
N(3)
Notnull
Số lượng
MANXB
C(5)
Null
Mã nhà xuất bản
NOIDUNGTT
C(50)
Null
Tómlược nội dung sách
TUKHOA
C(20)
Null
Từ khoá
4.4.1.2.Bảng cấu trúc DOC_GIA
Stt
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Giá trị
Mô tả chi tiết
1
SOTHE
C(10)
Notnull
Số thẻ
2
MACQCQ
C(6)
Notnull
Mã cơ quan chủ quản
3
TENDG
C(25)
Notnull
Tên đọc giả
4
MAUUTIEN
C(1)
Notnull
Mã ưu tiên
5
DIACHI
C(35)
Null
Địa chỉ
6
CHUVU
C(20)
Null
Chức vụ
7
NGAYSINH
D(8)
Null
Ngày sinh
8
NGAYCAP
D(8)
Notnull
Ngày cấp thẻ
9
NGAY HH
D(8)
Notnull
Ngày hết hạn
4.4.1.3.Cấu trúc dữ liệu - KHOSACH
Stt
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Giá trị
Mô tả chi tiết
1
MAVITRI
C(15)
Notnull
Mã vi trí
2
DIACHIKHO
C(30)
Notnull
Địa chỉ kho
3
PHONG
C(5)
Notnull
Phòng để tài liệu
4
TANG
N(2)
Notnull
Tầng để sách
5
GIADE
C(10)
Notnull
Giá để tài liệu
4.4.1.4.Bảng Cấu trúcdữ liệu NHA- XUAT -BAN
Stt
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Giá trị
Mô tả chi tiết
1
MANXB
C(2)
Notnull
Mã nhà xuất bản
2
TENNXB
C(30)
Notnull
Tên nhà xuất bản
3
DIACHI
C(35)
Null
Địa chỉ nhà xuất bản
4
DIENTHOAI
C(15)
Notnull
Điện thoại NXB
5
FAX
C(15)
Null
Số fax nhã xuất bản
4.4.1.5.Bảng cấu trúc dữ liệu UU_TIEN
Stt
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Gía trị
Mô tả chi tiết
MAUUTIEN
C(1)
Notnull
Mã ưu tiên
LOAITHE
C(1)
Notnull
Loại thẻ (a,b,c,d)
SLDPMUON
N(1)
Notnull
Số lượng mượn tối đa
SNDMUON
N(3)
Notnull
Số ngày được phép mượn
4.4.1.6.Bảng cấu trúc CHI -TIET- MUON- TRA
Stt
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Giá trị
Mô tả chi tiết
SOTHE
C(10)
notnull
Số thẻ
MALUUTRU
C(10)
Notnull
Mã lưu trữ
NGAYMUON
D(8)
Notnull
Ngày mượn
NGAYTRA
D(8)
Null
Ngày phải trả
TINHTRANGMUON
C(5)
Notnull
Tình trạng mượn
TINHTRANGTRA
C(5)
Null
Tình trạng trả
TRAHAYCHUA
C(5)
Notnull
Trả hay chưa
4.4.1.7.Bảng cấu trúc CO-QUAN-CHU-QUAN
Stt
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Giá trị
Mô tả chi tiết
MACQCQ
C(6)
Notnull
Mã cơ quan chủ quản
TENCQCQ
C(50)
Notnull
Tên cơ quan chủ quản
DIACHI
C(35)
Null
Địa chỉ cơ quan chủ quản
DIENTHOAI
C(15)
Null
Điên thoại
Fax
C(15)
Null
Số Fax
4.4.1.8.Bảng cấu trúc file LUAN-VAN
Stt
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Giá trị
Mô tả chi tiết
MALV
C(10)
Notnull
Mã luận văn
TENLV
C(50)
Notnull
Tên luân văn
MACQCQ
C(6)
Notnull
Mã cơ quan chủ quản
NGONNGU
C(2)
Notnull
Ngôn ngữ sử dụng
TACGIA
C(25)
Null
Tên tác giả thực hiên
NAMTH
C(4)
Null
Năm thực hiện
NGAYNV
D(10)
Notnull
Ngày nhập về
SOTRANG
C(5)
Noll
Số trang
TUKHOA
C(50)
Null
Từ khoá
KICHCO
C(1)
Notnull
Kích cỡ tài liệu(L,V,N)
SOLUONG
N(3)
Notnull
Số lượng cuốn
NOIDUNGTT
C(255)
Null
Nội dung tóm tắt
4.4.1.9.Bảng cấu trúc file TAP-CHI
Stt
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Giá trị
Mô tả chi tiết
MANXB
C(2)
Notnull
Mã nhà xuất bản
SODINHKY
C(10)
Notnull
Số định kỳ
SOTRANG
C(4)
Null
Số trang
NGONGU
C(2)
Notnull
Ngôn ngữ sử dụng
GIATIEN
N(7)
Null
Giá tiền
SOLUONG
N(3)
Notnull
Số lượng
4.4.1.10.Cấu trúc file: BAN-SACH
Stt
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Giá trị
Mô tả chi tiết
1
MALUUTRU
C(15)
Notnull
Mã lưu trữ
2
NGAYLENCM
D(10)
Null
Ngày lên chỉ mục
3
MASACH
C(10)
Null
Mã sách
4
MALUANVAN
C(10))
Null
Mã luận văn
5
MATAPCHI
C(10)
Null
Mã tạp chí
4.4.2. Các bảng cấu truc dữ liệu hỗ trợ:
Để thuận tiên cho việc bảo mật cũng như cập nhật, tìm kiếm, thống kê ta xây dưng thêm các bảng dữ liệu "hỗ trợ " sau:
4.4.2.1.Bảng mã quyền truy nhập:
Tên trường
Kiểu đữ liệu
Giá trị
chú thích:
MA
C(1)
Notnull
mã quyền truy nhập
TEN
C(25)
Notnull
tên quyền truy nhập
Bảng này nhằm lưu giữ thông tin về quyên truy nhập tạo thuân lợi cho việc thay đổi, phân mức các quyền một cách mền dẻo hơn, có các quyền như quyền quản trị, quyền của nhân viên, quyền bạn đọc, quyền của khách (Gest)
4.4.2.2.Bảng mã kích cỡ tài liệu
Stt
Tên trường
Kiểu đữ liệu
Giá trị
chú thích:
MAKC
C(1)
Notnull
Mã kích cỡ
TENKC
C(5)
Notnull
Tên kích cỡ
KYHIEU
C(1)
Notnull
Ký hiệu
Bảng này hỗ trợ cho việc cập nhật tài liệu và đánh mã số tự động
4.4.2.3.Bảng mã ngôn ngữ
Stt
Tên trường
Kiểu đữ liệu
Giá trị
chú thích:
MANN
C(1)
Notnull
Mã ngôn ngữ
TENNN
C(20)
Notnull
Tên ngôn ngữ
KYHIEU
C(1)
Notnull
Ký hiệu
Bảng này hỗ trợ cho việc cập nhật dữ liệu và đánh mã lưu trữ tự động
4.4.2.4.Biên bản truy nhập hệ thống:
Stt
Tên trường
Kiểu đữ liệu
Giá trị
Chú thích:
1
ma:
C(7)
Notnull
mã người truy nhập
2
THOIGIAN
D(15)
Notnull
ngày truy nhập
Bảng này dùng để kiểm tra thống kê việc truy nhập vào hệ thống nhằm phát hiện các truy nhập trái phép và thời điểm hệ thống được nhiều người sử dụng nhất. Nhằm ngăn chặn cũng như phân chia thời gian đăng nhập cho các người dùng hệ thống
4.5.Thiết kế các module chương trình:
4.5.1. Module đăng nhập:
Input: Mật khẩu, tên đăng nhập
Output: Quyền truy nhập.
Nếu không hợp lệ quay về đăng nhập lại.
Nếu Bạn đọc: Vào trang tra cứu tư liệu.
Nếu người quản lý: Vào trang quản lý tư liệu.
Nếu người quản trị: Vào trang quản trị
4.5.2. Các module xử lý thao tác của người dùng:
4.5.2.1.Module tra cứu và mượn tài liệu:
Input: Các yêu cầu của người dùng.
Chọn từ khoá.
Chọn phạm vi tra cứu (chủ đề).
Chọn cách sắp xếp tài liệu.
Chọn cách tìm tài liệu.
Tìm tài liệu .
Xem thông tin chi tiết về tài liệu.
Đăng kí mượn tài liệu.
* chú ý: Một tài liệu có thể thuộc nhiều chủ đề
Output: Thực hiện các yêu cầu
Lọc tài liệu, tìm kiếm, đăng kí, hiển thị thông tin về tài liệu được chọn hay người dùng, và hiển thị cả mục “Mượn” ở dạng checkbox nếu người tích vào và đánh số thẻ vào cho phép người dùng đăng ký mượn tài liệu.
4.5.2.2.Module mượn tài liệu:
Module này sử dụng khi bạn đọc đã biết rõ về tài liệu mà mình muốn mượn, khi đó bạn đọc chỉ cần nhập mã số tài liệu và số thẻ để đăng ký mượn
Input: Danh sách các mã tài liệu, số thẻ, mật khẩu(password)
Output: Kết quả trả lại (kết quả trả về bảng đăng ký)
4.5.2.3.Module xem chi tiết tài liệu:
Input: Mã số tài liệu
Output: Thông tin đầy đủ về tài liệu (Các bản sao)
Tạo ra lựa chon: kết thúc, tiếp theo hay tài liệu trước
4.5.2.4.Module xem thông tin cá nhân:
Input: Mã số người dùng.
Output: Thông tin về người dùng.
Tạo ra các lựa chọn: kết thúc, xoá các đăng kí, đổi mật khẩu.
4.5.2.5.Module xem kết quả đăng ký mượn:
Input: Chức năng được kích hoạt
Output: Danh sách các bạn đọc đăng ký mượn tài liệu và kết quả đăng ký
4.5.2.6.Module thay đổi mật khẩu:
Input: Nhận mật khẩu cũ, mật khẩu mới, xác nhận mật khẩu.
Output: Nếu quá trình hợp lệ trở về module thông tin cá nhân
Nếu không hợp lệ phải nhập lại mật khẩu.
4.5.3. Các module xử lý thao tác của người quản lý:
4.5.3.1Module quản lý tư liệu:
Input: Các yêu cầu của người quản lý
Bên cạnh các yêu như của người dùng , người quản lý có thêm các yêu cầu:
Cập nhật một tài liệu mới.
Cập nhật thông tin về một tài liệu đã có.
Xoá bỏ một tài liệu.
Sửa một tài liệu (khi nhập sai)
Xem danh sách những người đăng kí một tài liệu
Xem danh sách những người mượn một tài liệu
Thống kê các tư liệu của Thư viện.
* chú ý: Một tài liệu có thể thuộc nhiều chủ đề(từ khoá)
Output: Thực hiện các yêu cầu
Lọc tài liệu, tìm kiếm, đăng kí, hiển thị thông tin về tài liệu được chọn hay người dùng...
4.5.3.2.Module thêm, sửa, xoá tư liệu:
Input: Các thông tin
Output: Kiểm tra các ràng buộc
Nếu hợp lệ cập nhật vào cơ sở dữ liệu.
Nếu không hợp lệ bắt cập nhật lại.
Tạo ra lựa chọn: thoát khỏi module hoặc tiếp tục cập nhật.
4.5.3.3.Module xem danh sách người đăng mượn tài liệu và cho mượn tài liệu:
Input: Mã tài liệu, số thẻ, password từ bảng đăng ký (file tạm)
Output: Danh sách người đăng kí tài liệu được phép mượn tài liệu và chuyển sang file bảng kết quả mượn (file tạm).
4.5.3.4.Module thống kê các tư liệu của Thư viện:
Input: Thông tin lấy từ bảng lưu thông tin của Thư viện.
Output: Thống kê top ten theo các chủ đề:
Tài liệu được mượn nhiều nhất.
Tác giả có tài liệu được mượn nhiều nhất.
Nhà xuất bản có tài liệu được mượn nhiều nhất.
4.5.3.5.Module quản lý bạn đọc:
Input: Yêu cầu của người quản lý:
Chọn cách sắp xếp người dùng.
Chọn cách tìm người dùng.
Tìm kiếm người dùng.
Xem thông tin chi tiết về người dùng
Cập nhật người dùng mới.
Cập nhật thông tin về người dùng.
Xoá bỏ người dùng
Thống kê dữ liệu.
Danh sách người mượn quá hạn.
Output: Đáp ứng các yêu cầu của người quản lý.
4.5.3.6.Module thêm, sửa, xoá thông tin về bạn đọc:
Input: Các thông tin về người dùng.
Output: Kiểm tra các ràng buộc ví dụ
Người quản lý chỉ có thể cấp quyền thấp hơn cho người dùng.
Nếu các thông tin hợp lệ: Cập nhật vào hệ thống.
4.5.3.7.Module xem thông tin chi tiết về bạn đọc:
Input: Số thẻ của bạn đọc
Output: Thông tin chi tiết về người dùng.
Danh sách các tài liệu người đó đăng kí và trạng thái đăng kí.
Danh sách các tài liệu đang mượn.
Tạo ra các lựa chọn cho người quản lý:
Cho mượn tài liệu
Thu hồi tài liệu
4.5.3.8.Thống kê bạn đọc:
Input: Thông tin lưu của Thư viện.
Output: Thống kê về các chủ đề được bạn đọc quan tâm nhất:
-Người dùng mượn nhiều tài liệu nhất.
-Đơn vị có số lượng tài liệu mựon lớn nhất.
-Thống kê các tài liệu cần nhân bản( theo danh sách đăng kí)
4.5.3.9.Module quản lý hệ thống:
Input: Nhận yêu cầu của người dùng:
Lựa chọn bảng mã
Cập nhật thời gian chuyển trạng thái của tài liệu.
Output: Xử lý các yêu cầu
4.5.3.10. Module cập nhật thông tin các bảng mã:
Input: Các thông tin
Output: Kiểm tra ràng buộc.
Nếu hợp lệ thì cập nhật hệ thống.
Chương 5. Bảo mật và an toàn cho hệ thống.
Đây cũng là một vấn đề bức thiết đối với các hệ thống thông tin lớn hiện nay cũng như Thư viện Đại Học Quốc Gia vì khả năng thâm nhập và phá huỷ dữ liệu ngoài ý muốn là có thể xảy ra và đã xảy ra rất nhiều. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến của hệ thống, có thể làm rối loạn toàn bộ sự hoạt động của hệ thống Thư viện.
Các nguyên nhân chủ yếu của việc mất an toàn thông tin là:
Thông tin được đưa vào không chính xác và có thể dẫn đến những sai lầm.
Nguy cơ bị sửa hay bị xoá thông tin làm cho hệ thống không hoạt động được hoặc hoạt động không chính xác.
Hệ thống bị nhiễm virus tin học.
Vấn đề này đòi hỏi những người có trách nhiệm quản trị CSDL sao lưu và phục hồi dữ liệu(BACKUP) của hệ thống một cách thường xuyên.
Dữ liệu được sao lưu làm nhiều bản, trong đó một bản được lưu giữ tại máy chủ của hệ thống Thư viện. Hệ thống cần được trang bị những công cụ phòng chống virus trên mạng để thường xuyên kiểm tra và loại trừ nguy cơ virus tin học thâm nhập vào hệ thống thông qua các tác vụ truyền dẫn và phá hoại dữ liệu. Ngoài ra, hệ thống cần phải phân quyền đến từng bộ phận như: độc giả, nhân viên phục vụ, nhân viên quầy cho mượn, người có chức năng thống kê, người có chức năng cập nhật...
Các quyền đó bao gồm:
Quyền có được vào hệ thống Thư viện hay không.
Quyền có được thay đổi các thông tin của Thư viện về một đối tượng nào đó.
Cụ thể quyền của các bộ phận được mô tả như sau:
Tư liệu
Bạn đọc
Nxb
Hồ sơ mượn/trả
Nhân viên trong bộ phận văn thư
Full
Full
Nhân viên quầy cho mượn
Read
Full
Read
Full
Những người khác
(gồm cả độc giả)
Read
Read
Một cách đơn giản để phân quyền cho từng nhân viên Thư viện là xây dựng một CSDL để xác định một thẩm quyền và mật khẩu để xác nhận người sử dụng. Mỗi khi vào chương trình, người sử dụng phải được xác nhận thông qua UserName và Password. Căn cứ vào đó để có thể biết được quyền của người sử dụng. Mỗi khi thực hiện một chức năng, căn cứ vào quyền hạn đã biết, chương trình cho phép hay không việc thực hiện đó.
Một số kết quả của chương trình
Trang đăng nhập vào hệ thống:(Login.asp)
Trang này có tác dụng kiểm tra quyền truy nhập của người sử dụng tuỳ theo quyền truy nhập của người dùng mà mà hệ thống sẽ chỉ người dùng tới một trang khác. Đó là trang của người quản trị hệ thống, trang của nhân viên quản lý hoặc trang của Bạn đọc.
Trang quản trị hệ thống:
Đây là trang của người quản trị hệ thống, ở trang này người dùng có thể thực hiện tất cả các chức năng mà hệ thống có như: cấp quyền cho người dùng, Cập nhật dữ liệu, Quản lý mượn trả, Tra cứu tài liệu, Cập nhật mức ưu tiên...
Trang đăng ký làm thẻ:
Trang này dùng cho những người chưa phải là Bạn đọc của Thư viện muốn đăng ký tham gia hoạt động đọc và nghiên cứu tài liệu tại Thư viên thì vào trang này để đăng ký làm thẻ, bằng cách điền đầy đủ các thông tin cần thiết về cá nhân như theo yêu cầu rồi nhán nút Đăng ký. Khi đó hệ thống sẽ lưu lại các thông tin về người người đăng ký vào cơ sở dữ liệu.
Trang tra cứu:
Trang tra cứu Sách đây là trang của Bạn đọc vào trang này Người dùng có thể tra cứu các tài liệu theo Thể loại là Sách, Tạp chí, Luận văn sau đó hệ thống sẽ tìm kiếm và trả lại kết quả như trang kết quả tra cứu ở trang sau.
Trang kết quả tra cứu:
Đây là trang thể hiện kết quả mà người dùng đã yêu cầu tra cứu. ở trang này người dùng xem các thông tin về tài liệu. Sau đó có thể ghi lại các thông tin cần thiết hoặc dùng chuột đánh dấu vào mục đăng ký mượn để mượn các tài liệu mà người dùng cần. Khi đó hệ thống sẽ kiểm tra số lượng tài liệu mà người dùng còn có khả năng mượn, nếu khả năng mưọn của người dùng còn và tài liệu đăng ký hiện có trong Thư viện thì việc đăng ký mượn thành công còn trường hợp ngược lại thì bị từ chối.
Trang quản lý cho mượn:
Đây là trang của Nhân viên quản lý mượn trả ở trang này người dùng có thể cập nhật tư liệu, quản lý cho mượn, lấy tài liệu từ Bạn đọc ...ở chức năng duyệt danh sách đăng ký mượn, người dùng xem xét và dùng chuột đánh dấu vào mục đánh dấu cho mượn, hoặc đánh dấu không cho mượn. Sau đó kích vào nút “ Tiep tuc”. Khi đó hê thống sẽ cập nhật lại dữ liệu vào cơ sở dữ liệu.
Trang cập nhật bạn đọc
Đây là một chức năng trong trang của Nhân viên Thư viện. ở chức năng này người dùng có thể cập nhật (thêm, sửa, xoá) và xem thông tin về Bạn đọc.
Kết luận
Đánh giá:
Kết quả của khoá luận tốt nghiệp đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra ban đầu là phân tích thiết kế và xây dựng chương trình (với các chức năng cơ bản). Tuy nhiên giao diện chương trình và cách trình bày chưa mang tính chuyên nghiệp cao.
Qua thời gian làm khoá luận tốt nhiệp tuy thời gian không nhiều nhưng đã tạo cho em nhiều kinh nghiệm và kiến thức bổ ích trong lập trình cũng như cách tư duy để áp dụng tin học vào việc giải quyết một bài toán quản lý trong thực tế. Do thời gian hạn chế nên việc xây dựng hệ thống chỉ dừng lại ở các chức năng chủ yếu như chức năng cập nhật tư liệu, chức năng đăng ký làm thẻ, chức năng tra cứu tài liệu chức năng quản lý cho mượn và hệ thống quản trị sử dụng CSDL là Access 97.
Hướng phát triển :
Trong thời gian tới em sẽ tiếp tục phát triển hệ thống dựa trên CSDL SQL Server 7 và hoàn thiện thêm các chức năng như Đánh Mã số lưu trữ tự động, làm các báo cáo hàng tháng, quí và Back up dữ liệu theo định kỳ.
Tài liệu tham khảo
Đào Kiến Quốc - Phân tích và thiết kế hệ thông quản lý thông tin tin học hoá. Tập bài giảng
Vũ Đức Thi - Cơ sở dữ liệu kiến thức và thực hành. NXB Thống kê 1997
Nguyễn Quang Vinh - Cơ sở dữ liệu. Tập bài giảng 1998
Ron Petrusha - ASP IN A NUTSHELL. NXB O’REILLY & Associates. Inc 1999
Scot Hillier and Daniel Me Zick - Programming Active Server Page (1997)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29800.doc