LỜI NÓI ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3. Phương pháp nghiên cứu 3
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của Khóa luận 3
5. Kết cấu của Khóa luận 3
CHƯƠNG I 4
KHÁI QUÁT VỀ QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM 4
Ở NƯỚC NGOÀI 4
1. Thực trạng người Việt Nam định cư ở nước ngoài 4
1.1. Khái niệm 4
1.2. Về đặc điểm của người Việt Nam định cư ở nước ngoài 7
2. Chính sách có liên quan đối với người VIỆT NAM định cư ở nước ngoài 10
2.1. Chính sách đại đoàn kết dân tộc 10
2.2. Chính sách thu hút đầu tư 12
3. Quy chế pháp lý của người VIỆT NAM định cư ở nước ngoài trong lịch sử 16
3.1. Về quá trình hình thành người VIỆT NAM định cư ở nước ngoài 16
CHƯƠNG II 18
ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI 18
(THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ LÀO) 18
1. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của người Việt Nam ở nước ngoài 18
1.1. Năng lực pháp luật 18
1.1.1. Theo pháp luật Việt Nam 18
1.1.2. Theo pháp luật nước Lào 22
1.2. Năng lực hành vi 22
1.2.1. Theo pháp luật Việt Nam 22
1.2.2. Theo pháp luật nước Lào 25
2. Quy chế pháp lý áp dụng cho người Việt Nam ở nước ngoài 25
2.1. Quy chế đãi ngộ quốc gia (NT) 25
2.2. Quy chế tối huệ quốc (MFN) 26
2.3. Quy chế có đi có lại và chế độ báo phục quốc 27
2.3.1. Chế độ có đi có lại 27
2.3.2. Chế độ báo phục quốc 29
3. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của nguời Việt Nam ở nước ngoài (tại Lào) 30
3.1. Theo pháp luật VIỆT NAM 30
3.2. Theo pháp luật nước Lào 30
3.2.1. Quyền cư trú 31
3.2.2. Quyền hành nghề 32
3.2.3. Quyền về tố tụng dân sự 33
3.2.4. Quyền được học tập 33
3.2.5. Quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình 33
3.2.6. Về quyền sở hữu đất 34
4. Những tồn tại-bất cập của người Việt Nam ở nước ngoài 37
4.1. Về vấn đề quốc tịch 38
4.2. Về lĩnh vực đất đai nhà ở 39
4.3. Về lĩnh vực nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú 41
4.4. Về lĩnh vực đầu tư kinh doanh 44
4.5. Về lĩnh vực hồi hương 46
CHƯƠNG III 49
THỰC TRẠNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI TẠI LÀO VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIÊN QUY CHẾ PHÁP LÝ CHO NGƯỜI 49
VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI 49
1. Thực trạng của người Việt Nam ở nước ngoài tại Lào 49
2. Giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật Việt Nam đối với người Việt Nam ở nước ngoài 50
2.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách – pháp luật đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhằm mục đích hoà hợp dân tộc và thu hút người Việt Nam định cư ở nước ngoài hướng về quê hương 50
2.2. Nhóm giải pháp chung 52
2.2.1. Chúng ta cần phải xây dựng lòng tin và xoá bỏ tư tưởng nghi kỵ đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài 52
2.2.2. Việc ban hành chính sách – pháp luật đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải tính đến vị trí và lợi ích thiết thực của họ trong xã hội 53
2.2.3. Chính sách – pháp luật được ban hành phải nằm trong tổng thể và đi kèm theo chương trình hành động cụ thể 55
2.3. Giải pháp cụ thể 56
2.3.1. Sắp xếp tổ chức, xác định lại quyền hạn-nghĩa vụ của Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài (UBVNNVONN) 56
2.3.2. Xây dựng hệ thống pháp luật đường bộ, thông thoáng, cởi mở đảm bảo tính công bằng 58
2.3.2.1. Đối với luật quốc tịch 59
2.3.2.2. Đối với lĩnh vực đất đai nhà ở 59
2.3.2.4. Đối với lĩnh vực nhập cảnh xuất cảnh, cư trú 63
2.3.2.5. Đối với vấn đề hồi hương 64
KẾT LUẬN 65
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1852 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quy chế pháp lý của người Việt Nam ở nước ngoài – liên hệ với quy chế pháp lý của người Việt Nam tại Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ang gây bức xúc nhất đối với Kiều bào do luật đất đai năm 2004 và nghị định số 81/2001/NĐ-CP ngày 05/11/2001đã đặt ra nhiều điều kiện quá khó về đối tượng thủ tục, giấy tờ, lý lịch cá nhân… vượt ra ngoài khả năng đáp ứng của nhiều Kiều bào, cụ thể.
Một là; Về đối tượng Kiều bao được mua nhà ở tại Việt Nam. Trước đây Luật đất đai năm 2004 chỉ cho phép bốn đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam bao gồm:
a. Người về đầu tư lâu dài tại Việt Nam.
b. Người có công đóng góp với đất nước.
c. Nhà văn hoá, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tai Việt Nam.
d. Người có nhu cầu về sống ổn định tại Việt Nam;( Khoản 1, điêu 121 luật đất đai năm2004).
Nay luật nhà ở năm 2005 quy định ngoài 4 đối tượng trên còn có thêm 1 đối tượng nữa được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đó là những người về Việt Nam cư trú với thời hạn từ sáu tháng trở lên. Mặc dù đã có sự mở rộng về đối tượng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu chính đáng của đông đảo Kiều bào.
Sự thực Việt Kiều khi về nước làm ăn mong muốn có một chỗ ở ổn định là nhu cầu thiết thực và chính đáng, nhưng những hạn chế về chính sách – pháp luật đất đai hiện nay đối với Kiều bào đang làm ảnh hưởng rất nhiều đến chính sách chung mời gọi Kiều bào hướng về quê hương, cụ thể là nghị quyết 36 của Bộ Chính trị.
Hai là:Thời gian qua Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành hai nghi quyết: Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 về nhà đất do nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/07/1991 và nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội số 775/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/04/2005 quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/07/1991. Theo quy định của hai nghị quyết nay thì phần lớn Kiều bào ở nước ngoài có nhà đất thuộc diện bị quản lý, cải tạo trước ngày 01/07/1991 sẽ không được trả lại nhà, vì.
Điều 1 Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 quy định: Nhà nước không xem xét lại chủ trương, chính sách và việc thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất đã ban hành trước ngày01 /07/1991. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà đất mà nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất.
Điều 2 Nghị quyết số 23/2003/QH11 nagỳ 26/11/2003 quy định: Nhà nước hoàn thành thủ tục pháp lý về sở hữu toàn dân đối với các loại nhà đất mà nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách dưới đây:
1. Cải tạo nhà đất cho thuê.
2. Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh có liên quan trực tiếp đến nhà đất.
3. Quản lý nhà đất của các tổ chức cá nhân (diện 2/IV) ở các tỉnh, thành phố phía Nam sau ngày giải phóng( 30/4/1975).
4. Quản lý nhà đất vắng chủ.
5. Quản lý nhà đất trong từng thời điểm nhất định và nhà đất của các đoàn hội, tôn giáo.
6. Quản lý nhà đất của những người di tản, chuyển vùng hoặc ra nước ngoài.
Chỉ có một số ít Kiều bào có thể được nhà nước trả lại nhà thêo quy định của Nghị quyết số 775/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/04/2005 quy định việc giải quyết đối với một số trương hợp cụ thể và nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/07/1991.
Cụ thể điều 1 nghị quyết 775/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/04/2005 quy định: Nghị quyết này quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể sau đây.
1. Nhà đất mà chủ sở hữu tuy thuộc diện thực hiện các chính sách quy định tại Điều 2 của nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khoá XI về nhà đất do nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 07 năm 1991 ( sau đây gọi chung là nghị quyết số 23/2003/QH11) nhưng đến ngày nghị quyết này có hiệu lực thi hành, cơ quan nhà nước chưa có văn bản quản lý, chưa bố trí sử dụng nhà đất đó
2. Nhà đất mà nhà nước đẫ có văn bản quản lý nhưng thực tế chưa quản lý, chưa bố trí sử dụng.
3. Nhà đất mà nhà nước đã trưng mua nhưng chưa thanh toán tiền hoặc đã thanh toán một phần cho chủ sở hữu
4. Nhà đất mà nhà nước đã trưng dụng.
5. Diện tích nhà đất mà nhà nước đã để lại khi thực hiên chính sách cải tạo nhà đất cho thuê và chính sách quản lý nhà đất của tổ chức cá nhân.
Qua nội dung hai nghị quyết trên có thể thấy nhà nước vẫn đang đẩy cái khó cho người dân và lẽ dĩ nhiên người chịu thiệt thòi nhiều hơn vẫn là những người dẩntong thời gian tới chúng ta phải có giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề này làm sao đảm bảo một cách tốt nhất quyền lợi và niềm mong mỏi của Kiều bào ở nước ngoài khi hướng về cội nguồn.
4.3. Về lĩnh vực nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú
Trong lĩng vực nhập cảnh, xuất cảnh. Thời hạn thị thực đang trở thành vấn đề nổi cộm đối với Kiều bào đặc biệt là những người về nước hợp tác khoa học, đầu tư, kinh doanh phải ở trong nước lâu ngày. Vì thời hạn thị thực quá ngắn và một số thủ tục hành chính nhiều khê đã gây ra nhiều khó khăncho Kiều bào, nó đang được ví von như là những liều thuốc thử sự kiên nhẫn và tình yêu quê hương đất nước của Kiều bào.
Điều 7 Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 28/4/2000 quy định:
a. Thị thực một lần, có giá trị sử dựng một lẩn trong thời hạn không có 12 tháng.
b. Thị thực nhiều lần, có giá trị sử dụng nhiều lần trong thời hạn không quá 12 tháng.
c. Thị thực không được gia hạn.
Khoản 2, Đièu 3 Nghị định số 21/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành pháp lệnh xuất nhập cảnhquy định về giá trị và tời hạn của thị thực:
a. Thị thực một lần hoặc nhiều lần có giá trị không quá 12 tháng được cấp cho người vào Việt Nam thực hiện các dự án theo giấy phép đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác với các cơ quan, tổ chức của Việt Nam; người vào làm việc tại cơ quan nước ngoài đặt tại Việt Nam và thân nhân ruột thịt cùng đi.
b. Thị thực nhiều lần hoặc nhiều lầncó giá trị không quá 6 tháng được cấp cho người được cơ quan, tổ chức, cá nhân mời vào Việt Nam không thuộc quy định tại điểm a khoản này.
c. Thị thực một lần có giá trị 15 ngày được cấp cho người xin nhập cảnh không có cơ quan, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam.
Những người về Việt Nam làm việc đặc biệt là các trí thức họ rất bận vì thế quỹ thời gian rảnh rỗi không nhiều mà cứ phải nay làm thủ tục VISA, mai làm thủ tục gia hạn là điều hết sức vô lý và mỗi lần làm thủ tục cấp thị thực mới là một lần phải đi công chứng giấy tờ. Đặc biệt là nhà khoa học về hợp tác với cơ quan, tổ chức trong nước thời hạn thị thực chỉ có 6 tháng, nhiều trí thức về nước chưa kịp bắt tay vao làm việc thì thời hạn VISA đã hết.
Cùng là vào nước làm ăn, cùng là đóng góp cho đất nước nhưng những người vào đầu tư kinh doanh dự án, hợp tác kinh doanh thì được cấp thị thực 1 năm còn các nhà khoa học chỉ được cấp thị thực 6 tháng, Vì, Khoản 2, điều 3 Nghị định số 21/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành pháp lệnh xuất cảnh quy định về giá trị và thời hạn của thị thực.
a. Thị thực một lần hoặc nhiều lần có giá trị không quá 12 tháng được cấp cho người vào Việt Nam thực hiện các dự án theo giấy phép đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác với các cơ quan, tổ chức của Việt Nam; người vào làm việc tại cơ quannước ngoài đặt tại Việt Nam và thân nhân ruột thịt cùng đi.
b. Thị thực nhiều lần hoặc nhiều lầncó giá trị không quá 6 tháng được cấp cho người được cơ quan, tổ chức, cá nhân mời vào Việt Nam không thuộc quy định tại điểm a khoản này.
c. Thị thực một lần có giá trị 15 ngày được cấp cho người xin nhập cảnh không có cơ quan, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam.
Đây là điều vô lý. Liên quan đến vấn đề này Ông Vũ Tất Thắng, giảng viên MBA lại trường hợp một chuyên gia Canada gốc Việt về Việt Nam làm việccùng một “đồng da trắng”. Hai người có điều kiện hoàn toàn như nhau nhưng “ anh bạn da trắng” được cấp VISA 1 năm trong khi anh chuyên gia Việt Kiều chỉ được cấp VISA trong thời hạn 6 tháng.
Trước sự phản ảnh của dự luận và giới Kiều bào, thời gian qua cục quản lý xuất nhập cảnh và các cơ quan kiên quan đã có giải pháp tạm thời lới lỏng hơn về vấn đề thị thực. Theo đó thị thực được cấp từ 1-3 năm.
Nhưng sự lởi lỏng trên được đánh là không giải quyết được gì nhiều, về cơ bản nó vẫn là sự bất cập lớn, chưa thực sự thông thoáng và cở mở. Nhưng sửa đổi bổ sung vẫn bị ảnh hưởng của tình trạng chung của pháp luật Việt Nam là mang tính dè xẻn, nhỏ giọt, chưa có những cải cách mang tính đột phá. Nhiều trí thức kiều bào cho rằng: “Để khuyến khích Kiều bào trở bề thì vấn đề cần phải điều chỉnh ngay là thủ tục hành chính. Trước mắt là mở rộng thời hạn thị thực và tiến tới miễn thị thực cho Việt Kiều nói chung”.
4.4. Về lĩnh vực đầu tư kinh doanh
Sự hạn chế trong lĩnh vực này được thể hiện ở một số điểm như sự phân biệt đối sử trong kinh doanh, về quyền và nghĩa vụ giữa thương nhân Kiều bào với thương nhân trong nước, sự bất hợp lý trong vấn đề thuế má…
Lĩnh vực đầu tư, kinh doanh được xem là lĩnh vực có sự thay đổi, cải cách lớn. Để thu hút, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thời gian qua pháp luật về đầu tư, kinh doanh đã có những thay đổi căn bản như việc mới đây chính phủ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được mua và sở hữu 49% cổ phần trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, để tạo môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh, bình đẳng thuộc mọi thành phần kinh tế, ngày 29-11-2005 Quốc hội đã thông qua luật đầu tư và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2006. Luật này thay thế Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài năm 2000 và luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998.
Mặc dù luật đầu tư chung đã có hiệu lực nhưng sự chậm trễ trong việc ban hành các nghị định, thông tư hướng dẫn nên các quy định hiện hành vẫn được áp dụng việc này đã làm các nhà đầu tư lo ngại và tất nhiên là các nhà đầu tư nước ngoài trong đó có không ít các doanh nghiệp Kiều bào vẫn đang phải âm thầm chịu đựng sự đối xử bất bình đẳng trong đầu tư, kinh doanh so với các doanh nghiệp trong nước điều này được thể hiện ở những điểm sau.
Một là: Các doanh ngiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị hạn chế hơn so với các doanh nghiệp trong nước trong hoạt động xuất, nhập khẩu và tất nhiên là các doanh nghiệp nước ngoài đã lên tiếng.
Dẫn chúng của ông Nguyễn Hoài Bắc là hoàn toàn có cơ sở, vì Nghị định số 44/2001/NĐ-CP ngày 02/08/2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 57/1998/ NĐ-CP ngày 31/07/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngaòi. Điều 8 nghị định 44/2001/NĐ-CP quy định kinh doanh xuất khẩu nhập khẩu:
1. Đối với thương nhân Việt Nam: Được nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề, ngành hàng ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài : Việc nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh thực hiện theo quy định của Giấy phép đầu tư được cấp, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Hai là: Các doanh ngiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị nhà nước áp đặt và can thiệp quá sâu vào quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp điều này được thể hiện rất rõ trong văn bản luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi số 18/2000/QH ngày 09/06/2000.
Điều 31 luật đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 2000 quy định: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải ưu tiên mua sắm thiết bị, máy móc, vật tư, phương tiện vận tải tại Việt Nam trong điều kiện kỹ thuật, thương mại như nhau.
Điều 34 luật đàu tư nước ngoài sửa đổi năm 2000 quy định: Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có quyền chuyển nhượng vốn của mình, nhưng phải ưu tiên cho doanh nghiệp Việt Nam.
Trong trường hợp chuyển nhượng vốn có phát sinh lợi nhuận thì bên chuyển nhượng nộp thuế lợi tức với thuế suất là 25% lợi nhuận thu được; trường hợp chuyển nhượng cho các doanh nghiệp Việt Nam thì được giảm hoặc miễn thuế.
Ba là: Sự phân biệt, đối xử còn thể hiện ở việc duy trì hai chế độ về giá cả dịch vụ đầu tư vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước khiến nhiều Kiều bào tỏ ra không mặn mà lắm với chính sách của Đảng và nhà nước.
Bốn là: Chính sách về thuế má còn bất hợp lý cụ thể là việc thu thuế chồng chéo. Các nhà đầu tư Việt Kiều và nhà đầu tư nước ngoài cho rằng: Họ đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, họ đã nộp thuế thu nhập cá nhân rồi thì nhà nước không còn lý do để đánh thuế chuyển lợi nhuận của họ về nước nữa nhưng thực tế nhà nước vẫn đánh loại thuế này. Trong khi luật đầu tư chung đã có hiệu lực nhưng chưa có các nghị định hướng dẫn thi hành cụ thể về vấn đề này thì các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang phải chịu sự điều chỉnh của luật đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 2000.
Điều 43 luật đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 2000 quy định: Khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài phải nộp một khoản thuế là 3%, 5%, 7% số lợi nhuận chuyển ra nước ngoài, tuy thuộc vao mức vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào vốn pháp định của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc vốn thực hiện hợp đồng hợp tác kinh tế.
Điều 44 luật đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 2000 quy định: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước theo quy định của Luật này đang giảm 20% thuế thu nhập doanh nghiệp so với các dự án cùng loại, trừ trường hợp áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 10%; được áp dụng mức thuế suất thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài là 3% số lợi nhuận chuyển ra nước ngoài.
Những tồn tại bất hợp lý trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh đã rõ như ban ngày, sắp tới các nghị định, thông tư hướng dẫn luật đầu tư mới, Chính phủ cần phải tính đến việc xoá bỏ sự phân biệt, đối xử tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế điều này sẽ đem lại nhiều yếu tố tích cực. Một ví dụ minh chứng là sau khi mở cửa thị trường viễn thông số lượng người dân biết đến chiếc điện thoại đã tăng lên nhanh chóng, chỉ sau hơn một năm ra đời khách hàng của Viêttel mobile đã lên đến con số 4 triệu ( số liệu do Handheld web cung cấp- ngày 22/07/2006)
4.5. Về lĩnh vực hồi hương
Nghị quyết định 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nêu: Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đảng và Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi để người Việt Nam ở nước ngoài về thăm quê hương, thân nhân, thờ cúng tổ tiên. Giải quyết thuận lợi, nhanh chóng thủ tục cho người Việt Nam ở nước ngoài hồi hương.
Hướng theo tiếng gọi của Đảng và Nhà nước, nhiều Kiều bào ở nước ngoài có nguyện vọng xin được hồi hương về Việt Nam. Một nguyện vọng tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể đáp ứng được . Thật không may cho những ai đã mất hết người thân trong nước hoặc còn người thân trong nước nhưng vì sự kỳ thị hay vì những lý do khác mà không đứng ra bảo lãnh cho để hội đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, để đựoc quay về nơi mình sinh ra.
Điều 2 Quyết định số 875/TTG về việc giải quyết cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài hồi hương về Việt Nam quy định người được phép hồi hương phải có đủ các điều kiện sau:
1. Có quốc tịch Việt Nam và mang hộ chiếu Việt Nam; nếu có quốc tịch Việt Nam, đồng thời mang hộ chiếu nước ngoài thì phải có xác nhận đã đăng ký công dân tại một cơ quan Đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
2. Thái đọ chính trị rõ ràng: Hiện tại không tham gia hoặc ủng hộ các tổ chức chống phá Tổ Quốc. Không có hành động chống đối Chính phủ Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
3. Có khả năng đảm bảo cuộc sống ở Việt Nam sau khi hồi hương.
4. Có một cơ quan hoặc thân nhân ở Việt Nam nêu dưới đây bảo lãnh.
a. Cơ quan cấp Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan Chính phủ hoặc Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bảo lãnh. đối với các trương hợp xin hồi hương để tham gia xây dựng đất nước như: Có vốn đầu tư, chấp nhận viẹc sử dụng trình độ học vấn hoặc tay nghề cao tạo một cơ sở thuộc ngành hoặc địa phương…
b. Thân nhân đủ có hộ khẩu trường trú ở Việt Nam( cha, mẹ, vợ chồng, con, anh, em, chị, em và người trong dòng tộc) bảo lãnh đối với các trường hợp xin hồii hương vì mục đích đoàn tụ gia đình và nhân đạo như: bảo đảm về nơi ăn ở, việc làm (nếu còn sức lao động), nơi nương tựa (nếu tuổi già sức yếu).
Qua tìm hiểu hệ thống pháp luật Việt Nam đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài cho thấy pháp luật trong những năm vừa qua đã có những thay đổi mang tính tích cực, tiến bộ theo hướng ngày càng tạo điều kiện thuận lợi, bình đẳng cho Kiều Bào thì vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là những vấn đề liên quan mật thiết đến quyền, lợi ích của Kiều bào khi về nước như: Lĩnh vực đất đai nhà ở, đầu tư kinh doanh, xuất nhập cảnh, hồi hương…điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến chính sách mời gọi Kiều Bào hướng về quê hương của Đảng và Nhà nước. Đòi hỏi trong những năm tới chúng ta cần phải đề ra chủ trương, giải pháp hợp lý để khắc phục.
CHƯƠNG III
THỰC TRẠNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI TẠI LÀO VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIÊN QUY CHẾ PHÁP LÝ CHO NGƯỜI
VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI
1. Thực trạng của người Việt Nam ở nước ngoài tại Lào
Hiện có 163.690 Việt kiều đang làm ăn, sinh sống tại Lào, Campuchia và Thái Lan. Cần cù, tiết kiệm, cộng đồng Việt kiều tại các nước này đã có nhiều hoạt động giúp ích cho xã hội, đất nước
Cộng đồng người Việt Nam tại Lào:
Cộng đồng người Việt Nam tại Lào hình thành khá sớm. Từ sau khi đổi mới và mở cửa, Đảng và nhà nước Việt Nam đã dành một sự quan tâm lớn đến người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Nhiều chính sách kêu gọi kiều bào hướng về đất nước, chính sách khen thưởng cho kiều bào có công với đất nước, chính sách hỗ trợ kiều bào về làm ăn, buôn bán được ban hành … Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định rõ: “Đồng bào Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam”.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, do cuộc sống khó khăn, nạn đói hoành hành, một bộ phận dân các tỉnh miền Trung đã sang Lào sinh cơ lập nghiệp. Một số công chức, viên chức, sĩ quan, binh lính bị Pháp đưa sang Lào phục vụ bộ máy cai trị và một số sang Lào làm ăn buôn bán. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, một bộ phận người Việt là quan chức, binh lính chế độ cũ đã ở lại định cư tại Lào.
Hiện nay, có gần 3 triệu người Việt Nam định cư ở khoảng 100 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới do đó việc nghiên cứu vấn đề người Việt ở nước ngoài trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa quan trọng và cần thiết. Hiện nay cộng đồng người Việt Nam tại Lào có khoảng 20.000 người, đa số sống ở Thủ đô và các thành phố lớn như Vientiane 5000 người, Champasac 5000 người, Savannakhet 3000 người và Khammuon 2000 người...
Do được sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện của Chính phủ Lào, cộng đồng người Việt Nam ở Lào đã phát huy được bản chất thông minh, cần cù, khéo léo vốn có trong sản xuất kinh doanh. Nhiều kiều bào làm nghề kinh doanh, dịch vụ ở quy mô vừa và nhỏ.
Người Việt có mặt ở Lào sớm và có số lượng đông nhất so với các nhóm ngoại kiều khác định cư tại Lào, do đó phần nào đã có nhiều đóng góp về kinh tế cho quốc gia Lào và là một trong những cộng đồng ngoại kiều được đánh giá là thành đạt ở Lào. Hiện nay ở thủ đô Vientiane có rất nhiều cơ sở kinh doanh lớn nhỏ của người Việt như hai nhà máy tôn lớn, công ty quạt Jíplai, một số công ty xây dựng, một số công ty là đại diện cho các công ty lớn ở nước ngoài như Briggestones, Handcook, rất nhiều tiệm vàng, tiệm may, khách sạn, tiệm chụp ảnh, trại cưa, trang trại chăn nuôi, …
Đáng chú ý ở một số địa phương có đông người Việt, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của người Việt đạt nhiều kết quả. Nhiều doanh nghiệp kiều bào đã trở thành những đơn vị kinh tế chủ lực, đầu đàn của một số tỉnh, thành phố có vai trò trong kinh tế – xã hội địa phương và có nhiều hoạt động xã hội giúp địa phương xóa đói giảm nghèo, được các cấp chính quyền tin cậy và hoan nghênh.
Tại các tỉnh và thành phố: Vientiane, Pakse, Savannakhet… đều có Hội người Việt Nam, hoạt động khá mạnh tại từng địa phương. Nhiều Hội đã tổ chức tốt việc dạy và học tiếng Việt cho con em, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, hoạt động hướng về đất nước luôn được Hội quan tâm duy trì thường xuyên.
2. Giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật Việt Nam đối với người Việt Nam ở nước ngoài
2.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách – pháp luật đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhằm mục đích hoà hợp dân tộc và thu hút người Việt Nam định cư ở nước ngoài hướng về quê hương
Tại buổi gặp mặt Kiều bào nhân dịp năm mới Ất Dậu, tổ chức tối 30/01/2005, tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã Phát biểu với bà con Việt Kiều về quê hương đón Tết Ất Dậu, Thủ tướng Phan Văn Khải bày tỏ mong đợi bà con Việt kiều tuỳ theo khả năng, người có sức góp sức, người có vốn góp vốn, người có tài góp tài, đất nước rất cần sự góp công, góp của, góp trí của mọi người Việt Nam dù ở trong nước hay ở nước ngoài, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất than, quá khứ, địa vị xã hội để sớm đưa đất nước thành một nước giàu mạnh, phát triển {36}.
Trả lời câu hỏi về chương trình hoạt động của Chính phủ về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài cần tập trung vào những vấn đề, giải pháp gì? Thứ trưởng ngoại giao-Chủ nhiệm Uỷ ban người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Phú Bình nói :
“Cùng với việc thực hiện các biện pháp nhằm thực hiện chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc, khép lại quá khứ; hướng tới tương lai cũng như giải quyết nhanh chóng các nhu cầu chính đáng của bà con về xuất nhập cảnh, hồi hương, cấp phát hộ chiếu, giữ quốc tịch Việt Nam, mua nhà để dưỡng già tại quê hương…Công tác về người Việt Nam ở nước ngoài thời gian tới cần tập trung vào các vấn đề cơ bản và lâu dài hơn; Như thực hiện chính sách để người Việt Nam ở nước ngoài gắn bó hơn nữa với trong nước, đặc biệt là đảm bảo các quyền cá nhân về đầu tư, kinh doanh, thừa kế, mua bán bất động sản, mua nhà, sử dụng nhà đất…phù hợp với luật pháp Việt Nam, luật pháp và tập quán quốc tế, tạo môi trường và cơ hội để doanh thân, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài có thể về nước làm ăn, đầu tư, buôn bán, chuyển giao công nghệ, hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học theo tinh thần ‘ vừa ích nước, vừa lợi nhà’. Hy vọng rằng với những chính sách và biện pháp trên, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài sẽ luôn có nhiều thuận lợi để duy trì các mối quan hệ gần gũi với quê hương đất nước, đồng thời làm cầu nối hữu nghị, tăng cường hiểu biết, quan hệ hợp tác giữa nước sở tại mà họ sinh sống với Việt Nam}.
Có thể thấy những chủ trương và giải pháp mà Đảng và nhà nước đề ra rất khó có thể giải quyết được hết những vấn đề đang tồn tại, Để khắc phục vấn đề này trong thời gian tới Đảng và nhà nước cần phải đề ra chủ trương, giải pháp thực chất và thiết thực hơn.
2.2. Nhóm giải pháp chung
2.2.1. Chúng ta cần phải xây dựng lòng tin và xoá bỏ tư tưởng nghi kỵ đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Mục đích lớn nhất của Đảng và nhà nước và cũng là nguyện vọng của toàn thể nhân dân đối với Kiều bào ở nước ngoài đó là sự đoàn kết hoà hợp dân tộc. Sự đoàn kết hoà hợp dân tộc hiểu theo đúng nghĩa thì nó phải là sự tin cậy, yêu thương, gắn bó với nhau. Để đạt được mục đích tốt đẹp này cần phải giải quyết các yêu cầu sau :
Một là, Trong chính sách – pháp luật đối với Kiều bào chúng ta phải đảm bảo tạo môi trường bình đẳng, xoá bỏ sự ưu tiên, phân biệt giữa các đối tượng Kiều bào khi về nước cũng như với Kiều bào với người dân trong nước. Trừ một số chính sách riêng biệt như chính sách ưu đãi trí thức Việt Kiều về nước làm việc thì có thể dành cho họ một số đặc quyền, đặc lợi riêng về lương bổng, ăn ở, đi lại…
Hai là, Nên hạn chế việc tuyên tryền, phổ biến những hình ảnh, hành động lời nói, bình luận về cuộc chiến tranh chống Mỹ trên các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, ẩn phẩm… Vì thực tế trên khắp cả nước, hàng ngày, hàng giờ vẫn thường diễn ra những việc làm, những hoạt động nói về chiến thắng vẻ vang, lẫy lừng của chúng ta trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Chúng ta tự hào về điều đó nhưng nên hạn chế nó, nên cất giữ nó trong lòng, bởi lẽ chiến thắng của chúng ta là sự thất bại của đối phương, sự vui mừng cao độ của chúng ta là nỗi đau thương tột cung của người khác, trong khi chúng ta kỷ niệm ăn mừng chiến thắng thì cũng là lúc hàng triệu đồng bào miền Nam nhớ về những người thân đã ngã xuống. Đặc biệt hơn là nó đang đi ngược lại với chính sách hoà hợp dân tộc, khép lại quá khứ hướng tới tương lai của Đảng và nhà nước, nó đang chứng tỏ là chúng ta vẫn chưa dứt bỏ được tư tưởng nghi kị đối với đông đảo Kiều bào ở nước ngoài. Vì vậy đã đến lúc chúng ta cần phải xoá bỏ đi tư tưởng này để xây dựng lòng tin và chứng tỏ rằng chính sách đoàn kết hoà hợp dân tộc của Đảng và nhà nước là ý nguyện từ đáy lòng của dân tộc Việt Nam.
2.2.2. Việc ban hành chính sách – pháp luật đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải tính đến vị trí và lợi ích thiết thực của họ trong xã hội
Kiều bào ở nước ngoài họ cũng giống chúng ta luôn đề cao đạo lý và lòng yêu nước, nhưng cũng không xem nhẹ những giá trị vật chất tốt đẹp. Họ hướng về quê một phần vì lòng yêu nước, phần còn lại là vì cái gì đó liên quan đến quyền lợi, địa vị xã hội và phong cách ứng xử của chúng ta đối với họ. Thời gian qua chúng ta đã có chính sách kêu gọi trí thức Kiều bào đem sức, đem tài vầ xây dựng quê hương, đất nước nhưng về cơ bản đó mới chỉ là những lời kêu gọi sự nhiệt tình long yêu nước chung chung, chưa có chính sách đảm bảo quyền lợi cũng như phát huy khả năng của họ, họ chưa thực sự được coi trọng như chủ trương đưa ra vì ở các cơ quan quản lý nhà nước, trí thức Việt Kiều chưa được trao đúng trọng trách với khả năng của mình.
Hơn nữa Phong cách đón tiếp, ứng xử đối với Kiều bào của cơ quan ban ngành trong nước còn mang nặng tính hành chính tắc trách, vô cảm, việc ban hành chính sách – pháp luật đối với Kiều bào thời gian qua thường là sự duy ý chí, mang tích áp đặt mà không chịu thấu hiểu Kiều bào họ là những ai? Họ có nguyện vọng, nhu cầu gì? Họ suy nghĩ gì…? để cùng chia sẻ với họ qua đó xây dựng chính sách -pháp luật hợp lý.
Để thực hiện giải pháp này cần phải đảm bảo các yêu cầu sau :
Một là, Đảng và nhà nước cần phải xem xét một cách công bằng hơn nữa về chính sách đất đai của Kiều bào đã bị tịch thu trong các chính sách cải tạo tư thương, chính sách quốc hữu hoá ruộng đất trước ngày 01/07/1991.
Hai là, Đối với những Kiều bào có tuổi mong muốn được trở về quê hương, đoàn tụ gia đình, Đảng và nhà nước phải tại đièu kiện thuận lợi cho họ về các vấn đề thủ tục pháp lý, môi trường, điều kiện sinh sống… để họ là cầu nối vững chắc cho các thế hệ con cháu sau này nhớ về cội nguồn.
Ba là, Đối với chính sách- thu hút trí thức Kiều bào hướng về quê hương Đảng và nhà nước phải có cơ chế để phát huy năng lực của họ, đảm bảo cho họ giữ vai trò, vị trí xứng đáng với chuyên môn và trình độ của mình.
Liên quan đến vấn đề này Giáo sư Trần Thanh Vân nói : “Tôi thấy Chính phủ cần có những chính sách cụ thể và thống nhất trong việc thu hút nhân tài. Dù ta rất cởi mở, thân thiện, trân trọng nhưng phải bằng những việc làm thiết thực. Các nhà khoa học Kiều bào ít nhiều đều có uy tín với giới khoa học trên thế giới nên cần phải trao cho họ một vị trí xứng đáng, có “thực lực”, và như vậy họ mới xem đó như một vinh hạnh, mới thấy được trân trọng. Bên cạnh đó, điều kiện làm việc và nghiên cứu cũng rất quan trọng đối với các nhà khoa học. Chất xám của họ phải có điều kiện để thể hiện. Chẳng hạn với một nhà khoa học trẻ, mất bao nhiêu năm tu nghiệp ở nước ngoài, tốn kém khá nhiều tiền của, trở về nước lại không được làm đúng với chuyên môn của mình thì họ sẽ dễ nản lòng và thấy phí hoài cho vốn trí thức của mình”.
Bốn là, Các quyền lợi về vật chất như chế độ lương bổng, điều kiện ăn ở, cơ sở vật chất làm việc… phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng và ít nhất cũng phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu của họ. Nhận xét về vấn đề này Tiến sĩ Dương Hoa Xô- Giám đốc Trung tâm công nghệ sinh học Thành phố Hồ Chí Minh nói : “Nhu cầu sử dụng lao động trí thức Việt Kiều của trung tâm rất lớn cho kế hoạch phát triển trong thời gian tới. Tuy nhiên để thu hút được đội ngũ nhân tài này, Việt Nam cần có chế độ tiền lương hợp lý hơn. Ngoài ra cũng cần tạo điều kiện để họ có thể tham gia vào các hoạt động hợp tác quốc tế, trao đổi khoa học với trong và nước ngoài” .
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Bình - Việt Kiều Canada nói: “Vấn đề của Việt Kiều là họ về Việt Nam làm việc là vì yêu thích công việc, vì tiền lương họ được trả đủ nuôi sống gia đình, chứ không chỉ vì lòng yêu nước hay nhiệt tình cách mạng một cách chung chung… Tức là làm sao cho Việt Kiều về nước làm việc thưc sự gắn bó với công việc, phát huy được sở trường của mình và có trách nhiệm nghĩa vụ với việc mình làm”.
2.2.3. Chính sách – pháp luật được ban hành phải nằm trong tổng thể và đi kèm theo chương trình hành động cụ thể
Kiều bào ở nước ngoài khi về nước, ngoài việc cần được đáp ứng những vấn đề liên quan đến chuyên môn, đến công việc của mình như môi trường làm việc, cơ sở vật chất, cơ chế quản lý… thì họ cũng cần phải có chỗ ăn, chỗ ở, điều kiện, môi trường học tập, giáo dục, y tế cho bản thân và gia đình…do đó chính sách đối với Kiều bào về nước phải được đặt trong tổng thể bao gồm tất cả các yếu tố liên quan, đảm bảo cho họ yên tâm làm việc. Một vấn đề nữa là Đảng và nhà nước có chính sách ưu đãi đối với trí thức Kiều bào về nước làm việc nhưng lại không có chính sách tương tự đối với trí thức trong nước. Lâu nay trong nước cũng có nhiều bậc hiền tài, đội ngũ trí thức cũng không thiếu nhưng họ đang bị lãng quên. Điều này gây khó cho cả hai giới trí thức, trí thức Kiều bào sẽ cảm thấy như mình bi cô lập còn trí thức trong nước sẽ không tránh khỏi tâm trạng tủi thân. Vì vậy có một chính sách chung hài hoà để phát huy hết tiềm năng cả trong và ngoài là cần thiết.
Để thực hiện giải pháp trên cần phải đảm bao các yêu cầu sau:
Một là, Hoàn thiện đồng bộ chính sách đối với Kiều bào trong đó đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cũng như nhu cầu thiết thực để họ có thể sống và làm việc bình thường tai Việt Nam. Đối với những đối tượng đặc thù như các trí thức, các chuyên gia thì ngoài việc đáp ứng các nhu cầu và yêu cầu như người bình thường thì còn phải đáp ứng các yêu cầu, nhu cầu cần thiết phục vụ cho công vịêc chuyên môn của họ.
Hai là, Bên cạnh đó việc xây dựng chính sách ưu đãi đối với trí thức Kiều bào về nước làm việc thì song song với đó nhà nước cũng nên có chính sách chiêu hiền, đãi sỹ tương tự đối với trí thức trong nước, như vậy chính sách mới thực sự hoàn thiện và phát huy được tổng lực chất xám của đất nước.
Ba là, Bên cạnh đó ban hành chính sách thì cũng phải xây dựng giải pháp đi kèm, có cơ chế tổ chức, phân công, phối hợp, triển khai rõ ràng giữa các cơ quan ban ngành để chính sách ban hành sớm đi vào cuộc sống, tránh tình trạng chính sách chỉ mãi mãi là chính sách trên giấy tờ như thời gian qua.
2.3. Giải pháp cụ thể
2.3.1. Sắp xếp tổ chức, xác định lại quyền hạn-nghĩa vụ của Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài (UBVNNVONN)
Về tổ chức, Sắp xếp, cơ cấu lại Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài theo hướng; Ở Trung ương nâng Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài tương đương cấp bộ trực thuộc Chính phủ; Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Uỷ ban chuyên trách về người Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc Uỷ ban nhân dân; Ở cấp quận, huyện có cán bộ chuyên trách thuộc văn phòng UBND. Các Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài hoạt động chuyên trách và chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên và cơ quan trực thuộc cùng cấp.
Hiện nay có khoảng gần 3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, đây là con só tương đối lớn và ngày càng có nhiều người Việt Nam về nước thăm thân, hợp tác đầu tư…nên các công việc phát sinh liên quan đến Kiều bào cũng vì thế mà ngày càng lớn và phức tạp trước thực tế trên đòi hỏi phải có một cơ quan chuyên trách về Kiều bào, nhưng theo nghị định số 21/2003/NĐ- CP ngày 10 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ. Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài chỉ là một tổ chức của Bộ Ngoại giao, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực công tác về người Việt Nam ở nước ngoài vì thế mà không có thực quyền.
Liên quan đến vấn đề này ông Nguyễn Chơn Trung-Chủ nhiệm Uỷ ban Về người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng : “Trong chương trình hành động của Chính phủ về công tác Kiều bào, đã giao rất cụ thể bộ này, ngành kia làm gì. Thậm chí rất nhiều bộ được ấn định cả thời gian hoàn thành là quý III/2004 nhưng đến nay đã hơn 1 năm trôi qua, chỉ có Bộ Xây dựng là có … dự thảo về vấn đề nhà ở cho Kiều bào. Từ ngày có Nghị quyết 36, tại Thành phố Hồ Chí Minh chỉ mới có 45 Việt Kiều được mua nhà ở, trong khi cả Thành phố Hồ Chí minh có 1,8triệu Kiều bào. Nên chăng cần có cơ quan ngang bộ về Kiều bào”?.
Ông Trần Thành Long- Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Tp,HCM, Phó Đoàn Đại biểu QHTP nói: “Tôi cũng ủng hộ việc nâng vai trò, vị trí của Uỷ ban Về NVNONN lên một tầm cao mới, không nhất thiết phải nhằm trong một bộ như hiện nay. Với số lượng (hơn 3 triệu người) thành phần và tiềm năng của Kiều bào, với tính chất, tầm quan trọng mà Nghị quyết 36 Bộ Chính trị đã đánh giá thì việc nên có một bộ máy tổ chức tương đương là rất cần thiết” .
Giáo sư Nguyễn Văn Chuyên - Việt Kiều Nhật nói: “UB người Việt Nam ở nước ngoài nên được nâng cấp thành cơ quan đầu mối có thẩm quyền. UB người Việt Nam ở nước ngoài từng là một cơ quan độc lập, có thẩm quyền ngang cấp Bộ. Tuy nhiên, cách đây vài năm, UB, này trực thuộc Bộ Ngoại giao. Như thế, quyền hạn của UB chỉ ở mức một Ban, không đủ thẩm quyền để giải quyết những công việc cụ thể của Việt Kiều”.
Về Quyền hạn-nghĩa vụ
Giao cho Uỷ ban người Việt Nam ở nước ngoài thực hiện công việc chuyên trách liên quan đến Kiều bào. Ở Trung ương thực hiện Việc quản lý, chỉ đạo chung, ở địa phương, Uỷ ban người Việt Nam ở nước ngoài là đầu mối tiếp nhận các vấn đề liên quan đến Kiều bào tức mọi thủ tục giấy tờ từ hồi hương, mua nhà, đến sản xuất kinh doanh đều được nộp và nhận tại Uỷ ban người Việt Nam ở nước ngoài cấp tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương.
Thực hiện giải pháp này nhằm mục đích đơn giản hoá thủ tục hành chính đối với Kiều bào đồng thời cũng giúp cho Uỷ ban người Việt Nam ở nước ngoài chủ động trong việc giải quyết được một vấn đề, Kiều bào phải mất nhiều thời gian và gõ cửa nhiều cơ quan.
Đánh giá về vấn đề này ông Nguyễn Chơn Trung-Chủ nhiệm Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài Tp.HCM nói:
“Để đơn giản hoá thủ tục cấp phép, tôi đề nghị trung ương nên ủy quyền cho UBND TP.HCM thực hiện cơ chế một cửa, tại chỗ để xử lý các vấn đề do Việt Kiều đặt ra, trong đó có việc cấp phép đầu tư. Chúng ta sẵn sang giao cho ban quản lý thực hiện cơ chế một cửa, tại chỗ cho hưởng ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp trong KCX-KCN còn các doanh nghiệp VIệt Kiều lại không? Thiết nghĩ, Nhà nước phải có những chính sách như thế cho các doanh nghiệp Việt Kiều, vì họ là một phận của cộng đồng Việt Nam. Nhiều ý kiến cho rằng cơ chế một cửa, tại chỗ nên thực hiện ngay tại trụ sở UBVNVNONN TP.HCM, tôi rất đồng tình với ý kiến này”.
2.3.2. Xây dựng hệ thống pháp luật đường bộ, thông thoáng, cởi mở đảm bảo tính công bằng
Mặc dù có tới 80% trong tổng số 2,7 triệu người Việt Nam ở nước ngoài đã mang hộ chiếu và nhập quốc tịch nước ngoài, tức là phần lớn họ là người nước ngoài. Nhưng vì có gốc gác là người Việt Nam máu đỏ da vàng vì chính sách đại đoàn kết hoà hợp dân tộc, kêu gọi Kiều bào ở nước ngoài hướng về quê hương cùng chung sức, chung lòng xây dựng quê hương đất nước… chúng ta nên đối xử bình đẳng giữa người Việt Nam ở nước ngoài với người Việt Nam ở trong nước, cho họ được hưởng một số quyền về kinh tế, dân sự như; Kinh doanh đầu tư, đất đai nhà ở, xuất nhập cảnh cư trú… như công dân trong nước. Để làm gì? Để trước tiên là tạo điều kiện cho họ dễ dàng có thể đóng góp cho quê hương, tạo môi trường làm ăn lành mạnh đặc biệt là đối với các doanh nhân. Thứ nữa, là cơ sở thể hiện chính sách thông thoáng, nhất quán của Đảng và nhà nước, có mục đích cầu thị thực sự đối với Kiều bào ở nước ngoài. Để đảm bảo cho điều này, nội dung của một số luật, văn bản luật cần được điều chỉnh như sau:
2.3.2.1. Đối với luật quốc tịch
Luật quốc tịch hiện hành đang tồn tại một số thiếu sót, bất cập nhất định gây ra nỗi băn khoăn, vướng mắc cho Kiều bào để khắc phục tình trạng này cần phải giải quyết như sau:
Đối với vấn đề quốc tịch, luật quốc tịch Việt Nam 1998 phải xác định lại cho rõ ràng về vấn đề nguyên tắc một quốc tịch quy định tai điều 3 luật quốc tịch 1998. Nếu giữ nguyên, nguyên tắc một quốc tịch đối với công dân Việt Nam thì phải bổ sung điều khoản quy định rõ trường hợp; Công dân Việt Nam nhập quốc tịch nước ngoài thì mặc nhiên không còn quốc tịch Việt Nam để tránh tình trạng hiện nay nhiều người đã có quốc tịch nước ngoài nhưng chưa thôi quốc tịch Việt Nam thì địa vị pháp lý của họ được xác định là người nước ngoài hay là người Việt Nam ? Nếu công nhận công dân Việt Nam có thể có hai quốc tịch thì phải sửa đổi điều 3 luật quốc tịch về nguyên tắc một quốc tịch.
Tuy nhiên để phù hợp với tình hình thực tế, phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như đáp ứng nguyện vọng của nhiều người Việt Nam định cư ở nước ngoài mong muốn có hai quốc tịch. Xét thấy việc những người mang hai quốc tịch sẽ có nhiều thuận lợi trong việc đi lại, làm ăn cũng như quyền lợi cá nhân của họ ở hai quốc gia chúng ta nên cho phép họ mang hai quốc tịch. Tuy nhiên cũng phải đặt ra một số điều kiện như việc mang hai quốc tịch không được nhằm mục đích trốn tránh trách nhiệm, trốn tránh nghĩa vụ công dân…
2.3.2.2. Đối với lĩnh vực đất đai nhà ở
Trong lĩnh vực đất đai nhà ở đang tồn tai một số hạn chế, vướng mắc nhất định, gây bất lợi trực tiếp đến quyền lợi của đông đảo Kiều bào, thứ nữa là ảnh hưởng gián tiếp đến hậu quả của chính sách chung của Đảng và nhà nước đối với Kiều bào. Đòi hỏi phải có giải pháp khắc phục kịp thời theo hướng bảo vệ quyền lợi chính đáng của Kiều bào, tạo sự thông thoáng, cởi mở để tất cả Kiều bào có nhu cầu chính đáng đều có thể mua nhà tại Việt Nam.
Thứ nhất: Đảng và nhà nước phải có giải pháp thiết thực hơn nữa trong việc đảm bảo quyền lợi ích về nhà ở, đất đai đối với Kiều bào. Ngày 02/04/2005 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ra nghị quyết số 775/2005/NQ-UBTVQH11 quy định việc giải quyết đối với một số trườn hơp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước thể được lấy lại nhà nếu thuộc các trường hợp sau:
Nhà đất mà Nhà nước đã có văn bản quản lý nhưng thực tế chưa quản lý chưa bố trí sử dụng.
Nhà đất mà Nhà nước đã trưng mua nhưng chưa thanh toán tiền hoặc đã thanh toán một phần cho chủ sở hữu.
Nhà đất mà Nhà nước đã trưng dụng
Diện tích nhà đất mà Nhà nước đã để lại khi thực hiện chính sách cải tạo nhà đất cho thuê và chính sách quản lý nhà đất của tổ chức, cá nhân (điều 1 nghị quyết số 775/2005/NQ-UBTVQH11).
Nghị quyết số 775/2005/NQ-UBTVQH11 mới chỉ giải quyết một số trường hợp cụ thể rất nhỏ còn số đông Kiều bào bị nhà nước tịch thu, quốc hữu hoá nhà ở, đất ở chưa được giải quyết. Trong thời gian tới Đảng và Nhà nước nên có giải pháp hợp lý trảlại nhà ở, đất ở cho cả các đối tượng Kiều bào.
Thứ hai; Nên bỏ quy định hạn chế đối tượng được phép mua nhà tại Việt Nam quy định tai khoản 1, điều 121 luật đất đai năm 2004, điều 126 luật nhà ở năm 2005. Thay vào đó nên quy định, cho phép tất cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở tại Việt Nam
Việc sửa đổi như trên sẽ mang lại nhiều ý nghĩa tích cực như; Dỡ bỏ được bức tường rào pháp lý, mà lâu nay nó được coi là nỗi ám ảnh đối với những người làm thủ tục mua nhà, thứ nữa là loại bỏ được tình trạng những người không đủ điều kiện mua nhà ở người khác đứng tên rồi xảy ra tranh chấp, tình trạng cò đất đối với Kiều bào…
Liên quan đến vấn đề này ông Nguyễn Chơn Trung-Chủ nhiệm Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM nói:
“Không nên nghĩ rằng việc ổn định ở chỗ cho Việt Kiều khi về nước đầu tư, làm ăn là chỉ có lợi riêng cho họ, mà phải thấy rằng sẽ có lơi chung cho đất nước. Tôi thấy những Việt Kiều hồi hương, về hưu hoặc về nước làm ăn lâu dài mới cư trú 6 tháng trở lên. Mà những người thuộc diện này thì NĐ 81đã cho phép rồi. Còn một bộ phận không nhỏ Việt Kiều thường xuyên đi về làm ăn hoặc có dự định đầu tư về nước thì ít khi cư trú trong nước đến quá 6 tháng, nhưng một năm họ có thể về nước nhiều lần. Nếu quy định như vậy thì coi như họ không có cơ hội sở hữu nhà trong nước. Bản thân tôi cũng thấy rất khó khi triển khai thực hiện quy định trong Luật Nhà ở. Các văn bản hướng dẫn dưới luật tuy chưa ban hành nhưng theo tôi, cũng sẽ gặp khó khăn vì sự chưa rõ rang này. Chúng tôi đã tập hợp nhiều ý kiến của Việt Kiều, họ cho rằng không nên giới hạn về thời gian cư trú”.
2.3.2.3. Đối với lĩnh vực đầu tư – kinh doanh
Luật đầu tư mới có hiệu lực từ ngày 01/07/2006 được đánh giá là sẽ tạo ra sân chơi bình đẳng cho tất cả các thành phần kinh tế, nhưng cho tới nay vẫn chưa có văn bản nào được ban hành để hướng dẫn thực hiện và tất nhiên là có nhiều sự lo lắng từ các nhà đầu tư nước ngoài trong đó có các doanh nghiệp Việt Kiều, rằng; Các doanh nghiệp nước ngoài liệu có thực sự được đối xử bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước hay không? Để tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, hạn chế đến mức thaats nhất đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước. Thời gian tới các nghị định, thong tư hướng dẫn luật đầu tư cần phải giải quyết một số vấn đề sau:
Thứ nhất; cần phải hạn chế đến mức tối đa những ngành nghề, lĩnh vực mà nhà nước chiếm giữ sự độc quyền có ảnh hưởng trực tiếp đến người dân như; Lĩnh vực hạ tầng công nghệ thong tin, bưu chính viễn thong, điện lực…
Thứ hai; Đảm bảo sự đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài, xoá bỏ tình trạng hai giá giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, tình trang ép mua, ép bán, ưu tiên mua, ưu tiên bán các sản phẩm trong nước của các doanh nghiệp nước ngoài, tình trạng ưu tiên doanh nghiệp trong nước trong hoạt động xuất nhập khẩu…
Liên quan đến vấn đề này ông Lưu Văn Khương - Việt Kiều Ý nói: “Chúng tôi chỉ có nguyện vọng được đối xử như người Việt Nam bình thường, bình đẳng và không đòi hỏi ưu đãi đầu tư, hay ưu đãi về luật lệ. Chung tôi là thành phần của cộng đồng dân tộc thì cho phép chung tôi được đối xử như người Việt Nam trong nước, tức là được phép đầu tư, tham gia vào các công việc nhà nước cho phép và chịu trách nhiệm về công việc mình làm như những công dân Việt Nam. Ngay cả vấn đề mua đất , mua nhà cho người Việt Nam ở nước ngoài cũng không nên phân biệt chỉ 4 thành phần mới được mua mà tất cả mọi người ở nước ngoài về cần mua nhà để ở thì Nhà nước nên tạo điều kiện” .
Ông Nguyễn Hữu Lệ, chủ tịch HĐQT TMA-Canada cho rằng: “ Nhà nước cần đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Trong khi chưa tạo thêm ưu đãi thu hút Việt Kiều về làm việc, chúng tôi thấy cần được đối xử bình đẳng. Cùng một đường truyền có dung lượng như nhau nhưng công ty chúng tôi phải trả hơn 20.000 USD mỗi tháng. Trong khi đó, một doanh nghiệp khác chỉ trả hơn 7.000 USD”.
Ông Nguyễn Hoài Bắc- Chủ tịch tập đoàn CND (Canada Home Deco Corp) nói: “Chúng ta phải xem xét khía cạnh công bằng trong kinh doanh. Ví vụ như công ty của tôi hoặc bất cứ công ty nước ngoài nào đầu tư vào Việt Nam cũng là đầu tư tiền bạn, tạo ccong ăn việc làm nhưng khi chúng tôi kinh doanh thì có vấn đề khác hẳn các công ty ở Việt Nam. Các công ty ở Việt Nam, TNHH chẳng hạn, họ chỉ cần thành lập công ty là họ có thể mua đi bán đi lại không sao cả. Còn công ty nước ngoài như chúng tôi khi nhập hàng hoá vào chỉ được phép sản xuất, không được phép kinh doanh. Tức không được phép nhập 1 cuộn vải, một cái áo vào bán cho người khác mà phải sản xuất nhưng với công ty Việt Nam thì họ lại được phép... Đó là vấn đề chung tôi cho rằng cần xem xét. Thứ hai nữa, công ty Việt Nam không phải xin quota, xin cấp phép nhưng đã là công ty 100% vốn nước ngoài như chúng tôi phải xin quota, xin cấp phép. Và phải được sự chuẩn ý đó mới được nhập khẩu. Tôi hy vọng rằng rất sớm, rất sớm nữa thôi, Bộ Thương mại se xem xét vấn đề này để tao quyền bình đẳng và công bằng trong thương mại” .
2.3.2.4. Đối với lĩnh vực nhập cảnh xuất cảnh, cư trú
Nằm trong chủ trương chính sách chung của Đảng và Nhà nước đối với Kiều bào, trong lĩnh vực nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú thời gian tới cũng cần phải tập trung khắc phục một số vấn đề sau:
Thứ nhất, Xây dựng cơ chế phù hợp nằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động hải quan xuất nhập cảnh, có biện pháp xử lý nghiêm đối với những cán bộ hải quan có hành vi nhũng nhiễu, nhận tiền của khách hàng tiến tới xây dựng quy chế, tiêu chuẩn mới về phong cách làm việc, phong cách ứng xử của cán bộ hải quan, đảm bảo rằng các tiêu chuẩn đó khi được thực hiện sẽ làm hài lòng tát cả các khách hàng bất kể trong hay ngoài nước.
Thứ hai, Cần phải sửa đổi thời hạn thị thực đối với Kiều bào theo hướng tăng thời hạn thị thực đảm bảo cho họ về làm việc, đầu tư kinh doanh cảm thấy hài long về sự điều chỉnh đó và tới miễn thị thực cho Kiều bào.
Thứ ba, Nên tổ chức sửa đổi về thời hạn thị thực cho Kiều bào ngay tại cửa khẩu hải quan, không nhất thiết bắt Kiều bào phải làm thủ tục xin thị thực từ cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Thực hiện điều này sẽ tạo điều kiện cho bà con đỡ mất thời gian đặc biệt là nhũng người thường xuyên phải về nước hoặc những người ở những quốc gia không có cơ quan đại diện của Việt Nam.
Thứ bốn, Xoá bỏ quy định không cho phép ra hạn thị thực thay vào đó là Kiều bào được phép ra hạn thị thực khi hết hạn, để họ không bị mất nhiều thời gian vào những thủ tục hành chính.
2.3.2.5. Đối với vấn đề hồi hương
Để khắc phục tình trạng hiện nay nhiều người muốn hồi hương về Việt Nam mà không thể về được do điều kiện pháp luật đặt ra quá bất cập. Quyết định 875/TTg ngày 21/11/1996 của thủ tướng Chính phủ quy định những người người hồi hương vì mục đích đoàn tụ gia đình phải có người cùng huyết thống đủ 18 tuổi đứng ra bảo lãnh, vấn về tưởng như đơn giản nhưng thực tế có rất nhiều người vì nhiều lý do khác nhau hiện nay ở trong nước không còn ai thân thích, ruột thịt đứng ra bảo lãnh hoặc nhiều trường hợp vẫn còn người thân ở trong nước nhưng họ lại từ chối bảo lãnh.
Để giải quyết bất cập này pháp luật hiện hành nên đặt ra điều kiện thông thoáng, thực tế hơn, theo đó những người hồi hương vì mục đích đoàn tụ gia đình không nhất thiết là cứ phải có người thân ruột thịt đủ 18 tuổi đứng ra bảo lãnh mà có thể là một người quen hoặc chỉ cần viết giấy cam kết tại UBND xã, phượng nơi người đó đăng ký thường trú là được
Chỉ có như vậy mới có thể đáp ứng được niềm mong mỏi của tất cả những người Việt Nam định cư ở nước ngoài xin hồi hương về Việt Nam. Hơn nữa khi họ hồi hương về Việt Nam dù sinh sống ở đâu, làm gì thì họ cũng phải đăng ký thường trú và chịu sự kiểm soát của chính quyền địa phương. Nếu vì lý do nào đó họ xin hồi hương về Việt Nam nhằm mục đích xấu thì cho dù có một hay nhiều người thân bảo lãnh đi chăng nữa thì chúng ta cũng khó có thể kiểm soát được họ. Vấn đề ở đây là chúng ta nên cởi bỏ bớt những tư tưởng nặng nề, nghi kỵ, có như vậy chính sách đại đoàn kết, hoà hợp dân tộc của Đảng và Nhà nước mới thực sự có ý nghĩa.
KẾT LUẬN
Quy chế pháp lý của người Việt Nam ở nước ngoài là một vấn đề phức tạp và nhảy cảm, đứng trước tình hình mới, yêu cầu mới đặt ra là phải làm sao xây dựng chính sách – pháp luật hợp lý trước là đạt mục tiêu hoà hợp dân tộc, sau là để phát huy tiềm năng to lớn của người Việt Nam ở nước ngoài cho công cuộc xây dựng phát triển đất nước. Để giải quyết mục đích và nhiệm vụ khó khăn đặt ra, trong đề tài này tác giả đã tập trung làm sang tỏ những vấn đề sau.
Một là, Đề tài đã tập trung đánh giá thực trạng người Việt Nam định cư ở nước ngoài, trong đó nêu bật nguồn gốc, quá trình hình thành, những đặc điểm về người Việt Nam định cư ở nước ngoài, đưa ra bức tranh sống động về cộng đồng Kiều bào, phản ánh một cách trung thực những tiềm năng to lớn của Kiều bào trên những phương diện cơ bản như con người, tiềm năng kinh tế, trí tuệ…với những dẫn chứng cụ thể về một số tấm gương tiêu biểu trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh và nghiên cứu khoa học, qua đó nói lên vai trò, tầm quan trọng của Kiều bào đối với quê hương đất nước đồng thời đưa ra những dẫn chứng cụ thể về tầm tư, tình cảm, tư tưởng chính kiến của Kiều bào đối với tình hình đất nước.
Hai là, Đề tài đã đánh giá và phân tích một cách sâu sắc về địa vị pháp lý của người Việt Nam ở nước ngoài cụ thể là quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam tại CHDCND Lào. Đặc biệt là trong phần này tác giả đã tập trung phân tích, đánh giá một cách chi tiết những tồn tại yếu kém của Đảng và Nhà nưổctng chử trương chính sách pháp luật đối với người Việt Nam ở nưới ngoài, chỉ ra nguyên nhân cơ bản của những tồn tại yếu kém đó. Để đảm bảo tính trung thực và chính xác của đề tài trong quá trình nghiên cứu bên cạnh đó những lập luận, nhận định luôn có những dẫn chứng cụ thể ở từng vấn đề trong thực tiễn.
Ba là, Trên cơ sở đánh giá, phân tích tổng quan những vấn đề lien quan đến người Việt Nam ở nước ngoài như: Thực trạng người Việt Nam định cư ở nước ngoài, thực trạng chính sách-pháp luật đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài,nguyên nhân tồn tại của thực trạng của chính sách pháp luật đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài... Tác giả đã đưa một số kiến nghị, giải pháp về mặt tư tưởng, về mặt thể chế, về mặt pháp luật để khắc phục những hạn chế yếu kém, xoá bỏ những nguyên nhân đang tồn tại là cơ sở cho mục tiêu hoà hợp dân tộc, chinh phục kiều bào hướng về quê hương.
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, vì vậy các tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp, phê bình của tất cả các thầy cô giáo và các bạn quan tâm.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LDOCS (51).doc