Khóa luận Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản theo pháp luật Hôn nhân gia đình hiện hành

LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I 5 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA VỢ CHỒNG TRONG VIỆC CHIA TÀI SẢN 5 1. Khái niệm chung 5 1.1. Khái niệm giới, giới tính, bình đẳng giới 5 1.1.1. Khái niệm giới 5 1.1.2. Khái niệm giới tính 6 1.1.3. Khái niệm bình đẳng giới 6 1.2. Khái niệm thời kỳ hôn nhân 7 1.3. Khái niệm tài sản, quyền sở hữu tài sản của vợ chồng, chia tài sản của vợ chồng 8 1.3.1. Khái niệm tài sản 8 1.3.2. Khái niệm quyền sở hữu tài sản của vợ chồng 9 1.3.3. Khái niệm chia tài sản của vợ chồng 11 2. Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản 11 2.1. Ý nghĩa về mặt pháp lý 11 2.2. Ý nghĩa về xã hội 12 3. Sơ lược sự phát triển của pháp luật Việt Nam về quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản 13 3.1. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong việc chia tài sản theo pháp luật thời kỳ phong kiến 13 3.2. Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản theo pháp luật thời kỳ pháp thuộc 15 3.3. Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản theo pháp luật thời kỳ từ Cách mạng tháng tám năm 1945 đến nay 16 3.3.1. Giai đoạn 1945 – 1954 16 3.3.2. Giai đoạn 1954 – 1975 17 3.3.3. Giai đoạn 1975 – 2000 19 3.3.4. Giai đoạn từ năm 2000 đến nay 20 CHƯƠNG II 22 QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA VỢ CHỒNG TRONG VIỆC CHIA TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH 22 1. Nguyên tắc chung về quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản 22 1.1. Nguyên tắc hiến định 22 1.1.1. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật 22 1.1.2. Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật 22 1.1.3. Nguyên tắc nam nữ bình đẳng trong mọi lĩnh vực của xã hội 23 1.2. Nguyên tắc chung của Luật Dân Sự 23 1.2.1. Nguyên tắc bình đẳng 23 1.2.2. Nguyên tắc quyền bình đẳng của vợ chồng 24 1.3. Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng theo Luật HN&GĐ năm 2000 24 2. Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong các trường hợp chia tài sản 25 2.1. Quyền bình đẳng giữa vợ chồng khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân 25 2.1.1. Căn cứ chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân 25 2.1.2. Phương thức chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 27 2.1.3. Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân 28 2.1.4. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung 30 2.1.5. Khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng 31 2.2. Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong trường hợp chia tài sản khi vợ chồng ly hôn 31 2.2.1. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn 31 2.2.2. Một số trường hợp đặc biệt về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 36 2.3. Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong trường hợp chia tài sản khi một trong hai bên vợ chồng chết 41 2.3.1. Phương thức chia tài sản 41 2.3.2. Điều kiện tạm hoãn phân chia di sản thừa kế 41 CHƯƠNG III 45 THỰC TIỄN BẢO VỆ QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA 45 VỢ CHỒNG TRONG VIỆC CHIA TÀI SẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 45 1. Thực tiễn bảo vệ quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản 45 1.1. Nhận xét chung 45 1.2. Một số vụ việc cụ thể về bảo vệ quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản 46 2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản. 51 2.1. Đối với việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 52 2.2. Đối với việc chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên vợ hoặc chồng chết 54 2.3. Đối với việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 54 2.4. Về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật 55 KẾT LUẬN 56 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2120 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản theo pháp luật Hôn nhân gia đình hiện hành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mẹ chồng) tặng cho riêng trong ngày cưới là tài sản riêng; nhưng nếu những thứ đó được cho chung cả hai người với tính chất là tạo dựng cho vợ chồng một số vốn thì coi đó là tài sản chung. - Trong trường vợ hay chång đã vay nợ tiền bạc của người khác để chi dùng cho mục đích riêng thì người đó phải có nghĩa vụ thanh toán bằng tài sản riêng (Khoản 3 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2000). Nếu tài sản riêng không có hoặc không đủ để thanh toán thì phải thanh toán bằng phần tài sản của người đó trong khối tài sản chung của vợ chồng hoặc vợ chồng có thể thỏa thuận để thanh toàn bằng tài sản chung của vợ chồng. Như vậy, việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì trình tự thỏa thuận luôn là yếu tố tạo sự bình đẳng cho cả hai vợ chồng. Họ được bình đẳng trong phân chia cũng như bình đẳng về quyền yêu cầu Tòa án giải quyết khi vợ chồng không thỏa thuận được với nhau. Tòa án sẽ giải quyết theo nguyên tắc quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000. Khoản 2 Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau: “a. Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập”. Xuất phát từ đặc điểm tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, trong đó, “kỷ phần” của mỗi bên vợ, chồng đối với khối tài sản chung luôn được xác định là “ngang bằng nhau”. Vì vậy, khi ly hôn tài sản chung sẽ được chia đôi, đây là một quy định thể hiện rõ sự bình đẳng giữa vợ chồng khi chia tài sản. Mặc dù có xét đến hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp… nhưng điều đó cũng chỉ nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp và chính đáng cho mỗi bên mà thôi. Trong nguyên tắc này, việc xem xét đến “công sức đóng góp” của các bên đối với khối tài sản chung cần phải phân biệt với trường hợp chia tài sản trong việc huỷ kết hôn trái pháp luật để thấy rõ sự bình đẳng của vợ chồng trong việc chia tài sản khi ly hôn. Đối với trường hợp huỷ kết hôn trái pháp luật, khi các bên không thoả thuận được với nhau về chia tài sản chung thì việc chia tài sản phải tính đến công sức đóng góp của mỗi bên (Điều 17 – Luật HN&GĐ năm 2000), có nghĩa là, giữa họ không phải là vợ chồng hợp pháp, tài sản chung giữa họ chỉ thuộc sở hữu chung theo phần, khi chia phải căn cứ vào công sức đóng góp để chia tài sản. Trong việc ly hôn, bản chất là quan hệ hôn nhân, do đó, về nguyên tắc, tài sản chung phải chia đôi, và để đảm bảo quyền bình đẳng của vợ chồng thì cần phải hiểu bình đẳng không có nghĩa là cao bằng, do đó, nếu một bên không có công sức đóng góp gì nhiều đối với tài sản chung, có hành vi hoang phí, phá tán tài sản thì khi chia tài sản, toà án có thể chia cho bên kia phần tài sản nhiều hơn phần mà lẽ ra họ được hưởng chứ không phải xác định môt cách rạch ròi công sức của họ để phân chia theo công sức đó. Như vậy mới thực sự đảm bảo quyền bình đẳng của vợ chồng trong việc chia tài sản khi ly hôn. Lao động trong gia đình được coi là lao động có thu nhập là một quy định thể hiện rất rõ quyền bình đẳng của vợ chồng trong khi chia tài sản chung. Nếu người vợ hoặc người chồng chỉ ở nhà chăm sóc con cái, thực hiện những công việc gia đình thì quyền và nghĩa vụ của họ cũng luôn ngang bằng với người kia trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Do đó, khi chia tài sản chung khi ly hôn, quyền của họ cũng luôn được đảm bảo. “b. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thanh niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”. Việc chia tài sản giữa vợ chồng không chỉ nhằm đảm bảo quyền lợi của vợ chồng mà còn phải đảm bảo quyền lợi của con đặc biệt là con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật… Đó cũng là một quy định thể hiện sự bình đẳng cho các thành viên trong gia đình. Trong đó, quyền lợi của người vợ cũng được đặc biệt quan tâm, thể hiện sự ưu tiên bởi xuất phát từ chức năng về giới, về phong tục tập quán … Trường hợp con đã thành niên có đóng góp đáng kể vào việc xây dựng và phát triển tài sản của cha mẹ thì được trích chia phần đóng góp của họ trong phần tài sản của cha mẹ theo yêu cầu của người con đó. “c. Bảo vệ lợi ích của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập”. Khi chia tài sản của vợ chồng mặc dù theo nguyên tắc chia đôi nhưng vẫn phải đảm bảo quyền lợi của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập ổn định cuộc sống. Đó cũng là một sự bình đẳng đối với cả hai vợ chồng. “d. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; Bên nào nhận tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch”. Đây là quy định hoàn toàn hợp lý bởi nếu nhận phần tài sản có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì lẽ dĩ nhiên người đó phải thanh toán phần giá trị chênh lệch cho bên còn lại. Như vậy mới đảm bảo sự công bằng, bình đẳng cho cả hai bên khi chia tài sản. Khoản 3 Điều 95 Luật HN&GD năm 2000 quy định: “Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vî, chồng thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”. Khi ly hôn mà giữa vợ chồng vẫn còn nghĩa vụ chung về việc thanh toán tài sản thì họ sẽ thỏa thuận để cùng nhau thực hiện những nghĩa vụ chung ấy bằng những cách phù hợp với luật định, phù hợp với ý chí, nguyện vọng của đôi bên. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án được yêu cầu sẽ tiến hành giải quyết để tạo ra sự công bằng, bình đẳng và tránh những mâu thuẫn, xung đột sau ly hôn giữa vợ chồng. Nói tóm lại, về nguyên tắc chia tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn, Luật HN&GĐ năm 2000 luôn đề cao tính tự thỏa thuận, sau đó mới là quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Để thấy được sự tôn trọng ý chí tự nguyện của đôi bên và tạo ra một môi trường thực sự bình đẳng cho vợ, chồng lựa chọn và quyết định sao cho phù hợp với lợi ích và nhu cầu của mình. 2.2.2. Một số trường hợp đặc biệt về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn + Chia tài sản chung khi vợ chồng sống chung với gia đình nhà vợ hoặc nhà chồng Điều 96 Luật HN&G§ n¨m 2000 quy định “trong trường hợp vợ, chồng chung sống với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập duy trì phát triển khối tài sản chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia ®×nh; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia”. Khi chia tài sản trong trường hợp này th­êng gặp nhiều khó khăn phức tạp bởi xuất phỏt từ chức năng về giới, về phong tục tập quán chång bởi lẽ tài sản chung vợ chồng không chỉ của hai người mà còn liên quan đến khối tài sản chung của gia đình. Vì vậy cần phải có quy định rõ thế nào là xác định được tài sản và không xác định được tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình thì mới có căn cứ để chia tài sản một cách thống nhất, bình đẳng và phù hợp. Vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc thỏa thuận với gia đình để phân chia khối tài sản đó. Nếu không tự thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết để đảm bảo tính công bằng, bình đẳng và phù hợp nhu cầu của đôi bên. + Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn Theo quy định tại Điều 97 Luật HN&GĐ năm 2000 và được cụ thể tại các điều 24, 25, 26, 27, Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Luật HN&GĐ năm 2000 thì: - Quyền sử dụng đất riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó. Việc chia quyền sử dụng đất riêng này cũng giống như chia tài sản riêng khác khi vợ chồng ly hôn. Tuy nhiên trong trường hợp này cần phải có chứng cứ chứng minh tài sản đó là tài sản riêng của mình vì quyền sử dụng đất là một loại tài sản phải đăng ký theo quy định của pháp luật. - Quyền sử dụng đất mà cả vợ và chồng đều xác định là tài sản chung thì khi ly hôn được chia như sau: • Trường hợp chia quyền sử dụng đất mà vợ chồng được nhà nước giao (Điều 24 Nghị ĐÞnh 70): Đối với quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối. Nếu cả hai vợ chồng đều có nhu cầu sử dụng đất và có điều kiện trực tiếp sử dụng thì quyền sử dụng đất được chia theo thỏa thuận của hai bên. Trường hợp không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Nếu chỉ có một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì người đó có quyền tiếp tục sử dụng sau khi đã thỏa thuận với bên kia. Trường hợp không thỏa thuận được thì bên tiếp tục sử dụng đất phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà bên đó được hưởng theo mức do hai bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Trong trường hợp một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất nhưng không thể thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà bên đó được hưởng, thì bên kia có quyền chuyển nhượng phần đất của mình cho người thứ ba, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Quyền bình đẳng thể hiện ở việc các bên tự thỏa thuận để đưa ra những cách phân chia hợp lý và đảm bảo diện tích đất đó được sử dụng có hiệu quả. Nếu không thỏa thuận được thì khi yêu cầu Tòa án giải quyết, quyết định của Tòa án sẽ có giá trị bắt buộc đối với các bên. Việc chia quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở được nhà nước giao, đất chuyên dùng là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được chia theo nguyên tắc chia tài sản chung thông thường. Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo cách chia quyền sử dụng đất giữa hai vợ chồng đã nói ở trên mà không liên quan đến quyền sử dụng đất chung của gia đình nữa. Quy định này không những đảm bảo quyền bình đẳng cho hai vợ chồng mà còn đảm bảo quyền lợi của của gia đình. Cách chia như trên vẫn dựa trên nền tảng của nguyên tắc chia đôi tài sản chung thông thường. Theo đó sẽ góp phần công bằng và hợp lý khi chia tài sản của vợ chồng. • Chia quyền sử dụng đất mà vợ, chồng được nhà nước cho thuê (Điều 25 Nghị định 70). Nhìn chung cách chia quyền sử dụng đất trong trường hợp này cũng giống như khi chia quyền sử dụng đất được nhà nước giao. Nếu các bên đều có nhu cầu và có điều kiện tiếp tục sử dụng thì có thể ký lại hợp đồng thuê đất với nhà nước khi đã trả tiền thuê. Nếu khi ly hôn chỉ còn một bên có nhu cầu thuê và cũng đã trả hết tiền thuê hàng năm thì bên có nhu cầu đó có thể ký lại hợp đồng với nhà nước mà không phụ thuộc vào bên kia có thuê nữa hay không. Khi đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê mà hai vợ chồng ly hôn thì các bên sẽ thỏa thuận về việc sử dụng đất đó và thanh toán cho nhau phần tiền thuê đất trong thời gian thuê đất còn lại. Trường hợp một bên tiếp tục thuê đất thì phải thanh toán cho bên kia một nửa số tiền tương ứng với thời gian thuê đất còn lại, kể từ thời điểm chia tài sản khi ly hôn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu các bên đã đầu tư vào tài sản trên đất, thì bên tiếp tục thuê phải thanh toán cho bên còn kia một phần giá trị tài sản đã đầu tư vào thời điểm chia tài sản khi ly hôn, căn cứ vào tài sản và công sức đóng góp của bên kia, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Sự bình đẳng được thể hiện khi các bên có quyền tự thỏa thuận với nhau về giá trị thanh toán phần tiền khi đã trả tiền thuê cho nhà nước, đồng thời sự thanh toán đó phải ngang bằng và phù hợp với lợi ích của hai bên. Khi không thỏa thuận được thì đều có quyền yêu cầu tòa án giải quyết để đảm bảo quyền lợi cho cả hai vợ chồng. • Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng được chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế chung, nhận thế chấp (Điều 26 Nghị định 70). Việc chia quyền sử dụng đất trong trường hợp này cũng được chia theo nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn như đã nêu ở §iều 95 Luật HN&GĐ năm 2000. Đó là vẫn chia đôi quyền sử dụng đất như thông thường nhưng trường hợp vợ chồng nhận thế chấp quyền sử dụng đất của người thứ ba thì khi ly hôn, quyền sử dụng đất cũng thuộc khối tài sản chung của vợ chồng và chia theo quy định tại Điều 95 của Luật HN&GĐ năm 2000. • Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng được giao chung với hộ gia đình (Điều 27 Nghị Định 70). Trong trường hợp vợ chồng sống chung với hộ gia đình mà quyền sử dụng đất được giao chung với hộ gia đình sau khi kết hôn, thì phần quyền sử dụng đất của vợ chồng không tiếp tục sống chung với hộ gia đình được tách ra chia theo các trường hợp chia quyền sử dụng đất đã nêu ở trên. Thực tiễn xét xử cho thấy việc chia quyền sử dụng đất là rất phức tạp vì đây là một trong những tài sản có giá trị lớn và phải có đăng ký nên cần phải có các giấy tờ để chứng minh. Đồng thời các cơ quan cã thÈm quyÒn khi giải quyết việc chia quyền sử dụng đất cần phải xem xét và nghiên cứu rõ ràng, chi tiết, đảm bảo tính chính xác và bình đẳng cho các bên sau khi chia tài sản khi ly hôn. So với Luật HN&GĐ năm 1986 thì đây thực sự là những quy định cụ thể hơn rất nhiều trong cách phân chia, đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. + Chia nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng (Điều 98 Luật HN&GĐ năm 2000). Trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng có thể chia để sử dụng thì khi ly hôn được chia theo nguyên tắc chia tài sản chung được quy định theo Điều 95 của Luật HN&GĐ năm 2000. Nếu không thể chia được thì bên được tiếp tục sử dụng nhà ở phải thanh toán cho bên kia phần giá trị mà họ được hưởng. Khi giải quyết, Tòa án cần chú ý điều tra, nghiên cứu, xác định xem nhà đó có phải là tài sản chung của vợ chồng hay không, nguồn gốc xây dựng, quản lý, sử dụng, tu sửa, công sức đóng góp, hoàn cảnh cụ thể của mỗi bên sau khi ly hôn để giải quyết sao cho thỏa đáng, thấu tình, đạt lý. Góp phần bảo đảm quyền lợi chính đáng của của vợ, chồng, đồng thời quan tâm đúng mức đến quyền lợi của người vợ và các con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Cần phải quán triệt nguyên tắc “Dù đã ly hôn, mỗi bên đều có quyền có nhà ở; vì vậy giải quyết nhà ở phải nhằm tạo điều kiện cho mỗi bên có chỗ ở ổn định cuộc sống, nhất là đối với các con và bất kỳ trong trường hợp nào cũng không được để vợ và các con ra khỏi nhà khi họ thật sự chưa có chỗ ở”. Đây thực sự là một quy định tiến bộ, hợp lý mang tính nhân đạo và hoàn toàn bình đẳng đối với cả hai bên mà đặc biệt là đối với vợ và các con - những đối tượng thường được coi là phái yếu trong gia đình, tạo điều kiện cho mỗi bên ổn định cuộc sống và tiếp tục làm việc, lao động sau khi ly hôn. + Giải quyết quyền lợi của vợ, chồng khi ly hôn trong trường hîp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên. Theo quy định tại Điều 99 Luật HN&G§ n¨m 2000: “Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên đã được đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn, nhà ở đó vẫn thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà, nhưng phải thanh toán cho bên kia một phần giá trị nhà, căn cứ cào công sức bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa nhà”. Việc chia nhà ở thuộc sở hữu riêng của mỗi bên vợ hoặc chồng cũng gièng như chia tài sản riêng khác của vợ chồng. Nếu đã là tài sản riêng thì sau khi ly hôn tài sản đó vẫn thuộc về chủ sở hữu. Tuy nhiên đối với nhà ở bởi đã có thời gian hai vợ chồng cùng chung sống trong ngôi nhà đó, có sự bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo hoặc tu sửa lại ngôi nhà nên dù tài sản đó là tài sản của một bên nhưng bên đó phải thanh toán cho bên kia một phần giá trị nhà căn cứ vào công sức tu tạo ngôi nhà đó. Song việc quy định như thế nào để định mức cho công sức bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa nhà hay việc thanh toán cho bên kia một phần giá trị nhà thì không cụ thể. Chính vì vậy cần phải có những hướng dẫn cụ thể hơn về vấn đề này nhằm đảm bảo quyền lợi cho cả đôi bên sau khi ly hôn. 2.3. Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong trường hợp chia tài sản khi một trong hai bên vợ chồng chết 2.3.1. Phương thức chia tài sản Nếu như Luật HN&GĐ năm 1986 có quy định về phương thức chia tài sản khi một trong hai bên vợ chồng chết trước đó là “chia đôi” thì Luật HN&GĐ năm 2000 không quy định cụ thể cách chia như thế nào. Tuy nhiên thông thường trong những trường hợp này thì nguyên tắc chia đôi tài sản chung vẫn được áp dụng để đảm bảo tính bình đẳng và công bằng cho các bên. Điều đó là hoàn toàn phù hợp với thực tế cuộc sống nhưng nhất thiết phải có những hướng dẫn cụ thể từ phía các cơ quan có thẩm quyền để việc áp dụng giải quyết được thống nhất và phù hợp hơn. Thông thường việc chia tài sản trong trường hợp này chỉ đặt ra khi có yêu cầu của bên còn sống hoặc người được nhận di sản thừa kế do người chết để lại. Tòa án sau khi được yêu cầu chia di sản sẽ tiến hành xác định khối tài sản chung và phần di sản mà những người thừa kế được hưởng để phân chia. Ở đây tính thỏa thuận không được đề cập đến với mức độ ưu tiên như trong các trường hợp chia tài sản vợ chồng khác. Việc chia tài sản được đặt ra trong trường hợp này để đảm bảo quyền lợi cho bên còn sống cũng như những người ®ược hưởng di sản thừa kế. 2.3.2. Điều kiện tạm hoãn phân chia di sản thừa kế Xuất phát từ tình hình thực tế có nhiều trường hợp khi vợ hoặc chồng chết trước, bên còn sống (thường là vợ và con) gặp khó khăn nhưng những người được hưởng di sản thừa kế cùng đồng thời đưa ra yêu cầu chia khối tài sản đó để được hưởng di sản thừa kế. Vì vậy, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người chồng, người vợ còn sống và các con, Khoản 3 Điều 31 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: “Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định; nếu hết thời hạn do tòa án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu tòa án cho chia di sản thừa kế”. Đây là một trong những quy định mới của Luật HN&GĐ năm 2000. Thực chất là hạn chế quyền yêu cầu chia di sản thừa kế của những người thừa kế, bảo đảm quyền lợi của người vợ, chồng còn sống và gia đình. Theo Điều 12 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính Phủ quy định: “1. Thời hạn chưa cho chia di sản thừa kế theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật Hôn nhân và gia đình không quá 3 năm. Việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên còn sống và gia đình là trường hợp nếu chia di sản thừa kế thì bên còn sống và gia đình không thể duy trì cuộc sống bình thường do không có chỗ ở, mất tư liệu sản xuất duy nhất để tạo thu nhập hoặc vì các lý do chính đáng khác”. Ba năm là khoảng thời gian tối đa để tạm hoãn việc phân chia di sản thừa kế và cũng là khoảng thời gian để bên còn sống và gia đình ổn định cuộc sống nhất là trong những trường hợp gặp khó khăn như không có chỗ ở, mất tư liệu sản xuất duy nhất để tạo thu nhập hoặc vì các lý do chính đáng khác. Tuy nhiên cũng cần phải có sự quy định cụ thể và rõ ràng hơn thế nào là “lý do chính đáng khác” để có sự áp dụng được thống nhất trong mọi trường hợp. “2. Trong trường hợp người thừa kế của bên vî hoặc bên chång mà túng thiếu, không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình, và không có người khác cấp dưỡng thì Tòa án xem xét, quyết định về việc cho chia di sản thừa kế trên cơ sở cân nhắc quyền lợi của bên vợ hoặc bên chồng còn sống và quyền lợi của những người thừa kế khác”. Sự bình đẳng trong trường hợp này được đặt ra không chỉ giữa vợ chồng mà còn giữa người vợ, chồng còn sống với những người được hưởng di sản thừa kế. Nếu như thời hạn tối đa để tạm hoãn phân chia di sản thừa kế là 3 năm nhằm đảm bảo quyền lợi của người vợ, chồng còn sống và gia đình thì quy định này cũng nhằm đảm bảo quyền lợi của người thừa kế khi họ có hoàn cảnh khó khăn và việc chia di sản thừa kế là cần thiết với họ. “3. Trong trường hợp tòa án chưa cho chia di sản thừa kế theo quy định tại khoản 1 điều này thì bên còn sống có quyền sử dụng, khai thác để hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ di sản và phải giữ gìn bảo quản di sản như đối với tài sản của chính mình; không được thực hiện các giao dịch có liên quan đến việc định đoạt di sản, nếu không được sự đồng ý của những người thừa kế khác.” Nếu bên còn sống thực hiện các giao dịch nhằm tẩu tán, phá tán hoặc làm hư hỏng, mất mát di sản thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu và có quyền yêu cầu chia di sản; bên còn sống phải bồi thường thiệt hại cho những người thừa kế khác theo quy định của pháp luật. “4. Những người thừa kế của bên vợ hoặc bên chồng đã chết có quyền yêu cầu chia di sản trong trường hợp chưa hết thời hạn quy định tại khoản 1 điều này mà bên còn sống kết hôn với người khác.” Dưới góc độ bình đẳng trong việc chia tài sản với trường hợp người vợ, chồng chết trước mà không có yêu cầu của những người thừa kế di sản ngay thì người chồng, vợ còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng có quyền sử dụng, khai thác hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó và phải bảo quản giữ gìn theo quy định của pháp luật về trông nom quản lý di sản thừa kế. Trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận để người khác quản lý di sản. Đó là một quy định thể hiện sự công bằng, thỏa đáng và hết sức bình đẳng giữa vợ chồng. Tiếp đó nếu bên còn sống kết hôn với người khác thì quyền yêu cầu chia di sản thừa kế được thực hiện ngay mà không cần phải chờ đến ba năm nữa. Đó cũng là một sự bình đẳng về quyền yêu cầu đối với những người được hưởng di sản thừa kế, đảm bảo quyền và lợi ích của họ mà vẫn không ảnh hưởng tới vấn đề tài sản của người sẽ kết hôn đó. Bởi vì theo lẽ tự nhiên nếu đã kết hôn có nghĩa là sẽ bắt đầu một thời kỳ hôn nhân khác và bắt đầu xuất hiện chế độ sở hữu chung hợp nhất về tài sản khác. Chính vì thế phần tài sản chung với bên vợ, chồng đã chết khi có yêu cầu chia thừa kế thì việc đó sẽ được thực hiện ngay. Bộ luật Dân Sự cũng quy định về việc vợ chồng có thể định đoạt tài sản chung bằng cách lập di chúc (Điều 663) và di chúc chung này có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết (Điều 668). Như vậy nếu theo quy định này thì việc phân chia di sản thừa kế sẽ phải phụ thuộc vào di chúc và chỉ được chia tài sản chung đó khi di chúc có hiệu lực. Tuy nhiên, Điều 686 của Bộ Luật nµy cũng quy định hạn chế phân chia di sản. §ó là trong trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được chia sau một thêi hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia. Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu tòa án ra quyết định tạm hoãn phân chia di sản thừa kế giống như quy định của Luật HN&GĐ về vấn đề này. CHƯƠNG III THỰC TIỄN BẢO VỆ QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA VỢ CHỒNG TRONG VIỆC CHIA TÀI SẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 1. Thực tiễn bảo vệ quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản 1.1. Nhận xét chung Cuộc sống với sự vận động không ngừng cùng với những quan hệ mới sẽ kéo theo rất nhiều thay đổi và một điều đáng ghi nhận hiện nay là trong phần lớn các gia đình vợ chồng đã có sự bàn bạc và cùng nhau gánh vác công việc gia đình. Người phụ nữ đã ngày càng tự khẳng định vị trí của mình ngang hàng với nam giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là cơ sở rất quan trọng cho việc thực hiện quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản ngày một tốt hơn, trong đó phải kể đến những đóng góp quan trọng của Luật HN&GĐ năm 2000 với nguyên tắc vợ chồng bình đẳng. Qua thực tiễn xét xử cho thấy án kiện về HN&GĐ là án kiện có tính chất phức tạp gây ra nhiều hậu quả liên quan đến quyền và nghĩa vụ nhân thân và tài sản vợ chồng. Nhìn chung, trong những năm qua Tòa án các cấp đã xét xử đúng quy định của Luật HN&GĐ nên về cơ bản đảm bảo được đường lối xét xử, đồng thời đã có nhiều cố gắng giải quyết vụ án đúng thời hạn mà pháp luật quy định, bảo vệ kịp thời quyền lợi hợp pháp của các bên đương sự. Nhưng khi áp dụng nguyên tắc vợ chồng bình đẳng trong các quy định về việc chia tài sản giữa vợ chồng vào thực tiễn để giải quyết lại có những thiếu sót nhất định không tránh khỏi. Điều đó có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như sự nhận thức chưa đúng về các nguyên tắc, căn cứ chia tài sản, các quy định của pháp luật còn chưa thùc sù đầy đủ làm cho việc chia tài sản giữa vợ chồng còn rất khó khăn chưa đảm bảo quyền bình đẳng giữa vợ chồng. Hơn thế, nhận thức của người dân mà đặc biệt là người phụ nữ về các quy định trong việc chia tài sản giữa vợ chồng còn hạn chế. Vì vậy quyền lợi của các bên trong thực tế còn bị vi phạm. 1.2. Một số vụ việc cụ thể về bảo vệ quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản + Việc chia tài sản giữa vợ chồng còn gặp khó khăn khi tài sản riêng của vợ, chồng thì vợ, chång có quyền nhập hoặc không nhập vào khối tài sản chung nhưng Luật lại không quy định căn cứ vào đâu để xác định “việc nhập” hoặc “không nhập” đó. Vì vậy, chưa đảm bảo quyền bình đẳng cho các bên. Ví dụ: Anh Nguyễn Văn M và chị Ngô Thị G đăng ký kết hôn năm 1998, trước khi đăng ký kết hôn, M có nhà (do gia đình M cho từ năm 1981); G có một ngôi nhà trên cùng phố đó và 3.218,1m2 đất nông nghiệp do anh trai cho chị năm 1982. Sau khi kết hôn, anh chị bán ngôi nhà của chị G, về chung sống tại nhà 49/9B của anh M và canh tác trên 3.218,1m2 đất nông nghiệp của chị G. Anh chị cùng tu sửa nhà hết khoảng 10 triệu đồng, cùng kê khai đăng ký và chuẩn bị được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà số 49/9B. Khi ly hôn, chị G không yêu cầu chia nhà số 49/9B (kể cả phần tu bổ, nâng cấp) nếu như anh M công nhận và không yêu cầu chia phần đất 3.218,1m2 (mặc dù giá trị nhà đất 49/9B cao hơn giá trị 3.218,1m2 đất nông nghiệp). Nhưng Anh M lại muốn chia cả hai diện tích đất. Anh cho rằng vợ chồng đã chung sống với nhau thì tài sản riêng đều được sử dụng như tài sản chung vì thế khi ly hôn phải chia đều tất cả nên đã xảy ra tranh chấp. Tũa ỏn cấp sơ thẩm xác định nhà 49/9B là tài sản riêng của anh M và diện tích 3.218,1m2 là tài sản riờng của chị G. Tuy anh chị đã cùng chung sống và cùng sử dụng cả hai diện tích đất đó nhưng nguồn gốc là tài sản riêng, chỉ khi anh M và chị G đồng ý nhập vào tài sản chung thì mới được coi là tài sản chung và mới chia đều cả hai diện tích đất. Nhưng giữa anh chị lại không có thỏa thuận nhập hai diện tích đất này vào khối tài sản chung nên khi ly hôn tài sản riêng của bên nào thuộc về bên đó. Mặt khác, anh M làm nghề lái xe, còn chị G làm nghề sản xuất nông nghiệp nên diện tích đất nông nghiệp đó thuộc về chị G là phù hợp với nhu cầu và nghề nghiệp của chị G và đảm bảo giá trị sử dụng của tài sản. Qua ví dụ trên chúng ta thấy rằng, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm là hoàn toàn đúng đắn. Tính bình đẳng được thể hiện là việc xác định cả hai lô đất trên cùng là tài sản riêng và nếu đã là tài sản riêng thì tài sản riêng của bên nào sẽ thuộc về bên đó sau khi ly hôn. Chính vì vậy nếu có yêu cầu chia tài sản mà đặc biệt là việc xác định tài sản chung hay riêng, nhập vào hay không nhập thì tòa án phải hết sức thận trọng và phải nắm vững được những quy định của pháp luật về chia tài sản của vợ chồng cùng với những quy định khác có liên quan để giải quyết. Có như vậy mới đảm bảo được quyền bình đẳng của vợ chồng khi chia tài sản. Bên cạnh đó thì tòa án cũng phải giải thích để người dân hiểu và thực hiện đúng pháp luật, do người dân còn thiếu hiểu biết về pháp luật nhất là trong trường hợp này chị G và anh M đã không thỏa thuận rõ ràng việc nhập hay không nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung nên mới xảy ra tranh chấp như vậy. + Ông Nguyễn Hữu Hùng và bà Nguyễn Thị Kim Nhung kết hôn với nhau năm 1979 tại xã Vô Tranh, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Họ có hai người con và hơn 2000m2 đất tại x· Vô Tranh. Đến năm 2002, cả hai người con đều xây dựng gia đình và cách đó không lâu bà Nhung đã phát hiện ra ông Hùng ngoại tình với người phụ nữ khác. Vì nghĩ rằng các con đều đã có gia đình và mình thì cũng lớn tuổi nên bà không đề nghị ông Hùng ly hôn để giữ thể diện gia đình. Nhưng bà yêu cầu ông Hùng chia tài sản chung của vợ chồng để bà ra ở riêng và không muốn chung đụng với ông Hùng nữa. Ông Hùng đồng ý và họ đã thỏa thuận chia hết phần tài sản chung là 2000m2 đất cùng với các tài sản chung khác. Họ chia 2000m2 ra làm hai phần: ông Hùng một phần và bà Nhung một phần. Sau đó bà Nhung và ông Hùng ở riêng. Việc chia đất của hai ông bà Hùng và Nhung với lý do nêu trên liệu có là lý do chính đáng hay không thì chúng ta khó có thể đưa ra một kết luận chính xác được, vì chưa có một văn bản pháp luật nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định về vấn đề này. Tuy nhiên cũng có thể thấy rằng việc họ tự thỏa thuận chia đôi tài sản như vậy đã thể hiện quyền bình đẳng trong việc chia tài sản giữa vợ chồng. Song cần phải có những hướng dẫn cụ thể hơn từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để việc áp dụng thế nào là lý do chính đáng khi chia tài sản của vợ chồng cho thống nhất và phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Đồng thời cũng cần quy định về sự thỏa thuận giữa vợ chồng khi chia tài sản nhất thiết phải được sự xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vấn đề này. Như vậy mới có thể tránh được những tranh chấp từ hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cũng như quyền bình đẳng cho cả hai bên. + Ly hôn là án kiện chiếm tỷ lệ cao nhất trong các vụ án về HN&GĐ, nó có tính phức tạp cao. Việc chia tài sản khi ly hôn cũng là một vấn đề còn nhiều điều phải bàn tới trong đó có sự phân chia tài sản của vợ chồng liên quan đến lợi ích của người thứ ba. Trong trường hợp này không những phải đảm bảo quyền bình đẳng cho cả hai vợ chồng mà còn phải đảm bảo quyền lợi cho người thứ ba nên việc chia tài sản vợ chồng sẽ có tính phức tạp hơn nhiều so víi những trường hợp chia tài sản cña vợ chồng khác. Ví dụ Anh Trần Vạn Xuân và chị Lưu Thị Ngọc kết hôn với nhau ngày 16/2/1989 tại Ủy ban nhân dân phường Hàng Trống. Do mâu thuẫn vợ chồng căng thẳng kéo dài từ nhiều năm nên anh chị xin ly hôn. Về tài sản, cả anh Xuân và chị Ngọc đều xác nhận vợ chồng có hai diện tích nhà đất gồm: - Một ngôi nhà hai tầng rưỡi ở tại số 34 ngõ 67 đường Tô Ngọc Vân – phường Quảng An – quận Tây Hồ - Hà Nội, có mặt bằng xây dựng 137m2 giá 471.280.000 nằm trên thửa đất diện tích 447m2 trị giá 13.410.000.000đồng, cộng là 13.881.280.000đồng. - Một ngôi nhà hai tầng rưỡi tại số 3 ngõ 20 đường Tây Hồ - phường Quảng An – quận Tây Hồ - Hà Nội có mặt bằng xây dựng 117m2 giá 639.112.000đồng nằm trên thửa đất diện tích 279m2 trị giá 11.160.000.000đồng, cộng là 11.799.112.000đồng. Đối với diện tích đất này thì lúc mua giữa vợ chồng anh Xuân, chị Ngọc đã thỏa thuận với vợ chồng chị Thủy, anh Đức là sau này nếu chị Thủy có nhu cầu xây dựng thì vợ chồng anh Xuân, chị Ngọc sẽ để một lối đi rộng 2m để vợ chồng chị Thủy đi vào phần đất của mình (vì phần đất của nhà chị Thủy nằm bên trong diện tích đất của vợ chồng anh Xuân). Vì vậy khi ly hôn nếu ai được chia sử dụng diện tích đất trên thì phải thực hiện thỏa thuận. Nhưng vợ chồng chị Thủy phải thanh toán giá trị quyền sử dụng đất của lối đi chung đó. - 100 lạng vàng do gia đình anh Xuân thanh toán công sức cho vợ chồng anh chị khi hai vợ chồng ở chung với gia đình anh Xuân tại 87 Phủ Doãn, anh chị đã đóng góp tiền cùng với gia đình anh Xuân để mua thêm một phần diện tích nhà tại 87 Phủ Doãn. Sau khi gia đình anh Xuân bán diện tích nhà 87 Phủ Doãn đã thanh toán cho vợ chồng anh Xuân 100 lạng vàng. Số vàng này do anh Xuân trực tiệp nhận và quản lý. Như vậy tài sản chung của vợ chồng có tổng trị giá là: Diện tích nhà đất số 34 ngõ 67 đường Tô Ngọc Vân trị giá 13.881.280.000đồng, diện tích nhà đất tại số 3 ngõ 20 đường Tây Hồ trị giá 11.799.112.000đồng và 100 lạng vàng trị giá 780.000.000đồng, cộng là 26.460.392.000đồng. Tại bản án ly hôn sơ thẩm số 73 ngày 19/3/2004 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định chấp nhận yêu cầu ly hôn giữa anh Trần Vạn Xuân và chị Lưu Thị Ngọc. Tài sản chung được chia như sau: - Do vợ chồng chị Ngọc làm ăn buôn bán mà có khối tài sản chung đó. Chị Ngọc từ trước khi kết hôn đã buôn bán cùng gia đình còn anh Xuân làm công nhân Nhà máy giầy Thượng Đình đến năm 1990 thì nghỉ và hiện nay làm nghề xây dựng tự do. Anh Xuân xác nhận chị Ngọc là người năng động hơn anh trong lĩnh vực buôn bán và toàn bộ kinh tế gia đình là do chị Ngọc quản lý. Khi mua đất và xây dựng hai ngôi nhà trên chị Ngọc là người đưa tiền cho anh Xuân mua. Trên thực tế, anh Xuân cũng không nắm được nguồn thu nhập từ việc buôn bán có được bao nhiêu và chỉ áng chừng số tiền của vợ chồng mà không biết cụ thể. Vì vậy khi chia tài sản chung chị Ngọc được hưởng 60% và anh Xuân hưởng 40% tổng giá trị tài sản. Cụ thể tổng giá trị tài sản chung của vợ chồng là 26.460.392.000đồng, chia cho chị Ngọc là 15.876.235.000đồng và chia cho anh Xuân là 10.584.157.000đồng. - Chia bằng hiện vật cụ thể như sau: Chị Lưu Thị Ngọc được sở hữu và sử dụng toàn bộ diện tích nhà đất tại số 34 ngõ 67 đường Tô Ngọc Vân - phường Quảng An – quận Tây Hồ - Hà Nội trị giá 13.881.280.000 đồng. So với phần giá trị của chị Ngọc thì còn thiếu là 1.994.955.000 đồng. Anh Trần Vạn Xuân được sở hữu và sử dụng toàn bộ diện tích nhà đất tại số 3 ngõ 20 đường Tây Hồ - phường Quảng An – quận Tây Hồ - Hà Nội trị giá là 11.799.112.000 đồng. Nhưng anh Xuân phải dành một lối đi tại phần đất của mình cho vợ chồng chị Thủy sử dụng. Lối đi này rộng 2m, diện tích lối đi là 38,02m2 trị giá 1.520.800.000 đồng. Như vậy sau khi trừ đi giá trị lối đi của vợ chồng chị Thủy thì anh Xuân còn lại là 10.278.312.000 đồng. Anh Xuân được sở hữu 100 lạng vàng trị giá 780.000.000 đồng. Tổng cộng anh Xuân được chia bằng hiện vật trị giá 11.058.312.000 đồng, so với phần giá trị anh được chia thừa ra là 474.155.000 đồng nên anh Xuân phải thanh toán số tiền này cho chị Ngọc. Vợ chồng chị Thủy phải thanh toán 1.520.800.000 cho chị Ngọc khi sử dụng 2m đất đó làm lối đi và phải có trách nhiệm xây ngăn phần diện tích lối đi của mình được chia sử dụng. Với quyết định xét xử của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã phù hợp với điều 95 Luật HN&G§ n¨m 2000: “Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này…”. Xem xét trên thực tế, việc chia cho chị Ngọc được hưởng 60% tổng giá trị tài sản chung là hoàn toàn hợp lý, do công sức đóng góp của chị vào khối tài sản chung là nhiều hơn anh Xuân nhưng vẫn thể hiện sự bình đẳng của vợ chồng khi chia tài sản chung và đảm bảo quyền lợi cho vợ chồng chị Thủy (quyÒn lîi cña ng­êi thø ba) khi mua diện tích đất đó để làm lối đi. Như vậy trên thực tế việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn đã đảm bảo quyền bình đẳng của các bên. Nguyên tắc chia đôi tài sản đã được áp dụng một cách triệt để, song có xem xét đến công sức đóng góp của mỗi bên vào khối tài sản chung để phân chia một cách hợp lý, công bằng và phù hợp với nhu cầu cũng như đảm bảo tính bình đẳng khi chia tài sản. + Chia tài sản của vợ chồng khi một trong hai bên vợ chồng chết trước. Đây là trường hợp ít xảy ra trên thực tế vì khi một bên đã chết thì thông thường bên còn lại sẽ quản lý và sử dụng tài sản chung đó mà không cần phải phân chia. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp việc chia tài sản chung của vợ chồng vẫn được thực hiện nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên. Ví dụ Anh Đào Văn N và chị Vũ Thị P kết hôn năm 1990 tại Uỷ Ban Nhân Dân xã Bắc Lý, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Họ chưa có con. Tài sản chung có một ngôi nhà cấp 4 trên tổng diện tích đất là 3000m2 và nhiều tài sản sinh hoạt khác. Năm 2000 anh N mắc bệnh và chết. Sau 2 năm chị P kết hôn với anh C. Chị P không ở ngôi nhà đó nữa nhưng chị muốn được lấy lại phần tài sản của mình trong thời kỳ chung sống với anh N theo đúng kỷ phần mà chị được hưởng. Chị P gửi đơn yêu cầu chia tài sản chung lên Tòa án nhân dân huyện Hiệp Hòa. Tòa án cấp sơ thẩm quyết định chia đôi diện tích đất đó và chị P được hưởng một nửa là 1500m2 cùng các tài sản sinh hoạt khác. Ngôi nhà do bố mẹ anh N làm cho hai vợ chồng khi cưới nên chị trả về cho bố mẹ anh N mà không có yêu cầu chia ngôi nhà đó. Diện tích đất còn lại và ngôi nhà đó bố mẹ anh N tiếp tục quản lý và sử dụng. Như vậy việc chia tài sản chung trong trường hợp trên là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của chị P và không xảy ra tranh chấp sau khi chia. Có thể nói mặc dù chưa có một văn bản cụ thể nào hướng dẫn về việc chia đôi tài sản chung trong trường hợp này nhưng cách chia như trên của Tòa án nhân dân huyện Hiệp Hòa là hoàn toàn hợp lý và đã thể hiện tính bình đẳng trong việc chia tài sản giữa vợ chồng khi một bên chết trước. Qua những ví dụ trên chúng ta thấy rằng việc chia tài sản của vợ chồng dù trong trường hợp nào còng cần có sự đảm bảo đúng pháp luật và đảm bảo quyền lợi cho các bên. Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản thực sự là một yêu cầu cần được thực hiện một cách nghiêm chỉnh từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến những người trực tiếp thụ hưởng quyền lợi đó mà cụ thể ở đây chính là những người vợ, người chồng trong gia đình. 2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản. 2.1. Đối với việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân * Giải pháp 1: Cần phải dự liệu như thế nào là “có lí do chính đáng” của vợ, chồng để chia tài sản chung khi hôn nhân đang tồn tại. Ngoài hai lý do được quy định cụ thể trong Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000 thì “lý do chính đáng khác” bao gồm những lý do gì thì vẫn chưa có văn bản pháp luật nào hướng dẫn thi hành. Hiện nay trong Nghị định 70… chỉ quy định những trường hợp chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị coi là vô hiệu, nên có thể dẫn đến cách hiểu là ngoài những trường hợp đó ra thì vợ chồng có quyền chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân với bất cứ lý do nào. Cách hiểu như vậy là không hoàn toàn chính xác. Do vậy, cần thiết phải đưa ra tiêu chuẩn để xác định lý do chính đáng khi chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân nhưng lý do đó phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, của gia đình, vì lợi ích của người thứ ba khi tham gia giao dịch với vợ, chồng. Sau đây là một vài lý do sau mà theo tôi đó là những lý do chính đáng để vợ chồng có thể yêu cầu chia tài sản chung khi hôn nhân đang tồn tại đảm bảo quyền bình đẳng cho các bên: + Khi có sự ngoại tình của một trong hai bên vợ chồng hoặc của cả hai bên vợ chồng dẫn đến giữa vợ chồng không muốn có sự chung đụng về tài sản nữa. + Khi một bên có hành vi phá tán tài sản như nghiện hút, cờ bạc… thì việc để họ chia tài sản chung là hoàn toàn hợp lý nhằm ngăn chặn hành vi phá tán tài sản đó, bảo vệ lợi ích của bên còn lại và gia đình. Có thể bổ sung thêm quyền yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đối với người thứ ba trong các giao dịch đối với vợ, chồng để đảm bảo quyền lợi của họ. * Giải pháp 2: Pháp luật HN&GĐ cần quy định cơ quan có thẩm quyền xác định lý do chia tài sản của vợ chồng là chính đáng hay không. Có như vậy Nhà nước mới kiểm soát được tình hình diễn biến các mối quan hệ trong gia đình, đặc biệt, là quan hệ vợ chồng, một quan hệ mang tính dường cột trong xã hội hiện đại ngày nay, quyết định tính bền vững của quan hệ hôn nhân. Điều đó cũng có nghĩa là, bất cứ trường hợp chia tài sản chung nào trong thời kỳ hôn nhân đều phải có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứ không nên phân định từng trường hợp căn cứ vào việc phân loại tài sản hoặc giá trị tài sản. Điều này sẽ là cơ sở pháp lý để giải quyết những vấn đề có liên quan đến quan hệ tài sản của vợ chồng. * Giải pháp 3: Pháp luật HN&GĐ cần quy định cụ thể phương thức chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Có thể áp dụng nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn nếu các bên không tự thoả thuận được về việc chia tài sản đó. * Giải pháp 4: Về hậu quả pháp lý, pháp luật HN&GĐ cần quy định cụ thể là sau khi việc chia tài sản có hiệu lực pháp luật thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác, kể cả hoa lợi lợi tức có trong tương lai trừ trường hợp việc phát sinh hoa lợi lợi tức đó có công sức đóng góp của bên kia. * Giải pháp 5: Pháp luật HN&GĐ dùng thuật ngữ “khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng” là không hoàn toàn chính xác. Bởi chế độ tài sản chung của vợ chồng là khung pháp lý đương nhiên tồn tại. Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không đương nhiên làm chấm dứt chế độ tài sản chung của vợ chồng. Khi có căn cứ pháp lý xuất hiện thì lập tức tài sản chung của vợ chồng sẽ xuất hiện. Ví dụ: vợ chồng được thừa kế chung, tặng cho chung thì luôn luôn được xác định là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng. Do đó, pháp luật HN&GĐ cần dùng một thuật ngữ khác như “Chấm dứt việc chia tài sản chung của vợ chồng”. Việc chấm dứt này không nhất thiết là phải có lý do vì việc chấm dứt không giống như việc chia tài sản chung. Nhưng chấm dứt việc chia tài sản chung của vợ chồng bắt buộc phải có hậu quả pháp lý theo quy định của pháp luật HN&GĐ về tài sản chung của vợ chồng. Cụ thể là vợ chồng lại chịu sự chi phối việc xác định tài sản chung theo đúng tinh thần Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000. Chấm dứt việc tài sản chung của vợ chồng bắt buộc cần được có sự chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc quy định này cũng là nhằm đảm bảo quyền bình đẳng của vợ chồng trong vấn đề tài sản. 2.2. Đối với việc chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên vợ hoặc chồng chết Cần bổ sung vào quy định tại §iều 31 về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước là nguyên tắc chia đôi tài sản, mỗi bên vợ, chồng được một nửa giá trị tài sản. Trong trường hợp này chia “bình quân” áp dụng cho tất cả các cặp vợ chồng trong thực tiễn, không phải căn cứ vào công sức đóng góp của vợ, chồng trong việc tạo dựng tài sản chung. 2.3. Đối với việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn * Giải pháp 1: Về nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn, cần quy định cụ thể trong những trường hợp nào thì xét đến công sức đóng góp của mỗi bên trong việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản. Điều này sẽ là cơ sở pháp lý để áp dụng thống nhất pháp luật, tránh tình trạng như hiện nay toà án các cấp có việc giải quyết khác nhau trong cùng một vụ án. Có như vậy mới đảm bảo triệt để quyền bình đẳng của vợ chồng trong việc chia tài sản khi ly hôn. * Giải pháp 2: Đối với việc giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất và nhà ở khi ly hôn, đặc biệt là trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình nhà vợ hoặc nhà chồng cần có văn bản hướng dẫn cụ thể để đảm bảo quyền bình đẳng của vợ chồng trong việc chia tài sản khi ly hôn, đặc biệt là bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong vụ án ly hôn. Thông thường, theo phong tục tập quán thì việc người vợ sống chung với nhà chồng là chiếm đa số. Trong thực tiễn xét xử hiện nay, khi ly hôn, quyền sử dụng đất và nhà ở hầu như người vợ không được chia hoặc được hưởng giá trị, bởi người vợ không đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mặc dù, về thực tế, vợ chồng đã được bố mẹ nói là cho vợ chồng đã định cư trong một thời gian dài và đã thực hiện những nghĩa vụ tài chính hàng năm đối với nhà nước. Khi ly hôn, do không có đủ chứng cứ về việc đã được bố mẹ cho nhà, đất nên người phụ nữ rất thiệt thòi, họ đã phải ra khỏi nhà trắng tay. Do đó, để đảm bảo quyền bình đẳng của vợ chồng trong việc chia tài sản khi ly hôn cần thiết phải xác định rằng: Cho dù vợ chồng không đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng hàng năm, vợ chồng vẫn thực hiện nghĩa vụ về tài chính đối với nhà nước, vợ chồng đã xây dựng, cơi nới, sửa chữa trên diện tích đất đó mà bố mẹ chồng hoặc bố mẹ vợ không có ý kiến gì thì coi như là bố mẹ đã cho vợ chồng quyền sử dụng đất đó và phải coi đó là tài sản chung của vợ chồng để chia khi ly hôn. 2.4. Về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật * Giải pháp 1: Giáo dục kiến thức cho phụ nữ: trước hết là xây dựng và nâng cao kiến thức pháp luật cho các cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao sự hiểu biết pháp luật của chị em phụ nữ. Để chị em phụ nữ có khả năng sử dụng kiến thức pháp luật để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Vì quyền bình đẳng của phụ nữ được quy định trong pháp luật có được thực hiện hay không trước hết phải do bản thân người phụ nữ có hiểu biết các quyền đó hay không, có khả năng bảo vệ các quyền đó hay không. Việc tuyên truyền này được thực hiện thông qua các phương tiện khác nhau: phương tiện thông tin đại chúng, qua Hội Phụ Nữ, các đoàn thể và các cơ quan hữu quan… * Giải pháp 2: Xây dựng các cơ quan tư vấn pháp lý cho phụ nữ, cần thành lập các ban tư vấn pháp lý ở các tỉnh, thành phố và giao cho Hội Phụ Nữ quản lý nhằm đảm bảo cho người phụ nữ có điều kiện tốt nhất để tiếp nhận và thực hiện tốt quyền bình đẳng mà mình được hưởng. * Giải pháp 3: Xét xử các vụ việc về chia tài sản giữa vợ chồng đảm bảo được quyền bình đẳng cho các bên là rất quan trọng nên về lâu dài, Nhà nước ta nên tổ chức lại hệ thống xét xử Hôn nhân và gia đình theo hướng thành lập các Tòa chuyên trách về Hôn nhân và gia đình. KẾT LUẬN Trong điều kiện kinh tế hiện nay, khi mà gia đình đã trở thành đơn vị kinh tế, trở thành chủ thể của các quan hệ pháp luật dân sự - kinh tế thì việc hoàn thiện các quy định về quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản lại càng có ý nghĩa quan trọng. Đó sẽ làm ổn định gia đình, tạo ra một trật tự xã hội mới và môi trường pháp lý lành mạnh trong quan hệ HN&GĐ, làm tiền đề cho quá trình vận động đi lên của xã hội, xóa bỏ các tàn tích của chế độ HN&GĐ phong kiến, khuyến khích phát triển các gia đình về mäi mặt của đời sống đặc biệt là sù bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản. Trên cơ sở nghiên cứu một cách nghiêm túc những vấn đề lý luận và thực tiễn, khóa luận đã nêu rõ các khía cạnh của quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm quyền này trên thực tế. Với ý nghĩa là một đề tài khoa học, khóa luận đòi hỏi nhiều kiền thức và kinh nghiệm thực tế. Là một sinh viên lần đầu tiếp xúc với một đề tài khoa học nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thông cảm và những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô cùng các bạn để em có thể hoàn thiện tốt hơn đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn ! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Cừ “Quyền sở hữu theo Luật HN & GĐ năm 2000”, Tạp chí Luật học số 6/2002. 2. Nguyễn văn Cừ “Chia tài sản của vợ chồng khi hôn nhân đang tồn tại”, Tạp chí Tòa án nhân dân số 9/2002. 3. Nguyễn Hồng Hải “Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành”, Tạp chí Luật học số 5/2003. 4. Phạm Thanh Hải “Xác định tài sản của vợ chồng khi giải quyết án ly hôn”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 8/2004. 5. Hiến Pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992. 6. Nguyễn Phương Lan “ Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân”, Tạp chí Luật học số 6/2002. 7. Trường Đại Học Luật Hà Nội, Giáo Trình Luật Hôn Nhân và Gia Đình Việt Nam, Nxb Công An Nhân Dân, Hà Nội, 2002. 8. Trường Đại Học Luật Hà Nội, Giáo Trình Lịch Sử Nhà Nước và Pháp Luật, Nxb Công An Nhân Dân, Hà Nội, 2002. 9. Trường Đại Học Luật Hà Nội, Giáo Trình Luật Dân Sự, Nxb Công An Nhân Dân, Hà Nội, 2006. 10. Trường Đại Học Luật Hà Nội, Một số nội dung của Luật Hôn Nhân và Gia Đình Việt Nam năm 2000. 11. Viện khoa học pháp lý – Bộ Tư Pháp, Bình luận khoa học Luật Hôn Nhân và Gia Đình Việt Nam năm 2000, Nxb Chính Tri Quốc Gia Hà Nội 2004. 12. Viện Ngôn Ngữ học, Từ Điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Hà nội - Đà nẵng 2005. 13. Lê Thị Sơn – Quốc Triều Hình Luật Lịch Sử Hình Thành, Nội Dung và Giá Trị, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội 2004. 14. Trường Đại Học Luật Hà Nội, Từ Điển Giải Thích Từ Ngữ Luật Học Luật Dân Sự, Luật Hôn Nhân và Gia Đình, Luật Tố Tụng Dân Sự, Nxb Công An Nhân Dân, Hà Nội-1999. 15. Trần Văn Liêm, Dân – Luật (Cử nhân năm thứ nhất) Quyển II, Luật Gia Đình. Giảng - văn tại Trường Luật – Khoa Đại – Học Sài Gòn, Niên – Khóa 1968-1969. 16. Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học về Gia Đình và Phụ nữ. Nguyễn Linh Khiếu. Nghiên cứu và đào tạo giới ở Việt Nam. 17. Dự thảo tài liệu hướng dẫn Lồng Ghép Giới. “Hướng tới bình đẳng giới ở Việt Nam”. 18. Ts Đào Thị Hằng, “Vấn đề bình đẳng giới và những đảm bảo trong pháp luật lao động Việt Nam”. Đặc san về bình đẳng giới. Tạp chí Luật Học. 19. Th.s Nguyễn Thanh Tâm, “Quan niệm về bình đẳng giới”. Đặc san bình đẳng giới, Tạp chí Luật học. 20. Th.s Nguyễn Phương Lan, “CEDAW và vấn đề quyền bình đẳng giới trong pháp luật Hôn Nhân và Gia Đình Việt Nam”, Tạp chí Luật học số 3/2006. 21. Uỷ Ban Quốc Gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam “Giáo Trình dành cho giảng viên về lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi chính sách”, Hà Nội 2004 22. Văn Kiện Đại Hội Đảng từ 27/10/1929 đến 7/4/1935, Nxb Sự Thật, Hà Nội 1964. 23. Th.s Nguyễn Thị Phương “Hiến Pháp Việt Nam với việc thực hiện quyền bình đẳng nam nữ theo công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hinh thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW). 24. Nguyễn Văn Cừ, “Một số suy nghĩ về Điều 18 Luật Hôn Nhân và Gia Đình Việt Nam năm 1986, Tạp chí Luật học số 1/1995. 25. Luật Hôn Nhân và Gia Đình Việt Nam năm 1959, năm 1986. 26. Luật Hôn Nhân và Gia Đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLDOCS (101).doc
Tài liệu liên quan