Khóa luận Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can

LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 CHƯƠNG I 4 KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH, NGUYÊN TẮC CỦA TÁC ĐỘNG TÂM LÝ 4 TRONG HOẠT ĐỘNG HỎI CUNG BỊ CAN 4 1. Một số khái niệm cơ bản 4 1.1. Khái niệm tác động 4 1.2. Khái niệm tác động tâm lý 4 1.3. Khái niệm hỏi cung bị can 6 1.4. Khái niệm tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can 7 2. Mục đích của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can 8 2.1. Tác động tâm lý nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án một cách đầy đủ, toàn diện 8 2.2. Tác động tâm lý nhằm khắc phục những động cơ tiêu cực, khơi dậy những động cơ tích cực ở bị can tạo điều kiện cho việc xác lập chứng cứ được nhanh chóng, đúng đắn và khách quan 10 2.3. Tác động tâm lý kích thích sự tích cực hoạt động của bị can, giúp cho quá trình xác lập chứng cứ về sự việc phạm tội được chính xác đúng pháp luật 10 3. Nguyên tắc của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can 10 3.1. Tuân thủ chặt chẽ các qui định của pháp luật 10 3.2. Chú ý tới đặc điểm tâm lý bị can 11 3.3. Đảm bảo tính tích cực tâm lý ở bị can 11 3.4. Nội dung và phương pháp tác động tâm lý phải phù hợp với từng bị can 12 3.5. Chú ý những điều kiện, hoàn cảnh tiến hành tác động tâm lý 13 3.6. Điều tra viên là người có phẩm chất chính trị tư tưởng, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ 13 CHƯƠNG II 14 CƠ SỞ CỦA TÁC ĐỘNG TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỎI CUNG 14 BỊ CAN 14 1. Đặc điểm tâm lý của điều tra viên và đặc điểm tâm lý của bị can trong tác động tâm lý 14 1.1. Đặc điểm tâm lý của điều tra viên 14 1.2. Đặc điểm tâm lý của bị can 16 2. Các phương pháp tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can 22 2.1. Phương pháp thuyết phục 22 2.2. Phương pháp truyền đạt thông tin 24 2.3. Phương pháp ám thị gián tiếp 26 2.4. Phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy 28 2.5. Phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển 30 3. Quy trình tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can 31 3.1. Chuẩn bị tác động tâm lý 31 3.1.1. Lựa chọn và chuẩn bị tâm lý cho các chủ thể thực hiện 31 3.1.2. Nghiên cứu tài liệu vụ án và các đặc điểm tâm lý của bị can 32 3.1.3. Xây dựng kế hoạch tác động tâm lý 33 3.1.4. Chuẩn bị môi trường và cơ sở vật chất cho quá trình tác động tâm lý 34 3.2. Thực hiện kế hoạch tác động tâm lý 34 3.2.1. Mở đầu tiếp xúc tâm lý với bị can 34 3.2.2. Sử dụng các phương pháp tác động tâm lý theo từng phương án đã định 35 3.2.3. Quan sát và ghi nhận các biểu hiện, phản ứng từ phớa bị can 35 3.2.4. Phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả tác động 36 3.2.5. Điều chỉnh kế hoạch tác động 36 3.2.6. Một số vấn đề cần chú ý khi thực hiện tác động tâm lý 36 3.3. Kết thúc tác động 37 CHƯƠNG III 39 THỰC TRẠNG CỦA TÁC ĐỘNG TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỎI CUNG BỊ CAN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA TÁC ĐỘNG TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỎI CUNG BỊ CAN 39 1. Thực trạng của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can 39 2. Một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can 43 KẾT LUẬN 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

doc53 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5928 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhà nước cũng như phải gắn với tình hình thực tế xã hội. Khi điều tra viên giải thích chính sách, pháp luật của Nhà nước phải chính xác, thuyết phục và không mâu thuẫn với thái độ xử sự của mình. Đồng thời, nội dung thuyết phục phải phù hợp với trình độ, nhận thức, kinh nghiệm của từng bị can, tương ứng với động cơ kìm hãm sự khai báo của bị can cũng như gợi được những suy nghĩ mới ở họ. - Điều tra viên phải là người có trình độ chuyên môn vững vàng, nắm vững đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước liên quan đến công tác điều tra và xử lý tội phạm, biết vận dụng sáng tạo nó khi hỏi cung bị can. Điều tra viên phải là người có trình độ học vấn cao, có vị trí nhất định trong xã hội, có khả năng lí giải, phân tích các vấn đề một cách logic, mạch lạc. Đồng thời, bị can phải là người biết lắng nghe, giải đáp các thắc mắc, các thông tin ngược chiều từ phía bị can. 2.2. Phương pháp truyền đạt thông tin Phương pháp truyền đạt thông tin là phương pháp, mà điều tra viên đưa ra những thông tin có liên quan tới sự kiện phạm tội. Từ đó làm xuất hiện ở bị can những cảm xúc nhất định hoặc làm thay đổi động cơ, giúp bị can khai báo thành khẩn mọi chi tiết của sự việc phạm tội. Những thông tin mà điều tra viên sử dụng tác động tâm lý có thể là những dấu vết, vật chứng thu được ở hiện trường, các tài liệu do người bị hại cung cấp, hỏi cung đồng bọn hoặc sự tố giác của quần chúng nhân dân. Phương pháp truyền đạt thông tin được sử dụng trong các trường hợp sau: - Thay đổi hướng tư duy của bị can khi họ cung cấp những thông tin không đúng pháp luật; - Nhằm tăng sự hiểu biết, kiến thức của bị can; - Giúp bị can khôi phục lại trí nhớ về những sự kiện hoặc tình tiết mà bị can quên hoặc nhầm lẫn; - Làm thay đổi xúc cảm, tình cảm, trạng thái tâm lý của bị can. Trong trường hợp này, phương pháp truyền đạt thông tin được sử dụng kèm theo phương pháp thuyết phục. Việc điều tra viên cung cấp một số thông tin làm bị can mất tự tin, nghi ngờ lập trường của mình dễ bị thuyết phục. Ví dụ: Trong vụ án giết người, cướp tài sản ngày 2/4/2006 xảy ra tại cửa hàng Biti’s, 25 phố Chùa Bộc, Hà Nội. Trong quá trình hỏi cung, bị can Trương Ngọc Hoa tỏ ra ngoan cố lì lợm. Chỉ đến khi chiếc điện thoại di động của anh Quảng ( nạn nhân) được giơ trước mặt hắn, cùng hàng loạt chứng cứ trực tiếp khác hắn mới thừa nhận là kẻ giết anh Quảng rồi cướp tài sản [33, tr.12]. Để đảm bảo việc sử dụng phương pháp này có hiệu quả, cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Điều tra viên cần phải hiểu được tâm lý bị can trước khi tác động, đặc biệt là các động cơ đang kìm hãm sự khai báo của bị can để lựa chọn những thông tin có sức công phá lớn sự ổn định trạng thái tâm lý của bị can. Khi bị can đang ở trạng thái liều lĩnh cao độ, đang phản ứng quyết liệt hoặc đang bi quan, chán nản thì không sử dụng phương pháp này. Nếu điều tra viên truyền đạt thông tin lúc này có thể bị can ngồi ỳ không đáp hoặc trả lời liều lĩnh: “Cái đó đúng thì đúng với các ông thôi còn tôi không biết”. Gặp những trường hợp này, tốt nhất điều tra viên nên nói chuyện thoải mái, giải thích thuyết phục đưa bị can trở lại cuộc sống hiện tại. - Thông tin tác động phải đảm bảo tính chính xác, có liên quan trực tiếp đến việc phạm tội và hành vi che giấu tội phạm của bị can, buộc bị can không thể thờ ơ mà phải suy nghĩ. Hoặc thông tin mà điều tra viên đưa ra phải làm cho bị can có những phản ứng cần thiết. Để làm được điều này, điều tra viên không được sử dụng thông tin giả để tác động, vì nó sẽ phá vỡ mối quan hệ tâm lý đang được xây dựng giữa điều tra viên và bị can, gây cho bị can sự nghi ngờ, không tin tưởng điều tra viên. - Đảm bảo tính bất ngờ trong truyền đạt thông tin cần thiết tới bị can, về thời điểm tác động cũng như nội dung tác động. Khi bị bất ngờ, bị can phải nhanh chóng đi đến quyết định hoặc là khai báo thành khẩn hoặc là khai báo gian dối. Nhưng vì bị can không đủ thời gian để nghĩ lời khai gian dối logic nên sẽ rất dễ bị điều tra viên phát hiện, khiến bị can phải khai báo trung thực. Ngược lại, nếu những thông tin mà điều tra viên dùng để tác động đã được bị can biết trước hoặc đoán được thì bị can sẽ có sự chủ động đối phó. - Những thông tin điều tra viên dùng để tác động phải đầy đủ về chất và lượng. Bởi vì, khi điều tra viên sử dụng những thông tin này sẽ làm bị can “giật mình”, bị can sẽ thay đổi thái độ mà khai báo thành khẩn. Ví dụ: Trong vụ án bị can Trịnh Minh Thực phạm tội giết người và hiếp dâm. Điều tra viên sử dụng phương pháp này đã đạt hiệu quả cao. Ban đầu, bị can chỉ thừa nhận rằng, mình đã thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Tuy nhiên, các điều tra viên không bằng chấp nhận kết quả đó. Chỉ qua ngày mùng 1 Tết cho đối tượng nghỉ ngơi, các điều tra viên của Phòng, mà trực tiếp là Đội trưởng Hoàng Văn Học, lại tiếp tục những ngày ăn Tết trong trại với bị can. Tuy Thực đã nhận tội giết người nhưng kinh nghiệm và lương tâm của người làm án không cho phép các anh bằng lòng với những kết quả đã thu được. Trong ngày Tết, các anh tiếp tục đấu trí với bị can Thực. Ngày hỏi cung đầu tiên của năm mới, khi cho Thực nhâm nhi chút đồ ăn ngày Tết, đột ngột, điều tra viên nhìn xoáy vào mắt Thực và hỏi: "Ai cào tay anh mà nhiều vết xước thế?". Thực, tuy là người lì lợm, cũng giật nảy người và nói: "Thằng Tuấn, bạn cháu gặp ở quán bi-a tối 14/2 nó cào". Đứa bạn mà Thực khai cào hắn lập tức được các điều tra viên gọi hỏi, nó ngơ ngác trả lời có gặp Thực nhưng chỉ chào nhau rồi đi luôn, có va chạm gì đâu. Từ lời khai rất khách quan trên, các điều tra viên tiếp tục quay lại đấu tranh với Thực. Cuối cùng, với những chứng cứ mà điều tra viên đưa ra, bị can đã phải khai nhận hành vi phạm tội của mình [28]. - Đồng thời, trong quá trình truyền đạt thông tin tới bị can, điều tra viên cần chú ý quan sát biểu hiện thái độ cảm xúc của bị can như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ,…hoặc những biểu hiện bên ngoài của hệ thần kinh thực vật của bị can để đánh giá đúng tâm lý của họ. Trong trường hợp này, bên cạnh việc đưa ra những thông tin cần thiết, điều tra viên có thể kết hợp với việc thuyết phục bị can. 2.3. Phương pháp ám thị gián tiếp Phương pháp ám thị gián tiếp là phương pháp tác động tâm lý mà trong đó điều tra viên đưa ra những thông tin về những sự kiện về đời tư, về những điều bí mật của bị can nhằm làm cho bị can ý thức được rằng: Những vấn đề đó mà điều tra viên còn biết thì những vấn đề liên quan tới vụ án, hành vi phạm tội của mình chắc chắn điều tra viên cũng sẽ biết được, tốt nhất là khai báo sự thực để hưởng lượng khoan hồng. Trên thực tế, sau khi bị bắt vào trại tạm giam do chế độ quản lý của trại, bị can khó có thể biết được cơ quan điều tra đã thu thập được những thông tin gì có liên quan đến hành vi phạm tội của mình. Mặt khác, bị can nghĩ rằng, nếu những thông tin về đời tư của họ mà điều tra viên biết được thì cũng sẽ hiểu rõ hành vi phạm tội của mình, tốt nhất nên thành khẩn khai báo. Ví dụ: Trong vụ án bị can Trần Hùng Sơn phạm tội tham nhũng tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Bị can Sơn đã có hành vi chỉ đạo phó giám đốc công ty là Nguyễn Văn Minh quyết toán “khống” nhiều công trình trong dự án phát triển kinh tế-xã hội Mường Tè để lấy tiền. Sau khi bị khởi tố và đưa vào trại giam, Sơn luôn có thái độ cực kì ngạo mạn, nêu đủ các điều kiện như: Thứ nhất, là không làm việc với Công an Lai Châu mà chỉ làm việc với điều tra viên của Bộ công an vì có những vấn đề quá lớn mà công an tỉnh không với tới được. Thứ hai, là ngủ trong buồng giam phải có đệm, ăn sáng phải có phở, được uống cà phê và tắm nước nóng…Không có được những điều ấy thì hắn sẽ không nói một lời. Vì tin rằng cơ quan điều tra chưa đủ chứng cứ về hành vi phạm tội của hắn cũng như hi vọng vào sự mua chuộc đồng chí lãnh đạo công an tỉnh nên trong các buổi hỏi cung, Sơn chỉ toàn kể về công lao của hắn với Lai Châu, không chịu khai gì hết. Đúng lúc này, Công an tỉnh Lai Châu tìm được việc quái gở của Sơn (vào năm 1983) đó là đào mộ người chết bị sét đánh chết (cô Vũ Thị Lê) lấy xương mang sang Lào để nấu cao (mà hắn tin chắc rằng vụ này không bao giờ bị phát hiện vì những tên mà Sơn thuê đào trộm đã chết hết). Trong buổi cung sau, thay vào việc hỏi thẳng về hành vi phạm tội của Sơn trong dự án Mường Tè, điều tra viên hỏi về chuyện bộ xương của cô Lê, Sơn tái mặt, gục đầu xuống bàn, lặng đi một lúc lâu và thốt lên “cô ta báo oán đây mà. Từ hôm đó Sơn khai rông rốc những hành vi phạm tội của hắn” [23]. Khi sử dụng phương pháp ám thị gián tiếp, điều tra viên phải chú ý tới những yêu cầu sau: - Khi sử dụng những thông tin để ám thi gián tiếp, điều tra viên không nên sử dụng những thông tin có tính chất chế giễu, kích động hoặc động chạm đến lòng tự ái, tín ngưỡng,…của bị can. Bởi vì, những thông tin đó sẽ làm cho bị can có những phản ứng tiêu cực gây nên trở ngại cho việc thiết lập tâm lý giữa điều tra viên với bị can. Mặt khác, điều tra viên cũng không nên sử dụng những thông tin quá rõ ràng hoặc mới xảy ra. Việc sử dụng những thông tin thuộc dạng này của điều tra viên sẽ làm cho bị can nhận thấy sự hạn chế thông tin ở điều tra viên. - Trong quá trình sử dụng phương pháp này, điều tra viên phải tỏ thái độ tích cực, nhẹ nhàng nhưng cương quyết. Đồng thời, điều tra viên nên tỏ ra là biết hết về bí mất đời tư, cũng như hành vi phạm tội của bị can, khiến cho bị can nhận thấy được rằng điều tra viên đã có quá trình tìm hiểu rất kĩ về mình, và tốt nhất là bị can nên thành khẩn khai báo. 2.4. Phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy Phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy là phương pháp tác động tâm lý hướng quá trình tư duy của bị can bằng cách điều tra viên đưa ra những nhiệm vụ, những câu hỏi không liên quan đến sự kiện phạm tội đã xảy ra, để khi giải quyết những nhiệm vụ này hoặc trả lời câu hỏi này bị can phải sử dụng những thông tin từ mô hình của các sự kiện, sự việc mà trước đây họ cố tình che giấu. Từ đó, bị can tự rút ra kết luận là không thể giấu diếm được điều tra viên mà cần phải thay đổi thái độ của mình và khai báo thành khẩn. Bản chất của phương pháp này là bằng việc nêu ra các câu hỏi và cách đặt câu hỏi buộc đối tượng khi trả lời sẽ phải liên hệ với các sự kiện thực tế, tức là hướng cho tư duy của bị can luôn phải định hướng tới sự thật, không thể đưa ra những lời khai gian dối, qua đó cũng làm cho họ nhận thấy rằng không thể cứ bám lấy cách suy nghĩ, khai báo như cũ. Nói cách khác, phương pháp này thể hiện ở việc đặt ra nhiệm vụ định hướng, phát triển các quá trình tư duy ở bị can. Từ đó, bị can dần dần bị dẫn dắt đến chỗ phải thừa nhận sự vô lý trong lời khai của mình, đồng thời giúp họ lựa chọn thái độ khai báo tích cực. Phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy bao gồm những dạng sau: - Dạng thứ nhất: Điều tra viên đặt ra một loạt câu hỏi cụ thể chi tiết để xác định sự thiếu rõ ràng về những thông tin mà bị can đã khai nhận về các sự kiện. Điều tra viên sẽ đặt ra các câu hỏi để hỏi sâu về những tình tiết cụ thể mà nếu các sự kiện đó không có thật thì bị can sẽ trở nên lúng túng và đưa ra những câu trả lời mâu thuẫn. Từ đó, bị can hiểu được sự khai báo gian dối là không lừa dối được điều tra viên. Ví dụ: N.V.A. là bị can trong vụ án giết người. Tuy nhiên, N.V.A. tạo ra tình huống ngoại phạm bằng cách khai với cơ quan điều tra rằng, vào thời điểm xảy ra vụ án, N.V.A. đang chơi tại nhà B.. Do có sự thống nhất trước với B. nên B. đã thừa nhận. Điều tra viên đã sử dụng phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy đến A. bằng cách đưa ra nhiều câu hỏi đối với A. như: A. đến nhà B. lúc mấy giờ? Bằng phương tiện gì? Ai ra mở cửa cho A.? A., B. ngồi ở đâu? Đồ đạc trong nhà bày biện như thế nào? Thông qua cách tác động này, điều tra viên đã tìm ra những mâu thuẫn trong lời khai của bị can và buộc họ phải từ bỏ thái độ khai báo gian dối. - Dạng thứ hai: Điều tra viên đưa ra câu hỏi cho bị can, buộc bị can khi trả lời những câu hỏi đó phải liên tưởng đến hành vi phạm tội hoặc hành vi che giấu tội phạm của mình. Từ đó, bị can cũng hiểu rằng cơ quan điều tra biết hết sự kiện tội phạm của mình. - Dạng thứ ba: Điều tra viên đưa ra những câu hỏi khác với sự chuẩn bị của bị can, khiến cho bị can trở nên lúng túng không thể sử dụng những câu hỏi giả tạo đã chuẩn bị trước. Ví dụ: Trong vụ trộm cắp 12 viên kim cương của bà H ở quận 10, thành phố Hồ Chí Minh, hướng điều tra nhằm vào bà B là người giúp việc của bà H. Khi bắt đầu hỏi cung, điều tra viên không hỏi “Có phải chị đã lấy 12 viên kim cương đó không?” mà lại hỏi “Chắc 12 viên kim cương đó phải có giá mấy trăm triệu chứ chẳng ít”. Ngay lập tức bà B cãi “Làm gì đắt giữ vậy, cao lắm chỉ hơn một trăm triệu đồng là cùng”. Điều tra viên tiếp tục hỏi “Hơn một trăm triệu đồng không nhiều à? Liệu chị đã có số tiền ấy chưa?”, “Tôi đã từng có số tiền lớn như vậy” - bà B trả lời. Qua những câu trả lời này, điều tra viên thấy bà B quan tâm một cách bất bình thường đến giá cả của 12 viên kim cương. Từ đó, điều tra viên tiếp tục đấu tranh khai thác bà B buộc B phải nhận tội [24]. Các trường hợp thường được điều tra viên sử dụng phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy là: - Khi bị can quên một số tình tiết của vụ án; - Cần làm cho bị can thay đổi thái độ, lập trường để họ xem xét đánh giá, hành vị xử sự của bản thân; - Khi bị can khai báo gian dối, không đúng sự thật. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này, điều tra viên cần phân biệt trường hợp bị can cố ý khai báo gian dối với trường hợp bị can có khả năng diễn đạt kém trong trạng thái tinh thần không bình tĩnh. Để việc áp dụng phương pháp này có hiệu quả, điều tra viên cần có kế hoạch trước. Tức là điều tra viên nên thiết kế một bảng câu hỏi chi tiết và có tính logic để dẫn dắt bị can tới sự thừa nhận lời khai của mình là không đúng sự thật. 2.5. Phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển Dưới góc độ tâm lý, hoạt động hỏi cung bị can là hoạt động giao tiếp hai chiều giữa điều tra viên và bị can. Hay là sự thể hiện quan hệ tương tác giữa điều tra viên với bị can của vụ án, trong đó điều tra viên tiếp xúc tác động, đấu trí với bị can, làm cho bị can khai báo [ 13, tr.169]. Như vậy, trong mối quan hệ này, điều tra viên luôn giữ vai trò chủ đạo, phối hợp tác động và điều hành các cuộc tiếp xúc với bị can nhằm tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Ngược lại, bị can là đối tượng bị tác động, thực hiện các nghĩa vụ do điều tra viên đặt ra một cách thụ động. Do đó, để đạt được các mục đích của hoạt động hỏi cung, điều tra viên luôn phải điều khiển tâm lý giữa họ với bị can. Khi sử dụng phương pháp này, điều tra viên phải quan sát biểu hiện bên ngoài của bị can (nét mặt, cử chỉ,..) để nắm bắt tâm lý của từng bị can và có phương pháp xét hỏi cho phù hợp. Ví dụ: Trong vụ án, bị can Đinh Hồng Phong phạm tội giết người, điều tra viên đã hỏi bị can về chiếc dép (bị can đã làm rơi ở hiện trường). Khi các điều tra viên hỏi đến chiếc dép, mặt Phong liền biến sắc. Các điều tra viên quan sát thấy điều này liền tiếp tục đấu tranh giải quyết tư tưởng cho bị can. Cuối cùng bị can đành cúi đầu nhận tội [31]. Phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển là phương pháp tác động tâm lý, nhưng đồng thời cũng là kĩ năng giao tiếp của điều tra viên trong hỏi cung bị can. Ngoài ra, phương pháp này còn đạt hiệu quả cao hơn nếu như được áp dụng cùng với các phương pháp tác động tâm lý khác. Trên đây là những phương pháp cơ bản và phổ biến thường được sử dụng trong hoạt động hỏi cung bị can. Mỗi phương pháp có hoàn cảnh, điều kiện áp dụng cũng như những ưu điểm, nhược điểm riêng. Để sử dụng các phương pháp này một cách có hiệu quả khi hỏi cung bị can đòi hỏi điều tra viên cần nằm rõ những đăc điểm của từng phương pháp tác động. Đồng thời, trong quá trình thực hiện tác động, điều tra viên có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp với nhau. 3. Quy trình tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can T¸c ®éng t©m lý trong ho¹t ®éng hái cung bÞ can kh«ng phải lµ mét ho¹t ®éng riªng lÎ, ®¬n gi¶n mµ lµ mét ho¹t ®éng phøc t¹p, trong ®ã nã gåm nhiÒu giai ®o¹n kh¸c nhau. Do ®ã, muèn tiÕn hµnh ho¹t ®éng nµy cã hiÖu qu¶, c¸c ®iÒu tra viªn cÇn lËp kÕ ho¹ch mét c¸ch cô thÓ, khoa häc tr­íc khi tiÕn hµnh tiÕp xóc t©m lý tíi bÞ can. Nh­ vËy, việc nghiªn cøu qui tr×nh t¸c ®éng t©m lý bÞ can lµ v« cïng quan träng. Qui tr×nh nµy gåm c¸c giai ®o¹n sau: 3.1. Chuẩn bị tác động tâm lý 3.1.1. Lựa chọn và chuẩn bị tâm lý cho các chủ thể thực hiện Đây là giai đoạn tiền đề cho cả quá trình tác động tâm lý tới bị can. Do đó, để thực hiện có hiệu quả quá trình này điều tra viên cần thực hiện tốt ngay từ giai đoạn này. Trong giai đoạn này, phải căn cứ vào mục đích tác động tâm lý, tính chất của bị can mà phân công điều tra viên tiến hành tác động tâm lý cho phù hợp. Trong trường hợp bị can tự thú, có thái độ khai báo thành khẩn thì chỉ cần bố trí một điều tra viên. Bởi vì, trong những trường hợp này, điều tra viên có nhiệm vụ tạo ra các trạng thái tâm lý tích cực nhằm tao ra sự ổn định tâm lý cho bị can để họ có trạng thái tâm lý ổn định, bình tĩnh khai báo đầy đủ, chính xác các sự kiện phạm tội. Còn trong trường hợp bị can có thái độ khai báo gian dối, ngoan cố đến cùng thì khi tiến hành tác động tâm lý cần bố trí hai điều tra viên. Tác động tâm lý trong trường hợp này là dạng phổ biến nhất. Trong quá trình khai báo, sự ngoan cố là một đặc trưng của bị can. Mặt khác, các xung đột xuất hiện trong hỏi cung là do tính chất cưỡng chế của mối quan hệ giữa bị can và điều tra viên. Điều tra viên nhằm làm thay đổi động cơ tiêu cực, xoá bỏ những nguyên nhân kìm hãm sự khai báo, những ý đồ man trá hay che giấu tội lỗi của bị can. Trong đó, một điều tra viên thực hiện tác động, một người quan sát các biểu hiện tâm lý của bị can và phối hợp tác động tác động với người thứ nhất. Điều tra viên được phân công thực hiện tác động phải là người có năng lực chuyên môn, nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có khả năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch điều tra nói chung cũng như kế hoạch tác động tâm lý nói riêng. Nếu điều tra viên có sử dụng các chủ thể khác cùng tham gia tác động tâm lý thì phải tính toán, lựa chọn những người thực sự có tác dụng khi tiếp xúc, tác động đối với bị can. Phải giáo dục, bồi dưỡng chu đáo về nội dung và cách thức tác động cho họ. Phải lưu ý khắc phục những hạn chế khi sử dụng các chủ thể khác vào quá trình tác động tâm lý. 3.1.2. Nghiên cứu tài liệu vụ án và các đặc điểm tâm lý của bị can Các tài liệu cần thiết nghiên cứu: Hồ sơ vụ án, nhân thân bị can cũng như các quan hệ, điều kiện và hoàn cảnh tiến hành tác động tâm lý, cũng như các tài liệu khác có liên quan… Các đặc điểm tâm lý của đối tượng cần nghiên cứu: - Nhu cầu, hứng thú, quan điểm cũng như lý tưởng sống của bị can. Nhất là các quan điểm chống đối, sự bất mãn hay thái độ tiêu cực… - Các tri thức, năng lực, kinh nghiệm đã hình thành ở bị can như trình độ chuyên môn, vốn sống thực tế… - Những đặc điểm về tính cách, các thói quen tốt và xấu. - Những đặc điểm về cảm xúc - ý chí: Có bản lĩnh kiên định hay không ổn định? Các trạng thái tình cảm trong quá trình bị giam giữ, hỏi cung hay khi tiếp xúc với điều tra viên… - Đặc trưng khí chất của người bị tác động: Nóng nảy, bỡnh thản, hăng hỏi hay ưu tư? - Ngoài ra, để có cơ sở đánh giá đầy đủ về người bị tác động tâm lý, trong quá trình nghiên cứu cần chú ý đến các vấn đề sau: Vấn đề dân tộc của người bị can, vấn đề lứa tuổi và giới tính, phong tục tập quán, thói quen… Còn phương pháp nghiên cứu, phát hiện tâm lý bị can: Phương phỏp quan sát, phương pháp đàm thoại, phương pháp thực nghiệm tự nhiên, phương pháp nghiên cứu sản phẩm của hoạt động. 3.1.3. Xây dựng kế hoạch tác động tâm lý Kế hoạch tác động tâm lý có thể được xây dựng chung với kế hoạch điều tra vụ án hoặc xây dựng riêng cho từng trường hợp tác động tâm lý. Kế hoạch tác động tâm lý phải gồm các nội dung sau: - Xác định mục đích tác động tâm lý: Tác động tâm lý nhằm thay đổi trạng thái tâm lý tiêu cực, thuận lợi cho quá trình hỏi cung hay nhằm mục đích củng cố thái độ tâm lý tích cực để bị can khai báo đầy đủ, chân thật. - Xác định tình huống tác động: Có xung đột hay không có xung đột? Có thái độ tích cực, hợp tác hay tiêu cực, bất hợp tác?... - Dự kiến trình tự tác động tâm lý: Điều tra viên lập kế hoạch dự kiến sử dụng nội dung tác động nào trước, nội dung nào sau.. - Lực lượng tham gia tác động tâm lý: Điều tra viên nào là người đóng vai trò tác động chính, điều tra viên nào đóng vai trò phối hợp? Có sử dụng chủ thể nào phối hợp tác động tâm lý hay không? - Các nguồn thông tin được sử dụng để tác động: Các tài liệu, chứng cứ của vụ án, đường lối chính sách của Đảng, các qui định của Nhà nước, các tình huống, quan hệ…dự kiến sẽ sử dụng để tác động. - Sử dụng phương pháp tác động nào: Sự kết hợp giữa các phương pháp này đối với nhau, phương pháp nào tác động trước, phương pháp nào tác động sau… Kế hoạch tác động có thể thay đổi theo trường hợp nào, bổ sung nội dung và cách thức tác động tâm lý phù hợp với từng quá trình thực hiện tác động tâm lý. 3.1.4. Chuẩn bị môi trường và cơ sở vật chất cho quá trình tác động tâm lý Đây là phương tiện để điều tra viên tiến hành tác động tâm lý đến bị can. Những yếu tố này bao gồm: - Địa điểm và thời gian thực hiện tác động tâm lý: Tại phòng làm việc hay tại nơi xảy ra vụ án? Nơi ở hay nơi làm việc của bị can…Điều tra viên cần chọn địa điểm và thời gian thuận lợi cho việc tiếp xúc tâm lý tới bị can, giúp bị can có trạng thái tâm lý tích cực nhất để tiến hành tác động. - Các tài liệu dùng để tác động tâm lý tới bị can như: Tranh ảnh, vật chứng, tài liệu phản ánh các hiện tượng có liên quan đến vụ án hoặc chứa đựng đường lối chính sách của Đảng, của Nhà nước… - Các phương tiện kĩ thuật cần thiết phục vụ cho hoạt động tác động tâm lý như: Máy ảnh, máy ghi âm,… 3.2. Thực hiện kế hoạch tác động tâm lý 3.2.1. Mở đầu tiếp xúc tâm lý với bị can Trước hết, điều tra viên đưa bị can đến đúng địa điểm đã định trước, sau đó xác định tên của người đó. Tiếp theo, điều tra viên thực hiện giao tiếp tích cực giữa hai bên chủ thể của quá trình tác động. Điều tra viên nên xây dựng bầu không khí tâm lý và gây ấn tượng phù hợp với mục đích của cuộc tác động, đồng thời tìm hiểu các vướng mắc tâm lý không có lợi cho cuộc tác động tâm lý. Sau đó, điều tra viên nên giải thích quyền và nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của bị can. Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 cũng quy định bị can có quyền “được giải thích về quyền và nghĩa vụ”. Việc làm này của điều tra viên vừa góp phần đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho bị can, cũng như giúp họ có thái độ xử sự phù hợp. Nếu là cuộc tác động tâm lý tiếp theo thì phải tuỳ theo kế hoạch tác động đã định mà mở đầu tiếp xúc tâm lý và giải thích cho phù hợp. 3.2.2. Sử dụng các phương pháp tác động tâm lý theo từng phương án đã định Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, điều tra viên thường sử dụng cơ bản sau đây: Phương pháp thuyết phục, phương pháp truyền đạt thông tin, phương pháp ám thị gián tiếp, phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy…Mỗi phương pháp này có một đặc điểm riêng, cũng như có hoàn cảnh áp dụng riêng. Do đó, khi lập kế hoạch sử dụng phương pháp nào điều tra viên cần nghiên cứu kĩ lưỡng về các vấn đề của bị can như: Khí chất, tớnh cỏch, nhu cầu, năng lực, lối sống,… Nếu bị can vì tin rằng điều tra viên chưa có chứng cứ, tài liệu chứng minh tội lỗi của chúng thì điều tra viên cần tấn công bằng những thông tin chính xác về hành vi tội phạm của bị can, hoặc sử dụng phương pháp ám thị gián tiếp. Nếu bị can còn hi vọng, trông chờ vào bên ngoài, điều tra viên cần bịt kín mọi kẽ hở, không để cho bị can có điều kiện thông tin ra bên ngoài. Một mặt, điều tra viên chứng minh cho bị can thấy được sự chờ đợi vô ích, mặt khác sử dụng phương pháp thuyết phục để bị can nên thành khẩn khai báo. Còn trong các tình huống tác động tâm lý nhằm thay đổi động cơ tiêu cực của bị can, cần nhấn mạnh các phương pháp: Phương pháp thuyết phục, phương pháp truyền đạt thông tin, và phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy. Còn ở tình huống tác động tâm lý tạo ra các trạng thái thuận lợi, kích thích hoạt động tác động tâm lý tích cực của bị can thì chủ yếu sử dụng các phương pháp: Phương pháp thuyết phục, phương pháp truyền đạt thụng tin. 3.2.3. Quan sát và ghi nhận các biểu hiện, phản ứng từ phớa bị can Trong quá trình tác động tâm lý tới bị can, điều tra viên vừa thực hiện việc tác động tâm lý, vừa quan sát thái độ, biểu hiện của bị can. Khi nhận được những tác động từ phía điều tra viên, bị can sẽ có sự thay đổi nhất định về trạng thỏi tâm lý. Những thay đổi này của bị can sẽ thể hiện ra bên ngoài. Nên mọi biểu hiện bên ngoài của bị can phải được ghi nhận cụ thể, chi tiết. Mặt khác, việc quan sát này phải được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình tác động tâm lý. Điều tra viên có thể sử dụng các phương tiện hỗ trợ để ghi nhận các biểu hiện, thái độ bên ngoài của bị can. Tuy nhiên, việc sử dụng những phương tiện hỗ trợ này phải cẩn trọng kín đáo vì việc làm này nếu bị can phát hiện sẽ có thể ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý của bị can và sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc hỏi cung. 3.2.4. Phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả tác động Việc làm này được chia thành gồm hai hoạt động: - Phân tích, đánh giá sơ bộ: Hoạt động này được thực hiện sau mỗi tác động để kịp thời điều chỉnh những tác động tiếp sau. - Phân tích, đánh giá tổng hợp: Hoạt động này được thực hiện sau khi tiến hành đầy đủ các tác động nhằm đánh giá kết quả của hoạt động tác động tâm lý tới bị can. Từ đó, điều tra viên có những thay đổi phù hợp để đạt được hiệu quả cao hơn nữa trong tác động tâm lý tới bị can. 3.2.5. Điều chỉnh kế hoạch tác động Trong quá trình tác động tâm lý đến bị can, điều tra viên có thể điều chỉnh kế hoạch tác động dựa vào diễn biến của quá trình tác động cũng như biểu hiện phản ứng của bị can sau khi đã nhận được những tác động tâm lý trước đó của điều tra viên. Sự điều chỉnh kế hoạch tác động có thể theo các chiều hướng sau: - Tăng cường hay giảm bớt nội dung tác động; - Thay đổi phương pháp tác động; - Điều chỉnh lại chủ thể tác động: thay đổi điều tra viên, sử dụng các phương tiện tác động tâm lý khác, sử dụng các mối quan hệ khác của bị can. 3.2.6. Một số vấn đề cần chú ý khi thực hiện tác động tâm lý Vai trò chủ yếu khi thực hiện tác động tâm lý là điều tra viên. Điều tra viên bằng năng lực của mình và sự phân tích có tình, có lí sẽ từng bước thay đổi nhận thức và chuyển hoá các động cơ của bị can. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này, điều tra viên phải báo cáo với thủ trưởng cơ quan điều tra, kịp thời xin ý kiến chỉ đạo, nhất là về những vấn đề phát sinh ngoài dự kiến, để điều chỉnh tác động phù hợp. Khi sử dụng các chủ thể khác cùng tham gia tác động tâm lý, điều tra viên phải nghiên cứu kĩ và bồi dưỡng cho họ cả về nội dung và phương pháp tác động. Đồng thời, điều tra viên phải có kế hoạch giám sát chặt chẽ quá trình tiếp xúc, đảm bảo cho những chủ thể này không thể thông cung với bị can hoặc có ảnh hưởng xấu đối với bị can. Đối với việc sử dụng đặc tình trại tam giam, họ hợp tác với cơ quan điều tra trên cơ sơ của lợi ích cá nhân, đáp ứng nhu cầu vật chất hay tinh thần. Do đó, điều tra viên cần giám sát và chú ý đến những chủ thể này, để tránh tư tưởng “thành tích’ của đặc tình, các biểu hiện tự do, vô kỉ luật ngoài kế hoạch của điều tra viên. Hay khi điều tra viên sử dụng người thân và những người có uy tín với bị can để phối hợp tác động, cần chú ý là bị can có thể lợi dụng thăm dò, tìm hiểu kết quả điều tra hoặc tìm cách nhắn chuyển tin ra bên ngoài. Mặt khác, điều tra viên cũng phải chuẩn bị tư tưởng chu đáo cho từng người, xác định trách nhiệm và giúp họ hiểu được việc tiếp xúc tác động. Điều tra viên cũng cần phổ biến cho họ thấy việc gặp gỡ tác động chính là tạo điều kiện để đối tượng nhận thức được hoàn cảnh tác động của mình tốt nhất là có thái độ trung thực và hợp tác với cơ quan điều tra. Đối với các bị can ngoan cố, không chịu khai báo: Phải kết hợp sử dụng đồng bộ các phương pháp, các chủ thể, với các nội dung tác động khác nhau. Việc thực hiện tác động tâm lý phải kiên trì, theo kế hoạch đã định trước. Điều tra viên phải kết hợp giữa việc tháo gỡ các động cơ kìm hãm sự khai báo của bị can cùng với khơi dậy những yếu tố tích cực trong bị can, coi đây là nội dung cơ bản trong quá trình tác động tâm lý hướng dẫn đấu tranh. 3.3. Kết thúc tác động Giai đoạn này bao gồm hai hình thức: Kết thúc tạm thời một cuộc tác động tâm lý và kết thúc toàn bộ quá trình tác động tâm lý. Sau khi thực hiện đầy đủ các phương pháp tác động, các bước tác động theo kế hoạch, điều tra viên có thể tạm thời kết thúc cuộc tác động tâm lý. Khi mục đích của tác động tâm lý đã đạt được thì toàn bộ quá trình tác động tâm lý được kết thúc. Điều tra viên tiếp tục ổn định tư tưởng, tạo ra trạng thái tâm lý thoải mái và củng cố lòng tin cho bị can. Lúc này, khi phân tích tâm lý bị can cho thấy, tác động của những động cơ tiêu cực giảm xuống, không còn giữ vai trò chủ đạo kìm hãm nữa. Điều tra viên tiếp tục ổn định tư tưởng, tạo ra trạng thái tâm lý thoải mỏi và củng cố lòng tin cho người bị tác động. Nếu cuộc tác động mới chỉ tạm thời kết thúc thì điều tra viên căn cứ vào diễn biến của quá trình thực hiện tác động trước đó mà gợi mở, xây dựng lòng tin cho bị can… Tiếp theo, điều tra viên hoàn thành các thủ tục cần thiết theo yêu cầu của pháp luật: Sửa chữa, hoàn chỉnh biên bản và đọc lại cho bị can nghe sau đó bị can kí tên dưới biên bản hỏi cung,.. Sau đó, điều tra viên tổ chức rút kinh nghiệm toàn bộ quá trình tác động tâm lý đã thực hiện. Kiểm tra lại quá trình thực hiện kế hoạch tác động: Có thuận lợi, khó khăn gì hay không? Những vấn đề phát sinh ngoài dự kiến và cách xử lý? Đồng thời đánh giá kết quả so với mục đích đã đề ra… Qua đó, điều tra viên rút ra kinh nghiệm về nguyên nhân thành công hay thất bại của hoạt động tác động tâm lý đã sử dụng. Cuối cùng, các điều tra viên nêu ra các đề xuất hay kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả tác động tâm lý trong quá trình điều tra vụ án để áp dụng cho các vụ án sau này. CHƯƠNG III THỰC TRẠNG CỦA TÁC ĐỘNG TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỎI CUNG BỊ CAN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA TÁC ĐỘNG TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỎI CUNG BỊ CAN 1. Thực trạng của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can Để giải quyết một vụ án hình sự cụ thể, các cơ quan tiến hành tố tụng phải tiến hành qua nhiều giai đoạn khác nhau gắn với việc thực hiện những hoạt tố tụng phức tạp. Giai đoạn điều tra là giai đoạn tiền đề và đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ đó. Trong giai đoạn này, các điều tra viên đã tiến hành nhiều biện pháp khác nhau nhằm thu thập chứng cứ, chứng minh tội phạm. Một trong những hoạt động đó là hoạt động hỏi cung bị can. Đây là một biện pháp quan trọng, bởi vì nó đem lại hiệu quả cao, có thể áp dụng được với hầu hết các vụ án và các bị can. Trong thực tế, khi tiến hành hỏi cung bị can các điều tra viên đã sử dụng phương pháp tác động tâm lý đến bị can góp phần giải quyết vụ án một cách nhanh chóng. Trong đó, các điều tra viên đã có sự nhận thức đúng đắn cũng như có sự đánh giá cao về hoạt động này. Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can có vai trò quan trọng như vậy, tuy nhiên trên thực tế hoạt động này chưa đạt được hiệu quả cao, vẫn còn xuất hiện hiện tượng bức cung, mớm cung là do một số nguyên nhân sau đây: Thứ nhất, lực lượng cảnh sát điều tra hiện nay gồm 8500 điều tra viên. Trong đó, ở bộ là 2%; Ở tỉnh là 29%; Ở quận, huyện là 69%. Tuy nhiên, trình độ của đội ngũ điều tra viên còn nhiều bất cập, cụ thể là: “Ở cấp tỉnh, (điều tra viên cao cấp chiếm 1 %, điều tra viên trung cấp chiếm 44 %, điều tra viên sơ cấp chiếm 55%); Ở cấp huyện, (điều tra viên cao cấp chiếm 0%, điều tra viên trung cấp chiếm 14,5%, điều tra viên sơ cấp chiếm 85,5%)” [14, tr.341]. Qua số liệu này có thể thấy rằng, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ điều tra viên nhất là ở cấp huyện còn hạn chế cả về số lượng và chuyên môn. Thực tiễn cho thấy còn những đồng chí thủ trưởng, phó thủ trưởng đội điều tra công an huyện chỉ có trình độ sơ cấp [14, tr.343]. Mặt khác, trong điều kiện hiện nay của nước ta, ở những quận, huyện thuộc thành phố lớn một điều tra viên phải thụ lý trung bình 10 vụ/ tháng. Cá biệt, có nơi từ 20-30 vụ/ tháng [25]. Cùng với tình trạng án quá tải là tình trạng thiếu cán bộ làm công tác khác trong cơ quan điều tra nên nhiều cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều việc. Chẳng hạn, có đồng chí vừa làm án, vừa kiêm nhiệm thủ kho vật chứng, vừa làm bảo vệ cơ quan và làm cả quản giáo kiêm nhiệm coi nhà tạm giữ [14, tr.344]. Sự quá tải đã dẫn đến sự làm việc qua loa, đại khái, xử lý công việc thiếu trách nhiệm. Và khi nhận được thông tin phù hợp với phán đoán của mình, điều tra viên thường tỏ rõ sự hài lòng, thoả mãn nên rất dễ dẫn đến mớm cung, bức cung. Ví dụ: Vụ anh Hải bị oan sai ở Đồng Nai. Vì thu được đồng hồ của anh Hải ở hiện trường nên cơ quan điều tra vội tin anh Hải là thủ phạm, từ đó cơ quan điều tra không điều tra lí do hoàn cảnh chiếc đồng hồ xuất hiện ở hiện trường. Mặc dù bị can từ đầu đến cuối không nhận tội mà toà vẫn xử anh Hải về tội giết người, cướp tài sản [14, tr.394]. Bản chất của hoạt động hỏi cung là hoạt động tư duy, sáng tạo. Do đó, trong bất kì hoàn cảnh nào, việc sử dụng bức cung, nhục hình để hỏi cung bị can đều là sự vi phạm pháp luật. Đây là một trong những nguyên nhân gây oan sai cần xoá bỏ triệt để. Mặt khác, pháp luật hình sự cũng có một số quy định phòng chống bức cung, nhục hình đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị can. Tại Điều 3 Chế độ công tác xét hỏi bị can và điều 5 Bộ luật tố tụng hình sự qui định: “Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình”. Đồng thời, quy định cụ thể quyền của điều tra viên được áp dụng mọi phương pháp, thủ đoạn, mưu trí trong việc xét hỏi bị can nhưng nếu trái với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nguyên tắc, chế độ của ngành thì phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước “Điều tra viên dùng bức cung, nhục hình với bị can thì phải chịu trách nhiệm theo Điều 298 và điều 299 Bộ luật hình sự [18, tr.71]. Thứ hai, điều tra viên giữ vai trò chủ đạo, tổ chức các hoạt động tác động tâm lý tới bị can. Các điều tra viên đã xác định được rõ trách nhiệm của mình, có nhiều cố gắng trong việc áp dụng khoa học tâm lý vào thực tiễn hỏi cung bị can. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số phương pháp tác động tâm lý điều tra viên đánh giá mang lại hiệu quả cao và thường xuyên hay sử dụng. Cụ thể: Phương pháp thuyết phục 97,9%; Phương pháp truyền đạt thông tin 53%. Việc xác định phương pháp nào là quan trọng nhất còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh tác động [2, tr.218]. Tuy các điều tra viên đã có sự hiểu biết nhất định về mục đích, nội dung cũng như hoàn cảnh áp dụng của từng phương pháp. Nhưng sự hiểu biết này còn chưa sâu sắc, chưa đồng đều, thiếu lí luận và chưa có hệ thống. Có không ít điều tra viên còn chưa hình dung được nội dung cũng như cách thức tác động tâm lý. Một số điều tra viên khác lại coi tác động tâm lý như những chiến thuật đơn lẻ được sử dụng trong những tình huống nhất định. Có điều tra viên lại cho rằng, tác động tâm lý chỉ nên tiến hành đối với bị can ngoan cố, hay có “vấn đề”. Tại Tuyên Quang qua điều tra bằng phương pháp xã hội học, phiếu trưng cầu ý kiến đối với điều tra viên có kinh nghiệm thì có tới 83,3% điều tra viên được hỏi cho biết thường nghiên cứu kĩ về nhân thân bị can trước khi hỏi cung, có 16,7% điều tra viên được hỏi khẳng định rằng khi hỏi cung chỉ nghiên cứu một phần về nhân thân bị can [7]. Một kết quả khác lại cho thấy rằng 87% điều tra viên được hỏi khẳng định rằng cần phải tác động tâm lý khi đối tượng khai báo gian dối, trong khi đó chỉ có 13% điều tra viên được hỏi cho rằng cần phải tác đông tâm lý trong mọi trường hợp. Thứ ba, trong quá trình sử dụng tác động tâm lý tới bị can, các điều tra viên còn sử dụng chưa linh hoạt và đồng bộ. Chẳng hạn, điều tra viên chỉ biết sử dụng chứng cứ đã thu được về hành vi phạm tội của bị can để đấu tranh với bị can nhưng không quan tâm đến diễn biến tư tưởng của bị can sau mỗi lần tác động đó, để thuyết phục cảm hoá bị can. Do đó, dẫn đến tình trạng nếu hỏi cung bị can tìm được chứng cứ thì thôi, không có chứng cứ thì điều tra viên quay ra quát tháo, tức giận bị can nên mục đích của hoạt động hỏi cung không đạt được. Chẳng hạn theo lời tâm sự của một điều tra viên cho biết: “Chúng tôi là con người chứ đâu phải cái máy nên gặp những bị can phạm tội quả tang còn “lí sự cùn” thách thức, chọc tức, nói thật nhiều lúc chỉ muốn đục cho nó mấy cái” [15, tr. 7]. Thứ tư, đối với các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia, do tính chất nghiêm trọng của khách thể bị xâm hại nên các điều tra viên đều có ý thức tích cực sử dụng các phương pháp tác động tâm lý. Với mục đích có được lời khai đúng đắn, trung thực và chính xác, điều tra viên thường xuyên sử dụng các phương pháp tác động tâm lý. Việc sử dụng những phương pháp này của điều tra viên nhằm mục đích thu được lời khai đúng đắn, trung thực và chính xác thông qua việc khắc phục được tư tưởng ngoan cố của bị can, xoá bỏ ý đồ che giấu, xuyên tạc sự thật, khơi dậy lòng tin của bị can vào đường lối chính sách của nhà nước. Thông qua kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết điều tra viên đã sử dụng tác động tâm lý trong hỏi cung bị can và tỉ lệ thành công là 92,1%. Đồng thời, hiệu quả của từng phương pháp là: Phương pháp thuyết phục( 97,9%), phương pháp truyền đạt thông tin (53%). Hai phương pháp trên đây được xếp vào nhóm các phương pháp phổ biến nhất trong các phương pháp tác động tâm lý tới bị can. Các phương pháp còn lại không được các điều tra viên sử dụng nhiều [2, tr.218]. Như vậy, việc sử dụng các phương pháp tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can đã đem lai hiệu quả cao và nhanh chóng khi giải quyết các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia. Thứ năm, qua nghiên cứu một số biên bản hỏi cung bị can của cơ quan điều tra tỉnh Nam Định chúng tôi thấy vẫn còn có một số hạn chế như sau: Về hình thức, các điều tra viên ghi biên bản còn qua loa đại khái, chưa được rõ ràng, cụ thể. Trong một số biên bản hỏi cung bị can, còn có hiện tượng bị can chưa được kí tên vào phần “đã được giải thích về quyền và nghĩa vụ” hay ở khoảng giữa các trang của biên bản hỏi cung bị can chưa được kí tên xác nhận…[26,115]. Về nội dung, điều tra viên chưa chú ý đến việc sử dụng phương pháp tác động tâm lý. Các câu hỏi mà điều tra viên đặt ra thường mang tính chất liệt kê, không quan tâm nhiều đến đặc điểm tâm lý của bị can. Điều này còn thể hiện rõ hơn đối với các vụ án mà bị can tự thú, thành khẩn khai báo. Ví dụ, trong biên bản hỏi cung bị can Phạm Duy Lượng phạm tội giết người. Điều tra viên chỉ đưa ra bốn câu hỏi tất cả nhằm yêu cầu bị can nói rõ về nhân thân, hành vi phạm tội, đặc điểm của hung khí … Điều tra viên không sử dụng phương pháp tác động tâm lý nào giúp bị can ổn định tâm lý để khai báo rõ ràng hay nhằm tìm hiểu về thái độ cũng như nhận thức của bị can về hành vi phạm tội của mình [26, 104 ]. 2. Một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can Các phương pháp tác động tâm lý đã được các điều tra viên sử dụng khi hỏi cung bị can trong quá trình giải quyết vụ án. Tuy nhiên, hiệu quả của việc sử dụng các phương pháp này là chưa cao. Để góp phần giải quyết vấn đề này, theo chúng tôi nên: Thứ nhất, trên phương diện pháp lý nên đưa ra những quy định riêng về tác động tâm lý để tất cả điều tra viên có sự hiểu biết đầy đủ và đúng đắn hơn trong lĩnh vực hoạt động này. Bởi vì, tác động tâm lý chưa được quy định riêng trong các văn bản pháp luật. Vì vậy, không phải mọi điều tra viên đều thấy được sự hợp pháp, sự cho phép của hoạt động này. Thứ hai, cần nhanh chóng bổ sung số lượng điều tra viên. Trong giai đoạn hiện nay, diễn biến tình hình tội phạm ngày càng phức tạp và ngày càng gia tăng về mặt số lượng nên có tình trạng quá tải trong công việc. Theo tính toán mới nhất của Bộ Công an, tổng số điều tra viên và cán bộ của 164 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện dự kiến tăng thẩm quyền theo qui định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 phải đạt khoảng 4.682 người, trong số đó, cần đảm bảo tỷ lệ điều tra viên 44% (2.064 người), trình độ đại học chiếm hơn 52%, còn lại là trung cấp và sơ học. Căn cứ tình hình thực tế và dự kiến về số vụ án sẽ tăng khi được giao thêm thẩm quyền mới đối với 164 Cơ quan điều tra của Công an huyện và tương đương, chúng ta cần bổ sung hơn 1.000 điều tra viên. Thứ ba, cần quan tâm đến cơ sở vật chất của điều tra viên. Hiện nay, một số Cơ quan cảnh sát điều tra Công an cấp huyện và tương đương chưa có nhà tạm giữ đáp ứng yêu cầu. Trong khi đó, một số quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 như khái niệm về hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng chưa có hướng dẫn kịp thời nên cách hiểu còn khác nhau.Trong hoạt động hỏi cung, phải sửa sang nâng cấp phòng hỏi cung cho đúng tiêu chuẩn của pháp luật: Phòng hỏi cung phải thoáng mát, yên tĩnh, tránh bày biện nhiều thứ để thu hút bị can vào câu hỏi của điều tra viên,… Thứ tư, Nhà nước cần có chính sách đãi ngộ xứng đáng với điều tra viên cả về vật chất và tinh thần để họ có thể yên tâm công tác, tận tâm vì công việc và tránh được những cám dỗ vật chất. Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra qua lấy ý kiến địa phương cũng thấy rằng, chế độ trách nhiệm đối với điều tra viên hiện chưa phù hợp tính chất, đặc điểm công việc (hiện điều tra viên trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân chỉ hưởng mức 120.000 đồng/người/tháng). Mặt khác, phải xử lý nghiêm minh đối với những điều tra viên vi phạm pháp luật trong quá trình hỏi cung bị can. Thứ năm, điều tra viên với tư cách là chủ thể tiến hành hoạt động hỏi cung bị can cần được xây dựng và bồi dưỡng các phẩm chất sau: - Điều tra viên phải là người có hiểu biết sâu sắc mọi mặt, nắm vững các nguyên tắc của hoạt động điều tra, linh hoạt và có bản lĩnh vững vàng. Điều tra viên không những cần được liên tục củng cố trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà còn cần được bồi dưỡng về lập trường chính trị tư tưởng để có thể chủ động đối phó với những bị can gian dối, ngoan cố. - Điều tra viên cần có trình độ xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch điều tra nói chung, kế hoạch tác động tâm lý nói riêng. Để đạt mục đích này, phải giúp cho điều tra viên biết được vai trò của tác động tâm lý đối với hoạt động hỏi cung bị can. Vì vậy, điều tra viên cần có sự tìm hiểu tâm lý của bị can trước khi tác động như: Nhu cầu, quan điểm, lý tưởng sống, năng lực kinh nghiệm, đặc điểm về tính cách,… Đồng thời, điều tra viên cần phải nắm vững các nguyên tắc và điều kiện cần thiết khi áp dụng phương pháp tác động tâm lý cũng như khả năng linh hoạt áp dụng đồng thời nhiều phương pháp để đem lại hiệu quả cao nhất. - Đối với việc hỏi cung bị can là người chưa thành niên, ngoài việc sử dụng các phương pháp tác động tâm lý nêu trên, điều tra viên có thể sử dụng thêm phương pháp tác động tình cảm. Bởi vì, người chưa thành niên phạm tội là những bị can chịu thiệt thòi về tình cảm. Nên nếu bị can được thương yêu, chăm sóc, khơi gợi những tình cảm sâu kín với gia đình thì bị can sẽ cảm thấy tin tưởng và lựa chọn con đường khai báo thành khẩn. Mặt khác, trong giai đoạn chưa trưởng thành, bị can chưa thành niên không nắm vững được sự kiện xảy ra một cách toàn bộ, ít khi tìm được dấu hiệu đặc trưng và thường hay nhầm lẫn. Vì thế, phương pháp gợi nhớ phải được coi là phương pháp tác động quan trọng và đặc biệt khi tiến hành hoạt động hỏi cung bị can chưa thành niên. Từ đó, bị can chưa thành niên có thể nhớ lại những thông tin cần thiết về vụ án thông qua những tín hiệu như lời nói, đồ vật,… Thứ sáu, cần mở lớp tập huấn bồi dưỡng cho điều tra viên các phẩm chất tâm lý phù hợp như: - Khả năng nhạy bén phân tích, nắm bắt tâm lý bị can. Điều tra viên cần nhanh chóng quan sát các vấn đề, các dấu hiệu, các tình huống,..nhanh chóng phát hiện những thay đổi tâm lý qua các dấu hiệu bề ngoài để kịp thời điều chỉnh nội dung và phương pháp tác đồng. Để thực hiện yêu cầu này cần đưa nội dung rèn luyện kĩ năng giao tiếp nghiệp vụ vào chương trình đào tạo của trường đào tạo cán bộ điều tra. Đồng thời, nên tổ chức chuyên sâu về từng kĩ năng giao tiếp trong các buổi hỏi cung bị can một cách thích hợp. - Khả năng thiết lập quan hệ giao tiếp trong hoạt động hỏi cung. Năng lực giao tiếp của điều tra viên được thể hiện ở khả năng thiết lập tiếp xúc tâm lý với bị can, khả năng điều khiển quá trình giao tiếp. Đặc biệt, phải hình thành ở điều tra viên khả năng thuyết phục cao. Thứ bẩy, điều tra viên nên tiến hành trắc nghiệm tâm lý bị can trước khi lập kế hoạch xét hỏi. Để công tác hỏi cung bị can đạt hiệu quả cao, điều tra viên phải nắm vững tình tiết cuả vụ án, nhân thân người phạm tội và tâm lý bị can. Vì vậy, việc trắc nghiệm tâm lý bị can trước khi lập kế hoạch xét hỏi là rất cần thiết. Thời gian tiến hành trắc nghiệm tâm lý cho mỗi bị can mất 15- 20 phút theo mẫu H.J.Eysench có sẵn, vì vậy không ảnh hưởng đến tiến trình điều tra xét hỏi. Mặt khác, ngay sau khi trắc nghiệm tâm lý đã có thể biết bị can thuộc loại khí chất nào. Từ đó, điều tra viên có thể phát hiên ra bị can có trung thực không để xác định các phương pháp chiến thuật xét hỏi trong hoạt động hỏi cung bị can cho phù hợp. KẾT LUẬN Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi rút ra đựơc một số kết luận sau đây: Hoạt động hỏi cung bị can là hoạt động quan trọng trong giai đoạn điều tra nhằm thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm. Hoạt động này bao gồm hai chủ thể có quyền và vị trí đối lập nhau. Điều tra viên đóng vai trò chủ đạo, chủ động tiến hành giao tiếp, áp dụng phương pháp tác động tâm lý tới bị can. Còn bị can là đối tượng chịu sự tác động, thực hiện nhiệm vụ tư duy một cách thụ động. Nên trong quá trình hỏi cung bị can, ngay từ buổi tiếp xúc ban đầu, điều tra cần thiết lập tiếp xúc tâm lý để từ đó có thể tiến hành các phương pháp tác động tâm lý tới bị can. Qua đó, điều tra viên có thể thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can, chứng minh tội phạm. Các phương pháp tác động tâm lý điều tra viên hay sử dụng là: Phương pháp thuyết phục, phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy, phương pháp ám thị gián tiếp,… Để có thể sử dụng những phương pháp này đạt hiệu quả cao, điều tra viên cần có kiến thức về trường hợp áp dụng từng phương pháp, thời gian áp dụng chúng, đặc điểm riêng của từng phương pháp. Mặt khác, bị can là những chủ thể riêng biệt với những đặc điểm riêng về khí chất, nhu cầu, năng lực, quan điểm, lối sống,..Bởi vậy, không có một khuôn mẫu chung cho việc sử dụng các phương pháp tác động tâm lý tới bị can. Đồng thời, trong quá trình tác động tâm lý tới bị can, điều tra viên có thể phối hợp sử dụng nhiều phương pháp với nhau để tạo nên sức mạnh toàn diện, đồng bộ tác động tới bị can, góp phần nhanh chóng giải quyết vụ án. Trên thực tế hầu hết các điều tra viên đã nhận thức được tác dụng của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can. Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động này vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Do đó, chúng tôi đã đưa ra một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động tác động tâm lý trong hỏi cung bị can. Những thay đổi này về mặt chủ quan và khách quan như: Tăng cường số lượng điều tra viên, nâng cao cơ sở vật chất cho hoạt động hỏi cung, mở những lớp đào tạo cho điều tra viên về khả năng tổ chức các kế hoạch điều tra cũng như tổ chức kế hoạch tác động tâm lý, … TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trương Công Am, Một số vấn đề về tâm lý hoạt động hỏi cung, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2001. 2. Trương Công Am, Tác động tâm lý trong hoạt động điều tra hình sự, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2001. 3. I.U.V Chupharaoxki, Tâm lý học hoạt động nghiệp vụ, (Tiếng Nga), 1997. 4. Bùi Kiên Điện (Chủ biên), Giáo trình khoa học điều tra hình sự, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2005. 5. A.V. Đulô, Tâm lý học pháp lý, Trường Đại học An ninh nhân dân, Hà Nội,1980. 6. Phan Hữu Kì, Mấy kinh nghiệm về phương pháp và chiến thuật hỏi cung bị can, NXB Công an nhân dân, 1987. 7. Luận văn “Hoạt động hỏi cung bị can phạm tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang”, Đại học Cảnh sát nhân dân, 2000. 8. Đặng Thanh Nga (Chủ biên), Giáo trình tâm lý học tư pháp, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006. 9. A.V.Petơropxki và M.G. Iaropxki, Từ điển tâm lý học, (Tiếng Nga), 1990. 10. L.V.Petrenco, Tâm lý học nghiệp vụ trinh sát, Trường Đại học An ninh nhân dân, 1990. 11. Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 1996. 12. Hoàng Thị Minh Sơn (Chủ biên), Giáo trình luật tố tụng hình sự, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006. 13. Nguyễn Huy Thuật (Chủ biên), Giáo trình chiến thuật điều tra hình sự, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2003. 14. Trường Bồi dưỡng nghiệp vụ công an nhân dân, Tập bài giảng bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra hình sự, Hà Nội, 2003. 15. Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, Giáo trình một số vấn đề tâm lý học nghiệp vụ cảnh sát nhân dân, Hà Nội, 1999. 16. Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, Giáo trình tâm lý học tư pháp, Hà Nội, 1995. 17. Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách khoa – NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006. 18. Bộ luật hình sự 1999, NXB Tư pháp, Hà Nội. 19. Bộ luật tố tụng hình sự 2003, NXB Tư pháp, Hà Nội. 20. Chế độ công tác xét hỏi bị can, Bộ trưởng bộ nội vụ ban hành kèm theo quyết định 543/QĐ ngày 2/6/1971. 21. Nghị quyết số 08-NQ ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”. 22. Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội số 388/2003/ NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra. 23. Báo An ninh thế giới số 204/2000. 24. Báo Công an nhân dân số 1572 ngày 10/3/2003. 25. Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, 1990. 26. Biên bản hỏi cung số 104, 114, 105, 20,… của Cơ quan Cảnh sát điều tra công an tỉnh Nam Định tiến hành. 27. Http:// www.cand.vn/vi-VN/an ninh trật tự/tin ANTT/2006/11/90978. 28. Http:// www.cand.vn/vi-Vn/an ninh trật tự/tin ANTT/2007/3//98750. 29. học điều tra hình sự/ vụ án viết lại/2005/1/5/51966 30. ời sự xã hội/ phóng sự ghi chép/2006/6/23491 31. ời sự xã hội/phóng sự ghi chép/2007/5/ 36990 32. Tạp chí Trật tự an toàn xã hội 5+6+10/1996. 33. Nguyễn Tuấn và Đặng Huyền, Phóng sự xã hội, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2006. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLDOCS (66).doc
Tài liệu liên quan