Khóa luận Thị trường chứng khoán Trung Quốc và Bài học cho sự phát triển và hội nhập thị trường chứng khoán Việt Nam

Chứng khoán Trung Quốc đang thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Một nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao bậc nhất thế giới. Một đất nước chuẩn bị tổ chức Thế vận hội Olympic 2008. Sự gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới WTO mở ra vô số cơ hội trong tất cả các lĩnh vực cho quốc gia này. Đó chưa phải là những nguyên nhân chính khiến người ta dự đoán Trung Quốc sẽ trở thành thị trường chứng khoán lớn thứ hai của Châu Á sau Nhật Bản. Trong thời gian gần đây, Chính phủ và Uỷ ban chứng khoán Trung Quốc đang thực hiện hàng loạt cải cách có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển thị trường lên tầm vóc mới và hội nhập với thế giới. Với 13 năm tồn tại, kể từ khi hai Sở giao dịch chứng khoán chính thức đi vào hoạt động, thị trường này mang những nét đặc trưng riêng và để lại những bài học quý giá riêng. Thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với thị trường của Trung Quốc. Với ba năm tồn tại, chúng ta vẫn trong quá trình tìm kiếm những hướng đi phù hợp. Do đó, những bài học từ thị trường chứng khoán Trung Quốc có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoàn cảnh hiện nay. Đó là lý do tác giả chọn đề tài Thị trường chứng khoán Trung Quốc và Bài học cho sự phát triển và hội nhập thị trường chứng khoán Việt Nam. Với khoá luận này, tác giả hy vọng, thông qua việc nghiên cứu những mặt tích cực và hạn chế của thị trường chứng khoán Trung Quốc, đặc biệt là trong công tác quản lý của Chính phủ và Uỷ ban chứng khoán Trung Quốc, rút ra những bài học bổ ích cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Phương pháp chủ yếu của khoá luận là nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tài liệu về thị trường chứng khoán Trung Quốc và Việt Nam cũng như của một số quốc gia khác trên thế giới, so sánh và rút ra kết luận. Bố cục khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán Chương 2: Thị trường chứng khoán Trung Quốc Chương 3: Thị trường chứng khoán Việt Nam và bài học cho sự phát triển và hội nhập nhìn từ kinh nghiệm của Trung Quốc. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn, Thạc sỹ Đặng Thị Nhàn. Do năng lực của người viết còn hạn chế, bài khoá luận không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy cô và sự góp ý của bạn đọc. CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN I.Bản chất và chức năng của Thị trường chứng khoán 1.Lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán 2.Bản chất của thị trường chứng khoán 3.Chức năng và nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán II.Cơ cấu của thị trường chứng khoán 1.Phân loại thị trường chứng khoán theo phương thức giao dịch 2.Phân loại thị trường chứng khoán theo công cụ lưu thông 3.Phân loại thị trường chứng khoán theo tính chất lưu ký III.Công cụ lưu thông trên thị trường chứng khoán 1.Cổ phiếu 2.Trái phiếu 3.Các chứng từ có nguồn gốc chứng khoán IV.Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán 1.Chủ thể phát hành 2.Chủ thể đầu tư 3.Chủ thể trung gian 4.Người quản lý, giám sát hoạt động của thị trường 5.Các chủ thể khác V.Vai trò của thị trường chứng khoán trong nền kinh tế quốc dân CHƯƠNG 2: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRUNG QUỐC I.Tổng quan về lịch sử ra đời và phát triển của TTCK Trung Quốc 1.Sự ra đời của thị trường chứng khoán Trung Quốc 2.Các giai đoạn phát triển của thị trường chứng khoán Trung Quốc 3.Vài nét sơ qua về thị trường chứng khoán Trung Quốc 3.1.Cấu trúc TTCK Trung Quốc 3.2.Hàng hoá trên TTCK Trung Quốc 3.3.Công ty niêm yết trên TTCK Trung Quốc 3.4.Công ty chứng khoán trên TTCK Trung Quốc 3.5.Nhà đầu tư trên TTCK Trung Quốc 3.6.Hệ thống luật điều chỉnh và cơ quan quản lý II.Đánh giá Thị trường chứng khoán Trung Quốc 1.Những thành tựu đạt được 2.Những mặt tồn tại 2.1.Biểu hiện của các mặt tồn tại 2.1.1.Chỉ số chứng khoán biến động bất thường 2.1.2.Những đặc điểm của thị trường mới nổi điển hình a.Cấu trúc dạng nón b.Chứng khoán nhỏ đạt hiệu quả cao hơn chứng khoán lớn c.Tính chất đầu cơ d.Nhà đầu tư cá nhân chiếm đa số e.Mở rộng thị trường về mặt lượng 2.2.Nguyên nhân các mặt tồn tại 2.2.1.Nguyên nhân từ công tác quản lý vĩ mô a.Sự phân biệt các loại chứng khoán b.Cấu trúc TTCK Trung Quốc là trở ngại lớn cho sự phát triển c.Quy định về cổ phiếu không được phép giao dịch d.Hạn chế đối với nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài 2.2.2.Nguyên nhân từ phía công ty niêm yết a.Giới thiệu hệ số P/E và P/B b.Hệ số P/E và P/B của Trung Quốc c.Nguyên nhân hiện tượng hệ số P/E của TTCK Trung Quốc cao 3.Bài học rút ra từ sự phát triển và hội nhập của TTCK Trung Quốc 3.1.Bài học cho sự phát triển TTCK Trung Quốc 3.1.1. TTCK cần phát triển có chiều sâu và từ bên trong 3.1.2.Chính sách lãi suất của ngân hàng cần hỗ trợ tích cực cho TTCK 3.1.3. Vai trò của các chính sách vĩ mô, công tác quản lý và hệ thống luật 3.1.4. Công tác đào tạo cũng có vai trò quan trọng 3.2.Bài học về vấn đề mở cửa, hội nhập của TTCK 3.2.1.Hội nhập TTCK nằm trong hội nhập kinh tế nói chung 3.2.2.Chính sách thu hút và ưu đãi nhà đầu tư nước ngoài 3.2.3.Phát hành chứng khoán trên TTCK nước ngoài CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM NHÌN TỪ KINH NGHIỆM CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRUNG QUỐC I.Tổng quan về TTCK Việt Nam 1.Sự ra đời và 3 năm hoạt động 2.Cơ cấu tổ chức và thành phần 3.Công tác quản lý Nhà nước đối với TTCK II.Các mặt tồn tại hiện nay và nguyên nhân 1.Về phía cung 1.1.Hàng hoá kém hấp dẫn và cơ chế phát hành chưa hợp lý 1.2.Bất cập từ phía công ty chứng khoán 1.3.Bất cập từ công tác vận hành TTGDCK 1.4.Hạn chế trong công tác công bố thông tin 1.5.Bất cập của hệ thống lưu ký chứng khoán 2.Về phía cầu chứng khoán 2.1.Hạn chế về số lượng và thành phần nhà đầu tư 2.2.Sự suy giảm lòng tin trong công chúng đầu tư 3.Về vai trò của chính phủ và cơ quan quản lý 3.1.Bất cập từ một số chính sách vĩ mô 3.2.Khung pháp lý chưa hoàn chỉnh 3.3.Công tác thanh tra, giám sát thị trường 3.4.Công tác xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng và đào tạo nhân lực III.Giải pháp nhằm phát triển và hội nhập thị trường chứng khoán Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm của thị trường chứng khoán Trung Quốc 1.Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam 1.1.Tạo môi trường vĩ mô thuận lợi 1.2.Hoàn thiện khung pháp lý 1.3.Tăng cường phối hợp các Bộ, ngành 1.4.Tăng cường hàng hoá cho thị trường 1.5.Kích cầu chứng khoán 1.6.Tăng cường chất lượng các chủ thể trung gian 1.7.Hoàn thiện bộ máy UBCKNN và TTGDCK 1.8.Công tác đào tạo, tuyên truyền 2.Giải pháp nhằm hội nhập TTCK Việt Nam 2.1.Giải pháp tăng cường thu hút nhà đầu tư nước ngoài 2.2.Giải pháp tăng cường niêm yết trên TTCK nước ngoài 2.3.Tăng cường quan hệ hợp tác trong lĩnh vực chứng khoán LỜI KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc112 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2270 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thị trường chứng khoán Trung Quốc và Bài học cho sự phát triển và hội nhập thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện đại, các công ty chứng khoán đã và đang có kế hoạch nâng cấp hệ thống thiết bị phục vụ kinh doanh chứng khoán và mở rộng phạm vi hoạt động. II.NHỮNG TỒN TẠI HIỆN NAY CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ NGUYÊN NHÂN 1.Về phía cung chứng khoán 1.1.Hàng hoá kém hấp dẫn và cơ chế phát hành chưa hợp lý a.Cổ phiếu Hàng hoá trên thị trường chứng khoán tuy có tăng về số lượng qua các năm nhưng chưa nhiều, chưa đa dạng về chủng loại. Trên thị trường hiện nay chỉ có hai loại hàng hoá là cổ phiếu và trái phiếu. Cổ phiếu niêm yết phần lớn là cổ phiếu của các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá, là những doanh nghiệp có tình hình tài chính tương đối lành mạnh, nhưng đa phần vốn kinh doanh nhỏ, sản phẩm chưa có khả năng cạnh tranh mạnh, đặc biệt là trên thị trường nước ngoài. Cơ chế quản trị, chế độ kế toán, kiểm toán và công bố thông tin của các công ty này còn nhiều điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Hầu hết các cổ phiếu đều có mức giá từ gần 20.000 đến 35.000. Giống như thị trường chứng khoán Trung Quốc, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có cấu trúc dạng nón (chưa có cổ phiếu thượng hạng), cổ phiếu và trái phiếu là hai công cụ chính, các công cụ phái sinh và các giao dịch tương lai chưa được phép thực hiện trên thị trường. Kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán của các ngân hàng thương mại cổ phần được chuẩn bị từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có ngân hàng nào được chính thức “lên sàn”.Có một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng này nhưng có lẽ quan trọng nhất vẫn là sự rụt rè của các nhà quản lý. Tâm lý lo sợ rủi ro khiến kế hoạch niêm yết cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần được xem xét hết sức thận trọng, dẫn đến những trường hợp như Ngân hàng Thương mại cổ phần á châu (ACB) và Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội đã xin niêm yết được gần 3 năm mà hồ sơ vẫn chưa được giải quyết. b.Trái phiếu Trái phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam gồm hai loại: trái phiếu của Ngân hàng đầu tư và phát triển (chỉ chiếm 2,6 % trị giá thị trường trái phiếu) và trái phiếu chính phủ. Khối lượng trái phiếu chính phủ phát hành tuy lớn nhưng do kỳ hạn ngắn nên hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, các trái phiếu phát hành mới chủ yếu để thanh toán nợ đến hạn. Khuôn khổ thị trường trái phiếu chính phủ bé, tổng dư nợ đến năm 2002 chỉ là 4% GDP. Các loại trái phiếu chính phủ chưa đa dạng và chưa phân định rõ các loại trái phiếu công trình Trung ương hay địa phương hay trái phiếu do Cơ quan chính phủ phát hành. Cơ chế nhận nợ và bảo lãnh phát hành giữa Kho bạc Nhà nước và đơn vị sử dụng phần nào mang tính bao cấp Thị trường đấu thầu tín phiếu bị chia cắt, tín phiếu kho bạc đấu thầu qua Ngân hàng Nhà nước, trái phiếu kho bạc qua Trung tâm giao dịch chứng khoán, do đó, đã không tạo ra sự kết nối giữa các cơ quan trong điều hành lãi suất. Ngoài ra, chưa có một hệ thống phân phối trái phiếu trên thị trường sơ cấp, đa phần các trái phiếu phát hành được nắm bởi các tổ chức bảo lãnh, vì thế, mang tính phát hành riêng lẻ nhiều hơn là phát hành đại chúng. Hình thức bán lẻ còn gặp nhiều khó khăn trong việc đăng ký, chuyển nhượng và thực hiện quyền. Ngoài ra, tính thanh khoản của thị trường trái phiếu chính phủ thứ cấp kém, người đầu tư e ngại khi mua cổ phiếu này vì họ không thể chuyển thành tiền mặt khi cần thiết. Nhà nước chưa có cơ chế thích hợp trong việc định giá trái phiếu. Việc áp dụng lãi suất chỉ đạo trong đấu thầu tín phiếu và trái phiếu kho bạc làm mất đi tính thị trường trong việc xác lập giá phát hành. Lãi suất trái phiếu chính phủ không những chưa trở thành chuẩn mực cho các công cụ nợ khác mà còn lệ thuộc vào lãi suất ngân hàng. Những tồn tại, hạn chế trên do nhiều nguyên nhân gây nên: Thứ nhất, tư tưởng, quan điểm huy động vốn trên thị trường tài chính chưa được coi trọng, chính phủ chưa khuyến khích các địa phương và cơ quan chính phủ phát hành trái phiếu. Thứ hai, khuôn khổ pháp lý về phát hành và giao dịch trái phiếu chưa thực sự hoàn chỉnh. Thứ ba, chúng ta còn thiếu một hệ thống phân phối trái phiếu trên thị trường sơ cấp và các nhà kinh doanh trái phiếu chuyên nghiệp. 1.2.Bất cập về phía công ty chứng khoán Hoạt động của các tổ chức trung gian và hỗ trợ thị trường còn nhiều mặt hạn chế như: Thứ nhất, đội ngũ cán bộ, nhân viên kinh doanh chưa thông thạo về kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng nghề nghiệp, chưa thực sự phát huy vai trò trung gian, kích thích thị trường. Thứ hai, nghiệp vụ của các công ty này còn nghèo nàn, chỉ dừng lại ở nghiệp vụ môi giới, tự doanh, một vài công ty có triển khai bảo lãnh phát hành, nhưng chủ yếu là phát hành trái phiếu, mặt khác chất lượng phục vụ cũng chưa cao. Thứ ba, một số công ty chưa có đủ nhân sự trong Ban giám đốc, vẫn tồn tại tình trạng giám đốc phải đảm trách quá nhiều công việc, do đó, hiệu quả quản lý chưa cao. 1.3.Bất cập trong công tác vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán Mô hình tổ chức hiện tại của Trung tâm giao dịch chứng khoán sẽ không phù hợp khi Trung tâm được phát triển theo hướng nâng cao tính tự chủ về sau này. Bộ phận lưu ký, đăng ký, thanh toán bù trừ chưa được tách biệt thành một trung tâm độc lập, có chức năng chuyên trách riêng. So với Trung Quốc, đầu tư của Nhà nước ta cho phát triển cơ sở vật chất của thị trường chứng khoán còn khiêm tốn. Trong khi mỗi Sở giao dịch chứng khoán của Trung Quốc đều có hai đường truyền vệ tinh hiện đại, được sánh với các Sở giao dịch phát triển hàng đầu thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được vận hành bán tự động, nhiều hoạt động còn mang tính thủ công. 1.4.Hạn chế trong công tác cung cấp và công bố thông tin Hiện nay việc công bố thông tin của các công ty niêm yết còn những hạn chế như: lượng thông tin ít, chủ yếu là các thông tin về tình hình tài chính hàng quý, năm theo định kỳ. Các thông tin về tình hình hoạt động, chiến lược sản xuất kinh doanh, tiến độ thực hiện kế hoạch của công ty... còn rất ít. Bên cạnh đó, mức độ công bố thông tin không được thường xuyên, thậm chí không công bố thông tin trong một thời gian dài. Thực tế này tạo ra kẽ hở cho những nguồn thông tin không chính thức được đưa ra thị trường phục vụ lợi ích cá nhân hoặc một nhóm người, dẫn đến những biến động thất thường trên thị trường do các nhà đầu tư mất phương hướng và hành động theo số đông. 1.5.Hệ thống lưu ký chứng khoán Hệ thống lưu ký chứng khoán còn nhiều hạn chế như: Lưu ký chứng khoán mới chỉ được thực hiện đối với các chứng khoán niêm yết. Các loại chứng khoán chưa niêm yết hầu như không được lưu ký. Nhiều nghiệp vụ của hệ thống lưu ký chứng khoán chưa được thực hiện do những hạn chế về khung pháp lý, như hoạt động cho vay chứng khoán, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của thị trường. Nhiều nghiệp vụ đăng ký và thanh toán bù trừ hiện chưa được tự động hoá và phải xử lý thủ công làm tăng thời gian, chi phí mà độ an toàn thấp. 2.Về phía cầu chứng khoán 2.1.Hạn chế về số lượng và thành phần nhà đầu tư Số lượng nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam không nhiều và chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân, ít vốn, tham gia thị trường mang tính chất thăm dò (chỉ có 35 nhà đầu tư trong tổng số 14500 tài khoản). Mặt khác, trong tổng số 14500 tài khoản, chỉ có 1000 tài khoản thường xuyên giao dịch, số còn lại đóng băng. Nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chủ yếu là những người cư trú tại Việt Nam. Do quy mô thị trường bé, các chính sách với nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài chưa thực sự rõ ràng, cơ chế mở tài khoản lưu ký còn phức tạp...., nên thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thu hút được đông đảo các đối tượng này. Các nhà đầu tư cá nhân chiếm đa số là đặc điểm chung của thị trường chứng khoán của Trung Quốc và của Việt Nam. Tuy nhiên, thành phần nhà đầu tư của Trung Quốc phong phú hơn nhiều, bao gồm các nhà đầu tư trong nước (cá nhân, các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư...), các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường cổ phiếu B, H, L, N... Trong thời gian gần đây, chính phủ Trung Quốc đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài nhằm tăng cường lực lượng nhà đầu tư trên thị trường. 2.2.Sự suy giảm lòng tin của công chúng đầu tư trên thị trường Thị trường chứng khoán trong 3 năm hoạt động đi liền với diễn biến suy giảm lòng tin của nhà đầu tư và công chúng, bắt đầu rõ nét từ tháng 6 năm 2001. Trong 4 tháng đầu năm 2003, thị trường chứng khoán tiếp tục đình trệ, khối lượng giao dịch bình quân chỉ đạt khoảng 91.000 cổ phiếu/phiên, giá trị giao dịch bình quân chưa đầy 2 tỷ đồng. Lúc này niềm tin của nhà đầu tư và công chúng đối với sự ổn định và phát triển của thị trường cũng đã tới điểm giới hạn. Vào thời điểm hiện nay, chỉ số VN-Index đang dao động quanh ngưỡng 150 điểm, tổng giá trị giao dịch qua từng phiên cũng biểu hiện xu hướng chậm và không đều, niềm tin của công chúng đầu tư có dấu hiệu phục hồi nhưng chậm chạp. Sự suy giảm lòng tin trong công chúng đầu tư bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như hoạt động kém hiệu quả của công ty niêm yết, công tác quản lý, điều hành kém hiệu quả, công tác công khai thông tin.... Trong đó, nguyên nhân chủ quan chính là sự hiểu biết của công chúng về chứng khoán và thị trường chứng khoán bị hạn chế. Phần lớn công chúng tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán hiện nay đều xây dựng niềm tin chủ yếu dựa trên yếu tố lợi nhuận đạt được từ chênh lệch giá cổ phiếu. Giống như các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán chủ yếu muốn đầu cơ ăn chênh lệch giá, họ ít quan tâm đến triển vọng lâu dài của công ty niêm yết, còn bị tác động bởi trào lưu, theo số đông và ngắn hạn, mà nguyên nhân chủ quan là do các nhà đầu tư còn thiếu sự hiểu biết về chứng khoán và thị trường chứng khoán. 3.Về vai trò của chính phủ và các cơ quan quản lý 3.1.Bất cập từ một số chính sách vĩ mô a.Hệ thống thị trường tài chính tiền tệ Hệ thống thị trường tài chính Việt Nam hiện nay chưa được quản lý thống nhất. Thị trường tiền tệ do Ngân hàng Nhà nước quản lý, thị trường Bảo hiểm do Bộ tài chính quản lý, thị trường chứng khoán do Uỷ ban chứng khoán nhà nước giám sát. Các Bộ ngành đều xây dựng chiến lược phát triển cho mình, song chưa có sự tổng hợp thống nhất chiến lược phát triển thị trường tài chính nói chung. Do đó, định hướng và các giải pháp thực hiện thiếu đồng bộ, chưa coi việc phát triển thị trường chứng khoán là bước đột phá trong chiến lược phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. b.Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước Các doanh nghiệp nhà nước còn được ưu đãi vốn đầu tư, vay vốn ngân hàng không cần thế chấp và khi không trả được nợ thì có thế được xoá nợ, khoanh nợ. Do đó, các doanh nghiệp này không có động lực thực hiện cổ phần hóa hay phát hành cổ phiếu ra công chúng để niêm yết. c.Chính sách tiền tệ Những thay đổi động thái của chính sách tiền tệ có tác động trực tiếp đến hoạt động thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ hiện nay còn chứa đựng nhiều hạn chế và là một trong những nguyên nhân làm cho thị trường kém sôi động. Chính sách tiền tệ hiện nay vẫn theo hướng đảm bảo cho các ngân hàng thương mại có đủ vốn để tài trợ các dự án đầu tư và chương trình kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ, do đó chưa kích thích các ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường chứng khoán. Mặt khác, các hạn chế, rào cản về kiểm soát các giao dịch tài khoản vốn và cơ chế quản lý ngoại hối hiện hành phần nào làm giảm sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam đối với người nước ngoài. Hệ thống ngân hàng hiện nay cũng chưa hỗ trợ được cho thị trường chứng khoán. Để đảm bảo an toàn cho hoạt động của các ngân hàng, các ngân hàng bị hạn chế về mức góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp (Điều 80 Luật các tổ chức tín dụng). Ngoài ra, tổ chức tín dụng chỉ được phép phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép (Điều 46). Hiện nay, chưa có ngân hàng thương mại cổ phần nào được phép niêm yết cổ phiếu tại thị trường chứng khoán. Tất cả những quy định trên đã ngăn cản sự tham gia của các ngân hàng vào thị trường này. d.Chính sách thuế *Về chính sách thuế cho công ty chứng khoán Ngành nghề kinh doanh chứng khoán hiện không có trong danh mục ngành nghề được hưởng ưu đãi theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Vì thế, các công ty chứng khoán không thuộc đối tượng được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiêp theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này. Như vậy, thực chất, các công ty chứng khoán chỉ được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 1 năm và giảm 50% trong 2 năm tiếp theo. Như vậy, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Điều 3 Quyết định39/2000/QĐ-Ttg và Khoản 2a Mục II, Thông tư 74/2000/TT-BTC không mang lại lợi ích thực sự cho công ty chứng khoán. Cả hai văn bản này đều không ghi rõ thời điểm được tính ưu đãi thuế. Trên thực tế, các doanh nghiệp phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2001, trong khi thị trường chứng khoán chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2000 và trong năm đó, tất cả các công ty đều bị lỗ, nên việc miễn thuế trở nên không có ý nghĩa. *Về chính sách thuế đối với nhà đầu tư Các loại hình đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán như ngân hàng, bảo hiểm vẫn phải thực hiện theo các quy định của Luật Thuế doanh nghiệp, tức là chưa được hưởng một chế độ ưu đãi nào. Đây là một bất cập, nó làm giảm sức hấp dẫn của thị trường đối với các nhà đầu tư tổ chức, một chủ thể đầu tư quan trọng. Hiện nay chúng ta cũng chưa có quy định nào về thuế đối với Quỹ đầu tư, bởi theo định nghĩa về Quỹ đầu tư trong Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 thì Quỹ đầu tư không có tư cách pháp nhân, không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật doanh nghiệp. 3.2.Khung pháp lý cho thị trường chứng khoán và các hoạt động trên thị trường chứng khoán chưa hoàn chỉnh Thị trường chứng khoán Việt Nam chưa có Luật chứng khoán riêng, dự kiến Luật này sẽ được ban hành năm 2006. Hiện nay, văn bản pháp lý cao nhất trên thị trường là Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998, do được soạn thảo trong điều kiện thị trường chứng khoán tại Việt Nam chưa đi vào hoạt động, nên có nhiều nội dung chưa phù hợp với yêu cầu thực tế và với Luật Doanh nghiệp mới. Trong khi Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định này đang trong quá trình thẩm định để ban hành thì việc thực hiện các văn bản hướng dẫn gặp rất nhiều khó khăn. 3.3.Công tác thanh tra giám sát thị trường Trong thời gian qua, công tác thanh tra, giám sát vẫn chưa được thực hiện theo một quy trình hợp lý, do đó, chưa kịp thời phát hiện và xử lý các vụ việc phát sinh, đặc biệt công tác thanh tra đối với hoạt động của các công ty chứng khoán còn hạn chế. Nguyên nhân là do lực lượng cán bộ thanh tra, giám sát còn mỏng, thiếu kinh nghiệm, việc giám sát chủ yếu mang tính thủ công, các văn bản pháp luật cho lĩnh vực này còn chưa đầy đủ. 3.4.Công tác xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực cho thị trường chứng khoán Mặc dù Uỷ ban chứng khoán nhà nước đã có nhiều dự án xây dựng, phát triển cơ sở vật chất cho thị trường chứng khoán nhưng tiến độ thực hiện thì rất chậm. Công tác đào tạo được mở rộng nhưng chưa sâu. Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo còn thiếu thốn, nguồn kinh phí hạn hẹp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo. III.NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ĐÚC RÚT TỪ BÀI HỌC KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRUNG QUỐC 1.Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán 1.1.Tạo môi trường vĩ mô thuận lợi Thị trường chứng khoán là một bộ phận của hệ thống các thị trường của nền kinh tế và nó chỉ có thể phát triển khi môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và tạo thuận lợi. Chính phủ Trung Quốc được đánh giá là đã làm tốt trong việc điều hành chính sách vĩ mô giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ có hiệu quả, tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển. Chính phủ Việt Nam có thể tạo ra những thuận lợi đó bằng những chính sách tài chính- tiền tệ phù hợp, thông qua những công việc cụ thể sau: Phát triển thị trường tiền tệ, nhất là thị trường liên ngân hàng, thị trường mở và thị trường các công cụ phái sinh. Nâng cao năng lực xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước; sử dụng các giấy tờ có giá dài hạn trong các nghiệp vụ thị trường của Ngân hàng nhà nước để tăng tính lỏng của thị trường tiền tệ và thị trường trái phiếu. Đổi mới cơ chế điều hành lãi suất và tỷ giá; lãi suất huy động vốn của ngân hàng cần ở mức hợp lý để các khoản đầu tư vào chứng khoán trở nên hấp dẫn; tự do hoá có chọn lọc các giao dịch vốn để thu hút sự tham gia của tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài vào thị trường chứng khoán. Cơ cấu lại triệt để về tổ chức, tài chính và hoạt động của các ngân hàng thương mại để đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh và hiệu quả. Hoàn thiện hệ thống thanh tra, giám sát tài chính (thanh tra ngân hàng và thanh tra chứng khoán), bao gồm: Hệ thống các quy định chuẩn mực về an toàn tài chính và hoạt động. Thực hành nguyên tắc quản lý và giám sát ngân hàng theo chuẩn mực thống nhất trên nguyên tắc tôn trọng kỷ luật thị trường; Kỹ năng và trình độ thanh tra, giám sát, trong đó đặc biệt quan tâm đến công tác giám sát rủi ro và thị trường với nguyên tắc “phát hiện sớm và phòng ngừa từ xa”; Tăng cường sự phối hợp giữa thanh tra ngân hàng và thanh tra chứng khoán. Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật tiên tiến cho cả thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán Hoàn thiện hệ thống pháp luật về ngân hàng theo hướng giảm thiểu những hạn chế mang tính hành chính đối với việc tham gia thị trường tài chính và xúc tiến các hoạt động tài chính ở Việt Nam. Nới lỏng và tiến tới loại bỏ các quy định về việc chấp thuận của Ngân hàng nhà nước về tăng giảm vốn điều lệ và phát hành giấy tờ có giá của Ngân hàng thương mại cổ phần trong sự đảm bảo an toàn tài chính và hoạt động của các ngân hàng đó. 1.2.Hoàn thiện khung pháp lý Trung Quốc đã rất chú trọng công tác hoàn thiện khung pháp lý về chứng khoán và thị trường chứng khoán, mà thành công của nó là sự ra đời Luật chứng khoán hoàn chỉnh năm 1999. Đối với Việt Nam, trước mắt, cần hoàn thành công tác sửa đổi Nghị định 48/1998/NĐ-CP theo hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh và phù hợp với thực tiễn, yêu cầu phát triển của thị trường. Bên cạnh việc sửa đổi Nghị định 48/CP, cần sửa đổi, ban hành các chính sách, văn bản về thuế, phí, chế độ kế toán, kiểm toán, chế độ quản lý ngoại hối và sở hữu của bên nước ngoài theo hướng tăng cường tính minh bạch, tiếp tục hỗ trợ, ưu đãi cho thị trường phát triển. Về ngắn hạn: Bổ sung ngành nghề đầu tư chứng khoán vào Danh mục A- danh mục ngành nghề được hưởng ưu đãi đầu tư theo Nghị định 51/1999/NĐ-CP Tăng thời gian ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp bằng cách tăng thời gian miễn thuế thêm 5 năm và lấy năm bắt đầu tính ưu đãi thuế là năm 2001 Quy định hoạt động kinh doanh chứng khoán được hưởng thuế suất 0% để đảm bảo công ty chứng khoán được hưởng chính sách ưu đãi theo Quyết định 39/2000/QĐ-Ttg Kéo dài thời gian miễn phí thành viên, phí giao dịch chứng khoán, phí thành viên lưu ký, phí lưu ký chứng khoán cho các công ty chứng khoán. Về mặt dài hạn: Hạ thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với công ty chứng khoán và thống nhất mức thuế suất giữa công ty chứng khoán 100% vốn trong nước với công ty chứng khoán liên doanh ở mức 28% áp dụng miễn thuế thu nhập từ cổ tức, lãi trái tức và chênh lệch mua bán chứng khoán cho các nhà đầu tư cá nhân trong nước đến năm 2010 Ngoài ra, cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý đối với giao dịch thương mại điện tử nhằm giúp các công ty chứng khoán hoàn thiện và phát triển công nghệ giao dịch chứng khoán qua Internet. 1.3.Tăng cường phối hợp các Bộ ngành Một đặc điểm trong công tác quản lý của Trung Quốc là luôn hướng tới sự phân cấp rõ ràng nhưng vẫn chú trọng sự phối hợp giữa các cấp. Điều đó thể hiện trong quá trình cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, ở quá trình ra đời Uỷ ban chứng khoán Nhà nước... Một sự phối hợp nhịp nhàng giữa các Bộ, ngành sẽ giúp các chiến lược kinh tế được hoạch định và thực hiện có hiệu quả. Chính phủ cần chỉ đạo thống nhất việc xây dựng chiến lược tổng thể về phát triển thị trường tài chính, gắn thị trường tiền tệ với Thị trường chứng khoán, trong đó có sự phối hợp tham gia của Bộ kế hoạch-đầu tư, Bộ tài chính, Ngân hàng nhà nước và Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Bộ tài chính có kế hoạch phát hành trái phiếu chính phủ một cách đều đặn và hợp lý, xây dựng quy chế đối với nhà tạo lập thị trường; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước về chính sách lãi suất, với Uỷ ban chứng khoán nhà nước về chính sách thuế và tài chính đối với công ty niêm yết và công ty chứng khoán. Chính phủ giao cho Bộ tài chính chủ trì sớm thành lập công ty tài chính Nhà nước có chức năng mua, bán chứng khoán để hỗ trợ thị trường và bình ổn giá chứng khoán khi thị trường có biến động xấu. 1.4.Tăng cường hàng hoá cho thị trường Tốc độ tăng hàng hoá của thị trường chứng khoán Việt Nam so với Trung Quốc là rất chậm. Bài học rút ra từ sự tăng trưởng thị trường chứng khoán Trung Quốc là cần hạn chế sự phát hành chứng khoán mới tràn lan, không hiệu quả, tập trung vào làm tăng giá chứng khoán, tạo động lực cho thị trương phát triển có chiều sâu và bền vững. Với Việt Nam, hiện nay, chúng ta cần mở rộng thị trường theo cả chiều rộng và chiều sâu (do số lượng hàng hoá còn quá ít ỏi), nhưng phải có hiệu quả và chú trọng vào chất lượng. Để tăng cường hàng hoá, cần thúc đẩy cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước thông qua các biện pháp: Tăng cường công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước. Đặc biệt, cần triển khai cổ phần hoá các doanh nghiệp mà nhà nước giữ không đến 100% vốn. Tăng cường sự giám sát của đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cấp, ngành đối với công cuộc cổ phần hoá, biểu dương kịp thời những đơn vị, cá nhân làm tốt. Trước mắt, chính phủ cần giao cho Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp chủ trì phương án đẩy mạnh chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương III theo hướng kết hợp ngay từ đầu lựa chọn các doanh nghiệp lớn, đủ tiêu chuẩn để đưa ra niêm yết; đồng thời giao cho Bộ kế hoạch và đầu tư thí điểm cổ phần hoá một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đưa vào niêm yết. Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp niêm yết bắt buộc đối với các công ty cổ phần hoá có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng và có trên 100 cổ đông bên ngoài; và các chứng khoán nợ giá trị trên 250 tỷ đồng. Một chủ thể quan trọng cần đưa lên thị trường để cung cấp hàng hoá là các ngân hàng thương mại cổ phần. Nhà nước cần sớm có những biện pháp đẩy nhanh công tác này. Ngoài ra, có thể tiếp tục phát triển thị trường trái phiếu qua các biện pháp như: Đa dạng hoá các chủ thể phát hành, đồng thời phải xác định rõ các đối tượng, phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của các chủ thể phát hành trái phiếu. Trong điều kiện hiện nay, ngoài các loại trái phiếu do Kho bạc Nhà nước phát hành, cần khuyến khích chính quyền địa phương, các tổ chức tài chính Nhà nước như Quỹ hỗ trợ phát triển, Ngân hàng chính sách... phát hành các loại trái phiếu công trình, trái phiếu đầu tư. Để khuyến khích các chính quyền địa phương và các cơ quan nhà nước tăng cường huy động vốn qua trái phiếu, cần phải giảm bao cấp của Ngân sách Nhà nước và thực hiện chính sách miễn giảm thuế. Nhà nước chỉ nên tài trợ vốn cho các công trình, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và các dự án quan trọng của nền kinh tế, đối với các dự án còn lại, cần huy động vốn từ trái phiếu. Cải tiến cơ chế phát hành trái phiếu chính phủ. Chính phủ cần phát hành liên tục các loại trái phiếu chính phủ có kỳ hạn khác nhau, theo lịch biểu với khối lượng đủ lớn để tạo cung trái phiếu đều đặn cho thị trường. Bộ tài chính cần cải tiến phương thức đấu thầu, bảo lãnh phát hành để đảm bảo trái phiếu được phân phối rộng rãi ra công chúng. Bên cạnh đó, cần cải tiến phương thức định giá phát hành. Đối với tín phiếu kho bạc đấu thầu, lãi suất được hình thành theo kết quả đấu thầu, không khống chế lãi suất trần. Đối với trái phiếu mới phát hành, lãi suất được xác định căn cứ vào lãi suất tín phiếu, lạm phát dự tính và lái suất chiết khấu khi mua bán trái phiếu trên thị trường thứ cấp. Khuyến khích các công ty cổ phần sử dụng công cụ trái phiếu công ty khi có nhu cầu về vốn trung và dài hạn, phát hành trái phiếu công ty sẽ làm đa dạng hoá sản phẩm trên thị trường. Nâng cao chất lượng của các công ty niêm yết và công ty chứng khoán cũng là những biện pháp cơ bản nhằm làm cho hàng hoá trên thị trường có chất lượng và hấp dẫn nhà đầu tư. 1.5.Kích cầu chứng khoán Trong năm 2003, Uỷ ban chứng khoán Trung Quốc đã thực hiện một chương trình rà soát gắt gao đối với các công ty niêm yết, các công ty chứng khoán. Những công ty, tổ chức bị phát hiện làm ăn thua lỗ trong 3 năm liên tiếp hoặc vi phạm pháp luật đều bị tước quyền kinh doanh trên thị trường chứng khoán. Chương trình này được thực hiện công khai, mà một trong những mục đích của nó là làm tăng lòng tin của nhà đầu tư về một thị trường minh bạch, lành mạnh. Một trong những giải pháp để kích cầu chứng khoán chính là cải thiện công tác cung cấp và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán nhằm tăng cường lòng tin của công chúng đầu tư. Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và Trung tâm giao dịch chứng khoán cần có quy định các công ty niêm yết công bố thông tin định kỳ tình hình thực hiện sản xuất, kinh doanh, tiến độ thực hiện chiến lược kinh doanh đã đề ra trong kế hoạch của năm, những thay đổi về chiến lược kinh doanh, các dự án thực hiện, đánh giá hiệu quả... Các cấp quản lý công ty niêm yết cần có biện pháp để quản lý chặt chẽ hơn về tình hình hoạt động và biến động của công ty niêm yết để có những thông tin công bố kịp thời. Các báo cáo tài chính định kỳ cần được thực hiện theo đúng quy định của Bộ tài chính về mặt thời gian. Những trường hợp chậm trễ của các công ty niêm yết cần phải được công bố lý do cụ thể trên các phương tiện thông tin đại chúng. Khuyến khích thành lập các tổ chức độc lập đánh giá định mức tín nhiệm các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc ra quyết định đầu tư. Mỗi công ty niêm yết có thể lập một trang web riêng và cập nhật thường xuyên các thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của mình. Bên cạnh công tác thông tin, các công ty niêm yết phải cho thấy được lợi nhuận cao, hiệu quả hoạt động của mình. Nâng cao chất lượng công ty niêm yết và các chủ thể trung gian sẽ làm tăng lòng tin trong giới đầu tư. Ngoài ra, cần nghiên cứu áp dụng các giải pháp làm đơn giản hoá các thủ tục giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán như rút ngắn thời gian lưu ký xuống còn T+2, quản lý lưu ký một cấp, tiến tới đặt lện từ xa, giao dịch khớp lệnh liên tục, lệnh thị trường....... 1.6.Nâng cao chất lượng các chủ thể trung gian Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cần có quyết định bổ sung chức năng hoạt động cần thiết cho các công ty chứng khoán theo yêu cầu phù hợp với tình hình thị trường hiện nay. UBCKNN đã có kế hoạch đến năm 2005 sẽ tăng mức vốn điều lệ quy định của các công ty chứng khoán lên 20 tỉ VND. Đến năm 2010, các công ty chứng khoán sẽ được chia làm hai loại: một là các công ty cung cấp dịch vụ môi giới và tư vấn đầu tư với vốn điều lệ tối thiểu là 5 tỉ VND, hai là các công ty cung cấp các loại dịch vụ khác và kinh doanh chứng khoán với vốn điều lệ tối thiểu là 50 tỉ VND. Việc phân loại như vậy có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, có tác dụng khuyến khích sự thành lập các công ty chứng khoán mới. Bên cạnh đó, để tăng cường tính hiệu quả của các công ty chứng khoán, cần xúc tiến việc mở rộng các chi nhánh, văn phòng giao dịch, các đại lý nhận lệnh của các công ty chứng khoán, nhằm đưa dịch vụ của công ty đến tận gốc các khách hàng. Một số giải pháp khác bao gồm: hiện đại hoá hệ thống hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin giữa các công ty chứng khoán và giữa các công ty chứng khoán với hai sở giao dịch chứng khoán và các nhà đầu tư; tinh giản bộ máy quản lý để tiết kiệm chi phí; tăng cường công tác đào tạo chuyên môn và năng lực quản lý; khuyến khích các công ty chứng khoán cung cấp các dịch vụ mới mẻ như tư vấn đầu tư, bảo lãnh phát hành, tư vấn cho doanh nghiệp cổ phần hoá, tự doanh......... 1.7.Hoàn thiện Bộ máy Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và Trung tâm giao dịch chứng khoán Về lâu dài, chúng ta cần nghiên cứu, cho phép Trung tâm giao dịch chứng khoán chuyển đổi cơ chế hoạt động từ cơ chế hành chính sự nghiệp sang hướng doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp Trung tâm giao dịch chứng khoán tự hoàn thiện hơn nữa cơ chế điều hành hoạt động của thị trường, đồng thời nâng cao năng lực và tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, nhân viên Ngoài ra, cần hoàn thiện cơ sở vật chất, kỹ thuật của thị trường bằng cách nâng cấp, hiện đại hoá hệ thống giao dịch và giám sát thị trường của Trung tâm giao dịch chứng khoán; tự động hoá một bước hệ thống lưu ký, thanh toán bừ trừ. Xây dựng trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội cho giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm cơ sở phát triển thị trường OTC. Sắp xếp, hoàn thiện tổ chức Bộ máy của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, Trung tâm giao dịch chứng khoán ttheo tinh thần Nghị định 30/2003/NĐ/CP ngày 1/4/2003 của Chính phủ nhằm nâng cao khả năng quản lý điều hành, giám sát thị trường một cách linh hoạt, hiệu quả. ứng dụng công nghệ mới cho thị trường chứng khoán. Với chương trình giao dịch mới cho phép tăng khả năng nhận lệnh, bỏ đại diện sàn giao dịch, thiết lập cơ sở dữ liệu thống nhất cho thị trường và đưa ra các chuẩn về công nghệ đối với các công ty chứng khoán. Điều này sẽ tạo sự đồng bộ cho thị trường và đáp ứng những nhu cầu phát triển cho tương lai. 1.8.Công tác đào tạo, tuyên truyền Tiếp tục đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ quản lý điều hành hoạt động thị trường, những người trực tiếp tham gia hoạt động trên thị trường, các cán bộ làm công tác tuyên truyền, giảng dạy. Cần hợp tác đào tạo với nước ngoài dưới nhiều hình thức: cử cán bộ đi đào tạo ngắn hạn và dài hạn ở nước ngoài, mời các chuyên gia sang giảng dạy, tranh thủ sự hỗ trợ về nghiệp vụ và kỹ thuật, nghiên cứu kinh nghiệm của nước ngoài để áp dụng vào Việt Nam. Tăng cường cơ sở vật chất, cơ chế chính sách tài chính hỗ trợ cho công tác giáo dục, đào tạo về lĩnh vực này. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và các trường Đại học, các cơ quan, đơn vị... để công tác này đạt hiệu quả cao hơn. Tăng cường thông tin cho thị trường về các quan điểm của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước về các vụ việc liên quan đến Công ty niêm yết, đồng thời tuyên truyền, vận động các công ty ra niêm yết. 2.Giải pháp cho sự hội nhập của thị trường chứng khoán Việt Nam Những giải pháp để phát triển thị trường cũng đồng thời là các giải pháp để thị trường chứng khoán Việt Nam hội nhập với thế giới. Bên cạnh đó, chúng ta cần thực hiện những giải pháp sau đây: 2.1.Giải pháp thu hút nhà đầu tư nước ngoài Trong giai đoạn này, khi thị trường chứng khoán còn chưa phát triển và chưa đủ sức thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài thì các biện pháp ưu đãi có vai trò quan trọng. Chúng ta cần tăng cường hơn nữa ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoàinhư: Không áp dụng thuế thu nhập bổ sung và thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đối với tổ chức và cá nhân đầu tư nước ngoài. Nới lỏng hạn chế đối với người đầu tư nước ngoài bằng việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thay thế Quyết định 139/QĐ-Ttg của Thủ tướng chính phủ về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam Bài học rút ra từ việc nghiên cứu thị trường chứng khoán Trung Quốc là trong khi thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho thị trường chứng khoán, cần có chính sách quản lý ngoại hối, quản lý thị trường tiền tệ, hệ thống ngân hàng phù hợp, tránh những tác động xấu từ bên ngoài có thể gây nên khủng hoảng. Bên cạnh ưu đãi dành cho nhà đầu tư, tăng cường và nâng cao chất lượng hàng hoá là giải pháp lâu dài. Một động thái quan trọng của UBCKNN là theo Nghị định 38/2003 của chính phủ thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi thoả mãn các điều kiện qui định tại điều 7 Nghị định sẽ được phép chuyển đổi sang hình thức Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài và được phép niêm yết trên thị trường chứng khoán. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ xuất hiện những công ty cổ phần mà tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài lớn hơn 30%. Bên cạnh đó, chính những công ty này sẽ tạo sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư nước ngoài khác, tạo nên nhu cầu chứng khoán của các công ty này từ phía các nhà đầu tư nước ngoài vượt quá 30%. Các công ty liên doanh trong đó bên Việt Nam tham gia góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì quuyền sử dụng đất đó cũng sẽ được chuyển thành cổ phần. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài tỏ ra lạc quan về Nghị định mới này. Ông Tony Foster, Chủ tịch Phòng thương mại Mỹ tại Hà Nội nói: “Chúng tôi đã chờ đợi quá lâu. TTCK Việt Nam yếu kém trong thời gian cũng một phần bởi không có qui định này. Chắc chắn việc thực hiện Nghị định này sẽ dẫn đến sự nở rộ TTCK Việt Nam do sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào đây sẽ tăng mạnh mẽ”. Nghị định này là một bước tiến xa hơn của Nghị định 36 cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua chứng khoán trên TTCK Việt Nam. Cho đến trước khi Nghị định số 38 CP về chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần có hiệu lực, thì trên Thị trường chứng khoán Việt Nam chưa có một loại cổ phiếu nào của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Theo những qui định cũ thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo qui định Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chỉ được tồn tại dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, do đó không có quyền phát hành cổ phiếu. Một trong những mục tiêu của Nghị định 38 nói trên chính là để nhằm tạo thêm nguồn hàng cho TTCK Việt Nam vốn đang rất nghèo nàn về số lượng và chủng loại hàng hoá. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng từ Nghị định đến thực tiễn còn là một quá trình. Theo dự tính của các nhà làm luật thì từ nay cho đến năm 2010 sẽ chỉ có khoảng 15-20 doanh nghiệp FDI thoả mãn điều kiện để có thể chuyển thành công ty cổ phần và được niêm yết chứng khoán trên TTCK Việt Nam. Cổ phiếu của các doanh nghiệp FDI là một nguồn hàng dồi dào và lành mạnh, có khả năng thúc đẩy sự sôi động của thị trường chứng khoán, nhưng sẽ không xuất hiện ngay lập tức, ít nhất là trong một, hai năm tới. Do đó, vào hoàn cảnh này, chúng ta vẫn phải tập trung vào những mặt hàng truyền thống là 21 cổ phiếu và 41 loại trái phiếu đã được niêm yết hiện nay, cũng như một số loại chứng khoán sắp được niêm yết bởi các công ty Việt Nam như công ty cổ phần bao bì và đóng gói , công ty cổ phần lụa tơ tằm Dung từ, công ty cổ phần xây dựng và sản xuất vật liệu cây dựng Cà Mau (các công ty cổ phần mới thành lập của Vinaconex), các loại chứng khoán sắp được niêm yết bổ sung của Incomfish, REE, SAM..... Cải thiện khung pháp lý cũng có vai trò quan trọng trong việc tạo thuận lợi cho đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán. Những qui định về quản lý ngoại hối tương đối chặt chẽ của Việt Nam trong thời gian qua đã gây khó khăn cho không chỉ các nhà đầu tư chứng khoán mà với cả các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Các chứng khoán trên TTCK Việt Nam đều được niêm yết ở VND. Theo qui định của Nghị định 38/2003- NĐ-CP về chuyển đổi một số doanh nghiệp FDI sang hình thức công ty cổ phần, mệnh giá cổ phiếu của các công ty này sẽ được ghi bằng tiền Đồng Việt Nam hoặc bằng một ngoại tệ tự do chuyển đổi thông dụng. Mọi cổ phiếu giao dịch tại Việt Nam phải được ghi bằng Đồng Việt Nam. Như vậy, ngay cả các doanh nghiệp FDI cũng sẽ niêm yết cổ phiếu trên TTCK Việt Nam bằng đồng Việt Nam. Điều đó sẽ liên quan đến hai quá trình qui đổi tiền của các nhà đầu tư nước ngoài. Theo Quyết định 998/QĐ-NHNN 13/9/2002 về Quản lý ngoại hối đối với nhà đầu tư nước ngoài thì, cá nhân, tổ chức nước ngoài muốn chuyển vốn vào Việt Nam để mua chứng khoán sẽ phải bán ngoại tệ cho ngân hàng là thành viên lưu ký nước ngoài nơi tổ chức, cá nhân đó mở tài khoản, lấy đồng Việt Nam mua, bán chứng khoán. Sau quá trình đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài được phép hồi hương vốn và chuyển lợi nhuận về nước dưới dạng ngoại tệ. Vốn hồi hương sẽ không bị đánh thuế chuyển tiền, tuy nhiên khoản lợi nhuận chuyển về nước sẽ bị đánh thuế 5%. Như vậy, không có quá nhiều khó khăn đối với nhà đầu tư nước ngoài khi họ muốn đầu tư vào TTCK tại Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một trở ngại không nhỏ đối với họ, đó là việc chuyển đổi đồng tiền hoàn toàn bị phụ thuộc vào mức độ có sẵn tại Ngân hàng trung ương, mà điều này thì không hề được đảm bảo. Trên thực tế, thủ tục để một nhà đầu tư nước ngoài chuyển vốn và lợi nhuận dưới dạng ngoại tệ về nước khá rườm rà, gây nhiều phiền nhiễu cho họ cả về mặt tài chính và thời gian. Việc qui định quản lý ngoại hối tương đối chặt chẽ và bắt buộc phải niêm yết chứng khoán trên TTCK Việt Nam bằng VND là một cản trở đối với các nhà đầu tư, nhưng lại là những gì chúng ta buộc phải làm trong hoàn cảnh kinh nghiệm quản lý những lĩnh vực này của chúng ta còn chưa nhiều. Trung Quốc, tuy nổi tiếng là có chế độ quản lý ngoại hối chặt chẽ nhưng hiện nay đã cho phép các doanh nghiệp FDI niêm yết chứng khoán dưới dạng đồng Nhân dân tệ hoặc một ngoại tệ khác. Một số công ty đa quốc gia có chi nhánh tại đây đã thể hiện ý định niêm yết chứng khoán của mình như Unilever, Procter and Gamble, Philips, Giant....., trong đó Uniliver dự định phát hành dưới mệnh giá bằng đồng nhân dân tệ, còn P&G dự định niêm yết bằng đồng đô la Mỹ. 2.2.Giải pháp tăng cường niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài Thành công lớn của Trung Quốc là đã đưa các công ty trong nước ra niêm yết trên thị trường nước ngoài với các chứng khoán H, K, L, N. Việt Nam chưa làm được điều này. Chính phủ cần có chiến lược cụ thể cho việc niêm yết chứng khoán trên các Sở giao dịch nước ngoài, trước hết là các thị trường Châu á. Để làm được điều này, chúng ta cần chú trọng vào một số công tác: Nâng cao chất lượng công ty niêm yết: áp dụng những mô hình quản trị doanh nghiệp cụ thể cho các công ty này, nâng cao các tiêu chuẩn về công tác công khai hoá thông tin, có những chương trình khen thưởng và quảng bá thương hiệu cho những công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả, xử phạt nghiêm khắc với những công ty thua lỗ trong thời gian dài hoặc vi phạm pháp luật. Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá cho các công ty Việt Nam thông qua các chương trình Hội nghị giới thiệu thị trường chứng khoán Việt Nam, các website chính thức của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, Hiệp hội kinh doanh chứng khoán, các công ty chứng khoán và các công ty niêm yết, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, tuyên truyền. Xây dựng lộ trình cụ thể cho sự hội nhập của thị trường chứng khoán, yêu cầu và kiểm tra sự chuẩn bị của các doanh nghiệp cho sự gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. 2.3.Phát triển quan hệ hợp tác trong lĩnh vực chứng khoán Để phát triển quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán, Chính phủ có những chương trình cụ thể và công bố cho các các chủ thể của thị trường, đặc biệt là các công ty chứng khoán và công ty niêm yết. Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam cần xúc tiến xây dựng các mối quan hệ quốc tế, mà trước hết là tham gia làm thành viên của các tổ chức như: Hội đồng quốc tế các Hiệp hội chứng khoán ICSA, Diễn đàn chứng khoán Châu á ASF và Tổ chức quốc tế các Uỷ ban chứng khoán IOSCO Trong lĩnh vực luật chứng khoán, cần điều chỉnh, sửa đổi những quy định hiện hành cho phù hợp với thông lệ chung trên thế giới, đặc biệt trong giai đoạn chuẩn bị cho AFTA và gia nhập WTO. KẾT LUẬN Với 13 năm tồn tại, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã để lại những bài học quý giá về cách phân đoạn thị trường theo chứng khoán, về các chính sách vĩ mô hỗ trợ, về vai trò quản lý của Chính phủ và Uỷ ban chứng khoán, về niêm yết chứng khoán trên thị trường nước ngoài..... Đó thực sự là những kinh nghiệm cần thiết cho sự phát triển và hội nhập của thị trường chứng khoán Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay. Thị trường chứng khoán Trung Quốc đang hứa hẹn những mức tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới, do những điều kiện vĩ mô đầy thuận lợi và hàng loạt những cải tổ quan trọng trong ngành. Tháng 6 năm 2003, một Ngày hội chứng khoán ở Việt Nam được tổ chức với sự tham gia của đông đảo các thành viên của thị trường và các nhà đầu tư ảo. Ngày hội này cho thấy một triển vọng mới cho sự phát triển và hội nhập của thị trường chứng khoán nước ta. Với bài khoá luận này, tôi mong góp được một tiếng nói chung vào niềm hy vọng đó của các nhà đầu tư và các chủ thể khác cuả thị trường. Xin được cảm ơn Thạc sỹ Đặng Thị Nhàn vì sự chỉ dạy, hướng dẫn tận tình của cô đối với bài luận văn. Em cũng xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ của các thầy cô trong trường đã cho em kiến thức và niềm say mê nghiên cứu các đề tài khoa học này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Thị trường chứng khoán- GS- NGƯT Đinh Xuân Trình- Trường Đại học Ngoại thương – Nhà xuất bản Giáo dục 1999 Giáo trình Thị trường chứng khoán- Học viện Ngân hàng- Nhà xuất bản Thống kê 2001 China Stock Market in a Global Pespective- Research Report by Sheldon Gao, PhD. Senior Director, Dow Jones Indexes 609-520-4114 September 2002 China’s Stock Market: Development and Prospects by Li Ting- Master of Economics and Public Policy- KDI School of Public Policy and Management- 2000 Overseas Listing of Chinese Companies- A study Focusing on Listing on the London Stock Exchange for Chinese Companies- Zhang Yi- Master Thesis No 2002:55- Accounting and Finance- Goteborg University China’s Securities Market www.oecd.org/dataoecd/5/32/18469881.pdf Accelerate the Development of Securities industry, Promote the Construction of Shanghai as an International Financial Centre www.chinamoney.com.cn/content/online2002/english/ca/1046.htm 12/4/2003 Internationalization of Securities Market After China’s WTO Accession – Pei Changhong, Qui Weili- China&World Economy Number 4 2002 Overseas Listings by Chinese Firms Open the Door to Foreign Stock Exchanges – Asia Pacific Bulletin- Weekly analysis of breaking issues in Asia Pacific- September 26, 2003 Review of China Securities Market in 2001 and Prospect for 2002 www.chinamoney.com.cn/content/online2002/english/ca/454.htm China’s Stock Market to let in foreign firms www.news.bbc.uk/1/hi/business/1433474.stm 12.China’s stock market plunges – FinanceAsia.com www.financeasia.com/articles/42D188EB-4E62-4D3E-AE1CCF2ADD324389.cfm 13.Sorting out China’s stock market www.chinadaily.com.cn/en/doc/2003-09/27/content_267968.htm 14.Economic Forum: Latest Development in China’s Stock Market www.tdctrade.com/econforum/sc/sc010802.htm 15.World Bank Report: China’s Stock Market Promising www.china.org.cn/english/DO-e/20297.htm 16.China’s Stock Market to become largest in Asia by 2010 www.fpeng.peopledaily.com.cn/english/200101/18/eng20010118_60843.html 17.The Truth About China’s Stock Market- CFO.com www.cfo.com/article/1,5309,5495%7C%7CA%7C695%7C2,00.html 18. ‘It Will Be Clear for China’s Stock Market after Rain Storm www.english.peopledaily.com.cn/200203/04/eng20020304_91368.shtml 19.China’s Stock Market www.wsrmag.com/html/premier/china.html 20.China’s Stock Market Reforms www.cynerhaven.com/globalinvesting/chinastockmarketreforms.html 21.China’s Stock Market: Eight Myths and Some Reasons to be..... www.ciaonet.org/wps/grs02/grs02.html 22.Have you ever bought new shres from China’s Stock Market? www.cuhk.edu.hk/rtao/research/rhl/stock.htm 23.China’s Pension Funds to Enter Stock Market www.hartford-hwp.com/archives/55/185.html 24.Foreign insurances allowed increasing their investment in China’s Stock Market www.chamber.org/hk/info/daily_business_news/china/chi00082201.asp 25.China’s Shenzen Still hope for Second Stock Mkt Board www.asia.news.yahoo.com/031127/5/18iyk.html 26.China’s Securities Market Ranks Third in Asia www.english.peopledaily.com.cn/200104/20/eng20010420_68164.html 27.China’s Securities Market to Gradually Open Wider: CSRC Chairman www.english.peopledaily.com.cn/200211/22/eng20021122_107273.shtml 28.Foreign Firms Admitted into China’s Securities Market www.ce.cei.gov.cn/enew/new_h1/n200heh6.htm 29.Internationalization of Securities Market After China’s WTO.... www.iwep.org.cn/wec/english/articles/2002_04/2002-4-peichanghong.pdf 30. Foreign Firms Admitted into China’s Securities Market www.english/peopledaily.com.cn/200305/27/eng20030527_117254.shtml 31.Tạp chí Đầu tư chứng khoán Số 176 ngày 21/4/2003 Số 196 ngày 8/9/2003 32.Tạp chí Chứng khoán Việt Nam Số Tháng 6 năm 2003 Số Tháng 7 năm 2003 Số Tháng 8 năm 2003 Số Tháng 4 năm 2003 33.Tạp chí Tài chính Số 6 (464) năm 2003 Số 4 (462) năm 2003 34.Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Số 12 (138) ngày 15/6/2003 Số 17 (143) ngày 1/9/2003 35.Chứng khoán Trung Quốc hấp dẫn nhà đầu tư Nhật Bản- VASC 16/03/2002- 15h45 36.Chứng khoán Trung Quốc: Làn sóng mua cổ phiếu và những rủi ro- VASC/TBQT, 05/07/2001-17h45 37.Trung Quốc mở cửa thị trường chứng khoán loại A- VASC Orient, 02/12/2002- 14h00 MỤC LỤC Nội dung Trang LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1 I.Bản chất và chức năng của Thị trường chứng khoán 1 1.Lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán 1 2.Bản chất của thị trường chứng khoán 3 3.Chức năng và nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán 4 II.Cơ cấu của thị trường chứng khoán 7 1.Phân loại thị trường chứng khoán theo phương thức giao dịch 7 2.Phân loại thị trường chứng khoán theo công cụ lưu thông 9 3.Phân loại thị trường chứng khoán theo tính chất lưu ký 9 III.Công cụ lưu thông trên thị trường chứng khoán 10 1.Cổ phiếu 11 2.Trái phiếu 15 3.Các chứng từ có nguồn gốc chứng khoán 17 IV.Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán 19 1.Chủ thể phát hành 2.Chủ thể đầu tư 3.Chủ thể trung gian 4.Người quản lý, giám sát hoạt động của thị trường 5.Các chủ thể khác V.Vai trò của thị trường chứng khoán trong nền kinh tế quốc dân 21 CHƯƠNG 2: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRUNG QUỐC 25 I.Tổng quan về lịch sử ra đời và phát triển của TTCK Trung Quốc 25 1.Sự ra đời của thị trường chứng khoán Trung Quốc 25 2.Các giai đoạn phát triển của thị trường chứng khoán Trung Quốc 27 3.Vài nét sơ qua về thị trường chứng khoán Trung Quốc 28 3.1.Cấu trúc TTCK Trung Quốc 3.2.Hàng hoá trên TTCK Trung Quốc 3.3.Công ty niêm yết trên TTCK Trung Quốc 3.4.Công ty chứng khoán trên TTCK Trung Quốc 3.5.Nhà đầu tư trên TTCK Trung Quốc 3.6.Hệ thống luật điều chỉnh và cơ quan quản lý II.Đánh giá Thị trường chứng khoán Trung Quốc 36 1.Những thành tựu đạt được 36 2.Những mặt tồn tại 37 2.1.Biểu hiện của các mặt tồn tại 37 2.1.1.Chỉ số chứng khoán biến động bất thường 37 2.1.2.Những đặc điểm của thị trường mới nổi điển hình 41 a.Cấu trúc dạng nón 41 b.Chứng khoán nhỏ đạt hiệu quả cao hơn chứng khoán lớn 44 c.Tính chất đầu cơ 45 d.Nhà đầu tư cá nhân chiếm đa số 46 e.Mở rộng thị trường về mặt lượng 47 2.2.Nguyên nhân các mặt tồn tại 48 2.2.1.Nguyên nhân từ công tác quản lý vĩ mô 48 a.Sự phân biệt các loại chứng khoán b.Cấu trúc TTCK Trung Quốc là trở ngại lớn cho sự phát triển c.Quy định về cổ phiếu không được phép giao dịch d.Hạn chế đối với nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài 2.2.2.Nguyên nhân từ phía công ty niêm yết 51 a.Giới thiệu hệ số P/E và P/B b.Hệ số P/E và P/B của Trung Quốc c.Nguyên nhân hiện tượng hệ số P/E của TTCK Trung Quốc cao 3.Bài học rút ra từ sự phát triển và hội nhập của TTCK Trung Quốc 53 3.1.Bài học cho sự phát triển TTCK Trung Quốc 53 3.1.1. TTCK cần phát triển có chiều sâu và từ bên trong 53 3.1.2.Chính sách lãi suất của ngân hàng cần hỗ trợ tích cực cho TTCK 55 3.1.3. Vai trò của các chính sách vĩ mô, công tác quản lý và hệ thống luật 56 3.1.4. Công tác đào tạo cũng có vai trò quan trọng 58 3.2.Bài học về vấn đề mở cửa, hội nhập của TTCK 59 3.2.1.Hội nhập TTCK nằm trong hội nhập kinh tế nói chung 59 3.2.2.Chính sách thu hút và ưu đãi nhà đầu tư nước ngoài 61 3.2.3.Phát hành chứng khoán trên TTCK nước ngoài 63 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM NHÌN TỪ KINH NGHIỆM CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRUNG QUỐC 65 I.Tổng quan về TTCK Việt Nam 65 1.Sự ra đời và 3 năm hoạt động 65 2.Cơ cấu tổ chức và thành phần 67 3.Công tác quản lý Nhà nước đối với TTCK 72 II.Các mặt tồn tại hiện nay và nguyên nhân 75 1.Về phía cung 75 1.1.Hàng hoá kém hấp dẫn và cơ chế phát hành chưa hợp lý 1.2.Bất cập từ phía công ty chứng khoán 1.3.Bất cập từ công tác vận hành TTGDCK 1.4.Hạn chế trong công tác công bố thông tin 1.5.Bất cập của hệ thống lưu ký chứng khoán 2.Về phía cầu chứng khoán 79 2.1.Hạn chế về số lượng và thành phần nhà đầu tư 2.2.Sự suy giảm lòng tin trong công chúng đầu tư 3.Về vai trò của chính phủ và cơ quan quản lý 80 3.1.Bất cập từ một số chính sách vĩ mô 3.2.Khung pháp lý chưa hoàn chỉnh 3.3.Công tác thanh tra, giám sát thị trường 3.4.Công tác xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng và đào tạo nhân lực III.Giải pháp nhằm phát triển và hội nhập thị trường chứng khoán Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm của thị trường chứng khoán Trung Quốc 83 1.Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam 83 1.1.Tạo môi trường vĩ mô thuận lợi 1.2.Hoàn thiện khung pháp lý 1.3.Tăng cường phối hợp các Bộ, ngành 1.4.Tăng cường hàng hoá cho thị trường 1.5.Kích cầu chứng khoán 1.6.Tăng cường chất lượng các chủ thể trung gian 1.7.Hoàn thiện bộ máy UBCKNN và TTGDCK 1.8.Công tác đào tạo, tuyên truyền 2.Giải pháp nhằm hội nhập TTCK Việt Nam 91 2.1.Giải pháp tăng cường thu hút nhà đầu tư nước ngoài 2.2.Giải pháp tăng cường niêm yết trên TTCK nước ngoài 2.3.Tăng cường quan hệ hợp tác trong lĩnh vực chứng khoán LỜI KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChungkhoan24.DOC
Tài liệu liên quan