Khóa luận Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Mĩ La Tinh và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Với mục đích là làm hài hoà tương quan lực lượng giữa doanh nghiệp nhà nước và khu vực tư nhân nên các nước Mĩ La Tinh đã tiến hành tư nhân hoá. Tuy nhiên dường như quá trình tư nhân hoá ở các nước này đã không đạt yêu cầu. Điều này là do nhà nước đã bán các doanh nghiệp có khả năng thu lợi trong cơ chế thị trường nhưng người mua được phần lớn lại là các công ty nước ngoài, và còn nguy hiểm hơn khi mà các doanh nghiệp bán cho tư bản nước ngoài lại là các doanh nghiệp thuộc các ngành chiến lược như viễn thông, năng lượng. Hơn nữa, việc các nhà đầu tư nước ngoài đổ xô mua lại phần lớn các doanh nghiệp tư nhân hoá và các doanh nghiệp tư nhân khác lại được phép nhập khẩu thiết bị, máy móc do đó họ thay thế các nhà cung cấp trong nước bằng các nhà cung cấp nước ngoài. Điều này đã gây ra những bất lợi cho các doanh nghiệp trong nước khi không có đủ sức cạnh tranh với tư bản nước ngoài. Hàng loạt các doanh nghiệp tư nhân trong nước đã bị thu hẹp sản xuất, phá sản hoặc rơi vào tình trạng nợ nần triền miên. Như vậy, việc cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài ồ ạt vào các ngành kinh tế trọng điểm mà chưa có sự chuẩn bị, hỗ trợ cho các tư nhân trong nước để các doanh nghiệp này đủ sức cạnh tranh với tư bản nước ngoài đã đem lại những kết quả như mong muốn của chính phủ các nước Mĩ La Tinh, phần lớn lợi ích của việc tư nhân hoá đã bị chuyển vào tay tư bản nước ngoài.

doc35 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Mĩ La Tinh và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong nước. Tham gia vào các khu vực tự do thương mại cũng là chủ trương nhằm tăng tính hấp dẫn môi trường đầu tư của các nước Mĩ La Tinh. Việc tham gia vào các thoả thuận thương mại khu vực sẽ làm gia tăng niềm tin của các nhà ĐTNN về tính ổn định của môi trường và tính nhất quán trong việc thực hiện các cam kết của nước chủ nhà. Như vậy sau một loạt những thay đổi, chính sách thương mại của Mĩ La Tinh đã trở nên cởi mở, thông thoáng góp phần tích cực vào việc nâng cao tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. 7. Tích cực tham gia các hiệp định đầu tư quốc tế Để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư nước ngoài, chỉ dựa vào luật quốc gia thôi thì chưa đủ mà còn phải đưa vào các hiệp định đầu tư song phương, đa phương và các hiệp định quốc tế khu vực. Bởi vì các hiệp định này có mục đích là bảo vệ và hỗ trợ các nhà đầu tư. Nhận thức rõ điều này, các nước Mĩ La Tinh đã tích cực, chủ động tham gia vào các hiệp định đầu tư song phương, đa phương và các hiệp định quốc tế khác. Hiệp định đầu tư song phương (Bilateral Investment Treaty – BIT) là hiệp định dựa trên những nguyên tắc đãi nộ quốc gia và những nguyên tắc tối huệ quốc. Các hiệp định này bao gồm các cơ chế giải quyết tranh chấp sẽ là cơ sở pháp lý vững chắc bảo vệ các nhà đầu tư. Nhiều nước Mĩ La Tinh đã tham gia các hiệp định này.Năm 1990 các nước Mĩ La Tinh mới chỉ tham gia có 49 hiệp định BITs mà đến năm 2002 con số này đã lên tới 413 hiệp định. Trong đó, các nước Mêhicô, Chilê, Braxin chưa kí một hiệp định nào năm 1990 thì đến năm 2002 Mêhicô đã kí 15 hiệp định, Braxin kí 14 hiệp định và Chi lê kí 47 hiệp định [78]. Bên cạnh đó, các hiệp định tự do thương mại (Free Trade Agreements - FTAs) cũng có tác dụng củng cố lòng tin của các nhà đầu tư vì các hiệp định này cũng có một số quy định về giải quyết tranh chấp liên quan đến đầu tư tương tự như các hiệp định đầu tư song phương. Do đó các nước trong khu vực cũng tích cực tham gia các FTAs. Ví dụ Mêhicô đã kí 32 FTAs với các nước trong khu vực Bắc Mỹ, Mĩ La Tinh, Tây Âu và Trung Đông. Chi lê cũng kí các FTAs với EU, Hàn Quốc... Ngoài ra, phần lớn các nước Mĩ La Tinh đã tham gia hệ thống các tổ chức đảm bảo đầu tư quốc tế như :Tổ chức đảm bảo đầu tư đa phương (MICA) của World Bank là một tổ chức được thành lập năm 1988 nhằm đảm bảo cho các nhà đầu tư tránh khỏi những rủi ro phi thương mại; hoặc Trung tâm về giải quyết các tranh chấp liên quan đến đầu tư (CIRDS). Một số nước còn tham gia Cơ quan đầu tư tư nhân nước ngoài của chính phủ Mỹ nhằm đảm bảo cho các nhà đầu tư tránh khỏi những rủi ro về chính trị. Thực trạng thu hút FDI tại Mỹ la tinh 1. Giai đoạn 1960-1970 (giai đoạn tăng trưởng) Dẫu rằng trong các thập kỉ 60 và 70, Mĩ La Tinh không được đánh giá cao như khu vực Đông á, song khu vực này cũng được coi là một hiện tượng kinh tế đáng chú ý. Bởi vậy trong suốt hai thập kỉ này, các nhà đầu tư trên thế giới cũng đã đầu tư một lượng đáng kể FDI vào khu vực này để khai thác tiềm năng to lớn từ nguồn lực mà thị trườngTây Bán Cầu này hứa hẹn mang lại. Điều này đã tạo ra làn sóng FDI mạnh mẽ vào khu vực Mĩ La Tinh trong những năm 1960-1970. Tỷ lệ vốn FDI mà Mĩ La Tinh tiếp nhận hàng năm trong hai thập kỉ 1970 và 1980 luôn chiếm khoảng 40- 50% tổng lượng FDI dành cho các nước đang phát triển. Trong năm 1970, trong 2,1 tỷ USD đổ vào các nước đang phát triển thì đã có tới 1,1 tỷ USD đổ vào Mĩ La Tinh, chiếm hơn 50% về tỷ trọng. Đặc biệt trong năm 1980, Mĩ La Tinh đã thu hút được 6,1 tỷ USD trong khi tất cả các nước đang phát triển chỉ thu hút được có 8,4tỷ USD[78] Cũng trong thập kỉ 70, trong mười Quốc gia đang phát triển thu hút được nhiều FDI nhất thì Mỹ la tinh có tới 3 Quốc gia: Braxin đứng đầu thu hút được 1390 triệu USD, Mêhicô đứng thứ 2 với 743 triệu USD và Achentina đứng thứ 9 với 121 triệu USD [4]. Nói riêng về Mêhicô, trong giai đoạn 1971-1981, một năm trước khi khủng hoảng nợ xảy ra, dòng FDI luôn tăng trưởng ở mức trung bình là 18%. Giai đoạn 1978-1982, lượng FDI trung bình tăng gấp 2 lần lượng FDI trong khoảng thời gian 1974-1977 và gấp 3 lần FDI của thập kỉ 60 [27]. Có thể nói rằng sự gia tăng mạnh mẽ của dòng FDI vào khu vực Mĩ La Tinh trong thời kì này là do sự bùng nổ của nhu cầu tìm kiếm các nguồn dầu mỏ, thêm vào đó là giá nhân công, nguyên liệu và năng lượng ở đây rất rẻ. Đặc biệt là do cuộc khủng hoảng dầu mỏ, tỷ trọng dòng FDI vào khu vực này càng tăng lên mạnh mẽ từ 9% thời kì 1968-1978 lên 15% thời kì 1978-1981 mặc dù, như đã nêu, một số nước Mĩ La Tinh trong thời kì này đã đưa ra các luật, các qui định nhằm ngăn cản sự gia tăng của dòng FDI vào nước mình, như luật ĐTNN 1973 của Mêhicô chẳng hạn nhưng cũng không ngăn cản nổi sự bùng nổ của dòng FDI tràn vào khu vực này trong giai đoạn đó [27]. Nhưng điều gì xảy ra sau đó? Đầu tư trực tiếp nước ngoài quả thật đã dẫn đến tăng trưởng, song muốn tăng trưởng ổn định và lâu dài thì cần phải quản lí và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư. Sự tăng trưởng mà khu vực này có được trong giai đoạn những năm 1960 và 1970 chủ yếu là do sự gia tăng về khối lượng đầu tư chứ chưa thực sự phải là do hiệu quả đầu tư mang lại cũng như chưa tạo ra những biến đổi về chất trong cơ cấu kinh tế. Rốt cuộc, khủng hoảng dầu mỏ nổ ra, nợ nước ngoài tăng nhanh, lạm phát phi mã ở mức 4 con số khiến cho các nền kinh tế “bong bóng” của khu vực này bắt đầu xì hơi mạnh, rơi vào suy thoái và các khủng hoảng tài chính trầm trọng khi bước vào thập kỉ 80. 2. Giai đoạn đầu 1980 đến nửa cuối những năm 1980 (giai đoạn suy giảm) Bước vào đấu thập kỉ 80, dòng FDI vào Mĩ La Tinh có sự suy giảm mạnh, từ 6,1 tỷ USD năm 1980 xuống còn 4,1 tỷ USD năm 1985. Năm 1985, Mĩ La Tinh chỉ chiếm có 38,6% và năm 1990 còn 31% tổng FDI vào các nước đang phát triển trong khi đó các nước Đông á lại tăng rất mạnh từ 5,9% năm 1980 lên 28,1% năm 1985 và 43,9% năm 1990 [4]. Từ 1983 đến 1985, vốn FDI mới và tái đầu tư lợi nhuận vào Mêhicô giảm trung bình khoảng 3/4 so với những năm khủng hoảng dầu lửa. Kết quả là đầu tư trực tiếp nước ngoài trung bình hàng năm vào Mêhicô trong giai đoạn này thấp hơn thời kì 1962- 1973 và dòng FDI xuống mức thấp nhất vào năm 1984, đạt có 404 triệu đôla. Không nằm trong vòng ngoại lệ, FDI vào Braxin cũng giảm mạnh và giảm tới 40% trong giai đoạn 1983-1985 so với thời kì 1978-1981[27]. Theo các chuyên gia nhận định, việc giảm sút mạnh dòng FDI chảy vào Mĩ La Tinh là kết quả của các nhân tố bên ngoài gây bất ổn định cho nền kinh tế các nước này do việc giảm giá dầu trong giai đoạn đó gây ra. Thêm vào đó, việc trì hoãn các cuộc tái thương lượng đối với các khoản nợ nước ngoài của chính phủ các nước Mĩ La Tinh đã gây tâm lý hoang mang cho các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy họ đã hoặc là hoãn việc đầu tư các khoản FDI mới hoặc là rút vốn về nước và làm cho dòng FDI bị thu hẹp lại. 3. Giai đoạn nửa cuối những năm 1980 - nửa đầu những năm 1990 (giai đoạn phục hồi) Như đã nói vào cuối những năm 1980, các nước Mĩ La Tinh đã thay đổi quan điểm đối với dòng FDI và đã có những chính sách, biện pháp nhằm thu hút FDI. Nhờ vậy mà dòng FDI chảy vào khu vực đã có dấu hiệu phục hồi từ cuối 1980. Tại Mêhicô, năm 1986, FDI tăng nhanh và đạt 1849,7 triệu USD. Trong năm 1987, FDI vào nước này tăng vượt mức trung bình những năm khủng hoảng dầu mỏ và đạt 3090,3 triệu USD [27]. Tuy nhiên trong giai đoạn cuối những năm 80, luồng FDI chảy vào khu vực chủ yếu được thực hiện thông qua việc trao đổi nợ lấy cổ phần. Đây là chương trình được thực hiện tại các nước Mĩ La Tinh nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng nợ trong đó các nhà đầu tư nước ngoài thường là các công ty đa quốc gia mua lại một khoản nợ đã giảm giá trên thị trường thứ cấp và bán lại cho chính phủ nước con nợ để lấy lại tiền của nước con nợ đó. Sau đó nhà đầu tư phải dùng tiền này để đầu tư vào nước con nợ hoặc mua lại cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước. Kết quả cuối cùng là nước con nợ có thể chuyển đổi món nợ nước ngoài của mình thành cổ phiếu thuộc sở hữu nhà nước. Tại Mêhicô năm 1986-1987, trong tổng dòng vốn đầu tư nước ngoài có tới 48% là vốn thực hiện thông qua hoán đổi nợ và con số này lên tới 67% nếu tính trong khoảng thời gian từ 1983 đến 1987 [27]. Bước sang những năm đầu thập kỉ 90, lượng vốn FDI chảy vào khu vực có sự gia tăng mặc dù tỷ trọng trong tổng FDI vào các nước đang phát triển không tăng hoặc tăng ít. Bảng 9: FDI vào Mỹ La tinh (1990-1996) Đơn vị: Tỷ USD Nước 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 Mỹ La tinh 7,8 12,8 14,5 15,7 20,8 17,8 25 Braxin 0,989 1,102 2,061 1,291 2,130 4,405 10,792 Mêhicô 2,633 4,761 4,393 4,398 10,973 9,647 9,943 Chi lê 0,661 0,882 0,935 1,034 2,583 2,956 4,815 Achentina 1,836 2,439 4,431 2,793 3,635 5,609 6,949 Nguồn: - T/c Châu Mỹ ngày nay số 3/ 1997, tr.12. - Nhìn vào bảng 9 ta thấy FDI vào Mêhicô tăng mạnh vào 1994 đạt 10,973 tỷ USD tăng 2,5 lần so với năm 1993. Điều này được giải thích là do luật đầu tư nước ngoài mới (1993) với cơ chế thông thoáng đã khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài thấy rằng Mêhicô thật sự chào đón họ. Hơn nữa, hiệp định khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đi vào hiệu lực cũng làm cho FDI vào Mêhicô tăng lên nhanh chóng vì các nhà đầu tư nước ngoài thấy được rằng đầu tư vào Mêhicô chính là con đường để tiếp cận với một khu vực thị trường rộng lớn đó là Mỹ và Canađa. Vì vậy mà trong khoảng thời gian 1994- 1996, FDI vào Mêhicô đã đạt trên 30 tỷ USD, chiếm 10% trong tổng số FDI vào các nước đang phát triển và 40% lượng FDI vào khu vực Mĩ La Tinh, cho phép Mêhicô đứng thứ 2 trên thế giới sau Trung Quốc trong các nước đang phát triển và đứng đầu khu vực Mỹ la tinh về thu hút FDI. Bên cạnh đó ta thấy FDI vào Braxin cũng tăng rất mạnh đạt mức tăng trung bình là 32% mỗi năm trong khoảng 1990-1995, đến năm 1996, FDI vào nước này tăng mạnh nhất, gấp 1,5 lần năm 1995 đạt 10,792 tỷ USD. Tương tự FDI vào Chilê và Achentina cũng tăng lên nhanh chóng trong những năm đầu của thập kỉ 90 đạt 45,5% và 31% tương ứng trong giai đoạn 1990-1996. 4. Giai đoạn từ nửa sau những năm 1990 đến nay (giai đoạn tăng nhanh) Vào cuối những năm 90, FDI vào Mĩ La Tinh tăng lên nhanh chóng. Năm 1999, lượng FDI đã tăng gấp hơn 4 lần lượng FDI năm 1996. Có thể nói lượng FDI chảy vào Mĩ La Tinh tăng nhanh trong giai đoạn 1997- 2002 là do các nước đều có những biện pháp ổn định kinh tế chính trị, các biện pháp thu hút vốn FDI và đặc biệt là quá trình tư nhân hoá diễn ra mạnh mẽ. Một điều đáng chú ý là khu vực này không hề bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á 1997. Bởi vì chính những năm sau đó là những năm mà lượng FDI đạt được mức cao và kỉ lục. Hình thức đầu tư chủ yếu trong giai đoạn này là thông qua các cuộc sáp nhập và mua lại (M&A). Nhìn vào bảng 10 ta thấy , năm 1997, lượng FDI đột ngột tăng nhanh đạt 69 tỷ USD tăng 176% so với năm 1996, và đạt mức kỉ lục vào năm 1999 với khối lượng là gần 110 tỷ USD tăng gần 60% so với năm 1997. Trong những năm 1997- 1998, lượng FDI vào Mêhicô đạt 26,33 tỷ USD trong khi Braxin lại thu hút được 47,849 tỷ USD. Nhờ đó Braxin đã được đẩy lên vị trí hàng đầu và kéo Mêhicô xuống vị trí thứ 2 trong số các nước thu hút được nhiều FDI nhất khu vực. Có được điều này một phần là do Braxin đã tham gia vào khu vực thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) nên đã thúc đẩy tư bản nước ngoài đầu tư vào đây để có thể thâm nhập vào thị trường các nước Nam Mỹ. Bảng 10: Lượng FDI vào Mỹ la tinh và các nước (1997-2002) Đơn vị: Tỷ USD 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Mĩ La Tinh 69,0 82,2 109,3 95,4 85,3 56,0 Braxin Mêhicô Chilê Achentina 18,993 14,160 5,271 9,160 28,856 12,170 4,628 7,291 28,578 12,586 8,761 23,988 32,779 15,456 3,639 11,657 22,457 25,334 4,477 3,206 16,566 13,627 1,605 1,003 Nguồn: Bước sang năm 1999, Braxin vẫn là nước tiếp nhận FDI lớn nhất của khu vực với số vốn thu hút được là 28,578 tỷ USD. Lượng FDI vào Achentina đã tăng gấp 3 lần năm 1998, đạt gần 24 tỷ USD vượt qua Mêhicô (thu hút được 12,856 tỷ USD) trở thành nước tiếp nhận lớn thứ hai trong khu vực. Tuy rất khó để xác định lượng FDI vào Achentina thông qua tư nhân hoá, nhưng rõ ràng quá trình tư nhân hoá đóng góp phần không nhỏ trong FDI vào nước này. Riêng năm 1999, công ty xuyên quốc gia Repsol của Tây Ban Nha đã mua lại công ty dầu lửa Yaccmientos Petroliferos Fiscales (YPF) của Achentina trị giá lên tới 13 tỷUSD. Tương tự trường hợp của Achentina, lượng FDI mà Chi lê nhận được trong năm 1999 gần gấp 2 lần năm 1998, đạt 8,561 tỷ USD. Chi lê đạt được con số này phần lớn là do có vụ mua lại hãng sản xuất và phân phối điện Chi lê của công ty xuyên quốc gia Endesa Espana của Tây Ban Nha trị giá 3,5 tỷ USD. Năm 1999, phần lớn lượng FDI mới chảy vào lĩnh vực dịch vụ phi thương mại và các ngành công nghiệp chế tạo sản xuất phục vụ thị trường trong nước. Trái với năm 1998, chỉ có một lượng nhỏ FDI là do các vụ mua lại các doanh nghiệp nhà nước. Tổng FDI đổ vào khu vực thông qua các vụ sáp nhập và mua lại (M&A) các công ty nhà nước đã tư nhân hoá giảm từ 29 tỷ USD năm 1998 xuống còn 21 tỷ USD năm 1999. Trong khi đó dòng FDI vào khu vực thông qua sáp nhập và mua lại các công ty tư nhân đã đạt được tốc độ cao. Sau khi tăng gấp 3 lần vào nửa sau của thập kỷ 90, dòng FDI hàng năm vào Mĩ La Tinh đã giảm xuống ngay trong năm đầu của thế kỷ mới trong khi đó lượng FDI vào các nước trên toàn thế giới và các nước đang phát triển đã đạt mức kỷ lục vào năm này. Năm 2000, FDI vào Mĩ La Tinh đạt có 86 tỷ USD, giảm 12,7% so với năm 1999. Tuy nhiên lượng FDI vào Braxin vẫn tăng và đạt 32,779 tỷ USD, giữ cho nước này vẫn tiếp tục dẫn đầu trong số các nước nhận được nhiều FDI nhất trong khu vực. FDI chảy vào Braxin trong năm 2000 vẫn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ. Tốc độ tư nhân hoá ở nước này đã giảm nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng, chiếm khoảng 22% so với 28% năm 1999 tổng FDI vào Braxin. Trong năm này, trường hợp tư nhân hoá lớn nhất là bán cổ phiếu điều hành ngân hàng Banespa cho BSCH của Tây Ban Nha trị giá 3,6 tỷ USD. Với lượng FDI vào đạt 15,464 tỷ USD năm 2000, Mêhicô trở về vị trí số 2 trong khu vực về tiếp nhận FDI, chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất. Tuy nhiên lượng FDI vào ngành dịch vụ tài chính tăng nhanh đạt 31% so với 10% trung bình trong 5 năm trước đó. Điều này có được là do sự bùng nổ trong việc mua lại các ngân hàng nước này bởi các ngân hàng Tây Ban Nha do việc xoá bỏ những trở ngại về sở hữu nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng từ lâu vẫn còn tồn tại ở nước này. BSCH đã mua lại Serfin trị giá 1,6 tỷ USD, BBVA sáp nhập với Bancomer làm cho lượng tư bản tăng thêm là 1,9 tỷ USD. FDI vào Achentina và Chilê chịu sự suy giảm mạnh với tỷ lệ giảm là 51,4% và 58,4% tương ứng so với năm 1999. Sang năm 2001, dòng FDI vào Mĩ La Tinh tiếp tục suy giảm, đạt hơn 85 tỷ USD, giảm 11% so với năm 2000. Trong năm này FDI vào ngành công nghiệp viễn thông giảm mạnh, nhất là ở Braxin và Achentina. Trái với chiều hướng suy giảm của khu vực, FDI vào Mêhicô tăng gấp 2 lần đạt hơn 25 tỷ USD, đưa nước này vượt qua Braxin vươn lên dẫn đầu khu vực về tiếp nhận FDI kể từ khi đạt được vị trí này lần đầu tiên vào 1995. FDI vào Mêhicô đạt mức cao như vậy là do vụ mua lại hãng Banamex của tập đoàn Citygroup của Mỹ trị giá 12,5 tỷ USD - một vụ mua bán lớn thứ 2 trong khu vực từ trước đến nay và đứng thứ 3 trên thế giới năm 2001. Sự sụt giảm dòng FDI vào Mĩ La Tinh năm 2001 là do có sự sụt giảm trong dòng FDI của Tây Ban Nha vào các nước này- nguồn tài chính chủ yếu cho các vụ sáp nhập và mua lại (M&A) lớn trong lĩnh vực dịch vụ; luồng FDI thông qua tư nhân hoá trong khu vực giảm do quá trình tư nhân hoá đã đi vào giai đoạn hoàn tất, đặc biệt là ở Braxin nơi mà FDI qua con đường tư nhân hoá đạt 8,7 tỷ USD năm 1999 và 7 tỷ USD năm 2000 nhưng đến năm 2001 chỉ còn 1 tỷ USD. So với những năm trước, năm 2001 có sự thay đổi trong lĩnh vực đầu tư. FDI vào lĩnh vực dịch vụ tăng lên gần 2/3 tổng lượng FDI vào Mêhicô so với 23% trong thời kì 1994- 2000. Điều này là do có các vụ mua lại các công ty trong nước trong lĩnh vực ngân hàng và viễn thông bởi các TNC của nước ngoài. Ngược lại với Mêhicô, FDI vào Braxin giảm trong ngành dịch vụ, đặc biệt là trong dịch vụ viễn thông và tài chính đã giảm xuống trong khi lại tăng lên trong lĩnh vực sản xuất - lĩnh vực thu hút được lượng lớn FDI từ sự giảm giá đồng tiền Real của nước này năm 1998. FDI vào ngành điện của Braxin cũng giảm 1/2 mặc dù ngành này đang rất cần vốn đầu tư do có sự bất đồng về mặt pháp lý điều chỉnh đầu tư nước ngoài trong ngành này. Năm 2002 là năm thứ 3 liên tiếp, dòng FDI vào Mỹ la tinh sụt giảm, đạt 56 tỷ USD - mức thấp nhất kể từ năm 1996. Sự sụt giảm diễn ra trong khắp các lĩnh vực, phần lớn vẫn là sự suy giảm trong lĩnh vực dịch vụ. Các cuộc khủng hoảng kinh tế và những bất ổn chính trị đã làm cho luồng FDI vào khu vực này giảm sút, thêm vào đó là sự giảm giá đồng tiền của các nước cũng gây ảnh hưởng đến dòng FDI vào khu vực này, nhất là đối với các luồng FDI vào khu vực nhằm tìm kiếm thị trường. Chính phủ các nước trong khu vực cũng đang tìm cách khôi phục dòng FDI. Các chính sách thu hút FDI của Mĩ La Tinh hiện nay không chỉ là những chính sách thông thường mà còn được đặt ngang hàng với các chiến lược phát triển kinh tế của họ. Các nước này cũng đang xúc tiến nhằm hoàn thiện các hiệp định song phương và khu vực với hi vọng sẽ giúp họ thu hút được nhiều FDI hơn. Sự sụt giảm FDI tập trung chủ yếu vẫn là ở các nước Achentina, Braxin và Chilê- nơi FDI vào các ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao. Tuy nhiên nước tiếp nhận FDI lớn nhất năm 2002 vẫn là Braxin tiếp đó là Mêhicô. Mặc dù giảm 36% chỉ đạt có 16,566 tỷ USD nhưng FDI vào lĩnh vực sản xuất của Braxin lại đạt tỷ lệ cao, đứng đầu là các ngành chế biến thực phẩm, sản xuất ôtô và hoá chất. Xu hướng này bắt đầu từ sau sự giảm giá đồng Real năm 1998 và tiếp tục trong 2 năm khủng hoảng kinh tế, ngành công nghiệp ôtô của Braxin đã từng phải chịu sự suy giảm do nhu cầu tiêu thụ trong khối thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) giảm. Tuy nhiên sự giảm giá đồng tiền cùng với lượng FDI đổ vào một số hàng sản xuất hiện đại nhất trên thế giới đã nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp này khiến cho xuất khẩu ôtô của Braxin tăng 45% năm 2002 và hiệp hội các nhà sản xuất ôtô của nước này dự đoán xuất khẩu ôtô của nước này sẽ còn tăng lên 20% vào năm 2003. Mặc dù nền kinh tế Mỹ suy thoái đã làm chững lại hàng sản xuất xuất khẩu của Mêhicô nhưng FDI vào ngành sản xuất hướng xuất khẩu hầu như không đổi. Hàng sản xuất xuất khẩu của Mêhicô có dấu hiệu phục hồi từ sau sự giảm sút xảy ra năm 2001 đạt 2% dưới mức của năm 2000. Sự sụt giảm chủ yếu tập trung vào ngành sản xuất hàng hoá tiêu dùng, trong khi đó xuất khẩu linh kiện của nước này vẫn giữ ở mức tăng trưởng đều. Điều này cho thấy sự hội nhập giữa ngành sản xuất của Mêhicô và hệ thống sản xuất Bắc Mỹ không hề bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm FDI. FDI vào Achentina năm 2002 chỉ đạt 10% lượng trung bình năm 1992- 2001 khi Achentina nhận 13% dòng FDI vào khu vực. Mặc dù chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ, rất ít các công ty xuyên quốc gia rời khỏi Achentina. Tuy nhiên có sự giảm sút trong tái đầu tư lợi nhuận và các khoản vay nội bộ công ty (intra - company loans) cho thấy các công ty xuyên quốc gia đang cắt giảm đầu tư vào nước này. Tại Braxin các công ty xuyên quốc gia cũng phản ứng với các cuộc khủng hoảng và tình hình tương lai không mấy sáng sủa ở đây bằng cách cắt giảm các khoản cho vay cho các chi nhánh ở Braxin, đặc biệt là trong các ngành như viễn thông, điện và khí đốt. Có thể nói sự giảm sút trong các khoản cho vay nội bộ công ty là nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm sút FDI vào Braxin năm 2002. Kết quả đầu tư 1. Khối lượng đầu tư Hình 3: Lượng FDI vào các nước Mỹ la tinh ( 1990- 2002) Nguồn: - T/c Châu Mỹ ngày nay số 3/ 1997, tr.12. - Mặc dù không đuổi kịp các nước trong khu vực Châu á nhưng FDI vào Mỹ La Tinh đã có sự gia tăng lớn từ đầu thập kỷ 90 trở lại đây. Với tỷ lệ gia tăng trung bình đạt khoảng 30% từ năm 1990 đến năm 1999, lớn hơn tăng trưởng xuất khẩu và mức tăng của GDP hàng năm, FDI vào khu vực này đạt khoảng 452,545 tỷ USD chiếm khoảng 38% tổng FDI vào các nước đang phát triển. Trong 3 năm suy giảm liên tiếp từ 2000 đến 2003, lượng FDI vào khu vực vẫn ở mức cao đạt 236,772 tỷ USD chiếm khoảng 39% tổng FDI vaò khu vực các nước đang phát triển. Tuy nhiên lượng FDI vào Mỹ la tinh phân bố không đều. Dòng FDI tập trung chủ yếu vào một số quốc gia như: Braxin, Mêhicô, Achentina, Chilê. Dòng vốn FDI vào các nước này thường chiếm khoảng 80% lượng FDI vào khu vực. Nhìn vào hình 4 ta thấy Braxin là nước tiếp nhận được nhiều FDI nhất trong giai đoạn 1995- 2000 với tỷ lệ là 33% tổng FDI vào Mỹ LaTinh, tiếp theo là Mêhicô đạt 17%, Achentina16% và Chi lê 8%. Là nước tiếp nhận được nhiều FDI nhất trong khu vực, FDI vào Braxin đạt 170,721 tỷ USD trong giai đoạn 1990-2002, Mêhicô đứng thứ 2 với 140,349 tỷ USD. FDI vào Achentina và Chi lê trong giai đoạn này tương ứng là 83,997 tỷ USD và 42,247 tỷ USD. Tuy nhiên, hiện nay giữa các nước Mỹ La Tinh cũng đang có sự cạnh tranh gay gắt nhằm thu hút FDI. Do vậy, trong tương lai tuy vẫn tồn tại tình trạng không đồng đều trong việc phân bổ FDI song mức độ tập trung cao chỉ cho một vài nước như hiện nay sẽ giảm dần. Hình 4: Cơ cấu vốn FDI vào khu vực Mĩ La Tinh Nguồn: 2. Lĩnh vực đầu tư Trong thời gian những năm của thập kỉ 60-70, giống như những nước đang phát triển tiếp nhận FDI khác, FDI đổ vào Mỹ La Tinh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực truyền thống như khai mỏ, đồn điền, tiếp đó là lĩnh vực chế tạo, còn các ngành dịch vụ chiếm lượng nhỏ nhất trong tổng FDI. Ví dụ, tại Chilê năm 1974, FDI vào ngành khai mỏ đã chiếm tới 47% tổng FDI vào nước này, lĩnh vực sản xuất chiếm 22,4% và các ngành dịch vụ chiếm 20,1%. Bước sang thập kỷ 80, lĩnh vực công nghiệp chế tạo lại vươn lên dẫn đầu và đạt tỷ lệ cao. Chẳng hạn, trong thời gian từ 1980-1986, FDI vào ngành công nghiệp chế tạo của Mêhicô chiếm tới hơn 80% FDI vào nước này. Tuy vậy từ đầu những năm 1990, các ngành dịch vụ ngày càng được các nhà đầu tư ưa chuộng. Ví dụ, cũng ở Mêhicô tỷ trọng của ngành dịch vụ trong FDI đã lên tới 60%, trong khi ngành công nghiệp chế tạo giảm xuống còn 27%. Trên 50% FDI trong ngành dịch vụ tại nước này được đầu tư vào các dự án kinh doanh bất động sản, nhà hàng, khách sạn và dịch vụ kỹ thuật. Bên cạnh đó, tính chất đầu tư trong ngành công nghiệp chế tạo cũng đã chuyển dần từ việc thay thế nhập khẩu phụ vụ trực tiếp cho thị trường sang đầu tư hướng về xuất khẩu. Vào cuối những năm 90, do xu hướng tự do hoá các ngành dịch vụ diễn ra sôi nổi nên FDI vào các ngành dịch vụ tăng lên nhanh chóng. Nhìn vào hình 5 ta thấy từ 1997 đến 2001, FDI vào lĩnh vực dịch vụ chiếm tới 59%, ngành công nghiệp chế tạo chiếm 24% lĩnh vực truyền thống chiếm 17%. Hình 5: Cơ cấu FDI vào các ngành kinh tế ở các nước Mĩ La Tinh Nguồn: World Investment Report 2003 1997-2001 2002 Tuy nhiên sang năm 2002, như đã phân tích ở trên FDI vào các ngành dịch vụ ở các nước giảm xuống và FDI vào các ngành sản xuất lại tăng lên. Do đó trong năm 2002 FDI vào lĩnh vực dịch vụ chỉ đạt 49%, ngành công nghiệp chế tạo tăng lên 32% và lĩnh vực truyền thống cũng tăng thêm 2% tức là 19%. Để thấy cụ thể hơn ta xem xét FDI chảy vào 2 nước lớn nhất khu vực theo lĩnh vực đầu tư năm 2002. Tại Mêhicô ngành dịch vụ vẫn dẫn đầu với tỷ ltrọng là 47%, trong đó lĩnh vực dịch vụ tài chính chiếm ưu thế hơn trong các dịch vụ được đầu tư, chiếm 31%, còn sản xuất chế tạo chiếm 46% và các ngành khác chiếm 7%. Còn Braxin ngành dịch vụ chiếm tới 69%, trong đó lĩnh vực dịch vụ viễn thông thu hút được nhiều FDI nhất với tỷ lệ 33%, ngành sản xuất chế tạo chiếm 24% và các ngành khác chiếm 7%[38]. 3. Cơ cấu chủ đầu tư Chủ đầu tư chính vào Mỹ La Tinh trong các năm qua vẫn luôn là những nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật và thường chiếm tới 80% tổng FDI hàng năm vào khu vực này, trong đó Mỹ luôn là chủ đầu tư khổng lồ chiếm tới trên dưới 50% tổng FDI vào khu vực. Trong những năm đầu thập kỷ 90 đầu tư của Mỹ vào Mỹ La Tinh chiếm tới 45,06% tổng FDI vào khu vực, tiếp đó là Anh 18,65%, Nhật Bản với 18,3% và Pháp 5% [4]. Trong giai đoạn này, đầu tư của các nước NIEs Châu á như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Xingapo và cả Trung Quốc ở khu vực này cũng tăng lên. Trong đó, Hàn Quốc là nước dẫn đầu và thậm chí còn tìm cách cạnh tranh với Nhật Bản trong một số địa bàn đầu tư truyền thống của nước này. Chẳng hạn, năm 1996 Hàn Quốc đã tuyên bố sẽ đầu tư tăng gấp 10 lần trong 3 năm tiếp theo so với mức đầu tư của họ năm 1991 là 170 triệu USD. Tổng số vốn FDI của Đài Loan ở khu vực này đã lên tới 800 triệu USD tính đến năm 1996, tăng 10% so với năm 1995. Còn Trung Quốc, một nước đang trong quá trình cải cách và rất cần nhiều vốn cũng đã đầu tư tới 500 triệu USD vào ngành công nghệ khai thác ở Pêru. Tuy nhiên, vào cuối thập kỷ 90 đã có sự thay đổi về cơ cấu chủ đầu tư ở khu vực Mỹ La Tinh. Mỹ vẫn là nhà đầu tư lớn nhất vào khu vực nhưng FDI từ Châu Âu đặc biệt là Tây Ban Nha và Anh đã tăng lên mạnh mẽ. Các nhà đầu tư Tâu Âu là những người tham gia tích cực nhất trong chương trình tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước thuộc các lĩnh vực năng lượng và viễn thông và là những người mua lại các ngân hàng tư nhân trong các nước này. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư Nhật Bản và các con rồng Châu á thấy ít xuất hiện hơn trên thị trường FDI của Mỹ La Tinh. Nhìn vào hình 6 ta thấy FDI của Tây Ban Nha vào Mỹ La Tinh đã gia tăng nhanh chóng trong những năm 1998-2000. Điều này có được là do các vụ sáp nhập và mua lại các ngân hàng và các hãng sản xuất và phân phối năng lượng của các nước Mỹ La Tinh được các nhà đầu tư Tây Ban Nha thực hiện. Cụ thể hơn, ta hãy xem xét cơ cấu chủ đầu tư vào Mêhicô và Chilê. Tại Mêhicô đã có sự thay đổi cơ cấu chủ đầu tư từ năm 1994 đến 2002 với sự gia tăng của Mỹ trong khi đầu tư của các nước như Anh, Nhật và Canađa lại giảm xuống đáng kể. FDI của Mỹ vào Mêhicô trong thời gian này đã tăng lên từ 46% lên 80,7%; còn đầu tư của Anh, Nhật, Canađa tương ứng là 6%, 6% và 7% rút xuống còn 2%, 2% và 3%. Còn cơ cấu chủ đầu tư FDI vào Chi Lê từ 1974 đến 2001: Mỹ đứng đầu với tỷ lệ 31,6%, tiếp đó là Pháp 13,5%, Anh 5,4%, úC Hình 6: FDI của Tây Ban Nha vào Mỹ latinh* 1994-2001 (tỷ đô la) * Braxin, Mêhicô, Chile, Achentina Nguồn: World Investment Report 2003 3,6%, Nhật 3,2%. 4. Hình thức đầu tư Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Mỹ La Tinh bao gồm đầu tư mới, đầu tư thông qua tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước và đầu tư thông qua việc sáp nhập và mua lại (M&A) các doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên trong những năm 90 trở lại đây, do chương trình tư nhân hoá mở rộng và phát triển mạnh mẽ nên FDI vào khu vực này chủ yếu thông qua hình thức M&A và thông qua tư nhân hoá. Nhìn vào hình 7 ta thấy FDI vào khu vực thông qua M&A và tư nhân hoá đã tăng mạnh và trở thành hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yêú ở khu vực từ 1997 đến 2000. M&A là chiến lược của các công ty xuyên quốc gia để nhanh chóng thâm nhập vào thị trường một nước. Theo báo cáo của cuộc hội thảo khu vực Mỹ La Tinh về đầu tư phát triển cho biết: Các vụ sáp nhập và mua lại trung bình chiếm tới 40% tổng FDI vào Mỹ La Tinh [34]. ở Mêhicô giá trị các vụ sáp nhập và mua lại tăng lên trong tổng FDI vào nước này nhưng vẫn chưa đóng vai trò quan trọng. Ngược lại, ở Achentina sáp nhập và mua lại (M&A) là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu. Còn Braxin thì đứng giữa 2 nước, tức là các vụ Hình 7: FDI vào Mỹ Latinh theo hình thức đầu tư (1990-2000). Đầu tư mới M&A (gồm cả tư nhân hoá) Nguồn: M&A đóng góp vào FDI ở mức trung bình. Tư nhân hoá doanh nghiệp nhà nước là một cách thu hút FDI của các nước Mỹ La Tinh và hình thức này cũng trở thành hình thức chủ yếu trong những năm vừa qua. Kể từ khi một công ty của Chi Lê thực hiện tư nhân hoá đầu tiên năm 1974. Đến năm 1998, 70% giá trị tất cả các vụ tư nhân hoá ở các nước đang phát triển thuộc về các nước Mỹ La Tinh. Năm 1996, năm đỉnh cao của tư nhân hoá, FDI từ tư nhân hoá trong khu vực Mỹ La Tinh chiếm tới 49%. Chi Lê là nước thu nhận FDI qua tư nhân hoá nhiều nhất [34]. Nhìn vào hình 8 ta thấy FDI thông qua tư nhân hoá của Braxin của tăng mạnh từ năm 1996 đến năm 2000 và đạt đỉnh cao vào năm 1999. Tuy nhiên sang năm 2001, FDI thông qua tư nhân hoá giảm xuống do quá trình tư nhân hoá ở nước này gần như đã hoàn tất. Hình 8: FDI vào Braxin 1996-2001 FDI thông qua tư nhân hoá FDI thông qua hình thức khác Nguồn: World Investment Report 2003 Tác động của FDI đối với nền kinh tế các nước Mĩ La Tinh 1. Tác động tích cực 1.1. FDI là nguồn vốn bổ sung để phát triển kinh tế và là nguồn cung ngoại tệ ổn định mà không làm tăng gánh nặng nợ nần Cũng như các nước đang phát triển, Mĩ LaTinh rất cần vốn để phát triển kinh tế trong nước, đặc biệt là trong quá trình quốc tế hoá đang diễn ra mạnh mẽ. Vì vậy, nguồn vốn FDI có vai trò rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế của các nước này, đặc biệt là thời kì từ những năm nửa cuối của thập kỉ 90 trở lại đây. Nhìn vào hình 9 ta thấy trong giai đoạn 1990-1995 với số lượng FDI vào khu vực là 89,1 tỷ USD, FDI chỉ chiếm khoảng 6,5% tổng vốn đầu tư cố định bình quân toàn xã hội và chiếm khoảng 11,5% GPP của khu vực bình quân hàng năm thì đến giai đoạn 1996-2002 với lượng FDI vào đây là 552,2 tỷ USD và bình quân chiếm khoảng 18,4% tổng vốn đầu tư cố định và 27% tổng GDP khu vực. Đặc biệt, năm 1999 vốn FDI đã chiếm 26% tổng vốn đầu tư cố định của khu vực này. Bên cạnh việc bổ sung nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế, FDI còn là nguồn cung cấp ngoại tệ lớn mà không làm gia tăng gánh nặng nợ nần. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nước Mĩ La Tinh - khu vực chịu sức ép nợ nần rất Hình 9: Tỷ trọng FDI trong GDP và tổng đầu tư cố định ã FDI trong GDP O FDI trong tổng đầu tư cố định Nguồn: www.unctad.org lớn. Xét riêng trường hợp của Mêhicô sẽ thấy rõ điều này: Nhìn vào bảng 11 ta thấy, tỷ lệ FDI trong các nguồn vốn thuần vào Mêhicô tăng từ 23% giai đoạn 1990-1994 lên 83% giai đoạn 1997-1999. Trong khi đó, các khoản vay đã giảm xuống từ 18% xuống -18% (do Mêhicô đã trả trọn gói nợ nần vào sau 1995). Đầu tư gián tiếp là nguồn cung ngoại tệ chính cho nước này giai đoạn 1990-1994, chiếm 60% đã giảm xuống còn 36% sau khi cuộc khủng hoảng tiền tệ xảy ra vào 1995. Vì vậy, có thể nói FDI là nguồn cung ngoại hối quan trọng nhất cho Mêhicô từ sau cuộc khủng hoảng tiền tệ xảy ra. Bảng 11:Tỷ lệ giữa các nguồn vốn thuần vào Mêhicô(%). Các khoản vay FDI Đầu tư gián tiếp 1990-1994 18 23 60 1997-1999 -18 83 36 Nguồn: FDI in Mexico after the currency crisis[65] Không những là nguồn cung ngoại tệ lớn, FDI còn là nguồn cung ngoại tệ ổn định cho các nước Mĩ La Tinh. Từ việc tính toán độ lệch chuẩn của các mỗi nguồn tiền, nhìn vào bảng12 ta thấy, FDI là nguồn tiền có tính ổn định cao nhất. Độ lệch chuẩn của các khoản vay giai đoạn 1997-1999 cao hơn giai đoạn 1990-1994, độ lệch chuẩn của đầu tư gián tiếp có giảm nhưng vẫn ở mức rất cao. Chỉ có độ lệch chuẩn của FDI là thấp nhất chứng tỏ FDI là nguồn cung ngoại tệ ổn định nhất. Mặc dù độ lệch chuẩn của FDI trong giai đoạn 1997-1999 có cao hơn giai đoạn 1990-1994 nhưng đó là kết quả rất bình thường nếu ta tính đến lượng lớn FDI và ngay cả khi độ lệch chuẩn của FDI có tăng lên thì thì vẫn chưa bằng 1/3 độ lệch chuẩn của các nguồn ngoại tệ khác. Do đó có thể khẳng định rằng FDI là nguồn cung ngoại tệ ổn định nhất cho khu vực Mĩ La Tinh. Bảng 12: Độ lệch chuẩn của các dòng tiền vào theo quý (100 triệu USD) Các khoản vay FDI Đầu tư gián tiếp 1990 - 1994 22,6 8,3 33,4 1997-1999 32,3 9,4 32,6 Nguồn: [65] 1.2. FDI góp phần bù đắp thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai Dựa trên cơ sở lý thuyết kinh tế vĩ mô, FDI sẽ có vai trò quan trọng trong việc bù đắp thâm hụt tài khoản vãng lai và bổ sung vào tỷ lệ tiết kiệm thấp của khu vực này. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp của các nước Mêhicô và Braxin, nơi mà nguồn FDI đã góp phần bù đắp tỷ lệ lớn trong thâm hụt tài khoản vãng lai của các nước này. Theo OFFITBank nhận định, FDI ở Mêhicô đã bù đắp trung bình khoảng 80% thâm hụt tài khoản vãng lai của nước này trong suốt những năm 1999, 2000 và 2001. Đặc biệt, cũng trong khoảng thời gian trên, FDI vào Braxin trung bình không những đã bù đắp 100% mà còn làm cho tài khoản vãng lai của nước này thặng dư 19%. Tuy nhiên, FDI vào Achentina lại không có vai trò lớn trong việc bù đắp thâm hụt tài khoản vãng lai của nước này. Trong giai đoạn 1999-2001, FDI của Achentina chỉ bù đắp trung bình khoảng 47% thâm hụt tài khoản vãng lai nhưng rất may là lượng đầu tư gián tiếp vào đây khá cao nên đã đắp phần nào khoản thiếu hụt này [47]. FDI còn là động lực đáng kể trong việc củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp các nước Mĩ La Tinh. ảnh hưởng này càng trở nên rõ ràng khi đầu tư nước ngoài đã tiến giai đoạn hậu quá trình tư nhân hoá. Phần lớn FDI hiện nay nhằm vào việc mua lại và nâng cấp các doanh nghiệp đang tồn tại thông qua M&A. ảnh hưởng của M&A diễn ra ở khắp các ngành kinh tế trong khu vực Mĩ La Tinh. Trong đó 2 ngành viễn thông và thép là 2 ví dụ điển hình.Tư nhân hoá và tự do hoá đã dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ về đầu tư và cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông của khu vực. Các nhà phân tích cho biết từ khi bán Teleras (giữa năm 1998) đến 2002 đã có tới 45 tỷ USD được đầu tư vào ngành viễn thông của Braxin. Điều này đã làm cho ngành viễn thông của Braxin được cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh. Thể hiện ở giá cước nối mạng điện thoại ở Braxin đã giảm xuống đáng kể từ 1215 đô la năm 1995 xuống còn 43 đô la năm 1998 [35]. Và vì thế mà số điện thoại hoà mạng đã tăng lên nhanh chóng. Năm 1995 mức tăng là 10,5% thì đến năm 2000, đã tăng lên 39,9%. Số hoà mạng điện thoại di động cũng tăng lên với mức gia tăng 65,8% năm 1997, tăng lên 104% năm 1999. Ngay cả ngành thép lâu đời cũng đã được cải thiện nhờ vào những ảnh hưởng tích cực của việc sáp nhập và mua lại. Triển vọng về khả năng xuất khẩu và thực tế cạnh tranh ở nước ngoài đã thúc đẩy các nhà sản xuất trong nước ở Achentina, Braxin và Mêhicô trong ngành này nâng cấp và hợp lý hoá hoạt động của họ. Những nỗ lực nhằm cải thiện môi trường đầu tư và triển vọng về sự tăng trưởng kinh tế là những điều kiện cơ bản làm gia tăng luồng FDI thông qua M&A. Khu vực Mỹ La Tinh đã tự nâng cao được sức hấp dẫn của mình đối với các công ty nước ngoài đang mong muốn nắm được vị trí điều hành trong một số ngành “chiến lược” tại nước tiếp nhận, đó là các ngành như viễn thông, năng lượng. Và đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực thông tin đại chúng sẽ tăng lên nếu như quốc hội Braxin thông qua việc sửa đổi hiến pháp mà tăng. Sở hữu của tư bản nước ngoài trong lĩnh vực thông tin đại chúng từ 0% lên 30%. Và đây sẽ là cơ hội cho các công ty trong nước của Braxin thu hút vốn và học tập kinh nghiệm của đối tác để nâng cao năng lực cạnh trnh của mình. Như vậy, có thể nói FDI đã góp phần giúp các nước Mĩ La Tinh nâng cao năng lực cạnh tranh và ổn định kinh tế. Giữ vững dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với khu vực Mỹ La Tinh là hết sức quan trọng để ổn định cán cân thanh toán và nâng cao sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp trong khu vực. 1.3. Tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập người lao động, nâng cao đời sống kinh tế xã hội Dòng FDI vào Mỹ La Tinh đã tạo ra rất nhiều công ăn việc làm cho lao động của khu vực này. Song song với việc tạo thêm công ăn việc làm là việc tăng thu nhập cho người lao động ở đây. Điều này được làm rõ hơn khi xem xét đến kết quả ở Mêhicô. Có thể nói rằng, tại Mêhicô các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp vào việc tạo ra công ăn việc làm nhiều hơn các công ty trong nước. Tính đến tháng 4/1998, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đã tuyển dụng 2,12 triệu lao động tăng 58% so với 1,34 triệu vào tháng 12/1993. Tỷ lệ người lao động làm trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 4,4% từ 5,8% năm 1993 lên 20,2% năm 1998 [65]. Và năm 2000, tỷ lệ này tăng gấp 2 lần mức bình quân của cả nước. Từ năm 1994, các doanh nghiệp có FDI đã tạo ra 25% lượng công ăn việc làm mới hàng năm ở Mêhicô và hiện tại chiếm khoảng 20% số lao động của nước này [43]. Cùng với việc tạo ra nhiều công ăn việc làm các doanh nghiệp có vốn FDI còn trả lương cao hơn các doanh nghiệp trong nước. Ví dụ ở Mêhicô năm 1998, các công ty có vốn FDI trả công cao hơn mức lương trung bình của các doanh nghiệp nước này là 48%. Còn ở Vênêzuêla, tiền công của các công ty nước ngoài trả cao hơn mức lương trung bình là 29% đối với lao động có tay nghề và 22% đối với lao động không có tay nghề. Như đã nói FDI vào sẽ làm cho các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài cạnh tranh gay gắt với nhau do đó sẽ làm giảm giá thành sản phẩm, điều này sẽ có lợi đối với người tiêu dùng. Đặc biệt là trong các sản phẩm mà trước kia thuộc độc quyền nhà nước hoặc tư nhân trong nước như: viễn thông, điện, nước, khí đốt... Do vậy mà đời sống của người dân sẽ được nâng cao, được tiêu dùng hàng hoá tốt với giá thành thấp hơn, chẳng hạn như đã nêu tư nhân hoá lĩnh vực viễn thông của Braxin đã làm cho giá cước hoà mạng giảm từ 1215$ năm 1995 xuống còn 43$ năm 1998. Do đó số điện thoại cố định tăng từ 520 triệu máy năm 1990 lên 970 triệu máy năm 2000. Số người sử dụng di động cũng tăng từ 111 triệu lên 970 triệu máy trong khoảng thời gian trên. Năm 1998 cứ 100 người thì có 11,48 người có máy điện thoại nhưng năm 2002 con số này đã tăng lên gần gấp 2 lần đạt 21,93 người. Nhờ đầu tư trực tiếp nước ngoài mà giá điện của Chilê cúng giảm đáng kể khoảng 10% trong cả nước nói chung, riêng ở vùng phía Bắc Chilê giá điện đã giảm xuống 30%. 1.4. Tăng xuất khẩu và cải thiện cơ cấu kinh tế Trong các chiến lược khi đầu tư vào Mĩ La Tinh của các TNC thì chiến lược nhằm xâm nhập thị trường các nước và khu vực được chú trọng nhất, đặc biệt là trong các ngành sản xuất chế tạo (ôtô, điện tử...) và dịch vụ (viễn thông, tài chính, điện...) do đó có thể nói rằng FDI góp phần quan trọng làm tăng trưởng xuất khẩu của khu vực này. Qua khảo sát kim ngạch xuất khẩu của 2000 doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất của khu vực thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 29,2% năm 1994-1996 đã tăng lên 43,2% năm 1998-1999 [38]. Cụ thể hơn, trong thời gian 1994-1997, khoảng 60% vốn nước ngoài vào Mêhicô được bỏ vào các doanh nghiệp nước ngoài nằm ở vùng Maquiladoros, làm nhiệm vụ chủ yếu là lắp ráp các linh kiện nhập nội thành các ô tô, máy tính điện tử, đồ điện tử gia dụng hoàn chỉnh rồi được xuất khẩu ra nước ngoài. Vì lao động ở Mêhicô rẻ mạt (1 giờ lao động trong công nghiệp Mêhicô là 1,21 USD so với 17,7 USD của Mỹ). Do đó, cho phép sản phẩm làm ra ở Mêhicô có khả năng cạnh tranh được với các mặt hàng cùng loại của Nhật và Hàn Quốc trên đất Mỹ và các thị trường khác. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Mêhicô rất lớn đạt 53 tỷ USD năm 1998 và hàng năm tăng khoảng 15-20%. Ví dụ, xuất khẩu ô tô của Mêhicô (chủ yếu sang Mỹ) đạt 58,4 nghìn chiếc năm chiếc năm 1985 đã tăng lên 984,4 nghìn chiếc năm 1997 làm kim ngạch xuất khẩu ô tô của nước này từ 0,5% tổng kim ngạch xuất khẩu1985 đã tăng lên 16,6% năm 1997. Và giờ đây Mêhicô đang là nước đứng thứ 7 trong số 45 nước sản xuất nhiều ôtô nhất thế giới. Hơn nữa, nước này còn là nước xuất khẩu lớn thứ 8 trên thế giới. Nhờ FDI chảy vào lĩnh vực công nghiệp chế tạo và dịch vụ đã làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế các nước Mỹ La Tinh theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Giảm tỷ trọng các ngành phụ thuộc tài nguyên thiên nhiên, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp chế tạo và dịch vụ. Hình 5 đã cho thấy rõ điều đó, tỷ trọng ngành công nghiệp chế tạo và dịch vụ chiếm tới 59% và 24% tương ứng trong giai đoạn 1997-2001. 2. Tác động tiêu cực 2.1. Mất cân bằng cán cân thanh toán quốc tế Trong những năm 90, kim ngạch xuất khẩu của Mĩ La Tinh đạt khoảng 161,4 tỷ USD và đến năm 2001, con số này tăng lên 391,4 tỷ USD, tức là tăng khoảng 2,4 lần. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới trong thời gian này thì phần của Mĩ La Tinh chiếm từ 3,5% đã tăng lên 5%; còn hạn ngạch xuất khẩu mà các nước (đặc biệt là Mỹ và Tây Âu) dành cho Mĩ La Tinh đã tăng gần 2 lần (trong thời gian 1999-2002 tăng gần 20,4%) [11], nghĩa là nền kinh tế khu vực này phụ thuộc mạnh vào thị trường nước ngoài. Nhưng trái với những tiền định vốn có của lịch sử (ở Đức vào thập niên 50, ở Nhật vào thập niên 60-70, và ở các nước Đông Nam á thập niên 70 và đầu thập niên 80), xuất khẩu của Mĩ La Tinh dường như ít có hiệu quả kích thích trong lĩnh vực sản xuất, biểu hiện ở GDP trong thời gian này của khu vực bình quân chỉ tăng 2,5%. Điều này là do các công ty xuyên quốc gia - các nhà xuất khẩu chủ yếu của khu vực - vừa thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu nhưng cũng đẩy mạnh nhập khẩu tăng lên không kém đã gây ra mất cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Các công ty xuyên quốc gia vốn từ lâu đã có vai trò khá lớn trong nền kinh tế Mĩ La Tinh. Các công ty xuyên quốc gia là lực lượng quan trọng trong quá trình hội nhập của các nước Mĩ La Tinh vào hệ thống quan hệ kinh tế quốc tế. Chính sự mở rộng các tổ hợp sản xuất quốc tế của các công ty xuyên quốc gia trong khu vực này không phải lúc nào cũng phù hợp với lợi ích dân tộc của các nước trong khu vực. Một nguyên tắc quan trọng trong chiến lược của tư bản quốc tế là: quá trình hội nhập của Mĩ La Tinh vào thị trường thế giới trước hết là trên cơ sở mở rộng nhập khẩu. Trên thực tế, quá trình này thường đi đôi với cắt giảm sản xuất ở các công ty nước ngoài tại địa phương. Ngay cả các chi nhánh của các công ty xuyên quốc gia trước đây đã tham gia vào tiến trình công nghiệp hoá thay thế hàng nhập khẩu, thì giờ đây lại nhập hàng của các công ty mẹ và sử dụng mặt hàng này thay thế cho các sản phẩm làm ra trước đây, đồng thời thu hẹp quy mô sản xuất, đôi khi còn đóng cửa sản xuất như đã từng xảy ra ở Achentina, Vênêzuêla và mức độ thấp hơn ở Braxin và Chi lê. Do vậy, kìm hãm tốc độ phát triển kinh tế của khu vực, làm kim ngạch nhập khẩu hàng năm thường cao hơn kim ngạch xuất khẩu (kim ngạch nhập khẩu tăng 11,6% còn kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng có 8,9% [11]. Do đó, cái lợi thực tế mà các nước Mĩ La Tinh nhận được từ xuất khẩu là không đáng kể. Có thể nêu ở đây ví dụ điển hình của Mêhicô, một trong những năm gần đây đã có sự gia tăng đáng kể trong cơ cấu xuất khẩu. Thực chất vấn đề là ở chỗ thu nhập ngoại tệ mà Mêhicô nhận được từ xuất khẩu hàng thành phẩm là rất nhỏ, do để sản xuất các hàng thành phẩm đó, Mêhicô đã phải nhập khá nhiều chi tiết, linh kiện dẫn đến tiêu hao lượng lớn ngoại tệ. Kết quả là, mặc dù các sản phẩm của các ngành ôtô, điện kĩ thuật và điện tử đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu xuất khẩu của nước này nhưng nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của nước này vẫn như trước đây vẫn là từ xuất khẩu dầu mỏ và các sản phẩm nguyên liệu (nhóm hàng này chiếm 2/3 nguồn thu ngoại tệ tà xuất khẩu của Mêhicô). 2.2. Sự phụ thuộc vào vốn đầu tư nước ngoài làm nền kinh tế dễ bị tổn thương Như đã phân tích đầu tư của Mỹ vào khu vực Mĩ La Tinh là rất lớn thường chiếm khoảng 40-50% lượng FDI đổ vào khu vực này, đặc biệt ở Mêhicô, vốn của Mỹ bỏ vào đây thường chiếm khoảng 70-80% tổng FDI vào nước này. Tiếp sau Mỹ là lượng lớn FDI đến từ Tây Âu. Chính vì vậy mà nền kinh tế khu vực này đã bị cột chặt vào nguồn vốn cũng như thị trường Mỹ nói riêng và tư bản nước ngoài nói chung. Do vây mà kinh tế các nước này rất dễ bị ảnh hưởng khi mà nền kinh tế Mỹ hay Tây Âu lâm vào suy thoái. Chẳng hạn như vào năm 2001, mức tăng trưởng bình quân của Mĩ La Tinh chỉ đạt 1%, giảm mạnh so với mức tăng trưởng 4% năm 2000. Theo Uỷ ban kinh tế Mĩ La Tinh và Caribê thuộc Liên Hợp Quốc (CEPAL) nguyên nhân của của sự sụt giảm này một phần là do tác động của cuộc khủng bố 11/9 ở Mỹ. Có thể nói, ảnh hưởng đầu tiên của cuộc khủng bố này là đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Mĩ La Tinh giảm từ 94,4 tỷ USD năm 2000 xuống còn 85,7 tỷ USD năm 2001. Vụ khủng bố 11/9 cũng đã làm cho các nhà máy liên doanh lắp ráp phụ tùng ôtô để xuất khẩu sang Mỹ sa thải 100 nghìn công nhân ở Ciudad Tuares dọc theo biên giới Mêhicô-Mỹ [12]. Cùng thời gian trên, do nền kinh tế thế giới suy giảm đã làm cho luồng FDI vào Braxin - nguồn cung cấp tài chính chủ yếu của nước này giảm sút đã làm nền kinh tế nước này lung lay, tổng thu nhập quốc nội GDP chỉ đạt 1,5% so với 4,4% năm 2000. Bên cạnh đó, vị thế của các công ty xuyên quốc gia ngày càng gia tăng trong tập hợp các doanh nghiệp hàng đầu của khu vực. Ví dụ, trong 1000 doanh nghiệp của khu vực trong những năm 1990-1992, số các công ty xuyên quốc gia là 312 doanh nghiệp, nhưng đến năm 1998-2000, con số này đã tăng lên 395 doanh nghiệp, còn doanh thu của các doanh nghiệp thuộc các công ty xuyên quốc gia tương ứng tăng từ 29,4% lên 42,6% hay trong tổng doanh thu của 200 công ty xuất khẩu hàng đầu khu vực thì phần của các công ty xuyên quốc gia tăng từ 29% lên 43%. Riêng ở Mêhicô, nước đứng đầu khu vực về thu hút FDI và kim ngạch xuất khẩu, chỉ riêng 3 công ty xuyên quốc gia đóng trên địa bàn này là hãng máy tính IBM, hãng sản xuất ôtô GM và “Daimler Chrysler” đã chiếm tới 1/3 kim ngạch xuất khẩu của nước này. Do vậy không phải ngẫu nhiên mà phần lớn vốn đầu tư nước ngoài tháo chạy khỏi Mêhicô đã làm cho cán cân thanh toán vãng lai ở đay bị thâm hụt triền miên (mỗi năm thâm hụt khoảng 15-18 tỷ USD, lớn hơn của Braxin) [13]. 2.3. Nhiều nguồn lợi bị chuyển vào tay tư bản nước ngoài Luồng FDI, như đã phân tích, chảy vào Mĩ La Tinh thông qua 3 con đường chủ yếu là đầu tư mới, đầu tư thông qua mua lại các doanh nghiệp tư nhân hoá và đầu tư thông qua sáp nhập và mua lại (M&A) các công ty tư nhân và đầu tư thông qua tư nhân hoá là hình thức phổ biến trong giai đoạn vừa qua. Với mục đích là làm hài hoà tương quan lực lượng giữa doanh nghiệp nhà nước và khu vực tư nhân nên các nước Mĩ La Tinh đã tiến hành tư nhân hoá. Tuy nhiên dường như quá trình tư nhân hoá ở các nước này đã không đạt yêu cầu. Điều này là do nhà nước đã bán các doanh nghiệp có khả năng thu lợi trong cơ chế thị trường nhưng người mua được phần lớn lại là các công ty nước ngoài, và còn nguy hiểm hơn khi mà các doanh nghiệp bán cho tư bản nước ngoài lại là các doanh nghiệp thuộc các ngành chiến lược như viễn thông, năng lượng... Hơn nữa, việc các nhà đầu tư nước ngoài đổ xô mua lại phần lớn các doanh nghiệp tư nhân hoá và các doanh nghiệp tư nhân khác lại được phép nhập khẩu thiết bị, máy móc do đó họ thay thế các nhà cung cấp trong nước bằng các nhà cung cấp nước ngoài. Điều này đã gây ra những bất lợi cho các doanh nghiệp trong nước khi không có đủ sức cạnh tranh với tư bản nước ngoài. Hàng loạt các doanh nghiệp tư nhân trong nước đã bị thu hẹp sản xuất, phá sản hoặc rơi vào tình trạng nợ nần triền miên. Như vậy, việc cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài ồ ạt vào các ngành kinh tế trọng điểm mà chưa có sự chuẩn bị, hỗ trợ cho các tư nhân trong nước để các doanh nghiệp này đủ sức cạnh tranh với tư bản nước ngoài đã đem lại những kết quả như mong muốn của chính phủ các nước Mĩ La Tinh, phần lớn lợi ích của việc tư nhân hoá đã bị chuyển vào tay tư bản nước ngoài. 2.4. Các ảnh hưởng tiêu cực khác Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường đi đôi với chuyển giao công nghệ. Trong qua trình thu nhận FDI, các nước Mĩ La Tinh đã tiếp thu được lượng lớn công nghệ tiên tiến, những kinh nghiệm quản lý của các nước tư bản hiện đại như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật... Tuy nhiên, không phải lúc nào máy móc, thiết bị chuyển giao vào Mĩ La Tinh cũng là những máy móc, thiết bị với công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất mà nó thường chỉ hiện đại, tiên tiến hơn những gì đã có ở các nước này, trên thực tế những công nghệ đó có thể dã lạc hậu so với thế giới. Do đó mà giống như các nước đang phát triển khác khi tiếp nhận FDI, Mĩ La Tinh cũng có nguy cơ biến thành bãi rác thải công nghệ vì theo thống kê thấy rằng đến 70% công nghệ mà Mĩ La Tinh tiếp nhận qua FDI là công nghệ cũ và lạc hậu. Bên cạnh những yếu điểm như nợ nần chồng chất, sự phân hoá giàu nghèo ở Mĩ La Tinh cũng đang là vấn đề mà chính phủ các nước này phải quan tâm. Tuy vậy, FDI dường như lại làm cho vấn đề này trở nên trầm trọng hơn. Như đã nêu các công ty nước ngoài thường trả lương cao hơn các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt cho những lao động có trình độ, có tay nghề. Lao động có trình độ tập trung trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của các ngành có công nghệ tiên tiến như dịch vụ viễn thông, tài chính sẽ được trả lương cao hơn rất nhiều lần lao động không có tay nghề làm việc tại các ngành có ít vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như nông nghiệp chẳng hạn. Bảng 13: Lao động, thu nhập thực tế và công được đào tạo của Bôlivia (2000) Lĩnh vực Tỷ lệ lao động (%) Công nhân được đào tạo (%) Lương thực tế (Bs/tháng) Tăng trưởng BQ (1996-2000) Lao động Lương thực tế Nông nghiệp 38,9 1,0 160 -2,0 -11,9 Khai mỏ 1,4 19,9 2494 -4,7 28,3 Sản xuất 10,1 10,5 612 -1,4 -2,8 Điện, nước, gas 0,5 24,5 1759 7,6 9,9 Xây dựng 6,6 7,7 907 9,2 4,3 Vận tải, thông tin liên lạc 4,3 19,3 1160 1,5 -0,5 Trung gian tài chính 0,5 77,3 2517 2,2 6,8 Dịch vụ khác 37,6 27,8 754 2,9 0,0 Nguồn: www.odi.org.uk Qua bảng 13 cho thấy, ngành nông nghiệp, sản xuất chiếm nhiều lao động nhất chiếm tới 38,9% và 10,1% tỷ lệ lao động tương ứng nhưng lại có ít số lao động được đào tạo, nhất là ngành nông nghiệp chỉ chiếm có 1% và các ngành này cũng là những ngành mà có lương thục tế thấp nhất tương ứng là 160 Bs/tháng và 612 Bs/tháng. Ngược lại những ngành thu hút được nhiều FDI như khai mỏ, điện, vận tải, thông tin liên lạc, dịch vụ tài chính là những ngành thu hút ít lao động nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao nhất và vì vậy trong những ngành này lại trả lương rất cao, ví dụ ngành khai mỏ có lương cao hơn 20 lần ngành nông nghiệp. Do đó, có thể nói FDI làm tăng khoảng cách giàu nghèo ở Bôlivia nói riêng và ở Mĩ La Tinh nói chung. Ngoài ra FDI còn gây ra nhiều vấn đề khác như ô nhiễm môi trường, bất ổn định chính trị, nạn phân biệt sắc tộc... Tuy nhiên tấm huy chương nào cũng có mặt trái của nó. Các nước trong khu vực này cũng như các nước tiếp nhận FDI khác đều cần phải có những biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng luồng vốn FDI cũng như hạn chế những tác động tiêu cực của nó.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuong2.doc
  • docbang viet tat.doc
  • docBang14.doc
  • docBia.doc
  • docChuong1.doc
  • docChuong3.doc
  • docKetluan.doc
  • docMoDau.doc
  • docMuc Luc.doc
  • docTai lieu tham khao.doc
Tài liệu liên quan