Về phía người tiêu dùng cần tìm hiểu kĩ các thông tin liên quan đến sản phẩm tránh bị các nhà
sản xuất đánh lừa về những tác dụng không có thật. Về phía các cơ quan chức
năng có thẩm quyền và các nhà nghiên cứu khoa học cần tiến hành điều tra mở
rộng về thực trạng sử dụng phân phối sản phẩm trên toàn địa bàn Tp. Hồ Chí
Minh. Có thể thực hiện kiểm tra, bằng cách tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên để
xem xét phân tích xem có đúng với thông tin của nhà sản xuất in trên bao bì sản
phẩm hay không. Từ đó sẽ đưa ra các giải pháp góp phần vào việc quản lý sản
xuất, quản lý phân phối, quản lý các thông tin, kiển soát chất lượng và giá cả sản
phẩm.
97 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2672 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu hiện trạng thực phẩm bổ sung Probiotics và đề xuất các giải pháp quản lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khách hàng sử dụng sản phẩm liên
quan đến probiotics nhằm tìm hiểu mục đích, nhu cầu sử dụng và hiệu quả của
sản phẩm cũng như các vấn đề có liên quan.
+ Nhóm 2: Gồm 20 người là chủ các đại lý, tạp hóa có bán những sản
phẩm bổ sung probiotics (chủ yếu là sữa). Nhằm tìm hiểu kênh phân phối, chủng
loại sản phẩm, mức độ tiêu thụ sản phẩm và những vấn đề bất cập còn tồn tại.
3.1.2. Khu vực khảo sát
Tiến hành khảo sát hiện trạng sử dụng thực phẩm có probiotis ở khu vực
quận Bình Thạnh. Đối với các khách hàng mua và sử dụng sản phẩm thì khu vực
khảo sát chủ yếu là ở các siêu thị trong quận Bình Thạnh. Đối với người bán thì
tiến hành khảo sát chủ yếu ở những đại lý, cửa hàng tạp hóa trong khu vực quận
Bình Thạnh.
3.1.3. Thiết kế mẫu bảng câu hỏi
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đỗ Thị Liễu
52
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh
Tiến hành lập bảng khảo sát với những câu hỏi chủ yếu liên quan đến
thông tin sản phẩm, ý kiến khách hàng, thông tin khách hàng. Lập bảng câu hỏi
riêng cho từng đối tượng để phù hợp với cả người bán và người mua.
Mẫu bảng khảo sát được thiết kế với những câu hỏi như sau:
a) Đối với người bán: Chủ yếu là các đại lý và các hiệu tạp hóa lớn nhỏ trên
quận Bình Thạnh.
1. Cửa hàng Anh (Chị) hiện nay đang có bán những chủng loại sản phẩm nào,
mức độ tiêu thụ những sản phẩm này ra sao và nguồn gốc ở đâu?
STT
LOẠI SẢN
PHẨM
MỨC ĐỘ TIÊU THỤ
(Sản phẩm/ ngày)
NGUỒN GỐC
(trong nước/ nhập
khẩu)
2. Những sản phẩm mà anh chị bán có qua kiểm tra chất lượng không?
Có Không
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đỗ Thị Liễu
53
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh
3. Khi Anh (Chị) bán những sản phẩm này có bị người tiêu dùng phàn nàn gì về
chất lượng của sản phẩm không? Nếu có thì những phản ảnh của người tiêu dùng
phần lớn là về mặt nào của sản phẩm?
Có Không
Những ý kiến phản ảnh của người tiêu dùng (nếu có).
-
-
-
-
4. Những sản phẩm mà cửa hàng Anh (Chị) bán chủ yếu là cho những đối tượng
nào?
Trẻ em Người lớn Người già Đối tượng khác
(phụ nữ có thai)
b) Đối với người mua (ở các siêu thị và đại lý)
1. Mục đích Anh (Chị) mua sản phẩm này là gì? (các sản phẩm thường được
mua nhất).
STT LOẠI SẢN PHẨM MỤC ĐÍCH
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đỗ Thị Liễu
54
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh
2. Anh (Chị) đã sử dụng sản phẩm này lâu chưa?
Dưới 1 năm 1-5 năm 5-10 năm Trên 10 năm
3. Anh (Chị) biết về những sản phẩm này qua đâu?
Tivi Đài Báo, tạp chí, internet Bạn bè, người thân
Khác
4. Anh (Chị) thấy hiệu quả của những sản phẩm này như thế nào?
Tốt Không tốt Không biết rõ
5. Khi Anh (Chị) mua những sản phẩm này Anh (Chị) có tin về những quảng cáo
của sản phẩm đó hay không?
Có Không
6. Độ tuổi của Anh (Chị) là bao nhiêu?
18-25 tuổi 26-30 tuổi 31-35 tuổi 45-60 tuổi Trên 60 tuổi
7. Thu nhập trung bình/ tháng của Anh (chị) là bao nhiêu?
Dưới 1 triệu 1-3 triệu 3-5 triệu 5-10 triệu Trên 10 triệu
8. Anh (Chị) thấy giá cả của những sản phẩm này trên thị trường như thế nào?
Có phù hợp với mọi người chưa?
-
-
-
-
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đỗ Thị Liễu
55
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh
3.2. Kết quả và thảo luận
3.2.1. Đối với người bán
1.Cửa hàng Anh (Chị) hiện nay có bán những chủng loại sản phẩm nào, mức
độ tiêu thụ những sản phẩm này ra sao và nguồn gốc ở đâu?
Những sản phẩm bổ sung probiotics bán ở các cửa hàng, siêu thị hay đại
lý chủ yếu là những sản phẩm liên quan tới sữa.
Bảng 3.1: Các loại sản phẩm chủ yếu có bổ sung probiotics
STT LOẠI SẢN PHẨM MỨC ĐỘ TIÊU THỤ
(Sản phẩm/ ngày)
NGUỒN GỐC
(trong nước/ nhập
khẩu)
1 Enfakid A+ 6 (14 cửa hàng) Mỹ
2 Enfagrow A+ 7 (12 cửa hàng) Mỹ
3 Friso 8 (14 cửa hàng) Hà Lan
4 Milex 4 (10 cửa hàng) Đan Mạch
5 Dialac 7 (20 cửa hàng) Việt Nam
6 Dutch Lady 7 (12 cửa hàng) Hà Lan
7 Dumex 3 (9 cửa hàng) Mỹ
8 Nuti IQ 4 (10 cửa hàng) Việt Nam
9 Pediasure 3 (10 cửa hàng) Mỹ
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đỗ Thị Liễu
56
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh
Những sản phẩm này chủ yếu là nhập khẩu, các sản phẩm trong nước trên
thị trường còn hạn chế. Mức độ tiêu thụ những sản phẩm này còn khá ít vì người
tiêu dùng chưa hiểu biết rõ. Tùy thuộc vào loại sản phẩm và giá cả mà lượng tiêu
thụ/ngày nhiều hay ít. Ở những cửa hàng tạp hóa lớn nhỏ thường không có đầy
đủ các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Việt Nam
22%
Đan Mạch
11%
Mỹ
45%
Hà Lan
22%
Hình 3.1: Biểu đồ biểu diễn (%) nguồn gốc các sản phẩm probiotics
Trên thị trường hiện nay các sản phẩm bổ sung probiotics đa số là sữa.
Ngoài ra còn có các sản phẩm như thực phẩm chức năng, nước giải khát...Chủ
yếu là các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. Sản phẩm nhập khẩu chiếm 78%,
sản phẩm nội địa chỉ chiếm 22%. Riêng sản phẩm của Mỹ chiếm 45% các sản
phẩm trên thị trường, sau đó là Hà Lan 22%, ngoài ra còn có các sản phẩm của
nhiều nước khác như Đan Mạch, Thái lan... chiếm 11%. Kết quả trên cho thấy
hiện nay các sản phẩm của Việt Nam vẫn còn khá ít trên thị trường, chưa đáp
ứng đầy đủ nhu cầu của người dân. Trong khi đó, thị trường cho sản phẩm nội
địa còn rất lớn. Vì vậy mà số liệu thực tế này có thể là thông tin hữu ích cho
những nhà nghiên cứu thị trường về sản phẩm bổ sung probiotics.
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đỗ Thị Liễu
57
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh
2. Những sản phẩm mà anh chị bán có qua kiểm ra chất lượng không? (20/20
các cửa hàng trả lời có).
Qua khảo sát ở trên các chủ cửa hàng, đại lý đều trả lời 100% các sản
phẩm của họ đều được đã qua kiểm tra chất lượng. Vấn đề này chỉ ở phía công ty
sản xuất còn phía các cơ quan chức năng thì vẫn chưa thật sự biết rõ. Vì có một
số người tiêu dùng có ý kiến cho rằng chất lượng sản phẩm này không tốt (trong
phần đánh giá ý kiến của người mua ở mục 3.2.2 và sẽ thảo luận tiếp ở câu
dưới). Vì vậy, nhà nước cần rà soát kiểm tra lại chất lượng toàn bộ các sản phẩm
để người tiêu dùng có thể tin tưởng vào công dụng của nó.
3. Khi Anh (Chị) bán những sản phẩm này có bị người tiêu dùng phàn nàn gì
về chất lượng của sản phẩm không? Nếu có thì những phản ảnh của người tiêu
dùng phần lớn là về mặt nào của sản phẩm? (15/20 cửa hàng nói có).
Khi hỏi các chủ cửa hàng, đại lý có 75% câu trả lời nói khách hàng có
phàn nàn về sản phẩm như trẻ bị bón, tiêu chảy khi dùng sữa, giá quá cao mà
chất lượng lại không được tốt như quảng cáo. Mặc dù vậy nhưng không mấy
những ý kiến của khách hàng được phản ảnh lại với công ty để giải quyết và cải
thiện sản phẩm cho phù hợp. Vấn đề trẻ bị các triệu chứng không hợp sữa có thể
là do trẻ em Việt Nam chưa thích nghi với các loại sữa nhập khẩu từ nước ngoài.
Mặc dầu, các sản phẩm này đã được chứng minh là tốt ở các nước khác. Cũng có
thể là do các sản phẩm nhái, có chất lượng kém.
Vì vậy, mọi người dân cần tìm hiểu kĩ các thông tin về chất lượng sản
phẩm trước khi sử dụng. Ngoài ra, nhà nước cần có biện pháp để quản lý về chất
lượng cũng như vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và giá cả của những loại thực
phẩm này trên thị trường. Đồng thời, cũng cần thành lập các trung tâm nghiên
cứu để Việt Nam hóa các sản phẩm bổ sung probiotics. Sao cho phù hợp với nhu
cầu và hệ tiêu hóa của người dân Việt Nam. Việc làm này có thể thực hiện thông
qua 2 cách:
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đỗ Thị Liễu
58
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh
- Thành lập các trung tâm nghiên cứu của nhà nước. Tiến hành thực hiện việc
nghiên cứu về sản phẩm probiotics để phù hợp với thể trạng của người dân Việt
Nam.
- Ở mỗi công ty sản xuất những loại thực phẩm probiotics cần xây dựng các
trung tâm nghiên cứu riêng. Để mỗi sản phẩm được sản xuất ra và bán trong
nước phải đem lại lợi ích cho người dân Việt Nam.
4. Những sản phẩm mà cửa hàng Anh (Chị) bán chủ yếu là cho những đối
tượng nào? (20/20 cửa hàng)
Cũng qua kết quả khảo sát ở trên, cho thấy 100% các cửa hàng đều bán
các sản phẩm có probiotics chủ yếu là cho trẻ em và phụ nữ mang thai. Vì đa
phần trẻ em có bộ máy tiêu hóa yếu, hệ thống miễn dịch kém nên những sản
phẩm hỗ trợ tiêu hóa, giúp tăng cường miễn dịch là điều cần thiết. Phụ nữ mang
thai cũng cần duy trì hệ thống miễn dịch mạnh khỏe, cung cấp đầy đủ chất dinh
dưỡng cho mẹ và bé phát triển. Vì vậy, những sản phẩm như thực phẩm bổ sung
probiotics thường tập trung vào 2 đối tượng là trẻ em và phụ nữ mang thai.
Ngoài ra, muốn phát triển cần mở rộng thêm các sản phẩm phục vụ cho nhiều
đối tượng. Bổ sung vào nhiều loại thực phẩm khác nhau để đa dạng hóa sản
phẩm.
3.2.2. Đối với người mua (chủ yếu ở các siêu thị)
1. Mục đích Anh (Chị) mua sản phẩm này là gì? (các sản phẩm thường được
mua nhất).
Ở bảng cho thấy khách hàng thường mua những sản phẩm probiotics có
bổ sung men sống như: sữa uống lên men, sữa chua uống, các loại sữa bột cho
em bé. Những loại sữa này thường được bổ sung các loại vi khuẩn có lợi, có hoạt
tính probiotics. Những loại sữa uống thường là các loại sữa lên men, sữa chua bổ
sung vi khuẩn có lợi như: yaourt, sữa chua lên men. Hầu như 100% người tiêu
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đỗ Thị Liễu
59
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh
dùng đều mua sản phẩm này với những mục đích như nhau là hỗ trợ tiêu hóa,
tăng cường sức khỏe để cơ thể phát triển khỏe mạnh.
Bảng 3.2: Danh sách các loại thực phẩm probiotics ngƣời tiêu dùng thƣờng
mua
STT LOẠI SẢN PHẨM MỤC ĐÍCH
1 Sữa uống probi Vinamilk Tiêu hóa tốt.
2 Sữa chua ăn probi Vinamilk Đẹp da, hỗ trợ tiêu hóa.
3 Sữa uống lên men Yakult Tốt cho sức khỏe và tiêu hóa.
4 Sữa chua uống Betagen (Thái Lan) Tiêu hóa tốt.
5 Sữa bột Frisolac Tăng cường sức khỏe.
6 Enfagrow A+ Phát triển tốt, khỏe mạnh.
7 Friso Phát triển tốt, tiêu hóa tốt.
2. Anh (Chị) đã sử dụng sản phẩm này lâu chưa? (20 người, 10 người).
Từ khi nước ta bắt đầu gia nhập vào tổ chức WTO thì những sản phẩm từ
các nước ngoài bắt đầu có mặt ở thị trường Việt Nam ngày một nhiều. Chính vì
vậy mà những loại thực phẩm này cũng được xuất hiện ở nước ta kể từ đó. Do
đó người tiêu dùng chỉ mới biết và sử dụng sản phẩm phổ biến trong những năm
gần đây.
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đỗ Thị Liễu
60
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
dưới 1
năm
1-5 năm 5-10
năm
trên 10
năm
Series1
Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn thời gian khách hàng sử dụng các thực phẩm
probiotics
Theo kết quả trên cho thấy thời gian bắt đầu sử dụng sản phẩm probiotics
của người Việt Nam là từ năm 2006. Đây là khoảng thời gian ngắn so với các
nước khác trên thế giới. Tại Việt Nam có 67% người tiêu dùng sử dụng sản
phẩm dưới 1 năm, 33% đã sử dụng từ 1-5 năm. Số lượng người sử dụng sản
phẩm trên 5 năm là rất ít. Vì sản phẩm chỉ mới chú tâm phát triển vào một số
loại thực phẩm liên quan đến sữa.
3. Anh (Chị) biết về những sản phẩm này qua đâu? (nhiều nhất là tivi: 15/30
người, bạn bè: 10/30 người).
Kết quả khảo sát cho thấy thông tin mà người tiêu dùng biết được sản
phẩm chủ yếu là qua các kênh thông tin sau:
Người tiêu dùng biết được sản phẩm này qua Tivi là 50%, được bạn bè
giới thiệu 33%, qua báo chí, mạng internet là 17%. Ti vi là phương tiện thông tin
đại chúng được mọi người biết đến nhiều nhất, vì vậy đây là nơi mà mọi người
thường thu thập thông tin về sản phẩm. Thứ hai là biết đến qua bạn bè người
thân. Do là sản phẩm mới, mọi người vẫn chưa tin tưởng nên người tiêu dùng
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đỗ Thị Liễu
61
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh
thường nghĩ nếu được giới thiệu từ người thân sẽ an toàn hơn. Vì vậy mà đây
cũng là kênh thông tin quan trọng.
Qua báo chí, mạng internet là 17% chiếm một tỷ lệ không nhiều vì chỉ
một số người thường xuyên theo dõi các thông tin trên mạng và báo chí. Chính
vì thế, mà muốn quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng một cách có hiệu quả
thì nhà sản xuất có thể sử dụng các chiến lược kinh doanh như:
- Quảng cáo trên Tivi (đây là hình thức mà công ty sữa Yakult,
Vinamilk và nhiều hãng khác đang làm)
- Để khách hàng giới thiệu qua bạn bè có thể thực hiện bằng cách: Nếu
khách hàng mua sản phẩm mà sau đó giới thiệu đến người thân, bạn bè
thì khách hàng sẽ được hưởng các ưu đãi về giảm giá hay khuyến mãi.
Từ đó thông tin sẽ đến được với nhiều người dân và doanh thu về sản
phẩm cũng sẽ tăng.
tivi
bạn bè
báo chí, internet
Hình 3.3: Biểu đồ biểu diễn (%) kênh thông tin khách hàng biết sản phẩm.
4. Anh (chị) thấy hiệu quả của những sản phẩm này như thế nào? (20/30
người trả lời tốt)
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đỗ Thị Liễu
62
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh
Tỷ lệ người tiêu dùng nói hiệu quả của những sản phẩm này tốt là 73%,
còn lại cho rằng không tốt. Bởi vì có một số sản phẩm có chất lượng kém mà
người tiêu dùng lại chưa có thông tin đúng về sản phẩm nên gây nên những trình
trạng xấu cho sức khỏe. Khiến người tiêu dùng cho rằng sản phẩm này chẳng
những không tốt mà còn có thể gây hại cho sức khỏe nếu họ sử dụng. Đây cũng
chính là những khâu yếu kém trong quản lý chất lượng thực phẩm ở Việt Nam.
Rất nhiều các sản phẩm bày bán trên thị trường không qua kiểm định chất
lượng. Quảng cáo thổi phồng quá mức tính năng của sản phẩm. Ngoài ra, khách
hàng cũng không có thông tin liên quan như tình trạng sức khỏe loại nào thì
được phép sử dụng, sản phẩm nào là phù hợp. Kết quả này cho thấy sự thống
nhất giữa ý kiến của người bán và người mua ở phần chất lượng sản phẩm.
Nguyên nhân có thể là do khâu quản lý thị trường làm xuất hiện những sản phẩm
nhái, hoặc vì cơ thể người Việt Nam chưa thích nghi đối với loại sản phẩm này.
Vì vậy cần cải thiện sản phẩm sao cho phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam.
5. Khi Anh (Chị) mua những sản phẩm này Anh (Chị) có tin về những quảng
cáo của sản phẩm đó hay không? (19/30 người nói có)
Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ người tin vào quảng cáo về công dụng của
sản phẩm là 63.5%, số người không hoặc chưa tin vào quảng cáo của sản phẩm
là 37.5%. Vì có những quảng cáo nói quá mức về công dụng không có thật của
sản phẩm khiến người tiêu dùng thấy nhàm chán do chưa được chứng minh.
phần khác vì người tiêu dùng đã mất lòng tin vào những sản phẩm quảng cáo từ
trước đến nay. Muốn cải thiện được con mắt của người tiêu dùng về sản phẩm
cần thực hiện những công trình nghiên cứu, thí nghiệm khảo sát mang tầm cỡ
lớn thì cách nhìn về tác dụng của sản phẩm mới được phát huy.
6. Độ tuổi của Anh (Chị) là bao nhiêu? (nhiều nhất)
Độ tuổi tiêu thụ sản phẩm nhiều nhất là 31-35 tuổi và 18-25 tuổi. Đây là
những nhóm người trí thức trẻ tuổi và nhóm người ở độ tuổi có thu nhập ổn định
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đỗ Thị Liễu
63
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh
nhất. Họ thường cập nhật những thông tin và những sản phẩm mới từ các
phương tiện thông tin nên dễ bị ảnh hưởng bởi sản phẩm này.
7. Thu nhập trung bình/tháng của Anh (chị) là bao nhiêu?
Những người thường xuyên dùng sản phẩm này thường là người có thu
nhập khá cao và ổn định. Mức lương trên 10 triệu và 3-5 triệu chiếm 50%. Còn
lại là người có thu nhập thấp hơn hoặc ở một mức lương khác.
8. Anh (Chị) thấy giá của những sản phẩm này trên thị trường như thế nào?
Có phù hợp với mọi người chưa? (15/30 người)
Ý kiến của người tiêu dùng về giá cả của sản phẩm thì có 50% người tiêu
dùng cho rằng sản phẩm có giá cao hơn các sản phẩm khác. Chưa phù hợp với
người có thu nhập thấp và phần đông sinh viên vì đây là sản phẩm dùng lâu dài
mới có tác dụng. Phần lớn chỉ phù hợp với một số người có thu nhập cao và ổn
định (chiếm 50%).
3.3. Đánh giá chung
Tóm lại, qua các kết quả khảo sát ở trên cho chúng ta thấy được vấn đề
liên quan đến việc sử dụng và phân phối các sản phẩm probiotics trên thị trường.
Đối với kênh phân phối sản phẩm các nhà sản xuất thường phân phối và bán
hàng theo kiểu đa cấp. Tạo nên những bất cập như giá cả thực của sản phẩm
được định giá và đẩy lên cao gấp nhiều lần so với mức bình thường. Thông tin
sản phẩm dễ bị bóp méo, không nhất thống, tính trung thực của thông tin là thấp.
Công dụng của các sản phẩm được thổi phồng là có nhiều tính năng kì diệu chỉ
với mục đích là bán sản phẩm với giá cao.
Còn đối với người mua thì tập trung vào nhóm người trẻ tuổi và thu nhập
khá. Họ thường mua những sản phẩm có probiotics để cải thiện tiêu hóa, tăng
cường sức khỏe. Nhưng vì chưa hiểu biết hết về công dụng sản phẩm một số
người tiêu dùng đã mua những sản phẩm có giá cao hơn mức bình thường mà
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đỗ Thị Liễu
64
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh
công dụng chưa thật sự tương ứng với số tiền bỏ ra. Người tiêu dùng chỉ mới tập
trung vào một số sản phẩm liên quan đến sữa. Mà chưa biết đến nhiều sản phẩm
khác trên thị trường có bổ sung probiotics. Đa số người tiêu dùng chỉ mua những
sản phẩm khi nó được các kênh thông tin quảng cáo và giới thiệu. Với những
loại thực phẩm này người tiêu dùng cần có sự lựa chọn thông minh và cân nhắc
kĩ trước khi mua và sử dụng sản phẩm.
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đỗ Thị Liễu
65
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh
3.4. Điều tra nhanh về một số sản phẩm probiotics có trên thị trƣờng
Sữa bột Friso Gold Mum.
Hình 3.4: Sữa bột Friso Gold Mum
- Nước sản xuất: Hà Lan
- Thành phần: Bột sữa, maltodextin, Sucrose, chất xơ, khoáng chất, dầu cá, các
vitamin, caroten, DHA, AA, nucleotides, probiotics (Lactobacillus casei,
Bifidobacterium).
- Công dụng: Tăng cường hệ miễn dịch, kích thích hệ vi khuẩn đường ruột ngăn
ngừa các vi khuẩn gây bệnh.
- Hàm lượng probiotics: 7.5g/100g bột sữa.
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đỗ Thị Liễu
66
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh
Sữa bột Frisolac Gold.
- Nước sản xuất: Hà Lan
- Thành phần: Bột sữa, bột gạo Galacto
_Oligosaccharide, lactose, khoáng chất,
dầu cá, cholin bitartrat, nucleotide, bột
AA, Fructose _Oligosaccharide (FOS),
probiotics (bifidobacterium, BB-12 và
Lactobacillus L. Casei).
- Công dụng: Tăng hệ miễn dịch, bổ
sung đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Hàm lượng prebiotics: 3.1g/100g bột
sữa. Hình 3.5: sữa bột Frisolac Gold.
Sữa bột Enfakid A+
- Nước sản Xuất: Mỹ
- Thành phần: sữa tách bơ, sữa bột
nguyên kem, đường sucrose, bột kem,
đường lactose, siro mật bắp, prebiotics,
chất khoáng, dầu cá, các vitamin.
- Công dụng: Tăng cường phát triển
não, hỗ trợ miễn dịch tại đường tiêu
hóa.
- Hàm lượng probiotics: 3g/100g bột
sữa. Hình 3.6: Sữa Enfakid A+
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đỗ Thị Liễu
67
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh
Sữa Milex.
- Nước sản xuất: Đan Mạch
- Thành phần: sữa bò tách kem, muối
khoáng , probiotics A, B, C
(Acidophilus, Bifidus, Casei), DHA
calxium cacbonat, vitamin A, chất
chuyển thể sữa, sucrose, acetate, acid
folic.
- Công dụng: phát triển trí não, thị
lực, tăng cường hệ miễn dịch, sức đề
kháng.
- Hàm lượng probiotics: 3.2g/100g Hình 3.7: Sữa bột Milex 3
sữa bột.
Sữa Similac Mom.
- Nước sản xuất: Mỹ.
- Thành phần: bột sữa gầy Fructose
_Oligosaccharide, sucrose, khoáng
chất, bột sữa bổ sung lecithin, các
vitamin, acid docosahe xaonoic.
- Công dụng: bổ sung dinh dưỡng cho
mẹ và bé, tăng cường hệ thống miễn
dịch.
- Hàm lượng probiotics: 9.41g /100g
bột sữa. Hình 3.8: Sữa bột Similac Mom.
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đỗ Thị Liễu
68
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh
Sữa uống lên men Yakult.
- Nước sản xuất: Việt Nam
- Thành phần: Nước , sucroza, sữa bột
gầy, glucoza, hương liệu, khuẩn sữa L.
Casei.
- Công dụng: Làm tăng vi khuẩn có lợi,
giảm vi khuẩn có hại, giúp cải thiện và
cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.
- Hàm lượng probiotics: có 6.5 tỉ khuẩn
Lactobacillus casei Shirota trong hộp
65ml.
Hình 3.9: Sữa uống lên men Yakult.
Sữa uống men sống probi.
- Nước sản xuất: Việt Nam
- Thành phần: Sữa lên men (nước, bột
sữa, frutose syrup, men sống L. Casei
431®, đường tinh luyện, chất ổn định.
- Công dụng: Cân bằng hệ vi sinh vật
đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch.
- Hàm lượng probiotics: 13 tỉ men
sống / chai 65ml.
Hình 3.10: Sữa men sống probi Vinamilk.
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đỗ Thị Liễu
69
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh
Sữa uống lên men Betagen
- Nước sản xuất: Thái Lan.
- Thành phần: Sữa bột, đường
Kính, khuẩn sữa Lactobacillus
Casei, pectin, hương tự nhiên.
- Công dụng: hỗ trợ hệ tiêu hóa
phát triển khỏe mạnh.
Hình 3.11: Sữa uống lên men Betagen.
Sữa Yaourt Lothamilk.
- Nước sản xuất: Việt Nam.
- Thành phần: Sữa bò tươi nguyên chất
91.5%, đường RE 8.5%, men
streptococcus thernophilus, Lactobacillus
bulgaricus.
- Công dụng: phát triển sinh lực, chiều
cao
Hình 3.12: Sữa Yaourt Lothamilk.
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đỗ Thị Liễu
70
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh
Sữa uống men sống casei
- Nước sản xuất: Thái Lan
- Thành phần: Sữa không béo 55%,
đường 9%, nước, Lactobacillus.
- Công dụng: Hỗ trợ phát triển hệ tiêu
hóa khỏe mạnh.
- Hàm lượng probiotics: có 12 tỉ
khuẩn trong 1 chai 500ml.
Hình 3.13: Sữa uống men sống casei.
Sữa chua ăn Vinamilk
- Nước sản xuất: Việt Nam
- Thành phần: Sữa chua (nước, sữa
bột, sữa bò tươi, chất béo sữa, bột
Whey, men streptococcus
thermophilus và Lactobacillus
bulgaricus).
- Công dụng: Ức chế vi khuẩn có
hại, tăng cường khả năng miễn dịch.
- Hàm lượng probiotics: 1 tỉ lợi Hình 3.14: Sữa chua ăn Vinamilk.
khuẩn trong hộp 100g.
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đỗ Thị Liễu
71
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh
3.5. Đánh giá chung
Hiện nay các sản phẩm probiotics đang bày bán trên thị trường chủ yếu là
các sản phẩm về sữa. Tại các đại lý, cửa hàng tạp hóa ở quận Bình Thạnh
Tp.HCM các sản phẩm probiotics bày bán chưa được nhiều, chủ yếu là các sản
phẩm giành cho trẻ em và phụ nữ mang thai. Những sản phẩm này chưa được
phong phú mới chỉ tập trung vào các loại sữa bột. Ở các siêu thị thì các sản phẩm
này đa dạng hơn, ngoài các sản phẩm sữa bột giành cho em bé, phụ nữ có thai
còn có các loại sữa chua lên men, sữa chua uống, yagourt bổ sung probiotics và
thức uống khác...Các loại thực phẩm này có một số được sản xuất trong nước,
nhưng đa phần là các sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài.
Vì những sản phẩm này còn khá mới mẻ đối với người dân Việt nam và
chưa có những thông tin chính xác về sản phẩm. Mỗi sản phẩm sữa bột hay sữa
lên men có một hàm lượng probiotics (hay prebiotics) khác nhau, nhưng hầu như
đều có chung một công dụng là hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch cho cơ
thể...(bảng ). Vì vậy người tiêu dùng không nên tin tưởng quá mức công dụng về
sức khỏe hay chữa bệnh của sản phẩm. Người tiêu dùng cần sử dụng sản phẩm
một cách có khoa học và phù hợp. Nên tìm hiểu kĩ các thông tin, kiến thức về
sản phẩm trước khi mua về sử dụng cho người thân hay bạn bè.
Và cần có một tiêu chuẩn quy định riêng cho từng loại sữa bột khô hay
sữa lỏng về hàm lượng probiotics. Theo tổ chức Y tế khuyến cáo thì vi khuẩn
probiotics cần có một lượng đầy đủ cho sự tồn tại và hoạt động khi đưa vào cơ
thể mới có tác dụng. Liều lượng khuyến cáo là từ 107 đên 1010 cfu/gr. Nhưng
tiêu chuẩn này vẫn chưa cụ thể, các doanh nghiệp còn sử dụng những đơn vị
khác nhau. Khiến nhiều người tiêu dùng hoang mang khi lựa chọn sản phẩm.
Cần lựa chọn những sản phẩm có các probiotics đã được đánh giá qua thử
nghiệm lâm sàn, thấy được vai trò và tác dụng của nó đối với cơ thể người.
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đỗ Thị Liễu
72
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh
Bảng 3.3: so sánh về vai trò và hàm lƣợng probiotics trong các sản phẩm
sữa điều tra.
TÊN SẢN PHẨM VAI TRÒ HÀM LƯỢNG
PROBIOTICS (HAY
PREBIOTICS)
Friso Gold mum Tăng cường hệ miễn dịch, kích
thích hệ vi khuẩn đường ruột,
ngăn ngừa các vi khuẩn gây
bệnh.
7.5g/100g bột sữa
Frisolac Gold Tăng cường hệ miễn dịch, bổ
sung đầy đủ các chất dinh
dưỡng.
3.1g/100g bột sữa
Enfakid A+ Tăng cường phát triển trí não,
hỗ trợ miễn dịch tại đường tiêu
hóa.
3g/100g bột sữa
Milex Phát triển trí não, thị lực, tăng
cường hệ miễn dịch sức đề
kháng.
3.2g/100g bột sữa
Similac mom Bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và
bé, tăng cường hệ thống miễn
dịch.
9.41g/100g bột sữa
Sữa uống lên men
Yakult
Làm tăng vi khuẩn có lợi, giảm
vi khuẩn có hại, giúp cải thiện
và cân bằng hệ vi sinh vật
6.5 tỉ khuẩn/chai 65ml
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đỗ Thị Liễu
73
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh
đường ruột.
Sữa uống probi
Vinamilk
Cân bằng hệ vi sinh vật đường
ruột, tăng cường hệ miễn dịch.
13 tỉ khuẩn/chai 65ml
Sữa uống Casei Hỗ trợ phát triển hệ tiêu hóa
khỏe mạnh.
12 tỉ khuẩn/chai 500ml
Sữa chua
Vinamilk
Ức chế vi khuẩn có hại, tăng
cường khả năng miễn dịch.
1 tỉ khuẩn/hộp 100ml
3.6. Hiện trạng sản xuất
Ở Việt Nam thì hiện trạng sản xuất probiotics phục vụ cho đời sống con
người vẫn còn rất mới mẻ và bắt đầu được quan tâm trong khoảng một thập kỉ
gần đây. Hiện nay, ở nước ta ước khoảng hơn 50% các loại sữa dành cho trẻ em
đều có bổ sung probiotics (ở cả sữa bột lẫn nước). Hiện nay, tại Việt Nam có
một số công ty sản xuất các loại thực phẩm bổ sung probiotics nhưng không
nhiều và vẫn chưa được phát triển rộng rãi. Chẳng hạn như, những chế phẩm
probiotics dạng dược phẩm cho người vẫn chưa được phổ biến. Dạng sản phẩm
này chỉ sử dụng để điều trị một số bệnh về đường tiêu hóa hoặc cho những bệnh
nhân sau khi điều trị các bệnh về rối loạn tiêu hóa.
Hiện nay, việc sản xuất những sản phẩm sữa chua hay yogurt có bổ sung
probiotics đang rất phổ biến và bắt đầu được sử dụng rộng rãi. Qua kết quả điều
tra cho thấy các thương hiệu trong nước đã quen với người tiêu dùng như là
Vinamilk, có hàng loạt các sản phẩm probiotics dạng lỏng (sữa uống lên men
probi) và bán lỏng (sữa chua ăn probi). Ngoài ra còn có các sản phẩm nhập khẩu
của nước ngoài như Betagen loại sữa uống lên men nhập khẩu từ Thái Lan, sữa
uống lên men Yakult của Nhật Bản sản xuất tại Việt Nam. Việc nhiều sản phẩm
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đỗ Thị Liễu
74
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh
probiotics của nước ngoài nhập khẩu và có mặt tại Việt Nam chiếm 78% cho
thấy triển vọng phát triển sản xuất và tiêu thụ của sản phẩm probiotics đối với
người tiêu dùng ở nước ta là rất lớn.
3.7. Hiện trạng phân phối
Việc sản xuất các sản phẩm probiotics đang phát triển mạnh do đó hệ
thống phân phối các loại sản phẩm này cũng cần được mở rộng để đáp ứng nhu
cầu tiêu thụ của sản phẩm trên thị trường. Hiện nay, việc phân phối các sản
phẩm probiotics đến tay người tiêu dùng thường thông qua nhiều hệ thống phân
phối khác nhau.
Phân phối tiêu thụ sản phẩm có vai trò quan trọng vì nó quyết định sự tồn
tại và phát triển của các doanh nghiệp.
- Vì chính sách phân phối là bắt buộc, khác với mô hình phân phối kế
hoạch hóa tập trung. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, bản thân của
mỗi doanh nghiệp phải tự mình lo cả đầu vào lẫn đầu ra. Tức là tự mình phải tìm
kiếm thị trường, khách hàng để tiêu thụ những sản phẩm hàng hóa mà mình sản
xuất ra. Nhịp độ phát triển của khâu sản xuất cũng phụ thuộc hoàn toàn vào quá
trình vận hành của hệ thống phân phối.
- Hệ thống phân phối là cơ cấu cứng, mất nhiều thời gian và khó thay đổi.
- Các nhà sản xuất rất khó kiểm soát được hoạt động của hệ thống phân
phối, do việc xây dựng hệ thống phân phối thông qua các hệ thống phân phối
trung gian. Mà bản thân họ lại bị lôi kéo, mời chào bởi các nhà sản xuất cạnh
tranh. Vì vậy khó có thể kiểm tra được tập tính và thái độ của nhà phân phối.
- Hệ thống phân phối và cấu trúc của nó quyết định loại phân loại thị
trường mà công ty có thể tiếp cận và một phần các chiến lược maketing công ty
có thể đặt ra trong tương lai. Nó ảnh hưởng rất quan trọng đến khả năng phát
triển thị trường mới và mở rộng thị trường cũ của công ty.
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đỗ Thị Liễu
75
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh
Hiện nay, các doanh nghiệp chủ yếu đều thực hiện việc bán hàng đa cấp
để đưa sản phẩm dến tay người tiêu dùng. Một mặt các sản phẩm được bán ở các
siêu thị, các cửa hàng tạp hóa. Tại đây những sản phẩm được các công ty phân
phối đến thẳng các cửa hàng khiến giá cả những sản phẩm này thường cao hơn
bình thường. Để phát triển hệ thống phân phối, các công ty đầu tư hệ thống tủ
làm lạnh để bán sản phẩm đến tay người tiêu dùng như công ty Vinamilk. Mặc
khác công ty còn đưa sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng như việc bán
hàng của công ty Yakult Nhật Bản tại Việt Nam. Sản phẩm của họ ngoài phân
phối đến các hệ thống siêu thị còn có đội ngũ các anh chị yakult lady giao sản
phẩm đến tận tay người tiêu dùng. Các sản phẩm được phân phối đến các hệ
thống siêu thị, các đại lý, các quầy bán hàng tạp hóa nhỏ lẻ trong cả nước. Các
công ty sản xuất hiện nay vẫn phân phối sản phẩm theo 2 cách :
Phân phối truyền thống: đặt hàng qua điện thoại giao hàng đến tận nhà.
Củng cố hệ thống và chất lượng phân phối nhằm mở rộng thị trường và giành thị
trường tại các vùng nông thôn và đô thị nhỏ.
Phân phối hiện đại: quảng bá sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua
các hệ thống siêu thị lớn trên cả nước, thành lập các đại lý bán hàng trên nhiều
tỉnh thành ngoài ra đưa sản phẩm có mặt trên các phương tiện thông tin đại
chúng như Tivi, báo chí, internet, poster để sản phẩm có thể tiếp cận đến người
tiêu dùng một cách nhanh nhất. Như công ty Vinamilk có hệ thống tủ thùng làm
lạnh để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng. Có các hệ thống xe tải nhỏ và lớn để
phục vụ phân phối sản phẩm đến các đại lý, siêu thị, người tiêu dùng.
Đối với các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài thì phải qua quá trình
kiểm tra của các cơ quan chức năng. Sản phẩm probiotics được các công ty trong
nước nhập khẩu có dán tem chống hàng giả của cơ quan nhà nước. Sau đó các
sản phẩm được bảo quản và phân phối đến các đại lý của công ty. Tiếp theo sản
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đỗ Thị Liễu
76
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh
phẩm được các xe hàng phân phối đến các điểm bán sỉ lẻ và tạp hóa trong cả
nước.
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đỗ Thị Liễu
77
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh
CHƢƠNG 4
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THỰC PHẨM BỔ SUNG
PROBIOTICS
4.1. Nhóm các giải pháp quản lý sản xuất
Do hiện nay việc sản xuất thực phẩm bổ sung probiotics còn khá ít và mới
mẻ nên số lượng các công ty sản xuất probiotics cũng như thực phẩm và các
dạng sản phẩm khác liên quan hầu như rất ít. Chính vì vậy mà hiện nay trên thị
trường chủ yếu là các thực phẩm probiotics nhập khẩu từ nước ngoài. Trong khi
đó nhu cầu tiêu dùng về thực phẩm này của người dân Việt Nam lại ngày càng
tăng cao. Đòi hỏi thị trường và các nhà sản xuất trong nước cần đầu tư phát triển
kĩ thuật công nghệ máy móc để nuôi cấy và tuyển chọn các vi khuẩn có hoạt tính
probiotics an toàn sử dụng trong thực phẩm cho con người và vật nuôi. Một vấn
đề cũng rất quan trọng đó là vấn đề nguồn nguyên liệu. Nước ta có nguồn
nguyên liệu nội địa rất dồi dào cần được phát triển để hạ giá thành sản phẩm.
Tạo mối liên kết giữa nơi cung cấp nguyên liệu và nhà sản xuất. Tránh các công
ty nói rằng nguyên liệu nhập khẩu để tăng giá sản phẩm. Vì vậy cần đảm bảo
nguồn cung cấp sữa nguyên liệu, chế phẩm probiotics bổ sung ổn định và chất
lượng đáng tin cậy.
Vì hiện nay, các nhà máy công ty chỉ mới bắt đầu sản xuất và bổ sung các
khuẩn có hoạt tính probiotics vào thực phẩm. Bằng chứng qua kết quả điều tra
trên thị trường cho thấy phần lớn các sản phẩm được bày bán ở các siêu thị, cửa
hàng có bổ sung probiotics là các sản phẩm từ sữa. Hiện nay các sản phẩm
probiotics trên thị trường vẫn chưa phát triển nhiều và mở rộng sang các loại
thực phẩm khác nên sản phẩm vẫn không đa dạng. Vì vậy, các công ty cần đầu
tư mở rộng sản xuất kinh doanh thị trường, đa dạng hóa sản phẩm. Không chỉ
trong lĩnh vực sữa, nước giải khát, dược phẩm mà nên phát triển thêm sản phẩm
khác như thực phẩm ăn uống, thực phẩm tiêu dùng hàng ngày, thực phẩm chức
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đỗ Thị Liễu
78
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh
năng. Đáp ứng nhu cầu cho mọi người bằng cách tạo ra các nhóm sản phẩm cho
người có thu nhập thấp, thu nhập trung bình và cao. Sản phẩm cho mọi lứa tuổi
như trẻ em, người lớn, phụ nữ có thai, người già, người bệnh...Và cần có các sản
phẩm chuyên biệt giành riêng cho từng đối tượng người sử dụng và người bệnh
rối loạn tiêu hóa.
Đối với những sản phẩm sản xuất ở nước ngoài cần có biện pháp kiểm tra
và chỉ nhập khẩu những sản phẩm có tính chất phù hợp với đặc điểm thể trạng
người Việt Nam. Nếu không nhập khẩu ở nước ngoài, Việt nam có thể hợp tác
chuyển giao công nghệ máy móc để phát triển các nhà máy sản xuất trong nước.
Trước khi sản xuất các sản phẩm sữa phù hợp với người Việt Nam cần thực hiện
những nghiên cứu khoa học có tầm cỡ quốc gia dựa trên kết quả thực nghiệm.
Mặc khác cần có nguồn nguyên liệu dồi dào kết hợp với kinh nghiệm và kĩ thuật
sản xuất từ các nước đã phát triển về loại thực phẩm này như Nhật Bản, Mỹ, các
nước Châu Âu. Chỉ có như vậy mới đáp ứng đủ nhu cầu tăng nhanh đối với các
mặt hàng thực phẩm có probiotics nhằm hỗ trợ điều trị bệnh và cải thiện sức
khỏe cho người dân. Đáp ứng mong muốn của người tiêu dùng Việt Nam hiện
nay.
Nhà nước và các cơ quan chức năng về thực phẩm cần kiểm tra một cách
chặt chẽ các công ty sản xuất các loại thực phẩm này. Đồng thời, đưa ra các hình
phạt và biện pháp xử lý thích đáng đối với những công ty, nhà máy vi phạm về
sản xuất và tung tin sai sự thật về sản phẩm. Đồng thời, chỉ cấp giấy phép hoạt
động cho những công ty đạt các tiêu chuẩn về quy định kiểm tra của nhà nước.
4.2. Nhóm các giải pháp quản lý phân phối sản phẩm
Thực phẩm probiotics ngày một phát triển mạnh vì nhu cầu của người tiêu
dùng đang tăng cao. Vì vậy, cần có một hệ thống phân phối rộng rãi hơn nữa để
sản phẩm đến với người tiêu dùng một cách dễ dàng. Bởi qua kết quả điều tra
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đỗ Thị Liễu
79
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh
cho thấy một số sản phẩm có ở cửa hàng này mà không có ở cửa hàng kia nên
vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu thực tế của người dân.
Đối với các công ty của Việt Nam cần phát triển các sản phẩm probiotics
thành các sản phẩm có uy tín khoa học và đáng tin cậy nhất. Đối với người dân
cần thông qua các chiến lược áp dụng nghiêng cứu khoa học về nhu cầu dinh
dưỡng của người Việt Nam. Ngoài ra cần quảng bá sản phẩm đến tay người tiêu
dùng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Đây là cách tốt nhất để góp
phần phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng. Đối với các công ty cần thay đổi
cải biến chất lượng sản phẩm để sản phẩm ngày một tốt hơn. Hệ thống phân phối
sản phẩm của các công ty cần có chiến lược tiêu thụ sản phẩm phù hợp với từng
thời điểm, từng vùng, từng lứa tuổi...Đội ngũ nhân viên bán hàng ân cần niềm
nở, giàu kinh nghiệm gắn liền lợi ích cá nhân với lợi ích công ty. Thực hiện các
chương trình dùng thử sản phẩm ở những nơi công cộng, trường học, siêu thị.
Đẩy mạnh các chính sách quan tâm đến đời sống và sức khỏe của người tiêu
dùng để củng cố lòng tin vào các dòng sản phẩm của probiotics. Các doanh
nghiệp tổ chức và quản lý các hoạt động phân phối thông qua các hệ thống phân
phối và các kênh phân phối bởi vì đây là một khâu rất quan trọng quyết định sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Đối với nhà nước cần có các giải pháp quản lý các doanh nghiệp. Đề nghị
sản phẩm chức năng bổ sung probiotics của doanh nghiệp cần có đủ các điều
kiện quy định tại mục II của thông tư số 08/2004/TT-BYT ”Hướng dẫn việc
quản lý các sản phẩm thực phẩm chức năng”. Thực hiện các quy định của pháp
luật về thực phẩm, mới được phép phân phối đến các siêu thị, đại lý, tạp hóa và
người tiêu dùng. Các thực phẩm có probiotics được phân phối và bán trên thị
trường không được phép ghi hoặc công bố khả năng chữa bệnh của thực phẩm.
Tấc cả các sản phẩm thực phẩm chức năng có probiotics hay thực phẩm thông
thường bổ sung probiotics chỉ có tác dụng hỗ trợ chứ không có khả năng chữa
bệnh. Mặc khác, cần tránh các nhà sản xuất và công ty lợi dụng vào các tác dụng
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đỗ Thị Liễu
80
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh
không có thật của probiotics đánh vào tâm lý của người tiêu dùng. Tránh các
quảng cáo sai sự thật quá mức để lừa người tiêu dùng không thật sự hiểu biết về
sản phẩm. Mọi thông tin quảng cáo trên Tivi và các phương tiện thông tin cần
được các cơ quan chức năng kiểm soát sự trung thực và đạo đức nghề nghiệp.
Nhà nước cần yêu cầu các doanh nghiệp phải có nghiên cứu thực tế và số liệu
chứng minh. Khi người tiêu dùng cần có thể đưa ra cơ sở để giải thích. Còn đối
với lời giới thiệu qua bạn bè cần kiểm soát thông tin một cách chính xác để tránh
trình trạng bán hàng đa cấp. Và mọi công bố của thực phẩm probiotics phải trung
thực, rõ ràng, tránh nhầm lẫn. Các công bố về tác dụng và thành phần của thực
phẩm probiotics phải được các cơ quan quản lý thừa nhận và xác định trên nhãn.
Đáp ứng đầy đủ các giải pháp trên cũng như các điều kiện của cơ quan nhà nước
thì mới được phân phối trên thị trường.
4.3. Nhóm giải pháp quản lý vệ sinh an toàn sức khỏe
Vấn đề vệ sinh an toàn sức khỏe đối với thực phẩm hiện nay là một vấn đề
vô cùng cấp bách và cần thiết. Đặc biệt đối với thực phẩm có probiotics thì càng
phải quản lý chặt chẽ ở cả hai phía là các doanh nghiệp và các cơ quan chức
năng. Bởi vì nếu thực phẩm probiotics không được bổ sung đủ, dùng đúng cách,
và được kiểm tra an toàn một cách chặt chẽ thì rất dễ dẫn tới phản tác dụng gây
hại đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Đối với các doanh nghiệp khi đưa sản phẩm ra thị trường cần có thông tin
rõ ràng về ngày sản xuất và thời gian sử dụng sản phẩm. Sản phẩm đưa đến các
cửa hàng phân phối và các địa điểm bán sỉ lẻ cần phải có chất lượng cao. Tại nơi
bán sản phẩm thì cần có hệ thống, điều kiện bảo quản tốt, các địa điểm bán cần
minh bạch không tẩy xóa ngày tháng sản xuất và thời hạn sử dụng sản phẩm.
Ngoài ra công ty cần kiểm tra các chỉ tiêu về vệ sinh an toàn sức khỏe, chỉ tiêu vi
sinh và kiểm tra các chỉ tiêu hóa lý trong sản phẩm trước khi xuất xưởng.
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đỗ Thị Liễu
81
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh
Đối với nhà nước cần có các cơ quan kiểm tra thường xuyên để lấy mẫu
phân tích. Đảm bảo sản phẩm bán cho người tiêu dùng là an toàn tuyệt đối. Mặc
khác, nhà nước, cơ quan chức năng cần yêu cầu doanh nghiệp xác định các tổng
số vi sinh vật hiếu khí, tổng số Coliforms, xác định sự hiện diện của E.coli,
Starphilococcus Aureus và Samonella ở mức cho phép trong sản phẩm (bảng )
Bảng 4.1: Mức độ các chỉ tiêu vi sinh vật cho phép trong thực phẩm
Cục vệ sinh an toàn thực phẩm phải có trách nhiệm chủ trì và phối hợp
với cục quản lý dược Việt Nam – Vụ Y học cổ truyền – Bộ Y tế để phân loại và
thống nhất quản lý đối với các loại thực phẩm sản xuất trong nước nhưng chưa
TÊN CHỈ TIÊU
MỨC CHO PHÉP
Không xử lí
nhiệt
Xử lí nhiệt
1. Tổng số vi sinh vật hiếu khí, số khuẩn
lạc / 1g
10
4
10
2. Nhóm Coliform, số vi khuẩn / 1g 10 0
3. Staphylococcus Aureus, số vi khuẩn/ /
1g
0 0
4. E.coli, số vi khuẩn / 1g 0 0
5. Samonella, số vi khuẩn / 25g 0 0
6. Nấm men và nấm mốc, số khuẩn lạc /
1g
10 0
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đỗ Thị Liễu
82
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh
rõ là thuốc hay thực phẩm, sản phẩm có chứa các hoạt tính sinh học nhưng vẫn
chưa đủ tài liệu chứng minh tính an toàn và tác dụng của hoạt chất đó. Trong nội
dung hướng dẫn sử dụng đối với những sản phẩm có mục đích sử dụng đặc biệt
cần phải ghi: Tên của nhóm sản phẩm (thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ
sức khỏe, thực phẩm chức năng, thực phẩm ăn kiêng, thực phẩm dinh dưỡng Y
học), đối tượng sử dụng, công dụng sản phẩm, liều lượng, chống chỉ định, các
lưu ý đặc biệt hoặc tác dụng phụ của sản phẩm (nếu có) để người sử dụng được
an toàn.
Để thực hiện tốt các giải pháp, chính sách về quản lý vệ sinh an toàn sức
khỏe con người. Cần sự phối hợp thực hiện của Bộ Y tế các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương. Những đơn vị này phải có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thanh
tra, kiểm tra và giám sát các đơn vị sản xuất kinh doanh thực phẩm probiotics để
thực hiện đúng và đầy đủ các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
4.4. Nhóm giải pháp quản lý giá cả trên thị trƣờng
Do chi phí để sản xuất vi khuẩn probiotics rất đắt tiền và điều kiện bảo
quản hết sức chặt chẽ nên giá bán của những loại sản phẩm này trên thị trường
cao hơn loại bình thường 5-10% tùy theo hàm lượng bổ sung vi khuẩn
probiotics. Kết quả điều tra cũng cho thấy 50% người tiêu dùng cho rằng sản
phẩm có probiotics đều có giá cao hơn các sản phẩm khác cùng loại. Vì vậy, việc
quản lý giá cả của nhà nước đối với những sản phẩm này là rất cần thiết. Nhằm
tránh các công ty lợi dụng vào nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng để bán với
giá cao, gây ảnh hưởng đến người mua.
Nhà nước cần đề ra một số các giải pháp để quản lý giá có hiệu quả như:
- Đưa ra chỉ tiêu về hàm lượng tối thiểu của các vi khuẩn probiotics trong
bất kì một sản phẩm nào có bổ sung probiotics để có mức giá phù hợp. Tránh các
sản phẩm dù có lượng probiotics thấp mà vẫn bán với giá cao.
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đỗ Thị Liễu
83
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh
- Nhà nước cần kiểm tra chặt chẽ chất lượng các sản phẩm sữa, thực phẩm
có bổ sung probiotics để tránh trình trạng chất lượng không tốt mà vẫn bán với
giá cao.
- Hạn chế tối đa các sản phẩm thay thế cho sữa mẹ quảng cáo trên các
phương tiện thông tin đại chúng. Nhằm làm cho người tiêu dùng đừng tin vào
quảng cáo sai sự thật của sản phẩm để nhà sản xuất tăng giá bất hợp lý.
- Cần xiết chặt hơn nữa nghị định 21/2006/NĐ-CP về việc kinh doanh các
sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ. Song song với việc quảng bá cho toàn
dân biết nên cho bé dùng sữa mẹ thay cho các sản phẩm probiotics.
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đỗ Thị Liễu
84
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh
CHƢƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm hỗ trợ cho sức khỏe
con người. Nhất là probiotics một loại thực phẩm có bổ sung các vi khuẩn sống
có lợi. Hiện nay, các loại thực phẩm này đang được bày bán trên thị trường dưới
nhiều sản phẩm khác nhau. Đây là một loại thực phẩm chỉ mới xuất hiện trong
khoảng 100 năm trở lại đây nhưng nhu cầu về loại thực phẩm này ngày một
nhiều và sản phẩm đã được bày bán ở khắp các quốc gia trên thế giới. Tại Việt
Nam thì thực phẩm này chỉ mới xuất hiện trên thị trường, được người dân biết
đến và sử dụng nhiều vào những năm gần đây. Các công ty thì thường phân phối
sản phẩm theo kiểu bán hàng đa cấp. Vì vậy, mà việc quản lý những thực phẩm
này chưa được chặt chẽ. Những tác dụng thật sự hay mặt trái của sản phẩm vẫn
chưa được mọi người hiểu biết một cách khoa học. Gây nên những tác dụng
không mong muốn và đôi khi có hại cho sức khỏe người sử dụng.
Nhà nước vẫn chưa có những biện pháp để quản lý sản phẩm một cách
chặt chẽ. Việc quản lý những sản phẩm này giường như đang bị bỏ ngỏ. Việc
khảo sát về các vấn đề liên quan đến sản phẩm cũng như ý kiến của người tiêu
dùng là điều rất cần thiết. Chính vì vậy, mà tôi đã tiến hành khảo sát đối với
người bán và người mua những câu hỏi liên quan về sản phẩm. Qua kết quả khảo
sát mà tôi đã tiến hành cho thấy tìm năng của những sản phẩm này rất lớn ở thị
trường Việt Nam. Kết quả khảo sát cho thấy 67% người tiêu dùng nói chỉ mới sử
dụng sản phẩm này dưới 1 năm, 25% người tiêu dùng còn lại đã sử dụng sản
phẩm tù 1-5 năm. Thời gian mà người dân Việt Nam bắt đầu dùng sản phẩm này
chỉ mới trong những năm gần đây. Mặc dầu, thực phẩm này đã phát triển ở các
nước khác trên thế giới cách đây khá lâu. Kết quả cũng cho thấy độ tuổi sử dụng
sản phẩm này nhiều nhất là từ 31-35 tuổi và những người trẻ 18-25 tuổi có thu
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đỗ Thị Liễu
85
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh
nhập cao, ổn định từ 3-5 triệu và trên 10 triệu/tháng. Độ tuổi này chiếm chiếm tỷ
lệ khá cao trong cơ cấu tuổi của nước ta 8.67% ở 18-25 tuổi và 7.71% ở 31-35
tuổi. Kết quả này cho thấy triển vọng phát triển mạnh thực phẩm probiotics trong
tương lai. Đối với các cửa hàng bán những sản phẩm này họ vẫn chưa biết hết
hiệu quả của sản phẩm nên không thể giải đáp thắc mắc của người tiêu dùng.
100% các chủ cửa hàng đều nói rằng sản phẩm của mình đã qua kiểm tra chất
lượng nhưng đó chỉ là phía của công ty. Còn về phía các cơ quan chức năng thì
họ vẫn không biết rõ. Điều này nói lên việc quản lý về chất lượng an toàn sức
khỏe của những sản phẩm này còn quá lỏng lẻo, không được kiểm tra, qua tâm
đúng mức.
Chính vì thế, mà hầu hết các cửa hàng đều bị người tiêu dùng phàn nàn về
sản phẩm mà họ mua về sử dụng (75% các cửa hàng). Chủ yếu là về chất lượng
sữa không giống như quảng cáo về công dụng của nó. Mặc dầu giá của những
sản phẩm này khá cao nhưng chất lượng thì chưa thật sự tốt. 50% người tiêu
dùng cho rằng sản phẩm có giá khá cao chưa phù hợp với nhiều người (chủ yếu
là các sản phẩm sữa bột). Điều này là do sự quản lý lơ là của các cơ quan chức
năng tạo điều kiện cho những sản phẩm chưa đạt yêu cầu vẫn được tung ra thị
trường. Vì vậy, điều cần thiết là phải kiểm tra làm rõ hiệu quả thật sự của những
sản phẩm trên. Để người dân có thể yên tâm sử dụng những sản phẩm tốt và hiểu
rõ về những sản phẩm gây hại chưa đạt yêu cầu.
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đỗ Thị Liễu
86
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh
5.2. Kiến nghị
Để đưa các vi khuẩn có hoạt tính probiotics vào việc sản xuất thực phẩm
trước hết cần nghiêng cứu một cách chặt chẽ về tác dụng của loại vi khuẩn này.
Dựa vào các kết quả nghiên cứu có giá trị khoa học để đưa ra các thông tin đáng
tin cậy về tác dụng sản phẩm.
Kết hợp các chủng có lợi với nhau tạo nên một sản phẩm có giá trị cao về
sức khỏe. Cần thay thế các sản phẩm bổ sung đắt tiền bằng cách bổ sung vào các
loại thực phẩm phổ biến, sử dụng nguyên liệu trong nước để hạ giá thành sản
phẩm. Cần tìm hiểu kĩ từng thị trường, từng đối tượng sử dụng để sản xuất sản
phẩm sao cho phù hợp. Mặt khác cần đa dạng hóa nhiều sản phẩm bổ sung đáp
ứng thị hiếu người tiêu dùng vì qua kết quả điều tra cho thấy đây là sản phẩm
tiềm năng lớn. Do đó cần mở rộng sản phẩm để không chỉ hỗ trợ tiêu hóa, sức
khỏe mà còn có thể trị bệnh. Vì đây là thực phẩm liên quan đến sức khỏe của
con người nên cần sử dụng đúng cách, để giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cân bằng
hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Mặc khác, nhà nước cần có các giải pháp để
quản lý về tấc cả các vấn đề liên quan đến việc sản xuất, sử dụng, an toàn sức
khỏe, giá cả...Để phát huy những mặt tích cực của thực phẩm probiotics, giúp
người dân có thể sử dụng với giá cả hợp lý và đảm bảo sức khỏe. Về phía người
tiêu dùng cần tìm hiểu kĩ các thông tin liên quan đến sản phẩm tránh bị các nhà
sản xuất đánh lừa về những tác dụng không có thật. Về phía các cơ quan chức
năng có thẩm quyền và các nhà nghiên cứu khoa học cần tiến hành điều tra mở
rộng về thực trạng sử dụng phân phối sản phẩm trên toàn địa bàn Tp. Hồ Chí
Minh. Có thể thực hiện kiểm tra, bằng cách tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên để
xem xét phân tích xem có đúng với thông tin của nhà sản xuất in trên bao bì sản
phẩm hay không. Từ đó sẽ đưa ra các giải pháp góp phần vào việc quản lý sản
xuất, quản lý phân phối, quản lý các thông tin, kiển soát chất lượng và giá cả sản
phẩm.
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đỗ Thị Liễu
87
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt:
[1] Cao Thị Kim Yến, 2010, tổng quan về thực phẩm probiotics. Đồ án tốt
nghiệp nghành công nghệ sinh học. Trang 9-20, 30-32.
[2] Lê Việt Mẫn, Lại Mai Hương. Thí nghiệm vi sinh vật học phân tử. ĐH Quốc
Gia TP.HCM, 2008.
[3] PGS.TS. Dương thanh Liêm - Trường ĐH Nông Lâm TP. HCM, Giảng viên
ĐH Hùng Vương TP.HCM và Công ty TNHH Yakult Việt, 2010. Sách Thực
Phẩm chức năng – sức khỏe bền vững. Trang 11-13, 360-369, 391-392.
[4] Tài liệu công ty Yakult Việt Nam. Đường số 5, Đại lộ Tự Do, Khu Công
Nghiệp Việt Nam Singapore (VSIP) - Huyện Dĩ An – Tỉnh Bình Dương.
[5] htm.
[6]
[7]
[8]
[9]
& Itemid = 330 - think.vn
[10]
nang/546-tpcn-phan-loai-va-quan-ly.htm
Tài liệu Tiếng nƣớc ngoài:
[11] C. Pennacchia, D. Ercolini, G. Blaiotta, O. Pepe, G. Mauriello, F. Villani,
2003. Selection of Lactobacillus strain from fermented sausages for their
potentialus eas probiotics Meat Science 67 (2004) 309 – 312.
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đỗ Thị Liễu
88
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh
[12] M. Saarela, L. Lahteenmaki, R. Crittenden, S. Salminen,T. Mattila-
Sandholm, 2002. Gut bacteria and health foods – the European Perspective,
International Journal of Food Microbiology 78 (2002) 99-117.
[13] R. Rebucei, L. Sangalli, M. Fava, C. Bersami, C. Catani, A. Baldi, 2007.
Evaluation of functional aspects in Lactobacillus strain isolated from dry
fermented sausages Journal of Food Quality 30 (2007) 187 – 189.
[14] S. Er Kkilla, 2001. Bioprotective and probiotics meat starter altures of the
fermentation of dry sausages. Depart ment of food technology. University of
Helsinki.
[15] Y.K. Lee; S.Saminen, 2009, Hanbook edition, Department of Microbiology
Nateral University of Singapore, Singapore 176 pages.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bia kltn hoan chinh 1.pdf