Khóa luận Tìm hiểu quê hương, thân thế và sự nghiệp Lê Hoàn

Tìm hiểu quê hương, thân thế và sự nghiệp Lê HoànMở đầu 1. Lý do chọn đề tài. Còn rất ít người biết đến làng Trung Lập, một làng quê hẻo lánh, êm đềm và thuần phác như bao làng quê khác trên đất nước Việt Nam. Cũng tại mảnh đất này hơn một ngàn năm trước đây, khí thiêng của sông núi đã hội tụ, hun đúc, sản sinh ra một người con ưu tú của dân tộc, một tướng lính tài ba, một nhà ngoại giao lỗi lạc, một vị Hoàng đế anh minh, dũng lược, phóng khoáng. Một con người mà ân, uy bao trùm bờ cõi, trí dũng vượt khỏi biên thuỳ, khiến nhà Tống bỏ ý đồ xâm lược, bắt tay hoà hiếu; Chiêm Thành phải xin hàng. Tên tuổi và sự nghiệp dựng nước và giữ nước của ông còn sáng chói mãi cho đến ngày nay và muôn đời sau, con người ấy chính là người anh hùng dân tộc Lê Hoàn - Lê Đại Hành Hoàng đế. Chúng ta đều biết, thế kỷ X, là bước ngoặt lớn của lịch sử dân tộc, thế kỷ chấm dứt hoạ Bắc thuộc kéo dài hơn một ngàn năm, thế kỷ mở đầu cho một kỷ nguyên độc lập, tự chủ. Đồng thời, cũng là thế kỷ có nhiều biến cố lịch sử liên tiếp xảy ra với nước ta, một quốc gia vừa hình thành và đang trên đà phát triển: Sự xâm lược của quân Nam Hán, cuộc nội chiến kéo dài, đánh phá phía Nam của Chiêm Thành, cuộc xâm lược của nhà Tống. Thế kỷ X, cũng là thế kỷ nổi lên nhiều nhân vật lịch sử, góp phần xây dựng nền độc lập của dân tộc ta, đất nước ta, như: Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh và tiêu biểu là Lê Hoàn, ông đã đưa dân tộc Việt Nam vượt qua từ khó khăn này đến khó khăn khác, vừa đánh giặc vừa ngoại giao, vừa chiến tranh lại vừa xây dựng đất nước để đưa dân tộc ta lên địa vị một quốc gia độc lập, tự chủ, văn minh và cường thịnh ở Đông Nam á. Công lao và sự nghiệp của vị anh hùng dân tộc Lê Hoàn có ý nghĩa lớn đối với dân tộc lịch sử Việt Nam. Sự nghiệp của anh hùng luôn là đề tài nghiên cứu của các nhà sử học từ trước đến nay. Tuy nhiên, tìm hiểu về quê hương thân thế và sự nghịêp của Thập đạo tướng quân Lê Hoàn còn chưa nhiều. Đó là vấn đề đặt ra cho các nhà nghiên cứu lịch sử. Bản thân là một sinh viên khoa lịch sử, việc tìm hiểu, nghiên cứu những anh hùng dân tộc trên quê hương mình cũng như dân tộc mình sẽ góp phần vào việc giáo dục và lưu giữ truyền thống của dân tộc mình, địa phương mình. Xuất phát từ lý do đó, tôi đã chọn đề tài: "Tìm hiểu quê hương, thân thế và sự nghiệp Lê Hoàn". 2. Lịch sử vấn đề. Do tầm quan trọng và ảnh hưởng của nhân vật Lê Hoàn trong lịch sử, nên đã có hàng trăm cuốn sách, bài báo, bài luận văn .đánh giá công lao sự nghiệp, tài đức của vị anh hùng dân tộc Lê Hoàn. Các bộ quốc sử, như: "An Nam Chí Lược", "Việt sử lược", "Đại Việt sử ký toàn thư"," Lịch triều hiến chương loại chí" . đã có ghi chép về Lê Hoàn. Song, vì nhiều lý do cho nên các tác phẩm viết rất vắn tắt. Gần đây, các nhà sử học, các nhà nghiên cứu đã có những cuộc hội thảo, các bài viết, những cuốn sách viết về Lê Hoàn. 1) PGS.TS Trần Bá Chí “Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (980 - 981)”. NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội 2003. 2) Đỗ Viết Chừng “Lê Hoàn - Quê hương - thân thế - sự nghịêp”. UBND huyện Thọ Xuân, 1984. 3) Nguyễn Thế Giang “Kinh đô cũ Hoa Lư”. NXB văn hóa, Hà Nội, 1982. Trên cơ sở những bộ chính sử, sách tham khảo và các bài viết của các tác giả địa phương: Đỗ Viết Chừng, Lê Xuân Kỳ, Hoàng Hùng .người viết muốn được tìm hiểu và giới thiệu lại cho hệ thống và toàn diện hơn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là: “Tìm hiểu quê hương, thân thế và sự nghiệp Lê Hoàn”, trong đó đề cập đến các vấn đề: - Quê hương và thân thế danh nhân lịch sử Lê Hoàn. - Đóng góp của Lê Hoàn trong lịch sử dân tộc. Nghiên cứu đề tài này trong phạm vi một khoá luận tốt nghiệp, đề tài sẽ đi vào tìm hiểu những vấn đề: Quê hương và một số dấu tích lịch sử của Lê Hoàn còn lại trên đất Trung Lập ngày nay; sự kiện Lê Hoàn lên ngôi vua và khái quát công lao của ông đối với tiến trình phát triển lịch sử dân tộc. 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu. Nguồn tài liệu là các bộ chính sử, các sách tham khảo, các bài đăng trên các tạp chí. Phương pháp nghiên cứu: Quán triệt quan điểm phương pháp luận sử học Macxit và tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp vận dụng các phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, trình bày vấn đề trong mối quan hệ thống nhất với lịch sử dân tộc trong thế kỷ X. 5. Đóng góp của khoá luận. - Qua việc tìm hiểu “Quê hương, thân thế và sự nghiệp Lê Hoàn” sẽ giới thiệu được nguồn tư liệu mới liên quan đến nhân vật Lê Hoàn. Đồng thời góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử địa phương mình, làm cho lịch sử dân tộc thêm phong phú và đa dạng. - Đề tài sẽ góp phần giáo dục thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, giáo dục tinh thần dân tộc, ý chí chiến đấu kiên cường, vượt qua mọi khó khăn để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 6. Cấu trúc của khoá luận. Khoá luận gồm 69 trang, ngoài ra còn có phần mục lục và phần phụ lục. Khoá luận được chia làm 3 phần: A - Mở đầu. B - Nội dung, gồm 2 chương: Chương 1: Quê hương và thân thế danh nhân lịch sử Lê Hoàn. Chương 2: Đóng góp của Lê Hoàn trong lịch sử dân tộc. C - Kết luận. Tài liệu tham khảo.

doc100 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3081 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu quê hương, thân thế và sự nghiệp Lê Hoàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o đó là thực tiễn thời đại đang đặt ra, Dương Thái Hậu đã khoác áo Long bào lên mình Lê Hoàn và mời Lê Hoàn lên làm vua .“Đại Việt sử ký toàn thư", chép: “Thái hậu thấy mọi người vui lòng quy phục bèn sai lấy áo long cổn khoác lên người Lê Hoàn mời lên ngôi Hoàng đế, từ đó Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế, đổi niên hiệu là Thiên Phúc năm đầu (980) ,giáng phong vua làm Vệ vương" [9, 213]. Việc Dương Vân Nga làm là rất đúng và đó là hành động cao đẹp, xưa nay người ta hay nhấn mạnh, ca ngợi Dương Vân Nga đã đặt quyền lợi dân tộc lên trên quyền lợi gia đình, dòng họ. Nhưng thử hỏi, trong lúc đó Dương Vân Nga không trao áo long bào cho Lê Hoàn thì mọi chuyện sẽ đi đến đâu? Trong tình thế Đinh Bộ Lĩnh và Đinh Liễn vừa bị giết, Vân Nga mất đi chỗ dựa tinh thần vững chãi nhất của cuộc đời người đàn bà, Đinh Toàn thì lại còn quá nhỏ, chưa đủ khôn để lo hậu sự, trong tình thế ngoài thì giặc Tống đang lăm le xâm lược nước nhà, trong thì anh em binh lính quy phục và mong muốn tôn phò Lê Hoàn lên ngôi vua, Dương Vân Nga đã chọn con đường nhường ngôi báu của dòng họ con mình sang dòng họ khác, đó là sự chuyển giao quyền lực khi dòng họ này không còn đủ sức giải quyết yêu cầu của lịch sử Dương Vân Nga từ một bà Thái hậu được tướng quân hầu, đổi lấy ngôi Hoàng hậu “Hầu chung vị tướng quân kía với 4 bà tranh thủ" (Hoàng Xuân Hãn) . Nhường ngôi báu cho Lê Hoàn thể theo nguyện vọng của tập thể, của dân tộc, Dương Vân Nga vẫn giữ được cuộc sống cho mình và con trai Đinh Toàn trong cung cấm vốn nhiều nguy hiểm, đó là vấn đề tế nhị, phức tạp đang cần chờ các nhà nghiên cứu tiếp tục khám phá. Ở đây, tôi chỉ muốn nói rằng việc Lê Hoàn lên ngôi vua là một hiện tượng lịch sử tất yếu và cũng không phải nhờ vào mối quan hệ với Vân Nga từ trước đó, lại càng không phải Lê Hoàn cướp ngôi.Việc sau này, khi Lê Hoàn lên ngôi, Dương Vân Nga đã đến bên Lê Hoàn và được Lê Hoàn đáp lại,đó là quan hệ nam nữ,trai gái bình thường trong xã hôị Đại Cồ Việt lúc bấy giờ. Quan hệ đó cũng như quan hệ giữa Đinh Bộ Lĩnh với mẹ Ngô Nhật Khánh. Việc các sử gia phong kiến đã đem đạo đức phong kiến làm thước đo khuôn mẫu để phán xét hành vi của Người là cứng nhắc và khô khan. Các vị đâu biết thời các vị sống đâu phải là Thế kỷ X, mà việc phê phán quan hệ của Lê Hoàn và Dương Vân Nga chỉ có ở thời kỳ từ nửa sau thé kỷ XV, khi tư tưởng phong kiến và lễ giáo Khổng Mạnh đã chiếm vị trí thống trị trong xã hội Việt Nam. Ngày nay, trên quan điểm sử học Mácxít, chúng ta hãy đánh giá và nhìn nhận sự việc một cách khoa học, trả lại cho Lê Hoàn những gì vốn thuộc về ông - một con người tài giỏi, trí dũng hơn người, Dương Vân Nga và quân sỹ trong triều tin tưởng, mến phục và tôn phò vả lại Lê Hoàn lên ngôi không phải để hưởng lạc mà lên ngôi để chính vị, để có danh nghĩa cầm quân ra trận đuổi giặc ngoại xâm. 2.2. Lê Hoàn với công cuộc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ lãnh thổ. 2.2.1. Cuộc kháng chiến chống giặc Tống xâm lược ở phía Bắc. Lê Hoàn lập nghiệp bằng cuộc đời binh nghiệp, từ lúc 5 - 6 tuổi, Lê Hoàn đã mồ côi cả cha lẫn mẹ, ông được nuôi dưỡng và trưởng thành nhờ vào gia đình bố nuôi - ông Lê Đột. Đến năm 16 tuổi ra đi làm lính 12 năm, 12 năm làm tướng và 24 năm làm vua đóng đô ở Hoa Lư. Người đã xây dựng nền móng độc lập tự chủ của dân tộc mà trước hết đó là tiến hành cuộc kháng chiến chống giặc Tống (Trung Quốc) ở phía Bắc giành thắng lợi. Năm 960, Triệu Khuông Dận lập ra nhà Tống (960-1278) 1278). Trải qua một thời gian xây dựng và củng cố, nhà Tống ngày càng lớn mạnh và có tham vọng bành trướng xuống phương Nam, trong đó có nước ta. Bấy giờ Lê Hoàn có nhiều công lao giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân và được Đinh Bộ Lĩnh giao cho làm "Thập đao tướng quân", tổng chỉ huy quân đội của quốc gia Đại Cồ Việt thống nhất. Vào nă 979, triều đình Hoa Lư có nhiều" biến loạn", Đinh Tiên Hoàng và con trai trưởng Đinh Liễn bị Đỗ Thích giết hại, con thứ của Tiên Hoàng là Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi Hoàng Đế. Lê Hoàn được chọn làm nhiếp chính (Phó vương). Trong hàng ngũ tướng lĩnh lúc này có một số người nghi ngờ Lê Hoàn có âm mưu cướp ngôi nên dấy binh chống lại Lê Hoàn như: Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp làm cho tình hình nội bộ triều chính lục đục, khủng hoảng. Nhân cớ đó cùng với mưu đồ đã có từ lâu, nhà Tống phát động xâm lược nước ta. Về vấn đề này sách “Đại Việt sử ký toàn thư", bản kỷ, quyển 1, chép : “Mùa hạ, tháng 6, Tri Ung Châu (nay thuộc huyện Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây Trung Quốc) của nhà Tống là thái thường Bác sỹ Hầu Nhân Bảo dâng thư tâu với vua Tống rằng: "An Nam quân vương cùng với con là Liễn đều bị giết, nước ấy sắp mất, có thể nhân lúcnày, đem một cánh quân sang đánh lấy, nếu bỏ lúc này không mưu tính, sợ lỡ mất cơ hội. Xin cho đến cửa khuyết để tâu bày trực tiếp, tình trạng có thể đánh lấy được". Vua Tống sai chạy trạm đến gọi Nhân Bảo. Lư Đa Tốn nói:"An Nam bên trong rối loạn, đó là lúc trời làm mất, triều đình nên bất ngờ đem quân sang đánh úp, như người ta nói: "xét đánh không kịp bịt tai "[9,212]. Với âm mưu đó nhà Tống tích cực chuẩn bị binh mã, xe lương để tiến quân xâm lược nước ta.Đến tháng 8 năm 980, Nhà Tống đã gửi "tôí hậu thư" cho ta với những lời lẽ đầy hăm doạ và láo xược. Sách “Đại Việt sử ký toàn thư", chép: “Nay thánh triều lòng nhân bao trùm khắp muôn nước, cơnghiệp thái bình kể cũng đã thịnh, lễ phân phong đã sắp đặt sẵn, còn đợi người đến chúc sức khoẻ của ta, ngươi đừng ru rú trong bốn góc nhà khiến ta buồn phiền, phải chém cờ, bổ sọ làm cỏ nước người, hối sao cho kịp. Nay ta đang chỉnh đốn xe cộ, quân lính, truyền hiệu lệnh chiêng trống. Nếu chịu theo giáo hoá, ta sẽ tha tội cho, nếu trái mệnh ta sẽ sai quân đánh. Theo hay chống, lành hay dữ tự người xét lấy" [9, 241 - 215]. Nền độc lập dân tộc mong manh như "ngàn cân treo sợi tóc". Ơ hội nghị triều đình bàn kế chống giặc, đánh hay hàng, Đại Hành đã đứng ra gánh lấy trách nhiệm cứu nguy đất nước, ông khẳng khái trả lời thái hậu Dương Vân Nga và các đình thần “thần là phó vương nhiếp chính, dù sống chết, hoạ biến thế nào đều phải chịu trách nhiệm." Cũng tại hội nghị này Lê Hoàn được các tướng lĩnh và quân đội tôn lên ngôi Hoàng đế, lại được nhân dân đồng tình ủng hộ, thái hậu Dương Vân Nga ưng thuận trao áo bào. Lê Hoàn lên ngôi vua và là người gánh trên vai sứ mệnh lịch sử lớn lao, Lê Hoàn trở thành niềm tin, chỗ dựa cho toàn quân và dân Đại cồ Việt. Về mốc mở đầu, đánh dấu quân Tống xâm lược nước ta, các bộ sử đều thống nhất. Sách “Việt Nam sử lược" (quyển 1) chép: "Tháng 3 năm Tân Tỵ (981), bọn Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng tiến quân sang mặt Lạng Sơn, bọn Lưu Trừng đem thuỷ quân sang mặt Bạch Đằng Giang ” [13, 96]. Sách “Đại việt sử ký toàn thư", chép: “Mùa xuân, tháng 3, Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng đến Lạng Sơn, Trần Khâm Tộ đến Tây Kết, Lưu Trừng đến sông Bạch Đằng" [9, 217]. Sách “Danh tướng Việt Nam" cũng chép như vậy. Và cuộc đụng đầu lịch sử giữa quân Tống xâm lăng với quân sỹ nước ta, do Lê Hoàn cầm đầu đã diễn ra. Diễn biến chiến dịch 981. Nhà Tống vừa đưa “Tối hậu thư" hăm doạ làm cỏ Hoa Lư và chuẩn bị một đạo quân mạnh, gồm 10 vạn quân, hàng ngàn chiến thuyền, hàng vạn ngựa chiến chia làm 3 đường sang đánh nước ta, 3 đạo quân Tống , do: + Hầu Nhân Bảo làm tổng chỉ huy và trực tiếp chỉ huy đội quân bộ, chủ lực theo đường Lạng Sơn tiến xuống. + Đạo quân thuỷ chủ lực do Lưu Trừng chỉ huy từ Khâm Châu tiến vào sông Bạch Đằng. + Đạo Thuỷ quân do Trần Khâm Tộ chỉ huy theo đường sông Hồng vào đóng ở Tây Kết (Hải Hưng), chờ hợp quân với 2 đạo quân chủ lực trên để tiến vào làm cỏ Hoa Lư. Về phía ta, sau khi lên ngôi vua, Lê Hoàn đã tích cực chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến. Tuyển thêm quân, luyện quân, rèn sắm vũ khí quân lương cho đến việc cử quân đi trinh sát địch, chuẩn bị chiến trường vào xuân 981, mọi việc đã sẵn sàng, khi các đạo quân Tống tiến vào nước ta, vua Lê đích thân chỉ huy các trận địa. Trước hết , vua cùng đô uý Từ Mục dùng trận địa cọc ngầm đánh thắng quân thuỷ của Lưu Trừng, buộc Lưu Trừng phải tháo chaỵ về nước chịu tội. Vua lại tiến lên Chi Lăng, tướng Phạm Cự Lượng đã chuẩn bị xong trận địa dùng kế trá hàng dụ nhử Hầu Nhân Bảo tiến vào Chi Lăng, phục binh tung ra diệt được đạo quân tiên phong của địch. Nguyên soái Hầu Nhân Bảo chết tại trận, hậu quân Chi Lăng rút chạy về nước. Thắng trận Chi Lăng, cả hai gọng kìm đã bị bẻ gãy, vua Lê Đại Hành lại tức tốc tiến về Tây Kết, tiêu diệt nốt đạo quân của Trần Khâm Tộ. Trần Khâm Tộ nghe tin hai đạo quân chủ lực bị đại bại nên chỉ lo việc rút chạy. Vua Lê tung quân truy kích diệt phá nửa đạo quân này, bắt sống hai tướng nhà Tống là Triệu Phụng Huân và Quách Quân Biện giải về Hoa Lư. Trước thất bại to lớn đó buộc vua Tống phải ra lệnh bãi binh và trút nỗi giận lên đầu bọn bại tướng. Quân dân Đại Cồ Việt dưới sự thống lĩnh của anh hùng Lê Hoàn đã toàn thắng. Đúng như lời tâu của nhà sư Vạn Hạnh với vua Lê Đại Hành trước ngày xuất quân: "bệ hạ thân chinh chuyến này chắc chỉ có ba bảy hai mốt ngày là toàn thắng". Quả đúng như vậy, chỉ trong chưa đầy một tháng quân Tống đã bị quét khỏi bờ cõi nước ta, nền độc lập dân tộc được giữ vững. Trên đây là diễn biến chiến dịch kháng chiến chống Tống (981), ở đây người viết không đi sâu vào từng chiến dịch cụ thể như: Bạch Đằng, Chi Lăng ... mà trên cơ sở tham khảo các tài liệu, nêu lên một cách khái quát về diễn biến của chiến dịch. Với thắng lợi to lớn đó Lê Hoàn đã hoàn thành sứ mệnh trước lịch sử dân tộc mà cả triều đình Hoa Lư và toàn dân trao gửi, với thắng lợi đó, tên tuổi của ông được đời đời ghi nhớ. Nhiều nhà sử học đã giành cho ông những trang viết, những lời lẽ tôn kính. Trong cuốn "Đại Việt sử ký toàn thư", bản kỷ, quyển 1, Ngô Sỹ Liên chép: "Vua nhân nội gian mà lấy được nước, đuổi giặc ngoài để yên dân, trong nước thanh bình, Bắc - Nam vô sự". [9,216]. Cũng sách này có ghi lời nhận xét của sử thần Lê Văn Hưu: ”Lê Đại Hành giết Đinh Điền, bắt Nguyễn Bặc, tóm Quân Bbiện , Phụng Huân dễ như lùa trẻ nhỏ, như sai nô lệ, chưa đầy vài năm mà bờ cõi bình yên, công đánh dẹp chiến thắng, dẫu là nhà Hán, nhà Đường cũng không hơn được" [9, 217, 218]. Sách"Danh tướng Việt Nam có ghi lời nhận xét của Phan Huy Chú trong"lịch triều hiến chương lợi trí" như sau: "vua phá Tống, bình Chiêm khiến cho cả Hoa Hạ và Man Di đều sợ hãi. Trung Quốc đã mấy lần sách phong khen ngợi vua, khiến cho tiếng tăm của vua trở nên lừng lẫy" [27,35]. Tại đền thờ của vua Lê Đại Hành ở làng Trung Lập, xã Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hoá còn lưu giữ hai câu đối: "Bị Bắc phấn sự uy chấn quang tự cổ Yên Nam khai thái tượng tác phúc lưu kim" Tạm dịch: "Dẹp giặc Bắc, nổi oai quân vang lừng từ thuở trước Yên nước Nam, để phúc lành sáng mãi đến ngày nay" Thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta, buộc vua Tống phải ra lệnh bãi binh, thừa nhận sự thất bại thảm hại của đạo quân bành trướng: "Vua Tống đã phải dồn căm giận lên đầu những viên bại tướng của Nhà Tống, Vương Soạn bị giết chết ở Ung Châu, Tôn Toàn Hưng bị chém bêu đầu ở chợ, Lưu Trừng thì hoảng sợ rồi ốm mà chết" [27, 34]. Thắng lợi cuộc kháng chiến chống Tống là thắng lợi chung của toàn dân tộc, Lê Hoàn là người đứng đầu, ý nghĩa lớn lao của cuộc kháng chiến là đánh bại nguy cơ xâm lược của nước ngoài, giữ vững nền độc lập và đem lại cho nhân dân ta niềm tự hào sâu sắc, lòng tin tưởng vững chắc ở sức mạnh và tiền đồ dân tộc. 2.2.2. Đánh bại quân Chiêm Thành giữ vững biên giới phía Nam. Đất nước qua cơn binh lửa, thanh bình chưa kịp hồi sinh nhà vua tưởng chỉ còn bắt tay xây dựng đất nước, củng cố quốc phòng thì Chiêm Thành vô cớ bắt giam xứ giả, cho quân đánh chiếm phía Nam nước ta, đất nước lại một phen binh lửa. Về vấn đề này hầu hết ghi chép trong các bộ sử đều rất ngắn, không cụ thể, chi tiết các chiến dịch, mà chỉ nhắc đến một cách khái quát, cùng với sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ lãnh thổ quốc gia, dân tộc của Lê Hoàn. Sách "Việt Nam sử lược" chép: ”Lúc vua Đại Hành lên ngôi có sai sứ sang Chiêm Thành bị vua nước ấy bắt giam sứ lại. Đến khi việc phá bắc đã yên, vua Đại Hành đem binh sang đánh báo thù. Quân vua Đại Hành sang chiếm giữ được kinh thành nước Chiêm và bắt được người, lấy được của rất nhiều. Từ đấy nước Chiêm Thành phải sang Triều cống nước ta" [13, 97]. "Đại Việt sử ký toàn thư", bản kỷ, quyển 1, chép: "Vua thân đi đánh Chiêm Thành thắng lợi, trước đó vua sai Từ Mục, Ngô Tử Canh sang sứ Chiêm Thành, bị người Chiêm bắt giữ, vua giận sai đóng chuyến thuyền, sửa binh khí, tự làm tướng đi đánh, chém Bế Mi Thuế tại trận. Chiêm Thành thua to, bắt sống được quân sỹ của chúng nhiều vô kể, cùng nhiều kỷ nữ trong cung trăm ngươì và một nhà sư người Thiên Trúc, lấy các đồ quý đem về, thu được vàng bạc của báu kể hàng vạn; san phẳng thành trì, phá huỷ tông miếu, vừa một năm thì trở về kinh sư." [9, 219]. ở một số tài liệu khác đều chép như vậy. Nhìn chung, họ đều cho rằng, từ khi lên ngôi hoàng đế Lê Đại Hành chú trọng đến kế sách ngoại giao với các nước trong khu vực nhất là với Chiêm Thành ở phía Nam, một bộ lạc kém về phong hoá, nhưng lại đành hanh và hung hãn, nhà vua đã cử Từ Mục và Ngô Tử Canh đi sứ nước Chiêm Thành nhưng đã bị vua Chiêm thành bắt giam sứ thần của nước ta. Lúc bấy giờ vì bận tập trung nhân lực, vật lực cho cuộc chiến tranh chống Tống nên Lê Hoàn "chịu nhún". Sau khi đại phá quân Tống thắng lợi, nhà vua sai đóng chiến thuyền, rèn sửa vũ khí, chuẩn bị đánh Chiêm Thành để rửa cái nhục sứ thần bị bắt giữ. "Vua nói đi hỏi tội Chiêm Thành và sửa các lỗi đành hanh và ngang ngược của chúng". Mùa xuân năm Nhâm Ngọ, Thiên Phúc năm thứ 3 (982), nhà vua khởi binh tự làm tướng đi đánh Chiêm Thành. Chiến thuyền của vua thuận theo chiều gió tiến thẳng vào kinh đô nước Chiêm, trước khí thế và sức mạnh của quân ta, quân Chiêm Thành bị thua to, ta bắt được rất nhiều tướng sỹ, kỷ nữ, thu được nhiều sản vật quý báu. Cuộc chinh phạt Chiêm Thành thắng lợi với thời gian vừa tròn một năm. Cũng năm ấy nhà vua lập thái hậu Dương Vân Nga làm Đại Thắng Minh Hoàng hậu. Đánh giá về sự nghiệp giữ nước của Lê Hoàn, sử thần Ngô Sỹ Liên nói: "Vua đánh đâu được đấy, chém vua Chiêm Thành để rửa cái nhục phiên di bắt giữ sứ thần, đánh lui quân Triệu Tống để bẻ cái mưu tất thắng của vua tôi bọn họ, có thể coi là bậc anh hùng nhất đời vậy" [9, 203]. Lê Hoàn - Lê Đại Hành hoàng đế lên ngôi chưa đầy 2 năm đã đánh thắng hai nước: Phía Bắc phá Tống, phía Nam bình Chiêm, ghi một mốc son bảo vệ độc lập và chủ quyền của nước Đại Cồ Việt ở thế kỷ X: "Từ đó đến nay đất nước rất yên, bầy tôi dâng tôn hiệu là Minh càn ứng vận thần vũ Thăng Bình chí nhân quảng hiểu hoàng đế" [9, 217]. Nếu xét riêng về quá trình "Nam tiến" để mở mang bờ cõi của đất nước thì đây là cuộc nam phạt đầu tiên trong lịch sử dựng nước của nhân dân ta. Vua Chiêm Thành từ đấy hàng năm phải triều cống và xưng thần. Nhiệm vụ hoàn thành, cương giới phía Bắc và phía Nam của tổ quốc được bảo vệ vững chắc. Điều đó tạo điều kiện cho nhà Tiền Lê đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước trong hoà bình. 2.3 Lê Hoàn với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. 2.3.1. Dẹp nội phản ổn định tình hình đất nước. Sự nghiệp của Lê Hoàn không chỉ chói lọi ở mặt giữ nước mà còn cả về mặt dựng nước. Đất nước đang ở buổi đầu của nền độc lập tự chủ, nhà nước trung ương tập quyền mới xây dựng, kinh tế, văn hoá chưa phát triển thì chính Lê Hoàn đã phát huy tài năng, sáng tạo của mình đáp ứng yêu cầu lịch sử dựng nước của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, dựng nước và giữ nước là hai nhiệm vụ chiến lược của lịch sử dân tộc Việt Nam. Sau khi quét sạch quân xâm lược ra khỏi đất nước, nhiệm vụ hàng đầu tiếp theo là khôi phục, ổn định và xây dựng đất nước. Quy luật phát triển lịch sử của dân tộc ta là độc lập dân tộc phải đi đôi với thống nhất đất nước. Lê Hoàn đã đẩy mạnh sự nghiệp thống nhất đất nước mà Đinh Tiên Hoàng gây dựng. Trước hết là thống nhất bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương, củng cố chế độ trung ương tập quyền. Nhà Lê đã cử các hoàng tử đi trấn trị các nơi nhất là những vùng xung yếu, tiếp tục giải quyết nạn cát cứ còn lại ở các vùng rừng núi, hang động nhằm tạo sự thống nhất đất nước. Chúng ta đều biết sau đêm trường Bắc thuộc, khi triều Đinh, Lê thiết lập thì vấn đề thống nhất đất nước, đoàn kết quốc gia là một điều kiện sống còn của đất nước. Với sự thiết lập của triều Đinh, nạn cát cứ chia xẻ đất nước của 12 sứ quân cơ bản được giải quyết. Đến triều Lê, trước khi Lê Hoàn lên ngôi một số nhân vật trong triều đình Hoa Lư như: Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp vì muốn duy trì dòng họ Đinh nên đã nghĩ đến việc tập hợp binh lính ở Thanh Hoá, rồi quay về Hoa Lư đánh giết Lê Hoàn, vì sợ Lê Hoàn lấy mất ngôi báu nhà Đinh. Thái hậu Dương Vân Nga nghe tin vô cùng lo sợ bèn truyền cho Lê Hoàn và các tướng vào nội cung và bảo rằng: "Bọn Bặc dấy binh khởi loạn làm kinh động nước nhà ta. Vua còn nhỏ yếu chưa kham nổi nhiều nạn, các ông nên liệu tính đi, chớ để tai hoạ về sau" Lê Hoàn tâu :"Thần ở chức phó vương nhiếp chính dù sống chết họa biến thế nào đều phải đảm đương trách nhiệm"[9, 210 - 211] . Thái hậu sai Lê Hoàn đi đánh Nguyễn Bặc, Đinh Điền, mặc dù Đinh Điền, Nguyễn Bặc là những người một thời gian lao trận mạc với Lê Hoàn trong sự nghiệp thống nhất nước nhà lập nên nhà Đinh. Song trong bối cảnh "quốc gia lắm nạn" trong thì Đinh Điền, Nguyễn Bặc nổi loạn, ngoài thì giặc Tống, Chiêm Thành đang lăm le xâm nhập vào bờ cõi. Để chuẩn bị đối phó với giặc ngoại xâm đòi hỏi toàn dân tộc phải đoàn kết một lòng. Trong bối cảnh đó không còn con đường nào khác là phải dẹp nội loạn để cố kết nhân tâm. Do đó Lê Hoàn đã đem quân đi trấn áp bọn Nguyễn Bặc, Đinh Điền. Đinh Điền, Nguyễn Bặc bị giết, Phạm Hạp phải bỏ chạy, nội loạn đã dẹp tan, từ đó tạo điều kiện để toàn dân tộc đoàn kết một lòng chống lại giặc ngoại xâm. Tháng 8 năm 980, Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế lập ra nhà Tiền Lê. Thuận theo lòng người và hợp lẽ trời. Lê Hoàn đã lãnh đạo toàn quân và dân ta nhanh chóng tiến hành đánh Tống, bình Chiêm giành thắng lợi. Nền độc lập dân tộc được giữ vững và từng bước được củng cố. Tuy vậy, sự chống đối của các tù trưởng miền núi ở các Man, các Động, các Châu vẫn là trở ngại trên con đường xây dựng một quốc gia thống nhất có thể đương đầu với những nguy cơ ngoại xâm thường trực đe dọa. Đánh dẹp, vỗ yên các tù trưởng miền núi có xu hướng chống đối, cát cứ lúc này là một vấn đề quan trọng mà Lê Hoàn phải giải quyết. Lê Hoàn tự thân làm tướng và nhiều lần đi đánh dẹp các động ở vùng rừng núi có xu hướng cát cứ. Về vấn đề này các bộ sử đều có nhắc đến, tuy nhiên sử cũ lại không cho biết thêm về những biện pháp vỗ yên Man dân của Lê Hoàn, mà chỉ nhắc đến khái quát. Nhưng chắc chắn bên cạnh những cuộc trấn áp ấy phải có những biện pháp vỗ về thu phục. Các bộ sử cũ đều nhắc đến công cuộc đánh dẹp nội phản để ổn định tình hình đất nước của Lê Hoàn. Sách "Việt Nam sử lược" (quyển 1) chép: "Bấy giờ thường hay có các động Mường và những người các châu, quận làm phản, vua Đại hành phải thân chinh đi đánh dẹp, bình được 49 động Hà Nam, (thuộc huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá) và dẹp yên những người phản nghịch ở các nơi" [14, 97]. Sách "Đại Việt ký toàn thư" (quyển 1) cũng đã nhiều lần nhắc đến vấn đề dẹp nội phản của Lê Hoàn ở các động có xu hướng cát cứ. Là một người đã từng đánh Bắc, dẹp Nam, tham gia dẹp loạn trong các cuộc nội chiến, Lê Hoàn khẳng định: Chia rẽ nội bộ, gây nội chiến là dẫn đến mất nước, do đó những châu, động có hành vi cát cứ, chống đối triều đình đều bị nghiêm trị. Năm Kỷ Sửu (989), Hưng Thống năm đầu, Dương Tiến Lộc được vua sai vào hai châu Hoan, Ái thu thuế, Tiến Lộc làm phản đem người hai châu này theo hàng Chiêm Thành, vua Chiêm sợ uy nước ta không giám nhận, vua Lê Đại Hành nghe tin đem quân đánh dẹp, bắt được Dương Tiến Lộc, người hai châu này đi theo Tiến Lộc đều bị giết rất nhiều. Năm Bính Thân (996), Ứng Thiên năm thứ 4, người ở bốn động: Đại, Phát, Đan, Ba quen thói xưng hùng làm phản, vua đem quân đánh dẹp được. Năm Kỷ Hợi (999), Ứng Thiên năm thứ 6, người miền núi Ái Châu nổi loạn, vua đem quân đi đánh ở Hà Động (Thạch Thành, Thanh Hoá ngày nay) thu được 49 động. Sau đó lại phá được giặc Nhật Tắc ở Định Biên (nay là tỉnh Cao Bằng). Năm Canh Tý (1000), Ứng Thiên năm thứ 7, người ở Châu Phong lại làm phản, bọn Trịnh Hàng, Đan Trường Ôn, vua xuống chiếu sai quân đi đánh dẹp, giặc tan chạy trốn vào núi Tản Viên. Năm Tân Sửu (1001), người dân tộc ở Man Cử Long (huyện Cẩm Thuỷ - Thanh Hoá ngày nay) nổi lên làm giặc, vua Lê Đại Hành đem quân đi đánh giặc, quân giặc trông thấy vua bèn dương cung bắn, thì mũi tên rơi, lại dương cung lên bắn lần nữa thì dây cung đứt, giặc khiếp sợ bèn rút lui, vua đi thuyết đuổi giặc vào đến cùng giang, giặc bầy thế trận hai bên bờ sông chống trả quyết liệt, tên bắn như mưa, quan quân bị hãm giữa sông, vua Đinh cũ là Vệ Vương Đinh Toàn bị tên độc bắn trúng chết ngay tại trận, vua đau sót kêu trời ba tiếng rồi thúc quân đánh tràn, giặc tan vỡ, bị quân triều đình giết chết rất nhiều, như vậy ngày từ buổi đầu Lê Hoàn đã sớm nhận thấy việc đoàn kết dân tộc, thống nhất quốc gia là bức thiết. Việc đánh dẹp các động, châu có xu hướng cát cứ là một việc làm đúng mang tầm vóc chiến lược của một bậc đế vương, một người đứng đầu bách tính, biết nhìn xa, trông rộng, việc làm mà trước kia Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng chưa đặt ra và chưa kịp đặt ra, vì các vương triều này tồn tại quá ngắn ngủi. Đến thời Lê Hoàn vấn đề này đã được đem ra giải quyết một cách cương quyết, triệt để, ta biết rằng đến các triều đại phong kiến Việt Nam tiếp sau đó, nạn cát cứ của các tù trưởng dân tộc thiểu số thường xuyên phải được trấn dẹp, Tiến sỹ thượng thư bộ Lễ Lê Thực, người soạn văn bia đền thờ Lê Hoàn đã ca ngợi công đức Lê Hoàn , làm cho: "Trong nước yên vui, dân tộc ít người quy thuận". Vấn đề đánh giặc nội phản ở các châu, động trong việc ổn định tình hình đất nước của Lê Hoàn chỉ là một vấn đề nhỏ bé trong cả sự nghiệp lớn lao của ông, nhưng lại vô cùng quan trọng. Bởi vì đó là một nhân tố quan trọng, cơ bản để đảm bảo cho sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Đất nước có thống nhất, đoàn kết từ trên xuống dưới thì mới có điều kiện để xây dựng và phát triển . 2.3.2. Tổ chức bộ máy chính quyền cai trị. Sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm, dẹp nội loạn trong nước, đất nước thanh bình, đó là điều kiện để Lê Hoàn nhanh chóng tổ chức một bộ máy chính quyền trong cả nước. Chúng ta đều biết, nhà nước Đại Cồ Việt thực sự xuất hiện vào năm Mậu Thìn (968), đứng đầu là vua Đinh Tiên Hoàng, hiệu là Đại thắng Minh Hoàng Đế, đóng đô ở Hoa Lư. Nhà nước này ra đời đã kế tục bộ máy quản lý quốc gia tự chủ từng trải qua thời kỳ tập dượt, thử thách, tôi luyện dưới thời các tiết độ sứ họ Khúc, họ Dương và thời quốc vương họ Ngô. Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp, là công cụ của giai cấp thống trị với danh nghĩa điều hoà quyền lợi các giai cấp, nhưng thực chất là nhằm bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị và đàn áp. trừng trị mọi thế lực chống đối lại nó, kể cả nội phản, hay ngoại xâm. Do đó nhà nước cần phải có một hệ thống tổ chức và những công cụ bạo lực, chính quyền, quân đội, nhà tù, pháp luật . Vậy, nhà nước Đại Cồ Việt của nhà Tiền Lê, tổ chức bộ máy chính quyền cai trị ra sao ? Vấn đề này từ trước đến nay trong các bộ sử cũ chép rất ít, nếu không nói là chưa đề cập tới. Còn các nhà nghiên cứu sử học của nước ta hiện nay cũng đã có nhiều cố gắng tìm tòi, khám phá nhưng chưa nhiều và còn nhiều vấn đề chưa thống nhất với nhau. Trên cơ sở tham khảo một số tài liệu, người viết xin được nêu lên một cách sơ lược về tổ chức bộ máy chính quyền thời Tiền Lê. Tháng 8 năm 980, Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế - tháng 3 năm 1005, ở ngôi 24 năm, trải qua ba lần đổi niên hiệu: Thiên Phúc (980 - 988), Hưng Thống (989 - 993), Ứng Thiên (994 - 1005). Lê Hoàn lên ngôi vẫn giữ tên nước là Đại Cồ Việt, kinh đô đặt tại Hoa Lư. Về mặt hành chính nhà nước: Cho xây dựng một bộ máy Nhà nước tập quyền thống nhất từ trung ương đến địa phương, có mô phỏng quan chế của nhà Tống (Trung Quốc). Ở trung ương: Đứng đầu là vua, bên cạnh vua là một số quan chức văn võ. Trong triều có các chức thái sư, thái uý, tổng quản, đô chỉ huy sứ. Hồng Kính làm thái sư, Phạm Cự Lượng làm thái uý, Đinh Thừa Chính làm nha nội Đô chỉ huy sứ. Ngoài ra còn có chức đại tổng quản trị quân dân, có quyền hành gần như Tể tướng do Từ Mục giữ. Đến năm 1006, Lê Long Đĩnh "đổi lại quan chế và triều phục cho các quan văn võ và tăng đạo theo đúng như nhà Tống" [9, 181]. Ở địa phương: Nếu như thời Đinh Tiên Hoàng chia cả nước làm 10 đạo thì đến nhà Tiền Lê chia nước thành các lộ,phủ, châu, hương, xã. Đứng đầu các lộ, phủ, châu là các chức quan An phủ sứ, tri phủ, tri châu. Các quan lại địa phương nắm giữ quyền hành pháp và tư pháp. Về tổ chức quân đội: đến năm 986, nhà Tiền Lê cho tuyển lính " thân quân"; cũng năm 986, ban hành chế độ "kiểm kê dân đinh" để nắm biết được số dân các hạng để nhà nước tổ chức cai trị. Trên cơ sở đó, nhà Lê cho tuyển chon trai tráng để sung vào quân ngũ. Những người sung vào quân ngũ đều thích lên trán ba chữ " thiên tử quân", lực lượng này tham gia bảo vệ kinh thành và hoàng cung. Năm 1002, lại lựa tuyển trong dân đinh lấy người khoẻ mạnh bổ sung vào các đội ngũ. Năm 2005, đặt chức Tứ sương quân phó chỉ huy sứ, giao cho Điện Tiền tướng quân Lý Công Uẩn. Như vậy, nhà Tiền Lê đã từng bước xây dựng được một hệ thống quân đội quốc gia. Về pháp luật: vấn đề này, từ trước đến nay có rất ít tài liệu nói tới, chúng ta không thể biết chi tiết được tình hình pháp luật ở thời kỳ này. Thông qua những hình thức, hình phạt trị tội những kẻ làm phản, mắc lỗi như : nấu vạc dầu, thả cho hổ xé, thiêu sống, dìm nước giam cầm chúng ta biết được phần nào tình hình pháp luật ở thời kỳ này. Trong cuốn "Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam" (tập I), nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 1960, trang 248 có ghi " Quan lại tả hữu có lỗi nhỏ cũng giết đi, hoặc đánh từ 100 đến 200 roi. Bọn quan giúp việc, ai hơi có việc gì làm phật ý cũng đánh từ 30 đến 50 roi, truất xuống làm gác cổng, khi nào hết giận lại gọi về cho làm chức cũ". Một số tài liệu cũng ghi, năm 1002, Lê Hoàn bắt đầu định luật lệ. Năm 1003, những người làm phản bị tội chém đầu. Đến thời vua Lê Long Đỉnh (1005-1009) nhà vua dùng nhiều hình phạt tàn ngược để giết người, như : thiêu người, lấy dao cùn dóc thịt người cho chết dần, giam người tù vào" thuỷ lao" để thuỷ triều dâng lên cho người tù chết sặc, bắt người phạm tội trèo lên cây rồi đốn cho cây đổ, đánh bằng gậy cho đến chết, dóc mía trên đầu sư. Qua đó, ta thấy các hình phạt ở thời kỳ này là hết sức tàn ngược, nhưng được nhà nước coi đó là công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc đấu tranh quân sự chống lại các thế lực chống đối cát cứ để duy trì và củng cố nhà nước tập quyền. Về quản lý nhà nước: Thông qua hệ thống tổ chức trên, nhà nước mở rộng quyền với tay đến các hương, xã, sách, động, thâu tóm quyền lực quản lý quốc gia vào bộ máy trung ương tập quyền. Việc nhà vua nhiều lần cầm quân đánh dẹp các châu động là một bằng chứng. Nhà nước còn tiến hành việc thu thuế, quản lý hộ khẩu, tuyển lựa các binh lính từ các hương, xã; nhà nước còn cắt cử quan lại về tận châu thu thuế. Trường hợp của quản giáp Tiến Lộc, được vua cử đi hai châu Hoan, Ái để thu thuế vào năm 989; là một ví dụ. Vua là người đứng đầu đất nước, có quyền hành tối cao và chăm lo cho bách tính về mọi mặt. Vua quản lý đất nước cùng với tầng lớp tăng quan, bên cạnh đó vua đã phong vương cho các con trai của mình và cử đi trấn trị các nơi, nhất là những nơi có vị trí quan trọng. Nguồn thu chủ yếu của nhà nước là thuế ruộng đánh đồng đều theo hộ khẩu ở mức độ nhẹ, thể hiện thái độ "khoan dung" của nhà nước. Đồng thời, nhà nước xác lập quyền sở hữu nhà nước tối cao về ruộng đất trên danh nghĩa, còn ruộng đất nói chung là vẫn thuộc về các công xã tự do và công xã lệ thuộc. Ở thời kỳ này, chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất chưa xuất hiện, có thể có chiếm hữu tư nhân, nhưng chưa phổ biến. Nhà nước đã với tay tới ruộng đất các địa phương, dùng quyền lực của mình cắt đất nhiều nơi để phong cấp, tuy nhiên về các loại ruộng thì chưa có tài liệu nào nói tới. Nhà Lê đã phong cấp đất cho các con trai mình, nhưng tất cả đều không phải là phong cấp vĩnh viễn. Người được phong chỉ có quyền quản lý và sử dụng, khi cần, nhà vua có thể thu hồi lại. Nhà Tiền Lê đã cho thu tô thuế, quản hộ khẩu ở hương xã, cắt cử quan lại về các châu thu tô thuế. Chính điều đó đã tạo điều kiện cho nhà nước tổ chức được một quân đội mạnh, huy động được lực lượng đông đảo cả người và của để tổ chức thắng lợi cuộc kháng chiến chống giặc Tống, giặc Xiêm xâm lược và sau đó bắt tay xây dựng đất nước vững mạnh. Tóm lại, nhà Lê đã từng bước tổ chức được bộ máy cai trị gồm các cấp từ trung ương đến địa phương và trong chừng mực nhất định đã quản lý phần lớn các vùng miền đất nước. Nối rõ hơn, nhà nước Đại Cồ Việt, đứng đầu là vua, với các quan văn võ đã biểu thị quyền lực của mình trên phạm vi cả nước thông qua hệ thống tổ chức ngày càng hoàn chỉnh bằng một biện pháp quản lý có hiệu lực thực sự. Trên con đường cũng cố và mở rộng, nhà nước đó. Về hình thức, có xu hướng phỏng theo mô hình nhà nư\ớc pkong kiến Trung Hoa (nhà Tống). 2.3.3 Xây dựng kinh tế, văn hoá. Một quốc gia độc lập phải có nền kinh tế độc lập, tự chủ, có bản sắc văn hoá riêng. Trong điều kiện độc lập và hoà bình, nền kinh tế dưới triều Lê được phục hồi và phát triển, văn hoá phong phú đa dạng. Về kinh tế: ngay từ buổi đầu, nhà nước đã thi hành chính sách " trọng nông". Để phát triển kinh tế nông nghiệp, nhà Tiền Lê đã tiến hành nạo vét một số kênh ngòi phục vụ tưới tiêu, thuỷ lợi. Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" (quyển 1) chép "Khi vua đi đánh Chiêm Thành, qua núi Đồng Cổ ( xã Đan Nê, huyện Thiệu Yên, Thanh Hoá) đến sông Bà Hoà (sông chảy qua xã Bà Hoà, sau đổi là xã Đồng Hoà nay thuộc huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá), đường núi hiểm trở khó đi, người, ngựa mõi mệt, đường biển thì sóng to khó đi lại, bèn sai người đào kênh. Đến đây làm song, thuyền bè đi lại đều được thuận tiện" [9, 219]. Năm 1003, Lê Hoàn cho đào vét kênh Đa Cái ở Nghệ An. Năm 1009, đào sông ở Châu Di (Thanh Hoá). Việc vét kênh, đào sông không chỉ nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp mà nó còn tạo nên một hệ thống giao thông quan trọng trong việc giao lưu, mở rộng và củng cố, bảo vệ biên cương phía Nam của tổ quốc. Bộ mặt giao thông phản ánh trình độ phát triển của xã hội. Về nông nghiệp: các bộ chính sử đều cho biết Lê Hoàn là ông vua đầu tiên ở nước ta tiến hành việc cày ruộng tịch điền " Mùa xuân, vua lần đầu cày ruộng tịch điền ở núi Đọi (nay thuộc tỉnh Hà Nam) được một hũ nhỏ vàng. Lại cày ở núi Bàn Hải, được một hũ nhỏ bạc, nhân đó đặt tên là ruộng Kim Ngân". [9,221]. Miêu tả cảnh cầy ruộng tịch điền của vua Lê Đại Hành, trong cuốn "Vua Lê Đại Hành" có đoạn chép: "Ngài cởi trần trùng trục, đóng khố bao để lộ nước da đồng hun và những bắp thịt nổi lên cuồn cuộn, đuôi khố vắt vẻo đằng sau, vòi khố ném bên này, tung bên kia theo nhịp bước chân tựa phất cờ. Con trâu mộng to kềnh, đít lồng bàn núng nính, tai lá mít vểnh lên và cặp sừng cánh ná nghênh ngang. Nó kéo cày băng băng, đất lật lên xếp mái,những tảng đất màu nâu thẫm, tươi ngon, tạo thành những luống cày thẳng tắp chẳng khác chăng dây...Dân chúng, trẻ dắt già,mẹ cõng con, chị nắm tay em... lũ lượt kéo đến núi Đọi đông như nước chảy..."[17;229-230]. Ngày nay, trong mỗi dịp lễ hội tại đền thờ Lê Hoàn ở làng Trung Lập, Thọ Xuân, Thanh Hoá mùa xuân hàng năm vẫn có nghi thức làm lễ cày ruộng tịch điền. Công thương nghiệp: được phục hồi và phát triển. Trong thủ công nghiệp, có các ngành: dệt, đúc kim loại, đồ gốm.... sự kiện năm 985, Lê Hoàn đã dùng tới một vạn tấm lụa trắng trong nghi lễ ngoại giao với nhà Tống, điều đó chứng tỏ sự phục hồi và phát triển các nghề tiểu thủ công cổ truyền.Trong thương nghiệp, nhà nước dã bỏ hẳn tiền cũ của các đời vua Trung Quốc. Nhà Tiền Lê cho đúc tiền Thiên Phúc (năm 984) để lưu thông trên thị trường. Một số trung tâm thương nghiệp tương đói rộng lớn đã hình thành, như: Trường Yên (kinh đô Hoa Lư), Long Biên... Các chính sách kinh tế tích cực đó đã góp phần phục hồi nhanh chóng và bước đầu phát triển các ngành kinh tế, tạo cơ sở vững mạnh cho nhà nước độc lập. Về văn hoá tư tưởng: Đất nước độc lập tự chủ đã phục hồi và phát triển nền văn hoá dân gian mang tính chất cởi mở và thượng võ. Những nghệ nhân như :Dương thị Như Ngọc, Phạm Thị Trân... được phong chức "ưu bà" dạy binh lính múa hát. Sách "Đại Việt sử ký toàn thư", bản kỷ, quyển 1, chép: "Mùa thu, tháng 7, ngày rằm là ngày sinh của vua, sai người làm thuyền ở giữa sông, lấy tre làm núi giả đặt trên thuyền, gọi là Nam Sơn, rồi bày lễ vui đua thuyền, về sau thành thường lệ".[9,219]. Như vậy, qua lời chép của sử thần Ngô Sĩ Liên, ta có thể thấy Lê Đại Hành là ông vua đầu tiên đã có thú chơi non bộ.Cùng đó, ông cho bầy cuộc đua thuyền trên sông. Như thế đến đòi vua Lê Đại Hành môn đua thuyền ở Việt Nam mới được tổ chức thành nghi thức và trở thành môn thi truyền thống của dân tộc ta. Đồng thời, cũng được xem là nghi thức quốc gia khi tiếp sứ nước ngoài. Đua thuyền là một môn văn hoá thể thao đầy tinh thần thượng võ, đồng thời vua cũng ngầm khoe sức mạnh của thuỷ quân nước ta với sứ thần các nước trong khu vực. Truyền thuyết còn kể rằng: Một lần Lê Đại Hành tiếp sứ nhà Tống để nhận chiếu thư, khi bày tiệc tiếp đãi sứ thần, vua cho bày toàn thịt gỏi (thịt cá còn sống) các sứ thần sợ hãi không dám ăn, rồi lại tự thân múa hát, mời các sứ thần ăn trầu.Vì nghi lễ trong ngoại giao, các sứ thần nhà Tống đành phải theo phong tục nước ta. Người Trung Hoa xưa không có tục nhuộm răng đen, ăn trầu như người Giao Châu, lúc bấy giờ người ở nước ta không còn sợ uy của người Tống nữa nên trong dân gian mới có câu: "Thà cho thịt nát xương tan. Cớ chi phải chịu một đàn trắng răng". Nhà Tiền Lê đã chú trọng đến việc kén chọn hiền tài. Các nhà sư giỏi văn học, như sư Pháp Thuận, sư Ngô Chân Lưu được cử đón tiếp sứ Tống. Ở thời kỳ này thông qua việc triều đình chăm chút đội ngũ tăng quan, những trọng trách quan trọng trong triều đều do các nhà sư đảm nhiệm, những việc hệ trọng vua thường đến thỉnh cầu ý kiến của các nhà sư. Ta thấy thời kỳ này đạo Phật rất thịnh hành, Phật giáo được xem là "quốc giáo" của nhà Tiền Lê, không những trong cung đình Hoa Lư mà trong cả đời sống tinh thần của các tầng lớp dân lao động nghèo khổ. Dòng Phật giáo dân gian suốt hơn 10 thế kỷ Bắc thuộc đã góp vai trò như một bước tường thành, ngăn cản sự đồng hoá của chính quyền độ hộ, đến thời kỳ này đã nhập thế, phát huy vai trò trong đời sống chính trị. Như vậy, ở thời kỳ này đã có sự nở rộ văn hoá mang hình thức dân tộc và dân gian rất rõ. 2.3.4. Trong quan hệ bang giao. Quan điểm xuyên suốt của nhà Tiền Lê trong quan hệ với các nước lân bang, đó là đẩy mạnh nền ngoại giao độc lập, tự chủ, đề cao quốc thể. Vua thực hiện chính sách mềm dẻo nhưng cương quyết. Dù trong điều kiện nào cũng phải bảo vệ quốc thể và danh dự của dân tộc. Ngay sau khi chinh phạt Chiêm Thành thắng lợi trở về, vua Lê Đại Hành chủ trương thông hiếu với nhà tống, vua nói "Kết thân với hùm, sói là một điều ngu dại, tin vào bằng hữu và bụng dạ ngay thật của hùm sói là việc làm còn ngu dại hơn. Nhưng ta không nên chọc giận hùm sói mà làm chi, xua đuổi hùm sói quyết không nên xua đuổi đến cùng đường, mỗi năm một vài lần ta ném cho hùm sói khúc xương, miếng thịt để chúng ở yên mà không quấy rầy ta thì chẳng phương hại chi, nhược bằng hùm sói không chịu nằm yên, nhất định nhảy vào nhà ta để tác yêu, tác quái thì cả nhà không phân biệt già trẻ, lớn bé phải lấy hết tính mạng ra mà bẻ nanh vuốt của chúng". (dẫn lại của Lê Xuân Kỳ - Hoàng Hùng) [15; 51 ]. Năm Quý Mùi, Thiên Phúc năm thứ 4 (983), Vua sai sứ sang nhà Tống, đây là đoàn sứ bộ đầu tiên của nước ta sang nước Tống, sau chiến thắng mùa xuân năm 981. Ba năm sau, năm Bính Tuất, Thiên Phúc thứ 7 (986) , Tống Ung Hy năm thứ 3, nhà Tống sai sứ là Lý Nhược Chuyết và Quốc tử giám Lý Giác sang phong vua là An Nam đô hộ Tĩnh hải quân tiết độ sứ Kinh triệu quận hầu. Khi tiếp sứ nhà vua cho bày đồ quý ở sân điện để khoe sự giàu có, đồng thời tiếp đãi sứ thần rất nồng hậu, lại đem hai bại tướng mà ta bắt được là Quách Quân Biện và Triệu Phụng Huân cùng với nhiều quân sĩ bị bắt trong chiến tranh mùa xuân năm 981, trao trả cho nhà Tống. Khâm phục đức tính đầy nghĩa khí của vua Lê Đại Hành,năm sau, Đinh Hợi Thiên Phúc năm thứ 8 (987), Tống Ung Hy năm thứ 4, nhà Tống lại sai sứ sang nước ta, nhưng vua Lê Đại Hành không những là người giỏi dùng binh mà lại còn khéo dụng nhân, biết Lý Giác là người ham thích văn chương, ông cho Pháp sư Đỗ Thuận giả làm người qua sông đón sứ, lúc ấy nhân thấy hai con ngỗng đang bơi trước mặt, Lý Giác cảm hứng ngâm hai câu thơ: "Nga nga lưỡng nga ngả Ngưỡng diện hướngthiên nha" (Ngỗng ngỗng hai con ngỗng Ngửa mặt nhìn chân trời). Pháp sư Đỗ Thuận đang chèo thuyền bèn theo vần mà làm tiếp hai câu nối. "Bạch mao phô lục thuỷ Hồng trạo bãi thanh ba" (Nước xanh phô lông trắng Chèo hồng sống xanh bơi) Lý Giác lấy làm lạ, Đại Cồ Việt lắm nhân tài, ngay đến người chèo đò trên sông cũng giỏi văn chương, bởi vậy, về đến sứ quán bèn làm thơ gửi tặng pháp sư. Nội dung bài thơ như sau: "Hạnh ngộ minh thì tán thịnh du Nhất thân nhị độ sứ Giao Châu Đông Đô lưỡng biệt tâm lưu luyến Nam Việt thiên trùng vọng vị hưu Mã đạp yên vân xuyên lãng thạch Xa từ thanh chướng phiếm trường lưu Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu Khê đàn ba tỉnh kiến thiềm thu" (May gặp thời binh được giúp mưu Một mình hai lượt sứ Giao Châu Đông Đô mấy độ còn lưu luyến Nam Việt nghìn trùng vẫn ước cầu Ngựa vượt khói mây xuyên đá chởm Xe qua rừng biếc vượt dòng sâu Ngoài trời lại có trời soi nữa Sóng lặng khe dầm bóng nguyệt thâu) [9, 221 - 222] Pháp sư đem bài thơ này dâng lên vua Lê Đại Hành, nhà vua cho gọi sư Ngô Khuông Việt đến xem, nhà sư Khuông Việt nói "Thơ này tôn bệ hạ không khác gì vua Tống" Nhà vua khen ngợi và tặng cho rất hậu, khi Lý Giáp từ biệt ra về nhà sư đã sai sư Ngô Khuông Việt làm bài hát để tiễn, lời rằng: "Tường quang phong hảo cẩm phàm trương Giao vọng thần tiên phục đế hương Vạn trùng sơn thuỷ thiệp thương lang Cửu thiên quy lộ trường Tình thảm thiết Đối ly trường Phan luyến sứ tinh lang Nguyên tương thâm uý vị biên cương Phân minh tống ngã hoàng" (Trời đẹp gió lành cánh buồm giương Xa ngóng thần tiên lại đế hương Vượt sóng xanh muôn trùng non nước Về phương trời đường trường Tình thắm thiết Chén ly biệt Vin xe sứ vấn vương Xin đem thâm ý vì biên giới Tâu vua thật tỏ tường) [9, 222] Bài ca vừa chan chứa tình cảm thắm thiết đối với sứ giải nhà Tống vừa thể hiện niềm mong ước về một mối quan hệ băng giao tốt đẹp giữa hai nước. Năm 990, nhà Tống sai Tả chính ngôn là Tống Cảo, Hữu chính ngôn là Vương Thế Tắc mang chế sách sang phong thêm cho vua hai chữ "đặc tiến". Vua sai nha nội chỉ huy sứ là Đinh Thừa Chính đem 9 chiếc thuyến dẫn 300 người đến quân Thái Bình đón (quân là đơn vị hành chính đầu đời Tống), theo cửa biển mà vào, nửa tháng đến sông Bạch Đằng, theo nước thuỷ triều mà đi. Mùa thu, tháng 9, đến trạm Nại Chinh ở Trường Châu. Vua ra ngoài thành để đón, bầy thuỷ quân và chiến cụ để khoe, vua cầm cương ngựa cùng đi với sứ thần, đến cửa Minh Đức vua bê chế thư để lên trên diện,không lạy, nói dối là năm vừa rồi đi đánh quân giặc Man bị ngã ngựa đau chân. Cảo và Tắc tin là thật. Sau đó bày yến tiệc thết đãi. Vua bảo Cảo rằng: "Sau này có quốc thư thì nên cho giao nhận ở đầu địa giới, khỏi phiền sứ thần đến tận đây nữa." Cảo về tâu, vua Tống bằng lòng. Đối với Chiêm Thành, một nước láng giềng nhỏ năm ở phía Nam, phong hoá lạc hậu, sau trận trừng phạt năm Nhâm Ngọ (982) nhà Lê thực hiện sách lược "Tiên phát chế nhân" (đánh trước để khống chế) nước Chiêm hàng phục, xin cống nạp. Bấy giờ nhiều người Chiêm Thành sợ uy của vua đã bỏ nước mà theo ta. Năm Bính Tuất (986) Bồ La At đem 100 người xin theo. Trước đó , hơn 360 người bỏ nước Chiêm, vượt biển từ châu Địa Lý ra Ái Châu xin cư trú, sau này vua Lê Đại Hành cấp cho lương thảo tiền bạc trả về châu Ô - Lý để làm ăn. Có một lần vua Chiêm Thành sai Chế Đông sang tiến cống sản vật địa phương, vua trách là thất lễ không nhận cống vật và đuổi về, vua Chiêm rất sợ hãi phải sai cháu là Chế Cái sang chầu hầu. Đối với Chiêm Thành Lê Đại Hành dùng cả ân, lẫn uy, từng bước chinh phục đồng hoá với người Việt, và chính ông cũng là người mở đường đặt nền móng đầu tin để các triều đại sau này đi mở cõi về phương Nam. Như vậy, nhà Tiền Lê đã thi hành một chính sách ngoại giao mềm dẻo trên nguyên tắc bảo vệ độc lập tự chủ của dân tộc, thể hiện ở việc nhà nước kiên quyết, tích cực và chủ động tổ chức kháng chiến, đập tan các cuộc xâm lược của ngoại bang, giặc Tống ở phía bắc và Chiêm Thành ở phía nam. Kết quả của hoạt động ngoại giao tích cực đó là đất nước được độc lập, hoà bình để xây dựng và phát triển, đưa Đại Cồ Việt lên hàng một quốc gia có vị trí quan trọng trong khu vực. C - KẾT LUẬN. Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, lên 6 tuổi Lê Hoàn đã mồ côi cả cha, lẫn mẹ, phải đi làm con nuôi cho nhà người, lớn lên theo Nam Việt Vương Đinh Liễn, từ một người lính tự thân học hỏi, rèn luyện, ngoài 20 tuổi ông đã trở thành một viên tướng dũng lược, tài ba, chỉ huy hai ngàn quân sỹ. Mười năm sau khi ông tròn 30 tuổi đã là viên quan đầu triều, thống soái chỉ huy quân đội cả nước. Do biến cố lịch sử và tài năng kiệt xuất của mình, Lê Hoàn đã được Thái hậu Dương Vân Nga cùng các tướng sỹ trong tập thể triều đình Hoa Lư, tôn ông lên ngôi Hoàng đế. Vua Lê Đại hành ở ngôi 24 năm, 3 lần đổi niên hiệu, Thiên Phúc 980 - 989, Hưng Thống 989 - 993, Ưng Thiên 994 - 1005, vua có 5 Hoàng hậu, 11 Hoàng tử và 1 người con nuôi. Cuộc đời Lê Hoàn hiến dâng cho đất nước là một cuộc đời mãnh liệt, kết tinh tất cả những vinh quang của thời đại lúc bấy giờ. Lê Hoàn có công lao to lớn trong sự nghiệp chống ngoại xâm, thống nhất quốc gia và tổ chức nề nếp quốc gia trong những ngày đầu xây dựng. Những chiến công hiển hách, những thành quả rực rỡ khẳng định vị trí lớn lao và vinh dự của Lê Hoàn trong lịch sử. Qua tìm hiểu quê hương, thân thế và sự nghiệp của danh nhân lịch sử Lê Hoàn, chúng ta hiểu được hoàn cảnh xuất thân của ông, quê hương ông mà lâu nay trên nhiều tài liệu có ghi khác nhau. Cũng qua việc tìm hiểu đó chúng ta hiểu rõ hơn sự nghiệp vẻ vang trên nhiều lĩnh vực của ông: phá Tống, bình Chiêm, xây dựng phát và triển đất nước trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, ngoại giao... ở mặt nào cũng đạt thành tựu rực rỡ. Cùng với dân tộc, Lê Hoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bản lề thế kỷ X, mở ra một thời đại mới, đưa dân tộc ta lên một chặng đường vẻ vang, huy hoàng hơn. Năm 1005, sau khi Lê Hoàn mất, nhân dân trong làng đã lập miếu thờ ông ngay trên mảnh đất xưa kia mẹ ông đã từng sinh sống. Đến đầu thời lý, Lý Thái Tổ đã cho xây dựng đền thờ vua Lê Đại Hành theo hình chữ Công. Trãi qua nhiều biến cố, thăng trầm của lịch sử, nhưng ngôi đền vẫn hiên ngang thách thức với thời gian, nó như một dấu son vĩnh hằng trong dòng chảy văn hoá Việt Nam và hàng năm cứ vào tháng 3 là dân làng Trung Lập lại náo nức, nhộn nhịp tổ chức lễ hội Lê Hoàn để tưởng nhớ công đức của ông. Những phong tục cổ truyền từ xa xưa lại được sống dậy, tục nung bánh trưng, tục cày ruộng tịch điền, tục tiến cốm, tục đi săn, tục xôi nén, bánh lá răng bừa, tục kiêng khem. Tại đền thờ Lê Hoàn ngày nay còn lưu giữ nhiều những di tích, chiến tích có giá trị lịch sử lớn, như văn bia, đạo chỉ, sắc phong, bia đá quý do nhà Tống tặng và nhiều câu đối. Chấp hành đường lối của Đảng và Nhà nước, công tác bảo tồn, bảo tàng trong tỉnh nhà đã được đẩy mạnh. Sở Văn hoá và thông tin Thanh Hoá cùng địa phương đã hoạch định khu vực bảo vệ di tích. Đảng và chính quyền, nhân dân địa phương luôn quan tâm bảo vệ di tích Lê Hoàn. Đền thờ Lê Hoàn và những dấu tích trên quê hương vị anh hùng thực sự trở thành di sản văn hoá quý báu của cả nước, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương Thanh Hoá. Ngày 17/4/1981 đền thờ vua Lê Đại Hành đã được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Tóm lại, nghiên cứu về quê hương, thân thế và sự nghiệp Lê Hoàn, một mặt chúng ta thực hiện quan điểm lịch sử "ôn cố nhi tri tân" chúng ta ôn lại một trang sử chói lọi, đẹp đẽ của một con người vốn là tầng lớp nhân dân lao động nghèo khổ nhất, từ địa vị thấp hèn của xã hội đã biết hoà mình trong nhân dân tự học hỏi, tự rèn luyện, được nhân dân nuôi dưỡng, đùm bọc mà làm nên sự nghiệp lớn lao cứu nước, cứu dân, xây dựng đất nước vững mạnh. Từ đó thế hệ trẻ có thể soi vào tấm gương ông, nỗ lực phấn đấu hết mình đem tài năng, sức lực cống hiến cho nhân dân trở thành người có ích cho xã hội, việc tìm hiểu này cũng góp phần nhỏ bé vào việc giáo dục và phát huy truyền thống oanh liệt, quật cường của dân tộc, của tổ tiên anh hùng đối với các thế hệ trẻ hôm nay và mãi mãi mai sau. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1, Đào Duy Anh (1994): "Đất nước Việt Nam qua các đời". Nhà xuất bản Thuận Hoá, Huế. 2, Ban Nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá (1994): "Lịch sử Thanh Hoá (Tập 2), từ thế kỷ I đến thế kỷ XV".Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội. 3, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Thọ Xuân (2000): "Lịch sử Đảng bộ huyện Thọ Xuân", tập 1. Nhà xuất bản Thanh Hoá. 4, Lê Ngô Cát: "Đại Nam quốc sử diễn ca" 5, Phan Huy Chú (1992): "Lịch triều hiến chương loại chí" tập1. 6, Quỳnh Cư - Đỗ Đức Hùng (1984): "Các triều đại Việt Nam". Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội. 7. Đỗ Viết Chừng (1984): "Lê Hoàn - Quê hương - Thân Thế - Sự nghiệp". Uỷ ban nhân dân huyện Thọ Xuân. 8, Trần Bá Chí (2003): "Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (980 - 981)". Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội. 9, "Đại Việt sử ký toàn thư (4 tập) Cao Huy Du phiên dịch, Đào Duy Anh hiệu đính chú giải và khảo chứng" (1972). Tập 1(in lần 2, có sửa chữa). Nhà xuất bản Khoa học xã hội - Hà Nội. 10, "Địa chí huyện Thọ Xuân" (2005) Huyện uỷ - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân huyện Thọ Xuân. 11, Nguyễn Thế Gia (1982). "Kinh đô cũ Hoa Lư" Nhà xuất bản Văn hoá, Hà Nội. 12, Ứng Hoè - Nguyễn Văn Tố (1997): "Đại Nam dật sử - sử ta so với sử tầu". Hội Khoa học lịch sư Việt Nam - Hà Nội. 13. "Kỷ yếu hội thảo khoa học về danh nhân lịch sử Lê Hoàn nhân kỷ niệm 1000 năm kháng chiến chống quân Tống xâm lược". Viện sử học, Hà Nội. 1981. 14. Trần Trọng Kim (2000): "Việt Nam Sử lược". Quyển 1. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh. 15. Lê Xuân Kỳ - Hoàng Hùng (Sưu tầm biên soạn và tuyển chọn) (2003). "Vua Lê Đại Hành và quê hương làng Trung Lập". Nhà xuất bản Thanh Hoá. 16. Đinh Xuân Lâm - Trương Hữu Quýnh (2005) "từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam" Nhà xuát bản Giáo dục. 17. Hoàng Tuấn Phổ (1982) " Vua Lê Đại Hành" (truyện lịch sử). Nhà xuất bản Thanh Hoá. 18, Quốc sử quán triều Nguyễn (1992) "Đại Nam nhất thống trí", tập 2. Nhà xuất bản Thuận Hoá. 19, Quốc sử quán triều Nguyễn (1998): " Khâm định Việt sử thông giám cương mục" Tập 1. Nhà xuất bản Giáo dục. 20, Vũ Quỳnh (1993): "Tân đính lĩnh Nam chích quái"Nhà xuất bản Giáo dục Khoa học xã hội, Hà Nội. 21, Lê Tắc "An nam chỉ lược" Nhà xuất bản Thuận Hoá 22. Trường Đại học Pháp lý Hà Nội - bộ môn lịch sử Nhà nước và pháp luật, Tập bài giảng (1991) "Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX", Hà Nội. 23, Trương Đình Tưởng (1998): "Những nhân vật lịch sử thời Đinh Lê" Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 24, "Thơ Văn Lý - Trần": (tập thể biên dịch ở Viện Văn Học). Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1997. 25, Trung Tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia, Viện nghiên cứu Hán nôm (1997) "đại việt sử ký tiền biên". Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội. 26, Tác giả Khuyết Danh đời trần thế kỷ XIV (1960) "Việt sử lược" Trần Quốc Vượng biên dịch và chú giải. Nhà xuất bản Văn - Sử - Địa, Hà Nội. 27, Nguyễn Khắc Thuần (1997): "Danh tướng Việt Nam" Tập 1. Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội. 28. Nguyễn Khắc Thuần (2000): "Việt sử giai thoại" tập 1 (Tái bản lần thứ 5) Nhà xuất bản giáo dục. 29. Ngô Thời Sĩ :"Việt sử tiêu án" bản dịch của hội liên lạc nghiên cứu văn hoá Châu Á, Nhà xuất bản Thanh niên. 30. Giang Hà Vỵ - Viết Linh (1986): "Thập Đạo tướng quân Lê Hoàn" (Truyện lịch sử) Nhà xuất bản quân đội nhân dân, Hà Nội. 31. Một số báo chí, tạp chí, văn bia, địa bạ, sắc phong, chuyện kể diễn văn dịp lễ hội. MỤC LỤC Trang A - MỞ ĐẦU: 1 1- Lý do chọn đề tài: 1 2- Lịch sử vấn đề: 2 3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3 4- Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu. 4 5- Đóng góp của khoá luận. 4 6- Cấu trúc của khoá luận. 4 B- NỘI DUNG: 5 Chương 1:Quê hương và thân thế danh nhận lịch sử Lê Hoàn. 5 1.1. Làng Trung Lập - Quê hương danh nhân lịch sử Lê Hoàn. 5 1.1.1. Khái quát địa danh làng Trung Lập. 5 1.1.2. Một số cứ liệu về quê hương Lê Hoàn. 8 1.1.2.1. Quê hương Lê Hoàn qua tư liệu gốc. 8 1.1.2.2. Quê hương Lê Hoàn qua những di tích, chứng tích. 10 1.2. Thân thế danh nhân lịch sử Lê Hoàn. 21 1.2.1. Gia đình. 22 1.2.2. Bản thân danh nhân lịch sử Lê Hoàn. 28 Chương 2: Đóng góp của Lê Hoàn trong lịch sử dân tộc. 32 2.1. Sự kiện Lê Hoàn lên ngôi Vua (980). 32 2.2. Lê Hoàn với công cuộc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ lãnh thổ. 42 2.2.1. Lê Hoàn trong sự nghiệp chống quânTống xâm lược ở phía Bắc. 42 2.2.2. Lê Hoàn trong sự nghiệp đánh bại quân Chiêm Thành, giữ vững biên giới phía Nam. 47 2.3. Lê Hoàn với sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước. 49 2.3.1. Dẹp nội phán, ổn định tình hình trong nước. 49 2.3.2. Tổ chức bộ máy chính quyền cai trị. 53 2.3.3. Xây dựng kinh tế - văn hoá. 57 2.3.4. Trong quan hệ bang giao. 60 C - KẾT LUẬN: 65 Tài liệu tham khảo và phụ lục. 68 LỜI CẢM Ơ N Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Lịch sử, đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo , Th.S. Hồ Sỹ Huỳ, đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng, song bước đầu làm quen với công việc nghiên cứu khoa học cho nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo trong khoa cùng toàn thể các bạn sinh viên. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Trương Thị Nết PHỤ LỤC Nền sinh thánh Đĩa đá vua Tống tặng vua Lê Đại Hành Lăng mẫu hậu Lăng Hoàng Khảo Bia đá tại đền thờ Lê Hoàn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu quê hương, thân thế và sự nghiệp Lê Hoàn.doc