MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn để tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và phạm vi của để tài
3. Đối tượng, nhiệm vụ, đóng góp của để tài
4. Nguồn tư liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
5. Bố cục của khóa luận
CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ NHỮNG CHÍNH SÁCH CỦA TRIỀU TỰ ĐỨC ĐỐI VỚI THỦ CÔNG NGHIỆP
1.1 Bối cảnh lịch sử
1.1.1 Bối cảnh quốc tế
1.1.2 Bối cảnh trong nước
1.2 Những chính sách của triều đình Tự Đức đối với thủ công nghiệp
1.2.1 Chế độ công tượng
1.2.2 Chính sách thuế biệt nạp
1.2.3 Những chính sách khác
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỦ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM DƯỚI THỜI TỰ ĐỨC (1848-1883)
2.1 Thủ công nghiệp nhà nước
2.1.1 Công xưởng đúc tiền
2.1.2 Công xưởng chế tạo vũ khí
2.1.3 Công xưởng đóng thuyền
2.1.4 Các công xưởng sản xuất đồ tiêu dùng
2.2 Thủ công nghiệp dân gian
2.2.1 Nghề gốm
2.2.2 Nghề dệt vải
2.2.3 Nghề dệt chiếu, cói
2.2.4 Nghề rèn
PHẦN KẾT LUẬN
1. Đặc điểm của thủ công nghiệp Việt Nam dưới thời Tự Đức
2. Thành tựu và hạn chế của hoạt động thủ công nghiệp
3. Bài học kinh nghiệm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
57 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1884 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tình hình thủ cổng nghiệp Việt Nam dưới thời Tự Đức (1848-1883), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quả gọi là “đạn chấn địa lôi”. Hiệp quản Lê Văn Lễ coi làm việc này được thưởng áo quần tiền bạc [17;234].
Mẫu mã các loại vũ khí phần lớn theo các loại đã sản xuất từ trước ở trong nước. Nhưng lúc này các nhà chế tạo đã cố gắng học tập sản xuất được một số vũ khí theo mẫu của nước ngoài như súng “phục ba tướng quân” của nhà Thanh (1879), súng máy của Pháp (1859), súng máy của Hoa Kỳ và của Đức (1883) [17;261] và súng trường kiểu năm 1874 của Pháp.
Về kỹ thuật chế tạo vũ khí, cho đến nay sử sách đương thời để lại đã cho chúng ta biết một cách khái quát về trình độ khoa học, kỹ thuật chế tạo vũ khí ở nước ta nửa cuối thế kỉ XIX là trình độ phổ thông dựa vào kinh nghiệm của nhân dân và những kiến thức về chế tạo vũ khí kiểu thời trung cổ là chủ yếu. Tuy nhiên cũng với nguồn tài liệu kể trên, chúng ta cũng thấy rõ được tinh thần ham học hỏi, tự lực tự cường, thông minh sáng tạo, vươn lên nắm và sử dụng tri thức hiện đại, tiên tiến của thợ thủ công, lính thợ, nghĩa quân nước ta hội ấy. Một số sự kiện sau đây chứng tỏ điều đó: năm 1858, ta đã chế được xe “Lại bằng thủy hỏa kí tế” (dùng sức nước quay máy để dã lượng thuốc súng) [112;422]. Năm 1859, tượng mục Vũ khố là Hoàng Văn Hiến đã chỉ đạo việc chế tạo súng đồng với từng đoạn nối theo ren xoắy chôn ốc thành công được khen thưởng. Mỗi cỗ súng gồm 3-4 đoạn nối vào nhau, đường kính nòng súng 2 tấc 3 phân dài 7 thước.
Việc chế tạo vũ khí, phản ánh và gắn chặt với trình độ và điều kiện kinh tế. Phải đặt những thành tựu của việc chế tạo vũ khí vào hoàn cảnh nước ta lúc bây giờ đó là khủng hoảng kinh tế-chính trị xã hội, là thiên tai địch họa liên miêm, tài chính suy kiệt, kiến thức, kỹ thuật của người thợ còn rất hạn chế, công cụ thô sơ và cơ sở sản xuất vũ khí lạc hậu, nghèo nàn với thấy hết giá trị của những thành tựu đó. Nó chứng tỏ lòng yêu nước sự nỗ lực lớn lao, trí thông minh sáng tạo, khả năng tiếp thu kỹ thuật tiên tiến của những người thợ đương thời.
Công xưởng đóng thuyền
Các công xưởng đóng thuyền thời Nguyễn cùng với các công xưởng đúc tiền, chế tạo vũ khí là những công xưởng lớn được nhà nước đầu tư nhiều vốn, trưng tập đông thợ, hoạt động thường xuyên và tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu các mặt của triều đình. Công xưởng đóng thuyền trực tiếp dưới quyền quản lý của Doanh Thiện Ty được tổ chức theo các cục thợ chuyên môn. Có hai cục thợ chuyên môn là Kiên Chu và Thiện Chu. Ngoài thợ của hai cục này trong quá trình thi công còn có sự tham gia của các sắc thợ khác. Tại kinh đô Huế và Gia Định nhà nước thiết lập các xưởng đóng thuyền lớn, rải rác tại các điểm tiện lợi dọc bờ sông hay làng ven biển cũng có những xưởng đóng sửa tàu thuyền được xây dựng với quy mô vừa và nhỏ để chế tạo các loại thuyền vận tải thông dụng. Thợ làm trong các công xưởng được tuyển mộ theo chế độ công tượng, tổ chức chặt chẽ như ngạch binh và nhiều khi để phục vụ cho công việc đóng sửa tàu thuyền, nhà nước tổ chức các đội khai thác nguyên vật liệu trong đó có sử dụng cả binh lính. Lưc lượng chịu trách nhiệm chính trong khâu kĩ thuật là hai cục thợ Kiên Chu và Thiện Chu nhưng lực lượng lao động trên công trường khi đóng sửa thường được huy động rất đông bao gồm sắc thợ và binh lính. Các tỉnh thành không những cung cấp nhân công mà còn cung ứng các vật liệu cho nhu cầu của kinh đô.
Công việc sản xuất của các công xưởng đóng thuyền mang nặng tính quản lý tập trung bao cấp bao tiêu, khuôn mẫu về mô hình và kỹ thuật. Người lao động hoàn toàn bị động, lao động theo cơ chế cưỡng bức, theo kinh nghiệm truyền thống và mọi khâu sản xuất đều do sự chỉ đạo từ trên. Tuy nhiên, do có sự đầu tư tập trung của nhà nước, huy động được lực lượng lao động đông đảo nên dù phương thức hoạt động hay kỹ thuật thủ công thì các xưởng thuyền thời Tự Đức đã chế tạo được một khối lượng rất lớn các loại thuyền đáp ứng nhu cầu quốc phòng và dân dụng bấy giờ. Nhà nước định ngạch các loại thuyền, quy định về số lượng và quy cách chế tạo, tu sửa chặt chẽ nhằm quản lý tàu thuyền một cách quy củ và tập trung ở cả kinh đô lẫn các tỉnh. Căn cứ vào ngạch định đó mà nhà nước có sự điều tiết thích hợp: đóng thêm cho đủ hoặc điều sang các ngạch thuyền khác, thời hạn tu sửa, thời gian sử dụng...
Quy mô các xưởng thuyền được mở rộng cho ra đời nhiều loại tàu thuyền nhỏ, với chức năng chuyên dụng khác nhau như: thuyền Ngự phục vụ cho nhà vua, thuyền bọc đồng, thuyền hải vận...
Thuyền Ngự là loại thuyền chuyên phục vụ cho nhà vua lên kỹ thuật đóng, cách trang trí rất tỉ mỉ, cầu kì đảm bảo bền đẹp nhanh. Năm 1849, nhà vua cho làm “một chiếc thuyền rồng “[1;344].
Thuyền bọc đồng là loại thuyền lớn, nhiều dây chủ yếu sử dụng vào việc binh. Loại này cũng có các kích cỡ khác nhau. Năm 1856 “triều đình sai các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Biên Hòa” đóng mới 3 chiến thuyền bọc đồng là Thụy Hồng, Tĩnh Dương, Thanh Hải. [2;196]. Điều này chứng tỏ xưởng thuyền ở các tỉnh cũng rất lớn mới đảm đương được việc đóng các con thuyền bọc đồng. Thuyền bọc đồng đòi hỏi một kỹ thuật bọc đồng cao, cùng với các loại gỗ chắc bền, những sợi dây leo lớn để chở được nhiều người, xông pha đường biển tốt, đảm bảo khả năng chiến đấu cho thủy binh.
Thuyền gỗ không bọc đồng thường là những thuyền vận tải hạng lớn và nhở dùng trong quân đội hoặc trong các việc chung. Nămg 1853, “bộ Công tâu xin ở kinh và các tỉnh cứ chiến ngạch thuyền hải vận của nơi nào còn thiếu ngach đều đóng mới để điều vào. Vua nghe theo lời tâu. (nguyên ngạch thuyền hải vận 100 chiếc, khi ấy Thủy Sư ở kinh kì thiếu ngạch 6 chiếc, các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Biên Hòa, Gia Định, Vĩnh Long, Định Tường, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định, Hải Dương cộng 12 tỉnh thiếu ngach 28 chiếc) [1; 312].
Hoạt động đóng tàu cũng được tiến hành ở các xưởng. Năm 1875 công xưởng đóng tàu đã “đúc xong 58 ống khói tàu Mẫn Thỏa” [7;258] và được nhà nước rất khuyến khích.
Ngoài việc đóng mới tàu thuyền các công xưởng cũng làm công việc sửa chữa tàu thuyền khi bị hư hỏng. Năm 1855, triều đình “định chương trình đóng lại và sửa chữa các thuyền. Các hạng thuyền cứ tính bắt đầu từ năm khởi đóng lên và năm đóng lại: các thuyền nguyên có bọc đồng cứ qua 5 năm, các thuyền nguyên không bọc đồng cứ qua 3 năm, nếu có hỏng nát đều tu bổ một lần. Nếu chưa đến nỗi hỏng nát thì theo lệ sơn dầu, sảm lại, tu bổ dây thuyển...” [2;107].
Những thành tựu đạt được dưới thời Minh Mệnh đã không được phá huy, nhân rộng dưới thời Tự Đức. Duy chỉ có cơ sơ xẻ cư ở Dương Hòa của phó đốc công Vũ Huy trinh là được phát triển thành một xưởng lớn. Tháng 11 năm Tự Đức thứ 19 “ triều đình phát tiền kho 1500 quan , sai quan đại thần cai sở thợ Dương Xuân ,thưởng người siêng năng thạt thà...”[24;65]
Từ hoạt động của công xưởng chế tạo vũ khí, tàu thuyền chứng tỏ thợ thủ công của ta bấy giờ có thể tiếp thu , áp dụng các kĩ thuật tiên tiến để phát triển sản xuất . Tuy vậy nó lại bị quan hệ sản xuất phong kiến chi phối và kìm hãm. Người thợ thủ công không có điều kiện để phát triển tài năng. Kết quả là thủ công nghiệp không phát triển được.
2.1.4 Các công xưởng sản xuất đồ tiêu dùng
Để phục vụ cho cuộc sống của các bậc đế vương ở cung đình và quan lại, quy tộc, binh lính triều đình Tự Đức cũng như các vương triều trước đây tổ chức hàng loạt công xưởng sản xuất đồ tiêu dùng ngay tại kinh đo, trưng tập thợ sản xuất các mặt hàng phục vụ ăn mặc, trang sức, đồ dùng cá nhân...từ thợ dệt, may, làm tất đến bao tóc. Tất cả đều phụ thuộc vào Tiết Thận Ty.
Nhà nước xây dựng các công xưởng sản xuất đồ tiêu dùng ở kinh đô và các tỉnh lớn. Cục may lớn nhất của nhà nước là Phùng Tượng Ty với số thợ năm 1851 là 121 người trong đó số thợ thường xuyên làm việc là 99 người được chia làm 3 ban. Công việc ở công xưởng này luôn bận rộn nên nhiều lúc phải điều binh lính đến làm hoặc vận chuyển vật liệu về các tỉnh thành để may.
Công việc cụ thể của các công xưởng này là chế trang phục, triều phục, phục vụ cung đình và binh lính. Đầu tiên đó là nhà vua. “Chế mũ Cửu long thông thiên, đài ngọc và áo vũ phục cho vua” [1;69]. Sau vua là đến các quan lại trong triều. Từ quan to “thưởng quần áo cho các quan to” đến đồng lý tổng hộ, phù liễn đến quản suất có thứ bậc khác nhau [1;95].
Các hoang thân, mệnh phụ và quan từ tế cũng được cấp hoặc ban thưởng quần áo: “ban áo mặc mát cho hoàng thân công, hoàng thân có thứ bậc khác nhau” [1;104] hay “hạ lênh chế cấp áo mũ cho các viên nhân ty từ tế để nghiêm việc tế tự” [1;418]; ”định lại mũ áo của mệnh phụ bên văn bên võ” [3;125]. Và cuối cùng là binh lính: “chi hàm trong kho cấp cho áo rét màu lam” [5;372].
Không những phải đảm bảo số lượng sản phẩm mà chất lượng cũng là vấn đề rất quan trọng. Lấy ví dụ về mũ áo của mệnh phụ ban văn ban võ thì thấy: “triều phục của mệnh phụ văn võ chánh tòng nhất phẩm: một cái mũ bao tóc có đóa hoa vàng, một cái áo cổ bằng sa mỏng màu tím dệt hoa mẫu đơn tròn xen kim tuyến 5 sắc, trong lót lụa màu cánh tuyến, cổ áo ấy hai lần đều bằng đoạn tơ đậu tám trong màu trắng trơn bóng, ngoài màu đỏ thẫm thêu cành hoa con chim, viền bằng đoạn trơn màu tím, cúc áo bằng một đóa hoa vàng trạm khảm hột pha lê, hai cái móc áo bằng vàng, một cái xiên bằng đoạn tơ đậu tám màu đỏ thẫm dệt hoa tròn 5 mà xen kim tuyến, viền bằng cẩm đoạn nhất đệ hoa kim liên màu tím, trong lót bằng lụa trắng, một đôi giày đỏ, thêu cành hoa con chim. Một đôi bit tất thân màu tím đường ngăn bằng lụa trắng, trong lót màu đỏ có hoa đều đoạn nam trơn viền băng gấm đoạn nền mẫn kim màu tím, dưới đế bằng vải trắng...” [3;125-126].
Các công xưởng sản xuất đồ tiêu dùng này hoạt động theo chế độ công tượng. Người thợ làm việc vất vả lại jphải chịu quản lãnh chặt chẽ nên nhiều người bỏ việc trốn xưởng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc cung ứng cho vua, quan, binh lính mà còn ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của các nghề thủ công truyền thống vì sợ bị trưng tập nên thợ giỏi đã giấu nghề.
Các công xưởng thủ công lớn nêu trên dù còn những hạn chế do chế độ công tượng tạo nên nhưng nó cũng là những cơ sở, những ngành sản xuất lớn tạo nguồn sản phẩm phong phú đáp ứng căn bản nhu cấu giao lưu hàng hóa trang bị cho quốc phòng (sản xuất vũ khí, đóng tàu thuyền vận tải) và nguồn vật liệu xây dựng các công trình kiến trúc điều khắc. Vì thế chúng ta không thể phủ nhận vai trò, tác động tích cực của nó đến nền kinh tế quốc phòng của đất nước.
Thủ công nghiệp dân gian
Nghề gốm
Trong lịch sử xã hội loài người, nghề thủ công lâu đời nhất có lẽ là nghề gốm. Ngay từ thời đại đồ đã người ta đã biết làm đồ gốm và sau đó mới biết dệt vải, biết dùng kim thuộc để chế tạo công cụ. Ở nước ta cũng vậy. Thế kỉ XIX nói chung và thời Tự Đức nói riêng thủ công làm gốm phát triển rộng khắp Bắc, Trung, Nam. Ngoài những trung tâm làm gốm lâu đời ở xứ Bắc, vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ cũng phát triển những làng gốm nổi tiếng bởi quy mô sản xuất, sản lượng và chất lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường. Đây là một trong những ngành thủ công mũi nhọn ở thế kỉ XIX và dưới thời Tự Đức.
Một trung tâm thủ công làm gốm chuyên nghiệp nổi tiếng cả nước trong nhiều thế kỉ và dưới thời Tự Đức đó là làng gốm Bát Tràng. Sản phẩm của lò gốm Bát Tràng không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn là mặt hàng cống phẩm cho triều đình phong kiến phương Bắc và trao đổi rộng rãi trên thị trường các nước Đông Nam Á, Ấn Độ. Thợ thủ công làng gốm Bát Tràng đã đạt đến trình độ tinh xảo đặc biệt trong kĩ nghệ sản xuất tạo nên những sản phẩm có giá trị sử dụng và mỹ thuật cao. Sản phẩm gốm Bát Tràng vô cùng phong phú về chủng loại đa dạng về kích cỡ, nó vừa là vật dụng trong đời sống hàng ngày của đông đảo quần chúng bình dân vừa là thứ hàng xa xỉ phục vụ tầng lớp giàu sang và vua quan quyền quý. Đất đai làng Bát Tràng hẹp nhưng xung quanh Bát Tràng có nhiều loại đất sét tốt –nguyên liệu quan trọng cho nghề gốm phát triển như đất đàn của làng Cổ Điển, làng Dâu tạ cốt, đất Kaolin ở Hổ Lao, Hổ Lễ thuộc Đông Triều...Làng quê gốc của nghề gốm Bát Tràng là Bồ Bát -Yên Mô-Ninh Bình. Phần đông cư dân của làng đều làm gốm, một số it đi buôn bán hoặc làm các nghề lặt vặt khác chứ không có người làm nghề nông. Như vậy thủ công làm gốm trở thành nghề chuyên nghiệp của cả làng và tính truyền nghề phải bảo lưu nghề nghiệp truyển thống rất rõ.
Dưới thời Tự Đức trung tâm gốm Bát Tràng vẫn nổi tiếng cả nước trên nhiều phương diện: loại hình, chất lượng, giá trị sản phẩm và cả ở quy mô tổ chức sản xuất. Gạch vuông Bát Tràng được chọn để xây lát nhiều công trình kiến trúc quan trọng của nhà nước. Những sản phẩm khác của thợ gốm Bát Tràng cũng phục vụ đắc lực cho sinh hoạt của cung đình. Nhà vua hàng năm phải mua hàng vạn bát đĩa, lư hương, cây đèn, đôn, chậu...ở Bát Tràng chở vào kinh đô để sử dụng. Thợ gốm Bát Tràng còn được vời vào kinh chỉ đạo kỹ thuật cho các công xưởng gốm của nhà nước mở tại Huế để chế tạo gốm như của làng này với mức lương rất hậu đãi so với thợ theo chế độ công tựơng bấy giờ [3;293].
Điều đó cho thấy làng gốm Bát Tràng thời Tự Đức vẫn đang trên đà phát triển. Thị trường mở rộng, sản phẩm chiếm giữ độc quyền bởi trình độ kỹ nghệ mà nó đã đạt được. Sản xuất gốm Bát Tràng là công việc của tập thể dân làng mang tính chất làng xã rõ rệt vể số lượng thành viên cũng như quan hệ hợp tác. Cuối năm 1872, Dupuis đến Bát Tràng và đã thấy đó là “ một xưởng làm đồ gốm lớn, tất cả mọi người ở đây đều miệt mài vào kỹ nghệ đó...đâu đâu người ta cũng chỉ thấy những đống gỗ chất ngổn ngang” [3;223]. Trong làng có hàng trăm lò gốm nằm xen kẽ ở khuôn viên các gia đinh. Nơi sản xuất chính là xưởng và lò. Xưởng lànhững dãy nhà có mái hình chữ nhật, kích thước chừng 13x21m gồm các khu bàn xoay, sửa, phơi. Lò nung ở đây khá lớn gọi là lò rồng có kích thước dài 12m, rộng 3.6 m cao 2.6 m gồm 11 ngăn. Mỗi mẻ lò nung chứa khoảng 60.000 bát đĩa, thậm chí 126.000 cái vì thế đòi hỏi mỗi xưởng phải có sự lao động tập thể của hang chục người. Kíp thợ nung đốt thông thường đã có 4 thợ đúc lò, 10 người trông nom, trong đó có 2 người có chuyên môn theo dõi độ chín của các bát đĩa làm mấu dưới quyền chỉ huy của một người gọi là “sứ cả” [3;223]. Đây là một kiểu hợp tác giản đơn của những đơn vị sản xuất lò tương đối độc lập với nhau về mặt kinh tế nhưng gắn bó với nhau trong một cộng đồng làng xã. Sự phân công lao động trong các lò xưởng gốm khá tinh vi ở các khâu đòi hỏi kỹ thuạt cao và chuyên theo công việc cũng khá chặt chẽ. Tuy nhiên đó cũng chỉ là sự phân công hợp tác có tính chất bình đẳng và theo khoán ước chứ không phải là sự phân công hợp tác giữa những người thợ thủ công bị chi phối, khống chế bởi một chủ tư bản duy nhát.
Như vậy dù có nhiều điều kiện thậm chí ưu thế trong phát triển, lại ở ngay Thăng Long-Hà Nội nhưng sau 700-800 năm phát triển trung tâp gốm Bát Tràng đến giai đoạn 1848-1883 vẫn duy trì trong khuôn khổ làng nghề. Đô thị hay thành phố gốm đã không thể hình thành ở đây. Những người thợ gốm Bát Tràng chịu sự thần thuộc và khống chế của nhà nước phong kiến. Điều này đã khống chế kìm hãm người thợ và làm hạn chế đến sự phát triển của nghề gốm Bát Tràng.
Làng gốm lâu đời và nổi tiếng thứ hai là làng gốm Thổ Hà (Bắc Ninh). Nguồn gốc của nghề gốm Thổ Hà có liên quan đến Bát Tràng tuy nhiên điểm khác biệt giữa sản phẩm gốm Thổ Hà với Bát Tràng là đồ gốm không tráng men nhưng được nung ở nhiệt độ cao thành cang sành dùng rất bền. Mặt hàng chủ uếy là chum ,vại ,tiểu ,lon ...Cũng giống nhưBát Tràng dân làng Thổ Hà chuyên sống bằng nghề gốm . Nghề nông hầu như không có.Đay cũng là trung tâm làm gốm lâu đòi ở xứ Kinh Bắc,không xa Bát tràng, Phù Lãng nhiều nhưng do những sản phẩm chuyên biệt độc đáo, đáp ứng những nhu cầu khác nhau trong đời sống xã hội nên cả ba làng đều cùng phát triển. Ở Thổ Hà người ta sử dụng loại lò “con cóc” quy trình sản xuất đòi hỏi sức lao động của chừng 25 đến 30 nhân công. Sự hợp tác và thuê mướn nhân công là đương nhiên trong quá trình sản xuất nhưng cũng chỉ là sự hợp tác giản đơn. Ở Thổ Hà chỉ có phường lò là chuyên môn theo nghề nghiệp còn ở các thôn sản xuất khác chưa hình thành phường chuyên môn.
Làng gốm nổi tiếng thứ 3 nằm trên địa bàn Thừa Thiên Huế đó là làng gốm Phước Tích. Làng gốm Phước Tích ra đời từ những thế kỉ trước đến thế kỉ XIX thì phát triển mạnh mẽ. Người dân Phước Tích luôn làm gốm hoặc buôn bán. Nguyên liệu đất sét tạo gốm phải lấy cách xa làng hàng chục km.
Kỹ nghệ gốm ở Phước Tích đòi hỏi sự chuyên môn hóa cao. Thế kỷ XIX thợ gốm Phước Tích sử dụng hai loại lò nung: lò ngửa và lò sấp. Lò ngửa có quy mô nhỏ, xây lò cũng đơn sơ hơn nên thường hoạt động trong khuôn khổ gia đình. Các loại lò sấp có dung tích lớn, quy mô mỗi lần đắp tốn kém nên một số gia đình hùn vốn cùng làm rồi chia phiên để nung, đốt dẫn đến sự hình thành các “xâu” lò. Việc xây đắp lò nung rất khắt khe và chỉ ông “Thủ Mặc” mới đảm trách được. Quy trình sản xuất từ khai thác đất, củi làm nguyên nhiên liệu đến tạo hình đều hình các nhóm trong đó tổ chức xâu lò hoạt động chặt chẽ và có mối liên kết bền vững hơn cả.
Gốm Phướng Tích không tráng men, chủ yếu sản xuất những đồ đựng, đun nấu cỡ vừa và nhỏ, phục vụ đông đảo tầng lớp bình dân. Phổ biến và thông dụng nhất là các loại lu, hũ, hông, om, đoọc... Dân trong vùng từ xưa vẫn gọi dân Phước Tích là kẻ “đoọc” để chỉ đặc tính nghề nghiệp của làng. Thợ gốm Phước Tích có nghĩa vụ làm những chiếc “ngọc oa làm ngự dục” do chính triều Nguyễn yêu cầu riêng (om ngự). Om ngự dùng để nấu cơm cho vua, mỗi cái chỉ dùng một lần. Hàng năm dân làng Phước Tích phải hai lần dùng thuyền đưa om ngự lên kinh đô Huế tiến nạp...
Ngoài các làng thủ công gốm đã giới thiệu trên, rải rác khắp các tỉnh Bắc, Trung, Nam vùng nào cũng có các làng nghề gốm. Tuy nhiên, phát triển nhất vẫn là Bắc Bộ rồi Trung Bộ và Nam Bộ. Trên địa bàn mỗi tỉnh ở Bắc Bộ và Trung bộ thường có vài ba thậm chí bốn năm làng gốm nhằm đáp ứng nhu cấu thiết yếu về đồ đun nấu, đồ đựng cho nhân dân trong vùng.
Trong các nghề thủ công dân gian, nghề gốm có đặc điểm riêng biệt. Việc tổ chức sản xuất của nó đã tạo nên những điều kiện thuận lợi cho sự chuyển biến từ sản xuất thủ công sang sản xuất tư bản chủ nghĩa, vì sản xuất tập trung vốn nhiều, nhân công lớn... Tuy vậy, trên thực tế sự chuyển biến ấy diễn ra quá chậm chạp, rời rạc không thể thoát ra khỏi nền sản xuất hàng hóa nhỏ phong kiến.
Nghề dệt vải
Thủ công dệt đã xuất hiện ở nước ta từ rất sớm và phổ biến rộng rãi khắp các vùng quê. Ươm tơ, dệt vải để tự túc may mặc cho gia đình trở thành nghề phụ và nét đẹp của người phụ nữ Việt. Đồng thời với quá trình đấy là sự hình thành phát triển các vùng, các làng dệt nổi tiến với kỹ nghệ tinh xảo và sản phẩm tiêu biểu. Nghề dệt nói chung bao gồm dệt vải, lụa, chiếu đệm...
Dứơi thời Tự Đức nghề dệt phát triển tương đối rộng khắp trong đó tập trung nhiều hơn cả là ở ven bờ sông Hồng, sông Cầu, sông Thái Bình, sông Thương...
Làng dệt đầu tiên chúng ta nói đến là làng dệt La Khê (Hà Tây). Đây không những là trung tâm dệt nổi tiếng mà còn là một làng nông nghiệp trù phú. Nghề dệt ở La Khê hình thành từ rất sớm, tương truyền từ thời thành lập kinh đô Thăng Long đến thế kỉ XIX thì phát triển rất phồn thịnh cả về quy mô sản xuất lẫn chất lượng chủng loại sản phẩm như lụa ở phía nam; sa, lĩnh, lượt là ở Thanh Oai... Riêng thợ dệt La Khê chuyên dệt các loại sa quỹ, nhiễu để làm cống phẩm. Sản phẩm sa các loại của La Khê vừa phong phú về chủng loại, vừa đẹp và bền với các họa tiết trang trí tinh xảo. Quốc Sử Quán cho biết: “sa các hạng của La Khê gồm: hạng hai bông hoa đối nhau dệt rồng cuộn tám màu; hạng hoa to: to nổi, dệt chìm nổi kiểu 4 người bạn hiền, hạng hoa dệt chìm nổi kiểu tam thọ tác bằng. Hạng hoa chìm nổi từng viên rõ rệt kiểu tam khôi. Hạng hoa cột nổi, chìm kiểu con hiền cháu quý, giông giưa dài dòng. Hạng hoa dệt nổi, chìm kiểu sơn trân hải bảo, bát biển hiến tường (đồ châu báu trên núi dưới biển, ngoài tám phường dâng cống)... Nhiễu các hạng có: hạng hai bông hoa đối nhau, dệt rồng cuộn tám màu, hạng hoa kiểu bát cửu cát tường; hoa kiểu tứ điểu, kiểu ngũ hổ, tứ hải bát bửu, nhất da và các hạng hoa kiểu phúc thọ du đồng” [19;364].
Khung cảnh La Khê thật nhộn nhịp với hàng trăm khung cởi hoạt động, lượng hàng sản xuất ra nhiều. Dưới thời Tự Đức hàng năm La Khê phải nộp thuế cho triều đình một khối lượng vải lớn: 600 tấn. Theo báo cáo gửi triều đình Huế năm 1886 ở làng La Khê có khoảng 100 hộ dệt tơ lụa, mỗi hộ có ít nhất là 10 thợ dệt [3;188]. Các thợ dệt làm công vẫn theo hình thức lao động làm thuê phong kiến: ăn cơm nhà hoặc ăn tại gia đình chủ, theo đó mà mức lương cũng khác nhau. Nhìn chung những người thợ La Khê vẫn sản xuất độc lập trong khuôn khổ của một nền thủ công nghiệp gia đình có kết hợp mức độ nhất định với hình thức lao động làm thuê và cũng tương đối tự do trong việc trao đổi buôn bán sản phẩm ngoài nghĩa vụ. Và tất cả cũng trong khuôn khổ của một làng xã truyền thống từ phương thức hoạt động kinh tế đến cấu trúc làng xóm.
“The La, lụa Vạn, vải Oanh...
Nhanh tay đi bán ai sành thì mua”.
Đó là cấu ca mà người dân Hà Tây và nhiều vùng ở nhiều tỉnh Bắc Bộ vẫn đọc khi nói đến làng dệt Vạn Phúc. Lụa là mặt hàng nổi tiếng, sản phẩm đặc trưng của làng. Dệt lục cũng là nghề thủ công chính của toàn bộ dân làng-85%. Kỹ nghệ dệt thủ công của người Vạn Phúc đạt đến trình độ tinh xảo và tài năng tuyệt vời. Vẫn với chất lượng tơ tằm. Thợ dệt La Khê tạo ra các loại sa, the, gấm còn thợ làng Vạn Phúc tạo ra hàng chục mặt hàng Lụa với các màu sắc họa tiết trang trí khác nhau: lụa màu tím, cá vàng, hoa lý, xanh lơ, hồng tươi... có thể dệt lụa thêu trơn hay cải hoa. Trong tất cả các sản phẩm hàng hóa Vạn Phúc thì gấm là mặt hàng quý nhất và được coi là “bà chúa” của tơ lụa. Tương truyền tổ nghề gấm là ông Đỗ Văn Sử-một thợ dệt the rất giỏi. Thời Tự Đức ông đã cải tiến cách dệt tạo ra mặt hàng gấm. Năm vua Tự Đức 50 tuổi ông tự dệt dâng lên vua bức trướng “hoàng vương thọ khảng” bằng gấm. Từ sau đó làng phát triển mặt hàng này. Lúc đầu lụa Vạn Phúc chủ yếu được bán buôn tại chợ cầu Đơ (Hà Đông) sau đó sản phẩm dệt Vạn Phúc có mặt ngày càng nhiều ở các tiệm buôn ở phố Hàng Đào, Hàng Ngang (Hà Nội) và dệt lụa đã trở thành nghề chính của người dân làng Vạn Phúc...
Nói chung nghề dệt vải, lụa ở nước ta thời Tự Đức ở nước ta khá phát triển biểu hiện là sự lớn mạnh của các làng nghề với các sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước. Điều đó đáp ứng tương đối đầy đủ cho nhu cầu của nhà nước và nhân dân. Triều đình Tự Đức với chính sách thuế biệt nạp đã tập trung về kho số lượng tơ lụa sa gấm rất lớn không chỉ dùng để may trang phục cho triều đình mà còn dùng để cống nạp và ban thưởng, chủ yếu là ban thưởng. Đối tượng được ban thưởng cũng khác nhau. Là quan lại có công với triều đình, binh lính hay tiết phụ: năm 1849 nhà vua “ban lụa bạc cho Lại Bộ Tham tri cũ đã về hưu chí là Hoàng Văn Dưỡng” [1;98] hay năm 1861, “tiền quân đô đốc phủ Đô Thống kiêm quản hữu quân là Lệ Chỉ Tiến chết...đặc cách cho gấm màu, nhiễu màu, sa màu mỗi thứ ba cây và gấm cùng 800 quan tiền” [3;145] hay: “khâm phái là Nguyễn Đăng Hành đánh giặc ở Đông Hồ, bị chết trận vua thương lắm cấp cho một cây gấp, ba tấm lụa, 10 tấm vải...” [3;316]. Với những người được coi là tiết phụ nhà nước cũng có sự quan tâm đến “thửơng cho hai tiết phụ ở Hưng Yên và Vĩnh Long mỗi người sa màu hai tấm, biển ngạch đều một tấm” [1;104].
Để có được số lượng tơ, lụa, sa, nhiễu lớn như vậy, triều đình Tự Đức sử dụng chính sách thuế biệt nạp (thuế sản vật). Chính sách này khá nặng nề vì thế mà đời sống của những người thợ thủ công thường vất vả. Điều này làm ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của nghề thủ công này. Để cải thiện tình hình đấy và cũng để đảm bảo nhu cầu của triều đình, nhà nước đưa ra một số chính sách khuyến khích nghề dệt. Ví dụ như: giảm mức thuế biệt nạp cho một số làng dệt “giảm ngạch thuế cho làng dệt ở xã La Khê tỉnh Hà Nội. (Nguyên ngạch các hạng sa 450 tấm, nhiễu 150 tấm, lượng giảm cho mỗi hạng đều 50 tấm)” [1;154]. Hay đồng ý cho dân lập thêm hộ dệt. Năm 1864, “dân hạt Khánh Hòa xin lập hộ dệt nhiễu. Vua y cho, thưởng cho người lãnh mộ hàm thí sai tòng cửu phẩm, đợi khi có thực hiện sẽ bổ thu” [4;88].
Ngoài những điều chỉnh trên, nhà Nguyễn nói chung và triều Tự Đức nói riêng còn ban thưởng, phong hàm cho những thợ dệt tài hoa, có phát minh hay cải tiến mới như trường hợp của ông Đỗ Văn Sử đã nói ở trên. Sự quan tâm của nhà nước đối với nghề dệt như trên góp phần thúc đẩy sự phát triển của nghề thủ công truyền thống này tạo ra sự phát triển rực rỡ của nghề dệt nước ta những năm 1848-1883 của thế kỉ XIX.
Nghề dệt chiếu, cói
Dệt chiếu, đan chiếu là nghề thủ công cổ truyền khá phổ biến ở nước ta nhất là vùng đồng bằng ven biển. Từ thế kỉ XVIII, XIX đã xuất hiện nhiều vùng dệt chiếu, đan chiếu, đệm nổi tiếng trong đó làng chiếu Hải Triều là một tiêu biểu.
Theo “Đại Nam Nhất Thống Chí” làng chiếu Hải Triều hay còn gọi là làng Hới được ra đời từ thế kỉ X, XI thuộc huyện Hưng Nhân tỉnh Hưng Yên. Dân làng Hới dệt nhiều loại chiếu khác nhau với chất lượng tốt, bền, đẹp: như chiếu cải hoa, chiếu đậu, chiếu trơn, chiếu sợi xe...gồm chủ yếu hai cỡ là vuông và dài. Làng chiếu Hải Triều (Hưng Yên) nằm giữa vùng nguyên liệu cói phong phú Đông Quan, Tiền Hải của Thái Bình, thuận lợi cho việc phát triển nghề dệt chiếu. Lại có vị trí địa lí – ngã ba sông Hồng, sông Luộc nên việc giao lưu, trao đổi sản phẩm cũng tiện lợi. Vì thế vào đầu thế kỉ XIX, chiếu Hải Triều là loại sản phẩm tốt vào loại nổi tiếng cả nước. Và đến thời Tự Đức, Hải Triều vẫn giữ được vị trí như vậy. Đại Nam Nhất Thống Chí nghi “chiếu trơn xã Thanh Triều và Hải Triều huyện Nhân Hưng sản xuất tốt hơn cả”. Cũng giống như các làng nghề thủ công khác, làng chiếu Hải Triều hàng năm phải nộp thuế thổ sản-biệt nạp cho nhà nước bằng chính sản phẩm của mình. Thường thì mỗi dân đinh của xã một năm phải nộp chiếp vuông lớn một đôi, chiếu vuông nhỏ 2 đôi, chiếu dài 7 đôi, dân đinh già cả, tàn tật nộp một nửa. Ngoài thuế, nhà nước còn có lệ thu mua sản phẩm tùy theo nhu cầu từng năm. Tất cả những chính sách ấy là một gánh nặng đối với người thợ nơi đây.
Ngoài làng chiếu Hải Triều, nghề đan, dệt chiếu, đệm cói còn khá phổ biến ở nhiều làng quê khác thuộc các tỉnh như Ninh Bình, Thanh Hóa, Bình Định...ở Huế có làng Phò Trạch, ở Đồng Tháp có làng chiếu Định Yên... Tất cả những làng quê nhỏ bé ấy đã tạo nên bộ mặt sôi nổi của nghề dệt thủ công nổi tiếng ở nước ta.
Nghề rèn
Rèn là ngành thủ công nhằm trang bị công cụ lao động cho hầu hết các ngành sản xuất, đời sống, trang bị vũ khí cho quân đội và những đồ dùng mỹ thuật bằng kim loại. Nghề rèn ra đời từ rất lâu đời và đến thời Tự Đức thì xuất hiện nhiều làng nghề tiêu biểu, nổi bật là làng nghề rèn sắt.
Làng rèn sắt đầu tiên chúng ta nói đến là làng rèn Đa Sỹ-Kiến Hưng-Hà Tây. Trước kia người dân Đa Sỹ chủ yếu làm nghề nông. Đến thế kỉ XIX ở nơi đây có tới 90% dân số làm nghề rèn sắt.
Người Đa Sỹ không luyện sắt. Họ chỉ làm khâu chế tạo các sản phẩm, đồ dùng từ sắt mà chủ yếu là dao, kéo, lưỡi bào, đục, chàng...Các lò rèn thường được mở theo hộ gia đình. Mỗi hộ là một xưởng lò phân bố trên khắp địa bàn thôn làng. Người chủ lò, thợ cả cũng là chủ gia đình, làm việc với con cháu mình và có thể thêm một số học trò. Công việc được chuyên hóa theo trình độ tay nghề. Các lò rèn đều có sự chuyên hóa. Mỗi lò rèn đều có sản phẩm riêng: có lò chuyên chế tạo dao bài, lò khác lại chuyên làm dao rựa hay lưỡi bào... Do sự chuyên môn hóa cao nên sản xuất nghề rèn ở đây không phải là nghề phụ, làm thêm mà mang tính sản xuất hàng hóa cao. Mỗi lò đểu khắc dấu tên của người thợ cả chủ lò và tên làng lên các sản phẩm làm ra. Chính điều đó đòi hỏi chất lượng sản phẩm phải tốt để gây và giữ uy tín. Sản phẩm của thợ rèn Đa Sỹ được bày bán ở mọi nơi trong cả nước. Nhiều lái buôn từ các tỉnh xa đến tận lò rèn Đa Sỹ đặt mua hàng đã khẳng định chất lượng sản phẩm và một thị trường tiêu thụ ổn định của nghề rèn ở đây. Người Đa Sỹ làm rèn quanh năm. Cả ngày từ sáng sớm tinh mơ đến tối mịt, trong lang rộn vang tiến búa đe, bễ thổi lửa... Chỉ đến vụ cày cấy các lò rèn mới tạm ngưng để tập trung nhân lực ra đồng. Hoàn tất việc đồng áng họ lại quay về với lò rèn. Thợ rèn Đa Sỹ chỉ hoạt động trong không gian làng mình, không hành nghề di động như thợ Vân Chàng hay Hiền Lương nhưng sản phẩm của người thợ ở đây vẫn nổi tiếng khắp nhiều địa phương trong cả nước.
Một trung tâm luyện rèn sắt phát triển lâu đời mà chúng ta kể đến tiếp theo là làng luyện rèn sắt Nho Lâm (Diễn Châu-Nghệ An). Thời Lê, đây là nơi cung cấp nguồn sắt quan trọng cho triều đình qua lệ thuế, cung cấp đội ngũ thợ khá đông đảo theo chế độ công tượng để làm trong công xưởng tại kinh đô Thăng Long. Đến thế kỉ XIX và cả dưới thời Tự Đức, nguyên liệu sắt và sản phẩm rèn của thợ Nho Lâm vẫn đang có tiếng và tiêu thụ trên địa bàn rộng lớn. Trong làng có hàng trăm lò luyện sắt, lò rèn công cụ cùng hoạt động thu hút một lượng lao động đông đảo.
Ở Nho Lâm luyện sắt không phải là nghề duy nhât, nó vẫn gắn với nghề làm nông và buôn bán.
Xung quanh Nho Lâm có các mỏ quặng với nhiều chủng loại chứa hàm lượng sắt cao nên chất lượng sắt của các lò luyện ở đây được xếp vào loại tốt nhất trong cả nước. Quốc sử quán ghi về Nghệ An “sắt chín ở các huyện Hương Sơn, Đông Thành, Hưng Nguyên là hạng sắt tốt, có thuế thổ sản, mỗi năm mỗi người phải nộp 60 cân, già cả tàn tật nộp một nửa” [18;193].
Nghề luyện và rèn sắt phát triển theo hướng chuyên hóa cao đã hình thành nên nhiều tổ chức phường hội nghề nghiệp ngay trong làng. Xung quanh nghề này có các phường Quánh, Than, Lò , Rèn và phường Vịnh chuyên bán sắt thỏi cùng các sản phẩm của lò luyện rèn sắt trong làng. Thành viên của mỗi phường rất đông và chính là những người chuyên theo từng khâu của cả một quy trình từ khai thác quặng, than đến luyện rèn sắt và khâu cuối cùng là lưu thông sản phẩm. Đơn vị sản xuất ở đây là các lò: lò luyện sắt và lò rèn. Bên cạnh đó còn có hình thức tổ chức liên kết giữa các lò luyện sắt với lò rèn chế tạo công cụ đồ dùng bằng sắt.
Tổ chức trong nghề sắt ở Nho Lâm đã vượt khỏi đơn vị hộ gia đình. Các hộ “liên hiệp” như vậy phải có từ 9 đến 11 thợ chuyên môn đảm nhận các công việc lao động kỹ thuật mà những người không chuyên không thể làm ra được. Sự gắn bó với nghề nông ở đây biểu hiện chủ yếu là hình thức “chồng thợ vợ nông” hay ở bộ phận những người khai thác quặng và đốt than. Riêng luyện và rèn sắt đó là công việc của những thợ thủ công chuyên nghiệp.
Tuy đã có một lịch sử phát triển rất lâu dài đến thế kỉ XIX, Nho Lâm thực sự là một trong những trung tâm luyện, rèn sắt lớn nổi tiếng không chỉ ở xứ Thanh Nghệ. Tuy nhiên, nó vẫn phát triển trong khuôn khổ làng xã. Từ các thế kỉ trước Nho Lâm đã có chợ Hôm chuyên bán buôn sản phẩm sắt. Các phường buôn sắt là phường Vịnh, phường Bèo, phường Lạng; buôn trầu cau: Đông Hoa; phường buôn chè xanh (Thanh Trà);phường buôn thịt (Tể Nhục) ra đời sớm và hoạt động khá mạnh. Vậy nhưng quá trình đô thị hóa vẫn không diễn ra. Tính chất của một làng xã cổ truyền còn bảo lưu đậm nét.
Làng rèn thứ ba mà chúng ta kể đến đó là làng rèn mang tên Hiền Lương. Ra đời sớm và đặc biệt dưới thời Tự Đức thì phát triển mạnh mẽ. Với phương thức hoạt động khá tiêu biểu, làng rèn Hiền Lương khá nổi tiếng trên dải đất Trung và Nam Trung Bộ và có ảnh hưởng khá rộng lớn.
Theo lưu truyền dân gian, nghề luyên, rèn sắt ở Hiền Lương (Quảng Trị) là do tổ tiên của họ khai canh mang từ quê hương cũ ở vùng Thanh Nghệ vào. Cũng có ý kiến cho là cư dân Hiền Lương buổi đầu có quê gốc từ làng rèn Trung Lương (Hà Tĩnh) di chuyển vào đây lập nghiệp.
Về quy mô tổ chức sản xuất kĩ thuật nghề luyện rèn sắt ở Hiền Lương chưa đạt được như làng rèn sắt nổi tiếng Nho Lâm và quy mô củ làng sắt Phú Bài vào giai đoạn phát triển nhất. Điều đáng lưu ý ở đây là sự ra đời phát triển của tổ chức “hàng kỉnh” đã khiến cho nhiều nghề rèn làng Hiền Lương được duy trì, phát huy liên tục và có ảnh hưởng trên một đị bàn rộng lớn. “Hàng kỉnh” là tổ chức của những người thợ rèn Hiền Lương đi làm ăn xa ngoài địa bàn gốc. Trong điều kiện của nền sản xuất, sinh hoạt các thế kỉ trước, nhu cầu tiêu thụ công cụ bằng sắt của từng gia đình hay mỗi làng quê thường chỉ giới hạn trong một chừng mực nhất định. Một làng xã dù lớn, cũng chỉ cần vài lò rèn là có thể đáp ứng được. Vì thế để phát triển sản xuất, phát huy tác dụng của nghề rèn làng mình, người Hiền Lương luôn có ý hướng ngoại. Thợ rèn làng này sau khi học nghề, phần lớn đểu đi đến các làng quê, thị trấn, thị xã, thành phố-những nơi có nhu cấu lớn về sản phẩm nghề mình để hành nghề nhằm giải quyết khâu tiêu thụ sản phẩm tiện lợi. Dưới thời Tự Đức ở hầu hết các tỉnh từ Quảng Trị trở vào đến Sài Gòn đều có tổ chức “hàng kỉnh” của người Hiền Lương. Mỗi tỉnh thường có từ 2 đến 3 hàng kỉnh, mỗi kỉnh có hàng chục lò rèn. Về mặt tổ chức, các hàng kỉnh thường được gọi tắt là kỉnh với mục đính là liên kết những người cùng quê, cùng nghề đặt ra những quy định chung để bảo về nghề nghiệp giúp đỡ nhau trong sản xuất, cùng nhau tổ chức sinh hoạt tín ngưỡng nghề và giữ mối liên hệ thường xuyên với cố hương.
Đơn vị sản xuất trong nghề rèn Hiền Lương vẫn là các lò quy mô nhỏ thường chỉ có 4 người trong gia đình. So với tổ chức của các làng rèn Nho Lâm, Phú Bài thì “hàng kỉnh” củ Hiền Lương phát triển hơn ở chỗ người thợ Nho Lâm, Phú Bài ngay ở thời kì thịnh đạt nhất của nghề vẫn chỉ hoạt động trong không gian làng mình, không có các nhóm thợ tách ra khỏi làng quê đến hành nghề ở nơi khác...Điều khác biệt ấy khiến cho nghề rèn ở Hiền Lương tuy quy mô sản xuất còn nhỏ, công cụ sản xuất thô sơ nhưng nó lại phát triển và phát huy tác dụng trên địa bàn rộng. Lẽ ra đây chính là cơ hội thuận tiện để cho các công xưởng thủ công rèn của người Hiền Lương hình thành ở các thành phố thị xã, nhưng tính cộng đồng làng, tính đồng hương tương trợ quá nặng của tổ chức hàng kỉnh đã kìm hãm nó. Không có cạnh tranh, không tập trung vốn, ít cải tiến kĩ thuật nên sản xuất chậm phát triển là điều hiển nhiên. Cư dân Hiền Lương dù đi làm ăn xa vẫn rất gắn bố với làng quê. Thời Tự Đức, thợ rèn Hiền Lương nhiều người có kĩ nghệ tinh xảo. Những người bị trưng tập vào làm trong các tượng cục ở Phú Xuân (Huế) nhất là cục nấu kim khí, đúc súng, làm khí giới rất đông và có đóng góp đáng kể. Đặc biệt dưới thời Tự Đức khi nhà nước mỏ rộng các ty thợ đúc súng, đóng tàu thuyền thì thợ Hiền Lương vào làm ở đấy ngày càng đông. Không ít người đã trở thành thợ giỏi, lành nghề trong sở Vũ Khố, có nhiều đóng góp vào việc đóng tàu thuyền, chế tạo vũ khí nên được trọng thưởng và thăng quan tiến chức.
Ngoài những nghề thủ công nổi tiếng vừa kể trên, ở nước ta còn rất nhiều nghề thủ công khác như nghề chế biến thực phẩm, nghề làm đồ gỗ, nghề gạch gói, nghề làm giấy, nghề nề, mộc phục vụ kiến trúc và điêu khắc...Sự phát triển rộng khắp và khá phổ của các nghề thủ công trên khắp miền đất nước thời Tự Đức chứng tỏ bước phát triển của thủ công nghiệp nhưng cũng thể hiện sự gắn kết bền vững với nông nghiệp và làng xã của thủ công nghiệp nước ta.
Để hình dung rõ hơn về hoạt động thủ công nghiệp Việt Nam 1848-1883 chúng tôi lập một bảng thống kê sơ lược các nghề thủ công cơ bản nhất ở nước ta thời Tự Đức qua các quyển Đại Nam Thực Lục chính biên từ tập 27 –38.
Stt
Tên nghề
Nội dung cụ thể
Tài liệu trích dẫn
1.
Nghề dệt
Dệt sợi vải bông
Dệt sa, lụa, gấm, nhiễu
Tập 38 trang 247
Tập 30 trang 243
2.
Nghề may mặc
May quần áo quan, dân
May áo trận cho quân lính
Tập 28 trang 132
Tập 33 trang 81
3.
Chế biến lâm sản, nông sản
Nấu rượu
Nấu đường
Nấu mạch nha
Nấu dầu hồi, dầu lạc
Tập 28 trang 153
Tập 34 trang 314
Tập 34 trang 119
Tập 33 trang 247, 257
4.
Nghề in sách
In chữ thiếc
Tập 32 trang 6
5.
Đúc tiền
Đúc tiền vàng
Đúc tiền đồng
Đúc tiền kẽm
Tập 27 trang 70
Tập 27 trang 150
Tập 29 trang 192
6.
Nghề làm kim hoàn
Chế tạo vàng, bạc , thiếc
Tập 31 trang 85
7.
Nghề rèn sắt
Rèn sắt, xích sắt
Tập 28 trang 453
8.
Nghề đóng tàu thuyền
Đóng thuyền
Tập 28 trang 186
9.
Làm đồ thờ
Làm bón đèn
Làm đồ thờ cúng
Tập 35 trang 10
Tập 27 trang 261
10.
Nghề nề, mộc
Xây nhà, sửa chữa lăng tẩm, cung điện, đền miếu, đình chùa, bia đá
Tập 28 trang 252, 370, 397
11.
Nghề khai mỏ
Khai mỏ sắt
Khai mỏ vàng
Khai mỏ bạc
Khai mỏ đồng, chì
Tập 36 trang 66
Tập 27 trang 221
Tập 27 trang 286
Tập 28 trang 112
Bảng thống kê các nghề thủ công chính ở Việt Nam thời Tự Đức (1848-1883) qua Đại Nam Thực Lục chính biên.
PHẦN KẾT LUẬN
“Tình hình thủ công nghiệp dưới thời Tự Đức (1848-1883)” là một đề tài mới. Với khả năng còn hạn chế, tài liệu ít ỏi, thời gian hạn hẹp và trong phạm vi khóa luận chúng tôi chỉ xin được giải quyết một vài khía cạnh rất nhỏ của đề tài như: những chính sách chủ yếu của nhà nước đối với thủ công nghiệp, tình hình phát triển thủ công nghiệp và ảnh hưởng của hoạt động thủ công nghiệp với nền kinh tế xã hội đương thời. Thay cho lời kết luận, chúng tôi xin được đưa ra một vài nhận xét, đánh giá về hoạt động thủ công nghiệp thời kì này như sau:
1. Đặc điểm của thủ công nghiệp Việt Nam dưới thời Tự Đức (1848-1883)
Trên nền tảng đất nước thống nhất, thủ công nghiệp Việt Nam dưới thời Tự Đức ở cả hai bộ phận thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp dân gian đểu được duy trì và ít nhiều có phát triển. Nhà nước đã rất chú trọng đầu tư mở rộng quy mô các xưởng thủ công ở kinh đô Huế và các tỉnh thành lớn nhằm sản xuất đáp ứng nhu cấu mọi mặt của đời sống cung đình, của nền quốc phòng và kiến thiết quốc gia. Thủ công nghiệp dân gian: nghề phụ và làng nghề cũng phát triển rộng khắp nhưng không phải ở số lượng ngành nghề và chủng loại sản phẩm mà ở quy mô, số lượng người, làng quê tham gia hoạt động thủ công. Trong các nghề thủ công chính, nghề rèn đúc vũ khí, nghề in, đúc tiến phát triển và có những thành tựu. Ngược lại nghề khai thác mỏ giảm sút. Trong sự tồn tại và ít nhiều có phát triển của hoạt động thủ công nghiệp nổi lên vai trò của người thợ thủ công với kĩ thuật tinh xảo, tinh thần ham học hỏi, hăng say lao động, người thợ thủ công Việt Nam thực sự trở thành một nhân tố quan trọng trong việc duy trì và phát triển hoạt động kinh tế này.
Giống như các thời đại trước, thủ công nghiệp thời Tự Đức, chủ yếu là thủ công nghiệp gia định-thủ công nghiệp nông thôn. Phần lớn nông dân đểu làm thuê nghề thủ công và phần lớn thợ thủ công cũng đồng thời làm công việc đồng áng. Sản xuất thủ công nghiệp chủ yếu cũng là để phục vụ cho nông nghiệp. Do đó, việc sản xuất của người thợ thủ công lệ thuộc vào thời vụ, phục vụ kịp thời sản xuất nông nghiệp cũng như dựa vào khả năng tiêu thụ của người nông dân về cày bừa, cuốc, sẻng... Vì thế kinh tế thủ công nghiệp có tính chất bấp bênh. Ngay cả khu vực thủ công nghiệp khu vực nhà nước tuy quy mô sản xuất có phát triển hơn nhưng nhìn chung vẫn sản xuất theo yêu cầu tự cung tự cấp, không sản xuất theo hướng hàng hóa nên thủ công nghiệp vẫn dậm chân tại chỗ.
Về chính sách của triều đình đối với thủ công nghiệp: một điều không thể phủ nhận đó là nhà nước đã có ý thức quan tâm đến sự phát triển của thủ công nghiệp thể hiện ở việc tập trung đầu tư và có biện pháp khuyến khích thủ công nghiêp, cử người sang nước ngoài để học công nghệ mới về áp dụng vào Việt Nam như trường hợp năm 1870. “Nhà nước chọn các hạng thợ thuyền ở Hộ vệ, Cảnh Tất, Thần Cơ, Đốc Công lấy 15 người tuổi trẻ biết chữ chia đi đến đô thành nước Pháp, nước Anh học tập đóng tàu, đúc súng, học tiếng, học chữ ba năm hoặc 1, 2 năm tinh xảo được việc sẽ cất nhắc không theo thứ bậc” [6;41]... Tuy nhiên, sự quan tâm của nhà nước lại không thường xuyên, nó mang tính nhất thời và nhỏ bé. Quốc sách của triều đình Tự Đức đối với thủ công nghiệp vẫn tập trung ở chế độ công tượng và chính sách thuế biệt nạp. Tuy nhiên, cả hai chính sách này đều không phù hợp, không đáp ứng được trước xu thế biến chuyển của kinh tế trong nước và thế giới đương thời. Chế độ công tượng thì làm cho người thợ bị cưỡng bức và lao động như hình thức lao dịch, không có yếu tố kích thích trong sản xuất nên năng suất không cao. Còn chính sách thuế biệt nạp vì quá nặng nề nên khiến đời sống người thợ gần như không được cải thiện, đầu tư sản xuất không được mở rộng.
Về căn bản thủ công nghiệp (1848-1883) vẫn nằm trong khuôn khổ của quan hệ sản xuất phong kiến. Một số ngành đã xuất hiện những đốm sáng của nền kĩ thuật tiên tiến song nó còn nhỏ bé và quá mong manh. Lực lượng sản xuất của thủ công nghiệp chưa đủ sức phá vỡ quan hệ sản xuất phong kiến. Làng thủ công chuyên nghiệp và cả công xưởng thủ công nhà nước đểu nằm trong vòng cương tỏa của nền tiểu nông phong kiến. Sự gắn bó với nông nghiệp và làng xã đã níu kéo sự tiến triển của thủ công nghiệp trong suốt tiến trình lịch sử.
Thủ công nghiệp có vai trò đáng kể trong đời sống kinh tế-xã hội, đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu dùng của triều đình và nhân dân, tuy nhiên dù trải qua lịch sử phát triển lâu dài đến thời Tự Đức thủ công nghiệp vẫn chỉ là ngành kinh tế phụ, hỗ trợ cho nông nghiệp. Tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp còn quá ít so với dân cư cả nước, phần đông dân chúng làm thủ công với tư cách nghề phụ. Từ quốc sách của nhà nước đến tâm lí dân chúng đều coi nghề nông là gốc và công thương là ngọn. Điều đó cũng tác động không nhỏ để sự phát triển của thủ công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
2. Thành tựu và hạn chế của thủ công nghiệp dưới thời Tự Đức
Mặc dù không thật rực rỡ song thủ công nghiệp dưới thời Tự Đức đã thu được những thành tựu nhất định. Điều này trước hết thể hiện ở sự tiến bộ trong những chính sách của nhà nước đối với hoạt động này. Để khuyến khích thợ giỏi nâng cao tay nghề, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, triều đình đã nhiều lần tiến hành ban thưởng lớn. Nhà nước cũng thường xuyên giảm ngạch thuế cho các làng thủ công, thợ thủ công...Cử một số thợ giỏi ra nước ngoài học tập kĩ thuật tinh xảo, hiện đại về áp dụng vào sản xuất trong nước... Với những cố gắng như trên cộng với tinh thần lao động cần cù, khéo léo của người thợ Việt Nam hoạt động thủ công nghiệp đã tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn. Đó chính là thành tựu đáng kể nhất trong hoạt động thủ công nghiệp thời kì này. Những sản phẩm thủ công nghiệp không chỉ có ý nghĩa đối với việc giải quyết nhu cầu lớn của tâng lớp trên (phong kiến) mà còn tác động to lớn đến các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và đời sống nhân dân. Với kinh tế, hoạt động thủ công nghiệp trang bị đầy đủ yêu cầu về công cụ sản xuất cho nông nghiệp, thúc đẩy công nghiệp sớm phát triển và cả hoạt động trao đổi buôn bán trong và ngoài nước. Với chính trị-xã hội, hoạt động thủ công nghiệp là một nghề khá quan trọng, với nhiều địa phương đó còn là phương tiện kiếm sống của người dân vì vậy mà nó có ý nghĩa ổn định phần nào đó đời sống nhân dân, an ninh, chính trị và trật tự xã hội nhìn chung là ổn định. Ngoài ra, những sản phẩn thủ công nghiệp còn là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo và có ý nghĩa lớn đối với quốc phòng (chiến thuyền, súng, đan...).
Bên cạnh những thành tựu, hoạt động thủ công nghiệp thời Tự Đức còn có những hạn chế. Nguyên nhân của những hạn chế này là chính sách kìm hãm của nhà nước đối với thủ công nghiệp. Nghề thủ công ở Việt Nam chủ yếu là thủ công nghiệp gia đình hay nói cách khác thủ công nghiệp nước ta chưa hoàn toàn tách khỏi nông nghiệp. Phần lớn nông dân đều làm thêm nghề thủ công đồng thời phần lớn thợ thủ công cũng là nông dân. Số nhân công dùng trong sản xuất thủ công chủ yếu là nhân công của gia đình chứ không phải là nhân công thuê mướn. Dụng cụ sản xuất thủ công ở nước ta thô sơ và hầu như chỉ dựa vào sức người. Kỹ thuật thì bảo thủ và lạc hậu. Do tính chất nghề phụ, tính chất gia đình của nghề thủ công nước ta nên thủ công nghiệp có tính chất phân tán, thiếu vốn, thiếu ổn định dẫn đến sản xuất bị hạn chế không nâng cao lên được.
3. Bài học kinh nghiêm
Từ việc phân tích đặc điểm của hoạt động thủ công nghiệp, những thành tựu và hạn chế của hoạt động này chúng tôi xin đựơc rút ra một số bài học như sau:
Thứ nhất: hoạt động thủ công nghiêp là một ngành kinh tế quan trọng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì thế đòi hỏi nhà nước và nhân dân cần phải nhận thức một cách đúng đắn và đầy đủ về vị trí và vai trò của ngành kinh tế này. Từ bỏ quan niệm cũ “dĩ nông vi bản” (nghề nông làm gốc) hay “trọng nông ức thương”. Từ đó có sự đầu tư xứng đáng cho hoạt động kinh tế thủ công nghiệp và phát triển hoạt động thủ công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
Thứ hai:muốn cho hoạt động thủ công nghiệp phát triển điều cốt yếu nhất là phải có sự quan tâm đầu tư thích đáng của nhà nước. Nhà nước cần thiết phải có những chính sách phát triển hoạt động thủ công nghiệp phù hợp với hoàn cảnh chung và yêu cầu riêng của từng nghề, từng làng. Không nhất thiết phải xóa bỏ hết các xưởng thủ công của nhà nước song cần cải tiến hình thức quản lý, tổ chức sản xuất sao cho năng động và hiệu quả hơn. Xóa bỏ chính sách thuế biệt nạp thay vào đó là chính sách thuế phù hợp và không mang tính chất bóc lột. Với các làng nghề thủ công truyền thống, nhà nước phải có biện pháp hỗ trợ và đầu tư tích cực cả về khâu sản xuất và đầu ra cho sản phẩm. Từ đó giúp người thợ thủ công yên tâm với nghề và cống hiến nhiều hơn.
Thứ ba: cần phải cải tiến công cụ sản xuất, hình thức tổ chức sản xuất và nâng cao trình độ văn hóa cũng như tay nghề cho người lao động (thợ thủ công). Đưa những tiến bộ khoa học vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cũng như việc đẩy mạnh mức độ chuyên môn hóa trong quy trình sản xuất.
Thứ tư: nhân tố con người là một vấn đề quan trọng vì thế nhà nước phải có những chính sách ưu đãi đặc biệt với thợ thủ công giúp họ nâng cao mức sống, trình độ văn hóa cũng như tay nghề tạo ra những sản phẩm thật sự chất lượng.
Cuối cùng, muốn hoạt động thủ công nghiệp phát triển hoàn thiện, người thợ thủ công phải biết duy trì, áp dụng có sáng tạo kinh nghiệm sản xuất của người xưa “Ôn cố tri tân” từ đó có những sáng kiến hợp lý.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do mới tập duyệt nghiên cứu khoa học năng lực bản thân còn hạn chế để tài chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi rất mong được nhận được sự giúp đỡ chỉ bảo và tạo điều kiện của các thầy cô và toàn thể các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1999, Amanach-Những nền văn minh thế giới, Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội.
Phạm Gia Bền, 1957, Sơ thảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Văn Sử Địa.
Nguyễn Trí Dĩnh, 1999, Lịch sử kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Giáo Dục.
Đảng cộng sản Việt Nam, 1977, Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ tư, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội
Đảng cộng sản Việt Nam, 1982, Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ năm, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội
Nguyễn Thừa Hỷ, 1993, Thăng Long – Hà Nội thế kỉ XVII – XVIII – XIX, Hà Nội.
Phạm Văn Kính, 1993, Vài nét về thủ công nghiệp Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX, Nghiên cứu lịch sử.
Mác-Anghen-Lenin, 1998, Nói về sản xuất nhỏ và sản xuất lớn, Đại học sư phạm Hà Nội
Hoàng Văn Lân – Ngô Thị Chính, 1974, Lịch sử Việt Nam, Quyển 3, tập 1 phần 1, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội
Hoàng Văn Lân – Ngô Thị Chính, 1974, Lịch sử Việt Nam, Quyển 3, tập 1 phần 2, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội
Phan Ngọc Liên – Nghiêm Đình Vỳ - Nguyễn Minh Đức, 2004, Quân đội nhân dân Việt Nam truyền thống và hiện đại, Nhà xuất bản từ điển Bách Khoa.
Quốc sử quán triều Nguyễn, 1976, Đại Nam thực lục chính biên, tập 27, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
Quốc sử quán triều Nguyễn, 1976, Đại Nam thực lục chính biên, tập 28, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
Quốc sử quán triều Nguyễn, 1976, Đại Nam thực lục chính biên, tập 29, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
Quốc sử quán triều Nguyễn, 1976, Đại Nam thực lục chính biên, tập 30, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
Quốc sử quán triều Nguyễn, 1976, Đại Nam thực lục chính biên, tập 31, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
Quốc sử quán triều Nguyễn, 1976, Đại Nam thực lục chính biên, tập 32, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
Quốc sử quán triều Nguyễn, 1976, Đại Nam thực lục chính biên, tập 33, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
Quốc sử quán triều Nguyễn, 1976, Đại Nam thực lục chính biên, tập 34, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
Quốc sử quán triều Nguyễn, 1976, Đại Nam thực lục chính biên, tập 35, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
Quốc sử quán triều Nguyễn, 1976, Đại Nam thực lục chính biên, tập 36, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
Quốc sử quán triều Nguyễn, 1969, Đại Nam Nhất Thống Chí, , Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
Quốc sử quán triều Nguyễn, 1962, Đại Nam thực lục – tập 4, Nhà xuất bản Sử Học.
Quốc sử quán triều Nguyễn, 1963, Đại Nam thực lục – tập 11, Nhà xuất bản Sử Học.
Quốc sử quán triều Nguyễn, 1963, Đại Nam thực lục – tập 21, Nhà xuất bản Sử Học.
Dương Kinh Quốc, 1981, Việt Nam những sự kiện lịch sử-tập1, Hà Nội
Trương Hữu Quýnh- Phan Đại Doãn-Nguyễn Cảnh Minh, 2000, Nhà xuất bản Giáo Dục.
Trương Hữu Quýnh- Nguyễn Cảnh Minh, 1998, Lịch sử Việt Nam từ nguyên thủy đến 1858, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.
Tsuboi, 1992, Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1845-1885, Hội sử học Việt Nam.
Bùi Thị Tân- Vũ Huy Phúc, 1998, Kinh tế thủ công nghiệp và phát triển công nghệ Việt Nam dưới triều Nguyễn, Nhà xuất bản Thuận Hóa.
Tình hình thủ công nghiệp Việt Nam dưới thời Tự Đức (1848-1883) (LV; 15)
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn để tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và phạm vi của để tài
3. Đối tượng, nhiệm vụ, đóng góp của để tài
4. Nguồn tư liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
5. Bố cục của khóa luận
CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ NHỮNG CHÍNH SÁCH CỦA TRIỀU TỰ ĐỨC ĐỐI VỚI THỦ CÔNG NGHIỆP
Bối cảnh lịch sử
Bối cảnh quốc tế
Bối cảnh trong nước
Những chính sách của triều đình Tự Đức đối với thủ công nghiệp
Chế độ công tượng
Chính sách thuế biệt nạp
Những chính sách khác
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỦ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM DƯỚI THỜI TỰ ĐỨC (1848-1883)
2.1 Thủ công nghiệp nhà nước
2.1.1 Công xưởng đúc tiền
2.1.2 Công xưởng chế tạo vũ khí
2.1.3 Công xưởng đóng thuyền
2.1.4 Các công xưởng sản xuất đồ tiêu dùng
2.2 Thủ công nghiệp dân gian
2.2.1 Nghề gốm
2.2.2 Nghề dệt vải
2.2.3 Nghề dệt chiếu, cói
2.2.4 Nghề rèn
PHẦN KẾT LUẬN
1. Đặc điểm của thủ công nghiệp Việt Nam dưới thời Tự Đức
2. Thành tựu và hạn chế của hoạt động thủ công nghiệp
3. Bài học kinh nghiệm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LSDOCS (0).DOC