Khóa luận Tội mua bán trái phép chất ma tuý – Những vấn đề lý luận và thực tiễn

LỜI MỞ ĐẦU - 1 - 1.Tính cấp thiết của đề tài - 1 - 2. Mục đích, nhiệm vụ của khóa luận - 2 - 3. Phương pháp nghiên cứu - 2 - 4. Kết cấu của khóa luận - 2 - CHƯƠNG I - 3 - TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY THEO ĐIỀU 194 – BLHS VIỆT NAM 1999 – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN - 3 - 1. Vài nét về lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam đấu tranh chống các tội phạm về ma túy - 3 - 1.1. Giai đoạn trước năm 1858 - 3 - 1.2. Giai đoạn từ năm 1858 đến khi có BLHS 1985 - 4 - 1.3. Giai đoạn từ sau năm 1985 đến nay - 5 - 2. Các dấu hiệu pháp lý của tội mua bán trái phép chất ma túy - Điều 194 BLHS 1999 - 6 - 2.1. Khách thể của tội phạm - 7 - 2.2. Mặt khách quan của tội phạm - 12 - 2.3. Mặt chủ quan của tội phạm - 18 - 2.4. Chủ thể của tội phạm - 20 - 3. Đường lối xử lý đối với tội mua bán trái phép chất ma túy - 22 - 3.1. Phạm tội không có các tình tiết là yếu tố định khung - 22 - 3.2. Phạm tội trong trường hợp có các tình tiết định khung tăng nặng - 22 - CHƯƠNG II - 34 - TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY _ NHỮNG VẤN ĐỀ - 34 - THỰC TIỄN - 34 - 1. Tình hình tội phạm mua bán trái phép chất ma tuý ở Việt Nam - 34 - 2. Thực tiễn xét xử tội mua bán trái phép chất ma túy ở Việt Nam trong giai đoạn 2003-2007 và một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tội phạm này - 42 - KẾT LUẬN - 52 -

doc55 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 8490 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tội mua bán trái phép chất ma tuý – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án chất ma túy qua biên giới nước CHXHCN Việt Nam với nước ngoài. Người nào vận chuyển ma túy qua biên giới cho người khác mà biết mục đích của người đó là mua bán trái phép chất ma túy thì cũng bị truy cứu TNHS về tội mua bán trái phép chất ma túy qua biên giới với vai trò là người giúp sức trong đồng phạm. Tội phạm chỉ hoàn thành khi người phạm tội đã mua bán trái phép chất ma túy qua biên giới. Nếu mục đích của người phạm tội là mua bán qua biên giới nhưng chưa mua bán qua biên giới được thì không coi là mua bán trái phép chất ma túy qua biên giới (việc xác định mục đích mua bán qua biên giới trong trường hợp này cũng rất khó khăn). Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho trẻ em (điểm e khoản 2). Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội là trường hợp người phạm tội đã dụ dỗ, mua chuộc, hăm dọa khống chế, lôi kéo… người dưới 16 tuổi thực hiện hành vi mua bán trái phép chát ma túy. Nếu trẻ em chưa tới mức bị truy cứu TNHS thì người phạm tội vẫn bị coi là sử dụng trẻ em vào việc phạm tội. Bán ma túy cho trẻ em là dùng ma túy mà mình có được dưới bất kỳ hình thức nào để bán cho người dưới 16 tuổi để lấy tiền hoặc lấy tài sản Nếu người phạm tội chỉ sử dụng trẻ em vào việc phạm tội thì chỉ bị trúy cứu TNHS về tình tiết sử dụng trẻ em vào việc phạm tội. Nếu người phạm tội chỉ bán ma túy cho trẻ em thì chỉ bị truy cứu TNHS về tình tiết bán ma túy cho trẻ em Đ189đ BLHS 1985 quy định: “Sử dụng người chưa thành niên vào việc phạm pháp” còn khoản 2 điều 194 BLHS 1999 quy định: “Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho trẻ em” là tình tiết định khung hình phạt. Vì vậy đối với hành vi sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho trẻ em xảy ra trước 0h00 ngày 01/07/2000 mà sau 0h00 ngày 01/07/2000 mới bị phát hiện xử lý thì không áp dụng tình tiết này. Khi áp dụng tình tiết cần phải chú ý: - Trẻ em từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi được sử dụng vào việc mua bán trái phép chất ma túy hoặc mua chất ma túy trái phép thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 điều 194 BLHS thì bị coi là phạm tội mua bán trái phép chất ma túy; nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 điều 194 thì không coi là mua bán trái phép chất ma tuý. Ví dụ: A nợ B 5 triệu đồng nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên đến ngày trả nợ A vẫn không thanh toán được cho B. B đã ép A phải cho con trai A là C (13 tuổi) đến làm cho B để trả nợ. Hàng ngày khi có khách gọi điện mua hêrôin, B đều bắt C mang hêrôin đến điểm hẹn giao hàng và mang tiền về cho B. Hành vi của A bị truy tố theo tình tiết định khung “sử dụng trẻ em vào việc phạm tội”. Có từ 2 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng của chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm… đến điểm… khoản… điều này ( điểm o khoản 2, điểm h khoản 3, điểm h khoản 4) * Trường hợp các chất ma túy đó đều có trọng lượng dưới mức tối thiểu quy định tại khoản 2 thì tổng trọng lượng của các chất ma túy đó được xác định như sau: Bước 1: Xác định tỷ lệ phần trăm về trọng lượng cuả từng chất ma tuý so với mức tối thiểu đối với từng chất ma túy đó tại điểm tương ứng trong quy định tại khoản 2. Bước 2: Cộng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của từng chất ma túy lại với nhau. Bước 3: Xác định điểm, khoản, điều luật. Nếu tổng các tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy dưới 100% thì người phạm tội chỉ bị truy cứu TNHS theo khoản 1, nếu tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy từ 100% trở lên, thì người phạm tội bị truy cứu TNHS theo tình tiết định khung: “có từ 2 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương ứng với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ…” quy định tại điểm o khoản 2. Ví dụ: Một người mua bán 400g nhựa thuốc phiện và 300g hêrôin (đều thuộc khoản 1 điều 194). Tổng trọng lượng của các chất ma túy được xác định như sau: - Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của nhựa thuốc phiện so với mức tối thiểu đối với nhựa thuốc phiện quy định tại điểm g khoản 2 điều 194 là 80%. (400g so với 500g). - Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của hêrôin so với mức tối thiểu đối với hêrôin quy định tại điểm h khoản 2 điều 194 là 60% (3g so với 5g). - Tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của cả hai chất nhựa thuốc phiện và heroin là 80% + 60% = 140% (thuộc trường hợp từ 100% trở lên), cho nên người phạm tội bị truy cứu TNHS theo điểm o khoản 2 điều 194. * Trường hợp các chất ma túy đó đều được quy định trong cùng một điểm của khoản 2, khoản 3, khoản 4 điều 194 thì cộng trọng lượng của các chất ma túy đó lại với nhau và so sánh với quy định về trọng lượng trong điều luật tương ứng để truy cứu TNHS người phạm tội theo khoản nào phù hợp của điều luật đó. Ví dụ: Một người mua bán 300g nhựa thuốc phiện và 300g nhựa cần sa. Do nhựa thuốc phiện và nhựa cần sa được quy định trong cùng điểm g khoản 2, điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 điều 194 nên chỉ cần cộng trọng lượng nhựa thuốc phiện và nhựa cần sa là 300g + 300g = 600g. Đối chiếu với quy định về trọng lượng trong điều 194, thì người phạm tội bị truy cứu TNHS theo điểm g khoản 2 điều 194. * Trường hợp các chất ma túy đó có trọng lượng tại các điểm khác nhau của cùng khoản 2 (khoản 3) thì tổng trọng lượng của các chất ma túy đó được xác định theo các bước sau đây: Bước 1: Xác định tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của từng chất ma túy so với mức tối thiểu đối với từng chất ma túy đó tại điểm tương ứng quy định tại khoản 3 (khoản 4). Bước 2: Cộng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của từng chất ma túy lại với nhau. Bước 3: Xác định điểm, khoản, điều luật. Nếu tổng các tỷ lệ phần trăm về trọng lượng các chất ma túy dưới 100%, thì người phạm tội chỉ bị truy cứu TNHS theo tình tiết định khung: “Có từ 2 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương ứng với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ…” quy định tại điểm h khoản 3 (điểm h khoản 4) điều 194. Ví dụ: Một người mua bán 4kg nhựa thuốc phiện và 30g côcain ( đều thuộc khoản 3 điều 194). Tổng trọng lượng của các chất ma túy đó được xác định như sau: - Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của nhựa thuốc phiện so với mức tối thiểu đối với nhựa thuốc phiện quy định tại điểm a khoản 4 điều 194 là 80% (4kg so với 5kg). - Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của cocain so với mức tối thiểu đối với cocain quy định tại điểm b khoản 4 là 30% (30g so với 100g) - Tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của nhựa thuốc phiện và cocain là 80% + 30% = 110% (thuộc trường hợp 100% trở lên), cho nên người phạm tội bị truy cứu TNHS theo điểm h khoản 4 điểu 194. * Trường hợp trong các chất ma túy đó, có chất ma túy có trọng lượng quy định tại khoản 1, có chất ma túy có trọng lượng quy định tại khoản 2 (hoặc khoản 3), hoặc có chất ma túy có trọng lượng quy định tại khoản 2, có chất ma túy có trọng lượng quy định tại khoản 3 điều 194, thì tổng trọng lượng của các chất ma túy đó được xác định theo các bước sau đây: Bước 1: Xác định tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy có trọng lượng nhiều nhất so với mức tối thiểu đối với chất đó quy định tại khoản 3 (khoản 4) điều 194 theo nguyên tắc chất ma túy có trọng lượng nhiều nhất thuộc khoản 2 thì so với mức tối thiểu đối với chất ma túy đó quy định tại khoản 3; chất ma túy có trọng lượng nhiều nhất thuộc khoản 3 thì so với mức tối thiểu đối với chất đó quy định tại khoản 4. Bước 2: Xác dịnh tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy khác so với mức tối thiểu đối với chất ma tuý đó quy định tại khoản 3 (khoản 4) điều 194 theo nguyên tắc mức tối thiểu đối với chất ma túy có trọng lượng nhiều nhất ở khoản nào thì mức tối thiểu của các chất ma túy khác lấy ở khoản đó. Bước 3: Cộng các tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của từng chất ma túy lại với nhau và xác định điểm, khoản, điều luật. Nếu tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy là từ 100% trở lên thì người phạm tội bị truy cứu TNHS theo tình tiết định khung: “Có từ 2 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất ma túy đó tương đương với số lượng của các chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ…” quy định tại điểm h khoản 3 (điểm h khoản 4) (khoản tương ứng của điều luật có quy định mức tối thiểu đối với chất ma túy có trọng lượng nhiều nhất). Ví dụ: Một người mua bán 4,5kg nhựa thuốc phiện và 4g hêrôin. Trong trường hợp này nhựa thuốc phiện có trọng lượng thuộc điểm a khoản 3 điều 194, còn hêrôin có trọng lượng thuộc khoản 1 điều 194, do đó, nhựa thuốc phiện có trọng lượng nhiều nhất. Tổng trọng lượng của các chất ma túy được xác định như sau: - Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của nhựa thuốc phiện so với mức tối thiểu đối với nhựa thuốc phiện quy định tại điểm a khoản 4 điều 194 là 90% (4,5kg so với 5kg). - Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của hêrôin so với mức tối thiểu đối với hêrôin quy định tại điểm b khoản 4 điều 194 là 4% (4g so với 100g). - Tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của cả hai chất nhựa thuốc phiện và hêrôin là 90% + 4% = 94% (dưới 100%), cho nên người phạm tội vẫn chỉ bị truy cứu TNHS theo khoản 3 điều 194. Tái phạm nguy hiểm (điểm p khoản 2) Tái phạm nguy hiểm là đã bị kêt án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại mua bán trái phép chất ma túy thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 điều 194 hoặc đã tái phạm chưa được xóa án tích mà lại phạm tội mua bán trái phép chất ma túy. Ví dụ: Dương Tuấn Nghĩa đã bị kết án 4 năm tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” điều 139 BLHS 1999, ra trại ngày 08/03/2003. Ngày 15 tháng 8 năm 2006, Nghĩa bị công an phường Tương Mai – Hà Nội bắt quả tang khi đang bán 13 gói heroin nặng 9,776g. Dương Tuấn Nghĩa đã bị TAND thành phố Hà Nội áp dụng điểm p khoản 2 điều 194, xử phạt 9 năm tù. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 điều 194 thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm, là tội phạm rất nghiêm trọng. Khoản 2 điều 185đ BLHS 1985 quy định hình phạt tù từ 10 năm đến 15 năm. Như vậy khoản 2 điều 194 BLHS 1999 quy định mức hình phạt nhẹ hơn. Do đó hành vi mua bán trái phép chất ma túy xảy ra trước 0h00 ngày 01/07/2000 mà sau 0h00 ngày 01/07/2000 mới phát hiện xử lý thì áp dụng khoản 2 điều 194 BLHS 1999. Nếu người phạm tội chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 2 điều 194, có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 điều 46, không có tình tiết tăng nặng, tòa án có thể phạt dưới 7 năm tù nhưng không được dưới 2 năm tù. Các điểm còn lại của khoản 2, khoản 3. khoản 4 quy định về trọng lượng của các chất ma túy. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm, là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 4 thì người phạm tội có thể bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Theo nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày 15/03/2001 về hướng dẫn áp dụng một số điều của BLHS, tại tiểu mục 3.1 đã hướng dẫn: * Trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng và không có tình tiết giảm nhẹ hoặc vừa có tình tiết tăng nặng vừa có tình tiết giảm nhẹ nhưng đánh giá tính chất tăng nặng và tính chất giảm nhẹ tương đương nhau, thì xử phạt người phạm tội mức án tương ứng với trọng lượng chất ma tuý như sau: a) Xử phạt 20 năm tù nếu: - Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ 5kg đến dưới 10kg. - Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ 100g đến dưới 300g. - Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ 75kg đến dưới 200kg. - Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ 600kg đến dưới 1500kg. - Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ 150kg đến dưới 450kg. - Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ 300g đến dưới 900g. - Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ 750ml đến dưới 2000ml. - Có từ 2 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng một trong các chất ma túy thuộc điểm a này. b) Xử phạt tù chung thân nếu: - Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ 10kg đến dưới 20kg. - Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ 300g đến dưới 600g. - Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ 200kg đến dưới 600kg. - Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ 1500kg đến dưới 4500kg. - Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ 450kg đến dưới 1200kg. - Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ 900g đến dưới 2500g. - Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ 2000ml đến dưới 5000ml. - Có từ 2 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng một trong các chất ma túy thuộc điểm b này. c) Xử phạt tử hình nếu: - Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ 20kg trở lên - Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ 600g trở lên. - Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ 600kg trở lên. - Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ 4500kg trở lên. - Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ 1200kg trở lên. - Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ 2500g trở lên. - Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ 5000ml trở lên - Có từ 2 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng một trong các chất ma túy thuộc điểm c này. * Trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ mà không có tình tiết tăng nặng hoặc có ít tình tiết tăng nặng hơn, đồng thời đánh giá tính chất giảm nhẹ và tính chất tăng nặng xét thấy có thể giảm nhẹ TNHS cho người phạm tội thì có thể xử phạt người phạm tội mức án nhẹ hơn mức án được hướng dẫn như trên. Cụ thể là: - Xử phạt tù từ 15 năm đến dưới 20 năm nếu trọng lượng các chất ma túy thuộc điểm a tiểu mục 3.1. - Xử phạt tù 20 năm nếu trọng lượng chất ma túy thuộc điểm b thiểu mục 3.1. - Xử phạt tù chung thân nếu trọng lượng chất ma túy thuộc điểm c tiểu mục 3.1. * Trong trương hợp có nhiều tình tiết tăng nặng mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc có ít tình tiết giảm nhẹ hơn, đồng thời đánh giá tính chất tăng nặng và tính chất giảm nhẹ thấy cần tăng nặng TNHS đối với người phạm tội, thì có thể xử phạt người phạm tội mức án nặng hơn mức án được hướng dẫn tại tiểu mục 3.1. Cụ thể là: - Xử phạt tù chung thân nếu trọng lượng chất ma túy thuộc điểm a tiểu mục 3.1. - Xử phạt tử hình nếu trọng lượng chất ma túy thuộc điểm b tiểu mục 3.1 CHƯƠNG II TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY _ NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN 1. Tình hình tội phạm mua bán trái phép chất ma tuý ở Việt Nam Trong những năm qua, cuộc đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma tuý đã và đang diễn ra rất quyết liệt. Do tác động của tình hình ma tuý trong khu vực và trên thế giới, tình trạng mua bán trái phép chất ma tuý ở nước ta chưa giảm mà có xu hướng tăng. Tội phạm về ma túy là một trong những tội phạm phát triển với tốc độ mạnh nhất ở nước ta hiện nay. Có thể thấy rõ điều này qua bảng số liệu sau: Bảng 1: Tổng số vụ án về ma tuý và tổng số bị cáo đã đưa ra xét xử giai đoạn 1997 - 2006 Năm Tổng số vụ án về ma tuý Tổng số bị cáo 1997 3855 5924 1998 5082 7398 1999 7712 11125 2000 6524 9350 2001 8368 10678 2002 9436 12194 2003 11423 14590 2004 8947 11790 2005 9236 12233 2006 9621 13019 Tổng số 80204 108301 (Nguồn: Phòng tổng hợp Toà án nhân dân tối cao) Theo báo cáo thống kê của tòa án các cấp, từ năm 1997 đến năm 2006, toàn nghành TAND đã xét xử sơ thẩm 80.204 vụ án về ma túy với 108.301 bị cáo. Do tình hình tội phạm về ma túy gia tăng và diễn biến phức tạp nên số lượng các vụ án về ma túy mà nghành tòa án phải thụ lý, giải quyết cũng tăng nhiều so với những năm trước đây và chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số các vụ án hình sự. Số lượng các vụ án ma túy cả nước trung bình hàng năm chiếm gần 20% trong tổng số các vụ án về hình sự. Các vụ án lớn trước đây cũng chỉ vài trăm kilôgam thuốc phiện, nay có nhiều vụ án với số lượng hàng trăm bánh hêrôin tương đương vài chục tấn thuốc phiện. Như vụ án Nguyễn Đức Lượng ở Nghệ An mua bán trái phép 104 bánh hêrôin và 197kg thuốc phiện; vụ án Lương Ngọc Lập và đồng bọn buôn bán 10,5 tấn hêrôin trong đó Lương Ngọc Lập mua bán 1253 bánh hêrôin và 2,89 cây hêrôin, tương đương 439kg, Phạm Công Doanh mua bán 1200 bánh hêrôin và 5 chỉ hêrôin, tương đương 420kg; Nguyễn Thị Thơm mua bán 130 bánh hêrôin, 37,6g cần sa; Nguyễn Lương Dân mua bán 127 bánh hêrôin và 12,7 cây hêrôin... Nước ta nằm trên bán đảo Đông Dương, gần với khu vực “Tam giác vàng” (Lào, Thái Lan, Mianma), lại có 4667 km đường biên giới trên đất liền tiếp giáp với Lào, Campuchia và Trung Quốc. Đường biên giới chủ yếu là khu vực rừng núi hiểm trở, ngoài các cửa khẩu chính còn có hàng ngàn con đường tiểu nghạch. Với địa hình đó, ma túy từ “Tam giác vàng” dễ dàng buôn bán, vận chuyển trái phép vào nước ta bằng nhiều con đường. Chính vì vậy tình hình mua bán trái phép chất ma túy ở nước ta trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Ngày càng có nhiều vụ án mang tính chất xuyên quốc gia. Trong 10 năm qua tòa án các cấp đã xét xử 132 người nước ngoài phạm tội về ma túy, chủ yếu là tội mua bán trái phép chất ma túy, như vụ Chuôn Oi ở thành phố Hồ Chí Minh, Phong Xa Lỳ, Xay Nha Uông, Xiêng Mi ở Hà Tĩnh… Ở các vụ án này số lượng ma túy vận chuyển, mua bán lên đến hàng trăm bánh hêrôin. Tội phạm về ma túy là loại tội phạm có tổ chức hết sức tinh vi, nguy hiểm. Chúng thường hoạt động theo một đường dây kín, bí mật, phần lớn không để lại hiện trường cụ thể. Vì vậy tội phạm về ma túy rất khó phát hiện và có tỷ lệ ẩn cao. Căn cứ vào lượng ma túy được thẩm lậu vào Việt Nam, căn cứ vào số lượng ma túy bị bắt giữ qua các năm, các chuyên gia nghiên cứu tội phạm học nước ngoài đánh giá Việt Nam mới chỉ phát hiện được từ 5-10% tội phạm về ma túy, như vậy tội phạm ẩn về ma túy tới 90-95% . [ , 539]. Những năm gần đây, ngoài tình trạng buôn bán thuốc phiện, hêrôin, còn xuất hiện hoạt động buôn bán ma túy tổng hợp (thuốc lắc). Hêrôin và các chất ma túy chỉ có hiệu lực tác dụng tối đa gây cảm giác đê mê khi được đưa trực tiếp vào cơ thể qua đường máu. Nếu sử dụng bằng hình thức uống thì chúng bị dịch tiêu hóa phân hủy làm giảm tác dụng. Trong khi đó, ma túy tổng hợp có tác dụng tối đa ngay cả qua hình thức uống. Hình thức sử dụng đơn giản và hiệu quả là một trong những lý do khiến cho tình trạng nghiện các chất ma túy tổng hợp ngày càng trở nên phổ biến. Chính vì vậy, việc mua bán trái phép ma túy tổng hợp cũng trở nên phức tạp hơn. Điển hình như bị cáo Dư Kim Dũng (Hải Phòng) buôn bán 70.000 viên thuốc lắc. Tình trạng mua bán, sử dụng ma túy tổng hợp chủ yếu diễn ra ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ, văn hóa như quán bar, khách sạn, vũ trường…Nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm vì siêu lợi nhuận vẫn luôn tìm mọi cách hình thành đường dây, ổ nhóm, tạo vỏ bọc… để tổ chức mua bán, sử dụng ma túy tổng hợp. Số lượng ma túy tổng hợp thu giữ được không phải là một con số nhỏ. Một số vụ án đã thu được hàng trăm viên ma túy tổng hợp. Ngày 18/07/2007, Công an quận Hoàn Kiếm bắt Hoàng Tiến Dũng, sinh năm 1975 ở Hai Bà Trưng, Hà Nội đang dùng xe máy có gắn loa phát nhạc tín hiệu để bán lẻ ma túy tổng hợp tại các khu vực có quán karaoke, quán giải khát, thu giữ 235 viên ma túy tổng hợp. Hay đường dây mua bán ma túy tổng hợp từ Hải Phòng về Hà Nội đã bị công an quận Long Biên, Hà Nội bắt ngày 26/07/2007 thu giữ 1351 viên ma túy tổng hợp [ , 21]. Hiện nay ở nước ta số người nghiện ma túy đang có chiều hướng gia tăng. Đây là một trong những nguyên nhân và điều kiện quan trọng thúc đẩy tội phạm mua bán trái phép chất ma túy phát triển vì hoạt động mua bán trái phép chất ma túy xét đến cùng là để cung cấp cho người sử dụng ma túy. Nếu không có nhu cầu về ma túy thì cũng không có các hoạt động mua bán trái phép chất ma túy. Theo ông Trần Đại Quang, thứ trưởng Bộ Công An thì giai đoạn 2001 – 2006 cả nước đã tổ chức cai nghiện cho 175.206 lượt người, nhưng sau 3 năm, số người tái nghiện chiếm 80-85%. Riêng năm 2007 nước ta có khoảng 170.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Để thỏa mãn nhu cầu về ma túy, phần lớn những người nghiện ma túy đã rơi vào con đường mua bán trái phép chất ma túy. Người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy ít khi hoạt động đơn lẻ, riêng rẽ mà thường hoạt động bí mật, có tổ chức, theo những tuyến ổn định. Nhưng bọn chúng lại thường xuyên thay đổi quy luật hoạt động nhằm đối phó với các cơ quan chức năng. Tội phạm mua bán trái phép chất ma túy hoạt động trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Tuy nhiên ở một số tỉnh như Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Sơn La, Vũng Tàu, Cần Thơ…Năm 2007, riêng Hà Nội và Hồ Chí Minh đã có hơn 3000 vụ án liên quan đến ma túy bị phá, trong đó các cơ quan chức năng tại Hà Nội đã bắt 2032 vụ với 2736 đối tượng tham gia; thu 24.6kg hêrôin, 2659 viên ma túy tổng hợp, 295 ống tân dược gây nghiện…; Hồ Chí Minh đã phát hiện, bắt giữ 1012 vụ, 2176 đối tượng, thu 6.1kg hêrôin… chiếm 10.2% về số vụ và 14.1% số đối tượng so với địa bàn cả nước. Tội phạm mua bán trái phép chất ma túy hoạt động trên cả ba tuyến đường biên giới đất liền, biển và hàng không. - Tuyến biên giới Việt – Lào: Ma túy từ khu vực “Tam giác vàng” qua Lào vào Việt Nam để tiêu thụ và trung chuyển đi một số nước trên thế giới. - Tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia: Ở tuyến này chủ yếu là buôn lậu hêrôin và cần sa từ Campuchia qua một số tỉnh phía Tây Nam như An Giang, Kiên Giang, Tây Ninh… vào thành phố Hồ Chí Minh để tiêu thụ. - Tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc: Bọn tội phạm chủ yếu buôn bán, vận chuyện thuốc tân dược gây nghiện từ Trung Quốc sang Việt Nam và buôn bán hêrôin, thuốc phiện từ Việt Nam sang Trung Quốc. - Tuyến biên giới biển: Ma túy từ Thái Lan qua vùng biển Kiên Giang, Cà Mau vào cảng Sài Gòn. Bọn tội phạm không chỉ mang ma túy tiêu thụ tại Việt Nam mà thông qua một số cảng biển của nước ta, bọn chúng còn coi Việt Nam là khu trung chuyển đưa ma túy đi một số nước như Hồng Kông, Úc, Nhật, Mỹ… - Ngoài ra các đối tượng phạm tội còn bị lợi dụng cả tuyến đường hàng không để buôn bán, vận chuyển ma túy. Một số đối tượng thường lợi dụng danh nghĩa về thăm người thân hoặc đi công tác, du lịch để buôn bán ma túy. Tội mua bán trái phép chất ma túy là tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, có mức án cao. Người phạm tội thường có nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để không bị phát hiện và sa lưới pháp luật. Vì vậy mà các phương thức phạm tội của bọn chúng hết sức tinh vi và rất khó lường. Hiện tượng tội phạm sử dụng vũ khí nóng chống trả quyết liệt các lực lượng chức năng khi bị phát hiện ngày càng phổ biến và có xu hướng liều lĩnh táo bạo. Các đối tượng buôn bán lớn và chuyên nghiệp thường ít xuất đầu lộ diện, không bao giờ trực tiếp vận chuyển, mà chỉ giữ vai trò chỉ huy, cấp vốn. Các đường dây buôn bán ma túy lớn thường có sự phân công rất chặt chẽ và chia nhỏ thành các nhóm, mỗi nhóm có một nhiệm vụ riêng độc lập với nhau. Nguyên tắc hoạt động là người nào biết việc người đó, người này theo dõi, giám sát người kia. Trong quá trình giao dịch bọn chúng rất cảnh giác, thường giao dịch với nhau qua điện thoại, thống nhất giá cả, địa điểm rồi mới giao hàng. Bọn chúng thường thay đổi điểm hẹn giao hàng để tránh bị lộ và thường giao hàng ở nơi vắng vẻ để có thể kiểm soát được, có thể thoát thân khi bị phát hiện. Chúng cũng thường móc nối với những người bản địa, am hiểu địa hình, thuê họ vận chuyển, giao dịch với giá rẻ. Bọn tội phạm buôn bán ma túy luôn cấu kết với nhau tạo thành những ổ nhóm khống chế ràng buộc lẫn nhau. Thời gian gần đây còn hình thành nhiều tổ chức buôn bán ma tuý quốc tế giữa tội phạm trong và ngoài nước. Ngày càng xuất hiện nhiều các vụ án “gia đình trị”, trong đó các bị cáo là bố, mẹ, vợ chồng, anh em với nhau như vụ Thân Nhân Bộ ở Bắc Giang, vụ Đào Thị Tuyết ở Hà Nội cả nhà đều phạm tội mua bán trái phép chất ma túy. Các đối tượng này khi bị bắt thường rất ngoan cố, không chịu khai ra đồng bọn, gây khó khăn cho công tác điều tra phát hiện tội phạm. Đa số những người buôn bán ma túy thường có quan hệ xã hội rất rộng. Chúng tận dụng triệt để các mối quan hệ của mình để củng cố cho hành vi mua bán ma túy trái phép. Bọn chúng dùng tiền để mua chuộc các cán bộ có chức, có quyền nhưng đã thoái hóa biến chất để làm lá chắn cho bọn chúng hoạt động, như vụ án mua bán ma túy lớn ở Thanh Nhàn, Hà Nội do Cao Thị Lan cầm đầu đã mua chuộc 7 chiến sĩ công an làm ngơ cho thị và đồng bọn ngang nhiên bán ma túy trong nhiều năm liền. Tội phạm buôn bán ma túy thường có những thủ đoạn rất tinh vi để cất giữ, vận chuyển ma túy đến nơi tiêu thụ. Khi nhận hàng, bọn tội phạm thường chia lẻ ma túy ra và cất giữ ở một số nơi như nhà vệ sinh, ngoài vườn, hòm gạo… thậm chí có người còn để trên mái nhà hàng xóm để đề phòng khi bị khám xét thì dễ dàng chối tội. Khi vận chuyển chúng thường cho lẫn vào các loại hàng hóa thông thường, hay đóng vào bưu kiện, bưu phẩm, cho vào ruột của một số hàng hóa đã được khoét rỗng, cho vào thùng xe hai lớp… Các đối tượng vận chuyển ma túy thường là được thuê nên khi bị bắt cũng khó tìm ra tung tích của “chủ nhân” thực sự. Những vụ mua, bán ma túy lẻ cũng có rất nhiều thủ đoạn khác nhau. Người phạm tội sử dụng các thủ đoạn như giấu ma túy vào trong tất, giày, gốc cây, hàng rào… khi thu tiền rồi thì chỉ chỗ giấu ma túy để khách tự đi lấy. Nhóm tội phạm này thường hoạt động độc lập ở các nơi công cộng như bến xe, quán nước, vũ trường… Hành vi của con người trong trạng thái tâm lý bình thường đều được thực hiện do sự thúc đẩy của một hoặc một số động cơ nhất định và đều hướng tới những mục đích nhất định. Đối với tội mua bán trái phép chất ma túy, động cơ, mục đích chủ yếu là lợi nhuận. Không có ngành kinh doanh nào, cũng không có thứ hàng hóa nào lại mang lại “siêu lợi nhuận” và sự giàu có nhanh chóng như ma túy. Bị cáo Hoàng Văn Ngọ sinh năm 1958 ở Mộc Châu, Sơn La khi bị bắt đã khai y thường mua hêrôin với giá 60 triệu đồng một bánh. Mỗi bánh Ngọ lãi khoảng 15 triệu đồng. Bị cáo Hà Văn Diệp (sinh năm 1964), trú ở Thành Sơn, Quan Hoá, Thanh Hoá khai rằng y thường lên biên giới mua hêrôin với giá 90 triệu đồng một bánh rồi giao cho vợ con y chuyển “hàng” qua Mai Châu đưa vào Hà Nội bán với giá 125 triệu đến 130 triệu đồng một bánh. Chính vì vậy dù hình phạt dành cho những kẻ mua bán ma túy trái phép là rất nghiêm khắc song lợi nhuận kếch sù do ma túy đem lại vẫn thôi thúc nhiều người đi vào con đường phạm pháp. Có những đối tượng chuyên nghiệp coi hoạt độnh mua bán trái phép chất ma túy là nguồn sống chính, nhưng có những người vận chuyển, mua bán ma túy thuê để lấy tiền vì họ thấy công việc dễ dàng mà lợi nhuận lại cao. Ngày 27/11/2006 đội cảnh sát điều tra tội phạm ma túy công an quận Hoàng Mai, Hà Nội đã kiểm tra hành chính Lương Hồ Diệp (sinh năm 1990), thu được 08 gói bột màu trắng. Kết quả giám định đó là hêrôin, cân nặng 0,601g. Tại cơ quan điều tra, Diệp khai là bán thuê hêrôin cho Hải – một người Diệp quen qua mạng. Hải và Diệp thỏa thuận mỗi ngày bán được ma túy Hải sẽ trả 50.000 đồng. Hải nói sẽ để ma túy ở ô thứ 2 cây cột điện trước cửa nhà 123 đường Đê La Thành, Hà Nội. Diệp lấy đem bán, số tiền bán được Diệp lại để vào chỗ cũ cho Hải, Diệp sẽ nhận được tiền công. Hay như Nguyễn Thị Tình (sinh năm 1957) ở Bắc Ninh được một người phụ nữ tên là Oóng (Ở Trung Quốc) thuê mang một túi gồm 5 bánh hêrôin sang Lũng Vài, Trung Quốc, nếu trót lọt sẽ được một triệu đồng. Có những đối tượng thực hiện hành vi mua bán trái phép ma túy xuất phát từ động cơ nhằm thoả mãn nhu cầu nghiện ma túy của chính mình hoặc của những người thân trong gia đình. Nhưng xét cho đến cùng mục đích của họ vẫn là lợi nhuận. Họ thấy rằng buôn bán ma tuý sẽ mang lại nhiều tiền một cách nhanh nhất để thoả mãn cho cơn nghiện và nhu cầu ăn chơi của họ. Và như vậy, tội phạm về mua bán trái phép chất ma túy ngày càng gia tăng. Về nhân thân, các đối tượng phạm tội mua bán trái phép chất ma túy có ở mọi thành phần, mọi tầng lớp trong xã hội, từ những người thất nghiệp, công nhân, nông dân đến giáo viên, đảng viên, bộ đội, bác sỹ thậm chí có cả cán bộ toà án, viện kiểm sát, công an. Như vụ án Trần Hữu Thuỷ và đồng bọn mua bán, vận chuyển tàng trữ ma tuý và vũ khí có sự tham gia của cán bộ công an tỉnh Hà Giang; vụ án cô giáo tiểu học Phạm Kim Dung (Đại Từ, Thái Nguyên) do hám lợi đã bán ma tuý và bị Công an xã Tiên Hội, Đại Từ, Thái Nguyên bắt giữ. Hay như trùm ma tuý Nguyễn Đức Lượng (Nghệ An) vốn là một cơ sở mật của cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội về các vụ án ma túy. Nhưng sau một thời gian thấy y là người không trung thực nên đã khai trừ y ra khỏi mạng lưới của lực lượng. Thực trạng thanh, thiếu niên, phụ nữ tham gia vào các đường dây mua bán ma tuý là vấn đề đáng báo động. Đa số tội phạm mua bán trái phép chất ma tuý do nam giới thực hiện nhưng số lượng phụ nữ phạm tội này ngày càng nhiều. Một số bị cáo nữ còn có vai trò chính trong các đường dây mua bán lớn như Cao Thị Lan (Hà Nội), Nguyễn Thị Thơm (Hồ Chí Minh), Hoàng Thị Mai Phương (Hải Phòng)… Lại có những bị cáo là người dân tộc bị dụ dỗ, mua chuộc để vận chuyển thuê, nhưng cũng có nhiều tên đã trở thành cầm đầu đường dây mua bán ma tuý lớn như Hờ A Dế (Hoà Bình) cùng đồng bọn mua bán, vận chuyển trái phép 64 bánh hêrôin, vụ Mùa A Chứ ở Phú Thọ, vụ Sồng A Gia và Giàng A Thào ở Sơn La cùng 14 bị cáo mua bán 73 bánh hêrôin… Tội phạm mua bán trái phép chất ma tuý ngày càng “trẻ hoá” về độ tuổi. Tình trạng ma tuý xâm chiếm học đường trở thành nỗi nhức nhối cho toàn xã hội. Số học sinh, sinh viên phạm tội mua bán trái phép chất ma tuý ngày càng tăng. Phần lớn trong số đó tham gia vào việc mua bán trái phép chất ma tuý là để lấy tiền thoả mãn nhu cầu nghiện ma tuý của bản thân. Phần lớn các em đều có những hoàn cảnh gia đình không nguyên vẹn, bố mẹ không quan tâm nhiều đến việc giáo dục con cái. Có những em bị chính bố mẹ mình ép phải bán ma tuý. Như em Hoàng Hữu Thịnh (15 tuổi) ở phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội bị bắt quả tang khi đang bán hêrôin. Cơ quan điều tra thu giữ trong người Thịnh một tép hêrôin, khám nơi ở của Thịnh, cơ quan điều tra còn thu được 5tép hêrôin có trọng lượng 0,275gam và một ống pipôliphen loại 50mg 0,2ml/ống. Toàn bộ số ma tuý trên là của Hoàng Hữu Hùng (là bố đẻ của Thịnh) mua về cất giấu ở nhà và sai Thịnh bán. Nghiêm trọng hơn, có những bị cáo tuổi đời còn rất trẻ nhưng đã đứng ra chỉ đạo nhiều đường dây mua bán ma túy lớn. Điển hình là bị cáo Nguyễn Đức Hùng trong vụ án “chợ ma tuý” Thanh Nhàn. Sau khi mẹ Hùng là bị cáo Cao Thị Lan bị bắt, lúc đó Hùng mới 15 tuổi 5 tháng nhưng đã đứng ra thay mẹ tổ chức việc mua bán hêrôin tại Thanh Nhàn. Đến khi bị bắt quả tang, Hùng đã mua bán 1.548gam hêrôin. Theo báo cáo của TAND tối cao, trong 10 năm qua chúng ta đã xét sử 385 bị cáo là cán bộ công nhân viên chức, Đảng viên, chiếm 0,08%, số bị cáo nữ chiếm tỷ lệ 18%, các bị cáo ở độ tuổi vị thành niên chiếm 5%, bị cáo là người dân tộc ít người chiếm 7% (7059 bị cáo)… Qua những phân tích trên đã cho thấy tình hình tội phạm về mua bán trái phép chất ma tuý ngày càng phức tạp và nghiêm trọng. Những kẻ mua bán ma tuý trái phép bất chấp pháp luật vẫn từng ngày reo rắc “cái chết trắng” cho xã hội. Chính vì vậy cần phải có những biện pháp xử lý nghiêm khắc tội phạm này. 2. Thực tiễn xét xử tội mua bán trái phép chất ma túy ở Việt Nam trong giai đoạn 2003-2007 và một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tội phạm này Trong 5 năm (2003-2007) TAND các cấp đã đưa ra xét xử 48.401 vụ tội phạm về ma túy với 64.173 bị cáo trên tổng số 52.207 vụ, 70.821 bị can được thụ lý, tỷ lệ xét xử là 92,71% về số vụ và 90,61% số người phạm tội [ ]. Số vụ phạm tội về ma túy luôn chiếm tỷ lệ rất lớn so với tổng số tội phạm về hình sự (xem bảng 2). Bảng 2: Tỷ lệ giữa các vụ án về ma túy bị đưa ra xét xử sơ thẩm đối với tổng số các vụ án hình sự bị đưa ra xét xử trên phạm vi toàn quốc Năm Tổng số án hình sự sơ thẩm Tổng số án ma túy sơ thẩm Tỷ lệ (%) 2003 50109 11423 22,8 2004 52657 8947 17 2005 54357 9236 17 2006 60955 9621 15,78 2007 59191 9174 15,5 Nguồn: Phòng tổng hợp TAND tối cao Trong số các tội phạm về ma túy, tội mua bán trái phép chất ma túy luôn chiếm tỷ lệ cao nhất cả về số vụ cũng như số người phạm tội. Năm 2003, tội mua bán trái phép chất ma túy chiếm 80% về số vụ phạm tội; 84,92% về số bị cáo so với tổng số vụ và số bị cáo phạm tội về ma túy. Đến năm 2007 tỷ lệ này là 97,54% về số vụ và 97,74% về số bị cáo. Mặc dù hình phạt mà Tòa án dành cho các bị cáo là rất nghiêm khắc song số tội phạm về mua bán trái phép chất ma túy vẫn không hề giảm mà còn có xu hướng tăng qua các năm, có thể thấy rất rõ điều này qua bảng 2. Bảng 3: Tỷ lệ giữa tội mua bán trái phép chất ma túy so với tổng số tội phạm đã xét xử tại Việt Nam Năm Tổng số tội phạm về ma túy Tội mua bán trái phép chất ma túy Tỷ lệ (%) Số vụ (1) Số bị cáo (2) Số vụ (3) Số bị cáo (4) (3) / (1) (4) / (2) 2003 11423 14590 9134 12390 80 84.92 2004 9303 11790 8635 11413 92,82 96,8 2005 9236 12233 8991 11941 97,35 97,61 2006 9621 13019 9396 12743 97,67 97,88 2007 9174 12541 8948 12258 97,54 97,74 ( Nguồn: Phòng tổng hợp TAND tối cao) Đối với các vụ án về ma túy đã được đưa ra xét xử, các hình phạt mà Tòa án tuyên phạt đối với các bị cáo đã thể hiện được chính sách hình sự của Nhà nước ta là nghiêm trị những kẻ chủ mưu, cầm đầu, tái phạm nguy hiểm...Một số vụ mua bán trái phép ma túy có tổ chức điển hình như: Vụ Nguyễn Hoài Nam cùng đồng bọn buôn bán, vận chuyển 2.345 bánh hêrôin từ Lào về Việt Nam, trong đó 16 bị cáo tử hình, 9 bị cáo tù chung thân; vụ án Nguyễn Văn Hải, tức Hải luận cùng đồng bọn (tập đoàn ma túy Hải luận) mua bán 820 kg hêrôin, 16 bị cáo tử hình…Trong 10 năm qua, các Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên phạt tử hình, tù chung thân đối với 960 bị cáo, áp dụng hình phạt tù từ trên 10 năm đến 20 năm đối với 11.549 bị cáo, tù trên 7 năm đến 10 năm đối với 22.579 bị cáo và tù 7 năm tù trở xuống đối với 66.341 bị cáo, tỷ lệ án giam chiếm 89%. Bên cạnh đó, các Tòa án cũng đã thể hiện chính sách khoan hồng của Nhà nước đối với những người tự thú thành khẩn khai báo, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải. Có 5.512 bị cáo được các Tòa án cho hưởng án treo (chiếm 5%), 1.116 bị cáo được áp dụng các hình phạt khác không phải là tù giam. Cùng với việc áp dụng các hình phạt chính theo quy định của pháp luật, các Tòa án cũng đã áp dụng hình phạt bổ sung đối với 19.752 bị cáo, tịch thu nhiều tài sản do phạm tội mà có. Công tác xét xử các loại tội phạm hình sự luôn được sự quan tâm, theo dõi của đông đảo tầng lớp nhân dân. Đặc biệt dư luận dành rất nhiều sự quan tâm chú ý của mình cho các vụ phạm tội về mua bán trái phép chất ma túy. Bởi ma túy đang từng ngày từng giờ hủy hoại cuộc sống của biết bao người, gây nên bao nỗi đau đớn cho nhiều gia đình và toàn xã hội. Nhìn chung các hình phạt mà Tòa án các cấp áp dụng đối với người phạm tội đảm bảo được nguyên tắc nghiêm minh, công bằng, đúng pháp luật, được nhân dân đồng tình, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên vẫn còn một số thiếu sót trong công tác xét xử như quyết định hình phạt nặng quá hoặc nhẹ quá, định tội danh chưa chính xác, bỏ lọt tội phạm…Điều này có thể chứng minh qua một số vụ án cụ thể như: Phạm Hữu Đức là người nghiện ma túy đến nhà Phạm Thị Lý mua một gói hêrôin. Đức ra đến cổng thì bị bắt. Công an khám nhà Lý và thu giữ 5 gói hêrôin trọng lượng là 0,507g, hàm lượng 73,6%. Lý khai đã mua ba phân hêrôin và đã bán cho Đức ba lần, lần thứ tư thì bị bắt. TAND tỉnh X áp dụng điểm b khoản 2, khoản 5 điều 194, điểm p khoản 1 điều 46, khoản 2 điều 46, điều 47 BLHS 1999 xử phạt Lý 5 năm tù và 10 triều đồng. Bị cáo không có nhiều TTGN nên không thể áp dụng điều 47. Việc Tòa án nhận định “Việc phạm tội là do tiếc tiền, bị cáo đang phải nuôi con nhỏ, kinh tế gia đình khó khăn, bản thân không có việc làm…” là các TTGN là không đúng pháp luật, không có tính thuyết phục, không thể hiện thái độ kiên quyết chống tội phạm ma túy. Có trường hợp Tòa án cho hưởng án treo không đúng. Ngày 28/12/2000, cơ quan công an bắt quả tang Huỳnh Thị Ngọc Nguyên đang bán hêrôin cho Trần Thị Ngọc, vật chứng là một gói hêrôin có trọng lượng 0,324g. Tại cơ quan điều tra, bị cáo chối tội, tại tòa án bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội. Tại bản án HSST số 186/HSST ngày 15/05/2001, TAND quận Một, thành phố Hồ Chí Minh áp dụng khoản 1 điều 194, điểm p khoản 1 điều 46, điều 60 BLHS 1999 xử phạt Huỳnh Thị Ngọc Nguyên 30 tháng tù về tội mua bán trái phép chất ma túy nhưng cho hưởng án treo, thời hạn thử thách 3 năm. Việc TAND quận Một cho hưởng án treo như vậy là không đúng pháp luật, không thể áp dụng điểm p khoản 1 điều 46 “người phạm tội thành thật khai báo, ăn năn hối cải” là TTGN đối với bị cáo Nguyên để làm căn cứ hưởng án treo được. Rõ ràng là tại cơ quan điều tra, bị cáo đã chối tội chứ không hề tỏ ra thành thật khai báo hay ăn năn hối cải [Báo cáo tổng kết công tác của TAND tối cao năm 2001]. Tội mua bán trái phép chất ma túy cần phải xử lý nghiêm khắc để làm gương cho mọi người trong xã hội vì đây là loại tội phạm có tính nguy hiểm cao. Song khi quyết định hình phạt Tòa án cần phải có nhưng căn cứ xác đáng và chính xác, nhất là đối với các bị cáo bị xử lý theo khung hình phạt cao nhất là tử hình. Tuy nhiên đã có trường hợp Tòa án tuyên án tử hình sai như vụ án John Nguyễn ở Hồ Chí Minh. John Nguyễn bị truy tố, xét xử về hành vi mua bán trái phép 1352,1g chất ma túy tổng hợp. Tòa án cấp phúc thẩm Hồ Chí Minh không áp dụng TTTN nào nhưng lại xử phạt bị cáo tử hình là không đúng với hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 3.1 mục 3 Nghị quyết 01/2001/NQ-HĐTP. Ma túy tổng hợp được coi là chất ma túy khác ở thể rắn. Theo điểm b tiểu mục 3.1 mục 3 thì bị cáo sẽ bị phạt tù chung thân nếu các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ chín trăm gam đến dưới hai nghìn năm trăm gam. Như vậy bị cáo John Nguyễn chưa đến mức bị xử tử hình [Báo cáo chuyên đề 2006 – TAND tối cao]. Ngược lại với trường hợp trên, có Tòa án lại xét xử chưa đúng người, đúng tội, bỏ lọt tội phạm. Như vụ án Lê Thị Thu Huyền ở thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 03/08/2000, Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về ma tuý- Công an tỉnh Vũng Tàu kết hợp với Công an phường Cầu Kho, quận 1, Hồ Chí Minh đã bắt quả tang Lê Thị Minh Hải, Lê Xuân Siêu, Nguyễn Thị Hương đang mua bán trái phép chất ma tuý. Qua khám xét thu được 22 bọc nilon đựng chất bột màu trắng và 2 chiếc điện thoại di động của Lê Thị Thu Huyền. Khi đang lập biên bản phạm tội quả tang thì Huỳnh Nghĩa Nhơn là đối tượng mua hêrôin gọi điện vào điện thoại của Huyền hỏi mua hêrôin. Lúc đầu ba bị cáo Hải, Siêu, Hương đều khai là Huyền có mua bán ma tuý, nhưng sau đó các bị cáo lại thay đổi lời khai nói Huyền không tham gia vào việc mua bán. Lời khai của một số nhân chứng là mua hêrôin của Huyền. Các nhân chứng nhận diện qua ảnh đều khẳng định là mua hêrôin của Huyền. Mặc dù bị cáo Lê Thị Thu Huyền không thừa nhận hành vi phạm tội của mình và lời khai của các bị cáo khác cũng như của các nhân chứng có mâu thuẫn nhưng đánh giá toàn diện, khách quan thì có căn cứ để kết luận bị cáo đã thực hiện hành vi phạm tội. Nhưng TAND thành phố Hồ Chí Minh và Tòa Phúc thẩm TAND tối cao tại Hồ Chí Minh đã tuyên bố Lê Thị Thu Huyền không phạm tội mua bán trái phép chất ma túy. Tại quyết định giám đốc thẩm số 20/2003/HĐTP-HS, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã hủy phần quyết định với bị cáo Lê Thị Thu Huyền và giao hồ sơ cho TAND thành phố Hồ Chí Minh để xét xử sơ thẩm lại [ ,69]. Thực tiễn xét xử tội mua bán trái phép chất ma tuý cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc do nguyên nhân khách quan từ phía các quy định của pháp luật. BLHS 1999 vẫn còn bộc lộ một số điểm chưa thật chặt chẽ và hợp lý. Khoản 1 điều 194 là cấu thành cơ bản của tội mua bán trái phép chất ma tuý nhưng trong điều luật không mô tả hành vi khách quan thế nào là mua bán trái phép chất ma tuý. Trong khi đó điều 194 lại quy định bốn tội danh độc lập: Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý, tội vận chuyển trái phép chất ma tuý, tội mua bán trái phép chất ma tuý, tội chiếm đoạt chất ma tuý. Vì vậy dễ dẫn đến sai lầm khi định tội danh. Việc mua bán trái phép chất ma tuý bao gồm nhiều hành vi khác nhau như tàng trữ, vận chuyển, mua bán… Nhưng xét về tính chất, hành vi tàng trữ trong mua bán hoàn toàn khác hành vi tàng trữ thông thường, hành vi vận chuyển trong mua bán cũng khác hành vi vận chuyển thông thường. Tàng trữ và vận chuyển thông thường thì không có mục đích là bán trái phép chất ma tuý. Quy định ba tội này trong một điều luật là không hợp lý vì như thế sẽ không thể thấy hết sự khác nhau về tính chất của các hành vi đó và đôi khi gây ra sự nhầm lẫn trong thực tiễn xét xử. Hồi 12h ngày 21/09/2006 công an phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội kiểm tra hành chính số nhà 233 ngõ 231 Tân Mai là nhà của Trần Thị Thanh Chuyền thuê để làm đầu đã thu được của Chuyền 15 gói chất bột màu trắng qua giám định là hêrôin có trọng lượng 1,043 gam và thu của Nguyễn Duy Hồng (em họ của Chuyền) 30 gói bột màu trắng, giám định xác định là hêrôin có trọng lượng 1,378 gam. Tại cơ quan điều tra, Chuyền khai là mua hêrôin để bán cho các con nghiện và Chuyền biết là Hồng có bán ma tuý. Hồng cũng khai là biết Chuyền có bán ma tuý nhưng cả hai xác định với nhau là “của ai người đó bán không liên quan gì đến nhau”, số hêrôin bị bắt giữ là do Hồng mua ngày 21/09/2006 của một người không quen biết tại đường Trương Định 15 gói với giá 750.000 đồng chia thành 30 gói nhỏ vừa để sử dụng vừa bán lại cho các con nghiện. Sau Hồng thay đổi lời khai, không nhận bán chỉ nhận mua hêrôin về chia nhỏ để sử dụng, các lời khai trước đó do bị “vật thuốc” nên khai không chính xác. Mặc dù bị cáo thay đổi lời khai nhưng có căn cứ để cho rằng Hồng chia nhỏ ma tuý là để bán chứ không phải để sử dụng dần. Nếu sử dụng dần thì bị cáo mang nhiều hêrôin trong người như thế để làm gì. Nhưng TAND thành phố Hà Nội đã tuyên phạt Hồng tám năm tù về tội tàng trữ trái phép chất ma tuý. Trong trường hợp này việc định tội danh không ảnh hưởng gì đến hình phạt nhưng hành vi đó của Hồng phải được xác định là mua bán trái phép chất ma tuý chứ không thể là tàng trữ trái phép chất ma tuý được, vì có cơ sở để kết luận mục đích của Hồng là bán số ma tuý đó. Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2001/HĐTP, trong trường hợp bình thường một người phạm tội đơn lẻ mua bán từ 600 gam hêrôin trở lên sẽ bị xử tử hình. Nhưng trên thực tế có nhiều vụ án mua bán trái phép chất ma tuý có tổ chức, có bị cáo mua bán trái phép nhiều kilôgam nhưng chỉ bị tù chung thân. Như vụ án Cao Thị Lan và đồng bọn mua bán 19,5 kg hêrôin. Bị cáo Nguyễn Thị Ngọc đồng phạm với bị cáo Cao Thị Lan, Nguyễn Đức Hùng và các bị cáo khác mua bán trái phép 5.613 gam hêrôin. Tại bản án HSST số 53/2007, TAND thành phố Hà Nội căn cứ vào điểm b khoản 4 điều 194, điểm n khoản 1 điều 48 (xúi giục người chưa thành niên phạm tội) xử phạt bị cáo Nguyễn Thị Ngọc tù chung thân. Việc quyết định hình phạt như vậy không đảm bảo được nguyên tắc công bằng, không thể hiện được tính răn đe của hình phạt. Với trọng lượng ma tuý như vậy cũng đủ để xử bị cáo Ngọc tử hình, trong khi đó bị cáo lại có thêm một tình tiết tăng nặng TNHS và việc phạm tội có tổ chức bao giờ cũng nguy hiểm hơn rất nhiều so với phạm tội đơn lẻ. Điều 194 quy định có bảy loại ma tuý chia thành ba khung tăng nặng (khoản 2, khoản 3, khoản 4). Nhưng các quy định về trọng lượng chất ma tuý ở các khung hình phạt lại không thống nhất, làm cho việc vận dụng trên thực tế rất khó khăn. Ví dụ như về trọng lượng thuốc phiện, khoản 2 quy định từ 500 gam đến dưới 1kg, khoản 3 quy định từ 1kg đến dưới 5kg (trọng lượng tối đa tại khoản 3 gấp 10 lần trọng lượng tối thiểu tại khoản 2). Trong khi đó đối với hêrôin là loại ma tuý có tác hại nguy hiểm cao hơn thuốc phiện rất nhiều thì khoản 2 quy định từ 5gam đến dưới 30gam, khoản 3 quy định từ 30gam đến dưới 100gam (trọng lượng tối đa quy định tại khoản 3 gấp 20 lần trọng lượng tối thiểu quy định tại khoản 2). Cách quy định như vậy chưa hợp lý vì chưa có một tỷ lệ làm chuẩn mực chung cho trọng lượng chất ma tuý tại các khoản. Một trong những nguyên tắc của việc quyết định hình phạt là phải đảm bảo được tính công bằng song ngay chính trong các quy định của điều 194 cũng còn điểm chưa chặt chẽ. Nếu một người mua bán trái phép một lần 4gam hêrôin thì chỉ bị truy cứu TNHS theo khoản 1 với mức hình phạt cao nhất là bảy năm tù. Trong khi đó nếu một người hai lần mua bán trái phép hêrôin, mỗi lần 0,1gam thì lại bị truy cứu TNHS theo khoản 2 với mức hình phạt cao nhất là mười lăm năm tù (phạm tội nhiều lần). Trọng lượng ma túy mà người phạm tội mua bán càng nhiều thì hình phạt dành cho họ càng lớn. Trong thực tế các đối tượng khi bị bắt thường khai lượng ma tuý mà mình đã mua bán theo các từ như “tép”, “chỉ”, “phân”, “bánh”… Thông thường cơ quan điều tra ghi trong biên bản số lượng “tép” hêrôin, sau đó tính ra trọng lượng hêrôin mà người phạm tội mua bán trái phép bằng cách nhân số lượng “tép” hêrôin với trọng lượng một “tép”. Cách tính này không chính xác vì không phải lúc nào người phạm tội cũng chia ma tuý thành các đơn vị giống nhau. Có bị cáo chia mỗi “tép” hêrôin nặng 0,075gam, có bị cáo lại chia thành 0,15gam một “tép” hêrôin, có bị cáo khác lại chia mỗi “tép” hêrôin nặng 0,141gam. Khi bị bắt, người phạm tội thường khai theo hướng có lợi cho mình nên việc quyết định hình phạt đôi khi chưa thể hiện hết tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội. Đây là một khó khăn của cơ quan điều tra khi điều tra về trọng lượng chất ma tuý mà người phạm tội đã mua bán. BLHS 1999 quy định trọng lượng của nhựa thuốc phiện để xác định TNHS. Thực tế, nhựa thuốc phiện có hai loại là nhựa thuốc phiện sống và nhựa thuốc phiện chín. Cứ khoảng 3kg nhựa thuốc phiện sống cô đặc được 1kg nhựa thuốc phiện chín []. Như vậy, với cùng một khối lượng nhựa thuốc phiện thì hành vi mua bán trái phép nhựa thuốc chín sẽ có tính chất nguy hiểm cho xã hội cao hơn hành vi mua bán trái phép nhựa thuốc phiện sống. Nhưng theo quy định của điều 194 thì hai hành vi đó đều bị truy cứu TNHS theo cùng một khoản như nhau. Điều đó chưa thật hợp lý. Việc xác định trọng lượng ma tuý cũng rất khó khăn, phức tạp khi một người mua bán nhiều chủng loại ma tuý khác nhau, đặc biệt là trong trường hợp các chất ma tuý đó được quy định tại các điểm khác nhau của cùng một khoản hoặc các điểm khác nhau của các khoản khác nhau của điều 194. Khoản 2, khoản 3, khoản 4 đều có tình tiết tăng nặng quy định “Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng chất ma tuý đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm…đến điểm…khoản…điều này”. Tại thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT- BCA- TANDTC- VKSNDTC- BTP đã hướng dẫn cách tính tổng trọng lượng các chất ma tuý trong trường hợp có từ hai chất ma tuý trở lên nhưng cách tính rất phức tạp. Nếu ta quy đổi các chất ma tuý khác nhau ra khối lượng đương tương với hêrôin hoặc thuốc phiện, ví dụ như quy ước 1gam hêrôin = x gam nhựa thuốc phiện = y gam cao côca = z gam nhựa cần sa… thì khi quyết định hình phạt sẽ nhanh chóng và chính xác hơn rất nhiều. Mặt khác, theo em cách dùng thuật ngữ “số lượng” là không chính xác. Theo cách viết này thì “số lượng các chất ma tuý” được hiểu là bao nhiêu chất ma tuý, hai chất, ba chất hay bốn chất… Nhưng điều này đã được khẳng định trước đó là “có từ hai chất ma tuý trở lên” rồi. Ta thường dùng từ “số lượng” để chỉ số vật chất cùng loại, nhưng các chất ma tuý nói trên thì gồm nhiều loại khác nhau và đơn vị tính khác nhau (ma tuý ở thể rắn, ma tuý ở thể lỏng). Do đó, nên sửa từ “số lượng” thành từ “tổng định lượng” hay “tổng khối lượng” thì sẽ chính xác hơn. BLHS 1999 là văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất quy định về các hình phạt đối với tội mua bán trái phép chất ma tuý. Vì vậy để công tác xét xử đạt được hiệu quả cao thì BLHS phải được sửa đổi, hướng dẫn hợp lý, phù hợp với tình hình, diễn biến của tội mua bán trái phép chất ma tuý, góp phần loại bỏ tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội. KẾT LUẬN Ma túy đã và đang từng ngày hủy hoại cuộc sống của tất cả mọi người. Nếu chúng ta không có biện pháp ngăn chặn thì ma túy sẽ vẫn là một hiểm họa lớn của toàn nhân loại. Ma tuý làm biến đổi phẩm giá, nhân cách con người, làm xói mòn giá trị đạo đức, phá hoại sự phát triển của gia đình và xã hội. Ma tuý còn là nguồn gốc của nhiều căn bệnh, mang bao nỗi đau đớn bất hạnh đến cho con người. Ngay từ rất sớm con người đã nhận ra tác hại của ma túy và lên án những người nghiện ma tuý. Chính vì thế hành vi mua bán các chất ma tuý đã sớm bị coi là tội phạm. Nhà nước độc quyền quản lý các chất ma tuý, mọi hành vi trao đổi ma tuý trái với các quy định của pháp luật đều bị coi là tội phạm và phải chịu hình phạt. Song đồng tiền ma tuý có sức mạnh lớn hơn bất cứ hình phạt nghiêm khắc nào của pháp luật. Vì vậy tội phạm về mua bán trái phép chất ma tuý không những không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng. Số vụ phạm tội mua bán trái phép chất ma tuý luôn chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng số các vụ phạm tội về ma tuý. Cùng với sự phát triển của xã hội, các tội phạm mua bán trái phép chất ma tuý cũng ngày càng có những phương thức và thủ đoạn phạm tội tinh vi hơn, gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác phát hiện, điều tra tội phạm. Thậm chí có những tổ chức buôn bán ma tuý lớn được trang bị những phương tiện còn hiện đại hơn cả phương tiện của các chiến sĩ phòng chống ma túy. Qua việc phân tích các dấu hiệu pháp lý, chúng ta đã thấy được tính chất nguy hiểm của hành vi mua bán trái phép chất ma tuý gây ra cho xã hội. Đồng thời cũng thấy được sự khác nhau giữa tội mua bán trái phép chất ma tuý với tội tàng trữ trái phép chất ma tuý và tội vận chuyển trái phép chất ma tuý. Các quy định của điều luật cũng thể hiện rõ thái độ nghiêm khắc của Nhà nước đối với người phạm tội mua bán trái phép chất ma tuý. Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán trái phép chất ma túy luôn dành được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta song kết quả đạt được chưa cao. Điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong phạm vi khóa luận chỉ đề cập đến các nguyên nhân từ phía các quy định của pháp luật và hoạt động xét xử của Tòa án. Mặc dù chưa thực sự đầy đủ song hy vọng khóa luận sẽ góp một phần nhỏ bé trong việc hoàn thiện hệ thống các quy định về tội phạm mua bán trái phép chất ma túy, góp phần loại bỏ ma túy ra khỏi đời sống xã hội, đem lại sự bình yên cho cuộc sống. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLDOCS (52).doc
Tài liệu liên quan